1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ BỆNH VIỆN ĐA KHOA VIỆT BẮC 1

81 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường Của Cơ Sở Bệnh Viện Đa Khoa Việt Bắc 1
Trường học Công Ty Tnhh Hoàng Hà
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 7,01 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ (9)
    • 1. T ÊN CHỦ CƠ SỞ (9)
    • 2. T ÊN CƠ SỞ (9)
      • 2.1. Địa điểm cơ sở (9)
      • 2.2. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần (nếu có) (10)
      • 2.3. Quy mô của cơ sở ( phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công) (10)
    • 3. C ÔNG SUẤT , QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG , SẢN PHẨM CỦA CƠ SỞ (11)
      • 3.1. Công suất của cơ sở (11)
      • 3.2. Quy trình hoạt động của bệnh viện (11)
      • 3.3. Sản phẩm của cơ sở (13)
    • 4. N GUYÊN LIỆU , NHIÊN LIỆU , VẬT LIỆU , ĐIỆN NĂNG , HÓA CHẤT SỬ DỤNG , NGUỒN (13)
      • 4.1. Nhu cầu sử dụng hóa chất của Cơ sở (13)
      • 4.2. Nhu cầu sử dụng vật tư của Cơ sở (14)
      • 4.3. Nhu cầu về điện của Cơ sở (16)
      • 4.4. Nhu cầu sử dụng nước của Cơ sở (17)
      • 4.5. Nhu cầu sử dụng lao động (18)
      • 4.6. Nhu cầu sử dụng máy móc thiết bị của cơ sở (18)
    • 5. C ÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN CƠ SỞ (21)
      • 5.1. Tóm tắt quá trình hoạt động của Cơ sở (21)
      • 5.2. Cơ sở hạ tầng của bệnh viện (21)
      • 5.3. Các công trình xử lý môi trường đã xây dựng hoàn thành (22)
      • 5.4. Phạm vi xin cấp phép (22)
  • CHƯƠNG 2. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG (23)
    • 2. S Ự PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG TIẾP NHẬN CHẤT THẢI (24)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (25)
    • 1. C ÁC CÔNG TRÌNH , BIỆN PHÁP THOÁT NƯỚC MƯA , THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI (25)
      • 1.1. Thu gom, thoát nước mưa (25)
      • 1.2. Thu gom, thoát nước thải (26)
      • 1.3. Xử lý nước thải (27)
    • 2. C ÔNG TRÌNH , BIỆN PHÁP XỬ LÝ BỤI , KHÍ THẢI (33)
      • 2.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do hoá chất bay hơi, mùi hôi (33)
      • 2.3. Giảm thiểu ô nhiễm không khí, bụi từ các phương tiện giao thông (34)
      • 2.4. Giảm thiểu mùi hôi từ khu vực tạm chứa chất thải (34)
    • 3. C ÁC CÔNG TRÌNH LƯU GIỮ , XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG (34)
      • 3.1. Các loại chất thải rắn thông thường phát sinh tại bệnh viện (34)
      • 3.2. Lưu giữ chất thải rắn thông thường (35)
      • 3.3. Phương pháp phân loại chất thải y tế (36)
    • 4. C ÁC CÔNG TRÌNH , BIỆN PHÁP LƯU GIỮ , XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI (39)
      • 4.1. Phân loại chất thải nguy hại (40)
      • 4.2. Lưu giữ chất thải y tế (41)
    • 5. C ÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TIẾNG ỒN (41)
    • 6. C ÁC PHƯƠNG ÁN PHÒNG NGỪA , ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG (42)
      • 6.1. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với bể tự hoại (42)
      • 6.2. Công trình phòng ngừa sự cố tại hệ thống xử lý nước thải (42)
      • 6.3. Phòng ngừa sự cố đối với đường ống thu gom, thoát nước (43)
      • 6.4. Biện pháp phòng ngừa sự cố cháy nổ (43)
  • CHƯƠNG 4. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG (47)
    • 1. N ỘI DUNG ĐỀ NGHỊ ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI (47)
    • 2. N ỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI KHÍ THẢI (48)
    • 3. N ỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN (48)
    • 4. N ỘI DUNG ĐỀ NGHỊ ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI (49)
      • 4.1. Chất thải nguy hại (49)
      • 4.2. Chất thải rắn thông thường (50)
  • CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ (51)
    • 1. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ (51)
    • 2. K ẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ ĐỐI VỚI BỤI , KHÍ THẢI (51)
    • 3. K ẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH LẬP BÁO CÁO (C HỈ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ KHÔNG PHẢI THỰC HIỆN QUAN TRẮC CHẤT THẢI THEO QUY ĐỊNH ) (51)
  • CHƯƠNG 6. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (54)
    • 1. K Ế HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI (54)
      • 1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm (54)
    • 2. C HƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT THẢI THEO QUY ĐỊNH (54)
      • 2.1. Đối với quan trắc nước thải (54)
      • 2.2. Đối với quan trắc khí thải công nghiệp (54)
      • 2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở (55)
    • 3. K INH PHÍ THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG HÀNG NĂM : K HÔNG CÓ (56)
  • CHƯƠNG 7. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ (57)
  • CHƯƠNG 8. CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ (58)

Nội dung

Các loại chất thải rắn thông thường phát sinh tại bệnh viện .... Danh mục trang thiết bị của cơ sở TT Tên trang thiết bị Trạng thái sử dụng I KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU 1 Monitor theo dõi bệnh

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

T ÊN CHỦ CƠ SỞ

CÔNG TY TNHH HOÀNG HÀ Địa chỉ văn phòng: Số 314, đường Lương Ngọc Quyến, tổ 4, phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Hoàng Hà - Chức vụ: Giám đốc Điện thoại: 02083 857 497

- Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số 4600284590 đăng ký lần đầu ngày 17/12/2001 do phòng Đăng ký Kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 4600284590 – 003 ngày 08/11/2013 do phòng Đăng ký Kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp.

T ÊN CƠ SỞ

BỆNH VIỆN ĐA KHOA VIỆT BẮC 1

(Sau đây gọi tắt là Cơ sở)

Số nhà 318, đường Lương Ngọc Quyến, tổ 4, phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Tiếp giáp các phía như sau:

- Phía Bắc giáp: đường Lương Ngọc Quyến;

- Phía Nam giáp: nhà dân;

- Phía Đônng giáp: nhà dân;

- Phía Tây giáp: đường dân sinh và nhà dân

Vị trí của cơ sở được thực hiện tại hình dưới đây:

Hình 1 Ví trí của cơ sở (ảnh chụp từ google map)

2.2 Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần (nếu có):

Các văn bản, hồ sơ liên quan đến việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ sở, bao gồm:

- Quyết định số 2181/QĐ-UBND ngày 23/10/2013 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Bệnh viện Đa khoa Việt Bắc 1

- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 1466/GP-UBND ngày 31/5/2019 do UBND tỉnh Thái Nguyên cấp cho phép chi nhánh Công ty TNHH Hoàng Hà – Bệnh viện đa khoa Việt Bắc 1 xả nước thải vào nguồn nước Thời hạn giấy phép 5 năm

- Giấy phép xây dựng số 27/GPXD do sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên cấp theo Quyết định số 418/CPXD-SXD ngày 24/5/2012

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BI 569607 ngày 13/4/2012 và số

BI 569557 ngày 12/4/2013 do UBND thành phố Thái Nguyên cấp

2.3 Quy mô của cơ sở ( phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):

Tổng giá trị đã đầu tư xây dựng công trình và trang thiết bị của Bệnh viện đa khoa Việt Bắc 1 khoảng 20 tỷ đồng

Căn cứ quy định tại điểm a khoản 5 Điều 8 và khoản 4 Điều 10 của Luật

6 Đầu tư công, Bệnh viện đa khoa Việt Bắc 1 có quy mô tương đương dự án thuộc nhóm C.

C ÔNG SUẤT , QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG , SẢN PHẨM CỦA CƠ SỞ

3.1 Công suất của cơ sở

Bệnh viện đa khoa Việt Bắc 1 hoạt động với quy mô 30 giường bệnh

3.2 Quy trình hoạt động của bệnh viện

Sơ đồ quy trình khám, chữa bệnh thể hiện tại hình 1

Hình 2 Quy trình khám chữa bệnh của Bệnh viện đa khoa Việt Bắc 1

* Đối với trường hợp cấp cứu

(1): Bệnh nhân trong tình trạng khẩn cấp, nguy hiểm đến tính mạng được chuyển thẳng đến phòng cấp cứu để tiến hành cấp cứu, băng bó vết thương, làm

Tái khám Điều trị nội trú phẫu thuật Điều trị ngoại trú

7 các thủ thuật, tiểu phẫu,…

(2): Sau khi tiến hành các thao tác cấp cứu, bệnh nhân được thực hiện các xét nghiệm chuyên môn, chụp chẩn đoán bằng hình ảnh được xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh

(3): Khi có kết quả khám, dựa theo tình trạng bệnh và khả năng điều trị của bệnh viện, bệnh nhân sẽ được nhập viện để tiếp tục điều trị nội trú hoặc chuyển lên các bệnh viện tuyến trên

* Đối với trường hợp khám bệnh thông thường

- Bộ phận Tiếp nhận – phân loại tại quầy lễ tân:

Có trách nhiệm tiếp đón, hỏi thăm bệnh nhân, ghi thông tin và nhu cầu khám chữa bệnh, sau đó nhập dữ liệu bệnh nhân vào phần mềm quản lý và hướng dẫn bệnh nhân tới bệnh viện chuyên khoa

- Bộ phận khám – xét nghiệm:

Tại bệnh viện được chỉ định, bệnh nhân sẽ ngồi đợi và nghe gọi tên Tại đây, bác sĩ sẽ thăm khám cho bệnh nhân và tiến hành thêm như:

+ Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng (nếu có): Xét nghiệm cận lâm sàng là các xét nghiệm, chuẩn đoán hình ảnh (Chụp ảnh, siêu âm, xét nghiệm máu,…) được bác sĩ chỉ định khi cần thiết để phục vụ cho công đoạn khám, chữa bệnh Sau khi hoàn thành xét nghiệm cận lâm sàng bệnh nhân đưa các phiếu kết quả cho các bác sĩ tại phòng khám của bệnh viện

+ Bác sĩ khám bệnh sẽ đọc kết quả và có kết luận đối với bệnh của các bệnh nhân, tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị ngoại trú, nội trú hoặc phẫu thuật

+ Đối với các bệnh nhân điều trị ngoại trú: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bệnh nhân và hẹn tái khám; hướng dẫn bệnh nhân đến quầy thu ngân nộp tiền viện phí Sau đó bệnh nhân tới quầy thuốc lĩnh thuốc hoặc mua thuốc và kết thúc quá trình khám bệnh

+ Đối với các bệnh nhân điều trị nội trú: Bệnh nhân sẽ được đưa vào khu điều trị nội trú, tại đây các bác sẽ sẽ tiến hành điều trị hoặc tiến hành phẫu thuật (nếu cần thiết)

+ Một số trường hợp bệnh nhân có tiên lượng nặng vượt quá tầm chữa bệnh của bệnh viện thì được chuyển lên tuyến trên

Trong trường hợp cần thiết bệnh viện sẽ hẹn bệnh nhân đến tái khám Bệnh viện cam kết trong trường hợp vượt quá khả năng điều trị của sẽ không giữ bệnh nhân có khả năng điều trị bệnh cho bệnh nhân

3.3 Sản phẩm của cơ sở

Sản phẩm của cơ sở chính là các dịch vụ cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện, với quy mô 30 giường bệnh

Cấp cứu, khám bệnh và chữa bệnh:

Tiếp nhận bệnh nhân đến cấp cứu, khám chữa bệnh ngoại trú các bệnh da liễu, y học cổ truyền, nhi,… cho mọi trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ở tất cả các tuyến gửi đến hoặc các bệnh nhân đến khám và điều trị theo yêu cầu, kể cả bệnh nhân ở các tỉnh, thành phố khác và người nước ngoài;

Tham gia khám, giám định sức khỏe khi được yêu cầu

Thực hiện hoạt động tuyên truyền, giáo dục về phóng chống bệnh lây nhiễm và các bệnh khác.

N GUYÊN LIỆU , NHIÊN LIỆU , VẬT LIỆU , ĐIỆN NĂNG , HÓA CHẤT SỬ DỤNG , NGUỒN

4.1 Nhu cầu sử dụng hóa chất của Cơ sở

Bảng 1 Nhu cầu sử dụng hóa chất của Cơ sở

TT Tên hoá chất Khối lượng

15 Hoá chất huyết học (Diluent,lyse) 60 lít + 1500 ml

Các loại hóa chất, thuốc sử dụng trong cơ sở được lưu giữ, bảo quản trong khu vực riêng biệt theo quy định của Bộ Y tế Với trường hợp hóa chất, thuốc hết hạn sử dụng, bị nhiễm khuẩn, bị đổ… sẽ được thu gom, xử lý như chất thải nguy hại của cơ sở và không để đi vào dòng thải, nhằm đảm bảo không gây ảnh hưởng đến môi trường

Nguồn cung cấp hóa chất, thuốc y tế từ các nhà cung ứng thuốc và dược phẩm trên địa bàn trong và ngoài tỉnh

4.2 Nhu cầu sử dụng vật tư của Cơ sở

Vật tư tiêu hao chủ yếu được chia theo các nhóm cơ bản sau:

- Bơm tiêm và bơm hút các loại;

- Huyết áp kế, ống nghe;

- Chỉ khâu, vật liệu cầm máu;

- Dao, panh, kìm, kéo và các dụng cụ phẫu thuật;

- Dây truyền dịch, dây dẫn lưu, các loại sond, các loại dây nối;

- Đèn, bóng đèn và các phụ kiện của đèn;

- Găng tay phẫu thuật, khám, xét nghiệm đã tiệt trùng, chưa tiệt trùng, găng tay chống tia;

- Các loại vật tư y tế khác

Nguồn vật tư phục vụ cho công tác khám chữa bệnh được lưu trữ với số lượng vừa đủ, tránh tình trạng quá hạn sử dụng và gây tác dụng phụ Ngoài ra, cơ sở thường xuyên kiểm tra bổ sung các loại vật tư trên đảm bảo tốt nhất cho công tác khám chữa bệnh

Nguồn vật tư tiêu hao kể trên được các nhà cung ứng trên địa bàn trong và ngoài tỉnh cung cấp

Dây chuyền dịch Khẩu trang

Bông gòn Găng tay y tế

Hình 3 Một số loại vật tư của cơ sở 4.3 Nhu cầu về điện của Cơ sở Điện sử dụng cho mục đích chiếu sáng, hoạt động của các thiết bị văn phòng, hoạt động của máy móc thiết bị khám chữa bệnh tại cơ sở

Nguồn cung cấp: Nguồn điện cung cấp cho cơ sở được lấy từ nguồn cung cấp điện lưới 220V của Điện lực thành phố Thái Nguyên và nguồn điện dự phòng từ máy phát điện dự phòng, có hệ thống tiêu âm khi máy chạy

Nhu cầu sử dụng điện phục vụ cho mục đích thắp sáng và hoạt động của các máy móc trong quá trình khám cho bệnh nhân Ngoài ra, điện còn sử dụng cho mục đích làm mát như quạt, điều hòa, thiết bị văn phòng của cơ sở

Bảng 2 Tổng hợp tiêu thụ điện của Cơ sở

TT Thời gian sử dụng điện Lượng điện tiêu thụ (kWh)

1 Tình hình sử dụng điện tháng 01 3.151

2 Tình hình sử dụng điện tháng 02 2.002

3 Tình hình sử dụng điện tháng 03 3.251

4 Tình hình sử dụng điện tháng 04 3.701

5 Tình hình sử dụng điện tháng 05 3.999

6 Tình hình sử dụng điện tháng 06 5.953

7 Tình hình sử dụng điện tháng 07 6.231

8 Tình hình sử dụng điện tháng 08 7.911

9 Tình hình sử dụng điện tháng 09 5.948

10 Tình hình sử dụng điện tháng 10 5.342

11 Tình hình sử dụng điện tháng 11 4.116

12 Tình hình sử dụng điện tháng 12 3.276

TT Thời gian sử dụng điện Lượng điện tiêu thụ (kWh)

Trung bình theo tháng (kWh/tháng) 4.573

- Trung bình theo ngày (kWh/ngày) 152

Ghi chú: Số liệu được tổng hợp, thống kê dựa theo hóa đơn sử dụng điện năm 2023 của cơ sở

4.4 Nhu cầu sử dụng nước của Cơ sở a/ Nhu cầu sử dụng nước của cơ sở

Theo “Sổ tay hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong bệnh viện” ban hành kèm theo quyết định số 105/QĐ-MT ngày 03/7/2014 của Cục quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế Nhu cầu nước trung bình cần cấp cho bệnh nhân điều trị nội trú:

Với quy mô của bệnh viện < 100 giường bệnh, tiêu chuẩn nước cấp là 700 lít/giường/ngày Vậy nhu cầu cấp nước được ước tính:

Tuy nhiên, theo số liệu thống kê nhu cầu sử dụng nước sạch của Bệnh viện đa khoa Việt Bắc 1 trong năm 2023

Bảng 3 Tổng hợp tiêu thụ nước của cơ sở

TT Thời gian sử dụng nước Lượng nước tiêu thụ (m 3 )

1 Tình hình sử dụng nước tháng 01 72

2 Tình hình sử dụng nước tháng 02 65

3 Tình hình sử dụng nước tháng 03 63

4 Tình hình sử dụng nước tháng 04 78

5 Tình hình sử dụng nước tháng 05 66

6 Tình hình sử dụng nước tháng 06 68

7 Tình hình sử dụng nước tháng 07 71

8 Tình hình sử dụng nước tháng 08 92

9 Tình hình sử dụng nước tháng 09 79

10 Tình hình sử dụng nước tháng 10 81

11 Tình hình sử dụng nước tháng 11 88

12 Tình hình sử dụng nước tháng 12 85

Trung bình theo tháng (m 3 /tháng) 75,6

- Trung bình theo ngày (m 3 /ngày) 2,5

Ghi chú: Số liệu được tổng hợp, thống kê theo hóa đơn sử dụng nước sạch năm 2023 của cơ sở

Nhu cầu sử dụng nước sạch của Bệnh viện tháng cao nhất (tháng 8) là:

Ngoài ra nước dùng cho phòng cháy chữa cháy cũng sẽ được sử dụng từ nguồn cung cấp nước sạch do đó trong trường hợp có hỏa hoạn xảy ra lượng nước tiêu hao sẽ phụ thuộc vào tính trạng của đám cháy

Lượng nước thải ước tính bằng 100% lượng nước cấp, tương đương với khoảng 3 m 3 /ngày b/ Nguồn cung cấp nước:

Nguồn cung cấp nước cho Bệnh viện được lấy từ Công ty cổ phần nước sạch Thái Nguyên c Nhu cầu sử dụng nước PCCC

Nước sử dụng cho phòng cháy chữa cháy cũng sẽ được sử dụng từ nguồn cùng cấp nước sạch của thành phố, lượng nước tiêu hao phụ thuộc vào tình trạng của đám cháy Để đáp ứng cho công tác PCCC, bệnh viện sử dụng 01 téc chứa nước 6 m 3 được đặt tại tầng tum của toà Nhà 2 (Nhà 3 tầng)

4.5 Nhu cầu sử dụng lao động

Tổng số cán bộ công nhân viên của bệnh viện là 36 người, bao gồm:

- Nhân viên khác (bảo vệ,…): 06 người

4.6 Nhu cầu sử dụng máy móc thiết bị của cơ sở

Bảng 4 Danh mục trang thiết bị của cơ sở

TT Tên trang thiết bị Trạng thái sử dụng

I KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU

1 Monitor theo dõi bệnh nhân 5 thông số Bình thường

2 Máy tạo oxy di động 5lit/phút Bình thường

3 Máy giúp thở chạy điện, khí nén tự cấp Bình thường

4 Máy phá rung tim và tạo nhịp tim Bình thường

5 Bơm truyền dịch Bình thường

6 Bơm tiêm điện Bình thường

7 Máy điện tim 3 kênh Bình thường

8 Máy hút điện Bình thường

9 Máy đo nồng độ oxy bão hòa, đo mạch để bàn Bình thường

10 Giường cấp cứu Bình thường

11 Bộ dụng cụ mở khí quản Bình thường

12 Bộ đặt nội khí quản 3 lưỡi Bình thường

1 Máy điện tim 3 kênh Bình thường

2 Máy tạo oxy di động 5lit/phút Bình thường

3 Bộ đặt nội khí quản Bình thường

4 Máy hút điện Bình thường

5 Máy khi rung siêu âm Bình thường

1 Máy khi dung Bình thường

2 Máy tạo oxy di đông 5lit/phút Bình thường

3 Máy hút điện Bình thường

4 Máy đo nồng độ oxi bão hòa Bình thường

5 Bộ đặt nội khí quản Bình thường

IV KHOA NGOẠI, PHÒNG MỔ

1 Máy gây mê kèm máy thở , máy nén khí Bình thường

2 Bơm truyền dịch Bình thường

3 Bơm tiêm điện Bình thường

4 Máy hút điện Bình thường

5 Máy hút áp lực thấp chạy liên tục Bình thường

6 Monitor phòng mổ 6 thông số Bình thường

7 Dao mổ điện 300 WHF Bình thường

8 Bàn mổ đa năng thủy lực Bình thường

9 Bộ đặt nội khí quản Bình thường

10 Bộ tiểu phẫu Bình thường

11 Bộ dụng cụ phẫu thuật tiêu hóa Bình thường

12 Bộ dụng cụ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình Bình thường

13 Bộ dụng cụ mổ quặm, mống mắt Bình thường

14 Bộ dụng cụ trích chắp lẹo Bình thường

15 Đèn mổ di động > 60.000 lux có ắc quy Bình thường

16 Đèn mổ treo trần > 120.000 lux Bình thường

1 Bộ khí dung Bình thường

2 Máy tạo oxy di động 5lit/phút Bình thường

3 Máy hút điện Bình thường

4 Monitor sản khoa 2 chức năng Bình thường

5 Bộ đặt nội khí quản Bình thường

VI KHOA TMH + PHM + MẮT + DA LIỄU

1 Bộ khám điệu trị TMH + ghế Bình thường

2 Ghế răng hàm mặt + lấy cao răng bằng siêu âm Bình thường

3 Máy soi đáy mắt cầm tay Bình thường

4 Đèn khám mắt hình búa Bình thường

5 Bộ kính thủ kèm theo gọng (cận + viễn) Bình thường

1 Máy phần tích sinh hóa tự động > 150 test/h Bình thường

2 Cân kỹ thuật Bình thường

3 Kính hiển vi 2 mắt Bình thường

4 Máy đo độ đông máu cầm tay Bình thường

5 Máy ly tâm đa năng > 6000 vòng/phút Bình thường

6 Máy ly tâm máu ống mao dẫn Bình thường

7 Máy phân tích điện giải điện cực chọn lọc Bình thường

8 Máy phần tích huyết học tự động > 18 thông sống Bình thường

9 Máy phần tích nước tiêu tự động 10 thông số Bình thường

10 Máy phân tích sinh hóa bán tự động Bình thường

11 Pipet các loại Bình thường

13 Tủ lạnh thường 60 lít Bình thường

14 Tủ sấy 250 o C loại 120 lít Bình thường

VIII KHOA CHẤN ĐOÁN HÌNH ẢNH

1 Máy X quang cao tần công xuất >300mA Bình thường

2 Máy siêu âm màu 2 đầu dò Bình thường

3 Bộ nội soi dạ dày ống mềm Bình thường

4 Bộ soi trực tràng loại ống cứng Bình thường

5 Máy rửa phim X quang tự động Bình thường

IX KHOA CHỐNG NHIỄM KHUẨN

1 Nồi hấp áp lực ngang 200 lít chạy điện Bình thường

2 Nồi hấp áp lực 75 lít chạy điện Bình thường

3 Máy giặt > 30kg Bình thường

X TTB CHUNG VÀ DỰ PHÒNG

1 Máy phát điện dự phòng công suất 22 kVA Bình thường

2 Giường bệnh inox Bình thường

C ÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN CƠ SỞ

5.1 Tóm tắt quá trình hoạt động của Cơ sở

Năm 2011, Phòng khám đa khoa Việt Bắc 1 (tiền thân của Bệnh viện đa khoa Việt Bắc 1 - chi nhánh Công ty TNHH Hoàng Hà) đã được UBND thành phố Thái Nguyên xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường số 07/GXN – UBND ngày 18/03/2011 và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2013 Tuy nhiên, do tình hình phát triển và nhu cầu của thị trường; Công ty TNHH Hoàng Hà lập và được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án Bệnh viện đa khoa Việt Bắc 1 tại Quyết định số 2181/QĐ - UBND ngày 23/10/2013 Theo Giấy phép xây dựng số 27/GPXD của Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên (cấp theo Quyết định số 418/CPXD-SXD ngày 24/5/2012) công trình Bệnh viện đa khoa Việt Bắc 1 phần mở rộng được xây dựng trên diện tích 387,7m 2 , với tổng diện tích sàn 3.594,2m 2 , chiều cao 9 tầng + 1 tum Trên thực tế, Công ty mới xây dựng hoàn thành đến tầng 3 và 1 tầng hầm (trong giai đoạn 1)

Bệnh viện đa khoa Việt Bắc 1 có quy mô tương đương dự án thuộc nhóm

C theo quy định của Luật đầu tư công, thuộc đối tượng quy định tại số thứ tự II, Phụ lục V (Dự án nhóm III) ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

Theo quy định tại khoản 2, Điều 39 và điểm c, khoản 3, Điều 41 Luật bảo vệ môi trường, Bệnh viện đa khoa Việt Bắc 1 thuộc đối tượng cấp Giấy phép môi trường và thẩm quyền cấp giấp phép môi trường là UBND tỉnh Thái Nguyên

Bệnh viện đa khoa Việt Bắc 1 hoạt động từ năm 2013, trước ngày Luật bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực Cơ sở có quy mô tương đương với dự án nhóm III (Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP), do vậy cấu trúc, nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cho Bệnh viện đa khoa Việt Bắc 1 được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục XII, ban hành kèm Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

5.2 Cơ sở hạ tầng của bệnh viện

Tổng diện tích đất xây dựng bệnh viện là 679m 2 , là đất ở thuộc quyền sử dụng của ông Nguyễn Hoàng Hà – Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Hà

Bệnh viện đa khoa Việt Bắc được đầu tư mở rộng thêm từ phòng khám đa khoa Việt Bắc 1 (cũ)

Các công trình xây dựng hiện có:

- Nhà 1 (nhà 8 tầng, 1 tum của phòng khám đa khoa Việt Bắc cũ)

- Nhà 2 (nhà 3 tầng được đầu tư xây dựng trong giai đoạn 1 của Dự án

Bệnh viện đa khoa Việt Bắc 1)

Hai toà nhà bố trí thông nhau từ tầng hầm và tầng 1, tầng 2, tầng 3

Tầng hầm: Bố trí nhà để xe, kho chứa rác, kho chứa CTNH, hệ thống xử lý nước thải

Tầng 1: Bố trí dịch vụ đón tiếp, nhà thuốc, phòng khám răng – hàm – mặt, phòng khám tai – mũi – họng, phòng xét nghiệm, phòng khám nội 1-2, phòng nội soi, phòng siêu âm 1-2, phòng cấp cứu, phòng X-quang, phòng đo lưu huyết não

Tầng 2 – 3 của Nhà 2: Khu điều trị nội trú

Từ tầng 4 – 8 của Nhà 1: Hiện không sử dụng

Tầng tum của Nhà 1: Sân phơi, 1 téc nước thể tích 6m 3 /tec

5.3 Các công trình xử lý môi trường đã xây dựng hoàn thành

Cơ sở đã hoàn thành việc xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị, các công trình bảo vệ môi trường và đi vào hoạt động từ năm 2013

Các công trình bảo vệ môi trường đã xây dựng hoàn thiện như sau:

Bảng 5 Danh mục công trình bảo vệ môi trường của cơ sở

TT Hạng mục Quy mô, công suất Vị trí các công trình

1 Kho chứa chất thải rắn thông thường

- 01 kho chứa chất thải rắn thông thường

2 Kho CTNH - 01 kho chứa CTNH Tại tầng hầm Nhà 2

3 Hệ thống xử lý nước thải

- 01 hệ thống xử lý nước thải công suất 20 m 3 /ngày.đêm Tại tầng hầm Nhà 2

5.4 Phạm vi xin cấp phép

* Phạm vi xin đề xuất cấp phép của Cơ sở cụ thể:

- 01 hệ thống xử lý nước thải công suất 20 m 3 /ngày.đêm (Theo giấy phép xả thải đính kèm phụ lục)

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

S Ự PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG TIẾP NHẬN CHẤT THẢI

Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý của bệnh viện là hệ thống thoát nước thải chung của thành phố Thái Nguyên Khu vực phường Đồng Quang nằm trong mạng lưới thu gom nước thải sinh hoạt của Nhà máy xử lý nước thải Gia Sàng Nước thải sau xử lý của Bệnh viện thoát vào hệ thống cống thoát nước chung của thành phố được đưa tới Nhà máy xử lý nước thải Gia Sàng xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thoát ra sông Cầu

Nước thải của Bệnh viện được xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế với tiêu chuẩn xả thải (cột B), sau đó thoát ra hệ thống thoát nước chung của thành phố Thái Nguyên Do tính chất Bệnh viện đa khoa Việt Bắc 1 quy mô nhỏ chỉ với 30 giường bệnh nên lưu lượng nước thải nhỏ, phù hợp với khả năng tiếp nhận hệ thống thoát nước chung, không ảnh hưởng đến khả năng tiêu thoát nước và khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải, không có nguy cơ xảy ra tình trạng ngập úng Đối với khí thải, bệnh viện không có công nghệ sản xuất, do đó không phát sinh khí thải ô nhiễm môi trường

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

C ÁC CÔNG TRÌNH , BIỆN PHÁP THOÁT NƯỚC MƯA , THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

1.1 Thu gom, thoát nước mưa a/ Thu thoát nước mái Nhà 1 (8 tầng)

- Phần mái đổ bê tông có độ dốc phù hợp Toàn bộ nước mưa chảy qua lưới chắn rác có kích thước khe chắn < 25mm sau đó chảy vào ống nhựa PVC D110 đứng có chiều dài khoảng 24m thoát xuống mái toà Nhà 2 (3 tầng) b/ Thu thoát nước mái Nhà 2 (3 tầng)

- Toàn bộ lượng nước mưa trên mái Nhà 2 và Nhà 1 theo rãnh thu nước mưa xung quanh bờ bao mái nhà, qua các cầu chắn rác bằng inox có kích thước D100, chảy vào các ống đứng là bằng nhựa PVC D110 Đường ống thoát nước mưa được neo giữ chắc chắn vào tường của tòa nhà, có chiều dài khoảng 9m Nước mưa thoát vào cống thoát nước chung của khu vực phường Đồng Quang nằm phía sau toà nhà bệnh viện, sau đó chảy vào hệ thống thoát nước chung của thành phố Thái Nguyên chạy dọc theo đường Lương Ngọc Quyến

- Cống thoát nước chung của khu vực phường Đồng Quang là cống ngầm đáy bê tông, có bố trí các hố ga lắng cặn có nắp đậy bê tông cốt thép đảm bảo an toàn cho các phương tiện giao thông qua lại Từ cống thoát nước chung của khu vực phường Đồng Quang

- Vị trí đấu nối với đường ống thoát nước mưa của bệnh viện vào cống thoát nước chung của khu vực phường Đồng Quang theo hệ tọa độ Quốc gia VN

2000 (Kinh tuyến trục là 106 0 30, múi chiếu 3”): X = 2388127; Y = 430312

Hình 4 Sơ đồ mô tả hệ thống thu gom nước mưa

Cống thoát nước Ống dẫn PVC

Nước mưa trên mái nhà 1

Nước mưa trên mái nhà 2

Hệ thống thoát nước chung

Song chắn rác Ống dẫn PVC

1.2 Thu gom, thoát nước thải

Bệnh viện đã xây dựng hệ thống xử lý thu gom nước thải sinh hoạt và nước thải y tế từ nguồn phát sinh Cụ thể như sau:

+ Nước thải đen (từ xí, tiểu tại các khu vệ sinh của bệnh viện) được theo đường ống ngang và ống đứng bằng PVC D110, có tổng chiều dài khoảng 50m tự chảy vào 01 bể tự hoại (bể bio) đặt ngầm dưới gầm tòa nhà Bể bio của Nhà 2 có thể tích là 10,2 m 3 Sau khi được xử lý qua bể bio, nước thải theo đường ống PVC D110, có chiều dài khoảng 0,5m chảy vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của bệnh viện

+ Nước thải xám (từ chậu rửa, phễu thu sàn,…) được đưa vào bể bio qua các đường ống đứng, ống ngang bằng nhựa PVC D110, tổng chiều dài các đường ống khoảng 50m

- Nước thải y tế (nước thải xét nghiệm, rửa dụng cụ y tế ) từ các khu chức năng (chế tạo đồng bộ với thiết bị xét nghiệm – lavabo) Sau đó chảy về hệ thống xử lý nước thải tập trung của cơ sở bằng đường ống nhựa PVC D110, với tổng chiều dài khoảng 50m

Toàn bộ đường ống đứng thoát nước thải của các tầng 1-3 nằm trong các hộp kỹ thuật của toà nhà

Hệ thống xử lý nước thải chung của cơ sở gồm:

+ 01 bể tự hoại có thể tích 10,2 m 3 (Bể bio);

+ 01 bể lắng cấp 1 nước thải nhà vệ sinh trước khi vào về điều hoà có thể tích 5 m 3 (bể L1)

+ 01 bể gom, trộn, điều hoà nước thải nhà vệ sinh sáu xử lý và nước thải bệnh viện, có thể tích 5,2 m 3 (Bể ĐH)

+ 01 bể xử lý sinh học tiếp xúc hiếu khí có thể tích 28,8 m 3 ( Bể ASBC) + 01 bể lắng cặn hồi lưu tuần hoàn có thể tích 4,1 m 3 (Bể L2)

+ 01 bể khử trùng nước thải trước khi ra ngoài môi trường (Bể KT)

Nước thải sau xử lý chảy theo đường ống nhựa PVC D110, chiều dài khoảng 20m ra hệ thống cống thoát nước chung của thành phố và chảy về Nhà máy xử lý nước thải Gia Sàng để tiếp tục xử lý đạt tiêu chuẩn xả ra sông Cầu Để duy trì hiệu suất hệ thống xử lý nước thải, cơ sở định kỳ hút bùn cặn tại các bể với tần suất 1 lần/năm, đồng thời thường xuyên bổ sung chế phẩm vi sinh với tần suất 2 lần/năm tăng hiệu quả xử lý nước thải

Sơ đồ thu gom nước thải của Bệnh viện đa khoa Việt Bắc 1 như sau:

Hình 5 Sơ đồ thu gom nước thải của Bệnh viện đa khoa Việt Bắc 1 1.3 Xử lý nước thải

Quy trình xử lý nước thải bệnh viện: a/ Nước thải sinh hoạt:

+ Nước thải đen được xử lý sơ bộ tại 01 bể tự hoại (bể bio) một phần cặn rắn được lắng lại bể, phần nước thải tiếp tục được đưa về hệ thống xử lý nước thải chung của bệnh viện

Sau khi nước thải được xử lý sơ bộ qua bể bio sẽ được đưa vào hệ thống xử lý nước thải tập trung và cuối cùng sục ozon khử khuẩn, đảm bảo nước thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế QCVN 28:2010/BTNMT cột

B (K =1,0) trước đầu nối vào hệ thống cống thoát nước của thành phố Thái Nguyên

+ Nước thải xám (nước thải tắm, giặt, rửa chân tay ) được thu gom theo đường ống chảy vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của bệnh viện b/ Nước thải y tế

+ Nước thải y tế được xử lý sơ bộ tại các thiết bị xử lý nước thải sơ bộ (chế tạo đồng bộ với thiết bị xét nghiệm – lavabo) sau đó đưa hệ thống xử lý nước thải chung của bệnh viện

Hệ thống xử lý nước thải tập trung

Hệ thống thoát nước thành phố

Nước thải y tế (rửa thiết bị, xét nghiệm )

Hình 6 Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn

Bể tự hoại 3 ngăn là công trình đồng thời có 02 chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng Chất hữu cơ và cặn lắng trong bể tự hoại dưới tác động của vi sinh vật kỵ khí sẽ được phân hủy, một phần tạo ra chất khí, phần còn lại tạo chất hữu cơ hòa tan Nước thải khi qua ngăn 01 sẽ tiếp tục qua ngăn 02 và 03 trước khi thải ra ngoài, đảm bảo hiệu quả xử lý cao Cặn lắng giữ trong bể từ 06 tháng/lần, sau đó được nạo vét định kỳ

Hình 7 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của Bệnh viện đa khoa Việt Bắc 1

Tiếp nhận Bể Điều hòa

Bể lắng Định lượng hóa chất

Hệ thống thoát nước chung

Thuyết trình việc lựa chọn công nghệ:

Bệnh viện sử dụng công nghệ xử lý Công nghệ sinh học tiếp xúc hiếu khí ASBC Nước thải sau xử lý đáp ứng yêu cầu (cột B) QCVN 28:2010 - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế

Nước thải bệnh viện gồm nước thải sinh hoạt và nước thải y tế Dòng nước thải sinh hoạt tại các phòng, khoa được thu gom về bể tự hoại rồi được đấu nối vào bể gom của hệ thống xử lý nước thải cùng với dòng thải y tế từ các khu điều trị,… từ bể gom, nước thải được bơm lên bệ điều hòa có điểu chỉnh pH và sục khí nhằm đảo trộn để các thành phần có trong nước thải trước khi đưa vào hệ thống xử lý dạng khối ASBC, bằng hệ thống bơm

C ÔNG TRÌNH , BIỆN PHÁP XỬ LÝ BỤI , KHÍ THẢI

2.1 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do hoá chất bay hơi, mùi hôi

Hơi hoá chất, dung môi bay hơi, sinh ra từ các khu vực điều trị, phòng thanh trùng, phòng xét nghiệm được kiểm soát ở mức cho phép bằng cách trang bị hệ thống thông gió hiệu quả, hoạt động liên tục với lưu lượng luôn đảm bảo khả năng trao đổi 20-40 lần khí sạch với bên ngoài (quạt trần, quạt cây, máy lạnh, quạt hút)

Tăng cường công tác vệ sinh bệnh viện, lau, rửa thường xuyên những nơi phát sinh mùi hôi

+ Giảm thiểu ô nhiễm do mùi hôi:

Mùi hôi được khắc phục bằng các biện pháp tổng hợp như sau:

Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ tại các bệnh viện chữa bệnh

Vệ sinh định kỳ hệ thống điều hòa trung tâm để diệt vi khuẩn phát sinh trong hệ thống, khử mùi trong không khí

Tổ chức phân loại, thu gom, xử lý chất thải y tế phát sinh tại bệnh viện theo đúng quy định hiện hành, không để tồn trữ trong các phòng gây phân hủy kỵ khí phát sinh mùi hôi do rác thải

2.3 Giảm thiểu ô nhiễm không khí, bụi từ các phương tiện giao thông

- Mặt đường được thiết kế rộng thoáng không gây ùn tắc giao thông và dễ dàng phát tán các chất gây ô nhiễm

- Bố trí bãi đậu xe theo đúng thiết kế, thực hiện đúng nội quy, quy chế hoạt động của bệnh viện đã đề ra

Kết luận: Các biện pháp quản lý trên sẽ đảm bảo môi trường không khí xung quanh Bệnh viện luôn đảm bảo theo quy chuẩn: QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh và QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh

2.4 Giảm thiểu mùi hôi từ khu vực tạm chứa chất thải

Các biện pháp sau đây được yêu cầu để ngăn ngừa, giảm thiểu và kiểm soát khí thải và mùi hôi trong quá trình lưu giữ chất thải rắn tại khu tập kết:

- Bố trí đầy đủ các thùng chứa rác thải có nắp đậy theo quy định;

- Bố trí công nhân thu gom chất thải hàng ngày;

- Ký kết hợp đồng với đơn vị thu gom rác thải định kỳ tới thu gom rác thải vận chuyển đi xử lý.

C ÁC CÔNG TRÌNH LƯU GIỮ , XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG

3.1 Các loại chất thải rắn thông thường phát sinh tại bệnh viện

Các loại chất thải rắn thông thường phát sinh tại bệnh viện bao gồm:

- Chất thải rắn sinh hoạt của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh, sinh viên thực hành, khách đến làm việc và các chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế (trừ chất thải sinh hoạt phát sinh từ khu vực cách ly, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm);

- Chất thải rắn y tế thông thường:

+ Hóa chất thải bỏ không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng

+ Vỏ chai, lọ đựng thuốc hoặc hoá chất, dụng cụ dính thuốc hoặc hoá chất không thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc không có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất;

+ Vỏ lọ vắc xin thải bỏ không thuộc loại vắc xin bất hoạt hoặc giảm độc lực;

+ Chất thải sắc nhọn không lây nhiễm, không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại;

Cơ sở có bố trí 01 nhân viên quét, dọn hàng ngày để đảm bảo vệ sinh khu vực Các tầng của tòa nhà đều bố trí các thùng rác nhỏ, dung tích 20 lít để đựng rác thải sinh hoạt Hàng ngày, lượng rác tại mỗi tầng sẽ được nhân viên vệ sinh tập kết vào thùng rác đẩy tay, có nắp đậy, dung tích 240 lít, đặt trong kho chứa rác thải tại tầng hầm của tòa nhà Rác thải tại các thùng này sẽ tập trung để đem đi xử lý

Tần suất tập kết rác: 1-2 lần/ngày

Tần suất thu gom 1 lần/ngày (vào mỗi buổi chiều)

Tại bệnh viện tiến hành thu gom, quản lý chất thải rắn thông thường theo đúng quy định tại Thông tư số 20/2021/TTLT-BYT-BTNMT ngày 26/11/2021 Thông tư định về quản lý chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

3.2 Lưu giữ chất thải rắn thông thường

Bệnh viện bố trí khu vực kho chứa chất thải rắn tại khu vực góc phía trong, bên phải của tầng hầm (Nhà 2) Kho được lắp đặt bằng vách kính lửng, có chiều cao khoảng 2m tính từ mặt đất trở lên Cửa kho treo biển “Kho chất thải” Trong kho được phân chia thành các khu vực chứa các loại chất thải khác nhau a/ Chất thải sinh hoạt

- Chất thải sinh hoạt được lưu chứa vào 01 thùng đựng rác thải sinh hoạt màu xanh, chất liệu nhựa HDPE, thể tích 240 lit, có nắp đậy và có 2 bánh xe dưới đáy

- Khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh khoảng 20 kg/ngày

Chất thải rắn sinh hoạt phân loại thành 3 loại như sau:

+ Chất thải rắn sinh hoạt đốt được: Chủ yếu là rác thải sinh hoạt có nguồn gốc hữu cơ

+ Chất thải rắn sinh hoạt không đốt được: Không có>

+ Chất thải rắn sinh hoạt có khả năng tái chế (giấy qua sử dụng, bìa catton, vỏ chai nhựa, tui nilon…)

Bệnh viện bố trí các thùng chứa có thể tích 15lít đặt tại khu vực văn phòng, phòng khám, phòng điều trị bệnh nhân và 01 thùng đựng rác bằng nhựa HĐPE, thể tích 240 lít, màu xanh, có dán nhãn loại chất thải sinh hoạt đặt khu vực dưới hầm nhà xe để rác tập trung rác thải sinh hoạt

Bệnh viện đa khoa Việt Bắc 1 đã ký hợp đồng với Công ty CP Môi Trường và Công Trình Đô Thị Thái Nguyên để thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt phát sinh tại bệnh viện b/ Chất thải rắn thông thường khác (không nguy hại):

- Chức năng: Lưu giữ chất thải rắn thông thường khác

- Vị trí đặt tại kho chứa dưới tầng hầm của bệnh viện

- Kết cấu: 02 thùng chứa rác chất liệu nhựa HDPE, màu vàng, thể tích 240lít, có nắp đậy và có 2 bánh xe dưới đáy

- Do số lượng ít, chủ yếu là vỏ bao bì, chai lọ đựng thuốc và hóa chất có khả năng tái chế, do đó toàn bộ lượng chất thải rắn y tế thông thường được chuyển trả cho đơn vị cung cấp để xử lý, hoặc tái chế

3.3 Phương pháp phân loại chất thải y tế

- Thực hiện phân loại triệt để các loại rác theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Y tế gồm CTR có khả năng tái chế như chai, lọ nhựa không dính máu ); chất thải nguy hại (chia thành chất thải lây nhiễm và không lây nhiễm) Bố trí các thùng rác có dung tích khác nhau, màu sắc khác nhau để thu gom các loại chất thải

- Cách phân loại chất thải y tế:

+ Thực hiện phân loại tại nguồn ngay tại nơi phát sinh chất thải, từng loại chất thải phải đựng trong các túi và thùng có mã màu kèm biểu tượng theo quy định

+ Mỗi khoa, phòng đều có nơi đặt thùng đựng chất thải cho từng loại chất thải, nơi phát sinh chất thải có loại thùng gom tương ứng Nơi đặt thùng đựng chất thải có hướng dẫn cách phân loại và thu gom

+ Túi sạch thu gom chất thải luôn có sẵn tại nơi đặt thùng để thay thế cho túi đã được thu gom và phải có nhãn ghi bên ngoài

+ Chất thải nguy hại không để lẫn với chất thải thông thường Nếu vô tình để lẫn chất thải nguy hại vào chất thải thông thường thì hỗn hợp đó sẽ được xử lý và tiêu hủy như chất thải y tế nguy hại

Bệnh viện ban hành hướng dẫn phân loại một số chất thải rắn y tế theo TT 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 như sau:

Bảng 6 Hướng dẫn phân loại một số chất thải rắn y tế

Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao

Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm thải bỏ từ các phòng xét nghiệm tương đương an toàn sinh học cấp II trờ lên

- Các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly

2 lần túi màu vàng, bên ngoài thùng dán nhãn

“CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ LÂY NHIỄM CAO”

Thùng vàng lót túi vàng

Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn

- Bông, băng gạc, dây truyền thấm dính, chứa máu của cơ thể, chứa vi sinh vật gây bệnh

- Găng tay, khẩu trang, Sonde hút nhớt, hút dịch, vỏ lọ thuốc vắc xin bất hoạt hoặc giảm độc lực thải bỏ

- Dịch dẫn lưu sau phẫu thuật, thủ thuật y khoa

Chất thải lây nhiễm sắc nhọn

- Kim tiêm, bơm liền kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, kim chọc dò, kim châm cứu, lưỡi dao mổ dùng trong phẫu thuật, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ… và các vật sắc nhọn khác có dính, chứa máu hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh

Hộp kháng thủng màu vàng Chất thải nguy hại không lây nhiễm

Chất thải nguy hại không lây nhiễm

- Hóa chất thải có thành phần, tính chất nguy hại

- Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại

- Nhiệt kế thủy phân, pin, ắc quy, vật liệu tráng chì

Túi/ thùng màu đen Chất thải thông thường

Chất thải rắn thông thường

- Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động hằng ngày của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà bệnh nhân

- Chất thải phát sinh từ chuyên môn y tế không có thành phần, tính chất nguy hại (trừ khu vực cách ly)

- Chất thải ngoại cảnh (lá cây, túi nilon Hoa quả…)

- Yêu cầu: Không có thành phần, tính chất nguy hại

- Vỏ chai dịch truyền không dính máu

- Thùng carton, giấy báo, giấy bìa

C ÁC CÔNG TRÌNH , BIỆN PHÁP LƯU GIỮ , XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

Bảng 7 Lượng chất thải nguy hại phát sinh

Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/bùn)

Lượng phát sinh (kg/năm)

1 Chất thải lấy nhiễm (bao gồm các chất thải sắc nhọn) Rắn

2 Hóa chất thải có chứa thành phần nguy hại Lỏng

3 Ghẻ lau, vải bảo vệ thải nhiễm các thành phần nguy hại

4 Bao bì thải bị nhiễm các thành phần nguy hại( vỏ lọ thủy tinh)

5 Bóng đèn huỳnh quang thải và các loại thủy tinh hoạt tính thải

6 Pin, ắc quy thải Rắn 16 01 12 0

4.1 Phân loại chất thải nguy hại a/ Chất thải lây nhiễm

- Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thế xảy ra các vết cắt hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: Bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây chuyển, lưỡi dao mổ, định mổ, cưa, các ông tiêm, mảnh thuy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong hoạt động y tế; Đựng trong hộp kháng thủng có màu vàng

- Chất thải lấy nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ các buồng bệnh các ly; Đựng trong thùng có nắp đạy có lót túi và có màu vàng;

- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ các buồng bệnh cách ly; Đựng trong thùng có nắp đậy có lót túi và có màu vàng;

- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là các loại chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm; Đựng trong thùng có nắp đậy có lót túi và có màu vàng;

- Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể và các tổ chức nội tạng; Đựng trong thùng có nắp đậy có lót túi và có màu vàng;

Chất thải lây nhiễm dạng lỏng: Chứa trong dụng cụ lưu chứa chất lỏng chuyên dụng có nắp đậy kín;

Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn: Đựng trong thùng có nắp đậy có lót túi và có màu đen;

Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng: Đựng trong các dụng cụ lưu chứa chất lỏng chuyên dụng có nắp đậy kín b/ Chất thải hóa học nguy hại

Các loại thuốc quá hạn sử dụng;

Các chất hóa học nguy hại sử dụng y tế; c/ Bình chứa áp suất

Bao gồm bình đựng Oxy, CO2, bình ga, bình khí dung

Chất thải nguy hại được phân loại, thu gom, lưu giữ theo đúng Thông tư số 20/2021/TTLT-BYT-BTNMT ngày 26/11/2021, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và được chứa trong các thùng chứa rác theo đúng màu sắc quy định Bố trí các thùng chứa và túi rác

36 tại tất cả các khu chức năng có thể phát sinh chất thải nguy hại trong bệnh viện để đảm bảo thu gom triệt để các loại chất thải phát sinh

4.2 Lưu giữ chất thải y tế

- Lưu giữ chất thải y tế nguy hại tại kho chứa chất thải y tế

Bệnh viện có lập sổ theo dõi chất thải y tế theo quy định

- Toàn bộ chất thải y tế được thu gom vào kho CTNH của bệnh viện + Kho chứa có diện tích 3,5 m 2 , kết cấu tường nhôm kính, nền bê tông + Ngoài kho CTNH được dán biển cảnh báo theo đúng quy định

+ Mặt sàn trong khu vực lưu giữ CTNH kín, không bị thẩm thấu và tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào, hạn chế gió trực tiếp vào bên trong

+ Có thiết bị bình cứu hỏa, nội quy, tiêu lệnh PCCC, theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy thiết kế theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707:2009 về chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa

+ Có vật liệu hấp thụ như cát khô và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn CTNH ở thể lỏng

02 Thùng chứa rác thải nguy hại bằng nhựa HDPE có thể tích từ 50 - 100 lít, các thùng chứa được ghi nhãn mác dán trên lắp thùng theo danh mục chất thải nguy hại thường xuyên phát sinh

Công ty TNHH Hoàng Hà đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Dịch vụ môi trường Anh Đăng thu gom và xử lý chất thải nguy hại (Theo HĐ số: 2023/HĐXL/AD-BVVB ngày 01/01/23 )

Tần suất thu gom: Theo sự thông báo của bên công ty TNHH Hoàng Hà – thông thường 6 tháng 1 lần.

C ÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TIẾNG ỒN

Quy định thời gian thăm bệnh cũng như các quy tắc thăm bệnh trong các phòng chuyên khoa của bệnh viện Phổ biến quy định thăm bệnh của bệnh viện đến bệnh nhân và thân nhân

Dán biển báo nhắc nhở, hạn chế tiếng ồn trong các khu vực khám chữa bệnh của bệnh viện

- Máy phát điện dự phòng được bố trí ở gầm tòa nhà, đặt cân bằng, có cách âm

- Máy phát điện dự phòng được bảo trì định kỳ và tra dầu mỡ, lắp đặt hệ thống giảm âm, chống rung hiệu quả và được lắp đặt trong khu vực kín hạn chế phát tán ồn ra khu vực xung quanh

- Đối với tiếng ồn từ hệ thống điều hòa sử dụng hệ thống điều hòa không khí cục bộ 2 chiều với công nghệ Inverter tiết kiệm năng lượng Dàn lạnh kiểu treo tường, dàn nóng được bố trí ở các không gian kỹ thuật hoặc tầng kỹ thuật mái đảm bảo về kỹ thuật và đảm bảo mỹ quan

- Máy móc, thiết bị sử dụng trong hoạt động của bênh viện được bảo dưỡng, đảm bảo tốt về kỹ thuật

- Thường xuyên bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời các phương tiện giao thông phục vụ bệnh viện

Kết luận: Các biện pháp quản lý tiếng ồn đảm bảo tiếng ồn của bệnh viện luôn đảm bảo theo quy định tại QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn và QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung.

C ÁC PHƯƠNG ÁN PHÒNG NGỪA , ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

6.1 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với bể tự hoại Định kỳ 2 lần/năm bổ sung chế phẩm vi sinh để nâng cao hiệu quả làm sạch công trình;

Bệnh viện thuê đơn vị có đủ chức năng hút bùn bể tự hoại với tần suất 6 tháng/lần

6.2 Công trình phòng ngừa sự cố tại hệ thống xử lý nước thải

Phân công 1 nhân viên có chuyên môn để vận hành, kiểm tra giám sát hệ thống xử lý nước thải tại bệnh viện

Tuân thủ các yêu cầu thiết kế;

Tuân thủ nghiêm ngặt chương trình vận hành và bảo dưỡng được thiết lập cho hệ thống xử lý nước thải; Định kỳ thực hiện quan trắc lưu lượng và chất lượng nước thải sau xử lý;

Có kế hoạch và sổ theo dõi kiểm tra quá trình bảo dưỡng máy móc thiết bị hằng tuần, ghi lại các thiết bị cần sửa chữa hay dự phòng thay mới;

Luôn dự trữ các thiết bị có nguy cơ hỏng cao như: các máy bơm, phao, van, thiết bị sục khí, cánh khuấy và các thiết bị chuyển động khác, để kịp thời thay thế khi hỏng hóc

Các sự cố phát sinh ngoài khả năng của nhân viên vận hành thì báo ngay

38 cho đơn vị xây dựng hệ thống xử lý tiến hành sửa chữa kịp thời;

Khi có sự cố Chủ dự cơ sở sẽ tiến hành sửa chữa với thời gian nhanh nhất để đưa hệ thống đi vào hoạt động trở lại;

Lập sổ ghi chép nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải

6.3 Phòng ngừa sự cố đối với đường ống thu gom, thoát nước

Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, tu sửa cống thoát, rãnh thoát nước, lưới chắn rác

Thường xuyên kiểm tra, nạo vét rác, bùn đất trong các đường thoát nước

Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, thu hồi rác, bùn cặn tại song chắn rác trước khi đổ xuống hệ thống xử lý nước thải

Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các cán bộ y bác sỹ, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đến thăm khám, chữa trị

Thường xuyên theo dõi và cử cán bộ chuyên trách giám sát tình hình xử lý của hệ thống và tình trạng xả thải nhằm đảm bảo hiệu quả xử lý và chất lượng nước, lưu lượng xả trước khi đổ vào nguồn tiếp nhận

6.4 Biện pháp phòng ngừa sự cố cháy nổ a/ Biện pháp phòng cháy

Các biện pháp phòng cháy chữa cháy của cơ sở như sau:

Nguồn cấp nước chữa cháy là 01 téc nước có thể tích 6m 3 /tec bố trí tầng tum của toà nhà 2 (3 tầng)

Hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động: Trang bị hệ thống báo khói, báo nhiệt tự động cho từng phòng dẫn tín hiệu về trung tâm (trực bảo vệ) Trường hợp có cháy thì lực lượng tại chỗ sẽ phát hiện ngay điểm gây cháy và dùng bình chữa cháy, vòi nước chữa cháy có áp lực cao tại mỗi tầng để dập đám cháy Khi có sự cố thì sử dụng lối thoát hiểm là cầu thang thoát hiểm, di chuyển xuống tầng trệt và thoát ra ngoài Các cầu thang thoát hiểm có hệ thống cửa chống cháy, máy tăng áp khí, đảm bảo không tụ khói khi có hoả hoạn nhằm đảm bảo an toàn cao nhất khi thoát người

Hệ thống đường bên trong bệnh viện đảm bảo đủ rộng cho vận tải, xe cứu hỏa hoạt động và nối với hệ thống đường bộ bên ngoài

Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu quy phạm PCCC, đặc biệt là khu vực trạm biến thế, các bảng điện

Quy định các khu vực cấm lửa và khu vực dễ gây cháy nổ

Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động, đầu báo cháy khói, báo cháy nhiệt,

39 chuông và nút ấn báo cháy tại các xưởng sản xuất

Hàng năm lập và tổ chức thực tập PCCC cho cán bộ nhân viên Định kỳ 1 năm 2 lần, 1 lần do đội trưởng đội PCCC tập huấn, 1 lần do cảnh sát PCCC tập huấn các kiến thức cơ bản cần biết về PCCC như định nghĩa sự cháy, chất cháy, các nguy cơ dễ phát sinh ra cháy, các phương pháp chữa cháy và cách sử dụng các phương tiện PCCC

Kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần mức độ tin cậy của các thiết bị an toàn (báo cháy, chữa cháy ) và có các biện pháp thay thế kịp thời

Kiểm tra an toàn hệ thống thu lôi, chống sét

Nghiêm cấm các cán bộ y bác sĩ, nhân viên hút thuốc và mang các chất dễ cháy nổ trong khu vực bệnh viện b/ Biện pháp chữa cháy:

Khi phát hiện có sự cố cháy nổ phải báo ngay cho toàn bệnh viện biết bằng hệ thống đèn báo

Cắt điện tại khu vực cháy

Triển khai các biện pháp chữa cháy bằng các dụng cụ, thiết bị tại chỗ Thông báo cho cơ quan PCCC đến chữa cháy

Hình 11 Hệ thống PCCC của cơ sở

Bảng 8 Danh mục thiết bị, phục vụ cho PCCC của Cơ sở

STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng

1 Hộp họng nước chữa cháy Hộp 06

2 Bình chữa cháy MFZ8 Bình 15

3 Bình chữa cháy MFZ4 Bình 15

4 Bình chữa cháy CO2MT5 Bình 15

5 Máy bơm chữa cháy động cơ điện công suất

6 Hệ thống báo cháy tự động Hệ thống 01

8 Chuông báo động Cái 05 c/ Biện pháp giảm thiểu rò rỉ bức xạ

Nguồn bức xạ sử dụng trong bệnh viện là các máy Xquang nên các yêu cầu an toàn bức xạ được đề ra như sau:

- Bố trí phòng đặt các máy Xquang, máy chụp cắt lớp vi tính riêng biệt không gần các phòng bệnh nhân nằm điều trị, không gần các phòng làm việc của nhân viên các khoa khác, không gần các nhà dân; thiết kế đủ các tiêu chuẩn về chiều cao, diện tích phòng, tường trần trát barit, cửa chì Đảm bảo không có bức xạ lọt ra ngoài khi vận hành máy (theo TCVN 365/2007)

- Kiểm tra an toàn bức xạ đối với máy Xquang và các phòng đặt máy Xquang:

+ Máy Xquang phải được kiểm tra an toàn bức xạ trước khi được lắp đặt

+ Phòng đặt máy Xquang: phải được cục an toàn bức xạ kiểm tra cấp giấy chứng nhận an toàn bức xạ lần đầu và sau đó mỗi năm kiểm tra 01 lần

- Kiểm tra an toàn bức xạ đối với cán bộ nhân viên vận hành các máy Xquang:

+ Xây dựng và ban hành nội quy khi vận hành máy Xquang

+ Các cán bộ nhân viên làm việc tại các phòng Xquang phải được trang bị thiết bị kiểm tra từng cá nhân và kiểm tra sức khoẻ định kỳ theo quy định an toàn bức xạ d/ Biện pháp giảm thiểu lây lan dịch bệnh Để đảm bảo sức khỏe và an toàn trong hoạt động của các bệnh viện, ngoài công tác quản lý tốt chất thải y tế phát sinh, trang bị đầy đủ bảo hộ an toàn cho nhân viên y tế, nhân viên quản lý chất thải, biện pháp ứng phó sự cố trong các cơ sở y tế cần được xây dựng thành các quy trình chuẩn (SOP) và bệnh viện

41 phải xây dựng cho tất cả các sự cố có thể xảy ra

Nhân viên y tế phải được đào tạo và trang bị các thiết bị an toàn cần thiết để tham gia quá trình ứng phó sự cố Bởi vậy, các khoa, phòng của bệnh viện cần phải có các kế hoạch chi tiết về ứng phó đối với các sự cố khẩn cấp để có thể ngăn ngừa tối đa các rủi ro sức khỏe cho Nhân viên y tế và ô nhiễm môi trường khi xẩy ra sự cố

+ Trang bị bảo hộ lao động:

Nhân viên y tế tham gia công tác quản lý chất thải y tế cần được cung cấp đầy đủ kiến thức và trang thiết bị bảo hộ lao động nhằm đảm bảo mọi tiếp xúc với CTNH nằm trong giới hạn an toàn

+ Phòng chống chấn thương và phơi nhiễm:

Nhân viên y tế tham gia công tác quản lý chất thải y tế cần được đào tạo, huấn luyện các biện pháp phòng chống chấn thương và phơi nhiễm Phòng cách ly được bố trí tại khu vực riêng e Biện pháp quản lý, phòng ngừa sự cố tai nạn lao động

Kiểm soát các yếu tố vi khí hậu và điều kiện lao động

Trang bị dụng cụ bảo hộ lao động: găng tay, giày, ủng, quần áo, khẩu trang cho cán bộ y bác sĩ để tránh lây lan bệnh từ bệnh nhân khám chữa bệnh Định kỳ 1 năm tập huấn 2 lần cho đội an toàn vệ sinh lao động Trong đó,

1 lần do người phụ trách của bệnh viện có chứng chỉ an toàn vệ sinh lao động đào tạo, 1 lần do đơn vị tư vấn đến đào tạo

Thiết lập các bảng hướng dẫn, nội quy vận hành thiết bị, máy móc; nội quy làm việc Định kỳ 1 năm/1 lần kiểm tra, bảo dưỡng, tu sửa máy móc, thiết bị

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

N ỘI DUNG ĐỀ NGHỊ ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI

Nguồn phát sinh nước thải gồm có 2 nguồn nước thải

+ Nguồn số 01: Nước thải sinh hoạt

+ Nguồn số 02: Nước thải từ các hoạt động khám chữa bệnh tại Cơ sở

Dòng nước thải: 01 dòng nước thải chung (bao gồm nước thải y tế và nước thải sinh hoạt) sau hệ thống xử lý nước thải tập trung

Lưu lượng xả nước thải tối đa tại Bệnh viện: 20 m 3 /ngày.đêm

Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nước thải sau xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT (cột B) – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế

Bảng 9 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong nước thải xin cấp phép

TT Tên thông số Số hiệu phương pháp Đơn vị

2 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) TCVN 6625:2000 mg/L

3 Nhu cầu oxy sinh học (BOD 5 ) (20 o )

4 Nhu cầu oxy hóa học (COD)

9 Dầu mỡ, động thực vật

10 Tổng hoạt độ phóng xạ 

TT Tên thông số Số hiệu phương pháp Đơn vị

11 Tổng hoạt độ phóng xạ 

- QCVN 28:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế

- Cột B: quy định giá trị C của các thông số và các chất gây ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải y tế khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt

- K = 1,2 áp dụng cho bệnh viện quy mô

Ngày đăng: 09/03/2024, 12:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN