Khu đất có vị trí hết sức thuận lợi về giao thông, đáp ứng nhu cầu về kiến trúc cảnh quan, công năng sử dụng đối với một dự án phức hợp thương mại và dịch vụ – văn phòng – căn hộ và đặc
Trang 1TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Hòa nhập cùng nhịp điệu phát triển chung của thị trường bất động sản, sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo thành phố với gói hỗ trợ 30.000 tỷ cho phân khúc nhà ở chung cư giai đoạn 2021 – 2025
Dự án “Khu phức hợp Saigon Asiana (ASIANA COMPLEX)” ra đời tọa lạc tại 561A Điện Biên Phủ, phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp HCM Khu đất có vị trí hết sức thuận lợi về giao thông, đáp ứng nhu cầu về kiến trúc cảnh quan, công năng sử dụng đối với một dự án phức hợp thương mại và dịch vụ – văn phòng – căn hộ và đặc biệt góp phần tạo dựng bộ mặt cảnh quan cho khu vực cũng như sự phát triển bền vững của thành phố Công trình bao gồm 20 tầng nổi và 2 tầng hầm, chiều cao tòa nhà 80.0 (m), lưới cột phân bố đều nhau từ 8.0 (m) đến 10.4 (m) Khối đế 5 tầng có chức năng thương mại và dịch vụ Khối tháp số 1 và khối tháp số 2 gồm 15 tầng (tầng 6-20) có chức năng văn phòng cho thuê và căn hộ cao cấp
Với kết cấu dựa theo các đặc điểm về kiến trúc và hệ thống MEP, sinh viên đề ra phương án kết cấu chịu tải đứng dựa trên khoảng thông thủy giữa các tầng thấp, nhịp giữa các cột lớn, đồng đều nhau nên ta chọn sàn phẳng, đảm bảo về chiều cao kiến trúc của công trình, kết hợp dầm biên tạo cấu tạo nút hoàn chỉnh, đảm bảo truyền tải ngang khi công trình chịu gió và động đất Phương án kết cấu chịu tải đứng là cột với ưu điểm diện tích chiếm chỗ ít, phù hợp cho kiến trúc tầng thương mại, cột chịu lực hai phương thích hợp cho khung không gian, với hệ khung – lõi có sơ đồ truyền lực rõ ràng, chiều cao 20 tầng nên tải trọng ngang lớn, hệ kết cấu này giúp chịu tải ngang, giảm xoắn tốt Phương án kết cấu phần ngầm – móng, sinh viên chọn kết cấu cọc phù hợp với đất cát, sét trạng thái cứng, chọn cọc khoan nhồi giúp dễ dàng thi công, có sức chịu tải lớn từ đó giảm số lượng cọc, kết hợp đài đơn vì khi khoảng cách giữa các cột xa tải trọng công trình lớn sẽ phân bố không đều đặn (gây lún lệch cho bè), bố trí móng bè với chiều cao nhỏ không đảm bao khả năng chịu lực
Về phần thiết kế thi công tường vây cho công trình, sinh viên chọn phương án cọc khoan nhồi đường kính bé, nhờ sự hỗ trợ của Plaxis 2D để phân tích mô hình và kiểm tra khả thi của tường vây Bên cạnh đó kết hợp với việc mô hình hệ Shoring và Kingpost theo trình tự thi công bằng Etabs để kiểm tra khả năng chịu lực của kết cấu
Về thi công phần ngầm bằng phương pháp Bottom - up, tiến hành thi công dưới mặt đất trước, trên mặt đất sau Từ đó sinh viên đưa ra các biện pháp có tính toán và thiết kế một cách chi tiết từ giải pháp đào, coppha, lập tiến độ đến thiết kế móng cẩu tháp, có so sánh và lựa chọn tối ưu nhằm đạt được cách thức thi công hiệu quả, tối thiểu các công trình tạm và công tác quay lại Tiến độ thi công được lập theo phương pháp tuần tự đảm bảo thời gian thi công tối thiểu, chất lượng tối đa Tạo tổng mặt bằng xây dựng cho các công tác kết hợp diễn ra không bị xung đột hòa hợp giữa
công nghệ và tổ chức, con người và thiên thiên … nhằm tạo nên một ASIANA COMPLEX phục
vụ con người phù hợp với các quy luật kinh tế - xã hội