Kinh Tế - Quản Lý - Báo cáo khoa học, luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, nghiên cứu - Sản Phẩm - Product BET-05 i tt KINH TẾ HỌC KEYNESIAN, KEYNESIAN MỚI VÀ CỔ ĐIỂN MỚI BET-05 Một ấn phẩm của VEPR B. Greenwald và J. E. Stiglitz KINH TẾ HỌC KEYNESIAN, KEYNESIAN MỚI VÀ CỔ ĐIỂN MỚI ii 2017 Chương trình Nghiên cứu Kinh tế học mở rộng thuộc VEPR Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội BET-05 Kinh tế học Keynesian, Keynesian mới và cổ điển mới1 B. Greenwald2 và J. E. Stiglitz3 Biên dịch: Trần Mạnh Cường4 Quan điểm được trình bày trong bài viết này là của (các) tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của dịch giả hoặc VEPR và Broaden Economic 1 Nguồn: https:www.jstor.orgstable2663132?seq=1fndtn-pagescantabcontents 2 Giáo sư, Đại học Columbia, Hoa Kỳ 3 Giáo sư, Đại học Columbia, Hoa Kỳ (Đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2001) 4 Phó Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Kinh tế học mở rộng thuộc VEPR (Broaden Economics) – Email: tran.manhcuongvepr.org.vn BET-05 1 Tổng quan: Phần lớn lý thuyết mới về kinh tế học vĩ mô được xây dựng dự a trên các mô hình kinh tế vi mô về thông tin không hoàn hảo, đã đưa ra những kết luận gần với quan điể m trong phân tích nguyên gốc của Keynes một cách bất ngờ. Nghiên cứu này tóm tắt nhữ ng hàm ý về kinh tế vĩ mô của các mô hình dựa trên thông tin về tiền lương hiệu quả, hạn mứ c tín dụng và sự sụp đổ của các thị trường tài chính đối với chứng khoán vốn cổ phầ n. Nghiên cứu sẽ cho thấy những mô hình này mô tả hành vi của các doanh nghiệp và sự tương tác giữa các tác nhân kinh tế với các hiện tượng được Keynes xác định về mặt định tính, mà phần lớn không còn trong các phân tích sau này của mô hình của trườ ng phái Keynes. Những mô hình vĩ mô về thông tin không hoàn hảo này đưa ra những lý giải nhấ t quán về mặt lý thuyết theo quan điểm của trường phái Keynes về thất nghiệp và đầu tư, tậ p trung vào chu kỳ kinh doanh, giá cứng nhắc và hiệu quả của các can thiệp về chính sách tiền tệ và tài khóa. Khi giải thích như vậy, các mô hình này phải chấp nhậ n phân tích kinh tế vĩ mô và vi mô theo hướng cho đến nay đã đạt được bởi, hoặc những người theo trường phái Keynes truyền thống, những người giả định vấn đề theo hướng vi mô, hoặ c bởi các nhà kinh tế học cổ điển mới, những người giả định vấn đề theo hướng vĩ mô. Từ khóa: Kinh tế học, Cổ điển mới, Keynesian, Keynesian mới KINH TẾ HỌC KEYNESIAN, KEYNESIAN MỚI VÀ CỔ ĐIỂN MỚI 2 1. Giới thiệu Hơn hai thập kỷ qua, tồn tại hai quan điểm đối lập về nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Quan điểm thứ nhất nhấn mạnh vào những ưu điểm, và hiệu quả trong việc phân phố i thông tin giá cả giữa người mua và người bán, và phân bổ các nguồn lực của hệ thống. Quan điểm còn lại nhấn mạnh vào những khiếm khuyết của hệ thống thị trường, và đặ c biệt là những thời kỳ thất nghiệp hàng loạt và khiếm dụng vốn. Những người ủng hộ quan điểm đầu tiên luôn coi thất nghiệp là một sai lầm tạm thời mà tự nó có thể giả i quyết được nhờ các lực lượng thị trường. Các nhà kinh tế trường phái cổ điển m ới đã đi xa hơn thế. Họ diễn giải những thay đổi trong mức độ thất nghiệp là phản ứng củ a các yếu tố duy lý đối với những thay đổi về giá tương đối: ví dụ, công nhân có nhiều thờ i gian rảnh rỗi hơn vào năm 1932 do lương tương đối bị xem là thấp. Họ so sánh lượ ng vốn khiếm dụng với một lốp xe dự phòng – dự trữ nguồn lực để sử dụng cho mộ t vài thời điểm thực sự cần thiết. Đối với những người phê phán chủ nghĩa tư bản, những quan điểm như vậy là rất nguy hiểm, không có ý nghĩa khoa học, khiến các chính phủ hiểu nhầm trong việc chấp nhận chi phí xã hội và chi phí tư nhân cho tình trạng thấ t nghiệp cao. Keynes đã phân giải hai quan điểm mâu thuẫn này của chủ nghĩa tư bả n. Ông cho rằng sự can thiệp có giới hạn của chính phủ có thể giải quyết được tình trạ ng thất nghiệp. Khi thất nghiệp được loại bỏ, lý thuyết cổ điển về thị trường hiệu quả có thể được phục hồi. Samuelson gọi đó là Tổng hợp Tân cổ điển. Tổng hợp Tân cổ điển được xem là một đức tin. Những câu hỏi cơ bản về nhữ ng thất bại của hệ thống thị trường, như nguyên nhân của các cuộc suy thoái định kỳ và đi cùng với đó là thất nghiệp, đã bị né tránh. Kinh tế học Keynesian đã tạo nên một cơn tâm thần phân liệt trong cách dạy kinh tế học: trong chương trình dạy kinh tế học vi mô, các sinh viên được giới thiệu về bàn tay vô hình của Adam Smith và các nguyên lý cơ bản của kinh tế học phúc lợi thì xuất hiện trong chương trình dạy kinh tế học vĩ mô, tậ p trung vào các thất bại của nền kinh tế thị trường và vai trò của chính phủ trong việ c khắc phục chúng. Từ đây xuất hiện hai nhánh phụ. Các nhà kinh tế vi mô phê phán các nhà kinh tế vĩ mô rằng họ thiếu đi các nền tảng chặt chẽ và mang tính lý thuyế t. Các nhà kinh tế vĩ mô lại phê phán các nhà kinh tế vi mô rằng các lý thuyết của họ không phù hợp và không thực tế. Sự bất mãn với kinh tế học Keynesian cũng được dự a trên mong muốn giải thích một số giả định trung tâm của các nhà kinh tế, đặc biệt chú trọ ng vào tính cứng nhắc của lương và giá. Tại sao lương và giá không giảm đến mức cầ n thiết trong các cuộc suy thoái? Tại sao các công ty không muốn đơn giản là bán ở mứ c giá thấp hơn? Các nghiên cứu trong một phần tư thế kỷ qua đã thất bại trong việc đưa ra các câu trả lời để chứng minh cho những câu hỏi này. Tình trạng này không thể tiế p tục kéo dài. Có hai cách để tái kết nối hai nhánh phụ này. Lý thuyết vĩ mô có thể được áp dụ ng vào lý thuyết vi mô; và ngược lại. Kinh tế học cổ điển mới đã lựa chọn cách tiếp cậ n thứ nhất. Trường phái này ủng hộ mục tiêu dành được sự linh động và tổng hợp của nề n kinh tế từ những nguyên lý căn bản về các cá nhân, các doanh nghiệ p có tính duy lý và tối đa hóa. Trường phái này thấy được tầm quan trọng của các động lực trong việc hiểu BET-05 3 hành vi vĩ mô, và vai trò trung tâm của các kỳ vọng trong việc hình thành những độ ng lực này. Rồi nó tập trung sự chú ý vào các kết luận về thông tin kỳ vọng hợp lý, và đây là khía cạnh của nghiên cứu của họ đã hình thành nên trường phái với cái tên thay thế - Trường phái về những kỳ vọng hợp lý (Rational Expectations School)5. Cách tiếp cận thứ hai tìm cách áp dụng lý thuyết vi mô vào lý thuyết vĩ mô. Vớ i kỳ vọng theo hướng tốt hơn, người ta có thể gọi cách tiếp cận này là Kinh tế họ c Keynesian mới. Hiện tượng thất nghiệp, hạn mức tín dụng và các chu kỳ kinh doanh không nhất quán với lý thuyết kinh tế học vi mô chuẩn. Kinh tế học Keynesian mớ i muốn phát triển một lý thuyết vi mô có thể tính toán những yếu tố này. Có rất nhiều trở ngại khác nhau với Kinh tế học Keynesian mới, bao gồm cả ý nghĩa rộng nhất có thể của nó. Một yếu tố chính là nghiên cứu về thông tin không hoàn hảo và những thị trườ ng không hoàn thiện. Mục đích của nghiên cứu này là trình bày một dàn ý mở về khía cạnh này củ a Kinh tế học Keynesian mới, và để cho thấy sự giống và khác nhau của nó với Kinh tế học Keynesian truyền thống. Bản thân Keynes đã có một quan điểm mới và rấ t phi tân cổ điển về cách nền kinh tế vận hành. Keynes sử dụng thứ ngôn ngữ tráng lệ để mô tả hành vi của các doanh nhân: họ được thúc đẩy bởi “tâm lý bầy đàn”. Nhưng khi Kinh tế học Keynesian được hoàn thiện và trình bày trong khuôn khổ một mô hình đơn giản (như trong chương 18 của Lý thuyết Tổng quát, và những diễn giải khác, như củ a Hicks (1937) và Klein (1948)), những mô hình trước đó về mặt tư duy đã lùi lạ i. Chúng tôi cho rằng tầm nhìn này, rất lôi cuốn trong rất nhiều đoạn văn xuất sắc của ông, cung cấ p những hiểu biết sâu rộng về thất nghiệp và các chu kỳ kinh doanh hơn nhữ ng gì các mô hình Keynesian chính thống6 đã làm. 2. Một số luận điểm quan trọng của kinh tế học Keynesian Bốn trong số các luận điểm của Keynes mà chúng tôi cho là quan trọng trong việ c giải thích tình trạng thất nghiệp và các biến động kinh doanh. Đó là: 1. Một lý thuyết tổng quát phải tính đến tính dai dẳng của thất nghiệp 2. Một lý thuyết tổng quát phải tính đến những biến động trong thất nghiệp 3. Tiết kiệm và đầu tư phải được phân biệt rõ ràng 5 Những người khởi xướng tiên phong của Trường phái kinh tế học cổ điển mới gồm Barro, Lucas, Sargent và Wallace, đã lấy những mô hình về những kỳ vọng hợp lý làm nền tảng một cách nhất quán. Nhưng học thuyết trung tâm của họ không bắt nguồn từ bản thân những kỳ vọng hợp lý, mà từ giả đị nh của trường phái cổ điển cũ rằng thị trường luôn hoàn hảo. Giả định sau cùng này dẫn đến những kế t luận trực tiếp rằng thất nghiệp (không tự nguyện) là không tồn tại, và chính sách ổn định vĩ mô có thể không đạt được hiệu quả. Neary và Stiglitz (1983) đã chỉ ra rằng bằng những kỳ vọng hợp lý và sự cứ ng nhắc về giá cả, chính sách của chính phủ sẽ hiệu quả hơn khi sử dụng những kỳ vọng thiển cận: số nhân thậm chí còn lớn hơn; và Buiter (1981) và Taylor (1985) đưa ra một loạt những ví dụ khác về trườ ng hợp những kỳ vọng hợp lý không giải quyết được sự bất lực của chính sách. 6 Leijonhufvud (1968) nhấn mạnh một quan điểm không khác mấy, mặc dù về mặt phân biệt củ a ông giữa Kinh tế học trường phái Keynes và Kinh tế học của Keynes, chúng tôi muốn coi chương 18 trong Lý thuyết Tổng quát như một ví dụ ban đầu của mô hình trước đó. KINH TẾ HỌC KEYNESIAN, KEYNESIAN MỚI VÀ CỔ ĐIỂN MỚI 4 4. Những rối loạn nằm ở phía cầu, chứ không ở phía cung, làm cơ sở cho hành vi tuần hoàn của toàn bộ nền kinh tế vĩ mô. 2.1 Tính dai dẳng của thất nghiệp Keynes đã cho rằng thất nghiệp dai dẳng là do thất bại trong việc điều chỉnh tốc độ hợp lý của lương để điều tiết thị trường lao động, trong khi cũng vấn đề này, trong chương 19 của Lý thuyết Tổng quát, ông lại cho rằng, tỷ lệ tiền lương linh hoạt hơn không cần thiết phải có tác dụng ổn định hóa. Một giả định rằng tỷ lệ tiền lương cố đị nh là cần thiết đối với Trường phái Giá cả Cố định của Barro và Grossman (1971) giữa các nhóm khác nhau. Nhưng tiền đề này không thể lý giải được thực tế (tiền lương đã giả m một phần ba trong thời kỳ Đại suy thoái ở Mỹ), và cần có sự lý giải về lý thuyết. Thự c tế thì, những kết luận của kinh tế học Keynes không hoàn toàn yêu cầu một sự cứ ng nhắc trong tỷ lệ lương tiền. Điều cần thiết là mức lương không bị hạ xuống các mứ c bù trừ của thị trường. Như chúng ta sẽ thấy sau đây, các mô hình lương hiệu quả cung cấ p một bộ lời giải hấp dẫn cho sự bất đồng mang tính phản biện của kinh tế học Keynes trong đó mức lương không thể điều tiết thị trường lao động. 2.2 Những biến động của thất nghiệp Chuyển sang vấn đề thứ hai, những biến động của thất nghiệp, chúng ta sẽ giả i quyết hai câu hỏi. Đâu là nguồn gốc của những cú sốc gây nên thất nghiệp? Tạ i sao những thay đổi trong mức giá không thể giảm bớt những hậu quả do thất nghiệ p gây ra? Hiếm khi, các cú sốc tạo ra những biến động kinh tế vĩ mô, giá như, là hoàn toàn nội sinh đối với hệ thống kinh tế. Bằng chứng cho thấy rằng các cú sốc này thường bắ t nguồn từ những thay đổi trong nhu cầu đầu tư, và đặc biệt với các loại chứng khoán. Nhưng nếu các hàm sản xuất lõm, và các cuộc khủng hoảng được đặc trưng bởi lãi suấ t vàhoặc lương thực tế thấp tương đương, thì cần có sự liên tục trong hoạt động sản xuấ t liên thời gian. Các loại chứng khoán nên được dùng để hạn chế hơn là làm trầm trọ ng thêm các biến động. Keynes có lý khi nhấn mạnh vào vai trò của đầu tư khi phân tích các biến động kinh tế vĩ mô. Nhưng ông đã gán những thay đổi trong hoạt động đầu tư với tâm lý bầy đàn, với những thay đổi không thể lý giải của kỳ vọng. Lý thuyết của ông do đó không đầy đủ. Để tính toán các biến động trong thất nghiệp, Keynes đã viện dẫn những thay đổ i trong nhu cầu đầu tư; nhưng ông cũng đã phải giải thích tại sao giá cả, và đặc biệ t lãi suất, không thay đổi đủ để bù đắp những thay đổi này. Trong Lý thuyết Tổng quát , Keynes lập luận rằng lãi suất danh nghĩa sẽ giảm một chút nếu cầu tiề n có tính co giãn lãi suất cao. Một khó khăn nữa ở đây là vấn đề mà đầu tư đang gặp phải nằm ở lãi suấ t thực tế mà không phải lãi suất danh nghĩa; lãi suất thực tế sẽ quyết định tỷ lệ lạ m phát giá cả. Thực tế, suy thoái trong những năm 1930 chứng kiến sự suy giảm giá cả , và lãi suất thực tế lại có phần tăng. Cũng cần nghi ngờ (chính Keynes là người nói điều này, được nhấn mạnh trong Luận thuyết về Tiền tệ hơn trong Lý thuyết Tổng quát) về việ c cần mức đầu tư phụ bao nhiêu (và khi nào) để một sự suy giảm lãi suất cho trước có thể được đảm bảo. BET-05 5 Kinh tế học Keynesian mới đưa ra một phần nào đó sự khác biệt trong việc xác định hoạt động đầu tư, và đặc biệt liên quan đến thất bại của lãi suất trong điều tiết thị trường tín dụng. Chúng ta sẽ kiểm chứng điều này sau đây. Kinh tế học Keynesian mới cũng cung cấp những nền tảng chắc chắn cho khuynh hướng của các nhánh trong hoạt động kinh tế vĩ mô để có thể tự mở rộng. Nhưng nó cũng đã cung cấp một lời giả i thích hoàn chỉnh dành cho chu kỳ kinh doanh. Nó chỉ ra cách thức các cú sốc có thể gây ra những thay đổi lớn và lâu dài trong đầu tư và việc làm, nhưng nó xem các cú sốc này như một hiện tượng nội sinh hơn là một hiện tượng ngoại sinh. 2.3 Tiết kiệm và đầu tư Luận điểm quan trọng thứ ba của Keynes toàn bộ đều nhấn mạnh vào sự phân biệ t giữa tiết kiệm và đầu tư. “Những người nghĩ … đã bị đánh lừa… Họ đang giả định mộ t cách hoàn toàn sai lầm rằng có một sợi dây chặt chẽ liên kết các quyết định để tránh khỏi tiêu dùng hiệ n tại với các quyết định cung cấp cho tiêu dùng tương lai; do đó động lực xác định tiêu dùng tương lai không được liên kết theo bất kỳ hình thức đơn giản nào với động lực xác định tiêu dùng hiện tại” (Lý thuyết Tổng quát, trang 21) Một khía cạnh của sự phân biệt này là sự khác nhau giữa các quỹ bên trong doanh nghiệp, và các quỹ thuộc kiểm soát của các hộ gia đình. Nếu thị trường vốn là hoàn hả o, sự khác biệt này sẽ không mang ý nghĩa gì đặc biệt trong việc sử dụng của các hộ gia đình hay các doanh nghiệp. Trong Luận thuyết về Tiền tệ của mình, Keynes đã viết rấ t chi tiết về cái ông gọi là Sự ngoài lề của Những người đi vay bất mãn, và sự quan trọ ng rộng lớn về mặt kinh tế của phân bổ tín dụng (Chương 37, phần (iii)(b), và một vài phầ n khác). Những ý tưởng mạnh mẽ này hầu như bị che phủ trong Lý thuyết Tổng quát, mặ c cho việc có một điểm nhấn rất rõ ràng ở trang 158. Người ta có thể hợp lý hóa sự khẳng định của Keynes rằng thu nhập hiện tại có ảnh hưởng chi phối lên chi tiêu của ngườ i tiêu dùng theo hai cách: hoặc là thu nhập hiện tại có thể là một dự báo tốt về thu nhập trong tương lai (không thể quan sát được), hoặc là những lỗ hổng của thị trường vố n có thể được đưa ra để lý giải điều này. Quan điểm thứ hai, được Flemming (1973) theo đuổi bên cạnh các quan điểm khác, được Kinh tế học Keynesian nhấn mạnh hơn cả. 2.4 Cung và cầu Như chúng tôi đã đề cập, Keynes muốn tìm ra nguồn gốc của những biến độ ng trong hoạt động kinh tế. Rõ ràng là những thay đổi về công nghệ, nguồ n cung, không thể lý giải cho những gì đã xảy ra trong cuộc Đại khủng hoảng. Do đó, Keynes tự động hướng những thay đổi về phía cầu. Những người được đào tạo từ truyền thống Marshall đều được học cách phân tích những biến động của cung và cầu một cách riêng biệt. Niềm tin của Keynes vào khung lý thuyết cung-cầu của Marshall đối mặt vớ i những vấn đề mà ông ấy, và những môn đệ của mình, không bao giờ giải quyết đượ c một cách thỏa đáng. Khung lý thuyết của Marshall cho rằng cân bằng nên là giao điểm KINH TẾ HỌC KEYNESIAN, KEYNESIAN MỚI VÀ CỔ ĐIỂN MỚI 6 của cung và cầu; nếu các doanh nghiệp ở trên đường cung của họ, thì lương thực tế trên sản phẩm nên tăng khi thất nghiệp tăng. Đây là một trong những mệnh đề mang tính thực nghiệm của kinh tế học Keynesian đã bị bỏ qua. Nhưng cũng tương tự như vậ y, kinh tế học Marxian không bao giờ bị những người ủng hộ nó từ bỏ, đơn giản bởi nhữ ng giả định của nó hóa ra là sai, do đó kinh tế học Keynesian cũng không bị từ bỏ đơn giả n bởi một trong những giả định thực nghiệm của nó là không thể chứng minh được. Có ba cách để lý giải những thực tế đau đớn này: (a) từ bỏ chúng, ví dụ bằng cách khẳng định rằng lương và giá được tính toán không chính xác (giống như cách tiếp cận củ a các nhà kinh tế học cổ điển mới về vấn đề thất nghiệp bằng cách từ chối sự xác đáng của những thống kê về thất nghiệp); (b) đưa ra một lời giải thích mới, ví dụ bằ ng cách khẳng định điều thích hợp không phải là lương thấp, bởi sự tồn tại của những hợp đồ ng (ngầm) dài hạn, chối bỏ thực tế là lương thực tế dựa trên sản phẩm của những ngườ i công nhân hoặc những người công nhân được thuê mới trên những hợp đồng giao ngay cũng không tăng đáng kể; (c) khẳng định rằng mệnh đề thực nghiệm không phải là tâm điểm của lý thuyết. Do đó, một lý thuyết bao quát được phát triển, khẳng định rằ ng các doanh nghiệp, trong khi giải quyết các vấn đề tối đa hóa liên tục rất phức t ạp, đã hành động như khi giá và lượng mà họ đang đối mặt đã được cố định. Một khẳng định đơn giản là các doanh nghiệp đã không sử dụng chính sách giá để tác động lên việ c bán hàng, một giả định không khả thi và không chính xác.7 3. Kinh tế học Keynesian mới Kinh tế học Keynesian mới bắt đầu bằng những luận điểm cơ bản của Keynes. Nhưng trường phái này nhận ra rằng cần phải rời thoát triệt để khỏi khung lý thuyế t tân cổ điển, và phải có một nghiên cứu sâu hơn về những hệ quả của sự không hoàn hả o trong các thị trường vốn, sự không hoàn hảo này có thể được lý giải bở i các chi phí thông tin. Những thành phần chính của cách tiếp cận mới này là: 1. Các lý thuyết về lương hiệu quả 2. Sự không hoàn hảo của thị trường vốn 3. Hạn mức tín dụng 4. Một quan điểm đã được kiểm chứng về vai trò của chính sách tiền tệ Chúng ta sẽ xem xét từng ý một. 3.1 Các mô hình lương hiệu quả Các mô hình lương hiệu quả8 được dựa trên giả thuyết rằ ng không có thông tin hoàn hảo về các đặc tính của người lao động; do đó những hành động của cá nhân người 7 Các mô hình giả định rằng các doanh nghiệp cạnh tranh không hoàn hảo giải thích tại sao lương thự c tế có thể không bằng giá trị của sản phẩm cận biên; nhưng các mô hình này không đề cập nhiều đế n thất nghiệp tự nguyện (quả thực, trái ngược với các mô hình về thất nghiệp cổ điển, có lương thực tế vượt quá giá trị của sản phẩm cận biên, ở đây lương thực tế kém về giá trị so với sản phẩm cận biên; lao động có thể cao hoặc thấp trong trạng thái cân bằng đơn giản phụ thuộc vào (không được bồi thườ ng) sự đàn hồi về cung lao động hoặc về những biến động của nó. Dưới đây, chúng tôi cung cấp một lờ i giải thích cho sự biến đổi tuần hoàn trong mức tăng của giá. Xem thêm Stiglitz (1984) 8 Với các điều tra về lý thuyết lương hiệu quả, xem Stiglitz (1986a, 1986b). BET-05 7 lao động không thể được giám sát một cách tương xứng; và rằng không thể thảo nhữ ng hợp đồng đảm bảo rằng người lao động chịu trách nhiệm cho tất cả hậu quả từ những hành động của anh ta. Hệ quả là, chất lượng và năng suất của lực lượng lao động (và do đó là lợi nhuậ n của doanh nghiệp) có thể tăng đồng thời với mức lương được trả. Tương tự , doanh thu từ lao động có thể giảm khi tăng mức lương, và vì doanh nghiệp phải chịu một phầ n chi phí doanh thu, nên một lần nữa lợi nhuận có thể tăng nếu gia tăng mức lương, lên mộ t mức nào đó. Về vấn đề thất nghiệp, lương có thể không giảm, các doanh nghiệp sẽ nhậ n ra rằng nếu họ giảm mức lương, năng suất sẽ giảm, doanh thu sẽ tăng, và lợi nhuận sẽ giảm. Theo cách nhìn này, các doanh nghiệp đang ở thế cạnh tranh; có nhiề u doanh nghiệp trên thị trường; nhưng tuy nhiên các doanh nghiệp là những người thiết lập mức lương, ít nhất là trong một khoảng nhất định. Nếu lương theo các nhà Walrasian, tại điểm cầu lao động bằng cung lao động, ở mức quá thấp, thì bất kỳ doanh nghiệ p nào có trong tay lựa chọn tăng mức lương và cũng sẽ tăng cả lợi nhuận của mình. Lương hiệ u quả là mức lương tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp, đương nhiên có thể đa dạ ng trong các tình huống kinh tế; vì thế nên lương hoàn toàn không cứng nhắc. Nhưng các mức lương không cần phải giảm xuống các mức điều tiết của thị trường.9 Một số người có thể phản đối rằng tính cứng nhắc của lương trong một số khu vự c của nền kinh tế là không đủ để giải thích cho tình trạng thất nghiệp.10 Chỉ cần có mộ t số khu vực sử dụng mức lương linh hoạt, bất kỳ cá nhân nào cũng có thể chọ n không làm việc và do đó dẫn đến thất nghiệp tự nguyện. Chúng tôi xem điều này phần lớ n là một sự phản đối mang tính ngữ nghĩa: thực tế thì các cá nhân theo quan sát không thể phân biệt được các cá nhân thất nghiệp với các cá nhân được thuê ở mức lương cao hơn; và cân bằng thị trường là không hiệu quả; và các nguồn lực có thể được sử dụng hiệ u quả vẫn không hoạt động.11 9 Do đó, các hàm ý chính sách của những lý thuyết này có thể hoàn toàn khác với các mô hình chuẩ n về lương-giá cố định. Lý thuyết sau giả định rằng chính sách kinh tế không có ảnh hưởng đến mức tiền lương được trả. Các mô hình lương hiệu quả nhận ra rằng các chính sách nhất định (ví dụ: bồi thườ ng thất nghiệp) có thể có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lương cân bằng, và những kết luận quan trọng này cần được xem xét. 10 Điều này, đương nhiên, không phải là sự phản đối duy nhất đối với lý thuyết về lương hiệu quả. Muố n thảo luận thêm, xem Stiglitz (1986b). 11 Ở một bài báo khác (Greenwald và Stiglitz (1986b)) chúng tôi đã thảo luận rất nhiều nguyên nhân tạ i sao một cách duy lý một cá nhân lại từ chối một mức lương thấp hiện tại, nếu anh ta tin rằng mộ t công việc có lương bổng tốt hơn sẽ xuất hiện trong tương lai gần. Những nguyên nhân này phải sử dụ ng thông tin bất đối xứng, với thông tin được truyền tải bởi sự sẵn lòng của cá nhân người mà chấp nhậ n một công việc với mức lương thấp cũng như với thực tế là khi ai đó bị thất nghiệp, anh ta trở thành “lao động được sử dụng” với những ảnh hưởng bất lợi lên mức lương trong tương lai tương tự với mức lương xuất hiện trong mô hình những quả chanh của Akerlof (1970) (Xem Greenwald (1986)). Chúng tôi cũng thảo luận nguyên nhân một người công nhân có thể mong muốn từ chối một đề nghị của ngườ i chủ cho một mức lương thấp hiện tại, đi kèm với một mức lương cao hơn trong tương lai nế u doanh nghiệp tồn tại, bởi để chấp nhận doanh nghiệp, có hiệu lực, khiến người công nhân đảm nhận một vị trí công bằng trong doanh nghiệp (Greenwald và Stiglitz (1987)). KINH TẾ HỌC KEYNESIAN, KEYNESIAN MỚI VÀ CỔ ĐIỂN MỚI 8 Các lý thuyết về lương hiệu quả lý giải tại sao các mức lương có thể thất bạ i trong việc điều tiết thị trường lao động. Các mô hình tương tự với các thị trường vốn có thể giải thích tại sao lãi suất lại thất bại trong việc đạt được công bằng giữa cung và cầ u tín dụng (Stiglitz và Weiss 1981, 1983, 1985). Một cách t ổng quát hơn, Akerlof và Yellen (1985) đã chỉ ra rằng thậm chí khi các doanh nghiệp nên thay đổi mức lương mà họ trả họ cũng không cần làm vậy; họ chỉ ra rằng việc mất đi lợi nhuận từ hành vi gần như hợp lý này có thể là nhỏ, mặc dù phần mất đi đối với xã hội có thể lớn. Thực vậy, nế u các doanh nghiệp không thích rủi ro (như chúng tôi lập luận dưới đây, các doanh nghiệ p sẽ chấp nhận rủi ro), và thực tế tồn tại sự bất trắc về những hậu quả của việc thay đổ i mức lương, giữ mức lương không đổi khi đối mặt với những xáo trộn nhất đị nh là hoàn toàn hợp lý. Một lần nữa, các lập luận tương tự đều tập trung cho thị trường vốn. Hơn nữa, các mô hình lương hiệu quả còn chỉ ra tại sao mức lương củ a các doanh nghiệp phụ thuộc lẫn nhau: lương tối ưu của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng sẽ phụ thuộc vào mức lương được trả bởi tất cả các doanh nghiệp khác. Sự phụ thuộc lẫ n nhau này có thể dẫn tới có nhiều điểm cân bằng, trong đó không có doanh nghiệp nào thay đổi mức lương của mình thậm chí khi đối mặt với những thay đổi từ phía cầu.12 Do đó, bằng việc giải thích mức lương, lãi suất và tính cứng nhắc của giá cả, những lý thuyế t này giúp lý giải tại sao những xáo trộn nhất định bị khuếch đại như một kết quả củ a những tác động mà chúng gây ra với hệ thống kinh tế, hơn là bị suy giảm. Có thêm một số các lý do nữa cho “sự đa dạng” các xáo trộn. Với sự tồn tại củ a các thị trường không hoàn thiện và thông tin không hoàn hảo, những hành vi của mộ t doanh nghiệp hay của một cá nhân sẽ gây ra những ảnh hưởng ngoại sinh lên nhữ ng doanh nghiệp và cá nhân khác. Việc một doanh nghiệp giảm sản xuất, do gia tăng sự bất trắc hoặc giảm thiểu trong vốn lưu động, sẽ khiến gia tăng sự bất trắc và giảm vốn lưu động của các doanh nghiệp khác. Trong khi những điều chỉnh giá cả luôn làm giả m những xáo trộn, những ảnh hưởng ngoại sinh có thể (và trong những ví dụ kiểu này) lạ i luôn làm trầm trọng hơn. 3.2 Những khuyết tật của thị trường vốn Những khuyết tật của thị trường vốn là do thông tin không hoàn hảo. Sự không đối xứng thông tin giữa các nhà quản lý của doanh nghiệp và các nhà đầu tư tiềm năng có thể làm tăng cái mà chúng ta gọi là “hạn mức cổ phần”. Khi xuất hiện vấn đề hạ n mức cổ phần nghĩa là nếu các doanh nghiệp muốn dành nhiều vốn, để đầu tư hoặc để gia tăng sản xuất, họ phải vay các quỹ; và thậm chí nếu họ có thể vay, họ sẽ phải để doanh nghiệp đối mặt với các rủ ro đáng kể, bao gồm cả rủi ro phá sản (rủi ro không thể thanh toán các khoản tiền đã vay) Những hậu quả này bị làm trầm trọng lên bởi sự thiếu vắng các thị trường trong tương lai. Do đó, các doanh nghiệp không thể bán sản phẩm mà họ lên kế hoạch sả n xuất cho đến...
Trang 1BET-05
tt
Lưu Dục Huy
KINH TẾ HỌC KEYNESIAN, KEYNESIAN MỚI
VÀ CỔ ĐIỂN MỚI
BET-05
Một ấn phẩm của VEPR
B Greenwald và J E Stiglitz
Trang 2KINH TẾ HỌC KEYNESIAN, KEYNESIAN MỚI VÀ CỔ ĐIỂN MỚI
© 2017 Chương trình Nghiên cứu Kinh tế học mở rộng thuộc VEPR
Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR)
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
BET-05
Kinh tế học Keynesian, Keynesian mới
B Greenwald2 và J E Stiglitz3
Biên dịch: Trần Mạnh Cường4
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là của (các) tác giả và
không nhất thiết phản ánh quan điểm của dịch giả hoặc VEPR và Broaden
Economic
1 Nguồn: https://www.jstor.org/stable/2663132?seq=1#fndtn-page_scan_tab_contents
2 Giáo sư, Đại học Columbia, Hoa Kỳ
3 Giáo sư, Đại học Columbia, Hoa Kỳ (Đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2001)
4 Phó Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Kinh tế học mở rộng thuộc VEPR (Broaden Economics) –
Email: tran.manhcuong@vepr.org.vn
Phạm Nguyên Trường dịch
TÁC PHẨM DỊCH DC-21
Nguyễn Đôn Phước dịch
Trang 3Tổng quan:
Phần lớn lý thuyết mới về kinh tế học vĩ mô được xây dựng dựa trên các mô hình kinh
tế vi mô về thông tin không hoàn hảo, đã đưa ra những kết luận gần với quan điểm trong phân tích nguyên gốc của Keynes một cách bất ngờ Nghiên cứu này tóm tắt những hàm
ý về kinh tế vĩ mô của các mô hình dựa trên thông tin về tiền lương hiệu quả, hạn mức tín dụng và sự sụp đổ của các thị trường tài chính đối với chứng khoán vốn cổ phần Nghiên cứu sẽ cho thấy những mô hình này mô tả hành vi của các doanh nghiệp và sự tương tác giữa các tác nhân kinh tế với các hiện tượng được Keynes xác định về mặt định tính, mà phần lớn không còn trong các phân tích sau này của mô hình của trường phái Keynes
Những mô hình vĩ mô về thông tin không hoàn hảo này đưa ra những lý giải nhất quán
về mặt lý thuyết theo quan điểm của trường phái Keynes về thất nghiệp và đầu tư, tập trung vào chu kỳ kinh doanh, giá cứng nhắc và hiệu quả của các can thiệp về chính sách tiền tệ và tài khóa Khi giải thích như vậy, các mô hình này phải chấp nhận phân tích kinh tế vĩ mô và vi mô theo hướng cho đến nay đã đạt được bởi, hoặc những người theo trường phái Keynes truyền thống, những người giả định vấn đề theo hướng vi mô, hoặc bởi các nhà kinh tế học cổ điển mới, những người giả định vấn đề theo hướng vĩ mô
Từ khóa: Kinh tế học, Cổ điển mới, Keynesian, Keynesian mới
Trang 41 Giới thiệu
Hơn hai thập kỷ qua, tồn tại hai quan điểm đối lập về nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Quan điểm thứ nhất nhấn mạnh vào những ưu điểm, và hiệu quả trong việc phân phối thông tin giá cả giữa người mua và người bán, và phân bổ các nguồn lực của hệ thống Quan điểm còn lại nhấn mạnh vào những khiếm khuyết của hệ thống thị trường, và đặc biệt là những thời kỳ thất nghiệp hàng loạt và khiếm dụng vốn Những người ủng hộ quan điểm đầu tiên luôn coi thất nghiệp là một sai lầm tạm thời mà tự nó có thể giải quyết được nhờ các lực lượng thị trường Các nhà kinh tế trường phái cổ điển mới đã đi
xa hơn thế Họ diễn giải những thay đổi trong mức độ thất nghiệp là phản ứng của các yếu tố duy lý đối với những thay đổi về giá tương đối: ví dụ, công nhân có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn vào năm 1932 do lương tương đối bị xem là thấp Họ so sánh lượng vốn khiếm dụng với một lốp xe dự phòng – dự trữ nguồn lực để sử dụng cho một vài thời điểm thực sự cần thiết Đối với những người phê phán chủ nghĩa tư bản, những quan điểm như vậy là rất nguy hiểm, không có ý nghĩa khoa học, khiến các chính phủ hiểu nhầm trong việc chấp nhận chi phí xã hội và chi phí tư nhân cho tình trạng thất nghiệp cao Keynes đã phân giải hai quan điểm mâu thuẫn này của chủ nghĩa tư bản Ông cho rằng sự can thiệp có giới hạn của chính phủ có thể giải quyết được tình trạng thất nghiệp Khi thất nghiệp được loại bỏ, lý thuyết cổ điển về thị trường hiệu quả có thể được phục hồi Samuelson gọi đó là Tổng hợp Tân cổ điển
Tổng hợp Tân cổ điển được xem là một đức tin Những câu hỏi cơ bản về những thất bại của hệ thống thị trường, như nguyên nhân của các cuộc suy thoái định kỳ và đi cùng với đó là thất nghiệp, đã bị né tránh Kinh tế học Keynesian đã tạo nên một cơn tâm thần phân liệt trong cách dạy kinh tế học: trong chương trình dạy kinh tế học vi mô, các sinh viên được giới thiệu về bàn tay vô hình của Adam Smith và các nguyên lý cơ bản của kinh tế học phúc lợi thì xuất hiện trong chương trình dạy kinh tế học vĩ mô, tập trung vào các thất bại của nền kinh tế thị trường và vai trò của chính phủ trong việc khắc phục chúng Từ đây xuất hiện hai nhánh phụ Các nhà kinh tế vi mô phê phán các nhà kinh tế vĩ mô rằng họ thiếu đi các nền tảng chặt chẽ và mang tính lý thuyết Các nhà kinh tế vĩ mô lại phê phán các nhà kinh tế vi mô rằng các lý thuyết của họ không phù hợp và không thực tế Sự bất mãn với kinh tế học Keynesian cũng được dựa trên mong muốn giải thích một số giả định trung tâm của các nhà kinh tế, đặc biệt chú trọng vào tính cứng nhắc của lương và giá Tại sao lương và giá không giảm đến mức cần thiết trong các cuộc suy thoái? Tại sao các công ty không muốn đơn giản là bán ở mức giá thấp hơn? Các nghiên cứu trong một phần tư thế kỷ qua đã thất bại trong việc đưa
ra các câu trả lời để chứng minh cho những câu hỏi này Tình trạng này không thể tiếp tục kéo dài
Có hai cách để tái kết nối hai nhánh phụ này Lý thuyết vĩ mô có thể được áp dụng vào lý thuyết vi mô; và ngược lại Kinh tế học cổ điển mới đã lựa chọn cách tiếp cận thứ nhất Trường phái này ủng hộ mục tiêu dành được sự linh động và tổng hợp của nền kinh tế từ những nguyên lý căn bản về các cá nhân, các doanh nghiệp có tính duy lý và tối đa hóa Trường phái này thấy được tầm quan trọng của các động lực trong việc hiểu
Trang 5hành vi vĩ mô, và vai trò trung tâm của các kỳ vọng trong việc hình thành những động lực này Rồi nó tập trung sự chú ý vào các kết luận về thông tin kỳ vọng hợp lý, và đây
là khía cạnh của nghiên cứu của họ đã hình thành nên trường phái với cái tên thay thế - Trường phái về những kỳ vọng hợp lý (Rational Expectations School)5
Cách tiếp cận thứ hai tìm cách áp dụng lý thuyết vi mô vào lý thuyết vĩ mô Với
kỳ vọng theo hướng tốt hơn, người ta có thể gọi cách tiếp cận này là Kinh tế học Keynesian mới Hiện tượng thất nghiệp, hạn mức tín dụng và các chu kỳ kinh doanh không nhất quán với lý thuyết kinh tế học vi mô chuẩn Kinh tế học Keynesian mới muốn phát triển một lý thuyết vi mô có thể tính toán những yếu tố này Có rất nhiều trở ngại khác nhau với Kinh tế học Keynesian mới, bao gồm cả ý nghĩa rộng nhất có thể của nó Một yếu tố chính là nghiên cứu về thông tin không hoàn hảo và những thị trường không hoàn thiện
Mục đích của nghiên cứu này là trình bày một dàn ý mở về khía cạnh này của Kinh tế học Keynesian mới, và để cho thấy sự giống và khác nhau của nó với Kinh tế học Keynesian truyền thống Bản thân Keynes đã có một quan điểm mới và rất phi tân
cổ điển về cách nền kinh tế vận hành Keynes sử dụng thứ ngôn ngữ tráng lệ để mô tả hành vi của các doanh nhân: họ được thúc đẩy bởi “tâm lý bầy đàn” Nhưng khi Kinh
tế học Keynesian được hoàn thiện và trình bày trong khuôn khổ một mô hình đơn giản
(như trong chương 18 của Lý thuyết Tổng quát, và những diễn giải khác, như của Hicks
(1937) và Klein (1948)), những mô hình trước đó về mặt tư duy đã lùi lại Chúng tôi cho rằng tầm nhìn này, rất lôi cuốn trong rất nhiều đoạn văn xuất sắc của ông, cung cấp những hiểu biết sâu rộng về thất nghiệp và các chu kỳ kinh doanh hơn những gì các mô hình Keynesian chính thống6 đã làm
2 Một số luận điểm quan trọng của kinh tế học Keynesian
Bốn trong số các luận điểm của Keynes mà chúng tôi cho là quan trọng trong việc giải thích tình trạng thất nghiệp và các biến động kinh doanh Đó là:
1 Một lý thuyết tổng quát phải tính đến tính dai dẳng của thất nghiệp
2 Một lý thuyết tổng quát phải tính đến những biến động trong thất nghiệp
3 Tiết kiệm và đầu tư phải được phân biệt rõ ràng
5 Những người khởi xướng tiên phong của Trường phái kinh tế học cổ điển mới gồm Barro, Lucas, Sargent và Wallace, đã lấy những mô hình về những kỳ vọng hợp lý làm nền tảng một cách nhất quán
Nhưng học thuyết trung tâm của họ không bắt nguồn từ bản thân những kỳ vọng hợp lý, mà từ giả định của trường phái cổ điển cũ rằng thị trường luôn hoàn hảo Giả định sau cùng này dẫn đến những kết
luận trực tiếp rằng thất nghiệp (không tự nguyện) là không tồn tại, và chính sách ổn định vĩ mô có thể không đạt được hiệu quả Neary và Stiglitz (1983) đã chỉ ra rằng bằng những kỳ vọng hợp lý và sự cứng nhắc về giá cả, chính sách của chính phủ sẽ hiệu quả hơn khi sử dụng những kỳ vọng thiển cận: số nhân thậm chí còn lớn hơn; và Buiter (1981) và Taylor (1985) đưa ra một loạt những ví dụ khác về trường hợp những kỳ vọng hợp lý không giải quyết được sự bất lực của chính sách
6 Leijonhufvud (1968) nhấn mạnh một quan điểm không khác mấy, mặc dù về mặt phân biệt của ông giữa Kinh tế học trường phái Keynes và Kinh tế học của Keynes, chúng tôi muốn coi chương 18 trong
Lý thuyết Tổng quát như một ví dụ ban đầu của mô hình trước đó
Trang 64 Những rối loạn nằm ở phía cầu, chứ không ở phía cung, làm cơ sở cho hành vi tuần hoàn của toàn bộ nền kinh tế vĩ mô
2.1 Tính dai dẳng của thất nghiệp
Keynes đã cho rằng thất nghiệp dai dẳng là do thất bại trong việc điều chỉnh tốc
độ hợp lý của lương để điều tiết thị trường lao động, trong khi cũng vấn đề này, trong
chương 19 của Lý thuyết Tổng quát, ông lại cho rằng, tỷ lệ tiền lương linh hoạt hơn
không cần thiết phải có tác dụng ổn định hóa Một giả định rằng tỷ lệ tiền lương cố định
là cần thiết đối với Trường phái Giá cả Cố định của Barro và Grossman (1971) giữa các nhóm khác nhau Nhưng tiền đề này không thể lý giải được thực tế (tiền lương đã giảm một phần ba trong thời kỳ Đại suy thoái ở Mỹ), và cần có sự lý giải về lý thuyết Thực
tế thì, những kết luận của kinh tế học Keynes không hoàn toàn yêu cầu một sự cứng nhắc trong tỷ lệ lương tiền Điều cần thiết là mức lương không bị hạ xuống các mức bù trừ của thị trường Như chúng ta sẽ thấy sau đây, các mô hình lương hiệu quả cung cấp một bộ lời giải hấp dẫn cho sự bất đồng mang tính phản biện của kinh tế học Keynes trong đó mức lương không thể điều tiết thị trường lao động
2.2 Những biến động của thất nghiệp
Chuyển sang vấn đề thứ hai, những biến động của thất nghiệp, chúng ta sẽ giải quyết hai câu hỏi Đâu là nguồn gốc của những cú sốc gây nên thất nghiệp? Tại sao những thay đổi trong mức giá không thể giảm bớt những hậu quả do thất nghiệp gây ra? Hiếm khi, các cú sốc tạo ra những biến động kinh tế vĩ mô, giá như, là hoàn toàn nội sinh đối với hệ thống kinh tế Bằng chứng cho thấy rằng các cú sốc này thường bắt nguồn từ những thay đổi trong nhu cầu đầu tư, và đặc biệt với các loại chứng khoán Nhưng nếu các hàm sản xuất lõm, và các cuộc khủng hoảng được đặc trưng bởi lãi suất và/hoặc lương thực tế thấp tương đương, thì cần có sự liên tục trong hoạt động sản xuất liên thời gian Các loại chứng khoán nên được dùng để hạn chế hơn là làm trầm trọng thêm các biến động Keynes có lý khi nhấn mạnh vào vai trò của đầu tư khi phân tích các biến động kinh tế vĩ mô Nhưng ông đã gán những thay đổi trong hoạt động đầu tư với tâm lý bầy đàn, với những thay đổi không thể lý giải của kỳ vọng Lý thuyết của ông do đó không đầy đủ
Để tính toán các biến động trong thất nghiệp, Keynes đã viện dẫn những thay đổi trong nhu cầu đầu tư; nhưng ông cũng đã phải giải thích tại sao giá cả, và đặc biệt lãi
suất, không thay đổi đủ để bù đắp những thay đổi này Trong Lý thuyết Tổng quát,
Keynes lập luận rằng lãi suất danh nghĩa sẽ giảm một chút nếu cầu tiền có tính co giãn lãi suất cao Một khó khăn nữa ở đây là vấn đề mà đầu tư đang gặp phải nằm ở lãi suất thực tế mà không phải lãi suất danh nghĩa; lãi suất thực tế sẽ quyết định tỷ lệ lạm phát giá cả Thực tế, suy thoái trong những năm 1930 chứng kiến sự suy giảm giá cả, và lãi suất thực tế lại có phần tăng Cũng cần nghi ngờ (chính Keynes là người nói điều này,
được nhấn mạnh trong Luận thuyết về Tiền tệ hơn trong Lý thuyết Tổng quát) về việc
cần mức đầu tư phụ bao nhiêu (và khi nào) để một sự suy giảm lãi suất cho trước có thể được đảm bảo
Trang 7Kinh tế học Keynesian mới đưa ra một phần nào đó sự khác biệt trong việc xác định hoạt động đầu tư, và đặc biệt liên quan đến thất bại của lãi suất trong điều tiết thị trường tín dụng Chúng ta sẽ kiểm chứng điều này sau đây Kinh tế học Keynesian mới cũng cung cấp những nền tảng chắc chắn cho khuynh hướng của các nhánh trong hoạt động kinh tế vĩ mô để có thể tự mở rộng Nhưng nó cũng đã cung cấp một lời giải thích hoàn chỉnh dành cho chu kỳ kinh doanh Nó chỉ ra cách thức các cú sốc có thể gây ra những thay đổi lớn và lâu dài trong đầu tư và việc làm, nhưng nó xem các cú sốc này như một hiện tượng nội sinh hơn là một hiện tượng ngoại sinh
2.3 Tiết kiệm và đầu tư
Luận điểm quan trọng thứ ba của Keynes toàn bộ đều nhấn mạnh vào sự phân biệt giữa tiết kiệm và đầu tư
“Những người nghĩ <rằng hành động tiết kiệm của một cá nhân sẽ dẫn đến một hành động đầu tư song song> … đã bị đánh lừa… Họ đang giả định một cách hoàn toàn sai lầm rằng có một sợi dây chặt chẽ liên kết các quyết định để tránh khỏi tiêu dùng hiện tại với các quyết định cung cấp cho tiêu dùng tương lai; do đó động lực xác định tiêu dùng tương lai không được liên kết theo bất kỳ hình thức đơn giản nào với động lực xác
định tiêu dùng hiện tại” (Lý thuyết Tổng quát, trang 21)
Một khía cạnh của sự phân biệt này là sự khác nhau giữa các quỹ bên trong doanh nghiệp, và các quỹ thuộc kiểm soát của các hộ gia đình Nếu thị trường vốn là hoàn hảo,
sự khác biệt này sẽ không mang ý nghĩa gì đặc biệt trong việc sử dụng của các hộ gia
đình hay các doanh nghiệp Trong Luận thuyết về Tiền tệ của mình, Keynes đã viết rất
chi tiết về cái ông gọi là Sự ngoài lề của Những người đi vay bất mãn, và sự quan trọng rộng lớn về mặt kinh tế của phân bổ tín dụng (Chương 37, phần (iii)(b), và một vài phần
khác) Những ý tưởng mạnh mẽ này hầu như bị che phủ trong Lý thuyết Tổng quát, mặc
cho việc có một điểm nhấn rất rõ ràng ở trang 158 Người ta có thể hợp lý hóa sự khẳng định của Keynes rằng thu nhập hiện tại có ảnh hưởng chi phối lên chi tiêu của người tiêu dùng theo hai cách: hoặc là thu nhập hiện tại có thể là một dự báo tốt về thu nhập trong tương lai (không thể quan sát được), hoặc là những lỗ hổng của thị trường vốn có thể được đưa ra để lý giải điều này Quan điểm thứ hai, được Flemming (1973) theo đuổi bên cạnh các quan điểm khác, được Kinh tế học Keynesian nhấn mạnh hơn cả
2.4 Cung và cầu
Như chúng tôi đã đề cập, Keynes muốn tìm ra nguồn gốc của những biến động trong hoạt động kinh tế Rõ ràng là những thay đổi về công nghệ, nguồn cung, không thể lý giải cho những gì đã xảy ra trong cuộc Đại khủng hoảng Do đó, Keynes tự động hướng những thay đổi về phía cầu Những người được đào tạo từ truyền thống Marshall đều được học cách phân tích những biến động của cung và cầu một cách riêng biệt Niềm tin của Keynes vào khung lý thuyết cung-cầu của Marshall đối mặt với những vấn đề mà ông ấy, và những môn đệ của mình, không bao giờ giải quyết được một cách thỏa đáng Khung lý thuyết của Marshall cho rằng cân bằng nên là giao điểm
Trang 8của cung và cầu; nếu các doanh nghiệp ở trên đường cung của họ, thì lương thực tế trên sản phẩm nên tăng khi thất nghiệp tăng Đây là một trong những mệnh đề mang tính thực nghiệm của kinh tế học Keynesian đã bị bỏ qua Nhưng cũng tương tự như vậy, kinh tế học Marxian không bao giờ bị những người ủng hộ nó từ bỏ, đơn giản bởi những giả định của nó hóa ra là sai, do đó kinh tế học Keynesian cũng không bị từ bỏ đơn giản bởi một trong những giả định thực nghiệm của nó là không thể chứng minh được Có
ba cách để lý giải những thực tế đau đớn này: (a) từ bỏ chúng, ví dụ bằng cách khẳng định rằng lương và giá được tính toán không chính xác (giống như cách tiếp cận của các nhà kinh tế học cổ điển mới về vấn đề thất nghiệp bằng cách từ chối sự xác đáng của những thống kê về thất nghiệp); (b) đưa ra một lời giải thích mới, ví dụ bằng cách khẳng định điều thích hợp không phải là lương thấp, bởi sự tồn tại của những hợp đồng (ngầm) dài hạn, chối bỏ thực tế là lương thực tế dựa trên sản phẩm của những người công nhân hoặc những người công nhân được thuê mới trên những hợp đồng giao ngay cũng không tăng đáng kể; (c) khẳng định rằng mệnh đề thực nghiệm không phải là tâm điểm của lý thuyết Do đó, một lý thuyết bao quát được phát triển, khẳng định rằng các doanh nghiệp, trong khi giải quyết các vấn đề tối đa hóa liên tục rất phức tạp, đã hành động như khi giá và lượng mà họ đang đối mặt đã được cố định Một khẳng định đơn giản là các doanh nghiệp đã không sử dụng chính sách giá để tác động lên việc bán hàng, một giả định không khả thi và không chính xác.7
3 Kinh tế học Keynesian mới
Kinh tế học Keynesian mới bắt đầu bằng những luận điểm cơ bản của Keynes Nhưng trường phái này nhận ra rằng cần phải rời thoát triệt để khỏi khung lý thuyết tân
cổ điển, và phải có một nghiên cứu sâu hơn về những hệ quả của sự không hoàn hảo trong các thị trường vốn, sự không hoàn hảo này có thể được lý giải bởi các chi phí thông tin Những thành phần chính của cách tiếp cận mới này là:
1 Các lý thuyết về lương hiệu quả
2 Sự không hoàn hảo của thị trường vốn
3 Hạn mức tín dụng
4 Một quan điểm đã được kiểm chứng về vai trò của chính sách tiền tệ
Chúng ta sẽ xem xét từng ý một
3.1 Các mô hình lương hiệu quả
Các mô hình lương hiệu quả8 được dựa trên giả thuyết rằng không có thông tin hoàn hảo về các đặc tính của người lao động; do đó những hành động của cá nhân người
7 Các mô hình giả định rằng các doanh nghiệp cạnh tranh không hoàn hảo giải thích tại sao lương thực
tế có thể không bằng giá trị của sản phẩm cận biên; nhưng các mô hình này không đề cập nhiều đến thất nghiệp tự nguyện (quả thực, trái ngược với các mô hình về thất nghiệp cổ điển, có lương thực tế vượt quá giá trị của sản phẩm cận biên, ở đây lương thực tế kém về giá trị so với sản phẩm cận biên; lao động có thể cao hoặc thấp trong trạng thái cân bằng đơn giản phụ thuộc vào (không được bồi thường)
sự đàn hồi về cung lao động hoặc về những biến động của nó Dưới đây, chúng tôi cung cấp một lời giải thích cho sự biến đổi tuần hoàn trong mức tăng của giá Xem thêm Stiglitz (1984)
8 Với các điều tra về lý thuyết lương hiệu quả, xem Stiglitz (1986a, 1986b)
Trang 9lao động không thể được giám sát một cách tương xứng; và rằng không thể thảo những hợp đồng đảm bảo rằng người lao động chịu trách nhiệm cho tất cả hậu quả từ những hành động của anh ta
Hệ quả là, chất lượng và năng suất của lực lượng lao động (và do đó là lợi nhuận của doanh nghiệp) có thể tăng đồng thời với mức lương được trả Tương tự, doanh thu
từ lao động có thể giảm khi tăng mức lương, và vì doanh nghiệp phải chịu một phần chi phí doanh thu, nên một lần nữa lợi nhuận có thể tăng nếu gia tăng mức lương, lên một mức nào đó Về vấn đề thất nghiệp, lương có thể không giảm, các doanh nghiệp sẽ nhận
ra rằng nếu họ giảm mức lương, năng suất sẽ giảm, doanh thu sẽ tăng, và lợi nhuận sẽ giảm Theo cách nhìn này, các doanh nghiệp đang ở thế cạnh tranh; có nhiều doanh nghiệp trên thị trường; nhưng tuy nhiên các doanh nghiệp là những người thiết lập mức lương, ít nhất là trong một khoảng nhất định Nếu lương theo các nhà Walrasian, tại điểm cầu lao động bằng cung lao động, ở mức quá thấp, thì bất kỳ doanh nghiệp nào có trong tay lựa chọn tăng mức lương và cũng sẽ tăng cả lợi nhuận của mình Lương hiệu quả là mức lương tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp, đương nhiên có thể đa dạng trong các tình huống kinh tế; vì thế nên lương hoàn toàn không cứng nhắc Nhưng các mức lương không cần phải giảm xuống các mức điều tiết của thị trường.9
Một số người có thể phản đối rằng tính cứng nhắc của lương trong một số khu vực của nền kinh tế là không đủ để giải thích cho tình trạng thất nghiệp.10 Chỉ cần có một
số khu vực sử dụng mức lương linh hoạt, bất kỳ cá nhân nào cũng có thể chọn không làm việc và do đó dẫn đến thất nghiệp tự nguyện Chúng tôi xem điều này phần lớn là một sự phản đối mang tính ngữ nghĩa: thực tế thì các cá nhân theo quan sát không thể phân biệt được các cá nhân thất nghiệp với các cá nhân được thuê ở mức lương cao hơn;
và cân bằng thị trường là không hiệu quả; và các nguồn lực có thể được sử dụng hiệu quả vẫn không hoạt động.11
9 Do đó, các hàm ý chính sách của những lý thuyết này có thể hoàn toàn khác với các mô hình chuẩn
về lương-giá cố định Lý thuyết sau giả định rằng chính sách kinh tế không có ảnh hưởng đến mức tiền lương được trả Các mô hình lương hiệu quả nhận ra rằng các chính sách nhất định (ví dụ: bồi thường thất nghiệp) có thể có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lương cân bằng, và những kết luận quan trọng này cần được xem xét
10 Điều này, đương nhiên, không phải là sự phản đối duy nhất đối với lý thuyết về lương hiệu quả Muốn thảo luận thêm, xem Stiglitz (1986b)
11 Ở một bài báo khác (Greenwald và Stiglitz (1986b)) chúng tôi đã thảo luận rất nhiều nguyên nhân tại sao một cách duy lý một cá nhân lại từ chối một mức lương thấp hiện tại, nếu anh ta tin rằng một công việc có lương bổng tốt hơn sẽ xuất hiện trong tương lai gần Những nguyên nhân này phải sử dụng thông tin bất đối xứng, với thông tin được truyền tải bởi sự sẵn lòng của cá nhân người mà chấp nhận một công việc với mức lương thấp cũng như với thực tế là khi ai đó bị thất nghiệp, anh ta trở thành “lao động được sử dụng” với những ảnh hưởng bất lợi lên mức lương trong tương lai tương tự với mức lương xuất hiện trong mô hình những quả chanh của Akerlof (1970) (Xem Greenwald (1986)) Chúng tôi cũng thảo luận nguyên nhân một người công nhân có thể mong muốn từ chối một đề nghị của người chủ cho một mức lương thấp hiện tại, đi kèm với một mức lương cao hơn trong tương lai nếu doanh nghiệp tồn tại, bởi để chấp nhận doanh nghiệp, có hiệu lực, khiến người công nhân đảm nhận một vị trí công bằng trong doanh nghiệp (Greenwald và Stiglitz (1987)).
Trang 10Các lý thuyết về lương hiệu quả lý giải tại sao các mức lương có thể thất bại trong việc điều tiết thị trường lao động Các mô hình tương tự với các thị trường vốn có thể giải thích tại sao lãi suất lại thất bại trong việc đạt được công bằng giữa cung và cầu tín dụng (Stiglitz và Weiss 1981, 1983, 1985) Một cách tổng quát hơn, Akerlof và Yellen (1985) đã chỉ ra rằng thậm chí khi các doanh nghiệp nên thay đổi mức lương mà họ trả
họ cũng không cần làm vậy; họ chỉ ra rằng việc mất đi lợi nhuận từ hành vi gần như hợp lý này có thể là nhỏ, mặc dù phần mất đi đối với xã hội có thể lớn Thực vậy, nếu các doanh nghiệp không thích rủi ro (như chúng tôi lập luận dưới đây, các doanh nghiệp
sẽ chấp nhận rủi ro), và thực tế tồn tại sự bất trắc về những hậu quả của việc thay đổi mức lương, giữ mức lương không đổi khi đối mặt với những xáo trộn nhất định là hoàn toàn hợp lý Một lần nữa, các lập luận tương tự đều tập trung cho thị trường vốn Hơn nữa, các mô hình lương hiệu quả còn chỉ ra tại sao mức lương của các doanh nghiệp phụ thuộc lẫn nhau: lương tối ưu của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng sẽ phụ thuộc vào mức lương được trả bởi tất cả các doanh nghiệp khác Sự phụ thuộc lẫn nhau này có thể dẫn tới có nhiều điểm cân bằng, trong đó không có doanh nghiệp nào thay đổi mức lương của mình thậm chí khi đối mặt với những thay đổi từ phía cầu.12 Do đó, bằng việc giải thích mức lương, lãi suất và tính cứng nhắc của giá cả, những lý thuyết này giúp lý giải tại sao những xáo trộn nhất định bị khuếch đại như một kết quả của những tác động mà chúng gây ra với hệ thống kinh tế, hơn là bị suy giảm
Có thêm một số các lý do nữa cho “sự đa dạng” các xáo trộn Với sự tồn tại của các thị trường không hoàn thiện và thông tin không hoàn hảo, những hành vi của một doanh nghiệp hay của một cá nhân sẽ gây ra những ảnh hưởng ngoại sinh lên những doanh nghiệp và cá nhân khác Việc một doanh nghiệp giảm sản xuất, do gia tăng sự bất trắc hoặc giảm thiểu trong vốn lưu động, sẽ khiến gia tăng sự bất trắc và giảm vốn lưu động của các doanh nghiệp khác Trong khi những điều chỉnh giá cả luôn làm giảm những xáo trộn, những ảnh hưởng ngoại sinh có thể (và trong những ví dụ kiểu này) lại luôn làm trầm trọng hơn
3.2 Những khuyết tật của thị trường vốn
Những khuyết tật của thị trường vốn là do thông tin không hoàn hảo Sự không đối xứng thông tin giữa các nhà quản lý của doanh nghiệp và các nhà đầu tư tiềm năng
có thể làm tăng cái mà chúng ta gọi là “hạn mức cổ phần” Khi xuất hiện vấn đề hạn mức cổ phần nghĩa là nếu các doanh nghiệp muốn dành nhiều vốn, để đầu tư hoặc để gia tăng sản xuất, họ phải vay các quỹ; và thậm chí nếu họ có thể vay, họ sẽ phải để doanh nghiệp đối mặt với các rủ ro đáng kể, bao gồm cả rủi ro phá sản (rủi ro không thể thanh toán các khoản tiền đã vay)
Những hậu quả này bị làm trầm trọng lên bởi sự thiếu vắng các thị trường trong tương lai Do đó, các doanh nghiệp không thể bán sản phẩm mà họ lên kế hoạch sản xuất cho đến sau khi họ sản xuất ra chúng Mỗi quyết định sản xuất là một quyết định rủi ro, mà họ (các nhà quản lý và những người nắm cổ phần) phải chịu, và là cái mà họ
12 Một lần nữa các lập luận tương tự hướng về phía thị trường vốn và thị trường sản phẩm