1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 2 THÔNG QUA DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC

88 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Làm Giàu Vốn Từ Cho Học Sinh Lớp 2 Thông Qua Dạy Học Phân Môn Tập Đọc
Tác giả Ngô Thị Hồng Vững
Người hướng dẫn TS. Bùi Thị Lân
Trường học Trường Đại Học Quảng Nam
Chuyên ngành Tiểu Học – Mầm Non
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2016
Thành phố Quảng Nam
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 0,92 MB

Cấu trúc

  • A. MỞ ĐẦU (9)
    • 1. Lí do chọn đề tài (9)
    • 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (10)
      • 2.1. Mục đích nghiên cứu (10)
      • 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (10)
    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (10)
      • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (10)
      • 3.2. Phạm vi nghiên cứu nghiên cứu (10)
    • 4. Phương pháp nghiên cứu (10)
      • 4.1. Nhóm phương pháp lý thuyết (10)
      • 4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn (11)
    • 5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu (11)
    • 6. Đóng góp của đề tài (13)
    • 7. Cấu trúc khóa luận (13)
  • B. NỘI DUNG (14)
  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI (14)
    • 1.1. Hệ thống từ vựng Tiếng Việt và việc làm giàu vốn từ cho học sinh Tiểu học (14)
      • 1.1.1. Khái niệm vốn từ (14)
      • 1.1.2. Hệ thống từ vựng Tiếng Việt (15)
      • 1.1.3. Làm giàu vốn từ cho học sinh Tiểu học (17)
      • 1.1.4. Phân môn Tập đọc với việc làm giàu vốn từ cho học sinh (20)
    • 1.2. Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 2 với việc làm giàu vốn từ (21)
      • 1.2.1. Đặc điểm về tri giác (22)
      • 1.2.2. Đặc điểm về nhận thức (22)
      • 1.2.3. Đặc điểm về ghi nhớ (22)
      • 1.2.4. Đặc điểm về tư duy (22)
      • 1.2.5. Đặc điểm về hứng thú học tập (23)
    • 1.3. Đặc điểm về phát triển ngôn ngữ (23)
    • 1.4. Tiểu kết chương 1 (24)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 2 THÔNG QUA DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC (25)
    • 2.1. Chương trình tập đọc lớp 2 với việc làm giàu vốn từ (25)
    • 2.2. Thực trạng việc làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học Tập đọc (26)
      • 2.2.1. Vài nét về trường Tiểu học Võ Thị Sáu (26)
      • 2.2.2. Thực trạng việc làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 của giáo viên (27)
        • 2.2.2.1. Mục đích khảo sát (27)
        • 2.2.2.2. Đối tượng khảo sát (27)
        • 2.2.2.3. Kết quả khảo sát (27)
      • 2.2.3. Thực trạng về vốn từ và hứng thú làm giàu vốn từ của học sinh lớp 2 (31)
        • 2.2.3.1. Thực trạng vốn từ (31)
        • 2.2.3.2. Thực tra ̣ng hứng thú của HS lớp 2 với viê ̣c làm giàu vốn từ trong các bài Tập đọc (32)
      • 2.2.4. Nguyên nhân của thực trạng (34)
        • 2.2.4.1. Nguyên nhân từ phía giáo viên (34)
        • 2.2.4.2. Nguyên nhân từ phía học sinh (35)
    • 2.3. Tiểu kết chương 2 (36)
  • CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 2 THÔNG QUA DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC (37)
    • 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp (37)
      • 3.1.1. Nguyên tắc khoa học (37)
      • 3.1.2. Nguyên tắc thực tiễn (37)
      • 3.1.3. Nguyên tắc hiệu quả (37)
    • 3.2. Các biện pháp đề xuất (38)
      • 3.2.1. Xây dựng hệ thống bài tập giải nghĩa từ để tích cực hóa hoạt động hiểu nghĩa từ cho HS qua dạy học phân môn Tập đọc (38)
        • 3.2.1.1. Cơ sở đề xuất biện pháp (38)
        • 3.2.1.2. Ý nghĩa của biện pháp (38)
        • 3.2.1.3. Cách thực hiện (39)
      • 3.2.2. Sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm để MRVT và tạo môi trường (41)
        • 3.2.2.1. Cơ sở đề xuất biện pháp (41)
        • 3.2.2.2. Ý nghĩa của việc sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm để MRVT và luyện tập sử dụng từ cho HS (42)
        • 3.2.2.3. Cách thực hiện (45)
      • 3.2.3. Sử dụng trò chơi học tập giúp HS làm giàu vốn từ và củng cố vốn từ trong dạy học tập đọc (47)
        • 3.2.3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp (47)
        • 3.2.3.2. Ý nghĩa của việc sử dụng trò chơi học tập trong giờ tập đọc (47)
        • 3.2.3.3. Sử dụng trò chơi học tập để làm giàu vốn từ cho HS (48)
      • 3.2.4. Vận dụng hợp lí hình thức thi đua, khen thưởng nhằm khuyến khích HS mạnh dạn, chủ động sáng tạo trong dạy học phân môn Tập đọc (49)
        • 3.2.4.1. Cơ sở của biện pháp (49)
        • 3.2.4.3. Cách thực hiện (49)
      • 3.2.5. Hình thành và bồi dưỡng ý thức tự làm giàu vốn từ cho HS (50)
        • 3.2.5.1. Cơ sở của biện pháp (50)
        • 3.2.5.2. Các biện pháp hướng dẫn HS tự làm giàu vốn từ (52)
    • 3.3. Thực nghiệm sư phạm (55)
      • 3.3.1. Mục đích thực nghiệm (55)
      • 3.3.2. Đối tượng thực nghiệm (55)
      • 3.3.3. Cách tiến hành thực nghiệm (55)
      • 3.3.4. Nội dung thực nghiệm (55)
      • 3.3.5. Tiến hành thực nghiệm (56)
        • 3.3.5.1. Soạn giáo án (56)
        • 3.3.5.2. Dự giờ các tiết dạy thử nghiệm lớp 2 (56)
        • 3.3.5.3. Tiêu chí đánh giá kết quả thử nghiệm (0)
      • 3.3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm (57)
        • 3.3.6.1. Đánh giá mức độ nắm vốn từ của HS (57)
        • 3.3.6.2. Hứng thú học tập của HS trong dạy học phân môn Tập đọc (59)
    • 3.4. Tiểu kết chương 3 (60)
    • C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (62)
      • 1. Kết luận (0)
      • 2. Kiến nghị (64)
    • D. TÀI LIỆU THAM KHẢO (65)

Nội dung

Giáo Dục - Đào Tạo - Khoa học xã hội - Mầm non TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: TIỂU HỌC – MẦM NON ---------- NGÔ THỊ HỒNG VỮNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 2 THÔNG QUA DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 5 năm 2016 Để hoàn thành được khóa luận, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các thầy cô giáo ở trường Đại họ c Quảng Nam cũng như tại trường Tiểu học và bạn bè cùng khóa. Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến cô giáo TS. Bùi Thị Lân, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suố t quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luậ n này. Trong quá trình hoàn thành bài khóa luận, tôi còn được sự góp ý chân thành, nhiệt tình của quý thầy, cô giáo trong khoa Tiểu học - Mầ m non, tôi xin chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp của thầ y cô. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh ở trườ ng Tiểu học Võ Thị Sáu thành phố Tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam đã tạo điều kiện thuậ n lợi cho tôi điều tra nghiên cứu thực trạ ng. Cuối cùng, tôi chân thành cảm ơn những tình cảm quý báu của những ngườ i thân trong gia đình, bạn bè đã thường xuyên quan tâm, giúp đỡ và độ ng viên tôi. Mặc dù đã cố gắng và nổ lực hết sức mình nhưng do điều kiện thờ i gian và khả năng của bản thân có hạn, tôi chắc rằng đề tài khóa luận củ a mình không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, những lời nhận xét, góp ý của thầ y cô và các bạn chính là điều kiện để khóa luận ngày một hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn Quảng Nam, tháng 4 năm 2016 Người thực hiệ n Ngô Thị Hồng Vững DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nghĩa của chữ viết tắt 1 GV Giáo viên 2 HS Học sinh 3 SGK Sách giáo khoa 4 SGV Sách giáo viên 5 MRVT Mở rộng vốn từ DANH SÁCH BẢNG BIỂU STT Nội dung Trang 1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về nhiệm vụ và nội dung làm giàu vốn từ (LGVT) cho HS lớp 2 thông qua dạy học phân môn Tập đọc 20 2 Các phương pháp dạy từ ngữ GV thường sử dụng trong dạy học phân môn Tập đọc 22 3 Vốn từ của HS lớp 2 ở các mức độ khác nhau 24 4 Mức độ hứng thú của HS lớp 2 với việc làm giàu vốn từ 25 5 Mức độ nắm vốn từ của HS lớp 2 55 MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 2 2.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu nghiên cứu ........................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 2 4.1. Nhóm phương pháp lý thuyết............................................................................... 2 4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ............................................................ 3 5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................................... 3 6. Đóng góp của đề tài................................................................................................. 5 7. Cấu trúc khóa luận .................................................................................................. 5 B. NỘI DUNG ............................................................................................................ 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .......................................................... 6 1.1. Hệ thống từ vựng Tiếng Việt và việc làm giàu vốn từ cho học sinh Tiểu học .... 6 1.1.1. Khái niệm vốn từ ............................................................................................... 6 1.1.2. Hệ thống từ vựng Tiếng Việt ............................................................................ 7 1.1.3. Làm giàu vốn từ cho học sinh Tiểu học ............................................................ 9 1.1.4. Phân môn Tập đọc với việc làm giàu vốn từ cho học sinh ............................. 12 1.2. Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 2 với việc làm giàu vốn từ............................ 13 1.2.1. Đặc điểm về tri giác ........................................................................................ 14 1.2.2. Đặc điểm về nhận thức .................................................................................... 14 1.2.3. Đặc điểm về ghi nhớ ....................................................................................... 14 1.2.4. Đặc điểm về tư duy ......................................................................................... 14 1.2.5. Đặc điểm về hứng thú học tập......................................................................... 15 1.3. Đặc điểm về phát triển ngôn ngữ ....................................................................... 15 1.4. Tiểu kết chương 1: ............................................................................................. 16 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 2 THÔNG QUA DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC .................................... 17 2.1. Chương trình tập đọc lớp 2 với việc làm giàu vốn từ ........................................ 17 2.2. Thực trạng việc làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học Tập đọc ............................................................................................................................. 18 2.2.1. Vài nét về trường Tiểu học Võ Thị Sáu .......................................................... 18 2.2.2. Thực trạng việc làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 của giáo viên. ............... 19 2.2.2.1. Mục đích khảo sát ........................................................................................ 19 2.2.2.2. Đối tượng khảo sát ....................................................................................... 19 2.2.2.3. Kết quả khảo sát ........................................................................................... 19 2.2.3. Thực trạng về vốn từ và hứng thú làm giàu vốn từ của học sinh lớp 2 .......... 23 2.2.3.1. Thực trạng vốn từ ......................................................................................... 23 2.2.3.2. Thực trạng hứng thú của HS lớp 2 với việc làm giàu vốn từ trong các bài Tập đọc ...................................................................................................................... 24 2.2.4. Nguyên nhân của thực trạng ........................................................................... 26 2.2.4.1. Nguyên nhân từ phía giáo viên .................................................................... 26 2.2.4.2. Nguyên nhân từ phía học sinh...................................................................... 27 2.3. Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 28 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 2 THÔNG QUA DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC .................................... 29 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................................ 29 3.1.1. Nguyên tắc khoa học ....................................................................................... 29 3.1.2. Nguyên tắc thực tiễn ....................................................................................... 29 3.1.3. Nguyên tắc hiệu quả ........................................................................................ 29 3.2. Các biện pháp đề xuất ........................................................................................ 30 3.2.1. Xây dựng hệ thống bài tập giải nghĩa từ để tích cực hóa hoạt động hiểu nghĩa từ cho HS qua dạy học phân môn Tập đọc ..................................................... 30 3.2.1.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ............................................................................... 30 3.2.1.2. Ý nghĩa của biện pháp .................................................................................. 30 3.2.1.3. Cách thực hiện.............................................................................................. 31 3.2.2. Sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm để MRVT và tạo môi trường giao tiếp cho HS luyện tập và sử dụng từ trong dạy học phân môn Tập đọc ........... 33 3.2.2.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ............................................................................... 33 3.2.2.2. Ý nghĩa của việc sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm để MRVT và luyện tập sử dụng từ cho HS ..................................................................................... 34 3.2.2.3. Cách thực hiện.............................................................................................. 37 3.2.3. Sử dụng trò chơi học tập giúp HS làm giàu vốn từ và củng cố vốn từ trong dạy học tập đọc.......................................................................................................... 39 3.2.3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ............................................................................... 39 3.2.3.2. Ý nghĩa của việc sử dụng trò chơi học tập trong giờ tập đọc ...................... 39 3.2.3.3. Sử dụng trò chơi học tập để làm giàu vốn từ cho HS .................................. 40 3.2.4. Vận dụng hợp lí hình thức thi đua, khen thưởng nhằm khuyến khích HS mạnh dạn, chủ động sáng tạo trong dạy học phân môn Tập đọc .............................. 41 3.2.4.1. Cơ sở của biện pháp ..................................................................................... 41 3.2.4.3. Cách thực hiện.............................................................................................. 41 3.2.5. Hình thành và bồi dưỡng ý thức tự làm giàu vốn từ cho HS .......................... 42 3.2.5.1. Cơ sở của biện pháp ..................................................................................... 42 3.2.5.2. Các biện pháp hướng dẫn HS tự làm giàu vốn từ ........................................ 44 3.3. Thực nghiệm sư phạm ........................................................................................ 47 3.3.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................................... 47 3.3.2. Đối tượng thực nghiệm ................................................................................... 47 3.3.3. Cách tiến hành thực nghiệm ............................................................................ 47 3.3.4. Nội dung thực nghiệm ..................................................................................... 47 3.3.5. Tiến hành thực nghiệm.................................................................................... 48 3.3.5.1. Soạn giáo án ................................................................................................. 48 3.3.5.2. Dự giờ các tiết dạy thử nghiệm lớp 2 ........................................................... 48 3.3.5.3. Tiêu chí đánh giá kết quả thử nghiệm .......................................................... 48 3.3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm ........................................................................ 49 3.3.6.1. Đánh giá mức độ nắm vốn từ của HS .......................................................... 49 3.3.6.2. Hứng thú học tập của HS trong dạy học phân môn Tập đọc ....................... 51 3.4. Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 52 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 54 1. Kết luận ................................................................................................................. 54 2. Kiến nghị ............................................................................................................... 56 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 57 1 A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp vô cùng quan trọng của nhân loại. Thông qua ngôn ngữ, con người có thể nói lên được tâm tư, suy nghĩ, tình cảm của bản thân, thực hiện công việc của mình, tạo mối quan hệ với những người xung quanh. Để làm được những điều trên con người phải có vốn ngôn ngữ nhất định, hay nói cách khác họ phải có vốn từ nhất định.Vốn từ đó càng phong phú đa dạng con người càng thực hiện tốt công việc cũng như quá trình giao tiếp của mình. Chính vì vậy, việc làm giàu vốn từ là rất quan trọng. Làm giàu vốn từ lại trở nên cấp thiết hơn đối với lứa tuổi HS tiểu học, đặc biệt là HS lớp 2. Vì đây là lứa tuổi bắt đầu “Học ăn, học nói”, các em cần được hình thành vốn từ đạt chuẩn để có thể học tập và thực hiện quá trình giao tiếp một cách tốt nhất. Ngoài nhiệm vụ giúp HS hình thành vốn từ ngữ, người GV còn có nhiệm vụ giúp các em trau dồi và làm giàu vốn từ, thông qua đó rèn luyện cho các em năng lực tư duy, phương pháp suy nghĩ, giáo dục các em những tư tưởng lành mạnh, trong sáng, góp phần hình thành nhân cách cho HS. Việc làm giàu vốn từ có thể được thực hiện trong tất cả các phân môn của môn Tiếng Việt ở tiểu học. Tuy nhiên, thông qua phân môn Tập đọc, GV có thể giúp HS làm giàu vốn từ nhanh chóng và hiệu quả từ việc hình thành cho các em những từ mới cho đến hiểu nghĩa của từ, mặt khác còn giúp các em nắm bắt được cái hay cái đẹp cũng như giá trị nghệ thuật của từ ngữ làm cơ sở để học tốt các môn học khác nói chung và các phân môn Tiếng Việt nói riêng. Có thể thấy, vấn đề làm giàu vốn từ cho học HS học đã được các nhà giáo dục đặc biệt quan tâm, song trong thực tế việc thực hiện nó vẫn còn gặp phải những khó khăn, hạn chế. Mặt khác, các biện pháp được sử dụng nhằm làm giàu vốn từ cho HS hiện nay vẫn chưa đạt hiệu quả cao. 2 Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học phân môn Tập đọc ” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Đưa ra một số biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học phân môn Tập đọc. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Tìm hiểu cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Đề xuất các biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học phân môn Tập đọc 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học phân môn Tập đọc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu nghiên cứu - Về nội dung: + Tìm hiểu những mạch kiến thức trong phân môn Tập đọc để làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2. + Một số biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học phân môn Tập đọc. - Về không gian: Trường Tiểu học Võ Thị Sáu - Tam Kỳ - Quảng Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Nhóm phương pháp lý thuyết Tôi sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá để nghiên cứu lý thuyết về các vấn đề liên quan đến tư duy, khả năng sử dụng ngôn ngữ và vốn từ của học sinh tiểu học. Nghiên cứu về chương trình dạy học phân môn Tập đọc lớp 2 và các yếu tố liên quan đến quá trình thực hiện nó. 3 4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp thực nghiệm nhằm kiểm tra lại các lí thuyết đã đề ra. - Phương pháp điều tra nhằm khảo sát thực trạng sử dụng các biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học phân môn Tập đọc. - Phương pháp thống kê toán học nhằm xử lý các kết quả thu được. 5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Làm giàu vốn từ là một đề tài hấp dẫn cho nhiều nhà giáo dục. Đặc biệt là việc làm giàu vốn từ qua môn Tiếng Việt ở tiểu học đã được các nhà nghiên cứu quan tâm. Năm 1999, hai tác giả Lê Phương Nga và Nguyễn Trí đã cho ra đời cuốn “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học”. Cuốn sách không đi sâu vào một vấn đề nhất định mà trình bày rất nhiều vấn đề trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học. Mặc dầu vậy, vẫn có thể nhận thấy rõ vấn đề nổi bật được tác giả đề cập đến chính là các biện pháp giúp HS làm giàu vốn từ ngữ của mình bằng một hệ thống bài tập phù hợp với từng phân môn cụ thể. Cũng tại cuốn sách này, tác giả Lê Phương Nga đã tiến hành “Tìm hiểu vốn từ của học sinh tiểu học”. Đây là công trình có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì đã giải quyết được hai nhiệm vụ: Làm rõ khả năng hiểu nghĩa từ của HS tiểu học và xác định được khả năng sử dụng từ của các em. Tác giả đã đưa ra những con số thống kê về thực trạng nắm nghĩa của từ và sử dụng từ của HS. Từ việc đo nghiệm đó tác giả đã phân tích rõ các đặc điểm giải nghĩa từ của HS, đồng thời thấy được cả những lúng túng của các em khi thực hiện những hoạt động này. Năm 2001, tác giả Lê Phương Nga đã viết cuốn “Dạy học tập đọc ở tiểu học”. Ở đây, tác giả đã xác định rõ “Đọc giúp các em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập…” và đưa ra các cách thức tổ chức dạy học môn Tập đọc cho các lớp học cụ thể ở tiểu học. Năm 2002, TS. Nguyễn Thị Hạnh đã có công trình nghiên cứu về “Dạy học đọc hiểu ở tiểu học”. Với công trình nghiên cứu này, tác giả đã nêu bật được 4 các đặc điểm của bài dạy học đọc hiểu cũng như đưa ra các cách thức, phương pháp, hệ thống bài tập cho bài dạy học đọc hiểu ở tiểu học. Năm 2009, trong tài liệu đào tạo giáo viên tiểu học “Dạy học Luyện từ và câu ở tiểu học”, tác giả Chu Thị Thủy An và Chu Thị Hà Thanh đã phân tích đầy đủ và khá toàn diện nhiệm vụ, nội dung, cấu trúc chương trình phân môn Luyện từ và câu ở tiểu học đồng thời định hướng cụ thể phương pháp dạy học từng nội dung, từng kiểu bài, trong đó có kiểu bài MRVT góp phần làm giàu vốn từ cho HS. Cùng năm 2009, tác giả Trịnh Thị Hương đã nghiên cứu “Một số biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 4”. Tác giả đã đưa ra các biện pháp làm giàu vốn từ cho HS lớp 4 qua các bài MRVT ở phân môn Luyện từ và câu khá chi tiết và cụ thể. Luận án của tác giả Lê Hữu Tỉnh đã trình bày “Hệ thống bài tập rèn lyện năng lực sử dụng từ ngữ cho học sinh tiểu học”. Luận án đã đưa ra một hệ thống bài tập dạy từ cho HS tiểu học, với môt cái nhìn toàn cục, tổng thể về diện mạo chung của các bài tập dạy từ ở tiểu học. Tác giả đã phân tích về mục đích, ý nghĩa, tác dụng của bài tập, các loại bài tập. Hệ thống bài tập cho phép người sử dụng lựa chọn tùy vào điều kiện dạy học cụ thể. Có thể nói, vấn đề làm giàu vốn từ cho HS tiểu học là một vấn đề không phải hoàn toàn mới, đã có rất nhiều tài liệu đều đã đề cập đầy đủ và sâu sắc mọi khía cạnh của việc dạy từ cũng như làm giàu vốn từ cho HS như phát triển mở rộng, hệ thống hóa vốn từ, nắm nghĩa từ hay khả năng sử dụng vốn từ…. và việc xây dựng các phương pháp, biện pháp làm giàu vốn từ cho HS ở tiểu học qua các phân môn môn Tiếng Việt. Tuy nhiên, các tài liệu trên chủ yếu đề cập một cách tổng quát về vấn đề dạy học các phân môn của môn Tiếng Việt ở tiểu học và vấn đề làm giàu vốn từ cho HS phần lớn chỉ mới dừng lại ở phân môn Luyện từ và câu. Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm đã nghiên cứu, tôi mạnh dạn xây dựng đề tài “Một số biệ n pháp làm giàu vốn từ cho HS lớp 2 thông qua dạy học phân môn Tập đọc” . Với đề tài này, tôi đã đi sâu vào nghiên cứu các biện pháp làm giàu vốn từ cho HS lớp 2 5 thông qua dạy học phân môn Tập đọc, để từ đó giúp các em không những nắm được vốn từ được học mà còn nhận biết được cái hay, cái đẹp và giá trị nghệ thuật của từ ngữ nhằm nâng cao hiệu quả giờ học Tập đọc và góp phần làm cơ sở cho các môn học khác. 6. Đóng góp của đề tài Làm rõ những vấn đề lí luận về việc làm giàu vốn từ cho học sinh lớp. Tìm hiểu được thực trạng việc làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học phân môn Tập đọc. Một số biện pháp nhằm là giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học phân môn Tập đọc. 7. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài Chương 2: Thực trạng của việc làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học phân môn Tập đọc. Chương 3: Một số biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học phân môn Tập đọc. 6 B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Hệ thống từ vựng Tiếng Việt và việc làm giàu vốn từ cho học sinh Tiểu học 1.1.1. Khái niệm vốn từ Vốn từ là khối từ ngữ cụ thể, hoàn chỉnh (có đủ hình thức âm, chữ và nội dung ngữ pháp) mà mỗi các nhân tích lũy được trong ký ức của mình. Vốn từ của từng người cụ thể, không ai giống ai. Vốn từ nhiều hay ít, đơn giản hay đa dạng tùy thuộc ở kinh nghiệm sống, ở trình độ học vấn, ở sự giao tiếp giao lưu văn hóa ngôn ngữ của từng người. Mỗi một ngôn ngữ phát triển có một số lượng từ vựng hết sức lớn và phong phú, có thể lớn tới hàng chục vạn, hàng triệu từ. Từ vựng của ngôn ngữ bao gồm nhiều lớp từ, nhiều nhóm từ không đồng nhất và có chất lượng khác nhau. Trong vốn từ ngữ của một ngôn ngữ nào đó cũng đều có từ mới và từ cũ, những từ phổ biến chung, những từ văn hóa (là những từ chuẩn mực) những từ chuyên môn, từ vay mượn. Vốn từ của một ngôn ngữ và vốn từ của các nhân sử dụng có quan hệ bao hàm. Cụ thể, vốn từ của cá nhân được hiểu là bộ phận của vốn từ chung. Vốn từ của một cá nhân là toàn bộ các từ và đơn vị tương đương từ tồn tại trong trí óc của các nhân đó và được cá nhân đó sử dụng trong hoạt động giao tiếp. Vốn từ của cá nhân được tích lũy trong đầu óc một người còn vốn từ vựng của ngôn ngữ, theo cách nói của F.de.Saussure được lưu giữ “trong các bộ óc của một tập thể… những người cùng một cộng đồng ngôn ngữ” 5, tr 37 7 1.1.2. Hệ thống từ vựng Tiếng Việt a) Phân loại từ vựng Từ Từ đơn Từ phức Từ ghép Từ láy Ghép chính phụ Ghép đẳng lập Láy hoàn toàn Láy bộ phận Láy âm láy vần b) Các hiện tượng về ngữ nghĩa (1) Nghĩa của từ: Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,...) mà từ biểu thị. Ví dụ: - Tập quán : là thói quen của cộng đồng (địa phương, dân tộc,…) được hình thành từ lâu trong cuộc sống, được mọi người làm theo. - Lẫm liệt : Hùng dũng, oai nghiêm. - Nao núng: Lung lay, không vững lòng tin của mình nữa. (2) Từ nhiều nghĩa: Là từ có hai nét nghĩa trở lên. Trong đó có một nghĩa gốc và nhiều nghĩa chuyển (Phát triển từ trên cơ sở nghĩa gốc là cơ chế tạo ra từ nhiều nghĩa) - Em ăn cơm (gốc) - Tàu vào cảng ăn hàng (chuyển) (3) Từ đồng âm: Những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau (khác với từ nhiều nghĩa) 8 Ví dụ: Phân biệt đâu là hiện tượng đồng âm, đâu là hiện tượng chuyển nghĩa? Từ Hiện tượng Từ Hiện tượng Cái (bát) Đồng âm (Lá) cây Chuyển nghĩa  Từ nhiều nghĩa (Bát) trứng (Lá) phổi Con (đường) Đồng âm (Chân) tay Chuyển nghĩa  từ nhiều nghĩaNgọt như (đường) (Chân) núi (4) Từ đồng nghĩa: Những từ có âm khác nhau nhưng nghĩa giống nhau . Có 2 loại: + Từ đồng nghĩa hoàn toàn + Từ đồng nghĩa không hoàn toàn Ví dụ: Hy sinh, từ trần, qua đời, mất  chết Chú ý: + Đồng nghĩa hoàn toàn có thể thay thế cho nhau được. Ví dụ: Sân bay - phi trường + Đồng nghĩa không hoàn toàn không thể thay thể cho nhau được. Ví dụ: hy sinh - bỏ mạng (5) Từ trái nghĩa: Những từ có nghĩa trái ngược nhau. Chia 2 nhóm : a. Trái nghĩa lượng phân : Biểu thị hai khái niệm đối lập nhau, loại trừ nhau Ví dụ: Sống- chết, Chẵn - lẻ, Chiến tranh - hoà bình ... b. Trái nghĩa thang độ: Biểu thị hai khái niệm có tính chất thang độ, khẳng định cái này này, không có nghĩa phủ định cái kia. Ví dụ: Giá - trẻ, giàu nghèo,Yêu -ghét (6) Từ tượng hình, từ tượ ng thanh: a. Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật: Ví dụ: Vật vã, xộc xệch, lã chã, lấm tấm... b. Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên,con người. Ví dụ: Ha hả, hì hì, hu hu, mèo, bò, bốp, bịch ... (7) Cấp độ khái quát về nghĩa từ: 9 a. Từ ngữ có nghĩa rộng: Khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của nhiều từ ngữ khác. b. Từ ngữ có nghĩa hẹp: Khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. c. Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp hơn đối với một từ ngữ khác. Ví dụ: Y phục  Quần, áo  Quần đùi, áo dài, áo sơ mi. 1.1.3. Làm giàu vốn từ cho học sinh Tiểu học Theo tác giả Nguyễn Minh Thuyết, nhiệm vụ chủ yếu của việc dạy từ(làm giàu vốn từ) ở tiểu học là giúp HS: - Mở rộng, phát triển vốn từ (phong phú hóa vốn từ) - Nắm nghĩa của từ (chính xác hóa vốn từ) - Quản lý và phân loại vốn từ (hệ thống hóa vốn từ) - Luyện tập sử dụng từ (tích cực hóa vốn từ) Tương ứng với các nhiệm vụ trêntheo ông, SGK Tiếng Việt tiểu học đã thiết kế bốn loại bài tập cơ bản sau: + Loại bài tập giúp HS mở rộng vốn từ theo chủ điểm. Ví dụ: Ghép các tiếng sau thành những từ có hai tiếng: yêu, thươ ng, quý, mến, kính. M: yêu mến, quý mến (Chủ điểm “Cha mẹ”, Tiếng Việt 2, tập 1, tr.99) + Loại bài tập giúp HS nắm nghĩa của từ. Ví dụ: Tìm từ trong ngoặc đơn hợp với mỗi nghĩa sau: a) Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được. b) Dòng nước chảy tự nhiên ở đồi núi. c) Nơi đất trũng chữa nước, tương đối rộng và sâu, ở trong đất liền(suối, hồ , sông ) (Tiếng Việt 2, tập 2, tr.64) + Loại bài tập giúp HS quản lý, phân loại vốn từ. 10 Ví dụ: Kể tên các loài cây mà em biết theo nhóm: a) Cây lương thực, thực phẩm. M : lúa b) Cây ăn quả. M : cam c) Cây lấy gỗ: M : xoan d) Cây bóng mát. M : bàng đ) Cây hoa. M : cúc Như vậy, ở đây, tác giả Nguyễn Minh thuyết đã sử dụng thuật ngữ Mở rộng vốn từ theo nghĩa hẹp, mở rộng vốn từ là một trong bốn nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho HS tiểu học. Theo ông, để mở rộng vốn từ cho HS, SGK đưa ra các bài tập yêu cầu HS tìm các từ theo dấu hiệu cho trước hoặc theo một dấu hiệu chung nào đó và thông qua quá trình liên tưởng HS sẽ tìm được các từ mới. Khác với cách sử dụng thuật ngữ Mở rộng vốn từ theo nghĩa hẹp của tác giả Nguyễn Minh Thuyết, tác giả Lê Phương Nga lại sử dụng thuật ngữ mở rộng vốn từ theo nghĩa rộng, dùng để chỉ toàn bộ công việc làm giàu vốn từ cho HS tiểu học. Theo tác giả, làm giàu vốn từ hay còn gọi là mở rộng vốn từ, là nhiệm vụ cả các bài học có tên gọi “Mở rộng vốn từ”. Nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho HS tiểu học bao gồm các công việc dạy nghĩa từ, hệ thống hóa vốn từ, tíc cực hóa vốn từ. Dạy nghĩa từ : làm cho HS nắm nghĩa từ bao gồm việc thêm vào vốn từ của HS những từ mới và những nghĩa mới của từ đã biết, làm cho các em nắm được tính nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ. Dạy nghĩa từ phải hình thành những khả năng phát hiện ra những từ mới chưa biết trong văn bản cần tiếp nhận, nắm một số thao tác giả nghĩa từ, phát hiện ra những nghĩa mới của từ đã biết, làm rõ những sắc thái nghĩa khác nhau của từ trong những ngữ cảnh khác nhau. Hệ thống hóa vốn từ : dạy HS biết cách sắp xếp các từ một cách có hệ thống trong trí nhớ của mình để tích lũy được nhanh chóng và tạo ra tính thường trực của từ, tạo diều kiện cho các từ đi vào hoạt động lời nói được thuận lợi. Công việc này hình thành ở HS kỹ năng đối chiếu từ trong hàng dọc của chúng, đặt từ trong hệ thống kiên tưởng cùng chủ đề, đồng ngĩa, gần nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, cùng cấu tạo… tức là kỹ năng liên tưởng để huy động vốn từ. 11 Tích cực hóa vốn từ : dạy cho HS sử dụng từ, phát triển kỹ năng sử dụng từ trong lời nói và viết của HS, đưa từ vào trong vốn từ tích cực được HS dùng thường xuyên, tích cực hóa vốn từ tức là dạy HS biết dùng từ ngữ trong hoạt động nói năng của mình. Tương ứng với ba công việc trên, theo tác giả các bài tập mở rộng vốn từ trong SGK Tiếng Việt tiểu học có thể chia thành 3 nhóm: Nhóm 1: Bài tập dạy nghĩa từ. Nhóm 2: Bài tập hệ thống hóa vốn từ. Nhóm 3: Bài tập sử dụng từ. Như vậy, tác giả Lê Phương Nga đã không xếp loại bài tập mở rộng vốn từ thành một nhóm bài tập riêng như quan điểm của tác giả Nguyễn Minh Thuyết, tác giả đã đưa loại bài tập này vào trong nhóm bài tập hệ thống hóa vốn từ . Mặc dù diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng chúng ta có thể hiểu nhiệm vụ chủ yếu của làm giàu vốn từ cho HS thông qua các công việc cụ thể sau: + Chính xác hóa vốn từ (dạy nghĩa từ): Là giúp HS có thêm những từ mới, những nghĩa mới của từ đã học, thấy được tính nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ. + Hệ thống hóa vốn từ (trật tự hóa vốn từ): Là giúp HS sắp xếp các từ thành một trật tự nhất định trong trí nhớ của mình để có thể ghi nhớ từ nhanh, nhiều và tạo tính thường trực của từ. + Tích cực hóa vốn từ (luyện tập sử dụng từ): Là giúp HS biến những từ ngữ tích cực (những từ ngữ hiểu nghĩa nhưng không sử dụng khi nói, viết) thành từ ngữ tích cực, được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp hàng ngày. Làm giàu vốn từ là nhiệm vụ của các bài học có tên gọi “Mở rộng vốn từ”.Vì vậy, trong kiểu bài “Mở rộng vốn từ” sẽ gồm các bài tập sau: + Bài tập giải nghĩa từ (còn gọi là bài tập chính xác hóa vốn từ) có mục đích cung cấp cho HS các từ mới hoặc những nghĩa mới của từ đã học. + Bài tập hệ thống hóa vốn từ (còn gọi là bài tập mở rộng vốn từ và phân loại, quản lý vốn từ) có mục đích giúp HS dựa vào một hình thức liên tưởng nào 12 đó, sắp xếp vốn từ trong trí nhớ của mình một cách trật tự để nhớ nhanh, nhiều và sử dụng một cách dễ dàng. + Bài tập sử dụng từ (còn gọi là bài tập tích cực hóa vốn từ) làm giàu vốn từ cho HS bằng cách hướng dẫn các em sử dụng từ vào điền từ, tạo cụm từ, đăt câu, viết đoạn văn. 1.1.4. Phân môn Tập đọc với việc làm giàu vốn từ cho học sinh Dạy học Tập đọc có ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên, trẻ em phải học đọc, sau đó, các em phải đọc để học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập. Đọc là một công cụ để học tập các môn học. Đọc tạo ra hứng thú và động cơ cơ học tập. Đọc tạo điều kiện để HS có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Nó là khả năng không thể thiểu được của con người thời đại văn minh. Chính vì vậy, trường tiểu học có nhiệm vụ dạy đọc cho HS một cách có kế hoạch và hệ thống qua đó làm giàu vốn từ cho các em. Phân môn Tập đọc chiếm một vị trí quan trọng trong môn Tiếng Việt của HS Tiểu học. Nó góp phần làm giàu vốn từ vựng, có tác dụng tích cực cho việc rèn kĩ năng diễn đạt gọn gàng, trong sáng. Qua các bài Tập đọc các em hiểu thêm nhiều điều mới mẻ về thiên nhiên, đất nước con người, tri giác về không gian được mở rộng và do đó vốn sống của các em ngày càng phong phú hơn. Phân môn Tập đọc có các dạng bài tập (ở đây, ta xét các dạng bài tập đọc hiểu) giúp làm giàu vốn từ cho HS như sau: + Dạng bài tập nhận diện ngôn ngữ: giúp HS nhận biết được những từ mới, nhận biết câu, đoạn. Ví dụ: Tìm tên các loài chim được kể trong bài. (“Vè chim”, Tiếng Việt 2, tập 2, tr. 28) + Dạng bài tập luyện đọc thầm: Giúp HS rèn luyện khả năng nắm bắt từ ngữ tốt hơn. Ở dạng bài tập này, GV có thể ra đề mới kết hợp với câu hỏi trong SGK giúp HS làm giàu vốn từ. 13 Ví dụ: Các em hãy đọc thầm bài “Chim rừng Tây Nguyên” và tìm nhữ ng từ ngữ tả hình dáng, màu sắc, tiếng kêu, hoạt động của từng loài chim: a) Chim đại bàng. b) Chim thiên nga. c) Chim kơ púc. (“Chim rừng Tây Nguyên”, Tiếng Việt 2, tập 2, tr. 35) + Dạng bài tập làm rõ nội dung văn bản: Giúp HS nhận biết được nghĩa của từ, của đoạn và từ đó nắm được nội dung được khắc sâu hoặc được nhấn mạnh bằng ngôn từ có tính nghệ thuật, nhận biết ý nghĩa của đoạn. Ví dụ: Tìm những từ ngữ trong bài giúp em cảm nhận được: a) Hương vị riêng của mỗi loài hoa xuân. b) Vẻ riêng của mỗi loài chim. (“Mùa xuân đến”, Tiếng Việt 2, tập 2, tr.17) + Dạng bài tập hồi đáp văn bản: Giúp HS liên hệ để rút ra bài học đơn giản cho bản thân và cho những người xung quanh. Ví dụ: Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì? (“Kho báu”, Tiếng Việt 2, tập 2, tr.84) Như vậy qua các dạng bài tập trên của phân môn Tập đọc ta có thể thấy rõ mỗi loại bài tập lại thực hiện một nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho HS đã đặt ra: + Dạng bài tập nhận diện ngôn ngữ và dạng bài tập luyện đọc thầm thực hiện nhiệm vụ hệ thống hóa vốn từ cho HS. + Dạng bài tập làm rõ nội dung văn bản thực hiện nhiệm vụ chính xác hóa vốn từ cho HS. + Dạng bài tập hồi đáp văn bản thực hiện nhiệm vụ tích cực hóa vốn từ cho HS. Các dạng bài tập này bài tập này đều có mục đích khác nhau nhưng đều nhằm một mục tiêu chung là làm giàu vốn từ. 1.2. Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 2 với việc làm giàu vốn từ Việc tiếp cận tiếng mẹ đẻ, ở các lứa tuổi khác nhau, bị chi phối bởi sự phát triển tâm lý ở từng lứa tuổi. Dạy tiếng Việt nói chung và làm giàu vốn từ cho học 14 sinh nói riêng, chúng ta cần phải chú ý đặc điểm tâm sinh lý của HS để có những biện pháp làm giàu vốn từ thích hợp. HS lớp 2 có những đặc điểm tâm lý cơ bản sau đây: 1.2.1. Đặc điểm về tri giác Tri giác của HS tiểu học mang tính chất đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và mang tính không chủ động, do đó, các em phân biệt các đối tượng chưa chính xác, dễ mắc sai lầm, có khi còn lẫn lộn. Ở lớp 2, tri giác của các em thường gắn với hành động, với hoạt động thực tiễn của trẻ. Vì thế, trong quá trình dạy học, giáo viên cần quan tâm đến đặc điểm này để có biện pháp phù hợp giúp làm giàu vốn từ cho HS một cách hiệu quả nhất. 1.2.2. Đặc điểm về nhận thức Trong những năm đầu của bậc tiểu học, nhu cầu nhận thức của HS phát triển rất rõ nét, đặc biệt là nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh. Ở lớp 2, các em có nhu cầu tìm hiểu những sự việc riêng lẻ, riêng biệt khác với nhu cầu gắn liền với sự phát hiện nguyên nhân, quy luật, các mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc giữa các hiện tượng ở lớp 3, lớp 4, đặc biệt là lớp 5. 1.2.3. Đặc điểm về ghi nhớ Do hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất của HS ở lứa tuổi tiểu học tương đối chiếm ưu thế, nên trí nhớ trực quan – hình tượng được phát triển hơn trí nhớ từ ngữ - lôgic. Các em nhớ và giữ gìn chính xác những sự vật, hiện tượng cụ thể nhanh hơn và tốt hơn những định nghĩa, những lời giải thích dài dòng. Học sinh lớp 2 vẫn đang có khuynh hướng ghi nhớ máy móc bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần, có khi chưa hiểu mối liên hệ, ý nghĩa của tài liệu học tập. 1.2.4. Đặc điểm về tư duy Dạy từ ngữ ở tiểu học có nhiệm vụ phát triển năng lực tư duy trừu tượng cho HS nên việc làm giàu vốn từ cho HS phải được tiến hành từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Thông qua quá trình làm giàu vốn từ, HS nắm được các thao tác và phẩm chất tư duy như: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa… Ở lứa tuổi lớp 2, tư duy của trẻ đã logic hơn và tư duy trực quan hình tượng của trẻ đã khác nhiều ở lứa tuổi trước đó. Ở lứa tuổi này, trẻ đã biết phân 15 tích so sánh, khái quát, đây là những năng lực cần thiết để trẻ học tập. Chính vì vậy, làm giàu vốn từ cho HS bằng các phương pháp trừu tượng là rất thuận lợi. 1.2.5. Đặc điểm về hứng thú học tập Đối với trẻ em, đặc biệt là HS tiểu học khi làm một việc gì đó mà không hứng thú thì sẽ không tập trung chú ý, ngược lại, khi có hứng thú, thì các em thường hướng toàn bộ quá trình nhận thức của mình vào đó làm cho sự quan sát, tư duy, suy nghĩ tinh tế hơn, nhớ nhanh và lâu bền hơn. Việc làm giàu vốn từ cho HS bao gồm nhiều việc phức tạp không đơn giản, nếu GV không khơi nguồn hứng thú của HS thì giờ học sẽ trở nên khô khan thậm chí là nặng nề với HS. Điều này dẫn đến ý thức, mức tập trung của các em bị hạn chế, các em sẽ không tham gia tích cực, chủ động trong việc làm giàu vốn từ của mình. Như vậy, người GV cần nắm bắt được những sự hay đổi tâm sinh lý đó của HS lớp 2 để có phương pháp dạy học tiếng Việt nói chung và dạy học làm giàu vốn từ cho HS nói riêng phù hợp để kích thích được hứng thú học tập của HS và nâng cao hiệu quả giờ học. Đây cũng là cơ sở quan trọng đểtôi đề xuất các biện pháp làm giàu vốn từ cho HS lớp 2. 1.3. Đặc điểm về phát triển ngôn ngữ Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết của trẻ. Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ. Hầu hết, học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo. Khi trẻ vào lớp 1, bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết. Đến lứa tuổi lớp 2, học sinh có bước chuyển biến rõ rệt về ngôn ngữ: Các em đã nắm được một vốn từ khá phong phú và có khả năng nắm bắt ngôn ngữ (kể cả ngôn ngữ nói và ngôn ngũ viết) nhanh hơn lứa tuổi lớp 1. Tuy vậy, khả năng nắm bắt ngôn ngữ và phán đoán nghĩa của từ của các em diễn ra còn chậm hơn lứa tuổi ở lớp trên, đối với các em việc nói lại từng câu, từng chữ dễ dàng hơn dùng lời lẽ của mình để diễn tả lại một sự kiện, một 16 hiện tượng nào đó. Các em đã bước đầu biết lựa chọn từ ngữ thích hợp với mục đích giao tiếp đồng thời dùng các yếu tố phi ngôn ngữ (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt) để thể hiện rõ hơn điều cần diễn đạt. 1.4. Tiểu kết chương 1: Từ những kết quả tìm hiểu cơ sở lý luận về làm giàu vốn từ cho HS tiểu học và đặc điểm tâm sinh lý HS lớp 2, tôi rút ra những kết luận sau: - Làm giàu vốn từ cho HS tiểu học bao gồm các công việc cụ thể: Dạy nghĩa từ, trật tự hóa vốn từ, luyện tập sử dụng từ. Tương ứng với các nhiệm vụ, trong kiểu bài Tập đọc, có các bài tập: + Dạng bài tập nhận diện ngôn ngữ và dạng bài tập luyện đọc thầm thực hiện nhiệm vụ hệ thống hóa vốn từ cho HS. + Dạng bài tập làm rõ nội dung văn bản thực hiện nhiệm vụ chính xác hóa vốn từ cho HS + Dạng bài tập hồi đáp văn bản thực hiện nhiệm vụ tích cực hóa vốn từ cho HS. HS lớp 2 có những thay đổi về mặt tâm sinh lý thuận lợi cho việc làm giàu vốn từ: nhận thức lý tính đã bắt đầu hình thành, khả năng hiểu nghĩa của HS cũng nhanh hơn các HS bắt đầu học, có khả năng ghi nhớ bài học nhanh tạo điều kiện cho HS có thể ghi nhớ từ và nghĩa của từ nhanh. 17 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 2 THÔNG QUA DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC 2.1. Chương trình tập đọc lớp 2 với việc làm giàu vốn từ Ở lớp 2, phân môn Tập đọc, gồm có 15 chủ điểm, thực hiện ở 31 tuần, với 93 bài, được dạy – học trong 93 tiết. Qua mỗi bài GV có thể hướng dẫn cho HS vốn từ khó như sau: Ví dụ: - Trong bài “Có công mài sắc có ngày nên kim ” có các từ khó sau: Ngáp ngắn ngáp dài, nguệch ngoạc. - Trong bài “Bạn của Nai nhỏ ” có các từ khó sau: Hung dữ, rình, ngã ngửa. Nội dung cụ thể các bài tham khảo ở phần phụ lục 1. Như vậy, việc làm giàu vốn từ cho HS được diễn ra qua các bài học theo từng chủ điểm cụ thể chiếm thời lượng lớn trong tuần (mỗi tuần có 3 tiết). Các từ ngữ được đưa vào sử dụng tại các bài Tập đọc là từ thuần Việt, từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ thông dụng với các loại văn bản nghệ thuật, khoa học, nhật dụng, truyền thông. 18 2.2. Thực trạng việc làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học Tập đọc 2.2.1. Vài nét về trường Tiểu học Võ Thị Sáu Trường Tiểu học Võ Thị Sáu thuộc phường An Mỹ, TP. Tam Kỳ - Quảng Nam, là trường mới được thành lập vào tháng 7 năm 2013. Chính vì mới được thành lậpchưa được lâu nên trường chưa có bề dày lịch sử. Đội ngũ giáo viên của trường đều tốt nghiệp trình độ THSP, CĐSP, ĐHSP. Có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, yêu nghề, yêu trẻ, đoàn kết, sống thân thiện với nhau, nhiệt tình với công việc. Toàn bộ đội ngũ giáo viên, nhân viên của trường gồm: - 1 hiệu trưởng. - 1 hiệu phó. - 33 giáo viên. Trong đó có 5 tổ trưởng chuyên môn. - 1 nhân viên thư viện. - 1 kế toán. - 1 nhân viên y tế. - 1 bảo vệ. Năm học 2015 – 2016 trường có tất cả 25 lớp với 837 HS được phân thành 5 khối lớp. 19 Với nhận thức giáo dục là nhân tố quyết định đến sự phát triển nguồn nhân lực của địa phương, trong nhiều năm qua, cùng với những thành tựu chung về kinh tế - xã hội, công tác giáo dục của phường An Mỹ được Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các ban ngành đoàn thể quan tâm tích cực cực chăm lo và không ngừng phát triển. Hằng năm ngoài nguồn đầu tư ngân sách, địa phương đã huy động các nguồn đóng góp của nhân dân cho công tác giáo dục; do đó, các trường học đều phát triển tốt. 2.2.2. Thực trạng việc làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 của giáo viên. 2.2.2.1. Mục đích khảo sát + Khảo sát việc làm giàu vốn từ cho HS lớp 2 của giáo viên trong các bài dạy Tập đọc. + Khảo sát nội dung và các phương pháp dạy học mà GV thường sử dụng trong giờ Tập đọc. + Khảo sát những khó khăn mà GV thường gặp phải khi làm giàu vốn từ cho HS. + Khảo sát những đề xuất của GV để nâng cao chất lượng làm giàu vốn từ cho HS lớp 2. 2.2.2.2. Đối tượng khảo sát - GV trường tiểu học Võ Thị Sáu: 10 người. 2.2.2.3. Kết quả khảo sát Dựa vào mục đích khảo sát thực trạng việc dạy học làm giàu vốn từ cho HS của GV, tôi đã thiết kế các phiếu điều tra, đề nghị GV thực hiện và thu lại kết quả sau: a) Thực trạng nhận thức của GV về nhiệm vụ và nội dung làm giàu vốn từ cho HS lớp 2 qua dạy học phân môn Tập đọc 20 Bảng 1: Thực trạng nhận thức của GV về nhiệm vụ và nội dung làm giàu vốn từ (LGVT) cho HS lớp 2 qua giờ Tập đọc Phương án ND khảo sát A Tỷ lệ () B Tỷ lệ () C Tỷ lệ () Tầm quan trọng của LGVT cho HS Không cần thiết 0 0 Cần thiết 2 20 Rất cần thiết 8 80 Các nhiệm vụ LGVT cho HS Dạy nghĩa từ, sắp xếp từ, luyện tập sử dụng từ. 0 0 Mở rộng vốn từ, dạy nghĩa từ, luyện tập sử dụng từ 10 100 Dạy nghĩa từ, trật tự hóa vốn từ, luyện tập sử dụng từ 0 0 Bài tập sử dụng trong dạy học Tập đọc Chỉ sử dụng bài tập trong SGK 7 70 Bài tập trong SGK và bài tập tự thiết kế 2 20 Bài tập trong SGK và SGV 1 10 Nội dung LGVT cho HS Những từ SGK yêu cầu 5 50 Những từ ngữ trong SGK yêu cầu và những từ HS thắc mắc. 4 40 Những từ trong SGK, SGV yêu cầu và những từ HS thắc mắc. 1 10 Hứng thú học tập của Hứng thú học 3 30 Bình thường 7 70 Không hứng thú học 0 0 21 HS trong giờ Tập đọc Qua phân tích kết quả khảo sát trên tôi thấy: - Đa số GV nhận thức được tầm quan trọng của việc làm giàu vồn từ cho HS tiểu học nói chung và của HS lớp 2 nói riêng (chiếm 80 ). - Đa số các GV nhận thức về các nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho HS của GV chưa đầy đủ, làm giàu vốn từ ở tiểu học có 3 nhiệm vụ: dạy nghı̃a từ, trật tự hóa vốn từ (bao gồm: MRVT, phân loại quản lı́ vốn từ) và luyện tập sử dụng từ. 100 GV cho rằng làm giàu vốn từ bao gồm: MRVT, dạy nghı̃a từ, sử dụng từ. - Đa số GV chı̉ sử dụng bài tập trong SGK( chiếm 70) ı́t thiết kế thêm hệ thống bài tập để làm giàu vốn từ cho HS. - Đa số GV chı̉ làm giàu vốn từ cho HS theo yêu cầu của SGK (chiếm 70) chưa chuẩn bị thêm các từ cần giải nghı̃a bổ sung thêm trong giờ học để làm giàu vốn từ cho HS. - Đa số GV thấy hứng thú học tập của học sinh trong khi học các bài MRVT (chiếm 70). b. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học trong giờ Tập đọc Bảng 2. Các phương pháp dạy từ ngữ GV thường sử dụng trong dạy học phân môn Tập đọc Các phương pháp Số GV sử dụng Tỷ lệ () Giảng giải 9 90 Trực quan 4 40 Thảo luận nhóm 3 30 Trò chơi học tập 3 30 Qua quá trı̀nh dự giờ của các GV đang giảng dạy trực tiếp ở các lớp 2 và qua phân tích kết quả khảo sát ở bảng trên, tôi thấy: - Phần lớn GV sử dụng phương pháp giảng giải trong giờ dạy Tập đọc (chiếm 90). Đa phần các GV cho HS tự tı̀m từ, sau đó, sẽ giải nghı̃a từ bằng phương pháp giảng giải một số từ trong bài. 22 - Chỉ 40 GV sử dụng thường xuyên phương pháp trực quan.Trong các giờ dạy MRVT. Phương pháp thảo luận nhóm cũng rất ı́t được GV sử dụng (chiếm 30 ), nếu có sử dụng cũng ở mức hı̀nh thức, chưa thực sự mang lại hiệu quả, HS chưa có thời gian để thảo luận, một số HS trong các nhóm không thật hào hứng thảo luận. - GV ı́t sử dụng trò chơi học tập, theo kết quả phiếu điều tra chı̉ có 10 GV sử dụng trong quá trı̀nh dạy học (chiếm 30 ). Khi được hỏi về phương pháp này, một số GV trả lời rằng “chúng tôi biết trò chơi học tập có vai trò quan trọng trong quá trı̀nh dạy học nhưng chúng tôi không có nhiều thời gian để suy nghı̃, thiết kế và chuẩn bị các trò chơi”. Qua nội dung điều tra về những khó khăn mà GV thường gặp phải trong quá trı̀nh làm giàu vốn từ, tôi thấy, GV thường gặp những khó khăn sau: + Vốn từ của HS đang còn nghèo nàn, đôi khi GV phải giải nghı̃a từ theo kiểu áp đặt. + HS thường lúng túng trong việc tı̀m từ theo chủ điểm, lúng túng trong việc giải nghı̃a từ đặc biệt là những từ Hán - Việt, thành ngữ, tục ngữ. + GV gặp khó khăn trong việc giải nghı̃a các từ trừu tượng. + Phương tiện dạy học để phục vụ cho minh họa giải nghı̃a từ còn thiếu. + Một số GV lúng túng về mặt tri thức, do khó khăn về mặt tài liệu tham khảo, kiến thức về từ và vốn từ của GV chưa sâu. Khi được hỏi về những đề xuất để nâng cao hiệu quả làm giàu vốn từ, các GV cho biết những công việc phải làm để nâng cao hiệu quả làm giàu vốn từ cho HS là: + Tổ chức hı̀nh thức hoạt động nhóm bổ sung từ cho nhau. + Hướng dẫn HS tı́ch lũy vốn từ qua các môn học, trong cuộc sống, vận dụng vốn từ trong giao tiếp, thực hành bài tập, viết văn. + Đầu tư phương tiện dạy học phong phú và đa dạng. + Luôn đổi mới phương pháp dạy học, lựa chọn các phương pháp dạy học kı́ch thı́ch hứng thú học tập của học sinh. + Làm giàu vốn sống cho HS 23 2.2.3. Thực trạng về vốn từ và hứng thú làm giàu vốn từ của học sinh lớp 2 2.2.3.1. Thực trạng vốn từ So với trước đây, vốn từ của HS hiện nay phong phú và khả năng nắm nghı̃a từ, sử dụng từ của HS hơn trước đây, đặc biệt là HS học tập ở thành phố, vốn từ của các em phong phú và năng động hơn vốn từ của HS ở nông thôn và miền núi rất nhiều. Tôi đã tiến hành điều tra 175 HS (khối 2) của trường tiểu học Võ Thị Sáu (Thành phố Tam Kỳ - Quảng Nam), yêu cầu HS thực hiện 7 bài kiểm tra vốn từ và kết quả thu được như sau: Bảng 3: Vốn từ của HS lớp 2 ở các mức độ khác nhau Mức độ Số HS Tỷ lệ () Thực hiện được 7 bài tập 9 5,14 Thực hiện được 6 bài tập 43 24,57 Thực hiện được 4 - 5 bài tập 55 31,43 Thực hiện được 3 - 4 bài tập 64 36,57 Thực hiện được 0 - 2 bài tập 4 2,29 Qua bảng trên ta thấy: Số HS thực hiện đúng 7 bài tập là 9 HS chiếm 5,14 , số HS thực hiện tương đối tốt 6 bài tập là 43 HS chiếm 24,57, số HS thực hiện 4 - 5 bài tập là 55 HS chiếm 31,43 số HS thực hiện 3 - 4 bài tập là 64 HS chiếm 36,57, số HS thực hiện được 0 - 2 bài tập là 4 HS chiếm 2,29 Trong phiếu bài tập điều tra vốn từ, tôi đã sử dụng tất cả 7 bài tập trong đó, có 1 bài tập giải nghı̃a từ (4), 2 bài tập mở rộng vốn từ (7,9), 2 bài tập phân loại quản lı́ vốn từ (5,8) và 2 bài tập sử dụng từ (6,10). + Bài tập giải nghı̃a từ: Mặc dù từ ngữ tôi đưa ra để điều tra là từ ngữ các em đã được giải nghı̃a trong bài học trước đó nhưng vẫn có tới 22 HS trả lời sai một câu hỏi giải nghı̃a từ (chiếm 31, 4 ). Nhiều em khi được hỏi “hai sương một nắng” có nghı̃a là gı̀? Các em đã chọn “Hai sương một nắng” có nghĩa là sương từ sáng tới tối, ánh nắng trong một ngày. 24 Như vậy, khả năng nắm nghı̃a từ của HS chưa cao (hơn 31 học sinh trả lời sai). Số học sinh hiểu nghı̃a hoặc hiểu nghı̃a từ sai đang còn nhiều, điều này đòi hỏi GV phải có biện pháp thı́ch hợp trong dạy nghı̃a từ để nâng cao khả năng nắm nghı̃a từ cho HS. + Bài tập mở rộng vốn từ, phân loại quản lý vốn từ : Qua điều tra, chúng tôi thấy, khả năng mở rộng vốn từ theo chủ đề của HS đang còn ı́t, theo mỗi chủ đề đưa ra HS mới chı̉ tı̀m được 1, 2 từ và nhiều nhất là 3, 4 từ. Đối với bài tập quản lý vốn từ, chúng tôi thấy, HS dễ dàng phân loại từ theo tiêu chı́ cấu tạo (bài 8) hơn là phân loại theo tiêu chı́ nghı̃a (bài 10). Đa số HS không phân loại được đúng các từ vào các nhóm, một số em cho “se se lạnh” chı̉ thời tiết của mùa xuân, hoặc “ấm áp” chı̉ thời tiết của mùa hạ. Như vậy, chứng tỏ HS chưa hiểu rõ đầy đủ nghı̃a của từ hoặc trong quá trı̀nh dạy GV không hướng HS tới mục tiêu phân loại vốn từ để sắp xếp từ theo hệ thống trong trı́ nhớ của mı̀nh. + Bài tập sử dụng từ : Khả năng lựa chọn và sử dụng từ chı́nh xác, tinh tế của HS còn thấp. Cụ thể, ở bài 7 chı̉ có 73 HS nối đúng các từ ngữ cột A với cột B là “những mảng tường vàng, ngói đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây”, “hàng ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa” và đặt được câu cho những từ vừa nối được (chiếm 41,71). Đối với bài tập phát hiện và chữa lỗi dùng từ chı̉ có một số em phát hiện chı́nh xác từ sai và sửa lại, có 60 em(chiếm 34,28) làm đúng, số còn lại các em lựa chọn cách sửa cả cụm từ hoặc thêm từ vào câu để diễn đạt cho đầy đủ ý của câu. Như vậy, qua điều tra vốn từ của HS tôi thấy, vốn từ của HS còn nhiều hạn chế về cả 3 mặt: hiểu nghı̃a từ, hệ thống hóa vốn từ và tı́ch cực hóa vốn từ. 2.2.3.2. Thực trạng hứng thú của HS lớp 2 với việc làm giàu vốn từ trong các bài Tập đọc Tôi đã sử dụng các nội dung điều tra hứng thú học tập của HS đối với việc làm giàu vốn và thu được kết quả sau 25 Bảng 4: Mức độ hứng thú của HS lớp 2 với việclàm giàu vốn từ Phương pháp ND điều tra A Tỷ lệ () B Tỷ lệ () C Tỷ lệ () Hứng thú của HS đối với bài học Tập đọc Thích Không 111 63,4 3 Bình thường 57 32,5 7 Không thích 7 4 Hiệu quả học tập sau giờ học Tập đọc Hiểu được nghĩa các từ và không sử dụng được từ.học 8 4,57 Hiểu nghĩa từ nhưng chưasử dụng được một số từ để đặt câu, viết văn 33 18,8 6 Hiểu nghĩa từ và thường xuyên sử dụng các từ trong học tập và cuộc sống 13 4 76,5 7 Như vậy, từ kết quả điều tra và các cuộc trò chuyện với HS, chúng tôi thấy: Đa số các em đều thı́ch học các bài Tập đọc (chiếm 63,43) và có ý thức tự làm giàu vốn từ cho mình thông qua việc giải thích của GV và những người xung quanh (chiếm 64,57) hoặc tra từ điển (chiếm 30,29) để hiểu nghĩa từ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn có không ít học sinh không mấy hào hứng (chiếm 32,57) và chưa ý thức việc làm giàu vốn từ cho bản thân mình (chiếm 5,14). Có một số em trả lời là không thích học trong các tiết học (chiếm 4).Vì vậy, có rất nhiều từ các em không hiểu nghĩa và chưa sử dụng được để đặt câu, sử dụng trong giao tiếp hàng ngày (chiếm 18,86). Khi được hỏi vì sao không thích học tiết Tập đọc, một số HS trả lời không thể tập trung học vì GV chỉ chú ý đến những bạn học giỏi. Một số HS khác lại trả lời trong tiết học em không hiểu bài nhưng không dám hỏi GV. 26 2.2.4. Nguyên nhân của thực trạng Từ kết quả điều tra trên, từ thực tế giao tiếp với GV, HS và dự giờ các tiết Tập đọc, tôi đã tìm hiểu và đưa ra các nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là: 2.2.4.1. Nguyên nhân từ phía giáo viên - Vốn từ của GV còn hạn chế, chưa thật phong phú, chưa đáp ứng yêu cầu để hướng dẫn HS mở rộng và phát triển vốn từ (đặc biệt là các từ Hán -Việt và các câu thành ngữ, tục ngữ). Nên việc truyền đạt kiến thức cho HS chưa sâu. Việc hướng dẫn HS giải nghĩa từ, làm bài tập Tập đọc, phân loại quản lý vốn từ theo quan hệ n

NỘI DUNG

Vốn từ là khối từ ngữ cụ thể, hoàn chỉnh (có đủ hình thức âm, chữ và nội dung ngữ pháp) mà mỗi các nhân tích lũy được trong ký ức của mình Vốn từ của từng người cụ thể, không ai giống ai Vốn từ nhiều hay ít, đơn giản hay đa dạng tùy thuộc ở kinh nghiệm sống, ở trình độ học vấn, ở sự giao tiếp giao lưu văn hóa ngôn ngữ của từng người Mỗi một ngôn ngữ phát triển có một số lượng từ vựng hết sức lớn và phong phú, có thể lớn tới hàng chục vạn, hàng triệu từ

Từ vựng của ngôn ngữ bao gồm nhiều lớp từ, nhiều nhóm từ không đồng nhất và có chất lượng khác nhau Trong vốn từ ngữ của một ngôn ngữ nào đó cũng đều có từ mới và từ cũ, những từ phổ biến chung, những từ văn hóa (là những từ chuẩn mực) những từ chuyên môn, từ vay mượn

Vốn từ của một ngôn ngữ và vốn từ của các nhân sử dụng có quan hệ bao hàm Cụ thể, vốn từ của cá nhân được hiểu là bộ phận của vốn từ chung Vốn từ của một cá nhân là toàn bộ các từ và đơn vị tương đương từ tồn tại trong trí óc của các nhân đó và được cá nhân đó sử dụng trong hoạt động giao tiếp Vốn từ của cá nhân được tích lũy trong đầu óc một người còn vốn từ vựng của ngôn ngữ, theo cách nói của F.de.Saussure được lưu giữ “trong các bộ óc của một tập thể… những người cùng một cộng đồng ngôn ngữ” [5, tr 37]

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

Hệ thống từ vựng Tiếng Việt và việc làm giàu vốn từ cho học sinh Tiểu học

Vốn từ là khối từ ngữ cụ thể, hoàn chỉnh (có đủ hình thức âm, chữ và nội dung ngữ pháp) mà mỗi các nhân tích lũy được trong ký ức của mình Vốn từ của từng người cụ thể, không ai giống ai Vốn từ nhiều hay ít, đơn giản hay đa dạng tùy thuộc ở kinh nghiệm sống, ở trình độ học vấn, ở sự giao tiếp giao lưu văn hóa ngôn ngữ của từng người Mỗi một ngôn ngữ phát triển có một số lượng từ vựng hết sức lớn và phong phú, có thể lớn tới hàng chục vạn, hàng triệu từ

Từ vựng của ngôn ngữ bao gồm nhiều lớp từ, nhiều nhóm từ không đồng nhất và có chất lượng khác nhau Trong vốn từ ngữ của một ngôn ngữ nào đó cũng đều có từ mới và từ cũ, những từ phổ biến chung, những từ văn hóa (là những từ chuẩn mực) những từ chuyên môn, từ vay mượn

Vốn từ của một ngôn ngữ và vốn từ của các nhân sử dụng có quan hệ bao hàm Cụ thể, vốn từ của cá nhân được hiểu là bộ phận của vốn từ chung Vốn từ của một cá nhân là toàn bộ các từ và đơn vị tương đương từ tồn tại trong trí óc của các nhân đó và được cá nhân đó sử dụng trong hoạt động giao tiếp Vốn từ của cá nhân được tích lũy trong đầu óc một người còn vốn từ vựng của ngôn ngữ, theo cách nói của F.de.Saussure được lưu giữ “trong các bộ óc của một tập thể… những người cùng một cộng đồng ngôn ngữ” [5, tr 37]

1.1.2 Hệ thống từ vựng Tiếng Việt a) Phân loại từ vựng

Ghép chính phụ Ghép đẳng lập Láy hoàn toàn Láy bộ phận

Láy âm láy vần b) Các hiện tượng về ngữ nghĩa

(1) Nghĩa của từ:Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ, ) mà từ biểu thị

Ví dụ: - Tập quán: là thói quen của cộng đồng (địa phương, dân tộc,…) được hình thành từ lâu trong cuộc sống, được mọi người làm theo

- Lẫm liệt: Hùng dũng, oai nghiêm

- Nao núng: Lung lay, không vững lòng tin của mình nữa

(2) Từ nhiều nghĩa:Là từ có hai nét nghĩa trở lên Trong đó có một nghĩa gốc và nhiều nghĩa chuyển (Phát triển từ trên cơ sở nghĩa gốc là cơ chế tạo ra từ nhiều nghĩa)

- Tàu vào cảng ăn hàng (chuyển)

(3) Từ đồng âm: Những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau (khác với từ nhiều nghĩa)

Ví dụ: Phân biệt đâu là hiện tượng đồng âm, đâu là hiện tượng chuyển nghĩa?

Từ Hiện tượng Từ Hiện tượng

(Lá) cây Chuyển nghĩa  Từ nhiều nghĩa

(Chân) tay Chuyển nghĩa  từ nhiều nghĩa

Ngọt như (đường) (Chân) núi

(4) Từ đồng nghĩa:Những từ có âm khác nhau nhưng nghĩa giống nhau

+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn

+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn

Ví dụ: Hy sinh, từ trần, qua đời, mất  chết

+ Đồng nghĩa hoàn toàn có thể thay thế cho nhau được

Ví dụ: Sân bay - phi trường

+ Đồng nghĩa không hoàn toàn không thể thay thể cho nhau được

Ví dụ: hy sinh - bỏ mạng

(5) Từ trái nghĩa: Những từ có nghĩa trái ngược nhau Chia 2 nhóm : a Trái nghĩa lượng phân : Biểu thị hai khái niệm đối lập nhau, loại trừ nhau

Ví dụ: Sống- chết, Chẵn - lẻ, Chiến tranh - hoà bình b Trái nghĩa thang độ: Biểu thị hai khái niệm có tính chất thang độ, khẳng định cái này này, không có nghĩa phủ định cái kia

Ví dụ: Giá - trẻ, giàu nghèo,Yêu -ghét

(6) Từ tượng hình, từ tượng thanh: a Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật:

Ví dụ: Vật vã, xộc xệch, lã chã, lấm tấm b Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên,con người

Ví dụ: Ha hả, hì hì, hu hu, mèo, bò, bốp, bịch

(7) Cấp độ khái quát về nghĩa từ:

9 a Từ ngữ có nghĩa rộng:

Khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của nhiều từ ngữ khác b Từ ngữ có nghĩa hẹp:

Khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác c Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp hơn đối với một từ ngữ khác

Ví dụ: Y phục  Quần, áo  Quần đùi, áo dài, áo sơ mi

1.1.3 Làm giàu vốn từ cho học sinh Tiểu học

Theo tác giả Nguyễn Minh Thuyết, nhiệm vụ chủ yếu của việc dạy từ(làm giàu vốn từ) ở tiểu học là giúp HS:

- Mở rộng, phát triển vốn từ (phong phú hóa vốn từ)

- Nắm nghĩa của từ (chính xác hóa vốn từ)

- Quản lý và phân loại vốn từ (hệ thống hóa vốn từ)

- Luyện tập sử dụng từ (tích cực hóa vốn từ)

Tương ứng với các nhiệm vụ trêntheo ông, SGK Tiếng Việt tiểu học đã thiết kế bốn loại bài tập cơ bản sau:

+ Loại bài tập giúp HS mở rộng vốn từ theo chủ điểm

Ví dụ: Ghép các tiếng sau thành những từ có hai tiếng: yêu, thương, quý, mến, kính

(Chủ điểm “Cha mẹ”, Tiếng Việt 2, tập 1, tr.99) + Loại bài tập giúp HS nắm nghĩa của từ

Ví dụ: Tìm từ trong ngoặc đơn hợp với mỗi nghĩa sau: a) Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được b) Dòng nước chảy tự nhiên ở đồi núi c) Nơi đất trũng chữa nước, tương đối rộng và sâu, ở trong đất liền(suối, hồ, sông)

+ Loại bài tập giúp HS quản lý, phân loại vốn từ

Ví dụ: Kể tên các loài cây mà em biết theo nhóm: a) Cây lương thực, thực phẩm M: lúa b) Cây ăn quả M: cam c) Cây lấy gỗ: M: xoan d) Cây bóng mát M: bàng đ) Cây hoa M: cúc

Như vậy, ở đây, tác giả Nguyễn Minh thuyết đã sử dụng thuật ngữ Mở rộng vốn từ theo nghĩa hẹp, mở rộng vốn từ là một trong bốn nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho HS tiểu học Theo ông, để mở rộng vốn từ cho HS, SGK đưa ra các bài tập yêu cầu HS tìm các từ theo dấu hiệu cho trước hoặc theo một dấu hiệu chung nào đó và thông qua quá trình liên tưởng HS sẽ tìm được các từ mới

Khác với cách sử dụng thuật ngữ Mở rộng vốn từ theo nghĩa hẹp của tác giả Nguyễn Minh Thuyết, tác giả Lê Phương Nga lại sử dụng thuật ngữ mở rộng vốn từ theo nghĩa rộng, dùng để chỉ toàn bộ công việc làm giàu vốn từ cho HS tiểu học Theo tác giả, làm giàu vốn từ hay còn gọi là mở rộng vốn từ, là nhiệm vụ cả các bài học có tên gọi “Mở rộng vốn từ” Nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho HS tiểu học bao gồm các công việc dạy nghĩa từ, hệ thống hóa vốn từ, tíc cực hóa vốn từ

Dạy nghĩa từ: làm cho HS nắm nghĩa từ bao gồm việc thêm vào vốn từ của

HS những từ mới và những nghĩa mới của từ đã biết, làm cho các em nắm được tính nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ Dạy nghĩa từ phải hình thành những khả năng phát hiện ra những từ mới chưa biết trong văn bản cần tiếp nhận, nắm một số thao tác giả nghĩa từ, phát hiện ra những nghĩa mới của từ đã biết, làm rõ những sắc thái nghĩa khác nhau của từ trong những ngữ cảnh khác nhau

Hệ thống hóa vốn từ: dạy HS biết cách sắp xếp các từ một cách có hệ thống trong trí nhớ của mình để tích lũy được nhanh chóng và tạo ra tính thường trực của từ, tạo diều kiện cho các từ đi vào hoạt động lời nói được thuận lợi Công việc này hình thành ở HS kỹ năng đối chiếu từ trong hàng dọc của chúng, đặt từ trong hệ thống kiên tưởng cùng chủ đề, đồng ngĩa, gần nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, cùng cấu tạo… tức là kỹ năng liên tưởng để huy động vốn từ

Tích cực hóa vốn từ: dạy cho HS sử dụng từ, phát triển kỹ năng sử dụng từ trong lời nói và viết của HS, đưa từ vào trong vốn từ tích cực được HS dùng thường xuyên, tích cực hóa vốn từ tức là dạy HS biết dùng từ ngữ trong hoạt động nói năng của mình

Tương ứng với ba công việc trên, theo tác giả các bài tập mở rộng vốn từ trong SGK Tiếng Việt tiểu học có thể chia thành 3 nhóm:

Nhóm 1: Bài tập dạy nghĩa từ

Nhóm 2: Bài tập hệ thống hóa vốn từ

Nhóm 3: Bài tập sử dụng từ

Như vậy, tác giả Lê Phương Nga đã không xếp loại bài tập mở rộng vốn từ thành một nhóm bài tập riêng như quan điểm của tác giả Nguyễn Minh Thuyết, tác giả đã đưa loại bài tập này vào trong nhóm bài tập hệ thống hóa vốn từ

Mặc dù diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng chúng ta có thể hiểu nhiệm vụ chủ yếu của làm giàu vốn từ cho HS thông qua các công việc cụ thể sau:

Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 2 với việc làm giàu vốn từ

Việc tiếp cận tiếng mẹ đẻ, ở các lứa tuổi khác nhau, bị chi phối bởi sự phát triển tâm lý ở từng lứa tuổi Dạy tiếng Việt nói chung và làm giàu vốn từ cho học

14 sinh nói riêng, chúng ta cần phải chú ý đặc điểm tâm sinh lý của HS để có những biện pháp làm giàu vốn từ thích hợp HS lớp 2 có những đặc điểm tâm lý cơ bản sau đây:

1.2.1 Đặc điểm về tri giác

Tri giác của HS tiểu học mang tính chất đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và mang tính không chủ động, do đó, các em phân biệt các đối tượng chưa chính xác, dễ mắc sai lầm, có khi còn lẫn lộn Ở lớp 2, tri giác của các em thường gắn với hành động, với hoạt động thực tiễn của trẻ Vì thế, trong quá trình dạy học, giáo viên cần quan tâm đến đặc điểm này để có biện pháp phù hợp giúp làm giàu vốn từ cho HS một cách hiệu quả nhất

1.2.2 Đặc điểm về nhận thức

Trong những năm đầu của bậc tiểu học, nhu cầu nhận thức của HS phát triển rất rõ nét, đặc biệt là nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh Ở lớp 2, các em có nhu cầu tìm hiểu những sự việc riêng lẻ, riêng biệt khác với nhu cầu gắn liền với sự phát hiện nguyên nhân, quy luật, các mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc giữa các hiện tượng ở lớp 3, lớp 4, đặc biệt là lớp 5

1.2.3 Đặc điểm về ghi nhớ

Do hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất của HS ở lứa tuổi tiểu học tương đối chiếm ưu thế, nên trí nhớ trực quan – hình tượng được phát triển hơn trí nhớ từ ngữ - lôgic Các em nhớ và giữ gìn chính xác những sự vật, hiện tượng cụ thể nhanh hơn và tốt hơn những định nghĩa, những lời giải thích dài dòng Học sinh lớp 2 vẫn đang có khuynh hướng ghi nhớ máy móc bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần, có khi chưa hiểu mối liên hệ, ý nghĩa của tài liệu học tập

1.2.4 Đặc điểm về tư duy

Dạy từ ngữ ở tiểu học có nhiệm vụ phát triển năng lực tư duy trừu tượng cho HS nên việc làm giàu vốn từ cho HS phải được tiến hành từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp Thông qua quá trình làm giàu vốn từ, HS nắm được các thao tác và phẩm chất tư duy như: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa… Ở lứa tuổi lớp 2, tư duy của trẻ đã logic hơn và tư duy trực quan hình tượng của trẻ đã khác nhiều ở lứa tuổi trước đó Ở lứa tuổi này, trẻ đã biết phân

15 tích so sánh, khái quát, đây là những năng lực cần thiết để trẻ học tập Chính vì vậy, làm giàu vốn từ cho HS bằng các phương pháp trừu tượng là rất thuận lợi

1.2.5 Đặc điểm về hứng thú học tập Đối với trẻ em, đặc biệt là HS tiểu học khi làm một việc gì đó mà không hứng thú thì sẽ không tập trung chú ý, ngược lại, khi có hứng thú, thì các em thường hướng toàn bộ quá trình nhận thức của mình vào đó làm cho sự quan sát, tư duy, suy nghĩ tinh tế hơn, nhớ nhanh và lâu bền hơn Việc làm giàu vốn từ cho

HS bao gồm nhiều việc phức tạp không đơn giản, nếu GV không khơi nguồn hứng thú của HS thì giờ học sẽ trở nên khô khan thậm chí là nặng nề với HS Điều này dẫn đến ý thức, mức tập trung của các em bị hạn chế, các em sẽ không tham gia tích cực, chủ động trong việc làm giàu vốn từ của mình

Như vậy, người GV cần nắm bắt được những sự hay đổi tâm sinh lý đó của

HS lớp 2 để có phương pháp dạy học tiếng Việt nói chung và dạy học làm giàu vốn từ cho HS nói riêng phù hợp để kích thích được hứng thú học tập của HS và nâng cao hiệu quả giờ học Đây cũng là cơ sở quan trọng đểtôi đề xuất các biện pháp làm giàu vốn từ cho HS lớp 2.

Đặc điểm về phát triển ngôn ngữ

Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết của trẻ Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ

Hầu hết, học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo Khi trẻ vào lớp 1, bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết Đến lứa tuổi lớp 2, học sinh có bước chuyển biến rõ rệt về ngôn ngữ: Các em đã nắm được một vốn từ khá phong phú và có khả năng nắm bắt ngôn ngữ (kể cả ngôn ngữ nói và ngôn ngũ viết) nhanh hơn lứa tuổi lớp 1 Tuy vậy, khả năng nắm bắt ngôn ngữ và phán đoán nghĩa của từ của các em diễn ra còn chậm hơn lứa tuổi ở lớp trên, đối với các em việc nói lại từng câu, từng chữ dễ dàng hơn dùng lời lẽ của mình để diễn tả lại một sự kiện, một

16 hiện tượng nào đó Các em đã bước đầu biết lựa chọn từ ngữ thích hợp với mục đích giao tiếp đồng thời dùng các yếu tố phi ngôn ngữ (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt) để thể hiện rõ hơn điều cần diễn đạt.

Tiểu kết chương 1

Từ những kết quả tìm hiểu cơ sở lý luận về làm giàu vốn từ cho HS tiểu học và đặc điểm tâm sinh lý HS lớp 2, tôi rút ra những kết luận sau:

- Làm giàu vốn từ cho HS tiểu học bao gồm các công việc cụ thể: Dạy nghĩa từ, trật tự hóa vốn từ, luyện tập sử dụng từ Tương ứng với các nhiệm vụ, trong kiểu bài Tập đọc, có các bài tập:

+ Dạng bài tập nhận diện ngôn ngữ và dạng bài tập luyện đọc thầm thực hiện nhiệm vụ hệ thống hóa vốn từ cho HS

+ Dạng bài tập làm rõ nội dung văn bản thực hiện nhiệm vụ chính xác hóa vốn từ cho HS

+ Dạng bài tập hồi đáp văn bản thực hiện nhiệm vụ tích cực hóa vốn từ cho HS

HS lớp 2 có những thay đổi về mặt tâm sinh lý thuận lợi cho việc làm giàu vốn từ: nhận thức lý tính đã bắt đầu hình thành, khả năng hiểu nghĩa của HS cũng nhanh hơn các HS bắt đầu học, có khả năng ghi nhớ bài học nhanh tạo điều kiện cho HS có thể ghi nhớ từ và nghĩa của từ nhanh

THỰC TRẠNG VIỆC LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 2 THÔNG QUA DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC

Chương trình tập đọc lớp 2 với việc làm giàu vốn từ

Ở lớp 2, phân môn Tập đọc, gồm có 15 chủ điểm, thực hiện ở 31 tuần, với

93 bài, được dạy – học trong 93 tiết Qua mỗi bài GV có thể hướng dẫn cho HS vốn từ khó như sau:

Ví d ụ : - Trong bài “Có công mài sắc có ngày nên kim” có các từ khó sau:

Ngáp ngắn ngáp dài, nguệch ngoạc

- Trong bài “Bạn của Nai nhỏ” có các từ khó sau: Hung dữ, rình, ngã ngửa Nội dung cụ thể các bài tham khảo ở phần phụ lục 1

Như vậy, việc làm giàu vốn từ cho HS được diễn ra qua các bài học theo từng chủ điểm cụ thể chiếm thời lượng lớn trong tuần (mỗi tuần có 3 tiết) Các từ ngữ được đưa vào sử dụng tại các bài Tập đọc là từ thuần Việt, từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ thông dụng với các loại văn bản nghệ thuật, khoa học, nhật dụng, truyền thông

Thực trạng việc làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học Tập đọc

2.2.1 Vài nét về trường Tiểu học Võ Thị Sáu

Trường Tiểu học Võ Thị Sáu thuộc phường An Mỹ, TP Tam Kỳ - Quảng Nam, là trường mới được thành lập vào tháng 7 năm 2013 Chính vì mới được thành lậpchưa được lâu nên trường chưa có bề dày lịch sử Đội ngũ giáo viên của trường đều tốt nghiệp trình độ THSP, CĐSP, ĐHSP Có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, yêu nghề, yêu trẻ, đoàn kết, sống thân thiện với nhau, nhiệt tình với công việc

Toàn bộ đội ngũ giáo viên, nhân viên của trường gồm:

- 33 giáo viên Trong đó có 5 tổ trưởng chuyên môn

Năm học 2015 – 2016 trường có tất cả 25 lớp với 837 HS được phân thành 5 khối lớp

Với nhận thức giáo dục là nhân tố quyết định đến sự phát triển nguồn nhân lực của địa phương, trong nhiều năm qua, cùng với những thành tựu chung về kinh tế - xã hội, công tác giáo dục của phường An Mỹ được Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các ban ngành đoàn thể quan tâm tích cực cực chăm lo và không ngừng phát triển Hằng năm ngoài nguồn đầu tư ngân sách, địa phương đã huy động các nguồn đóng góp của nhân dân cho công tác giáo dục; do đó, các trường học đều phát triển tốt

2.2.2 Thực trạng việc làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 của giáo viên 2.2.2.1 Mục đích khảo sát

+ Khảo sát việc làm giàu vốn từ cho HS lớp 2 của giáo viên trong các bài dạy Tập đọc

+ Khảo sát nội dung và các phương pháp dạy học mà GV thường sử dụng trong giờ Tập đọc

+ Khảo sát những khó khăn mà GV thường gặp phải khi làm giàu vốn từ cho HS

+ Khảo sát những đề xuất của GV để nâng cao chất lượng làm giàu vốn từ cho HS lớp 2

- GV trường tiểu học Võ Thị Sáu: 10 người

Dựa vào mục đích khảo sát thực trạng việc dạy học làm giàu vốn từ cho

HS của GV, tôi đã thiết kế các phiếu điều tra, đề nghị GV thực hiện và thu lại kết quả sau: a) Thực trạng nhận thức của GV về nhiệm vụ và nội dung làm giàu vốn từ cho HS lớp 2 qua dạy học phân môn Tập đọc

Bảng 1: Thực tra ̣ng nhâ ̣n thức của GV về nhiê ̣m vu ̣ và nô ̣i dung làm giàu vốn từ (LGVT) cho HS lớp 2 qua giờ Tập đọc

Không cần thiết 0 0 Cần thiết 2 20 Rất cần thiết 8 80

Các nhiệm vụ LGVT cho HS

Dạy nghĩa từ, sắp xếp từ, luyện tập sử dụng từ

Mở rộng vốn từ, dạy nghĩa từ, luyện tập sử dụng từ

Dạy nghĩa từ, trật tự hóa vốn từ, luyện tập sử dụng từ

Bài tập sử dụng trong dạy học Tập đọc

Chỉ sử dụng bài tập trong SGK

Bài tập trong SGK và bài tập tự thiết kế

Bài tập trong SGK và SGV

Những từ SGK yêu cầu

Những từ ngữ trong SGK yêu cầu và những từ

Những từ trong SGK, SGV yêu cầu và những từ

Hứng thú học tập của

Hứng thú học 3 30 Bình thường 7 70 Không hứng thú học 0 0

Qua phân tích kết quả khảo sát trên tôi thấy:

- Đa số GV nhâ ̣n thức được tầm quan tro ̣ng của viê ̣c làm giàu vồn từ cho

HS tiểu ho ̣c nói chung và của HS lớp 2 nói riêng (chiếm 80 %)

- Đa số các GV nhâ ̣n thức về các nhiê ̣m vu ̣ làm giàu vốn từ cho HS của GV chưa đầy đủ, làm giàu vốn từ ở tiểu ho ̣c có 3 nhiê ̣m vu ̣: da ̣y nghı̃a từ, trâ ̣t tự hóa vốn từ (bao gồm: MRVT, phân loa ̣i quản lı́ vốn từ) và luyê ̣n tâ ̣p sử du ̣ng từ 100% GV cho rằng làm giàu vốn từ bao gồm: MRVT, da ̣y nghı̃a từ, sử du ̣ng từ

- Đa số GV chı̉ sử du ̣ng bài tâ ̣p trong SGK( chiếm 70%) ı́t thiết kế thêm hê ̣ thống bài tâ ̣p để làm giàu vốn từ cho HS

- Đa số GV chı̉ làm giàu vốn từ cho HS theo yêu cầu của SGK (chiếm 70%) chưa chuẩn bi ̣ thêm các từ cần giải nghı̃a bổ sung thêm trong giờ ho ̣c để làm giàu vốn từ cho HS

- Đa số GV thấy hứng thú ho ̣c tâ ̣p của ho ̣c sinh trong khi ho ̣c các bài MRVT (chiếm 70%) b Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học trong giờ Tập đọc

Bảng 2 Các phương pháp da ̣y từ ngữ GV thường sử du ̣ng trong dạy học phân môn Tập đọc

Các phương pháp Số GV sử dụng Tỷ lệ (%)

Qua quá trı̀nh dự giờ của các GV đang giảng da ̣y trực tiếp ở các lớp 2 và qua phân tích kết quả khảo sát ở bảng trên, tôi thấy:

- Phần lớn GV sử du ̣ng phương pháp giảng giải trong giờ da ̣y Tập đọc (chiếm 90%) Đa phần các GV cho HS tự tı̀m từ, sau đó, sẽ giải nghı̃a từ bằng phương pháp giảng giải mô ̣t số từ trong bài

- Chỉ 40% GV sử du ̣ng thường xuyên phương pháp trực quan.Trong các giờ da ̣y MRVT Phương pháp thảo luâ ̣n nhóm cũng rất ı́t được GV sử du ̣ng (chiếm

30 %), nếu có sử du ̣ng cũng ở mức hı̀nh thức, chưa thực sự mang la ̣i hiê ̣u quả,

HS chưa có thời gian để thảo luâ ̣n, mô ̣t số HS trong các nhóm không thâ ̣t hào hứng thảo luâ ̣n

- GV ı́t sử du ̣ng trò chơi ho ̣c tâ ̣p, theo kết quả phiếu điều tra chı̉ có 10 GV sử du ̣ng trong quá trı̀nh da ̣y ho ̣c (chiếm 30 %) Khi được hỏi về phương pháp này, mô ̣t số GV trả lời rằng “chúng tôi biết trò chơi ho ̣c tâ ̣p có vai trò quan tro ̣ng trong quá trı̀nh da ̣y ho ̣c nhưng chúng tôi không có nhiều thời gian để suy nghı̃, thiết kế và chuẩn bi ̣ các trò chơi”

Qua nô ̣i dung điều tra về những khó khăn mà GV thường gă ̣p phải trong quá trı̀nh làm giàu vốn từ, tôi thấy, GV thường gă ̣p những khó khăn sau:

+ Vốn từ của HS đang còn nghèo nàn, đôi khi GV phải giải nghı̃a từ theo kiểu áp đă ̣t

+ HS thường lúng túng trong viê ̣c tı̀m từ theo chủ điểm, lúng túng trong viê ̣c giải nghı̃a từ đă ̣c biê ̣t là những từ Hán - Viê ̣t, thành ngữ, tu ̣c ngữ

+ GV gă ̣p khó khăn trong viê ̣c giải nghı̃a các từ trừu tượng

+ Phương tiê ̣n da ̣y ho ̣c để phu ̣c vu ̣ cho minh ho ̣a giải nghı̃a từ còn thiếu + Mô ̣t số GV lúng túng về mă ̣t tri thức, do khó khăn về mă ̣t tài liê ̣u tham khảo, kiến thức về từ và vốn từ của GV chưa sâu

Khi đươ ̣c hỏi về những đề xuất để nâng cao hiê ̣u quả làm giàu vốn từ, các

GV cho biết những công viê ̣c phải làm để nâng cao hiê ̣u quả làm giàu vốn từ cho

+ Tổ chức hı̀nh thức hoa ̣t đô ̣ng nhóm bổ sung từ cho nhau

+ Hướng dẫn HS tı́ch lũy vốn từ qua các môn ho ̣c, trong cuô ̣c sống, vâ ̣n du ̣ng vốn từ trong giao tiếp, thực hành bài tâ ̣p, viết văn

+ Đầu tư phương tiê ̣n da ̣y ho ̣c phong phú và đa da ̣ng

+ Luôn đổi mới phương pháp da ̣y ho ̣c, lựa cho ̣n các phương pháp da ̣y ho ̣c kı́ch thı́ch hứng thú ho ̣c tâ ̣p của ho ̣c sinh

+ Làm giàu vốn sống cho HS

2.2.3 Thực trạng về vốn từ và hứng thú làm giàu vốn từ của học sinh lớp 2 2.2.3.1 Thực trạng vốn từ

So với trước đây, vốn từ của HS hiê ̣n nay phong phú và khả năng nắm nghı̃a từ, sử du ̣ng từ của HS hơn trước đây, đă ̣c biê ̣t là HS ho ̣c tâ ̣p ở thành phố, vốn từ của các em phong phú và năng đô ̣ng hơn vốn từ của HS ở nông thôn và miền núi rất nhiều

Tôi đã tiến hành điều tra 175 HS (khối 2) của trường tiểu ho ̣c Võ Thị Sáu (Thành phố Tam Kỳ - Quảng Nam), yêu cầu HS thực hiê ̣n 7 bài kiểm tra vốn từ và kết quả thu được như sau:

Bảng 3: Vốn từ của HS lớp 2 ở các mức đô ̣ khác nhau

Mức độ Số HS Tỷ lệ (%)

Thực hiện được 7 bài tập 9 5,14 Thực hiện được 6 bài tập 43 24,57 Thực hiện được 4 - 5 bài tập 55 31,43 Thực hiện được 3 - 4 bài tập 64 36,57 Thực hiện được 0 - 2 bài tập 4 2,29

Tiểu kết chương 2

Qua việc tìm hiểu thực trạng tôi thấy đa số GV nhận thức được tầm quan trọng của dạy học làm giàu vốn từ cho HS Khi dạy các bài Tập đọc, GV chủ yếu sử dụng phương pháp giảng giải để thực hiện các nhiệm vụ làm giàu vốn từ nên hiệu quả dạy học không cao, HS không phát huy được tính tích cực chủ động và chưa hứng thú học tập

Vốn từ của học sinh còn nghèo nàn về số lượng và khiếm khuyết về chất lượng, các em chưa có ý thức tự làm giàu vốn từ cho mình

Kết quả tìm hiểu lý luận và thực tiễn trên là cơ sở để tôi đề xuất các biện pháp làm giàu vốn từ cho HS lớp 2 thông qua dạy học phân môn Tập đọc

MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 2 THÔNG QUA DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC

Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Các biện pháp đề xuất phải dựa trên những thành tựu nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến các tiếng Việt và nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho HS tiểu học Tôi dựa trên đặc điểm của các nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho HS là dạy nghĩa từ, trật tự hóa vốn từ, sử dụng từ để đề xuất các biện pháp phù hợp với từng nội dung nhiệm vụ trên

Các biện pháp đề xuất phải dựa trên những thành tựu nghiên cứu của tâm lý học và đặc điểm tâm lý HS lứa tuổi lớp 2 đối với việc học tập và làm giàu vốn từ Trên cơ sở đó chúng tôi đề xuất các biện pháp phù hợp với đặc điểm tâm lý HS Dựa vào mục tiêu của môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng trong chương trình tiểu học

Dựa vào thực trạng và nguyên nhân của việc làm giàu vốn từ thông qua dạy học phân môn Tập đọc

Các biện pháp đề xuất phải căn cứ trên kết quả điều tra thực tiễn, nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn Trong quá trình đề xuất biện pháp, chúng tôi căn cứ, nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn Trong quá trình đề xuất biện pháp, chúng tôi căn cứ vào kết quả điều tra thực trạng vốn từ, hứng thú học tập của HS lớp 2 trong giờ Tập đọc và thực trạng nhận thức cũng như dạy học làm giàu vốn từ của

GV tiểu học để đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả làm giàu vốn từ cho

HS lớp 2 thông qua giờ Tập đọc

Các biện pháp đề xuất phải góp phần nâng cao hiệu quả của nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho HS lớp 2 Cụ thể, phải giúp HS nắm rõ nghĩa của từ, mở rộng vốn từ, phân loại quản lý vốn từ, sử dụng từ để phục vụ cho nhu cầu học tập giao tiếp

Các biện pháp đề xuất

3.2.1 Xây dựng hệ thống bài tập giải nghĩa từ để tích cực hóa hoạt động hiểu nghĩa từ cho HS qua dạy học phân môn Tập đọc

3.2.1.1 Cơ sở đề xuất biện pháp

Hầu hết các bài Tập đọc đều có các từ ngữ yêu cầu GV phải hướng dẫn

HS tìm nghĩa của các từ đó

Ví dụ: Bài “Có công mài sắt, có ngày nên kim” có các từ ngữ cần giải nghĩa là: Ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót, nguệch ngoạc, mải miết, ôn tồn, thành tài

Bài “Ngôi trường mới” có các từ cần giải nghĩa là: lấp ló, bỡ ngỡ, rung động, thân thương

Xây dựng bài tập giải nghĩa từ là sự vận dụng quan điểm giao tiếp vào trong quá trình giải nghĩa từ cho HS, đó là hệ thống các nhiệm vụ mà HS phải thực hiện để nắm được nghĩa của từ trong bài học

Sử dụng các bài tập giải nghĩa từ trong giờ học, HS sẽ hứng thú hơn với nhiệm vụ của mình Nếu sử dụng các biện pháp khác, HS đóng vai trò là khách thể thụ động lĩnh hội nghĩa của từ, HS nghe GV (nếu GV sử dụng biện pháp giảng giải) hoặc các bạn khác trong lớp giải nghĩa từ (nếu GV sử dụng biện pháp đàm thoại) nên hiệu quả và nhớ nghĩa từ của HS không cao Nếu sử dụng bài tập để hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa từ, HS đóng vai trò là chủ thể chủ động lĩnh hội tri thức, các em được tự mình tìm hiểu, khám phá ra nghĩa của từ nên hoạt động tìm hiểu nghĩa từ trở thành hoạt động thú vị của HS, các em cảm thấy hứng thú với nhiệm vụ này Mà đối với HS tiểu học nói chung và HS lớp 2 nói riêng, khi các em đã hứng thú với một công việc, các em dễ dàng say mê công việc đó nên hiệu quả học tập lĩnh hội tri thức của HS sẽ cao hơn mức bình thường Vì vậy, sử dụng bài tập giải nghĩa từ sẽ tích cực hóa hoạt động của HS, góp phần nâng cao hiệu quả hiểu nghĩa từ cho HS lớp 2 trong dạy học Tập đọc

Hơn nữa, khi HS làm các bài tập giải nghĩa từ, sử dụng các biện pháp này,

GV có thể hạn chế được tình trạng chỉ có một số HS được hoạt động với từ, các

HS khác thụ động tiếp nhận, nghĩa của từ chỉ lướt qua trong trí nhớ của đa số HS Quá trình tìm hiểu và ghi nhớ như vậy không phù hợp với với đặc điểm tâm lý của HS tiểu học nói chung và HS lớp 2 nói riêng HS muốn hiểu, muốn ghi nhớ, các em phải được thao tác, phải được hoạt động với từ và nghĩa của từ

Quy trình thiết kế một bài tập giải nghĩa tương đối đơn giản, việc chuẩn bị để đưa bài tập vào bài học cũng không công phu và không tốn kém, GV có thể dễ dàng sử dụng trong quá trình dạy của mình

Ví dụ: Em hãy chọn phương án đúng“Đầ m ấ m” có nghĩa là: a) Đông vui b) Ấm áp c) Gần gũi, thương yêu

(“Bà cháu”, Tiếng Việt 2, tập 1, tr.87)

Xây dựng bài tập giải nghĩa từ để tích cực hóa hoạt động hiểu nghĩa từ góp phần làm giảm bớt tính trừu tượng của từ, nghĩa của từ sẽ hình thành đầy đủ hơn trong trí nhớ của HS HS có điểm tựa cho việc ghi nhớ nên hiệu quả ghi nhớ nghĩa của từ sẽ cao hơn

Khi thiết kế phiếu bài tập, GV phải thiết kế các bài tập trong đó có cả bài tập giải nghĩa từ, để cụ thể hóa nhiệm vụ HS phải thực hiện để hoàn thành bài tập Ngoài ra, xây dựng bài tập giải nghĩa từ dùng trong dạy học tập đọc, GV tiết kiệm được thời gian, đào sâu tri thức bài dạy

Như vậy, xây dựng bài tập giải nghĩa từ để tích cực hóa hoạt động hiểu nghĩa từ của HS có ý nghĩa rất lớn trong quá trình dạy nghĩa từ nói riêng và quá trình làm giàu vốn từ cho HS nói chung Đây là biện pháp góp phần tích cực hóa hoạt động của HS, chuyển hoạt động giải nghĩa từ của GV thành hoạt động tự tìm hiểu nghĩa từ của HS HS tích cực, chủ động hứng thú trong khi học nên hiệu quả dạy học Tập đọc sẽ được nâng cao

3.2.1.3 Cách thực hiện Để sử dụng biện pháp này trong làm giàu vốn từ, GV cần thực hiện các bước sau: a) Chuẩn bị

Bước này thuộc khâu soạn giáo án trước khi lên lớp của GV Trong bước này, GV phải làm các công việc sau:

- Xây dựng bài tập giải nghĩa từ phải đảm bảo các nguyên tắc của phương pháp dạy học tiếng Việt như: nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc khoa học, nguyên tắc vừa sức, nguyên tắc hiệu quả, nguyên tắc khả thi…

Quy trình xây dựng bài tập giải nghĩa từ gồm các bước sau:

Bước 1: Lựa chọn từ cần giải nghĩa

Trong mỗi bài Tập đọc không phải các từ đều giải nghĩa cho HS, khi lựa chọn các từ giải nghĩa trong bài, GV cần lưu ý:

+ Dựa vào các bài tập Tập đọc để dự kiến những từ HS còn thắc mắc chưa hiểu Những từ đó phải liên quan đến nội dung, chủ đề bài học

+ Từ lựa chọn giải nghĩa từ phải là từ đa số HS chưa hiểu hoặc hiểu nghĩa còn sai chưa đầy đủ

Bước 2: Chọn nghĩa từ thích hợp cho những từ cần giải nghĩa

Một từ có thể có nhiều nét nghĩa Chúng ta cần lựa chọn những nét nghĩa của từ theo mục đích giải nghĩa Thường đây là những nét nghĩa cơ bản của từ phù hợp với trình độ nhận thức của HS lớp 2

Bước 3: Lựa chọn hình thức phù hợp với từ cần giải nghĩa

Hình thức bài tập phải phù hợp với từ cần giải nghĩa Chú ý trong cùng một bài cần có sự thay đổi các hình thức bài tập giải nghĩa từ để tránh sự nhàm chán và giảm sự hứng thú của HS

Bước 4: Xây dựng bài tập hoàn chỉnh

Xây dựng bài tập cần tuân thủ các nguyên tắc của các phương pháp dạy học tiếng Việt Đặc biệt, lệnh bài tập phải rõ ràng, chính xác, phần dữ liệu phải phong phú, đa dạng phù hợp với nhận thức của HS Khi xây dựng xong bài tập, GV cần kiểm tra lại tính khả thi của bài tập rồi mới sử dụng

- Xác định thời điểm sử dụng bài tập giải nghĩa từ

GV phải nghiên cứu kỹ nội dung của các bài tập, xác định đưa bài tập giải nghĩa từ nào vào thời điểm nào? Trước hay sau khi thực hiện yêu cầu chính của bài tập

Thông thường, đối với các bài tập Tập đọc theo quan hệ ngữ nghĩa và bài tập sử dụng từ HS cần hiểu nghĩa từ mới có thể tìm hiểu nghĩa của câu đoạn, từ đó nêu lên phát biểu, cảm nghĩ đối với bài Tập đọc vừa được học

Ví dụ: Em hãy chọn phương án đúng, “Đ oàn k ế t” có nghĩa là: a) Gắn liền với nhau b) Tụ tập nhau lại c) Yêu mến, chung sức, chung lòng để làm việc

Thực nghiệm sư phạm

Việc tổ chức dạy học thử nghiệm, tôi tiến hành nhằm mục đích kiểm tra đánh giá tính khả thi của các biện pháp làm giàu vốn từ cho HS lớp 2 đã đề xuất Những tiền đề lý luận cho đến các biện pháp làm giàu vốn từ khóa luận nêu ra mang ý nghĩa nghĩa như những giả định Thử nghiệm là bước đưa những giả định đó vào thực tiễn, xác nhận hiệu quả và giá trị của những biện pháp mà khóa luận đã đề xuất, trên cơ sở đó điều chỉnh, bổ sung nhằm hoàn thiện việc tổ chức các hoạt động dạy học đạt hiệu quả cao hơn

HS lớp 2 trường tiểu học Võ Thị Sáu (thành phố Tam Kỳ - Quảng Nam)

Lớp 2/2: sĩ số 35 HS: lớp thực nghiệm

Lớp 2/3: sĩ số 35 HS: lớp đối chứng

3.3.3 Cách tiến hành thực nghiệm

Tôi đã nghiên cứu, soạn giáo án, sau đó, GV thử nghiệm tổ chức dạy theo giáo án này ở các lớp thử nghiệm, lớp đối chứng GV soạn giáo án và dạy bình thường

Nội dung thực nghiệm là các bài giảng cụ thể Tôi lựa chọn 2 bài Tập đọc thuộc cùng một chủ đề trong chương trình lớp 2 là:

Bài 2: “Cây đa quê hương” Đối với lớp thực nghiệm (lớp 2/2) tổ chức tiến hành tiết dạy thực nghiệm:

Sử dụng một số biện pháp LGVT trong đề tài nghiên cứu để dạy thực nghiệm Đối với lớp đối chứng (lớp 2/3) tổ chức tiết dạy bình thường

Tôi soạn 2 giáo án tương ứng với 2 tiết dạy Những giáo án này thực hiện đầy đủ các biện pháp mà tôi đề xuất Các lớp đối chứng tôi để GV soạn giáo án và lên lớp bình thường Ở các lớp thực nghiệm, GV thực hiện giáo án, cách làm của tôi như sau: + Tôi soạn giáo án và giao trước cho GV đang trực tiếp giảng dạy tại lớp 2 + Trao đổi với GV thực nghiệm Với mỗi bài thực nghiệm Tôi đã tiến hành theo các bước:

- Trình bày rõ về ý đồ thực nghiệm trong từng bài mới với GV thực nghiệm, nêu rõ các biện pháp cần thực hiện, phân tích những điểm khác với cách dạy truyền thống, dự kiến khó khăn và hướng giải quyết

GV thực nghiệm nghiên cứu bài soạn, nêu những thắc mắc và ý kiến bổ sung để hoàn chỉnh giáo giáo án GV nắm vững và sử dụng giáo án như sản phẩm của mình để thực hiện một cách nhuần nhuyễn, tự nhiên trên lớp

3.3.5.2 Dự giờ các tiết dạy thử nghiệm lớp 2

Quan sát quá trình hoạt động dạy – học của GV và HS trên lớp để thấy khả năng thực hiện giáo án của GV và hứng thú học tập của HS

Theo yêu cầu của tôi, những người dự giờ có ghi chép diễn biến của tiết học, cuối cùng có ghi những ý kiến nhận xét của mình về tiết dạy và biên bản dự giờ Sau mỗi giờ dạy, tôi đều tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về tiết dạy đó, gặp gỡ trao đổi với HS để thấy mức độ hứng thú, tiếp thu của các em trong giờ học

3.3.5.3 Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm

Việc đánh giá thực nghiệm căn cứ vào các tiêu chí sau:

Tiêu chí 1: Khả năng nắm nghĩa từ, hệ thống hóa vốn từ và sử dụng từ của

Tiêu chí 2: Hứng thú học tập của HS trong giờ học Ở tiêu chí 1 tôi chia ra các mức độ:

+ HS thực hiện các bài tập rất nhanh và đúng

+ HS hiểu nghĩa từ chính xác đầy đủ

+ HS huy động vốn từ nhanh (khoảng 15 – 20 từ), phân loại vốn từ đúng + HS sử dụng đúng từ, chính xác, linh hoạt

+ HS thực hiện các bài tập nhanh và đúng

+ HS hiểu nghĩa từ tương đối chính xác đầy đủ

+ HS huy động vốn từ tương đối nhanh (khoảng 10 – 14 từ), phân loại vốn từ đúng

+ HS sử dụng đúng từ nhưng chưa linh hoạt

+ HS thực hiện các bài tập đúng nhưng chậm

+ HS hiểu nghĩa lơ mơ, chưa đầy đủ nghĩa của từ

+ HS huy động vốn từ chậm (khoảng 5 – 9 từ), phân loại vốn từ chưa đúng + HS sử dụng đúng từ còn vụng và chậm

+ HS thực hiện các bài tập sai

+ HS chưa hiểu được nghĩa của từ

+ HS huy động vốn từ (khoảng 1 – 4 từ), không phân loại được vốn từ + HS sử dụng đúng từ chưa chính xác

3.3.6 Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.3.6.1 Đánh giá mức độ nắm vốn từ của HS

Tôi đánh giá dựa trên:

+ HS thực hiện các bài tập của bài dạy

+ Cách hiểu và trình bày về nghĩa của từ

+ Khả năng huy động vốn từ và phân loại vốn từ

+ Cách sử dụng từ trong câu

Bảng 5: Mức độ nắm vốn từ của HS lớp 2

Thực hiện bài tập Hiểu nghĩa từ MRVT, phân loại vốn từ Sử dụng từ

Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu

Kết quả thực nghiệm cho thấy, mức độ nắm vốn từ của HS lớp thực nghiệm cao hơn hẳn ở lớp đối chứng Cụ thể là: Ở lớp thực nghiệm, hầu hết các em đều thực hiện được các bài tập nhanh và đúng Có 7 HS thực hiện rất nhanh và đúng tất cả các bài tập mà GV đưa ra, chiếm 16,6% Hầu hết HS ở lớp thực nghiệm đều thực hiện tương đối đúng và nhanh (chiếm 74,3%), chỉ có 2 HS thực hiện đúng nhưng còn chậm (chiếm 5,7%), đặc biệt không có HS nào thực hiện bài tập sai Còn ở lớp đối chứng, vẫn có 1 HS (chiếm 2,9%) thực hiện sai, số HS thực hiện đúng nhưng còn chậm (chiếm 37,1%), nhiều hơn ở lớp thử nghiệm tới 31,4%

Khi yêu cầu các em trình bày về nghĩa của từ, ở lớp thực nghiệm có 15 HS hiểu nghĩa từ và trình bày đủ, chính xác (chiếm 42,9%) trong khi đó ở lớp đối chứng chỉ có 4 HS (chiếm 11,4%) Mặt khác, ở lớp đối chứng, số HS hiểu nghĩa từ lơ mơ rất nhiều (chiếm 60%), thậm chí có HS còn không hiểu nghĩa từ (chiếm 2,9%)

Khi HS thực hiện nhiệm vụ MRVT và phân loại quản lý vốn từ, ở lớp thử nghiệm có 6 HS huy động vốn từ nhanh, phân loại vốn từ đúng (chiếm 17,1%) Số

HS huy động vốn từ tương đối nhanh, phân loại vốn từ tương đối đúng chiếm tỷ lệ rất cao (chiếm 74,3%) Trong khi đó ở lớp đối chứng, có 4 HS huy động vốn từ nhanh, phân loại vốn từ đúng, đặc biệt, tỷ lệ HS huy động vốn từ chậm, phân loại vốn từ chưa đúng (chiếm 8,9%)

Về sử dụng từ, số HS đạt loại tốt, khá, TB, ở lớp thực nghiệm đều cao hơn hẳn lớp đối chứng: 31,4%/8,9%, 45,7%/34,3%, ở lớp thực nghiệm không có HS loại yếu, còn ở lớp đối chứng có tới 4 HS sử dụng từ sai, ở mức độ yếu (chiếm 11,4%) Như vậy, chúng ta có thể thấy, kết quả ở lớp thực nghiệm cao hơn hẳn lớp đối chứng

3.3.6.2 Hứng thú học tập của HS trong dạy học phân môn Tập đọc

Hứng thú học tập của HS hai lớp cũng có sự khác nhau rõ rệt Nếu như ở lớp thử nghiệm, 100% HS tham gia tích cực vào bài học, hăng say, sôi nổi phát biểu xây dựng bài thì ở lớp đối chứng có đến 20% HS không chú ý vào bài học hoặc làm việc

52 riêng Điều đó chứng tỏ các biện pháp được sử dụng trong giờ học Tập đọc đã mang lại hiệu quả HS thích làm các bài tập, hòa hứng với các trò chơi học tập, thảo luận nhóm sôi nổi tự mình khám phá ra từ mới, nắm nghĩa từ, sử dụng từ vận dụng các biện pháp làm giàu vốn từ đã đề xuất vào bài học làm cho lớp học sôi nổi rất nhiều Ở các lớp đối chứng, GV không thiết kế thêm các bài tập giải nghĩa, không sử dụng phương pháp thi đua khen thưởng trong giờ Tập đọc… khiến cho HS không chú ý vào bài học, các em thấy mệt mỏi, giờ học ồn ào vì HS nói chuyện riêng

Từ những phân tích kết quả thực nghiệm trên cho thấy, đề tài tôi nghiên cứu là có căn cứ và nó thực sự quan trọng, cần thiết để phục vụ cho quá trình làm giàu vốn từ cho HS.

Tiểu kết chương 3

Đề xuất các biện pháp làm giàu vốn từ cho HS lớp 2, tôi đã tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:Nguyên tắc khoa học, nguyên tắc thực tiễn, nguyên tắc hiệu quả, nguyên tắc khả thi

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, tôi đã đề xuất 5 biện pháp làm giàu vốn từ cho

Biện pháp 1: Xây dựng hệ thống bài tập giải nghĩa từ để tích cực hóa hoạt động hiểu nghĩa từ cho HS trong giờ Tập đọc

Biện pháp 2: Sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm để MRVT và tạo môi trường giao tiếp cho HS luyện tập sử dụng từ trong giờ Tập đọc

Biện pháp 3: Sử dụng trò chơi học tập giúp HS làm giàu vốn từ và củng cố vốn từ trong giờ Tập đọc

Biện pháp 4: Vận dụng hợp lý hình thức thi đua, khen thưởng nhằm khuyến khích HS mạnh dạn, chủ động, sáng tạo trong giờ học Tập đọc

Biện pháp 5: Hình thành và bồi dưỡng ý thức tự làm giàu vốn từcho HS

Việc thực nghiệm tiến hành ở một lớp với 35 HS còn hạn chế, nhưng qua thực tế vận dụng các biện pháp làm giàu vốn từ vào bài Tập đọc, tôi thấy HS hứng thú hơn với giờ học, tiếp thu bài nhanh hơn, phát huy được tính tích cực nhận thức, chủ

53 động tự tin, sáng tạo trong quá trình hoạt động, trao đổi, đề xuất ý kiến cá nhân trong học tập Đồng thời, HS củng cố được một số kỹ năng quan trọng như: Kỹ năng mở rộng vốn từ, hệ thống hóa vốn từ, tìm hiểu nghĩa của từ, sử dụng từ trong giao tiếp

Thực nghiệm dạy học tôi tiến hành với những kết quả cụ thể đã phần nào chứng minh cho nhận xét này

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.1 Ngoài nhiệm vụ hình thành và phát triển ở HS kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết), phân môn Tập đọc còn có nhiệm vụ hết sức quan trọng là làm giàu vốn từ cho HS Vốn từ phong phú, đa dạng là điều kiện thiết yếu để cá nhân có thể tham gia vào hoạt động giao tiếp một cách có hiệu quả Vì vậy, cần phải có các biện pháp làm giàu vốn từ góp phần nâng cao chất lượng vốn từ và giúp HS tích cực hơn, hứng thú hơn trong việc làm giàu vốn từ của mình Việc làm giàu vốn từ không chỉ là nhiệm vụ của phân môn Tập đọc mà còn là nhiệm vụ của tất cả các phân môn Tiếng Việt và các môn học khác Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của khóa luận chủ yếu đi sâu vào giải quyết nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho HS lớp 2 thông qua dạy học phân môn Tập đọc

1.2 Để ra các biện pháp làm giàu vốn từ có chỗ dựa về mặt lý luận và đảm bảo khả năng thực thi trong thực tiễn, chúng tôi đã xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn của các biện pháp đưa ra

- Làm giàu vốn từ cho HS tiểu học bao gồm các công việc cụ thể : dạy nghĩa từ, trật tự hóa vốn từ, luyện tập sử dụng từ Tương ứng với các nhiệm vụ, trong các bài Tập đọc có các bài tập:

+ Dạng bài tập nhận diện ngôn ngữ: giúp HS nhận biết được những từ mới, nhận biết câu, đoạn

+ Dạng bài tập luyện đọc thầm: Giúp HS rèn luyện khả năng nắm bắt tữ ngữ tốt hơn

+ Dạng bài tập làm rõ nội dung văn bản: Giúp HS nhận biết được nghĩa của từ, của đoạn và từ đó nắm được nội dung được khắc sâu hoặc được nhấn mạnh bằng ngôn từ có tính nghệ thuật, nhận biết ý nghĩa của đoạn

+ Dạng bài tập hồi đáp văn bản: Giúp HS liên hệ để rút ra bài học đơn giản cho bản thân và cho những người xung quanh

Như vậy qua các dạng bài tập trên của phân môn Tập đọc ta có thể thấy rõ mỗi loại bài tập lại thực hiện một nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho HS đã đặt ra:

+ Dạng bài tập nhận diện ngôn ngữ và loại bài tập làm rõ nội dung văn bản thực hiện nhiệm vụ chính xác hóa vốn từ cho HS

+ Dạng bài tập luyện đọc thầm thực hiện nhiệm vụ hệ thống hóa vốn từ cho

+ Dạng bài tập hồi đáp văn bản thực hiện nhiệm vụ tích cực hóa vốn từ cho

Về đặc điểm tâm lý của HS: HS lớp 2 là lứa tuổi đầu cấp tiểu học, đây là giai đoạn bắt đầu có sự chuyển biến về mặt tâm sinh lý góp phần thuận lợi cho việc làm giàu vốn từ: đã có khả năng nắm bắt các từ ngữ và nghĩa của từ, nhu cầu nhận hức về thế giới xung quanh phát triển, có khả năng ghi nhớ bài học nhanh tạo điều kiện cho HS có thể ghi nhớ từ và nghĩa của từ nhanh

- Tìm hiểu thực trạng dạy – học làm giàu vốn từ, tôi thấy: Đa số GV nhận thức được tầm quan trọng nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho HS, khi dạy các bài Tập đọc,

GV chủ yếu sử dụng phương pháp giảng giải để thực hiện các nhiệm vụ làm giàu vốn từ nên hiệu quả dạy học không cao, HS không phát huy được tính tích cực chủ động và chưa hứng thú học tập Vốn từ của HS còn nghèo nàn về số lượng và khiếm khuyết về chất lượng, các em chưa có ý thức tự làm giàu vốn từ cho mình

1.3 Khi đề xuất các biện pháp làm giàu vốn từ cho HS, tôi đã tuân thủ các nguyên tắc: nguyên tắc khoa học, nguyên tắc thực tiễn, nguyên tắc hiệu quả Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, tôi đã đề xuất 5 biện pháp để làm giàu vốn từ cho HS lớp 2 là: Xây dựng hệ thống bài tập giải nghĩa từ để tích cực hóa hoạt động hiểu nghĩa từ của HS trong dạy học phân môn Tập đọc; Sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm để MRVT và tạo môi trường giao tiếp cho HS luyện tập sử dụng từ trong dạy học Tập đọc; Sử dụng trò chơi học tập giúp HS làm giàu vốn từ và củng cố vốn từ trong dạy học Tập đọc; Vận dụng hợp lý các hình thức thi đua, khen thưởng nhằm khuyến

56 khích HS mạnh dạn, chủ động, sáng tạo trong dạy học học Tập đọc; Hình thành và bồi dưỡng ý thức tự làm giàu vốn từ cho HS lớp 2

1.4 Những đề xuất của khóa luận về các biện pháp làm giàu vốn từ cho HS đã được kiểm nghiệm bằng thực nghiệm, chương trình thực nghiệm được tiến hành trên một địa bàn, một lớp học, các nội dung dạy học chưa thật đầy đủ nhưng bước đầu đã khẳng đinh được tính đúng đắn và tính khả thi của biện pháp đưa ra Với kết quả nêu trên, có thể nói đề tài đã đạt được mục đích đề ra

2 Kiến nghị Để nâng cao hiệu quả dạy học làm giàu vốn từ cho HS lớp 2, chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất như sau:

- Cung cấp tài liệu liên quan đến nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho GV tìm hiểu để

GV hiểu sâu sắc các nhiệm vụ cụ thể của dạy học làm giàu vốn từ

- Tổ chức các buổi tập huấn chuyên đề nâng cao hiệu quả làm giàu vốn từ cho

GV, khuyến khích GV đưa vào sử dụng các sáng kiến kinh nghiệm hay, đạt hiệu quả trong quá trình làm giàu vốn từ

- Khuyến khích GV sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như sử dụng làm việc theo nhóm, trò chơi học tập và biện pháp thi đua khen thưởng trong quá trình dạy các bài Tập đọc

- Nhà trường và GV phải chú ý hình thành và bồi dưỡng ý thức tự làm giàu vốn từ cho HS

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Chu Thị Thủy An, Chu Thị Hà Thanh, dạy học Luyện từ và câu ở Tiểu học, trường Đại học Vinh, 2000

2 Đỗ Hữu Châu, Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB GD, Hà Nội, 1999

3 Nguyễn Thị Hạnh, dạy học đọc hiểu ở Tiểu học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội,

4 Trịnh Thị Hương, Một số biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 4, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Đại học Vinh, 2009

5 F.de.Saussuare, Giáo trình ngôn ngữ học Đại cương, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973

6 Nguyễn Bá Minh, Nguyễn Thị Mỹ Trinh, Tiểu mô đun Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Dự án phát triển giáo viên tiểu học, 2006

7 Lê Phương Nga, Tìm hiểu vốn từ của HS tiểu học, Nghiên cứu Giáo dục (8),

8 Lê Phương Nga, Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 2, NXB ĐHSP, Hà Nội, 2009

9 Lê Phương Nga, Dạy học tập đọc ở tiểu học, NXB GD, Hà Nội, 2001

10 Lê Phương Nga, Đỗ Xuân Thảo, Lê Hữu Tỉnh, Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 1, NXB ĐHSP, Hà Nội, 2009

11 Lê Phương Nga, Nguyễn Trí, Phương Pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999

12 Đinh Thị Oanh, Vũ Thị Kim Dung, Phạm Thị Thanh, Tiếng Việt và phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, Tài liệu đào tạo giáo viên, NXB GD, 2006

13 Lê Hữu Tỉnh, Hệ thống bài tập rèn luyện năng lực sử dụng từ ngữ cho học sinh tiểu học, Luận văn thạc sỹ

14 Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), SGK Tiếng Việt 2, tập 1, tập 2, NXB GD, Hà Nội, 2003

15 Nguyễn Minh Thuyết, Hỏi - đáp dạy học tiếng Việt 2, NXB GD, 2004.

TỪ KHÓ TRONG CÁC BÀI TẬP ĐỌC LỚP 2

TT Chủ điểm Tuần Bài Từ khó

1 Em là học sinh 1 Có công mài sắc có ngày nên kim

Ngáp ngắn ngáp dài, nguệch ngoạc

Tự thuật Ngày hôm qua đâu rồi

2 Phần thưởng Túm tụm, bàn bạc

Làm việc thật là vui Quanh, sắp sáng, rực rỡ Mít làm thơ Vò đầu, bứt tai

2 Bạn bè 3 Bạn của Nai nhỏ Hung dữ, rình, ngã ngửa

Danh sách học sinh tổ

1, lớp 2A Gọi bạn Rừng xanh, sâu thẳm

4 Bím tóc đuuôi sam Loạng choạng, ngượng nghịu Chiếc thuyền bè Hoan nghênh Mít làm thơ (tiếp theo) Chế diễu

3 Trường học 5 Chiếc bút mực Loay hoay

Mục lục sách Vương quốc

Cá trống trường em Ngẫm nghĩ, nghiêng

6 Mẩu giấy vụn Rộng rãi, sáng sủa, sạch sẽ, sọt rát, cười rộ Ngôi trường mới Lấp ló, bỡ ngỡ, bàn ghế gỗ

4 Thầy cô 7 Người thầy cũ Khung cửa

Cô giáo lớp em ghé

8 Người mẹ hiền Gánh xiếc, nghiêm trọng

Bàn tay dịu dàng Nặng trĩu, trìu mến Đổi giày Tập tễnh, khập khiễng

5 Ông bà 9 Sáng kiến của bé Hà Sức khỏe

Bưu thiếp Bưu thiếp, nghĩa

10 Bà cháu Rau cháo, giàu sang, sung sướng Cây xoài của ông em Lẫm chẫm, lúc lửu Đi chợ Bỗng

6 Cha mẹ 11 Sự tích cây vú sữa Vẫn, bỗng, sữa, vỗ về Điện thoại Mừng quýnh, ngập ngừng, bâng khuâng, nghĩ

Mẹ Kẽo cà, võng, vẫn

12 Bông hoa niềm vui Lộng lẫy

Qùa của bố Niềng niễng, nhộn nhạo, cá sộp, xập xành, muỗm, mốc thếch, những, quẫy, ngó ngoáy

Há miệng chờ Sung Làm lụng, mãi, sung, chệch, cũng

7 Anh em 13 Câu chuyện bó đũa Mỗi, vẫn, đũa gãy dễ dàng hơn

Tiếng võng kêu Kẽo cà, kẽo kẹt, võng, lặn lội

14 Hai anh em Đã, đỗi, vẫn, mỗi

Bé hoa Vẫn, mãi, đã, nữa

8 Bạn trong nhà 15 Con chó nhà hàng xóm Khúc gỗ

Thời gian biểu Đang gà mới nở Líu ríu, trưa, rừng

16 Tìm ngọc Rắn, chuột, ngoạm

Gà “tỉ tê” với gà Gõ

Thêm sừng cho ngựa Chỗ vẽ

9 Bốn mùa 17 Chuyện bốn mùa Tựu trường, sung sướng, trăng rằm rước đèn, lửa, trái ngọt

Lá thư nhầm địa chỉ Bưu điện, gửi Thư Trung thu Mỗi, gửi, riêng, gìn giữ, ngoan ngoãn

18 Ông Mạnh thắng thần gió

Hoành hành, ngạo nghễ, vững chãi Mùa Xuân đến Khướu, rực rỡ Mùa nước nổi Sướt mướt, ròng ròng

10 Chim chóc 19 Chim Sơn ca và bông

Bờ rào, Sơn ca, sà xuốn,rằng, sung sướng, rúc Thông báo của thư viện vườn chim

20 Một trí khôn hơn trăm Cuống quýt, vẫn, trí

61 trí khôn khôn, thợ săn Chim rường Tây

Rợp, soi, trắng, rưỡn, ríu rít, rộn vang

Cò và Cuốc Bụi rậm, trắng

11 Muông thú 21 Bác sĩ Sói Bình tính, rỏ dãi, mừng rơn, vỡ, rên ri Nội quy Đảo Khỉ Khoái chí

Sư Tử xuất quân Khiển tướng, trổ

22 Qủa tim Khỉ Trấn tĩnh, tẽn tò, leo trèo, quẫy, trườn Gấu trắng là chú tò mò Trắng, ngã ngũ, suýt nữa, rét run Voi nhà Khựng lại, rú ga, lững thững

12 Sông biển 23 Sơn Tinh, Thủy Tinh Lễ vật nước lũ, rút lui, lũ lụt

Dự báo thời tiết Rải rác

Bé nhìn biển Bãi, giằng, khiêng

24 Tôm Càng và Cá Con Búng càng, trân trân, nắc nỏm khen Sông Hương Bao trùm, bãi ngô, sắc độ

Cá Sấu nợ cá mập Bãi tắm, cá sấu

13 Cây cối 25 Kho báu Quốc bẫm cày sâu, hão huyền, ông lão

Bạn có biết? Gỗ, Mĩ

Cây dừa Phếch, hủ rượu, rì rào

26 Những quả đào Bữa, đã, tiếc rẻ, khăn trải bàn

Cây đa quê hương Lững thững, rễ, giữ, đã, con rắn, giận dữ Cậu bé và cây Si già Sẵn, rùng mình

14 Bác Hồ 27 Ai ngoan sẽ được thưởng

Mừng rỡ, đã, rõ, giữa

Xem truyền hình Xã, đã, cũng, những, mãi Cháu nhớ Bác Hồ Giữa, râu, bâng khuâng

28 Chiếc rễ da tròn Ngoằn ngoèn, rễ, dã

Cây và hoa bên lăng

Uy nghi, non sông gấm vóc, gần gũi Bảo vệ như thế là rất tốt

Rảo bước, chiến sĩ, sán chỉ, dẫn, bỗng

15 Nhân dân 29 Chuyện quả Bầu Khúc gỗ, khuyên

Sổ liên lạc Khóe, nguệch ngoạc, băn khoăn Chiếc chỗi tre Chổi tre, rác

30 Bóp nát quả Cam Ngã, giữ, cưỡi

Lá cờ Cửa, ngỡ ngàng, rực rỡ, phấp phới, lũ lụt Lượm Nghênh nghênh, thượng khẩn

31 Người làm đồ chơi Chỗ, bình tĩnh Đàn Bê của anh Hồ

Quanh quẩn, quấn quýt, quẩng, rụt rè, chăm bẵm

Cháy nhà hàng xóm Trùm

PHỤ LỤC 2 PHIẾU ĐIỀU TRA NHẬN THỨC VÀ DẠY HỌC LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO HS

LỚP 2 THÔNG QUA GIỜ TẬP ĐỌC CỦA GV TIỂU HỌC

Anh (chị) vui lòng khoanh tròn vào mục trước đáp án mà mình lựa chọn và ghi câu trả lời cho các câu hỏi còn lại để hoàn thành phiếu điều tra:

1 Theo anh (chị) làm giàu vốn từ cho HS là công việc: a Không cần thiết b Cần thiết c Rất cần thiết

2 Theo anh (chị), làm giàu vốn từ cho HS tiểu học gồm những nhiệm vụ gì? a Dạy nghĩa từ, sắp xếp từ, luyện tập sử dụng từ b Mở rộng vốn từ, dạy nghĩa từ, luyện tập sử dụng từ c Dạy nghĩa từ, trật tự hóa vốn từ, luyện tập sử dụng từ.`

3 Khi dạy các bài Tập đọc hệ thống bài tập anh chị sử dụng là: a Chỉ sử dụng các bài tập trong SGK b Bài tập trong SGK và bài tập tự thiết kế c Bài tập trong SGK và SGV

4 Khi dạy các bài Tập đọc anh (chị): a Làm giàu vốn từ cho HS những từ SGK yêu cầu b Làm giàu vốn từ cho HS những từ ngữ trong SGK yêu cầu và những từ HS thắc mắc c Làm giàu vốn từ cho HS những từ trong SGK, SGV yêu cầu và những từ HS thắc mắc

5 Khi dạy các bài Tập đọc, anh (chị) thấy hứng thú học tập của HS như thế nào? a Hứng thú học b Bình thường c Không hứng thú học

6 Khi dạy các bài Tập đọc, anh (chị) thường sử dụng các phương pháp: a Giảng giải d Trò chơi học tập

64 b Trực quan e Thi đua khen thưởng c Thảo luận nhóm f Các phương pháp khác

7 Khi dạy các bài Tập đọc, anh (chị) thường gặp những khó khăn gì về việc làm giàu vốn từ cho HS?

8 Theo anh (chị) để việc làm giàu vốn từ cho HS lớp 2 trong các bài Tập đọc đạt hiệu quả hơn, chúng ta cần phải làm gì?

PHỤ LỤC 3 PHIẾU ĐIỀU TRA HỨNG THÚ VÀ MỨC ĐỘ NẮM

VỐN TỪ CỦA HỌC SINH LỚP 2

Em hãy khoanh tròn vào các mục trước đáp án mà em lựa chọn và trả lời các câu hỏi còn lại để hoàn chỉnh phiếu bài tập sau:

1 Trong các tiết học của bài Tập đọc em cảm thấy như thế nào? a Thích học b Bình thường c Không thích học

2 Sau khi học xong bài Tập đọc em cảm thấy: a Không hiểu được nghĩa các từ và không sử dụng được từ b Hiểu nghĩa từ nhưng chưa sử dụng được một số từ để đặt câu, viết văn c Hiểu nghĩa từ và thường xuyên sử dụng các từ trong học tập và cuộc sống

3 Nếu gặp một từ ngữ chưa hiểu ở bài tập đọc, em sẽ: a Tra từ điển b Hỏi giáo viên c Không tìm hiểu nữa

4 “Hai sương một nắng” có nghĩa là gì? a Sương từ sáng tới tối, ánh nắng trong một ngày b Làm việc vất vả từ sáng sớm đến tối

5 “túm tum, lặng lẽ, loạng choạng xinh xinh” là từ láy: a Đúng b Sai

6 Chọn từ ngữ ở cột A nối với từ ngữ ở cột B, rồi chép lại từ ngữ nối được vào chỗ trống để tạo thành 2 câu văn tả vẻ đẹp của ngôi trường và lớp ho ̣c:

A B những mảng tường vàng, ngói đỏ mái trường lớp tiếng trống hàng ghế gỗ xoan đào nổi vân như lu ̣a như những cánh hoa lấp ló trong cây.

Tường vôi trắng, cánh cửa xanh, ………

7 Ga ̣ch dưới từ cho biết sự chuyển biến của màn trời và sắc nắng khi mùa xuân đến: Bầu trời ngày thêm xanh Nắng vàng ngày càng rực rỡ

8 Sắp xếp các từ ngữ thı́ch hợp để chı̉ thời tiết của từng mùa sau:

Nóng bức, ấm áp, giá lạnh, mưa phùn gió bấc, se se lạnh, oi nồng

PHỤ LỤC 4 GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM

- Hiểu nội dung: Ai yêu quý đất đai, ai chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc

- Mở rộng vốn từ: Của ăn của để, cơ ngơi, bội thu,…

- Đọc rõ ràng, rành mạch Đọc rành mạch toàn bài ; ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý, sử dụng các từ ngữ được học thành thạo

- Ý thức tận dụng đất đai, chăm chỉ lao động, sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc

- Giáo viên: Tranh “Kho báu”, phiếu bài tập

- Học sinh: Sách Tiếng việt/Tập2

3 Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Gọi 3 em học thuộc lòng bài “Bé nhìn biển”

- Tìm những câu thơ cho thấy biển rất rộng?

- Những hình ảnh nào cho thấy biển giống

- 3 em học thuộc lòng bài và học thuộc lòng và trả lời câu hỏi

- Em thích khổ thơ nào nhất vì sao?

2 Bài mới: a) Giới thiệu bài: (2 phút)

- Cho HS quan sát tranh; hỏi: Tranh vẽ gì?

- GV: Ai yêu quý đất đai, ai chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc Hôm nay chúng ta sẽ học bài “kho báu” để hiểu về điều này b) Luyện đọc – Tìm hiểu bài “Kho báu”:

 Ho ạ t độ ng 1 : Luyện đọc: (10 phút)

GV lưu ý cách đọc, nhấn giọng

Ngày xưa, / có hai vợ chồng người nông dân kia/ quanh năm hai sương một nắng, / cuốc bẫm cày sâu // Hai ông bà/ thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng/ và trở về nhà khi đã lặn mặt trời //

- GV yêu cầu HS nêu các từ khó đọc

- Yêu cầu HS đọc các từ khó

- Giúp HS tìm hiểu nghĩa từ mới: Kho báu, hai s ươ ng m ộ t n ắ ng, cu ố c b ẫ m cày sâu, c ơ ng ơ i, hão huy ề n, b ộ i thu, c ủ a ă n c ủ a để

- HS dùng bút chì ghi vào SGK

- HS phát hiện từ khó đọc: quốc bẫm cày sâu, hão huyền, ông lão

+ GV phát phiếu bài tập cho HS, yêu cầu

HS làm việc theo nhóm bàn thực hiện bài tập trong thời gian 2 phút:

+ Đại diện 1 nhóm bất kỳ làm vào phiếu bài tập trên bảng

- HS thảo luận nhóm bàn thực hiện bài tập

Hãy nối từ ở cột A với nghĩa ở cột B cho đúng:

A B kho báu Làm việc vất vả từ sáng sớm đến tối hai sương một nắng chỗ cất giữ nhiều của cải quý cuốc bẫm cày sâu không thể có cơ ngơi của cải đủ dùng và còn có để dành hão huyền nhà cửa, ruộng vườn, tài sản,… bội thu ý nói đầy đủ của ăn của để thu được nhiều hơn bình thường đàng hoàng ý nói chăm chỉ làm nghề nông

- Sau 2 phút mời đại diện các nhóm nêu kết quả

- GV yêu cầu nhóm bạn nhận xét

- Đại diện các nhóm nêu kết quả

- Nhận xét, chữa bài HS làm trên bảng

- GV chốt lại nghĩ của các từ

Từ ở cột A tương ứng với nghĩa ở cột B là:

A B kho báu chỗ cất giữ nhiều của cải quý hai sương một nắng Làm việc vất vả từ sáng sớm đến tối cuốc bẫm cày sâu ý nói chăm chỉ làm nghề nông cơ ngơi nhà cửa, ruộng vườn, tài sản,… hão huyền không thể có bội thu thu được nhiều hơn bình thường của ăn của để của cải đủ dùng và còn có để dành đàng hoàng ý nói đầy đủ

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu từ chưa

MRVT: Cơ ngơi, của ăn của để, bội thu, kho báu, cuốc bẫm cày sâu, hai sương một nắng, hảo huyền

+ Cho HS quan sát tranh ảnh liên quan đến nghĩa của các từ

- GV hướng dẫn chia đoạn

- Yêu cầu HS đọc tiếp nối đoạn theo nhóm bàn

- Yêu cầu 1 – 2 HS đọc toàn bài

 Ho ạ t độ ng 2 : Tìm hiểu bài: (10 phút)

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng người nông dân?

+ Nhờ chăm chỉ làm lụng, hai vợ chồng người nông dân đã đạt được điều gì?

+ Hai con trai của người nông dân có chăm làm ruộng như cha mẹ họ không?

+ Trước khi mất người cha cho các con biết điều gì?

- Theo lời cha, hai người con đã làm gì?

- Vì sao mấy vụ liền lúa bội thu?

- Cuối cùng kho báu mà 2 người con tìm được là gì?

- Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?

- HS đọc nối tiếp đoạn

+ Quanh năm hai sương một nắng , cuốc bẫm cày sâu ….ngơi tay

+ Hai vợ chồng người nông dân đã gầy dựng được một cơ ngơi đàng hoàng

+ Họ ngại làm ruộng, chỉ mơ tưởng hão huyền

+ Ruộng nhà mình có 1 kho báu các con hãy tự đào lên mà dùng

- Họ đào bới cả đám ruộng lên để tìm kho báu

- Đất đai được cuốc xới tơi xốp nên lúa tốt

- Đất đai màu mỡ và sự cần cù lao động

- Đừng ngồi mơ tưởng hảo huyền , chỉ có lao động cần cù mới tạo ra của cái Đất đai là kho báu vô tận , chăm chỉ lao

- Từ câu chuyện Kho báu em rút ra bài học gì?

- GV nhận xét, chốt: qua bài học chúng ta hiểu được đất đai là kho báu vô tận nên chúng ta cần phải biết quý trọng nó và ai cũng cần chăm chỉ trong lao động và học tập để có một cuộc sống tốt đẹp

 Ho ạ t độ ng 3 : Trò chơi “Tiếp từ”: (6 phút)

+ Trò chơi gồm có 2 đội chơi, mỗi đội 5

+ Mỗi đội có 3 phút đọc thuộc phần từ của mình, sau 3 phút 2 đội thực hiện chơi

Ngày đăng: 10/03/2024, 15:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w