1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu một số giải pháp quản lý rừng trồng bền vững theo hướng fsc tại huyện bình gia, tỉnh lạng sơn

78 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Một Số Giải Pháp Quản Lý Rừng Trồng Bền Vững Theo Hướng FSC Tại Huyện Bình Gia, Tỉnh Lạng Sơn
Tác giả Cao Xuân Cường
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thoa
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 0,94 MB

Cấu trúc

  • 2. Mục tiêu đề tài (12)
  • 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài (13)
    • 3.1. Ý nghĩa khoa học (13)
    • 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài (13)
  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Cơ sở khoa học (34)
    • 1.2. Trên thế giới (16)
    • 1.3. Ở Việt Nam (21)
      • 1.3.1. Những nghiên cứu có liên quan (21)
      • 1.3.2. Các chính sách liên quan đến phát triển rừng trồng của tỉnh Lạng Sơn 17 1.4. Một số thông tin về khu vực nghiên cứu (27)
  • CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (38)
    • 2.2. Nội dung nghiên cứu (34)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (34)
      • 2.3.1. Phương pháp luận tổng quát (34)
      • 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể (35)
      • 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu (37)
  • CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1.1. Hiện trạng đất lâm nghiệp trên địa bàn (0)
    • 3.1.2. Hiện trạng rừng trồng theo chủ quản lý (39)
    • 3.1.3. Hiện trạng rừng trồng theo cấp tuổi khu vực nghiên cứu (40)
    • 3.1.4. Các biện pháp kỹ thuật trồng rừng trên địa bàn huyện Bình Gia (43)
    • 3.1.5. Hiện trạng công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng (47)
    • 3.2. Những yếu tố cơ bản và phát hiện những tồn tại theo tiêu chuẩn QLRBV và cấp chứng chỉ rừng FSC trên địa bàn huyện Bình Gia (55)
      • 3.2.1. Tóm tắt bộ nguyên tắc, tiêu chí quốc gia về quản lý rừng bền vững (55)
      • 3.2.2. Đánh giá mức độ đáp ứng những yếu tố cơ bản về quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn (57)
      • 3.2.3. Một số nguyên nhân của quản lý rừng chưa bền vững tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn (60)
      • 3.2.4. Một số biện pháp khắc phục các chỉ số tồn tại trong quản lý rừng bền vững tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn (62)
    • 3.3. Các yếu tố thuận lợi và khó khăn đối với quản lý tài nguyên rừng bền vững ở huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn (66)
      • 3.3.1. Thuận lợi (66)
      • 3.3.2. Khó khăn (67)
    • 3.4. Đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng ở huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn (69)
    • 1. Kết luận (71)
    • 2. Tồn tại (73)
    • 3. Đề nghị (73)

Nội dung

Mục tiêu đề tài

- Xác định được thực trạng quản lý tài nguyên rừng tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn và phát hiện những tồn tại theo tiêu chuẩn QLRBV và cấp chứng chỉ rừng FSC;

- Xác định được các yếu tố thuận lợi và khó khăn đối với quản lý tài nguyên rừng bền vững ở huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn

- Đề xuất được một số giải pháp góp phần quản lý rừng trồng bền vững ở huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học

Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý tài nguyên rừng bền vững theo hướng FSC đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu một cách có hệ thống về cơ sở lý luận, thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu Cung cấp nguồn dữ liệu tham khảo cho công tác quản lý rừng bền vững cho các giảng viên, sinh viên và những nghiên cứu có liên quan.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Từ kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà khoa học, những người trực tiếp làm việc trong lĩnh vực lâm nghiệp có cơ sở khoa học để xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rừng bền vững và đưa ra được các giải pháp quản lý rừng bền vững tại huyện Bình Gia và có thể nhân rộng ra các địa phương khác có điều kiện tương tự

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Chứng chỉ FSC (Forest Stewardship Council): FSC là hệ thống chứng chỉ rừng toàn cầu được thiết lập cho rừng và lâm sản; từ quan điểm của WWF, cơ chế tự nguyện này có thể được coi là một trong những sáng kiến thú vị hơn trong thập kỷ qua nhằm thúc đẩy quản lý rừng tốt hơn Trong khi một số tổ chức cấp chứng chỉ rừng quốc gia và khu vực thay thế cũng tồn tại trên toàn cầu Tổ chức này có 10 Nguyên tắc và Tiêu chí liên quan (FSC P&C) tạo cơ sở cho tất cả các tiêu chuẩn và chứng chỉ quản lý rừng FSC FSC International đặt ra khuôn khổ để phát triển và duy trì các tiêu chuẩn quốc tế, quốc gia và tiểu quốc gia Điều này nhằm đảm bảo rằng quá trình xây dựng các chính sách và tiêu chuẩn FSC là minh bạch, độc lập và có sự tham gia của người dân

Theo Quỹ môi trường toàn cầu Việt Nam (GEF), không có định nghĩa chung cho việc quản lý rừng bền vững (SFM) Định nghĩa được nhất trí và được sử dụng nhiều nhất giữa các quốc gia được thể hiện trong công cụ không ràng buộc pháp lý (NLBI) cho các loại rừng của Diễn đàn Liên hợp quốc về rừng (UNFF) GEF hoàn toàn ủng hộ định nghĩa này, trong đó nêu: “Quản lý rừng bền vững là một khái niệm mới nhằm mục đích duy trì và nâng cao giá trị kinh tế, xã hội và môi trường của tất cả các loại rừng, cho lợi ích hiện tại và các thế hệ tương lai.”

Luật Lâm nghiệp, 2017, Nghị định 156/2018/NĐ-CP, Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT: Quản lý rừng bền vững là phương thức quản trị rừng bảo đảm đạt được các mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, không làm suy giảm các giá trị và nâng cao giá trị rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường, góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh Chứng chỉ quản lý rừng bền vững là văn bản công nhận một diện tích rừng nhất định đáp ứng các tiêu chí về quản lý rừng bền vững

Sau hội nghị thượng đỉnh ở Rio 1992, khái niệm phát triển bền vững được thảo luận rất nhiều và có nhiều quan điểm chưa thống nhất với nhau cả

5 về ý nghĩa khoa học và thực tiễn của quản lý rừng bền vững Một số tác giả cho rằng khái niệm quản lý rừng bền vững hàm ý việc khai thác các sản phẩm của rừng, chủ yếu là gỗ và bền vững chủ yếu quan tâm đến việc duy trì sự cung cấp lâu dài của các sản phẩm từ rừng Một số khác lại cho rằng, QLRBV không chỉ yêu cầu sản xuất các sản phẩm cần thiết từ rừng một cách lâu dài mà còn phải duy trì được hệ sinh thái rừng với tư cách một tổng thể chứ không phải là một thành phần hoặc là một sản phẩm nào đó của rừng Một số tác giả quan niệm bền vững là một điều kiện lý tưởng để hoạt động quản lý rừng vươn tới, còn một số khác quan niệm đơn giản đó là một sự quản lý tốt

Có nhiều định nghĩa về QLRBV được công bố, trong đó có 2 định nghĩa được nhiều người biết đến nhất là:

ITTO: “Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý đất rừng cố định để đạt được một hoặc nhiều mục tiêu được xác định rõ ràng của công tác quản lý trong vấn đề sản xuất liên tục các lâm sản và dịch vụ rừng mà không làm giảm đi đáng kể những giá trị vốn có và khả năng sản xuất sau này của rừng và không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực thái quá đến môi trường và xã hội” (Dẫn theo Trần Văn Con, 2008)

Tiến trình Helsinki: “Quản lý rừng bền vững là sự quản lý rừng và đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừng trong việc thực hiện – hiện tại và trong tương lai - các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của chúng ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu; và không gây ra những tác hại đối với hệ sinh thái khác (Dẫn theo Trần Văn Con, 2008)

Phần lớn định nghĩa về QLRBV được xuất phát từ quan điểm sản xuất hàng hóa hoặc phát triển ngành Lâm nghiệp, tuy nhiên trong các cuộc thảo luận ở quy mô quốc tế thường có sự nhất trí cao rằng: QLRBV là sự quản lý (William E Manki, 1998)

Trên thế giới đã nhiều nhà nghiên cứu về lâm nghiệp bàn đến phát triển lâm nghiệp bền vững trên cơ sở sinh thái học trên quan điểm sử dụng bền vững tài nguyên rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững không thể chỉ xem là vấn đề sinh thái và phải phù hợp với tính bức xúc về môi trường rộng lớn, chính sách và thực tiễn lâm nghiệp không thể tách rời được hướng tới phúc lợi kinh tế, chất lượng cuộc sống cao và chính sách kinh tế xã hội

Tháng 4 năm 1990, Sở Nông công lâm nghiệp Canada (CIF) đã đưa ra bản kêu gọi chính sách của Sở về phát triển bền vững, trong đó nêu khái niệm Quản lý đất rừng bền vững: xác định bảo vệ việc lợi dụng tài nguyên rừng đều là quản lý bền vững sinh vật và việc quản lý đó sẽ không tổn hại đến tính đa dạng sinh vật hoặc trên cơ sở cùng một mảnh đất trong tương lai dùng để kinh doanh tài nguyên rừng khác CIF còn chỉ rõ, về khái niệm truyền thống người hoạt động lâm nghiệp lấy việc thu hoạch lâu bền làm mục đích kinh doanh rừng, khái niệm về sử dụng quản lý đất rừng bền vững là đem việc lâu bền của sản xuất gỗ mở rộng ra tất cả các nguồn tài nguyên rừng, đặc biệt là những sản phẩm và lợi ích ngoài gỗ đang biến thành nguồn quan trọng hơn cho xã hội Sức sản xuất cơ bản của đất rừng dùng để cung cấp tài nguyên và lợi ích khác không chỉ do sản xuất thương phẩm gỗ mà làm tổn hại nghiêm trọng, bất kỳ một hoạt động nào của con người ảnh hưởng đối với rừng đều phải tương ứng với năng lực khôi phục sinh thái của tài nguyên rừng

Tháng 3 năm 1992, Chính phủ Canada và 11 tỉnh đã ký 6 hiệp nghị về rừng, một trong những hiệp nghị đó là phát triển bền vững làm lợi chung cho cả nước: “Mục tiêu của chúng ta là duy trì và tăng cường sức khỏe lâu dài của hệ sinh thái rừng để cho tất cả các sinh vật cả nước và toàn cầu thu được lợi ích, đồng thời cung cấp một cơ hội chọn lọc lợi ích về môi trường, kinh tế, xã hội và văn hóa của con người hiện tại và thế hệ sau Về nguyên tắc phát triển bền vững, hiệp hội các nhà lâm nghiệp (PFAC) và viện nghiên cứu lâm nghiệp Canada năm 1993 đã chính thức viết: “Nguyên tắc đạo đức của những người hoạt động lâm nghiệp: Những người hoạt động lâm nghiệp phải xem công tác quản lý môi trường làm chức trách chủ yếu của họ, nghĩa là phải quản lý đất và tài nguyên rừng để thỏa mãn mục đích của tất cả mọi người và

7 mục đích đó vừa không nguy hại đến thế hệ hiện tại và con cháu vừa tăng sử dụng hiệu quả và giá trị của rừng đối với xã hội

Barron (1991) cho rằng khái niệm về phát triển bền vững đối với công nghiệp rừng là rất quan trọng Thực tiễn nhấn mạnh PTBV không phải là kinh doanh gỗ Đối với công nghiệp lâm nghiệp khái niệm về phát triển bền vững là một phương thức sáng tạo kinh doanh rừng lấy việc tăng sản lượng và lợi ích môi trường cho xã hội, nó cung cấp một cơ hội kinh doanh đất rừng công hữu bằng công nghiệp được công chúng xã hội tán đồng Mani (1991) cho rằng: thông qua sáng tạo ứng dụng kinh doanh rừng và giảm bớt ô nhiễm, ngành lâm nghiệp Canada có thể trở thành tấm gương cấp thế giới của sự sự phát triển bền vững Để thực hiện được mục tiêu đó căn cứ vào các điều kiện kinh tế và các đặc trưng tính địa đới của rừng, năm 1992 Canada đã thành lập

10 khu thí nghiệm nghiên cứu khác nhau hình thành một mạng lưới rừng mẫu Ngoài ra Canada còn phê chuẩn sách lược rừng quốc gia để hoạch định khung hành động tỷ mỉ cho phát triển bền vững rừng Canada

Ngoài Mỹ và Canada một số nước khác cũng có những nghiên cứu ở mức độ khác nhau Lâm nghiệp Canada cho rằng sự phát triển của chiến lược lâm nghiệp lâu dài không phải là chính sách lâm nghiệp tổng hợp mà nó phải là tăng thu nhập chuyển sang phát triển bền vững Giáo sư học viện tài nguyên tự nhiên Mỹ Gregersen đã viết rất nhiều bài nói về lâm nghiệp xã hội và phát triển bền vững Lâm nghiệp xã hội và phát triển bền vững đã nêu lên phát triển nông thôn phải gắn liền với lâm nghiệp nông thôn Điều này có giá trị cho việc tham khảo, cho việc nghiên cứu phát triển bền vững

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Cơ sở khoa học

Trên thế giới

Trên thế giới đã nhiều nhà nghiên cứu về lâm nghiệp bàn đến phát triển lâm nghiệp bền vững trên cơ sở sinh thái học trên quan điểm sử dụng bền vững tài nguyên rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững không thể chỉ xem là vấn đề sinh thái và phải phù hợp với tính bức xúc về môi trường rộng lớn, chính sách và thực tiễn lâm nghiệp không thể tách rời được hướng tới phúc lợi kinh tế, chất lượng cuộc sống cao và chính sách kinh tế xã hội

Tháng 4 năm 1990, Sở Nông công lâm nghiệp Canada (CIF) đã đưa ra bản kêu gọi chính sách của Sở về phát triển bền vững, trong đó nêu khái niệm Quản lý đất rừng bền vững: xác định bảo vệ việc lợi dụng tài nguyên rừng đều là quản lý bền vững sinh vật và việc quản lý đó sẽ không tổn hại đến tính đa dạng sinh vật hoặc trên cơ sở cùng một mảnh đất trong tương lai dùng để kinh doanh tài nguyên rừng khác CIF còn chỉ rõ, về khái niệm truyền thống người hoạt động lâm nghiệp lấy việc thu hoạch lâu bền làm mục đích kinh doanh rừng, khái niệm về sử dụng quản lý đất rừng bền vững là đem việc lâu bền của sản xuất gỗ mở rộng ra tất cả các nguồn tài nguyên rừng, đặc biệt là những sản phẩm và lợi ích ngoài gỗ đang biến thành nguồn quan trọng hơn cho xã hội Sức sản xuất cơ bản của đất rừng dùng để cung cấp tài nguyên và lợi ích khác không chỉ do sản xuất thương phẩm gỗ mà làm tổn hại nghiêm trọng, bất kỳ một hoạt động nào của con người ảnh hưởng đối với rừng đều phải tương ứng với năng lực khôi phục sinh thái của tài nguyên rừng

Tháng 3 năm 1992, Chính phủ Canada và 11 tỉnh đã ký 6 hiệp nghị về rừng, một trong những hiệp nghị đó là phát triển bền vững làm lợi chung cho cả nước: “Mục tiêu của chúng ta là duy trì và tăng cường sức khỏe lâu dài của hệ sinh thái rừng để cho tất cả các sinh vật cả nước và toàn cầu thu được lợi ích, đồng thời cung cấp một cơ hội chọn lọc lợi ích về môi trường, kinh tế, xã hội và văn hóa của con người hiện tại và thế hệ sau Về nguyên tắc phát triển bền vững, hiệp hội các nhà lâm nghiệp (PFAC) và viện nghiên cứu lâm nghiệp Canada năm 1993 đã chính thức viết: “Nguyên tắc đạo đức của những người hoạt động lâm nghiệp: Những người hoạt động lâm nghiệp phải xem công tác quản lý môi trường làm chức trách chủ yếu của họ, nghĩa là phải quản lý đất và tài nguyên rừng để thỏa mãn mục đích của tất cả mọi người và

7 mục đích đó vừa không nguy hại đến thế hệ hiện tại và con cháu vừa tăng sử dụng hiệu quả và giá trị của rừng đối với xã hội

Barron (1991) cho rằng khái niệm về phát triển bền vững đối với công nghiệp rừng là rất quan trọng Thực tiễn nhấn mạnh PTBV không phải là kinh doanh gỗ Đối với công nghiệp lâm nghiệp khái niệm về phát triển bền vững là một phương thức sáng tạo kinh doanh rừng lấy việc tăng sản lượng và lợi ích môi trường cho xã hội, nó cung cấp một cơ hội kinh doanh đất rừng công hữu bằng công nghiệp được công chúng xã hội tán đồng Mani (1991) cho rằng: thông qua sáng tạo ứng dụng kinh doanh rừng và giảm bớt ô nhiễm, ngành lâm nghiệp Canada có thể trở thành tấm gương cấp thế giới của sự sự phát triển bền vững Để thực hiện được mục tiêu đó căn cứ vào các điều kiện kinh tế và các đặc trưng tính địa đới của rừng, năm 1992 Canada đã thành lập

10 khu thí nghiệm nghiên cứu khác nhau hình thành một mạng lưới rừng mẫu Ngoài ra Canada còn phê chuẩn sách lược rừng quốc gia để hoạch định khung hành động tỷ mỉ cho phát triển bền vững rừng Canada

Ngoài Mỹ và Canada một số nước khác cũng có những nghiên cứu ở mức độ khác nhau Lâm nghiệp Canada cho rằng sự phát triển của chiến lược lâm nghiệp lâu dài không phải là chính sách lâm nghiệp tổng hợp mà nó phải là tăng thu nhập chuyển sang phát triển bền vững Giáo sư học viện tài nguyên tự nhiên Mỹ Gregersen đã viết rất nhiều bài nói về lâm nghiệp xã hội và phát triển bền vững Lâm nghiệp xã hội và phát triển bền vững đã nêu lên phát triển nông thôn phải gắn liền với lâm nghiệp nông thôn Điều này có giá trị cho việc tham khảo, cho việc nghiên cứu phát triển bền vững

Tương lai của rừng thế giới và tương lai của hàng triệu người nghèo nhất thế giới liên quan khăng khít với nhau Nghèo đói ở nông thôn thường tập trung vào những vùng ở đó ĐDSH thế giới đang bị đe dọa Hơn một tỷ người đang sống trong 19 vùng là điểm nóng của ĐDSH và tỷ lệ tăng dân số ở vùng nhiệt đới là 3,1% gấp 2 lần bình quân thế giới Trên 90% những người có thu nhập dưới 1 USD/ngày phải sống phụ thuộc hoàn toàn hoặc một phần vào các sản phẩm từ rừng Các mô hình bảo vệ quản lý rừng phổ biến hiện nay ngày càng tỏ ra không thích hợp với thực tiễn này Việc khai thác gỗ thương mại quy mô lớn, trồng rừng công nghiệp và thiết lập các khu bảo tồn

8 thiên nhiên tất cả đều tước đi của các cộng đồng người nghèo đất canh tác, rừng mà họ đang kiểm soát theo truyền thống và đóng góp rất ít hoặc hoàn toàn không có đóng góp vào nguồn sống của họ Kể cả các sáng kiến về lâm nghiệp xã hội cũng chưa đóng góp được gì nhiều để cải thiện tình hình Do đó việc đánh giá lại vai trò của rừng trong phát triển nông thôn và vai trò của dân địa phương trong bảo vệ rừng là hết sức cần thiết Đã có rất nhiều sáng kiến ở cấp quốc gia và quốc tế hướng tới việc QLRBV Một trong những hoạt động có ý nghĩa và được quan tâm nhiều nhất là xây dựng các tiêu chuẩn và tiêu chí QLRBV (C&I) Chỉ trong một thời gian ngắn khoảng 5 năm đã có trên 100 quốc gia cam kết thực hiện một trong 7 tiến trình đã được phát triển ở nhiều vùng khác nhau của thế giới Và cơn sóng mối quan tâm đại trà này đã vượt ra ngoài phạm vi điều đình của Liên hiệp quốc Có 2 nguyên nhân dẫn đến sự phổ biến của của C&I: thứ nhất, khái niệm QLRBV đã được thừa nhận về mặt chính sách, nhưng vẫn chưa được hiểu và sử dụng đúng về mặt kỹ thuật ở cấp hành động Thứ 2, chưa có những hướng dẫn thống nhất khi các chương trình QLRBV được thực hiện (Don Wijewardana, 1998)

Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững cấp quốc gia đã có một số nơi có như: Thụy Điển, Malaysia, Indonesia, Canada, ) Còn bộ tiêu chuẩn “Những nguyên tắc và những tiêu chuẩn quản lý rừng” của FSC quốc tế đã được công nhận và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, nhiều tổ chức cấp chứng chỉ rừng đều dùng bộ tiêu chuẩn này để đánh giá quản lý và cấp chứng chỉ rừng Tổ chức Gỗ nhiệt đới (ITTO) đã phổ biến tài liệu Hướng dẫn quản lý rừng của ITTO, gồm một bộ cho rừng tự nhiên và một bộ cho rừng trồng

Rừng bao phủ gần một phần ba tổng diện tích đất của thế giới Rừng có khả năng tiềm tàng đem lại nhiều lợi ích cho môi trường toàn cầu như bảo tồn đa dạng sinh học, hấp thụ các bon, bảo vệ và chống lại sa mạc hóa Không có định nghĩa chung cho việc quản lý rừng bền vững (SFM) Định nghĩa được nhất trí và được sử dụng nhiều nhất giữa các quốc gia được thể hiện trong công cụ không ràng buộc pháp lý (NLBI) cho các loại rừng của Diễn đàn Liên hợp quốc về rừng (UNFF) Trên quy mô toàn cầu, lượng lưu trữ các bon của rừng nhiều hơn khí quyển trái đất Kể từ năm 2007, vai trò của rừng như một

9 bể chứa các bon quan trọng, gây được sự chú ý trong các buổi thảo luận về biến đổi khí hậu toàn cầu Dựa trên hướng dẫn của ba công ước quốc tế liên quan đến rừng (CBD, UNFCCC và UNCCD), Từ năm 2007, GEF gia tăng cung cấp nguồn lực cho các dự án thí điểm tập trung vào REDD + với trọng tâm thúc đẩy hợp tác liên ngành Huy động đầu tư từ các lĩnh vực trọng tâm khác nhau của GEF cho thấy đây là một công cụ tốt để hài hòa các biện pháp can thiệp với tối đa hóa các lợi ích từ REDD + Đối với chu kỳ bổ sung lần thứ năm (2010 – 2014) GEF đã tăng thêm cam kết về tài trợ REDD + (Quỹ môi trường toàn cầu Việt Nam)

Chứng chỉ quản lý rừng FSC xác nhận rằng rừng đang được quản lý theo cách bảo tồn đa dạng sinh học và mang lại lợi ích cho cuộc sống của người dân địa phương, đồng thời đảm bảo duy trì khả năng kinh tế Các khu rừng được chứng nhận FSC được quản lý theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường, xã hội và kinh tế Có mười nguyên tắc mà bất kỳ hoạt động rừng nào cũng phải tuân thủ trước khi có thể nhận được chứng chỉ quản lý rừng FSC

Hội đồng Quản lý rừng (FSC) là một tổ chức quốc tế phi lợi nhuận, đa bên được thành lập vào năm 1993 nhằm thúc đẩy việc quản lý có trách nhiệm các khu rừng trên thế giới Đây là một ví dụ về chương trình chứng nhận dựa trên thị trường được sử dụng như một chính sách môi trường xuyên quốc gia

Sứ mệnh đã nêu của FSC là “thúc đẩy việc quản lý rừng trên thế giới phù hợp với môi trường, có lợi cho xã hội và hiệu quả kinh tế” Cuối cùng, cơ quan đã xuất bản một chiến lược toàn cầu với năm mục tiêu:

– Thúc đẩy quản lý rừng có trách nhiệm trên toàn cầu

– Đảm bảo quyền truy cập công bằng vào các lợi ích của hệ thống FSC – Đảm bảo tính toàn vẹn, uy tín và minh bạch của hệ thống FSC

– Tạo ra giá trị kinh doanh cho các sản phẩm từ rừng được cấp chứng chỉ FSC

– Tăng cường mạng lưới toàn cầu để thực hiện các mục tiêu từ 1 đến 4

Ở Việt Nam

1.3.1 Nh ữ ng nghiên c ứ u có liên quan

Tại Việt Nam, một trong những lợi thế lớn nhất của các chủ rừng có được từ việc đạt chứng chỉ FSC là khả năng tiếp cận tới các thị trường cao cấp hơn trên thế giới Tại các thị trường châu Âu, người tiêu dùng thường sẵn lòng chi trả thêm cho các sản phẩm gỗ như đồ nội thất hoặc giấy nếu họ biết rằng sản phẩm đó có nguồn gốc bền vững và không góp phần làm gia tăng nạn phá rừng Điều đó giúp đem lại doanh thu cao hơn cho các chủ rừng và tạo ra các liên kết thị trường có ích cho hoạt động kinh doanh (WWF, 2020) Ở Việt Nam, tiến trình quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng (CCR) được khởi động từ đầu năm 1998 với việc thành lập tổ công tác quốc gia tại Hội thảo quốc gia về QLRBV và CCR được tổ chức từ ngày 10-13 tháng 2 năm 1998, tại Thành phố Hồ Chí Minh Từ đó đến nay, với sự hỗ trợ của nhiều dự án và tổ chức quốc tế, đã có nhiều hội thảo Quốc gia về vấn đề này được tổ chức

Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) được thành lập năm 1991, từ năm

2018, Văn phòng GEF Việt Nam được đặt tại Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam Từ khi thành lập GEF đến nay (tháng 9/2021), trải qua 7 chu kỳ tài trợ (từ GEF-1 đến GEF-7), GEF đã tài trợ Việt Nam tổng cộng 119 dự án, trong đó dự án quốc gia là 63 dự án với tổng kinh phí hỗ trợ trên 183 triệu USD (tổng kinh phí đồng tài trợ đạt xấp xỉ 2,2 tỷ USD), tham gia 56 dự án vùng/toàn cầu với kinh phí hỗ trợ 733 triệu USD (tổng kinh phí đồng tài trợ đạt trên 6,2 tỷ USD)

Việt Nam đã có một số chính sách quan trọng liên quan trực tiếp đến tiến trình Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng như: Thông tư 38 về: Hướng dẫn phương án quản lý rừng bền vững, Quyết định của Tổng cục Lâm nghiệp về kế hoạch hành động quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng giai đoạn 2016-2020, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020

Ngày 03/11/2014, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư 38/2014/TT-BNNPTNT về “Hướng dẫn phương án Quản lý rừng bền vững” Các nội dung

12 chính của thông tư này bao gồm các hướng dẫn chi tiết về lập, thẩm định, phê duyệt, kiểm tra, giám sát, thực hiện Phương án QLRBV và cấp CCR đối với rừng tự nhiên, rừng trồng là rừng sản xuất và rừng phòng hộ Kèm theo là 7 phụ lục trong đó quan trọng nhất là phụ lục 1 – Bộ nguyên tắc QLRBV của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở Bộ tiêu chuẩn của FSC với 151 chỉ số, 51 tiêu chí và 10 nguyên tắc QLRBV

Từ sau khi Thông tư 38/2014/TT-BNNPTNT ra đời, tiếp theo là quyết định 2810/QĐ-BNN-TCLN được ban hành, cùng với đó là sức ép của thị trường gỗ có chứng chỉ FM của Quốc tế và Việt Nam, tiến trình QLRBV và CCR ở Việt Nam đã được thúc đẩy mạnh mẽ Các chính sách đã ban hành, đặc biệt là thông tư 38/TT-BNNPTNT với phụ lục 1 là Bộ nguyên tắc QLRBV Việt Nam mặc dù chưa đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu của Quốc tế nhưng bước đầu đã tiếp cận và đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu của QLRBV thể hiện ở các mặt: 1) Cơ sở pháp lý về quyền quản lý và sử dụng rừng và đất rừng của các chủ rừng; 2) Các yêu cầu về tuân thủ pháp luật Việt Nam và quy định Quốc tế; 3) Các yêu cầu về bảo vệ tài nguyên rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên; 4) Các yêu cầu về bảo vệ môi trường, đất và nước, bảo vệ đa dạng sinh học; 5) Các yêu cầu về nâng cao giá trị sử dụng tài nguyên rừng bao gồm: Đất rừng, gỗ và các lâm sản khác; 6) Các yêu cầu về phát triển kinh tế và an sinh xã hội; 7) Các yêu cầu về bảo vệ quyền lợi cho người lao động và cộng đồng địa phương; 8) Các yêu cầu bảo vệ giá trị văn hóa

Cơ bản các chủ rừng Nhà nước (Các công ty lâm nghiệp, các Ban quản lý rừng) đã tuân thủ theo các hướng dẫn của thông tư 38/2014/TT-BNNPTNT- TCLN và đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của tiêu chuẩn Quốc tế

Khi thực hiện các chính sách QLRBV và CCR, tất cả các chủ rừng đều chung một nhận định: Từ khi thực hiện QLRBV nhận thức về bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường của cán bộ viên chức và cộng đồng dân cư trong vùng được nâng lên rõ rệt Nâng cao thương hiệu sản phẩm lâm nghiệp: Ngoài việc nâng cao giá trị về kinh tế (giá gỗ có chứng chỉ FM cao hơn không có chứng chỉ), còn giúp cho đầu ra của sản phẩm rất ổn định Ngoài TT 38/2014/TT-BNNPTNT, các quyết định 2810/QĐ-BNN-TCLN và 83/QĐ-BNN-TCLN của Bộ NN & PTNT ban hành đã đề ra được kế hoạch chi tiết và các giải

13 pháp cụ thể hướng dẫn thực hiện QLRBV và CCR; đồng thời cũng có kế hoạch nghiên cứu, sửa đổi bổ sung chính sách, tiêu chuẩn, hướng dẫn thực hiện đồng bộ QLRBV và CCR cũng như thành lập Hội đồng chứng chỉ Quốc gia Nếu thực hiện được đúng các nội dung và lộ trình của các chính sách đã ban hành thì chắc chắn hoạt động QLRBV và CCR của Việt Nam sẽ đạt hiệu quả cao trong thời gian tới

Trong bối cảnh hiện tại của Quốc tế và Việt Nam, thực hiện các chính sách đã ban hành có những thuận lợi nhất định như: Chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương nơi các chủ rừng đang thực hiện các hoạt động quản lý rất đồng thuận với chủ trương và các hoạt động Quản lý rừng bền vững; nhu cầu về gỗ nguyên liệu có chứng chỉ FM của thị trường trong nước và Quốc tế đang cao; chính sách đối với rừng sản xuất của Chính phủ ban hành thể hiện tại Quy chế quản lý rừng sản xuất (Quyết định 49/2016/QĐ – TTg, ngày 01/11/2016) phần nào đã tạo cơ chế mềm dẻo và trao quyền chủ động trong quản lý và kinh doanh rừng cho các chủ rừng; hệ thống quản lý tài nguyên rừng theo hướng bền vững nếu duy trì ổn định sẽ góp phần hạn chế gỗ có nguồn gốc không hợp pháp được Chính phủ và các tổ chức Quốc tế ủng hộ

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các chính sách liên quan đến QLRBV các chủ rừng cũng gặp không ít khó khăn: Đất đai của chủ rừng bị lấn chiếm vẫn tiếp diễn và phức tạp; việc làm thủ tục giao quyền sử dụng rừng và đất rừng của cơ quan chuyên môn (Tài nguyên môi trường) cho các chủ rừng rất chậm, ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình QLRBV và CCR

Dựa trên kinh nghiệm của Quốc tế đặc biệt là kinh nghiệm của các nước trong khu vực cũng như kinh nghiệm thực hiện thông tư 38/2014/TT-BNNPTNT và Quyết định 2810/2016/QĐ-BNNPTNT trên phạm vi toàn quốc; Bộ NN&PTNT thấy rằng cần phải có một chính sách cụ thể hơn cho Kế hoạch hành động QLRBV và CCR; chính sách phải phù hợp hơn với thực trạng của lâm nghiệp Việt Nam Vì vậy, Đề án thực hiện QLRBV và CCR giai đoạn 2016-2020 (Quyết định 83/QĐ-BNN-TCLN) đã được Bộ NN & PTNT ban hành vào ngày 12/1/2016, với nội dung nhấn mạnh vào 2 khía cạnh liên quan đến quản lý rừng bền vững, đó là: Thực hiện QLRBV trong ngành lâm nghiệp và Xây dựng hệ thống CCR quốc gia và cấp CCR bền vững

Ngày 01 tháng 10 năm 2018, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1288/-QĐ-TTg, Quyết định phê duyệt Đề án Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng với 3 mục tiêu Để cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng theo Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng theo Quyết định số 4691/QĐ-BNN-TCLN, ngày 27 tháng 11 năm 2018

Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT, ngày 16 tháng 11 năm 2018 quy định chi tiết nội dung phương án quản lý rừng bền vững; trình tự, thủ tục xây dựng, phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững; tiêu chí quản lý rừng bền vững và chứng chỉ quản lý rừng bền vững Trong đó đưa ra nội dung phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất

Mặc dù Kế hoạch hành động về QLRBV và CCR giai đoạn 2015-2020 và Đề án thực hiện quản lý rừng bền vững và CCR giai đoạn 2016-2020 đã xác định lại là 500.000 ha rừng sản xuất có phương án quản lý rừng bền vững được phê duyệt và được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, trong đó rừng trồng 350.000 ha, rừng tự nhiên 150.000 ha (Triệu Văn Hùng & Cs, 2020)

Nhiệm vụ "Hỗ trợ công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Di Linh và Bảo Lâm (SoFC), tỉnh Lâm Đồng để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về Quản lý rừng bền vững (SFM) theo nguyên tắc và tiêu chuẩn của Hội quản lý rừng (FSC)" được thực hiện bởi Viện Sinh thái rừng và môi trường Việc đánh giá thực hiện quản lý rừng bền vững của công ty căn cứ theo 10 nguyên tắc FSC Nguyễn Quang Huy (2018),

Viện Sinh thái rừng và môi trường là đơn vị tư vấn thực hiện nhiệm vụ:

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu

- Hiện trạng quản lý tài nguyên rừng tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn

- Đánh giá được mức độ đáp ứng những yếu tố cơ bản và phát hiện những tồn tại theo tiêu chuẩn QLRBV và cấp chứng chỉ rừng FSC trên địa huyện Bình Gia;

- Thuận lợi và khó khăn trong quản lý rừng trồng bền vững ở huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý bền vững rừng trồng và cấp chứng chỉ rừng ở huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.

Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Ph ươ ng pháp lu ậ n t ổ ng quát

Luận văn xuất phát từ việc khảo sát, phân tích các yếu tố chi phối đến công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn

25 như: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng quản lý bảo vệ rừng ở khu vực nghiên cứu… đi sâu xem xét hiệu quả của các giải pháp đã áp dụng, những ưu, nhược điểm cần khắc phục làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp góp phần quản lý rừng bền vững tài nguyên rừng tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn

2.3.2 Ph ươ ng pháp nghiên c ứ u c ụ th ể

2.3.2.1 Công tác chuẩn bị Để quá trình điều tra được thuận lợi cần thiết phải thực hiện công việc chuẩn bị , cụ thể:

- Xây dựng kế hoạch điều tra ngoại nghiệp và nội nghiệp

- Thu thập các tài liệu có liên quan, bản đồ khu vực nghiên cứu

- Chuẩn bị bảng biểu, dụng cụ, trang thiết bị cần thiết phục vụ điều tra, và xử lý mẫu: máy ảnh, thước đo, kẹp tiêu bản, giấy báo, cồn, túi nilon, etiket

2.3.2.2 Phương pháp kế thừa số liệu, tài liệu

- Kế thừa có chọn lọc các số liệu về diện tích rừng các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và nhân văn của khu vực rừng huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn

- Kế thừa các tài liệu kết quả đề tài, dự án nghiên cứu liên quan đến quản lý rừng bền vững CCR ở Việt Nam và Lạng Sơn nói riêng như: Thể chế, chính sách trong nông lâm nghiệp ở Việt Nam như Luật đất đai, Luật Lâm nghiệp, Chính sách giao đất lâm nghiệp, Chính sách khoán bảo vệ rừng; quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp; trách nhiệm quản lý Nhà nước các cấp về rừng và đất lâm nghiệp,…

2.3.2.3 Phương pháp điều tra thực địa a) Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn người dân và cán bộ địa phương các xã có rừng của huyện Bình Gia với số lượng phỏng vấn:

- Cán bộ địa phương: 20 người

Các đối tượng được phỏng vấn điều tra là những người có uy tín trong cộng đồng, có ý thức xây dựng với những nội dung đưa ra, đại diện các thành phần khác nhau trong cộng đồng thôn bản Quá trình phỏng vấn đều có sự hợp tác của trưởng xóm, cán bộ kiểm lâm địa bàn b) Thảo luận nhóm

Nội dung thảo luận về các chủ đề:

- Thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và nhân văn khu vực nghiên cứu

- Thực trạng về quản lý và sử dụng tài nguyên rừng

- Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và xã hội đến hiệu quả quản lý và sử dụng tài nguyên rừng

- Những tiêu chí, chỉ số trong bộ tiêu chuẩn QLRBV và cấp chứng chỉ rừng đã đạt được, những gợi ý để khắc phục

- Phương pháp xác định các yếu tố thuận lợi và khó khăn đối với quản lý tài nguyên rừng bền vững ở huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn thông qua phân tích các vấn đề, sử dụng phương pháp phân tích SWOT: Từ số liệu thứ cấp, báo cáo, kết quả phỏng vấn trên, tổng hợp các nguyên nhân của vấn đề quản lý rừng theo hệ thống c) Phương pháp tổng hợp, so sánh, đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ số về quản lý rừng bền vững huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn so với các tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ số về các mặt kinh tế, môi trường và xã hội của Bộ tiêu chuẩn quốc gia về QLRBV:

- Bảng hỏi và đánh giá cho điểm so với các tiêu chí quản lý rừng bền vững được thực hiện với các đối tượng khác nhau gồm: Lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật, Hạt Kiểm lâm huyện Bình Gia Tổng cộng có 20 đối tượng tham gia

- Bảng hỏi được thiết kế với 207 chỉ số, với 70 tiêu chí, 10 nguyên tắc

- Mỗi chỉ số được đề nghị đánh giá cho điểm theo thang điểm 10, mô tả hiện trạng so với chỉ số, nguyên nhân đạt hoặc chưa đạt và đề xuất giải pháp

- Mức độ đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chí và chỉ số về các mặt kinh tế, môi trường và xã hội được sử dụng phương pháp phỏng vấn và thảo luận nhóm bằng cách giới thiệu các chỉ số của FSC Việt Nam để các đối tượng tham gia tìm hiểu, sau đó tiến hành phỏng vấn và thúc đẩy các đối tượng tham gia phân tích và đánh giá từng chỉ số của từng nguyên tắc, cho điểm theo thang điểm 10 Dựa trên các thông tin, kết quả thu thập, đề tài tổng hợp điểm và phân cấp chỉ số theo nguyên tắc: (1) chỉ số tốt có số điểm từ 8 - 10 điểm;

(2) chỉ số khá có số điểm từ 6 - 7,9; (3) chỉ số trung bình có số điểm từ 5 - 5,9 và (4) chỉ số kém có số điểm < 5

- Từ kết quả đó, tổng hợp, so sánh, đánh giá mức độ đáp ứng với các tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ số về các mặt kinh tế, môi trường và xã hội của Bộ tiêu chuẩn quốc gia về QLRBV của huyện

- Dựa trên những phân tích về thực trạng đó để đưa ra những giải pháp nhằm góp phần quản lý rừng bền vững ở địa phương

2.3.3 Ph ươ ng pháp x ử lý s ố li ệ u

Từ phương pháp điều tra ngoại nghiệp, các số liệu được thống kê, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên mức độ quan trọng của từng vấn đề, từng ý kiến và từng quan điểm Sau đó thông tin được tổng hợp, phân tích và đánh giá theo phương pháp SWOT, khung logic và phần mềm thông dụng Excel, đối chiếu với kết quả điều tra nhanh Những thông tin thu thập được bằng phân tích định tính và định lượng đều có tầm quan trọng như nhau và được sử dụng làm tư liệu cơ bản tổng hợp trong báo cáo của luận văn

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Hiện trạng tài nguyên rừng tại huyện huyện Bình Gia

3.1.1 Hi ệ n tr ạ ng đấ t lâm nghi ệ p trên đị a bàn

Kết quả thu thập thông tin về hiện trạng tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Bình Gia được thể hiện tại bảng 3.1:

Bảng 3.1 Diện tích các loại đất năm 2021 của huyện và 3 xã nghiên cứu

TT Chỉ tiêu Tổng diện tích của huyện (ha)

Kết quả bảng 3.1 cho thấy: tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Bình Gia là 109.415,12 ha, trong đó đất nông nghiệp là 105.204,65ha, đất phi nông nghiệp là 3.466,73ha, đất chưa sử dụng là 743,74ha Đất lâm nghiệp của huyện là 94.145,92ha chiếm trên 89% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Tại 3 xã nghiên cứu, tổng diện tích đất tự nhiên là 22.104,59ha, xã Thiện Hòa và Thiện Thuật có diện tích đất tự nhiên cao hơn xã Thiện Long; trong đó đất

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1.1 Hiện trạng đất lâm nghiệp trên địa bàn

Hiện trạng rừng trồng theo chủ quản lý

Kết quả điều tra về hiện trạng rừng theo chủ quản lý tại huyện Bình Gia như sau:

Bảng 3.2 Hiện trạng rừng trồng theo chủ quản lý năm 2021

TT Phân loại rừng Tổng Hộ gia đình, cá nhân UBND

- Trồng mới trên đất chưa có rừng 595,55 447,71 147,84

- Trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có 75,69 73,84 1,85

- Trồng mới trên đất chưa có rừng 202,15 130,71 71,44

- Trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có 34,31 9,57 24,74

- Trồng mới trên đất chưa có rừng 652,16 480,45 171,71

- Trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có 233,50 203,09 30,41

Kết quả bảng 3.2 cho thấy, các chủ rừng quản lý tại huyện Bình Gia bao gồm 2 loại hình đó là: Hộ gia đình, cá nhân và Ủy ban nhân dân xã quản lý, trong đó chủ yếu là hộ gia đình, cá nhân quản lý, và quản lý rừng trồng mới trên đất chưa có rừng chiếm tỷ lệ lớn, chỉ có 1 phần là trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có từ trước.

Hiện trạng rừng trồng theo cấp tuổi khu vực nghiên cứu

Tổng hợp số liệu điều tra về diện tích rừng trồng của huyện theo tuổi được thể hiện tại bảng 3.3:

Bảng 3.3 Diện tích rừng trồng tại huyện Bình Gia, giai đoạn 2017-2022

Tổng diện tích rừng trồng của huyện (ha)

Diện tích rừng trồng ở 3 xã (ha)

Thiện Thuật Thiện Long Thiện Hòa

Kết quả bảng 3.3 cho thấy: diện tích rừng trồng của huyện không ngừng tăng lên theo từng năm từ năm 2017-2022: cụ thể năm 2017 diện tích rừng trồng của huyện là 9.311,74ha, đến năm 2022 đã là 23.603,5 ha, điều đó chứng tỏ huyện đã rất quan tâm đến phát triển rừng Đặc biệt tại 3 xã Thiện Thuật, Thiện Long và Thiện Hòa trong các năm từ 2017-2022, diện tích rừng trồng cũng đều tăng lên

Bảng 3.4 Hiện trạng rừng theo tuổi tại huyện Bình Gia Đơn vị tính: ha

TT Loài cây Tổng cộng Phân theo tuổi

TT Loài cây Tổng cộng Phân theo tuổi

Kết quả bảng 3.4 cho thấy, thành phần loài cây trồng rừng tại huyện Bình Gia khá đa dạng gồm: Chủ yếu là Hồi, Keo tai tượng, Quế, Bạch đàn, Thông, Mỡ, Keo lai Cây Hồi có diện tích lớn nhất tổng là 11.496,34 ha; Keo tai tượng là 7.750,23 ha; Quế là 2.178,33 ha; còn các loài cây khác có diện tích nhỏ dưới 1000 ha Trong đó, tại 3 xã nghiên cứu Hồi chủ yếu ở tuổi 5, đã cho thu hoạch, Keo lai, Keo tai tượng chủ yếu ở tuổi 2, 3, 4 Mỡ tuổi 2, 3

Thông ở tuổi 4 Quế tuổi 1 Như vậy, năm 2022, Quế được đưa và trồng, bước đầu nhận thấy đã có sự thay đổi cơ cấu cây trồng, làm đa dạng hóa cây lâm nghiệp và tăng giá trị sản xuất từ rừng.

Các biện pháp kỹ thuật trồng rừng trên địa bàn huyện Bình Gia

Kết quả khảo sát hiện trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng rừng một số loài cây chủ yếu tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn như sau:

(1) Cây Keo tai t ượ ng (Tên khác: Keo lá to, Keo m ỡ )

- Nguồn giống: Hạt giống Keo tai tượng được nhập nội đã được công nhận có hồ sơ chứng minh nguồn gốc vật liệu giống hợp pháp theo quy định

- Xử lý thực bì: phát dọn thực bì theo hướng dẫn: phát trước khi trồng ít nhất 1 tháng, thu gom thực bì thành bang để mục tự nhiên hoặc đốt có kiểm soát

- Làm đất, Kích thước hố đào:

+ Làm đất bằng thủ công hoặc cơ giới: cuốc hố hoặc cày trước khi trồng từ 15 ngày đến 01 tháng; cày toàn diện hoặc theo băng ở những nơi có điều kiện thuận lợi, độ dốc dưới 15 0

- Phương thức trồng: Trồng thuần loài

- Mật độ trồng: 1.333 cây/ha (cự ly cây cách cây 3 m, hàng cách hàng 2,5m), hoặc mật độ 1.600 cây/ha (cự ly cây cách cây 2,5m, hàng cách hành 2,5m), tùy theo điều kiện lập địa và điều kiện thâm canh rừng

+ Bón lót phân NPK (5:10:3) hoặc phân vi sinh:

+ Khối lượng: từ 0,2 đến 0,3 kg phân NPK/hố hoặc từ 0,3 đến 0,5 kg phân vi sinh/hố

+ Cách bón: kết hợp với lúc lấp hố, phân được trộn đều với phần đất ở 1/3 phía dưới hố trồng

+ Thời điểm bón lót và lấp hố: trước khi trồng rừng từ 05 đến 10 ngày

- Thời vụ trồng: Trồng vào vụ xuân, xuân hè hoặc vụ thu

- Chăm sóc và bón thúc:

+ Xới đất, vun gốc xung quanh hố cách gốc cây từ 40 đến 50cm, chiều sâu từ 04 đến 05cm, kết hợp bón thúc 0,2 kg phân NPK/cây

+ Cách bón: theo rạch phần dốc phía trên hố, rạch sâu từ 08 đến 10cm, rộng từ 10 đến 15cm, dài từ 40 đến 50cm và cách gốc cây 40 đến 50cm; trộn đều phân với đất, lấp đất phủ kín lên trên

+ Tỉa cành tươi: cắt hết các thân phụ và cành quá lớn, nằm ở phía dưới tán (những cành đã già, nằm ở dưới 1/3 chiều cao cây), cắt sát thân cây để cây liền sẹo nhanh hơn; thời điểm tỉa vào đầu mùa khô (tháng 9-10)

+ Tỉa cành khô: cắt cành đã chết nhưng chưa rơi rụng; Tỉa thân: tỉa những cây nhiều thân, chỉ để lại 01 thân; khi tỉa chú ý cắt sát thân cây

- Tỉa thưa: từ 01 đến 02 lần tại thời điểm rừng trồng bắt đầu khép tán + Tỉa thưa lần 01 khi rừng bước vào tuổi 04 đến tuổi 05

+ Tỉa thưa lần 02 khi rừng bước vào tuổi 07 đến tuổi 08

- Thời điểm tỉa thưa: Vào sau mùa sinh trưởng

- Mật độ để lại: Tỉa thưa lần 01, để lại từ 900 đến 1000 cây/ha; tỉa thưa lần 02 để lại từ 600 đến 700 cây/ha và đảm bảo cây được giữ lại phân bố đều trong rừng

- Nguồn giống: Hạt giống được thu hái từ vườn giống, rừng giống, rừng giống chuyển hóa, lâm phần tuyển trọn và cây trội đã được cấp có thẩm quyền công nhận

- Xử lý thực bì: Phát dọn toàn diện dây leo, cỏ dại, gốc tre nứa, để lại một số cây gỗ che bóng để làm tán che ban đầu; cây chặt phải hạ sát gốc, băm nhỏ cành nhánh xếp gọn theo đường đồng mức

- Làm đất, Kích thước hố đào:

+ Cày đất: cày toàn diện hoặc theo băng ở những nơi có độ dốc dưới

15 0 và áp dụng phương thức nông lâm kết hợp

+ Cuốc hố: áp dụng ở những nơi có độ dốc trên 15 0 ; hố trồng bố trí so le theo hình nanh sấu, kích thước hố từ 30 x 30 x 30 cm trở lên; khi cuốc hố, để phần đất mặt tơi xốp một bên và phần đất phía dưới hố một bên Cuốc hố trước khi trồng cây từ 20 -30 ngày

- Phương thức trồng: Trồng tập trung thuần loài có trồng xen hoặc không trồng xen cây nông nghiệp trên đất dốc hoặc đất sau nương rẫy

- Phương pháp trồng: Trồng bằng cây con có bầu

- Mật độ trồng: Trồng thuần loài 1.650-2.000 cây/ha, cây cách cây 2 m, hàng cách hàng 3 m

- Bón lót phân: Lấp hố kết hợp với bón lót từ 0,1 -0,3 kg phân NPK tỷ lệ 5.10.3 hoặc tương đương (không quá 666 kg/ha) hoặc 0,5 kg phân vi sinh/hố, phân được trộn đều với phần đất ở 1/3 phía dưới đáy hố trồng Thời điểm bón lót và lấp hố: trước khi trồng rừng từ 10 đến 15 ngày

- Thời vụ trồng: Vụ xuân và vụ thu

- Chăm sóc và bón thúc: Bón từ 0,1-0,2kg phân NPK (5:10:3)/cây hoặc từ 0,5 -1 kg phân hữu cơ vi sinh, cách gốc 0,3 -0,4 m; mỗi năm bón 1 lần, bón trong 3 năm đầu

- Tỉa cành: cành thấp dưới tán, không quá 1/3 chiều cao cây

- Tỉa thưa: cây cong queo, sâu bệnh, bị chèn ép, cụt ngọn, cây dưới tán không đáp ứng được mục đích kinh doanh và một số cây sinh trưởng bình thường nhưng mật độ quá dày; giữ lại cây khỏe mạnh, có tán lá cân đối, thân thẳng, tròn đều

(3) Cây H ồ i: Tên Khác: Cây đại hồi, Bát giác hương, Đại hồi hương, Hồi sao, Hồi 8 cánh, Mắc Hồi (tiếng tày)

- Nguồn giống: Lấy từ cây mẹ

+ Trước khi phát thực bì, nếu trong băng có cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ thì giữ lại làm cây che bóng

+ Với loại thực bì có độ che phủ >60%, chiếu cao bình quân >1 m tiến hành phát băng (tạo đường đi), băng phát 1 m băng chừa 4 m

+ Với loại thực bì có độ che phủ

Ngày đăng: 08/03/2024, 06:57

w