G án bdhsg

14 1 0
G án bdhsg

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thần thoại:- Là những câu chuyện đề cập đến những vị thần để lí giải những hiện tượng tự nhiên xungquanh cuộc sống của con người.- Nhân vật chính là thế giới thần linh.- Cốt truyện: Kết

ND phát tài liêu HS tự tìm hiểu theo định hướng Phần một : Văn học dân gian I Các thể loại tự sự 1 Thần thoại: - Là những câu chuyện đề cập đến những vị thần để lí giải những hiện tượng tự nhiên xung quanh cuộc sống của con người - Nhân vật chính là thế giới thần linh - Cốt truyện: Kết cấu theo một trục(gồm có tên thần, đặc điểm của thần và công việc chính của các thần) 2 Truyền thuyết: - Thường có cốt lõi là những sự thật lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lí tưởng hóa và gửi vào đó tâm tình của mình - Nhân vật chính là những con người gắn với các sự kiện lịch sử Con người trong truyền thuyết thường là những con người siêu phàm, phi thường, lập nhiều chiến công vì vậy nên các tác giả dân gian thường biến những nhân vật lịch sử thành bất tử qua các yếu tố hoang đường, kì ảo - Cốt truyện khá phức tạp, kết cấu thường theo mô típ(Lai lịch nhân vật, đặc điểm nổi bật của nhân vật, lớn lên gặp hoàn cảnh bất thường, lập công vì nghĩa lớn, hi sinh, đi vào cõi vĩnh hằng) 3 Cổ tích: - Là những câu chuyện hướng tới số phận của những con người nhỏ bé, bất hạnh trong xã hội(như người con út, con riêng, con nuôi, người làm thuê…) Nói cách khác, nhân vật của truyện cổ tích chính là nhân dân lao động - Truyện cổ tích thường hướng vào đời sống xã hội phản ảnh hiện thực cuộc sống và thể hiện ước mơ của con người về tương lai tốt đẹp - Cốt truyện: Kết cấu phổ biến như sau(xuất thân nhân vật, lớn lên gặp bất hạnh, được thần linh giúp đỡ, được hưởng hạnh phúc sung sướng) - Vai trò của yếu tố hư cấu, tưởng tượng là rất quan trọng trong truyện cổ tích Những yếu tố này góp phần hoàn thiện ước mơ, khát vọng của quần chúng nhân dân lao động Nhà văn Nga từng nhận xét: “Truyện cổ tích là truyện mà người kể, người nghe đều biết là chuyện bịa nhưng ai cũng muốn nghe” Học sinh tìm đọc một số truyện cổ tích như sau: Tấm Cám; Cây khế; Núi cười; Bông hoa cúc trắng, sọ dừa… II Các thể loại trữ tình: Ca dao, dân ca 1 Khái niệm: Ca dao, dân ca là những sáng tác trữ tình dân gian diễn tả đời sống nội tâm của con người 2 Nội dung: - Ca dao là tiếng hát than thân, yêu thương tình nghĩa: Học sinh học thuộc những câu ca dao thân thân, yêu thương tình nghĩa đã học ở lớp 10 + Ca dao thân thân chủ yếu là tiếng than của người phụ nữ, than vì bị ép duyên, than vì bị phụ thuộc Lời than của những người nghèo khổ + Ca dao bộc lộ tâm tình của con người + Ca dao bộc lộ tình yêu quê hương đất nước, làng xóm Ví dụ: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ + Cao dao thể hiện sự gắn bó với quê hương xứ sở Ví dụ: Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương + Ca dao thể hiện tình cảm gia đình, tình cảm nam nữ Ví dụ: “Rủ nhau lên núi đốt than Chồng mang quanh gánh, vợ mang quang rành” “Khăn thương…” + Những bài ca dao thể hiện mơ ước của người nông dân Ví dụ: Bao giờ cho gạo bén sàn Cho trăng bén gió, cho nàng bén anh - Ca dao hài hước: + Những bài ca dao tự trào: tức là người nông dân tự cười mình, tự cười cái nghèo của mình Hs xem lại bài ca dao: Dẫn cưới: “Cưới nàng anh toan dẫn voi…” + Ca dao châm biếm: Đó là những bài ca dao cười những thói hư, tật xấu của những người nông dân Ví dụ: Chồng người đánh Bắc dẹp Đông Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo 3 Nghệ thuật - Thể loại: Thường thể là các thể thơ dân tộc dễ đọc, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đi vào lòng người - Thường sử dụng các thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ, so sánh, cách diễn đạt bóng bẩy, sâu sắc - Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, gần gũi với đời sống, mang màu sắc địa phương Một số đề thường gặp: - Đề 1: Có ý kiến cho rằng: “Ca dao là tiếng nói tâm hồn của con người Việt Nam” Suy nghĩ của anh(chị) về ý kiến trên * Gợi ý: a Mở bài: - Dẫn dắt - Nêu vấn đề nghị luận: Ca dao là tiếng nói tâm hồn của con người Việt Nam b Thân bài: - Giải thích: + Ca dao phản ánh đời sống tinh thần của con người Việt Nam Nó vừa là nơi dãi bầy những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp vừa là nơi bồi đắp những ước mơ, hoài bão về tương lai tốt đẹp trong nhân dân + Ca dao không những thể hiện đời sống tinh thần của con người mà còn là nơi bảo lưu và phát triển những nét đẹp truyền thống trong cách nghĩ, cách sống, trong cảm xúc con người Việt Nam => Vì vậy có thể khẳng định rằng: Ca dao phản ánh một cách tinh tế và phong phú đời sống tinh thần của con người Việt Nam - Bình luận:(Hs sử dụng những kiến thức về 2 tiểu loại của ca dao: ca dao than thân yêu thương tình nghĩa và ca dao hài hước để chứng minh Cần kết hợp lí lẽ và dẫn chứng) c Kết bài: Đánh giá lại vấn đề Đề bài: Anh chị hãy so sánh tiếng cười phê phán và tiếng cười tự trào trong ca dao hài hước Từ đó nêu nhận vét về tâm hồn người lao động trong cuộc sống còn nhiều lo toan, vất vả của họ a Mở bài b Thân bài 1 Giải thích - ca dao hài hước là 1 bộ phận của kho tàng ca dao người Việt, là những lời ca mỉa mai, châm biếm, đùa vui về những mặt tiêu cực, những thói hư, tật xấu của con người Từ đó thể hiện quan điểm sống và vẻ đẹp tâm hồn của người dân xưa - Tiếng cười tự trào: Tự lấy mình là đối tượng của tiếng cười, hướng về cái nghèo, cái vất vả, khó nhọc trong cuộc sống của người dân xưa - Tiếng cười phê phán: là tiếng cười mỉa mai về những thói hư tật xấu hay một số loại người trong XH => Ca dao hài hước đã phần nào phản ảnh cuộc sống của người xưa 2 Bình luận * Giống: - Đều là tiếng cười mua vui, mang tính chất giải trí lành mạnh của người lao động ( DC) - Phản ánh phần nào đời sống hiện tại của người lao động ( DC) - Thể hiện thế giới quan lành mạnh , óc hài hước, yêu đời, yêu cuộc sống của nhân dân (DC) * Khác - Tiếng cười tự trào thể hiện tâm hồn lạc quan, yêu đời vượt lên hoàn cảnh, số phận của người ND ( DC) - Tiếng cười phê phán (DC) + Phê phán nhứng hủ tục lạc hậu (DC) + Phê phán những thói hư tật xấu của con người (DC) c Kết bài Đề 3: Cảm nhận của em về môtip nhân vật có tài nhưng xấu xí trong truyện cổ tích Việt Nam a Mở bài b Thân bài 1 Giải thích - Kn môtip: được hiểu là sự khái quát nghệ thuật nguyên sơ, phản ánh những ấn tượng quan trọng nhất và có tính chất lặp đi lặp lại được con người tiếp nhận trong quá trình quan sát và cảm nhận về cuộc sống 2 Môtip về các nhân vật xấu xí nhưng có tài trong chuyện cổ tích việt nam - Đây là một hiện tượng phổ biến trong các truyện cổ tích VN - Đặc điểm của môtip này: + Khi xây dựng kiểu nhân vật này, nhân vật thuýongf mang lốt vật, thường xuất thân từ những gia đình nghèo khổ, bị ngược đãi nhưng lại có lòng chịu đựng (DC) + Là người có tấm lòng tốt đẹp, thật thà, hiền lành, tốt bụng và có nhiều tài năng(DC) - ND đề tài xoay quanh nhân vật chính + NHV xấu xí, mơ ước lấy được một anh học trò, một anh chàng thông minh tuấn tú hay một cô gái xinh đẹp, nết na, + Nhờ tài năng, vật thiêng, thần linh phù hồ nên họ chiến tháng, trở nên xinh đẹp, cởi bỏ lốt vật, lấy được người mình yêu thương (DC) + 1 số chuyện có hiện tượng tai họa sảy ra nên NVC có cơ hội bộc lộ tài năng(DC) - Kết thúc có hậu: Vợ chồng đoàn tụ, NV được làm vua, làm phò mã, làm quan giàu có 3 Ý nghĩa của việc xây dựng nhân vật xấu xí trong chuyện cổ tích - Quan niệm thẩm mĩ và quan điểm nhân đạo của ND ta: ở hiền gặp lành, đề cai vẻ đẹp tâm hồn, tài năng của con người, nêu cao khát vọng tự do, hạnh phúc và công bằng XH Truyện cổ tích đã đưa ra bài học có ý nghĩa cho cuộc sống của con người : dù ngoại hình xấu xí, số phận nghiệt ngã không như ý ta muốn thì ta vẫn phải biết vươn lên bàng sự lao động cần cud và tài năng thì cuộc sống này sẽ không chối bỏ ta c kết bài Phần hai : Văn học trung đại Việt nam Bài 1: Đặc trưng thi pháp của VHTĐ Việt Nam * Thi pháp: có 2 cách hiểu: - Là nguyên tắc , biện pháp chung để làm cho 1 VB thành một tác phẩm văn học - Là các nguyên tắc, biện pháp nghệ thuật để tạo nên giá trị đặc sắc của một tác phẩm tác giả, trào lưu * Những đặc trưng thi pháp của VHTĐ I Tính ước lệ: 1 Đặc điểm - VHNT bao giờ cũng có tính ước lệ nhất định bởi nó không hoàn toàn là đời sống thực tại sao chép y nguyên hiện thực Tuy nhiên chỉ thời kì VHTĐ thì tính ước lệ mới được sử dụng một cách phổ biến nên nó được coi là đặc trưng của VHTĐ - Ước lệ là quy ước của cộng đồng, họ đặt ra nhiều biểu tượng riêng để thay thế cho các sự vật, hiện tượng, đặc điểm trong cuộc sống hiện thực Trong nghệ thuật là quy ước chung của người nghệ sĩ và độc giả - VHTĐ mang tính ước lệ bởi XHPK phân chia đẳng cấp sang , hèn, sự phân biệt này ảnh hưởng đến VH, văn chương cũng chia thành bình dân và bác học VHTĐ thuộc lĩnh vực bác học thì lực lượng sáng tác và tầng lớp thưởng thức đều là trí thức vì thế nó cần hệ thống ước lệ để thể hiện sự cao sang, quý phái 2 Những biểu hiện của tính ước lệ a Tính uyên bác và cách điệu hoá cao độ - Các nhà văn sáng tác để bày tỏ cái trí của mình - Họ thuộc làu kinh sử, điển cố, điển tích, thông hiểu các thi liêuj, văn liệu được rút ra từ VH cũ - Khuynh hướng lí tưởng hoá để tạo ra thế giới riêng khác với đời sống thực tại + Lấy thiên nhiên làm chuẩn mực của cái đẹp + Người xưa coi thường văn xuôi vì nó gần gũi với đời sống thực tại, ít được cách điệu hoá + Những hình ảnh trong văn chương thì phải sang trọng, đẹp tao nhã + Gợi nhiều hơn tả b Tính sùng cổ: - Người trung đại quan niệm thời gian tuần hoàn Vì thế họ coi trọng quá khứ, coi trọng sự khởi đầu, người đi trước - Xã hội hoàng kim phải là xã hội thời Nghiêu- Thuấn Chuẩn mực của cái đẹp, chân lí nằm trong quá khứ => có rất nhiều điển cố, điểm tích được sử dụng, việc mô phỏng và lặp lại văn chương của người xưa được coi là tài ba.Còn những người sáng tạo cái mới được coi là không chính thống VD: Luống thẹn tai nghe thuyết Vũ Hầu ( Phạm Ngũ Lão) Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào ( Nguyễn khuyến) c Tính phi ngã Trong thời phong kiến, ý thức cá nhân chưa phát triển Con người luôn được đặt trong mối quan hệ ràng buộc với cộng đông Vì vậy người có văn hóa là phải biết hạ thấp cái tôi cá nhân => trong Vh, yếu tố cá nhân cũng bị thu hẹp Các nhà văn hiếm khi xưng “ ta”, “ tôi”, không bộc lộ một cách trực tiếp, mà bộc lộ gián tiếp, dùng những công thức có sẵn để sáng tác II Quan niệm về thời gian - Người trung đại chưa nhận thức thời gian là phạm trù tư tưởng mà cảm nhận thời gian bằng quan sát trực cảm có 2 nhận thức về thời gian: + Thời gian của con người là thời gian tuyến tính, một đi không trở lại + Thời gian của TN, vũ trụ là thời gian chu kì, tuần hoàn VD: Cáo tật thị chúng ( Mãn giác thiền sư) III Quan niệm về không gian và thiên nhiên 1 Không gian a Không gian nhàn tản, thoát tục VD: Cuối xuân tức sự ( Nguyễn Trãi), Nhàn ( NBK) b Không gian hoang dai, tiêu điều, chiến trận VD: Chinh phụ ngâm khúc ( ĐTC- ĐTĐ) Sương như búa bổ mòn gốc liễu, Mưa dường cưa xẻ héo cành ngộ Giọt sương phủ bụi chim gù, Sâu tường kêu vẳng, chuông chùa nện khơi ………… Trông bến Nam, bãi che mặt nước, Cỏ biếc um, dâu mướt ngàn xanh Nhà thôn mấy xóm chông chênh, Một đàn cò đậu trước ghềnh chiều hôm Trông đường Bắc, đôi chòm quán khách, Mây rà cây xanh ngất núi non Lúa thành thoi thóp bên cồn, Nghe thôi ngọc địch véo von bên lầu Non Đông thấy lá hầu chất đống, Trĩ xập xoè, mai cũng bẻ bai Khói mù nghi ngút ngàn khơi, Con chim bạt gió lạc loài kêu thương Chiều hôm nhớ nhà ( BHTQ) “ Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn Gác mái, ngư ông về viễn phố Gõ sừng, mục tử lại cô thôn Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi, Dặm liễu sương sa khách bước dồn, Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?” c Không gian trần trụi hóa, thế tục hóa: Thơ HXH, TTX 2 Thiên nhiên a Thiên nhiên trong VHTĐ là yếu tố quan trọng trong biểu lộ tình cảm, ý chí của con người Có mối quan hệ đặc biệt với tâm hồn con người b Đặc điểm của thiên nhiên - Tn đóng vai trò chủ thể trong mqh với con người con người nhỏ bé , hòa tan, ẩn dật vào thiên nhiên - TN thường xuất hiện với mục đích giáo huấn hay thể hiện tâm trọng con người - Bút phát miêu tả thiên nhiên: + NT ước lệ, chấm phá tạo nên hồn của cảnh vật + TN thường mang sắc thái tao nhã, phóng khoáng, đẹp đẽ IV Con người trong VHTĐ 1 Con người vũ trụ: Người xưa quan niệm, con người là một phần trong trục “ thiên- địa- nhân” Vì thể nên lòng người trời có thể thấu hiểu, nên có thể kêu ca thề nguyền, tầm vóc, sức mạnh của con người sánh ngang với trời đất, người đẹp sánh ngang với thiên nhiên 2 Con người đạo đức: VHTĐ phản ánh con người ở phương diện đạo đức: + Nhân loại phân chia ra thành 2 cực: đạo đức và phi đạo đức + Con người phân chia thành 2 loại : Thiện và ác 3 Con người phi cá nhân ( T Phi ngã) V Tính chất nguyên hợp: Văn, sử, triết bất phân của VHTĐ VHTĐ có sự hội tụ của cả 3 môn: văn, sử , triết Trong VH ngườ đọc không chỉ bắt gặp tính văn chương mà con thấy được các yếu tố thuộc về lịch sử, các yếu tố thuộc về triết lí, tư tưởng VD: Chinh phụ ngâm + Tính văn học:……… + Tính lịch sử:……… Bài 2: Văn học Lí- Trần 1 Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội thời Lý – Trần (thế kỷ XI-XIV) a Tình hình chính trị Năm 1005, Lê Hoàn mất, các con tranh giành ngôi báu Tình hình chính trị cuối triều Lê ngày càng thối nát, nhân dân oán giận vì vậy Năm 1009, các sư tăng và đại thần, đứng đầu là sư Vạn Hạnh, tôn Điện tiền chỉ huy sứ tên là Lý Công Uẩn lên làm vua, mở đầu cho Vương triều nhà Lý (l010- 1225) Tiếp theo triều Lý là Vương triều Trần (1226-1400) Năm 1010, Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế (Thái Tổ), đặt niên hiệu là Thuận Thiên, cho dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, sau đó đổi thành Thăng Long (rồng bay), chính thức gọi tên nước là Đại Việt Từ đó, trải qua các triều vua, nhà Lý và nhà Trần ra sức xây dựng, làm hoàn thiện dần bộ máy nhà nuớc quân chủ trung ương tập quyền, xây dựng các bộ luật thành văn, củng cố lực lượng quốc phòng vững mạnh, xây dựng và củng cố khối đoàn kết dân tộc, lãnh đạo nhân dân chống ngoại xâm thắng lợi - Tổ chức hành chính và bộ máy quan lại Quan chế của nhà nước Lý - Trần có quy củ, chặt chẽ hơn các triều đại trước Đứng đầu triều đình là Hoàng đế, dưới Hoàng đế có 3 chức đứng đầu các quan lại trong triều, đó là thái sư, thái phó, thái bảo (tam thái) Dưới đó là chức thái úy , nắm giữ việc chính trị, quân sự trong nước, về sau chức này được gọi là tể tướng Tiếp đến là các chức tư không, thiếu phó, thiếu bảo, thiếu úy (phụ trách cấm quân), nội điện đô trị sự, ngoại điện đô trị sự, kiểm hiệu bình chuơng sự Đây là những chức vụ trọng yếu nhất giúp việc nhà vua Để giúp vua quản lý mọi mặt của đất nước, còn có các cơ quan chuyên trách như Trung thư sảnh, Khu mật sứ, Ngự sử đài, Hành khiển tượng thư sảnh, Nội thị sảnh, Đình uý, Hàn lâm học sĩ Sang thời Trần, tổ chức bộ máy quan lại ở trung ương có bước hoàn thiện hơn thời Lý Khác với nhà Lý, nhà Trần đặt ra chế độ Thái thượng hoàng Các vua sớm truyền ngôi cho con trai trưởng (hoàng thái tử) nhưng vẫn cùng với vua (con) trông coi chính sự, tự xưng là Thái thượng hoàng Chế độ Thái thượng hoàng thời Trần có tác dụng ngăn chặn tình trạng các đại thần chuyên quyền, cướp ngôi khi vua còn ít tuổi Trong triều đình, đứng đầu các quan vẫn là ba chức thái (sư phó, bảo) chỉ có điểm khác thời Lý ở chỗ nhà Trần đặt thêm hàm thống quốc, tá thánh, phụ quốc để gia phong thêm (như thống quốc thái sư, tá thánh thái sư phụ quốc thái bảo) Chức thái úy thời Lý (tướng quốc) đổi thành tả hữu tướng quốc bình chương sự Giúp việc cho tể tướng (tướng quốc) thời Trần đặt thêm các chức hành khiển nằm trong cơ quan mật viện Các hành khiển thường kiêm cả các chức thượng thư (đứng đầu bộ), tả hữu bộc xạ, tả hữu gián nghị đại phu Dưới các chức vụ nói trên, các quan được chia thành hai ban văn và võ Bên văn có các bộ, đứng đầu mỗi bộ là một viên thượng thư Ban đầu mới có thượng thư hành khiển, thượng thư hữu bật (2 bộ), từ cuối thế kỷ XIV (1388-1398), đời Quang Thái mới có thêm thượng thư các bộ binh, hình Dưới thượng thư có thị lang, lang trung giúp việc Bên võ có các chức vụ phiêu kỵ tướng quân, đại tướng, đô tướng, tướng quân , lúc có chiến tranh, đặt thêm chức tiết chế tổng chỉ huy toàn quân Thời Lý, các quan lại đều xuất thân từ tầng lớp quý tộc; sang thời Trần, tất cả các chức vụ quan trọng trong triều cũng đều giao cho vương hầu quý tộc nhà Trần nắm giữ Bởi vậy nhà Trần nắm khá chắc toàn bộ công việc chủ chốt trong triều, quyền lực tập trung trong tay nhà nước trung ương; chế độ quân chủ trung ương tập quyền được củng cố thêm một bước - Tổ chức quân đội và quốc phòng Nhà nước Đại Việt thời Lý - Trần rất chú trọng xây dựng lực lượng quốc phòng vững mạnh Tổ chức quân đội có quy củ, chặt chẽ Tất cả nam đến tuổi 18 (gọi là hoàng nam) đều phải đăng lính - Luật pháp Về mặt pháp chế, thời Lý - Trần có bước tiến bộ hơn thời Khúc, Ngô - Đinh - Lê ở chỗ nhà nước tăng cường hoạt động lập pháp, ban hành các luật lệ đầu tiên trong lịch sử pháp luật Việt Nam thời trung đại Các triều vua Lý về sau tiếp tục ban hành những luật lệ bổ sung về hành chính, hình sự, dân sự Pháp luật thời Lý nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà nước trung ương tập quyền, của giai cấp thống trị, trước hết là của nhà vua Củng cố chế độ đẳng cấp, hạn chế sự bành trướng thế lực của bọn quan liêu quý tộc, bảo vệ nguồn bóc lột của nhà nước Đến thời Trần, pháp luật từng bước được đổi mới Hoạt động pháp chế được tăng cường Gốc nhân ái của pháp luật vẫn được giữ gìn, nhưng tinh thần pháp trị ngày càng được đề cao - Hoạt động đối ngoại Nhà nước Lý - Trần tiếp tục thực hiện chính sách ngoại giao tích cực thời Đinh - Lê là chủ trương giao hảo với các nước lân bang, nhưng kiên quyết chống trả các thế lực ngoại xâm để bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ Nhà Trần tiếp tục chính sách của nhà Lý trong việc giữ yên biên cương, bảo toàn lãnh thổ b Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời Lý - Trần - Cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân Đại Việt ở thế kỷ XI - Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược - Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên + Cuộc kháng chiến lần thứ nhất (1257) + Cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285) + Cuộc kháng chiến lần thứ ba (1287-1288) 2 Phân tích bài thơ “ Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão ( Tỏ lòng) Tiểu dẫn - Giới thiệu vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của PNL + PNL (1255-1320) người làng Phù ủng huyện Đông Hào (nay là Ân Thi – Hưng Yên) + Là con dể của Trần Quốc Tuấn + Ông là người có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông được làm chức Điện suý, phong tước quan nội hầu, là người văn võ toàn tài + Khi qua đời, ông được vua Trần Minh Tông ra lệnh nghỉ triều 5 ngày để tưởng nhớ - Tác phẩm còn lại 2 bài thơ + Tỏ lòng (Thuật Hoài) + Viếng thượng tưóng quốc công Hưng Đạo Đại Vương Ph©n tÝch * So sánh nguyên văn chữ Hán với bản dịch thơ - Nguyên tác: “hoành sóc” cầm ngang ngọn giáo  là tư thế của con người dũng mãnh đang xông xáo Bản dịch thơ, múa giáo chỉ tư thế chờ giặc tới để đón, đánh  chưa thể hiện được vẻ đẹp hiên ngang hoành tráng của người anh hùng đang cầm ngang ngọn giáo trấn giữ đất nước - Nguyên tác “khí thôn ngưu” Bản dịch thơ là “nuốt trôi trâu” có thể hiểu là át sao ngưu  biểu hiện sức mạnh của quân dân nhà Trần a Hai câu đầu: - Miêu tả sức mạnh chiến đấu của quân dân nhà Trần Hoµnh sãc giang s¬n kh¸p kØ thu Tam qu©n t× hæ khÝ th«n ngu - Hình ảnh tráng sĩ: Cầm ngang ngọn giáo mấy thu + Tư thế : Xông xáo, tung hoành + Không gian: Mở ra theo chiều rộng của núi sông + Thời gian: Ròng rã nhiều năm (trải mấy thu)Con người hiện lên với một tư thế hiên ngang, mang tầm vóc của vũ trụ - Hình ảnh của “ba quân” là hình ảnh về quân đội nhà Trần rất hùng mạnh, đồng thời là sức mạnh tượng trưng của dân tộc đứng lên giết giặc * Nghệ thuật - Dùng thủ pháp nghệ thuật so sánh + Cụ thể hoá sức mạnh của ba quân + Khái quát sức mạnhtinh thần quân đội mang “ hào khí Đông A” - Có sự kết hợp giữa hình ảnh khách quan và cảm nhận chủ quan, giữa hiện thực và lãng mạn Tiểu kết Hai hình ảnh: tráng sĩ và ba quân lồng vào nhau thật đẹp và có tính chất sử thi hoành tráng b Hai câu sau “ Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.” - Hình ảnh tráng sĩ tiếp tục hiện lên với cái chí và cái tâm + Cái chí: lập công danh sự nghiệp để lại tiếng thơm cho muôn đời  mang tư tưởng tích cực Lập công: để lại sự nghiệp Lập danh: để lại tiếng thơm Quan niệm lập công danh đã trở thành lí tưởng sống của trang nam nhi thời phong kiến Tác giả cho rằng mình chưa trả nợ công danh, chưa hoàn thành nghĩa vụ với đời, với dân , với nước + Cái tâm: thể hiện qua tâm trạng ‘ thẹn” tác giả thẹn vì nhận thấy mình chưa có tài mưu lớn như Vũ hầu Gia Cát Lượng đời Hán để trừ giặc cứu nước  Đây là nỗi thẹn của một con người có nhân cánh Tiểu kết Hai câu thơ là nỗi lòng cao cả của tác giả một nỗi lòng thật cao đẹp 3 Phân tích bài thơ “ Cảm hoài” của Đặng Dung Phiên âm: Thế sự du du nại lão hà Vô cùng thiên địa nhập hàm ca Thời lai đồ điếu thành công dị, Vận khứ anh hùng ẩm hận đa! Trí chủ hữu hoài phù địa trục, Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà Quốc thù vị báo đầu tiên bạch, Kỷ độ long tuyền đái nguyệt ma Dịch nghĩa: Việc đời dằng dặc mà ta đã già rồi, biết làm sao đây? Trời đất rộng lớn thu vào trong một khúc ca say Gặp thời, anh hàng thịt, kẻ câu cá, cũng dễ làm nên công lạ, Lỡ vận, bậc anh hùng cũng phải nuốt hận nhiều Giúp chúa, những mong xoay thời chuyển thế (Nhưng) không có cách nào kéo sông Ngân xuống để rửa giáp binh Thù nước chưa trả xong, đầu sớm bạc Bao phen mài gươm báu dưới bóng trăng Cha con Đặng Tất, Đặng Dung, đều là những anh hùng hào kiệt, lừng lẫy ở thời Hậu Trần Nhưng buồn thay, họ đều là những anh hùng lỡ vận, không gặp thời, lại không gặp được minh chúa Cha (Đặng Tất), chết oan vì sự nghi kỵ ngu hèn của kẻ cầm quyền (Giản Định Đế) Con (Đặng Dung), chết uất hận trong tay giặc Minh, mặc dù họ đã có những cơ hội làm nên sự nghiệp lớn lao, giành lại giang sơn đất nước từ tay ngoại bang xâm lược Đặng Dung để lại cho đời một bài thơ bất hủ, bài thơ “Cảm hoài”, bên cạnh những chiến công oanh liệt và tấm gương hy sinh đẹp đẽ của chính ông “Cảm hoài” có lẽ được danh tướng Đặng Dung viết vào thời điểm trước khi ông bị tướng Minh Trương Phụ bắt (1413) Sống lẩn trốn trong núi rừng, cảm thấy không còn cơ hội khôi phục sự nghiệp chiến đấu chống giặc, ông bày tỏ nỗi “cảm hoài” bi tráng của người anh hùng thất cơ lỡ vận… Bài thơ chữ Hán, thể thất ngôn bát cú luật Đường khá chuẩn mực Hai câu mở đầu, đã thấy một câu hỏi lớn, chứa chất đầy bi phẫn: “Việc đời dằng dặc, mà ta già rồi, biết làm sao đây”? Hỏi, là hỏi chính mình, hỏi trời xanh thăm thẳm, rằng việc lớn chưa thành, còn bao bề bộn, ngổn ngang, mà ta thì già rồi, biết làm thế nào? Quân cuồng Minh đang mạnh, quân khởi nghĩa thua trận vì lực mỏng, thế cô Ngày tháng qua mau, sức tàn lực kiệt, biết tính sao đây? Có lẽ, trong lòng tác giả đang dâng trào những cảm xúc riêng chung khó tả, mà đành bất lực trước “thế sự du du”, muốn “gom cả trời đất rộng lớn lại mà ném cả vào một cuộc say”, để cố quên đi hiện thực cay đắng này chăng! Hỏi, nhưng câu trả lời đã rõ Câu mở đề đã thấy hiện lên tầm vóc tư tưởng của chủ thể trữ tình Hai câu tiếp theo, nói về việc đời xưa nay, thành bại chung quy là tại trời Khi thời vận đến, thì những kẻ tầm thường, cũng dễ làm nên công lạ Lúc vận hội bỏ ta mà đi, thì dẫu là kẻ anh hùng, cũng đành phải nuốt hận mà thôi! Việc đời xưa nay vẫn thế, mà ta cũng biết thế, không có gì lạ Đã đành là quy luật chung của muôn đời, nhưng chẳng may vướng vào nỗi đau này, ai mà chẳng xót xa, huống chi những người ôm chí lớn! Đặng Dung trước đó đã từng chỉ huy một trận tập kích mãnh liệt và bất ngờ, khiến quân Minh tan tác tả tơi Ông nhảy sang thuyền địch, quyết bắt sống Trương Phụ, tiếc rằng trong đêm tối, không kịp nhận ra hắn Trương Phụ thoát chết, tập hợp binh mã phản công Quân ta binh lực mỏng, lại không có viện binh, cuối cùng thua trận, lâm vào thế bị bao vây, khốn đốn trong rừng sâu nhiều ngày, rất khó có cơ hội phục dựng Đặng Dung cảm nhận rằng vận nước đang vô cùng ảm đạm, thất bại là điều khó tránh khỏi, nên chi, nỗi lòng ông nặng trĩu buồn đau, uất hận vô cùng Ông viết: “vận khứ anh hùng ẩm hận đa”! Nỗi uất hận dồn nén, phải cắn răng mà “nuốt” vào trong bụng Chữ “ẩm hận” là uống hận, nuốt hận, là chữ tập trung nhất tinh thần cảm khái của bài thơ, đủ thấy độ căng của hận thù, độ sâu của niềm bi phẫn Đó cũng chính là ý khai triển chủ đề, khai triển ý “vô cùng thiên địa nhập hàm ca” ở câu mở đề Có lẽ sau này, Nguyễn Trãi đã lấy cảm hứng ở đây mà nâng cấp lên câu “Anh hùng di hận kỷ thiên niên” (Anh hùng ôm hận mấy ngàn năm) chăng? Hai câu 5&6, tiếp nối mạch trữ tình, mạch tâm trạng phẫn uất buồn đau: “ Trí chủ hữu hoài phù địa trục / Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà” Lòng những chăm chắm muốn đem tài giúp chúa, xoay thời chuyển thế, mong lật lại thế cờ, giành lại non sông, nhưng tiếc thay, thời vận không còn, không có cách nào, không có con đường nào (vô lộ) kéo được sông Ngân xuống mà rửa giáp binh, kết thúc cuộc chiến giành lại bờ cõi giang sơn… Hai câu kết, gói lại tứ thơ: “Thù nước chưa trả xong, đầu sớm bạc / Bao phen mài gươm báu dưới bóng trăng”…Một cái kết thật hay, vừa hiện thực, lại vừa thấm đẫm màu sắc lãng mạn Khí thơ dồn nén, hừng hực nấu nung nỗi niềm uất hận bi tráng Có thể nói, đây chính là một trong những câu thơ hay nhất của thơ ca Việt Nam, kể từ thời dựng nước tới nay! “Cảm hoài” của Đặng Dung là một nỗi buồn lớn Nó là tiếng kêu bi phẫn của người anh hùng chiến bại Ý tưởng chung, có tính khái quát, biểu hiện rõ nét ở sự đối lập Đối lập giữa cái hữu hạn nhỏ bé của con người, với trời đất rộng lớn Đối lập giữa khát vọng vô cùng, với hiện thực nghiệt ngã đớn đau Đối lập giữa thời gian ngắn ngủi một đời người, với việc đời ngổn ngang dằng dặc… Và chính nó tạo nên những mâu thuẫn, những giằng xé tâm trạng của nhân vật trữ tình Đặc sắc của bài thơ “Cảm hoài” không chỉ biểu hiện ở nghệ thuật thơ điêu luyện, ở những câu thơ gợi liên tưởng sâu rộng, khắc hoạ hình tượng nhân vật trữ tình chủ thể Hơn thế, nó còn là nỗi cảm hoài tê tái sáng trong và cao thượng của người anh hùng thời đại, mang trái tim kẻ sỹ với tầm vóc kỳ vĩ Bi phẫn, mà không hoàn toàn buông xuôi, tuyệt vọng, cho dù, “vận hội gặp phong ba, trí mưu sao được nữa”! (Nguyễn Trãi) “Cảm hoài” hội được cái đặc sắc về nghệ thuật thơ ca và tầm cao tư tưởng Nó tiếp nối tinh thần cảm khái ở “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão, mặc dù thời thế có khác nhau Nó tiêu biểu cho những tiếng kêu thương đứt ruột của những anh hùng thất thế trong thời buổi vận nước gặp nguy nan, ví như Nguyễn Quang Bích, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám… sau này Tiếng lòng đau đớn xót xa của Đặng Dung được gửi gắm qua một bài thơ, đã đi vào lịch sử văn chương, như một kiệt tác, có thể truyền mãi đến muôn đời Nguyễn Cảnh Dị, người bạn chiến đấu của Đặng Dung, chiến công và sự hy sinh anh dũng lẫm liệt, không thua kém Đặng Dung Thế nhưng, Nguyễn Cảnh Dị không để lại thơ văn cho đời, nên tiếng tăm không nổi bật bằng Đặng Dung Thế mới hay, văn chương đã góp phần làm rạng rỡ thêm gương mặt anh hùng, chẳng phải vậy sao? Đề bài: “ Cái riêng chính là sự đòi hỏi khắt khe trong những sáng tác văn chương, nên cùng viết về một đề tài mỗi tác gỉa lại có những đặc sắc riêng” Bằng những kiến thức đã học về hai TP “ Tỏ lòng” và “ Cảm hoài” Hãy chứng minh a Mở bài b Thân bài * Lí luận văn học - Văn chương là sự nhận thức , là tiếng nói thể hiện tình cảm, thái độ của người nghệ sĩ trước cuộc đời -> đòi hỏi tác giả tạo ra thế giới riêng cho mình trong cách nhìn, cách cảm như nhà văn Nam Cao từng viết “ Văn học là phần khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có” - Tác phẩm của người nghệ sĩ phải đem đến những gì mới lạ, sâu sắc, bất ngờ trong nội dung và nghệ thuật thì mới được độc giả chấp nhận, Nó pahir là một khám phá về nội dung, một phát minh về hình thức => Cái riêng chính là sự đòi hỏi khắt khe trong những sáng tác văn chương, nên cùng viết về một đề tài mỗi tác gỉa lại có những đặc sắc riêng Đến với thuật hoài và cảm hoài là 2 bài thơ mang nặng tâm trạng, nỗi lòng của tác giả , song mỗi bài thơ vẫn có những âm sắc riêng trong cách thể hiện tâm tư, tình cảm đó * Nét chung - Cả hai bài đều thể hiện khát vọng cống hiến cứu nuxocs và giữ nước như đốt cháy cả tâm hồn + Một con người cầm ngang ngon giáo giữa mấy thu vẫn thấy mình mang nợ với đất nước Vẫn thấy thẹn khi mình chưa có tài mưu lược như Vũ Hầu để khôi phục giang sơn + Người anh hùng trong “ Cảm hoài” cũng mang nguyện ước cao đẹp “Giúp chúa, những mong xoay thời chuyển thế (Nhưng) không có cách nào kéo sông Ngân xuống để rửa giáp binh” Không những thế người cháng sĩ còn cảm thấy tiếc nuối khi nợ nước chua trả xong mà đầu đã bạc “Thù nước chưa trả xong, đầu sớm bạc” Xong không hề cam chụi mà chống trả bằng hành động “mài gươm báu dưới bóng trăng.” - cả hai bài thơ đều mang tầm vóc vũ trụ lớn lao, một tư thế hiên ngang, sẵn sàng chiến đấu + Trong bài thơ “ tỏ lòng” là tư thế người cháng sĩ cầm ngang ngọn giáo : “ Hoành sóc gaing sang cáp kỉ thu” Con người hiện ra trong không gian rộng lướn nhưng không hề nhỏ bé bởi cây giáo được đo bằng chiều dài của đát nước -> Câu thơ khắc họa tượng đài của vị tướng anh hùng bảo vệ tổ quốc + “ Cảm hoài” của Đăng Dung cũng tạc được bức chân dung của người tráng sĩ lộng lấy giữa đất trời hiên ngang, đầy khí phách -> Tư thế đội trăng mài gươm của người tráng sĩ trong “ cảm hoài” càng tô đậm thêm vẻ đẹp kì vĩ của con người * Nét riêng - TL: Tỏ lòng được sáng tác bằng thể thất ngôn tứ tuyệt , cảm hoài được sáng tác bằng thể thất ngôn bát cú đã đưa người đọc vào những vùng trời cảm xúc - Hơn nữa hai tác gải xh ở hai thời kì khác nhau vì thế tâm sự và nỗi lòng của họ cũng có nét khác biệt + Người tự hào về chiến thắng hào hùng của dân tộc nhưng vẫn muốn lập công danh vì nước(DC) + Người thất thế nhưng vẫn ôm hoài bão diệt giặc + Âm hưởng trong “ tỏ lòng” là niềm tự hào về sức mạnh cá nhân và cả dân tộc “ Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu…” -> chỉ có những người sống vì nước, hết lòng vì nước mới cảm nhận được sâu sắc những tiếng vang kiêu hùng của dân tộc + Âm hưởng trong “ cảm hoài” của Đăng Dung không hào hùng như “ tỏ lòng” là là nỗi buồn tiếc nuối và nỗi xót xa, phẫn uất bởi người anh hùng muốn lập chiến công àm không gặp thời c kết bài Bài 3: Tác giả Nguyễn Trãi I Cuộc đời của Nguyễn Trãi 1 Thời đại - Nguyễn Trãi sống ơ những năm cuối thế kỉ XIV, khi đất nước đang trong tình trạng rối ren, nhà Trần thối nát, Hồ Quý Li lấn át dần quyền lựccuar nhà Trần -> lập ra nhà Hồ Khi triều Hồ được thành lập HQL có một số cải cách tích cực nhưng chưa đáp ứng nhu cầu của xã hội vì vậy mà các tầng lớp nhân dân bất bình, khi quân Minh có âm mưu xâm lược thì nhà Hồ không chuẩn bị lực lượng chống đỡ Nguyễn Trãi thấy trước đuwocj điều đó nhưng không có giải pháp ứng phó - Khi quân Minh sang xâm lược, chúng đàn áp và khủng bố nhiều mặt Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn giúp lê Lợi có được những thắng lợi vang rội XHPK Việt Nam phát triển tới tột đỉnh của vinh quang - Sau đó nhà vua tỏ ra có cái nhìn vị kỉ, hạn hẹp với nhiều công thân -> NT chịu án oan Lệ Chi Viên 2 Con người - Hiệu là Ức Trai - Lúc nhỏ ở trong dinh của ông ngoại là tư đồ Trần Nguyên Đán Sau về sống ở Chí Linh, Hải Dương Cha là Nguyễn Ứng Long, hồi trẻ nhà nghèo, làm nghề dạy học, đã từng được tư đồ Trần Nguyên Đán giao cho kèm cặp con gái là Trần Thị Thái Hai người yêu nhau, Nguyễn Ứng Long bỏ trốn, Trần Nguyên Đán tìm về, tác thành cho hai người lấy nhau - Nguyễn Trãi là đứa con đầu lòng của cuộc tình duyên ấy 1379 NPK đỗ tiến sĩ nhưng không ra làm quan mà về quê mở trường dạy học Các con của NPK cũng không ra làm quan dưới triều nhà Trần Giá trị văn chương của Bình Ngô đại cáo

Ngày đăng: 11/03/2024, 14:19

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan