1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu một số giải pháp quản lý rừng trồng bền vững theo hướng fsc tại huyện tràng định, tỉnh lạng sơn

77 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Một Số Giải Pháp Quản Lý Rừng Trồng Bền Vững Theo Hướng FSC Tại Huyện Tràng Định, Tỉnh Lạng Sơn
Tác giả Hoàng Ngọc Khôi
Người hướng dẫn TS. Lê Văn Phúc
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 2,84 MB

Cấu trúc

  • 2. Mục tiêu đề tài (17)
  • 3. Ý nghĩa khoa học (17)
  • 4. Ý nghĩa thực tiễn (17)
  • CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở khoa học (18)
    • 1.2. Trên thế giới (19)
    • 1.3. Ở Việt Nam (24)
      • 1.3.1. Những nghiên cứu về quản lý rừng bền vững (24)
      • 1.3.2. Các văn bản luật và các công ước quốc tế có liên quan đến QLRBV (29)
    • 1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu (32)
  • CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài (35)
    • 2.2. Nội dung nghiên cứu (35)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (35)
      • 2.3.1. Công tác chuẩn bị (35)
      • 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu (36)
      • 2.3.3. Phương pháp điều tra thực địa (36)
      • 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu (38)
  • CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1.1. Thực trạng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Tràng Định (39)
    • 3.1.2. Hiện trạng rừng trồng tại khu vực nghiên cứu (42)
    • 3.1.4. Hiện trạng công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng (45)
    • 3.2. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quản lý tài nguyên rừng bền vững ở huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn (46)
      • 3.2.1. Thuận lợi (46)
      • 3.2.1. Điểm yếu (48)
      • 3.2.3. Cơ hội (49)
      • 3.2.4. Thách thức (49)
    • 3.3. Mức độ đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chí và chỉ số về quản lý rừng bền vững tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn (50)
      • 3.3.1. Tóm tắt bộ nguyên tắc, tiêu chí quốc gia về quản lý rừng bền vững (50)
      • 3.3.2. Đánh giá mức độ đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chí và tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn (52)
      • 3.3.3. Một số nguyên nhân dẫn đến quản lý rừng chưa bền vững tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn (55)
      • 3.3.4. Một số biện pháp khắc phục các chỉ số tồn tại trong quản lý rừng bền vững tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn (57)
    • 3.4. Đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu (65)
      • 3.4.1. Giải pháp cơ chế chính sách (65)
      • 3.4.2. Giải pháp qui hoạch (65)
      • 3.4.3. Giải pháp về công nghệ (65)
      • 3.4.4. Giải pháp về tổ chức sản xuất (66)
      • 3.4.5. Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm (67)
    • 1. Kết luận (68)
    • 2. Kiến nghị (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (72)

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Trang 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂMHỒNG NGỌC KHƠI NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỪNG TRỒNG BỀN VỮNG THEO HƯỚNG FSC TẠI HUYỆN TRÀNG ĐỊN

Mục tiêu đề tài

Đề tài đặt ra các mục tiêu nghiên cứu sau đây:

- Phân tích được hiện trạng rừng và vấn đề quản lý rừng tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn;

- Đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quản lý tài nguyên rừng bền vững ở huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

- Xác định được những yếu tố cơ bản và phát hiện những tồn tại theo tiêu chuẩn QLRBV và cấp chứng chỉ rừng FSC;

- Phân tích được một số nguyên nhân dẫn đến quản lý rừng chưa bền vững tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

- Đề xuất được một số giải pháp góp phần quản lý rừng trồng bền vững ở huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về quản lý rừng có liên quan và là cơ sở khoa học để lập kế hoạch quản lý rừng bền vững theo các nguyên tắc và tiêu chuẩn của FSC.

Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu về quản lý rừng bền vững tại huyện Tràng Định đã giúp cho các nhà quản lý, cán bộ kỹ thuật và người dân khắc phục được các lỗi chưa đúng trong quản lý rừng bền vững, cấp chứng chỉ rừng và sẽ đưa ra được các giải pháp quản lý rừng bền vững cũng như những kế hoạch để thực hiện theo tiêu chuẩn của FSC

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1 Cơ sở khoa học

Trên thế giới

Richard (1991), đã đặt ra câu hỏi rừng phải bền vững như thế nào? Và ông đã đưa ra 8 câu trả lời: (1) Chủ yếu là bền vững về sản phẩm (2) Bền vững về xã hội (3) Bền vững về lợi ích nhân loại (4) Bền vững về toàn địa cầu (5) Bền vững về tự duy trì HST (6) Bền vững về loại hình sinh thái (7) Bền vững về đảm bảo an toàn HST (8) Bền vững về hệ sinh thái hạt nhân

Barron (1991) cho rằng khái niệm về phát triển bền vững đối với công nghiệp rừng là rất quan trọng Thực tiễn nhấn mạnh phát triển bền vững không phải là kinh doanh gỗ Đối với công nghiệp lâm nghiệp khái niệm về phát triển bền vững là một phương thức sáng tạo kinh doanh rừng lấy việc tăng sản lượng và lợi ích môi trường cho xã hội, nó cung cấp một cơ hội kinh doanh đất rừng công hữu bằng công nghiệp được công chúng xã hội tán đồng Mani (1991) cho rằng: thông qua sáng tạo ứng dụng kinh doanh rừng và giảm bớt ô nhiễm, ngành lâm nghiệp Canada có thể trở thành tấm gương cấp thế giới của sự sự phát triển bền vững Để thực hiện được mục tiêu đó căn cứ vào các điều kiện kinh tế và các đặc trưng tính địa đới của rừng, năm 1992 Canada đã thành lập 10 khu thí nghiệm nghiên cứu khác nhau hình thành một mạng lưới rừng mẫu Ngoài ra Canada còn phê chuẩn sách lược rừng quốc gia để hoạch định khung hành động tỷ mỉ cho phát triển bền vững rừng Canada Thompson (1992) đã nêu lên một cách tỷ mỉ các vấn đề quản lý tổng hợp tài nguyên rừng

Kock (1990) đã so sánh lâm nghiệp bền vững của châu Âu và nước Mỹ, ông chứng minh một sự thật là lâm nghiệp châu Âu không luôn luôn bền vững Ở Mỹ đã nêu ra các tên gọi lâm nghiệp mới và viễn cảnh mới của lâm nghiệp có quan hệ với lâm nghiệp bền vững Năm 1992, chủ tịch hiệp hội lâm nghiệp Mỹ trong tạp chí lâm nghiệp Mỹ đã nêu ra các bài xã luận, kêu gọi các hội viên: lâm nghiệp bền vững là gì? Làm thế nào các nhà thực tiễn nhận thức được lâm nghiệp bền vững? Các nhà thực tiễn làm thế nào để có được lâm

6 nghiệp bền vững? Ba vấn đề đó được triển khai thảo luận Cùng với những chuyển biến quan niệm về giá trị rừng tự nhiên, đồng cỏ và đất, Cục lâm nghiệp, Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) đã chuyển hướng trọng tâm phải lấy nguyên tắc bền vững để thỏa mãn nhu cầu con người làm mục đích

Quỹ môi trường toàn cầu Việt Nam (GEF), kể từ khi thành lập vào năm

1991, GEF đã tài trợ hơn 300 dự án và chương trình tập trung vào việc bảo tồn và quản lý rừng ở các nước đang phát triển Tổng phân bổ GEF cho các sáng kiến trong thời gian này lên đến hơn 1,6 tỷ USD, huy động thêm được 5 tỷ USD từ các nguồn khác Dựa trên hướng dẫn của ba công ước quốc tế liên quan đến rừng (CBD, UNFCCC và UNCCD), các dự án được GEF tài trợ chia thành ba loại:

 Bảo tồn rừng (chủ yếu ở các khu bảo tồn và vùng đệm)

 Sử dụng rừng bền vững (cảnh quan rừng sản xuất)

 Quản lý rừng bền vững (liên quan đến những nơi có rừng và cây ở các khu vực cảnh quan rộng hơn)

Từ năm 2007, GEF gia tăng cung cấp nguồn lực cho các dự án thí điểm tập trung vào REDD + với trọng tâm thúc đẩy hợp tác liên nghành Huy động đầu tư từ các lĩnh vực trọng tâm khác nhau của GEF cho thấy đây là một công cụ tốt để hài hòa các biện pháp can thiệp với tối đa hóa các lợi ích từ REDD + Đối với chu kỳ bổ sung lần thứ năm (2010 – 2014) GEF đã tăng thêm cam kết về tài trợ REDD +

Hội nghị Lâm nghiệp thế giới lần thứ XV diễn ra tại Thủ đô Seoul, Hàn Quốc từ ngày 2-6/5/2022, do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc và Cục Lâm nghiệp Hàn Quốc đăng cai tổ chức, với chủ đề: “Xây dựng một tương lai xanh, khỏe mạnh, và bền vững với rừng” (“Building a green, healthy and resilent future with forest”) Hội nghị lần đầu tiên được tổ chức tại Roma, Italia năm 1926 và được tổ chức 6 năm 1 lần, nhằm chia sẻ các vấn đề liên quan đến rừng và môi trường trên toàn thế giới, như biến đổi khí hậu,

7 suy giảm đa dạng sinh học và sa mạc hóa, đồng thời đưa ra các giải pháp thông qua quản lý rừng Tại hội nghị lần này, vấn đề quản lý rừng bền vững để đảm bảo nguồn gỗ bền vững cho tương lai được đặc biệt quan tâm Tại phiên họp này, chủ tịch Hội đồng PEFC đã chia sẻ vấn đề tăng cường quản lý rừng bền vững để tăng nguồn cung cấp gỗ bền vững từ rừng trồng trong nền kinh tế sinh học và nền kinh tế không phát thải các bon Vai trò của quản lý rừng bền vững, chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm cũng được đoàn Việt Nam nhấn mạnh trong phiên thảo luận bên lề ngày 4/5 trong chủ đề thảo luận về những chuyển dịch trong thương mại gỗ vùng lưu vực sông Mê Kông Hội nghị cũng công bố kêu gọi của các bộ trưởng về sử dụng bền vững gỗ, trong đó nhấn mạnh giải pháp quản lý rừng bền vững gắn với dịch vụ hấp thụ lưu trữ các bon và các dịch vụ hệ sinh thái khác Hội nghị kết thúc bằng việc công bố Tuyên bố chung Rừng Seoul (Seoul Forest Declaration) do nước chủ nhà Hàn Quốc đề xuất Văn phòng chứng chỉ quản lý rừng bền vững (2022)

Theo Ban thư ký mạng lưới rừng kiểu mẫu quốc tế, hiện có 37 quốc gia tham gia và đã làm được hơn 70 khu rừng kiểu mẫu Tại châu Á, nước đầu tiên thực hiện rừng kiểu mẫu là Ấn Độ và hình thành từ cách đây gần 20 năm, trở thành mô hình kiểu mẫu để những nước khác tại khu vực châu Á học hỏi và triển khai Sau gần 2 thập niên, đến nay châu Á đã có 7 nước hình thành và được công nhận có rừng kiểu mẫu là Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Trung Quốc và Hàn Quốc Đến nay, trên thế giới đã hình thành được mạng lưới rừng kiểu mẫu châu Á, châu Phi, Nam Mỹ và châu Âu Tuy nhiên trong quá trình thực hiện mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ có những đặc điểm riêng về địa hình, khí hậu và chủng loại các loài động, thực vật khác nhau nên việc xây dựng mô hình rừng kiểu mẫu sẽ không rập khuôn giống hệt nhau mà sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp Mục tiêu của mạng lưới là giúp các quốc gia có rừng giữ rừng và khai thác được những thế mạnh từ rừng để phục vụ cho những người bảo vệ rừng và người dân sinh sống bên

8 trong và những khu vực gần rừng có thu nhập ổn định Như vậy việc giữ gìn và phát triển rừng mới lâu dài và bền vững Hương Giang (2018)

Tổ chức Hợp tác rừng châu Á (AFoCO) được thành lập với mục tiêu tăng cường hợp tác lâm nghiệp trong khu vực thông qua việc biến các cam kết, chính sách lâm nghiệp thành hành động cụ thể, nhằm quản lý rừng bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu AFoCO là một tổ chức hợp tác đa phương trong khu vực do Hàn Quốc khởi xướng với sự tham gia của 10 nước thành viên ASEAN, Hàn Quốc và các nước châu Á khác, với mục tiêu tăng cường hợp tác lâm nghiệp trong khu vực thông qua những hành động cụ thể để quản lý rừng bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu Với sứ mệnh tăng cường hợp tác trong lĩnh vực lâm nghiệp và thúc đẩy quản lý rừng bền vững trong khu vực châu Á vì “Một châu Á xanh hơn”, đặc biệt là chia sẻ kinh nghiệm và công nghệ trong việc phục hồi và phát triển rừng trong nước, Chính phủ Hàn Quốc, thông qua AFoCO, mong muốn góp sức vào nỗ lực chung của toàn khu vực hướng tới phát triển bền vững, góp phần vào tăng trưởng xanh của toàn khu vực Đỗ Hương (2016)

Năm 2022, tại Philipine Ngân hàng ADB đã ký khoản đầu tư 15 triệu USD vào quỹ rừng nhiệt đới châu Á để hỗ trợ cho các hoạt động lâm nghiệp bền vững ở Đông Nam Á Quỹ sẽ đầu tư vào các công ty trồng rừng thương mại được quản lý rừng bền vững, phát triển rừng trồng mới và các cơ sở chế biến Chu Khôi (2022)

Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp Lào cho biết vừa nâng tổng số khu rừng được đưa vào diện bảo vệ ở nước này lên con số 177 Động thái trên nằm trong nỗ lực nhằm khôi phục diện tích che phủ rừng đạt 70% diện tích cả nước, cũng như bảo đảm quản lý rừng bền vững Hiện nay, Lào có 51 khu vực rừng sản xuất trên tổng diện tích 3,1 triệu ha Lào cũng đã phê duyệt đầu tư trồng rừng sản xuất trên tổng diện tích 494.434 ha, hiện đã trồng được với diện tích 65.600 ha Năm 2022, Lào cung cấp 450.000 m 3 gỗ rừng trồng trong

9 nước cho các nhà máy, nhưng số lượng trên chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu thực tế, cũng trong năm đó, giá trị sản phẩm gỗ xuất khẩu của Lào vượt 382 triệu USD, giá trị xuất khẩu gỗ chưa qua chế biến khoảng 10 triệu USD và tổng giá trị xuất khẩu lâm sản đạt hơn 18 triệu USD Trịnh Dũng, Hải Tiến

(2023) Đã có rất nhiều sáng kiến ở cấp quốc gia và quốc tế hướng tới việc QLRBV Một trong những hoạt động có ý nghĩa và được quan tâm nhiều nhất là xây dựng các tiêu chuẩn và tiêu chí QLRBV (C&I) Chỉ trong một thời gian ngắn khoảng 5 năm đã có trên 100 quốc gia cam kết thực hiện một trong 7 tiến trình đã được phát triển ở nhiều vùng khác nhau của thế giới Và cơn sóng mối quan tâm đại trà này đã vượt ra ngoài phạm vi điều đình của Liên hiệp quốc Có 2 nguyên nhân dẫn đến sự phổ biến của của C&I: thứ nhất, khái niệm QLRBV đã được thừa nhận về mặt chính sách, nhưng vẫn chưa được hiểu và sử dụng đúng về mặt kỹ thuật ở cấp hành động Thứ 2, chưa có những hướng dẫn thống nhất khi các chương trình QLRBV được thực hiện (Don Wijewardana, 1998)

Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững cấp quốc gia đã có một số nơi có như: Thụy Điển, Malaysia, Indonesia, Canada, ) Còn bộ tiêu chuẩn “Những nguyên tắc và những tiêu chuẩn quản lý rừng” của FSC quốc tế đã được công nhận và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, nhiều tổ chức cấp chứng chỉ rừng đều dùng bộ tiêu chuẩn này để đánh giá quản lý và cấp chứng chỉ rừng

Ở Việt Nam

1.3.1 Nh ữ ng nghiên c ứ u v ề qu ả n lý r ừ ng b ề n v ữ ng

Tài trợ của GEF cho các hoạt động trong lĩnh vực quản lý rừng bền vững tại Việt Nam: Tài trợ cho các dự án REDD+ tại Việt Nam chủ yếu từ nguồn tài chính song phương của chính phủ một số nước và các tổ chức tài chính đa phương, trong 4 nhà tài trợ là tổ chức tài chính đa phương GEF đã tài trợ cho các dự án REDD+ tại Việt Nam là 0,53 triệu Đô la mỹ Ngoài ra phải kể tới sự hỗ trợ của GEF trong dự án dự án Phát triển ngành lâm nghiệp Với nguồn kinh phí đầu tư của dự án trên 100 triệu USD, dự án đã tạo cơ sở vững chắc giúp Việt Nam phát triển trồng rừng và xuất khẩu gỗ có chứng nhận Bên cạnh đó dự án cũng đã hỗ trợ việc biên soạn cẩm nang trồng rừng tiểu điền để sử dụng cho các chương trình trồng rừng khác của Việt Nam

Tại Việt Nam, một trong những lợi thế lớn nhất của các chủ rừng có được từ việc đạt chứng chỉ FSC là khả năng tiếp cận tới các thị trường cao cấp hơn trên thế giới Tại các thị trường châu Âu, người tiêu dùng thường sẵn lòng chi trả thêm cho các sản phẩm gỗ như đồ nội thất hoặc giấy nếu họ biết rằng sản phẩm đó có nguồn gốc bền vững và không góp phần làm gia tăng nạn phá rừng Điều đó giúp đem lại doanh thu cao hơn cho các chủ rừng và tạo ra các liên kết thị trường có ích cho hoạt động kinh doanh Với các hộ dân sở hữu rừng, trừ khi họ có lợi nhuận từ việc bảo vệ rừng, nếu không họ sẽ có xu hướng chặt rừng lấy gỗ hoặc phá rừng lấy đất phục vụ cho mục đích khác

11 như làm đất canh tác độc canh hoặc chăn thả gia súc Chứng chỉ FSC mang đến cho các hộ dân cách kiếm sống tốt hơn từ việc quản lý bền vững rừng hiện có, là điều tốt cho cả thiên nhiên và con người Với điều kiện rừng tự nhiên không bị chặt hạ để lấy đất chuyển đổi sang rừng trồng, những đồn điền rừng trồng cũng là một nguồn cung cấp gỗ giúp làm giảm áp lực khai thác gỗ lên các khu rừng tự nhiên lân cận Nhưng nếu quản lý không được quản lý hiệu quả, năng suất rừng trồng có thể kém đồng thời gây ô nhiễm nguồn nước và hủy hoại tầng đất mặt Tại Việt Nam, một trong những nguy cơ lớn nhất đối với rừng tự nhiên là việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho nông nghiệp Bằng cách hỗ trợ trồng rừng bền vững đem lại thu nhập cao hơn cho chủ rừng, chúng tôi giúp ngăn chặn tình trạng phá rừng do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, từ đó đảm bảo lợi ích của đa dạng sinh học và duy trì các dịch vụ hệ sinh thái như nguồn nước sạch và đất ổn định (Panda Viet Nam)

Nguyễn Hoàng Tiệp, Phó Giám đốc Văn phòng chứng chỉ Quản lý rừng bền vững (VFCO) cho biết, nguyên tắc kinh tế giữ vai trò sống còn để quản lý rừng trồng sản xuất bền vững bởi đây là cơ sở, là tiền đề cho chủ rừng xây dựng phương án quản lý rừng hiệu quả "Gỗ rừng trồng hiện đáp ứng khoảng 70% - 80% cho chế biến, xuất khẩu Với cây trồng chủ yếu là giống keo mọc nhanh, chủ rừng được hướng dẫn thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, trồng rừng thâm canh để phát triển rừng" Bên cạnh đó, chủ rừng còn được khuyến cáo quan tâm đặc biệt tới vấn đề sử dụng giống có nguồn gốc được kiểm soát chất lượng, ưu tiên những giống mới, năng suất cao, đã được Bộ NN-PTNT công nhận Song song với đó, chủ rừng cần lưu tâm đến trồng luân canh các dòng, giống cây khác nhau để hạn chế sâu bệnh hại Nguyễn Hoàng Tiệp cho rằng nước ta đã có hệ thống chính sách khá đầy đủ về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ quyền lợi của người lao động, cũng như chăm lo và bảo vệ quyền lợi của người dân tộc thiểu số Vì vậy việc triển khai cấp chứng chỉ rừng theo hệ

12 thống chứng chỉ rừng quốc gia cũng là cơ hội để cụ thể hóa các chủ trương, chính sách trên của Nhà nước Về môi trường, ông Tiệp nhấn mạnh tới công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ đất và nguồn nước, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây nguy hại đến môi trường… "Chúng tôi đã xây dựng bộ tiêu chí chặt chẽ và hướng những chủ rừng tham gia chứng chỉ rừng bảo vệ quan tâm hơn đến môi trường, từ việc chuẩn bị thực bì, làm đất, trồng và chăm sóc rừng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cho tới khai thác rừng và vận chuyển lâm sản"

Nhằm đạt được mục tiêu có năm trăm ha rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững vào năm 2025 và 1 triệu ha, chính phủ Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, chống biến đổi khí hậu, trong đó có việc phấn đấu phát thải các bon ròng bằng "0" tại COP 26

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện rất chặt chẽ, tạo đà cho việc xuất khẩu gỗ và lâm sản mang thương hiệu VFCS Đây sẽ là biện pháp quảng bá, tuyên truyền về hình ảnh lâm nghiệp Việt Nam tới bạn bè thế giới Bảo Thắng (2023)

Việt Nam là nước thứ 5 ký Hiệp định thành lập AfoCO (Tổ chức Hợp tác rừng châu Á), sau Hàn Quốc, Đông Timor, Indonesia và Bhutan Với sự ký kết của Việt Nam thì Hiệp định AFoCO chính thức có hiệu lực Là thành viên của AFoCO, Việt Nam sẽ được hưởng những quyền lợi như nhận các dự án hỗ trợ cho phục hồi và quản lý rừng bền vững, tham gia các khóa tập huấn nâng cao năng lực và hội thảo chuyên ngành, tham gia các chương trình học bổng đào tạo sau đại học Cùng với sự gia nhập Tổ chức Gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO) năm 2014, việc tham gia vào AFoCO lần này đã chứng tỏ ngành lâm nghiệp Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào các tổ chức thương mại và đa phương quốc tế về lâm nghiệp Đỗ Hương (2016)

Việt Nam đã có một số chính sách quan trọng liên quan trực tiếp đến tiến trình Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng như: Thông tư 38 về:

Hướng dẫn phương án quản lý rừng bền vững, Quyết định của Tổng cục Lâm nghiệp về kế hoạch hành động quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng giai đoạn 2016-2020, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020

Năm 2014, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư 38 về hướng dẫn phương án Quản lý rừng bền vững, với 7 phụ lục trong đó quan trọng nhất là phụ lục 1 Thông tư này có thể xem là văn bản pháp quy đầu tiên đã đưa ra các hướng dẫn, các quy định tối thiểu cho một bản Phương án QLRBV đối với rừng tự nhiên và rừng trồng dành cho các chủ rừng đặc biệt Các công ty lâm nghiệp, các ban quản lý rừng Thông tư cũng đã định hướng cho việc xác lập hệ thống cấp CCR ở Việt Nam

Từ sau khi Thông tư 38/2014/TT-BNNPTNT ra đời, tiếp theo là Quyết định 2810/QĐ-BNN-TCLN được ban hành, cùng với đó là sức ép của thị trường gỗ có chứng chỉ FM của Quốc tế và Việt Nam, tiến trình QLRBV và CCR ở Việt Nam đã được thúc đẩy mạnh mẽ Các chính sách đã ban hành, đặc biệt là thông tư 38/TT-BNNPTNT với phụ lục 1 là Bộ nguyên tắc QLRBV Việt Nam mặc dù chưa đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu của Quốc tế nhưng bước đầu đã tiếp cận và đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu của QLRBV thể hiện ở các mặt: 1) Cơ sở pháp lý về quyền quản lý và sử dụng rừng và đất rừng của các chủ rừng; 2) Các yêu cầu về tuân thủ pháp luật Việt Nam và quy định Quốc tế; 3) Các yêu cầu về bảo vệ tài nguyên rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên; 4) Các yêu cầu về bảo vệ môi trường, đất và nước, bảo vệ đa dạng sinh học; 5) Các yêu cầu về nâng cao giá trị sử dụng tài nguyên rừng bao gồm: Đất rừng, gỗ và các lâm sản khác; 6) Các yêu cầu về phát triển kinh tế và an sinh xã hội; 7) Các yêu cầu về bảo vệ quyền lợi cho người lao động và cộng đồng địa phương; 8) Các yêu cầu bảo vệ giá trị văn hóa Cơ bản các chủ rừng Nhà nước (Các công ty lâm nghiệp, các Ban quản lý rừng) đã tuân thủ

14 theo các hướng dẫn của thông tư 38/2014/TT-BNNPTNT-TCLN và đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của tiêu chuẩn Quốc tế

Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1288/QĐ-TTg phê duyệt đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng Điều đó cho thấy tầm nhìn và nhận thức của chính phủ về quản lý rừng bền vững, đảm bảo sự phát triển lâu dài và bền vững của ngành công nghiệp gỗ Việt Nam Michael Buckley - GV106 (2018)

Năm 2018, Bộ NN-PTNT ban hành Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý rừng bền vững, trong đó lần đầu tiên ban hành bộ tiêu chí quản lý rừng bền vững của Việt Nam Đây là nền tảng để xây dựng bộ Tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững trong Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia VFCS

Bộ Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên 3 nguyên tắc: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội, bền vững về môi trường Đây là bước ngoặt giúp ngành lâm nghiệp nói chung và các chủ rừng nói riêng nâng cao hơn nữa việc bảo tồn, khai thác các nguồn lợi từ rừng Trong tổng số 14.677.215 ha rừng cả nước, tính đến tháng 8/2022, diện tích được chứng nhận quản lý bền vững là 321.351 ha, trong đó diện tích được chứng nhận theo hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia VFCS/PEFC là 103.459 ha, chiếm 32% tổng diện tích rừng được chứng nhận trên cả nước, 3 năm sau khi Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia được thiết lập Gỗ và lâm sản ngoài gỗ từ rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững góp phần đưa lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, với giá trị xuất khẩu năm 2021 đạt 15,87 tỷ USD

Tổng quan khu vực nghiên cứu

Huyện Tràng Định là một huyện vùng núi cao biên giới, cách thành phố Lạng Sơn 65 km theo Quốc lộ 4A, ở phía Bắc của tỉnh Lạng Sơn Có địa hình chia cắt mạnh, nhiều núi cao, núi đá vôi, độ dốc lớn, nhiều thung lũng, suối Độ cao so với mực nước biển có độ chênh lệch lớn, có những núi cao trên 600m đến trên 800m so với mực nước biển Đây là thách thức trong phát triển nông lâm nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Khí hậu: Huyện Tràng Định có 4 mùa rõ rệt, mùa đông lạnh, có nhiệt độ khá thấp, thấp nhất vào tháng 1 là 12,6 0 C có những năm nhiệt độ xuống thấp dưới 10 0 C, thậm chí -1 0 C lượng mưa thấp nhất 30,2 mm vào tháng 12, số giờ nắng của 3 tháng cuối mùa khô đều thấp dao động từ 61,1 giờ đến 70,2 giờ Đây cũng là những khó khăn, thách thức trong việc phát triển nông lâm nghiệp của huyện

Tài nguyên đất: Theo số liệu thống kê huyện Tràng Định có tổng diện tích đất tự nhiên 101.671,3 ha, trong đó nhóm đất nông nghiệp là 94.902,1 ha chiếm 93,34 % tổng diện tích đất tự nhiên; diện tích đất canh tác sản xuất nông nghiệp là 9.838,1 ha chiếm 9,68 %, đất lâm nghiệp là 84.721,2 ha chiếm

83,33 % và đất phi nông nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ 3.903,0 ha chiếm 3,84 %

Tài nguyên rừng: huyện Tràng Định có tổng diện tích đất lâm nghiệp là 85.390,21 ha trong đó đất có rừng chiếm 57.910,80 ha, đất quy hoạch cho lâm nghiệp chưa có rừng là 27.479,41 ha, với diện tích rừng tự nhiên 51.538,45 ha, rừng trồng là 6.372,35 ha Hầu hết diện tích đất rừng là rừng phòng hộ (12.852,64 ha) và rừng sản xuất (45.058,16 ha)

Thủy văn: huyện Tràng Định có 3 sông chính là Sông Kỳ Cùng, sông Văn Mịch (sông Bắc Giang) và sông Bắc Khê Có 19 hồ đập lớn nhỏ với năng lực tưới thiết kế là 1.701,6 ha Có 6 đập dâng và 58 phai đập chứa nước, có 7 con suối Tràng định có nguồn nước mặt phong phú và còn tương đối tốt, đủ đáp ứng yêu cầu cho phát triển kinh tế và phục vụ đời sống Tuy nhiên, một số nơi tại khu vực đô thị cũng có nguy cơ ô nhiễm cao như: Suối Bông Lau, đập Khuổi Sao và Suối Ngàn

Tài nguyên du lịch: Các dân tộc huyện Tràng Định có truyền thống văn hóa đặc sắc; với bề dày lịch sử, các cảnh đẹp như Hang Pác ả, Hang Cốc Mười, các di tích lịch sử đường 4, cảnh vật nên thơ trên tuyến sông Bản Trại- Bình Nghi là những điểm du lịch tiềm năng Ngoài ra còn có các lễ hội độc đáo, do vậy Tràng Định có đầy đủ điều kiện để phát triển du lịch, đặc biệt du lịch sinh thái và văn hóa

Dân số và lao động: huyện Tràng Định có 63.387 khẩu, của 6 dân tộc: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa, H'mông Trong đó dân tộc Tày, Nùng chiếm đa số chiếm trên 80% dân số của huyện Dân số khu vực thành thị có 5.064 người chiếm 7,99 % tổng dân số của cả huyện Dân số ở khu vực nông thôn là 58.323 người chiếm 92,01 % tổng dân số của huyện

Hệ thống giao thông đường bộ của huyện Tràng Định tương đối hoàn chỉnh với đường quốc lộ, tỉnh lộ đạt tiêu chuẩn Đường quốc lộ có 2 tuyến đường 3B, 4A Hiện nay đã có 100 % xã có đường ô tô đi lại được 4 mùa Cơ

20 sở hạ tầng toàn huyện được củng cố đảm bảo cho phát triển kinh tế từ thành thị đến nông thôn

Tóm lại có thể thấy, điều kiện tự nhiên, xã hội huyện Tràng Định có thể đáp ứng đầy đủ các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp của huyện, tuy nhiên còn nhiều khó khăn thách thức khi huyện triển khai các hoạt động quản lý rừng bền vững

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

Nội dung nghiên cứu

- Hiện trạng quản lý tài nguyên rừng tại huyện Tràng Định

- Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quản lý tài nguyên rừng bền vững ở huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

- Mức độ đáp ứng những yếu tố cơ bản và phát hiện những tồn tại theo tiêu chuẩn QLRBV và cấp chứng chỉ rừng FSC trên địa huyện Tràng Định;

- Xác định một số nguyên nhân dẫn đến quản lý rừng chưa bền vững tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

- Đề xuất một số giải pháp quản lý bền vững rừng trồng và cấp chứng chỉ rừng ở khu vực nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Công tác chu ẩ n b ị Để quá trình điều tra được thuận lợi cần thiết phải thực hiện công việc chuẩn bị, cụ thể:

- Xây dựng kế hoạch điều tra thực địa và xử lý số liệu, viết báo cáo

- Các số liệu, tài liệu nghiên cứu có liên quan, bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng rừng

- Chuẩn bị bảng biểu, dụng cụ, trang thiết bị cần thiết phục vụ điều tra ngoại nghiệp

2.3.2 Ph ươ ng pháp nghiên c ứ u tài li ệ u

- Kế thừa các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứa

- Tham khảo, kế thừa các báo cáo kết quả đề tài, dự án nghiên cứu liên quan đến quản lý rừng bền vững CCR ở Việt Nam và Lạng Sơn nói riêng như: Các văn bản luật và dưới luật có liên quan đến quản lý rừng bền vững, các bài viết trên các tạp chí có liên quan,…

2.3.3 Ph ươ ng pháp đ i ề u tra th ự c đị a

2.3.3.1 Phương pháp điều tra nông thôn có sự tham gia (PRA) a) Phỏng vấn

Phỏng vấn người dân và cán bộ địa phương các xã có rừng của huyện Tràng Định với các đối tượng phỏng vấn: người dân phỏng vấn 30 người, cán bộ phỏng vấn 20 người Đây là những người am hiểu về địa phương, về các hoạt động quản lý rừng bền vững, đại diện cho các thành phần trong thôn bản Quá trình phỏng vấn đều có sự hợp tác của trưởng xóm, cán bộ kiểm lâm địa bàn Sử dụng bộ câu hỏi mở để thu thập được nhiều thông tin liên quan đến quản lý rừng bền vững trên địa bàn b) Thảo luận nhóm

Nội dung thảo luận về các chủ đề:

- Những điểm mạnh, hạn chế về điều kiện tự nhiên – KTXH của địa phương và ảnh hưởng của chúng đến hiệu quả quản lý và sử dụng tài nguyên rừng

- Thực trạng về quản lý và sử dụng tài nguyên rừng

- Nguyên nhân dẫn đến quản lý rừng chưa bền vững

- Những tiêu chí, chỉ số trong bộ tiêu chuẩn QLRBV và cấp chứng chỉ rừng đã đạt được, những gợi ý để khắc phục

- Phương pháp xác định các yếu tố thuận lợi và khó khăn đối với quản lý tài nguyên rừng bền vững ở huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn thông qua phân tích các vấn đề, sử dụng phương pháp phân tích SWOT: Từ số liệu thứ cấp, báo cáo, kết quả phỏng vấn trên, tổng hợp các nguyên nhân của vấn đề quản lý rừng theo hệ thống c) Phương pháp tổng hợp, so sánh, đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ số về quản lý rừng bền vững huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn so với các tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ số về các mặt kinh tế, môi trường và xã hội của Bộ tiêu chuẩn quốc gia về QLRBV:

- Bảng hỏi và đánh giá cho điểm so với các tiêu chí quản lý rừng bền vững được thực hiện với các đối tượng khác nhau gồm: Lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật, Hạt Kiểm lâm huyện Tràng Định Tổng cộng có 20 đối tượng tham gia

- Bảng hỏi được thiết kế với 207 chỉ số, với 70 tiêu chí, 10 nguyên tắc

- Mỗi chỉ số được đề nghị đánh giá cho điểm theo thang điểm 10, mô tả hiện trạng so với chỉ số, nguyên nhân đạt hoặc chưa đạt và đề xuất giải pháp

- Mức độ đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chí và chỉ số về các mặt kinh tế, môi trường và xã hội được sử dụng phương pháp phỏng vấn và thảo luận nhóm bằng cách giới thiệu các chỉ số của FSC Việt Nam để các đối tượng tham gia tìm hiểu, sau đó tiến hành phỏng vấn và thúc đẩy các đối tượng tham gia phân tích và đánh giá từng chỉ số của từng nguyên tắc, cho điểm theo thang điểm 10

(1) Chỉ số tốt có số điểm từ 8 - 10 điểm;

(2) Chỉ số khá có số điểm từ 6 - 7,9;

(3) Chỉ số trung bình có số điểm từ 5 - 5,9

(4) Chỉ số kém có số điểm < 5

- Đề tài tiến hành so sánh, đánh giá mức độ đáp ứng của các chỉ tiêu của huyện so với các tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ số về các mặt kinh tế, môi trường và xã hội của Bộ tiêu chuẩn quốc gia về QLRBV Để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm quản lý rừng bền vững tại huyện Tràng Định

2.3.3 Ph ươ ng pháp x ử lý s ố li ệ u

Sử dụng các phương pháp điều tra ngoại nghiệp để thu thập thông tin, từ đó các thông tin sẽ được mã hóa, tổng hợp, phân tích bằng các phần mềm tin học như Word, Excel Trên cơ sở đó, các dữ liệu này sẽ được tổng hợp và đưa vào báo cáo của đề tài

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1.1 Thực trạng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Tràng Định

Hiện trạng rừng trồng tại khu vực nghiên cứu

Rừng sản xuất trong quy hoạch tại khu vực nghiên cứu chiếm 10.515,3 ha, ngoài ra có 1.090,5 ha đất trống khác đang nằm ngoài quy hoạch Diện tích rừng sản xuất chủ yếu là rừng trồng và được phát triển mạnh giai đoạn

1995 trở lại đây Đặc thù rừng trồng của các xã khu vực nghiên cứu chủ yếu là các loài cây trồng rừng lâu năm với chu kỳ kinh doanh dài như: thông Mã

Vĩ chu kỳ kinh doanh 20 năm, kết hợp khai thác nhựa hàng năm (sau tuổi 10) và khai thác sau tuổi 20 (khi cây không còn khả năng chích nhựa); cây Hồi và sở chu kỳ kinh doanh trung bình 35 - 50 năm và cây cho hoa quả ổn định kể từ tuổi 10 trở đi

Bảng 3.3 Diện tích và các loài cây trồng rừng chính ở khu vực nghiên cứu

Chia theo cấp tuổi (ha) Diện tích chưa thành rừng (ha)

Nguồn: Hạt Kiểm lâm huyện Tràng Định 31/12/2022

Trong số diện tích rừng trồng, thông là cây trồng rừng chủ yếu với diện tích trồng thuần là 4.004,97 ha chiếm 38% tổng diện tích rừng trồng Thông được trồng rừng lấy gỗ hoặc kết hợp giữa khai thác nhựa và lấy nhựa, đây là loài cây giúp người dân làm giàu và nhiều hộ gia đình thoát nghèo

Diện tích rừng Hồi là 489,11ha (theo số liệu thống kế từ các xã hiện có trên 200 ha rừng Hồi đã cho thu hoạch) Hồi là cây trồng truyền thống từ lâu đời trên địa bàn huyện và hiện đang đem lại nguồn thu nhập chính cho người dân các xã,… Tuy nhiên năng suất hoa và năng suất tinh dầu còn thấp, cây

30 cao, già cỗi, việc chăm sóc chưa theo đúng khoa học kỹ thuật nên hiệu quả kinh tế từ nguồn lợi này chưa cao

Ngoài ra, còn có các loài cây lâm nghiệp khác như: Bồ đề, Mỡ, Xoan những loài cây này được trồng chủ yếu làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản, hiệu quả kinh tế thấp

Công tác quản lý giống cây lâm nghiệp: Tại huyện Tràng Định công tác này chưa thự sự được chú trọng, việc thực hiện các quy định về quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp còn gặp nhiều khó khăn Các vườn ươm đủ tiêu chuẩn chưa có, chủ yếu là vườn ươm tạm thời, việc quản lý, giám sát, đánh giá chất lượng giống gặp nhiều khó khăn, người dân chủ yếu mua giống về trồng, nhiều khi không biết rõ nguồn gốc, chất lượng Chính vì vậy, năng xuất, chất lượng sản phẩm không ổn định, để tiếp cận với FSC còn khó khăn

Các sản phẩm thu nhập từ rừng chủ yếu nhựa thông, hoa hồi, quả sở Các sản phẩm này có giá trị kinh tế cao cho việc chế biến nhựa, tinh dầu và các sản phẩm dược liệu khác Tuy nhiên các sản phẩm này chủ yếu đều xuất thô sang Trung Quốc, chưa được chế biến tinh nên giá trị thấp, không chủ động được giá, hiệu quả kinh tế chưa cao so với tiềm năng có khả năng khai thác từ khâu chế biến và thị trường tiêu thụ

Việc chế biến nâng cao giá trị sản phẩm được quan tâm đầu tư, toàn huyện hiện có 12 cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản Loại hình hoạt động của các cơ sở chủ yếu là đóng đồ mộc, bóc, xẻ, băm dăm Các sản phẩm như: đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời, đồ mỹ nghệ ngày càng đa dạng về mẫu mã đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng Hiệu quả hoạt động của một số vườn rừng, vườn quả đã có chuyển biến tích cực, tạo công ăn, việc làm thường xuyên cho nhiều lao động nông thôn, đóng góp vào sự phát triển chung của kinh tế - xã hội của huyện

Hiện nay, công tác phát triển rừng của huyện đã đạt được những thành tựu nhất định, tuy nhiên tăng trưởng năng suất rừng trồng chưa đồng đều giữa

31 các vùng; bên cạnh đó, các biện pháp kỹ thuật canh tác rừng tiên tiến, mang hàm lượng khoa học, kỹ thuật và công nghệ cao (cuốc hố đúng kỹ thuật, cuốc đất trên toàn bộ diện tích rừng ở những nơi độ dốc thấp, chọn giống cây trồng từ nguồn giống chất lượng tốt, bón phân đầy đủ cho rừng trồng, vệ sinh và chăm sóc rừng trồng đầy đủ,…) chưa được các chủ rừng, nhất là các hộ gia đình quan tâm thực hiện Trung bình rừng trồng tăng trưởng 17 - 20 m 3 /ha/năm; với chu kỳ kinh doanh 6 - 7 năm; rừng Thông (sau 20 - 25 năm, sau khai thác nhựa) đạt năng suất 150 - 170 m 3 /ha Với những kết quả như trên cho thấy, còn có nhiều tiềm năng để tăng năng suất, chất lượng, giá trị rừng trồng thông qua cải thiện kỹ thuật canh tác, chất lượng cây giống, áp dụng phương pháp quản lý rừng bền vững (theo các tiêu chuẩn về Chứng chỉ rừng), từ đó góp phần cho sản xuất lâm nghiệp của huyện được đảm bảo bền vững và hội nhập quốc tế thành công

Phát triển lâm nghiệp trong những năm qua của huyện Tràng Định không những mang lại hiệu quả kinh tế cao, hiệu quả xã hội rõ nét mà còn góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường sinh thái Năm 2022, tỷ lệ che phủ rừng của huyện khá cao đạt 63,5%, điều này có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.

Hiện trạng công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng

Hạt kiểm lâm huyện Tràng Định được giao quản lý 86.062,67 ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó rừng sản xuất 69.188,91 ha và rừng phòng hộ 16.873,76 ha Công tác quản lý rừng được hạt kiểm lâm huyện Tràng Định tham mưu với cấp ủy chính quyền, xây dựng phương án quản lý bảo vệ rừng và phương án chống cháy rừng; phối hợp với các tổ đội, trưởng các thôn bản tuần tra, kiểm tra các khu rừng để kịp thời ngăn chặn và xử lý các đối tượng vi phạm lâm luật; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chỉ thị của Trung ương, của tỉnh về tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng; tổ chức cho nhân dân ký cam kết bảo vệ rừng Đặc biệt, từ năm

2008 Hạt kiểm lâm huyện Tràng Định đã xây dựng được hai mô hình điểm về quản lí rừng phòng hộ đầu nguồn tại cộng đồng tại xã Chí Minh, Đội Cấn và Kim Đồng Mô hình quản lý rừng phòng hộ tại cộng đồng đã giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân quản lý và bảo vệ tốt hơn nữa những khu vực phòng hộ rừng đầu nguồn Người dân được hưởng lợi, tận thu nguồn lâm sản dưới tán rừng, từng bước nâng cao thu nhập từ rừng cho nhân dân Đi đôi với công tác tuyên truyền bảo vệ rừng, huyện Tràng Định luôn chủ động trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, xác định được những khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng để phối hợp với các cấp các ngành, lập các phương án tác chiến, tuần tra kiểm soát lối vào rừng, canh gác 24/24h; xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy và kiện toàn các Ban Chỉ huy các vấn đề cấp bách về vấn đề quản lý và bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng các cấp Hạt kiểm lâm huyện Tràng Định đã cấp phát trên 6.000 bộ dụng cụ cho các tổ, đội phòng cháy chữa cháy rừng để phòng cháy chữa cháy rừng và quản lý bảo vệ rừng, tiến hành tu sửa biển báo, cột mốc tuyên truyền tại các khu rừng, các địa bàn giáp ranh với các huyện bạn và tỉnh bạn, giúp mọi người nêu cao ý thức trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng Hàng năm, Hạt kiểm lâm huyện phối kết hợp với ban chỉ huy quân sự huyện tổ chức các cuộc diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng nhằm góp phần xử lý tình huống, giảm thiệt hại tới mức thấp nhất khi cháy rừng xảy ra Nhờ có sự phối kết hợp đồng bộ giữa các cấp các nghành, tình hình vi phạm lâm luật trên địa bàn huyện đã giảm hơn so với những năm trước.

Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quản lý tài nguyên rừng bền vững ở huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

- Vị trí địa lý, địa hình: Khu vực nghiên cứu là đầu mối của các tuyến giao thông sang Trung Quốc và tỉnh Cao Bằng, là huyện vùng cao biên giới Huyện Tràng Định có địa hình chủ yếu là đồi núi, vì vậy diện tích đất dành

33 cho phát triển lâm nghiệp tương đối lớn, diện tích đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp trên 80 nghìn ha, chiếm trên 82% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện Diện tích đất lâm nghiệp lớn là một điều kiệu hết sức cần thiết để thúc đẩy các hoạt động sản xuất, thu hút vốn đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp, tạo ra tiềm năng lớn trong việc phát triển kinh tế lâm nghiệp của huyện nhà trong những năm tới đây

- Lao động: Trên 70% số người trong độ tuổi lao động hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, đây là nguồn nhân lực dồi dào phục vụ cho phát triển lâm nghiệp, là nguồn lực quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng của ngành lâm nghiệp

- Nguồn vốn: các chương trình tín dụng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội giúp cho nhân dân trên địa bàn dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế lâm nghiệp nói riêng Ngoài nguồn vốn đầu tư đến từ các chương trình tín dụng của các ngân hàng, nguồn vốn đầu tư cho phát triển lâm nghiệp đến từ nội nhân dân trên địa bàn tương đối lớn, một số bộ phận nhân dân đã ý thức được giá trị của kinh tế lâm nghiệp từ đó đã mạnh dạn hơn trong việc sử dụng các khoản tiền tiết kiệm sẵn có để đầu tư trồng rừng Nhận thức thay đổi theo hướng tích cực kết hợp với việc mạnh dạn huy động các nguồn vốn từ bên ngoài kết hợp sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn sẵn có để đầu tư đổi mới góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy, tạo đà cho kinh tế lâm nghiệp phát triển theo hướng bền vững

- Công tác khuyến nông, khuyến lâm: huyện Tràng Định thường xuyên có các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng chống cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại cho rừng trồng và cũng có các chính sách hỗ trợ cho người dân trồng rừng như: hỗ trợ về giống, phân bón, kỹ thuật, chính vì vậy mà bước đầu người dân đã có kỹ thuật trồng chăm sóc rừng đạt năng suất, sản lượng cao

- Trồng rừng mới chỉ tập trung phát triển chủ yếu một số loại cây trồng truyền thống, các giống mới mọc nhanh có giá trị kinh tế cao chưa được mở rộng, nghiên cứu trồng thành vùng sản xuất hàng hóa lớn Việc đầu tư các nguồn vốn còn hạn chế chưa chú trọng các biện pháp thâm canh tăng năng suất, chất lượng rừng trồng

- Rừng tự nhiên trên địa bàn huyện phần lớn là rừng phục hồi sau nương rẫy, sau khai thác Giá trị kinh tế thấp, hiệu quả về nâng cao đời sống nhân dân trực tiếp quản lý rừng chưa đáp ứng được

- Rừng, đất rừng tuy đã được giao cho các hộ gia đình, nhưng phần lớn các hộ gia đình khó khăn về kinh tế chưa có đủ khả năng, nguồn lực để tự đầu tư phát triển bền vững trên đất đã được giao Các doanh nghiệp đầu tư trồng rừng và các chủ rừng chưa thống nhất được phương án liên doanh, liên kết hợp đầu tư trồng rừng, tình trạng tranh chấp đất rừng ở một số nơi đang diễn ra chưa được giải quyết dứt điểm gây ảnh hưởng đến sản xuất lâm nghiệp

- Trình độ nhận thức pháp luật của nhân dân trên địa bàn một số xã còn nhiều hạn chế, đặc biệt là ở một số xã vùng cao; ý thức chấp hành pháp luật của một số hộ gia đình, cá nhân chưa cao dẫn đến tình trạng chặt phá rừng, vận chuyển lâm sản trái pháp lật trên địa bàn vẫn xảy ra

- Diện tích rừng còn manh mún (một hộ có nhiều khoảnh rừng với diện tích nhỏ), ranh giới giữa các chủ quản lý chưa rõ ràng cả ngoài thực địa và trên bản đồ

- Sản xuất lâm nghiệp còn mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ chưa theo chuỗi, chưa quan tâm đến việc quản lý rừng theo tiêu chuẩn FSC

- Vai trò của cộng đồng dân cư và của các bên có liên quan chưa được phát huy hết tiềm năng, nhiều kiến thức bản địa quý của người dân còn chưa được tận dụng Các nét văn hóa của người dân địa phương dần bị mai một theo thời gian

- Kinh tế của tỉnh Lạng Sơn và của huyện Tràng Định phát triển ổn định, bền vững nên nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm truyền thống, đặc sản của vùng

- Nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học trong lĩnh vực phát triển lâm nghiệp và quản lý bền vững tài nguyên rừng

- Cơ hội việc làm, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ

- Được sự quan tâm của chính phủ các chương trình MTQG tập trung đầu tư phát triển vùng nông thôn miền núi của huyện, trong đó có 3 xã ở khu vực nghiên cứu

- Trung Quốc (thị trường xuất nhập khẩu lớn của tỉnh) đang siết chặt nhập khẩu tiểu ngạch, chuyển sang xuất khẩu chính ngạch; các sản phẩm lâm nghiệp nhập vào Trung Quốc phải đáp ứng các tiêu chuẩn rất khắt khe (hàng hóa phải có xuất xứ, chất lượng)

Mức độ đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chí và chỉ số về quản lý rừng bền vững tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

3.3.1 Tóm t ắ t b ộ nguyên t ắ c, tiêu chí qu ố c gia v ề qu ả n lý r ừ ng b ề n v ữ ng

Tại Việt Nam hiện đang có hai hệ thống cấp chứng chỉ rừng chạy song song, thứ nhất là hệ thống cấp chứng chỉ rừng FSC và hệ thống cấp chứng chỉ rừng VFCS/PEFC Đến năm 2022 Việt Nam có 53 đơn vị với diện tích 226,429 ha rừng đạt chứng chỉ FSC (Diện tích rừng trồng là rừng sản xuất có chứng chỉ FSC đạt 179.752 ha) Tỉnh Tuyên Quang, Thanh Hóa và Hà Tĩnh là

3 có diện tích được cấp chứng chỉ lớn nhất của cả nước và 54.529 ha rừng đạt chứng chỉ VFCS/PEFC

Việt Nam là nước xuất khẩu gỗ lớn thứ 3 ở châu Á, Bộ tiêu chuẩn FSC Quốc gia cho Quản lý rừng Việt Nam đang được phát hành tại thời điểm tăng trưởng của FSC trong nước và vào thời điểm quan trọng đối với các khu rừng trên thế giới Bộ tiêu chuẩn FSC quốc gia Việt Nam được phát triển thích ứng cụ thể cho bối cảnh địa phương, bao gồm rừng tự nhiên, rừng trồng và rừng tiểu điền và cường độ thấp Việc công bố và giới thiệu sẽ giúp ngành lâm nghiệp trong nước, bao gồm cả những doanh nghiệp nhỏ và chủ rừng nhỏ trong ngành tham gia vào thị trường đang phát triển trên toàn thế giới, về các sản phẩm lâm nghiệp bền vững bằng cách sử dụng nhãn hiệu tin cậy được công nhận trên toàn cầu

Trong nghiên cứu về quản lý rừng trồng bền vững theo hướng FSC tại huyện Tràng Định, chúng tôi chỉ tập trung vào nghiên cứu các tiêu chuẩn, tiêu chí cấp chứng chỉ rừng FSC

Gồm 10 nguyên tắc, 70 tiêu chí và 207 chỉ số và áp dụng cho tất cả các loại rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng và rừng quy mô nhỏ quản lý cường độ thấp)

Nguyên tắc 1: Tuân thủ pháp luật và các quy định của tổ chức FSC với nguyên tắc này Chủ rừng phải tuân thủ với các luật và quy định hiện hành,

37 các hiệp ước, công ước và hiệp định quốc tế mà Việt Nam tham gia Nguyên tắc này gồm 8 tiêu chí và 24 chỉ số

Nguyên tắc 2: Tuân thủ quyền và nghĩa vụ với việc quản lý và sử dụng tài nguyên rừng với nguyên tắc này Chủ rừng phải duy trì và/ hoặc cải thiện phúc lợi kinh tế - xã hội của người lao động Nguyên tắc này gồm 6 tiêu chí và 28 chỉ số

Nguyên tắc 3: Tuân thủ quyền và lợi ích của người bản địa sinh sống với nguyên tắc này Chủ rừng phải xác định và gìn giữ các quyền hợp pháp và quyền truyền thống của người bản địa đối với các quyền sở hữu, sử dụng và quản lý đất, vùng lãnh thổ và các tài nguyên bị ảnh hưởng bởi các hoạt động quản lý Nguyên tắc này gồm 6 tiêu chí và 16 chỉ số

Nguyên tắc 4: Tuân thủ các mối quan hệ và lợi ích của người lao động với nguyên tắc này yêu cầu Chủ rừng phải đóng góp vào việc duy trì hoặc nâng cao phúc lợi kinh tế và xã hội của cộng đồng địa phương Nguyên tắc này gồm 8 tiêu chí và 22 chỉ số

Nguyên tắc 5: Đảm bảo được các lợi ích từ nguồn tài nguyên rừng với nguyên tắc này yêu cầu Chủ rừng phải quản lý hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ thuộc Đơn vị Quản lý nhằm duy trì hoặc nâng cao tính ổn định kinh tế dài hạn và các lợi ích xã hội và môi trường Nguyên tắc này gồm 5 tiêu chí và 13 chỉ số

Nguyên tắc 6: Đảm bảo kiểm soát được tác động đến môi trường sống với nguyên tắc này yêu cầu Chủ rừng phải duy trì, bảo tồn và/hoặc khôi phục các dịch vụ sinh thái và các giá trị môi trường của Đơn vị Quản lý, và phải tránh, sửa chữa hoặc giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường Nguyên tắc này gồm 10 tiêu chí và 29 chỉ số

Nguyên tắc 7: Phải có kế hoạch giám sát và quản lý cụ thể yêu cầu của nguyên tắc này là Chủ rừng phải có một Kế hoạch Quản lý nhất quán với các chính sách và mục tiêu quản lý và tương xứng với quy mô, cường độ và rủi ro

38 của các hoạt động quản lý Kế hoạch Quản lý phải được thực hiện và được cập nhật dựa trên các thông tin giám sát nhằm thúc đẩy quản lý thích ứng Các hồ sơ lập kế hoạch và quy trình thủ tục liên quan phải đầy đủ để hướng dẫn cho nhân viên, thông tin cho các bên liên quan bị ảnh hưởng và các bên liên quan có quan tâm và để biện minh cho những quyết định quản lý Nguyên tắc này gồm 6 tiêu chí và 13 chỉ số

Nguyên tắc 8: Thực hiện việc giám sát và đánh giá thường xuyên yêu cẩu của nguyên tắc này là Chủ rừng phải chứng tỏ rằng, tiến trình đạt được các mục tiêu quản lý, các tác động của các hoạt động quản lý và điều kiện của Đơn vị Quản lý được giám sát và đánh giá tương xứng với quy mô, cường độ và rủi ro của các hoạt động quản lý, để thực hiện việc quản lý thích ứng Nguyên tắc này gồm 5 tiêu chí và 10 chỉ số

Nguyên tắc 9: Bảo tồn những cánh rừng có giá trị cao với nguyên tắc này yêu cầu Chủ rừng phải duy trì và/hoặc cải thiện Các giá trị bảo tồn cao (nếu có) trong Đơn vị Quản lý thông qua việc áp dụng phương pháp phòng ngừa Nguyên tắc này gồm 4 tiêu chí và 12 chỉ số

Nguyên tắc 10: Bảo vệ các cánh rừng đang được nuôi trồng với nguyên tắc này yêu cầu Các hoạt động quản lý được tiến hành bởi /hoặc cho Chủ rừng/ Đơn vị Quản lý phải được lựa chọn và thực hiện phù hợp với các chính sách và các mục tiêu về kinh tế, môi trường và xã hội đã đề ra và tuân thủ các Nguyên tắc và Tiêu chí Nguyên tắc này gồm 12 tiêu chí và 39 chỉ số

3.3.2 Đ ánh giá m ứ c độ đ áp ứ ng các nguyên t ắ c, tiêu chí và tiêu chu ẩ n v ề qu ả n lý r ừ ng b ề n v ữ ng t ạ i huy ệ n Tràng Đị nh, t ỉ nh L ạ ng S ơ n

Đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu

3.4.1 Gi ả i pháp c ơ ch ế chính sách

Thực hiện tốt, có hiệu quả các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước có liên quan đến quản lý rừng, bảo vệ và phát triển rừng Triển khai các văn bản Luật và dưới luật, Chiến lược phát triển của địa phương và của Trung ương một cách quyết liệt để có sự chuyển biến về nhận thức và hành động, trách nhiệm một cách rõ nét

Có chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào lâm nghiệp theo hướng tạo thêm nhiều động lực hơn để khuyến khích đầu tư nhằm đạt được các mục tiêu về quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng

Có chính sách hỗ trợ, đãi ngộ cho cán bộ quản lý nhà nước về lâm nghiệp, cử đi học bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao năng lực, bố trí đúng vị trí việc làm để nâng cao hiệu quả công việc

3.4.2 Gi ả i pháp qui ho ạ ch

Tổ chức rà soát, quy hoạch theo hướng nhóm hộ hoặc HTX trong lĩnh vực lâm nghiệp Xác định rõ ranh giới theo chủ hộ/lô/khoảnh trên thực địa, trên bản đồ vào so với diện tích trên sổ đỏ hộ gia đình được cấp/giao khoán

Quy hoạch các vùng chuyên canh để phát huy tối đa các tiềm lực sẵn có của địa phương, hình thành vùng nguyên liệu, chế biến theo hướng chuyên môn hóa

3.4.3 Gi ả i pháp v ề công ngh ệ a) Đối với sản xuất cây giống

Chủ động xây dựng hệ thống vườn ươm đáp ứng nhu cầu về giống đủ tiêu chuẩn chất lượng phục vụ trồng rừng Nghiên cứu chọn giống có năng xuất, chất lượng cao đáp ứng được mục đích trồng rừng thâm canh, lựa chọn loài cây trồng phù hợp với địa phương để phát huy được những đặc tính sẵn có của nó

Quản lý, kiểm soát chặt chẽ nguồn giống, các cơ sở sản xuất giống để có được nguồn giống có chất lượng tốt, có nguồn gốc rõ ràng để phục vụ cho các chương trình trồng rừng trên địa bàn huyện Thực hiện việc gieo ươm, trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, khai thác rừng theo các văn bản hướng dẫn tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ ban hành

Cần có sự phối hợp với các viện nghiên cứu để tạo được nguồn giống chất lượng cao để sản xuất giống Đối với các loài cây bản địa, đặc sản như Hồi, Sở cần xây dựng các rừng giống, vườn giống để chủ động nguồn giống phục vụ trồng rừng tại địa phương Ngoài ra cần nghiên cứu sản xuất giống bằng công nghệ cao b) Đối với trồng, chăm sóc rừng

Trong khâu trồng và chăm sóc rừng áp dụng theo hướng dẫn của Bộ và theo tiêu chuẩn của FSC để nâng cao chất lượng rừng trồng, cũng như đáp ứng được các yêu cầu về môi trường, xã hội và kinh tế c) Đối với quản lý, bảo vệ rừng

Sử dụng công nghệ viễn thám để theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, cập nhật sự thay đổi về hiện trạng tài nguyên rừng Chủ động theo dõi, kịp thời phát hiện khi cháy rừng xảy ra để có phương án xử lý

Tuần tra thường xuyên để phát hiện các vụ vi phạm luật Lâm nghiệp và xử lý kịp thời Mua sắm các trang thiết bị phục vụ việc bảo vệ, phòng chống cháy rừng Xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp theo đúng quy định thiết kế, đặt các biển báo cháy ở các khu vực dễ quan sát, đường vào rừng Tuyên truyền người dân về những hành vi vi pháp pháp luật khi vào rừng

Hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với các hợp tác xã, tổ hợp tác để tiêu thụ sản phẩm ổn định, từ đó tạo động lực để các hợp tác xã, tổ hợp tác hoạt động thực chất, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo động lực để các hộ gia đình mong muốn tham gia các hợp tác xã, tổ hợp tác, quan tâm

53 nhiều hơn đến nâng cao chất lượng sản phẩm (nguyên liệu gỗ, lâm sản ngoài gỗ), qua đó hình thành các vùng sản xuất tập trung, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất của các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả của chuỗi liên kết sản xuất

Thực hiện các hoạt động giới thiệu, tuyên truyền đến các bên liên quan, nhất là hộ gia đình về ưu điểm của hợp tác, liên kết sản xuất; tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực về tổ chức quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác và chuỗi liên kết sản xuất cho nhân sự chủ chốt của các hợp tác xã, tổ hợp tác và doanh nghiệp

3.4.5 Gi ả i pháp v ề th ị tr ườ ng và tiêu th ụ s ả n ph ẩ m

Các doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt cơ hội thị trường trên thế giới, từ đó xác định chiến lược sản xuất, kinh doanh để tạo ra sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, trong đó chú trọng sản xuất các sản phẩm giá trị cao, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực của thế giới

Kết luận

Huyện Tràng Định có diện tích tự nhiên là 101.671,31 ha, diện tích đất lâm nghiệp: 86.062,67 ha Sản xuất lâm nghiệp có vai trò, vị trí quan trọng trong công tác phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đây là tiềm năng, thế mạnh của địa phương Trên địa bàn 3 xã nghiên cứu có tổng diện tích tự nhiên là 15.721,57 ha Diện tích được quy hoạch cho lâm nghiệp 14.481,19, diện tích đất ngoài quy hoạch lâm nghiệp là 1.240,4 ha

Rừng sản xuất trong quy hoạch tại khu vực nghiên cứu chiếm 10.515,3 ha, công tác quản lý rừng bền vững tại khu vực nghiên cứu cũng đã được quan tâm Một số loài cây trồng rừng chủ yếu ở khu vực nghiên cứu là Thông, Hồi, Quế,

Xác định được một số thuận lợi về vị trí địa lý, tài nguyên đất rừng và rừng lớn, nguồn nhân lực dồi dào, các hoạt động chuyển giao khoa học được quan tâm, Hoạt động phối hợp tích cực từ địa phương, cộng đồng giúp cho công tác quản lý rừng của huyện Tràng Định được thuận lợi như tham gia bảo vệ rừng, nhận khoán, tham gia trồng rừng, cung cấp lao động trong hoạt động khai thác, chế biến; bên cạnh đó cũng còn có những hạn chế có tác động và ảnh hưởng chưa tốt như vẫn còn như sản xuất nương rẫy, khai thác lâm sản, sang nhượng đất đai, chồng lấn về ranh giới thể hiện ở nguyên nhân chính sau:

- Quy hoạch sử dụng đất, sử dụng rừng chưa rõ ràng; hệ thống canh tác chưa hợp lý, thiếu đầu tư và áp dụng các tiến bộ khoa học trong thâm canh tăng năng suất rừng; việc sử dụng đất, rừng của cộng đồng dân cư còn mang tính tự phát

Mức độ đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chí và chỉ số dựa theo nguyên tắc của FSC Việt Nam tại huyện Tràng Định: Trong 207 chỉ số thì huyện Tràng Định đã tương đối đạt được yêu cầu với 151 chỉ số ứng với 73,41%, trong khi

55 đó có 56 chỉ số chưa đạt ứng chiếm 26,59% Luận văn cũng đã chỉ ra các giải pháp để huyện Tràng Định xây dựng kế hoạch chiến lược để giải quyết 26,57% các chỉ số (55 chỉ số) chưa đạt được để quản lý rừng bền vững và hướng đến cấp chứng chỉ rừng

Luận văn cũng đã đề xuất được một số giải pháp chính để thực hiện góp phần quản lý rừng bền vững, tiến tới cấp chứng chỉ rừng ở huyện Tràng Định: tiến hành hàng loạt các giải pháp hành động nhằm thúc đẩy việc đáp ứng các chỉ số chưa đạt yêu cầu (55 chỉ số) ở cả 3 khía cạnh về kinh tế - kỹ thuật, môi trường và xã hội Ngoài ra, cần quan tâm đến một số giải pháp chung góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng ở huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn Tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau:

- Nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, quản lý về bảo vệ và phát triển rừng bền vững thông qua tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền các cấp đối với công tác quy hoạch lâm nghiệp, xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng

- Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, khôi phục và phát triển rừng, áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong trồng rừng, nhất là phát huy thế mạnh các loài cây bản địa đa dụng ở địa phương

- Phát triển rừng sản xuất, nâng cao đời sống cho người dân thông qua áp dụng giống mới và cấp chứng chỉ rừng

- Ứng dụng khoa học công nghệ tạo đột phá để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng; sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp

- Lồng ghép chính sách của Trung ương, chính sách của tỉnh để tập trung hỗ trợ phát triển lâm nghiệp bền vững; huy động các nguồn vốn để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp bền vững

- Do điều kiện về thời gian và nhân lực, luận văn mới tiến hành phỏng vấn được 30 hộ gia đình và 20 cán bộ tham gia các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp

- Chưa xác định cụ thể được chủ rừng là ứng viên được cấp chứng chỉ rừng trong tương lai

Trên cơ sở các giải pháp đã nghiên cứu, cho thấy cần có những hành động trước mắt để cải thiện quản lý rừng ở huyện Tràng Định, như sau: Để khắc phục những tồn tại trên cần có những nghiên cứu bổ sung tiếp theo cho các đối tượng rừng khác ở các tuổi khác để có cái nhìn tổng quan hơn nữa về năng suất rừng tại khu vực nghiên cứu, bổ sung nhiều thông tin khoa học và tăng tính khả thi của các giải pháp đưa ra

Kết quả nghiên cứu thực hiện trong thời gian ngắn dài so với chu kì kinh doanh rừng do vậy chắc chắn không thể bao quát hết được các vấn đề liên quan đến năng suất rừng trồng mà mới chỉ dừng lại trong phạm vi đạt được các chỉ số

Những đề xuất của luận văn nhằm cải thiệt, giảm thiểu những hạn chế trogn quá trình thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng FSC, giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội là những đề xuất có tính thực tế cao vì thế có thể cân nhắc áp dụng, thử nghiệm một số đề xuất nhằm thực hiện tốt hơn nữa việc cấp chứng chỉ rừng FSC

Ngày đăng: 10/03/2024, 07:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w