Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HỨA VIỆT TOÀN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỪNG TRỒNG THÔNG MÃ VĨ Pinus Massoniana Lamb BỀN VỮNG TẠI HUYỆ
Trang 1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HỨA VIỆT TOÀN
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT
VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỪNG TRỒNG
TẠI HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
Thái Nguyên -2023
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HỨA VIỆT TOÀN
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT
VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỪNG TRỒNG
TẠI HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN
Ngành : Quản lý tài nguyên rừng
Mã số ngành: 8.62.02.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THANH TIẾN
Thái Nguyên – 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu, dẫn liệu được trihf bày trong báo cáo được trích dẫn đầy đủ, các kết quả nghiên cứu là của cá nhân tôi điều tra, tổng hợp chưa công bố trên bất kỳ tài liệu nào!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2023
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên Ngoài những ngày lên giảng đường, việc thực hiện đề tài tốt ngiệp hết sức quan trọng hơn bao giờ hết để khẳng định những kiến thức đã học áp dụng
vào thực tiễn công việc
Với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của giáo viên TS Nguyễn Thanh Tiến, sự tạo mọi điều kiện của Nhà trường và khoa Lâm Nghiệp và cơ quan đơn
vị Nay nội dung luận văn tốt ngiệp thạc sĩ đã hoàn thiện về cơ bản theo quy định Để có được thành công này tôi xin được trân trọng cảm ơn những giúp đỡ của quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp, cơ quan
Bản thân tôi chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học, bởi vậy kết quả luận văn hôm nay đánh dấu một quá trình học tập nghiên cứu nghiêm túc của bản thân tôi Biết là khó nhưng tôi đã quyết tâm hoàn thành đúng tiến độ của nhà trường giao cho Trải qu nhiều khó khăn vất vả để triển khai đề tài, đôi khi gặp phải mùa dịch, đôi khi do thời tiết bất lợi nên phần nào ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nghiên cứu
Mặc dù đã cố gắng xong bản luận văn chắc chán vân còn hạn chế, rất mong nhận được sự phê bình, góp ý của thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để
bản luận văn của tôi được chỉnh sửa hoàn thiện nhất
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 10 năm 2023
Tác giả
HỨA VIỆT TOÀN
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN viii
THESIS ABSTRACT ix
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu 3
3 Ý nghĩa của đề tài 3
Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4
1.1 Tổng quan các vấn đề khoa học liên quan 4
1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 4
1.1.2 Nhận thức về phát triển bền vững 5
1.1.3 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 5
1.2 Tổng quan khu vực nghiên cứu 12
1.2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên 12
1.2.2 Tổng quan về điều kiện kinh tế - xã hội 13
2.3 Đánh giá chung 16
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17
2.2 Nội dung nghiên cứu 17
2.3 Phương pháp nghiên cứu 18
Trang 62.3.1 Phương pháp kế thừa 18
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu thực địa: 18
2.3.3 Phương pháp nghiên cứu trong phòng 20
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
3.1 Hiện trạng rừng và rừng trồng Thông mã vĩ tại huyện Cao Lộc 23
3.1.1 Hiện trạng rừng huyện Cao Lộc năm 2022 23
3.1.2 Hiện trạng rừng trồng Thông Mã vĩ tại huyện Cao Lộc 27
3.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội từ rừng trồng Thông mã vĩ đến đời sống người dân địa phương khu vực nghiên cứu 36
3.2.1 Đánh giá chi phí, thu nhập cho rừng trồng Thông mã vĩ theo tuỏi 36
3.2.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế rừng Thông mã vĩ theo tuổi 41
3.2.3 Tác động đến xã hôi 43
3.3 Phân tích những hạn chế trong công tác sản xuất rừng trồng Thông mã vĩ theo tiêu chuẩn FSC 44
3.3.1 Đối sánh công tác trồng rừng hiện nay với tiêu chuẩn FSC 44
3.3.2 Phân tích SWOT về trồng rừng Thông mã vĩ để tiếp cận chứng chỉ FSC 48
3.4 Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế hướng đến sản xuất rừng Thông mã vĩ đạt tiêu chuẩn FSC 50
3.4.1 Về kỹ thuật chăm sóc 50
3.4.2 Kỹ thuật khai thác 50
3.4.3 Về tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân tiến tới tiếp cận FSC 50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
1 Kết luận 52
2 Kiến nghị 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thống kê số lượng OTC nghiên cứu tại các xã 19
Bảng 3.1 Hiện trạng rừng huyện Cao Lộc năm 2022 23
Bảng 3.2 Độ che phủ rừng năm 2022 huyện Cao Lộc 26
Bảng 3.3 Tổng hợp diện tích rừng trồng Thông mã vĩ và diện tích các cây trồng rừng khác tại 3 xã huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn 28
Bảng 3.4 Tổng hợp diện tích rừng trồng Thông mã vĩ 30
theo cấp tuổi tại 3 xã huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn 30
Bảng 3.6 Sinh trưởng đường kính (D1.3) của cây Thông mã vĩ 32
ở các cấp tuổi 10 đến 14 trồng tại H Cao Lộc, T Lạng Sơn 32
Bảng 3.7 Sinh trưởng chiều cao (Hvn) của cây Thông mã vĩ 33
ở các cấp tuổi 10 đến 14 trồng tại H Cao Lộc, T Lạng Sơn 33
Bảng 3.8 Sinh trưởng thể tích (V) của cây Thông mã vĩ 34
ở các cấp tuổi 10 đến 14 trồng tại H Cao Lộc, T Lạng Sơn 34
Bảng 3.9 Thống kê các sản phẩm thu từ Thông mã vĩ 36
ở các cấp tuổi 10 đến 14 trồng tại H Cao Lộc, T Lạng Sơn 36
Bảng 3.10 Chi phí trồng rừng Thông mã vĩ theo tuổi 37
Bảng 3.11 Thống kê các các chỉ tiêu kỹ thuật áp dụng rừng Thông mã vĩ 40
ở các cấp tuổi 10 đến 14 trồng tại H Cao Lộc, T Lạng Sơn 40
Bảng 3.12 Tổng hợp chi phí và thu nhật rừng trồng Thông mã vĩ theo tuổi 41 Bảng 3.13 Nhận thức của người dân về trồng rừng tại Cao Lộc 43
Bảng 3.13 Đối sánh với tiêu chuẩn FSC 45
Bảng 3.14 Phân tích SWOT về thực trạng phát triển rừng trồng tiếp cận FSC 49
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Biểu đồ cơ cấu 3 loại rừng tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn 25
Hình 3.2 Biểu đồ độ che phủ rừng huyện Cao Lộc 27
theo các đơn vị hành chính xếp từ cao đến thấp 27
Hình 3.3 Biểu đồ so sánh diện tích trồng Thông mã vĩ 29
với tổng số diện tích rừng trồng khu vực nghiên cứu 29
Hình 3.4 Biểu đồ phân bố rừng trồng Thông mã vĩ tại 3 xã nghiên cứu 30
Bảng 3.5 Thống kê các chỉ số bình quân lâm phần rừng Thông mã vĩ 31
tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn 31
Hình 3.5 Biểu đồ tăng trưởng thể tích theo tuổi rừng Thông 35
Hình 3.6 Biểu đồ NPV xác định theo tuổi của rừng Thông 42
Hình 3.7 Biểu đồ NPV bình quân trên năm theo tuổi của rừng 42
Trang 9DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
FSC Forest Stewardship Council (Tổ chức phi chính phủ, phi lợi
nhuận được thành lập năm 1993 với mục tiêu phát triển & quản lý rừng bền vững trên toàn thế giới.)
UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization (Tổ chức giáo dục khoa học và văn hoá liên hợp quốc)
PTNT Phát triển nông thôn
Trang 10TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1 Tên tác giả luận văn: Hứa Việt Toàn
2 Tên luận văn: Đánh giá thực trạng sản xuất và một số giải pháp quản
lý rừng trồng Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lamb) bền vững tại huyện Cao
5 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp kế thừa; Phương pháp đo đém hiện trường và
phương pháp tổng hợp số liệu, phân tích dữ liệu
6 Kết quả chính và kết luận:
Huyện Cao lộc có 47.059,7 ha có 44.556,3 ha có rừng và 2.493,4 ha chưa có rừng Trong tổng số diện tích đã có rừng, diện tích rừng tự nhiên 3.942,7 ha và rừng trồng 40.623,6 ha Rừng trồng của huyện Cao Lộc chiếm khoảng 91,15% tổng diện tích có rừng Điều đáng nói diện tích rừng trồng tăng lên rõ rệt từ đầu kỳ 35.116,2 ha, sau cuối kỳ tăng lên 40.623,6 ha Về độ che phủ rừng huyện Cao Lộc năm 2020 ở mức cao (72%), trong đó tại xã Yên Trạch đạt 61,8%, xã Tân Thành đạt 68,3% và xã Gia Cát đạt 68,5%
Diện tích rừng trồng 2.241,4 ha trong đó rừng Thông mã vĩ là 1.231,1 ha; Tại xã Yên Trạch diện tích rừng trồng 2.602,6 ha trong đó rừng Thông mã
vĩ là 978,5 ha và xã Tân Thành diện tích rừng trồng 2.302,6 ha trong đó rừng Thông mã vĩ là 879,6 ha Diện tích rừng Thông mã vĩ chưa đủ tiêu chuẩn thành rừng xã Gia Cát chiếm 20,7 ha, xã Yên Trạch chiếm 12,6 ha và xã Tân Thành chiếm 11,3 ha
Trang 11THESIS ABSTRACT
1 Author’s name: Hua Viet Toan
2 Thesis title: Assessment of current production status and solutions for
sustainable forest management of plantation forest of Pinus massoniana Lamb in
Cao Loc district, Lang Son province
3. Major: Forest Resource Management Code: 862.02.11
4 Educational organization: Thai Nguyen University of Agriculture and
Forestry - Thai Nguyen University
5 Research Objectives:
Assessing current production status and solutions for sustainable forest
management of plantation forest of Pinus massoniana Lamb
6 Method:
Using the following methods: succession method, field measurement method, and data synthesis and analysis method
7 Main findings and conclusions:
Cao Loc district has 47,059.7 hectares, of which 44,556.3 hectares are forested and 2,493.4 hectares are not forested Of the total forested area, 3,942.7 hectares are natural forests and 40,623.6 hectares are plantation forests The plantation forests in Cao Loc district account for about 91.15% of the total forested area It is worth noting that the area of plantation forests has increased significantly from 35,116.2 hectares at the beginning of the period to 40,623.6 hectares at the end of the period The forest cover of Cao Loc district in 2020 was high (72%), with 61.8% in Yen Trach commune, 68.3% in Tan Thanh commune, and 68.5% in Gia Cat commune
The area of plantation forests is 2,241.4 hectares, of which 1,231.1 hectares
are Pinus massoniana Lamb forests In Yen Trach commune, the area of plantation forests is 2,602.6 hectares, of which 978.5 hectares are Pinus massoniana Lamb forests In Tan Thanh commune, the area of plantation forests
Trang 12is 2,302.6 hectares, of which 879.6 hectares are Pinus massoniana Lamb forests The area of Pinus massoniana Lamb forests that does not meet the standards to
be classified as forests is 20.7 hectares in Gia Cat commune, 12.6 hectares in Yen Trach commune, and 11.3 hectares in Tan Thanh commune
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Theo số liệu thống kê năm 2019 của Tổng cục Thống kê, đất lâm nghiệp nước ta có khoảng 15 triệu ha, chiếm 45,5% tổng diện tích Trong đó rừng sản xuất là 7,5 triệu ha, rừng phòng hộ 5,2 triệu ha, rừng đặc dụng 2,2 triệu ha; rừng tự nhiên có diện tích 1.0292,4 nghìn ha, rừng trồng là 4.316,8 nghìn ha;
Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2022 (Quyết định số 2357/QĐ-BNN-KL, ngày 14/6/2023) diện tích đất có rừng bao gồm cả rừng trồng chưa khép tán: 14.790.075ha, trong đó rừng tự nhiên: 10.134.082 ha, Rừng trồng: 4.655.993 ha Diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỷ lệ che phủ toàn quốc là 13.926.043 ha, tỷ
lệ che phủ là 42,02% Mặc dù tỷ lệ che phủ rừng nước ta có tăng lên, nhưng chất lượng rừng tự nhiên vẫn chưa cao, rừng phòng hộ chưa phát huy đầy đủ chức năng, tỷ lệ cây xanh/người dân đô thị và nhiều khu vực nông thôn vẫn còn thấp Như vậy, diện tích rừng trồng của cả nước ngày càng tăng lên theo thời gian đến nay xấp xỉ 4,5 triệu ha
UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Quyết định công bố hiện trạng rừng toàn tỉnh Lạng Sơn năm 2022 (Quyết định số 383/QĐ-UBND, ngày 10/03/2023) Theo đó, phê duyệt, công bố hiện trạng rừng tỉnh Lạng Sơn đến ngày 31/12/2022, gồm: diện tích đất có rừng là 572.094,8 ha (bao gồm cả diện tích đã trồng rừng chưa thành rừng) Trong đó, rừng tự nhiên là 255.522,2 ha; rừng trồng là 316.572,6 ha (trong đó diện tích đã trồng rừng chưa thành rừng là 43.055,0 ha) Tổng diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính độ che phủ rừng là 529.039,8 ha, tỷ lệ che phủ rừng 63,7%
Huyện Cao Lộc là một trong những huyện của tỉnh Lạng Sơn Cao Lộc
ở một vị trí địa lý thuận lợi gần sát với thành phố Lạng Sơn Huyện Cao Lộc
có kết cấu hạ tầng đầy đủ với mạng lưới giao thông đường sắt, đường thủy,
Trang 14đường bộ, có cửa khẩu quốc tế Tân Thanh Hệ thống giao thông nội bộ về cơ bản đáp ứng nhu cầu vận chuyển, giao thương của người dân và phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương
Ở huyện Cao Lộc, cây Thông được trồng phổ biến, nhiều hộ gia đình có
từ vài nghìn tới hàng chục nghìn cây thông Đặc biệt trong những năm gần đây, sản phẩm nhựa thông được tiêu thụ mạnh với thị trường chủ yếu là Trung Quốc với mức giá từ 25 – 35 nghìn đồng/kg Cây thông Mã vĩ có đặc tính phân bố tự nhiên, ngoài việc cho sản phẩm gỗ thì sản phẩm là nhựa thông rất tốt
Huyện Cao Lộc cũng đã phát triển trồng thông đem lại thu nhập cao, nhiều hộ vươn lên làm giàu Qua tìm hiểu, cây thông đã được người dân huyện Cao Lộc đưa vào trồng từ những năm 1996 thông qua các dự án như:
327, Việt Đức, 661 Tuy nhiên, vào những năm đó, người dân chưa trồng nhiều bởi chưa thấy hiệu quả kinh tế đem lại Đến năm 2010, khi một số hộ đã
có thu nhập cao từ khai thác nhựa thông thì phong trào trồng thông mới phát triển mạnh, người dân mới chủ động trồng đại trà
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cao Lộc, toàn huyện có tổng diện tích rừng hơn 43.000 ha, trong đó, rừng trồng chiếm trên 77% tổng diện tích rừng toàn huyện (riêng cây thông đã chiếm 69% diện tích rừng trồng với hơn 22.000 ha) Cây thông được trồng nhiều ở các xã như: Cao Lâu, Xuất Lễ, Thanh Lòa, Hải Yến, Gia Cát, Yên Trạch, Tân Thành Cây thông được người dân trồng chủ yếu để khai thác nhựa và lấy gỗ Với diện tích trên, hằng năm, sản lượng thu hoạch nhựa đạt trên 13.000 tấn, giá trị kinh
tế đem lại trên 276 tỷ đồng Từ trồng thông, đã có nhiều hộ dân trong huyện đạt thu nhập bình quân hằng năm từ 150 đến 300 triệu đồng/hộ/năm
Rừng thông đã giúp người dân có thêm thu nhập và từng bước nâng cao đời sống, qua đó, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Hiện tỷ lệ
hộ nghèo của huyện Cao Lộc còn 6,65% (năm 2020), giảm 16,61% so với
Trang 15năm 2016; thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 47 triệu đồng/người/năm (tăng 6 triệu đồng/người/năm so với năm 2016)
Nhằm có cơ sở khoa học đánh giá được thực trạng sản xuất kinh doanh
rừng Thông mã vĩ tại Cao Lộc, tôi lựa chọn đề tài “Đánh giá thực trạng sản
xuất và một số giải pháp quản lý rừng trồng Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lamb) bền vững tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn” Đề tài
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế bền vững từ sản xuất kinh doanh rừng trồng Thông mã vĩ của địa phương
2 Mục tiêu
(i) Đánh giá được thực trạng trồng rừng Thông mã vĩ (Pinus Massoniana Lamb) tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
(ii) Phân tích được hiệu quả kinh tế, xã hội trong kinh doanh rừng trồng
Thông mã vĩ (Pinus Massoniana Lamb) tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
(iii) Đề xuất được một số giải pháp chính trong quản lý, kinh doanh rừng trồng Thông mã vĩ theo hướng bền vững tiếp cận các tiêu chuẩn FSC
3 Ý nghĩa của đề tài
- Về khoa học: Bổ sung thêm cơ sở khoa học, những thông tin mới về
thực trạng sản xuất, quản lý, kinh doanh rừng Thông mã vĩ để làm cơ sở cho phát triển kinh tế tại địa phương
- Về thực tiễn: Đề tài hoàn thành làm cơ sở khuyến cáo các hộ kinh
doanh, sản xuất rừng trồng Thông mã vĩ tại huyện Cao Lộc tiếp cận sản xuất bền vững theo định hướng FSC Đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng cho Nhân dân trồng rừng
Trang 16Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan các vấn đề khoa học liên quan
1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Khái niệm rừng được phân tích theo quy định của pháp luật Việt Nam
và các quy định của các tổ chức quốc tế: “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân
gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên” (Luật số 16/2017/QH14,
Điều 2, khoản 3)
Tài nguyên rừng là tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị lớn, bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng trên đất lâm nghiệp, trong đó có thực vật rừng , động vật rừng và các yếu tố tự nhiên liên quan đến rừng (gọi chung là quần xã sinh vật)
Quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng là sự tổng hợp các hoạt động của các
cơ quan có thẩm quyền để sắp xếp, tổ chức bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng
Quản lý rừng bền vững là phương pháp quản trị rừng bảo đảm đạt được mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, không làm suy giảm giá trị rừng và nâng cao giá trị rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường và góp phần quản lý rừng bền vững một phần vào việc giữ vững quốc phòng, an ninh
Quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển các tài nguyên này Vai trò của hoạt động này là đảm bảo giá trị phòng hộ và cân bằng sinh thái của tài nguyên rừng; đảm bảo giá trị bảo tồn đa dạng sinh học; đảm bảo giá trị kinh tế của tài nguyên rừng
Trang 171.1.2 Nhận thức về phát triển bền vững
Những ý tưởng chứa đựng nội dung phát triển bền vững đã sớm xuất hiện trong xã hội loài người, nhưng phải đến thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 18, chúng mới được chuyển hóa thành hành động và quan trọng hơn là các phong trào xã hội Những người tiên phong cho những xu hướng này là các nhóm bảo vệ môi trường ở Tây Âu và Bắc Mỹ Ủy ban Bảo vệ Môi trường Canada được thành lập vào năm 1915, nhằm khuyến khích người dân tôn trọng quy luật tự nhiên và tin rằng mỗi thế hệ đều có quyền khai thác lợi ích từ vốn tự nhiên, nhưng việc khai thác nguồn vốn này phải được duy trì nguyên vẹn để các thế hệ tương lai được hưởng và sử dụng theo cách tương tự Năm 1951, UNESCO đã công bố một tài liệu có tựa đề “Thực trạng bảo vệ môi trường tự nhiên trên thế giới những năm 1950” Tài liệu này được cập nhật năm 1954 và được coi là một trong những tài liệu quan trọng của “Hội nghị về Môi trường con người” (1972) do Liên hợp quốc tổ chức tại Stockholm (Thụy Điển) và cũng được coi là “tiền thân” của báo cáo Brundtland
1.1.3 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.3.1 Trên thế giới
Kết quả nghiên cứu quá trình thay đổi trong quản lý lâm nghiệp ở Ấn
Độ và Nepal, Hobley (1996) đã phân loại người hưởng lợi thành người hưởng lợi trực tiếp và người hưởng lợi gián tiếp theo cấp độ của họ sự phụ thuộc vào nguồn lực Theo cấp hành chính, người hưởng lợi có thể hoạt động ở cấp
vi mô (địa phương) hoặc vĩ mô (trung ương) Tác giả cũng đi sâu tìm hiểu vai trò và sự tham gia của các nhóm hưởng lợi trong quản lý rừng qua các thời kỳ lịch sử khác nhau Người thụ hưởng là một thuật ngữ chung để chỉ “tất cả các
cá nhân và tổ chức có quan tâm và có thể bị ảnh hưởng bởi một hoạt động, một chương trình phát triển hoặc một tình huống hoặc những người có ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng đến nó” hoạt động hoặc chương trình đó” (Hobley,
Trang 181996) Trong một số trường hợp, người thụ hưởng có thể vừa bị ảnh hưởng vừa có ảnh hưởng đến hoạt động đó
Về vấn đề lợi ích trong quản lý và sử dụng rừng, phân tích của Hobley (1996) cho thấy hệ thống Taungya được áp dụng ở Myanmar từ năm 1850 đã cho phép người canh tác nương rẫy chiếm diện tích rừng khoảng 3 - 4 ha với điều kiện phải trồng và chăm sóc rừng chăm sóc cây con khi chăm sóc cây nông nghiệp Vì vậy, ngành lâm nghiệp có thể kiểm soát người canh tác nương rẫy thông qua tập quán canh tác của họ cùng với việc tái sinh rừng với các loài cây có giá trị Trong một nghiên cứu khác về lâm nghiệp xã hội ở Bangladesh, Khan (1998) lập luận rằng lợi ích của những người hưởng lợi khác nhau thường khác nhau và đôi khi đối lập nhau Nhà nước cần đóng vai trò cầu nối, xúc tác để dung hòa lợi ích hoặc giải quyết mâu thuẫn giữa các bên hưởng lợi
Khái niệm quản lý rừng bền vững được hình thành từ đầu thế kỷ 18 với nhận thức rằng rừng không phải là nguồn tài nguyên vô tận và đang bị suy giảm nghiêm trọng Ban đầu, quan điểm bền vững chỉ tập trung vào việc khai thác, sử dụng gỗ lâu dài, liên tục Cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ và phát triển kinh tế - xã hội, quản lý rừng bền vững đã chuyển đổi từ quản lý kinh doanh
gỗ sang quản lý kinh doanh đa diện về tài nguyên rừng và quản lý hệ sinh thái rừng
và cuối cùng là quản lý rừng bền vững trên cơ sở các tiêu chuẩn, tiêu chí được xác lập chặt chẽ, toàn diện trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường
Quá trình chuyển đổi từ quản lý rừng truyền thống sang quản lý rừng bền vững hiện nay đang được thúc đẩy bởi một công cụ thị trường có tên là
“Chứng chỉ rừng” Ý tưởng chứng chỉ rừng đã được Hội đồng quản lý rừng (FSC) đề cập vào đầu những năm 1990 như một “công cụ hữu hiệu giúp cải thiện công tác quản lý rừng của thế giới”; “là công cụ chính sách mạnh mẽ nhất” trong quản lý rừng Nhiều quốc gia trên thế giới đã khá thành công trong việc cấp chứng chỉ rừng, góp phần quan trọng vào việc quản lý rừng bền
Trang 19vững Tính đến tháng 11 năm 2007, Hội đồng Quản lý Rừng Quốc tế (FSC)
đã cấp 913 giấy chứng nhận rừng cho 78 quốc gia với tổng diện tích 93.898.717 ha Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, FSC đã cấp 81 chứng chỉ với diện tích 3.144.345 ha, trong đó Trung Quốc, New Zealand, Indonesia và Australia là những quốc gia dẫn đầu về diện tích rừng được chứng nhận
Về chính sách lâm nghiệp, Sheppherd G tin rằng đối với các cộng đồng sống trong và gần KBT, một giải pháp được đề xuất là cho phép người dân địa phương củng cố các quyền của họ theo cách hiểu của hệ thống quản
lý Quản lý nông nghiệp hiện đại, bằng việc trồng cây, cho và nhận đất, nhà nước cần xác định rõ các quyền chính trị của người dân trên mảnh đất họ nhận với mục đích tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và giảm tác động đến tài nguyên rừng (theo Nguyễn Minh Thành, 2004)
1.1.3.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam
a Quá trình phát triển Quản lý rừng bền vững ở Việt Nam
Chính sách quản lý giao rừng cùng với chính sách hỗ trợ của nhà nước thời gian qua đã tạo điều kiện khai thác tiềm năng, lao động, vốn của địa phương Tình trạng phá rừng được hạn chế, rừng trồng đạt tỷ lệ sống cao, nhiều mô hình trang trại nông, lâm nghiệp xuất hiện, các mô hình kinh tế hộ gia đình đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, một bộ phận người dân trở nên giàu có từ sản xuất và kinh doanh trên đất được giao, mở ra hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu dùng ở nhiều nơi, góp phần xóa đói giảm nghèo, góp phần làm thay đổi
bộ mặt nông thôn miền núi
Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức và thực hiện chính sách quản lý giao đất lâm nghiệp, bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn nhiều hạn chế như:
+ Một số nơi thực hiện không đúng quy trình giao đất lâm nghiệp, không có quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp trước khi giao, chưa coi trọng
Trang 20việc giao ranh giới đất cụ thể trên thực địa, dẫn đến tình trạng sau nhiều trường hợp, nhiều hộ gia đình và các cá nhân không thể xác định được ranh giới đất đai của mình trên thực địa Có tình trạng giao đất không đúng thẩm quyền hoặc theo tinh thần Nghị định số 02/CP Một số nơi trong quá trình thực hiện còn nhầm lẫn giữa giao đất theo Nghị định 02/CP và giao đất theo Nghị định 01/CP Một số lâm trường còn giao đất cho các hộ gia đình, bao gồm cả rừng đặc dụng và rừng phòng hộ Thiếu kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất được giao, nhiều hộ gia đình 3-4 năm chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không lập hợp đồng giao rừng theo quy định, gây ảnh hưởng tiêu cực đến công tác quản lý Đất lâm nghiệp tại địa phương, nhiều diện tích rừng, đất lâm nghiệp không thể giao cho người dân mà vẫn phải do UBND các xã quản lý kém hiệu quả
+ Vấn đề hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật canh tác cho các hộ nhận đất lâm nghiệp còn nhiều bất cập Lực lượng khuyến nông, lâm nghiệp hiện nay còn quá mỏng, nội dung chuyển giao còn nghèo nàn, chưa phù hợp với điều kiện Điều kiện tự nhiên đa dạng của miền núi chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất của người dân địa phương
Dự án “Đổi mới chiến lược ngành lâm nghiệp” là một dự án điển hình xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn nước ta sau khi Luật Bảo vệ và phát triển rừng ban hành năm 1991 Mục tiêu của dự án là xử lý tìm hiểu, học hỏi và hợp tác góp phần tìm ra các giải pháp chiến lược nhằm thực hiện từng bước và có hiệu quả mục tiêu phát triển ngành lâm nghiệp trong hoàn cảnh cụ thể của nước ta Dự án đã góp phần xây dựng phương pháp giao đất lâm nghiệp mới trên cơ sở rút kinh nghiệm những năm trước và dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến luật đất đai, Luật Bảo vệ và phát triển rừng Phương pháp này bao gồm 3 thành phần cơ bản sau:
+ Ưu tiên đáp ứng yêu cầu của Chính phủ để rừng và đất lâm nghiệp có chủ sở hữu thực sự, đồng thời đáp ứng nguyện vọng của người dân về quyền
Trang 21sử dụng rừng và đất rừng bền vững ngay trên quê hương Gắn lợi ích của người dân, cộng đồng địa phương với lợi ích quốc gia về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái
+ Căn cứ vào quỹ đất và nhu cầu sử dụng quỹ đất lâm nghiệp của các đối tượng trong từng xã, phân bổ cho các thành phần kinh tế như: Lâm trường quốc doanh, hợp tác xã kiểu mới, cộng đồng dân cư thôn thôn, hộ gia đình,
cá nhân sử dụng vào mục đích lâm nghiệp, với phương châm phân bổ một lần
và khép kín tại mỗi xã
+ Trên cơ sở cơ sở pháp lý hiện hành, xây dựng cơ chế chính sách quản
lý sử dụng đất phù hợp nhằm khuyến khích, tạo động lực phát triển sản xuất, góp phần đẩy nhanh quá trình giao đất lâm nghiệp trên phạm vi toàn quốc (theo Triệu Văn Lục, 1999)
Luật Lâm nghiệp 2017, Điều 9 quy định các hoạt động bảo đảm quản lý rừng bền vững: Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh ; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển lâm nghiệp; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của quốc gia và địa phương; tuân thủ các quy định về quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định
Luật Đất đai năm 2003 sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định: Sử dụng đất phải tôn trọng các nguyên tắc: Tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất xung quanh
Luật Bảo vệ Môi trường, 2005; Trong Chương IV: Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên có 7 điều (từ Điều 28 đến Điều 34) quy định các quy định liên quan đến quản lý bền vững trong lĩnh vực điều tra, đánh giá và quy định quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ tự nhiên; bảo vệ
đa dạng sinh học; bảo vệ và phát triển cảnh quan thiên nhiên; bảo vệ môi trường trong điều tra, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch
Trang 22Năm 2014, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư
số 38/2014 về hướng dẫn lập phương án quản lý bảo vệ rừng bền vững
Đến năm 2016, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định 83/2016 về phê duyệt đề án thực hiện QLRBV và CCR giai đoạn 2016-
2020 Điều chỉnh mục tiêu trong chiến lược quốc gia đến năm 2020 từ 2 triệu ha còn lại có ít nhất 500.000 ha diện tích rừng trồng sản xuất được cấp chứng chỉ
Những năm 2000, Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của sự nhận thức
và hành động thực hiện QLRBV Việt Nam chưa có tiêu chuẩn riêng để đánh giá QLRBV và chưa có tổ chức nào được FSC ủy quyền cấp CCR-QLRBV, cho đến năm 2018 các tổ chức QLRBV vẫn dựa theo tiêu chuẩn của FSC làm
cơ sở để tổ chức đánh giá nội bộ Đánh giá nội bộ để có sự đánh giá và nhìn nhận về tình hình quản lý rừng của chủ rừng; đồng thời để các chủ rừng có căn cứ tiến hành khắc phục các lỗi trong quản lý rừng, chuẩn bị mời các tổ
chức quốc tế đến đánh giá cấp CCR
Trong năm 2013-2014, với sự hỗ trợ của Quỹ TFF và Dự án SNV, Tổng cục Lâm nghiệp đã tổ chức các nhóm tư vấn xây dựng Bộ tiêu chuẩn quốc gia về quản lý rừng bền vững theo bộ tiêu chuẩn thứ 5 của FSC (Phiên bản 5) để trình lên Chính phủ FSC quốc tế phê duyệt vào cuối năm 2016 Đây được coi là cơ sở quan trọng thúc đẩy quản lý và bảo tồn rừng bền vững
ở Việt Nam
Đến nay, Bộ tiêu chuẩn 5 của FSC (Version 5) đã được phê duyệt, đây
là thuận lợi lớn cho các chủ rừng tại Việt Nam khi thực hiện đánh giá chứng
chỉ rừng, vì đã được nghiên cứu áp dụng theo điều kiện thực tế của Việt Nam
Thống kê từ Vụ Phát triển sản xuất Lâm nghiệp (Tổng cục Lâm nghiệp
- Bộ NN&PTNT) cho biết, đến 2018, Việt Nam đã có khoảng 243.973 ha (86.156 ha rừng tự nhiên; 157.817 ha rừng trồng) đã được cấp chứng chỉ rừng
bền vững
Trang 23b Một số chính sách hiện hành có liên quan đến quản lý rừng bền vững ở Việt Nam
Các chính sách cam kết của Chính phủ là nhân tố quan trọng để quản lý
rừng bền vững Các chính sách liên quan đến quản lý rừng bền vững được
hiểu là những chính sách điều tiết, chi phối trực tiếp và có tác động đến việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên rừng và đất rừng một cách bền vững Cho đến nay đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý rừng bền vững thuộc các cấp ban hành là: Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN - PTNT và các Bộ ngành có liên quan Các vấn đề về Quản lý rừng bền vững là một yếu tố chủ chốt trong các chính sách, chiến lược và kế hoạch hành động của Việt Nam Điều này được thể hiện trong các văn bản pháp quy dưới đây:
Luật Lâm nghiệp năm 2017: Đây là đạo luật quan trọng nhất về lâm
nghiệp có đưa ra Quản lý rừng bền vững là phương thức quản trị rừng bảo
đảm đạt được các mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, không làm suy giảm các giá trị và nâng cao giá trị rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường, góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh
Luật Đất đai năm 2013 quy định: Việc sử dụng đất phải đảm bảo các nguyên tắc: Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và mục đích sử dụng đất; Tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường và không gây tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh; Người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan (Điều 6)
Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 1/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ
về Phê duyệt chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 -
2030, tầm nhìn đến năm 2050: Mục tiêu tổng quát của Chiến lược: Xây dựng ngành lâm nghiệp thực sự trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật; thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững rừng và diện tích đất được quy hoạch cho lâm nghiệp; đảm bảo sự tham gia rộng rãi, bình đẳng của các
Trang 24thành phần kinh tế vào các hoạt động lâm nghiệp, huy động tối đa các nguồn lực xã hội; ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về quản lý rừng bền vững (viết tắt là QLRBV)
1.2 Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên
1.2.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Cao Lộc một trong những huyện miền núi, biên giới của tỉnh Lạng Sơn Huyện Cao Lộc nằm ở vị trí địa lý 21°45' đến 22°00’ Vĩ độ Bắc và 106°39' đến 107°02' Kinh độ Đông Địa hình bao quanh thành phố Lạng Sơn, phía Bắc giáp ranh với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), phía Nam giáp ranh với huyện Chi Lăng và huyện Văn Quan, phía Đông tiếp giáp với huyện Lộc Bình, phía Tây tiếp giáp với huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn
1.2.1.2 Đặc điểm khí hậu
Huyện Cao Lộc có khí hậu mát và chia bốn mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình năm là 21°C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là khoảng 27°C -–32°C, nhiệt độ trung bình trong mùa đông là 13°C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất xuống đến 9°C, có ngày nhiệt độ xuống đến 0°C Tại Mẫu Sơn có luôn lanh hơn và có năm có băng tuyết
1.2.1.3 Đặc điểm địa hình
Cao Lộc có địa hình cao nhất trong số các huyện thị của tỉnh Lạng Sơn,
độ cao trung bình của toàn huyện khoảng 260m so với mặt biển Đỉnh cao nhất là đỉnh Mẫu Sơn cao 1.541 m nằm trên núi Mẫu Sơn
Địa hình đồi núi Cao Lộc có cấu trúc thành hai khối núi: núi Mẫu Sơn
ở phần Đông của huyện và núi đá vôi Đồng Đăng ở Tây -–Tây Bắc huyện Dải đường biên có hướng dốc về nội địa, độ dốc trung bình là 20 -–300, dải tiếp giáp với địa bàn huyện Lộc Bình (núi Mẫu Sơn) có độ dốc lớn, chia cắt
Trang 25mạnh Khu vực có địa hình thung lũng là nơi cư trú và sản xuất của hàng nghìn hộ dân cư trong huyện Địa hình huyện có thể chia làm 4 vùng khác nhau:
1.2.2 Tổng quan về điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.2.1 Dân số và nguồn nhân lực
Theo số liệu thống kê dân số trung bình của huyện Cao Lộc đến năm
2020 là 80.722 người, mật độ dân cư trung bình là 129 người/km2 Dân số khu vực thành thị 17.728 người chiếm 21,96%, dân số khu vực nông thôn 62.994 người chiếm 78,04%, tỷ lệ dân số; dân số trung bình nam 41.014 người và dân số trung bình nữ 39.708 người Dân số giữa thành thị và nông thôn hàng năm biến động khá lớn Các dân tộc sinh sống trên địa bàn chủ yếu gồm: Nùng chiếm 57,94%, Tày chiếm 30,64%, Kinh chiếm 8,26%, Dao chiếm 2,56%, Hoa chiếm 0,39%, Dân tộc khác chiếm 0,21% Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá của Cao Lộc tăng nhanh do chủ trương phát triển Khu Kinh tế Cửa Khẩu Đồng Đăng
Nguồn nhân lực được đào tạo còn mất cân đối giữa các ngành, trình độ đào tạo; lao động có trình độ chuyên môn chỉ chiếm 10,67% tổng số lao động đã qua đào tạo Ngoài ra, do lực lượng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng rất cao và là lao động có chất lượng thấp nên khi thực hiện tái cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa có thể tạo ra tình trạng dư thừa Nông nghiệp
dư thừa lao động trong khi khu vực phi nông nghiệp vẫn thiếu lao động và nhiều
hệ lụy tiêu cực trong việc giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội
1.2.2.2 Bản sắc văn hóa dân tộc và tôn giáo
Toàn huyện có các dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 5 dân tộc chủ yếu
là Tày chiếm 30,64%, Nùng chiếm 57,94%, người Dao chiếm 2,56%, Hoa chiếm 0,39%, Kinh chiếm 8,26%, các dân tộc khác 0,21% Nhìn chung tình hình dân tộc trên địa bàn huyện ổn định; các cộng đồng dân cư sinh sống đoàn kết
1.2.2.3 Đánh giá điều kiện về tài nguyên thiên nhiên
a Tài nguyên đất
Trang 26Theo thống kê đất đai của huyện năm 2020 tổng diện tích tự nhiên của huyện là 61.908,78 ha, chiếm 7,45% diện tích toàn tỉnh, được phân chia thành
22 đơn vị hành chính Theo địa giới hiện tại diện tích đất nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 92,67% tổng diện tích tự nhiên của huyện, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 16,23%, đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn bằng 76,44%
và tiến hành trồng, khoanh nuôi tái sinh trên diện tích đất trống đồi núi trọc
Nhìn chung đất phù hợp với nhiều loại cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày, đặc biệt rất thích hợp với cây thông, cây keo, cây bạch đàn, cây chè, cây hồi
Về hiện trạng sử dụng đất của huyện Cao Lộc tính đến năm 2020 như sau: Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là: 61.908,78 ha
Trong đó:
* Diện tích đất Nông nghiệp: 57.373,32 ha Cụ thể:
+ Đất sản xuất Nông nghiệp: 10.049,35 ha Trong đó:
- Đất trồng cây hàng năm: 8.360,57 ha
Đất trồng lúa: 4.188,90 ha
Đất trồng cây hàng năm khác: 4.171,67 ha
- Đất trồng cây lâu năm: 1.688,77 ha
+ Đất Lâm nghiệp: 47.137,30 ha
- Đất rừng sản xuất: 36.822,72 ha
- Đất rừng phòng hộ: 8.636,42 ha
- Đất rừng đặc dụng: 1.678,17 ha
Trang 27+ Đất nuôi trồng thủy sản: 186,67 ha
+ Đất nông nghiệp khác: 0,00 ha
* Đất phi Nông nghiệp: 3.651,65 ha Cụ thể:
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 13,55 ha
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 42,1 ha
+ Đất sông suối và MNCD: 743,44 ha
+ Đất phi nông nghiệp khác: 2,39 ha
* Đất chưa sử dụng: 883,81 ha Trong đó:
+ Đất bằng chưa sử dụng: 73,27 ha
+ Đất đồi núi chưa sử dụng: 417,4 ha
+ Đất núi đá không có rừng cây: 393,14 ha
Đất chưa sử dụng còn 883,81ha, chiếm 1,43% diện tích tự nhiên toàn huyện, trong đó chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng Đặc điểm thổ nhưỡng của huyện chủ yếu là: Đất feralit nâu đỏ hoặc màu vàng phát triển trên đá phiến sét hoặc đá cát Đây là tiềm năng và cũng là thế mạnh để phát triển lâm nghiệp, phát triển các loại nông sản đặc sản xứ lạnh có giá trị kinh tế cao như: hoa, quả, thảo dược,
b Tài nguyên rừng:
Cao Lộc có 3/4 diện tích là đồi núi do vậy tài nguyên rừng của huyện
Trang 28khá phong phú Huyện Cao Lộc là một trong những huyện của tỉnh Lạng Sơn nằm bao quanh Thành phố Lạng Sơn có diện tích rừng tương đối lớn với
44.863,6 ha
c Tài nguyên nước:
Mật độ sông, suối ở Cao Lộc tương đối dày Sông Kỳ Cùng chảy qua 03 xã Tân Liên, Gia Cát, Bình Trung với chiều dài 35km là nguồn nước sản xuất
2.3 Đánh giá chung
Đến nay, huyện Cao Lộc có 22/22 xã, thị trấn có đường ô tô bốn mùa vào trung tâm, các thôn có đường bê tông thuận tiện đi lại đến trung tâm thôn, 20/20 xã có điện lưới điện quốc gia, 98% số hộ gia đình nông thôn có điện, 100% trường học kiên cố, cơ bản được trang bị phòng học chức năng phục vụ dạy và học; Các trạm y tế đều được đầu tư nâng cấp trang thiết bị y tế nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; Hầu hết các xã đều có nước sạch; 100% thị trấn có sóng điện thoại
Huyện Cao Lộc có vị trí địa lý thuận lợi và hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh từ mạng lưới đường sắt, đường thủy, đường bộ có tầm quan trọng quốc tế và quốc gia
Trang 29
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các mô hình rừng trồng Thông mã
vĩ 10-14 năm tuổi tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
2.2 Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1 Đánh giá hiện trạng trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng trồng
Thông mã vĩ tại huyện Cao Lộc
- Diện tích thống kê theo xã, tuổi rừng Thông mã vĩ so các loài cây trồng rừng khác tại địa phương;
- Thống kê sinh trưởng của rừng (trữ lượng, lượng tăng trưởng thường xuyên và tăng trưởng bình quân chung) rừng Thông mã vĩ
- Các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng, khai thác (trồng dặm, tỉa thưa, bón phân, khai thác sản phẩm phụ, khai thác gỗ)
- Đối sánh các biện pháp kỹ thuật so với 10 nguyên tắc QLRBV của FSC
Nội dung 2 Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội từ rừng trồng Thông mã
vĩ đến đời sống người dân địa phương khu vực nghiên cứu
- Sử dụng các chỉ số kinh tế để đánh giá hiệu quả kinh tế
- Khảo sát nhận thức, đánh giá của người dân về trồng rừng Thông
Nội dung 3 Phân tích những hạn chế trong công tác sản xuất rừng
trồng Thông mã vĩ theo tiêu chuẩn FSC
Trang 30- Thống kê các hoạt động sản xuất kinh doanh theo tiêu chuẩn FSC
- Đỗi sánh những hạn chế so cới tiêu chuẩn FSC
- Phân tích SWOT về trồng rừng Thông mã vĩ để tiếp cận chứng chỉ FSC
Nội dung 4 Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế hướng đến sản xuất rừng Thông mã vĩ đạt tiêu chuẩn FSC
- Kỹ thuật chăm sóc
- Kỹ thuật khai thác nhựa Thông
2.3 Phương pháp nghiên cứu
đo đếm, đánh giá chỉ tiêu sinh trưởng, chất lượng rừng trồng đã thực hiện
- Kế thừa và sử dụng các hồ sơ thiết kế trồng rừng, hồ sơ thiết kế bảo vệ rừng, được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt;
- Kế thừa các báo cáo, thống kê của huyện những năm gần đây nhất
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu thực địa:
2.3.2.1 Lựa chọn xã và tuổi rừng để nghiên cứu
Để thực hiện đề tài lựa chọn 3 xã tiêu biểu có hoạt động sản xuất kinh doanh tiêu biểu từ rừng trồng Thông mã vĩ của huyện Cao Lộc gồm các xã: Gia Cát, Yên Trạch, Tân Thành Đây là những xã có nhiều diện tích Thôngmã
vĩ và có nhiều thu nhập từ trồng Thông mã vĩ Tại mỗi xã dựa trên hồ sơ trồng rừng lựa chọn rừng Thông mã vĩ 10 tuổi, 11 tuổi, 12 tuổi, 13 tuổi, 14 tuổi
Trang 312.3.2.2 Lập ô tiêu chuẩn nghiên cứu
- Phân bổ số lượng OTC cần lập: Dự kiến lập ô tiêu chuẩn (OTC) phân
bổ đều ở 3 xã và ở các cấp tuổi rừng khác nhau Số lượng OTC được phân bổ như sau:
Bảng 2.1 Thống kê số lượng OTC nghiên cứu tại các xã
- Cách lập OTC: Sử dụng phương pháp lập OTC hình chữ nhật 500 m2
(kích thước 20 x 25 m) bằng địa bàn ba chân và thước dây
- Đo đếm trên OTC: Tiến hành đo đếm toàn bộ các cây Thông mã vĩ
(D1.3 ≥ 6cm) trong OTC, đo các chỉ tiêu điều tra của rừng (D1.3, Hvn, Dt, mật
độ, tình hình sâu hại (nếu có), tình hình khai thác nhựa tại rừng,…) Tất cả số liệu được ghi vào biểu mẫu; Quan sát ghi lại những hạn chế (lỗi) trong quá
trình điều tra tại hiện trường (Phụ lục 1)
2.3.2.3 Phỏng vấn chủ rừng
- Xác định đối tượng/số lượng phỏng vấn: Đề tài dự kiến phỏng vấn các
hộ giàu, nghèo, trung bình đang sản xuất rừng trồng thông mã vĩ với diện tích tối thiểu 5ha trở lên Số hộ phỏng vấn là 27 hộ, trong đó mỗi xã phỏng vấn 9
hộ Tại mỗi xã phỏng vấn 03 hộ giàu, 03 hộ trung bình và 03 họ nghèo theo tiêu chí của xã hiện nay
- Nội dung phỏng vấn: Nội dung phòng vấn tập trung vào các chi phí
Trang 32trồng rừng ban đầu và chi phí hàng năm Tổng thu nhập từ rừng, các nguồn thu từ rừng theo từng năm Phỏng vấn nhận thức về việc trồng rừng, đánh giá tiềm năng, những khó khăn hiện tại, những đề xuất cải thiện… của người dân
(Phụ lục 2)
2.3.2.4 Phỏng vấn cán bộ
- Số lượng cán bộ phỏng vấn: Đề tài xác định phỏng vấn 5 cán bộ kiểm
lâm địa bàn và 05 cán bộ xã hoặc huyện quản lý lĩnh vực lâm nghiệp
- Nội dung phỏng vấn: Tập trung sâu vào Thuận lợi, khó khăn, cơ hội,
thách thức trong phát triển rừng trồng Thông mã vĩ Thị trường tiêu thụ hiện
nay của sản phẩm từ rừng trồng Thông mã vĩ (Phụ lục 3)
2.3.3 Phương pháp nghiên cứu trong phòng
2.3.3.1 Xử lý số liệu thống kê
Ứng dụng xử lý thống kê trên máy vi tính bằng phần mềm SPSS theo Nguyễn Hải Tuất Cho phép loại bỏ được những trị số quá đặc thù có thể sai sót khi quan sát số liệu, việc loại bỏ các trị số này chủ yếu là căn cứ mức độ chênh lệch giữa chúng với trị số trung vị của dãy quan sát
Số liệu về sinh truởng sẽ được phân tích thông qua việc sử dụng phần mền Excel, tính các trị số trung bình và sai tiêu chuẩn mẫu của Hvn, D1.3 Vào Excel sau do nhập các số liệu về Hvn, D1.3 của mỗi ô thí nghiệm
vào một cột theo hàng dọc.- Vào hộp thoại Data analysis trong menu Tools để
phân tích phương sai một nhân tố (Đàm Văn Vinh, 2005)
* Xác định các nhân tố điều tra lâm phần
Từ số liệu điều tra đã được nhập, tiến hành tính toán và xác định các nhân tố điều tra lâm phần:
- Đường kính bình quân lâm phần . như sau:
Trang 33- Chiều cao bình quân lâm phần như sau:
- Xác định mật độ lâm phần như sau:
Trong đó:
N/ha: Mật độ lâm phần ; N/OTC: Mật độ OTC; SOTC: Diện tích OTC
- Xác định tiết diện bình quân lâm phần
2.3.3.2 Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội
Sau khi thu thập được số liệu chi tiết về số tiền đầu tư, số tiền doanh thu của 1 ha rừng trồng, dùng phần mềm Excel để tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR, BCR để xác định hiệu quả kinh tế của 1ha rừng trồng Keo lai
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng được sử dụng rộng rãi hiện nay ở nhiều nước trên thế giới là: NPV, IRR và BCR
+ NPV - Giá trị hiện tại ròng (Net present Value)
Trang 34Khi NPV > 0 dự án có hiệu quả, phương án được chấp nhận;
Khi NPV < 0 dự án không có hiệu quả, phương án không chấp nhận được
+ IRR - Tỷ suất hoàn vốn nội tại (Internal rate of return):
Là tỷ lệ thu hồi vốn nội tại hay còn gọi là tỷ suất hồi vốn nội tại, chỉ tiêu này cho biết khả năng thu hồi vốn của một dự án
IRR = r khi NPV = 0 nghĩa là:
Nếu IRR > r dự án có lãi, có khả năng thu hồi vốn;
Nếu IRR ≤ r dự án không có lãi, không được chấp nhận
+ BCR – Tỷ lệ thu nhập trên chi phí (Benefit/cost ratio)
Là tỷ lệ thu nhập trên chi phí sau khi đã chiết khấu đưa về giá trị hiện tại Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng đầu tư, tức là cho biết được mức độ thu
nhập trên 1 đơn vị chi phí sản xuất
Chỉ tiêu này cho phép so sánh và lựa chọn các phương án có qui mô và kết cấu đầu tư khác nhau, phương án nào có BCR lớn thì được lựa chon:
Nếu BCR > 1 phương án đầu tư có lãi và chấp nhận; Nếu BCR ≤ 1 phương án đầu không có lãi hoặc bị thua lỗ và không chấp nhận
2.3.3.4 Hiệu quả xã hội
Trên cơ sở tổng hợp các phiếu phỏng vấn đánh giá nhận thức xã hội về hiệu quả trồng rừng Sử dụng Excell để thống kê tổng hợp
2.3.3.5 Tổng hợp viết báo cáo
Từ các số liệu thống kê tiến hành tổng hợp viết báo cáo logic theo nội dung nghiên cứu
Trang 35Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Hiện trạng rừng và rừng trồng Thông mã vĩ tại huyện Cao Lộc
3.1.1 Hiện trạng rừng huyện Cao Lộc năm 2022
Huyện Cao Lộc là một trong những huyện của tỉnh Lạng Sơn nằm bao quanh Thành phố Lạng Sơn có diện tích rừng tương đối lớn với 44.863,6 ha Qua tổng hợp từ nguồn Chi cục kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn diện tích rừng năm
2022 của tỉnh được thống kê tại bảng 3.1 dưới đây:
Bảng 3.1 Hiện trạng rừng huyện Cao Lộc năm 2022
TT Phân loại
rừng Mã
Diện tích đầu
kỳ
Diện tích thay đổi
Diện tích cuối kỳ
Đặc dụng
Phòng
hộ
Sản xuất
Trang 36TT Phân loại
rừng Mã
Diện tích đầu
kỳ
Diện tích thay đổi
Diện tích cuối kỳ
Đặc dụng
Phòng
hộ
Sản xuất
kỳ tăng lên 40.623,6 ha Trong khi đó rừng tự nhiên bị giảm so với đầu kỳ 3.845,5 ha) đây chủ yếu chuyển đổi mục đích sử dụng đất sau quy hoạch lại 3 loại rừng của tỉnh Lạng Sơn Với đặc thù là một huyện giáp ranh với thành phố nên tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá đã ảnh hướng đến vốn đất rừng, bắt buộc phải chuyển đổi từ rừng tự nhiên phục hồi thành rừng trồng sản xuất
(-để đáp ứng phát triển kinh tế cho người dân địa phương
Trang 37Hình 3.1 Biểu đồ cơ cấu 3 loại rừng tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
Qua hình 3.1 cho thấy rừng đặc dụng chiếm gần 4% chủ yếu thuộc rừng Mẫu Sơn, diện tích rừng phòng hộ chiếm gần 17% và diện tích rừng sản xuất chiếm gần 79% Đây cũng là thế mạnh phát triển kinh tế rừng với nguồn tài nguyên rừng, đất rừng sản xuất lớn
- Về độ che phủ rừng: Độ che phủ rừng luôn được đảng bộ, chính quyền địa phương quan tâm và đưa thành nghị quyết trong Đại hội Đảng bộ huyện Cao Lộc Các chỉ số về độ che phủ của rừng là cơ sở quan trọng đánh giá tín bền vững về môi trường, anh ninh cho sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề khác Độ che phủ rừng theo quy định chỉ tính diện tích rừng đã thành rừng trên tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện Huyện Cao Lộc luôn duy trì ở mức cao, cụ thể năm 2020 thống kê toàn huyện được ở bảng 3.2 dưới đây:
Trang 38Bảng 3.2 Độ che phủ rừng năm 2022 huyện Cao Lộc
Tổng diện tích
tự nhiên (ha)
Tổng diện tích có rừng (ha)
Tỷ lệ che phủ rừng (%)
Trang 39Qua bảng 3.2 cho thấy độ che phủ rừng của huyện Cao Lộc nói chung ở mức cao (72%), trong đó tại xã Yên Trạch đạt 61,8%, xã Tân Thành đạt 68,3% và xã Gia Cát đạt 68,5% Để so sánh thấy rõ sự khác nhau về độ che phủ giữa các đơn vị hành chính của huyện thông qua biểu đồ tích hợn hình 3.2 dưới đây:
Hình 3.2 Biểu đồ độ che phủ rừng huyện Cao Lộc theo các đơn vị hành chính xếp từ cao đến thấp
Qua biểu đồ độ che phủ toàn huyện Cao Lộc năm 2022 (hình 3.2) cho thấy tốp 5 xã có độ che phủ cao nhất toàn huyện là Mẫu Sơn, Công Sơn, Bảo Lâm, Xuất Lễ và Thanh Loà Tốp 5 xã có độ che phủ thấp nhất toàn huyện gồm Tân Liên, Hoà Cư, Hồng Phong, Thị trấn Đồng Đăng và Thị trấn Cao Lộc Tuy nhiên xã Song giáp có diện tích nhỏ nhưng độ che phủ lại cao
3.1.2 Hiện trạng rừng trồng Thông Mã vĩ tại huyện Cao Lộc
Như bức tranh mô tả trên về diện tích rừng huyện Cao Lộc, diện tích rừng trồng chiếm đa số Trong diện tích rừng trồng phần lớn là Thông và Hồi,
Trang 40Trẩu và một số loài cây khác Trải qua thời gian dài từ những năm 1997 dự án phát triển trồng rừng đã được triển khai tại Cao Lộc, khi đó ý thức về công tác trồng rừng của người dân thực sự chưa cao, chủ yếu trồng rừng thông qua các chương trình dự án đầu tư Đến nay toàn huyện Cao Lộc diện tích rừng trồng
cơ bản đã phủ khắp các xã thị trấn, được người dân hưởng ứng rất cao Trong các diện tích rừng trồng phải kể đến diện tích rừng Thông mã vĩ với nhiều cấp tuổi khác nhau, được trồng cách đây từ 10 đến 25 năm Qua thống kê diện tích
rừng Thông mã vĩ tại 3 xã nghiên cứu được tổng hợp tại bảng 3.3 dưới đây:
Bảng 3.3 Tổng hợp diện tích rừng trồng Thông mã vĩ và diện tích các cây trồng rừng khác tại 3 xã huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
TT Tên đơn vị (xã)
Diện tích rừng trồng
đã thành rừng (ha)
Diện tích rừng trồng chưa thành rừng (ha)
Tổng rừng trồng
Thông
mã vĩ
Tổng rừng trồng
xã Yên Trạch chiếm 12,6 ha và xã Tân Thành chiếm 11,3 ha