Nước thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép Môi trường giai đoạn 1 của dự án “Trang trại chăn nuôi lợn và trồng cây ăn quả” (Trang 43 - 46)

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (nếu có)

1.3. Xử lý nước thải

1.3.1. Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt được phân thành các dòng xử lý:

- Dòng thứ 1: Nước thải sinh hoạt (từ các nhà vệ sinh), nước thải này có hàm lượng BOD và COD cao: Chủ dự ánxây dựng 03 bể tự hoại 3 ngăn thể tích mỗi bể 15m3

(L×B×H = 4m×2,5m×1,5m) để xửlý sơ bộsau đó dẫn về hệ thống xửlý nước thải công suất 400m3/ngày.đêm của dự án để tiếp tục xử lý. Cặn ở bể tự hoại định kỳ khoảng 6 tháng sẽ được hút 01 lần bằng cách thuê các phương tiện chuyên dụng.

Khoảng 6 tháng một lần hút bùn ra khỏi bểnhưng để lại khoảng 20% để giúp cho việc lên men. Hiệu suất xử lý của bể tự hoại: khoảng 65%.

Định kỳ 3-4 tháng 1 lần thêm chế phẩm vi sinh EMZEO xuống bể tự hoại đểtăng khảnăng phân giải và giảm mùi hôi của bùn thải.

Cấu tạo bể tự hoại:

Hình 3.3. Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn Nguyên tắc hoạt động của bể tự hoại:

Bể tự hoại có hai chức năng chính là lắng cặn và phân hủy cặn lắng. Thời gian lưu nước trong bể từ 1- 3 ngày thì có khoảng 90% chất rắn lơ lửng sẽ lắng xuống đáy bể. Cặn được giữ lại trong đáy bể từ 3 - 6 tháng, dưới ảnh hưởng của hệ vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy một phần, một phần tạo ra các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hoà tan. Quá trình lên men chủ yếu diễn ra trong giai đoạn đầu là lên men axit, các chất khí tạo ra trong quá trình phân giải CH4, CO2, H2S,... Cặn trong bể tự hoại được lấy ra định kỳ, mỗi lần lấy phải để lại khoảng 20% lượng cặn đã lên men lại trong bể để làm giống men cho bùn cặn tươi mới lắng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân hủy cặn. Nước thải được lưu trong bể một thời gian dài đểđảm bảo hiệu suất lắng cao rồi mới chuyển qua ngăn lọc và thoát ra ngoài đường ống dẫn. Mỗi bể tự hoại đều có ống thông hơi để giải phóng khí từ quá trình phân hủy.

Phần cặn được lưu lại phân hủy kỵ khí trong bể, phần nước theo hệ thống thoát nước đấu nối vào HTXL nước thải tập trung của trại để xửlý đạt QCVN 62-MT:2016 /BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vềnước thải chăn nuôi, cột A.

Ngoài ra, một số biện pháp sau đây sẽđược thực hiện:

Không để rơi vãi dung môi hữu cơ, xăng dầu, xà phòng,... xuống bể tự hoại. Các chất này làm thay đổi môi trường sống của các vi sinh vật, do đó giảm hiệu quả xử lý

của bể tự hoại. Biện pháp này sẽ giúp giảm bớt nồng độ các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng trong nước thải.

Lượng bùn dư sau thời gian lưu thích hợp sẽ thuê xe hút chuyên dùng (loại xe hút hầm cầu), đây là một giải pháp đơn giản, dễ quản lý nhưng hiệu quả xử lý tương đối cao.

Tại mỗi trại, chủ dựán đã xây dựng 03 bể tự hoại cho các khu vực nhà vệ sinh với thể tích 15m3 /bể (L×B×H = 4m×2,5m×1,5m), tổng thể tích 03 bể là 45m3đảm bảo yêu cầu cần thiết để xửlý sơ bộnước thải sinh hoạt.

Bảng 3.3. Thông số kỹ thuật và vịtrí đặt bể tự hoại của dự án STT Tên công trình Thông số thiết kế Vị trí

1 Bể tự hoại số 1 Thể tích 15m3, BTCT

(L×B×H = 4m×2,5m×1,5m) Khu văn phòng, nhà ở công nhân

2 Bể tự hoại số 2 Thể tích 15m3, BTCT

(L×B×H = 4m×2,5m×1,5m) Khu chuồng trại chăn nuôi 3 Bể tự hoại số 3 Thể tích 15m3, BTCT

(L×B×H = 4m×2,5m×1,5m) Khu trồng cây ăn quả Hệ thống ống thoát nước thải từ khu nhà vệ sinh xuống bể tự hoại làm bằng ống nhựa PVC chịu ỏp lực cú đường kớnh là ỉ168mm.

Ống và các thiết bị, phụ kiện trên đường ống phải có chứng chỉ kiểm định chất lượng và đạt yêu cầu áp lực xuất xưởng phù hợp với yêu cầu sử dụng.

Chất lượng nước thải sau khi xửlý sơ bộ bằng bể tự hoại có nồng độ các chất ô nhiễm vẫn cao hơn so với quy chuẩn cho phép, nên phải tiếp tục dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của trại để xử lý đạt quy chuẩn trước khi tái sử dụng cho vệ sinh chuồng trại, tưới cây cho dự án.

- Dòng thứ 2: Nước thải từ khu vực nhà ăn của trang trại, đặc trưng của loại nước thải này là có nhiều dầu mỡ nên phải tách riêng để xửlý sơ bộ dầu mỡ bằng bể tách mỡ với thể tích 3,15m3(L×B×H = 1,8m×1,0m×1,75m) sau đó dẫn về hệ thống xửlý nước thải công suất 400 m3/ngày.đêm của mỗi trại để tiếp tục xử lý.

Sơ đồ cấu tạo bể tách dầu mỡđược sử dụng tại dựán được trình bày cụ thể:

Hình 3.4. cấu tạo của bể tách dầu mỡ Nguyên lý hoạt động của bể tách mỡ:

Cấu tạo của Bể tách dầu mỡ thông dụng thường chia thành 3 ngăn như sau:

- Ngăn thứ 1: Lọc rác và mỡ có kích thước lớn Tại đây, rác thải và dầu mỡ có kích thước lớn được giữ lại giỏ lọc. Ngăn thứ 1 ngoài chức năng thu rác, còn có chức năng điều hòa dòng chảy, tránh gây tắc nghẽn đường ống.

- Ngăn thứ 2: Bẫy mỡ thực hiện chức năng tách dầu mỡ. Do lưu lượng đã được ổn định nhờngăn thứ nhất. Ngăn thứ2 này được thiết kếđể hạn chế sự xáo trộn của dòng nước, qua đó mỡ nổi lên bề mặt của ngăn, nước thải còn lại tiếp tục chảy qua ngăn tiếp theo. Mỡ nổi lên được vớt ra ngoài tại ngăn này. Tại đây thường được thiết kếvách để hướng dòng tách mỡvà nước thành 2 phần riêng biệt

- Ngăn thứ3: Ngăn thu mỡ thừa

Đây là ngăn trung chuyển. Nước từ ngăn này được dẫn về HTXL nước thải tập trung của trại với công suất 400 m3 /ngày.đêm để xử lý đạt đạt QCVN 62-MT:2016 /BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vềnước thải chăn nuôi, cột A. Lượng dầu mỡ thừa sau thời gian lưu thích hợp Công ty ký hợp đồng với đơn vị có chức năng tiến hành thu gom định kỳ và xửlý theo quy định.

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép Môi trường giai đoạn 1 của dự án “Trang trại chăn nuôi lợn và trồng cây ăn quả” (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)