1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam

30 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kinh Tế Nhà Nước Và Vai Trò Chủ Đạo Trong Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng XHCN Ở Việt Nam
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị Mac – Lenin
Thể loại tiểu luận nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 4,64 MB

Nội dung

S hình thành và phát triựển của kinh t ế Nhà nước Trong giai đoạn tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản: Chủ nghĩa trọng thương ra đời vào khoảng thế kỷ XV-XVII đã đề cao vai trò quản lý

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  BÀI TIỂU LUẬN NHÓM MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MAC – LENIN Nhóm: Lớp học phần: Giảng viên HD: Chủ đề 12: Kinh tế Nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 09 năm 2023 MỤC LỤC PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ: 3 LỜI MỞ ĐẦU 4 I MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ 5 1 Mục đích: 5 2 Nhiệm vụ: 5 II CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 5 1 Khái niệm 5 1.1 Kinh tế thị trường 5 1.2 Kinh tế Nhà nước 5 2 Quan niệm về kinh tế Nhà nước 6 2.1 Sự hình thành và phát triển của kinh tế Nhà nước 6 2.2 Sự hình thành và phát triển kinh tế Nhà nước ở Việt Nam 7 III VAI TRÒ CHỦ ĐẠO CỦA THÀNH PHẦN KINH TẾ NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM 10 1 Các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay 10 2 Tính tất yếu vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước 11 3 Vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước 12 3.1 Về mặt kinh tế 12 3.2 Về mặt chính trị 13 3.3 Về mặt xã hội 14 IV THỰC TRẠNG CỦA THÀNH PHẦN KINH TẾ Nhà nước TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM 15 1 Khảo sát tiến trình phát triển: 15 2 Đánh giá chung về thực trạng thành phần kinh tế Nhà nước ở Việt Nam 16 3 Thực tế vai trò của kinh tế Nhà nước ở Việt Nam thời gian qua 17 V MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI CÁCH, ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHÀ NƯỚC 17 1 Đối với doanh nghiệp Nhà nước 17 1.1 Định hướng sắp xếp, phát triển doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích 18 a Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh 18 b Đối với doanh nghiệp hoạt động công ích 19 1 1.2 Đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước 20 1.3 Thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, sáp nhập, giải thể, phá sản đối với doanh nghiệp Nhà nước quy mô nhỏ, làm ăn không hiệu quả 21 1.4 Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổng công ty Nhà nước, hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh 21 1.5 Giải quyết lao động dôi dư và nợ không thanh toán được 22 1.6 Đổi mới trình độ công nghệ và trình độ quản lý trong doanh nghiệp Nhà nước 23 2 Với tài sản thuộc Nhà nước 23 KẾT LUẬN 24 NGUỒN THAM KHẢO 25 2 PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ: Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Hoàn thành 3 LỜI MỞ ĐẦU Kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát mà nước ta lựa chọn trong thời kỳ đổi mới từ những năm chín mươi cho đến nay Mô hình này vừa mang tính chất chung của nền kinh tế thị trường, vừa có những đặc thù được quyết định bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH Đây là sự vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm trong nước và thế giới về phát triển kinh tế thị trường, là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng trong quá trình lãnh đạo nhân dân, xây dựng đất nước Đảng ta xác định một cách nhất quán kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo Nhằm thể hiện rõ vai trò của thành phần kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đòi hỏi nền kinh tế Nhà nước phải đổi mới để giữ vững vai trò chủ đạo, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác cùng phát triển Vì vậy việc nghiên cứu những giải pháp để phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay là hết sức quan trọng Chính vì lẽ đó, bài tiểu luận này sẽ làm rõ nội dung “Kinh tế Nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam” 4 I MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ 1 Mục đích: Nhằm giúp tất cả các sinh viên nói chung, sinh viên ngành kinh tế nói riêng nắm vững đường lối kinh tế chủ trương của Đảng và Nhà nước Đồng thời đây cũng là một trong những văn bản khẳng định vai trò của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN 2 Nhiệm vụ: Nội dung chính của đề tài sẽ lần lượt giải quyết những vấn đề sau: - Cơ sở lý luận chung về kinh tế Nhà nước - Vai trò của thành phần kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam - Thực trạng thành phần kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN - Một số giải pháp nhằm cải cách, đổi mới và phát triển kinh tế Nhà nước II CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 1 Khái niệm 1.1 Kinh tế thị trường Kinh tế thị trường là nền kinh tế trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và mục đích của các chủ thể kinh tế là tìm kiếm lợi nhuận theo sự dẫn dắt của giá cả trên thị trường 1.2 Kinh tế Nhà nước Kinh tế Nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất Kinh tế Nhà nước bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, ngân hàng Nhà nước, ngân sách Nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm Nhà nước và các tài nguyên quốc gia, các tài sản khác thuộc sở hữu Nhà nước có thể dựa vào vòng chu chuyển kinh tế 5 Document continues below Discover more fKrionmh :te chinh tri Mac Lenin MLM307 Trường Đại học… 83 documents Go to course Câu-hỏi - Câu hỏi ôn tập KTCT 22 100% (10) 70 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ… 11 100% (7) Bài tập chương 7,8 5 Nguyên lý 100% (2) kế toán BT chương 3 - Giải bài tập chương 3… 2 Nguyên lý 100% (2) kế toán Bai2 dbyr dkkht mxnhr dht dhtnn… 31 Nguyên lý 100% (1) kế toán principles of 2 Quan niệm về kinh tế Nhà nước accounting -… 3 2.1 Sự hình thành và phát triển của kinh tế Nhà nNướgcuyên lý 100% (1) kế toán Trong giai đoạn tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản: Chủ nghĩa trọng thương ra đời vào khoảng thế kỷ XV-XVII đã đề cao vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước như: Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ, tích lũy tiền tệ, không cho tiền (vàng) chạy ra nước ngoài “Thuyết bàn tay vô hình” của Adam Smith (1723-1790) cho rằng hoạt động của toàn bộ nền kinh tế là do các quy luật khách quan chi phối, với nguyên lý “Nhà nước không can thiệp” vào hoạt động kinh tế Tuy vậy, ông không chống lại vai trò kinh tế của Nhà nước mà chỉ chống lại sự can thiệp sai trái của Nhà nước Léon Walras (1834-1910) với “Thuyết cân bằng tổng quát” định hướng Nhà nước can thiệp vào quá trình sản xuất, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, hạn chế đầu cơ, ổn định giá phù hợp với tiền lương Trong giai đoạn của chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước: Theo Keynes giữa cung và cầu ít khi có sự cân bằng, bởi vì chúng chịu tác động của hàng loạt nhân tố (thu nhập, xu hướng tiêu dùng giới hạn, tiết kiệm, hiệu quả giới hạn của tư bản, lãi suất, xu hướng ưa chuộng tiền mặt ) và trong hầu hết các trường hợp thì tổng cầu luôn nhỏ hơn tổng cung Tình hình đó gây nên hiện tượng thừa hàng hóa, làm sản xuất bị thu hẹp, thất nghiệp gia tăng Keynes thừa nhận sự phát triển có tính chu kỳ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và coi đó là một hiện tượng vô cùng phức tạp, một căn bệnh nan giải và để khắc phục không thể dựa vào sự điều tiết của thị trường cũng như dựa vào những sáng kiến cá nhân Ông khẳng định cần có vai trò Nhà nước trong điều tiết nền kinh tế Vai trò đó được thể hiện tập trung ở việc điều chỉnh tổng cầu Từ những quan điểm và cách lập luận của Keynes có thể khẳng định rằng, nền kinh tế thị trường không có khả năng tự điều tiết Vì vậy, để thúc đẩy sự phát triển đều đặn, Nhà nước phải trực tiếp can thiệp và điều tiết vào kinh tế Với “Thuyết bàn tay hữu hình” của John Maynard Keynes (1883-1946) đã đánh giá cao vai trò của kinh tế Nhà nước; các chính sách kinh tế của Nhà nước tác động đến nền kinh tế thị trường 6 Chủ nghĩa tự do mới được phát triển với nhiều tên gọi khác nhau như: kinh tế thị trường xã hội của Tây Đức; chủ nghĩa bảo thủ ở Mỹ; chủ nghĩa cận biên mới của Áo… là chủ trương cho nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường nhưng có sự điều tiết của Nhà nước ở một mức độ nhất định Sự can thiệp của Nhà nước không được hạn chế sự phát triển của thị trường mà phải tạo điều kiện cho thị trường vận động một cách bình thường, nghĩa là phải bảo vệ sự tự do cạnh tranh Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng: cơ chế thị trường là cơ chế tốt nhất điều tiết nền kinh tế hàng hóa một cách có hiệu quả, tuy nhiên, có nhiều khuyết tật vì vậy cần có sự quản lý của Nhà nước Những luận điểm trên cho thấy: Tất cả các Nhà nước đã và đang tồn tại không có Nhà nước nào phi kinh tế, đứng bên ngoài hay bên trên nền kinh tế Sự ra đời của Nhà nước bao giờ cũng có nguồn gốc từ nguyên nhân kinh tế Bất kỳ hoạt động của Nhà nước sẽ kìm hãm hoặc thúc đẩy kinh tế Mỗi thể chế kinh tế đòi hỏi một tổ chức Nhà nước riêng phù hợp với yêu cầu của nó Nhà nước phải tổ chức bộ máy, hoàn thiện chức năng nhiệm vụ của mình với sự vận động biến đối của nền kinh tế 2.2 Sự hình thành và phát triển kinh tế Nhà nước ở Việt Nam Để có được sự nhận thức rõ ràng về kinh tế Nhà nước như hiện nay là cả một quá trình hoàn thiện nhận thức của Đảng ta, bắt đầu từ ý tưởng về xây dựng nền kinh tế XHCN dựa trên chế độ công hữu thuần khiết được xác định trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông Dương, đến tư tưởng xây dựng kinh tế XHCN dựa trên sở hữu toàn dân và tập thể của Đại hội Đảng lần thứ III Và, mặc dù đến Đại hội Đảng lần thứ VI, khi đưa ra chính sách kinh tế nhiều thành phần vẫn chưa có khái niệm "kinh tế Nhà nước", song chủ trương của Đảng vẫn là "đi đôi với phát triển kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, tăng cường nguồn tích luỹ tập trung của Nhà nước và tranh thủ vốn ngoài nước, cần có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế khác" Đến Đại hội Đảng lần thứ VII, đồng thời với nhận thức về chế độ đa dạng hóa các loại hình sở hữu đã rõ nét hơn, Đảng đã chuyển sang quan điểm công hữu giữ vai trò chủ đạo, 7 nhưng chưa phân biệt rõ doanh nghiệp Nhà nước và kinh tế Nhà nước, nên còn gọi chung sở hữu Nhà nước dưới thuật ngữ “kinh tế quốc doanh” Cùng với đổi mới quan điểm về chế độ sở hữu, Đại hội Đảng lần thứ VII cũng đưa ra quan điểm rõ ràng hơn về KTTT: "Đổi mới về kinh tế, chuyển nền kinh tế mang nặng tính tự cấp, tự túc với cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”; “Cơ chế vận hành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác”; và phân định rõ phạm vi quản lý của Nhà nước và phạm vi tác động của cơ chế thị trường Tới Đại hội Đảng lần thứ VIII, ngoài sự khẳng định rõ ràng mục tiêu vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN do Đại hội VII nêu ra, lần đầu tiên Đảng đưa ra khái niệm kinh tế Nhà nước và vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước: "Kinh tế Nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế hợp tác xã trở thành nền tảng trong nền kinh tế Kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân chiếm tỷ trọng đáng kể Kinh tế Nhà nước dưới các hình thức khác nhau tồn tại phổ biến" Đại hội VIII đồng thời cũng có một số thay đổi đối với các thành phần kinh tế khác, các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành cùng tồn tại lâu dài, tư tưởng kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng kinh tế hợp tác dần trở thành nền tảng đã cơ bản được hình thành ở Đại hội Đảng lần thứ VIII Đại hội Đảng lần thứ IX, lần đầu tiên mô hình KTTT định hướng XHCN được chính thức đưa vào văn kiện của Đảng: " Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN; đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN" Sự khẳng định mô hình KTTT định hướng XHCN là mục tiêu của đất nước ta trong Đại hội IX có hai ý nghĩa sâu sắc: Một là, khẳng định tính nối tiếp của quá trình đổi mới của nước ta từ Đại hội VI; Hai là, xác định rõ tính chất thị trường, tính chất nhiều thành phần, trong đó Nhà nước không những thực thi vai trò chính trị mang bản chất XHCN, mà còn là một thành phần kinh tế cùng với thành phần kinh tế tập thể tạo nền tảng của chế độ kinh tế mới 8 không thực hiện tốt vai trò chủ đạo của mình, thì không thể đạt được định hướng xã hội chủ nghĩa và đường đi lên chủ nghĩa xã hội cũng sẽ không được đảm bảo Kinh tế Nhà nước độc quyền những lĩnh vực có quan hệ trực tiếp đến an ninh quốc gia và hoạt động bên cạnh các thành phần kinh tế khác trong những ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân như ngân hàng, vận tải hàng không Trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế Nhà nước độc quyền là để có điều kiện định hướng sự vận động của nền kinh tế theo mục tiêu nhất định và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội Do vậy, nếu một doanh nghiệp Nhà nước nào đó được độc quyền thì hoạt động của nó phải hướng tới với tính chất là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước vì mục tiêu kinh tế - xã hội, chứ không phải vì bản thân doanh nghiệp Nói cách khác, doanh nghiệp Nhà nước độc quyền nhưng không làm triệt tiêu luật chơi của kinh tế thị trường và không vì lợi ích cục bộ của doanh nghiệp Nhà nước, mà hướng tới vì lợi ích kinh tế - xã hội thì hoạt động của doanh nghiệp mới đúng nghĩa là thực hiện vai trò chủ đạo theo định hướng xã hội chủ nghĩa 3.3 Về mặt xã hội Do bản chất về mặt sở hữu và mục đích hoạt động, nên thành phần kinh tế Nhà nước gánh vác chức năng và vai trò xã hội to lớn Đối với bộ phận phi doanh nghiệp bên cạnh chức năng kinh tế, chính trị, còn có cả chức năng xã hội Đối với bộ phận doanh nghiệp trong thành phần kinh tế Nhà nước, hoạt động theo nguyên tắc thị trường cũng đảm nhận những vai trò xã hội lớn Điều này thể hiện ở chỗ, các doanh nghiệp này phải đảm nhận những ngành ở những địa bàn khó khăn có ý nghĩa chính trị - xã hội mà tư nhân không muốn đầu tư, thực hiện sự bảo đảm cân bằng về đầu tư phát triển theo vùng, miền, đảm nhận các ngành sản xuất hàng hóa công cộng thiết yếu Đó là những người đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong cuộc chiến chống đói, nghèo và tụt hậu Kinh tế Nhà nước đóng vai trò hàng đầu trong việc khắc phục và hạn chế những bất cập của cơ chế thị trường Nhà nước can thiệp để đảm bảo công bằng và tăng cường quản lý trong các lĩnh vực quan trọng Trong các lĩnh vực như dầu khí, điện lực, khoáng sản, kinh tế Nhà nước giữ vai trò độc quyền để đảm bảo lợi ích chung của xã hội 14 Với vai trò chủ đạo của mình, kinh tế Nhà nước đóng góp quan trọng vào sự phát triển và ổn định của nền kinh tế quốc gia, đồng thời đảm bảo lợi ích cộng đồng và an ninh quốc gia Vai trò này được thể hiện qua sự chủ động và định hướng phát triển, khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến, khắc phục bất cập của cơ chế thị trường, và sự đảm bảo an ninh quốc gia Kinh tế Nhà nước là một trong những thành phần quan trọng trong hệ thống kinh tế của một quốc gia Với vai trò chủ đạo, nó tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển của các thành phần kinh tế khác, đồng thời đảm bảo sự công bằng và quản lý hiệu quả trong các lĩnh vực quan trọng Với khả năng định hướng và điều hành, kinh tế Nhà nước đóng góp quan trọng vào việc đạt được mục tiêu phát triển xã hội của quốc gia IV THỰC TRẠNG CỦA THÀNH PHẦN KINH TẾ Nhà nước TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM 1 Khảo sát tiến trình phát triển: Tiến trình phát triển của thành phần kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn và được điều chỉnh theo thời gian: - Giai đoạn đầu (thập kỷ 1980 - đầu thập kỷ 1990): Sau khi triển khai chính sách đổi mới kinh tế, chính phủ Việt Nam bắt đầu thực hiện các biện pháp thị trường trong một số lĩnh vực kinh tế Trong giai đoạn này, chính phủ tập trung vào việc duy trì và phát triển các ngành kinh tế trọng điểm Nhà nước như ngành dầu khí, điện lực, viễn thông và hàng không Các doanh nghiệp Nhà nước trong các ngành này được đầu tư và phát triển mạnh mẽ, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc gia - Giai đoạn chuyển đổi (thập kỷ 1990 - đầu thập kỷ 2000): Trong giai đoạn này, chính phủ Việt Nam đã tiếp tục mở cửa kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài Điều này đã tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp tư nhân và đối tác nước ngoài Các chính sách hỗ trợ và cải cách được áp dụng để khuyến khích tư nhân hóa các doanh nghiệp Nhà nước và tạo điều kiện công bằng cho các doanh nghiệp kinh doanh - Giai đoạn hiện tại (thập kỷ 2000 - hiện nay): Trong giai đoạn này, chính phủ Việt Nam đã tiếp tục thúc đẩy quá trình cải cách và cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, nhằm tăng tính cạnh tranh và hiệu quả hoạt động Các chương trình cổ phần hóa đã được 15 triển khai, cho phép các doanh nghiệp Nhà nước niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chia sẻ vốn cho các đối tác tư nhân và đầu tư nước ngoài Điều này giúp tăng cường quản lý chuyên nghiệp, thu hút vốn đầu tư và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhà nước 2 Đánh giá chung về thực trạng thành phần kinh tế Nhà nước ở Việt Nam Vai trò chủ đạo của KTNN còn có những ý nghĩa sau đối với kinh tế Việt Nam: Thứ nhất, là đầu tàu, hướng dẫn, dẫn dắt các hình thức sở hữu khác trong việc phát triển các lĩnh vực đặc biệt, như các lĩnh vực cần nhiều vốn đầu tư, có hàm lượng khoa học cao, một số lĩnh vực đặc biệt mới hình thành Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, ngày càng xuất hiện nhu cầu hình thành một số lĩnh vực mới đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ cao mà tự nó rất khó phát triển Trong điều kiện các quan hệ thị trường mới được phát triển, khu vực tư nhân còn nhỏ bé, chưa có khả năng đầu tư lớn, khu vực sở hữu Nhà nước tất yếu phải đảm nhận vai trò đầu tàu, dẫn dắt trong những lĩnh vực mới này Khi thực hiện vai trò này, không có nghĩa là sở hữu Nhà nước giữ vai trò thống trị độc quyền vĩnh viễn mà vai trò đầu tàu, dẫn dắt thể hiện ở chỗ, khi các hình thức sở hữu khác đủ sức tham gia và có khả năng tham gia có hiệu quả, Nhà nước kịp thời rút vốn ra khỏi lĩnh vực đã đầu tư, để tiếp tục thực hiện vai trò của mình trong việc đầu tư vào những lĩnh vực mới khác Thứ hai, bảo đảm phát triển năng lực cạnh tranh của quốc gia Do lịch sử phát triển, KTNN đã đảm nhận một loạt ngành cạnh tranh Khi khu vực tư nhân chưa kịp phát triển, Nhà nước phải trực tiếp tham gia và đầu tư phát triển, hỗ trợ các DN đầu đàn trong giai đoạn đầu Khi khu vực tư nhân lớn mạnh dần, KTNN dần dần rút hoặc chuyển đổi sở hữu và về lâu dài, KTNN có thể không cần giữ vai trò chủ đạo ở lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh Thứ ba, đối với an ninh quốc gia, KTNN thể hiện vai trò chủ đạo ở hai nội dung cơ bản sau: 1- Nắm giữ những ngành đặc biệt quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia (sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh, ) 2- Tham gia nắm giữ một số vị trí thiết yếu, quan trọng để giữ vững định hướng xã hội, làm đối trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế (bán buôn lương thực, xăng dầu; sản xuất điện; khai 16 thác khoáng sản quan trọng; một số sản phẩm cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin quan trọng; bảo trì đường sắt, sân bay, ) Thứ tư, về mặt xã hội, do bản chất về mặt sở hữu và mục đích hoạt động, KTNN có vai trò quan trọng trong gánh vác chức năng xã hội Vai trò này thể hiện ở chỗ, KTNN phải đảm nhận những ngành ở những địa bàn khó khăn có ý nghĩa chính trị - xã hội mà tư nhân không muốn đầu tư, thực hiện sự bảo đảm cân bằng về đầu tư phát triển theo vùng, miền, đảm nhận các ngành sản xuất hàng hóa công cộng thiết yếu, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, các chương trình xóa đói, giảm nghèo, 3 Thực tế vai trò của kinh tế Nhà nước ở Việt Nam thời gian qua Ở Việt Nam, KTNN ngày càng khẳng định vai trò, vị thế của mình trong các thành phần kinh tế Do bản chất và mục đích hoạt động, nên thành phần KTNN có vai trò chính trị - xã hội to lớn Các DN trong thành phần KTNN luôn tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đóng vai trò quan trọng trong một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, như viễn thông, than, điện, xăng dầu, khai khoáng, tài chính, ngân hàng và các dịch vụ công thiết yếu đảm bảo nhu cầu tiêu dùng, sản xuất trong nước và xuất khẩu Các DNNN vừa là chủ thể kinh doanh, vừa là lực lượng kinh tế nòng cốt do Nhà nước sử dụng trong tác động tham gia các hoạt động kinh tế Là chủ thể kinh doanh, các DNNN phải thực hiện hạch toán kinh tế, tự chủ về tài chính, hoạt động có hiệu quả để bảo đảm quá trình tái sản xuất mở rộng, bảo đảm gia tăng nguồn lực kinh tế mà Nhà nước đã đầu tư cho các DN này Là lực lượng tham gia các hoạt động kinh tế như một công cụ của Nhà nước, các DNNN cần góp phần tạo ra sự ổn định kinh tế - xã hội, giúp Nhà nước đạt được các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội V MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI CÁCH, ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHÀ NƯỚC 1 Đối với doanh nghiệp Nhà nước Kinh tế Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), đồng thời giữ vững ổn định kinh tế, chính trị và xã hội của đất 17 nước Doanh nghiệp Nhà nước, bao gồm cả doanh nghiệp giữ 100% vốn Nhà nước và doanh nghiệp giữ cổ phần chi phối Nhà nước, đóng vai trò quan trọng như một công cụ vật chất không thể thiếu để kinh tế Nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong môi trường kinh tế thị trường định hướng XHCN Việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước là một nhiệm vụ cấp bách và chiến lược Điều này đặc biệt quan trọng bởi vì nó liên quan đến sự bền vững và phát triển của kinh tế Nhà nước trong bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh chóng và cạnh tranh gay gắt Tuy nhiên, việc thực hiện nhiệm vụ này không phải lúc nào cũng dễ dàng, mà đòi hỏi sự quyết tâm và nỗ lực của tất cả các bên liên quan Cải cách và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước đòi hỏi sự đổi thay không ngừng và khả năng thích nghi với môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp Đây cũng là một quá trình mà chính phải chơi một vai trò lãnh đạo quan trọng, đảm bảo rằng cải cách được thực hiện đúng đắn, hiệu quả và không gây ra tác động tiêu cực cho nền kinh tế và xã hội Việc thành công trong việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của đất nước và đảm bảo rằng kinh tế Nhà nước vẫn duy trì vai trò quyết định trong định hướng XHCN và trong nền kinh tế thị trường 1.1 Định hướng sắp xếp, phát triển doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích a Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh Nhà nước giữ 100% vốn đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực độc quyền Nhà nước như vật liệu nổ, hóa chất độc, chất phóng xạ, hệ thống truyền tải quốc gia, mạng trục thông tin quốc gia và quốc tế, sản xuất thuốc lá điếu Điều này là cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia, quản lý và kiểm soát nghiêm ngặt các nguyên liệu và hoạt động có liên quan đến an toàn và bảo mật quốc gia Nhà nước giữ cổ phần chi phối hoặc giữ 100% vốn đối với doanh nghiệp Nhà nước trong nhiều ngành và lĩnh vực quan trọng như sản xuất điện, khai thác các khoáng sản quan trọng, sản xuất các sản phẩm cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, sản xuất kim loại đen, 18

Ngày đăng: 10/03/2024, 15:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w