Do 2 trại có quy mô, công suất như nhau nên khối lượng chất thải nguy hại sẽ tương đương nhau. Khối lượng CTNH phát sinh tại mỗi trại ước tính như sau:
Nguồn phát sinh: Chất thải rắn nguy hại phát sinh chủ yếu từkhu văn phòng, từ các hoạt động chăm sóc lợn và xác lợn chết. Cụ thểnhư sau:
- Các loại thuốc thú y hết hạn, dụng cụthú y (bơm kim tiêm,...): khoảng 70kg/năm. - Xác động vật chết do dịch bệnh: Số lượng cá thể chết lớn nhất khi xảy ra dịch bệnh tình trạng xấu nhất, số vật nuôi bị dịch bệnh cần tiêu hủy là 100% cá thể. Với quy mô mỗi trại, khối lượng lợn chết lớn nhất tại mỗi trại là 4.000 tấn. Các bệnh phẩm nếu không được thu gom, xửlý đảm bảo sẽ phân hủy gây mùi hôi thối, phát tán dịch bệnh ra môi trường xung quanh và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Chất thải nguy hại khác phát sinh từ khu vực văn phòng: bao gồm bóng đèn huỳnh quang, pin điều khiển, bình ắc quy, linh kiện điện tửhư hỏng,... Lượng phát sinh có khối lượng nhỏước tính khoảng 4kg/năm.
- Chất thải có các thành phần nguy hại từ quá trình vệ sinh chuồng trại khoảng 35kg/năm.
- Chất thải từ quá trình bảo dưỡng máy móc: giẻ lau dính dầu khoảng 4kg/năm. - Bao bì thuốc BVTV, chế phẩm vi sinh phát sinh khoảng 35kg/năm.
Bảng 3.9. Tổng hợp khối lượng CTNH dự kiến phát sinh tại dự án
TT Nguồn phát sinh Mã
CTNH
Khối lượng (kg/năm) Trại 2 Trại 3
1 Bóng đèn 16 01 06
4 4
2 Pin, ắc quy thải 16 01 12
3 Các thiết bị, linh kiện điện tử thải 16 01 13 4 Chất hấp thụ, vật liệu lọc (bao gồm cả vật liệu lọc
dầu chưa nêu tại các mã khác), giẻ lau, vải bảo vệ
thải bị nhiễm các thành phần nguy hại 18 02 01 4 4 5 Chất thải lây nhiễm (bao gồm cả chất thải sắc nhọn) 13 02 01
70 70
6 Hoá chất thải bao gồm hoặc có các thành phần nguy 13 02 05
TT Nguồn phát sinh Mã CTNH
Khối lượng (kg/năm) Trại 2 Trại 3 hại
7 Chất thải có các thành phần nguy hại từ quá trình vệ
sinh chuồng trại 14 02 02 35 35
8 Chất thải từ việc sử dụng các hoá chất nông nghiệp (hoá chất bảo vệ thực vật và diệt trừ các loài gây hại)
14 01 01 14 01 02 14 01 03 14 01 04 14 01 05 14 01 07 14 01 08
35 35
9 Gia súc, gia cầm chết (do dịch bệnh) 14 02 01 Không xác định
Tổng 148 148
CTNH phát sinh tại trang trại nếu không được thu gom xử lý thích hợp sẽ gây ra nhiều tác động xấu. Khi thải vào môi trường, các chất thải này sẽ phân hủy hoặc không phân hủy làm gia tăng nồng độ các hợp chất vô cơ, hữu cơ độc hại,... gây ô nhiễm nguồn nước, gây hại cho hệ vi sinh vật đất, các sinh vật thủy sinh trong đất hay tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại, ruồi muỗi phát triển và là nguyên nhân gây các dịch bệnh. CTNH khi thải ra môi trường mà không có biện pháp xử lý thích hợp sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất. Biện pháp tốt nhất để quản lý CTNH là phân loại ngay tại nguồn và có phương pháp xử lý thích hợp.
b) Biện pháp thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải nguy hại
Tại mỗi khu trại, chủ dự án sẽ thực hiện những biện pháp đểthu gom, lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại như sau:
Biện pháp thu gom CTNH:
- Chủ dự án bố trí các thùng chứa tại khu vực thường xuyên phát sinh để thu gom toàn bộlượng CTNH phát sinh. Sau đó vận chuyển vềkho CTNH và lưu chứa tại kho.
- Thực hiện quản lý CTNH phát sinh từ hoạt động của trang trại theo đúng quy định tại Nghịđịnh 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 Quy định chi tiết một sốđiều của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 Quy định chi tiết thi hành một sốđiều của luật bảo vệmôi trường:
+ Phân loại tại nguồn.
+ Ghi rõ khối lượng và để riêng theo từng loại, sau đó cho vào thùng chứa theo từng chủng loại có dán nhãn để tránh lẫn các loại CTNH với nhau. Tập trung về kho chứa CTNH. Ban hành nội quy kho chứa CTNH và tiếp tục thực hiện trong suốt quá trình hoạt động của nhà máy sau nâng công suất:
+ Quản lý, xuất nhập kho chứa CTNH theo đúng chức năng, nhiệm vụ và quy trình.
+ Không tháo gỡ, di chuyển hoặc làm giảm hiệu quả của các biển báo, các thiết bị
chống đổ tràn hóa chất, thiết bị thu gom trong tình huống đổ tràn.
+ Không để dầu mỡ, hóa chất rơi vãi ra ngoài phạm vi khu vực kho hoặc đổ vào môi trường đất, môi trường nước.
+ Mang đầy đủ các trang thiết bị bảo hộlao động theo đúng quy định khi tiếp xúc với CTNH.
+ Không sử dụng chất kích thích như rượu, bia hay các chất tương tự khi làm việc trong kho CTNH.
+ Không hút thuốc hoặc mang vật và chất nổ vào khu vực kho CTNH.
+ Thường xuyên kiểm tra các bình cứu hỏa, các hệ thống PCCC và các trang thiết bị trong kho CTNH.
+ Các nhân viên và lái xe giao nhận CTNH có trách nhiệm phối hợp với các cán bộ quản lý kho CTNH để thực hiện đúng hướng dẫn, quy định trong quá trình thu gom, vận chuyển CTNH.
+ Tuân thủ quy trình ứng phó sự cốđã được ban hành trong các tình huống khẩn cấp (nếu có xảy ra).
+ Tất cảnhân viên có nghĩa vụ thực hiện đầy đủcác quy định này và báo cáo các trường hợp vi phạm cho cán bộ phụ trách An toàn –Môi trường của trang trại.
Công trình, thiết bị lưu giữ và phương pháp xử lý CTNH:
Tại mỗi trại, chủ dự án sẽ xây dựng công trình, thiết bịlưu giữ CTNH như sau:
- Công trình, thiết bịlưu giữ CTNH tại mỗi trại:
Chủ dựán đã xây dựng 01 nhà kho chứa CTNH với diện tích 15 m2 (4m×3,75m), bên trong có bố trí thiết bịđểlưu chứa chất thải nguy hại, có lắp dấu hiệu cảnh báo, dán mã chất thải nguy hại để lưu trữ tạm thời các loại CTNH phát sinh. Nhà kho được xây dựng bằng gạch, có mái che kín, mặt sàn được đổ bê tông chống thấm, có rãnh thu gom nước thải, không bị thẩm thấu và tránh nước mưa chảy tràn; trong kho có để sẵn bình chữa cháy và vật liệu hấp phụ(cát, mùn cưa,...) đềphòng trường hợp tràn đổ CTNH ra sàn.
Thiết bịlưu chứa: 14 thùng chứa có nắp đậy, thể tích 50 lít/thùng bằng nhựa PVC ứng với 14 mã CTNH được trình bày tại bảng trên.
Công trình lưu giữ chất thải nguy hại đáp ứng theo hướng dẫn tại điều 36, Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của BộTài nguyên và Môi trường.
- Xử lý CTNH: Chủ dự án ký hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý CTNH theo đúng quy định.
+ Địa điểm thu gom: Tại kho chứa CTNH Nhà máy.
+ Tần suất: 1 tháng/lần hoặc hơn tùy thuộc vào khối lượng chất thải phát sinh.
Biện pháp xử lý lợn chết do dịch bệnh:
Chủ dự án sử dụng hố chôn lấp để chôn lấp lợn chết do dịch bệnh. Thiết kế hố
chôn, thao tác chôn lấp tuân thủđúng theo quy định tại phụ lục 6 của thông tư 07/2016/
BNNPTNT, quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn. Cụ thể: - Địa điểm chôn lấp:
Chủ dự án bố trí một khu đất trống dự trữ có diện tích 500 m2 trong khuôn viên dự án (giữa vườn cây) để tiến hành chôn lấp lợn chết do dịch bệnh. Do khu vực thực hiện dự án nằm cách xa khu dân cư nên đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Hố chôn đảm bảo cách giếng nước, khu chuồng nuôi động vật tối thiểu 30m và có đủ diện tích.
- Tại trại 2: Hố chôn lấp lợn chết dịch bệnh có vịtrí: trong vườn cây phía Tây Bắc trang trại, gần hố chôn lấp lợn chết thông thường. Tọa độ X = 2373150,93, Y = 511119,66.
- Tại trại 3: Hố chôn lấp lợn chết dịch bệnh có vịtrí: trong vườn cây phía Tây trang trại, gần hố chôn lấp lợn chết thông thường. Tọa độ X = 2372524,04, Y = 511393,38.
(theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 104o00’, múi chiếu 3o).
- Thiết kế hố chôn lấp:
Hình 3.18. Mô hình mặt cắt ngang hố chôn lấp lợn chết do dịch bệnh của dự án + Tùy theo khối lượng lợn chết mà kích thước các hố chôn sẽ thay đổi cho phù hợp. Tuy nhiên kích thước hố chôn phải đảm bảo khoảng cách từ bề mặt lợn chết đến mặt đất phải ≥ 0,5m, lớp đất phủ bên trên lợn chết phải ≥ 1 m và phải cao hơn mặt đất đểtránh nước chảy vào bên trong gây sụt, lún hố chôn.
+ Đáy và thành hốchôn được trải lớp vật liệu chống thấm HDPE đểngăn nước rỉ từ quá trình phân hủy xác động vật gây ô nhiễm môi trường đất và nguồn nước ngầm.
+ Phía ngoài khu vực hố chôn (cách khoảng 1m), Chủ dự án sẽ tiến hành xây dựng rãnh thoát nước mưa để tránh ứđọng nước quanh hố chôn.
- Quy trình thu gom, chôn lấp tại trang trại dự kiến thực hiện theo các bước sau:
+ Lợn chết dịch được công nhân thu gom, vận chuyển thủ công bằng xe đẩy tay đến khu vực chôn lấp
+ Làm chết lợn trước khi tiêu huỷ. Sau khi đào hố, rải một lớp vôi bột xuống đáy hố theo tỷ lệ khoảng 01 kg vôi/m2, cho lợn chết xuống hố, phun thuốc sát trùng hoặc rắc vôi bột lên trên bề mặt, lấp đất và nện chặt. Trọng lượng của đất có tác dụng ngăn chặn động vật, vi sinh vật đào bới, phân hủy xác ngoài tự nhiên và giúp cho việc khử mùi, hấp thụnước bẩn tạo ra do phân huỷ;
+ Trên bề mặt hố chôn rải vôi bột với liều lượng 0,8kg/m2 kết hợp với dung dịch Chlorine nồng độ 2%, với lượng 0,2 - 0,25 lít/m2để diệt mầm bệnh phát tán trong quá trình thao tác, hoàn tất quá trình tiêu hủy.
+ Đặt biển cảnh báo và cử người quản lý hố chôn để tránh việc đào xới, hạn chế việc di chuyển người hay vật nuôi qua khu vực xử lý.
+ Tiến hành kiểm tra hố chôn 1 tuần/lần trong vòng 1 tháng đầu sau khi chôn lấp.
Nếu có hiện tượng bất thường như hố chôn bị sụt, lún, vỡ bề mặt...cần có biện pháp xử lý kịp thời, đó là phủthêm đất, lấp lại, phun hóa chất khử trùng.
+ Các hố chôn lấp chỉ sử dụng cho 01 lần tiêu hủy;
+ Chủ dự án yêu cầu công nhân nghiêm túc thực hiện đúng quy trình chôn lấp. Đặc biệt, các hố chôn lấp chỉ sử dụng cho một lần tiêu hủy.
- Quản lý hố chôn:
+ Hốchôn xác động vật phải có biển cảnh báo người ra vào khu vực;
+ Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý, tổ chức kiểm tra định kỳ và xử lý kịp thời các sự cố sụt, lún, xói mòn, rò rỉ, bốc mùi của hố chôn;
+ Địa điểm chôn lấp phải được đánh dấu trên bản đồ của xã, ghi chép và lưu giữ thông tin tại Ủy ban nhân dân cấp xã.