Văn Hóa - Nghệ Thuật - Khoa học xã hội - Kế toán Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 8, số 3 (2022) 377-391 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong loại hình tự sự văn học hiện đại dân tộc Thái Nguyễn Thị Hải Anh Tóm tắt: Ra đời từ những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, cho đến nay, sau chặng đường hơn nửa thế kỷ tồn tại, vận động và phát triển, loại hình tự sự văn học hiện đại dân tộc Thái đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Những thành tựu này được thể hiện khá rõ nét trên nhiều phương diện khác nhau như: sự lớn mạnh về đội ngũ sáng tác, sự phát triển phong phú về thể loại, sự mở rộng phạm vi phàn ánh và nâng cao dần về chất lượng nghệ thuật của các tác phẩm văn học. Thông qua việc tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong loại hình, bài nghiên cứu sẽ chỉ ra những đặc điểm trong thế giới nhân vật của loại hình, sự đổi mới của nhân vật hiện đại so với quan niệm nghệ thuật nhân vật truyền thống. Qua đó, làm rõ sự vận động, giá trị, vị trí của loại hình trong sự hình thành, phát triển của văn học dân tộc Thái nói riêng, văn học các dân tộc thiểu số nói chung. Bên cạnh việc ghi nhận các thành tựu đạt được, kết quả nghiên cứu cũng chì rõ những tồn tại, hạn chế trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của các nhà văn hiện đại dân tộc Thái. Từ khóa: văn học dân tộc thiểu số; dân tộc Thái; loại hình tự sự; nghệ thuật xây dựng; văn học hiện đại. Ngày nhận 1162021; ngày chinh sửa 2272021; ngày chấp nhận đăng 2262022 DOI: https:doi.Org10.33100tckhxhnv8.3.NguyenThiHaiAnh 1. Mở đầu Việc phân loại văn học luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Lí luận văn học xưa nay đã biết đến nhiều cách phân loại khác nhau. Trong đó, cổ xưa và phổ biến nhất là cách chia tác phẩm văn học ra làm ba loại là tự sự, trữ tình và kịch. Người đầu tiên đề xuất sự phân biệt này là Aristote trong công trình Nghệ thuật thi ca của ông. Bàn về ba “phương thức mô phỏng” của thơ ca (tức nghệ thuật ngôn từ), ông cho rằng: “Có thể mô phỏng bằng cùng một phương tiện và cùng một đối tượng bằng cách ke về một sự kiện như về một cái gì tách biệt với mình như Homère đã ■ Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên; email: nthanhictu.edu.vn 377 làm, hoặc là người mô phỏng tự nói về mình mà không thay đối ngôi nhân xưng, hoặc trình bày tất cả các nhân vật được mô phỏng bằng động tác và hoạt động của chúng” (Aristote 1999: 23). Các “phương thức mô phỏng” mà Aristote vạch ra về sau được gọi là loại văn học. “Khái niệm đó bao hàm các đặc điểm của các thuộc tính cả nội dung lẫn hình thức của tác phẩm văn học nghệ thuật” (Pospelov 1985: 8). Cách chia ba của Aristote được nhiều học giả sau này như Hegel, Belinski,... tiếp tục kế thừa và phát triển. Ở Việt Nam, cách “chia ba” cũng được áp dụng phổ biến trong các giáo trình về văn học dân gian hay lí luận văn học. Các tác giả cuốn Lí luận văn học áp dụng cách chia ba, nhưng chọn trình bày bốn thể loại tiêu biểu: thơ trữ tình, kịch, tiểu thuyết và kí (Phương Nguyễn Thị Hải Anh Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 8, số 3 (2022) 377-391 378 Lựu và cộng sự 2012: 350). Tác giả Lê Ngọc Trà gọi tên ba loại là: truyện, thơ và kịch. Theo đó, loại hình tự sự bao gồm các thể loại cơ bản như: khúc ca anh hùng (anh hùng ca), trường ca, truyện (tiểu thuyết đoản thiên), tiểu thuyết, truyện ngắn, ngụ ngôn, V.V.. (2007: 380). về cơ bản, cách “chia ba” được dựa trên những tiêu chuẩn phân loại tương đối nhất quán. Đó là phân chia dựa vào các quy luật xây dựng hình tượng, phương thức phản ánh đời sống của tác phẩm văn học. Trong bài viết, tác giả chọn phân loại này để tiếp cận loại hình tự sự trong văn học dân tộc Thái. Bởi qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về nền văn học dân tộc Thái nói chung, loại hình tự sự văn học dân tộc Thái nói riêng, chúng tôi nhận thấy, đây là cách tiếp cận phù họp và hiệu quả. về mặt thuật ngữ, tự sự là khái niệm được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ, espos có nghĩa là lời nói, lời kể. Dựa vào kết quả phân loại văn học như trên đã trình bày, tự sự được hiểu là một trong những “Phương thức tái hiện đời sống, bên cạnh hai phương thức khác là trữ tình và kịch được dùng làm cơ sở để phân loại tác phẩm văn học” (Lê Bá Hán và cộng sự 2011: 385). về phương diện thể loại văn học, trên cơ sở phương thức phản ánh tự sự đã hình thành loại hình tự sự (2011: 386). Theo quan điểm này, trong bài nghiên cứu, khái niệm loại hình được dùng tương đương với khái niệm “loại”, mang ý nghĩa là một loại hình văn học. Dưới loại hình (loại) là các thể loại. Thuật ngữ “loại hình” là cách dùng trong sách Tìm hiếu tiến trình văn học dân gian Việt Nam (Cao Huy Đỉnh 1974: 224). Cách dùng này cũng phù họp với kết quả nghiên cứu của Lê Bá Hán (2011: 385, 406), V.V.. Thuật ngữ “loại” là cách dùng trong sách Văn học dân gian Việt Nam, tập 1 (Đỗ Bình Trị 1991: 40), của các tác giả trong sách Li luận văn học (2012: 348), V.V.. Sở dĩ có sự khác biệt này, theo tôi, xuất phát từ sự chưa thống nhất khi dùng thuật ngữ. về cơ bản, ý nghĩa của chúng không có sự khác biệt. Như vậy, về mặt thuật ngữ, trong bài viết, thuật ngữ loại hình tự sự được bài viết sử dụng có ý nghĩa tương đương với thuật ngữ loại tự sự, mang ý nghĩ là một loại hình văn học, bên cạnh hai loại hình còn lại là trữ tình và kịch. Với tư cách là một loại hình văn học, tác phẩm tự sự mang những đặc điểm riêng so với hai loại hình trữ tinh và kịch. Đó là, tác phẩm tự sự phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó thông qua các sự kiện. Neu như tác phẩm trữ tình phản ánh hiện thực trong sự cảm nhận chủ quan về nó thì tác phẩm tự sự lại tái hiện đời sống trong tính khách quan của nó. Thế giới của tác phấm là thế giới tồn tại bên ngoài người trần thuật, không phụ thuộc vào ý muốn và tình cảm của họ. ở đây, nhà văn dường như đứng bên ngoài để kể lại. Tất cả những sự việc của đời sống được nhà văn kể lại như một đối tượng khách quan ở bên ngoài mình. Bàn về điều này, Belinski viết: “Thơ tự sự chủ yếu là thơ khách quan, bề ngoài cả trong quan hệ với chính nó, với nhà thơ và với cả người đọc... Ở đây không thấy nhà thơ; thế giới được xác định một cách lập thể, tự nó phát triển, và nhà thơ dường như chỉ là người trần thuật giản đơn những gì đã tự nó xảy ra” (Dần theo Phương Lựu và cộng sự 2012: 375). Tuy nhiên, cũng cần phải bàn thêm rằng, tính khách quan ở đây chi mang nội dung tương đối. về bản chất, đời sống khách quan được tái hiện lại thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ, tức thông qua sự nhận thức, khái quát, đánh giá, thể hiện mang tính chủ quan của nhà văn. Trong tác phẩm tự sự, nhà văn cũng thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình. Bởi vậy, tác phẩm văn học là sự thống nhất biện chứng giữa tính chủ quan và tính khách quan. Nhấn mạnh tính khách quan của tác phẩm tự sự là trên cơ sở đối sánh bản chất so với tác phẩm trữ tình, đồng thời được hiểu với nghĩa là 379 Nguyễn Thị Hải Anh Tạp chỉ Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 8, số 3 (2022) 377-391 nội dung được phản ánh trong tác phẩm mang tính khách quan so với người kể chuyện. Tính khách quan chính là nguyên tắc tái hiện đời sống của tác phẩm tự sự. Nhân vật là “phương tiện tất yếu quan trọng nhất để thể hiện tư tưởng trong tác phẩm tự sự và kịch - nó là phương diện có tính thứ nhất trong hình thức của các tác phấm ấy, quyết định phần lớn vừa cốt truyện vừa lựa chọn chi tiết vừa phương diện ngôn ngữ và thậm chí cả kết cấu nữa” (1985: 15). Trong tác phẩm tự sự, nhà văn “nói” qua nhân vật. Đánh giá về vai trò của nhân vật, nhà văn Tô Hoài cho rằng: “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác” (Tô Hoài 1977: 127). Nhân vật không chỉ là nơi bộc lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm mà còn là nơi tập trung các giá trị nghệ thuật của tác phấm. Đối với mỗi nhà văn, nhân vật là một trong những phương diện quan trọng thể hiện phong cách nghệ thuật và đánh dấu sự trưởng thành của họ trong quá trình sáng tác. So với nhân vật trữ tình và nhân vật kịch, nhân vật tự sự được tập trung khắc hoạ đầy đặn, tương đối cụ thể ở nhiều phương diện: ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, nội tâm và đặc biệt là trong mối quan hệ với các nhân vật khác. Chỉ có trong mối quan hệ với các nhân vật khác, nhân vật mới bộc lộ hết bản chất của mình, những biến đổi trong cuộc đời nhân vật cũng tùy thuộc mối quan hệ này. Sự phân loại nhân vật trong tác phẩm có thể dựa vào vai trò của nhân vật trong kết cấu tác phẩm, sự phục vụ của nhân vật cho việc thể hiện lí tưởng xã hội của nhà văn, hình thức cấu trúc nhân vật, V.V.. Với mỗi tiêu chí, nhân vật lại được phân loại khác nhau. Xét trên tiêu chí cấu trúc, nhân vật được phân chia thành 4 kiểu: nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tư tưởng và nhân vật tính cách. Nhân vật chức năng là loại nhân vật “không có đời sống nội tâm, các phẩm chất đặc điểm nhân vật cố định, không thay đổi từ đầu đến cuối”, “sự tồn tại và hoạt động của nó chi nhằm thức hiện một số chức năng nhất định, đóng một số vai trò nhất định”. Nhân vật loại hình là loại nhân vật “thể hiện tập trung các phẩm chất xã hội, đạo đức của một loại người nhất định của một thời”. Nhân vật tính cách là kiểu nhân vật “được mô tả như một nhân cách, môt cá tính nổi bật”. Kiểu nhân vật này “thường có những mâu thuẫn nội tại, những nghịch lí, những chuyển hóa” (Phương Lựu và cộng sự 2012: 283-285). Cách phân loại nhân vật này được tác giả áp dụng trong bài viết đế tìm hiểu về hệ thống nhân vật trong loại hình tự sự văn học dân tộc Thái. Xuất hiện vào những năm đầu của thập niên 60 thế kỷ XX với những truyện ngắn: Hoa trong men của Vương Trung, Người bản hàng trên Cờ Mạ của Lò Văn Sỹ (Nông Quốc Chấn và cộng sự 2004) nhưng phải đến tận năm 1980, tập truyện ngắn đầu tiên của dân tộc Thái mới được ra mắt. Đó là tập truyện Những bông ban tím của Sa Phong Ba. Từ đó đến hết thập kỷ 80, không có thêm tập truyện nào được xuất bản. Thể loại truyện (truyện ngắn, truyện vừa) của dân tộc Thái chỉ nở rộ vào thập niên 90 và những năm 2000 với hàng loạt tập truyện được xuất bản của các tác giả như: La Quán Miên với Hai người trở về bản (truyện và kí, 1996), Cùng đất hoa Cờ Mạ (1997), Trời đỏ (truyện và kí, 1998), Bản nhỏ tuổi thơ (2000), Năm học đã qua (2003); cầm Hùng với Con thuyền lá (1995), Cửa hàng dược trong nghĩa trang (1998); Sa Phong Ba có Vùng đồi gió quan (1995), Chuyên dưới chân núi Hồng Ngài (2005), Nhà ấy cỏ ma xó (2010); Kha Thị Thường có Mùa hoa lù cù, Chín bậc cầu thang,... Cho đến nay, truyện ngắn vẫn là thể loại gặt hái đựơc nhiều thành công nhất của văn xuôi hiện đại dân tộc Thái. Sau khoảng 30 năm kể từ khi tác phẩm truyện ngắn đầu tiên xuất hiện, thể loại tiểu thuyết của văn học Thái mới đánh dấu sự ra Nguyễn Thị Hải Anh Tạp chi Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 8, số 3 (2022) 377-391 380 đời của mình bằng sự kiện ra mất cùa cuốn thiểu thuyết Mối tình Mường Sinh (1994) của Vương Trung. Hơn mười năm sau, Vương Trung mới cho ra đời cuốn tiểu thuyết thứ hai của ông và cũng là của văn học Thái, đó là cuốn Đất bản quê cha (2007). Hai năm sau đó, nhà văn cầm Hùng cho ra đời tác phẩm Cơn lốc đen. Cuốn tiểu thuyết thứ tư cùa văn học Thái là Tiếng thét Tồng Lôi của Thái Tâm xuất bản năm 2014. Thể loại kí cũng ghi nhận sự cố gắng của Sa Phong Ba trong Lặng lẽ Phiêng Côn hay một số bài trong các tập truyện ngắn in chung của ông như Vùng đất hoa Cờ Mạ, Hai người trở về bân, Trời đỏ. Riêng hai thể loại tản văn và hồi kí đến nay vẫn chưa ghi nhận thành công đáng kể nào. Ngoài các thể loại trên, loại hình tự sự vãn học dân tộc Thái cũng ghi nhận sự xuất hiện của một số thể loại khác như trường ca Những người con của bàn (Cầm Hùng 2000), truyện thơ Ing Éng (Vương Trung 1967). Tuy nhiên, ở mỗi một thể loại, chưa ghi nhận thêm các tác phẩm mới. Như vậy, sau chặng đường khoảng 60 năm vận động và phát triển, loại hình tự sự trong văn học hiện đại dân tộc Thái đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nhũng thành tựu này được thể hiện khá rõ nét trên nhiều phương diện khác nhau như: sự lớn mạnh về đội ngũ sáng tác, sự phát triển phong phú về thể loại, sự mở rộng phạm vi phản ánh và nâng cao dần về chất lượng nghệ thuật của các tác phâm văn học. Với những thành tựu đó, loại hình văn học này đang từng bước khẳng định được vị thế của mình trong nền văn học các dân tộc thiểu sổ nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, trong quá trinh tìm hiểu về mảng văn học Thái, tác giả nhận thấy, loại hình tự sự văn học hiện đại chưa nhận được nhiều sự quan tâm từ các độc giả hay các nhà nghiên cứu. Các bài viết, công trình nghiên cứu chù yếu mới chỉ dừng lại ở các nhận định, đánh giá riêng lẻ về một hoặc một vài khía cạnh nhỏ trên các phương diện nội dung và nghệ thuật của loại hình hay một tác phẩm, tác già cụ thể. Hầu hết các ý kiến đánh giá đều nằm trong các công trình nghiên cứu chung về văn học dân tộc thiểu số, trong lời giới thiệu của tác phẩm khi xuất bản hoặc ở một số bài báo địa phương, trung ương như: Độc đáo La Quán Miên (Bùi Việt Thắng 1997), Một số ghi nhận về cách viết của La Quán Miên (Nguyên An 1999); Năm 1967, nhân dịp sự ra mắt của truyện thơ Ing Éng, Hà Văn Thư có bài viết Giới thiệu truyện thơ Ing Éng của Vương Trung (Hà Vãn Thư 1996). Năm 2008, cầm Hùng có bài viết Cảm nhận khỉ đọc “Đất bản quê cha" của Vương Trung (Cầm Hùng 2008) V.V.. Theo thống kê, cho đến nay, trong số hơn 10 bài viết, công trình nghiên cứu về loại hình văn học tự sự dân tộc Thái, chưa có một bài viết hay công trình nào tập trung nghiên cứu sâu hay mang tính khái quát, hệ thống về nghệ thuật xây dựng nhân vật của loại hình tự sự văn học dân tộc Thái hiện đại. Nhận thức về “khoảng trống” còn bỏ ngỏ này, tôi đã chọn vấn đề trên làm chù đề cho bài viết, trong đó, tập trung chủ yếu vào các thể loại kết tinh rõ nhất thành tựu của loại hình là truyện ngắn, tiểu thuyết và truyện thơ. Một số thể loại khác như trường ca, kí văn học không nằm trong phạm vi khảo sát do số lượng tác phẩm và thành tựu còn hạn chế, đặc biệt, thể loại kí chưa có sự phân định rõ ràng về mặt thể loại. Trên cơ sở thống kê, phân tích, đánh giá và tổng hợp, bài nghiên cứu sẽ chỉ ra những đặc điểm chung về thế giới nhân vật của loại hình, về sự kế thừa vốn ván hóa, văn học truyền thống cũng như những nỗ lực tìm tòi, đối mới của các nhà văn hiện đại trong nghệ thuật xây dựng nhân vật hiện đại so với nhân vật truyền thống. Bên cạnh việc ghi nhận 381 Nguyễn Thị Hải Anh Tạp chi Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 8, số 3 (2022) 377-391 các thành tựu đạt được, bài nghiên cứu cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của các nhà văn hiện đại dân tộc Thái. Với các kết quả đó, bài viết sẽ cung cấp thêm cho độc giả và các nhà nghiên cứu một góc tiếp cận mới về loại hình, đồng thời, góp phần làm rõ quá trình vận động, giá trị, vị trí của loại hình trong sự hình thành, phát triển của văn học dân tộc Thái nói riêng, văn học các dân tộc thiếu số nói chung. 2. Thế giói nhân vật trong loại hình tự sự văn học dân tộc Thái Thế giới nhân vật trong loại hình tự sự dân tộc Thái rất phong phú và đa dạng. Bên cạnh loại nhân vật là con người, loại hình văn học này còn có hệ thống nhân vật là thần linh, các con vật, V.V.. Mỗi hệ thống nhân vật trên lại mang những đặc điểm riêng về nghệ thuật xây dựng. Tuy nhiên, trong khuôn khố và phạm vi nghiên cứu của bài viết, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật là con người. Sở dĩ có sự lựa chọn như vậy là do trong quá trình khảo sát, tôi nhận thấy, đây là hệ thống nhân vật trung tâm, nhân vật chính và chiếm đa số trong hầu hết các tác phẩm thuộc các thế loại của loại hình. Khảo sát và nghiên cứu sâu hệ thống nhân vật này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nhận diện và làm nổi bật những giá trị tư tưởng cũng như nghệ thuật của loại hình, đồng thời, cũng phù họp với dung lượng của bài viết. Các nhân vật trong loại hình tự sự dân tộc Thái thuộc đủ các thành phần xuất thân với những độ tuồi, nghề nghiệp, tính cách và những cuộc đời khác nhau. Tất cả tạo nên một bức tranh với đủ các gam màu tối, sáng về hiện thực cuộc sống và số phận con người miền núi trong suốt lịch sử tồn tại và phát triển của tộc người. Khảo sát hệ thống nhân vật trong loại hình, tôi nhận thấy một số đặc điểm nổi bật sau: Thứ nhất, xét về mặt cấu trúc, hệ thống nhân vật được chia ra làm hai loại cơ bản. Đó là nhân vật loại hình và nhân vật chức năng. Hai loại nhân vật này có mặt trong rất nhiều tác phẩm, thuộc nhiều thể loại và xuyên suốt quá trình sáng tác. Thứ hai, thế giới nhân vật được phân chia thành hai tuyến đối lập rõ rệt: tốt - xấu, thiện - ác, chính nghĩa - phi nghĩa Thứ ba, nhân vật có xu hướng biến đổi từ nhân vật đơn thanh, đơn cực sang nhân vật tính cách, chú trọng miêu tả tâm lí nhân vật. Cả ba đặc điểm trên đều có sự tiếp thu, kế thừa và chịu ảnh hưởng sâu từ vốn văn học cổ và văn xuôi hiện đại giai đoạn 1945- 1975. Xét về kiểu cấu trúc nhân vật, họ chính là kiểu nhân vật loại hình của nghệ thuật xây dựng nhân vật truyền thống. Éng (Vương Trung 1967), Tuệ trong Những mùa hoa nở (Kha Thị Thường 2002), những cô gái bản (Cầm Hùng 2000) hay Sương, ơn (Vương Trung 1994), v.v. đại diện cho loại nhân vật chính diệntốtchính nghĩatích cực. Còn Lò Oan (Vương Trung 1967), Quải trong Người trong họ (Kha Thị Thường 2002), v.v. tiêu biểu cho loại nhân vật xấuphi nghĩatiêu cực. Không chỉ thống nhất giữa ngoại hình và tính cách, suốt từ đầu đến cuối tác phẩm, tính cách của các nhân vật này cũng không hề có sự vận động, biến đổi. Những biến cố, thử thách chỉ làm cho những nét đẹp phẩm chất của các nhân vật như Éng, Tuệ, ơn, Sương, v.v. thêm ngời sáng. Ngược lại, chúng lại làm bộc lộ rõ hơn cách hành xử và sự kém cỏi trong nhân cách của Lò Oan, Quải hay một loạt các nhân vật quan chức tha hoá, những kẻ lắm tiền nhiều của hợm hĩnh trong các sáng tác của nhà văn Sa Phong Ba. Bên cạnh kiểu nhân vật loại hình, kiểu nhân vật chức năng cũng xuất hiện trong nhiều tác phấm. Tất nhiên, sự phân biệt này Nguyễn Thị Hải Anh Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 8, số 3 (2022) 377-39ỉ 382 cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Bởi giữa các loại nhân vật này luôn có sự giao thoa lẫn nhau. Pâng trong Đất bản quê cha (Vương Trung 2007) vừa là nhân vật loại hình vừa là nhân vật chức năng. Trong tác phẩm, chức năng của nhân vật này là người giúp đờ. Giống như một mạnh thường quân, một người cứu nhân độ thế, Pâng không chỉ giúp đỡ những người anh em trong họ làm giàu trên mảnh đất quê hương mà còn giúp những người dân trong bản tìm ra con đường làm ăn đúng đắn để thoát nghèo và từng bước vươn lên giàu có. về mặt phẩm chất, Pâng cũng là mẫu người mang vẻ đẹp nhân cách lý tưởng. Những sóng gió, thăng trầm của cuộc đời, sự sỉ nhục của kẻ thù, sự gièm pha, đặt điều ác ý của của những người lắm chuyện, xấu bụng, sự phá hoại của những kẻ đố kỵ, ghen ăn tức ở đều không khiến Pâng nhụt chí, bận lòng và để bụng. Sự rộng lượng, vị tha, lòng tốt, đức tính chung thuỷ, sự kiên trì, tinh thần vượt khó luôn là những phẩm chất tốt đẹp thường trực trong con người anh, là hành trang giúp anh vượt qua những khó khăn, hoạn nạn của cuộc đời. Nhân cách của anh còn tạo ra một sức mạnh cảm hoá lớn, không chỉ với những người bình thường xung quanh mà còn với cả những kẻ từng đối nghịch với anh. Xây dựng nhân vật theo hướng này, các nhà văn dân tộc Thái tuy đã thể hiện những cố gắng, song về cơ bản, những nhân vật của họ vẫn thiếu đi tính chân thực, đa diện, đa thanh vốn có của cuộc sống. Trong số rất nhiều các tác phẩm với con số hàng trăm nhân vật, người đọc chưa thể tìm được một “con người này” độc đáo, không trộn lẫn. Nói cách khác, các nhà văn dân tộc Thái chưa xây dựng được những hình tượng nhân vật mang tính cách điển hình như Mạc, sắn, Pi, Vương, Thức trong tác phẩm Đàn trời (Cao Duy Sơn 2012) hay Hử, Ca, Khảng, v.v. trong Những đám mây hình người của nhà văn Cao Duy Sơn (Cao Duy Sơn 2002). Hạn chế này đã phần nào làm giảm sức hấp dẫn của nhân vật nói riêng và của tác phẩm nói chung. Đe khắc phục hạn chế trên, văn học dân tộc Thái đang đòi hỏi nhiều hơn nữa sự nỗ lực, cố gắng và sáng tạo của mỗi nhà văn trong quá trinh lao động nghệ thuật. Và trên thực tế, tuy khá đậm nét nhưng văn học dân gian không phải là nguồn ảnh hưởng duy nhất tới các nhà văn. Những luồng ảnh hưởng khác từ văn học cách mạng, văn học hiện thực phê phán trong nước, từ cả văn học nước ngoài đã mang đến cho văn học dân tộc Thái nói chung, thế giới nhân vật của loại hình tự sự nói riêng những gợi ý, kinh nghiệm về sự tìm tòi, sáng tạo. Bên cạnh kiểu nhân vật đơn giản, thuần nhất trong các tác phẩm xuất bản trước 1990 như trên đã phân tích còn có những nhân vật mang tính đa diện như Long Phúc (trong Đất bản quê cha), Y Sương trong Sương rơi từ núi (Kha Thị Thường 2002) hay kiểu nhân vật tâm trạng trong Ngày biết tuồi, Khuôn mặt tình yêu (Kha Thị Thường 2002) v.v. trong các tác phẩm xuất bản từ thập niên 1990 trở về sau. Xu hướng biến đổi này, một mặt, giúp cho các tác phẩm thuộc loại hình tự sự của dân tộc Thái trở nên chân thực và gần gũi hơn với cuộc sống, mặt khác, giúp cho các sáng tác của họ tiến gần hơn với xu thế phát triển chung của văn học Việt Nam hiện đại. 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong loại hình tự sự văn học dân tộc Thái 3.1. Khắc họa nhân vật qua yếu tố ngoại hình Ngoại hình là một trong những phương diện cơ bản để khắc họa nhân vật văn học. Việc miêu tả ngoại hình nhân vật trong văn học thường hướng tới hai mục đích. Thứ nhất, nhằm cá thể hóa nhân vật, giúp phân 383 Nguyễn Thị Hái Anh Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 8, số 3 (2022) 377-391 biệt nhân vật này với nhân vật khác. Qua đó, người đọc có thể nắm được những đặc điểm chung của con người về nghề nghiệp, tầng lớp và thời đại. Thứ hai, góp phần xác định và hé mở các đặc điểm về tính cách, bản chất của nhân vật. Nói cách khác, việc miêu tà tính cách, bản chất của nhân vật được miêu tả gián tiếp qua yếu tố ngoại hình vì ngoại hình là một trong những dấu hiệu bên ngoài để nhận biết tính cách. Trong loại hình tự sự văn học hiện đại dân tộc Thái, việc miêu tà ngoại hình nhân vật chịu sự ảnh hưởng khá rô nét từ văn học dân gian truyền thống. Điều này được thể hiện cụ thể ở một số đặc điểm sau: Thứ nhất, ngoại hình nhân vật thường được miêu tả trong thế đối sánh với thiên nhiên, nghĩa là lấy thiên nhiên làm thước đo vẻ đẹp cho con người. Thủ pháp nghệ thuật thường được dùng khi miêu tả ngoại hình nhân vật là thủ pháp so sánh, liên tưởng. Thứ hai, việc miêu tả ngoại hình được chú trọng tập trung vào các nhân vật chính diện, những con người mang vẻ đẹp lí tưởng cả về ngoại hình lần nhân cách và tài năng. Trong đó, vẻ đẹp của ngoại hình góp phần tô điểm, bổ sung và hoàn thiện vẻ đẹp của con người. Thứ ba, xét về tính chất, tuy mức độ đậm nhạt khác nhau, song nhìn chung, vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật thường mang tính ước lệ, thiếu tính cụ thê và ít nhiều mang tính công thức, khuôn mẫu. Người đọc chỉ có thể tưởng tượng hoặc hình dung được theo cách cảm nhận riêng của mình. Với lối tư duy quen thuộc, nhiều nhà văn hiện đại vẫn lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm chuẩn mực, làm thước đo thẩm mỹ cho vẻ đẹp của con người. Trên thực tế, đây là một thao tác được sử dụng phổ biến trong suốt chiều dài lịch sử của văn học Việt Nam, đặc biệt là trong văn học trung đại. Trong sáng tác của nhiều nhà văn dân tộc thiếu so hiện đại, thao tác này vẫn được sử dụng với tần xuất khá cao, chẳng hạn như trong sáng tác của các nhà văn như Vi Hồng, Cao Duy Sơn (Tày), Hà Thị cẩm Anh (Mường), Hlinh Niê, Y Điêng (Ê đê), V.V.. Điểm khác biệt ở đây là: ở văn học trung đại, sự đối sánh thường mang tính tượng trưng, ước lệ cao; còn trong sáng tác của các nhà văn dân tộc thiêu số, sự gò bó khuôn mầu đó đã được thay the bằng những biểu hiện “đa dạng, linh hoạt và sống động hơn nhiều” (Nhiều tác giả 1997: 125). Sức trẻ của nhân vật Sín trong tác phấm Góc trời tây có cơn mưa đá của Cao Duy Sơn được ví như con “ngựa đực chưa thuần” (1997: 516). Tình yêu của Líu tự nhiên và mang chân lí như quy luật ngàn đời của thiên nhiên, tạo hóa: “Gã yêu nàng với tình yêu cùa loài chim yêu rừng, của loài cá yêu sông suối. Không có rừng chim không có bạn, không có suối cá sẽ chết” (1997: 521), V.V.. Trong những sáng tác của mình, các nhà văn Thái cũng xem đây là một thủ pháp nghệ thuật hiệu quả trong việc diễn tả các ý đồ nghệ thuật cũng như trong việc thể hiện bản sắc riêng của dân tộc. Trong tiểu thuyết Tiếng thét Tồng Lôi, vẻ đẹp của trăng và của hoa Boọc Pịp, loại hoa màu trắng và có mùi thơm rất đặc trưng được nhà văn Thái Tâm sử dụng tới 3 lần để so sánh với vẻ đẹp của người con gái. Nhân vật Y Seo “có gương mặt trẻ trung và sáng như nàng Quắc trên cao, làn da thì trắng hồng và mịn màng như trứng gà bóc, hương da thịt cứ thơm như hương hoa Boọc Pịp trên núi cao” (Thái Tâm 2014: 39); cô gái Pá Xao “mặt sáng như trăng rằm tháng hai, da trắng và thơm như hoa Boọc Pịp trên núi cao” (2014: 49). Đôi cánh tay trắng, tròn căng sức sống của cô gái mười bảy được ví như mía “Tay Nàng”, một thứ mía cổ thường được trồng trên nương rẫy của người Thái, có lóng vừa tròn vừa trắng (2014: 163). Làn da của người con gái Thái “trắng như cánh ban rừng” (Vương Trung 2007: 216), V.V.. Với Nguyễn Thị Hải Anh Tạp chi Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 8, số 3 (2022) 377-391 384 việc dùng các chi tiết gợi tả, so sánh gần gũi với thiên nhiên và đời sống của người miền núi và bút pháp ước lệ, tượng trưng để miêu tả ngoại hình, các nhà văn dân tộc Thái đã tạo cho các nhân vật của mình vẻ đẹp của sự tự nhiên, mộc mạc, mang được hơi thở của núi rừng, đồng thời, cũng phù hợp với lối tư duy và tiếp nhận của đồng bào miền núi. Tuy nhiên, bên cạnh đó, thói quen miêu tả trên cũng khiến cho các nhân vật của các nhà văn Thái nhiều khi rơi vào tình trạng đơn điệu, mất đi tính cụ thể, chân thực cần có của nghệ thuật tự sự hiện đại. Một đặc điểm khác cũng dễ nhận thấy, đó là sự thống nhất cao giữa ngoại hình và tính cách nhân vật. Đặc điểm này vừa có sự tương đồng vừa có sự khác biệt so với nghệ thuật xây dựng nhân vật trong văn học dân gian. Trong các tác phẩm văn học Thái cổ và rất nhiều tác phẩm hiện đại, hầu hết các nhân vật được miêu tả ngoại hình đều là những con người mang phẩm chất cao quý tốt đẹp. Xây dựng những nhân vật mang vẻ đẹp của “chân, thiện, mỹ”, các nhà văn dân tộc Thái đã gửi gắm vào trong đó niềm tin vào bản chất tốt đẹp của người dân miền núi, đồng thời, thể hiện quan niệm nhân sinh tích cực và giàu ý nghĩa nhân văn. Trong văn học hiện đại, các nhà văn không chỉ dùng ngoại hình để tô đậm thêm vẻ đẹp về bản chất, tính cách của con người mà còn dùng nó như một phương tiện hữu hiệu để khắc họa, lột tả bản chất xấu xa của những kẻ độc ác. Theo đó, trong sự đối sánh tương quan, những nhân vật có tướng mạo đẹp được cho là những con người mang phẩm chất, nhân cách cao quý. Ngược lại, những nhân vật xấu xa, độc ác thường có vẻ bên ngoài xấu xí, khó ưa. Bên cạnh đó, mặc dù để lại dấu ấn rất đậm nét nhưng văn học dân gian không phải là nguồn ảnh hưởng duy nhất tới các nhà văn. Sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, sự tiếp xúc, mở rộng giao lưu văn hóa giữa cộng đ...
Trang 1Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 8, số 3 (2022) 377-391
Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong loại hình tự sự
văn học hiện đại dân tộc Thái • • • •
Nguyễn Thị Hải Anh *
Tóm tắt: Ra đời từ những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, cho đến nay, sau chặng
đường hơn nửa thế kỷ tồn tại, vận động và phát triển, loại hình tự sự văn học hiện đại dân tộc Thái đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng Những thành tựu này được thể hiện khá
rõ nét trên nhiều phương diện khác nhau như: sự lớn mạnh về đội ngũ sáng tác, sự phát triển phong phú về thể loại, sự mở rộng phạm vi phàn ánh và nâng cao dần về chất lượng nghệ thuật của các tác phẩm văn học Thông qua việc tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong loại hình, bài nghiên cứu sẽ chỉ ra những đặc điểm trong thế giới nhân vật của loại hình, sự đổi mới của nhân vật hiện đại so với quan niệm nghệ thuật nhân vật truyền thống Qua đó, làm rõ sự vận động, giá trị, vị trí của loại hình trong sự hình thành, phát triển của văn học dân tộc Thái nói riêng, văn học các dân tộc thiểu số nói chung Bên cạnh việc ghi nhận các thành tựu đạt được, kết quả nghiên cứu cũng chì rõ những tồn tại, hạn chế trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của các nhà văn hiện đại dân tộc Thái
Từ khóa: văn học dân tộc thiểu số; dân tộc Thái; loại hình tự sự; nghệ thuật xây dựng; văn học hiện đại
Ngày nhận 11/6/2021; ngày chinh sửa 22/7/2021; ngày chấp nhận đăng 22/6/2022
DOI: https://doi.Org/10.33100/tckhxhnv8.3.NguyenThiHaiAnh
1 Mở đầu
Việc phân loại văn học luôn là vấn đề
nhận được sự quan tâm của nhiều nhà
nghiêncứu Lí luận văn học xưa nay đã biết
đến nhiều cách phân loại khác nhau Trong
đó, cổ xưa và phổ biếnnhất là cáchchia tác
phẩm văn học ra làm ba loại là tự sự, trữ
tình và kịch Người đầu tiên đề xuất sự phân
biệt này là Aristote trong công trình Nghệ
thuật thi ca của ông Bàn về ba “phương
thức mô phỏng” của thơ ca (tức nghệ thuật
ngôn từ), ông cho rằng: “Có thể mô phỏng
bằngcùngmột phương tiệnvà cùng một đối
tượng bằng cách ke về một sự kiện như về
một cái gì tách biệt vớimình như Homère đã
■ Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Thái Nguyên; email: nthanh@ictu.edu.vn
377
làm, hoặc là người môphỏng tự nói về mình
mà không thay đối ngôi nhân xưng, hoặc trình bày tấtcả các nhân vật được mô phỏng bằng động tác và hoạt động của chúng” (Aristote 1999: 23) Các “phương thức mô phỏng” màAristote vạch ra về sauđược gọi
là loại văn học Khái niệmđó bao hàm các đặcđiểm củacácthuộc tínhcả nội dung lẫn hình thức của tác phẩm văn học nghệ thuật” (Pospelov1985: 8) Cách chia ba của Aristote được nhiều học giả sau này như Hegel, Belinski, tiếptục kế thừa và phát triển
Ở Việt Nam, cách “chia ba” cũng được
áp dụngphổ biếntrong các giáo trình vềvăn họcdân gian haylí luận văn học.Các tác giả cuốn Lí luận văn học áp dụng cách chia ba, nhưng chọn trìnhbày bốn thể loại tiêu biểu: thơ trữ tình, kịch, tiểu thuyếtvà kí (Phương
Trang 2Nguyễn Thị Hải Anh / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 8, số 3 (2022) 377-391 378
Lựu và cộng sự 2012: 350) Tác giả Lê
Ngọc Trà gọi tên ba loại là: truyện, thơ và
kịch Theo đó, loại hình tự sự bao gồm các
thể loại cơ bản như: khúc ca anh hùng (anh
hùng ca), trường ca, truyện (tiểuthuyết đoản
thiên), tiểu thuyết, truyện ngắn, ngụ ngôn,
V.V (2007: 380) về cơ bản, cách “chiaba”
được dựa trên những tiêu chuẩn phân loại
tương đối nhất quán Đó là phân chia dựa vào
các quy luật xây dựng hình tượng, phương
thức phản ánh đời sống của tác phẩm văn
học Trong bài viết, tác giả chọn phân loại
này để tiếp cận loại hình tự sựtrong văn học
dân tộc Thái Bởi qua quátrình tìm hiểu và
nghiên cứu về nền văn học dân tộc Tháinói
chung, loại hình tự sự văn học dân tộc Thái
nói riêng, chúng tôi nhận thấy, đây là cách
tiếpcậnphù họp và hiệu quả
về mặt thuật ngữ, tự sự là khái niệm
được bắt nguồn từtiếngHyLạpcổ,esposcó
nghĩa là lời nói, lời kể Dựa vào kết quả
phân loại văn học như trên đã trình bày, tự
sự được hiểu là một trong những “Phương
thứctái hiệnđời sống, bên cạnh hai phương
thứckhác là trữ tình và kịch được dùng làm
cơ sở để phân loại tác phẩm văn học” (Lê
Bá Hán và cộng sự 2011: 385) về phương
diện thể loại văn học, trên cơ sở phương
thức phản ánh tự sự đãhìnhthành loạihình
tự sự (2011: 386) Theo quan điểm này,
trong bài nghiên cứu, khái niệm loại hình
được dùng tương đương với khái niệm
“loại”, mang ý nghĩa là một loại hình văn
học Dưới loại hình (loại) là các thể loại
Thuật ngữ “loại hình” là cách dùng trong
sách Tìm hiếu tiến trình văn học dân gian
Việt Nam (Cao Huy Đỉnh 1974: 224) Cách
dùng này cũng phù họp với kết quả nghiên
cứu của Lê Bá Hán (2011: 385, 406), V.V
Thuật ngữ “loại”làcáchdùngtrong sách Văn
học dân gian Việt Nam, tập 1 (Đỗ Bình Trị
1991: 40), của cáctác giả trong sách Li luận
văn học (2012: 348), V.V Sở dĩ có sự khác
biệt này,theo tôi, xuất phát từ sự chưa thống
nhất khi dùng thuật ngữ về cơ bản, ý nghĩa củachúngkhôngcó sự khác biệt
Như vậy, vềmặt thuật ngữ, trong bài viết, thuật ngữ loại hình tự sự được bài viết sử dụng có ýnghĩa tươngđương với thuậtngữ loại tự sự, mang ýnghĩ là một loại hìnhvăn học, bêncạnh hai loại hình còn lại làtrữ tình
và kịch Với tư cách là một loại hình văn học, tác phẩm tự sự mang những đặc điểm riêng so với hai loại hình trữ tinh và kịch
Đó là, tác phẩm tự sự phản ánh đời sống trong tính khách quan củanó thông qua các
sựkiện Neu như tácphẩm trữ tìnhphảnánh hiện thực trong sự cảmnhận chủquan về nó thì tác phẩm tựsựlại tái hiện đời sốngtrong tính khách quan của nó Thế giới của tác phấm là thế giới tồn tại bên ngoàingười trần thuật, không phụ thuộc vào ý muốn và tình cảm của họ ở đây, nhà văn dường như đứng bên ngoài để kể lại Tất cả những sự việc của đời sống được nhà văn kể lại như một đối tượng khách quan ở bên ngoài mình Bàn về điều này, Belinski viết: “Thơ
tựsự chủ yếulà thơ khách quan, bềngoài cả trong quan hệ với chính nó, với nhà thơ và với cả người đọc Ở đây không thấy nhà thơ; thế giớiđược xácđịnh mộtcách lập thể,
tự nóphát triển,vànhàthơ dườngnhư chỉlà người trần thuật giản đơn những gìđã tự nó xảy ra” (Dần theo Phương Lựu và cộng sự 2012: 375) Tuy nhiên, cũng cần phải bàn thêm rằng, tính khách quan ở đây chi mang nội dung tương đối về bản chất, đời sống kháchquan được tái hiện lại thông qua lăng kính chủ quan của ngườinghệ sĩ, tức thông qua sự nhận thức, khái quát, đánh giá, thể hiện mang tính chủ quancủa nhà văn Trong tác phẩm tự sự, nhà văn cũng thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình Bởi vậy, tác phẩm văn học là sự thống nhất biện chứng giữa tínhchủ quan và tính khách quan Nhấn mạnh tính khách quan củatác phẩm tự sự là trên cơ sở đối sánh bản chấtso với tác phẩm trữ tình, đồng thời được hiểu với nghĩa là
Trang 3379 Nguyễn Thị Hải Anh / Tạp chỉ Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 8, số 3 (2022) 377-391
nội dung được phản ánh trong tác phẩm
mang tính khách quan so với người kể
chuyện Tính khách quan chính là nguyên
tắctái hiệnđời sống của tác phẩm tự sự
Nhân vật là “phương tiện tất yếu quan
trọng nhất để thể hiện tư tưởng trong tác
phẩm tự sự và kịch - nó là phương diện có
tính thứ nhất trong hình thức của các tác
phấm ấy,quyếtđịnh phầnlớn vừacốt truyện
vừalựachọn chi tiết vừa phươngdiện ngôn
ngữ và thậm chí cảkết cấunữa” (1985: 15)
Trong tác phẩm tự sự, nhà văn “nói” qua
nhân vật Đánh giá về vai trò của nhân vật,
nhà vănTô Hoài cho rằng:“Nhân vật lànơi
duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết
thảy trong một sáng tác” (Tô Hoài 1977:
127) Nhân vật không chỉ là nơi bộc lộ tư
tưởng, chủ đề tác phẩm mà còn là nơi tập
trung các giá trị nghệ thuật của tác phấm
Đối với mỗi nhà văn, nhân vật là một trong
những phương diện quan trọng thể hiện
phong cách nghệ thuật và đánh dấu sự
trưởng thành của họ trongquátrình sángtác
So với nhânvậttrữ tình và nhân vậtkịch,
nhân vật tự sự được tập trung khắc hoạ đầy
đặn, tương đối cụ thể ởnhiều phương diện:
ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, nộitâm và
đặc biệt làtrong mối quan hệ với các nhân
vật khác Chỉ có trong mốiquan hệ với các
nhân vật khác, nhân vật mới bộc lộ hết bản
chất của mình, những biến đổi trong cuộc
đời nhân vật cũng tùy thuộc mối quan hệ
này Sự phân loại nhân vật trong tác phẩm
có thể dựa vào vai trò của nhân vật trong kết
cấu tác phẩm, sự phục vụ của nhân vật cho
việc thể hiện lí tưởng xã hội của nhà văn,
hình thức cấu trúc nhân vật, V.V Với mỗi
tiêu chí, nhân vật lại được phân loại khác
nhau Xét trên tiêu chí cấu trúc, nhân vật
đượcphân chia thành 4 kiểu: nhân vật chức
năng, nhân vật loại hình, nhân vật tưtưởng
vànhânvậttính cách Nhânvậtchức nănglà
loại nhân vật “không có đời sống nội tâm,
các phẩm chất đặc điểm nhân vật cố định,
không thayđổi từ đầu đếncuối”, “sự tồn tại
và hoạt động của nó chi nhằmthức hiện một
số chức năng nhất định, đóng một số vai trò nhất định” Nhân vật loại hình là loại nhân vật “thể hiệntập trung các phẩm chấtxã hội, đạo đức của một loại người nhất định của một thời” Nhân vật tính cách là kiểu nhân vật“được mô tả như một nhân cách, môt cá tínhnổibật” Kiểu nhânvật này “thường có những mâu thuẫn nội tại, những nghịch lí, những chuyển hóa” (Phương Lựu và cộng
sự 2012: 283-285) Cách phân loại nhân vật này được tác giả áp dụng trong bài viết đế tìm hiểu về hệ thống nhân vật trong loại hìnhtự sự văn học dântộc Thái
Xuất hiện vào những năm đầu của thập niên 60 thế kỷ XX với những truyện ngắn:
Hoa trong men của Vương Trung, Người
bản hàng trên Cờ Mạ củaLò Văn Sỹ(Nông Quốc Chấn và cộng sự 2004) nhưng phải đến tận năm 1980, tập truyện ngắn đầu tiên của dân tộcThái mới được ramắt Đó làtập
truyện Những bông ban tím của Sa Phong
Ba Từ đó đến hết thập kỷ 80, không có thêm tập truyện nào được xuấtbản Thểloại truyện (truyện ngắn, truyện vừa) của dân tộc Thái chỉ nở rộ vào thập niên 90 và những năm 2000 với hàng loạt tập truyện được xuất bản củacác tác giả như: La Quán Miên với
Hai người trở về bản (truyện và kí, 1996),
Cùng đất hoa Cờ Mạ (1997), Trời đỏ (truyện
và kí, 1998), Bản nhỏ tuổi thơ (2000), Năm
học đã qua (2003); cầm Hùng với Con
thuyền lá (1995), Cửa hàng dược trong nghĩa trang (1998); Sa Phong Ba có Vùng
đồi gió quan (1995), Chuyên dưới chân núi
Hồng Ngài (2005),Nhà ấy cỏ ma xó (2010); Kha Thị Thường có Mùa hoa lù cù, Chín
bậc cầu thang, Cho đến nay, truyện ngắn vẫn làthểloạigặthái đựơc nhiều thành công nhất của văn xuôihiện đại dântộc Thái Sau khoảng 30 năm kể từ khi tác phẩm truyện ngắn đầu tiên xuất hiện, thể loại tiểu thuyết củavăn học Thái mớiđánh dấusự ra
Trang 4Nguyễn Thị Hải Anh / Tạp chi Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 8, số 3 (2022) 377-391 380
đời của mìnhbằng sự kiện ra mất cùa cuốn
thiểu thuyết Mối tình Mường Sinh (1994)
của Vương Trung Hơn mười năm sau,
Vương Trung mới cho ra đời cuốn tiểu
thuyết thứ hai của ông và cũng là của văn
học Thái, đó là cuốn Đất bản quê cha
(2007) Hai năm sau đó, nhà văn cầm Hùng
cho rađời tác phẩm Cơn lốc đen. Cuốntiểu
thuyết thứ tư cùa văn học Thái là Tiếng thét
Tồng Lôicủa TháiTâm xuất bảnnăm 2014
Thể loại kí cũng ghi nhận sự cố gắng của
Sa Phong Batrong Lặng lẽ Phiêng Côn hay
một số bài trong các tập truyện ngắn in
chung của ông như Vùng đất hoa Cờ Mạ,
Hai người trở về bân, Trời đỏ. Riêng haithể
loại tản văn và hồi kí đến nay vẫn chưa ghi
nhậnthànhcông đáng kểnào
Ngoài các thể loại trên, loại hình tự sự
vãn học dân tộc Thái cũng ghi nhận sự xuất
hiện của một số thể loại khác như trường ca
2000), truyện thơ Ing Éng (Vương Trung
1967) Tuy nhiên, ở mỗi một thể loại, chưa
ghi nhậnthêm các tácphẩmmới
Như vậy, sau chặng đường khoảng 60
năm vận độngvà phát triển, loại hình tựsự
trong văn học hiện đại dân tộc Thái đã đạt
được nhiều thành tựu quan trọng Nhũng
thànhtựu này được thể hiện khá rõ nét trên
nhiều phương diện khác nhau như: sự lớn
mạnh về đội ngũ sáng tác, sự phát triển
phong phú về thể loại, sự mởrộng phạm vi
phản ánh và nâng cao dần về chất lượng
nghệ thuật của các tác phâm văn học Với
những thành tựu đó, loại hình văn học này
đang từng bước khẳng định đượcvị thế của
mình trong nền văn học các dân tộc thiểu sổ
nói riêng và nền văn học Việt Nam nói
chung
Tuy nhiên, trong quá trinh tìm hiểu về
mảng văn học Thái, tác giả nhận thấy, loại
hình tự sự vănhọc hiệnđại chưa nhậnđược
nhiều sự quan tâm từ các độc giả hay các
nhà nghiên cứu Các bài viết, công trình
nghiên cứu chù yếu mới chỉ dừng lại ở các nhận định, đánh giá riêng lẻ về một hoặc mộtvài khíacạnh nhỏ trêncác phương diện nội dung và nghệ thuật của loại hình hay một tácphẩm, tác già cụ thể Hầu hết các ý kiếnđánh giáđều nằm trongcác công trình nghiên cứu chung về văn học dân tộc thiểu
số, trong lời giới thiệu của tác phẩm khi xuất bản hoặc ởmộtsố bài báo địa phương, trung ương như:Độc đáo La Quán Miên (BùiViệt Thắng 1997), Một số ghi nhận về cách viết
của La Quán Miên(Nguyên An 1999);Năm
1967, nhân dịp sựramắt củatruyện thơ Ing Éng, Hà Văn Thư có bài viết Giới thiệu truyện thơ Ing Éng của Vương Trung (Hà Vãn Thư 1996) Năm 2008, cầm Hùng có bài viết Cảm nhận khỉ đọc “ Đất bản quê cha" của Vương Trung (Cầm Hùng 2008)
V.V
Theo thống kê, cho đến nay, trong số hơn 10 bài viết, công trình nghiên cứu về loại hình văn học tự sự dân tộc Thái, chưa
có mộtbài viết hay công trình nào tập trung nghiêncứu sâu hay mang tính khái quát, hệ thống về nghệ thuật xây dựng nhân vật của loại hình tự sự văn học dân tộc Thái hiện đại Nhận thức về “khoảng trống” còn bỏ ngỏ này, tôi đã chọn vấn đề trên làm chùđề cho bài viết, trong đó, tập trungchủyếu vào các thể loại kết tinh rõ nhất thành tựu của loại hình là truyện ngắn, tiểu thuyết và truyện thơ Một số thể loại khác như trường
ca, kí văn học không nằm trong phạm vi khảo sát do số lượng tácphẩm vàthành tựu còn hạn chế, đặc biệt, thể loại kí chưa có sự phân định rõ ràng về mặt thể loại Trên cơ
sở thống kê, phân tích, đánh giá và tổng hợp, bài nghiên cứu sẽ chỉ ra những đặc điểm chung về thế giới nhân vật của loại hình, về sự kế thừa vốn ván hóa, văn học truyềnthống cũng nhưnhữngnỗ lực tìm tòi, đối mới của các nhà văn hiện đại trong nghệ thuật xâydựng nhân vật hiệnđại so với nhân vật truyền thống Bên cạnh việc ghi nhận
Trang 5381 Nguyễn Thị Hải Anh / Tạp chi Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 8, số 3 (2022) 377-391
các thành tựu đạt được, bài nghiên cứu cũng
chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong nghệ
thuật xây dựng nhân vật của các nhà văn
hiện đại dân tộc Thái Với các kết quả đó,
bài viết sẽ cungcấpthêm chođộc giả vàcác
nhà nghiên cứu một góc tiếp cận mới về loại
hình, đồng thời, góp phần làm rõ quá trình
vận động, giátrị, vịtrí củaloại hình trongsự
hình thành, phát triển của văn học dân tộc
Thái nói riêng, vănhọc các dân tộc thiếu số
nói chung
2 Thế giói nhân vật trong loại hình tự sự
văn học dân tộc Thái
Thế giới nhân vật trong loại hình tự sự
dân tộc Thái rấtphong phú và đa dạng Bên
cạnh loại nhân vật là con người, loại hình
văn học này còn có hệ thống nhân vật là
thần linh, các con vật, V.V Mỗi hệ thống
nhân vậttrên lại mang những đặc điểm riêng
về nghệ thuật xây dựng Tuy nhiên, trong
khuôn khố và phạm vi nghiên cứu của bài
viết, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu nghệ
thuậtxây dựng nhân vật là conngười Sở dĩ
có sự lựachọn nhưvậy là do trong quá trình
khảo sát,tôi nhậnthấy, đây là hệthống nhân
vật trung tâm, nhân vật chính và chiếmđasố
trong hầu hết các tác phẩm thuộc các thế
loại của loại hình Khảo sát và nghiên cứu
sâu hệ thốngnhân vậtnày có vai tròđặc biệt
quan trọng trong việc nhận diện và làm nổi
bật những giá trị tư tưởng cũng như nghệ
thuật của loạihình, đồng thời, cũng phù họp
với dung lượng của bài viết Các nhân vật
trong loại hình tự sự dân tộc Thái thuộc đủ
cácthành phần xuấtthân với những độtuồi,
nghề nghiệp, tính cách và những cuộc đời
khác nhau Tất cả tạonên mộtbức tranh với
đủcácgam màu tối, sángvềhiện thực cuộc
sống và số phận con người miền núi trong
suốt lịch sử tồn tại và phát triển của tộc
người.Khảo sáthệ thốngnhân vật trong loại
hình, tôi nhận thấymộtsốđặc điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, xét về mặt cấu trúc, hệ thống nhân vật được chia ra làm hai loại cơbản
Đó là nhân vật loại hình và nhân vật chức năng Hai loại nhân vậtnày có mặt trong rất nhiều tác phẩm, thuộc nhiều thể loại và xuyên suốt quá trình sángtác
Thứ hai, thế giới nhân vật được phân chiathành hai tuyến đối lậprõ rệt: tốt-xấu, thiện -ác,chính nghĩa - phi nghĩa
Thứ ba, nhân vậtcó xu hướng biếnđổi từ nhân vật đơn thanh, đơn cực sang nhân vật tính cách,chú trọngmiêu tả tâmlínhân vật
Cả bađặc điểm trên đều có sự tiếp thu,
kế thừa và chịu ảnh hưởng sâu từ vốn văn học cổ và vănxuôihiện đại giai đoạn 1945-
1975 Xét về kiểu cấu trúc nhân vật, họ chính là kiểu nhân vật loại hình của nghệ thuật xây dựng nhân vật truyền thống Éng (Vương Trung 1967), Tuệtrong Những mùa
hoa nở (Kha Thị Thường 2002), những cô gái bản (Cầm Hùng 2000) hay Sương, ơn (Vương Trung 1994), v.v đại diện cho loại nhânvật chính diện/tốt/chínhnghĩa/tích cực Còn Lò Oan (Vương Trung 1967), Quải trong Người trong họ (Kha Thị Thường 2002), v.v tiêu biểu cho loại nhân vật xấu/phi nghĩa/tiêu cực Không chỉ thống nhất giữa ngoại hình và tính cách, suốt từ đầu đến cuối tác phẩm, tính cách của các nhân vật nàycũng không hềcó sự vậnđộng, biến đổi Những biến cố, thử thách chỉ làm cho những nét đẹp phẩm chất của các nhân vật như Éng, Tuệ, ơn, Sương, v.v thêm ngời sáng Ngược lại, chúng lại làm bộc lộ
rõ hơn cách hành xử và sự kém cỏi trong nhân cách của Lò Oan, Quải hay một loạt các nhân vật quan chức tha hoá, những kẻ lắm tiền nhiều của hợm hĩnh trong các sáng táccủa nhàvăn SaPhong Ba
Bên cạnh kiểu nhân vật loại hình, kiểu nhân vật chức năng cũng xuất hiện trong nhiều tác phấm Tất nhiên, sự phân biệt này
Trang 6Nguyễn Thị Hải Anh / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 8, số 3 (2022) 377-39ỉ 382
cũng chỉ cóýnghĩa tương đối Bởi giữa các
loại nhân vật này luôn có sự giao thoa lẫn
nhau Pâng trong Đất bản quê cha (Vương
Trung 2007) vừa là nhânvật loạihìnhvừa là
nhân vật chức năng Trong tác phẩm, chức
năng của nhân vật này là người giúp đờ
Giống như một mạnh thường quân, một
người cứu nhân độ thế, Pângkhông chỉ giúp
đỡ những người anh em trong họ làm giàu
trên mảnh đất quê hương mà còn giúp
những người dân trong bản tìm ra con
đường làm ăn đúng đắn để thoát nghèo và
từng bước vươn lên giàu có về mặtphẩm
chất, Pâng cũng là mẫu người mang vẻ đẹp
nhân cách lý tưởng.Những sóng gió, thăng
trầmcủa cuộc đời, sự sỉnhụccủakẻ thù, sự
gièm pha,đặt điều ác ý của của những người
lắm chuyện, xấu bụng, sự phá hoại của
những kẻ đố kỵ, ghen ăn tức ở đều không
khiến Pâng nhụt chí, bận lòng và để bụng
Sự rộng lượng, vị tha, lòng tốt, đức tính
chung thuỷ, sự kiên trì, tinh thần vượt khó
luôn là những phẩm chất tốt đẹp thường trực
trong con người anh, là hànhtrang giúp anh
vượt qua những khó khăn, hoạn nạn của
cuộc đời Nhân cáchcủa anh còn tạo ramột
sức mạnh cảm hoá lớn, không chỉ với những
người bình thường xung quanh mà còn với
cả những kẻ từng đối nghịch với anh
Xây dựng nhân vật theo hướngnày, các
nhà văn dân tộc Thái tuy đã thể hiện những
cố gắng, song vềcơbản,những nhân vật của
họ vẫn thiếu đi tính chân thực, đa diện, đa
thanh vốn có của cuộc sống Trong số rất
nhiều các tác phẩm với con số hàng trăm
nhân vật, người đọc chưa thể tìm được một
“con người này” độc đáo, không trộn lẫn
Nói cách khác, các nhà văn dân tộc Thái
chưa xây dựngđược những hình tượng nhân
vật mang tính cách điển hình như Mạc, sắn,
Pi, Vương, Thức trong tác phẩm Đàn trời
(Cao Duy Sơn 2012) hay Hử, Ca, Khảng,
v.v trong Những đám mây hình người của
nhà văn Cao Duy Sơn(CaoDuy Sơn 2002)
Hạnchế này đãphần nào làm giảm sức hấp dẫn của nhân vật nóiriêng và của tác phẩm nói chung Đe khắc phục hạn chế trên, văn họcdântộc Thái đangđòihỏi nhiềuhơn nữa
sự nỗ lực, cố gắng vàsáng tạo của mỗi nhà văntrong quá trinh lao động nghệthuật Và trên thực tế, tuy khá đậm nétnhưng văn học dân gian không phải là nguồn ảnh hưởng duy nhất tới các nhà văn Những luồng ảnh hưởng khác từ văn học cách mạng, văn học hiện thực phê phán trong nước, từ cả văn học nước ngoài đã mang đến cho văn học dân tộc Thái nói chung, thế giới nhân vật của loại hình tự sự nói riêng những gợi ý, kinh nghiệm về sự tìm tòi, sáng tạo Bên cạnh kiểu nhân vật đơn giản, thuần nhất trongcác tác phẩm xuất bản trước 1990 như trên đã phân tích còn có những nhân vật mang tính đa diện như Long Phúc (trong
Đất bản quê cha), Y Sương trong Sương rơi
từ núi (Kha Thị Thường 2002) hay kiểu nhân vật tâm trạng trong Ngày biết tuồi, Khuôn mặt tình yêu(KhaThịThường 2002) v.v trong các tác phẩm xuất bản từ thập niên 1990 trở về sau Xu hướng biến đổi này, một mặt, giúp cho các tác phẩm thuộc loại hìnhtự sự của dântộcThái trởnên chân thực và gần gũi hơn với cuộc sống, mặt khác, giúp cho các sáng tác củahọ tiến gần hơn với xu thếphát triển chungcủa văn học Việt Nam hiện đại
3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong loại hình tự sự văn học dân tộc Thái
3.1 Khắc họa nhân vật qua yếu tố ngoại hình
Ngoại hình là một trong những phương diện cơ bản để khắc họa nhân vật văn học Việc miêu tả ngoại hình nhân vật trong văn học thường hướng tới hai mục đích Thứ nhất, nhằm cá thể hóa nhân vật, giúp phân
Trang 7383 Nguyễn Thị Hái Anh / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 8, số 3 (2022) 377-391
biệt nhân vật này với nhân vật khác Qua đó,
người đọc có thể nắm được những đặc điểm
chung của con người về nghề nghiệp, tầng
lớp và thời đại Thứ hai,góp phần xác định
và hé mở các đặc điểm về tính cách, bản
chấtcủanhân vật Nóicách khác, việc miêu
tà tính cách, bản chất của nhân vật được
miêu tả gián tiếp qua yếu tố ngoại hình vì
ngoạihình là một trong những dấu hiệu bên
ngoài để nhận biết tínhcách Trong loại hình
tự sự văn học hiện đại dân tộc Thái, việc
miêu tà ngoại hình nhân vật chịu sự ảnh
hưởngkhá rônét từ vănhọc dân gian truyền
thống Điều này được thể hiện cụ thể ở một
số đặc điểm sau:
Thứ nhất, ngoại hình nhân vật thường
được miêu tả trong thế đối sánh với thiên
nhiên, nghĩa là lấy thiên nhiên làm thước đo
vẻ đẹp cho con người Thủ pháp nghệ thuật
thường được dùng khi miêu tả ngoại hình
nhânvật là thủ pháp so sánh, liên tưởng
Thứ hai, việc miêu tả ngoại hình được
chú trọng tập trung vào các nhân vật chính
diện, nhữngcon người mang vẻ đẹp lí tưởng
cả về ngoại hình lần nhân cách và tài năng
Trong đó, vẻ đẹp củangoại hình gópphần tô
điểm,bổ sung và hoànthiện vẻ đẹp của con
người
Thứ ba, xét về tính chất, tuymức độ đậm
nhạt khác nhau, song nhìn chung, vẻ đẹp
ngoại hình của nhân vật thường mang tính
ước lệ, thiếu tính cụ thê và ít nhiều mang
tính công thức, khuôn mẫu Người đọc chỉ
có thể tưởng tượng hoặc hình dung được
theo cách cảm nhận riêngcủa mình
Với lối tư duy quen thuộc, nhiều nhà văn
hiện đại vẫn lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm
chuẩn mực, làm thước đo thẩm mỹ cho vẻ
đẹp của con người Trênthực tế, đây là một
thao tác được sử dụng phổ biến trong suốt
chiều dài lịch sử của văn họcViệt Nam, đặc
biệt là trong văn học trung đại Trong sáng
táccủa nhiều nhà văn dân tộc thiếu so hiện
đại, thao tác nàyvẫn được sử dụng với tần
xuất khá cao, chẳng hạn nhưtrong sáng tác củacác nhàvănnhư Vi Hồng, Cao Duy Sơn (Tày), Hà Thị cẩm Anh (Mường), Hlinh Niê, YĐiêng (Ê đê), V.V Điểm khác biệt ở đây là: ở văn học trung đại, sự đối sánh thường mang tính tượng trưng, ước lệ cao; còn trong sáng tác của các nhà văn dân tộc thiêu số, sự gò bó khuôn mầu đó đã được thay the bằng những biểu hiện “đa dạng, linh hoạt và sống động hơn nhiều” (Nhiều tác giả 1997: 125) Sức trẻ của nhân vật Sín trongtác phấm Góc trời tây có cơn mưa đá
của Cao Duy Sơn được ví như con “ngựa đực chưa thuần” (1997: 516) Tình yêu của Líu tự nhiên và mang chân lí như quy luật ngàn đời của thiên nhiên, tạo hóa: “Gã yêu nàng với tình yêu cùa loài chim yêu rừng, của loài cá yêu sông suối Không có rừng chim không có bạn, không có suối cá sẽ chết”(1997: 521), V.V
Trong những sángtác của mình, các nhà văn Thái cũng xem đây là một thủ pháp nghệ thuật hiệu quả trong việc diễn tảcácý
đồ nghệ thuật cũng như trong việc thể hiện bản sắc riêng của dântộc Trong tiểu thuyết
Tiếng thét Tồng Lôi, vẻ đẹpcủa trăngvà của hoa Boọc Pịp, loại hoa màutrắng và có mùi thơm rất đặc trưng được nhà văn Thái Tâm
sử dụng tới 3 lần để so sánh với vẻ đẹp của người con gái Nhân vật Y Seo “có gương mặt trẻ trung và sáng như nàng Quắc trên cao, làn da thì trắng hồng và mịn màngnhư trứng gà bóc, hương da thịt cứ thơm như hương hoa Boọc Pịp trên núi cao” (Thái Tâm 2014: 39); cô gái Pá Xao “mặt sáng nhưtrăng rằm tháng hai, da trắng và thơm như hoa Boọc Pịp trên núi cao” (2014: 49) Đôi cánh tay trắng, tròn căng sức sống của
cô gái mười bảy được ví như mía “Tay Nàng”, một thứ mía cổ thường được trồng trên nương rẫy của người Thái, có lóng vừa tròn vừa trắng (2014: 163) Làn da của người con gái Thái “trắng như cánh ban rừng” (Vương Trung 2007: 216), V.V Với
Trang 8Nguyễn Thị Hải Anh / Tạp chi Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 8, số 3 (2022) 377-391 384
việcdùngcác chi tiết gợitả, so sánh gần gũi
với thiên nhiên và đời sống của người miền
núi vàbút pháp ước lệ, tượng trưng để miêu
tả ngoại hình, các nhà văn dân tộc Thái đã
tạocho cácnhân vật của mìnhvẻ đẹp củasự
tự nhiên, mộc mạc, mang được hơi thở của
núi rừng, đồng thời, cũngphù hợp với lối tư
duy và tiếp nhận của đồng bào miền núi
Tuy nhiên, bên cạnh đó, thói quen miêu tả
trên cũng khiến cho các nhân vật của các
nhà văn Thái nhiều khi rơi vào tình trạng
đơn điệu, mấtđi tính cụ thể, chân thực cần
có của nghệ thuậttựsự hiện đại
Một đặc điểm khác cũng dễ nhận thấy,
đó là sự thống nhất cao giữangoại hình và
tính cáchnhânvật Đặc điểmnày vừa có sự
tương đồng vừacó sự khác biệt so với nghệ
thuật xây dựng nhân vật trong văn học dân
gian.Trongcác tác phẩm vănhọcTháicổ và
rất nhiều tác phẩm hiện đại, hầu hết các
nhân vật được miêu tả ngoại hình đều là
những con người mang phẩm chất cao quý/
tốt đẹp Xâydựng những nhân vật mang vẻ
đẹp của “chân, thiện, mỹ”, các nhà văn dân
tộc Thái đã gửi gắm vào trong đó niềm tin
vào bản chất tốt đẹp của người dân miền
núi, đồng thời, thể hiệnquan niệm nhân sinh
tích cực và giàu ý nghĩa nhân văn Trong
văn học hiện đại, các nhà văn không chỉ
dùng ngoại hình để tô đậmthêm vẻ đẹp về
bản chất, tính cách của con người mà còn
dùng nó như một phương tiện hữu hiệu để
khắc họa, lộttả bảnchất xấu xa của những
kẻđộc ác Theo đó, trong sự đối sánh tương
quan, những nhân vật có tướng mạo đẹp
được cho là những con người mang phẩm
chất, nhân cách cao quý Ngược lại, những
nhân vật xấu xa, độc ác thường có vẻ bên
ngoài xấu xí,khó ưa
Bên cạnh đó, mặc dù để lại dấu ấn rất
đậmnét nhưng văn học dân giankhông phải
là nguồn ảnh hưởng duy nhất tới các nhà
văn Sự phát triển của đời sống kinh tế xã
hội, sựtiếp xúc, mở rộng giao lưu văn hóa
giữacộng đồng người Thái với các dân tộc khác trên khắp đất nước, thậm chí là nước ngoài và những chủ trương đổi mới của Đảng, Nhànước Việt Nam đối với vặn học nghệ thuật đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của văn học hiện đại dân tộc Thái nói chung, loại hình tự sự nói riêng Đây chính
là những điều kiện, tiền đề thuận lợi, tạo điều kiện cho văn học Thái có những bước chuyển mình khá mạnh mẽ Nhiều nhà văn
đãtỏ rõ sự nỗ lực, tìmtòi thể nghiệm vàđổi mới trên nhiều phương diện, trong đó có nghệ thuậtxâydựng nhân vật
Trên thực tế, con người không phải lúc nào cũng là sự thống nhất một chiều giữa ngoại hình và tính cách Nhận thức rõ điều này, nhân vậttrong sáng tác củacác nhàvăn hiện đại đã có bộ mặt đa diệnhơn Đó làcác nhân vật mang ngoại hình đẹp đẽ nhưng nhân cách lại xấu xa nhưnhân vật Lò Kầm Khốntrong tiểu thuyếtMối tình Mường Sinh
của Vương Trung, Thuỳ Mai trong Cơn lốc đen của cầm Hùng hay Y Sương trong
Sương rơi từ núi của Kha Thị Thường, Henri Garment trong Tiếng thét Tồng Lôi
của Thái Tâm, V.V Ngược lại, có những nhân vật tuy ngoại hình không ưa nhìn nhưng nhân cách lại hết sức tốt đẹp như trường hợp của ông Pan (Môi tĩnh Mường Sinh').Nhân vật Lò KầmKhốnđược miêu tả khá kỹ với những nét ngoại hình và biểu hiện đẹp về tính cách: “Người tầm thước, mặt mũi sáng sủa, đi đứng ung dung, ăn ở đức độ và khí khái” (Vương Trung 1994: 89), “một người hiểu biết, ăn nói lịch sự và điềmđạm” (Vương Trung 1994:35).Ông là phó chủ tịch xã, “sống nhân hậu, được dân tin yêu” Lời nói của ôngbaogiờcũngđược mọi người, từ trưởng bản, chủ tịch xã đến những người dân bìnhthường đều nhất mực tôntrọng và nghe theo “Ông đã nóilà đúng, sáng nhưbạc đúc” (Vương Trung 1994: 89) Ngay cả Sương, một trí thức sắc sảo cũng từng có những nhìn nhận tương tự Thậm
Trang 9385 Nguyễn Thị Hải Anh /Tạp chi Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 8, sổ 3 (2022) 377-391
chí, những ngàyđầu mới về bản Chiềng An
làm thầy giáo, anh vẫn thường tìm đến ông
để nhờ ông chỉ bảo, giúp đỡ Anh yêu ơn,
con gái ông đồng thời cũng là đồng nghiệp
và coi ông như cha Nhưng rồi, chính anh,
do một sự tình cờ, phát hiện ra Lò Kầm
Khốn chínhlàmộtkẻ xấu xa phản bội nhân
dân, phản bội tổ quốc Ông ta cùng một tổ
chứcphản động đangchuẩn bị lênkế hoạch
để cướpvà lật đổchínhquyền hòngtrục lợi
cá nhân và thoả mãn giấc mơ làm bá chủ
Để thựchiện ý đồđó, những người nàycòn
giết người để bịt đầu mối.Dã tâm vàbàntay
nhuốm máu của nhân vật này đã được che
giấu hoàn hảo bằng một vẻ ngoài đức độ giả
tạo
Ngược lại với Lò Kầm Khốn, ông Pan
xuấthiện trong tácphẩmvới dáng điệu của
một Chí Phèo: “áo vắt vai, xắn quần ống
thấp, ống cao, bước đi chếng choáng” cùng
những cơn say, những lời chửi rủacủa một
kẻ thất thế, khổ tâm,hận đời “đất cũng chửi,
trời cũng chửi, thằng nào cũng chửi! Càng
uống nhiều rượu, ông Pan càng chửi hăng”
(Vương Trung 1994: 14) Mời người ta ăn,
ông lại nói: “Àn đi, dại gi, chó còn biết ăn
nữalà người” (Vương Trung 1994: 55) Thế
nhưng, ẩn đẳng sauvẻ bề ngoàixộc xệch và
những lời lê có phần thô tục đó lại là một
con người có trái tim nồng hậu, ngay thẳng,
yêu ghét, chính kiến rõ ràng Hiểu được
nhiệt huyếtvà tấm lòng của Sương đối với
người dân và học sinh trongbản, hiểuđược
cái hay, cái tốtcủa việc đi học, từác cảmvà
cảntrở lúcbanđầu, ôngđã hếtlòng ủng hộ,
giúp anh vượt qua những ngàyđầukhó khăn
khi mở lóp, dựng trường mới, bảo vệ anh
trước những lời đồnđại,gièmpha ác ý
Có thể nói, mặc dù còn chưa thật sắc nét
nhưng sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật
cũng đã giúp các nhà văn đạt được những
thành công bước đầu đáng khích lệ trong
nghệ thuật khắc họa ngoại hình nhân vật
Điều này, mộtmặt, phần nào chứng tỏ được
sức sáng tạo của các cây bút văn xuôi dân tộc Thái; mặt khác, làm cho các nhân vật của họ trở nên “thật” hơn, hấp dẫn hơn, đồng thời, cũng là một yếu tố quan trọng đưa văn học dân tộc Thái bắt nhịp sâu hơn vào dòngchảy vănxuôi đương đại
3.2 Khẳc họa nhân vật qua hành động
Hành động là một phương diện đặc biệt quan trọng để thể hiện tínhcáchnhânvật vì việc làm của mỗingười làcăn cứquan trọng
có ý nghĩa quyết định nói lên tư cách, lí tưởng, phẩmchất cũng nhưnhững đặc điểm thuộc về thế giới tinh thần của người đố Hành động được xem như là kết quả cuối cùng của quá trìnhnhận thức, quátrình tâm
lý, quá trình tình cảm Tuy nhiên, trong các tác phẩm tự sự, tính cách nhân vật không phải ngay từ đầu đã được hình thành trọn vẹn Chính hành động có tác dụng bộc lộ quá trình phát triển của tính cách và thúc đẩy sự diễn biến của hệ thống cốt truyện Thông quacác mối quan hệ, sự đối xử giữa các nhân vật trong những tình huống khác nhau, ngườiđọc cóthể xácđịnh được những đặc điểm, bản chất của nhânvật về cơ bản, người miên núi nói chung thường không giỏi bộc lộmình qua ngôn ngữ Người Thái cũng vậy Họ vốn là những con người thật thà, đôn hậu, đã nói là làm, nhiều khi làm
mà không cần giải thích gì nhiều Đối với người miềnnúi, mỗi hành động, việc làm cụ thể có ý nghĩa hơn nhiềunhững lời hoa mĩ Điều này được thể hiện rõ qua hầu hết các tác phẩm tự sựcủa người Thái Trênnhững trang văn, tỉ lệ đối thoại giữa các nhân vật không nhiều Thay vào đó, cáctác giả dùng hành động như một phương thức hữu hiệu
đểbộc lộ cá tính, bản chất củanhânvật Khảo sát các tácphẩm thuộc loại hình tự
sự, tôi nhận thấy, hành vi chức năng là kiểu hànhvi cơ bản, nối bật và xuyên suốt ở hầu hết các nhân vật Hành động ăn trộm lợn rừng do anh Ài-háo săn được của lão Khì-
Trang 10Nguyễn Thị Hải Anh / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 8, số 3 (2022) 377-391 386
lặc trong Lão trộm lợn rừng(La Quán Miên
1996), hành động ăn trộm cá trong “luông
chip” người khác của lão Lắng-cùng trong
Ma suối (La Quán Miên 1997) hay hành
động nổ súng toan giết người bịt đầu mối
của Thảu Cương trong Sói mặt người (Cầm
Hùng 1995), v.v đều là việc làm của kẻ
xấu/ác Những hành động bỉ ổi, dâm ô của
Sầm Lai, Sầm Ly, Lo Kăm Hạ trong Tiếng
thét Tồng Lôi thểhiện cholối sống sa đọavà
nhân cách hèn kém Hành động run run, hồi
hộp và cẩn trọng của anh trưởng banbảo vệ
trong truyện Gói quà bí mật (Sa Phong Ba
1994) mang chức năng môi giới, dẫn dụ
người đọc đi đến với kết cục của tác phẩm
Ngược lại,hành động cứu hổ con bị thương,
chăm sóc nó cẩn thận rồi thả nó về với tự
nhiên bao la của Xáo-ngam trong Tình yêu
cùa hổ (La Quán Miên 1996) hay động quay
trở về đón cha mẹ nuôi già yếu về phụng
dưỡngđể đền đáp công lao dưỡng dục của
cô Xáo-hiềmtrongCon nuôi (La Quán Miên
1997) v.v lại là những hành động mang
chứcnăng phô diễn những nét phẩm chất tốt
đẹp, cao quý của con người Họ là những
nhân vật đại diện cho lòng tốt, sự cao
thượng Những hành động của họ không bị
ảnh hưởng, chiphối nhiềutừ tâm lí mà được
thể hiện gần như theo những công thức đã
vạch sẵn
Cóthể nói, trong một thời gian dài, hành
vi chức năng là một trong những phương
thức đơn giản vàkhá hiệu quả giúp các tác
giảdân gian cũng như các nhà văn hiện đại
dân tộc Thái chuyển tải thành công những
thông điệp nhân sinh và nội dung thẩm mĩ
của các tác phẩm Cách xây dựng hình
tượng nhân vật này cũng phù họp với tầm
đón nhận của độc giả miền núi Tuy nhiên,
việc tiếp tục kéo dài phương thứcxây dựng
nhân vật này trong nhiều tác phẩm văn
chương hiện đại phần nào đã khiến cho nhân
vậtthiếu đi tính chânthực vàchiềusâu tâm
lí cần thiết
Bên cạnh kiểu nhân vật mang hành vi chức năng như trên,một số nhà văn hiện đại cũng đã cố gắng tìmtòi, quan tâm thể hiện
và xem hành động như là một phương diện quan trọng để tạo ấn tượng hoặc khắc họa một cách chân thực, sinh động và có hiệu quảtính cách, bản chất nhân vật Trong sáng táccủa Sa Phong Ba, Thái Tâm, nhiềunhân vật phơibày những hànhđộng thể hiện xung đột có tính chất phổ biến giữa bản chất, tính cách với địa vị, thân phận xã hội của con người Đó là những hành động giàu kịch tính, tạo được sự bất ngờ Đe tạo được cái hồn trong tác phẩm, các biện pháp tương phản, tăng cấp và phóng đại được các nhà văn sửdụngnhưmột phương thức hữu hiệu trong việcmiêu tả hành động của nhân vật Đọc Cú điện thoại bỏ ngỏ, độc giảhắn sẽ bật cườitrước một loạt các hành độngvội vã đến cuống cuồng của trưởng phòng Tòng sau khi nhận được cú điện thoại của thủ trưởng Đầu tiên là việc “xỏ quần trái”, “cài cúcáolệch” rồi đếnhành động vộivã phóng chiếc xethủng săm và bị “ngã lộn nhào”(Sa Phong Ba 1994: 18), V.V Thủ pháp tăng cấp được khai thác tối đa Thông qua những hành động đó, bản chất của nhân viên luôn coi “rắm thủ trưởng thơm” (ý dùng của nhà văn Sa Phong Ba trong tácphẩm) của nhân vật được bộclộmột cách rõ nét,hài hướcvà đầy ấn tượng
Nhữngai đã đọc Tiếng thét Tồng Lôi của Thái Tâm có lẽ sẽkhó cóthể quên ấn tượng
về hành động hết sức dã mancủaquan đại lí Henri Garment đối với tri phủ Hoàng Thúc Lân Trong cơn thịnh nộ không thể kiểm soát sau khinghe tri phủbáo cáo chi tiếtvề cuộc khởi nghĩa Tồng Lôi, ngài quan đại lí bỗng bất ngờ “xông ngay tới chỗ Hoàng Thúc Lân, túm lấy cổ áo của tri phủ kéo đứng lên, rồi lấy những móng vuốt của con
hố được treo vào mười sợi dây xà tích bạc, từng chiếc, sắc như dùi nhọn hoắt, rạch thẳng lên ngực Hoàng Thúc Lân! Trong cơn