Thực hành mô phỏng chiến lược Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk, xây dựng chiến lược kinh doanh cho Vinamilk, thông tin doanh nghiệp, mục tiêu chiến lược chung của doanh nghiệp, ma trận swot, lựa chọn và đưa ra các phương pháp, QSPM, phân tích môi trường bên trong và bên ngoài, tổ chức thực hiện chiến lược
Xây dựng chiến lược kinh doanh trong DN
Thông tin về Doanh nghiệp
2.1.1 Sơ lược về Công ty Cổ phần Vinamilk:
- Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
- Trụ sở chính: Số 10, đường Tân Trào, phường Tân phú, quận 7, Tp Hồ Chí Minh
- Email: vinamilk@vinamilk.com.vn
- Số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 0300588569
Ngày cấp: 20/11/2003 Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp:
Năm Quá trình hình thành và phát triển
1976 Vinamilk được thành lập với tên gọi Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam và tiếp quản 03 nhà máy sữa Thống Nhất, nhà máy sữa Trường Thọ, và nhà máy sữa bột Dielac
1996 Vinamilk vinh dự được nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng
2000 Vinamilk được nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
2003 Cổ phần hóa và đổi tên thành CTCP Sữa Việt Nam
2006 Niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng Khoán TP.HCM (HOSE)
2010 Phát triển đến New Zealand và hơn 20 nước khác
Vinamilk áp dụng công nghệ mới, lắp đặt máy móc thiết bị hiện đại cho tất cả nhà máy sữa.
2012 Khánh thành nhiều nhà máy hiện đại
2013 Đầu tư nắm giữ 96,11% cổ phần của công ty TNHH Bò sữa Thống Nhất
Thanh Hóa, sau đó tăng lên 100% vào năm 2017; cũng trong năm này, đầu tư nắm giữ 70% cổ phần của Driftwood Dairy Holdings Corporation tại California, Hoa Kỳ và tăng lên 100% vào năm 2016.
2014 - Thương hiệu Vinamilk đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong và ngoài nước sau 38 năm không ngừng đổi mới và phát triển.
- Vinamilk đã và đang tiếp tục khẳng định mình với tinh thần luôn cải tiến, sáng tạo, tìm hướng đi mới để công ty ngày càng lớn mạnh.
2015 Vinamilk tăng cổ phần tại công ty sữa Miraka (New Zealand) từ 19,3% lên
2016 - Cột mốc đánh dấu hành trình 40 năm hình thành và phát triển của
Vinamilk (1976 – 2016) để hiện thực hóa "Giấc mơ sữa Việt” và khẳng định vị thế của sữa Việt trên bản đồ ngành sữa thế giới.
- Tiên phong mở lối cho thị trường thực phẩm Organic cao cấp tại Việt Nam với sản phẩm Sữa tươi Vinamilk Organic chuẩn USDA Hoa Kỳ.
- Đầu tư sở hữu 100% công ty con là Driftwood DairyHolding Corporation (Mỹ)
- Chính thức ra mắt thương hiệu Vinamilk tại Myanmar, Thái Lan
2017 - Tiên phong trong xu hướng dinh dưỡng tiên tiến – Organic, Vinamilk đầu tư và khánh thành trang trại bò sữa Organic chuẩn Châu Âu đầu tiên tại Đà Lạt, Việt Nam.
- Đầu tư nắm giữ 65% cổ phần của CTCP Đường Việt Nam và 25% cổ phần của CTCP Chế Biến Dừa Á Châu.
2018 - Tiên phong ra mắt sản phẩm Sữa tươi 100% A2 đầu tiên tại Việt Nam
- Đầu tư nắm giữ 51% cổ phần của Lao-Jagro Development Xiengkhouang Co., Ltd Tại Lào.
2019 - Đầu tư nắm giữ 75% cổ phần của CTCP GTNFoods, qua đó tham gia điều hành CTCP Sữa Mộc Châu quy mô đàn bò 27.500 con
- Vào Top 200 công ty có doanh thu trên 1 tỷ đô tốt nhất Châu Á Thái Bình Dương (Best over a billion)
2020 Vinamilk chính thức sở hữu 75% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần
GTNfoods, đồng nghĩa với việc Công ty Cổ phần Giống Bò Sữa Mộc Châu chính thức trở thành một đơn vị thành viên của Vinamilk.
2021 - Kỷ niệm 45 năm thành lập, Vinamilk không chỉ trở thành công ty dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam mà còn xác lập vị thế vững chắc của một Thương hiệu Quốc gia trên bản đồ ngành sữa toàn cầu Công ty đã tiến vào top 40 công ty sữa có doanh thu cao nhất thế giới (Thống kê Plimsoll, Anh)
2022 - Chính thức xây dựng Tổ hợp Thiên đường sữa Mộc Châu
- Tiếp nhận 1000 bò sữa HF thuần chủng nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ đưa về Trang trại Lao-Jagro
- Nâng tổng vốn đầu tư cho các dự án tại Campuchia lên 42 triệu USD (tương đương gần 1.100 tỷ đồng) và lên kế hoạch xây dựng trang trại bò sữa với sản lượng sữa tươi nguyên liệu đạt trên 4.000 tấn/năm
2023 - Cột mốc kỷ niệm 20 năm Vinamilk chính thức cổ phần hóa - bước ngoặt giúp doanh nghiệp tăng vọt về vốn điều lệ, doanh thu và lợi nhuận.
- Tháng 7/2023: Thay đổi logo và khẩu hiệu thành "Vui Khỏe Mỗi Ngày".
Bảng 2.1:Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Sơ đồ tổ chức của Vinamilk được thể hiện một cách chuyên nghiệp và phân bổ phòng ban một cách khoa học và hợp lý, phân cấp cụ thể trách nhiệm của mỗi thành viên và phòng ban trong công ty.
Thông qua sơ đồ trên, Vinamilk hiện có các bộ phận chức năng như sau:
- Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông của cơ cấu tổ chức Vinamilk bao gồm tất cả cổ đông – những người có quyền biểu quyết từ cổ đông phổ thông đến cổ đông ưu đãi biểu quyết Đại hội đồng chính là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Đại hội cổ đông sẽ có quyền quyết định phương án kinh doanh và nhiệm vụ đảm bảo sản xuất dựa trên các định hướng phát triển của công ty Ngoài ra, đại hội đồng cổ đông còn có thể quyết định sửa đổi hay bổ sung vào vốn điều lệ của công ty.
Một số quyền hạn khác của hội đồng cổ đông là bầu hoặc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát hay quyết định giải thể, tổ chức lại công ty.
Hội đồng quản trị chính là cơ quan quản lý cao nhất trong cơ cấu tổ chức Vinamilk.
Vị trí này có toàn quyền nhân danh doanh nghiệp quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến mục tiêu, quyền lợi công ty, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị của Vinamilk do đại hội đồng cổ đông bầu ra, bao gồm một chủ tịch hội đồng quản trị và 10 đại hội đồng cổ đông.
Từ năm 2015, chức vụ cao nhất của Vinamilk do bà Lê Thị Băng Tâm nắm giữ, tuy nhiên, tháng 4 năm 2022 vừa qua, ông Nguyễn Hạnh Phúc đã chính thức trở thành Chủ tịch hội đồng quản trị mới của nhiệm kỳ năm 2022 đến năm 2026 thay cho bà Lê Thị Băng Tâm.
- Giám đốc, Tổng giám đốc công ty:
Giám đốc hay Tổng giám đốc công ty trong cơ cấu tổ chức Vinamilk là người phân công công việc và điều hành kinh doanh của công ty Vị trí này sẽ do hội đồng quản trị chịu trách nhiệm bổ nhiệm một người trong số hội đồng hoặc tuyển dụng nhân sự mới.
Hiện nay, Tổng giám đốc của Vinamilk là bà Mai Thị Kiều Liên Bà được xem là người đã giúp đưa thương hiệu Vinamilk lên bản đồ thế giới với nhiều đóng góp cho công ty và xã hội.
Những chiến lược và quyết định sáng suốt của bà đã giúp Vinamilk liên tục đầu tư, cải tiến, đem lại nhiều sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng trong nước Đồng thời, mảng xuất khẩu, kinh doanh quốc tế của công ty cũng đạt được nhiều thành tựu ấn tượng.
Ban kiểm soát trong cơ cấu tổ chức bao gồm 4 thành viên do đại hội đồng cổ đông bầu ra Nhiệm kỳ của ban kiểm soát được bầu là 5 năm Các thành viên sẽ được bầu lại và số nhiệm kỳ không hạn chế.
Ban kiểm soát có chức năng và nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, tính trung thực, mức độ cẩn trọng trong quá trình quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh.
Mục tiêu chiến lược chung của công ty
2.2.1 Căn cứ để xác định mục tiêu Để thiết lập hệ thống mục tiêu chiến lược cho Vinamilk, có thể xác định các căn cứ sau:
- Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của Vinamilk: Đây là những yếu tố quan trọng để định hướng chiến lược, thể hiện bản sắc và định vị thương hiệu của Vinamilk trên thị trường Tầm nhìn của Vinamilk là trở thành công ty hàng đầu trong ngành sữa Việt Nam và khu vực, sứ mệnh là mang lại sức khỏe và niềm vui cho người tiêu dùng bằng những sản phẩm chất lượng cao, giá trị cốt lõi là chất lượng, sáng tạo, trách nhiệm và tôn trọng.
- Phân tích môi trường bên ngoài và bên trong: Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Vinamilk, bao gồm các cơ hội và thách thức từ môi trường bên ngoài (khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, chính phủ, xã hội ) và các điểm mạnh và điểm yếu từ môi trường bên trong (sản phẩm, nhân sự, tài chính, công nghệ ) Phân tích môi trường giúp Vinamilk nắm bắt được xu hướng thị trường, nhu cầu khách hàng, ưu thế cạnh tranh và các rủi ro tiềm ẩn.
- Xác định mục tiêu dài hạn và ngắn hạn: Đây là những trạng thái và cột mốc cụ thể mà Vinamilk muốn đạt được trong khoảng thời gian nhất định, đảm bảo sự thực hiện thành công tầm nhìn và sứ mệnh của công ty Mục tiêu chiến lược cần phải rõ ràng, đo lường được, có tính tiến bộ, phù hợp với khả năng và nguồn lực của Vinamilk
Cụ thể như: Mục tiêu dài hạn của Vinamilk là chiếm 50% thị phần sữa trong nước và 10% thị phần sữa khu vực Đông Nam Á trong vòng 10 năm; mục tiêu ngắn hạn của Vinamilk là tăng doanh thu 15% và lợi nhuận 10% trong năm 2023.
- Lên danh sách công việc cụ thể: Đây là những hoạt động thiết thực để thực hiện các mục tiêu chiến lược đã đề ra Công việc cụ thể cần phải được phân bổ cho các bộ phận, đơn vị chức năng và cá nhân có liên quan, có kế hoạch thời gian, ngân sách và phương thức kiểm tra đánh giá
Cụ thể như: Để tăng doanh thu 15% trong năm 2023, Vinamilk cần phải thực hiện các công việc như: Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới phù hợp với xu hướng tiêu dùng; tăng cường hoạt động marketing và quảng cáo; mở rộng kênh phân phối; tìm kiếm các đối tác chiến lược trong và ngoài nước; nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng; đào tạo và phát triển nhân sự
2.2.2 Mục tiêu của công ty trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2026
Năm 2023 là năm đánh dấu cột mốc 20 năm cổ phần hóa thành công của doanh nghiệp này Với doanh thu tăng 15 lần, lợi nhuận tăng gấp 13 lần so với thời điểm chính thức cổ phần hóa năm 2003 Tổng đóng góp cho ngân sách nhà nước từ đó đến nay là gần 55.300 tỷ đồng, luôn nằm trong nhóm doanh nghiệp chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông cao nhất, với lũy kế từ khi lên sàn năm 2006 đến nay là 76.228 tỷ đồng.
Công ty đặt mục tiêu doanh thu cho năm 2023 là 63.380 tỷ đồng, tăng 5,5% so với cùng kỳ và kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 10.496 tỷ đồng, bằng với năm 2022 Công ty đặt mục tiêu duy trì thị phần dẫn đầu, tiếp tục mở rộng thị trường quốc tế, kiện toàn lại hệ thống phân phối, đầu tư hệ thống các nhà máy và trang trại, song song triển khai các dự án đầu tư trong và ngoài nước.
Giai đoạn 2022 - 2026, Hội đồng Quản trị Vinamilk xác định tầm nhìn chiến lược dài hạn để định hướng các hoạt động sản xuất kinh doanh Tiếp tục duy trì vị trí số 1 tại thị trường Việt Nam và tiến tới mục tiêu trở thành 1 trong Top 30 Công ty Sữa lớn nhất thế giới về doanh thu, Vinamilk xác định chiến lược phát triển với 3 trụ cột chính được thực thi, bao gồm:
- Đi đầu trong đổi mới sáng tạo mang tính ứng dụng cao:
Tập trung vào ngành sữa và các sản phẩm liên quan đến sữa, vốn là ngành kinh doanh cốt lõi tạo nên thương hiệu Vinamilk.
Tiếp tục nghiên cứu phát triển nhiều sản phẩm mới với mục đích cách tân, mở rộng và đa dạng hóa danh mục sản phẩm trên cơ sở phù hợp với thị hiệu và nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời mang đến cho người tiêu dùng nhiều trải nghiệm phong phú và tiện lợi.
- Củng cố vị thế dẫn đầu ngành sữa Việt Nam: Ưu tiên tập trung khai thác thị trường nội địa với tiềm năng phát triển còn rất lớn.
Mở rộng thâm nhập và bao phủ khu vực nông thôn với các dòng sản phẩm phổ thông, nơi tiềm năng tăng trưởng còn rất lớn. Đẩy mạnh tập trung vào phân khúc sản phẩm cao cấp với nhiều giá trị gia tăng, đặc biệt ở khu vực thành thị.
Tiếp tục xây dựng hệ thống phân phối nội địa rộng lớn và vững mạnh, gia tăng thị phần và giữ vững vị thế dẫn đầu của Vinamilk trên thị trường.
Vinamilk dự kiến nới rộng thị phần thêm 0,5% lên 56% và doanh thu lên 5% đạt 64.070 tỷ đồng, cao hơn so với mức tăng 2,2% của năm 2021 mặc dù bức tranh kinh doanh còn đang phải đối mặt nhiều khó khăn, đáng kể đến là việc sức mua của người tiêu dùng đang bị ảnh hưởng lớn do tình hình lạm phát liên quan đến các cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng và năng lượng toàn cầu chưa thể sớm hạ nhiệt trong nửa đầu năm 2022 Lợi nhuận trước thuế cả năm thu về dự kiến đạt mức 12.000 tỷ đồng.
Xa hơn, Vinamilk kỳ vọng sẽ đạt 86.200 tỷ đồng tổng doanh thu và 16.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế vào năm 2026 Tăng trưởng kép giai đoạn 2021 - 2026 tương ứng ở mức 7,2% đối với doanh thu và 4,4% đối với lợi nhuận Mục tiêu này xây dựng trên kỳ vọng ngành hàng tiêu dùng phục hồi nhanh từ sau năm 2022, khi mà tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2022 - 2026 có thể tăng tốc lên mức 7,7% và 7,5%/năm.
- Mục tiêu của Vinamilk là mong muốn trở thành công ty sữa tạo ra nhiều giá trị nhất tại Đông Nam Á:
Sẵn sàng cho các hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) và mở rộng mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ với các đối tác theo cả ba hướng tích hợp ngang, tích hợp dọc và kết hợp. Ưu tiên tìm kiếm các cơ hội M&A với các công ty sữa tại các quốc gia khác với mục đích mở rộng thị trường và tăng doanh số.
Phân tích đánh giá môi trường kinh doanh tới quá trình xây dựng chiến lược
Giá các sản phẩm sữa trên thế giới có xu hướng ngày càng tăng nên Việt Nam có lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu sản phẩm, giúp tăng thu ngoại tệ.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao khiến người dân nhiều nước Châu Á, châu Mỹ
La Tinh và thậm chí là ở Trung Đông thoát khỏi cảnh nghèo đói, làm gia tăng nhu cầu tiêu thụ những sản phẩm mà trước đây họ không dám mua, như sữa Trước nhu cầu ngày càng lớn, mức cung hiện nay không đáp ứng kịp, theo tính toán của các chuyên gia, nhu cầu sữa trên toàn cầu mỗi năm tăng thêm 15 triệu tấn, tức bằng tổng lượng sữa và chế phẩm từ sữa mà New Zealand sản xuất hàng năm New Zealand là nước xuất khẩu sản phẩm sữa và chế phẩm từ sữa lớn nhất thế giới với 12,7 triệu tấn/năm, bằng lượng sữa xuất khẩu của toàn Châu Âu.
Hai nước xuất khẩu sữa hàng đầu thế giới là New Zealand và EU đều khó lòng có thể tăng sản lượng sữa Sản lượng của Áchentina năm qua rất kém, New Zealand thì đang bị hạn hán, còn Liên minh Châu Âu (EU) bị kiềm chế bởi hạn ngạch Như vậy, gần như tất cả các nước sản xuất lớn đều không thể tăng nguồn cung.
Trữ lượng sữa của thế giới gần như đang trống rỗng Australia thậm chí còn lo ngại rằng họ sẽ không còn đủ sản lượng để cung cấp cho thị trường nội địa chứ chưa nói gì đến xuất khẩu Thức ăn dành cho gia súc ở Australia ít đi Mấy năm nay nước này rơi vào tình trạng hạn hán, thiếu cỏ cho bò sữa ăn, ảnh hưởng nặng đến ngành sản xuất sữa Một số nhà khoa học cho rằng hiện tượng hạn hán này sẽ còn kéo dài vì hậu quả của tình trạng khí hậu trái đất nóng lên Cho nên, nước Australia khó lòng sản xuất sữa được nhiều như trước Trong khi đó ở Ấn Độ, lũ lụt lại là nguyên nhân tăng giá sữa Ấn Độ là quốc gia sản xuất sữa (bò và trâu) và chế phẩm từ sữa số hai thế giới với 101,4 triệu tấn/năm nhưng chỉ xuất 0,7 triệu tấn.
Môi trường kinh tế đóng vai trò then chốt trong sự phát triển và hoạt động thị trường Các yếu tố kinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức lạm phát, cơ cấu thu nhập và tăng trưởng thu nhập, sự thay đổi trong cơ cấu chi tiêu, cũng như cơ sở hạ tầng kinh tế, bao gồm hệ thống giao thông và bưu chính, đóng góp trực tiếp vào hình thành hệ thống kinh tế.
- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Đồ thị biến động chỉ số GDP của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2022
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Mức tăng trưởng năm 2017-2019 ở mức khá đồng đều Tăng trưởng GDP năm
2018 là cao nhất với 7.08% tăng 0,27% so với năm 2017 và tăng 0,06% so với năm
2019, cho thấy năm 2018 là năm có tốc độ tăng trưởng ổn định nhất trong 3 năm này.
Mức tăng trưởng giai đoạn năm 2020-2021 sụt giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 trên toàn thế giới Năm 2020 với GDP tăng trưởng là 2.91% và năm 2021 là 2.58% Điều này cho thấy đã phản ánh những khó khăn do dịch Covid-19 tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý III/2021 khi nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh Mức tăng 2,58% của năm 2021 thấp hơn mức 2,91% của năm 2020.
GDP đầu người 2022 tăng nên xu hướng tiêu dùng, nhu cầu và mong muốn khác sẽ trở nên khác biệt hơn Họ có thể yêu cầu các yếu tố như chất lượng, tính đa dạng, tính tiện ích, và thẩm mỹ, sẵn lòng chi tiêu cao hơn để đáp ứng nhu cầu này. Điều này cũng gây ra sự phân hóa về thu nhập trong xã hội, đồng thời tạo ra nhiều phân khúc khác biệt trên thị trường Sự phân hóa này khiến cho nhu cầu và yêu cầu người tiêu dùng trở nên đa dạng hơn, Vinamilk cần quan tâm đến sự đa dạng này để có thể thích ứng và đáp ứng nhu cầu từng phân khúc.
Dịch Covid-19 được kiểm soát chặt chẽ, nền kinh tế từng bước hoạt động trở lại trong điều kiện bình thường mới Thu nhập của người dân luôn được cải thiện Điều này tác động tích cực đến sức mua trong nước, trong đó có ngành chế biến sữa Thu nhập được nâng cao, người tiêu dùng lại ngày càng quan tâm đến sức khỏe, tạo điều kiện thuận lợi cho Vinamilk đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ.
=> Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP giai đoạn 2011-2022 tăng trung bình là 6.38% Tốc độ tăng trưởng này đã cải thiện được nhu cầu của người dân đối với ngành sữa tạo tiền đề cho sự phát triển các ngành nghề của Vinamilk.
- Thu nhập bình quân đầu người:
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2010-2021 có tự tăng dần qua các năm Trong đó các năm từ 2010-2019 đều tăng đồng đều, và cao nhất là năm 2019 với 4.295 triệu đồng/1 tháng, tuy nhiên đến năm 2020 thu nhập bình quân giảm còn 4.250 triệu đồng/1 tháng và năm 2021 là 4.205 triệu đồng/1 tháng và nguyên nhân của sự suy giảm dần này là vì sự ảnh hưởng của dịch covid 19 trên toàn cầu.
=> Mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam có xu hướng giảm đi do đại dịch Covid 19 làm gián đoạn các đến quá trình tiêu thụ ngành sữa -> từ đó ảnh hưởng khá lớn tới nền kinh tế của Việt Nam cũng như các sản phẩm của Vinamilk nói riêng.
- Cơ sở hạ tầng kinh tế
Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế cũng là yếu tố tác động đến sức mua của thị trường Nếu cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ làm tăng chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, làm tăng giá thành sản phẩm, từ đó làm giảm cạnh tranh trên thị trường Một khi dịch vụ giao hàng và khuyến mãi diễn ra chậm trên thị trường do ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng sẽ gây khó khăn cho việc tiếp cận sản phẩm hoặc tiếp cận sản phẩm của công ty chậm Vinamilk cần đảm bảo cơ sở hạ tầng đủ mạnh để hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2022
Từ biểu đồ trên, ta có thể thấy nền kinh tế từ giai đoạn 2016 – 2022 được điều hành chặt chẽ nên tỷ lệ lạm phát luôn ổn định ở mức 4% Năm 2020 là năm đại dịch Covid – 19 có những chuyển biến phức tạp, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
Trong năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng của xung đột Nga-Ukraine và những nút thắt chuỗi cung ứng toàn cầu trong đại dịch Covid-19, lạm phát của Việt Nam vẫn được kiểm soát tốt Với mức lạm phát 1,84%, Việt Nam đang là một “làn gió ngược” trong xu hướng lạm phát cao toàn cầu.
Hiện nay, Việt Nam đang nằm trong số ít những quốc gia có mức lạm phát trung bình 4-6% Năm 2022, tỷ lệ lạm phát tăng nhẹ ở mức 3,21%.
Vấn đề lạm phát và biến động giá cả: Lạm phát có thể tăng, dẫn đến áp lực gia tăng chi phí sản xuất Biến động giá cả có thể ảnh hưởng đến giá thành và lợi nhuận của Vinamilk trong tình hình suy thoái kinh tế hiện nay.
- Lãi suất và xu hướng của lãi suất trong nền kinh tế
Lập ma trận SWOT làm cơ sở hình thành chiến lược kinh doanh
Quy trình xây dựng chiến lược tổng quát:
Ma trận SWOT Những cơ hội (O)
1 Các chính sách ưu đãi của chính phủ về ngành sữa (phê duyệt 2000 tỷ cho các dự án phát triển ngành sữa đến 2020) hay giảm thuế nhập khẩu, hỗ trợ ngành chăn nuôi
2 Lực lượng khách hàng tiềm năng cao và nhu cầu lớn, nhu cầu sữa tăng cao của nhóm khách hàng tiềm năng như trẻ em, phụ nữ mang thai, người già…
3 Đối thủ cạnh tranh đang bị suy yếu do các vấn đề liên quan đến chất lượng và quan điểm người Việt dùng hàng Việt đang được hưởng ứng
4 Mở rộng mạng lưới xuất khẩu sang các thị trường mới như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc
1 Lộ trình cắt giảm thuế mà Việt Nam đã cam kết khi gia nhập WTO là giảm thuế cho sữa bột từ 20% xuống 18%, sữa đặc từ 30% xuống 25%
2 - Gia nhập WTO: xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh Đặc biệt là các công ty sữa lớn trên thế giới như: Nestle, Dutchlady, Abbott, Enfa, Anline,…
- Cạnh tranh với các thương hiệu sữa nội địa khác như: TH True Milk, Nutifood,…
3 Nguyên liệu đầu vào không ổn định (ngành chăn nuôi bò sữa hiện tại ở Việt Nam chủ yếu là hộ gia đình, còn phải nhập khẩu, người chăn nuôi bò sữa hầu như không có lợi nhuận, trong khi lại bị các nhà mua nguyên liệu ép giá …)
4 Khách hàng: thị trường xuất khẩu gặp nhiều rủi ro và tâm lý thích sử dụng hàng ngoại hay như thói quen tiêu thụ sữa của người dùng có thể thay đổi theo xu hướng hoặc ảnh hưởng bởi các vấn đề an toàn thực phẩm
5 Biến đổi tỷ giá ngoại tệ ảnh hưởng tới chi phí nhập nguyên liệu và giá bán sản phẩm
1 Thương hiệu mạnh, thị phần lớn (75%)
2 Mạng lưới phân phối rộng khắp (64 tỉnh thành)
3 Sản phẩm đa dạng, giá cả cạnh tranh
4 Dây chuyền sản phẩm tiên tiến
5 Ban lãnh đạo có năng lực quản lý tốt: quản lý minh bạch, tỷ suất doanh thu cao và có chiến lược phát triển bền vững
6 Danh mục sản phẩm đa dạng và mạnh
7 Quan hệ bền vững với các đối tác
8 Đội ngũ tiếp thị và nghiên cứu sản phẩm giàu kinh nghiệm
10 Nhân tố con người: có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, năng động và sáng tạo
1 S8,9 - O1,2,4: Tận dụng tài chính mở rộng thị trường mới, kết hợp sử dụng công nghệ tiên tiến và kênh digital marketing để quảng bá thương hiệu và sản phẩm -> Chiến lược thâm nhập thị trường
2 S2,4 - O3: Nâng cao chất lượng sản phẩm -> Chiến lược phát triển sản phẩm
3 S1,3 – O2: Tận dụng lợi thế về uy tín, chất lượng và đa dạng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu sữa tăng cao của khách hàng tiềm năng
-> Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm
1 S2,3,6 – T4: cung cấp dịch vụ tốt hơn, sản phẩm tốt hơn tới khách hàng
-> Chiến lược phát triển sản phẩm
2 S2,4 – T3: Mở rộng quy mô các vùng nguyên liệu sữa bò tươi nhằm thay thế dần nguồn nguyên liệu nhập khẩu -> Chiến lược hội nhập về phía sau (hội nhập dọc)
3 S5,10 - T5: Đa dạng hóa nguồn cung và mạng lưới phân phối nội địa để giảm thiểu rủi ro biến đổi tỷ giá ngoại tệ và tăng khả năng cạnh tranh -> Chiến lược hội nhập theo chiều ngang (liên doanh, liên kết kinh tế)
1 Chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài
2 Thị phần sữa bột chưa cao, chưa cạnh tranh được với các sản phẩm sữa bột nhập khẩu từ Mỹ, Úc, Hà
3 Quá nhiều yếu tố ảnh hưởng tới doanh thu như biến đổi tỷ giá, thói quan tiêu thụ sữa, cạnh tranh…
1 W2 - O2,3: Đầu tư vào nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, Marketing để nâng cao thị phần sữa bột, mở rộng thị trường quốc tế và đáp ứng xu hướng tiêu dùng sữa hướng tới sức khỏe -> Chiến lược thâm nhập thị trường
2 W1 - O1: Tìm kiếm các nguồn cung nguyên liệu trong nước hoặc hợp tác với các nhà cung cấp uy tín để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu và tận dụng các chính sách ưu đãi từ chính phủ -> Chiến lược hội nhập dọc ngược chiều
1 W1 – T1,3: Áp lực chi phí nguyên liệu đầu vào cao, doanh nghiệp nên giảm bớt các hoạt động không mang lại hiệu quả ->
Chiến lược cắt giảm chi phí
2 W2,3 – T2: Hợp tác với các đối tác chiến lược trong và ngoài nước để chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực và thị trường, đồng thời hạn chế sự cạnh tranh gay gắt. -> Chiến lược hội nhập theo chiều ngang (liên doanh, liên kết kinh tế)
2 5 Lựa chọn và đưa ra các phương án chiến lược phù hợp
Từ ma trận SWOT cho thấy nội lực của công ty khá tốt, có thể tận dụng cơ hội và tránh những mối đe dọa từ môi trường bên ngoài tốt hơn các đối thủ cạnh tranh. Như vậy, Vinamilk là công ty có vị thế cạnh tranh mạnh trong ngành Qua ma trận SWOT ta có những chiến lược như sau:
+ Chiến lược thâm nhập thị trường
+ Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm
+ Chiến lược phát triển sản phẩm
+ Chiến lược phát triển sản phẩm
+ Chiến lược hội nhập theo chiều ngang (liên doanh, liên kết kinh tế)
+ Chiến lược hội nhập về phía sau (hội nhập dọc)
+ Chiến lược thâm nhập thị trường
+ Chiến lược hội nhập dọc ngược chiều
+ Chiến lược suy giảm (cắt giảm chi phí)
+ Chiến lược hội nhập theo chiều ngang (liên doanh, liên kết kinh tế)
Tuy nhiên, vì nguồn lực của mỗi công ty có hạn, nên doanh nghiệp phải lựa chọn chiến lược hấp dẫn nhất trong số các chiến lược khả thi để thực hiện, căn cứ theo ma trận chiến lược SWOT thì một số chiến lược phù hợp với mục tiêu của Vinamilk là:
- Chiến lược 1: Phát triển sản phẩm
- Chiến lược 2: Đa dạng hóa đồng tâm
- Chiến lược 3: Hội nhập theo chiều ngang (liên doanh, liên kết kinh tế)
- Chiến lược 4: Hội nhập về phía sau (hội nhập dọc)
Đánh giá, lựa chọn chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp
Các yếu tố ảnh hưởng quan trọng
Các chiến lược có thể lựa chọn
2 – Đa dạng hóa đồng tâm
3 – Hội nhập theo chiều ngang
4 – Hội nhập về phía sau
AS TAS AS TAS AS TAS AS TAS
Các yếu tố bên ngoài
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao
Thu nhập của người dân Việt Nam luôn được cải thiện
Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Tỷ giá hối đoái không ổn định, đồng Việt
Nam liên tục bị trượt giá
Việt Nam là nước có chế độ chính trị ổn định, hệ thống pháp luật thông thoáng
Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”
Tốc độ tăng dân số nhanh
Hàng loạt công nghệ tiên tiến trên thế giới ra đời nhằm hỗ trợ cho việc chăn nuôi đàn bò sữa
Hệ thống quản lý của 2 2 4 2 4 2 4 2 4 nhà nước còn lỏng lẻo, chồng chéo, không hiệu quả
Việc kiểm định chất lượng sữa tại Việt
Nam đạt hiệu quả chưa cao
Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng tiêu dùng sữa nhiều hơn
3 4 12 4 12 4 12 3 9 Đối thủ cạnh tranh trong nước và nước ngoài ngày càng nhiều và gay gắt
Người dân nuôi bò còn mang tính tự phát, thiếu kinh nghiệm quản lý, quy mô trang trại nhỏ
Giá sữa bột nguyên liệu trên thế giới gây áp lực lên ngành sản xuất sữa tại Việt Nam
2 2 4 2 4 2 4 4 8 Áp lực từ sản phẩm thay thế
Các yếu tố bên trong
Thiết bị và công nghệ sản xuất hiện đại và tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế
Sản phẩm đa dạng, chất lượng cao, uy tín thương hiệu cao
Vinamilk sở hữu một mạng lưới nhà máy rộng lớn tại Việt Nam
Nhà máy luôn hoạt động với công suất ổn định đảm bảo nhu cầu của người tiêu dùng
Hệ thống và quy trình quản lý chuyên nghiệp được vận hành bởi một đội ngũ các nhà quản lý có năng lực và kinh nghiệm
Vinamilk vẫn đang phụ thuộc vào việc nhập khẩu nguyên liệu sữa bột từ nước ngoài
Ngoài các sản phẩm 2 2 4 2 4 2 4 2 4 từ sữa, các sản phẩm khác của công ty (bia, cà phê, trà xanh …) vẫn chưa có tính cạnh tranh cao
Vinamilk có tốc độ tăng trưởng khá nhanh qua các năm
Vinamilk sử dụng nguồn vốn có hiệu quả
Vinamilk chủ động được nguồn vốn cho hoạt động sản xuất
Vinamilk đầu tư xây dựng một trang trại chăn nuôi bò sữa hiện đại bậc nhất Việt Nam và Đông Nam Á
Vinamilk có nguồn nhân lực giỏi, năng động và tri thức cao
3 4 12 4 12 4 12 3 9 Đào tạo và sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp với tình hình phát triển của công ty
Vinamilk có chiến lược marketing trải rộng
Hoạt động Marketing chủ yếu tập trung ở miền Nam, trong khi miền Bắc chiếm 2/3 dân số cả nước lại chưa được đầu tư mạnh
Kết quả đem lại từ marketing vẫn chưa xứng tầm với sự đầu tư
Năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới theo xu hướng và nhu cầu tiêu dùng của thị trường nhanh và mạnh
Vinamilk có một đội ngũ tiếp thị và bán hàng có kinh nghiệm về phân tích và xác định tiêu dùng
Vinamilk tiếp cận thường xuyên với khách hàng tại nhiều điểm bán hàng
Vinamilk có một mạng lưới phân phối mang tính cạnh tranh hơn so với các đối thủ
Lãnh đạo và nhân viên luôn có sự tôn trọng và hợp tác lẫn nhau, bầu không khí làm việc vui vẻ
Vinamilk là sự hài hòa các lợi ích, vì lợi ích của Vinamilk cũng là lợi ích của nhân viên, nhà nước, xã hội
Bảng 2.27: Bảng phân tích QSPM
Với kết quả thu được từ ma trận định lượng QSPM các chiến lược có thể được xếp theo mức độ hấp dẫn như sau:
Chiến lược phát triển sản phẩm: 321 điểm
Chiến lược hội nhập theo chiều ngang: 313 điểm
Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm: 304 điểm
Chiến lược hội nhập về phía sau (hội nhập dọc): 288 điểm
Với số điểm là 321 điểm thì chiến lược: “Phát triển sản phẩm” có số điểm hấp dẫn cao nhất Như vậy chiến lược này được Công ty Vinamilk chọn để thực hiện mục tiêu của mình.
Chiến lược “Phát triển sản phẩm” giúp cho Công ty Vinamilk có thể đạt được những mục tiêu sau:
+ Theo đuổi chiến lược này công ty có thể tập trung tăng cường cải tiến các tính năng sản phẩm như là: tạo sản phẩm mới bằng cách bổ sung thay thế các tính năng của sản phẩm cũ theo hướng an toàn và tiện lợi hơn, sử dụng các thiết bị công nghệ để cải tiến về chất lượng, kiểu dáng,… kích thích khách hàng tiêu thụ sản phẩm, tăng vị thế cạnh tranh trong khu vực, giữ vững và phát triển thị phần, cải thiện lợi nhuận.
+ Chiến lược này giúp công ty hạn chế tối đa những rủi ro của môi trường, từng bước khắc phục được những điểm yếu của mình
+ Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm từ sữa, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
+ Tăng doanh thu, thị phần, khả năng cạnh tranh và khách hàng tiềm năng trên các thị trường hiện tại và mới.
+ Đáp ứng xu hướng tiêu dùng sữa hướng tới sức khỏe, dinh dưỡng và trải nghiệm ưu việt.
+ Tiến tới mục tiêu trở thành một trong 30 công ty sữa lớn nhất thế giới về doanh thu.
2.7 Đề xuất các chính sách để thực hiện chiến lược
Chiến lược công ty: Tập trung vào ngành sữa và các sản phẩm liên quan đến sữa -> nghiên cứu và phát triển nhiều sản phẩm mới với sự đổi mới, mở rộng và đa dạng danh mục sản phẩm djwa trên sở thích và nhu cầu của người tiêu dùng, cũng như mang lại trải nghiệm đa dạng và tiện lợi cho họ.
Chính sách hỗ trợ Tác dụng của chính sách
1 Tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm cao cấp và có giá trị gia tăng, như sữa hữu cơ, sữa A2, sữa thực vật,…
Chính sách này giúp Vinamilk nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, và tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
2 Mở rộng quy mô và hiện đại hóa các trang trai bò sữa, nhà máy chế biến sữa, nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Chính sách này giúp Vinamilk tăng năng suất và hiệu quả sản xuất, đảm bảo nguồn nguyên liệu chất lượng và an toàn, và giảm chi phí sản xuất.
3 Tìm kiếm cơ hội sáp nhập và mua lại
(M&A) với các công ty sữa ở các quốc gia khác nhằm mục đích mở rộng thị trường và tăng doanh thu.
Chính sách này giúp Vinamilk tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng, tận dụng được các nguồn lực và kinh nghiệm của các đối tác, và tăng cường vị thế của Vinamilk trên thị trường quốc tế (vì khi phát triển sản phẩm muốn tiêu thụ được những sản phẩm đó thì phải đưa sản phẩm mới đó lan rộng ra -> mở rộng thị trường các lớn càng tốt -> lượng tiêu thụ sẽ tăng cao -> doanh thu tăng)
Mục tiêu của bộ phận sản xuất
Chính sách hỗ trợ Tác dụng của chính sách
1 Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và an toàn thực phẩm, như
Chính sách này sẽ giúp Vinamilk nâng cao uy tín và niềm tin của khách hàng, đáp ứng được cá yêu cầu của các thị trường xuất khẩu, và giảm thiểu rủi ro về sức khỏe và môi trường.
2 Đào tạo và nâng cao năng lực cho nhân viên sản xuất, cung cấp cho họ các thiết bị và công cụ hiện đại, và tạo ta một môi trường làm việc thân thiện và an toàn.
Chính sách này sẽ giúp Vinamilk tăng cường năng lực nhân sự, tạo ra một đội ngũ nhân viên nhiệt tình và chuyên nghiệp, nâng cao hiệu suất và sự hài lòng của nhân viên.
3 Thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, giảm thiểu lượng chất tải và khí thải, và sử dụng các
Chính sách này sẽ giúp Vinamilk giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường, và thể hiện trách nhiệm xã hội của
Tổ chức thực hiện chiến lược
Bảng 2.28: Bảng đề xuất các chính sách thực hiện chiến lược
2.8 Tổ chức thực hiện chiến lược
Từ các phân tích trên, dưới góc nhìn của một chuyên gia tài chính, tôi sẽ lên kế hoạch tổ chức thực hiện chiến lược “phát triển sản phẩm” cho công ty Vinamilk.
Với tiềm lực vững chắc và kinh nghiệm tích lũy qua hàng thập kỷ, những chiến lược phát triển sản phẩm của Vinamilk không chỉ dừng lại ở việc cung cấp sản phẩm dinh dưỡng đến cộng đồng mà còn tập trung vào việc thúc đẩy sự phát triển toàn diện của ngành công nghiệp thực phẩm.
=> Đánh giá : Phát triển sản phẩm mới là quyết định cực kỳ quan trọng trong chiến lược lược sản phẩm của mọi doanh nghiệp Không có doanh nghiệp nào có thể duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh chỉ với một hoặc một nhóm sản phẩm cố định.
Vinamilk đã rất nỗ lực trong việc đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đến các thanh thiếu niên , người lớn và cả những người có nhu cầu đặc biệt.
Bởi có lẽ, hiện nay doanh nghiệp đang phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh nên doanh nghiệp đang tăng tốc phát triển, cải tiến sản phẩm của doanh nghiệp mình.
Sau đây, tôi sẽ lên kế hoạch tổ chức thực hiện chiến lược “phát triển sản phẩm” cho Vinamilk, tôi hy vọng rằng ít nhiều sẽ có thể giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả trong quá trình kinh doanh, tăng thị phần cho doanh nghiệp.
2.7.1 Kế hoạch sản lượng sẽ sản xuất Để thực hiện chiến lược “phát triển sản phẩm” doanh nghiệp cần phải xác định được số lượng từng mặt hàng cần sản xuất (phát triển)
STT Tên mặt hàng sản xuất
(phát triển) Số lượng cần sản xuất Thời gian dự kiến hoàn thành (ngày)
1 Dòng sữa Probi Pedia+ 2.000 15 – 20 ngày
2 Sữa 9 loại hạt Super Nut 3.260 20 – 25 ngày
3 Sữa tươi tổ yến 1.500 10-15 ngày
4 Sữa non Colos Gold 1.200 7 – 10 ngày
5 Sữa tiệt trùng Flex không
Bảng 2.29 Kế hoạch từng mặt hàng sản xuất (phát triển)
- Liệt kê các bộ phận, phân xưởng để phát triển những sản phẩm đó:
T Tên bộ phận, phân xưởng Trưởng bộ phận, phân xưởng Địa chỉ
1 Bộ phận tiếp nhận và kiểm tra chất lượng nguyên liệu sữa
Nguyễn Văn Tiến Số 3, đường Trường
Chinh, quận 1, tp Hồ Chí Minh
2 Phân xưởng phối trộn và tiêu chuẩn hóa sữa Trần Minh Thu Số 6, đường Thủ Dầu
3 Phân xưởng đồng hóa và tiệt trùng sữa
Ngô Thị Hoa 5/623 quận Bình Tân
4 Phân xưởng rót vô trùng và đóng gói sữa Lê Văn Hòa 9/356 Bình Thạnh Hồ
5 Phân xưởng sản xuất các sản phẩm khác Phạm Hồng Anh Số 9, phường 9, Gò Vấp,
Bảng 2.30 Liệt kê các bộ phận, phân xưởng
- Liệt kê số lượng máy móc trong từng bộ phận, phân xưởng
STT Tên máy Bộ phận, phân xưởng sử dụng Số lượng
1 Bồn cân bằng Bộ phận tiếp nhận và kiểm tra chất lượng nguyên liệu sữa 1
2 Máy ly tâm tách khuẩn
Phân xưởng phối trộn và tiêu chuẩn hóa sữa
3 Máy đồng hóa Phân xưởng đồng hóa và tiệt trùng sữa 1
Phân xưởng đồng hóa và tiệt trùng sữa
5 Hệ thống máy rót Phân xưởng rót vô trùng và đóng gói sữa 1
6 Robot LGV Phân xưởng rót vô trùng và đóng gói sữa 2
7 Máy sấy phun Phân xưởng sản xuất sữa bột 1
8 Máy đóng gói sữa bột Phân xưởng sản xuất sữa bột 1
9 Máy làm sữa chua Phân xưởng sản xuất các sản phẩm khác từ sữa 1
10 Máy đóng gói sữa chua
Phân xưởng sản xuất các sản phẩm khác từ sữa
Bảng 2.31 Liệt kê số lượng máy móc trong từng bộ phận, phân xưởng
2.7.2 Kế hoạch cơ sở vật chất Để đáp ứng cho những yêu cầu chiến lược đề ra, Vinamilk sẽ không ngừng đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm Tất cả sản phẩm của công ty sẽ luôn được đảm bảo chất lượng bởi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế:
- Công ty sẽ đầu tư máy móc thiết bị và công nghệ mới để cải tiến bao bì, chất lượng sản phẩm, cho ra đời các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng.
- Đầu tư công nghệ tiệt trùng nhanh, nhiệt độ cao để sản xuất sữa tiệt trùng.
- Đổi mới công nghệ chiết lon sữa bột, nhằm ổn định chất lượng sản phẩm,nâng cao thời gian bảo quản và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đầu tư đổi mới dây chuyền đồng bộ sản xuất sữa.
- Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiện đại, đồng bộ, đạt các chỉ tiêu môi trường của Việt Nam về BOD, COD, TSS…
- Bên cạnh đó, công ty sẽ cần phải tập trung đầu tư mạnh vào công nghệ thông tin và hiện đang ứng dụng thành công phần mềm quản lý doanh nghiệp tổng thể ERP Oracle EBS, phần mềm SAP CRM (hệ quản trị quan hệ khách hàng) và BI (hệ thống thông tin báo cáo) Việc ứng dụng các hệ thống này không chỉ nâng cao hiệu quả quản lý, kinh doanh, cung cấp dịch vụ rộng khắp và kịp thời, mà còn là cách tiếp cận người tiêu dùng nhanh nhất, nhằm tạo ưu thế cạnh tranh của Vinamilk trên thị trường.
Liệt kê các loại máy móc cần thiết để sản xuất (phát triển) các mặt hàng trên
STT Tên máy Nơi sản xuất Số lượng
1 Máy ly tâm tách khuẩn Đức 1
3 Hệ thống tiệt trùng UHT Thụy Điển 1
4 Hệ thống máy rót Thụy Điển 1
7 Máy đóng gói sữa bột Đức 1
8 Máy làm sữa chua Đức 1
9 Máy đóng gói sữa chua Đức 1
Bảng 2.32 Bảng các loại máy móc cần thiết để sản xuất (phát triển) các mặt hàng
Chi tiết các loại máy móc:
- Sản xuất sữa tươi tiệt trùng với thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến:
Nhà máy Sữa Việt Nam cần phải được trang bị dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng với thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến hàng đầu hiện nay Nhà máy hoạt động trên một dây chuyền tự động, khép kín, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm.
Sữa tươi sau khi được kiểm tra chất lượng và qua thiết bị đo lường, lọc sẽ được nhập vào hệ thống bồn chứa lạnh (150 m3/bồn)
- Từ bồn chứa lạnh, sữa tươi nguyên liệu sẽ qua các công đoạn chế biến: ly tâm tách khuẩn, đồng hóa, thanh trùng, làm lạnh xuống 4ºC và chuyển đến bồn chứa sẵn sàng cho chế biến tiệt trùng UHT Máy ly tâm tách khuẩn, giúp loại các vi khuẩn có hại và bào tử vi sinh vật.
- Tiệt trùng UHT: Hệ thống tiệt trùng tiên tiến gia nhiệt sữa lên tới 140 oC, sau đó sữa được làm lạnh nhanh xuống 25ºC, giữ được hương vị tự nhiên và các thành phần dinh dưỡng, vitamin & khoáng chất của sản phẩm Sữa được chuyển đến chứa trong bồn tiệt trùng chờ chiết rót vô trùng vào bao gói tiệt trùng.
Nhờ sự kết hợp của các yếu tố: công nghệ chế biến tiên tiến, công nghệ tiệt trùng UHT và công nghệ chiết rót vô trùng, sản phẩm có thể giữ được hương vị tươi ngon trong thời gian 6 tháng mà không cần chất bảo quản.