1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của Dự án ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH KHAI THÁC MỎ CÁT SAN LẤP VÀ KHOÁNG SẢN ĐI KÈM (SÉT) TRÊN SÔNG HẬU, ĐOẠN THỊ TRẤN MÁI DẦM, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG VỚI CÔNG SUẤT KHAI THÁC 80.000 M³NĂM

193 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Của Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Công Trình Khai Thác Mỏ Cát San Lấp Và Khoáng Sản Đi Kèm (Sét) Trên Sông Hậu, Đoạn Thị Trấn Mái Dầm, Huyện Châu Thành, Tỉnh Hậu Giang Với Công Suất Khai Thác 80.000 M³/Năm
Trường học Công Ty TNHH Vật Liệu Xây Dựng Trần Đức Vẹn
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hậu Giang
Định dạng
Số trang 193
Dung lượng 7,55 MB

Nội dung

Trang 1 BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNGcủa Dự án ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH KHAI THÁC MỎCÁT SAN LẤP VÀ KHỐNG SẢN ĐI KÈM SÉT TRÊNSÔNG HẬU, ĐOẠN THỊ TRẤN MÁI DẦM, HUYỆNCHÂU THÀNH, TỈN

Trang 1

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

của Dự án ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH KHAI THÁC MỎ CÁT SAN LẤP VÀ KHOÁNG SẢN ĐI KÈM (SÉT) TRÊN SÔNG HẬU, ĐOẠN THỊ TRẤN MÁI DẦM, HUYỆN

CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG VỚI CÔNG SUẤT KHAI THÁC 80.000 M³/NĂM Tại thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang

Trang 2

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

của Dự án

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH KHAI THÁC MỎ CÁT SAN LẤP VÀ KHOÁNG SẢN ĐI KÈM (SÉT) TRÊN SÔNG HẬU, ĐOẠN THỊ TRẤN MÁI DẦM, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG

VỚI CÔNG SUẤT KHAI THÁC 80.000 M³/NĂM

T i th tr n Mái D m, huy n Châu Thành, t nh H u Giangại thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang ị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang ấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang ầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang ện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang ỉnh Hậu Giang ậu Giang

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG VI DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VII

MỞ ĐẦU 1

1.1 Thông tin chung về dự án 1

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án 2

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 3

1.4 Địa điểm thực hiện dự án và phạm vi báo cáo ĐTM 3

2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM 4

2.1 Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 4

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án 9

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường 10

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM 10

3.1 Chủ dự án 10

3.2 Đơn vị tư vấn 10

3.3 Quá trình thực hiện ĐTM 10

4 PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM 13

4.1 PHƯƠNG PHÁP ĐTM 13

4.2 PHƯƠNG PHÁP KHÁC 14

5 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM 16

5.1.1 THÔNG TIN CHUNG 16

5.1.2 PHẠM VI, QUY MÔ, CÔNG SUẤT 16

5.1.3 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 16

6 MỞ VỈA 18

7 TRÌNH TỰ KHAI THÁC 19

8 HỆ THỐNG KHAI THÁC, CÔNG NGHỆ KHAI THÁC 20

9 CÁC THÔNG SỐ HỆ THỐNG KHAI THÁC 21

10 LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ KHAI THÁC 21

11 VẬN TẢI TRONG MỎ 22

12 CÔNG TÁC THẢI ĐẤT ĐÁ 22

13 THOÁT NƯỚC MỎ VÀ BÃI THẢI 22

14 CÔNG TÁC CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN 22

15 KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG 22

CHƯƠNG 1 34

THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 34

1.1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 34

1.1.1 TÊN DỰ ÁN 34

1.1.2 CHỦ DỰ ÁN 34

1.1.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 34

Trang 4

1.1.3.1 Vị trí địa lý của dự án 34

1.1.3.2 Các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội và các đối tượng khác có khả năng bị tác động bởi dự án 36

1.1.4 Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án 39

1.2 CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH CỦA DỰ ÁN 39

1.2.1 CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH CHÍNH 39

1.2.2 CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ CỦA DỰ ÁN 52

1.2.3 CÁC HẠNG MỤC XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 52

1.2.4 CÁC CÔNG TRÌNH GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG DO SẠT LỞ, SỤT LÚN, XÓI LỞ, BỒI LẮNG 53

1.3 NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG CỦA DỰ ÁN; NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN 53

1.3.1 TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG DỰ ÁN 53

1.3.2 TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH DỰ ÁN 54

1.3.3 Sản phẩm đầu ra của dự án 55

1.4 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT, VẬN HÀNH 55

1.5 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG 58

1.6 TIẾN ĐỘ, TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN 60

1.6.1 TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN 60

1.6.2 TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 61

1.6.3 TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN 62

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 64

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 64

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 64

2.1.1.2 Điều kiện khí tượng 68

2.1.1.3 Điều kiện thuỷ văn 72

2.1.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN 73

2.1.2.1 Điều kiện kinh tế 73

2.1.2.2 Điều kiện về xã hội 74

2.2 HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 75

2.2.1 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG 75

2.2.2 HIỆN TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC 78

2.3 NHẬN DẠNG CÁC ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG, YẾU TỐ NHẠY CẢM VỀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 78

2.4 SỰ PHÙ HỢP CỦA ĐỊA ĐIỂM LỰA CHỌN THỰC HIỆN DỰ ÁN 79

3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN TRIỂN KHAI XÂY DỰNG 81

3.1.1 Đánh giá, dự báo tác động 81

3.1.2 CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN 82

3.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH 86

3.2.1 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG 86

3.2.2 CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN 101

Trang 5

3.3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN ĐÓNG CỬA MỎ VÀ CẢI TẠO,

PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 112

3.3.1 Đánh giá dự báo các tác động trong giai đoạn đóng cửa mỏ và cải tạo, phục hồi môi trường 112

3.3.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường trong giai đoạn đóng cửa mỏ và cải tạo, phục hồi môi trường 114

3.4 TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 116

3.5 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO 120

4.1 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 125

4.2 NỘI DUNG CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 128

4.2.1 Khối lượng cải tạo, PHMT 128

4.2.2 Nhu cầu máy móc, thiết bị phục vụ công tác cải tạo, phục hồi môi trường 132

4.3 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 133

4.3.1 Sơ đồ tổ chức quản lý cải tạo, phục hồi môi trường 133

4.3.2 Tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình 133

4.3.3 Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo, phục hồi môi trường 136

4.3.4 Giải pháp quản lý, Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo, PHMT sau khi kiểm tra, xác nhận 136

4.4 DỰ TOÁN KINH PHÍ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 136

4.4.1 Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường 136

4.4.2 Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ 140

4.4.3 Đơn vị nhận ký quỹ 141

CHƯƠNG 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 142

5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 142

5.2 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 146

CHƯƠNG 6 KẾT QUẢ THAM VẤN 149

6.1 QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 149

6.2 KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 149

6.2.1 Ý KIẾN CỦA UBND THỊ TRẤN MÁI DẦM 149

6.2.2 Ý KIẾN CỦA UBMTTQ THỊ TRẤN MÁI DẦM 150

6.2.3 Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN 151

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 152

1 KẾT LUẬN 152

2 KIẾN NGHỊ 152

3 CAM KẾT 152

TÀI LIỆU THAM KHẢO 156

PHỤ LỤC 157

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BOD5 - Nhu cầu oxy sinh hoá (đo ở 20oC trong 5 ngày)

Bộ TN&MT - Bộ Tài nguyên và Môi trường

MPN - Số lớn nhất có thể đếm được (phương pháp xác định vi sinh)

TCXDVN - Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

Trang 7

TP - Thành phố

UBMTTQ - Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 0 1 Danh sách cán bộ tham gia trực tiếp lập báo cáo ĐTM của dự án 12

Bảng 0 2 Tổng hợp các thiết bị sử dụng 22

Bảng 0 3 Bảng tổng hợp các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 24

Bảng 0 4 Thống kê các hoạt động phát sinh tác động đến môi trường 25

Bảng 1 1 Bảng tọa độ các điểm khép góc khu vực thăm dò 34

Bảng 1 2 Các phương pháp di chuyển ghe hút ứng với phương pháp định vị 47

Bảng 1 3 Tổng hợp các thông số hệ thống khai thác 47

Bảng 1 4 Số lượng thiết bị khai thác 50

Bảng 1 5 Thông số kỹ thuật của máy xúc tay gầu kéo Hitachi 50

Bảng 1 6 Tổng hợp các thiết bị sử dụng 50

Bảng 1 7 Bảng tổng hợp các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 52

Bảng 1 8 Tổng hợp nhu cầu nhiên liệu tại mỏ 54

Bảng 1 9 Bán kính khai thác an toàn tối thiểu ứng với độ sâu khai thác 57

Bảng 1 10 Lịch kế hoạch khai thác mỏ 60

Bảng 1 11 Tiến độ thực hiện dự án 61

Bảng 1 12 Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án 61

Bảng 2 1 Nhiệt độ không khí trung bình năm từ năm 2017 đến năm 2021 69

Bảng 2 2 Tổng số giờ nắng trung bình năm từ năm 2017 đến năm 2021 70

Bảng 2 3 Độ ẩm tương đối không khí các tháng trung bình từ năm 2017 đến năm 2021 70

Bảng 2 4 Lượng mưa trong tháng từ năm 2017 đến năm 2021 71

Trang 9

Bảng 3 1 Các nguồn gây tác động liên quan đến chất thải trong giai đoạn vận hành.86 Bảng 3 2 Tải lượng bụi, khí thải phát sinh từ thiết bị của Dự án giai đoạn vận hành.87 Bảng 3 3 Nồng độ cực đại của các chất ô nhiễm trong khí thải phát sinh do đốt cháy

nhiên liệu sử dụng của động cơ 87

Bảng 3 4 Đặc trưng về nồng độ ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 91

Bảng 3 5 Dự báo CTNH phát sinh trong giai đoạn khai thác 92

Bảng 3 6 Các nguồn tác động không liên quan đến chất thải 93

Bảng 3 7 Dự báo lan truyền tiếng ồn theo khoảng cách 94

Bảng 3 8 Tổng hợp các đánh giá tác động môi trường 99

Bảng 3 9 Tổng hợp tác động môi trường do quá trình thi công khai thác của Dự án 99

Bảng 3 10 Danh mục các công trình, biện pháp BVMT của Dự án 116

Bảng 3 11 Tổ chức nhân sự cho công tác quản lý môi trường của Dự án 120

Bảng 3 12 Độ tin cậy của các nguồn số liệu chính phục vụ đánh giá ĐTM 120

Bảng 3 13 Độ tin cậy của các đánh giá tác động liên quan đến chất thải 122

Bảng 3 14 Độ tin cậy của các đánh giá tác động không liên quan đến chất thải 123

ca DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1 1 Sơ đồ vị trí Khu vực dự án trên lòng sông Hậu 35

Hình 1 2 Vị trí Khu vực dự án trong sơ đồ tổng thể tỉnh Hậu Giang 35

Hình 1 3 Biểu đồ chế độ công tác mỏ 41

Hình 1 4 Vị trí mở vỉa của Dự án 42

Hình 1 5 Sơ đồ nguyên lý cấu tạo của xáng cạp 45

Hình 1 6 Sơ đồ công nghệ khai thác của dự án 56

Hình 1.7 Sơ đồ tổ chức quản lý thực hiện dự án giai đoạn chuẩn bị (tập kết thiết bị) và giai đoạn khai thác 62

Hình 3 1 Hình ảnh minh họa cho phương tiện khai thác và vận chuyển 90

Hình 3 2 Sơ đồ các tác động của Dự án đến môi trường 101

Hình 4 1 Đường thuộc thị trấn Mái Dầm của mỏ 131

Hình 4 2 Sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường 133

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

1.1 Thông tin chung về dự án

Hậu Giang là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long Tỉnh nằm ở hạ lưusông Hậu, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt Hậu Giang tiếp giápvới thành phố Cần Thơ, trung tâm của vùng Tây Nam Bộ Tỉnh hiện nay là thành phố

Vị Thanh cách Thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía Tây Nam, cách thành phố CầnThơ 60 km theo Quốc lộ 61 và chỉ cách 40 km theo đường nối Vị Thanh - thành phốCần Thơ

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang có rất nhiều các công trình giao thông đang đượctriển khai xây dựng Vì vậy, nhu cầu vật liệu san lấp (cát sông) và khoáng sản đi kèm(đất đắp lề đường) là mối quan tâm đặc biệt của tỉnh cũng như các vùng lân cận Đặcbiệt hiện nay chính phủ đang cấp cơ chế đặc thù cho các công trình giao thông trọngđiểm cao tốc Cần Thơ – Hậu Giang và Hậu Giang – Cà Mau thuộc dự án xây dựngcông trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025 Do đó nhucầu về vật liệu xây dựng phục vụ cho các công trình nêu trên là rất cần thiết và cấpbách

Nắm bắt nhu cầu đó, được sự đồng ý về mặt chủ trương của Nhà nước, Công tyTNHH Vật liệu xây dựng Trần Đức Vẹn đã phối hợp với Công ty Cổ phần Tư vấnNam Khang tiến hành khảo sát xác định trữ lượng cát trên sông Hậu, thị trấn MáiDầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, nhằm mục đích xác định trữ lượng và chấtlượng cát có trong khu vực

Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Trần Đức Vẹn được UBND tỉnh Hậu Giangcho phép chủ trương khảo sát thực địa để lập đề án thăm dò khoáng sản cát san lấptrên lòng sông Hậu thuộc địa bàn thị trấn Mái Dầm huyện Châu Thành, tỉnh HậuGiang tại Văn bản số 1106/UBND-NCTH ngày 3/8/2022 nhằm đáp ứng nhu cầu cátsan lấp trên địa bàn tỉnh và cho các khu vực xung quanh

Được sự cho phép của UBND tỉnh Hậu Giang, Công ty TNHH Vật liệu xây dựngTrần Đức Vẹn quyết định đầu tư dự án khai thác cát san lấp và khoáng sản đi kèm (sét)trên sông Hậu, thuộc thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang với côngsuất khai thác dự kiến là 80.000 m³/năm để cung cấp cho nhu cầu vật liệu để thi côngcác tuyến đường cao tốc trọng điểm Cần Thơ – Hậu Giang và Hậu Giang – Cà Mauthuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, giai đoạn2021-2025 và các công trình lân cận trên khu vực

Khu vực thăm dò có diện tích 17,8 ha nằm trên lòng sông Hậu, thuộc thị trấn MáiDầm, huyện Châu Thành Công suất mỏ khai thác dự kiến là là 80.000 m3/năm, trong

đó cát san lấp trung bình 46.400m3, khoáng sản đi kèm (sét) 33.600m3 Tuổi thọ dự án:

5 năm

Tổng trữ lượng cát san lấp và khoáng sản đi kèm (sét):

Trang 11

- Tổng trữ lượng địa chất cát san lấp và khoáng sản đi kèm (sét): 395.160 m3 tínhđến cote-20m;

- Tổng trữ lượng địa chất cát san lấp và khoáng sản đi kèm (sét) huy động vàokhai thác toàn mỏ là: 385.958 m3 tính đến cote-20m;

- Chiều dày thân cát tính trung bình đến cote-20m là: 1,3m;

- Chiều dày thân sét khoáng sản đi kèm: 0,92m

Đây là dự án đầu tư xây dựng mới Nhằm thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệmôi trường năm 2020 (Quy định tại khoản a,b; Mục 1; Điều 30), Nghị định số08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một sốđiều của Luật bảo vệ môi trường và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng

01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điềucủa Luật bảo vệ môi trường thì Dự án Đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ cát sanlấp và khoáng sản đi kèm (sét) trên sông Hậu, đoạn thị trấn Mái Dầm, huyện ChâuThành, tỉnh Hậu Giang với công suất khai thác 80.000 m³/năm sẽ phải lập báo cáoĐTM

Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Trần Đức Vẹn đã phối hợp với đơn vị dịch vụ

tư vấn là Công ty Cổ phần Tư vấn Nam Khang tiến hành lập báo cáo đánh giá tác độngmôi trường (ĐTM) cho Dự án: “Đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ cát san lấp

và khoáng sản đi kèm (sét) trên sông Hậu, đoạn thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành,tỉnh Hậu Giang, công suất khai thác 80.000 m³/năm” tại thị trấn Mái Dầm, huyện ChâuThành, tỉnh Hậu Giang (Sau đây gọi tắt là Dự án) trình Ủy ban nhân dân tỉnh HậuGiang/ Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt (Dự án thuộc Khoản 9,Mục III, Phụ lục IV của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chínhphủ) Theo Khoản 9, Mục III, Phụ lục IV Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng

01 năm 2022 của Chính phủ, thì Dự án khai thác khoáng sản; dự án khai thác, sử dụngtài nguyên nước thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản của Ủy bannhân dân cấp tỉnh thuộc trách nhiệm phê duyệt báo cáo ĐTM của Ủy ban nhân dântỉnh Hậu Giang

Mẫu cấu trúc, nội dung nghiên cứu, xây dựng báo cáo ĐTM cho dự án nêu trênhoàn toàn tuân thủ theo đúng hướng dẫn tại Mẫu số 04, Phụ lục II của Thông tư số02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chitıết thı hành một số đıều của luật bảo vệ môı trường Báo cáo ĐTM của Dự án là giảipháp quản lý phi công trình nhằm phòng ngừa ô nhiễm tại nguồn từ khâu quy hoạch

dự án, đồng thời là công cụ khoa học nhằm phân tích, dự báo và đánh giá các tác động

có lợi, có hại, trực tiếp, gián tiếp, trước mắt và lâu dài trong giai đoạn chuẩn bị, xâydựng và hoạt động của dự án Qua đó có thể chủ động lựa chọn và đề xuất các phương

án quản lý và công nghệ khả thi nhằm hạn chế, ngăn ngừa và xử lý tác động tiêu cực

để đạt được quy chuẩn môi trường của Nhà nước, đảm bảo mục tiêu phát triển bềnvững

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án

Trang 12

Dự án “Đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ cát san lấp và khoáng sản đikèm (sét) trên sông Hậu, đoạn thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang,công suất khai thác 80.000 m³/năm” tại thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnhHậu Giang thuộc loại hình dự án đầu tư xây dựng mới.

Dự án đầu tư sẽ được giám đốc Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Trần Đức Vẹnphê duyệt; UBND tỉnh Hậu Giang cấp giấy phép khai thác khoảng sản

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

Dự án nằm trong khu vực quy hoạch khai thác khoáng sản theo:

+ Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh HậuGiang về việc thông qua quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đếnnăm 2050

+ Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việcphê duyệt Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, địnhhướng đến năm 2050

+ Quyết định số 512/QĐ-UBND ngày 29/3/2017 của UBND tỉnh Hậu Giang vềviệc phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh hậu giang đến năm 2020,tầm nhìn đến năm 2030

+ Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựngthông thường và than bùn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2015, tầm nhìn đếnnăm 2020;

1.4 Địa điểm thực hiện dự án và phạm vi báo cáo ĐTM

Dự án: “Đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ cát san lấp và khoáng sản đikèm (sét) trên sông Hậu, đoạn thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang,công suất khai thác 80.000 m³/năm” được thực hiện tại thị trấn Mái Dầm, huyện ChâuThành, tỉnh Hậu Giang

Do đó, theo quy định tại Mục 1, Điều 33 của Luật bảo vệ môi trường (2020), thìCông ty TNHH Vật liệu xây dựng Trần Đức Vẹn sẽ phải tổ chức tham vấn cơ quan, tổchức, cộng đồng chịu tác động trực tiếp bởi dự án thuộc phạm vi địa bàn thị trấn MáiDầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang

Phạm vi của Dự án bao gồm:

- Giai đoạn chuẩn bị của dự án: Trước khi mỏ được cấp giấy phép khai thác

- Giai đoạn XDCB mỏ: tập kết thiết bị, thuê đất, thuê mặt nước

- Giai đoạn vận hành - khai thác theo công suất thiết kế

Trang 13

- Giai đoạn kết thúc khai thác: Giai đoạn đóng cửa mỏ, cải tạo phục hồi môitrường tại mỏ.

2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM

2.1 Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

2.1.1 Các văn bản Luật

- Luật Phòng cháy và chữa cháy Số 27/2001/QH10, ngày 29/06/2001 của Quốc Hội;

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11, ngày 29/6/2006 của QuốcHội;

- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12, ngày 13/11/2008 của Quốc Hội;

- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12, ngày 17/11/2010 của Quốc Hội;

- Luật Tài nguyên nước Số 17/2012/QH13, ngày 21/06/2012 của Quốc Hội;

- Luật Phòng, chống thiên tai Số 33/2013/QH13, ngày 19/06/2013 của Quốc Hội;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13, ngày 29/11/2013 của Quốc Hội;

- Luật Phòng cháy và Chữa cháy sửa đổi Số 40/2013/QH13, ngày 22/11/2013 củaQuốc Hội;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, ngày 18/6/2014 của Quốc Hội;

- Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13, ngày 25/6/2015 của Quốc Hội;

- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội;

- Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/6/2020 của Quốc hội;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật xây dựng số 62/2020/QH14 ngày17/6/2020

- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020, ngày hiệu lực01/01/2022

- Pháp lệnh đê điều ngày 24/8/2000

Trang 14

- Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính Phủ Quy định chi tiết một

số nội dung về quy hoạch xây dựng

- Nghị định số 43/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 6/5/2015 Quy định lập, quản lýhành lang bảo vệ nguồn nước

- Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một

số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn laođộng, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động

- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thihành một số điều của Luật khoáng sản

- Nghị định số 78/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/5/2018 về sửa đổi, bổ sungmột số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy địnhchi tiết thi hành một số điều Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

- Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 5/10/2018 của Chính phủ quy định về sửa đổimột số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnhvực tài nguyên và môi trường

- Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23/2/2018 của Chính phủ Quy định về bảo hiểmcháy, nổ bắt buộc

- Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định

về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông

- Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/07/2020 của Chính phủ quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tainạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc

- Nghị định số 53/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ quy định phíbảo vệ môi trường đối với nước thải

- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một

số điều và biện pháp thi hành Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy

- Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sungmột số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai

- Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021 của Chính phủ về Quy định chi tiết một

số nội dung về Quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng

- Nghị định 09/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý vật liệu xâydựng

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tưxây dựng công trình

- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/2/2021 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu

tư xây dựng

Trang 15

- Nghị định số 97/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sungmột số điều của Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Chínhphủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy địnhchi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường

- Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ Quy định về xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

- Nghị định số 27/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 của Chính phủ về phí bảo vệ môitrường đối với khai thác khoáng sản

2.1.3 Các thông tư, Quyết định, Chỉ thị

- Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môitrường Quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồiđất

- Thông tư số 01/2016/TT-BTNMT ngày 13/1/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên vàMôi trường quy định kỹ thuật về công tác thăm dò cát, sỏi lòng sông và đất, đá làm vậtliệu san lấp

- Thông tư số 07/2016/TT-BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trườngQuy định các bộ dữ liệu, chuẩn dữ liệu và xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu khí tượngthủy văn quốc gia

- Thông tư 26/2016/TT-BCT ngày 30/11/2016 của Bộ Công Thương Quy định nộidung lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng và dự toánxây dựng công trình mỏ khoáng sản

- Thông tư số 44/2016/TT-BTNMT ngày 26/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên vàMôi trường quy định nội dung công tác giám sát thi công đề án thăm dò khoáng sản

- Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tàinguyên và Môi trường quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoángsản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ s ơ cấp phéphoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản; trình tự, thủ tục đóngcửa mỏ khoáng sản

- Thông tư số 51/2017/TT-BTNMT ngày 30 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tàinguyên và Môi trường bổ sung một số điều của Thông tư số 45/2016/TT-BTNMTngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về

đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt độngkhoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệttrữ lượng khoáng sản; trình tự, thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản

- Thông tư số 60/2017/TT-BTNMT ngày 8/12/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trườngban hành Quy định về phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn

Trang 16

- Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công thương quy định cụ thể

và hướng dẫn thi hành một số đıều của Luật hóa chất và Nghị định số

113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của chính phủ quy định chi tıết và hướng dẫn thi hànhmột số điều của luật hóa chất

- Thông tư 75/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trườngquy định về bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thácnước dưới đất

- Thông tư số 02/2018/TT-BXD ngày 06/02/2018 của Bộ Xây dựng quy định về bảo

vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệmôi trường ngành Xây dựng

- Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ Công an quyđịnh chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luậtsửa đổı, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tıết một số đıều vàbiện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổı, bổ sung một số đıềucủa luật phòng cháy và chữa cháy

- Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

về việc quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắcchất lượng môi trường

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường quy định chi tıết thi hành một số điều của luật bảo vệ môı trường

- Thông tư số 01/2023/TT-BTNMT ngày 13/3/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh

- Thông tư số 38/2023/TT-BTC ngày 08/6/2023 của Bộ Tài chính về quy định mức thu,chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh gıá tác động môı trường

do cơ quan trung ương thực hıện thẩm định

- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành

21 tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động

- Quyết định số 22/QĐ-UBND tỉnh Hậu Giang ngày 20/8/2014 của UBND tỉnh HậuGiang Ban hành Quy định về quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh HậuGiang

- Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 16/3/2017 của UBND tỉnh Hậu Giang banhành quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

- Quyết định số 42/QĐ-UBND ngày 12/1/2015 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc phêduyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thôngthường và than bùn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2015, tầm nhìn đến năm2020

Trang 17

- Quyết định số 425/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2015 của UBND tỉnh Hậu Giang

về việc phê duyệt khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnhHậu Giang

- Quyết định số 2601/QĐ-UBND ngày 30/12/2021 của UBND tỉnh Hậu Giang phêduyệt Đề án phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 -

2030, tầm nhìn đến năm 2050

2.1.4 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam áp dụng trong ĐTM

- TCVS 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế về chất lượng môi trường lao động

- QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp

- QCVN 02:2009/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt

- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại

- QCVN 26:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

- QCVN 27:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

- QCVN 08:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

- QCVN 05:2023/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí

- QCVN 03:2023/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng đất

- QCVN 09:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất

- QCVN 24:2016/BYT về Tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc

- QCVN 26:2016/BYT về Vi khí hậu - Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc

- QCVN 27:2016/BYT về Rung - Giá trị cho phép tại nơi làm việc

- TCVN 7957:2023 - Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Yêu cầu thiếtkế

Ngoài ra, tham khảo các tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng liên quan gồm:+ QCXD 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng;+ QCVN 07:2016/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về các công trình hạtầng kỹ thuật;

+ QCVN 06:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà

và công trình

+ QCVN 18:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong thicông xây dựng

2.1.5 Các căn cứ và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường

- Tài liệu kỹ thuật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Chương trình môi trường củaLiên Hợp Quốc (UNEP), Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (US-EPA) và Ngân hàngThế giới (WB) về hướng dẫn việc nghiên cứu, xây dựng báo cáo đánh giá tác độngmôi trường của các dự án phát triển kinh tế-xã hội, như:

+ World Bank (WB), Guidelines for EIA, 1989.

Trang 18

+ Alexander P Economopoulos, Assessment of Sources of Air, Water and Land pollution Part 1: Rapid inventory techniques in environmental pollution, 1993, WHO (Geneva)

+ Alexander P Economopoulos, Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution, Part 2: Approaches for Consideration in formulating Environmental Control Strategies, 1993, WHO (Geneva).

+ Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution A guide to rapid source inventory techniques and their use in formulating Environmental Control Strategies, 1993, WHO (Geneva).

+ Atmospheric Brown Clouds (ABC) Emission Inventory Manual, 2012, UNEP (AIT, Thailand).

- Tài liệu kỹ thuật của Cục thẩm định và ĐTM/Tổng cục Môi trường/Bộ TN&MT(phát hành tháng 10/2008) về hướng dẫn kỹ thuật chung trong đánh giá môi trườngchiến lược và đánh giá tác động môi trường đối với các quy hoạch, dự án phát triểnkinh tế - xã hội

- Lê Trình (2000), Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp và ứng dụng, NXBKhoa học và Kỹ thuật, Hà Nội

- Tập bản đồ huyện Châu Thành có liên quan tới khu vực thị trấn Mái Dầm

- Các số liệu thống kê huyện Châu Thành có liên quan khu vực thị trấn Mái Dầm

- Báo cáo kết quả thăm dò mỏ cát san lấp và khoáng sản đi kèm (sét) trên sông Hậu,đoạn thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, được thực hiện năm 2023

- Kết quả phân tích chất lượng môi trường trong quá trình lập báo cáo ĐTM

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty TNHH Vật liệu xây dựng TrầnĐức Vẹn số 1801651661 đăng ký lần đầu ngày 10/10/2019, đăng ký thay đổi lần 2ngày 15/6/2022 do Sở kế hoạch và đầu tư TP.Cần Thơ cấp

- Văn bản số 1106/UBND-NCTH ngày 3/8/2022 của UBND tỉnh Hậu Giang về việcthống nhất chủ trương cho phép Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Trần Đức Vẹnđược tiến hành khảo sát thực địa, lấy mẫu để lập đề án thăm dò khoáng sản cát san lấptrên lòng sông Hậu thuộc địa bàn thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh HậuGiang

- Giấy phép thăm dò khoáng sản số 19/GP-UBND ngày 05/06/2023 của UBND tỉnhHậu Giang cấp cho Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Trần Đức Vẹn được thăm dòkhoáng sản cát san lấp và khoáng sản đi kèm (sét) trên lòng sông Hậu, tại khu vực thịtrấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang

Trang 19

- Quyết định số 2053/QĐ-UBND ngày 29/11/2023 của UBND tỉnh Hậu Giang về việcphê duyệt trữ lượng khoáng sản cát san lấp và khoáng sản đi kèm (sét) trong “Báo cáokết quả thăm dò khoáng sản cát san lấp trên lòng sông Hậu tại khu vực thị trấn MáiDầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang”.

(Các văn bản pháp lý liên quan đến Dự án được trình bày trong Phụ lục 1)

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường

- Thuyết minh báo cáo kinh tế kỹ thuật của Dự án: “Đầu tư xây dựng công trình khaithác mỏ cát san lấp và khoáng sản đi kèm (sét) trên sông Hậu, đoạn thị trấn Mái Dầm,huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, công suất khai thác 80.000 m³/năm” tại thị trấnMái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang

- Báo cáo khảo sát địa chất khu vực dự án

- Kết quả khảo sát, giám sát các thành phần môi trường vật lý trên khu vực dự án tạithời điểm lập báo cáo ĐTM

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

Báo cáo ĐTM của Dự án: “Đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ cát san lấp

và khoáng sản đi kèm (sét) trên sông Hậu, đoạn thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, công suất khai thác 80.000 m³/năm” tại thị trấn Mái Dầm,

huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang do Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Trần ĐứcVẹn chủ trì thực hiện với sự tư vấn của Công ty Cổ phần Tư vấn Nam Khang Trong

đó, Chủ Dự án chịu trách nhiệm bảo đảm cung cấp đầy đủ toàn bộ thông tin, số liệu về

dự án, cũng như hỗ trợ Đơn vị tư vấn trong việc khảo sát thực địa, thu mẫu phân tíchmôi trường, tham vấn cộng đồng và biên soạn báo cáo

3.1 Chủ dự án

Một số thông tin liên quan đến Chủ dự án như sau:

- Tên Chủ dự án: Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Trần Đức Vẹn

- Người đại diện: Ông Trần Đức Vẹn Chức vụ: Giám đốc

- Địa chỉ: Số 33, tổ 51, KP7, Phường Hưng Phú, Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ

- Điện thoại: 0971482105

3.2 Đơn vị tư vấn

Một số thông tin liên quan đến đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM như sau:

- Tên đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Nam Khang

- Đại diện: Ông Phạm Hồng Phong Chức vụ : Tổng Giám đốc

- Địa chỉ: A7, đường 29, khu phố 5, phường An Phú, thành phố Thủ Đức, TP.Hồ ChíMinh

- Điện thoại: 028 3620 6440/6442 Fax : 028.3620 6482

Trang 20

3.3 Quá trình thực hiện ĐTM

Tóm tắt quá trình lập báo cáo ĐTM cho Dự án như sau:

3.3.1 Phân công trách nhiệm

- Chủ dự án cung cấp đầy đủ toàn bộ căn cứ pháp lý và thông tin, số liệu, bản vẽ về dự

án, phối hợp với đơn vị tư vấn trong lập báo cáo ĐTM

- Đơn vị tư vấn tổ chức Tổ chuyên gia thực hiện lập báo cáo ĐTM

3.3.2 Quá trình lập báo cáo ĐTM

- Đơn vị tư vấn thu thập, tập hợp đầy đủ căn cứ pháp lý, thông tin, số liệu về dự án

- Chủ dự án phối hợp với Đơn vị tư vấn tổ chức công tác khảo sát thực địa, thu mẫuphân tích môi trường và thực hiện lập báo cáo ĐTM

- Chủ dự án gửi cho UBND và UBMTTQVN thị trấn Mái Dầm hồ sơ tham vấn: Côngvăn tham vấn cộng đồng cùng báo cáo ĐTM sơ bộ và tóm tắt do Đơn vị tư vấn lập và

tổ chức họp tham vấn cộng đồng tại địa phương (phương pháp họp dân trực tiếp)

- Đơn vị tư vấn thu thập, tập hợp đầy đủ căn cứ pháp lý, thông tin, số liệu về dự án, kếtquả phân tích môi trường và tham vấn cộng đồng tại địa phương, sau đó Tổ chuyên giahoàn thành thực hiện lập nội dung báo cáo ĐTM

- Chủ dự án gửi Văn bản đến Cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang và dự thảo hồ sơBáo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án để đăng tải tham vấn ý kiến của các

cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án đầu tư.Thời hạn tham vấn điện tử trong vòng 15 ngày

- Chủ dự án cùng Đơn vị tư vấn thống nhất nội dung tổng hợp báo cáo ĐTM, trước khilàm thủ tục hồ sơ trình thẩm định tại cơ quan có thẩm quyền

Những thành viên chính tham gia lập báo cáo ĐTM như trong bảng sau:

Trang 21

Bảng 0 1 Danh sách cán bộ tham gia trực tiếp lập báo cáo ĐTM của dự án

T

T Họ và tên

Học vị, chuyên ngành

Chức vụ

Năm kinh nghiệ m (năm)

Vị trí trong lập báo cáo ĐTM Dự án Chữ ký

A CÔNG TY TNHH VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRẦN ĐỨC VẸN

1 Trần ĐứcVẹn

Giámđốc, Chủtrì

- Chủ trì thực hiện, chịutrách nhiệm toàn bộ nộidung báo cáo ĐTM

- Cung cấp các tài liệu, sốliệu liên quan, phối hợpvới đơn vị tư vấn tronglập báo cáo ĐTM cho dựán

- Phối hợp với đơn vị tưvấn trong lập báo cáoĐTM cho dự án

B CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN NAM KHANG

1 PhạmHồng

Phong

Thạc sỹĐịa chất vàMôi trường

Tổnggiám đốc 22 Trưởng nhóm tư vấn

2 TrươngNhân Đạo Thạc sỹ kỹthuật Địa

chất

PhóTổnggiám đốc

17 Kiểm tra nội dung báocáo.

3 Phan ThùyMai Môi trườngKỹ sư Nhânviên 14 Viết báo cáo tổng hợpcủa dự án.

4 Huỳnh ThịMỹ Duyên

Thạc sĩQuản lýMôi trường

Nhân

- Tóm tắt những nội dungchính của dự án

- Đánh giá tác động môitrường và đề xuất cácbiện pháp giảm thiểutương ứng

Trang 22

T Họ và tên

Học vị, chuyên ngành

Chức vụ

Năm kinh nghiệ m (năm)

Vị trí trong lập báo cáo ĐTM Dự án Chữ ký

5 Bùi Thị MỹLệ môi trườngKhoa học Nhânviên 2

- Khảo sát thực địa, thuthập các thông tin sẵn có

về điều kiện tự nhiên,kinh tế - xã hội; các tàiliệu liên quan đến dự án(báo cáo đầu tư, bản vẽ,văn bản pháp lý )

- Tổ chức tham vấn ýkiến cộng đồng dân cư

- Đề xuất chương trìnhquản lý và giám sát môitrường

Trang 23

4 PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM

4.1 Phương pháp ĐTM

4.1.1 Phương pháp ma trận môi trường

Sử dụng để thiết lập và phân tích định tính về phạm vi, quy mô, mức độ và tầnsuất tác động môi trường sinh ra từ các giai đoạn hoạt động của dự án, đồng thời cũngđược sử dụng để chọn lọc và đánh giá các tác động môi trường quan trọng chủ yếu của

dự án Phương pháp đạt độ tin cậy ở mức trung bình do các đánh giá được đưa ra mộtcách định tính hoặc bán định lượng dựa trên tính chủ quan của người đánh giá, nênthường được sử dụng để tham khảo cho các vấn đề khó đánh giá bằng các phươngpháp định lượng cụ thể Độ tin cậy của phương pháp ma trận có thể nâng cao nhờ sửdụng các phương pháp ĐTM hiệu quả khác, như: chuyên gia chuyên ngành, hội thảogóp ý, kế thừa các kết quả nghiên cứu tương tự, Áp dụng phương pháp chủ yếu tạichương 3 của báo cáo

4.1.2 Phương pháp danh mục

Để thực hiện đánh giá tổng hợp các tác động chồng xếp của dự án đến môitrường tự nhiên và kinh tế - xã hội, thường sử dụng phương pháp lập bảng danh mục(checklist), để có tầm nhìn tổng thể về mối quan hệ tiềm tàng giữa các hoạt động của

dự án, các nguồn gây tác động và các phạm vi, đối tượng môi trường tự nhiên và kinh

tế - xã hội chịu tác động bởi các giai đoạn triển khai dự án, từ đó định hướng rõ ràngcác nội dung nghiên cứu đánh giá tác động chi tiết, sao cho không bỏ sót dẫu cho làcác chi tiết nhỏ bé nhất Phương pháp phụ thuộc chủ yếu vào tính chủ quan của ngườiđánh giá, nên thường có độ tin cậy trung bình Song, việc sử dụng các phương phápĐTM hiệu quả khác: chuyên gia chuyên ngành, hội thảo góp ý, kế thừa các kết quảnghiên cứu tương tự, sẽ cho phép cải thiện tốt độ tin cậy Áp dụng phương pháp chủyếu tại chương 1, chương 2, chương 3 trong báo cáo

4.1.3 Phương pháp đánh giá nhanh ô nhiễm

Sử dụng hệ số đánh giá nhanh ô nhiễm (thường là do Tổ chức Y tế Thế giới –WHO thiết lập năm 1993), để ước tính nhanh lưu lượng, tải lượng và đánh giá nồng độcủa chất gây ô nhiễm sinh ra từ các giai đoạn hoạt động khác nhau của dự án, phục vụcho việc đánh giá tác động môi trường, đồng thời còn sử dụng để đánh giá về hiệu quả

xử lý của các biện pháp kỹ thuật – công nghệ môi trường áp dụng nhằm khống chế,kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm theo các chỉ dẫn kỹ thuật của WHO đưa ra

Trang 24

Việc dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập trên cơ sở kết quảđiều tra, thống kê từ nhiều quốc gia có trình độ phát triển khác nhau trên thế giới, nên

có sai số lớn (có thể lên tới 100%) Song, phương pháp có ưu điểm là cho phép tiếtkiệm thời gian và phù hợp cho đánh giá những nguồn ô nhiễm đơn lẻ, cố định Mặtkhác, phương pháp này còn thường được áp dụng kết hợp cùng với phương pháp môhình hóa để nghiên cứu đánh giá chi tiết hơn về các tác động quan trọng nhất của dự

án Độ tin cậy của phương pháp thường ở mức trung bình, song trong trường hợp thiếuhụt các hệ số ô nhiễm tin cậy do các tổ chức uy tín khác xây dựng và công bố, các hệ

số ô nhiễm của WHO vẫn được dùng phổ biến để đánh giá nhanh và dự báo các tácđộng môi trường quan trọng cho các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Áp dụngphương pháp chủ yếu tại chương 3 trong báo cáo

4.1.4 Phương pháp GIS

Sử dụng để lập các lớp bản đồ GIS chuyên ngành nhằm mô tả vị trí khu đất, điềukiện tài nguyên và môi trường, xây dựng các bản vẽ kỹ thuật, bản đồ quan trắc và giámsát môi trường trong các giai đoạn chuẩn bị, xây dựng và vận hành dự án

4.2 Phương pháp khác

4.2.1 Phương pháp điều tra, khảo sát

Sử dụng để khảo sát thực địa khu đất, thu mẫu phân tích môi trường và kết hợptham vấn cộng đồng tại nơi triển khai dự án, qua đó nắm rõ về hiện trạng khu đất dự

án, cũng như về các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan tới dự án trong vùngphụ cận, phục vụ cho việc đánh giá tác động môi trường của dự án nói chung Phươngpháp có độ tin cậy cao và áp dụng tại chương 2, chương 6

4.2.2 Phương pháp thu thập, thống kê, lập bảng số liệu

Sử dụng để thu thập, phân tích và xử lý một cách hệ thống các nguồn số liệu vềcác điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội tại khu vực dự án và vùng lâncận, cũng như các nguồn số liệu phục vụ cho việc đánh giá tác động môi trường và đềxuất các biện pháp khống chế, giảm thiểu tác động môi trường của dự án Phươngpháp thống kê có độ tin cậy cao (khoảng trên 95%) do các số liệu thu thập và sử dụngcho công tác ĐTM, được trích dẫn từ nguồn số liệu công bố trong Niên giám thống kêcủa địa phương và các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của thị trấn Mái Dầm - nơithực hiện dự án Áp dụng phương pháp chủ yếu tại chương 1, chương 2

4.2.3 Phương pháp so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường

Sử dụng để so sánh, đánh giá cấp độ và mức độ tác động môi trường của dự ántrên cơ sở so sánh với các mức giới hạn được quy định trong tiêu chuẩn và quy chuẩnmôi trường Việt Nam áp dụng (so sánh với ngưỡng chịu tải về môi trường)

Trang 25

Phương pháp này có độ tin cậy phụ thuộc vào nguồn số liệu tiêu chuẩn đánh giá

do nhà nước quy định, bởi vì các số liệu sau khi được phân tích và chuẩn hóa loại bỏsai số thô, được so sánh với các ngưỡng giới hạn quy định tại quy chuẩn kỹ thuật của

cơ quan quản lý nhà nước Các ngưỡng quy định trong quy chuẩn là giới hạn khả năngchịu tải của môi trường được thống kê và tính toán từ các nguồn số liệu đo đạc thực tếbằng trình độ máy móc kỹ thuật hiện đại, nên sai số hệ thống hầu như không ảnhhưởng đến kết quả đánh giá chung, bảo đảm độ tin cậy rất cao (có thể tới 100%) chophương pháp Áp dụng phương pháp chủ yếu tại chương 2, chương 3, chương 4

4.2.4 Phương pháp tham khảo kết quả nghiên cứu trong nước

Sử dụng để đánh giá tác động môi trường và đánh giá hiệu quả của các biện phápkhống chế, giảm thiểu các tác động chính hoặc tác động có tính chất đặc thù riêng của

dự án sao cho phù hợp với các điều kiện nghiên cứu đánh giá thực tế ở trong nước Chủđầu tư dự án là Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Trần Đức Vẹn đã có nhiều kinhnghiệm trong việc đầu tư xây dựng và vận hành dự án khai thác cát xây dựng tại tỉnhHậu Giang nên là kinh nghiệm rất tốt cho dự án này Áp dụng phương pháp chủ yếu tạichương 2, chương 3

4.2.5 Phương pháp khảo sát, lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm

Tiến hành đo đạc và phân tích môi trường như chất lượng không khí, mức ồn,chất lượng nước mặt, chất lượng nước thải sau xử lý theo các tiêu chuẩn, quy chuẩnmôi trường Việt Nam hiện hành Các số liệu đo đạc được xem là số liệu nền làm cơ sởđánh giá tác động trước khi dự án triển khai đi vào hoạt động

Phương pháp đo đạc hiện trường, lấy mẫu phân tích trong phòng thí nghiệm có

độ tin cậy cao và bảo đảm kiểm soát chất lượng phân tích theo các tiêu chuẩn ViệtNam và quốc tế Phương pháp được áp dụng tại chương 2 trong báo cáo

Đơn vị thực hiện hoạt động quan trắc, giám sát môi trường cho dự án là Công ty

CP DV TV Môi trường Hải Âu đã được cấp VIMCERTS 117

4.2.6 Phương pháp phân tích xu hướng

Đưa ra kết quả phân tích, đánh giá và dự báo khả thi về xu hướng diễn biến cáctác động môi trường quan trọng chủ yếu, cũng như khả năng chịu tải của hệ thống môitrường tự nhiên theo quy mô không gian và thời gian xây dựng, hoạt động của dự án.Phương pháp đạt độ tin cậy ở mức trung bình do các đánh giá chủ yếu được đưa ra dựatrên tính chủ quan của người đánh giá Song, nếu bảo đảm kết hợp tốt với các phươngpháp khác, nhất là phương pháp mô hình hóa, chuyên gia chuyên ngành, thì độ tin cậycủa phương pháp cũng được cải thiện lên nhiều Áp dụng phương pháp chủ yếu tạichương 2, chương 3

4.2.7 Phương pháp chuyên gia

Trang 26

Tham khảo tri thức, kinh nghiệm và kỹ năng của các chuyên gia chuyên ngànhtrong đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư tương tự nhằm sàng lọc, loại

bỏ các phương án đánh giá tác động ít khả thi, cũng như đề xuất các biện pháp quản lý

và kỹ thuật - công nghệ môi trường nhằm khống chế, kiểm soát và giảm thiểu khả thi,hiệu quả các tác động môi trường quan trọng của dự án Phương pháp có độ tin cậycao, được sử dụng trong tất cả các phần nội dung và các bước thực hiện của quy trìnhnghiên cứu xây dựng báo cáo ĐTM, song chủ yếu tại chương 3, chương 4

4.2.8 Phương pháp tham vấn cộng đồng

Mục đích nhằm đảm bảo cho các bên bị ảnh hưởng được tham gia vào quá trình

ra quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư và triển khai thực hiện dự án, nâng cao sựhiểu biết của cộng đồng về dự án, cũng như tác động kèm theo của dự án đến chấtlượng đời sống của cộng đồng đó Chính quyền địa phương sử dụng phương pháp họpdân trực tiếp để thu thập, lấy ý kiến cộng đồng dân cư tại khu vực dự án về việc triểnkhai dự án, qua đó nắm rõ về các vấn đề môi trường quan trọng cần kiểm soát, cũngnhư các kiến nghị, yêu cầu đối với Chủ dự án về các biện pháp bảo môi trường cần ápdụng, từ đó lồng ghép tốt vấn đề môi trường của dự án vào nhiệm vụ phát triển kinh tế

- xã hội của địa phương, cũng như vào công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhândân Phương pháp có độ tin cậy cao và áp dụng tại chương 6

5 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM

5.1.1 Thông tin chung

- Tên dự án:

Đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ cát san lấp và khoáng sản đi kèm (sét) trênsông Hậu, đoạn thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, công suất khai

thác 80.000 m³/năm

- Địa điểm thực hiện dự án: thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang

- Tên Chủ dự án: Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Trần Đức Vẹn

- Người đại diện: Ông Trần Đức Vẹn Chức vụ: Giám đốc

- Địa chỉ: Số 33, tổ 51, KP7, Phường Hưng Phú, Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ

Trang 27

Khu vực dự án cách bờ thị trấn Mái Dầm trên 100m; cách ranh giới tỉnh VĩnhLong trên 66m; nằm ngoài luồng hằng hải Định An - Sông Hậu Bản đồ khu vực thăm

dò được thành lập dựa trên bản đồ VN2000 số hiệu C48-56B hệ tọa độ VN2000, kinhtuyến 1050 múi chiếu 30, được xác định trên bản đồ bởi các điểm góc 1, 2, 3, 4 có tọa

5.1.4 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

5.1.4.1 Các hạng mục công trình chính của dự án

1.Biên giới khai trường

Ranh giới mỏ được xác định bởi các điếm góc: 1, 2, 3, 4, có tọa độ như trongBảng 1.1 - Tọa độ các điểm khép góc khu vực khai thác

+ Chiều dài khai trường trung bình: 1.060m~1.070m

+ Chiều rộng khai trường trung bình: 150m~180m

+ Diện tích khai trường: 17,8ha

+ Chiều dày trung bình toàn thân cát tính đến cote -20m là 1,3m, sét là 0,92m

2 Trữ lượng khai trường

* Đối với khoáng sản chính cát san lấp:

- Trữ lượng địa chất cấp 122 đến cote-20m: 231.400 m3

- Trữ lượng huy động vào khai thác cấp 122 đến cote-20m: 223.696 m3

* Đối với khoáng sản đi kèm (sét):

- Trữ lượng địa chất cấp 122 đến cote-20m: 163.760 m3

- Trữ lượng huy động vào khai thác cấp 122 đến cote-20m: 162.262 m3

* Tổng trữ lượng cát san lấp và khoáng sản đi kèm (sét):

- Tổng trữ lượng địa chất cát san lấp và khoáng sản đi kèm (sét): 395.160 m3

tính đến cote-20m;

Trang 28

- Tổng trữ lượng địa chất cát san lấp và khoáng sản đi kèm (sét) huy động vào

khai thác toàn mỏ là: 385.958 m3 tính đến cote-20m

- Chiều dày thân cát tính trung bình đến cote-20m là: 1,3m;

- Chiều dày thân sét khoáng sản đi kèm: 0,92m

- 52: Số ngày Chủ nhật trong năm;

- 9: số ngày Lễ, Tết theo quy định;

- 34: số ngày thời tiết quá xấu không thế khai thác; sửa chữa thiết bị

Số ca làm việc trong ngày: 01 ca

Số giờ làm việc trong ca: 8 giờ

Số giờ làm việc hữu ích của thiết bị: 6,4 giờ

4 Công suất mỏ

Công suất mỏ dự kiến khai thác dự kiến là là 80.000 m3/năm, trong đó cát san lấptrung bình 46.400m3, khoáng sản đi kèm (sét): 33.600m3

5 Tuổi thọ dự án

Thời gian xây dựng cơ bản

Thời gian xây dựng cơ bản chủ yếu là tập kết thiết bị, thuê đất, thuê mặt nước

Dự kiến T1 = 0,2 năm

Thời gian khai thác theo công suất thiết kế

T2: Thời gian khai thác với công suất thiết kế (năm) xác định theo công thức:

T2 = Qkt /A = 385.958/80.000 = 4,8 năm

Trong đó:

Công suất khai thác: A = 80.000 m³/năm

Trữ lượng huy động vào khai thác: Qkt = 385.958m³

Thời gian khai thác vét

Thời gian khai thác nạo vét dự tính 0 năm

Tuổi thọ mỏ (thời gian khai thác khoáng sản):

Trang 29

Căn cứ vào quy mô công suất và thời gian khai thác, tuổi thọ mỏ là 5 năm.

Sau khi kết thúc khai thác thì thực hiện công tác đóng cửa mỏ theo quy định hiệnhành, bàn giao mỏ và và diện tích khai thác cho địa phương quản lý

6 Mở vỉa

Đối với loại hình khai thác cát dưới nước, mở vỉa chỉ đơn giản là xác định vị tríkhai thác đầu tiên

Công tác mở vỉa tuân theo các quy tắc sau:

- Chất lượng khoáng sản tại vị trí mở vỉa đạt chất lượng tốt nhất

- Khối lượng mở vỉa nhỏ, nhanh chóng đưa mỏ vào hoạt động đạt công suất thiếtkế

- Đảm bảo trình tự khai thác, hệ thống khai thác đã lựa chọn, công tác vận tảithuận lợi

Vị trí mở vỉa

Chia khu vực khai thác thành các khoảnh khai thác có chiều rộng 100m (tươngđương với 1 luồng xúc); trong mỗi khoảnh, chia thành các luồng khai thác rộng 50m,cote -20m Mở vỉa tại vị trí phía hạ nguồn, gần khu vực lỗ khoan HK13, tọa độ vị trí

mở vỉa: X = 1.099.472; Y = 597.232

Khối lượng mở vỉa

Công tác xây dựng cơ bản mỏ gần như không có Cát khai thác nhằm phục vụcho công trình san lấp trong khu vực và cao tốc Hơn nữa, sản lượng cát khai thácđược vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu san lấp trong khu vực nên không cần xây dựng bãichứa Cát sau khi khai thác sẽ được vận chuyển trực tiếp đến nơi tiêu thụ Công tácxây dựng cơ bản chỉ là tiến hành thả phao tiêu trong ranh giới khu vực khai thác Vănphòng mỏ được đặt trên một sà lan neo đậu ở gần vị trí công tác của thiết bị khai thác

để thuận tiện cho việc điều hành khai thác và giao dịch mua bán, có bố trí 02 ca nô đểphục vụ cho nhu cầu đi lại và xử lý sự cố

7 Trình tự khai thác

Kết quả thăm dò cho thấy chiều thân cát trong mỏ tương đối đồng đều Do đó,lựa chọn hình thức khai thác theo lớp, mỗi lớp dày không quá 2m chiều sâu Đồng thờitiến hành khai thác theo đúng các trình tự sau:

- Khai thác không vượt quá độ sâu tối đa cho phép.

- Kết thúc khai thác đạt cote -20m và kết thúc khai thác độ sâu tối đa được phépkhai thác là cote -20m

Trang 30

- Cát sẽ khai thác theo trải dọc sông theo hướng từ hạ lưu lên thượng lưu, khai

thác từ giữa sông vào phía bờ Tuy nhiên, trong quá trình khai thác cần thường xuyênquan trắc sự biến động của đường bờ, vẽ hiện trạng mỏ để điều chỉnh khai thác chohợp lý và đề phòng các biến cố có thể xảy ra

- Độ sâu khai thác có thể kiểm soát được, định kỳ phối hợp với đơn vị tư vấn độc

lập thực hiện công tác đo vẽ, lập bản đồ địa hình hiện trạng đáy sông và tính trữ lượngcòn lại của mỏ cát để có kế hoạch khai thác hợp lý đồng thời báo cáo cho cơ quanquản lý nhà nước được biết, giám sát

- Tuyệt đối không khai thác vượt mức trữ lượng cho phép Giảm nhịp độ khai

thác vào các tháng lũ rút vì khi nước xuống thường hay gây hiện tượng xói lở

- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn như: Sở Tài nguyên và Môi trường,Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, Phòng cảnh sát môi trường, Chi cụcQuản lý đường thủy nội địa, UBND các xã nơi có hoạt động khai thác.v.v kiểm tragiám sát hoạt động khai thác đồng thời báo cáo định kỳ theo yêu cầu

- Về quy định yêu cầu về bảo vệ lòng, bờ, bãi sông được tính toán theo Nghị định

số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ:

+ Việc khai thác cát phải phù hợp với các quy định về hành lang thoát lũ trênsông, không làm suy giảm khả năng thoát lũ dẫn đến gây ngập úng bãi, vùng đất vensông, gây sạt lở bờ, bãi sông và ảnh hưởng đến chức năng của hành lang bảo vệ nguồnnước; không làm suy giảm mực nước sông trong mùa cạn gây ảnh hưởng đến hoạtđộng khai thác, sử dụng nước trên sông

+ Do tuyến khai thác là một phần của lòng sông và phần khai thác này nằm hoàntoàn ở đáy sông; tuyến khai thác là tuyến thẳng nên khi thực hiện sẽ không làm suygiảm khả năng thoát lũ dẫn đến gây ngập úng bãi, vùng đất ven sông, gây sạt lở bờ, bãisông và ảnh hưởng đến chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước

Sau khi khai thác phải định kỳ tiến hành đo bản đồ hiện trạng bề mặt đáy sôngkhu mỏ bằng phương pháp đo hồi âm Đây là tài liệu để đánh giá chính xác về độ sâukhai thác

Sau khi kết thúc khai thác, Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Trần Đức Vẹn tiếnhành đo vẽ bản đồ hiện trạng đáy sông, lập hồ sơ đóng cửa mỏ theo quy định của LuậtKhoáng sản

8 Hệ thống khai thác, công nghệ khai thác

Lựa chọn hệ thống khai thác:

Đặc thù của công việc khai thác cát dưới nước:

Mỏ cát dưới nước cũng là loại hình mỏ lộ thiên nhưng có những đặc thù riêngbiệt:

Trang 31

- Khai trường cũng chính là lòng sông, khai thác trong điều kiện nước chảy vàcác phương tiện giao thông thủy hoạt động trên cùng một khu vực.

- Khai thác cát ảnh hưởng đến hướng và tốc độ dòng chảy, động thái đường bờ

Lựa chọn công nghệ khai thác:

Các thiết bị khai thác cát hiện tại bắt nguồn từ công tác nạo vét sông, biển truyềnthống được sử dụng từ trước đến nay, cụ thể:

chọn công nghệ khai thác bằng xáng cạp để sử dụng cho mỏ cát san lấp và khoáng

sản đi kèm (sét) do tính cơ động, dễ vận hành và sửa chữa, điều hành sản xuất đơngiản, có thể làm việc đến độ sâu 30m

Xáng cạp (Máy xúc gầu treo) là thiết bị nạo vét đường thủy gồm có máy xúc gàu

treo đặt trên sà lan Phương pháp khai thác bằng xáng cạp được dùng rất phổ biến ởcác tỉnh phía Nam do phương pháp này rất cơ động, vốn đầu tư vừa phải Chu kỳ hoạtđộng của xáng cạp gồm nhiều công đoạn nhỏ, công suất khai thác nhỏ

Chu kỳ xúc của xáng cạp: gàu xúc được thả xuống nước bằng hệ thống dây

cáp, dưới tác dụng trọng lực bản thân gầu xúc chìm xuống thân cát và “cạp” cát vàogàu, sau đó được kéo lên qua hệ thống dây cáp rồi đổ tải vào phương tiện vận tải tàuthuyền, sà lan

Xáng cạp phải neo đậu tại chỗ, chiếm dụng thường xuyên diện tích mặt nướctrong thời gian khai thác, do đó phải thả neo báo hiệu

+ Kết hợp khai thác nông sâu, có thể khai thác ở chỗ nước sâu đến 20m

+ Cát phân bố khá ổn định, tập trung, không có lớp phủ và bở rời rất phù hợp.+ Toàn bộ thân khoáng khai thác nằm dưới mực nước, quá trình khai thác bằngxáng cạp sẽ làm cho bột sét và mùn thực vật bị rửa trôi, làm tăng chất lượng cát san lấp

- Xáng cạp sẽ được đưa vào biên giới khu khai thác, không gây ảnh hưởng đếnluồng giao thông thủy hiện tại Từ đây, xáng cạp tiến hành xúc cát cho đến hết chiềudày thân cát, đợi cát róc nước sẽ được chuyển về bãi tập kết hoặc tới nơi tiêu thụ

Trang 32

Để đáy lòng sông sau khi khai thác không tạo thành các hố nham nhở thì vị tríxúc của gầu lần thứ hai phải trùng lên vị trí xúc của gầu trước đó ít nhất là 1/3 đến 1/4chiều rộng của gàu xúc Sơ đồ khai thác được thực hiện bằng cách chia bãi bồi thànhcác luồng, chiều rộng mỗi luồng bằng dây cung do cần máy cẩu tạo thành góc quay tốiđa.

Xáng cạp phải neo đậu tại chỗ, chiếm dụng thường xuyên diện tích mặt nướctrong thời gian khai thác do đó phải thả neo báo hiệu

Việc điều động sản xuất khó khăn hơn so với tàu hút do phải đồng bộ thiết bịkhai thác (xáng cạp) với thiết bị vận chuyển (tàu, sà lan, )

9 Các thông s h th ng khai thácố hệ thống khai thác ện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang ố hệ thống khai thác

Trang 33

10 Lựa chọn công nghệ khai thác

1 Xáng cạp và thiết bị đi kèm Loại dung tích gàu(2,0-3,0) m3 2

Trang 34

11 Vận tải trong mỏ

Mỏ được khai thác bằng máy xúc gàu treo đặt trên sà lan (xáng cạp), nên phương

án vận tải trong mỏ chính là phương tiện khai thác: sà lan kết hợp tàu kéo

Công tác vận tải hàng hóa do khách hàng đảm nhận

12 Công tác thải đất đá

Do khối lượng đất thải trong mỏ không có nên công tác đổ thải cần đặt ra Dự ánkhông phải bố trí bãi thải

13 Thoát nước mỏ và bãi thải

Dự án khai thác cát lòng sông, máy móc thiết bị được đặt nổi trên mặt nước, nênkhông có bãi thải và công tác thoát nước cho mỏ

14 Công tác chế biến khoáng sản

Đối tượng khai thác của mỏ là cát san lấp và khoáng sản đi kèm (sét) Sản phẩmcủa quá trình khai thác sẽ được bán trực tiếp cho khách hàng bằng giao thông đườngthủy nên dự án không có hoạt động chế biến khoáng sản

15 Kiến trúc và xây dựng

Trong khu vực khai thác không xây dựng công trình nhà xưởng và cơ sở hạ tầngnào quy mô lớn Việc tổ chức khai thác được được tiến hành trên khai trường bằngđường thủy đã có sẵn, quá trình khai thác và vận chuyển cát cũng được thực hiện bằngđường thủy

17 Vận tải ngoài mỏ

Do khai thác cát trên sông, vận chuyển bằng xà lan, nên công tác vận tải trênsông rất thuận lợi

18 Sữa chữa cơ điện và kho tàng

Tại khu vực khai thác mỏ cát không sử dụng điện lưới

Khi mỏ đi vào hoạt động công tác sửa chữa cơ điện bao gồm sửa chữa các thiết

bị hoạt động trong mỏ như: xáng cạp, tàu kéo, …

Trang 35

Do số lượng các thiết bị hoạt động trong từng khu mỏ không nhiều, nên chủ đầu

tư sẽ ký hợp đồng sửa chữa với các đơn vị sửa chữa chuyên nghiệp trong vùng

Tại khai trường khai thác không sử dụng hệ thống kho chứa Công ty chọn giảipháp ký kết hợp đồng với trạm xăng dầu trong khu vực cung cấp nhiên liệu Các thiết

bị, phụ tùng, vật tư thay thế (ốc vít, răng gầu xúc…) cũng hợp đồng với các cửa hàngtrong vùng cung cấp tại mỏ Do đó tại mỏ không cần xây dựng kho xưởng

5.1.4.2 Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án

- Do điều kiện đặc thù là khai thác cát trên sông cách bờ 150 - 200m Do vậy, tạicông trường không xây dựng nhà, không xây dựng đường vận chuyển, không xâydựng kho tàng mà được bố trí ngay trên phương tiện khai thác Công tác xây dựng ởđây chủ yếu là liên quan đến thả phao giới hạn vị trí và khu vực khai thác, đóng cọctheo dõi biến động đường bờ

- Công tác thả phao: Diện tích mỏ được cấp phép sẽ được Công ty TNHH Vậtliệu xây dựng Trần Đức Vẹn hợp đồng thả phao với đơn vị có chức năng về đảm bảo

an toàn hàng hải Quy cách phao theo quy định ngành, vị trí thả phao theo lịch khaithác của mỏ hàng năm

5.1.4.3 Các hạng mục xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

a ) Hệ thống thoát nước thải:

Nước thải trong khai thác là nước sông sau khi xúc lên sà lan của khách hàng,nước chảy trở lại sông có mang theo ít bụi đất lấy từ lòng sông bị khuấy động khi khaithác

Đối với lao động trực tiếp tại mỏ: lượng công nhân cũng không lớn nên nước thảisinh hoạt được tập trung vào một nơi và xử lý bằng bể tự hoại của nhà vệ sinh di độnglắp đặt trên sà lan, định kỳ mang đi xử lý

b) Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường được tổng hợp bằng bảng sau:

Bảng 0 3 B ng t ng h p các h ng m c công trình x lý ch t th i và b o v môi! ổng hợp các thiết bị sử dụng ợp các thiết bị sử dụng ại thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang ụng ử dụng ấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang ! ! ện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang

tr ngường

STT Công trình/ biện pháp Đơn vị Khối lượng Ghi chú

1 Nhà vệ sinh di động có thùngchứa chất thải dung tích 500L Cái 02 Đầu tư mới

2 Thùng chứa CTR sinh hoạt có nắp

3 Thùng chứa CTNH, thùng phuy200l Thùng 4 Đầu tư mới

Trang 36

STT Công trình/ biện pháp Đơn vị Khối lượng Ghi chú

5 Dụng cụ thấm, hút dầu phòngngừa rò rỉ, sự cố Bộ 02 Đầu tư mới

6 Cọc theo dõi, phòng ngừa xói lở

Trang 37

(Nguồn: Công ty Cổ phần Tư vấn Nam Khang tổng hợp)

5.1.5 Các yếu tố nhạy cảm về môi trường

Dự án hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu vật liệu cho các dự án giao thông trọngđiểm và nhu cầu tại địa phương Vị trí mỏ thuộc sông Hậu, đoạn thị trấn Mái Dầm.Toàn bộ diện tích mỏ thuộc thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.Các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự ánđược nhận dạng như sau:

- Hộ dân gần mỏ nhất: Hộ dân gần mỏ nhất với khoảng cách 250m, thuộc khuvực dân cư thương mại dịch vụ Mái Dầm, phía Tây Nam so với mỏ

- Chất lượng nước sông Hậu: theo kết quả quan trắc chất lượng môi trường trênđịa bàn tỉnh hậu giang năm 2021 cho thấy chất lượng nước sông Hậu đã phân tích cácthông số: pH, nhiệt độ, DO, TSS, COD, BOD5, N-NO2-, N-NO3-, N-NH4+, P-PO43-, Fe,Coliform, CN-, Cr (VI), Độ màu, Cl-, theo chỉ số WQI dao động từ mức trung bình(phù hợp với mục đích sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đươngkhác) đến mức tốt (phù hợp với mục đích sử dụng cho cấp nước sinh hoạt nhưng cần

có biện pháp xử lý phù hợp) Cụ thể, khu vực dự án gần điểm quan trắc NM18, NM41,NM19, NM38 cho chỉ số WQI ở mức tốt

- Việc lấy đi một khối lượng cát lòng sông sẽ làm thay đổi địa hình đáy sông cóthể dẫn đến các tác động đến dòng chảy thủy văn, gây nguy cơ xói lở, bồi tụ đường bờ

- Xung quanh khu vực không có hoạt động nuôi trồng thủy sản, yếu tố nhạy cảm

bị tác động động nhiều nhất của môi trường khu vực là các loại thủy sinh của khu vực.Tuy nhiên, khi mỏ hoạt động ổn định, thủy sinh vật sẽ thích nghi với môi trường xungquanh khu vực khai thác

- Hoạt động giao thông thủy trên luồng sông Hậu

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

Bảng 0 4 Th ng kê các ho t đ ng phát sinh tác đ ng đ n môi tr ngố hệ thống khai thác ại thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang ộng phát sinh tác động đến môi trường ộng phát sinh tác động đến môi trường ết bị sử dụng ường

Bụi, khíthải từ cácđộng cơ

Tro bụi, SO2,

CO, NOx, …

Khu vựcmỏ

Giai đoạn khai thác

Công trình

chính: 2 xáng

cạp, 1 sà lan;

Hoạt động khai thác80.000 m3/năm của 02xáng cạp

Khí thải Khí thải: tro

bụi, SO2, CO,

NOx, …

Khu vựcmỏ

Trang 38

Hạng mục

công trình

Hoạt động phát sinh tác động

Nguồn phát sinh

Chủ yếu là nướclẫn các hạt cát,sét, xác thựcvật

Tại vị tríkhai tháccủa xángcạp vàxuôi theodòng chảyHoạt động vận chuyển

80.000 m3/năm của 01

sà lan

Bụi, khíthải

Bụi: cát hạn mịnKhí thải: trobụi, SO2, CO,

NOx, …

Tuyếnđường vậnchuyểnngoài mỏđến nơitiêu thụSinh hoạt của 9 nhân

viên Nước thảisinh hoạt Nước, chất bàitiết của con

người

Nhà vệsinh diđộng trênxáng cạp,

sà lanCTR sinh

hoạt

Hộp đựng thứcăn,, thức ănthừa

Xáng cạp,

sà lan

Nước mưa chảy tràntrên 01 xáng cạp, 1 sàlan

Nước mưa Chủ yếu là các

hạt cát, sét, xácthực vật Ngoài

ra còn có thểchứa CTRSH,CTNH (nhớt,dầu DO)

cải tạo, phục

hồi môi

trường

Hoạt động của cán bộcông nhân viên thamgia công tác cải tạo,phục hồi môi trường

Nước thảisinh hoạt Nước, chất bàitiết của con

người

Nhà vệsinh diđộng trênxáng cạp,

sà lanCTR sinh

hoạt Hộp đựng thứcăn,, thức ăn

thừa

Xáng cạp,

sà lanPhương tiện tham gia

thu dọn phương tiện Bụi, khíthải Bụi: cát hạn mịnKhí thải: tro Tuyếnđường vận

Trang 39

Hạng mục

công trình

Hoạt động phát sinh tác động

Nguồn phát sinh

Thành phần Phạm vi

khai thác vào bờ, phaoranh giới, phân luồnggiao thông, san gạt lòngsông kết thúc khai thác

bụi, SO2, CO,

NOx, … chuyểnngoài mỏ

đến nơitiêu thụ

Thu dọn bảng báothông tin dự án

Chất thảirắn thôngthường(CTRTT)

Bê tông, gạch

vỡ, sắt thép phế

nhiễm thànhphần nguy hại

Ven bờ tạikhu vựcmỏ

Sữa chữa, bảo dưỡng

CTNH Giẻ lau, nhớt

đèn…

Các thùngchứaCTNHtrên xángcạp, sà lan

Trang 40

(Nguồn: Công ty Cổ phần tư vấn Nam Khang tổng hợp)

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát siinh theo các giai đoạn của dự án

- Giai đoạn khai thácgồm 1 sà lan và 2 xángcạp

- Giai đoạn kết thúc: 2xáng cạp và 1 tàu kéo

- Nước mưanguy cơ cuốntheo bùn, cát

và dầu mỡ

Tác động cục bộ đến môitrường sông do làm tăng

độ đục tại khu vực thiết bịkhai thác và có khả nănggây nhiễm dầu cho nướcmặt, làm ảnh hưởng đếnsinh vật thủy sinh Tuynhiên mức độ tác độngthấp do chỉ phát sinh khi

- Giai đoạn chuẩn bịphát sinh thời gianngắn

- Chất thải rắn

là bùn cát hòachung vớinước sông,làm nồng độTSS của nướcsông tăng lên

- Nguồn nước sông Hậutrong diện tích khu vực dựán

- Tác động cục bộ

- Mức độ tác động là rấtthấp do lưu lượng phátsinh là nhỏ, và chỉ diễn ratrong thời gian làm việccủa xáng cạp

- Giai đoạn đóng cửa

mỏ, cải tạo và phục hồimôi trường: 0,8 0,72

m3/ngày

- Chủ yếu làcác chất hữu

cơ không bềnvững, dễ bịphân hủy sinhhọc, chất rắn

lơ lửng và visinh vật

Nguồn nước sông Hậu, hệsinh vật thủy sinh và cácđơn vị sử dụng nước mặtphía hạ nguồn

Ngày đăng: 09/03/2024, 08:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w