+ Từ khoảng 50 kg đến khi phối giống: giai đoạn này lợn đực phát triển nhanh các mô mỡ gây nhiều bất lợi trong quá trình sử dụng đực giống như: sự di chuyển để phối giống hoặc lấy tinh g
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Tên chủ dự án đầu tư
- Địa chỉ: Thôn Dẻ Cau, xã Thanh Sơn, huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình
- Người đại diện: Ông Dương Văn Minh Chức vụ: Chủ hộ
- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số: U8005064, đăng ký lần đầu ngày 19/5/2016.
Tên dự án đầu tư
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Thôn Dẻ Cau, xã Thanh Sơn, huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình
- Quyết định số 150 /QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án “Trang trại chăn nuôi lợn và trồng cây ăn quả” tại thôn Dẻ Cau, xã Hợp Thanh, huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình
- Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 01/GXN- UBND ngày 12/01/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình
- Quy mô của dự án đầu tư:
+ Quy mô sử dụng đất: 31.999,5m 2
+ Quy mô xây dựng: gồm 07 dãy chuồng nuôi và các công trình phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật, cây xanh đồng bộ
Bảng 1: Quy mô chăn nuôi trang trại
STT Các loại lơn trong chuồng Quy mô(con/năm)
+ Quy mô vốn đầu tư: Tổng mức đầu tư dự án là 15.753.934.000 đồng
(Bằng chữ: Mười lăm tỷ bảy trăm năm mươi ba triệu chín trăm ba mươi tư nghìn đồng chẵn./.) Theo tiêu chí phân loại dự án dựa trên tổng mức đầu tư của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019, dự án thuộc nhóm C
Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư
1.3.1 Công suất của dự án đầu tư
Quy mô chăn nuôi: Trung bình 1.200 con lợn nái sinh sản
1.3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:
Công nghệ chăn nuôi lợn nái sinh sản của dự án được mô tả sơ đồ sau:
Chọn lựa lợn lúc 60 đến 70 ngày tuổi dựa trên các chỉ tiêu về ngoại hình, sự tăng trưởng và sức khỏe Thời kỳ này tuyển chọn cũng dựa vào sức sinh trưởng, sự phát triển tầm vóc Nếu có các dị tật sẽ dễ dàng nhận ra và loại bỏ
Giai đoạn từ 7 đến 10 tháng tuổi: đây là giai đoạn quyết định sự chọn lọc cuối cùng Ngoài những yếu tố ngoại hình, thời điểm này cần chú ý đến những biểu hiện động dục lần đầu, cường độ động dục lần đầu mạnh hay yếu, lộ rõ hay âm thầm Điều này sẽ cho thấy khả năng phát dục của nái trong tương lai (nái quá mập, bộ vú xấu, quá nhút nhát hay quá hung dữ, không biểu lộ động dục đến 10 tháng thì nên loại thải)
Lợn từ giai đoạn cai sữa đến 70 - 90 kg sẽ cho ăn tự do theo chương trình dinh dưỡng dành cho lợn con Khi đạt 70-90 kg trở lên thì chuyển qua sử dụng thức ăn cho lợn nái nuôi con tới thời điểm phối giống thì dừng Vì đây là giai đoạn lợn hậu bị phát triển khung xương, hình dáng nên cần dinh dưỡng tối đa để tạo ra lợn hậu bị đẹp, khung xương chậu phát triển tốt tránh tình trạng sau này lợn khó đẻ do quá mập hoặc quá ốm
Thức ăn phải đảm bảo đủ các dưỡng chất cho nhu cầu của lợn trong giai đoạn này Trước khi cho lợn ăn phải kiểm tra thức ăn để tránh tình trạng nấm mốc, độc tố, hoocmon kích thích tăng trưởng, melanin,…Độc tố trong thức ăn được coi là kẻ thù giấu mặt vì thường không có những biểu hiện rõ rệt ra bên ngoài nhưng lại có ảnh hưởng tới việc phát dục của hậu bị như: chậm động dục, buồng trứng không phát triển, trường hợp nặng hơn là vô sinh, thậm chí làm lợn bị ngộ độc
Chuồng nuôi lợn hậu bị phải thoáng mát, có độ dốc để thoát nước dễ dàng, có độ nhám vừa đủ, không trơn trượt hay gồ gề vì sẽ làm hư móng Thiết kế chuồng sao cho lợn không bị lạnh vào mùa đông, không bị nóng vào mùa hè Không nuôi nhốt quá chật hẹp, nếu nuôi chung cần chú ý đến sự tương đương tầm vóc
Thời gian chiếu sáng cần thiết trong ngày của chuồng nuôi lợn hậu bị là 16 giờ Cho lợn hậu bị tiếp xúc với đực giống vào khoảng 150 ngày tuổi, nên chọn đực giống có tính năng cao và cho tiếp xúc 10 -15 phút mỗi ngày Tuổi phối giống là
7,5 - 8 tháng sau chu kỳ động dục lần 2, độ dày mỡ lưng 20-22 mm, trọng lượng là 120 – 130 kg
Trước khi phối giống 2 -3 tuần cần phải thực hiện chương trình tiêm vaccine Chương trình tiêm phòng được khuyến cáo như sau: Dịch tả, lở mồm long móng, giả dại Ngoài ra, đàn lợn còn có thể tiêm vaccine: PRRS, Circovirus Typ2 Tẩy ký sinh trùng: Ivermectin, Doramectin Kháng sinh: để tránh ảnh hưởng về sau ta nên định kỳ sử dụng (trộn vào trong thức ăn) để phòng ngừa triệt để bệnh ho và viêm phổi
* Quy trình chăn nuôi lợn con sau đẻ
Khi lợn con đẻ ra, chậm nhất sau 2 giờ phải cho bú sữa đầu Nhằm mục đích để lợn con có thói quen bú mẹ, để quá lâu lợn con sẽ cứng hàm Đảm bảo cho lợn con có chất dinh dưỡng Để sữa đầu có chất kháng bệnh rất tốt cho lợn con Nên cố định núm vú cho lợn con Con bé cho bú vú bên phải, con to cho bú vú dưới, bên trái (vì vú bên phải thường có nhiều sữa hơn bên trái) Để đảm bảo khi xuất chuồng đàn lợn đều con hơn
Giai đoạn từ 1 - 21 ngày: lợn con sinh trưởng, phát triển chủ yếu nhờ sữa mẹ, trong 21 ngày lợn con tăng 4 lần so với lợn con lúc sơ sinh Trong giai đoạn này cần chú ý: bảo đảm nhiệt độ thích hợp: 1-7 ngày, nhiệt độ chuồng 32 -34 o C, 7-21 ngày nhiệt độ chuồng 34 o C Mùa đông cần sưởi ấm chuồng bằng đống dấm hoặc bằng điện Bảo đảm độ ẩm thích hợp 70 -75% Tiêm bổ sung chất sắt sau 3 ngày Loại 100mg tiêm 1ml/con có thể sau 2 tuần (14 ngày) tiêm lần 2
* Quy trình nuôi lợn đực giống
Chất lượng giống: cần chọn giống lợn mang đặc tính cải tiến cao, năng suất vượt trội so với những giống lợn trước
Thị hiếu của người chăn nuôi lợn nái trong khu vực bao gồm màu sắc da lông của đực giống, tính chất phù hợp của giống có phù hợp không, khả năng đáp ứng nhu cầu cải tiến Hiểu rõ nguồn gốc của đàn lợn nái trong khu vực để có chương trình phối giống hoặc gieo tinh cho phù hợp, phòng ngừa xảy ra hiện tượng đồng huyết hoặc cận huyết làm ảnh hưởng xấu đến năng suất của đàn lợn Ngoài ra phải dựa
Căn cứ vào ngoại hình, thể chất: chọn con khỏe mạnh và tốt nhất trong đàn Hình dáng màu sắc đúng với giống cần chọn Thể chất cân đối, vai lưng rộng, mông nở, chân cao thẳng, to khỏe, rắn chắc, đi bằng móng (không đi bàn) Tuyệt đối không chọn những con đực có chân đi xiêu vẹo, dị dạng khác thường (vòng kiềng, chân quá hẹp, yếu) Chọn lợn đực có vú đều và cách xa nhau, có ít nhất 6 cặp vú trở lên, dịch hoàn phát triển đều hai bên, bộ phận sinh dục không dị tật Căn cứ vào khả năng sinh trưởng, phát dục: đảm bảo tiêu chuẩn của phẩm giống theo từng giai đoạn nhất định
Căn cứ vào năng suất: dựa vào các chỉ tiêu sau: tốc độ tăng trọng (ADG), độ dày mỡ lưng (BF), tiêu tốn thức ăn (FCR), tỷ lệ nạc, thành phần thân thịt, chất lượng thịt: màu sắc, mùi vị, cảm quan,…
Căn cứ vào gia phả: việc xem lý lịch ông bà, cha mẹ là rất cần thiết Những quy định tiêu chuẩn cho dòng cho mẹ giống tốt là nhiều nạc, ít mỡ, độ dày mỡ lưng mỏng (dưới 3cm), dài tròn, đùi và mông to, tỉ lệ thịt xẻ trên 55% Chọn từ đàn có lợn mẹ đẻ sai từ 10 -12 con/lứa, trọng lượng sau cai sữa đạt 15 kg trở lên ở 45 ngày tuổi, thức ăn tiêu tốn ít từ 3,2 – 3,5 kg thức ăn/kg tăng trọng, phàm ăn, chịu đựng tốt với khí hậu nóng ẩm ở địa phương Lượng tinh dịch mỗi lần xuất
Căn cứ vào quy trình nuôi: lợn giống phải được nuôi theo quy trình kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt để phòng ngừa dịch bệnh lây lan trong khu vực như dịch tả, thương hàn, suyễn, sảy thai truyền nhiễm,…
Sau khi đã chọn được lợn đực giống thì chất lượng sản xuất của lợn đực giống phụ thuộc rất nhiều vào quá trình chọn lọc ở giai đoạn hậu bị và ngay cả trong giai đoạn làm việc Việc chọn lọc và loại thải kịp thời những lợn đực giống không đạt yêu cầu sẽ giúp người chăn nuôi giảm rất đáng kể chi phí đầu tư cho việc nuôi dưỡng và chăm sóc Nên người chăn nuôi cần tiến hành đánh giá và chọn lọc lợn đực giống ở 2 giai đoạn quan trọng sau:
Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, nguồn cung cấp điện, nước của dự án
Nhu cầu thức ăn được thống kê bảng sau:
Bảng 2: Bảng nhu cầu thức ăn chăn nuôi của trang trại
Nhu cầu thức ăn (kg/ngày)
Tính trung bình số lợn con có trong chuồng thường xuyên
2 Lợn mẹ + lợn hậu bị
Trung bình 2.230 4.106 b) Nhu cầu về vacxin
Các loại vacxin được sử dụng tiêm phòng cho đàn lợn theo sự hướng dẫn của kỹ sư chăn nuôi Hợp đồng mua bán và cung cấp vacxin, thuốc thú y với các Công ty sản xuất chuyên nghiệp Tổng hợp nhu cầu vacxin, quy trình tiêmvà thuốc được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3: Tổng hợp nhu cầu và quy trình tiêm vacxin
TT Ngày tuổi Thuốc/vacxin Liều lượng
1 2-3 Tiêm sắt lần 1 2ml/lợn con
4 20 Phó thương hàn lần 1 2ml/lợn con
5 21 -30 Phù đầu lợn con 2 - 3ml/lợn
Như vậy tính trung bình mỗi lợn con sẽ phải sử dụng 1 lượng vắc xin là 11ml/con Với tổng quy mô của trang trại là 30.000 lợn con/ năm, tổng lượng vắc xin dùng cho 1 năm là:
M = 11ml/con x 30.000 lợn con = 330 lít/năm c) Nhu cầu về chế phẩm sinh học
Các chế phẩm sinh học dự kiến sử dụng gồm: Vôi, Iodin, Omicide, EM Với khối lượng dự kiến như sau: Vôi từ 1000 - 1500kg/năm, Chế phẩm EM từ
400 - 500 lít/năm, Iodin và Omicide sử dụng theo nhu cầu thực tế
1.4.2 Nhu cầu về điện, nước, nhiên liệu sử dụng
1.4.2.1 Nhu cầu về điện, nhiên liệu
Hoạt động sản xuất của cơ sở chăn nuôi sử dụng nguồn năng lượng chính là điện lưới, nguồn cung cấp điện cho cơ sở là nguồn điện 220V lấy từ lưới điện xã Thanh Cao, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình Trang trại đã xây dựng 01 trạm biến áp 150 KVA và máy phát điện dự phòng chạy bằng dầu diezel khi mất điện công suất 30 KW Nhu cầu điện và nhiên liệu tóm tắt Bảng 4 như sau:
Bảng 4: Tổng hợp nhu cầu nhiên liệu và năng lượng
TT Nhiên liệu, năng lượng Đơn vị Số lượng
2 Dầu (chạy máy phát điện dự phòng) Lít/giờ 50
Nhu cầu nước phục vụ dự án gồm các mục đích: Phục vụ sinh hoạt cán bộ công nhân viên, phục vụ công tác chăn nuôi, tưới cây và một số cho mục đích khác a) Phục vụ nhu cầu sinh hoạt:
Trang trại thường xuyên duy trì khoảng 9 cán bộ và người lao động tại Trại, nhu cầu nước cung cấp cho mục đích sinh hoạt:
Qsh = 9 x 150l/người/ngày đêm = 1.350 l/ngày đêm = 1,35 m 3 b) Nhu cầu nước phục vụ chăn nuôi:
- Nhu cầu nước uống lợn(Qu): Tùy vào mỗi lứa tuổi khác nhau có nhu cầu nước khác nhau, nhu cầu nước xác định như sau:
+ Lợn con: 4l/con/ngày đêm x 800 = 3.200l/ngày đêm = 3,2 m 3 /ngày đêm
+ Lợn mẹ, lợn hậu bị, lợn đực giống: 6l/con/ngày đem x 1.430 = 8.580l/ ngày đêm = 8,58 m 3 /ngày đêm
- Nhu cầu nước rửa chuồng trại( Qrc):
Tổng diện tích chuồng trại chăn nuôi và các khu vực cần phải xịt rửa hàng ngày là 5.496,7 m 2 ( làm tròn 5500 m 2 ) Định mức cho công tác vệ sinh chuồng trại là 3,0l/ m 2 sàn/ ngày, tổng lượng nước cần vệ sinh chuồng trại là:
Qrc = 5.500 x 3l = 16,5 m 3 / ngày.đêm Như vậy, tổng nhu cầu nước chăn nuôi (Qcn )
Qcn = Qcn + Qu = 3,2 + 8,58 + 16,5 = 28,28 m 3 / ngày.đêm c) Nhu cầu nước cho tưới cây và mục đích khác:
Nhu cầu nước cho tưới cây và mục đích khác như: Phòng cháy chữa cháy, rửa đường, làm mát các chuồng trại ước tính nhu cầu này khoảng 25 m 3 / ngày.đêm
Như vậy, Tổng nhu cầu sử dụng nước của Trại tóm tắt Bảng 5 như sau:
Bảng 5: Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của trạng trại
TT Đối tượng dùng nước Nhu cầu cấp nước (m 3 /ngđ)
3 Tưới cây và mục đích khác 25
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường
Hiện nay, chưa có quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, cũng như chưa có quy hoạch bảo vệ môi trường của tỉnh để đánh giá sự phù hợp với quy hoạch Tuy nhiên việc triển khai dự án dự án đầu tư “Trang trại chăn nuôi lợn và trồng cây ăn quả” tại thôn Dẻ Cau, xã Thanh Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình tại thời điểm đầu tư phù hợp với quy hoạch phát triển chăn nuôi của Trung ương, tỉnh Hòa Bình; Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Lương Sơn
- Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 917/QĐ-TTg ngày 11-06-2013;
- Quy hoạch xây dựng vùng huyện Lương Sơn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1317/QĐ-UBND ngày 23-6-2008;
- Quy hoạch điều chỉnh xây dựng vùng huyện Lương Sơn đến 2020 tầm nhìn đến 2030 được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1621/QĐ-UBND ngày 30/10/2014
- Quy hoạch sử dụng đất huyện Lương Sơn giai đến năm 2020 tại Quyết định số 3052/QĐ-UBND ngày 25/12/2013;
- Quyết định số 10/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển chăn nuôi của Việt Nam đến năm 2020
- Quyết định số 842/QĐ-UBND ngày 20/5/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Hòa Bình.
Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường
Hiện nay, chưa có đánh giá sức chịu tải đối với các loại môi trường khu vực thực hiện dự án và khu vực lân cận làm cơ sở cho việc so sánh, đánh giá sự phù hợp của dự án đối với sức chịu tải môi trường
Các yếu tố tác động đến môi trường cơ bản đã được nhận diện và đánh giá đầy đủ trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dựa án Trong quá trình thực hiện dự án( giai đoạn xây dựng dự án và vận hành dự án) không có những thay đổi có thể gây nên các tác động đến môi trường ngoài phạm vi đã được phân tích đánh giá trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thẩm định phê duyệt Dự án đã đầu tư xây dựng đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường, đã vận hành thử nghiệm và đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình cấp Giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường Các công trình bảo vệ môi trường dự án được vận hành thường xuyên, ổn định, các chất thải đều được xử lý đạt quy chuẩn cho phép trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận Do vậy, nội dung mục này không thực hiện đánh giá lại.
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP
Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
Hệ thống thu gom và thoát nước mưa của dự án được thiết bao quanh khu vực chuồng nuôi, các khu vực phụ trợ của dự án sau đó được đấu nối với hệ thống thu gom nước mưa từ các quả đồi quanh khu vực dự án Nước mưa sau đó được thoát theo nguyên tắc tự chảy về mương thoát nước nội đồng thôn Dẻ Cau giáp danh với dự án về phía Đông
- Thông số kỹ thuật mạng lưới thu gom, thoát nước mưa
+ Hệ thống thu gom: Hệ thống thu gom là rãnh xây, kích thước sâu 30cm, bề rộng của rãnh thoát là 30cm; tổng chiều dài toàn hệ thống 579 m; Kết cấu: Rãnh xây bằng gạch Block, đáy bê tông mác 200, dày 100mm, tường xây bằng xây gạch Block VXD mác 50, trát tường dày 1,5cm, VXM mác 75
+ Hệ thống hố ga: Hệ thống các hố ga đặt trên hệ thống thu gom, gồm 10 hố, kích thước mỗi hố 0,5 m 3 ; Kết cấu đáy bê tông mác 200, dày 100mm, tường xây bằng xây gạch Block VXD mác 50, trát tường dày 1,5cm, VXM mác 7
Hình 2: Hình ảnh rãnh thu và thoát nước mưa của trang trại
3.1.2 Thu gom, thoát nước thải:
3.1.2.1 Thu gom và thoát thải sinh hoạt
Quy trình thu gom và thoát nước thải sinh hoạt được mô tả sơ đồ sau:
Hình 3: Sơ đồ thu gom và thoát nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu nhà vệ sinh được thu gom qua hệ thống ống PVC D110 về khối bệ tự hoại 3 ngăn, tại bể tự hoại 3 ngăn, nước thải được xử lý sơ bộ sau đó tiếp tục dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung qua ống dẫn PVC D110 để tiếp tục xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận
3.1.2.2 Thu gom và thoát nước thải chăn nuôi
- Hệ thống rãnh thu gom rộng 0,6 m x sâu trung bình 0,7m (0,5m – 0,9m)
- Kết cấu: Tường xây gạch block,VXD mác 50, trát tường dày 1,5cm, VXM mác 75; đáy bê tông mác 200, dày 100mm; trên phủ tấm đan bê tông cốt thép
- Chiều dài toàn bộ hệ thống: 70m
Hình 4: Hình ảnh rãnh thu gom nước thải chăn nuôi
- Nước thải sau hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt QCVN 62 –MT: 2015/BTNMT cột B được xả thải qua cửa thải khe suối thoát nước của khu vực thôn Dẻ Cau giáp danh với dự án về phía Đông Nam
- Tọa độ điểm xả: Theo Hệ tọa độ VN2000, KT106 o Múi chiếu 3 o
3.1.3 Hệ thống xử lý nước thải
3.1.3.1 Xử lý nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ cán bộ, công nhận của trại là 1,35 m 3 /ngày đêm (định mức phát sinh nước thải xác định bằng 100% nước cấp) Nước thải được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 03 ngăn sau đó được dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung tiếp tục xử lý
Bể tự hoại là công trình đồng thời làm 2 chức năng gồm: lắng và phân hủy cặn lắng Bể cho phép tăng thời gian lưu bùn, nhờ hiệu suất xử lý tăng trong khi lượng bùn cần xử lý lại giảm Các ngăn cuối cùng là ngăn lọc kỵ khí, có tác dụng làm sạch bổ sung nước thải, nhờ các vi sinh vật kỵ khí gắn bám trên bề mặt các hạt của lớp vật liệu lọc và ngăn cặn lơ lửng trôi theo nước Cặn lắng ở trong bể dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan Cặn lắng được giữ lại trong bể khoảng 3-6 tháng Hiệu suất xử lý của bể đạt 60 – 70%
Hình 5: Hình ảnh mô phỏng bể tự hoại 3 ngăn xử lý NTSH của dự án
- Số lượng và thể tích bể:
+ Số lượng: 03 bể , xây ngầm dưới 03 khối nhà vệ sinh
+ Thể tích bể: V = 3 m 3 / 1 bể (2 m x 1,5 m x 1m) Mỗi bể gồm 03 ngăn, mỗi ngăn chiếm thể tích: Ngăn thứ nhất chiếm 50%, ngăn thứ 2 và ngăn thứ 3 lấy bằng nhau chiếm
25% tổng thể tích bể; Kết cấu: Bể xây dưới 03 khối nhà vệ sinh, đáy bể đổ bê tông cốt thép Mác 250#, thành bể xây bẳng gạch chỉ đặc, chống thấm xi măng
3.1.3.2 Xử lý nước thải chăn nuôi a) Chức năng của hệ thống:
Xử lý nước thải chăn nuôi lợn và nước thải sinh hoạt sau xử lý tại các bể tự hoại đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường b) Quy mô, công suất:
* Quy mô hệ thống gồm:
- Bể thu gom và gạn phân
+ Kích thức: V = 292,5 m 3 (Dài 15 m x rộng 6,5 m x sâu 3m)
+ Kết cấu: Bể xây bằng gạch chỉ, nền và tường bể chống thấm bằng xi măng hai lớp, nắp bể là các tấm đan bê tông cốt thép
- Bể thu gom( Bể cấp bù cơ chất)
+ Kích thước: V= 5,625 m 3 (Dài 1,5m x rộng 1,5 m x sâu 2,5m)
+ Kết cấu: Móng bể tông cốt thép M250, đá 1x2, Nắp bể bể tông cốt thép M200 đá 1x2, tường bể xây bằng gạch chỉ đặc M75, vữa XMCV M75, trát vữa XMCV M75, đánh bóng chống thấm
+ Kích thước: V= 7.603,2 m 3 (Dài 36 m x rộng 35,2 m x sâu 6 m)
+ Kết cấu: đáy lót và phủ bạt HĐPE, dày 3mm
Hình 6: Hình ảnh bể Biogas
- Bể điều hoà kết hợp lắng và ứng phó sự cố:
+ Kích thước: V = 5.796 m 3 (Dài 46 m x rộng 21 m x sâu 6 m)
+ Kết cấu: Tường kè đá, phủ và lót đáy bằng bạt HĐPE, dày 3mm
Hình 7: Hình ảnh Bể điều hoà kết hợp lắng và ứng phó sự cố
- Cụm hệ thống bể xử lý thiếu khí, hiếu khí
+ Bể xử lý thiếu khí 1: V= 193,05 m 3 (Dài 6,5m x rộng 6,6 m x sâu 4,5m) + Bể xử lý hiếu khí 1 : V= 46,8 m 3 (Dài 6,5m x rộng 1,6 m x sâu 4,5m)
+ Bể xử lý thiếu khí 2: V= 122,85 m (Dài 6,5m x rộng 4,2 m x sâu 4,5m) + Bể xử lý hiếu khí 2 : V= 45 m 3 (Dài 4m x rộng 2,5 m x sâu 4,5m) + Bể tách bùn : V=2,205 m 3 (Dài 0,7m x rộng 0,7 m x sâu 4,5m) + Bể lắng sinh học : V= 28,125m 3 (Dài 2,5m x rộng 2,5 m x sâu 4,5m)
+ Móng bể tông cốt thép M250, đá 1x2
+ Nền bê tông NĐH + bê tông nền rửa mực in
+ Nắp bể bể tông cốt thép M200 đá 1x2
+ Tường bể xây bằng gạch chỉ đặc M75, vữa XMCV M75, trát vữa XMCV M75, đánh bóng chống thấm
Hình 8: Hình ảnh cụm bể xử lý cưỡng bức
Hình 9: Hình ảnh Nhà vận hành cụm bể xử lý cưỡng bức
+ Kích thước: V= 4730 m 3 (Dài 43 m x rộng 20 m x sâu 5,5 m)
+ Kết cấu: Thành ao bằng đất nèn chặt k = 95, đáy lót bạt HDPE dày 3mm
Hình 10: Hình ảnh ao sinh học số 1
+ Kích thước: V= 18.287,5 m 3 (Dài 70 m x rộng 47,5 m x sâu 5,5m) + Kết cấu: Thành ao bằng đất xung quanh trồng cây, có đường đi ở giữa rải đá mạt rộng 1,5m
Hình 11: Hình ảnh ao sinh học số 2
+ Kích thước: V= 19.182 m 3 (Dài 77,5 m x rộng 45 m x sâu 5,5 m)
+ Kết cấu: Thành ao bằng đất xung quanh trồng cây, có đường đi ở giữa rải đá mạt rộng 1,5m
Hình 10: Ao sinh học số 3
+ Kích thước: V= 12 m 3 (Dài 3m x rộng 2 m x sâu 2m)
+ Kết cấu: Móng bể tông cốt thép M250, đá 1x2, Nắp bể bể tông cốt thép M200 đá 1x2, tường bể xây bằng gạch chỉ đặc M75, vữa XMCV M75, trát vữa XMCV M75, đánh bóng chống thấm
Hình 13: Hình ảnh cụm bể khử trùng
* Hệ thống thiết bị xử lý
Bảng 6: Danh mục thiết bị của hệ thống xử lý nước thải
STT Thiết bị Số lượng Đơn vị tính
I Thiết bị bể thu gom trước biogas - cấp bù cơ chất
Bơm từ hố gom trước biogas - bể Thiếu khí
- Nước sản xuất: Taiwan hoặc tương đương
- Chất liệu: Thân Inox, đế gang
Hệ thống đường ống công nghệ bể gom trước Biogas
- Nước sản xuất: Việt Nam
- Hãng sản xuất: Tiền Phong
3 Hệ thống phao bể thu gom
- Nước sản xuất: Taiwan 1 Bộ
Hộp đấu nối điện kỹ thuật
- Nước sản xuất: Việt Nam
- Vật liệu: Bằng sắt sơn tĩnh điện hoặc hộp đấu nối chống nước nhựa
II Thiết bị bể điều hòa
Bơm nước thải chìm Bể điều hòa - Bể thiếu khí
- Nước sản xuất: Taiwan hoặc tương đương
- Chất liệu: Thân Inox, đế gang
Hệ thống đường ống công nghệ bể điều hòa - Bể thiếu khí
- Nước sản xuất: Việt Nam
- Hãng sản xuất: Tiền Phong
3 Hệ thống phao bể điều hòa
- Nước sản xuất: Taiwan 1 Bộ
Hộp đấu nối điện kỹ thuật
- Nước sản xuất: Việt Nam
- Vật liệu: Bằng sắt sơn tĩnh điện hoặc hộp đấu nối chống nước nhựa
III Thiết bị bể thiếu khí cấp 1
Motor khuấy trộn bể thiếu khí
- Nước sản xuất: Taiwan hoặc tương đương
- Vật liệu: Củ trục, trục và cánh khuấy thép CT3, trục bi đỡ cánh, sơn chống gỉ
Bồn pha chế cơ chất
- Nước sản xuất: Việt Nam
- Gia công đường ống cấp
- Đường ống dẫn khí cung cấp khí đảo trộn hóa chất
IV Thiết bị bể hiếu khí cấp 1
Bơm nước thải chìm Bể hiếu khí 1 - bể thiếu khí 1
- Nước sản xuất: Taiwan hoặc tương đương
- Chất liệu: Thân Inox, đế gang
2 Đĩa phân phối khí tinh hoà tan cho bể hiếu khí
- Lưu lựơng khí thiết kế: 5 m3/hr
Hệ thống đường ống công nghệ bể Hiếu khí cấp 1
- Nước sản xuất: Việt Nam
- Hãng sản xuất: Tiền Phong
- Vật liệu: đường ống chảy tràn uPVC C2- Đường ống bơm và đường ống cung cấp khí dưới nước: uPVC C2 - Đường ống cung cấp khí đặt cạn từ máy thổi khí đến bể hiếu khí: Sắt tráng kẽm
V Thiết bị bể thiếu khí cấp 2
Motor khuấy trộn bể thiếu khí
- Nước sản xuất: Taiwan hoặc tương đương
- Vật liệu: Củ trục, trục và cánh khuấy thép CT3, sơn chống gỉ
Bồn pha chế cơ chất
- Nước sản xuất: Việt Nam
- Gia công đường ống cấp
- Đường ống dẫn khí cung cấp khí đảo trộn hóa chất
VI Thiết bị bể hiếu khí cấp 2
Bơm nước thải chìm Bể hiếu khí 2 - bể thiếu khí 2
- Nước sản xuất: Taiwan hoặc tương đương
- Chất liệu: Thân Inox, đế gang
2 Đĩa phân phối khí tinh hoà tan cho bể hiếu khí
- Lưu lựơng khí thiết kế: 5 m3/hr
Hệ thống đường ống công nghệ bể Hiếu khí cấp 2
- Nước sản xuất: Việt Nam
1 Gói bơm và đường ống cung cấp khí dưới nước: uPVC C2 - Đường ống cung cấp khí đặt cạn từ máy thổi khí đến bể hiếu khí: Sắt tráng kẽm
Hộp đấu nối điện kỹ thuật
- Nước sản xuất: Việt Nam
- Vật liệu: Bằng sắt sơn tĩnh điện hoặc hộp đấu nối chống nước nhựa
VII Thiết bị bể lắng
1 Ống lắng trung tâm Bể lắng
- Nước sản xuất: Việt Nam
- Vật liệu: Thép CT3, dầy 1,5mm
- Phụ kiện: Khung định vị, giá treo ống lắng, Bulong liên kết cấu trúc neo ống
Tấm chắn bùn bể lắng
- Nước sản xuất: Việt Nam
- Vật liệu: Thép CT3, d= 1,5mm, sơn chống rỉ
- Phụ kiện: Khung định vị, giá treo tấm chắn bùn,
Bulong liên kết cấu trúc neo ống
Hệ thống cần trục gạt bùn ly tâm bể lắng
- Nước sản xuất: Việt Nam
- Cần gạt bùn: Trục thép, cánh gạt bùn bằng Thép, chổi gạt cao su
- Phụ kiện: Khung định vị, giá treo cần gạt, Bulong liên kết cấu trúc neo cần gạt
Motor gạt bùn bể lắng
- Tốc độ vòng quay: 9-12 vòng/ giờ
Hệ thống đường ống công nghệ
- Nước sản xuất: Việt Nam
- Hãng sản xuất: Tiền Phong
VIII Thiết bị bể tách bùn
Bơm nước thải chìm Bể tách bùn
- Chất liệu: Thân Inox, đế gang
Hộp đấu nối điện kỹ thuật
- Nước sản xuất: Việt Nam
- Vật liệu: Bằng sắt sơn tĩnh điện hoặc hộp đấu nối chống nước nhựa
Hệ thống đường ống công nghệ bể Bể tách bùn
- Nước sản xuất: Việt Nam
- Hãng sản xuất: Tiền Phong
IX Thiết bị bể khử trùng
Bồn pha chế hóa chất khử trùng
- Nước sản xuất: Việt Nam
- Gia công đường ống cấp
- Đường ống dẫn khí cung cấp khí đảo trộn hóa chất
Hóa chất kiểm tra chạy thử
- Hóa chất khử trùng: NaOCl 7%, cơ chất vi sinh
- Nhiệm vụ: Cung cấp cơ chất vận hành vi sinh, Tiêu diệt các virus mang mầm bệnh và cung cấp cho vi sinh phát triển
- Không gây ảnh hưởng sinh thái
Hệ thống đường ống công nghệ bể khử trùng và thoát nước sau xử lý ra hồ sinh học
- Nước sản xuất: Việt Nam
- Hãng sản xuất: Tiền Phong
- Vật liệu: đường ống chảy tràn uPVC C2- Đường ống bơm và đường ống cung cấp khí dưới nước: uPVC C2 - Đường ống cung cấp khí đặt cạn từ máy thổi khí đến bể hiếu khí: Sắt tráng kẽm
Máy cung cấp dưỡng khí bể hiếu khí
- Công suất động cơ: N= 15HP
- Phụ kiện: Ống hút khí đầu vào đầu ra Bộ chân đế, dây coroa
Hệ thống tủ điện điều khiển trạm xử lý nước thải
- Linh kiện chính: Japan, kết hợp một số linh kiện sản xuất theo tiêu chuẩn Japan
- Tủ điện điều khiển: Tủ điện, MCB, Khởi động từ, atomat bảo vệ từng thiết bị, Relay trung gian, Đèn chiếu sáng, công tắc hành trình, cầu đấu, công tắc khẩn cấp, bảo vệ pha, phao khống chế mực nước, công tắc chuyển mạch…1
3 Đường điện kỹ thuật kết nối thiết bị ở trạm xử lý
- Nước sản xuất: Việt Nam
- Chủng loại: Dây cáp bọc nhựa lõi đồng
- Truyền tải điện, dẫn tín hiệu điều khiển thiết bị
Hệ thống ke đỡ ống toàn bộ hệ thống
- Nước sản xuất: Việt Nam
- Vật liệu: thép sơn chống rỉ
- Kích thước: Phụ thuộc vào dường kính ống, địa hình đi ống và độ hở của ống với thành
5 Đồng hồ kiểm soát lưu lượng nước thải sau xử lý 1 Cái
* Hoá chất sử dụng: Nước Javen (NaOCl) 7%: 3 lít/ ngày b) Công suất xử lý: 100 m 3 / ngày đêm c) công nghệ, quy trình vận hành:
- Thuyết minh công nghệ : Công nghệ được áp dụng nêu trên xử lý nước thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi của trang trại là xử lý kết hợp giữa xử lý kỵ khí bằng bể Biogas với xử lý cưỡng bức (Công nghệ xử lý AO) và hệ thống các ao sinh học
Công trình, biện pháp xử lý khí thải
Bụi và khí thải phát sinh tại dự án là nguồn phân tán vì vậy dự án không xây dựng hệ thống xử lý bụi và khí thải tại nguồn Bụi và khí thải phát sinh dự án được áp dụng các biện pháp giảm thiểu tổng hợp như sau: a) Biện pháp mùi phát sinh khu vực chuồng nuôi
- Vệ sinh chuồng trại hàng ngày không để phân hay nước tiểu lợn và thức ăn dư thừa tồn đọng trong chuồng nuôi
- Hệ thống cây xanh: gồm hai hàng rào cây xanh( Cây ăn quả và cây bam) Xung quanh hệ thông chuồng nuôi hấp thụ và hạn chế phát tán mùi và khí thải
+ Sử dụng chế phẩm vi sinh phun trực tiếp vào khu vực chuồng nuôi như chế phẩm EM (1 lít EM hòa 20 lít nước, phun trực tiếp cho 100m 2 ),tần xuất phun
2 ngày/ lần phun, sẽ giúp phân hủy nhanh các chất trong phân, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh, khử được mùi hôi trong chất thải
+ Vôi bột: Sử dụng khử trùng khu vực chuồng nuôi và các khu vực khác Lượng sử dụng: 3-3,5 tấn/ tháng
Hình 15: Hình ảnh hệ thống cây xanh khu vực chuông nuôi
Hình 16: Hình ảnh hệ thống cây xanh khu vực sân vườn trạng trại b) Biện pháp giảm khí thải, mùi từ hệ thống thu gom và xử lý nước thải:
- Hệ thống thu gom: Hệ thống thu gom thiết kế đảm bảo tiêu thoát nước triệt để, thường xuyên kiểm tra, làm sạch tránh việc ứ đọng nước và phân trên hệ thống thu gom
- Hệ thống xử lý nước thải:
+ Bể thu gom nước thải tập trung kết hợp gạn và thu phân từ nước thải: Tiến hành thu phân và chất thải rắn khác được gạn lại ngày 1 lần, đóng bao và chuyển về kho lưu giữ phân tạm thời Đảm bảo không tồn đọng, hạn chế sự phân hủy phát sinh khí thải và mùi khu vực này
+ Đối bể biogas phủ bạt kiểm tra thường xuyên để đảm bảo bể luôn kín, không rò rỉ khí ra bên ngoài
+ Hệ thống các ao sinh học: Bố trí hệ thống các ao rộng, thoáng, diện tích tiếp xúc với mối không khí lớn Xung quanh các bờ áo trồng cây xanh c) Biện pháp giảm khí thải, mùi khu vực lưu giữ chất thải rắn chăn nuôi
- Bố trí các kho lưu giữ ở vị trí cuối các chuồng nuôi đảm bảo thuận tiện
- Phân lưu giữ trong kho được đóng trong các bao buộc kín Nền kho luôn được giữ khô ráo, trước khi chuyển phân vào lưu giữ nền được giải lớp vôi bột và định kỳ 2 ngày một lần được phun chế phẩm sinh học EM để tăng phân giải hiếu khí, hạn chế phân giải kỵ khí làm phát sinh khí độc, mùi
- Phân không được lưu giữ quá lâu trong kho, được chuyển giao trong tuần
Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường
3.3.1 Công trình lưu giữ phân lợn tạm thời: a) Quy mô, chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản
- Chức năng: Lưu giữ tạm thời phân lợn trước khi chuyển giao cho hộ dân hộ nông dân trồng cây xung quanh dư án sử dụng làm phân bón cho cây trồng và một phần được dự án giữ ủ mục để bón cây trồng trong dự án
- Quy mô: gồm 04 nhà kho
- Các thông số kỹ thuật cơ bản:
+ Kho 1: Diện tích 30 m 2 ( dài 6 m x rộng 5 m)
+ Kho 2: Diện tích 36 m 2 ( dài 6 m x rộng 6 m)
+ Kho 3: Diện tích 27,6 m 2 ( dài 6 m x rộng 4,6 m)
+ Kho 4: Diện tích 20,4 m 2 ( dài 6 m x rộng 3,4 m)
+ Kết cấu: nhà xây, số tầng 1, tường kho xây tường 220 bằng gạch block vữa xi măng mác 50#, mái lợp tấm lợp fibroximang Nền đổ bê tông
+ Hoá chất: Vôi bột, lượng xử dụng 0,5 tấn/ tháng
Hình 17: Hình ảnh kho lưu giữ phân tạm thời b) Quy trình vận hành:
Phân được thu gom tại nguồn, trung bình được thu gom 02 lần/ ngày đóng bao kín sau đó được đưa về nhà lưu giữ tạm thời Phân được lưu tại kho trung bình khoảng 5- 7 ngày trước khi được chuyển giao xử lý Để hạn chế mùi, khí thải phát sinh tại kho lưu giữ, trước khi chuyển phân vào lưu giữ nền được giải lớp vôi bột và định kỳ 2 ngày một lần được phun chế phẩm sinh học EM để tăng phân giải hiếu khí, hạn chế phân giải kỵ khí làm phát sinh khí độc, mùi, côn trùng…
3.3.2 Công trình xử lý lợn chết thông thường a) Quy mô, chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản
- Chức năng: Xử lý lợn chết thông thường phát sinh tại dự án
- Quy mô : 02 hố hủy xác
- các thông số kỹ thuật cơ bản:
+ kích thước mỗi hố: V = 3,825 m 3 / hố (dài 1,5m x rộng 0,85 m x sâu 3 m) có lỗ thoát khí cao 1,2 m
+ Kết cấu: Bể xây gạch chỉ đặc, đáy bể bê tông cốt thép, mác 200, dày 100mm, chống thấm bằng xi măng
+ Dung dịch chlorine nồng độ 2%: 2 lít/ tháng
Hình 18: Hình ảnh hố hủy xác lợn chết thông thường b) Quy trình vận hành:
+ Bước 1: Sau khi lợn chết phát sinh( lợn chết thông thường không phải do dịch bệnh) được thu gom vào bao buộc kín vận chuyển đến hố huỷ xác
+ Bước 2: Lợn được đưa xuống hố huỷ xác, đồng thời trên bề mặt của hố được giải vôi bột và phun Dung dịch chlorine nồng độ 2% để khử trùng xác lợn được phân huỷ theo 02 giai đoạn là: Giai đoạn thối rữa và giai đoạn khoáng hoá Trong quá trình phân huỷ xác lợn phát sinh nước thải được dẫn vào bể Biogas qua hệ thống xử lý tập trung để xử lý
+ Bước 3: Khi lượng xác và sản phẩm từ lợn đạt đến thể tích phù hợp, hố hủy xác tiếp theo sẽ được sử dụng để hủy xác phát sinh Với lượng vật nuôi chết từ thực tế, thời gian để đầy 1 hố hủy xác ước tính khoảng 6 -12 tháng Khi hố hủy xác cuối được sử dụng, phân mục từ xác tại hố hủy thứ nhất được lấy nên để bón cho cây Sau đó tiếp tục sử dụng hố lại từ đầu
3.4 Công trình lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại: a) Quy mô, chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản
- Chức năng: Lưu giữ tạm thời CTNH phát sinh tại dự án trước khi chúng được chuyển giao cho đơn vị đủ chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH theo quy định
- Quy mô: gồm 01 nhà kho
- Các thông số kỹ thuật cơ bản: Diện tích xây dựng 15 m 2 (3 x 5m) Số tầng: 1 tầng, tường kho xây tường 220 bằng gạch không nung vữa xi măng mác 50#, mái lợp tôn liên doanh Móng sử dụng móng đơn trên nền thiên nhiên kết hợp dầm móng BTCT chịu lực Nền lát xi măng dốc về họng thu nước sàn
Hình 19: Cụm hình ảnh kho CTNH b) Quy trình vận hành:
CTNH phát sinh được thu gom, phân loại tại nguồn Sau đó các CTNH được vận chuyển về kho lưu giữ Các chất thải được lưu giữ riêng biệt theo từng mã CTNH trong các thùng chứa tại các khu khác nhau trong kho Định kỳ 6 tháng một lần chủ dự án chuyển giao CTNH cho cho đơn vị thu gom, vận chuyển đem đi xử lý
Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành dự án
3.5.1 Công trình phòng ngừa ứng phó sự cố
Theo báo cáo đánh giá tác động của dự án đã được phê duyệt để ứng phó sự cố bể Biogas có thể xẩy ra, bố trí một bể cạnh bể biogas để phòng sự cố bục biogas với thể tích 1000m 3
Chủ dự án bố trí bể điều hoà kết hợp lắng trong hệ thống xử lý nước thải kết hợp với ứng phó sự cố bể Biogas
+ Kích thước: V = 5.796 m 3 (Dài 46 m x rộng 21 m x sâu 6 m)
+ Kết cấu: Tường kè đá, phủ và lót đáy bằng bạt HĐPE, dày 3mm
* Tính toán khả năng đáp ứng yêu cầu ứng phó sự cố:
Theo tính toán Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án tổng lượng nước thải phát sinh tại dự án là khoảng 24 m 3 / ngày.đêm( bao gồm nước thải chăn nuôi 21,76 m 3 / ngày.đêm và nước thải sinh hoạt 1,35 m 3 / ngày.đêm) Giả sử thời gian lưu giữ nước thải tại bể biogas 15 để đảm bảo thời gian xử lý khi đó tổng lượng nước thải trong bể Biogas là 360 m 3 Mặt khác, giả sử thời gian để khắc phục và sửa chữa hư hỏng bể biogas là 15 ngày, khi đó tổng lượng nước thải phát sinh thêm là 360 m 3
Tổng lượng nước thải mà bể ứng phó sự cố cần phải đáp ứng là: 360 + 360
Như vậy, với thiết kế bể điều hoà, kết hợp với lắng và ứng phó sự cố bể biogas nêu trên là phù hợp b) Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố đối với xử lý lợn chết do dịch bệnh:
Theo quy định đối với trường hợp gia súc, gia cầm chết do dịch bệnh, chủ dự án phải báo cáo với chính quyền địa phương và cơ quan thú y để được hướng dẫn biện pháp xử lý phù hợp Để ứng phó kịp thời với sự cố lợn của dự án chết ro dịch bệnh và được cơ quan thú y hướng dẫn xử lý bằng biện pháp chôn lấp tại dự án Chủ dự án bố trí Chủ dự án bố trí một khu đất rộng khoảng 300 m 2 về phía Đông Nam của dự án cách khu chuồng nuôi 300m và nhà dân gần nhất 500 m để làm quỹ đất dự phòng trong trường hợp phải xử lý lợn chết do dịch bệnh bằng phương pháp đào hố chôn lấp
Quy trình xử lý được thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thú y tỉnh
3.5.2 Thiết bị ứng phó sự cố kho lưu giữ chất thải nguy hại
- Thùng đựng cát: 01 thùng, dung tích 0,2 m 3
Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án được trình bày tại bảng sau:
Bảng 7 : Bảng danh mục các công trình BVMT dự án thay đổi so với ĐTM đã được phê duyệt
STT Hạng mục công trình
Quy mô được phê duyệt theo ĐTM
Quy mô thay đổi Giải trình các nội dung thay đổi
1 Bể tự hoại xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt
- Thể tích bể tự hoại V = 2, 445 m 3
- Gồm 03 bể tương ứng 03 cụm nhà vệ sinh Thể tích mỗi bể V=
Bố trí 03 bể tự hoại tương ứng 03 nhà vệ sinh phù hợp với thu gom nước thải phát sinh cho các phân khu chức năng của Trang trại
2 Hệ thống xử lý nước thải tập trung
Nước thải Bể thu gom tập trung Bể biogas Bể lắngBể khử trùng Hệ thống 03 ao sinh học Nước thải đạt QCVN 62- MT:2016/BTNMT, cột B Nguồn tiếp nhận
Nước thải Bể thu gom tập trung Bể biogas Bể lắngCụm bể xử lý cưỡng bức hiếu khí, thiếu khí 2 bậc
Ao sinh học số 1 Bể khử trùng Hệ thống ao sinh học số 2 và 3 Nước thải đạt QCVN 62-MT :2016/BTNMT, cột B Nguồn tiếp nhận
Công nghệ xử lý bổ sung công đoạn xử lý cưỡng bức thiếu khí, hiếu khí
2 bậc giúp xử lý triệt để các yếu tố ô nhiễm trong nước thải Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép khi xả thải
2.3 Quy mô xây dựng hệ thống
- Bể thu gom tập trung V=
- Bể lắng, điều hòa và ứng phó sự cố V= 4.646 m 3 ;
- Bể thu gom tập trung V=
- Bể lắng, điều hòa và ứng phó sự cố V= 5.796 m 3 ;
- Cụm bể xử lý cưỡng bức:
+ Bể xử lý thiếu khí 1: V=
193,05 m 3 + Bể xử lý hiếu khí 1 : V=
46,8 m 3 + Bể xử lý thiếu khí 2: V=
122,85 m 3 + Bể xử lý hiếu khí 2 : V=
45 m 3 + Bể tách bùn : V=2,205 m 3 + Bể lắng sinh học: V=
- Gồm 03 bể khử trùng V = 4 m 3 /bể;
- Ao sinh học số 1: V = 4.730m 3 , Thành ao bằng đất nèn chặt k = 95, đáy lót bạt HDPE dày 3mm
- Ao sinh học số 2: 18.287,5 m 3 ; Thành ao bằng đất xung quanh trồng cây, có đường đi ở giữa rải đá mạt rộng 1,5m
- Ao sinh học số 3: 19.182 m 3 , Thành ao bằng đất xung quanh trồng cây, có đường đi ở giữa rải đá mạt rộng 1,5m
Quy mô xây dựng thay đổi đáp ứng với thiết kế công suất xử lý 100 m 3 /ngày đêm
3 Công trình thu lưu giữ
- Gồm 04 kho lưu giữ, diện tích 15-20 m 2
- Gồm 04 kho, diện tích các kho:
Diện tích các kho điều chỉnh tăng nên nhằm đáp ứng khả phân lợn tạm thời
+ Kho 2: Diện tích 36 m + Kho 3: Diện tích 27,6 m 2 + Kho 4: Diện tích 20,4 m 2 năng lưu giữ tốt nhất trong thời gian 5-7 ngày trước khi chúng được chuyển giao
4 Công trình hố hủy xác lợn chết thông thường
- Gồm 02 hố, thể tích các hố 3,825 m 3 /hố Thể tích hố bố trí xây dựng tăng nên giúp tăng thời gian lưu mẫu, tăng hiệu quả xử lý mẫu
5 Công trình lưu giữ chất thải nguy hại
- Không quy định diện tích và kết cấu kho lưu giữ CTNH tạm thời
- Diện tích xây dựng 15 m 2 (3 x 5m) Số tầng: 1 tầng, tường kho xây tường 220 bằng gạch không nung vữa xi măng mác 50#, mái lợp tôn liên doanh Móng sử dụng móng đơn trên nền thiên nhiên kết hợp dầm móng BTCT chịu lực Nền lát xi măng dốc về họng thu nước sàn
* Nhận xét các thay đổi các thay đổi so với ĐTM đã được phê duyệt:
Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường thay đổi nêu trên so với các công trình, biện pháp đã được phê duyệt trong ĐTM không làm thay đổi biện pháp, công nghệ xử lý Các biện pháp làm tăng công suất, hiệu quả lý giúp xử lý các chất thải phát sinh tốt hơn, đạt các quy chuẩn cho phép trước khi thải ra nguồn tiếp nhận Các thay đổi đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình kiểm tra, xác nhận và cấp Giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường cho dự án.
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
Nguồn phát sinh nước thải
Nguồn phát sinh nước thải gồm:
+ Nước thải sinh hoạt cán bộ, công nhân viên của Trang trại
+ Nước thải từ hoạt động chăn nuôi
Dòng nước thải
xử lý nước thải tập trung của Trang trại
Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải
4.1.4.1 Các chất ô nhiễm trong nước thải
Các chất ô nhiễm trong nước thải được xác định theo theo QCVN 62 - MT:2016/BTNMT, cột B – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi gồm: pH, BOD5, COD, Tổng chất rắn lơ lửng, Tổng Coliform, Tổng Nitơ
4.1.4.2 Giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải:
Giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong dòng thải được áp dụng theo QCVN 62 -MT:2016/BTNMT, cột B – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi (Cột B - quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt)
Bảng 8: Bảng giá trị giới hạn các chất ô nhiễm trong dòng thải của dự án theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT Cột B
TT Chất ô nhiễm Đơn vị tính
4 Tổng chất rắn lơ lửng
6 Tổng Coliforms MPN hoặc CFU/ 100 ml 5.000
- Giá trị tối đa của các thông số ô nhiễm tại bảng trên cho phép được xả vào môi trường(Cmax):
+ C: là giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm
+ Kq: Hệ số nguồn tiếp nhận nước thải lấy Kq = 0,9( áp dụng đối với nguồn tiếp nhận là kênh, mương, sông, suối không có số liệu về lưu lượng dòng chảy);
+ Kf: Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf = 1,3( áp dụng đối với lưu lượng thải
Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải
- Tọa độ địa lý vị trí xả thải (Hệ tọa độ VN2000, KT106 o Múi chiếu 3 o ):
Bảng 9: Tọa độ điểm xả thải Điểm xả thải Tọa độ địa lý vị trí xả thải (Hệ tọa độ VN2000, KT106 o Múi chiếu 3 o )
Khe suối thoát nước của khu vực thôn Dẻ
Cau, xã Thanh Sơn, huyện Lương Sơn giáp danh với dự án về phía Đông Nam
4.1.5.2 Phương thức xả nước thải: Liên tục
4.1.5.3 Nguồn tiếp nhận nước thải: Khe suối thoát nước của khu vực thôn
4.3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn và độ rung: không 4.4 Các nội dung đề nghị cấp phép khác: không
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
5.1 Kết quả quan trăc định kỳ năm 2021
5.1.1 Kết quả quan trắc định kỳ nước thải
Kết quả quan trắc định kỳ nước thải được tổng hợp bảng sau:
Bảng 10: Bảng tổng hợp kết quả quan trắc nước thải sau xử lý năm 2021
STT Chi tiêu phân tích ĐVT
Kết quả QCVN 62-MT:2016/BTNMT, cột B Đợt 1
- QCVN 62-MT:2016/BTNMT,cột B – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi, Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả vào nguồn nước không dùng cho nguồn nước cấp nước sinh hoạt
- C max : Giá trị tối đa của các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận
* Nhận xét: Kết quả quan trắc 04 đợt năm 2021 cho thấy, các chỉ tiêu ô nhiễm nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung đều thấp hơn giá trị Cmax giá trị tối đa của các thông số ô nhiễm được phép thải ra nguồn tiếp nhận
5.1.2 kết quả quan trắc định kỳ không khí xung quanh
Bảng 11: Bảng tổng hợp kết quả quan trắc môi trường không khí năm 2021
STT Vị trí đo Nhiệt độ
2 Khu lưu giữ chất thải rắn 30 68,6 0,1 94 62 10,4 8,52 2.024
3 Khu vực hệ thống xử lý nước thải 30,3 71,2 0,2 55 55,9 10,86 15,41 2.100
4 Khu vực hố phân hủy heo 30,4 71,8 0,2 71 56 4,41 13,49 1.408
2 Khu lưu giữ chất thải rắn 31,4 71,9 0,6 84 60,6 11,03 17,1 2.340
3 Khu vực hệ thống xử lý nước thải 31,7 71,7 0,3 63 53,6 7,45 9,75 3.100
4 Khu vực hố phân hủy heo 32,1 70,5 0,5 70 51,6 5,54 13,08 1.680
2 Khu lưu giữ chất thải rắn
3 Khu vực hệ thống xử lý nước thải
4 Khu vực hố phân hủy heo
2 Khu lưu giữ chất thải rắn 29,3 76,9 0,3 78,9 62,3 10,3 18,7 1.283
3 Khu vực hệ thống xử lý nước thải 29,5 76,3 0,4 70,4 59,3 5,18 22,9 2.259
4 Khu vực hố phân hủy heo 29,6 76,1 0,2 62,8 60,8 7,83 35,3 2.793
QCVN 03:2019/BYT Giới hạn tiếp xúc ngắn(STEL) 5.000 5.000 20.000
QCVN05:2013/BTNMT( trung bình giờ) - - - 300 - 200 350 30.000
- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh của Bộ TN&MT
- QCVN 02:2019/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về bụi – Giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc.của Bộ Y tế
- QCVN 03:2019/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc của Bộ Y tế
- QCVN 24:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc của Bộ Y tế
- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn của Bộ Tài Nguyên và Môi trường
* Đánh giá chung kết quả: Kết quả quan trắc các mẫu không khí năm 2022, các chỉ tiêu quan trắc, phân tích đều thấp hơn giới hạn cho phép các quy chuẩn hiện hành
5.2 Kết quả quan trăc định kỳ năm 2022
5.2.1 Kết quả quan trắc định kỳ nước thải
Kết quả quan trắc định kỳ nước thải được tổng hợp bảng sau:
Bảng 12: Bảng tổng hợp kết quả quan trắc nước thải sau xử lý năm 2022
STT Chi tiêu phân tích ĐVT
Kết quả QCVN 62-MT:2016/BTNMT, cột B Đợt 1
- QCVN 62-MT:2016/BTNMT,cột B – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi, Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả vào nguồn nước không dùng cho nguồn nước cấp nước sinh hoạt
- C max : Giá trị tối đa của các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận
* Nhận xét: Kết quả quan trắc 04 đợt năm 2022 cho thấy, các chỉ tiêu ô nhiễm nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung đều thấp hơn giá trị Cmax giá trị tối đa của các thông số ô nhiễm được phép thải ra nguồn tiếp nhận
5.2.2 kết quả quan trắc định kỳ không khí xung quanh
Bảng 13: Bảng tổng hợp kết quả quan trắc môi trường không khí năm 2022
STT Vị trí đo Nhiệt độ
3 Khu vực hệ thống xử lý nước thải 27,9 53,4 0,7 80,45 63,3 22,07 34,98 1449
4 Khu vực hố phân hủy heo 28,1 53,1 0,5 81,92 60,7 17,61 28,05 1658
2 Khu lưu giữ chất thải rắn 27,1 79,6 0,2 78,6 62,9 10,1 27,2 1530
3 Khu vực hệ thống xử lý nước thải 27,3 79,3 0,4 72,1 60,4 9,84 34,1 1240
4 Khu vực hố phân hủy heo 27,2 79,5 0,3 73,8 57 24,1 26,2 1685
2 Khu lưu giữ chất thải rắn 27,6 78,4 0,2 85,3 54,3 13,3 37,9 2032
3 Khu vực hệ thống xử lý nước thải 28,1 75,2 0,4 78,5 56,6 18,1 41,5 1855
4 Khu vực hố phân hủy heo 28,5 74,6 0,3 82,1 49,9 23,6 31,9 1925
2 Khu lưu giữ chất thải rắn 30,6 60,9 0,2 87,2 54,2 13,15