1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo khoa học văn hoá ứng xử học đường

18 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 177,67 KB

Nội dung

Khôngnhững thế, văn hoá ứng xử học đường còn là một vấn đề cần được tìm hiểu,nghiên cứu rõ ràng trong thời đại hiện nay - thời đại hội nhập, phát triển củaViệt Nam và thế giới.- Học sinh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN LỚP 10 TOÁN 1 BÁO CÁO KHOA HỌC: VĂN HOÁ ỨNG XỬ HỌC ĐƯỜNG Giáo viên hướng dẫn: Nhóm học sinh thực hiện: Vũ Thuý Mây 1 Nguyễn Thái Thuỳ Linh 2 Nguyễn Sỹ Bảo Lâm 3 Nguyễn Sỹ Nhật Tiến 4 Nguyễn Ngọc Sơn 5 Nguyễn Duy An Nguyên 6 Nguyễn Hoàng Sơn 7 Nguyễn Khánh Duy Hà Nội, 29-01-2024 LỜI CẢM ƠN Người ta nói: “Không thầy đố mày làm nên” Thật vậy, trên con đường học hành hướng đến tương lai, cuộc sống sau này của chúng con không thể không nhắc tới công ơn dạy dỗ của các thầy giáo, cô giáo Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, chúng con xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý cô Vũ Thuý Mây đã truyền đạt kiến thức quý báu cho chúng con trong thời gian qua Chúng con cảm ơn cô đã tận tâm hướng dẫn chúng con thực hiện báo cáo khoa học Nếu không có những hướng dẫn, dạy bảo của cô thì chúng con nghĩ đề tài này của chúng con sẽ rất khó có thể hoàn thiện được Bước đầu đi vào tìm hiểu đề tài, kiến thức của chúng con còn hạn chế và nhiều bỡ ngỡ Do vậy, những thiếu sót là điều chắc chắn không thể tránh khỏi, chúng con rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý cô và các bạn để kiến thức của chúng con trong đề tài này nói riêng và kiến thức về kỹ năng giao tiếp nói chung được hoàn thiện hơn 2 MỤC LỤC CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG II NỘI DUNG 6 2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 6 2.1.1 Khái niệm giao tiếp 6 2.1.2 Khái niệm văn hoá .6 2.1.3 Văn hoá ứng xử - Văn hoá ứng xử học đường 6 2.2 NGUYÊN TẮC ỨNG XỬ HỌC ĐƯỜNG 7 2.3 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HOÁ HỌC ĐƯỜNG .7 2.3.1 Về phía học sinh, sinh viên 7 2.3.2 Về phía gia đình của học sinh, sinh viên 7 2.3.3 Về phía nhà trường 8 2.3.4 Về phía xã hội 8 2.4 NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA VĂN HOÁ ỨNG XỬ HỌC ĐƯỜNG 8 2.4.1 Cách nói năng – Ngôn ngữ học đường 8 2.4.2 Trang phục – Trang phục học đường .10 2.4.3 Thái độ, phong cách giao tiếp 11 2.5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HOÁ ỨNG XỬ HỌC ĐƯỜNG .14 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN CHUNG .17 3 CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài: - Văn hóa ứng xử là vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi người, mỗi học sinh nói riêng và trong môi trường trường học nói chung Không những thế, văn hoá ứng xử học đường còn là một vấn đề cần được tìm hiểu, nghiên cứu rõ ràng trong thời đại hiện nay - thời đại hội nhập, phát triển của Việt Nam và thế giới - Học sinh, sinh viên là lớp thanh niên trí thức đại diện và quyết định tương lai đất nước, chính vì thế việc bàn về văn hóa ứng xử học đường là một điều quan trọng và hết sức cần thiết - Đề tài “Văn hóa ứng xử học đường” là một đề tài khá thú vị, có thể xem là một cơ hội để nhìn nhận lại chính mình và tầng lớp học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay 2 Thực trạng nghiên cứu: - Văn hóa ứng xử của học sinh, sinh viên Việt Nam nhìn chung cực kỳ đa dạng và phong phú Nhưng xã hội ngày càng văn minh hiện đại, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, công cuộc hội nhập với thế giới càng nhanh, đời sống con người càng được nâng cao thì càng đặt ra cho học sinh, sinh viên, tầng lớp trí thức, giới trẻ càng nhiều thử thách, đặc biệt là những thách thức về văn hoá ứng xử trong xã hội ngày nay 3 Mục đích nghiên cứu: - Mở rộng hiểu biết về văn hoá ứng xử học đường đối với mọi người, góp phần cải thiện môi trường học tập đối với học sinh, sinh viên - Phát hiện những thách thức trong duy trì và phát triển văn hóa ứng xử học đường và đề xuất các hướng giải quyết phù hợp - Đóng góp kiến thức mới và giá trị cho cộng đồng nghiên cứu, giáo viên, quản lý giáo dục, và những người có liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo - Giúp các bạn học sinh, sinh viên có những hành vi ứng xử đúng chuẩn mực, tránh những hành động sai trái ảnh hưởng đến bản thân và mọi người 4 4 Phạm vi nghiên cứu: - Văn hoá ứng xử học đường trong hệ thống giáo dục nói chung và trong trường THPT Chuyên ĐHSP nói riêng - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh, sinh viên, gia đình học sinh, nhà trường và khái quát chung xã hội - Nội dung nghiên cứu: + Cách nói năng – Ngôn ngữ học đường + Trang phục – Trang phục học đường + Thái độ, phong cách giao tiếp 5 CHƯƠNG II NỘI DUNG 2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 2.1.1 Khái niệm giao tiếp Giao tiếp là quá trình truyền đạt thông tin, ý kiến, hoặc cảm xúc giữa các cá nhân hoặc tổ chức thông qua các phương tiện và cách thức nói chung Đây là một khía cạnh quan trọng của tương tác giữa con người và có thể diễn ra thông qua nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, ngôn ngữ cơ thể, hình ảnh, ký hiệu, và nhiều hình thức khác Hay nói cách khác giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ con người với con người mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểu hiện qua quá trình trao đổi thông tin, hiểu biết lẫn nhau, sự rung cảm và ảnh hưởng lẫn nhau Trong quá trình giao tiếp, sự hiểu biết lẫn nhau càng trở nên sâu sắc và mỗi người cũng đánh giá lại những tri thức kinh nghiệm của mình và có thể dẫn đến sự thay đổi thái độ đối với nhau, với sự vật hiện tượng được bàn luận và có thể dẫn đến sự mến phục hay mâu thuẫn với nhau Giao tiếp có trong mọi hoạt động của con người Nó vừa là nhân tố hình thành và phát triến nhân cách, vừa là phương tiện để thể hiện nhân cách 2.1.2 Khái niệm văn hoá Văn hóa là toàn bộ những sản phẩm vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình, biểu hiện trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định Văn hóa hướng tới cái đẹp, hướng tới con người và làm đẹp cuộc sống 2.1.3 Văn hoá ứng xử - Văn hoá ứng xử học đường Văn hóa ứng xử là sự thể hiện triết lý sống, các lối sống, lối suy nghĩ, lối hành động của một cộng đồng người trong việc ứng xử và giải quyết mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội và từ vi mô đến vĩ mô Văn hóa ứng xử học đường là hệ thống những giá trị, những chuẩn mực vật chất và tinh thần được tích lũy qua quá trình phát triển của nhà trường Những giá trị đó tác động trực tiếp đến nhận thức, thái độ, hành vi của các thành viên nhằm tạo nên môi trường văn hóa chuẩn mực, phù hợp với mục đích giáo dục và tạo nên bản sắc 6 riêng cho mỗi tổ chức sư phạm 2.2 NGUYÊN TẮC ỨNG XỬ HỌC ĐƯỜNG 2.2.1 Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp - Xem đối tượng giao tiếp là một chủ thể có đầy đủ các quyền và đặc trưng tâm lý riêng biệt - Tạo điều kiện thuận lợi để đối tượng giao tiếp có thể bộc lộ những nhu cầu, sở thích, ý chí, nguyện vọng, tính cách,… của họ 2.2.2 Có tính thiện chí trong giao tiếp - Luôn luôn tin tưởng đối tượng giao tiếp - Luôn tạo điều kiện cho đối tượng giao tiếp - Luôn luôn nghĩ theo chiều hướng tích cực - Luôn luôn quan tâm chăm sóc, động viên tinh thần, khích lệ học sinh, không nên quát mắng học sinh ( đối với GV) 2.2.3 Đồng cảm trong giao tiếp - Đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng giao tiếp - Biết xác định đúng thời gian và không gian giao tiếp 2.2.4 Đảm bảo tính mô phạm - Mẫu mực trong ngôn ngữ, hành vi - Biết tạo ra uy tín trong giao tiếp - Khoan dung, đĩnh đạc 2.3 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HOÁ HỌC ĐƯỜNG 2.3.1 Về phía học sinh, sinh viên - Học sinh, sinh viên hiểu sai và lạm dụng sự tự do, coi thường vấn đề văn hoá ứng xử - Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống - Lối sống thiếu ý thức, sống buông thả, đua đòi 7 2.3.2 Về phía gia đình của học sinh, sinh viên - “Gia đình chính là một phần tử của xã hội, gia đình mà tốt đẹp thì xã hội mới tốt đẹp được” Thế nhưng, trong xã hội hiện nay, gia đình lại có những “lỗ hổng” rất lớn: + Cha mẹ thiếu gương mẫu về đạo đức, về lối sống và cũng không quan tâm dạy bảo con cái, không xây dựng nếp sống có văn hoá trong gia đình + Người thân mải mê chạy theo “sức hút” của đồng tiền, bỏ bê con cái 2.3.3 Về phía nhà trường - Một số trường học còn là nơi dung dưỡng điều xấu, chỉ quan tâm đến việc rèn “gà chiến” chạy đua thành tích mà quên mất việc giáo dưỡng kĩ năng sống cho học sinh, sinh viên 2.3.4 Về phía xã hội - Xã hội thờ ơ, buông thả, chưa có sự quan tâm đúng mức đến những việc ứng xử văn hoá học đường - Xã hội đi theo số đông, có thể chưa chắc chắn được sự đúng, sai 2.4 NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA VĂN HOÁ ỨNG XỬ HỌC ĐƯỜNG 2.4.1 Cách nói năng – Ngôn ngữ học đường - Biểu hiện tích cực: Hiện nay, ngôn ngữ vẫn được sử dụng một cách tương đối rõ ràng, chính xác Người nói có khả năng diễn đạt ý của mình một cách dễ hiểu, tránh sự mập mờ trong lời nói, sử dụng vốn từ vựng phong phú để tránh sự lặp lại và làm cho lời nói trở nên hấp dẫn, bắt tai người nghe hơn Hay nhìn một cách tổng quan hơn, trước đây, học sinh luôn nghĩ rằng mình đúng, họ không bao giờ có lỗi gì cả thì hà cớ sao phải xin lỗi, cái tôi cá nhân rất lớn, ấy vậy mà giờ đây học sinh đã dễ dàng để mở rộng lòng mình hơn Có thể vui mừng vì một môi trường học đường sẽ trở nên “sạch” hơn chỉ nhờ xin lỗi – cám ơn ấy, và 8 trong tương lai, tất cả sẽ lan tỏa và cùng có một làn sóng tác động đến nhận thức của học sinh, sinh viên Cách nói năng có văn hóa đã được bao thế hệ học sinh, sinh viên duy trì từ bao đời nay: Văn minh lịch sự khi giao tiếp; luôn thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói nhã nhặn khiêm tốn, vui vẻ, bình tĩnh trong mọi tình huống; không to tiếng, hách dịch, không gây căng thẳng, bức xúc cho người khác - Biểu hiện tiêu cực: Cùng với quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới Vì thế, từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh Tuy nhiên, bên cạnh những từ ngữ mới, tiến bộ thì không ít những từ ngữ tối nghĩa, tục tĩu cũng xuất hiện Kèm với nó là thái độ giao tiếp của học sinh hiện nay cũng xuống cấp trầm trọng đến mức báo động Ngôn ngữ giao tiếp của học sinh ngày nay là vấn đề cần phải quan tâm sâu sắc Một thực trạng cho thấy ngày nay năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của học sinh rất kém Tình trạng này còn biểu hiển cả trong học tập Không những sử dụng không đúng chức năng ngôn ngữ mà lối giao tiếp còn bộ lộ sự thô lỗ, thiếu lịch sự tế nhị Học sinh, sinh viên làm dụng quá nhiều tiếng lóng, tiếng bồi trong giao tiếp Ngày nay, với ý thức sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, cẩu thả, thiếu trách nhiệm của giới trẻ làm cho ngôn ngữ giao tiếp bị xáo trộn, tối nghĩa, dung tục Có thể đưa ra một vài minh chứng rõ ràng về hiện tượng này Thay vì nói “đồng ý” họ lại dùng “oke”, biến đơn vị ngàn trong tiền tệ thành “k” Chê bai ai thì gọi là “cùi bắp”, “cục gạch”, “sến” Lại còn lối bắt chước thành ngữ tạo nên những cụm từ vô nghĩa như: “chán như con gián”, “ghét như con bọ chét”, “nhỏ như con thỏ”, “chán như con gián”… Hay lối chơi chữ dung tục, khiếm nhã như: “tốc độ bàn thờ” (tốc độ chết người), “báo lá cải” (tờ báo tự phát), “tin vịt” (không đáng tin cậy), “óc chó” (ngu ngóc), “hại não” (khó hiểu), “thiếu muối” (ngu dốt),… Tiếng Việt đang bị nhiễm bẩn bởi nói tục, chửi bậy Đặc biệt là trong lứa tuổi học sinh, vấn đề nói tục chửi thề đang bị lạm dụng đến mức đáng báo động Họ lợi 9 dụng những từ ngữ mới đểu trêu đùa hay xúc phạm nhau một cách quá đáng Nói bậy, chửi thề có thể do giới trẻ thấy người xung quanh nói nhiều, lại không được ai nhắc nhở rằng việc đó là sai trái, nên cứ quen miệng học theo Gần như, giới trẻ hiện nay đã miễn nhiễm với hiện tượng này Họ thấy nó quen tai, thấy thú vị, cũng muốn làm theo Việc sử dụng ngôn ngữ thiếu chuẩn mực trong giao tiếp làm nảy sinh bạo lực trong môi trường học đường nói riêng và xã hội nói chung Chỉ vì lời nói mà làm nảy sinh mâu thuẫn, dẫn đến nhiều cuộc xung đột quyết liệt để lại hậu quả đáng tiếc 2.4.2 Trang phục – Trang phục học đường Trang phục là một khía cạnh quan trọng của văn hóa con người, bao gồm tất cả các loại trang bị mà con người mặc lên người để che đậy, bảo vệ và thể hiện cá nhân Trang phục không chỉ đơn thuần là vật dụng chống lạnh hay bảo vệ cơ thể, mà còn phản ánh những giá trị văn hóa, xã hội, và cá nhân của người mặc Trang phục có thể bao gồm quần áo, giày dép, mũ, trang sức, và nhiều phụ kiện khác Sự chọn lựa và sắp xếp trang phục có thể được thực hiện dựa trên nhiều yếu tố như khí hậu, môi trường làm việc, sự kiện cụ thể, và cá nhân phong cách Trong nhiều trường hợp, trang phục còn được sử dụng để thể hiện địa vị xã hội, tuổi tác, giới tính, và tín ngưỡng tôn giáo Ngoài ra, trang phục cũng có thể được sử dụng như một phương tiện biểu đạt cá nhân, thể hiện sự sáng tạo và gu thẩm mỹ của người mặc Do đó, trang phục không chỉ là một phần thiết yếu của cuộc sống hàng ngày mà còn là một phương tiện truyền thông mạnh mẽ, giúp con người thể hiện và giao tiếp nhiều khía cạnh khác nhau của bản thân mình Trang phục học đường là những loại trang phục được đặc định hoặc yêu cầu đeo khi học tại các cơ sở giáo dục, bao gồm cả trường tiểu học, trung học và đại học Thường thì, các quy tắc về trang phục học đường được thiết lập để duy trì một môi trường học tập chuyên nghiệp, tôn trọng và an toàn Điều này có thể bao gồm các nguyên tắc nhất định về kiểu dáng, màu sắc, và các yếu tố khác của trang phục Mục tiêu của việc thiết lập quy tắc trang phục học đường thường liên quan đến việc tạo ra một không gian học tập công bằng và không gian lành mạnh Nhiều trường học áp dụng quy tắc về trang phục để giảm thiểu sự phân biệt đối xử dựa trên 10 vẻ ngoại hình, tạo điều kiện cho sự tập trung vào học tập chứ không phải là về ngoại hình hay phong cách cá nhân Quy tắc trang phục học đường có thể bao gồm việc đeo đồng phục, giới hạn về loại quần áo hoặc phụ kiện, và đôi khi còn có những quy định về mức độ chính thức của trang phục Tuy nhiên, quy định này có thể thay đổi tùy theo quyết định của từng trường và vùng lãnh thổ - Biểu hiện tích cực: Trong môi trường học đường nói riêng, học sinh khi đến trường trang phục phải đúng quy đinh: Trang phục phải sạch sẽ, gọn gàng, giản dị thích hợp với lứa tuổi, thuận tiện cho việc học tập sinh hoạt ở nhà trường, đi học phải mặc đúng trang phục đúng quy định, không mặc áo không cổ, quần áo ở nhà hay quá ngắn, có hình thù kì quái, câu chữ phản cảm, mất thẩm mĩ của học đường; không nhuộm tóc khác màu đen, tóc phải gọn gàng, học sinh nam không được để tóc dài, đầu tóc phản cảm như cạo trọc, hớt tóc để bườm, đeo khuyên tai; không trang điểm loè lẹt, không sơn móng chân, móng tay, để móng tay quá dài, sơ vin bỏ áo vào trong quần/váy để thể hiện sự trang nghiêm, lịch sự… - Biểu hiện tiêu cực: Trước tiên có thể kể đến việc học sinh không chú ý đến việc giữ cho trang phục sạch sẽ và gọn gàng, điều này có thể tạo ấn tượng tiêu cực và không chuyên nghiệp Tiếp đó, học sinh mặc quần áo quá ngắn, áo không cổ, hoặc chọn kiểu trang phục không phù hợp với môi trường học đường Hơn thế nữa, việc nhuộm tóc màu đen, để tóc dài đối với nam sinh, hoặc chọn kiểu tóc phản cảm có thể bị coi là không tuân thủ quy định Bên cạnh đó, học sinh trang điểm loè lẹt, sơn móng chân, móng tay hoặc để móng tay quá dài có thể bị xem là không phù hợp với không khí học đường Hay kể cả việc học sinh đeo khuyên tai, đồ trang sức lòe loẹt, hoặc sử dụng phụ kiện không phù hợp có thể tạo ấn tượng tiêu cực 2.4.3 Thái độ, phong cách giao tiếp 2.4.3.1 Cách đi đứng - Biểu hiện tích cực: 11 Tư thế đứng đúng nhất cần phải ngẩng cao đầu, rướn ngực lên, thót bụng, hai đùi hơi mở ra để hai bàn chân rộng ngang hai vai, kết hợp với vẻ mặt tự tin Lưng thẳng Đầu ngay ngắn, hai mắt nhìn thẳng Nam giới đứng chân có thể hơi xiên, lòng bàn tay hướng vào trong, ngón tay có thể khép cong hờ Nữ giới đứng hai chân khép lại, nếu là tư thế đứng chỉ có thể đứng theo động tác nghỉ một chân Tư thế đi đúng nhất là ngẩng cao đầu, rướn ngực về phía trước,hai vai cân bằng, hai chân bước thong thả, hai tay hơi vung nhẹ Khi bước đi đầu ngẩng cao, dướn ngực về phía trước lấy lực từ lưng và chân để bước Nữ giới mặc váy khi đi chú ý hai chân bước thẳng đều, nhịp nhàng mới đẹp Dáng vẻ của bạn phải hài hoà giữa cử động tay và bước đi , dáng vẻ trang nhã thể hiện bạn là người được dạy dỗ chu đáo, biểu lộ vẻ đẹp tự tin - Biểu hiện tiêu cực: Vai thõng xuống khi đứng: Nếu thường xuyên thõng vai mỗi khi đứng, bạn sẽ gặp phải tình trạng lưng phẳng mỗi khi ngồi xuống Điều này làm cho đầu và cổ nghiêng về phía trước, gây áp lực lên cổ Nó cũng làm cho bạn có dáng dấp của một bà già vì lúc nào cũng như thể lom khom Vai thấp vai cao, cho tay vào túi quần hay vừa đi vừa ăn vặt là những biểu hiện xấu trong cách đi đứng Bên cạnh đó, một số người khi đi còn không chú ý đến những người xung quanh, vừa đi hàng ngang vừa nói chuyện chắn hết lối đi khiến người đi sau cảm thấy rất khó chịu 12 2.4.3.2 Chào hỏi, xưng hô Chào hỏi là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống văn hóa của mỗi dân tộc Văn hóa chào hỏi của người Việt được xây dựng trên cơ sở ngàn năm văn hiến với cái nôi là nền nông nghiệp lúa nước nên văn hóa chào hỏi của người Việt rất sinh động phong phú và mộc mạc, chân chất “Lời chào cao hơn mâm cỗ” Trong giao tiếp chào hỏi là biểu lộ sự kính trọng cảm tình, thân thiện, muốn quen biết đồng thời còn là phương tiện đặc biệt để gây thiện cảm với đối tượng giao tiếp và truyền thông điệp cho người đó biết là vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ với người đó Trong giao tiếp trước hết phải hiểu rõ tính chất của mối quan hệ giữa những người giao tiếp với nhau, từ đó mới có thể xưng hô đúng, tức là tự xưng mình và gọi người giao tiếp với mình như thế nào Nói cách khác, ta có được câu chào chuẩn mực và kèm theo là hành vi cư xử đúng đắn - Biểu hiện tích cực: Trong việc chào hỏi, xưng hô với thầy cô giáo, nhân viên trong nhà trường, khách đến thăm, làm việc với nhà trường: đảm bảo kính trọng, lịch sự, lễ phép; không có những hành động, cử chỉ, lời nói thiếu chuẩn mực đạo đức, vô lễ với thầy, cô và người lớn tuổi; thực hiện đúng những quy tắc chào hỏi, xưng hô phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc Ai chào trước? Nam chào nữ trước; người ít tuổi chào người cao tuổi hơn; khách chào chủ nhà trước; nhân viên chào thủ trưởng Người dưới chào người trên: lời chào nghiêm trang, lễ phép Đại từ nhân xưng (mình) + CHÀO + Đại từ nhân xưng (người được chào) Ví dụ: Em chào cô, Cháu chào bác,…Người ngang hàng: giữa những người ngang hàng nhau về tuổi tác, địa vị xã hội thì ai thấy trước chào trước Lời chào có phần đơn giản hơn so với lời chào của người bề dưới với người bề trên - Biểu hiện tiêu cực: 13 Trái ngược với biểu hiện tích cực, biểu hiện tiêu cực trong việc chào hỏi và xưng hô có thể bao gồm những hành động và lời nói không tôn trọng, không lễ phép hoặc không tuân thủ các quy tắc xã hội Trước hết, có thể nói, việc không chào hỏi, không trả lời chào, hoặc có thái độ lạnh lùng khi chào hỏi có thể tạo ấn tượng tiêu cực Đây là hành động thiếu tôn trọng và thiếu sự lễ phép Tiếp đó, là các hành động vô lễ: Sử dụng cử chỉ, lời nói hoặc cách ứng xử không lịch sự, thậm chí có thể gây phản cảm hoặc làm tổn thương người khác Hay là không tuân thuỷ quy tắc chào hỏi: Việc không thực hiện đúng quy tắc chào hỏi phù hợp với văn hóa dân tộc hay không chú ý đến truyền thống xã hội có thể tạo ra ấn tượng tiêu cực Hơn thế nữa: Có thể kể đến việc lời nói không lịch sự: Sử dụng từ ngữ thô tục, lời nói thiếu chuẩn mực đạo đức, hoặc diễn đạt ý kiến một cách không chính thức và không tôn trọng Bên cạnh đó, khi gặp người bề trên mà không chào hỏi trước, điều này có thể tạo ra sự thiếu tôn trọng với bề trên, làm xấu hình ảnh trong mắt mọi người 2.5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HOÁ ỨNG XỬ HỌC ĐƯỜNG Để xây dựng văn hóa học đường, phải làm nhiều việc, bằng nhiều cách Phải bắt đầu từ các cấp quản lý ngành, lãnh đạo các trường có chủ trương, kế hoạch triển khai, kiểm tra, nhắc nhở, đánh giá; đó là điều kiện tiên quyết Tiếp đến, đội ngũ nhà giáo phải chú ý giáo dục văn hóa, đây là nhân tố rất quan trọng Và tất nhiên, toàn trường, đến từng người học, ai cũng phải chú trọng đến hình thành và phát triển nhân cách văn hóa Để xây dựng văn hóa học đường trong các nhà trường, có thể triển khai các giải pháp cụ thể sau: 2.5.1 Mỗi trường học phải có hệ giá trị làm chuẩn mực để lấy đó làm mục tiêu phấn đấu, thước đo thành quả của trường Mỗi cấp học, bậc học có yêu cầu, nội dung, biện pháp đặc thù Một biện pháp cần thiết là mỗi trường có hệ giá trị làm chuẩn mực để mọi thành viên đồng thuận, lấy đó làm mục tiêu phấn đấu, thước đo thành quả của bản thân, của lớp, của trường, đặc biệt về mặt đạo đức xã hội, giá trị nhân cách - điều mà chúng ta gọi là dạy người bên 14 cạnh dạy chữ, dạy nghề Việc làm này là động lực thúc đẩy sự phát triển của nhà trường, làm cho học sinh, sinh viên nhận thức được giảng đường, nơi mình học tập trở thành nơi phấn đấu, rèn luyện; nơi phụ huynh luôn yên tâm về một môi trường đào tạo vừa hồng vừa chuyên Các trường học cần xây dựng các giải pháp phù hợp, loại bỏ dần những hiện tượng vô văn hóa, xây dựng hệ giá trị riêng làm chuẩn mực góp phần thúc đẩy sự phát triển cho toàn ngành giáo dục Mỗi nhà trường cần ban hành quy chế văn hóa học đường một cách rõ ràng, có tính khả thi cao, đặc biệt có cam kết của các phòng ban, đơn vị trực thuộc, cá nhân… và có kiểm tra, đánh giá thường xuyên Ngoài ra, các trường cần gắn việc giáo dục đạo đức văn hóa với đạo đức lối sống, lồng ghép chương trình giảng dạy với các hoạt động dã ngoại cho học sinh, sinh viên như: thăm các di tích lịch sử, học tập truyền thống cách mạng lịch sử hào hùng của dân tộc…, qua đó khơi dậy lòng tự hào dân tộc, giúp các em có động cơ học tập tốt 2.5.2 Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả Môi trường giáo dục phải xây dựng trong lành, văn hoá Văn hoá thể hiện ở giáo viên, học sinh, sinh viên qua hành động, cử chỉ, ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày Môi trường xung quanh học đường là ý thức của giáo viên và học sinh, sinh viên khi bỏ rác đúng nơi quy định, không bẻ cây, khạc nhổ, vẽ bậy lên tường, bàn học; không hút thuốc lá trong trường học, không nói tục, chửi thề… Những việc làm tưởng chừng như rất nhỏ đó chính là nền tảng hình thành chuẩn mực đạo đức ban đầu của mỗi một con người Văn hoá học đường chính là văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử của giảng viên và học sinh, sinh viên Giảng viên phải là tấm gương tốt cho học sinh, sinh viên noi theo, phải xây dựng mối quan hệ tốt giữa thày và trò một cách đúng mực, nghiêm túc, thân mật, giản dị và chân thành Giảng viên phải xác định đúng vai trò, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với việc dạy chữ và dạy người, có ý thức trau dồi chuyên môn, làm cho học sinh, sinh viên thấy được cái hay, cái đẹp trong kiến thức được lĩnh hội, truyền cho các em niềm say mê về nghề nghiệp, phát huy tính tích cực, tự giác làm cho các em trân trọng, yêu quý nghề của mình lựa chọn 15 Nhà trường phải phát động những phong trào thi đua, văn hóa văn nghệ, hoạt động ngoại khóa, biến mỗi mái trường trở thành ngôi trường thân thiện, mỗi học sinh, sinh viên trở thành người học tích cực 2.5.3 Phối hợp gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục văn hóa học đường Gia đình là cái nôi sinh thành, dưỡng dục, là nơi định hướng các giá trị đạo đức, nhân cách của học sinh, sinh viên Gia đình cũng là nơi gìn giữ những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc Sự kết hợp giữa gia đình với nhà trường thể hiện trong việc thường xuyên có sự trao đổi từ hai phía Nhà trường thông báo kết quả học tập, văn hóa đạo đức trường học của học sinh, sinh viên cho gia đình Gia đình cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân, trình bày rõ tính cách, năng lực của học sinh, sinh viên tạo điều kiện để nhà trường có biện pháp giáo dục, quản lý Gia đình cũng phải chu cấp đầy đủ về vật chất, quan tâm, động viên các em cố gắng học tập, rèn luyện Thực tế cho thấy, khá nhiều gia đình do bận mải mà bỏ bê không quan tâm đến con cái, phó mặc cho nhà trường Cần khẳng định rằng trách nhiệm giáo dục con cái phải được bắt đầu từ gia đình và không một chính sách giáo dục nào có thể thay thế được sự chăm lo, săn sóc của bố mẹ đối với các em 16 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN CHUNG Sau thời gian tìm hiểu về các khía cạnh của “Văn hóa ứng xử học đường”, chúng mình nhận ra rằng trong ứng xử học đường còn tồn tại khá nhiều những điểm tiêu cực, thậm chí những mặt tiêu cực ấy còn lấn át hẳn cái tốt, cái tích cực vốn đã tồn tại lâu dài trong văn hóa ứng xử học đường Việt Nam Thông qua đề tài này, chúng mình hi vọng những kiến thức chúng mình cung cấp có thể giúp mọi người có cái nhìn đúng đắn về văn hóa ứng xử học đường hiện nay và có trách nhiệm chung tay xây dựng nó trở nên ngày càng tốt đẹp hơn “Văn hóa ứng xử” là cụm từ để người khác có thể dùng để đo nhân cách của một con người Vai trò của văn hóa ứng xử hiện nay vô cùng quan trọng, vì thế chính bạn đang xây dựng con người của mình qua lời nói cũng như hành động hàng ngày Hãy luôn “soi” mình để có thể thấy được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và không ngừng cố gắng tôi luyện để trở nên hoàn thiện hơn, đóng góp một phần sức trẻ cho công cuộc xây dựng nền văn hóa học đường lành mạnh, tốt đẹp 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO Website: http://www.vanlanguni.edu.vn/giao-duc-dai-hoc-2/174-thuc-trang-van-hoa- hoc-duong Website: https://www.wikipedia.org/ Website: http://thptvonhai.thainguyen.edu.vn/giao-duc-chinh-tri-tu-tuong/quy-tac- ung-xu-van-hoa-trong-truong-hoc-c12032-175024.aspx 18

Ngày đăng: 11/03/2024, 18:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w