1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

mối quan hệ trong kinh doanh thương mại quốc tế

16 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Trị Các Mối Quan Hệ Trong Kinh Doanh Thương Mại Quốc Tế
Tác giả Trần Hoàng Anh, Vũ Thảo Linh, Nguyễn Trà My, Nguyễn Hà My, Trần Thị Thu An, Trần Thị Ngân Hà, Hà Khánh Huyền, Nguyễn Thị Xuân Mai, Phạm Thị Thanh Huyền
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại Quốc Tế
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 443,9 KB

Nội dung

mối quan hệ trong kinh doanh thương mại quốc tế quản trị kinh doanh thương mại quốc tế Tiêu biểu Vinfast tương lai và hành động của chúng ta Quản lý có hiệu quả quá trình kinh doanh TMQT đòi hỏi phải thiết lập hợp lý các mối quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp nhằm trao đổi những kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

………………

BÀI TẬP NHÓM

HỌC PHẦN QUẢN TRỊ KINH DOANH

THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1

“Chương 8 : Quản Trị Các Mối Quan Hệ Trong

Kinh Doanh Thương Mại Quốc Tế”

Nhóm 6:

1 Trần Hoàng Anh – 11217501

2 Vũ Thảo Linh - 11217552

3 Nguyễn Trà My - 11217567

4 Nguyễn Hà My - 11217566

5 Trần Thị Thu An - 11217491

6 Trần Thị Ngân Hà - 11217524

7 Hà Khánh Huyền -11212680

8 Nguyễn Thị Xuân Mai - 11213700

9 Phạm Thị Thanh Huyền – 11217537

Hà Nội , ngày 11 tháng 10 năm 2023

Trang 2

Mục lục

1 Tổng quan về các mối quan hệ trong KDTM Quốc tế 3

Bản chất 3

Khái niệm 3

Phân loại 4

Đặc điểm 4

2 Mục tiêu, nguyên tắc và yêu cầu của Quản trị các mối quan hệ trong KDTM Quốc tế 6

Khái niệm 6

Mục tiêu 6

Nguyên tắc 6

Yêu cầu 6

3 Nội dung quản trị các mối quan hệ trong KDTM Quốc tế 7

Xác định mục tiêu 7

Xây dựng và phát triển 7

Vinfast - “Tương lai và hành động của chúng ta” 9

4 Tương lai và hành động 13

Bối cảnh tương lai 14

Cơ hội 14

Thách thức 14

Hành động 14

Trang 3

1 Tổng quan về các mối quan hệ trong KDTM Quốc tế

Bản chất

Quản lý có hiệu quả quá trình kinh doanh TMQT đòi hỏi phải thiết lập hợp lý các mối quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp nhằm trao đổi những kết quả của hoạt động sản xuất - kinh doanh

Ví dụ: VinFast và Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) đã ký kết thoả thuận hợp tác chiến lược nhằm cung cấp gói hỗ trợ tài chính cho khách hàng mua xe máy điện VinFast trên toàn quốc Giải pháp tài chính thông minh cho khách hàng là bước đầu trong chiến lược hợp tác toàn diện giữa hai bên Theo đó, Mcredit sẽ cung cấp gói hỗ trợ tín dụng cho khách hàng mua xe máy điện VinFast tại gần 200 showroom chính hãng trên toàn quốc

Giám đốc Thị trường VinFast Việt Nam cho biết: “Việc hợp tác chiến lược với Mcredit sẽ mở ra nhiều cơ hội để khách hàng vừa có thể nhanh chóng sở hữu một chiếc xe máy điện chất lượng, thông minh của VinFast, vừa chủ động phương án tài chính phù hợp với điều kiện và nhu cầu cá nhân.”

• Cơ sở của việc hình thành quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp là sự phân công lao động xã hội Phân công lao động xã hội định ra sự cần thiết phải trao đổi sản phẩm giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh với nhau

VinFast công bố đầu tư vào ProLogium - công ty hàng đầu thế giới về pin thể rắn thế hệ mới Hai bên cùng ký kết đảm bảo nguồn cung pin thể rắn thế hệ mới cho xe điện VinFast, hỗ trợ mục tiêu mang các giải pháp di chuyển thông minh đến thị trường toàn cầu

VinFast chú trọng đầu tư và xây dựng mối quan hệ hợp tác chiến lược với những tên tuổi đầu ngành, các công ty công nghệ đột phá để nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng công nghệ cho các giải pháp di chuyển thông minh và bền vững ProLogium là một trong những đối tác quan trọng, giúp VinFast nhanh chóng làm chủ nguồn cung ứng pin thể rắn, tiếp tục mang đến các sản phẩm xe điện với công nghệ pin tiên tiến cho trải nghiệm lái thú

vị và an toàn hơn.”

Khái niệm

Quan hệ kinh tế trong KD TMQT là tổng thể những mối quan hệ lẫn nhau về kinh tế, tổ chức và luật pháp phát sinh giữa các doanh nghiệp trong quá trình mua bán hàng hoá, dịch vụ

Ví dụ: Không chỉ đơn thuần là những mối quan hệ hợp tác về mặt kinh tế mà còn có những mối quan hệ về kinh tế, tổ chức Nhà sản xuất pin Trung Quốc Gotion Inc đăng ký mua cổ phiếu phổ thông, mua 15 triệu cổ phiếu tương đương tỷ lệ sở hữu 0,7% vốn điều lệ của VinFast

Theo nghĩa rộng, quan hệ kinh tế trong KD TMQT thực chất là hệ thống các quan hệ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp về sự vận động của hàng hoá, dịch vụ trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định

Trang 4

Phân loại

Đặc điểm

Thứ nhất, các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các đối tác mang tính chất hàng

hoá tiền tệ, nói cách khác, đây là mối quan hệ kinh doanh, nên “kim chỉ nam” định hướng và dẫn dắt cho mục tiêu và cách thức tiến hành mối quan hệ là lợi ích kinh tế

Ví dụ: VinFast đã hợp tác với BMW để phát triển các mẫu xe SUV điện VF e34

và VF e36

năm 2022, mang lại doanh thu hơn 10 tỷ USD Trong đó, doanh thu từ các mẫu xe SUV điện VF e34 và VF e36 chiếm một tỷ trọng đáng kể

xe điện tiên tiến của BMW, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường ô tô điện

Thứ hai, các mối quan hệ của doanh nghiệp với các đối tác được thiết lập, duy

trì và phát triển dựa trên mục tiêu và định hướng kinh doanh của doanh nghiệp Nói cách khác, đây là hoạt động có chủ đích, được quản trị theo định hướng kinh doanh được xác định trước của doanh nghiệp, là một yếu tố cấu thành trong toàn bộ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp;

• VinFast đã xác định rõ mục tiêu và định hướng kinh doanh của mình là trở thành một trong những nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới Để đạt được mục tiêu này, VinFast cần hợp tác với các đối tác uy tín trên toàn cầu để tiếp cận công nghệ, kinh nghiệm và nguồn lực cần thiết

• VinFast đã hợp tác với BMW để phát triển các mẫu xe SUV điện VF e34 và

VF e36 Sự hợp tác này giúp VinFast tiếp cận công nghệ sản xuất xe điện tiên tiến của

Trang 5

BMW, từ đó tạo ra các sản phẩm ô tô điện có chất lượng cao và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế

Thứ ba, các mối quan hệ của doanh nghiệp với các đối tác mang tính pháp lý,

thể hiện sự ràng buộc của doanh nghiệp với các đối tác và được bảo vệ bằng hệ thống luật pháp có liên quan;

Mối quan hệ được xác lập trên cơ sở hợp đồng, trong đó các bên tham gia cam kết thực hiện các nghĩa vụ và quyền lợi của mình VinFast và BMW đã ký hợp đồng hợp tác chiến lược, trong đó BMW sẽ cung cấp cho VinFast công nghệ sản xuất xe điện, thiết

kế xe điện,

Thứ tư, các mối quan hệ của doanh nghiệp với đối tác cần biểu hiện sự hợp tác,

tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi Đây là một đặc điểm, cũng là yêu cầu quan trọng để doanh nghiệp duy trì và phát triển mối quan hệ một cách bền vững

VinFast có được công nghệ sản xuất xe điện tiên tiến của BMW, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường ô tô điện BMW có được đối tác sản xuất và phân phối

xe điện tại Việt Nam, từ đó mở rộng thị phần tại thị trường này

Thứ năm, hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ được tiến hành với đối tác ở

nước ngoài; Khác biệt về: ngôn ngữ, phong tục tập quán, tôn giáo, luật pháp

Thứ sáu, phương thức thanh toán trong kinh doanh xuất nhập khẩu phức tạp hơn

khả năng rủi ro lớn hơn

- Các bên tham gia giao dịch thường ở các quốc gia khác nhau, có quy định pháp luật và tập quán kinh doanh khác nhau

- Quá trình giao nhận hàng hóa và thanh toán thường diễn ra qua nhiều giai đoạn và nhiều bên tham gia

- Các yếu tố khách quan như biến động tỷ giá, chính sách thương mại, có thể tác động đến phương thức thanh toán

Thứ bảy, phương thức, phương tiện trao đổi thông tin trong XNK hiện đại hơn

so với KD nội địa;

Thứ tám, KD XNK phải theo chuẩn mực quốc gia và quốc tế;

Thứ chín, Xu hướng phát triển quan hệ thương mại trực tiếp trong XNK;

Thứ mười, Hội nhập quốc tế chứa đựng cơ hội và thách thức đối với các DN Việt

Nam

Thứ mười một, Hệ thống thông tin trong hoạt động TMQT có tầm quan trọng

đặc biệt

- Giúp doanh nghiệp nắm bắt thông tin thị trường một cách nhanh chóng và chính xác đưa ra quyết định kinh doanh có hiệu quả

- Giúp doanh nghiệp kết nối với đối tác một cách dễ dàng và thuận tiện hơn

- Giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thương mại quốc tế Hệ thống thông tin giúp doanh nghiệp tìm hiểu kỹ về đối tác, sản phẩm, thị trường, từ đó có thể hạn chế rủi ro trong hoạt động thương mại quốc tế

Trang 6

2 Mục tiêu, nguyên tắc và yêu cầu của Quản trị các mối quan hệ trong KDTM Quốc tế

Khái niệm

Trong quản trị kinh doanh, Quản trị mối quan hệ kinh doanh được hiểu là

một cách tiếp cận để tìm hiểu, xác định, và hỗ trợ các hoạt động liên quan đến phát triển mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp

Quản trị các mối quan hệ trong KD TMQT là quá trình doanh nghiệp tiếp

cận, quản lý thông tin của các đối tác trong kinh doanh thương mại quốc tế, từ đó thiết lập mối quan hệ bền vững với họ

Mục tiêu

• Xây dựng các mối quan hệ với các đối tác hướng đến việc thúc đẩy sự thiện chí và tin cậy giữa doanh nghiệp và các đối tác của mình, đặc biệt là đối với nhà cung cấp

và khách hàng;

• Xây dựng sự tin cậy và sự tôn trọng lẫn nhau trong các mối quan hệ kinh doanh;

• Xác lập, lựa chọn và thúc đẩy các cơ hội để đảm bảo sự liên hệ thường xuyên, liên tục và bền vững với các đối tác của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với khách hàng và nhà cung cấp

Nguyên tắc

• Cùng có lợi;

• Tôn trọng và tin cậy lẫn nhau;

• Cá biệt hóa trong quản trị mối quan hệ với đối tác;

• Hướng đến mối quan hệ lâu dài, bền vững, “win - win”

Yêu cầu

• Phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp;

Mục tiêu của doanh nghiệp chính là trạng thái mà doanh nghiệp muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định nào đó Một doanh nghiệp càng có quy mô lớn thì hệ thống mục tiêu, chiến lược kinh doanh càng phức tạp vì thế quản trị các mối quan hệ kinh doanh phải biết phối hợp nhịp nhàng, xây dựng các mối quan hệ hợp tác phù hợp với hướng

đi của doanh nghiệp, tránh chồng chéo, gây bất hòa giữa các mối quan hệ trong một mục tiêu nhất định Như vậy một doanh nghiệp cần xác định hệ thống mục tiêu của mình trong thời gian xác định và chính hệ thống mục tiêu này sẽ góp hình thành nên căn cứ của việc quản trị Mục tiêu, chiến lược càng rõ ràng hợp lý thì các hoạt động quản trị càng có điều kiện thuận lợi để thực hiện và có khả năng đạt hiệu quả càng cao bởi các hoạt động quản trị có mục tiêu làm định hướng phấn đấu

• Ổn định;

Trong một giai đoạn xác định, quản trị được đặt ra yêu cầu là phải đảm bảo tính

ổn định, tránh tình trạng những thay đổi nhanh chóng dẫn đến những sự xáo trộn, mâu thuẫn giữa các mối quan hệ trong kinh doanh Ổn định còn mang lại việc tự hoạt động,tức là sau

Trang 7

khi quản trị thiết lập được một mối quan hệ với mục tiêu rõ ràng thì nó sẽ tự hoạt động, chi phối hành vi của các bên trong mối quan hệ này

• Đa phương hóa, đa dạng hóa

Quản trị các mối quan hệ phải luôn thích ứng với những thay đổi trong môi trường kinh doanh Các hoạt động trong môi trường kinh doanh luôn luôn thay đổi, luôn luôn biến động, các mối quan hệ kinh doanh muốn tồn tại bền vững thì phải thích ứng được với những sự thay đổi này Như vậy, việc quản trị các mối quan hệ không được phép quá chung chung vì như thế sẽ khó đánh giá mức độ hiệu quả của mối quan hệ đồng thời cũng không đừng quá cụ thể vì như thế dễ trở thành không thích hợp khi môi trường thay đổi

• Tầm nhìn chiến lược để đảm bảo mục tiêu và định hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp

Các mối quan hệ trong kinh doanh thương mại quốc tế phải được quản trị theo một thể thống nhất, vừa mang tính độc lập vừa tác động tương hỗ lẫn nhau trong thể thống nhất đó Tính thống nhất ở đậy thể hiện ở việc điều hướng các mối quan hệ trong kinh doanh theo một hướng, điều này giúp doanh nghiệp không bị phân tán nguồn lực vào những điều không cần thiết Vì thế là quản trị cần thiết phải hướng vào một tầm nhìn cụ thể,một định hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp

3 Nội dung quản trị các mối quan hệ trong KDTM Quốc tế

Bước 1: Xác định mục tiêu

Xác định mục tiêu

Chọn được đối tác phù hợp như chọn được mảnh ghép còn thiếu cho doanh nghiệp Việc duy trì và quản trị quan hệ với đối tác được thực hiện hiệu quả sẽ giúp ích cho quá trình hoạt động và phát triển của mỗi tổ chức

Vì vậy các doanh nghiệp nên chú trọng và xây dựng quy trình thực hiện quản lý đối tác một cách chi tiết và phù hợp

Bước 1: Xác định mục tiêu quản trị

Mục tiêu là cái đích hoặc kết quả cụ thể mà một mối quan hệ hướng đến để đạt được Đây là điều tiên quyết khi doanh nghiệp bạn có ý định lựa chọn hợp tác trong kinh doanh Mục tiêu càng cụ thể, việc tìm kiếm đối tác sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn

=> Muốn xác định được mục tiêu đúng đắn phải dựa trên kết quả phân tích các thông tin cả phía doanh nghiệp và phía đối tác

Do đó, các tiêu chí được đặt ra để lựa chọn đối tác phù hợp, cùng phát triển tiến tới mục tiêu chính

+ Tính định lượng: Mục tiêu được xác định cần phải đo lường được, nghĩa là cần phải định được ra dưới dạng chỉ tiêu có thể đánh giá hoặc định lượng được Các tiêu chuẩn, chỉ tiêu là cơ sở để đánh giá mức độ các mục tiêu để đạt được khi kết thúc như thế nào

+ Tính khả thi: Nội dung mục tiêu đặt ra là để phấn đấu đạt tới nhưng phải sát thực tế và có thể thực hiện được Mục tiêu phù hợp với thực tiễn KD và phát triển mối quan

Trang 8

hệ giữa các bên sẽ đem lại lợi ích Mục tiêu thiếu tính khả thi sẽ mất thời gian vô ích và thực tế có thể phản tác dụng Tính khả thi còn bao hàm số lượng mục tiêu đề ra

+ Tính nhất quán (tính thống nhất): Tính nhất quán có nghĩa là các mục tiêu phải phù hợp với nhau, nhất là việc hoàn thành một mục tiêu nào đó không cản trở việc thực hiện mục tiêu khác Các mục tiêu trái ngược thường gây ra nhiều mâu thuẫn của mục tiêu Đòi hỏi phải phân loại theo thứ tự ưu tiên, đưa ra sự lựa chọn giữa các giải pháp trái ngược nhau và tìm cách dung hoà

+ Tính hợp lý (tính chấp nhận được): Một mục tiêu đúng là mục tiêu được những người chịu trách nhiệm thực hiện và các đối tượng chủ chốt chấp nhận Tính hợp lý còn phải đặt trong quan hệ với đối tác, đó không phải là mục tiêu vượt quá kỳ vọng hay khả năng đạt được đối với họ Tính chấp nhận được của mục tiêu sẽ tạo môi trường thuận lợi

và giúp mối quan hệ đạt được kết quả mong muốn Nếu mục tiêu đặt ra là không hợp lý sẽ dẫn đến kết quả và những tác động tiêu cực đến tiến trình phát triển các mối quan hệ giao dịch

Bước 2: Xây dựng và phát triển

Các chủ thể của các mối quan hệ trong KD TMQT: Doanh nghiệp kinh doanh

thương mại quốc tế phải thiết lập các mối quan hệ kinh doanh với nhiều chủ thể/đối tác

khác nhau, bao gồm các nhóm: khách hàng, nhà cung cấp, các chủ thể/đối tác khác

Cách thức thiết lập và phát triển các mối quan hệ trong KD TMQT Một mối

quan hệ KD nhìn chung có thể được thiết lập thông qua 2 cách:

(i) DN chủ động liên hệ với các đối tác và (ii) các đối tác chủ động liên hệ với

DN

Các cách thức liên hệ có thể bao gồm:

Liên hệ trực tiếp (mặt đối mặt): DN cử đại diện trực tiếp gặp gỡ và thiết

lập quan hệ với đối tác;

Liên hệ gián tiếp: thông qua các phương tiện liên lạc trung gian như điện

thoại, email, thư chào hàng, quảng cáo

Yêu cầu khi thiết lập các mối quan hệ trong KD TMQT

• Xây dựng sự thiện chí, tôn trọng và tin tưởng Đây được coi là nền tảng của một mối quan hệ bền vững

• Cân nhắc cẩn trọng trước khi tuyên bố, cam kết, hứa hẹn bất cứ điều gì với đối tác;

• Cố gắng làm tốt hơn phạm vi giới hạn mà mình đã tuyên bố, cam kết với đối tác;

• Tìm hiểu kỹ càng các yếu tố liên quan đến môi trường, hoàn cảnh có khả năng tác động đến những gì doanh nghiệp cam kết với các đối tác trong một mối quan hệ;

• Cần thực hiện các hành động để đảm bảo các cam kết/lời hứa được thực hiện: theo dõi tất cả các cam kết mà doanh nghiệp đã tuyên bố; đảm bảo các điều kiện về vật chất, con người và các yếu tố khác để thực hiện cam kết

Yêu cầu để duy trì và phát triển các mối quan hệ:

Trang 9

• Tổ chức gặp gỡ, liên hệ thường xuyên với các đối tác thông qua các hình thức khác nhau

• Chia sẻ các thông tin, dữ liệu, chi phí và các mối quan tâm chung giữa các bên, tùy theo từng tình huống và mức độ mật thiết của mối quan hệ cụ thể

• Duy trì “networking”

Vinfast - “Tương lai và hành động của chúng ta”

Sơ lược quá trình phát triển của công ty

• Bối cảnh và động cơ:

Từ trước đến nay, Ngành công nghiệp ô tô không phải là thế mạnh của Việt Nam và thực tế trong nhiều năm qua Việt Nam chỉ dừng lại ở việc lắp ráp thuê cho nhiều hãng lớn Một vài sự kiện cụ thể như: Năm 1991, liên doanh lắp ráp Mekong Auto thành lập; Năm 2004, Thaco khánh thành Nhà máy Sản xuất và Lắp ráp Ô tô Chu Lai – Trường Hải; và sau đó Vinaxuki cũng được cấp giấy phép sản xuất, lắp ráp xe ô tô

Tính đến cuối năm 2017:

• Mật độ người sử dụng xe ô tô trong nước Việt Nam là 16 xe trên 1.000 người và vẫn liên tục gia tăng => Nhu cầu ngày càng lớn

• Năm 2002, trong Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, mục tiêu đề ra nêu rõ, tỷ lệ nội địa hóa cho công nghiệp ô tô phải đạt 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010 Tuy nhiên tính đến

2017, Tỷ lệ nội địa hóa trong xe ô tô là 15-18% với dòng xe con của Thaco, 37% cho dòng

xe Innova của Toyota => Việt Nam không làm chủ được nguồn nguyên liệu, linh kiện

o Năm 2017 cũng là năm trong quá trình thực hiện hiệp định AFTA giảm thuế nhập khẩu ô tô từ các nước trong khối ASEAN xuống 0% Việc giảm thuế nhập khẩu này dẫn đến cắt giảm xe lắp ráp trong nước để nhập khẩu, gây ra dư thừa lao động trong ngành công nghiệp ô tô => Nguồn lao động trong ngành ảnh hưởng nghiêm trọng

=> Từ đó kết hợp bối cảnh hiện tại và những nghiên cứu tính toán trước đó, VinGroup quyết định đầu tư vào ngành công nghiệp ô tô

Theo Ông Nguyễn Việt Quang, phó chủ tịch VinGroup chia sẻ với Vneconomy:

“Vingroup quyết định đầu tư vào ngành công nghiệp ôtô, nhằm mở ra cơ hội sở hữu ôtô với chi phí phù hợp, vừa thân thiện với môi trường, vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước Đồng thời, từng bước giành thế tự chủ và chủ động về công nghiệp ôtô, góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia Mục tiêu đến 2025 của chúng tôi là trở thành nhà sản xuất ôtô hàng đầu Đông Nam Á”

Quá trình phát triển:

• 2017:

Ngày 2 tháng 9 năm 2017, dự án Tổ hợp sản xuất ô tô VinFast tại khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải đã được Vingroup khởi công với sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

• 2019:

Trang 10

14/6/2019 VinFast khánh thành và đưa vào vận hành nhà máy sản xuất ô tô VinFast tại Cát Hải, Hải Phòng sau 21 tháng xây dựng

• 2021:

22/1/2021 VinFast ra mắt 3 mẫu ô tô điện VF e34, VF e35, VF e36; đồng thời công bố kế hoạch, tầm nhìn toàn cầu

VinFast khai trương và vận hành GreenBus - xe buýt điện đầu tiên tại Việt Nam

• 2022:

Vinfast và chính quyền Bắc Carolina (Mỹ) công bố ký kết ghi nhớ về việc xây dựng nhà máy sản xuất đầu tiên của VinFast tại thị trường Bắc Mỹ

• 2023:

Ngày 15/8/2023 VinFast chính thức niêm yết trên Nasdaq Global Select Market

Cách Vinfast quản trị các mối quan hệ kinh doanh và kết quả mang lại

Mối quan hệ với đối tác/ nhà cung ứng:

Phương châm “Đa dạng đối tác ở mức hợp lý” Ưu tiên những đối tác Việt Nam có đủ năng lực

Đại dịch COVID-19 đã gây ra nhiều đảo lộn, nhưng có lẽ ít thứ gì ảnh hưởng dài lâu như việc các nền kinh tế lớn nhỏ đều phải nhìn nhận lại toàn bộ chuỗi lao động - sản xuất - kho vận - thương mại của mình

Việt Nam chính là một ví dụ, từ cuộc khủng hoảng container rỗng và tàu vận tải biển của một nền kinh tế dựa rất nhiều vào xuất nhập khẩu, rồi sự gián đoạn sản xuất vì đại dịch, cho tới những dãy xe chở nông sản kéo dài vô tận ùn tắc ở biên giới phía bắc vào cuối năm, tất cả đã tác động rất thật lên đời sống thường nhật Từ bài học đó VinFast đã duy trì một số lượng nhà cung cấp đủ lớn trên toàn cầu đồng thời ưu tiên những nhà cung cấp trong nước hoặc trong khu vực địa lý gần nhà máy Việc đảm bảo đủ nguồn cung cấp thì song song đó Vinfast cũng cân đối với việc không có quá nhiều đối tác trong cùng một mảng để duy trì được tính cạnh tranh tốt nhất cho phần đầu vào của công ty (đảm bảo nguồn cung ứng, bài học từ đứt gãy cung ứng) nhưng không được quá nhiều đối tác ( để duy trì tính cạnh tranh )

VinFast đã hợp tác với hơn 620 nhà cung cấp trên toàn cầu, trong đó có hơn 200 nhà cung cấp tại Việt Nam Các nhà cung cấp của VinFast bao gồm các tập đoàn lớn, uy tín trên thế giới như:

• BMW: Nhà cung cấp động cơ, hộp số, khung gầm,

• Magna Steyr: Nhà cung cấp hệ thống truyền động, hệ thống treo,

• AVL: Nhà cung cấp hệ thống kiểm soát động cơ, hệ thống truyền động,

• EDAG: Nhà cung cấp thiết kế xe,

• Pininfarina, ItalDesign: Nhà cung cấp thiết kế xe,

• Bosch: Nhà cung cấp hệ thống điện, điện tử,

• Siemens: Nhà cung cấp hệ thống công nghệ,

VinFast cũng hợp tác với các nhà cung cấp trong nước, trong đó có:

• VinES: Nhà cung cấp pin chính

Ngày đăng: 11/03/2024, 21:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w