1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải pháp tiếp cận và làm thay đổi một cách trực tiếp nhận thức về các tcxh thông qua các hoạt động thực tiễn dành cho học sinh thpt

25 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Giải phápGiải pháp tiếp cận và làm thay đổi một cách trực tiếp nhận thức vềcác TCXH thông qua các hoạt động thực tiễn dành cho học sinh THPT,tăng mức độ tham gia của học sinh vào các TCX

Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh Trường THPT Trần Phú CUỘC THI KHOA HỌC – KỸ THUẬT HỌC SINH TRUNG HỌC CẤP THÀNH PHỐ Lĩnh vực: Khoa học Xã hội – Hành vi Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thanh Tuấn Học sinh thực hiện: Nguyễn Phạm Như Tâm Nguyễn Gia Hoàng NĂM HỌC: 2019 – 2020 LỜI CẢM ƠN Chúng em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Trung Học Phổ Thông Trần Phú và quý thầy cô vì đã tin tưởng, ủng hộ và giúp đỡ chúng em hoàn thành tốt đề tài này Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến sự hướng dẫn tận tâm của thầy Nguyễn Thanh Tuấn trong suốt thời gian qua Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn học sinh trung học phổ thông Trần Phú vì đã nhiệt tình tham gia để chúng em có thể thực hiện cá cuộc khảo sát Mọi thông tin được cung cấp đều là nguồn dữ liệu hỗ trợ quan trọng góp phần phát triển cho đề tài Và cuối cùng, chúng con xin chân thành cảm ơn gia đình vì đã ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi và làm điểm tựa cho chúng con trong quá trình thực hiện đề tài này Nhóm tác giả : NGUYỄN PHẠM NHƯ TÂM NGUYỄN GIA HOÀNG STT Tên học sinh Ngày/ tháng/ năm Mức độ đóng sinh góp 1 Nguyễn Phạm Như Tâm 18/09/2003 2 Nguyễn Gia Hoàng CHƯƠNG I : TÓM TẮT ĐỀ TÀI Đề tài : 1.1 Tính mới: Đối tượng nghiên cứu Đề tài về TCXHTN dành cho thanh thiếu niên còn khá mới mẻ và ít được quan tâm Về đối tượng nghiên cứu: TCXHTN Đề tài tổ chức xã hội vốn quen thuộc tuy nhiên chủ yếu hướng đến người lớn, sinh viên và đối tượng học sinh chưa được chú trọng vì việc giới thiệu các tổ chức này vẫn thông qua hình thức cá nhân Do đó, nghiên cứu quyết định chọn học sinh trường THPT Trần Phú là đối tượng khai thác Giải pháp Giải pháp tiếp cận và làm thay đổi một cách trực tiếp nhận thức về các TCXH thông qua các hoạt động thực tiễn dành cho học sinh THPT, tăng mức độ tham gia của học sinh vào các TCXH Truyền thông là một giải pháp truyền tải thông tin một cách ngắn gọn và đầy đủ nhất đến học sinh THPT Bằng sự tác động vào môi trường và làm thay đổi môi trường tương tác giữa học sinh với các TCXH giúp học sinh tiếp nhận thông tin một cách hiệu quả nhất Việc tham gia TCXHTN chủ yếu là thông qua sự giới thiệu từ người quen, chưa được lan tỏa Hơn nữa, quá trình lựa chọn TCXHTN của học sinh vẫn còn khó khăn do chưa được hệ thống và đảm bảo Vì vậy giải pháp như một cơ sở để học sinh có thể ứng dụng nhằm lựa chọn một TCXHTN an toàn và hiệu quả với bản thân 1.2 Tính khoa học Nghiên cứu dựa trên các kiến thức khoa học, cơ sở lập luận từ những khảo sát đánh giá và số liệu thống kê thực tế 1.3 Tính thực tiễn Nghiên cứu phân loại và đánh giá mức độ quan tâm của học sinh đến TCXHTN đồng thời hỗ trợ xây dựng môi trường tiếp cận, tăng sự gần gũi, tính tương tác giữa học sinh với các TCXH Dựa trên thống kê thực tế, hiện trạng học sinh THPT quá chú trọng vào việc học mà chưa quan tâm đến việc trau dồi các kĩ năng mềm khác, phần lớn là do sự tác động của môi trường xung quanh vẫn chưa thực sự thu hút và hiệu quả, dẫn đến mức độ quan tâm của học sinh THPT cũng như nhận thức về các TCXH còn hạn chế Không chỉ áp dụng cho học sinh THPT Trần Phú mà còn có thể nhân rộng ra các học sinh ở nhiều khu vực khác trong thành phố hay thậm chí là học sinh ở những vùng khác 1.4 Tính cộng đồng Mặc dù TCXHTN chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, khu dân cư chủ chốt, Tuy nhiên, nghiên cứu mong muốn lan truyền đến mọi học sinh sứ mệnh cao cả cống hiến cho cộng đồng, cho xã hội và nhóm người yếu thế, chia sẻ những thông điệp về giá trị nhân đạo của các tổ chức xã hội Chương II: PHẦN MỞ ĐẦU 2.1 Lí do chọn đề tài : Vào năm 2018, nhóm tác giả có cơ hội được tiếp cận hai tổ chức xã hội tự nguyện (TCXHTN) dành cho giới trẻ: VietAbroader Club1 và Project Sugar2 Bằng trải nghiệm thực tế, chúng tôi nhận thấy hai TCHXTN vừa nêu mang lại môi trường trải nghiệm tự do, giúp người tham gia học hỏi được nhiều kĩ năng mới, làm giàu vốn sống, hoàn thiện về nhân cách, nâng cao ý thức trách nhiệm với cộng đồng, Việc tham gia các tổ chức này có ý nghĩa thiết thực đối với thanh thiếu niên nói chung và học sinh trung học phổ thông (THPT) nói riêng Thế nhưng, bài khảo sát “Thực trạng tham gia vào các tổ chức xã hội tự nguyện dành cho thanh thiếu niên của học sinh trường THPT Trần Phú” mà nhóm thực hiện cho thấy có đến 93,7 % học sinh của trường không tham gia vào các TCXHTN dành cho thanh thiếu niên Xuất phát từ thực trạng này, nhóm tác giả quyết định thực hiện đề tài: “Giải pháp giúp học sinh trường THPT Trần Phú tham gia các tổ chức xã hội tự nguyện dành cho thanh thiếu niên” nhằm tạo điều kiện cho học sinh Trần Phú được tiếp cận với các TCXHTN, nhận thức được vai trò của nó đối với học sinh THPT và tham gia có hiệu quả, góp phần phát triển toàn diện bản thân 2.2 Câu hỏi nghiên cứu : - Sự hiểu biết, mức độ quan tâm của học sinh trường THPT Trần Phú với các TCXHTN như thế nào? - Làm cách nào để học sinh trường THPT Trần Phú tham gia vào các TCXHTN tích cực, hiệu quả và an toàn? 2.3 Vấn đề nghiên cứu - Mức độ tham gia của học sinh THPT Trần Phú với các TCXHTN - Giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của học sinh THPT Trần Phú về lợi ích của các TCXHTN dành cho thanh thiếu niên và tăng mức độ tham gia vào các TCXHTN cho học sinh 2.4 Giả thuyết khoa học - Số lượng học sinh trường THPT Trần Phú tham gia vào các TCXHTN dành cho đối tượng thanh thiếu niên còn hạn chế 1 VietAbroader: tổ chức nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho giới trẻ Việt Nam được theo học tại môi trường học tập hàng đầu thế giới, đồng thời có những đóng góp trở lại cho quê hương 2 Project Sugar: tổ chức nhằm giúp trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ mồ côi, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt,… hòa nhập, với cộng đồng; tạo cơ hội cho các bạn trẻ hiểu được giá trị tinh thần thiện nguyện - Học sinh trường THPT Trần Phú chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc cũng như kiến thức và thông tin về các tổ chức xã hội còn hạn hẹp - Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng này là do học sinh THPT Trần Phú chưa quản lí được thời gian C Thiết kế và phương pháp nghiên cứu - Mô tả chi tiết tiến trình và thiết kế thí nghiệm (thực nghiệm), bao gồm phương pháp thu thập số liệu, xác định giải pháp và thiết kế mô hình,… Chỉ mô tả cho dự án của mình nghiên cứu, không bao gồm công việc được thực hiện bởi người hướng dẫn hay của những người khác - Xác định những rủi ro tiềm năng và những cảnh báo an toàn cần thiết 2.5 Kế hoạch nghiên cứu Tổng hợp phân Khảo sát Đánh giá xếp loại Ứng dụng tích Giai đoạn 1 : Tổng hợp và phân tích - Nội dung : đưa ra giả thuyết dựa trên quá trình phân tích môi trường tiếp xúc của học sinh THPT với các TCXHTN - Thời gian thực hiện : 01/07/2019 đến 01/09/2019 Giai đoạn 2 : Khảo sát - Nội dung : thực hiện khảo sát trực tuyến về mức độ tham gia của học sinh THPT vào các TCXHTN - Thời gian : 06/09/2019 đến 20/09/2019 - Mục tiêu khảo sát: 650 phản hồi Giai đoạn 3 : đánh giá và xếp loại - Nội dụng : Phân loại học sinh theo 4 mức độ và đưa ra giải pháp cho mỗi mức độ - Thòi gian : 25/09/2019 đến 01/10/2019 Giai đoạn 4 : Ứng dụng giải pháp - Nội dung : Ứng dụng giải pháp vào hoạt động chính thức - Thời gian : 10/10/2019 – 30/10/2019 2.6 Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết: phân tích và tổng hợp lý thuyết, phân loại và hệ thống hóa lý thuyết, mô hình hóa - Nghiên cứu thực nghiệm: thu thập và thông kê dữ liệu, miêu tả và so sánh CHƯƠNG VI : QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU 4.1 Khái quát : Đối tượng: Học sinh đang học tập tại trường THPT Trần Phú (cả 3 khối) Thời gian: Từ ngày 15/05/2019 đến ngày 30/10/2019 Địa điểm: Trường THPT Trần Phú 4.2 Quá trình khảo sát: 4.2.1 Thông tin cơ bản: Mục đích khảo sát: Đánh giá và khảo sát mức độ tham gia của học sinh THPT Trần Phú với các TCXHTN Từ đó xác định những nhu cầu cần thiết của học sinh trong các TCXHTN nhằm củng cố cơ sở lí thuyết của nghiên cứu và định hướng hoàn thiện giải pháp cải thiện nhận thức và mức độ tham gia của học sinh với hoạt động này Thời gian khảo sát: Từ ngày 06/09/2019 đến ngày 20/09/2019 Đối tượng khảo sát: Học sinh trường THPT Trần Phú Nội dung: Khảo sát số liệu mức độ tham gia và quan tâm của học sinh Trần Phú với các TCXHTN để xác định thực trạng, làm rõ giả thuyết Thiết kế nghiên cứu: Bài khảo sát “ Mức độ tham gia vào các tổ chức xã hội tự nguyện của học sinh trường THPT Trần Phú ” Hình thức: Khảo sát trực tuyến bằng Google biểu mẫu - Bao gồm: + 3 câu hỏi thông tin (gmail, khối lớp, trường đang học) + 1 câu hỏi phân loại mức độ tham gia của học sinh + 9 câu hỏi tự luận và trắc nghiệm làm rõ, đánh giá + 3 câu hỏi tìm hiểu vấn đề cản trở học sinh Câu hỏi khảo sát : 4.2.2 Quy trình nghiên cứu: Xác Nghiên cứu cơ sở lí thuyết định tổng quan Khảo sát mức độ tham gia và nguyên nhân của thực trạng Khảo Phân tích số liệu sát 4.2.3 Kết quả khảo sát  Thông tin cơ bản của đối tượng khảo sát Nhận được : Tổng cộng 693 phản hồi Chủ yếu là học sinh THPT Trần Phú bao gồm cả ban tự nhiên và xã hội, cả nam và nữ (không chênh lệch quá 25%)  Mức độ quan tâm của học sinh đối với các tổ chức xã hội 13% 6% Đã hoặc đang là thành viên / cộng tác 21% viên / tình nguyện viên của một tổ chức xã hội 60% Có tham gia các hoạt động do các tổ chức xã hội tổ chức Có biết đến nhưng chưa từng tham gia Không biết đến các tổ chức xã hội Qua thống kê có thể dễ dàng thấy được sự chênh lệch rất lớn giữa số lượng học sinh chưa tham gia các tổ chức xã hội với số còn lại Tổng số lượng học sinh Trần Phú chưa tham gia các TCXHTN lên đến 96% Trong khi đó số lượng đã tham gia vào tổ chức hoặc các hoạt động do tổ chức quản lí chỉ chiếm 41 tổng số.Từ đó, khảo sát cho thấy số lượng học sinh Trần Phú tham gia vào các tổ chức xã hội chiếm số lượng rất ít gần như không đáng kể Từ đây, chúng tôi phân loại học sinh dựa trên câu trả lời trên : Nhóm I Học sinh Trần Phú đã hoặc đang là thành viên/ cộng tác viên/ tình nguyện viên và nhóm học sinh từng tham gia hoạt động/ dự án do các TCXHTN quản lí  PHƯƠNG TIỆN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA CÁC TCXHTN Trường học/ Thống kê cho thấy có 3 phương Địa phương tiện chủ yếu để tiếp cận thông tin của các TCXHTN là: Truyền thông; 27% Trường học/ Địa phương; Các mối quan hệ Trong đó truyền thông chiếm Truyền thông tỉ lệ phần trăm cao nhất với 45% và 45% gần như gấp đôi hai phương tiện còn lại Điều đó cho thấy mức độ ảnh Các mối quan hệ 28% Truyền thông Các mối quan hệ Trường học/ Địa phương hưởng của phương tiện này trong thời đại công nghệ và là một yếu tố mà nghiên cứu có thể khai thác  CÁC CHỦ ĐỀ ĐƯỢC QUAN TÂM 10.0% 33.3% Chủ đề mà học sinh quan tâm nhất 35.0% chính là các vấn đề xã hội (như: thiện nguyện, cộng đồng LGBT, nạn mại dâm, 21.7% ấu dâm, ) chiếm đến 35%.Ngoài ra 33.3% học sinh quan tâm về vấn đề môi BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG trường và 21.7% quan tâm về chủ đề HUẤN LUYỆN KỸ NĂNG huấn luyện kĩ năng Qua đó, nhóm CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI nghiên cứu biết được mức độ ưu tiên CHỦ ĐỀ KHÁC dành cho các chủ đề nhằm thu hút các bạn học sinh THPT  LỢI ÍCH KHI THAM GIA CÁC TCXHTN ( có thể chọn nhiều lựa chọn ) Mở rộng các mối quan hệ, tạo nhiều cơ hội phát triển bản thân Bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách Hình thành bồi dưỡng, phát triển kĩ năng Nâng cao nhận thức và hiểu biết 11 11.5 12 12.5 13 13.5 14 14.5 Theo quan điểm của học sinh, lợi ích tham gia vào các hoạt động của TCXHTN chủ yếu là hình thành bồi dưỡng và phát triển kĩ năng (93.3% bình chọn) Nhưng lợi ích bồi dưỡng và phát triển nhân cách chỉ có 80% học sinh lựa chọn Nhìn chung tham gia các TCXHTN có mang đến cho học sinh những lợi ích nhất định  KHÓ KHĂN GẶP PHẢI TRONG QUÁ TRÌNH THAM GIA 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 Không quản lí Chưa đủ kĩ năng Không được phụ Không có được thờigian làm việc huynh đồng thuận Qua quá trình khảo sát cho thấy có đến 68.2% học sinh gặp khó khăn trong quá trình tham gia là do không quản lí được thời gian và số lượng học sinh cảm thấy bản thân chưa đủ kĩ năng làm việc trong tổ chức đạt 50%, hơn hẳn các lí do còn lại Từ đó, nhóm nghiên cứu biết được và tìm ra giải pháp hợp lí giúp các bạn học sinh khắc phục Riêng với học sinh đã hoặc đang tham gia dự án/ hoạt động do các TCXHTN quản lí  SỐ LẦN THAM GIA TRONG 1 NĂM 8.6% CHỈ 1 LẦN 39.1% 52.3% 2-4 LẦN TRÊN 4 LẦN Theo thống kê cho thấy tần số tham gia vào các hoạt động, tổ chức xã hội của học sinh THPT Trần Phú rất thấp Hơn một nửa số học sinh chỉ tham gia 1 lần vào tổ chức xã hội (chiếm 52.3%) Lượng học sinh tham gia vào tổ chức xã hội từ 2 đến 4 lần trong một năm chiếm 39.1% so với tổng số học sinh Mức độ tham gia trên 4 lần vào tổ chức xã hội của các học sinh chỉ từ 8.6%, chưa được một phần mười so với tổng số học sinh Qua đó cho thấy, mức độ tham gia vào các hoạt động TCXHTN của học sinh Trần Phú là rất thấp Nhóm II: Học sinh chỉ mới biết đến các TCXHTN nhưng chưa từng tham gia  LÍ DO CHƯA THAM GIA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TỰ NGUYỆN 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% KHÔNG CÓ CHƯA CÓ CƠ BỐ MẸ NGĂN KHÔNG THẤY CHƯA TIẾP KHOẢNG LÍ DO KHÁC THỜI GIAN HỘI CẤM CÓ ÍCH CẬN NHIỀU CÁCH XA Đúng như giả thuyết ban đầu, phần lớn các học sinh không tham gia vào các TCXHTN là vì không quản lí được thời gian (70.7%), kế đến là do chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc cũng như là tiếp cận nhiều với các tổ chức xã hội Do đó, việc giúp các bạn học sinh sắp xếp và quản lí thời gian cũng như là mở rộng sức ảnh hưởng của các TCXHTN sẽ giúp tăng số lượng học sinh THPT Trần Phú tham gia vào các TCXHTN nói riêng và hoạt động cộng đồng nói chung Nhóm III: HỌC SINH KHÔNG BIẾT ĐẾN CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI Sau khi đọc một số thông tin về các Khô TCXHTN nhóm nghiên cứu đưa ra, vẫn có đến ng 41% 41% số lượng học sinh không có hứng thú với Có việc tham gia vào các tổ chức Điều này thể 59% hiện rõ sự thụ động ở học sinh THPT Trần Phú là rất lớn, các bạn học sinh vẫn chưa hiểu được giá trị của các tổ chức xã hội, tạo nên một môi trường học tập cứng nhắc, khuôn khổ chưa khai thác được hết khả năng tiềm ẩn bên trong mỗi cá nhân học sinh 4.2.4 Kết luận: Nhóm I gặp khó khăn trong quá trình tham gia chủ yếu vì không quản lí được thời gian Vì vậy, chúng tôi xin phép đề xuất “Ma trận quản lí thời gian Eisehower” [7] Phương pháp Ma trận quản lý thời gian được áp dụng trong các công việc ưu tiên hàng ngày là tạo ra nguyên tắc quản lý thời gian Bước 1: Liệt kê những hoạt động và dự án bạn phải làm, kể cả những hoạt động không quan trọng Bước 2: Sắp xếp các hoạt động dựa trên tầm quan trọng và tính cấp thiết của chúng theo ma trận Ma trận bao gồm một hình vuông được chia làm 4 hộp, hoặc 4 phần tư, được quy định như sau: QUAN Khẩn cấp Không khẩn TRỌNG cấp LÀM LỰA CHỌN Làm ngay Học bài/ làm bài tập Sắp xếp lịch để làm cho ngày mai Tập thể dục Trau dồi kỹ năng mềm KHÔNG ỦY THÁC XÓA BỎ QUAN TRỌNG Ai có thể làm giúp Loại bỏ nó bạn Xem TV Đi mua đồ MXH Chia sẻ bài viết Lướt web Chìa khóa của ma trận Eisenhower chính là sự ưu tiên (priority) và quản lý thời gian Ta cần phải phân biệt được đâu là việc quan trọng và ưu tiên làm trước Đặc biệt, khi đã xác định được thứ tự ưu tiên rõ ràng, bạn sẽ tách được chúng với các yếu tố gây nhiễu và mất thời gian Theo thời khóa biểu, học sinh Trần Phú sẽ được nghỉ vào thứ 7 và Chủ Nhật vì vậy đây là khoảng thời gian thích hợp để học sinh có thể ứng dụng ma trận để sắp xếp thời gian cho hoạt động của TCXHTN đồng thời có thể quản lí được việc học và các hoạt động cá nhân khác Nhóm II và III Giải pháp 1: Đề xuất với Ban Giám Hiệu nhà trường thành lập câu lạc bộ (clb) về tổ chức xã hội tự nguyện - Mục đích: Là cầu nối giữa học sinh Trần Phú với các tổ chức tự nguyện dành cho học sinh THPT - Phương thức hoạt động: + Xây dựng một cộng đồng các bạn trẻ nghiên cứu và phát triển các TCXHTN thành một hệ thống riêng dành cho học sinh THPT + Thành viên câu lạc bộ có sứ mệnh truyền tải những giá trị tốt đẹp, quan niệm đúng đắn của các TCXHTN cho học sinh - Hình thức: + Mỗi Chủ Nhật, clb sẽ tổ chức các buổi giao lưu, trải nghiệm, trại hè, sự kiện hội chợ, cho học sinh dưới mô hình của TCXHTN và cộng tác với các TCXHTN dành cho thanh thiếu niên + Hoạt động nội bộ: Các thành viên clb tự thiết lập cơ chế hoạt động gồm chia sẻ và trao đổi thông tin về chủ đề TCXHTN, trải nghiệm thực tế ở các TCXHTN, rèn luyện kỹ năng thực tiễn và tổ chức các dự án để xây dựng hệ thống học sinh tham gia các TCXHTN dành cho thanh thiếu niên 4.3 QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP Mục đích : Qua khảo sát cho thấy có đến 45% học sinh sử dụng truyền thông đặc biệt là mạng xã hội Facebook để tiếp cận thông tin của các TCXHTN Từ đó, chúng tôi xin đề xuất giải pháp fanpage I Talk About Hình thức: Trang fanpage trên mạng xã hội facebook với mục đích mang đến các bạn các chủ đề, hoạt động, lợi ích của TCXHTN bằng góc nhìn mới lạ, gần gũi và thiết thực Đồng thời cập nhật thêm thông tin về các hoạt động cũng như sự kiện, dự án của các TCXH sắp diễn ra cho học sinh Link fanpage : https://sum.vn/RQ8CP Các chủ đề cơ bản :  Vai trò của các TCXHTN đối với học sinh ( trong đời sống hằng ngày, trong quá trình phát triển bản thân, trong học tập và làm việc, trong sự nghiệp tương lai, sự kết nối trong cộng đồng, )  Tổng hợp và giới thiệu các TCXHTN theo lĩnh vực hoạt động, phạm vi hoạt động  Các đối tượng có thể hỗ trợ học sinh trong quá trình lựa chọn và tham gia các TCXHTN  Hoạt động giao lưu hằng tuần ( Tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau và tương tự các hoạt động của clb TCXHTN )  Ngày hội các TCXHTN - Lợi ích của học sinh: Được tiếp xúc với nhiều tổ chức với hình thức hoạt động khác nhau đến từ nhiều lĩnh vực và phạm vi hoạt động Các hoạt động từ mỗi tổ chức sẽ giúp học sinh lĩnh hội thực tế được vai trò của các TCXHTN - Lợi ích của tổ chức: Có thể quảng bá thương hiệu tổ chức, quảng bá dự án và mang những sứ mệnh của tổ chức đến gần đối tượng học sinh hơn Tiếp xúc với nhóm đối tượng này giúp các tổ chức khảo sát được nhu cầu của học sinh và điều chỉnh hình thức hoạt động phù hợp hơn  Cuộc thi online hằng tuần - Hình thức cuộc thi tương tự như chương trình - Để kiểm tra  Tiêu chí đánh giá một tổ chức xã hội tự nguyện Theo thống kê, số lượng các tổ chức xã hội, các câu lạc bộ, đang tăng nhanh chóng và mức độ tham gia ngày càng rộng rãi, phổ biến Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có bất kì một tiêu chí nào để đánh giá mức độ tham gia an toàn và có định hướng Học sinh là đối tượng chưa có nhiều trải nghiệm và còn hạn chế khả năng nhìn nhận và phân tích các tổ chức do chưa được tiếp xúc nhiều, chưa đủ kinh nghiệm và dễ tin Việc đa dạng hóa các tổ chức xã hội là con dao hai lưỡi có thể khiến học sinh thấy khó khăn trong việc chọn lựa hay vô tình tham gia vào các tổ chức với sứ mệnh không đúng đắn Vì vậy, chúng tôi quyết định đề xuất “Tiêu chí đánh giá một tổ chức cho học sinh”[8] để học sinh có thể tự lựa chọn một tổ chức phù hợp TIÊU CHÍ YẾU TỐ NỘI DUNG Tiêu chí trực tiếp Sứ mệnh - Xác định các mục đích Tiêu chí bản chất Lĩnh vực của tổ chức ra đời - Đối chiếu mục đích của tổ chức với nhu cầu của bản thân - Lưu ý cần đảm bảo tính bền vững của mục tiêu tổ chức đề ra - Lựa chọn lĩnh vực của TCXHTN phù hợp với yêu cầu bản thân - Đảm bảo lĩnh vực đó được pháp luật cho phép Năng lực - Đánh giá chung về năng lực hoạt động và Sự cam kết trách nhiệm của tổ chức với cộng đồng Hệ thống quản lí - Có thể dựa trên các số Truyền thông/ mức liệu thông kê và báo cáo độ danh tiếng - Sự cam kết thực sự và rõ ràng giữa thành viên và quản lí để tạo nên văn hóa của một tổ chức mà trong đó lợi ích cộng đồng là yếu tố được đặt lên hàng đầu - Bộ máy hoạt động ổn định - Tất cả thành viên đều có quyền hạn và trách nhiệm nhất định - Mức độ hoạt động tự nguyện của thành viên - Đội ngũ có năng lực - Phản hồi từ người tham gia - Hình ảnh thương hiệu trên truyền thông và qua người khác Tiêu chí gián tiếp Thành tựu - Các thành tựu mà tổ chức đạt được sau các Mức độ phát triển dự án Quan hệ với các đối - Sự thay đổi của cộng tác đồng mà tổ chức hướng đến Thống kê thường niên - Các giấy chứng nhận quốc tế / quốc gia về Phản hồi từ các cựu uy tín thành viên hoặc thành viên hiện tại - Tầm nhìn và định Xin ý kiến từ những hướng mục tiêu người đáng tin cậy (thầy cô, chuyên gia - Kết quả thực tế đạt chuyên ngành, được fanpage I Talk - Mức độ phát triển trong một khoảng thời gian qua các yếu tố: tương tác truyền thông, hình ảnh thương hiệu, kết quả dự án, phản hồi từ thành viên - Mức độ uy tín với các đối tác - Kết quả của các dự án hợp tác - Các báo cáo thường niên về nhân sự, kết quả dự án, hiệu suất, mức độ phát triển - Tham khảo ý kiến, phản hồi và các giá trị nhận sau khi tham gia TCXHTN đó - Tham vấn kinh nghiệm làm việc, thông tin hoặc phản hồi sau các About, ) trải nghiệm Kết Luận Dựa trên kết quả khảo sát và nghiên cứu, chúng tôi xin đưa ra các kết luận sau: Phần lớn học sinh THPT Trần Phú còn hạn chế trong việc tiếp xúc và tham gia các TCXHTN Trong đó, chỉ có 6% học sinh đang tham gia vào các TCXHTN Hơn nữa, môi trường tiếp xúc hiện nay của học sinh Trần Phú chưa thật sự cung cấp được các kiến thức về TCXHTN cũng như cái nhìn đúng đắn về những giá trị thực tiễn mà các hoạt động của tổ chức mang lại Đồng thời, theo xu hướng phát triển của Công nghệ - Thông tin, số lượng học sinh sử dụng môi trường ảo và các và các phương tiện trực tuyến đạt mức rất cao, đặc biệt là mạng xã hội Facebook Thế nhưng, mục đích sử dụng môi trường ảo cho việc rèn luyện kỹ năng và phát triển bản thân còn rất hạn chế Do đó, chúng tôi xin đề xuất một giải pháp thông qua ứng dụng Khoa học – Công nghệ giúp học sinh tiếp cận với các TCXHTN và khai thác các vai trò tích cực của mạng xã hội Ngoài ra, giải pháp còn là phương tiện để truyền bá các hoạt động thực tế của câu lạc bộ TCXHTN Tất cả các hạn chế thu được từ kết quả nghiên cứu sẽ được triển khai giải quyết trên fanpage với các chủ đề khác nhau, do đó phạm vi đối tượng tiếp cận được mở rộng Hơn nữa, fanpage không chỉ cung cấp kiến thức theo phương pháp thông thường mà còn ứng dụng các chương trình khác nhau nhằm mang đến một cái nhìn mới lạ và thu hút với mảng TCXHTN Fanpage và câu lạc bộ TCXHTN giúp xây dựng môi trường hoạt động và một hệ thống các học sinh có thể độc lập nghiên cứu phát triển, trau dồi kĩ năng và truyền bá hình thức “giáo dục” mới này Những kết quả thu được từ nghiên cứu có thể trở thành cơ sở có thể giúp phát triển nền tảng nhận thức của học sinh THPT Trần Phú trước các hoạt động cộng đồng cũng như gia tăng mức độ tham gia của học sinh vào các TCXH để có thể nhận ra vai trò của các TCXHTN cho quá trình rèn luyện bản thân mỗi học sinh Tài Liệu Tham Khảo [1] Lí thuyết về tổ chức xã hội, Dự thảo luật đầu tiên trực tiếp liên quan đến quyền dân sự chính trị của công dân là quyền tự do hiệp hội, được ban hành sau Hiến pháp năm 2013 http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dien-dan/item/1673-vai-tro-cua- cac-to-chuc-xa-hoi-va-thuc-trang-quy-dinh-phap-luat-ve-to-chuc-xa-hoi-o- viet-nam.html [2] Lí thuyết về tổ chức xã hội tự nguyện https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95_ch%E1%BB%A9c_x %C3%A3_h%E1%BB%99i [3] Vai trò của các tổ chức xã hội [4] Lý do tham gia hoạt động tình nguyện, Chiến dịch tình nguyện hè https://tinhdoan.soctrang.gov.vn/index.php/k-nang/3463-ly-do-b-n-nen- tham-gia-ho-t-d-ng-tinh-nguy-n [5] Tiêu chí đánh giá hiệu lực của tổ chức https://caphesach.wordpress.com/2013/01/28/tieu-chi-danh-gia-hieu-luc- cua-to-chuc-phan-cuoi/ [6] Phạm Toàn, Thế nào là toàn diện ? - Lao Động Cuối tuần số 39 https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/the_nao_la_toan_dien.html [7] Tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ - Dwight Eisenhower, ma trận quản lí thời gian https://www.dkn.tv/doi-song/song-va-lam-viec-tinh-gon-voi-ma-tran- eisenhower-bi-quyet-quan-ly-thoi-gian-cua-tong-thong-my.html [8] Cẩm nang tình nguyện viên PHỤ LỤC 1: TỔ CHỨC XÃ HỘI & TỔ CHỨC XÃ HỘI TỰ NGUYỆN A Tổ chức xã hội 1 Những lí thuyết về các tổ chức xã hội Định nghĩa tổ chức xã hội Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về tổ chức xã hội (TCXH) Các quan niệm được nhiều người biết đến và thừa nhận thường là: TCXH là một “mảng” của đời sống xã hội, theo đó chứa những đặc trưng về tính độc lập (khỏi các thiết chế chính trị và kinh tế), phi lợi nhuận và là tập hợp hoàn toàn mang tính tự nguyện của những công dân TCXH là “một mảng các hành động tập thể tự nguyện xoay quanh các giá trị, mục tiêu, lợi ích chung và thường được hình thành dưới dạng các tổ chức như các hội từ thiện, hiệp hội, nghiệp đoàn, các nhóm tương trợ, các phong trào xã hội, các hiệp hội kinh doanh, các liên minh, và các nhóm vận động, tư vấn” TCXH là lĩnh vực, ở bên ngoài gia đình, nhà nước, và thị trường, nơi người dân kết hợp hoạt động nhằm đạt được các lợi ích chung Ở Việt Nam, nếu hiểu theo nghĩa rộng, TCXH bao hàm tất cả các tổ chức hợp thành xã hội và trong xã hội Với ý nghĩa đó, TCXH ở Việt Nam bao gồm (1) tổ chức chính trị, (2) tổ chức chính trị - xã hội, (3) tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, (4) tổ chức xã hội - nghề nghiệp và (5) tổ chức xã hội(3) Theo nghĩa hẹp, TCXH là tập hợp của các hình thức phi nhà nước và phi chính trị, bao gồm các tổ chức phi chính phủ, tổ chức tự quản, cộng đồng, hội nghề nghiệp và từ thiện Theo nghĩa này, TCXH dùng chỉ một hình thức liên kết giữa các cá nhân và nhóm xã hội không dựa trên bất cứ mối liên kết chính trị nào mà dựa trên mối liên kết dân sự giữa họ - mối liên kết giữa những thành viên tự nguyện, tự quản thành các tổ chức của các cộng đồng, đoàn thể nhân dân Đây chính là các tổ chức của các cộng đồng, đoàn thể nhân dân(4) Các dấu hiệu cơ bản nhất của tổ chức xã hội : Nhóm xã hội được lập ra có chủ định và các thành viên của nhóm đó ý thức được rằng nhóm của họ tồn tại để đạt được mục đích nhất định nào đó Hoạt động theo sự phân bố trong mạng lưới các quan hệ quyền lực theo thứ bậc trên - dưới, cao - thấp Mỗi một thành viên của tổ chức xã hội có vị thế xác định và đều được trao những trách nhiệm và quyền hạn nhất định, dù họ là những người đứng thấp nhất trong thang bậc quyền lực của tổ chức Mọi tổ chức luôn có những quy tắc đặt ra để điều chỉnh mối quan hệ giữa các vai trò khiến cho tổ chức hoạt động được nhịp nhàng, ổn đinh Phần lớn các mục đích và các mối quan hệ của tổ chức được chính thức và công khai Phân loại Có 4 loại tổ chức xã hội : - Nhóm uy quyền (Charismatic groups) - Tổ chức biệt lập (Total institution) - Tổ chức quan liêu - Tổ chức tự nguyện (Voluntary associations) Tuy nhiên trong dự án, tác giả nghiên cứu chủ yếu về nhóm Tổ chức tự nguyện 2 Một số tổ chức xã hội tự nguyện phổ biến cho học sinh hiện nay AIESEC AIESEC (Association Internationaledes Étudiants en Sciences Économiques etCommerciales) là một tổ chức tình nguyện quốc tế lớn hàng đầu thế giới hoạt động phi lợi nhuận và được điều hành bởi các bạn trẻ đang theo học các trường Đại học, Cao học hoặc vừa ra trường một vài năm Tổ chức được thành lập từ năm 1948, AIESEC đã thúc đẩy trao đổi, giao lưu văn hóa, giúp các bạn trẻ khám phá, phát triển bản thân, khả năng lãnh đạo… không chỉ trong nước mà trên toàn thế giới Ngoài ra, AIESEC còn hỗ trợ các công ty, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận được nguồn nhân lực tiềm năng trong nước và trên toàn thế giới VietAbroader Organisation – VACl VietAbroader là tổ chức phi lợi nhuận được thành lập từ năm 2004 Với sứ mệnh “Empower Vietnamese Youth”, VietAbroader sau hơn 10 năm hoạt động cho đến nay đã và đang tổ chức nhiều dự án lớn nhỏ với sự tham gia của nhiều thành viên ở Việt Nam và nước ngoài Đến nay, VietAbroader hoạt động trong hai mảng trọng tâm: Tài nguyên Du học và Kinh doanh/ Nghề nghiệp VietAbroader được công nhận bởi Bộ Giáo dục Hoa Kì là một tổ chức phi lợi nhuận tại bang New York Với sự gắn bó với các đại học nổi tiếng như Harvard, Duke, Princeton, và rất nhiều sự hỗ trợ từ các công ty, tổ chức khác, VietAbroader đã trở thành một người bạn đồng hành đáng tin cậy của giới trẻ Việt, cũng là cầu nối của các bạn với nền giáo dục thế giới Tổ chức tình nguyện vì giáo dục - V.E.O Tổ chức tình nguyện vì giáo dục - V.E.O là một tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ về giáo dục tại Việt Nam Thông qua chương trình giáo dục, tổ chức nhằm gây quỹ để giúp đỡ trẻ em vùng cao, biên giới, những đối tượng gặp khó khăn, những số phận kém may mắn trong cuộc sống trên lãnh thổ Việt Nam Tổ chức Tình nguyện vì giáo dục không chỉ gắn kết những cơ hội học tập và làm việc của các tình nguyện viên trên toàn thế giới và Việt Nam mà còn phát triển nên một cộng đồng vì lợi ích xã hội Khi được tham gia vào V.E.O Việt Nam các tình nguyện viên sẽ có cơ hội được cùng nhau có những chuyến đi vô cùng ý nghĩa đến các miền xa xôi của tổ quốc để giúp đỡ những người dân nơi đây B Tổ chức tự nguyện [1] ( Voluntary associations ) 1 Những lí thuyết về các tổ chức xã hội Khái niệm Là tổ chức tự nguyện hoạt động dựa vào những thành viên không hưởng lương, tổ chức này thiếu một cơ cấu chắc chắn hoặc một hệ thống quyền lực cưỡng bức Do tính chất tự nguyện này, mà TCTN ( tổ chức tự nguyện ) hành động không bị ràng buộc chặt chẽ, cho nên TCTN thường thu hút đông đảo thành viên  Guồng quay của cuộc sống hiện đại, tốc độ đô thị hóa và sự hội nhập quốc tế sâu rộng sinh ra các thế hệ công dân trẻ năng động, nhiệt thành và đầy sáng tạo TCTN tạo môi trường trải nghiệm tự do phát triển và bộc phát toàn bộ tiềm năng của bản thân thanh thiếu niên “Tuổi trẻ không có trải nghiệm, không có khát khao cống hiến và đam mê theo đuổi, thành công sẽ không bao giờ tìm đến…” [2] Đặc điểm chính : - Vì những lợi ích và nhu cầu của các thành viên - Việc tham gia tổ chức là hoàn toàn tự nguyện - Tổ chức tự nguyện không liên quan nhiều với chính phủ Hoạt động :

Ngày đăng: 12/03/2024, 20:22

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w