Kinh Doanh - Tiếp Thị - Báo cáo khoa học, luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, nghiên cứu - Quản trị kinh doanh 1 NGUYỄN THỊ LIÊN (Chủ biên) NGUYỄN THỊ HẰNG - TƯỞNG DUY HẢI - ĐÀO THỊ NGỌC MINH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM 2 3 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU.................................................................................................................5 LỜI NÓI ĐẦU .....................................................................................................................7 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO 1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO ...................9 1.1. Tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo với việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông mới ............................................................. 9 1.2. Tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo với việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh ......................................................................... 10 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG ......................................................................11 2.1. Tâm lý học hoạt động sáng tạo ........................................................................11 2.2. Giáo dục học về trải nghiệm sáng tạo .............................................................50 2.3. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ......................................................................62 Chương 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO .................................86 1.1. Chính trị - xã hội ..............................................................................................86 1.2. Khoa học - kỹ thuật ..........................................................................................88 1.3. Văn hoá - nghệ thuật ........................................................................................88 1.4. Vui chơi - giải trí ...............................................................................................89 1.5. Lao động công í ch .............................................................................................90 1.6. Thể dục thể thao ................................................................................................91 1.7. Định hướng nghề nghiệp ..................................................................................91 2. HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO ......................92 2.1. Câu lạc bộ ..........................................................................................................92 2.2. Trò chơi ..............................................................................................................94 2.3. Diễn đàn .............................................................................................................96 4 2.4. Sân khấu tương tác ...........................................................................................97 2.5. Tham quan, dã ngoại ........................................................................................98 2.6. Hội thicuộc thi ..................................................................................................99 2.7. Tổ chức sự kiện ...............................................................................................100 2.8. Giao lưu............................................................................................................101 2.9. Hoạt động chiến dịch ......................................................................................102 2.10. Hoạt động nhân đạo ......................................................................................103 2.11. Hoạt động tình nguyện .................................................................................104 2.12. Lao động công í ch .........................................................................................105 2.13. Sinh hoạt tập thể ...........................................................................................106 2.14. Hoạt động nghiên cứu khoa học ..................................................................108 3. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO ..............112 3.1. Phương pháp giải quyết vấn đề .....................................................................112 3.2. Phương pháp sắm vai .....................................................................................113 3.3. Phương pháp làm việc nhóm .........................................................................115 3.4. Phương pháp dạy học dự án ..........................................................................119 4. ĐỊNH HƯỚNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO ..............122 4.1. Nội dung đánh giá ...........................................................................................122 4.2. Các hình thức đánh giá...................................................................................124 4.3. Quy trình đánh giá ..........................................................................................131 4.4. Tiêu chí đánh giá .............................................................................................133 Chương 3: THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO 1. YÊU CẦU CHUNG VỀ THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO ...135 1.1. Đảm bảo khung lôgic của các hoạt động trong một chủ đề Hoạt động trải nghiệm sáng tạo .......................................................................................135 1.2. Đảm bảo sự trải nghiệm của học sinh ...........................................................136 1.3. Đảm bảo môi trường để học sinh sáng tạo ...................................................137 2. GỢI Ý THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO ...............................138 2.1. Cấu trúc chung của chủ đề Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ......................138 2.2. Thực hành thiết kế chủ đề Hoạt động trải nghiệm sáng tạo .......................149 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................187 5 LỜI GIỚI THIỆU Tôi rất phấn khởi khi đọc bản thảo sách “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông”. Có thể coi cuốn sách này là cầu nối khoa học giáo dục với nhà trường phổ thông, lý luận và thực...
Trang 1NGUYỄN THỊ LIÊN (Chủ biên) NGUYỄN THỊ HẰNG - TƯỞNG DUY HẢI - ĐÀO THỊ NGỌC MINH
TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Trang 3MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU 5
LỜI NÓI ĐẦU 7
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO 1 TẦM QUAN TRỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO 9
1.1 Tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo với việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông mới 9
1.2 Tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo với việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh 10
2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG 11
2.1 Tâm lý học hoạt động sáng tạo 11
2.2 Giáo dục học về trải nghiệm sáng tạo 50
2.3 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo .62
Chương 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1 NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO .86
1.1 Chính trị - xã hội .86
1.2 Khoa học - kỹ thuật 88
1.3 Văn hoá - nghệ thuật .88
1.4 Vui chơi - giải trí .89
1.5 Lao động công ích 90
1.6 Thể dục thể thao 91
1.7 Định hướng nghề nghiệp 91
2 HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO 92
2.1 Câu lạc bộ 92
2.2 Trò chơi 94
Trang 42.4 Sân khấu tương tác 97
2.5 Tham quan, dã ngoại 98
2.6 Hội thi/cuộc thi 99
2.7 Tổ chức sự kiện 100
2.8 Giao lưu 101
2.9 Hoạt động chiến dịch 102
2.10 Hoạt động nhân đạo 103
2.11 Hoạt động tình nguyện 104
2.12 Lao động công ích 105
2.13 Sinh hoạt tập thể 106
2.14 Hoạt động nghiên cứu khoa học 108
3 PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO 112
3.1 Phương pháp giải quyết vấn đề 112
3.2 Phương pháp sắm vai 113
3.3 Phương pháp làm việc nhóm 115
3.4 Phương pháp dạy học dự án 119
4 ĐỊNH HƯỚNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO 122
4.1 Nội dung đánh giá 122
4.2 Các hình thức đánh giá 124
4.3 Quy trình đánh giá 131
4.4 Tiêu chí đánh giá 133
Chương 3: THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO 1 YÊU CẦU CHUNG VỀ THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO 135
1.1 Đảm bảo khung lôgic của các hoạt động trong một chủ đề Hoạt động trải nghiệm sáng tạo 135
1.2 Đảm bảo sự trải nghiệm của học sinh 136
1.3 Đảm bảo môi trường để học sinh sáng tạo 137
2 GỢI Ý THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO 138
2.1 Cấu trúc chung của chủ đề Hoạt động trải nghiệm sáng tạo 138
2.2 Thực hành thiết kế chủ đề Hoạt động trải nghiệm sáng tạo 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO 187
Trang 5LỜI GIỚI THIỆU
Tôi rất phấn khởi khi đọc bản thảo sách “Tổ chức hoạt động trải nghiệm
sáng tạo trong nhà trường phổ thông” Có thể coi cuốn sách này là cầu nối khoa học giáo dục với nhà trường phổ thông, lý luận và thực nghiệm giáo dục học, tâm lý học với thực tiễn giáo dục hiện nay ở nước ta
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một nội dung hoàn toàn mới trong Chương trình và Sách giáo khoa mới sắp triển khai Sách sẽ cung cấp cho bạn đọc một số kiến thức cơ bản về hoạt động này Hơn nữa, qua cuốn sách này, các bạn có thể tìm được cách tổ chức cụ thể các hoạt động trải nghiệm cho học sinh các cấp; một số kinh nghiệm nước ngoài về giáo dục trải nghiệm Với ai yêu thích công việc này, sách rất có ích
Ra mắt bạn đọc, cuốn sách sẽ phục vụ đắc lực việc triển khai Nghị quyết 29
Hội nghị lần thứ VIII (tháng 10 năm 2013) Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thúc
đẩy công cuộc đổi mới giáo dục tiến sang một giai đoạn mới, theo triết lý giáo dục hình thành phẩm chất và năng lực - giá trị bản thân cho thế hệ trẻ thành người, làm người và ở đời
Mong các bạn đồng nghiệp các trường phổ thông đón đọc
Chúc nhóm tác giả có nhiều hơn nữa những đóng góp mới cho khoa học giáo dục nước nhà
Hà Nội ngày 20 tháng 2 năm 2016 GS.VS Phạm Minh Hạc
Trang 7LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một hợp phần quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới bên cạnh các môn học và các lĩnh vực học tập khác Chính vì thế, việc định danh một cách tường minh về bản chất, nội dung, phương pháp triển khai tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông trở nên rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay
Cuốn sách Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông sẽ trang bị cho Cán bộ, Giáo viên phổ thông (Tiểu học, Trung học
cơ sở, Trung học phổ thông) những kiến thức, kỹ năng cơ bản về hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm chuẩn bị tích cực cho việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông Đồng thời cuốn sách cũng là tài liệu tham khảo phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên các trường sư phạm
Nội dung Cuốn sách tập trung trả lời các câu hỏi cốt lõi về:
1) Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là gì?
2) Làm cái gì trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo (“Cái”: nội dung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo)?
3) Làm thế nào để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo (“Cách”: phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo)?
Do đó, Cuốn sách được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Chương 2: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường
phổ thông Chương 3: Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Trang 8Chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới NGND Phạm Minh Hạc và NGND Đinh Quang Báo đã động viên, khích lệ, góp ý và thẩm định để cuốn sách được ra mắt bạn đọc
Dù đã rất cố gắng, song cuốn sách có thể vẫn còn những điều cần trao đổi
và không thể tránh khỏi những thiếu sót nên chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc, các thầy cô giáo, các nhà khoa học để có thể hoàn thiện cuốn sách trong những lần in sau
NHÓM TÁC GIẢ
Trang 91 TẦM QUAN TRỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
1.1 Tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo với việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông mới
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một bộ phận của chương trình giáo dục
phổ thông sau năm 20151 Bên cạnh các môn học khác, hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới làm cho nội dung giáo dục không bị
bó hẹp trong sách vở, mà gắn liền với thực tiễn đời sống xã hội; là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động, góp phần phát triển phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống, niềm tin đúng đắn ở học sinh, hình thành những năng lực cần có của con người trong xã hội hiện đại; là con đường để phát triển toàn diện nhân cách học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục phổ thông ở Việt Nam
1 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự thảo: Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
Trang 101.2 Tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo với việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo cùng với các môn học khác được coi là một phương pháp học của học sinh, làm tăng giá trị cho bản thân người học Đó là một quá trình trong đó chủ thể (học sinh) trực tiếp tham gia vào các loại hình hoạt động
và giao lưu phong phú, đa dạng, học sinh tự biến đổi mình, tự làm phong phú mình bằng cách thu lượm và xử lý thông tin từ môi trường xung quanh Quan niệm này làm vai trò của người thầy phải thay đổi: hỗ trợ, hướng dẫn, trọng tài, cố vấn nhằm phát huy cao độ tính năng động chủ quan của người học Dạy - Học này là Dạy - Học hợp tác
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo giúp học sinh trong quá trình trải nghiệm thể hiện được giá trị của bản thân mình, thiết lập được các quan hệ giữa cá nhân với tập thể, với các cá nhân khác, với môi trường học và môi trường sống Sự trải nghiệm
có ý nghĩa sẽ huy động tổng thể các giá trị của cá nhân từ cảm xúc đến ý thức và hành động Sự trải nghiệm huy động toàn bộ năng lực hành động, sự liên kết trách nhiệm của bản thân với xã hội
Quá trình học tập qua trải nghiệm có thể quan sát trực tiếp được qua hành vi của người học và qua sản phẩm của quá trình học Hành vi mong đợi của người học
có thể được quan sát trực tiếp qua quá trình học, qua sự tiến triển thường xuyên và qua hành vi cụ thể ở cuối các quá trình học
Các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường là sự hiểu biết của con người không phải tạo ra một bản sao thực tế mà phải hành động để “chế biến” và biến đổi thực tế mà họ quan sát được
Môi trường học tập tương tác trong đó có sự gắn kết giữa nhận thức với cảm xúc xã hội và hành vi của người học trong những tình huống học tập sống động Quá trình học tập được diễn ra sôi động và có ý nghĩa trong môi trường học tập,
có sự tương tác, người học có thể học tập lẫn nhau, người này có thể học tập kinh nghiệm của người khác, giá trị của mỗi cá nhân đều được thể hiện và được điều chỉnh để thích ứng và điều phối với nhau, với môi trường học
Trong quá trình người học trải nghiệm và hoạt động, một lượng lớn thông tin có thể được truyền qua lại với nhau trong môi trường kiến tạo xã hội, các học thuyết, lý thuyết, định luật, nguyên lý có thể được hình thành và củng cố bởi chính
sự khám phá của người học hoặc bởi sự truyền thụ kiến thức từ người học hiểu biết