Kỹ Thuật - Công Nghệ - Công Nghệ Thông Tin, it, phầm mềm, website, web, mobile app, trí tuệ nhân tạo, blockchain, AI, machine learning - Điện - Điện tử - Viễn thông vũ QUANG HỒI TRANG BỊ ĐIỆN - ĐIỆN TỬ■ ■ ■ MÁY CÔNG NGHIỆP DÙNG CHUNG (Tái bản lần th ứ hai) NHÀ X U Ấ T BẢN GIÁO DỤC V IỆ T NAM LỜI NÓI ĐẦU Cuốn sách "Trang bị điện - điện tử máy công nghiệp dùng chung" được biên soạn để làm tài liệu học tập cho sinh viên ngành Tự động hoá Xí nghiệp Công nghiệp của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực Tự động hoá từ năm 1994. Cuốn sách cũng đã được sử dụng ở một số trường Đại học kỹ thuật khác và đã giúp ích cho các cán bộ kỹ thuật làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp với những máy đã được đề cập trong sách. Sau hơn mười năm, với nhiều ý kiến đóng góp về nội dung của các cán bộ giảng dạy và bạn đọc, tác giả đã điều chỉnh lại nội dung cuốn sách cho phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn. Cuốn sách đã được biên soạn lại với những kiến thức cơ bản nhất nhưng vẫn cập nhậtđược sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất. Cuốn sách được viết theo hướng mở và cô'''' gắng gợi ra những ứng dụng củanội dung. Sách gồm 4 chương, nội dung đề cập tới trang bị điện - điện tử của các máy: Chương 1. Trang bi điện - điện tử các máy nâng vận chuyển. Chương 2. Trang bị điện - điện tử lò điện. Chương 3. Trang bị điện - điện tử máy hàn điện. Chương 4. Trang bị điện - điện tử các máy thuỷ khí. Mỗi loại máy đều được giới thiệu và phân tích quá trình công nghệ, đặc tính kỹ thuật, ứng dụng cơ bản, cơ sở lý luận và tính chọn công suất, loại động cơ truyền động cũng như gợi ý về hệ truyền động và phân tích một số sơ đổ điều khiển điển hình. Mặc dù biên soạn lại nhưng cuốn sách cũng không thể tránh được các sai sót. Rất mong các thầy, cô giáo và bạn đọc góp ý để lần xuất bản sau cuốn sách được hoàn thiện hơn. Các ý kiến đóng góp xin gửi về Công ty c ổ phần Sách Đại học - Dạy nghề (HEVOBCO), Nhà xuất bản Giáo dục, 25 Hàn Thuyên, Hà Nội. 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Các máy nâng - vận chuyển (MN-VC) là các máy dùng đe vậnchuyển người và hàng hoá từ nơi này đến nơi khác, lên cao hoặc xuống thấp trong một phạm vihẹp. Chúng không bao gồm các máy hoặc thiết bị chuyên chở xa như các phương tiện vận tải tham gia giao thông. Các MN-VC đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cơ giới hoá và tự động hoá các quá trình sản xuất cũng như các phương tiện tạo tiện nghi. Chúng đảm nhận vận chuyển một khối lượng lớn hàng hoá, vật liệu, ngùyên liệu, sản phẩm trong mộl phân xưởng, giữa các phân xưởng cùa một nhà máy hoặc một dây chuyền sản xuất tự động v.v... Trong khai thác khoáng sản, trên các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, trong xây dựng, tron« các nhà máy chế tạo cơ khí, sản suất ôtô, máy bay,... MN -V C đóng góp rất lớn vào việc tăng năng suất lao động, giảm thời gian thi công, giảm lao động thủ công nặng nhọc, thay đổi hình thức lao động. Trong các nhà ở cao tầng, các văn phòng tập trung, các sicu thị, nhà ga máy bay, nhà ga xe điện ngầm, các máy nâng - vận chuyển giúp vận chuyển hành khách - hàng hoá nhanh chóng, thuận tiện. Như vậy, các máy nâng - vận chuyển là các máy mà hiện nay không thể thiếu được trong mọi ngành sản suất cũng như trong sinh hoạt hàng ngày. 1.1.1. Phân loại các máy nâng - vận chuyển Có nhiều cách phân loại MN - v c (lùnh 1.1) 1.1.1.1. Theo phương vận chuyển hàng hoá a) Theo phương thẳng đứng: thang máy, máy nâng. b) Theo phương nằm ngang: băng chuyền, băng tải, thang chuyền. c) Theo phương nghiêng: xe kíp, băng chuyền, băng tải. d) Theo phương kết hợp: cần trục, cầu trục, máy xúc... 1.1.1.2. Theo cách di chuyển a) Đặt cố định: máy nâng, thang máy, thang chuyền, bãng tải, băng chuyền... b) Di chuyển thẳng: cầu trục cảng, cần trục, cầu trục... c) Quay tròn một góc: cần trục xây dựng (cần cẩu tháp). d) Chuyển động phối hợp: máy xúc, cần cẩu cảng... 5 1.1.1.3. Theo c ơ cấu bốc hàng a) Cơ cấu bốc hàng là thùng, cabin, gầu treo, gầu ngoạm. b) Cơ cấu bốc hàng là móc, xích treo, băng c) Cơ cấu bốc hàng là nam châm điện. a) 9) b) d) h) ỉ AM ứng với Mh> 0 Hạ động lực khi M, < AM ứng với Mh< 0 Trong đó M, là mômen tải trọng gây ra trên trục động cơ khi không kể tổn hao: 11