1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo ĐTM Dự án “Đầu tư mở rộng khai thác đá hoa tại thôn 3 (Nà Hà) – nay là thôn Đồng Dân, xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (giai đoạn điều chỉnh)

299 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo ĐTM Dự án “Đầu tư mở rộng khai thác đá hoa tại thôn 3 (Nà Hà) – nay là thôn Đồng Dân, xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (giai đoạn điều chỉnh)
Thể loại báo cáo
Định dạng
Số trang 299
Dung lượng 21,84 MB

Nội dung

Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường giai đoạn thi công dự án .... Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh giai đoạn thi c

Trang 2

Chủ dự án: Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327

1 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU 1

DANH MỤC HÌNH VẼ 4

MỞ ĐẦU 5

1 Xuất xứ của dự án 5

1.1 Thông tin chung về Dự án 5

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư 6

1.3 Sự phù hợp của dự án với Quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc Gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, mối quan hệ của Dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật liên quan 6

1.4 Phạm vi ĐTM của Dự án 8

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM 8

2.1 Các văn bản pháp luật; tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng 8

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định của các cấp có thẩm quyền về Dự án 12

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tạo lập 14

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 15

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường 19

4.1 Các phương pháp ĐTM 19

4.2 Các phương pháp khác 20

5 Tóm tắt nội dung chính của báo cáo ĐTM 21

5.1 Thông tin về dự án 21

5.1.1 Thông tin chung 21

5.1.2 Phạm vi, quy mô, công suất 22

5.1.3 Công nghệ sản xuất 23

5.1.4 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 23

5.1.5 Các yếu tố nhạy cảm về môi trường (nếu có) 24

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường 24

5.2.1 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường giai đoạn thi công dự án 24

5.2.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường giai đoạn vận hành dự án 27 5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của

Trang 3

Chủ dự án: Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327

2 dự án 30

5.3.1 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh giai đoạn thi công dự án 30

5.3.2 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh giai đoạn vận hành dự án 30

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 45

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của dự án 46

1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 49

1.1 Thông tin chung về Dự án 49

1.1.1 Tên dự án 49

1.1.2 Chủ dự án 49

1.1.3 Vị trí địa lý của dự án 49

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, nước mặt của Dự án 53

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 57

1.1.6 Mục tiêu, quy mô, công suất, công nghệ và loại hình dự án 57

1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 68

1.2.1 Các hạng mục công trình đã xây dựng 68

1.2.2 Các hạng mục công trình xây dựng mới 72

1.2.3 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và BVMT của Dự án 76

1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của Dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của Dự án 82

1.3.1 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của Dự án 83

1.3.2 Sản phẩm của Dự án 87

1.4 Công nghệ khai thác, vận hành của dự án 87

1.4.1 Công nghệ khai thác 87

1.4.2 Trình tự khai thác 96

1.4.3 Hệ thống khai thác 99

1.5 Biện pháp tổ chức thi công 100

1.6 Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện Dự án 101

1.6.1 Tiến độ thực hiện Dự án 101

1.6.2 Vốn đầu tư 101

1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện Dự án 104

2.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 105

Trang 4

Chủ dự án: Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327

3 2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 105

2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất 105

2.1.2 Điều kiện khí hậu, khí tượng 112

2.1.3 Nguồn tiếp nhận nước thải và đặc điểm địa chất thuỷ văn, hải văn 115

2.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội 116

2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh hoạt khu vực thực hiện dự án 119

2.2.1 Dữ liệu về đặc điểm môi trường và tài nguyên sinh vật 119

2.2.2 Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí 119

2.2.3 Hiện trạng tài nguyên sinh vật 121

2.3 Nhận dạng các đối tượng, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 122

2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 123

3.ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 124

3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn XDCB 125

3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 126

3.1.2 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 137

3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành dự án 147

3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn khai thác 150

3.2.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện trong giai đoạn khai thác 170

3.3 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường 183

3.3.1 Đánh giá, dự báo các tác động 183

3.3.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 186

Trong giai đoạn này chủ yếu thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động tới xói mòn do mưa và kinh tế, xã hội địa phương: 187

3.4 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 188

3.4.1 Danh mục công trình, kế hoạch thực hiện và kinh phí thực hiện công trình BVMT 188

3.4.2 Tổ chức thực hiện 189

Trang 5

Chủ dự án: Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327

4 3.5 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo 189

4.PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC 192

4.1 Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với dự án khai thác khoáng sản 192

4.1.1 Lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường 192

4.1.2 Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường 200

4.1.3 Kế hoạch thực hiện 217

4.1.4 Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường 219

4.2 Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với dự án chốn lấp chất thải 233

4.3 Phương án bổi hoàn đa dạng sinh học (nếu có) 233

5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 234

5.1 Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án 234

5.2 Chương trình giám sát môi trường 240

6 KẾT QUẢ THAM VẤN 244

6.1 Tóm tắt về quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng 244

6.1.1 Tóm tắt quá trình tổ chức tham vấn UBND cấp xã, các tổ chức chịu tác động trực tiếp bới dự án 244

6.1.2 Tóm tắt quá trình tổ chức họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án 244

6.2 Kết quả tham vấn cộng đồng 244

7 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 247

1 KẾT LUẬN 247

2 KIẾN NGHỊ 247

3 CAM KẾT 247

3.5.1 Cam kết thực hiện các biện pháp BVMT trong quá trình khai thác Dự án 248

3.5.2 Cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường 251

3.5.3 Các cam kết khác 251

8 TÀI LIỆU THAM KHẢO 252

9 PHỤ LỤC 253

PHỤ LỤC I 254

PHỤ LỤC II 259

PHỤ LỤC III 260

Trang 6

Chủ dự án: Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327

5

Trang 7

Chủ dự án: Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327

6

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BNN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

CTPHMT : Cải tạo phục hồi môi trường

Trang 8

Chủ dự án: Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327

7

Trang 9

Chủ dự án: Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327

1 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 0.1 Danh sách cán bộ tham gia lập báo cáo ĐTM 17

Bảng 0.2 Khối lượng XDCB 25

Bảng 0.3 Quy mô diện tích các hạng mục của mỏ hiện hữu cũng như Dự án 28

Bảng 0.4 Tổng hợp các hoạt động có khả năng gây tác động xấu đến môi trường 28

Bảng 3.12 Dự báo nồng độ bụi đường từ các khoảng cách khác nhau 33

Bảng 3.13 Tải lượng các chất ô nhiễm khí thải phát sinh tại mỏ 34

Bảng 3.14 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 34

Bảng 3.15 Thành phần CTNH phát sinh trong quá trình khai thác 38

Bảng 1.1 Tọa độ các điểm góc khu vực thăm dò (năm 2018) 49

Bảng 1.2 Tọa độ các điểm góc khu vực khai thác 50

Bảng 1.3 Hiện trạng các công trình kiến trúc 55

Bảng 1.4 Tổng hợp hiện trạng thiết bị khai thác mỏ 55

Bảng 1.5 Thống kê một số thông số chính của mỏ 58

Bảng 1.6 Bảng so sánh quy mô sử dụng đất của Dự án khi điều chỉnh 58

Bảng 1.7 Tổng hợp trữ lượng khai thác mỏ đá hoa thôn Đồng Dân, tính từ tháng 01/2023 (thời điểm lập Báo cáo kết quả thăm dò bổ sung) 61

Bảng 1.8 Lịch khai thác mỏ 65

Bảng 1.9 Thông số thi công tuyến đường lên bãi trữ đá 03 72

Bảng 1.10 Thông số thi công đê chắn 01 - bãi trữ đá 03 73

Bảng 1.11 Thông số thi công đê chắn 02 - bãi trữ đá 03 73

Bảng 1.12 Thông số thi công đê chắn 04 73

Bảng 1.13 Thông số thi công ao lắng 03 74

Bảng 1.14 Thông số thi công ao lắng 04 74

Bảng 1.15 Thông số thi công ao lắng 05 75

Bảng 1.16 Thông số thi công ao lắng 06 75

Bảng 1.17 Các công trình bảo vệ môi trường đã xây dựng và đang hoạt động tại mỏ đá hoa Nà Hà 76

Bảng 1.18 Kết quả tính toán công suất yêu cầu của mỏ 83

Bảng 1.19 Khối lượng nguyên, vật liệu dự kiến sử dụng trong giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án 85

Bảng 1.20 Tổng hợp thiết bị phục vụ khai thác mỏ 90

Trang 10

Chủ dự án: Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327

2 Bảng 1.21 Các thông số khoan nổ mìn 92

Bảng 1.22 Kế hoạch khai thác mỏ theo từng năm 97

Bảng 1.23 Bảng tổng hợp các thông số cơ bản của hệ thống khai thác 100

Bảng 1.24 Bảng huy động vốn 101

Bảng 1.25 Tổng hợp vốn đầu tư của Dự án 103

Bảng 2.1 Tổng hợp chỉ tiêu cơ lý toàn diện của đá hoa màu trắng, trắng xám 108

Bảng 2.2 Tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý đá toàn diện của đá hoa màu xám trắng 108

Bảng 2.3 Tổng hợp độ thu hồi đá khối tại moong M1 mở tại tập đá hoa xám trắng (V = 475m3) 110

Bảng 2.4 Tổng hợp độ thu hồi đá khối tại moong M2 mở tại tập đá hoa trắng xám (V = 485m3) 110

Bảng 2.5 Tổng hợp độ thu hồi đá khối tại moong M3 mở tại tập đá hoa trắng (V = 460m3) 110

Bảng 2.6: Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong các năm 113

Bảng 2.7: Số giờ nắng trung bình tháng trong các năm 113

Bảng 2.8: Lượng mưa trung bình tháng trong các năm 114

Bảng 2.9 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí năm 2023 120

Bảng 2.10 Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước thải trước và sau xử lý 120

Bảng 2.11 Nhận dạng các đối tượng chịu tác động 123

Bảng 3.1.Tổng hợp khối lượng xây dựng cơ bản mỏ 126

Bảng 3.2 Tóm lược các nguồn gây tác động phát sinh trong giai đoạn xây dựng 128

Bảng 3.3 Thành phần CTNH phát sinh trong giai đoạn XDCB 134

Bảng 3.4 Mức độ tiếng ồn tại nguồn của các thiết bị, phương tiện thi công 135

Bảng 3.5 Mức độ tiếng ồn do các phương tiện thi công 135

Bảng 3.6Thông số kỹ thuật của hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn 137

Bảng 3.7 Thông số kỹ thuật của các bãi thải 141

Bảng 3.8 Thông số công trình thu gom CTNH 143

Bảng 3.9 Danh mục trang bị bảo hộ lao động và kinh phí dự kiến 145

Bảng 3.10 Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải giai đoạn khai thác mỏ 147

Bảng 3.11 Hệ số phát thải bụi từ hoạt động thi công của WHO 150

Bảng 3.12 Dự báo nồng độ bụi đường từ các khoảng cách khác nhau 153

Bảng 3.13 Tải lượng các chất ô nhiễm khí thải phát sinh tại mỏ 154

Trang 11

Chủ dự án: Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327

3 Bảng 3.14 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 156

Bảng 3.15 Thành phần CTNH phát sinh trong quá trình khai thác 161

Bảng 3.16 Nguồn, đối tượng bị tác động môi trường giai đoạn đóng cửa mỏ 184

Bảng 3.17 Dự toán kinh phí thực hiện các công trình bảo vệ môi trường 188

Bảng 3.18 Nhận xét mức độ tin cậy của các đánh giá 190

Bảng 4.1 Tổng hợp chi phí thực hiện phương án 195

Bảng 4.2 Tổng hợp chi phí thực hiện phương án 198

Bảng 4.3.So sánh ưu điểm, nhược điểm của 2 phương án 199

Bảng 4.4 Khối lượng tháo dỡ các hạng mục công trình nhà xưởng 205

Bảng 4.5 Tổng hợp khối lượng công việc cải tạo phục hồi mặt bằng sân công nghiệp, văn phòng và phụ trợ 208

Bảng 4.6 Tổng hợp khối lượng các công tác cải tạo, phục hồi môi trường 214

Bảng 4.7 Thiết bị sử dụng trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường 217

Bảng 4.8 Đơn giá ngày công của lao động trồng và chăm sóc cây 220

Bảng 4.9 Chi phí trồng và chăm sóc 1ha cây keo 221

Bảng 4.10 Chi phí trồng 1ha cỏ lá gừng 223

Bảng 4.11 Tổng hợp chi phí các công trình cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án chọn (phương án 2 – trồng cây keo tràm xen cỏ) 224

Bảng 5.1 Bảng tổng hợp chương trình quản lý môi trường của Dự án 235

Bảng 5.4 Nội dung giám sát môi trường không khí giai đoạn xây dựng cơ bản và giai đoạn khai thác 240

Bảng 5.5 Nội dung giám sát môi trường nước thải giai đoạn khai thác của Dự án 241

Bảng 5.6 Kinh phí giám sát môi trường giai đoạn khai thác Dự án 243

Trang 12

Chủ dự án: Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327

4 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Hình ảnh vị trí khu vực Dự án trên bản đồ 51

Hình 1.2 Hiện trạng khai trường khai thác 54

Hình 1.3 Tuyến đường vận tải mỏ 54

Hình 1.4 Sơ đồ nguyên lý thoát nước chung tại mỏ 80

Hình 1.5 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt tại mỏ 81

Hình 1.6 Sơ đồ công nghệ khai thác đá khối kèm theo dòng thải 89

Hình 1.7 Sơ đồ công nghệ khai thác bằng khoan nổ mìn kèm dòng thải 90

Hình 1.8 Sơ đồ đấu ghép mạng nổ 92

Hình 1.9 Các thông số tầng khai thác và kết cấu lỗ mìn 92

Hình 1.10 Sơ đồ HTKT lớp bằng có nổ mìn 99

Hình 1.11 Sơ đồ HTKT lớp xiên 99

Hình 1.12 Sơ đồ tổ chức quản lý của Dự án 104

Hình 3.1 Hiện trạng bãi thải của cơ sở 142

Hình 3.2 Kho chứa chất thải nguy hại hiện trạng tại khu vực khai trường 144

Hình 3.3 Sơ đồ hệ thống thoát nước mỏ và nước mưa chảy tràn 173

Hình 3.4 Sơ đồ hệ thống bể tự hoại của Dự án 174

Hình 3.5 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt tại mỏ 174

Hình 3.6 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý môi trường 189

Hình 4.1 Sơ đồ tổ chức cải tạo, phục hồi môi trường 218

Trang 13

Chủ dự án: Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327

5

MỞ ĐẦU

1 Xuất xứ của dự án

1.1 Thông tin chung về Dự án

Doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327 khai thác đá hoa trắng tại thôn 3 (Nà Hà) - nay là thôn Đồng Dân, xã An Phú, huyện Lục Yên từ năm 2006 theo Giấy phép khai thác khoáng sản số 1057/GP-BTNMT ngày 10 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường với công suất khai thác 200.000 tấn/năm với diện tích được cấp phép khai thác là 4,92 ha

Năm 2020, để đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu đang tăng cao

về các sản phẩm từ đá hoa trắng (đá ốp lát tự nhiên, đá ốp lát nhân tạo, khoáng chất công nghiệp ), Doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327 tiến hành các thủ tục xin mở rộng diện tích, tăng công suất khai thác mỏ Theo đó, Doanh nghiệp đã

được Bộ Tài nguyên và môi trường cấp Giấy phép khai thác khoáng sản số BTNMT ngày 05 tháng 6 năm 2020 với công suất khai thác bao gồm: Đá hoa trắng

98/GP-làm ốp lát: 2.110 m3/năm; Đá hoa trắng làm bột Cacbonat canxi: 262.000 tấn/năm Diện tích khu vực khai thác: 11,95 ha; Thời hạn khai thác mỏ: 30 năm

Trong quá trình khai thác, Doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng

327 nhận thấy có thể thu hồi một phần đá hoa có độ nguyên khối ≥ 0,2m3 từ các thân

đá hoa thuộc phạm vi Giấy phép khai thác khoáng sản số 98/GP-BTNMT ngày 05 tháng 6 năm 2020 Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ dán keo để xử lý các vết nứt trong đá khối giúp Doanh nghiệp có thể thu hồi được các khối đá có độ nguyên khối

≥0,1m3 trở lên, tạo ra các sản phẩm đá ốp lát có kích thước lớn hơn và chất lượng được thị trường đón nhận Đến nay, trên cơ sở trữ lượng đá hoa được công nhận trong “Báo cáo kết quả bổ sung công trình đánh giá trữ lượng đá hoa có cỡ khối ≥ 0,1 m3 làm ốp

lát trong phạm vi Giấy phép khai thác khoáng sản số 98/GP-BTNMT ngày 05 tháng 6 năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại mỏ đá hoa khu vực Thôn 3

(Nà Hà) - nay là thôn Đồng Dân, xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, Doanh nghiệp tiến hành điều chỉnh dự án đầu tư khai thác mỏ nhằm xác định rõ phương hướng và các giải pháp kinh tế - kỹ thuật chủ yếu nhằm khai thác có hiệu quả, kinh tế,

an toàn, cung cấp bột đá cacbonat canxi làm khoáng chất công nghiệp, bột đá cacbonat canxi làm đá ốp lát nhân tạo và đá ốp lát tự nhiên, làm vật liệu xây dựng phục vụ các công trình xây dựng trong nước và xuất khẩu Đồng thời định hướng kỹ thuật nhằm khai thác tối đa khoáng sản có ích, bảo vệ tốt môi trường sinh thái

Để tiếp tục thực hiện việc khai thác đá hoa làm ốp lát và làm bột, đồng thời hoàn thiện thủ tục pháp lý đối với mỏ đá vôi tại thôn 3 (Nà Hà) nay là thôn Đồng Dân theo các quy định hiện hành của pháp luật về quản lý tài nguyên, khoáng sản (do đã được phê duyệt nâng cấp trữ lượng), Doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng

rừng 327 tiến hành lập “Dự án đầu tư mở rộng khai thác đá hoa tại thôn 3 (Nà Hà) -

nay là thôn Đồng Dân, xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (giai đoạn điều chỉnh)

Trang 14

Chủ dự án: Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327

“Dự án đầu tư mở rộng khai thác đá hoa tại thôn 3 (Nà Hà) - nay là thôn Đồng Dân,

xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (giai đoạn điều chỉnh) trình các cấp có thẩm

quyền thẩm định dự án để thực hiện các bước tiếp theo đưa mỏ tiếp tục hoạt động khai thác theo đúng Luật Khoáng sản

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và quy định tại số thứ tự 10 mục IV, số thứ tự 12 mục V phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, dự án sau điều chỉnh thuộc dự án đầu tư nhóm I, thuộc

đối tượng đánh giá tác động môi trường (Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác

động môi trường là Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Luật Bảo vệ môi trường 2020)

Loại hình dự án: dự án đầu tư mở rộng, nâng công suất

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư

Cơ quan phê duyệt Dự án đầu tư: Doanh nghiệp TN Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327

Quyết định chấp thuận chủ trường đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư số 605/QĐ-UBND do UBND tỉnh Yên Bái cấp lần đầu ngày 24 tháng 4 năm 2023

1.3 Sự phù hợp của dự án với Quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc Gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, mối quan hệ của Dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật liên quan

Dự án: “Đầu tư mở rộng khai thác mỏ đá hoa tại thôn 3 (Nà Hà)- nay là thôn Đồng Dân, xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (điều chỉnh)” với công suất khai thác điều chỉnh như sau: đá hoa làm bột cacbonat canxi 262.000 tấn/năm, đá hoa làm

ốp lát 6.650 m3/năm và 14.400 m3/năm , nhằm đáp ứng nhu cầu về các sản phẩm từ đá hoa trắng trong nước cũng như xuất khẩu Dự án phù hợp với các quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Yên Bái

Quá trình triển khai dự án có mối quan hệ chặt chẽ với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch khai thác khoáng sản và sản xuất xi măng cụ thể như sau:

*) Quy hoạch về phát triển kinh tế - xã hội

- Quyết định số 1086/QĐ-TTg ngày 18/9/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Trang 15

Chủ dự án: Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327

7

Tại quyết định có thể hiện: đưa Yên Bái thành một trung tâm khai thác và chế biến sâu khoáng sản, gắn với sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt phát triển khu công nghiệp khai thác khoáng sản ở vùng kinh tế phía Đông (gồm Lục Yên)

*) Các quy hoạch về khai thác khoáng sản và sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, quy hoạch khác

Dự án phù hợp với Quyết định số 1626/QĐ-TTg ngày 15/12/2023 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Dự án phù hợp với Quyết định số 21/2017/QĐ-UBND ngày 31/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc ban hành Quy định về quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Quyết định số 03/2021/QĐ-UBND ngày 12/3/2021 của UBND tỉnh Yên Bái sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về quản

lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái ban hành kèm theo QĐ 21/2017/QĐ-UBND

Dự án không nằm trong hành lang bảo vệ Hồ Thác Bà theo nội dung Quyết định số 17/2020/QĐ-UBND ngày 30/9/2020 của UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quy chế quản lý vùng hồ Thác Bà, phù hợp với Quyết định số 1925/QĐ-UBND ngày 22/10/2014 của UBND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt Phương án cắm mốc giới xác định hành lang bảo vệ hồ chứa công trình thủy điện Thác Bà và đã được xác định tại Công văn số 492/UBND-TNMT ngày 04 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái xác nhận khu vực đề nghị khai thác đá hoa khu vực thôn Nà Hà, xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái không nằm trong khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản;

Dự án phù hợp với Giấy phép khai thác khoáng sản số 98/GP-BTNMT ngày 05 tháng 6 năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép Doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327 được khai thác mỏ đá hoa khu vực thôn 3 (Nà Hà) - nay là thôn Đồng Dân, xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái và các văn bản điều chỉnh về trữ lượng:

- Công văn số 2059/ĐCKS-KS ngày 19 tháng 7 năm 2022 của Tổng cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam cho phép Doanh nghiệp triển khai thi công và lập báo cáo phương án bổ sung công trình thăm dò đánh giá trữ lượng đá hoa trắng, trắng xám

có cỡ khối từ ≥0,2m3 đến <0,4m3 và đá hoa xám trắng có cỡ khối ≥0,2m3 làm ốp lát trong phạm vi Giấy phép khai thác khoáng sản số 98/GP-BTNMT ngày 05 tháng 6 năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại mỏ đá hoa khu vực Thôn 3 (Nà Hà) - nay là thôn Đồng Dân, xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái;

- Quyết định số 1281/QĐ-HĐTLQG ngày 08 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia Công nhận trữ lượng đá hoa trong “Báo cáo kết quả bổ sung công trình đánh giá trữ lượng đá hoa có cỡ khối ≥ 0,1m3 làm ốp lát trong phạm vi Giấy phép khai thác khoáng sản số 98/GP-BTNMT ngày 05 tháng 6

Trang 16

Chủ dự án: Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327

8

năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại mỏ đá hoa khu vực Thôn 3 (Nà Hà) - nay là thôn Đồng Dân, xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái” (Trữ lượng tính đến tháng 12 năm 2022);

Mặt bằng khai thác mỏ phù hợp với diện tích mỏ được cấp phép thăm dò, các hạng mục công trình nằm trên tổng thể mặt bằng xây dựng mỏ phù hợp với điều kiện khai thác lộ thiên và xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo đủ điều kiện phục vụ cho dự án

và phù hợp với kết nối hạ tầng kỹ thuật của khu vực

Trong khu vực thực hiện dự án, không có quy hoạch khu công nghiệp, làng nghề, rừng phòng hộ, các công trình văn hoá, bảo tồn, bảo tàng

1.4 Phạm vi ĐTM của Dự án

*) Phạm vi không gian: ĐTM trên toàn bộ phần diện tích chiếm dụng của Dự án

là 73,85 ha bao gồm:

- Khai trường: 11,95 ha

- Các hạng mục phụ trợ: 61,9 ha Bao gồm: mặt bằng khu phụ trợ và bãi thải,

bến thuỷ nội địa và bãi tập kết

*) Phạm vi thời gian: tuổi thọ mỏ tình từ thời điểm hoàn thành điều chỉnh dự án

là 29,3 năm

*) Phạm vi không thuộc báo cáo ĐTM:

Công tác chế biến khoáng sản đá nghiền bột được tính toán ở dự án riêng

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM

2.1 Các văn bản pháp luật; tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng

- Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 của BTNMT quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ;

Trang 17

Chủ dự án: Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327

9

- Quyết định số 1756/QĐ-BTNMT ngày 11/8/2020 của BTNMT về việc công

bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thuộc phạm vi chức năng quản

- Luật Thuế tài nguyên số 45/2009/QH12 ngày 25 tháng 11 năm 2009;

- Nghị định số 27/2023/NĐ-CP ngày 01/5/2023 của Chính phủ quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;

- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

- Nghị định số 67/2019/NĐ-CP ngày 31/7/2019 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;

- Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản;

- Nghị định số 09/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;

- Nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế tài nguyên;

- Nghị định số 152/2015/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ Hướng dẫn về thuế tài nguyên;

- Thông tư số 26/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Bộ Công thương Quy định nội dung lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng và dự toán xây dựng công trình mỏ khoáng sản;

- Thông tư số 13/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ Công thương Quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;

Trang 18

Chủ dự án: Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327

10

- Thông tư số 31/2020/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Bộ Công thương Sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 13/2018/TT-BCT ngày 15 tháng

6 năm 2018 quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;

- Thông tư số 20/2009/TT-BCT ngày 07/7/2009 của Bộ Công thương quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên;

- Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18/08/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050;

(4) Về lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động

- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động;

(5) Về lĩnh vực tài nguyên nước

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/06/2012 của Quốc hội nước CHXHCN Việt nam;

- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 của Quốc hội nước Việt Nam;

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước

- Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học

Trang 19

Chủ dự án: Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327

11

- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2019;

- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2011; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2013;

- Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 14/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017;

- Luật số 50/2019/QH14 của Quốc hội: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;

- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

- Thông tư số 07/2016/TT-BTNMT ngày 16/5/2016 của BTNMTquy định các bộ

dữ liệu, chuẩn dữ liệu và xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia

- Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021, của Bộ Xây dựng, Hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng Ban hành định mức xây dựng;

- Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản;

- Định mức dự toán xây dựng công trình, Định mức sử dụng vật liệu xây dựng; Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng ban hành theo Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng;

(8) Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng

Trang 20

Chủ dự án: Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327

- QCVN 06:2022/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà

và công trình;

- QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí;

- QCVN 03:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng đất;

- QCVN 08:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

- QCVN 09:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất;

- QCVN 10:2023/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển

- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;

- QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn- mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;

- QCVN 26:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu – giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc;

- QCVN 27:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung- giá trị cho phép tại nơi làm việc;

- QCVN 01:2019/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

- QCVN 02:2019/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi – Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc;

- QCVN 03:2019/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc;

- QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng

- TCVN 5178:2004 - Tiêu chuẩn Việt Nam Quy phạm an toàn trong khai thác

và chế biến đá lộ thiên;

Trang 21

Chủ dự án: Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327

13

- TCVN 5326:2008 - Tiêu chuẩn Quốc gia Kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên;

- TCVN 6705:2009 - Tiêu chuẩn quốc gia về Chất thải rắn thông thường - Phân loại;

- TCVN 6707:2009 - Tiêu chuẩn quốc gia về Chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo và phòng ngừa;

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định của các cấp có thẩm quyền về Dự án

- Quyết định số 1626/QĐ-TTg ngày 15/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số Quyết định số 1086/QĐ-TTg ngày 18/9/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 1106/QĐ-HĐTLQG ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản Quốc gia, về việc phê duyệt trữ lượng đá hoa trong

“Báo cáo kết quả thăm dò đá hoa khu vực thôn Nà Hà, xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái”;

- Giấy chứng nhận đầu tư số 161210000040, chứng nhận lần đầu ngày 15/9/2009, do UBND tỉnh Yên Bái chứng nhận cho Doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327 thực hiện Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác đá hoa tại thôn 3, xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái;

- Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh số 16102100005, chứng nhận điều chỉnh ngày 09/01/2014, do UBND tỉnh Yên Bái chứng nhận cho Doanh nghiệp tư nhân Dịch

vụ sản xuất trồng rừng 327 điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư số 161210000040 ngày 15/9/2009;

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có mã số dự án: 2014601880; chứng nhận lần đầu ngày 15 tháng 9 năm 2009; chứng nhận thay đổi lần thứ hai, ngày 26 tháng 11 năm 2014;

- Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa số 4865/GPBTNĐ ngày 10 tháng 11 năm 2014, do Cảng vụ Đường thủy nội địa Khu vực II cấp cho Doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327;

- Giấy phép khai thác khoáng sản số 1057/GP-BTNMT ngày 10 tháng 8 năm

2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép Doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327 khai thác đá hoa tại khu vực thôn 3, xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái;

- Văn bản số 2871/SXD-KT ngày 03 tháng 12 năm 2019 của Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái, V/v Thông báo kết quả thẩm định Thiết kế cơ sở của dự án đầu tư mở rộng khai thác đá hoa tại thôn 3 (Nà Hà) - nay là thôn Đồng Dân, xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái;

Trang 22

Chủ dự án: Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327

- Giấy phép khai thác khoáng sản số 98/GP-BTNMT ngày 05 tháng 6 năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép Doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327 được khai thác mỏ đá hoa khu vực thôn 3 (Nà Hà) - nay là thôn Đồng Dân, xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái;

- Công văn số 2059/ĐCKS-KS ngày 19 tháng 7 năm 2022 của Tổng cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam cho phép Doanh nghiệp triển khai thi công và lập báo cáo phương án bổ sung công trình thăm dò đánh giá trữ lượng đá hoa trắng, trắng xám

có cỡ khối từ ≥0,2m3 đến <0,4m3 và đá hoa xám trắng có cỡ khối ≥0,2m3 làm ốp lát trong phạm vi Giấy phép khai thác khoáng sản số 98/GP-BTNMT ngày 05 tháng 6 năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại mỏ đá hoa khu vực Thôn 3 (Nà Hà) - nay là thôn Đồng Dân, xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái;

- Quyết định số 1281/QĐ-HĐTLQG ngày 08 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia Công nhận trữ lượng đá hoa trong “Báo cáo kết quả bổ sung công trình đánh giá trữ lượng đá hoa có cỡ khối ≥ 0,1m3 làm ốp lát trong phạm vi Giấy phép khai thác khoáng sản số 98/GP-BTNMT ngày 05 tháng 6 năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại mỏ đá hoa khu vực Thôn 3 (Nà Hà) -

nay là thôn Đồng Dân, xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái” (Trữ lượng tính đến

- Quyết định số 513/QĐ-BTNMT ngày 28 tháng 2 năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của

Dự án “Đầu tư mở rộng khai thác mỏ đá hoa tại thôn 3 (Nà Hà), xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái”

- Giấy phép môi trường số 30/GPMT-BTNMT ngày 20/02/2023 cấp phép cho Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất Trồng rừng 327

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tạo lập

Trang 23

Chủ dự án: Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327

15

- Báo cáo kết quả thăm dò đá hoa khu vực thôn Nà Hà, xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (Được phê duyệt theo Quyết định số 1106/QĐ-HĐTLQG ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản Quốc gia);

- Báo cáo kết quả bổ sung công trình đánh giá trữ lượng đá hoa có cỡ khối

≥0,1m3 làm ốp lát trong phạm vi Giấy phép khai thác khoáng sản số 98/GP-BTNMT ngày 05 tháng 6 năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại mỏ đá hoa khu vực Thôn 3 (Nà Hà) - nay là thôn Đồng Dân, xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái;

- Hồ sơ Dự án đầu tư mở rộng khai thác đá hoa tại thôn 3 (Nà Hà) - nay là thôn Đồng Dân, xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái do Công ty CP Tư vấn Mỏ và Xây dựng Trường Xuân lập năm 2018;

- Báo cáo định kỳ khai thác khoáng sản hàng năm

- Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án “Đầu tư mở rộng khai thác đá hoa tại thôn 3 (Nà Hà) – nay là thôn Đồng Dân, xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (điều chỉnh)”, năm 2024

- Các bản vẽ kỹ thuật liên quan đến Dự án

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

Doanh nghiệp TN Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327 là cơ quan chủ trì thực hiện phối hợp với Trung tâm triển khai công nghệ khoáng chất và đơn vị lấy và phân tích mẫu là Công ty CP công nghệ và kỹ thuật HATICO Việt Nam - đơn vị đã được Bộ Tài Nguyên và Môi trường cấp chứng nhận đủ điều kiện quan trắc môi trường trong việc lập báo cáo ĐTM của Dự án này

Công ty CP công nghệ và kỹ thuật HATICO Việt Nam được Bộ Tài nguyên và môi trường cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường với mã số VIMCERTS 269

*) Các bước lập báo cáo ĐTM của Dự án

Trên cơ sở các quy định của Luật Bảo vệ Môi trường 2020, quá trình tổ chức thực hiện và lập báo cáo ĐTM của Dự án được thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Tiếp nhận và nghiên cứu: thuyết minh, hồ sơ thiết kế, báo cáo khảo

sát địa hình địa chất, các văn bản pháp lý, tài liệu kỹ thuật của Dự án đầu tư

- Bước 2: Xác định sơ bộ: nguồn tác động chính, đối tượng chịu ảnh hưởng làm

cơ sở cho việc thực hiện các bước tiếp theo;

- Bước 3: Nghiên cứu, thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện địa lý, tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực thực hiện Dự án; tổ chức nhân lực - vật lực để thực hiện;

- Bước 4: Khảo sát và đo đạc đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế -

xã hội tại khu vực thực hiện Dự án;

Trang 24

Chủ dự án: Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327

16

- Bước 5: Xác định các nguồn gây tác động, quy mô phạm vi tác động; phân tích các nguồn, đối tượng có thể là nguyên nhân gây ra rủi ro sự cố; Đánh giá các tác

động của Dự án tới môi trường;

- Bước 6: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và

ứng phó sự cố môi trường của Dự án;

- Bước 7: Xây dựng chương trình quản lý, giám sát môi trường;

- Bước 8: Lập dự toán kinh phí cho các công trình bảo vệ môi trường;

- Bước 9: Tổng hợp báo cáo ĐTM của Dự án;

- Bước 10: Hội thảo sửa chữa giữa Chủ dự án và cơ quan tư vấn để thống nhất nội dung báo cáo;

- Bước 11: Tổ chức tham vấn cộng đồng dân cư cùng với UBND và đại diện các tổ chức xã hội của địa phương; tham vấn online trên các trang thông tin của Bộ

TN&MT, Sở TN&MT v.v

- Bước 12: Hiệu chỉnh, hoàn thiện báo cáo theo nội dung tham vấn và trình thẩm định báo cáo ĐTM

Trang 25

Chủ dự án: Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327 17

Bảng 0.1 Danh sách cán bộ tham gia lập báo cáo ĐTM

Doanh nghiệp TN Dịch vụ SX trồng rừng 327

mỏ

Xem xét và ký duyệt báo cáo để trình lãnh đạo công ty trước khi trình thẩm định và phê duyệt

3 Tô Xuân Bản Giám đốc - Xem xét và ký duyệt báo cáo trước

công nghệ khoáng chất

trường/Chủ Nhiệm

- Phụ trách chung

- Viết nội dung:

Chương I và Chương II

trường/Phụ trách Viết nội dung: Chương III, IV

Trang 26

Chủ dự án: Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327 18

môn

Viết nội dung: thiết kế các bản vẽ

ThS Địa - Môi trường/Phụ trách chuyên môn

Viết nội dung: Chương III, IV, V và Chương VI

8 Đặng Xuân Hòa Thạc Sỹ thiết kế mỏ Thiết kế bản vẽ

Trang 27

Chủ dự án: Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327

19

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường

4.1 Các phương pháp ĐTM

(1) Phương pháp đánh giá nhanh:

Dùng để xác định nhanh tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải, mức độ gây ồn, rung động phát sinh từ hoạt động của Dự án dựa vào các hệ

số ô nhiễm

- Đối với môi trường không khí:

+ Sử dụng hệ số ô nhiễm của Nguyễn Đình Tuấn, Tính toán tải lượng ô nhiễm

do phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, 2006 để phù hợp với điều kiện Việt Nam (áp dụng tại Chương 3 của báo cáo)

+ Sử dụng hệ số ô nhiễm của Hồ Sĩ Giao, Bùi Xuân Nam, Mai Thế Toản, Bảo

vệ môi trường và phát triển bền vững trong khai thác mỏ lộ thiên, năm 2010 để tính toán tài lượng khí độc phát sinh do nổ mìn trong quá trình khai thác (áp dụng tại Chương 3 của báo cáo)

+ Sử dụng hệ số ô nhiễm của Assessment of Sources of Air, Water and Land Polliton – part 1: Rapid Inventory Techniques in Environment pollution, WHO, 1993

để tính toán bụi và khí thải phát sinh từ máy móc, thiết bị thi công (áp dụng tại Chương 3 của báo cáo)

+ Sử dụng hệ số ô nhiễm của Ngân hàng Thế giới – Environmental Assessment Sourcebook Volume II – Sectoral Guidelines Environment Department, World Bank, Washington DC, 8/1991 để tính toán bụi phát sinh từ quá trình san gạt mặt bằng (áp dụng tại Chương 3 của báo cáo)

- Đối với tiếng ồn, độ rung: Sử dụng hệ số ô nhiễm của Ủy ban BVMT U.S và Cục đường bộ Hoa Kỳ tính toán mức độ ồn, rung của phương tiện, máy móc thiết bị thi công theo khoảng cách (áp dụng tại Chương 3 của báo cáo)

- Đối với nước thải:

+ Sử dụng hệ số theo TCVN 7957:2008: Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn cấp nước PCCC để tính toán tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (áp dụng tại Chương 3 của báo cáo)

+ Sử dụng hệ số của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để tính toán tải lượng các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn (áp dụng tạichương 3 của báo cáo)

- Đối với CTR và CTNH:

+ CTR phát quang: sử dụng hệ số theo Theo Brown S.1977 (Ấn phẩm lâm nghiệp FAO 134 FAO, Rome, Italy) để tính toán khối lượng sinh khối phát quang (áp dụng tại Chương 3 của báo cáo)

So sánh các kết quả đo đạc, phân tích, tính toán dự báo nồng độ các chất ô nhiễm do hoạt động của dự án với các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường và tiêu chuẩn ngành của Bộ Y tế, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường,… để đánh giá

Trang 28

Chủ dự án: Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327

20

tác động của chất ô nhiễm đến thành phần môi trường tại Chương 2 và Chương 3 của báo cáo

(2) Phương pháp mô hình hóa:

Báo cáo sử dụng công thức của mô hình Sutton để: tính toán, dự báo nồng độ bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động giao thông Đồng thời thông qua tính toán xác định khoảng cách phát tán, lan truyền của bụi và khí thải ra môi trường không khí xung quanh theo mùa gió đặc trưng của khu vực Chi tiết quá trình áp dụng mô hình này thể hiện tại Chương 3

Sử dụng công thức của mô hình Gifford & Hanna để xác định nồng độ trung bình của bụi phát sinh trong quá trình thi công đào đắp, sạt gạt tạo mặt bằng, hoạt động

nổ mìn tại Chương 3

(3) Phương pháp danh mục kiểm tra:

Dùng để liệt kê thành một danh mục tất cả các nhân tố môi trường liên quan đến hoạt động phát triển được đem ra đánh giá

Phương pháp này được áp dụng để định hướng nghiên cứu, bao gồm việc liệt kê danh sách các yếu tố có thể tác động đến môi trường và các ảnh hưởng hệ quả trong các giai đoạn khai thác mỏ Từ đó có thể định tính được tác động đến môi trường do các tác nhân khác nhau trong quá trình khai thác Cụ thể là các bảng danh mục đánh giá nguồn tác động, các đối tượng chịu tác động trong giai đoạn khai thác được thể hiện tại Chương 3 của báo cáo

(4) Phương pháp ma trận:

Sử dụng trong Chương 3 để xây dựng bảng đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong giai đoạn khai thác của Dự án Dựa trên tác động tổng hợp sẽ dự báo được tác động nào sẽ là lớn nhất và nhỏ nhất trong quá trình thực hiện, từ đó sẽ đưa ra các biện pháp giảm thiểu tác động có tính thực tiễn cao, hiệu quả lớn, chi phí phù hợp

4.2 Các phương pháp khác

(1) Phương pháp liệt kê, kế thừa:

Áp dụng trong việc xử lý các số liệu của quá trình đánh giá sơ bộ môi trường nền nhằm xác định các đặc trưng của chuỗi số liệu tài nguyên - môi trường

Thống kê các số liệu về các điều kiện tự nhiên (điều kiện khí tượng thủy văn, địa hình, địa chất, địa chất - thủy văn) và môi trường tại khu vực Dự án

Thống kê các về hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất tại khu vực Dự án

Kế thừa các tài liệu liên quan và Báo cáo ĐTM và cải tạo phục hồi môi trường của mỏ hiện hữu

Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong Chương 1, 2, 3 của báo cáo

Kế thừa các kết quả phân tích môi trường đã thực hiện trong năm 2023

(2) Phương pháp so sánh:

Trang 29

Chủ dự án: Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327

21

Phương pháp so sánh với quy chuẩn dùng để đánh giá các tác động đến môi trường trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường bắt buộc do BTNMT ban hành Phương pháp này được sử dụng tại Chương 2, 3 của báo cáo

(3) Phương pháp phân tích và xử lý số liệu trong phòng thí nghiệm:

Đơn vị tư vấn đã sử dụng các kết quả phân tích của Công ty CP công nghệ và kỹ thuật HATICO Việt Nam (đính kèm Phụ lục 1) đồng thời kế thừa kết quả kiểm tra công trình BVMT (vận hành thử nghiệm) của Trung tâm quan trắc môi trường miền Bắc – Cục kiểm soát Ô nhiễm môi trường thực hiện tháng 12/2023 Từ kết quả phân tích đưa ra đánh giá, nhận định về chất lượng môi trường nền của khu vực nhằm có các giải pháp tương ứng trong quá trình thi công xây dựng và vận hành Dự án Phần kết quả phân tích môi trường hiện trạng khu vực được trình bày tại Chương 2, các phần đánh giá và giảm thiểu tương ứng trong Chương 3 của báo cáo

(4) Phương pháp điều tra, thu thập số liệu và khảo sát thực địa:

Trước và khi tiến hành thực hiện ĐTM, Chủ dự án đã chủ trì điều tra khảo sát thực địa để xác định hiện trạng tình hình khai thác, bố trí các hạng mục công trình và công tác BVMT của mỏ hiện hữu, điều tra xã hội học tại khu vực Dự án… phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong Chương 1, 2 của báo cáo

(5) Phương pháp tham vấn cộng đồng:

Sử dụng khi làm việc với lãnh đạo và đại diện cộng đồng dân cư thôn Đồng Dân, xã An Phú, huyện Lục Yên và các đối tượng nhạy cảm xung quanh nhằm cung cấp cho cộng đồng các thông tin cần thiết để hiểu rõ về khu vực mỏ hiện hữu cũng như

Dự án, những tác động tiêu cực của việc thực hiện và những biện pháp giảm thiểu tương ứng; thông báo tới cộng đồng những lợi ích khi Dự án khai thác vào khối trữ lượng đã cấp chuyển đổi được thực hiện; tiếp thu ý kiến phản hồi của những người bị ảnh hưởng và chính quyền địa phương; điều chỉnh nội dung của báo cáo ĐTM Dự án mới dựa trên cơ sở đóng góp và ý kiến của cộng đồng về mỏ hiện hữu để phù hợp với thực tế tại địa phương

5 Tóm tắt nội dung chính của báo cáo ĐTM

5.1 Thông tin về dự án

5.1.1 Thông tin chung

- Tên dự án: Dự án “Dự án đầu tư mở rộng khai thác đá hoa tại thôn 3 (Nà Hà) -

nay là thôn Đồng Dân, xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (điều chỉnh)”

- Địa điểm thực hiện: thôn Đồng Dân, xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

- Thời gian thực hiện Dự án: 29,3 năm

- Chủ dự án:

+ Tên chủ dự án: Doanh nghiệp TN Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327

+ Địa chỉ liên lạc: Số nhà 865, tổ 5, huyện Yên Bình, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

Trang 30

Chủ dự án: Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327

Thời gian thực hiện Dự án: 29,3 năm

- Vị trí địa lý của dự án:

Diện tích khu mỏ thuộc thôn 3 (Nà Hà) - nay là thôn Đồng Dân, xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái thuộc tờ bản đồ địa hình F-48-54-B, tỷ lệ 1:50.000 (hệ tọa độ VN-2.000) tờ Hồ Thác Bà Khu mỏ cách trung tâm xã An Phú khoảng 3,2km, nằm cách hồ Thác Bà khoảng 600m

5.1.2 Phạm vi, quy mô, công suất

Năm 2020, mỏ được cấp phép khai thác trên diện tích 11,95 ha (theo Giấy phép khai thác khoáng sản số 98/GP-BTNMT ngày 05 tháng 6 năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường) Năm 2022, Doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327 tiếp tục công tác thăm dò bổ sung trên diện tích đã được cấp phép khai thác (11,95 ha) Diện tích khu vực khai thác trong dự án (điều chỉnh) này được giữ nguyên theo diện tích đã cấp phép khai thác

Tổng diện tích đất sử dụng cho khai thác mỏ và diện tích đất sử dụng xây dựng công trình phụ trợ là: 73,85 ha Trong đó:

+ Diện tích khu khai vực khai thác là 11,95 ha

+ Các công trình phụ trợ: 61,9 ha Bao gồm: Mặt bằng phụ trợ và bãi thải 61,51 ha; Bến thủy nội địa và bãi tập kết 0,39 ha

- Diện tích đất đã thuê của Dự án: 38,3 ha Bao gồm:

+ Diện tích khai trường khai thác:11,95 ha;

+ Diện tích công trình phụ trợ: 21,45 ha;

+ Diện tích bãi thải 01, 02, 03: 4,9 ha

- Diện tích các công trình đang làm thủ tục xin thuê: 35,55 ha Bao gồm:

- Đất làm bãi thải 04: 18,16 ha;

- Đất làm bãi thải 05: 17,0 ha;

- Đất làm bến thủy nội địa và bãi tập kết: 0,39 ha

Toàn bộ diện tích đất sử dụng của Dự án sẽ được Doanh nghiệp tư nhân Dịch

vụ sản xuất trồng rừng 327 hoàn thành thủ tục đền bù giải phóng mặt bằng theo quy định của hiện hành

Trang 31

Chủ dự án: Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327

23

- Công suất: Theo Giấy phép khai thác khoáng sản số 98/GP-BTNMT ngày 05

tháng 6 năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, công suất khai thác đá hoa làm

đá ốp lát (đá block) 2.110 m3/năm và Đá hoa làm bột cacbonat canxi (đá bột) 262.000 tấn/năm

Công suất khai thác hàng năm của mỏ đá hoa thôn Đồng Dân dự kiến được điều chỉnh như sau:

+ Đá hoa có độ nguyên khối < 0,1m3 làm bột cacbonat canxi: 262.000 tấn/năm;

+ Đá hoa có độ nguyên khối từ ≥0,1 - <0,4m3 làm ốp lát: 6.650 m 3 /năm;

+ Đá hoa có độ nguyên khối ≥ 0,4m3 làm ốp lát: 14.400 m 3 /năm

5.1.3 Công nghệ sản xuất

- Loại hình Dự án: dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp - Sản xuất vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng - Khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng

có sử dụng vật liệu nổ; cấp công trình: cấp II

- Công nghệ khai thác: khai thác lộ thiên bằng máy cắt dây kim cương kết hợp khoan nổ mìn

Quy trình công nghệ khai thác được tiến hành như sau:

Phân tích, đánh giá, lập kế hoạch cho vùng khai thác → khoan nổ mìn tạo mặt bằng → làm sạch mặt tầng mỏ → cắt đá bằng máy cắt → tách các tảng đá lớn → tách các tảng đá lớn thành các khối đá nhỏ theo kích thước khác nhau bằng máy cắt dây → khoan nổ kiểm soát đá làm bột, đá thải → chất tải và vận tải đá các loại đến nơi tập kết hoặc trực tiếp chở đến nơi tiêu thụ

- Hệ thống khai thác: Lớp bằng, vận tải trực tiếp kết hợp Lớp xiên, xúc chuyển áp dụng cho công tác khai thác đá hoa tại mỏ Trong đó, hệ thống khai thác

lớp xiên, xúc chuyển được áp dựng từ mức +240m trở lên, hệ thống khai thác lớp bằng, vận tải trực tiếp được áp dụng từ mức +240m trở xuống

5.1.4 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

Trong quá trình khai thác mỏ đá hoa theo Giấy phép khai thác khoáng sản số 1057/GP-BTNMT ngày 10 tháng 8 năm 2006 và 98/GP-BTNMT ngày 05 tháng 6 năm

2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327 đã đầu tư xây dựng các công trình, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ khai thác mỏ Các hạng mục công trình và công trình BVMT được xây dựng tập trung phía Tây Bắc khai trường, đi theo là hệ thống cung cấp điện nước, hệ thống thông tin liên lạc

Hoạt động của dự án bao gồm:

(1) Hoạt động xây dựng cơ bản thêm các công trình sau:

- Tuyến đường lên bãi trữ đá 03;

- Tuyến đê chắn 01 - bãi trữ đá 03;

Trang 32

Chủ dự án: Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327

24

- Ao lắng 03;

- Tuyến đê chắn 02 - bãi trữ đá 03 - vào năm khai thác thứ 5;

- Ao lắng 04 - vào năm khai thác thứ 5;

- Tuyến đê chắn bãi trữ đá 04 - vào năm khai thác thứ 14;

- Các ao lắng 05 và 06 - vào năm khai thác thứ 14

(2) Hoạt động khai thác đá vôi gồm cưa cắt đá khối bằng máy cắt dây kim cương, khoan nổ mìn, xúc bốc, vận chuyển đá ra khỏi mỏ (về nơi trữ hoặc trực tiếp tiêu thụ); (3) các hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên tại mỏ;

(4) Các hoạt động sửa chữa máy móc trang thiết bị tại dự án

5.1.5 Các yếu tố nhạy cảm về môi trường (nếu có)

73,85 ha thực hiện dự án đều đã được Doanh nghiệp TN Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327 đã và hoàn thiện các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất (thành đất khai thác khoáng sản) và thủ tục thuê đất Trong toàn bộ diện tích thực hiện dự án không có

hộ dân, không có diện tích rừng hay cây công nghiệp có giá trị cao Dự án đã được xác định không

Chiếu theo các quy định trong Nghị định số 08/2022/NĐ-CP về xác định các yếu tố nhạy cảm về môi trường thì khu vực thực hiện dự án không có các yếu tố nhạy cảm về môi trường

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

5.2.1 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường giai đoạn thi công dự án

Mỏ đá hoa thôn Đồng Dân đang trong quá trình khai thác theo GPKT đã được cấp, các công trình xây dựng cơ bản đã được hình thành Tuy nhiên để phục vụ tốt cho quá trình khai thác, đáp ứng sản lượng khai thác mỏ đồng thời tạo thuận lợi cho công tác tổ chức sản xuất, bố trí thiết bị ở giai đoạn này mỏ sẽ tiến hành thi công thêm một số công trình phụ trợ

Để đảm bảo không gián đoạn công tác khai thác, mỏ sẽ vừa tiến hành công tác xây dựng cơ bản mới vừa khai thác

Các công trình phụ trợ phục vụ khai thác mỏ bao gồm: nhà điều hành, nhà xưởng, nhà bảo vệ, kho nhiên liệu, trạm biến áp, công trình xử lý nước thải sinh hoạt

đã được xây dựng tại mặt bằng phía Tây Bắc khai trường

Các hạng mục được tiến hành thi công song song để giảm thời gian xây dựng

cơ bản Dự kiến toàn bộ thời gian thi công xây dựng cơ bản công trình mới là 2 tháng, không tính vào thời gian hoạt động của dự án,

Khối lượng XDCB mới được tổng hợp như sau:

Trang 33

Chủ dự án: Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327

25

Bảng 0.2 Khối lượng XDCB

TT CÁC HẠNG MỤC XDCB ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG GHI CHÚ

Trang 34

Chủ dự án: Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327

VI Ao lắng 04 thi công năm thứ 5

Trang 35

Chủ dự án: Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327

VII Ao lắng 05 thi công năm thứ 14

5.2.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến

môi trường giai đoạn vận hành dự án

Tổng mặt bằng của mỏ được bố trí như sau:

1 Diện tích khu vực khai thác: 11,95 ha

2 Diện tích các công trình phụ trợ: 61,9 ha Bao gồm: nhà điều hành, nhà xưởng, nhà bảo vệ, đường vận tải, bãi để xe, hồ lắng, hành lang an toàn

Tổng diện tích đất sử dụng của toàn mỏ là: 73,85 ha

Trang 36

Chủ dự án: Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327

28

Chi tiết quy mô các hạng mục của Dự án được trình bày trong bảng sau:

Bảng 0.3 Quy mô diện tích các hạng mục của mỏ hiện hữu cũng như Dự án

(Nguồn: Doanh nghiệp TN Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327 )

* Các hoạt động có khả năng gây tác động xấu đến môi trường gồm:

Trong quá trình khai thác thực hiện dự án sẽ phát sinh các các hoạt động có khả

năng gây tác động xấu đến môi trường tại dự án cụ thể như sau:

Bảng 0.4 Tổng hợp các hoạt động có khả năng gây tác động xấu đến môi trường

TT Hạng mục công trình và

1.1 Sử dụng đất Diện tích khai trường không thay đổi

Diện tích các công trình phụ trợ tăng lên

1.2 Phát quang cây cối, san

lấp mặt bằng Thay đổi về cấu trúc địa chất có thể gây ra sạt lở

2 Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc phục vụ xây dựng và xây

Trang 37

Chủ dự án: Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327

- Rơi vãi chất thải rắn, phế liệu gây mất mỹ quan

2.3 Sinh hoạt của công nhân

- Nước thải của công nhân xây dựng chứa nhiều chất hữu cơ, vi sinh vật gây ảnh hưởng nguồn nước

- Rác thải sinh hoạt của công nhân nếu không được thu gom làm ảnh hưởng đến môi trường sống và mỹ quan

- Chất thải rắn thông thường cần nơi xử lý

- Nguy cơ mất an toàn lao động

- Nguy cơ mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đường sá

Sửa chữa, bảo dưỡng

Sinh hoạt của cán bộ

công nhân viên khu mỏ

- Nước thải sinh hoạt nếu không xử lý sẽ gây ô nhiễm cho môi trường nước

- Rác thải sinh hoạt

- Trật tự an ninh tại địa phương

Trang 38

Chủ dự án: Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327

30

TT Hạng mục công trình và

Tháo dỡ, di chuyển thiết

bị, phế liệu - Bụi, nguy cơ mất an toàn giao thông

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án

5.3.1 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh giai đoạn thi công

dự án

Dự án nằm trong diện tích của mỏ đang khai thác và theo thiết kế cơ sở của dự

án, giai đoạn thi công sẽ thực hiện các công tác mở 03 diện khai thác, không cần xây dựng các công trình phụ trợ Như vậy các tác động môi trường chính trong giai đoạn thi công do các hoạt động sau:

- Hoạt động đào đắp đất đá

- Hoạt động khoan, nổ mìn

- Hoạt động vận chuyển các chất thải

- Các phương tiện tham gia thi công: máy xúc, máy đào,

Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường liên quan là:

- Bụi, khí thải

- Tiếng ồn, độ rung

- Nước thải thi công (chủ yếu là ô nhiễm TSS), nước thải từ hoạt động rửa xe

- Nước thải sinh hoạt

5.3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động có liên quan đến chất thải

A Tác động của bụi và khí thải

+ Bụi phát sinh trong quá trình bóc lớp đất phủ, khoan, nổ mìn, cắt xẻ đá block, đập phá quá cỡ, xúc bốc, vận chuyển và sử dụng nhiên liệu

+ Bụi phát sinh trong quá trình nổ mìn, san gạt, xúc bốc, đập đá sơ bộ tại trạm đập, vận chuyển đá

Để ước tính tải lượng bụi sinh ra trong khai thác đá hoa sử dụng phương pháp đánh giá nhanh của WHO Theo phương pháp này thì tải lượng chất thải rắn ít độc hại

Trang 39

Chủ dự án: Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327

+ Khối lượng xúc bốc: 283.437 m3/năm, tương đương 765.280 tấn/năm

+ Khối lượng đá cần khoan, cưa cắt tại khu vực mỏ là 270.387 m3/năm tương đương 730.045 tấn/năm

+ Với công suất tối đa của trạm đập tại khu vực mỏ là 50 tấn/h tương đương với công suất tối đa của trạm đập 1 năm là 120.000 tấn/năm

Như vậy, dự kiến lượng bụi sinh ra trong quá trình khoan, nổ mìn, xúc bốc như Bảng sau:

Bảng tổng hợp tải lượng bụi trong quá trình sản xuất

(tấn/năm)

Hệ số (kg/tấn)

Tải lượng bụi (kg/năm)

+ Bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển đá ra bến tàu

Tùy theo điều kiện chất lượng đường sá, chất lượng xe vận chuyển mà lượng bụi phát sinh nhiều hay ít Đặc biệt nồng độ bụi sẽ tăng cao trong những ngày khô, nắng gió Bụi do nguyên vật liệu rơi vãi khi vận chuyển cuốn theo gió phát tán vào không khí gây nên ô nhiễm cho các khu vực xung quanh

Tải lượng bụi phát sinh do xe tải chạy trên đường dự tính (Theo Air Chief, Cục Môi trường Mỹ, 1995):

E = 1,7k (s/12)(S/48)(W/2,7)0,7(w/4)0,5[(365-p)/365] , kg/(xe.km)

Trong đó:

Trang 40

Chủ dự án: Doanh nghiệp Tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327

32

E- Lượng phát thải bụi, kg bụi/ (xe.km)

k- Hệ số phụ thuộc vào kích thước bụi; k=0,8 cho bụi có kích thước nhỏ hơn 30micromet

s- Hệ số phụ thuộc vào loại mặt đường; đường đất s=12, đường nhựa s = 5,7 S-Tốc độ trung bình của xe tải, S = 30 km/h

W- Tải trọng của xe, W = 15 tấn

w- Số lốp xe của ôtô, w = 6 lốp

p- Số ngày mưa trung bình trong năm, p = 185 ngày

Thay các giá trị vào công thức ta tính được tải lượng bụi đường do các phương tiện vận tải gây ra trên đường như sau:

Eđđ = 1,7*0,8*(12/12)*(30/48)*(15/2,7)0,7*(6/4)0,5*[(365-185)/365] = 1,7

Eđn = 1,7*0,8*(5,7/12)*(30/48)*(15/2,7)0,7*(6/4)0,5*[(365-185)/365] = 0,81 Vậy tải lượng bụi là 1,7 kg bụi/(xe.km) khi xe vận chuyển trên đường đất và

0,81 kg bụi/(xe.km) đối với đường nhựa

Quãng đường vận chuyển của đất, đá từ quá trình khai thác về các bãi thải hoặc

ra bến tàu khoảng 1,2km Khối lượng đất đá cần vận chuyển tại mỏ bằng khối lượng

đá khai thác tại mỏ ra bến tàu và khối lượng vận chuyển đất đá về bãi thải, bãi trữ

+Khối lượng đá khai thác hàng năm là: 318.600 tấn/năm

+ Khối lượng vận chuyển đất đá thải về các bãi thải là 35.370 tấn/năm

+ Khối lượng vận tải đá ra bãi trữ là 411.480 tấn/năm

Tổng khối lượng cần vận chuyển tại khu mỏ trong giai đoạn khai thác là: 765.450 tấn/năm

Như vậy, lượng bụi sinh ra do quá trình vận chuyển cả đi lẫn về:

Ô tô vận chuyển tải trọng 15 tấn thì lượng xe dự tính là 51.030 chuyến Lượng bụi sinh ra do quá trình vận chuyển tại khu mỏ là:

mô hình “Hộp cố định” và được tính theo Công thức 3.2

Tải lượng bụi phát sinh được tính bằng tổng lượng bụi phát sinh/diện tích phát sinh bụi, trong đó tổng lượng bụi phát sinh bằng lượng bụi sinh ra do quá trình san gạt, xúc bốc, bụi do vận chuyển trong khu vực khai trường, bụi từ quá trình sử dụng nhiên liệu trong giai đoạn khai thác Tổng khối lượng bụi là:

Q tc = 322.258 + 145.717 = 467.975 kg/năm = 18,05 g/s

Do đó:

Ngày đăng: 12/03/2024, 15:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w