1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG CỦA XƯỞNG TUYỂN KẼM CHÌ XÍ NGHIỆP KẼM CHÌ LÀNG HÍCH, XÃ TÂN LONG, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

73 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường Của Xưởng Tuyển Kẽm Chì Xí Nghiệp Kẽm Chì Làng Hích, Xã Tân Long, Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Trường học Công Ty Cổ Phần Kim Loại Màu Thái Nguyên - Vimico
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 2,52 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ (9)
    • 1.1. Tên chủ cơ sở (9)
    • 1.2. Tên cơ sở (9)
    • 1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở (12)
      • 1.3.1. Công suất của cơ sở (12)
      • 1.3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở (12)
      • 1.3.3. Sản phẩm của cơ sở (15)
    • 1.4. Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước, máy móc thiết bị của cơ sở (15)
    • 1.5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở (19)
      • 1.5.1. Các hạng mục công trình đã hoàn thành xây dựng (19)
  • CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG (23)
    • 2.1. Sự phù hợp của cơ sở đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có) (23)
    • 2.2. Sự phù hợp của cơ sở đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (24)
  • CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (25)
    • 3.1. Công trình biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước chất thải (25)
      • 3.1.1. Thu gom và thoát nước mưa (25)
      • 3.1.2. Thu gom, thoát nước thải (27)
      • 3.1.3. Xử lý nước thải (33)
    • 3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (39)
    • 3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường (40)
      • 3.3.1. Chất thải rắn sản xuất (40)
      • 3.3.2. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (41)
      • 3.3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn công nghiệp phải kiểm soát (41)
    • 3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (42)
    • 3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (44)
    • 3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường (45)
    • 3.7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (51)
    • 3.8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (51)
  • CHƯƠNG IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG (52)
    • 4.1. Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với khí thải (52)
      • 4.1.2. Nguồn phát sinh bụi, khí thải (52)
      • 4.1.2. Lưu lượng xả bụi, khí thải tối đa (52)
      • 4.1.3. Dòng khí thải (52)
      • 4.1.4. Các chất ô nhiễm và giới hạn các chất ô nhiễm theo dòng thải (52)
      • 4.1.5. Vị trí, phương thức xả khí thải (52)
    • 4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (52)
      • 4.2.1. Nguồn phát sinh nước thải (52)
      • 4.2.2. Dòng nước thải (53)
      • 4.2.3. Lưu lượng xả nước thải tối đa (53)
      • 4.2.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải (53)
      • 4.2.5. Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải (54)
    • 4.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (54)
      • 4.3.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung (54)
      • 4.3.2. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung (55)
    • 4.4. Nội dung cấp phép quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn công nghiệp phải kiểm soát, chất thải nguy hại (56)
    • 4.5. Nội dung đề nghị cấp phép khác về bảo vệ môi trường (56)
    • 4.6. Thời hạn của giấy phép môi trường (56)
  • CHƯƠNG V. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (57)
    • 5.1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ của cơ sở (57)
      • 5.1.1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải sản xuất (0)
      • 5.1.2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với không khí (0)
  • CHƯƠNG VI. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (62)
    • 6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải (62)
      • 6.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm (62)
      • 6.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải (62)
    • 6.2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật (63)
      • 6.2.1. Chương trình quan trắc môi trường kịnh kỳ và quan trắc tự động, liên tục chất thải (63)
      • 6.2.2. Chương trình quan trắc định kỳ chất thải do chủ dự án đề xuất (63)
  • CHƯƠNG VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ (64)
    • 8.1. Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường (66)
    • 8.2. Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường 59 8.3. Cam kết các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan (66)

Nội dung

Hình 1.1 Vị trí địa lý khu vực cơ sở Diện tích đất khu vực xưởng tuyển kẽm chì Làng Hích và bãi chứa thải quặng đuôi Sa Lung hiện có thuộc quyền quản lý của Xí nghiệp Kẽm chì Làng Hích v

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

Tên chủ cơ sở

- Chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Kim loại màu Thái Nguyên – Vimico

- Địa chỉ văn phòng: Tổ 3 phường Phú Xá, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: Ông Trần Văn Long

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần mã số doanh nghiệp:

4600100003, đăng ký lần đầu ngày 10/5/2005, đăng ký thay đổi lần thứ 13 ngày 08/02/2023.

Tên cơ sở

- Tên cơ sở: Xưởng tuyển kẽm chì Xí nghiệp kẽm chì làng Hích

- Địa điểm cơ sở: Làng Hích, Xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Hình 1.1 Vị trí địa lý khu vực cơ sở

Diện tích đất khu vực xưởng tuyển kẽm chì Làng Hích và bãi chứa thải quặng đuôi

Sa Lung hiện có thuộc quyền quản lý của Xí nghiệp Kẽm chì Làng Hích và nằm trong quyết định cho thuê đất giữa UBND tỉnh Thái Nguyên và Công ty cổ phần Kim loại màu Thái Nguyên theo quyết định số 179/QĐ-UBND ngày 31/01/1997 Bãi chứa thải Sa Lung hiện có có diện tích khoảng 3,1 ha; diện tích xưởng tuyển và công trình phụ trợ tại xưởng tuyển khoảng 1,189 ha

Tọa độ ranh giới khu vực xưởng tuyển được thể hiện ở bảng sau

Bảng 1.1 Tọa độ ranh giới khu vực xưởng tuyển Điểm khép góc

Hệ tọa độ VN2000 Kinh tuyến trục 106 0 30', múi chiếu 3 0

- Văn bản liên quan của cơ sở:

+ Quyết định số 1788/QĐ-UBND ngày 12/9/2013 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của Xưởng tuyển kẽm chì Xí nghiệp kẽm chì Làng Hích, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

+ Giấy xác nhận số 31/GXN-STNMT ngày 03/8/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên về việc xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết của Xưởng tuyển kẽm chì Xí nghiệp kẽm chì Làng Hích, xã Tân Long, huyện Đồng

+ Giấy phép môi trường số 42/GPMT-BTNMT ngày 23/2/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp cho Dự án Mở rộng và nâng công suất mỏ chì kẽm Lang Hít, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

- Quy mô của cơ sở đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Tổng vốn đầu tư: 2.286.643.086 đồng Dự án thuộc nhóm C theo Luật Đầu tư

+ Giấy phép khai thác khoáng sản số 72/GP-BTNMT ngày 06/4/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp cho Công ty với công suất khai thác 30.000 tấn quặng nguyên khai/năm thực hiện khai thác tại 4 khai trường gồm: khu Metis, khu mỏ Ba 1, khu Mỏ

Với công suất 50.000 tấn/năm, khối lượng đuôi thải của xưởng tuyển thải ra là 42.984 tấn/năm (tương ứng với 26.865 m 3 /năm, tỷ trọng 1,6 tấn/1m 3 ) Qua khảo sát, tính toán, dự báo và đánh giá cho thấy dung tích chứa của bãi thải Sa Lung từ năm 2014 đến năm 2023 chứa khoảng 172.353 m 3 Trong khi đó, Giấy phép khai thác khoáng sản số 72/GP-BTNMT ngày 06/04/2020, thời gian khai thác của mỏ chì kẽm Lang Hít còn lại là hơn 20 năm Theo đề án bảo vệ môi trường chi tiết “Xưởng tuyển kẽm chì Làng Hích - Công ty TNHH MTV Kim loại màu Thái Nguyên” đã được phê duyệt tại Quyết định số 1788/QĐ-UBND ngày 12/9/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, để đảm bảo an toàn đê, cần thiết phải đắp đê cao 6,5 m từ cos 60,54 m (có nghĩa là đập được đắp cao lên cos +67 m) Trong khi đó, hiện tại đập thải mới chỉ đắp cao ở cos +65 m Chủ dự án đã có văn bản số 2859/TMC-ATMT ngày 11/9/2023 về việc gia cố đập bãi thải Sa Lung và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phúc đáp tại văn bản số 9437/BTNMT-KSONMT ngày 06/11/2023 Trên cơ sở văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hơn nữa để đảm bảo cho hoạt động sản xuất, đáp ứng cho việc chứa đuôi thải cũng như thực hiện theo đúng Đề án bảo vệ môi trường đã duyệt Công ty đã thực hiện lập hồ sơ thiết kế nâng cost đập và được Sở Công thương tham gia ý kiến tại văn bản số 3742/SCT-ATMT ngày 24/11/2023 Sau khi có ký kiến của Sở Công thương, Công ty đã thực hiện thi công đắp đập lên cos + 67m và được Sở Công thương kiểm tra và có thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng số 289/Tb-SCT ngày 30/01/2024 Sau khi nâng cost đập lên + 67m thì khả năng chứa thải của hồ thải quặng đuôi khoảng 2,3 năm Khi lưu chứa hết Công ty dự kiến bổ sung thêm các bãi thải quặng đuôi phục vụ cho hoạt động của xưởng tuyển

Công ty Cổ phần Kim loại màu Thái Nguyên cam kết việc đắp cao trình đập bãi chứa thải quặng đuôi không làm thay đổi công nghệ sản xuất, công suất xưởng tuyển, công nghệ đổ thải quặng đuôi của xưởng tuyển và cũng không làm thay đổi phương án cải tạo phục hồi môi trường đối với khu vực bãi thải quặng đuôi đã được cấp tại Giấy phép môi trường số 42/GPMT-BTNMT ngày 23/2/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp cho Dự án Mở rộng và nâng công suất mỏ chì kẽm Lang Hít, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Xưởng tuyển kẽm chì Xí nghiệp kẽm chì làng Hích công suất 50.000 tấn/năm thuộc loại hình sản xuất kinh doanh dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất trung bình quy định tại Cột 4, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo Vệ môi trường (Dự án nhóm II) Theo quy định tại Khoản 2, Điều 39 và Điểm c, Khoản 3, Điều 41 Luật bảo vệ môi trường (Dự án đã được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường trước ngày Luật bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực) cơ sở thuộc đối tượng cấp Giấy phép môi trường và thẩm quyền cấp giấp phép môi trường là UBND tỉnh Thái Nguyên.

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

1.3.1 Công suất của cơ sở

- Công suất của cơ sở: 50.000 tấn quặng nguyên khai/năm

1.3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở

Hình 1.2 Sơ đồ công nghệ tuyển quặng sunfua Kẽm chì Làng Hích Đuôi thải

TQ Zn (Zn ≥50%) Nước trong

Bể cô đặc, máy lọc ép

Quặng NK Đập 1 Sàng rung Đập 2 Bun ke Nghiền, PC Thùng bơm

Bể cô đặc, máy lọc ép

Thuyết minh dây chuyền công nghệ tuyển:

Quặng nguyên khai → Máy đập hàm 1 → Sàng rung →Máy đập hàm 2 → Bunke chứa → Nghiền phân cấp → Thùng bơm → Tuyển chì → Tuyển kẽm Trong đó, quy trình sản xuất từng công đoạn cụ thể như sau:

(1) Quặng nguyên khai: Hàm lượng quặng đầu vào: Pb  4%; Zn  3% , Độ ẩm 5% Quặng kích thước lớn được công nhân đập thủ công đảm bảo cỡ hạt 200 mm

(2) Máy đập hàm 1: Sử dụng máy đập hàm để đập làm nhỏ kích thước quặng từ khoảng 200 mm xuống cỡ hạt 40-60mm

(3) Sàng rung: Tách cỡ hạt trên sàng đưa vào máy đập 2, cỡ hạt dưới sàng kích thước 15-25mm đi vào bunke

(4) Máy đập hàm 2: Sử dụng máy đập hàm để đập làm nhỏ kích thước quặng 40- 60mm xuống cỡ hạt 15-25mm

(5) Bunke chứa: Chứa quặng sau đập hàm 2

(6) Nghiền phân cấp: Quặng từ Bunke được hệ thống cấp liệu lắc xuống máy nghiền bi có bổ sung nước để nghiền ướt kết hợp máy phân cấp ruột xoắn để đạt cỡ hạt 0,074mm để đưa về thùng bơm Cỡ hạt lớn hơn 0,074 mm được đưa chở lại quá trình nghiền để đảm bảo cỡ hạt trước khi tuyển

(7) Thùng bơm: Hỗn hợp quặng sau nghiền được bổ sung hóa chất tuyển Chì (Pb) gồm: (C4H9COSSNa; dầu thông, (C7H10O)2 PSSH; Na2SO3, ZnSO4.7H2O) sau được bơm lên hệ thống tuyển Chì

(8) Hệ thống tuyển Chì: Quá trình tuyển Chì gồm 06 công đoạn: Tuyển chính, Tuyển tinh lần 1, Tuyển tinh lần 2, Tuyển vét lần 1 và tuyển vét lần 2 và tuyển vét lần 3 Trong đó cụ thể gồm:

- Tuyển chính: Quặng nghiền từ thùng bơm 1 được bổ sung thuốc tuyển được bơm lên hệ thống tuyển để tuyển Chì Sản phẩm bọt nổi tại hệ thống tuyển Chì (tinh quặng Chì 28,5 %) được hệ thống thu tinh quặng chuyển sang hệ thống Tuyển tinh lần

1 và phần đuôi tuyển từ quá trình truyển chính (tinh quặng Chì 0,5 %) được chuyển sang hệ thống Tuyển vét Chì lần 1

- Tuyển tinh lần 1: Tinh quặng từ quá trình tuyển chính Chì được Tuyển tinh lần

1 đề thu tinh quặng Chì khoảng 40,5 % tiếp tục chuyển sang Tuyển tinh lần 2 Đuôi tuyển từ quá trình Tuyển tinh lần 1 (tinh quặng Chì còn khoảng 4,86 %) được đưa quay lại thùng bơm tuyển chính

+ Tinh quặng thu được từ tuyển tinh lần 1 tiếp tục được tuyển tinh lần 2 để thu tinh quặng Chì khoảng 48-53 % Đuôi tuyển từ quá trình tuyển tinh lần 2 (tinh quặng Chì còn khoảng 9,4 %) được đưa quay lại tuyển tinh lần 1 để tận thu kim loại chì

+ Tinh quặng thu được từ tuyển tinh lần 2 được đưa về bể cô đặc trước khi đưa vào máy lọc ép chân không để thu tinh quặng Chì (trung bình Pb ≥ 50%) Nước trong từ bể cô đặc và máy lọc ép chân không được thu về bể trung gian 100 m 3 được bơm cùng với đuôi thải thuyển ra bãi thải Sa Lung

- Tuyền vét lần 1: Đuôi tuyển của quá trình tuyển chính được tuyển vét lần 1 để thu tình quặng Chì (tinh quặng chì khoảng 2,75%) Tinh quăng chì thu được sau quá trình tuyển vét lần 1 được bơm tuần hoàn lại thùng bơm để cấp liệu cho quá trình tuyển chính Đuôi tuyển từ quá trình tuyển vét lần 1 (tinh quặng chì khoảng 0,49 %) tiếp tục được đưa sang công đoạn Tuyển vét lần 2

- Tuyển vét lần 2: Đuôi tuyển từ quá trình tuyển vét lần 1 tiếp tục được tuyển vét lần 2 để thu tinh quặng Chì (tinh quặng chì khoảng 2,67 %) Tinh quăng chì thu được sau quá trình tuyển vét lần 2 được bơm 2 bơm tuần hoàn lại để cấp liệu cho quá trình tuyển vét 1 Đuôi tuyển từ quá trình tuyển vét lần 2 (tinh quặng chì khoảng 0,40 %) tiếp tục được đưa sang công đoạn Tuyển vét lần 3

- Tuyển vét lần 3: Đuôi tuyển từ quá trình tuyển vét lần 2 tiếp tục được tuyển vét lần 3 để thu triệt để tinh quặng Chì (tinh quặng chì khoảng 2,62 %) trước khi đưa sang công đọn tuyển kẽm Tinh quặng chì thu được từ quá trình tuyển vét lần 3 được bơm 5 bơm tuần hoàn lại quá trình tuyển vét lần 2 Đuôi tuyển từ quá trình tuyển vét chì lần 3 được chuyển vào hệ thống tuyển thu hồi tinh quặng Kẽm

(9) Tuyển kẽm: Quá trình tuyển Kẽm gồm 06 công đoạn: Tuyển chính, Tuyển tinh lần 1, Tuyển tinh lần 2, Tuyển vét lần 1 và tuyển vét lần 3 Trong đó cụ thể gồm:

- Tuyển chính: Đuôi tuyển từ quá trình tuyển vét chì lần 3 được bổ sung thuốc tuyển (C4H9COSSNa, CuSO4.5H2O, nước vôi) được bơm 3 bơm lên hệ thống tuyển Kẽm để tuyển thu hồi tinh quặng Kẽm Sản phẩm bọt nổi tại hệ thống tuyển Kẽm (tinh quặng kẽm khoảng 30,2 %) được hệ thống thu tinh quặng chuyển sang hệ thống Tuyển tinh lần 1 và phần đuôi tuyển từ quá trình truyển chính (tinh quặng kẽm còn khoảng 1,54%) được chuyển sang hệ thống Tuyển vét Kẽm lần 1

- Tuyển tinh lần 1: Tinh quặng từ quá trình tuyển chính Kẽm được Tuyển tinh lần 1 đề thu tinh quặng Kẽm khoảng 38,5% được chuyển sang tuyển tinh lần 2 Đuôi tuyển từ quá trình Tuyển tinh lần 1 (tinh quặng kẽm còn khoảng 5,42%) được đưa vào hệ thống tuyển chính Kẽm

+ Tinh quặng thu được từ tuyển tinh lần 1 tiếp tục được tuyển tinh lần 2 để thu tinh quặng Kẽm (khoảng 50 %) Đuôi tuyển từ qua trình tuyển tinh lần 2 (tinh quặng kẽm còn khoảng 8,2%) được đưa vào hệ thống tuyển tinh lần 1

+ Tinh quặng thu được từ tuyển tinh lần 2 được đưa về bể cô đặc trước khi vào máy lọc ép chân không để thu tinh quặng Kẽm (Zn ≥ 50%) Nước trong từ bể cô đặc và máy lọc ép chân không được thu về bể chứa nước trong khoảng 8 m 3 , trong đó một phần nước trong để sử dụng tuần hoàn cho quá trình nghiền phân cấp và vệ sinh nhà xưởng, một phần được chảy về bể trung gian 100 m 3 được bơm cùng với đuôi thải thuyển ra bãi

Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước, máy móc thiết bị của cơ sở

a Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu

- Nguồn nguyên liệu chính: Quặng chì kẽm sunfua 50.000 tấn quặng nguyên khai/năm Trong đó bao gồm 30.000 tấn quặng nguyên khai từ mỏ chì kẽm Lang Hít và 20.000 tấn quặng nguyên khai được vận chuyển từ mỏ chì kẽm Cúc Đường sang

- Nhu cầu nhiên liệu cho xưởng tuyển: Dầu Diesel là 40 lít/h b Hóa chất sử dụng cho xưởng tuyển:

Bảng 1.2 Các loại hóa chất dùng cho xưởng tuyển

TT Tên hoá chât Công thức hoá học

Khối lượng sử dụng (tấn/năm)

Sử dụng tại các công đoạn: Tuyển chính chì, tuyển vét chì số 1, 2, tuyển chính kẽm, tuyển vét kẽm số

Sử dụng tại công đoạn tuyển chính kẽm, tuyển vét kẽm số 1, 2

Sử dụng tại các công đoạn:Tuyển chính chì, tuyển vét chì số 1, 2

Sử dụng tại các công đoạn: Tuyển chính chì

Sử dụng tại các công đoạn:Tuyển chính chì

Sử dụng tại các công đoạn: Tuyển chính chì, tuyển vét chì số 1, 2; tuyển vét kẽm số

Sử dụng tại công đoạn tuyển chính kẽm

Bảng 1.3 Danh mục hóa chất dành cho phòng hóa nghiệm

STT Tên hóa chất Công thức hóa học ĐVT

Khối lượng sử dụng/năm

1 Axit clohydric (HCl) HCl kg 285

2 Axit nitoric (HNO3) HNO3 kg 305

3 Axit sunfuaric (H SO ) H SO kg 220

4 Amoniclorua (NH4Cl) NH4Cl kg 185

6 Amoni hydroxit (NH4OH) NH4OH kg 115

7 Amoni axetat (CH3COONH4) CH3COONH4 Kg 175

Chỉ thị xylenol da cam XO

12 Giấy định lượng Giấy định lượng Hộp 1,23

13 Giấy lọc Giấy lọc Hộp 380,10

14 Axit pecloric (HClO4 ) HClO4 Lít 134,94

15 Axit axetic (CH3COOH) CH3COOH kg 20

16 Na2SO4 Na2SO4 Kg 12

17 Natri cacbonat Na2 CO3 kg 12

18 Acid asobic C8H8O6 kg 3 c Nhu cầu về điện, nước

Bảng 1.4 Nhu cầu điện, nước của cơ sở

STT Tên nguyên, nhiên, vật liệu Đơn vị Số lượng Nguồn cung cấp

1 Điện kW/năm 4.107.600 Mạng điện hiện có của Xí nghiệp

2 Nước sản xuất m 3 /ngày đêm 500

Nguồn cung cấp nước được lấy từ nước hầm lò đang khai thác khu vực Metis và Mỏ Ba theo Giấy phép khai thác nước dưới đất số 2901/GP- UBND và 3398/GP-UBND và nước tuần hoàn sau xử lý bơm từ hồ thải Sa Lung về xưởng tuyển

3 Nước sinh hoạt m 3 /ngày đêm 1,5 Nguồn cấp nước sinh hoạt được lấy từ các khe suối trong khu vực

- Nhu cầu sử dụng lao động: 30 người Áp dụng TCXDVN 33:2006 (Tiêu chuẩn cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế) thì tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt trong cơ sở sản xuất công nghiệp tính cho 1 người/ca là 25 lít, hệ số không điều hòa giờ là 3 Với số lượng công nhân là 30 người thì lượng nước cấp sinh hoạt là: 30 x 25 x 3 = 2250 (lít) Theo thực tế cán bộ nhân viên đã sinh hoạt trong khu nhà ăn ca, khu tắm giặt riêng đã được trình bày trong báo cáo GPMT Mở rộng và nâng công suất mỏ chì kẽm Lang Hit kèm theo quyết định số 42/GPMT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường nên trong khu vực xưởng tuyển lượng nước dùng trong sinh hoạt là khoảng 50l/người/ngày đêm Vậy với 30 người thì nhu cầu sử dụng nước thực tế là: 30 x 50 = 1500 (lít) = 1,5m 3 /ngày đêm Nguồn cấp là các khe suối trong khu vực d Danh mục máy móc, thiết bị của cơ sở

Do đặc thù cơ sở là bổ sung mở rộng để nâng sức chứa của bãi chứa thải quặng đuôi, không tiến hành nâng công suất và thay đổi công nghệ của xưởng tuyển Vì vậy trong giai đoạn cơ sở đi vào vận hành ổn định cơ sở không đầu tư máy móc thiết bị mới, nên mục này báo cáo thống kê lại máy móc thiết bị hiện có của xưởng tuyển

Bảng 1.5 Danh sách máy móc, thiết bị hiện có phục vụ xưởng tuyển

TT Tên thiết bị Ký hiệu Đặc tính kỹ thuật ĐVT

1 Máy đập hàm PE250x400 BxL%0x400;

2 Máy đập hàm PE150x750 BxL0x750NK w

3 Máy nghiền bi MQG ĐKФ1.830; L=3.000;

4 Máy phân cấp FC-12 ĐKФ1.200; N=7,5Kw Cái 1 -

5 Thùng khuấy XBT-1.500 ĐKФ1.500; NKw Cái 2 -

6 Máy tuyển nổi SF2,8 V=2,8m 3 ; NKw Cái 4 -

7 Máy tuyển cell NKw Cái 12

9 Bể cô đặc Zn, Pb - ĐKФ6.000 ĐKФ8.000; N=4,5Kw

TT Tên thiết bị Ký hiệu Đặc tính kỹ thuật ĐVT

GN-8 N1=2,2Kw; Nb0Kw Cái 2 -

1 Sàng song a = 200 - Lỗ sàng 200x200 Cái 1 -

2 Sàng rung a = 20 - Lỗ sàng 20 Cái 1 -

3 Cấp liệu rung DZT N=1,5Kw Cái 1 1

4 Băng tải cấp liệu từ đập 1 ÷ sàng rung

5 Băng tải sàng rung đến đập 2

Băng tải cấp liệu bunke đến máy nghiền mới

7 Bể pha thuốc tuyển - N=1,5 Cái 5 -

8 Quạt root - KT6mx2mx1,4m Cái 2 -

9 Băng tải dỡ tinh quặng kẽm

10 Băng tải dỡ tinh quặng chì

13 Máy biến áp 650KVA 650KVA-35/0,4KV Cái 1 -

Tình trạng các máy móc thiết bị khi sử dụng là: còn mới 80%

Chủ cơ sở cam kết tất cả những máy móc, thiết bị sử dụng của công ty đều không thuộc trong danh mục cấm sử dụng.

Các thông tin khác liên quan đến cơ sở

1.5.1 Các hạng mục công trình đã hoàn thành xây dựng

Bảng 1.6 Bảng thống kê các công trình xây dựng

TT Danh mục công trình ĐVT Khối lượng

I Hạng mục công trình xưởng tuyển

5 Xưởng tuyển (dây chuyền sản xuất, tuyển tinh, kho hóa chất ) m 2 4.100

II Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

II.1 Đối với công trình thu gom, thoát nước mưa

1 Đường chảy thứ nhất theo rãnh mép đường xuống suối

2 Đường chảy thứ 2 phía Đông Bắc xưởng tuyển theo rãnh đào từ đường xả ra suối Metis tại vị trí nhà giặt

(kích thước: dài x rộng x sâu = 150x1x0,5m) m 150

3 Cống thoát nước mặt (KT: 20x0,3x0,5m) Cái 01

4 Nước mưa chảy tràn khu vực xưởng tuyển: Rãnh thu gom nước mưa dọc đường nội bộ (KT: 35x0,3x0,3m) m 35

5 Hố ga lắng cặn: KT:1,4x0,7x0,5m và 0,8x0,5x0,5m Hố 02

II.2 Công trình thu gom, xử lý nước thải và thoát nước thải

Bể lắng số 1 (02 ngăn, không có mái che, thu gom nước mưa chảy tràn từ khu vực đóng bao, trên bề mặt sân xưởng tuyển) m 3 40

Bể lắng số 2 (05 ngăn, có mái che thu gom nước thải phát sinh từ quá trình tuyển nổi) m 3 180

Bể lắng 3 (03 ngăn, có mái che, thu nước thải từ nhà hóa KCS, nước thái sinh hoạt, nước thải từ bể lắng 1, bể lắng số 2) m 3 60

4 Bể trung gian (tại trạm bơm trung gian) m 3 100

5 Bể lắng nước thải 3 ngăn tại bãi Sa Lung m 3 240

7 Đường ống PVC D200 dẫn bùn thải từ xưởng tuyển về bể trung gian m 20

8 Đường ống HDPE Φ60 bơm từ bể lắng số 3 lên bể bơm trung gian m 30

9 Đường ống HDPE Φ 90 dẫn nước từ bể lắng 1 về bể lắng 3 m 40

10 Đường ống HDPE Φ90 dẫn nước thải từ nhà vệ sinh và nhà hóa về bể lắng 3 m 116

11 Đường ống HDPE Ф 90 dẫn bùn thải từ bể trung gian sang bãi thải quặng đuôi m 1.200

12 Bể lắng 3 ngăn, cao trình mặt bể +67m m 3 360

II.3 Đối với công trình thu gom chất thải rắn

1 Kho lưu giữ chất thải nguy hại m 2 25

Bãi chứa thải Sa Lung:

II.4 Các công trình bảo vệ môi trường khác

* Phạm vi xin cấp phép môi trường của cơ sở:

Do vậy phạm vi xin báo cáo đề xuất cấp phép bao gồm:

- Hệ thống thu gom, thoát nước mưa:

+ 01 Hệ thống thu gom, thoát nước mưa của xưởng tuyển

- Hệ thống thu gom, thoát nước thải và xử lý nước thải:

+ 01 Hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt khu vực xưởng tuyển + 01 Hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải thải sản xuất của xưởng tuyển (Đường ống thu gom, thoát nước thải, bãi chứa thải quặng đuôi, các bể lắng xử lý nước thải)

- Hệ thống thu gom, quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại:

+ Công trình thu gom, lưu chứa chất thải rắn từ xưởng tuyển (bãi chứa quặng đuôi Sa Lung)

+ Công trình, thiết bị thu gom, lưu chứa chất thải sinh hoạt tại xưởng tuyển + Công trình thu gom, quản lý, lưu chứa chất thải nguy hại của xưởng tuyển

- Hệ thống quản lý an toàn, phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường, hóa chất

- Cấp phép tiếng ồn cho các nguồn phát sinh tại xưởng tuyển

- Về phương án cải tạo phục hổi môi trường: Phương án cải tạo, phục hồi môi trường cho khu vực Xưởng tuyển và bãi thải Sa Lung đã được lập và tính toán số tiền ký quỹ trong Phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung của Dự án mở rộng và nâng cấp công suất mỏ chì kẽm Lang Hít, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép tại Giấy phép môi trường số 42/GPMT-BTNMT ngày 23/2/2023 cho Dự án Mở rộng và nâng cấp công suất mỏ chì kẽm Lang Hít, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Tổng kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường toàn mỏ, xưởng tuyển và bãi thải là 4.922.799.000 đồng Do vậy trong báo cáo này không đề xuất đến nội dung cải tạo phục hồi môi trường của xưởng tuyển và bãi thải quặng đuôi.

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

Sự phù hợp của cơ sở đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có)

Xưởng tuyển kẽm chì Xí nghiệp kẽm chì Làng Hích được đầu tư và thực hiện hoàn toàn phù hợp với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như của quốc gia tại thời điểm được cấp phép dự án và thời điểm hiện tại, cụ thể như:

- Cơ sở phù hợp với chiến lược, quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia theo Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/09/2012 của Thủ tường Chính Phủ về Phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030, với quan điểm phát triển kinh tế phù hợp với đặc tính sinh thái vùng, ít chất thải, hướng đến nền kinh tế xanh

- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020 và Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010;

- Các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở như công trình xử lý thu, thoát nước thải đều phù hợp với nhiệm vụ trong quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia thời kì 2021

- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt tại Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 18/02/2020

- Công tác bảo vệ môi trường của cơ sở được thực hiện dựa trên Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 Mục tiêu chung của chiến lược tập trung vào kiểm soát, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường

- Phù hợp về quy hoạch khai thác chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã được thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 14/03/2023, cụ thể: Điểm c, mục 7.2, VII, Mục 6, bảng 2.6.2015, trang 770: “Mỏ quặng chì kẽm Cuội Nắc, tuy đã hết thời hạn, song trữ lượng còn và thuộc loại phân tán nhỏ lẻ nên sau khi được bàn giao cho tỉnh thì mỏ này tiếp tục khai thác.Và theo Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trên địa bàn duy trì khai thác quặng chì kẽm tại các mỏ đang khai thác”

- Phù hợp với phân vùng bảo vệ môi trường tại Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 14/03/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: Tại Điểm a, Khoản 1, Mục IX Cơ cở thuộc vùng hạn chế phát thải Trong diện tích thực hiện của cơ sở không có di tích thiên nhiên cần cải tạo, bảo vệ; diện tích này không thuộc đối tượng quy hoạch rừng phòng hộ, đặc dụng, không có di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng cấp Quốc gia, cấp tỉnh và di tích được quy hoạch xếp hạng Trong khu vực thực hiện hoạt động của xưởng tuyển không có các công trình tôn giáo, tín ngưỡng cần bảo vệ

Từ những phân tích nêu trên, cơ sở đầu tư hoàn toàn phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, và đặc biệt hoàn toàn phù hợp quy hoạch chế biến khoáng sản, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên.

Sự phù hợp của cơ sở đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường

Theo quy định tại điểm b khoản 2, điều 8 Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh; tổ chức kiểm kê, đánh giá nguồn thải, mức độ ô nhiễm và tổ chức xử lý ô nhiễm sông, hồ liên tỉnh Theo quy định tại điểm a, d, Khoản 3 Điều 8 Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 năm 2020: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm đánh giá khả năng chịu tải, hạn ngạch xả nước thải đối với nguồn nước mặt các sông, hồ nội tỉnh và nguồn nước mặt khác trên địa bàn có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường

Theo quy định tại điểm e, Khoản 1 Điều 42 Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 năm 2020 tại thời điểm lập Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, tỉnh Thái Nguyên chưa ban hành khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận nước thải của cơ sở Do vậy, báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở chưa đề cập đến nội dung này.

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Công trình biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước chất thải

3.1.1 Thu gom và thoát nước mưa

- Nước mưa trên đồi phía taluy dương phía trên xưởng tuyển, nằm sát đường lên

Mỏ Ba theo rãnh nước chảy về hai phía Đường chảy thứ nhất (phía Bắc xưởng tuyển) theo rãnh mép đường xuống suối Metis (dài x rộng x sâu = 250 x 0,8 x 0,5 (m), đường chảy thứ 2 phía Đông Bắc xưởng tuyển theo rãnh đào từ đường xả ra suối Metis tại vị trí nhà giặt (kích thước: dài x rộng x sâu = 150 x 1 x 0,5m)

- Nước mưa tại sân nhà điều hành xưởng tuyển chảy về vị trí thấp nhất sau đó xuống rãnh phía sau kho vật tư chảy theo cống ngầm (KT: 20 x 0,3 x 0,5m) qua đường đổ vào suối Metit (gần dường vào Lò 1)

- Nước mưa chảy tràn khu vực kho chứa tinh quặng xưởng tuyển: Nước mưa sân bãi nội bộ kho chứa tinh quặng xưởng tuyển được thu gom về bể lắng số 1 (dung tích 40m 3 ) Sau khi lắng được thu gom chảy về bể lắng số 3 (dung tích 60m 3 ) Rãnh thu gom nước mưa dọc đường nội bộ có kích thước 35 x 0,3 x 0,3m (dài x rộng x sâu), trên rãnh thu gom bố trí 2 hố ga lắng cặn có kích thước lần lượt là 1,4x0,7x0,5m và 0,8x0,5x0,5m Nước từ bể lắng số 1 được dẫn vào rãnh thu gom nước chảy vào bể lắng số 3 qua ống HDPE Φ90 dài 40 m, chảy từ trên cao xuống với độ dốc 30 o Sau đó được bơm lên bể chứa trung gian (dung tích 100m 3 ) bằng máy 3,7 Kw qua đường ống HDPE D60, dài 30m Từ bể trung gian nước tiếp tục luân chuyển đến bãi thải Sa Lung, qua bể lắng 3 ngăn và cuối cùng được thoát ra nguồn tiếp nhận (khe suối cạn Sa Lung)

- Sơ đồ minh họa hệ thống thu gom, thoát nước mưa:

Hình 3.2 Sơ đồ hệ thống thu gom, thoát nước mặt nội bộ xưởng tuyển

Bảng 3.1 Khối lượng hệ thống thu gom nước mặt

TT Hạng mục Đơn vị Khối lượng

1 Đường chảy thứ nhất theo rãnh mép đường xuống suối Metis (dài x rộng x cao = 250 x 0,8 x 0,5 (m)) m 250

2 Đường chảy thứ 2 phía Đông Bắc xưởng tuyển theo rãnh đào từ đường xả ra suối Metis tại vị trí nhà giặt

(kích thước: dài x rộng x sâu = 150x1x0,5m) m 150

3 Cống thoát nước mặt (KT: 20x0,3x0,5m) Cái 01

4 Nước mưa chảy tràn khu vực xưởng tuyển: Rãnh thu gom nước mưa dọc đường nội bộ (KT: 35x0,3x0,3m) m 35

5 Hố ga lắng cặn: KT:1,4x0,7x0,5m và 0,8x0,5x0,5m Hố 02

6 Đường ống HĐPE Φ90 bể lắng số 1 sang bể lắng số

7 Đường ống HDPE Φ 90 bơm bùn và nước thải sang bãi thải m 1.200

9 Bơm nước thải (3,7Kw) Cái 01

Nước mưa chảy tràn mặt bằng sân tinh quặng

Bể lắng 3 ngăn của bãi thải Sa Lung

- Nước mưa chảy tràn khu vực bãi thải quặng đuôi: Sau khi cost đập được nâng lên +67m thì mặt đập cao hơn với địa hình xung quanh do vậy nước mưa xung quanh không có khả năng xâm nhập vào bãi thải nên chủ cơ sở không cần thực hiện xây dựng hệ thống thoát nước mưa quanh bãi thải quặng đuôi

3.1.2 Thu gom, thoát nước thải a Đối với nước thải sinh hoạt:

- Nguồn số 1: Nước thải sinh hoạt của công nhân làm việc tại xưởng tuyển Nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại hiện có của xưởng tuyển có dung tích 25m 3 , sau đó tự chảy về bể lắng số 3 (dung tích 60m 3 ) bằng đường ống HĐPE Φ 90 dài 116m Từ bể lắng số 3, nước thải được lắng cặn sau đó được bơm lên bể trung gian bằng máy bơm 3,7kw qua đường ống HDPE Φ60, dài 30m Tại đây nước thải sinh hoạt cùng với nước thải sản xuất sẽ được đưa bãi thải Sa Lung, tại đây tiếp tục diễn ra quá trình lắng cặn, phân hủy tự nhiên bằng bèo và cuối cùng chảy ra nguồn tiếp nhận bằng đường ống HDPE Φ 200, dài 189,59m

Sơ đồ minh họa hệ thống thu gom, thoát nước thải tại cơ sở đã xây dựng như sau:

Hình 3.3 Sơ đồ thu gom, thoát nước thải sinh hoạt

Nguồn tiếp nhận (Khe suối Sa Lung)

Bảng 3.2 Bảng thông số kỹ thuật HTXL nước thải sinh hoạt

2 Đường ống thu gom HDPE D90, 116m b Đối với nước thải sản xuất:

- Nguồn số 1: Nước thải phát sinh từ khu vực gầm sàn nhà xưởng tuyển

- Nguồn số 2: Nước thải phát sinh từ quá trình lọc ép, rửa nền khu vực tuyển nổi

- Nguồn số 3: Nước thải lẫn đuôi thải (bùn thải) từ khu vực tuyển

- Nguồn số 4: Nước thải phát sinh từ khu vực nhà hóa nghiệm

- Nguồn số 5: Nước thải phát sinh từ khu vực nhà pha vôi

Từ các nguồn phát sinh Cơ sở đã xây dựng các công trình thu gom lý với từng nguồn tương ứng cụ thể như sau:

- Nguồn số 1: Nước thải phát sinh từ khu vực gầm sàn được thu gom tự chảy về hố bơm tuần hoàn (V m 3 ) bằng đường ống PVC Φ 160 sau đó được bơm thu hồi sử dụng lại trong quy trình công nghệ Thông số bơm:

- Nguồn số 2: Nước thải phát sinh từ quá trình lọc ép, rửa nền khu vực tuyển nổi được thu về bể lắng số 2 (5 ngăn, V= 180 m 3 ) bằng ống PVC Φ 200, sau đó chảy về bể lắng số 3 bằng ống HDPE Φ 90, dài 20m

- Nguồn số 3: Nước thải lẫn đuôi thải từ khu vực tuyển được chảy về bể trung gian (V0 m 3 ) bằng đường ống PVC Φ 200, dài 20m sau đó được bơm sang bãi thải Sa Lung

- Nguồn số 4: Nước thải phát sinh từ khu vực nhà hóa nghiệm là nước rửa thiết bị hóa nghiệm phân tích Do vậy có thông số đặc trưng như pH thấp, kim loại nặng… Nước thải khu vực nhà hóa nghiệm được thu gom bằng đường ống HDPE Φ90 sau đó đấu nối với đường ống HDPE Φ90, dài 116m (thu gom khu nhà vệ sinh) chảy về bể lắng số 3

Toàn bộ nước thải tại các nguồn thải về bể lắng số 3, sau khi lắng tại bể lắng nước thải được bơm lên bể trung gian (V0 m 3 ) bằng đường ống HDPE Φ60, dài 30m để luân chuyển sang bãi thải Sa Lung

- Nguồn số 5: Nước thải phát sinh từ khu vực nhà pha vôi là nước vệ sinh công nghiệp thiết bị pha chế vôi, có đặc trưng như độ đục, PH có tính kiềm… Nguồn nước

Tại bể chứa trung gian (V= 100m 3 ) chủ cơ sở lắp đặt 02 bơm 80*50HILS430 LGH 30-70 (01 dự phòng, 01 hoạt động), Công suất 75kw, Năng suất: Q@-60m3, Chiều cao đẩy 75-70m Bùn lắng trong bể trung gian được máy bơm bơm đến bãi chứa thải bằng đường ống thải HDPE Φ90, dài 1.200m Tại bãi thải nước được tự lắng theo chiều dài bãi thải sau đó tiếp tục được chảy về bể lắng cặn 3 ngăn (360 m 3 ) tại đây tiếp tục diễn ra quá trình lắng cặn và phần nước trong được chảy ra nguồn tiếp nhận bằng đường ống Φ 200, dài 189,3m, cao độ ống cost +63,9 m

- Quy trình thu gom, thoát nước thải sản xuất:

Hình 3.4 Quy trình thoát nước thải sản xuất của cơ sở

Nước thải từ gầm sàn nhà xưởng

Nước thải nhà hóa nghiệm

Bể lắng cặn 3 ngăn của bãi thải Sa Lung

Nước thải lẫn đuôi thải

Nguồn tiếp nhận (Khe cạn)

Nước thải khu tuyển nổi, lọc ép

Nước thải thừ khu vực nhà pha vôi

Bảng 3.3 Bảng thông số kỹ thuật hệ thống thu gom nước thải sản xuất

TT Hạng mục Đơn vị

1 Bể lắng số 2 (5 ngăn, có mái che, KT phủ bì:

2 Bể lắng 3 (03 ngăn, có mái che KT phủ bì:

3 Bể trung gian (KT phủ bì: 18,6x5,6x1,2m) m 3 100

4 Đường ống HDPE Φ 90 từ trạm bơm bể trung gian sang bãi thải Sa Lung m 1.200

6 Bơm nước thải (3,7Kw) Cái 01

7 Đường ống PVC Φ 200 từ công nghệ về bể trung gian m 20

8 Đường ống HDPE Φ 90 từ bể lắng 2 về bể lắng 3 m 20

9 Đường ống PVC Φ 90 từ nhà pha vôi về bể trung gian m 50

Bơm trung chuyển: 80*50HILS430 LGH 30-70 (01 dự phòng, 01 hoạt động), Công suất 75kw, Năng suất: Q@-60m3

11 Đường dẫn thải ra môi trường HDPE Φ200 m 189,59

(Nguồn: Bản vẽ hoàn công và thực tế công trình đã xây dựng tại cơ sở)

Một số hình ảnh hệ thống thu gom nước thải sản xuất tại cơ sở:

Hình 3.6 Rãnh, đường ống thu nước mặt Hình 3.5 Bể lắng 3 ngăn Điểm xả nước thải sau xử lý:

+ Vị trí xả nước thải: Khe suối Sa Lung gần bãi thải Sa Lung hiện có, xóm Làng Mới, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Tọa độ xả thải theo hệ quy chiếu VN2000 (kinh tuyến 106 0 30’ múi chiếu 3 0 ): X = 2403329 m; Y = 433307

+ Khả năng tiếp nhận của suối đã được đánh giá trong báo cáo xả nước thải vào nguồn nước của Xưởng tuyển kẽm chì - Xí nghiệp kẽm chì Làng Hích được UBND tỉnh Thái Nguyên cấp Giấy phép xả thải số 3536/GP-UBND ngày 09/11/2020 Vì vậy suối

Sa Lung hoàn toàn phù hợp để làm nguồn tiếp nhận nước thải cho Xí nghiệp kẽm chì Làng Hích Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chất lượng nước nguồn tiếp nhận:

Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

Các nguồn phát sinh bụi:

- Nguồn số 1: Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động bốc xúc quặng nguyên khai, từ quá trình đập nghiền sàng

- Nguồn số 2: Hoạt động của các phương tiện vận tải

Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí áp dụng như sau:

- Nguồn số 1: Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động bốc xúc quặng nguyên khai, từ quá trình đập nghiền sàng

+ Tiến hành phun ẩm quặng nguyên liệu tại bãi chứa trước khi đưa vào bunke liệu hoặc các công đoạn phù hợp để hạn chế bụi phát sinh trong dây chuyền sản xuất và trong khu vực nhà xưởng ảnh hưởng đến môi trường lao động của cán bộ công nhân viên

+ Thường xuyên tưới ẩm trên mặt bằng xưởng tuyển, các tuyến đường vận chuyển nội bộ xưởng tuyển với tần suất 2 - 3 lần/ngày để giảm sự phát tán bụi (tần suất tùy thuộc vào mùa) Để đảm bảo cho cho quá trình phun nước giảm bụi trong mặt bằng xưởng tuyển, Chủ cơ sở sẽ bố trí các vòi mềm di động để phun nước dập bụi trong nội bộ mặt bằng xưởng Nguồn nước được lấy từ bể chứa nước trong sau xử lý của dây chuyền tuyển đảm bảo hiệu quả ngăn chặn bụi phát sinh và phát tán vào môi trường

+ Bố trí nhà xưởng chế biến thông thoáng đảm bảo môi trường vi khí hậu trong nhà xưởng để hạn chế bụi ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân làm việc trong nhà xưởng

+ Các loại máy móc phải được lắp đặt trên các bệ móng vững chắc, đủ khối lượng + Tăng chiều sâu móng, đào rãnh đổ cát khô để tránh rung theo mặt nền Ngoài ra cần phải lắp đặt các đệm cao su giữa các mấu nối để giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

+ Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân làm việc trong khi tuyển + Trồng vành đai cây xanh xung quanh khu xưởng tuyển để hạn chế sự phát tán của bụi Chọn loại cây phát triển nhanh, khả năng bám bụi tốt, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng khu vực như: keo lá tràm, thông…

- Nguồn số 2: Hoạt động của các phương tiện vận tải

+ Khi vận chuyển tinh quặng thành phẩm qua khu vực dân cư các xe được phủ kín bằng bạt, chạy đúng tốc độ quy định

+ Kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị, động cơ, máy móc định kỳ để hiệu suất đốt là cao nhất, giảm thiểu lượng khí thải và giảm tiếng ồn

+ Bố trí các tuyến làm việc không chồng chéo, sử dụng các tuyến vận chuyển ngắn nhất

+ Sử dụng nhiên liệu quy định không chì, có hàm lượng lưu huỳnh thấp

+ Hạn chế sử dụng còi khi đi qua tuyến đường có nhiều dân cư sinh sống vào giờ nghỉ ngơi của người dân.

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

3.3.1 Chất thải rắn sản xuất

Các chi tiết máy, thiết bị hỏng hóc không có khả năng sửa chữa của nhà máy tuyển Việc xác định khối lượng phát sinh hàng năm là rất khó, vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Kỹ thuật vận hành máy của cán bộ công nhân, tuổi đời của thiết bị… vậy trong trường hợp thiết bị đó hỏng không còn khả năng sửa chữa Công ty sẽ thu gom bán phế liệu cho các tổ chức cá nhân thu mua

3.3.2 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Nguồn số 1: Chất thải rắn sinh hoạt từ hoạt động của cán bộ, công nhân làm việc tại xưởng tuyển

* Khối lượng phát sinh: Hiện tại công nhân của xưởng tuyển là 30 người, thì tải lượng chất thải rắn sinh hoạt khoảng 15kg/ngày (ước tính khoảng 0,5 kg/người/ngày)

Loại chất thải này có thành phần chính gồm các chất hữu cơ (chiếm khoảng 70%), giấy vụn các loại, nylon, nhựa, kim loại, các vật dụng sinh hoạt hàng ngày bị hư hỏng,… nếu không được thu gom xử lý thích hợp sẽ ảnh hưởng xấu tới môi trường sống, gây mất mỹ quan khu vực Rác thải hữu cơ khi phân huỷ sinh ra mùi hôi; các loại rác hữu cơ làm ô nhiễm đất, rác thải sinh hoạt là môi trường sống và phát triển của các loài ruồi muỗi, chuột bọ và vi khuẩn gây bệnh

* Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý:

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được thu gom lưu chứa vào các thùng đựng rác sau đó thuê đơn vị có đầy đủ chức năng vận chuyển đi xử lý theo đúng quy định Tại khu vực văn phòng bố trí 03 thùng rác 20 lít để thu gom rác khu vực văn phòng Cơ sở đã ký hợp đồng số 06/HĐKT ngày 05/01/2024 với Hợp tác xã dịch vụ môi trường Nhất Tâm để thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định

3.3.3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn công nghiệp phải kiểm soát

- Nguồn số 1: Bùn bể tự hoại

- Nguồn số 2: Bùn thải từ bể lắng số 1, số 2 và số 3

- Nguồn số 3: Bùn thải từ hoạt động tuyển quặng

* Khối lượng, chủng loại chất thải rắn công nghiệp phải kiểm soát:

Bảng 3.5 Khối lượng, chủng loại chất thải rắn công nghiệp phải kiểm soát

STT Tên chất thải Trạng thái tồn tại

Khối lượng trung bình (kg/năm)

1 Bùn bể tự hoại Bùn 12 06 13 1.200

2 Bùn thải từ bể lắng số 1, số 2 và số 3

3 Bùn thải từ hoạt động tuyển quặng

* Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý:

- Nguồn số 1: Lượng bùn của bể tự hoại phát sinh ước tính 0,04m 3 /người/năm

(Nguồn: QCVN 01:2021/BXD), như vậy với số lượng cán bộ công nhân viên làm việc tại xưởng tuyển là 30 người, lượng bùn của bể tự hoại sẽ là: 30*0,04 = 1,2m 3 /năm (1200kg/năm) Bùn phát sinh từ bể tự hoại được định kỳ thuê đơn vị hút, vận chuyển đi xử lý theo quy định Tần suất 1 năm/lần

- Nguồn số 2: Bùn từ các bể lắng số 1, số 2, số 3 chủ yếu diễn ra quá trình lắng nước thải và nước mưa chảy tràn trên mặt bằng khu vực xưởng tuyển Theo thực tế sản xuất lượng bùn phát sinh tại 03 bể lắng khoảng 2,5m 3 /tháng (2.500kg/tháng), sẽ được định kỳ nạo vét, bùn sẽ được đưa quay lại quá trình tuyển để tận thu kim loại Thành phần bùn chứa TSS và kim loại nặng…

- Nguồn số 3: Theo thực tế sản xuất hiện nay của xưởng tuyển kẽm chì Làng Hích, với công suất chế biến của Xưởng tuyển quặng là 50.000 tấn quặng nguyên khai/năm, lượng bùn thải quặng đuôi phát sinh là 42.984 tấn/năm

Chất thải rắn phát sinh từ nguồn thải này được chủ cơ sở chuyển sang lưu chứa tại bãi thải quặng đuôi (hồ Sa Lung) Thông số bãi thải quặng đuôi như sau:

- Đoạn đập hướng đông nam dài 185m, cos+67; chiều rộng mặt đê 5m, mái dốc thượng lưu m =1:1,5, mái hạ lưu: m=1:2

- Đoạn đập hướng Tây nam (giáp khu dân cư) dài 165m, cos+67; chiều rộng mặt đê 5m, mái dốc m =1:1,5

- Đoạn đập hướng Đông bắc (giáp khu đồi keo) dài 207,37m, cos+67; chiều rộng mặt đê 5m, mái dốc m =1:1,5

- Đoạn đập phía bắc và tây bắng dài 163,37m, cos+67; chiều rộng mặt đê 5m, mái dốc m =1:1,5

- Cao trình lớp bùn lắng (m): 9,4 m

- Chiều lớp nước mặt thường xuyên trong hồ (m): 0,4 m

- Tổng dung tích chứa thải: 232.500 m 3 trong đó

+ Dung tích đổ thải tình từ cos + 59 đến cos+ 65,5 là 201.500 m 3

+ Dung tích đổ thải từ cos + 65,5 đến cos 66,6 là 31.000 m 3 sau khi nâng cao ngưỡng tràn đến cos + 66,5, bùn thải sẽ được đổ thải đến cos 66,5 thấp hợn mặt đập 0,5 m khi hoàn thổ môi trường sẽ thực hiện đổ lớp đất 0,5 m để trồng cây theo phương án cải tạo phục hồi môi trường đã được Bộ Tài nguyên môi trường phê duyệt

- Dung tích chứa sau năm 2023: 60.146 m 3 , tương đương khoảng 2,4 năm đổ thải.

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại

- Nguồn số 1: Dầu bôi trơn thải hoạt động bảo dưỡng máy móc thiết bị hoạt động sản xuất của cơ sở

- Nguồn số 2: Bóng đèn huỳnh quang hỏng từ hoạt động chiếu sáng tại cơ sở

- Nguồn số 3: Giẻ lau dính dầu mỡ từ hoạt động bảo dưỡng máy móc thiết bị hoạt động sản xuất của cơ sở

- Nguồn số 5: Bao bì cứng bằng nhựa thải bỏ từ hoạt động tuyển tinh quặng

* Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại:

Căn cứ Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường và theo thực tế phát sinh tại các dự án đang hoạt động với ngành nghề tương tự, khối lượng chủng loại chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở được thể hiện tại bảng sau:

Bảng 3.6 Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại

Khối lượng trung bình (kg/năm)

1 Dầu bôi trơn thải Lỏng 17 02 03 10

2 Bóng đèn huỳnh quang hỏng Rắn 16 01 06 10

3 Giẻ lau dính dầu mỡ Rắn 18 02 01 10

4 Chai lọ đựng hóa chất Rắn 18 01 04 400

5 Bao bì cứng bằng nhựa Rắn 18 01 03 200

* Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý:

Các loại chất thải nguy hại được phân loại thu gom và lưu giữ tạm thời trong kho chứa chất thải nguy hại diện tích 25m 2 theo đúng hướng dẫn của Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày 10/1/2022 (vị trí kho đặt tại phân xưởng khai thác 1) Sau đó thuê đơn vị có đầy đủ chức năng vận chuyển đi xử lý theo quy định (theo hợp đồng số 471/XLCT/VT- VIMICO ngày 06/4/2023 của Công ty CP Kim loại màu Thái Nguyên và Công ty CP xử lý tái chế chất thải công nghiệp Hòa Bình)

Hình 3.12 Kho chứa chất thải nguy hại

Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

a Nguồn phát sinh tiếng ồn, rung:

Vị trí nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung (Theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 106 0 30 ’ , múi chiếu 3 0 )

Bảng 3.7 Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung

STT Nguồn phát sinh Tọa độ

1 - Nguồn số 1: Máy đập hàm PE250x400 X = 433335,2; Y = 2404267,2

2 - Nguồn số 2: Máy đập hàm PE150x750 X = 433335,4; Y = 2404267,4

3 - Nguồn số 3: Máy nghiền bi X = 433333,0; Y = 2404263,8

4 - Nguồn số 4: Máy phân cấp X = 433333,5; Y = 2404264,2

5 - Nguồn số 5: Máy tuyển nổi X = 433350,5; Y = 2404225,2

6 - Nguồn số 6: Máy tuyển cell X = 433350,8; Y = 2404225,5

7 - Nguồn số 7: Máy gạt bọt X = 433351,0; Y = 2404226,0

8 - Nguồn số 8: Bể cô đặc Zn X = 433342,1; Y = 2404228,3

9 - Nguồn số 9: Bể cô đặc Pb X = 433331,7; Y = 2404221,6

8 - Nguồn số 10: Máy lọc chân không Zn X = 433319,5; Y = 2404214,9

10 - Nguồn số 11: Máy lọc chân không Pb X = 433313,2; Y = 2404223,3

13 - Nguồn số 14: Cấp liệu rung X = 433351,7; Y = 2404223,2

14 - Nguồn số 15: Băng tải cấp liệu từ đập 1 ÷ đập 2 X = 433371,8; Y = 2404228,1

15 - Nguồn số 16: Băng tải đập 2 đến bunke X = 433366,5; Y $04246,8

16 - Nguồn số 17: Băng tải cấp liệu bunke đến máy nghiền mới X = 433351,5; Y = 2404223,0

17 - Nguồn số 18: Bể pha thuốc tuyển X = 433329,1; Y = 2404211,4

19 - Nguồn số 20: Băng tải dỡ tinh quặng kẽm X = 433310,4; Y = 2404236,7

- Lựa chọn các thiết bị có tiếng ồn thấp Kiểm tra độ mòn chi tiết và cho dầu bôi trơn thường kỳ, thay thế thiết bị đã cũ bằng các thiết bị mới

- Xây tường kín xung quanh xưởng tuyển và che chắn xung quanh các thiết bị, máy móc phát sinh ồn, rung

- Kiểm tra mức độ ồn, rung, chấn động từ đó đặt ra lịch thi công cho phù hợp để đạt mức ồn tiêu chuẩn cho phép

- Thực hiện biện pháp khắc phục, sửa chữa thiết bị máy móc kịp thời và bảo dưỡng định kỳ để giảm thiểu ô nhiễm, độ ồn phát sinh từ các thiết bị, máy móc

- Trang bị phương tiện bảo hộ lao động chống ồn cho công nhân làm việc ở những khu vực có tiếng ồn cao Công ty trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân như: Nút tai, chụp tai … (Theo quyết định số 2277/QĐ-TMC ngày 01/7/2021 Ban hành quy định chế độ trang bị phòng hộ cá nhân các nhành nghề cho CBCNV trong toàn công ty được đính kèm phần phụ lục báo cáo)

- Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung:

Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

- Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện để phát hiện kịp thời những sơ hở, thiếu sót kịp thời để phòng ngừa, có biện pháp xử lý

- Bố trí bình bọt chữa cháy tại các vị trí dễ xảy ra cháy, trang bị khoảng 20 bình chữa cháy MFZ4

- Dán các nội quy phòng chống cháy nổ tại các khu vực có khả năng cháy nổ

- Phối hợp kịp thời với đội cứu hộ PCCC chuyên nghiệp để kịp thời ứng phó khi có sự cố xảy ra b Sự cố do mưa bão kéo dài

- Thường xuyên nạo vét hệ thống cống rãnh, khơi thông dòng chảy, tăng khả năng tiêu thoát úng, thoát nước cho hệ thống thoát nước trong mùa mưa bão

+ Lắp đặt hệ thống thu lôi chống sét tại các khu vực có khả năng bị sét đánh

+ Thiết lập mạng tiếp đất an toàn, mạng tiếp đất của hệ thống thu sét gồm các dây chôn chìm trong đất được liên kết hàn với các cọc tiếp đất đóng sâu vào lòng đất, đảm bảo điện trở an toàn theo quy phạm

- Phòng chống sự cố sụt lún, xói lở:

+ Thường xuyên kiểm tra sự cố sụt lún công trình, hiện tượng xói lở

+ Trong trường hợp nếu có khu vực sụt lún, xói lở sẽ được dựng biển báo để cán bộ công nhân viên biết, tránh xa khu vực nguy hiểm; và sửa chữa kịp thời tránh ảnh hưởng lâu dài đến cơ sở c Sự cố hệ thống thu gom và thoát nước thải

+ Thường xuyên nạo vét hệ thống cống rãnh, khơi thông dòng chảy, tăng khả năng tiêu thoát úng, thoát nước cho hệ thống thoát nước trong mùa mưa bão

+ Thường xuyên kiểm tra hệ thống thu gom và tiêu thoát nước thải để phát hiện kịp thời sự cố hỏng hóc nhằm khắc phục xử lý tránh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh

Duy trì vận hành đúng quy trình và định kỳ bảo dưỡng máy móc, thiết bị; tập huấn cho công nhân vận hành về việc phòng ngừa, ứng phó sự cố; bố trí lắp đặt 02 thiết bị, trong đó 01 hệ thiết bị vận hành và 01 thiết bị dự phòng hoạt động luân phiên đảm bảo hệ thống thu hom thoát nước thải được vận hành liên tục d Sự cố rò rỉ hóa chất

- Các loại hóa chất được lưu giữ tại các khu vực riêng biệt và cố định trong kho

- Thùng đựng hóa chất được bịt kín để khống chế phòng ngừa rò rỉ và bay hơi

- Những người làm việc trong kho phải được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, thiết bị an toàn theo đúng quy định

- Người quản lý sử dụng hóa chất lập sổ quản lý sử dụng hóa chất, ghi lại ngày tháng xuất nhập kho, lượng hàng trong kho, lượng hàng nhập vào, lượng hàng xuất ra

- Người quản lý hóa chất hàng tháng (1 lần/tháng) kiểm tra sổ quản lý sử dụng hóa chất để nắm được tình hình hóa chất ra vào kho

- Đặt biển báo phù hợp với các loại hóa chất lưu trong kho ở cửa ra vào

- Tiếp tục sử dụng kho chứa hóa chất hiện có diện tích 45 m 2 Thực hiện đầy đủ các biện pháp lưu chứa, quản lý hóa chất theo quy định Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất theo phương án đã lập và được Sở Công thương xác nhận e Phòng ngừa và ứng phó với sự cố vỡ đập

- Trong quá trình vận hành bãi chứa thải thường xuyên kiểm tra để phát hiện kịp thời các sự cố có thể xảy ra, nhất là trong mùa mưa lũ để đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời và phù hợp Một số giải pháp phòng ngừa sự cố đối với công trình hồ đập:

* Đối với hạng mục đập đất

- Thực hiện thi công đập theo đúng thiết kế

- Thu, thoát nước trên đỉnh đập: Thi công hệ thống thu nước trên đỉnh đập như rãnh đỉnh, đê ngăn theo thiết kế để hạn chế nước mưa chảy tràn từ khu vực có địa hình cao chảy vào bãi thải

- Hoàn thiện các công trình phụ trợ phục vụ vận hành, ứng phó khẩn cấp;

- Trồng cây xanh thành đập để tăng khả năng bảo vệ thành đập

- Thường xuyên kiểm tra hệ thống đập kịp thời phát hiện hư hỏng, nứt, trượt sạt lở bờ đập, mái đập để có biện pháp khắc phục kịp thời đặc biệt là vào mùa mưa lũ

* Đối với hạng mục tràn

- Tràn gia cố bề mặt tràn bằng bê tông cốt thép, bố trí công trình tiêu năng và gia cố lòng dẫn ở hạ lưu để hạn chế xói lở và bảo vệ đập

- Tràn không đủ khả năng thoát nước theo yêu cầu, giải pháp là mở rộng khẩu diện tràn hoặc bố trí thêm tràn sự cố,

- Đối với tràn đã được gia cố nhưng bị hư hỏng, giải pháp là phá dỡ những chỗ hư hỏng và thay thế bằng bê tông cốt thép

- Kiểm tra hoạt động của dốc nước, tiến hành nạo vét khơi thông để đảm bảo dòng chảy trên dốc nước được thuận lợi

* Quy trình bảo trì công trình

- Duy trì công tác kiểm tra theo 3 chế độ: Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra trước mùa lũ và kiểm tra sau mùa lũ đối với các hạng mục đập đất, cống lấy nước, cống thoát nước về các hiện tượng nứt, lún, sạt lở, thẩm thấu…

- Quá trình duy tu bảo trì cần lưu ý hư hỏng thường gặp phải như sau:

+ Mặt đập và thân đập bị xói lở Mái thượng lưu bị xói mòn, kết cấu bảo vệ bị xâm hại Mái hạ lưu bị mưa làm trượt lở, cây cối mọc, người và súc vật xâm hại, tổ mối, hang hốc xuất hiện, v.v., các rãnh thoát nước bị bồi lấp, mái hạ lưu bị thấm nước

+ Đập chịu áp lực nước rỉ thải, nước mưa, dòng thấm tập trung có thể xuất hiện qua thân, vai và nền đập, v.v đe dọa an toàn đập

+ Bộ phận tiêu nước có thể bị tắc, bị hư hỏng làm cho đường bão hòa dâng cao, làm mái và taluy đập kém ổn định

+ Đập có thể bị nứt nẻ, sạt trượt lở và lún sụt

- Bảo trì các bộ phận bằng đất:

+ Không để nước đọng thành vũng trên mặt đập;

+ Chăm sóc, bổ sung tầng cỏ trồng bảo vệ mái, chống nước mưa chảy xói thành rãnh; + Chống và trừ diệt sinh vật (mối, chuột…) làm hang ổ;

+ Chặt, dọn bỏ cây dại (không thuộc loại trồng để bảo vệ mái);

+ Khi có hư hỏng nhỏ (nứt nẻ, sạt lở, mối…) phải tiến hành xử lý, bồi trúc để khôi phục công trình trở về nguyên dạng;

+ Tu bổ, sửa chữa thường xuyên rãnh thoát nước, các lớp gia cố bảo vệ mái đập thượng và hạ lưu

+ Các mái taluy đập bị bào mòn, sạt lở do mưa lũ cần phải đắp lại, trồng cỏ và làm lại các lớp gia cố bảo vệ mái

- Bảo trì bộ phận công trình bằng bê tông, gạch, đá

+ Các hư hỏng có thể ảnh hưởng tới khả năng làm việc của công trình được kiểm tra thường xuyên và tu sửa hoặc thay thế kịp thời

+ Khi các khối bê tông có vết nứt ở mặt ngoài sâu, có thể dùng vữa xi măng pha phụt gia cường độ cao (hoặc phụ gia chống thấm khi yêu cầu chống thấm) Với những vết nứt nông có thể dùng vữa xi măng xử lý trát trực tiếp

- Khi lớp bê tông bề mặt bị xốp, bị nổ tróc lên do xâm thực thì cần đục bỏ, quét lớp vữa phụ gia cường độ cao, sau đó ghép ốp ván cốp pha đổ bê tông lại phần đã đục bỏ đi

* Quy trình ứng phó khi sự cố sảy ra:

Dựa vào tình hình thực tế sản xuất và các khả năng xảy ra sự cố trên địa bàn Xí nghiệp có thể đưa ra giả định sự cố như sau:

Tình huống 1: Đập Bãi thải có nguy cơ bị vỡ do mưa lũ kéo dài, nhưng sự cố vỡ đập chưa xảy ra

Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

Đơn vị thường xuyên kiểm tra các hệ thống đường ống dẫn nước thải, hệ thống cống rãnh nhằm phát hiện sớm những nguy cơ gây rò rỉ nước để triển khai ngay các biện pháp khắc phục kịp thời.

Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Không thay đổi so với Đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt Đơn vị đã được Sở Công thương kiểm tra và có thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng số 289/TB-SCT ngày 30/01/2024

3.9 Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học

Phương án cải tạo, phục hồi môi trường cho Xưởng tuyển và bãi thải Sa Lung đã được lập và tính toán số tiền ký quỹ trong Phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung của Dự án mở rộng và nâng cấp công suất mỏ chì kẽm Lang Hit, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép môi trường số 42/GPMT-BTNMT ngày 23/2/2023 Tổng kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường toàn mỏ, xưởng tuyển và bãi thải là 4.922.799.000 đồng Đối với xưởng tuyển và bãi chứa thải Sa Lung hiện có được giữ nguyên hiện trạng Do đó không thay đổi phương án cải tạo phục hồi môi trường, không thay đổi số tiền ký quỹ cải tạo.

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với khí thải

4.1.2 Nguồn phát sinh bụi, khí thải:

- Nguồn số 1: Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động bốc xúc quặng nguyên khai, từ quá trình đập nghiền sàng

- Nguồn số 2: Hoạt động của các phương tiện vận tải

4.1.2 Lưu lượng xả bụi, khí thải tối đa

- Nguồn số 01: Không xác định

- Nguồn số 02: Không xác định

- Dòng khí thải số 01: Không xác định

- Dòng khí thải số 02: Không xác định

4.1.4 Các chất ô nhiễm và giới hạn các chất ô nhiễm theo dòng thải

- Dòng số 01, 02: Bụi, khí thải phát sinh phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu của QCVN 05:2023/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí (trung bình 1 giờ), cụ thể như sau:

4.1 Giá trị giới hạn tối đa của các thông số cơ bản trong không khí xung quanh

TT Chất ô nhiễm Đơn vị tính

Giá trị giới hạn cho phép

Tần suất quan trắc định kỳ

Quan trắc tự động, liên tục

1 Tổng bụi lơ lửng (TSP) àg/Nm 3 300

Không thuộc đối tượng (theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)

Không thuộc đối tượng (theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)

4.1.5 Vị trí, phương thức xả khí thải

- Phương thức xả thải: Gián đoạn

- Nguồn tiếp nhận: Môi trường không khí khu vực xưởng tuyển.

Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải

4.2.1 Nguồn phát sinh nước thải a Nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt:

- Nguồn số 1: Từ hoạt động sinh hoạt của công nhân làm việc tại xưởng tuyển b Nguồn phát sinh nước thải sản xuất:

- Nguồn số 1: Nước thải phát sinh từ khu vực gầm sàn nhà xưởng tuyển

- Nguồn số 2: Nước thải phát sinh từ quá trình lọc ép, rửa nền khu vực tuyển nổi

- Nguồn số 3: Nước thải lẫn đuôi thải (bùn thải) từ khu vực tuyển

- Nguồn số 4: Nước thải phát sinh từ khu vực nhà hóa nghiệm

- Nguồn số 5: Nước thải phát sinh từ khu vực nhà pha vôi

- Dòng nước thải: 01 dòng nước thải sản xuất (Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất sau khi qua các bể lắng được thu gom về bể trung gian (dung tích 100m 3 ) sau đó được luân chuyển đến bãi thải quặng đuôi, tiếp tục lắng cặn tại bể 3 ngăn và chảy ra nguồn tiếp bằng đường ống HDPE Nước thải sau khi xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT - Cột B (Kq

4.2.3 Lưu lượng xả nước thải tối đa

- Lưu lượng xả tối đa: 400m 3 /ngày đêm, tương đương 16,67 m 3 /giờ (theo giấy phép xả thải đã được cấp số 3536/GP-UBND ngày 09/11/2020)

4.2.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải

Giá trị giới hạn nồng độ các chất các ô nhiễm theo dòng nước thải từ nước thải sản xuất trước khi xả thải ra môi trường không được vượt quá Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT (cột B (Kq = 0,9; kf = 1,1) được thể hiện chi tiết tại bảng 4.2

Bảng 4.2 Giá trị giới hạn nồng độ các chất các ô nhiễm theo dòng nước thải trước khi xả thải ra môi trường

TT Chất ô nhiễm Đơn vị tính

Giá trị giới hạn tối đa

Tần suất quan trắc định kỳ

Tần xuất quan trắc tự động liên tục

Không thuộc đối tượng phải quan trắc nước thải tự động, liên tục theo quy định tại Khoản 2, Điều 97

Phụ lục XXVIII Nghị định 08/2022/N Đ-CP

4.2.5 Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải

- Vị trí xả nước thải: Khe suối Sa Lung, xóm Làng Mới, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Tọa độ vị trí xả thải (theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 106 0 30’, múi chiếu 3 0 ): X(m): 2403329; Y(m): 433307

- Phương thức xả thải: Tự chảy, xả mặt

- Nguồn tiếp nhận: Khe suối Sa Lung, xóm Làng Mới, xã Tân Long, huyện Đồng

Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung

4.3.1 Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung

Bảng 4.3 Vị trí phát sinh (Theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 106 0 30 ’ , múi chiếu 3 0 ):

STT Nguồn phát sinh Tọa độ

1 - Nguồn số 1: Máy đập hàm PE250x400 X = 433335,2; Y = 2404267,2

2 - Nguồn số 2: Máy đập hàm PE150x750 X = 433335,4; Y = 2404267,4

3 - Nguồn số 3: Máy nghiền bi X = 433333,0; Y = 2404263,8

4 - Nguồn số 4: Máy phân cấp X = 433333,5; Y = 2404264,2

5 - Nguồn số 5: Máy tuyển nổi X = 433350,5; Y = 2404225,2

6 - Nguồn số 6: Máy tuyển cell X = 433350,8; Y = 2404225,5

7 - Nguồn số 7: Máy gạt bọt X = 433351,0; Y = 2404226,0

8 - Nguồn số 8: Bể cô đặc Zn X = 433342,1; Y = 2404228,3

9 - Nguồn số 9: Bể cô đặc Pb X = 433331,7; Y = 2404221,6

10 - Nguồn số 10: Máy lọc chân không Zn X = 433319,5; Y = 2404214,9

11 - Nguồn số 11: Máy lọc chân không Pb X = 433313,2; Y = 2404223,3

14 - Nguồn số 14: Cấp liệu rung X = 433351,7; Y = 2404223,2

15 - Nguồn số 15: Băng tải cấp liệu từ đập 1 ÷ đập 2 X = 433371,8; Y = 2404228,1

16 - Nguồn số 16: Băng tải đập 2 đến bunke X = 433366,5; Y $04246,8

17 - Nguồn số 17: Băng tải cấp liệu bunke đến máy nghiền mới X = 433351,5; Y = 2404223,0

18 - Nguồn số 1: Bể pha thuốc tuyển X = 433329,1; Y = 2404211,4

20 - Nguồn số 20: Băng tải dỡ tinh quặng kẽm X = 433310,4; Y = 2404236,7

4.3.2 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung

Giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng bao gồm:

+ QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn quy định các nguồn gây ra tiếng ồn do hoạt động sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ và sinh hoạt không được vượt quá giá trị quy định tại bảng 4.4

Bảng 4.4 Bảng giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn

(theo mức âm tương đương), dBA

Tần suất quan trắc định kỳ Ghi chú

1 70 55 Không thực hiện Khu vực thông thường

+ QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung quy định các nguồn gây ra rung, chấn động do các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ không được vượt quá mức giá trị quy định tại Bảng 4.5

Bảng 4.5 Bảng giá trị tối đa cho phép về mức gia tốc rung

Thời gian áp dụng trong ngày và mức gia tốc rung cho phép, dB Tần suất quan trắc định kỳ Ghi chú

1 75 60 Không thực hiện Khu vực thông thường

Nội dung cấp phép quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn công nghiệp phải kiểm soát, chất thải nguy hại

a Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại phát sinh thường xuyên:

Khối lượng trung bình (kg/năm)

1 Dầu bôi trơn thải Lỏng 17 02 03 10

2 Bóng đèn huỳnh quang hỏng Rắn 16 01 06 10

3 Giẻ lau dính dầu mỡ Rắn 18 02 01 10

4 Chai lọ đựng hóa chất Rắn 18 01 04 400

5 Bao bì cứng bằng nhựa Rắn 18 01 03 200

Tổng khối lượng 630 b Khối lượng, chủng loại chất thải rắn công nghiệp cần phải kiểm soát

STT Tên chất thải Trạng thái tồn tại

Khối lượng trung bình (kg/năm)

1 Bùn bể tự hoại Bùn 12 06 13 1200

2 Bùn thải từ bể lắng số 1, 2, 3 Bùn 12 06 05 30.000

3 Bùn thải từ tuyển quặng Bùn 010201 42.984.000

Tổng khối lượng 43.015.200 c Khối lượng, chủng loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh

TT Tên chất thải Khối lượng trung bình (kg/năm)

Nội dung đề nghị cấp phép khác về bảo vệ môi trường

Thời hạn của giấy phép môi trường

Căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất và các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở đã hoàn thiện xây dựng Theo như nội dung mục 3.3 chương 3, dung tích chứa sau năm 2023 của bãi thải Sa Lung là 60.146 m 3 , tương đương khoảng 2,4 năm đổ thải Từ những nội dung trên, chủ cơ sở xin được đề nghị thời hạn giấy phép môi trường của cơ sở là: 2 năm 4 tháng

Sau khi được cấp phép, chủ cơ sở sẽ thực hiện vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường của dự án cùng với đó là nghiên cứu bố trí bãi thải bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu đổ thải của nhứng năm tiếp theo.

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Kết quả quan trắc môi trường định kỳ của cơ sở

Công ty Cổ phần Kim loại màu Thái Nguyên quan trắc chất lượng môi trường nước thải định kỳ Xí nghiệp kẽm chì Làng Hích với tần suất 4 lần/năm do Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường Thái Nguyên thực hiện Cụ thể:

Năm 2022: Đợt 1: Ngày lấy mẫu: 28/3/2022; Ngày phân tích: 29/3/2022 đến 05/4/2022 Đợt 2: Ngày lấy mẫu: 21/6/2022; Ngày phân tích: 22/6/2022 đến 29/6/2022 Đợt 3: Ngày lấy mẫu: 25/8/2022; Ngày phân tích: 26/8/2022 đến 05/9/2022 Đợt 4: Ngày lấy mẫu: 02/11/2022; Ngày phân tích: 03/11/2022 đến 10/11/2022 Năm 2023: Đợt 1: Ngày lấy mẫu: 24/3/2023; Ngày phân tích: 24/3/2023 đến 31/3/2023 Đợt 2: Ngày lấy mẫu: 25/5/2023; Ngày phân tích: 26/5/2023 đến 01/6/2023 Đợt 3: Ngày lấy mẫu: 19/9/2023; Ngày phân tích: 20/9/2023 đến 27/9/2023 Đợt 4: Ngày lấy mẫu: 16/11/2023; Ngày phân tích: 17/11/2023 đến 24/11/2023

Bảng 5.1: Tổng hợp kết quả quan trắc môi trường nước thải sản xuất tại cửa xả hồ thải Sa Lung

STT Chỉ tiêu Đơn vị

40:2011/ BTNMT Cột B Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4

- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt

- KPH: Không phát hiện Kết quả phân tích mẫu thấp hơn giới hạn phát hiện MDL của phương pháp; MDL: Giới hạn phát hiện của phương pháp thử

- Giá trị sau dấu "

Ngày đăng: 09/03/2024, 12:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN