PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN MA VĂN KHÁNG TRONG TIỂU THUYẾT CÔI CÚT GIỮA CẢNH ĐỜI

80 1 0
PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN MA VĂN KHÁNG TRONG TIỂU THUYẾT CÔI CÚT GIỮA CẢNH ĐỜI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kỹ Thuật - Công Nghệ - Khoa học xã hội - Giáo Dục - Education UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA NGỮ VĂN CTXH ---------- NGUYỄN THỊ NGUYÊN PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN MA VĂN KHÁNG TRONG TIỂU THUYẾT CÔI CÚT GIỮA CẢNH ĐỜI KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 05 năm 2017 UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA NGỮ VĂN CTXH ---------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN MA VĂN KHÁNG TRONG TIỂU THUYẾT CÔI CÚT GIỮA CẢNH ĐỜI Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ NGUYÊN MSSV: 2113010330 CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM NGỮ VĂN KHOÁ: 2013 – 2017 Cán bộ hướng dẫn Th.S: NGUYỄN VĂN HÀO Quảng Nam, tháng 05 năm 2017 LỜI CẢM ƠN Trước hết em xin trân trọng gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy giáo – Th.S Nguyễn Văn Hào, người đã gắn bó, dìu dắt em trong suốt bốn năm học qua. Đặc biệt, Thầy đã nhiệt tình trực tiếp hướng dẫn, tạo điều kiện cho em mượn sách và giúp đỡ em về kiến thức và phương pháp để em có thể hoàn thành khóa luận của mình. Đồng thời em cũng xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Khoa Ngữ văn và Công tác xã hội đã hướng dẫn, giảng dạy và cung cấp kiến thức và phương pháp học tập trong những năm học qua. Em cũng xin gởi lời cảm ơn đến Thư viện trường Đại học Quảng Nam đã tạo điều kiện, hỗ trợ cho em trong việc tìm kiếm tài liệu để phục vụ cho việc bổ sung kiến thức để em hoàn thành khóa luận của mình. Vì năng lực còn hạn chế và thời gian có hạn nên khóa luận của em chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn của quý Thầy, Cô giáo để khóa luận em hoàn chỉnh hơn. Em xin trân trọng cảm ơn Quảng Nam, tháng 05 năm 2017 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Nguyên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của thầy giáo – Th.S Nguyễn Văn Hào và sự góp ý của thầy cô trong khoa Ngữ văn và CTXH. MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 3 3.2 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 4 5.1. Một số công trình nghiên cứu chung về phong cách nghệ thuật ............... 4 5.2. Một số công trình nghiên cứu về nhà văn Ma Văn Kháng và phong cách nghệ thuật của nhà văn Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời. ..................................................................................................................... 5 6. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 7 7. Kết cấu của khóa luận ................................................................................... 7 8. Ghi chú .......................................................................................................... 7 B. NỘI DUNG................................................................................................... 8 CHƯƠNG 1. PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN MA VĂN KHÁNG TRONG TIỂU THUYẾT CÔI CÚT GIỮA CẢNH ĐỜI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG........................................................................... 8 1.1. Một số lý thuyết về phong cách nghệ thuật trong văn học ........................ 8 1.1.1. Khái niệm về phong cách văn học .......................................................... 8 1.1.2. Khái niệm về phong cách nghệ thuật của nhà văn .................................. 9 1.1.3. Những biểu hiện của phong cách văn học ............................................ 10 1.2. Ma Văn Kháng – một trong những người đi tiên phong trong phong trào đổi mới văn học ............................................................................................... 11 1.3. Phong cách nghệ thuật của nhà văn Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời nhìn từ phương diện nội dung ............................................ 14 1.3.1. Nét độc đáo trong đề tài, chủ đề, tư tưởng ............................................ 14 1.3.2. Nét độc đáo trong việc khắc hoạ nhân vật ............................................ 19 1.3.3. Nét độc đáo trong cái nhìn của nhà văn ................................................ 27 CHƯƠNG 2. PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN MA VĂN KHÁNG TRONG TÁC PHẨM CÔI CÚT GIỮA CẢNH ĐỜI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT................................................................... 34 2.1. Cốt truyện ................................................................................................. 34 2.2. Giọng điệu ................................................................................................ 42 2.2.1. Giọng điệu cảm thương ......................................................................... 42 2.2.2. Giọng điệu xót xa .................................................................................. 43 2.2.3. Giọng điệu lạc quan .............................................................................. 44 2.3. Ngôn ngữ nghệ thuật ................................................................................ 45 2.3.1. Ngôn ngữ người kể chuyện ................................................................... 46 2.3.2. Ngôn ngữ nhân vật ................................................................................ 48 2.3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật ............................................... 49 2.3.2.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật ......................................... 60 2.3.3. Ngôn ngữ miêu tả .................................................................................. 66 C. KẾT LUẬN ................................................................................................ 71 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 73 1 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học là một loại hình nghệ thuật, một hình thái ý thức xã hội đặc thù luôn vận động, biến chuyển. Diễn biến của văn học như một hệ thống chỉnh thể với sự hình thành, tồn tại, thay đổi, phát triển qua các thời kỳ lịch sử gọi là quá trình văn học. Những phong cách văn học độc đáo là những đỉnh cao của quá trình văn học. Nói “đỉnh cao’’ bởi vì xét cho cùng, bất cứ nghệ sĩ sáng tạo văn chương nào cũng có đặc điểm riêng của mình, nhưng phong cách thì không phải ai cũng có. Phong cách là chỗ độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật có phẩm chất thẩm mĩ thể hiện trong sáng tác của các nhà văn ưu tú. Giống như nhà văn M.Goócki đã từng viết: “Bạn hãy giữ lấy cái gì là riêng của mình, làm sao cho nó phát triển tự do. Lúc mộ t người không có cái gì là riêng của mình thì phải thấy ở người đó chẳng có gì hết” 11; 89 hay Phạm Văn Đồng cũng nói: “Phải lắng nghe cái gì sâu xa nhấ t trong con người mình, bồi dưỡng cho mình một bản lĩnh vững vàng, một phong cách độc đáo, vì nghệ thuật không phải là sản xuất hàng loạt như sản xuất công nghiệp’’ 11; 89. Nghiên cứu phong cách nói chung và phong cách nhà văn nói riêng là một trong những vấn đề lý luận quan trọng, đồng thời cũng hết sức phức tạp của nghiên cứu văn học. Và nghiên cứu phong cách cá nhân của nhà văn không phải là vấn đề thời sự của lý luận văn học. Nhưng không bao giờ trở thành xưa cũ, bởi lý luận nào lại không bắt đầu từ tác phẩm văn học và gắn liền với nó là chủ thể sáng tạo. Phong cách văn học (hay phong cách nghệ thuật) nảy sinh do chính những nhu cầu của cuộc sống, bởi vì cuộc sống luôn đòi hỏi sự xuất hiện những nhân tố mới mẻ, độc đáo; và nó cũng nảy sinh từ nhu cầu của quá trình sáng tạo văn học, vì đó là một yếu tố quan trọng tạo nên tính hấp dẫn, sức sống của tác phẩm. Phong cách là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, những nét độc đáo ấy thể hiện trong tất cả các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm cụ thể. Nói cách khác, phong cách là sự thể hiện tài nghệ của người nghệ sĩ trong việc đưa đến cho độc giả một cái nhìn mới mẻ về cuộc đời 2 thông qua những phương thức, phương tiện nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của người sáng tạo. Có thể khẳng định, nghiên cứu phong cách vẫn luôn luôn là vấn đề có sức hút đối với những ai muốn đi sâu tìm hiểu về tác giả và tác phẩm văn học. Mỗi nhà văn kiệt xuất có một “gương mặt’’ riêng, một phong cách độc đáo riêng của họ, không ai giống ai. Trong đời sống văn học hiện nay, Ma Văn Kháng được xem là cây bút có sức sáng tạo dồi dào. Nét đặc sắc trong sáng tác của Ma Văn Kháng trước hết là ở một vốn sống phong phú, đa dạng và luôn luôn được thể hiện sống động trên các trang viết. Ông là nhà văn tạo được nhiều hình tượng độc đáo, giàu cá tính. Ma Văn Kháng thuộc thế hệ những người cầm bút giàu nhiệt huyết gắn với lý tưởng hào hùng của thời đại. Ông là một trong những nhà văn đi tiên phong, đóng vai trò quan trọng vào quá trình vận động và đổi mới của văn xuôi Việt Nam sau năm 1975. Truyện ngắn của Ma Văn Kháng có diện mạo, hình hài riêng, vì ngay từ những sáng tác đầu tay, ông đã đến với người đọc trong tư cách một nhà văn có ý thức về chỗ đứng trong “vương quốc’’ văn chương, nghệ thuật. Là một sinh viên chuyên ngành Ngữ văn tôi mong muốn tìm hiểu về phong cách, những nét riêng biệt của nhà văn nói chung và phong cách nghệ thuật của nhà văn Ma Văn Kháng nói riêng để từ đó giúp ngườc đọc hiểu hơn về phong cách của nhà văn mang dấu ấn riêng này. Đặc biệt đến với nhà văn Ma Văn Kháng, tôi thật sự ấn tượng với phong cách nghệ thuật của tác giả trong tiểu thuyết Côi cút giữ a cảnh đời . Bản thân tôi thật sự xúc động, xót xa trước những cảnh đời trớ trêu ập xuống những con người bé nhỏ, đáng thương bị đối xử bất công trong cuộc đời. Nét độc đáo, nét riêng của nhà văn Ma Văn Kháng là dùng ngòi bút trầm tĩnh có nghĩa là tác giả không dùng những lời lẽ nguyền rủa mà tự những hành động, lời nói của những kẻ xấu tự phanh phui lẫn nhau. Hơn thế nữa, bằng sự nhân ái, dám nhìn thẳng vào sự thật của cuộc đời mà nhà văn Ma Văn Kháng đã viết nên những trang viết xúc động người đọc trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời . Có thể nói, chính những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời là hai yếu tố vững bền góp phần làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn Ma Văn Kháng. 3 Để thấy được nét độc đáo, nét riêng của nhà văn trong tác phẩm, chúng tôi tiến hành đi tìm hiểu đề tài: “Phong cách nghệ thuật của nhà văn Ma Vă n Kháng trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời’’. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về phong cách nghệ thuật của nhà văn Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời nhằm mục đích giúp cho người đọc nhận ra được những nét riêng biệt về phương diện nội dung và những nét độc đáo về phương diện nghệ thuật trong sáng tác của ông.Thông qua đó sẽ cảm nhận được những đóng góp của nhà văn Ma Văn Kháng trong sự nghiệp đổi mới văn học. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là phong cách nghệ thuật của nhà văn Ma Văn Kháng mà cụ thể đó là những yếu tố thuộc về phương diện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu giới hạn trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời (NXB Văn học Hà Nội 2010). 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện bài khoá luận người viết vận dụng tổng hợp một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp đọc và tổng hợp tài liệu: Việc đọc tác phẩm và tổng hợp các tài liệu để viết bài là một thao tác tất yếu mà người viết cần vận dụng trong quá trình làm bài. - Phương pháp phân tích – tổng hợp: trên cơ sở phân tích các biểu hiện riêng lẻ trong từng tác phẩm để tập hợp khái quát thành những đặc điểm chung. - Phương pháp so sánh – đối chiếu: + So sánh trong các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng: để thấy được sự thống nhất trong quan niệm của nhà văn. 4 + So sánh với các tiểu thuyết, truyện ngắn khác: để thấy được cái riêng, các độc đáo của tác giả. + So sánh phong cách tiêu biểu của các nhà văn lớn với Ma Văn Kháng, xem xét các yếu tố được lặp lại nhiều lần để nhận ra phong cách của nhà văn. - Phương pháp liệt kê, tổng kết. 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5.1. Một số công trình nghiên cứu chung về phong cách nghệ thuật Nghiên cứu phong cách cá nhân của nhà văn không phải là vấn đề thời sự của lý luận văn học. Nhưng không bao giờ trở thành xưa cũ, bởi lý luận nào lại không bắt đầu từ tác phẩm văn học và gắn liền với nó là chủ thể sáng tạo. Ở đây có các công trình như: Phương pháp nghiên cứu tác giả mang tính lý luận đã được các giáo sư Phan Ngọc, Phương Lựu, Nguyễn Đăng Mạnh trình bày trong các chuyên luận, giáo trình của mình. Và các công trình nghiên cứu về phong cách như: Phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng, Phong cách nghệ thuật của Nguyễ n Minh Châu, Phong cách Nguyễn Thi, Phong cách thơ Nguyễn Duy, Phong cách vă n xuôi Nguyễn Khải…. Trên www.http:Vnq.edu.vn.com, bài viết của tác giả Ngọc Huy nghiên cứu về: “Chiếc thuyền ngoài xa – Nét độc đáo của phong cách Nguyễn Minh Châu’’ . Bài viết đã làm rõ phong cách kết hợp hài hòa chất triết lí cuộc đời và chất trữ tình lãng mạn, hình tượng nhân vật được soi chiếu trong mối quan hệ đa chiều, phức tạp nhưng hòa hợp. Đặc biệt thông qua “Chiếc thuyền ngoài xa’’ phong cách của Nguyễn Minh Châu làm toát lên vẻ đẹp của người phụ nữ: sống vị tha, giản dị và đầy nhẫn nhịn. Trên www.http:123.doc.org.com, bài viết của Hoàng Nhân Khôi nghiên cứu về: “Đoàn Giỏi – Những đặc trưng phong cách’’ . Bài viết đã nói lên được các phương thức tự sự trong văn xuôi Đoàn Giỏi, những nghiên cứu về đặc trưng phong cách nhìn từ phương diện kết cấu, chất thơ trên trang viết, hệ thống biểu tượng trong các tác phẩm để làm nổi bật phong cách của Đoàn Giỏi. 5 Và còn rất nhiều những tập tiểu luận – phê bình, các công trình nghiên cứu đi vào các khía cạnh khác nhau của vấn đề tác giả, tác phẩm, phong cách nghệ thuật trong văn học. 5.2. Một số công trình nghiên cứu về nhà văn Ma Văn Kháng và phong cách nghệ thuật của nhà văn Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết Côi cút giữ a cảnh đời. Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn mở đường cho trào lưu đổi mới văn học. Ông sáng tác gần hai mươi cuốn tiểu thuyết, hàng chục tập truyện ngắn và truyện dài, đặc biệt ông là nhà văn đạt rất nhiều giải thưởng về văn học. Sáng tác của Ma Văn Kháng được đông đảo bạn đọc và giới phê bình quan tâm nghiên cứu. Vì vậy có rất nhiều công trình nghiên cứu về nhà văn Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết tiêu biểu như sau: Trong tạp chí Văn học và tuổi trẻ số 11 năm 2010 có bài Nhà giáo, nhà vă n Ma Văn Kháng của PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện. Trong bài viết này tác giả giới thiệu các tác phẩm hồi kí – truyện “Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng đau thương’’ , những chặng đường của Ma Văn Kháng và đã khẳng định Ma Văn Kháng là một nhà giáo – nhà văn của thế hệ mới, để lại những mảng tác phẩm gây ấn tượng sâu sắc, có sức hấp dẫn, lâu bền đối với người đọc. Trên báo văn nghệ ra ngày 08-10-2012 có đăng bài Ma Văn Kháng ngọn cờ có sức vẫy gọi của tác giả Đoàn Trọng Huy. Trong bài viết thông qua các tác phẩm như: “Mưa mùa hạ”, “Mùa lá rụng trong vườn ” là những tác phẩm có tính chất mở đường. Ma Văn Kháng đã dám đặt mình vào những thử nghiệm mới. Người viết khẳng định Ma Văn Kháng được xem là người đi “tiền trạm ” cho đổi mới văn học. Trong Luận văn Thạc sĩ Văn học của Nguyễn Kỳ Quyết trường Đại Học Vinh có bài Chất thơ trong tiểu thuyết Ma Văn . Tác giả luận văn đã phân tích một số tác phẩm tiêu biểu. Qua đề tài tác giả đã chỉ ra những cảm hứng, những biểu hiện cơ bản làm nên chất thơ trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Đồng thời chất thơ còn thể hiện trong “cấu tứ” tiểu thuyết, trong ngôn ngữ, giọng điệu. 6 Trong Luận văn Thạc sĩ văn học của Dương Thị Hồng Liên trường Đại học sư phạm Thái Nguyên có bài Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổ i mới . Qua luận văn, tác giả đã tập trung tìm hiểu về cái nhìn nghệ thuật cũng như giọng điệu, ngôn ngữ nghệ thuật của Ma Văn Kháng. Luận văn Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổ i mới của Nguyễn Thị Hải Yến. Ở đề tài này người viết chủ yếu chỉ ra không gian, thời gian, giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật trong tác phẩm của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới đất nước. Quan niệm nghệ thuật về con người trong một số tiểu thuyết của Ma Vă n Kháng thời kỳ đổi mới của Trần Thị Tường Vi, sinh viên Khoa Ngữ văn, Đại học Quảng Nam nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp. Đề tài cung cấp cơ sở lý thuyết về quan niệm nghệ thuật về con người. Thông qua một số tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của nhà văn Ma Văn Kháng, tác giả chỉ ra được: con người bi kịch, con người thực dụng – cửa quyền và con người hướng đến các giá trị chân – thiện – mỹ. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra được quan niệm nghệ thuật về con người trong một số tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới qua thủ pháp xây dựng nhân vật. Tác giả đã làm nổi bật được quan niệm nghệ thuật về con người của Ma Văn Kháng và giúp người đọc thấy được những đóng góp của ông trong sự nghiệp đổi mới văn học. Trong tạp chí Văn học nghệ thuật số 325, tháng 07 năm 2011, có bài “ Quan hệ gia đình qua Mùa lá rụng trong vườn và mẹ - và người tình’’ của tác giả Ngô Thu Thủy. Trong bài viết này, tác giả chủ yếu xoáy sâu vào quá trình nhận thức của nhân vật Cừ. Thông qua tác phẩm “Mùa lá rụng trong vườn’’ , người viết nói lên nỗi ấm ức của một đứa con không chấp nhận những điều mà người bố đưa ra, cho là quy phạm cứng nhắc để dẫn đến coi mọi giá trị đạo đức là giả dối. Không phải bất cứ nhà văn nào cũng có phong cách. Chỉ những nhà văn có tài năng, có bản lĩnh mới có được phong cách độc đáo. Với đề tài phong cách nghệ thuật của nhà văn Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời thì theo khảo sát của chúng tôi thì chưa có công trình nghiên cứu nào. Chỉ có bài Luận vă n về đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng của 7 tác giả Trần Thị Ngọc Tường trường Đại học Vinh. Người viết chú ý tập trung khai thác cuộc sống, con người và không gian, thời gian trong tác phẩm. Đồng thời chỉ ra nghệ thuật xây dựng tình tiết, giọng điệu ngôn từ trong tác phẩm. Có thể thấy Ma Văn Kháng được các trường Đại học nghiên cứu ở các luận văn Thạc sĩ, Đại học và cả trên báo văn nghệ. Nhìn chung, những nghiên cứu vẫn chưa đi sâu và toàn diện để làm rõ phong cách nghệ thuật của nhà văn Ma Văn Kháng trong tác phẩm Côi cút giữa cảnh đời . Chính vì vậy, trên cơ sở tiếp thu những công trình đi trước, chúng tôi lựa chọn đề tài này với mong muốn đem lại cho người đọc một cái nhìn mới mẻ về phong cách nghệ thuật của nhà văn Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời . Những đặc sắc về phương diện nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm chính là hai yếu tố vững bền góp phần làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn Ma Văn Kháng. 6. Đóng góp của đề tài Đề tài nhằm giúp cho người đọc một cái nhìn mới, tìm hiểu các nét riêng độc đáo về phong cách nghệ thuật của nhà văn Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời . Đồng thời thấy được những yếu tố vững bền, lặp lại trong sáng tác của nhà văn và góp phần làm nên phong cách của nhà văn Ma Văn Kháng. 7. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận và phần tài liệu tham khảo. Phần nội dung của đề tài gồm có hai chương: Chương 1. Phong cách nghệ thuật của nhà văn Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời nhìn từ phương diện nội dung. Chương 2. Phong cách nghệ thuật của nhà văn Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời nhìn từ phương diện nghệ thuật. 8. Ghi chú Để thuận lợi cho việc nghiên cứu cũng như tìm hiểu, người viết sử dụng kí hiệu sau để ghi chú thích: Số thứ tự tài liệu; số trang. 8 B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN MA VĂN KHÁNG TRONG TIỂU THUYẾT CÔI CÚT GIỮA CẢNH ĐỜI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 1.1. Một số lý thuyết về phong cách nghệ thuật trong văn học 1.1.1. Khái niệm về phong cách văn học Xưa kia, người Hi Lạp dùng từ stylos để chỉ một cái que đầu nhọn và đầ u tù , người La Mã dùng từ stylus cũng để chỉ cái que đó, nhưng đầu nhọn dùng để viế t và đầu tù dùng để xoá trên một tấm bảng nhỏ có xoa sáp. Đến ngườ i Pháp thì dùng chữ style, nhưng ban đầu cũng chỉ có nghĩa là nét chữ, nét bút, sau dần mớ i có nghĩa là bút pháp, cách viết với những đặc điểm riêng về ngôn ngữ và vă n phong. Phong cách là dấu ấn độc đáo của cá nhân nhà văn trong sáng tác văn học 10; 184. Thông thường, trong lĩnh vực văn học, khái niệm phong cách chỉ tập hợp những đặc điểm, tính chất độc đáo của một hiện tượng văn học : phong cách củ a một trào lưu văn học (phong cách Phục hưng, phong cách lãng mạn, phong cách hiện thực); phong cách của một tác giả (phong cách Nguyễn Du, phong cách Hồ Xuân Hương, phong cách Nguyễn Đình Chiểu…); phong cách của một tác phẩm (phong cách Truyện Kiều, phong cách Chiến tranh và hoà bình….); phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (nét riêng biệt, độc đáo của ngôn từ trong một tác phẩm cụ thể)…. Khái niệm phong cách văn học được dùng để chỉ phong cách của một tác giả sáng tạo văn học. Đó là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống. Những nét độc đáo ấy thể hiện trong tất cả các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm cụ thể. Nói cách khác, phong cách là sự thể hiện tài nghệ của người nghệ sĩ trong việc đưa đến cho độc giả một cái nhìn mới mẻ về cuộc đời thông qua những phương thức, phương tiện nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của người sáng tạo. 9 Phong cách văn học được tạo nên nhờ sự thống nhất mang tính ổn định của tất cả các yếu tố, các yếu tố cấu thành hiện tượng văn học với tư cách là một chỉnh thể nghệ thuật. Các yếu tố đó bao gồm hệ thống hình tượng, các phương thức biểu hiện nghệ thuật,…. Phong cách văn học luôn thể hiện một cách cảm thụ, khám phá, chiếm lĩnh nghệ thuật độc đáo của tác giả về đời sống con người. Yêu cầu về sự thống nhất mang tính ổn định trong phong cách văn học không mâu thuẫn với yêu cầu về tính độc đáo, ngược lại, nó đảm bảo cho sự độc đáo có giá trị nhận thức và thẩm mĩ sâu sắc, bền vững, không rơi vào tình trạng tự phát, ngẫu nhiên, nhất thời. Như vậy, sự tồn tại của phong cách văn học có ý nghĩa to lớn đối với quá trình phát triển của chính văn học, đảm bảo cho quá trình ấy không phải là sự lặp lại nhàm chán những điều đã biết, mà là sự tiếp nối của những phát hiện nghệ thuật mới mẻ, giàu ý nghĩa. 1.1.2. Khái niệm về phong cách nghệ thuật của nhà văn Phong cách nghệ thuật là nét riêng, nét độc đáo của nhà văn. Nó biểu hiện tài nghệ của người nghệ sĩ ngôn từ trong việc đem đến cho người đọc một cái nhìn mới mẻ chưa từng có về cuộc sống, con người và thông qua những hình tượng nghệ thuật độc đáo, những phương thức, phương tiện thể hiện đặc thù in đậm dấu ấn cá nhân chủ thể sáng tạo. Không phải mọi nhà văn đều có phong cách nghệ thuật riêng. Chúng ta chỉ dùng khái niệm này để nói về những nhà văn tài năng mà các sáng tác của họ hợp thành một thể thống nhất và độc đáo, không thể trộn lẫn, chẳng hạn như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Chế Lan Viên,… Từ điển thuật ngữ văn học của Trần Đình Sử cũng đã viết : Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thố ng hình tượng của phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đ áo trong sáng tác của một nhà văn hay văn học dân tộc….trong nghĩa rộ ng, phong cách là nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lạ i cho tác phẩm một tính chỉnh thể có thể cảm nhận được. 5; 110 10 Phong cách nghệ thuật của nhà văn có cội nguồn từ cá tính sáng tạo của tác giả, mà cá tính sáng tạo này lại là sự hợp thành của những yếu tố như thế giới quan, tâm lí, khí chất, cá tính sinh hoạt,….Phong cách nghệ thuật của nhà văn cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc phong cách văn học của một dân tôc, một thời đại, một trào lưu, một kiểu sáng tác,….Ví dụ : Nguyễn Bính có một phong cách thơ vừa riêng biệt của mình, vừa rất truyền thống, rất Việt Nam, lại cũng rất lãng mạn, rất “thơ mới’ ’,….Nhìn khái quát, cái riêng và cái chung quyện vào nhau hết sức chặt chẽ trong phong cách nghệ thuật của nhà văn. Khi chúng ta nói đến phong cách nghệ thuật của nhà văn là phải nói đến sự thống nhất, lặp lại có quy luật của các yếu tố nghệ thuật trong một loạt tác phẩm, đủ để nhà văn tạo cho mình một nét riêng. Nhưng sự thống nhất đó không cản trở và cũng không mâu thuẫn gì với sự đa dạng, phong phú vốn cũng là bản chất của phong cách văn học. Do đòi hỏi có tính bắt buộc của hoạt động sáng tạo là phải thường xuyên đổi mới và do nhà văn phải không ngừng tiếp xúc, thể hiện cuộc sống phức tạp, đầy biến động nên phong cách nghệ thuật của nhà văn không đơn điệu mà có nhiều nét bổ sung mới mẻ theo từng thời kỳ sáng tác. Ngoài khác nhau, do áp lực của phong cách thể loại mà sáng tác của nhà văn trên, hiện tượng đa phong cách ở một nhà văn là hiện tượng không đến nổi hiếm trong lịch sử văn học. Ví dụ: Hồ Chí Minh hết sức dân dã trong các bài vè tuyên truyền, cổ điển trong thơ chữ Hán, nhưng rất hiện đại trong truyện và kí viết bằng tiếng Pháp,….9; 171-172. 1.1.3. Những biểu hiện của phong cách văn học Phong cách văn học biểu hiện ở nhiều phương tiện khác nhau. Đầu tiên, phong cách văn học biểu hiện trước hết ở cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá, ở giọng điệu riêng biệt của tác giả. Thứ hai là sự sáng tạo các yếu tố thuộc nội dung tác phẩm cũng in đậm dấu riêng của tác giả. Điều này được tác giả thể hiện ngay từ việc lựa chọn đề tài, xác định chủ đề, thể hiện hình ảnh nhân vật cho đến xác lập tứ thơ, triển khai cốt truyện,...Thứ ba là hệ thống phương thức biểu hiện, các thủ pháp kĩ thuật lưu lại đậm đặc cá tính sáng tạo của tác giả, từ việc sử dụng ngôn ngữ, tổ chức kết cấu, định vị thể loại cho đến cách kể chuyện, miêu tả 11 ngoại hình, bộc lộ nội tâm….Thứ tư, phong cách văn học là cái thống nhất trong sự đa dạng của sáng tác. Cái độc đáo, vẻ riêng phải xuất hiện thường xuyên, lặp đi lặp lại, có tính chất bền vững, nhất quán. Thống nhất từ cốt lõi, nhưng triển khai phải đa dạng, đổi mới. Cuối cùng, phong cách văn học phải có phẩm chất thẩm mĩ. Nó phải đem lại cho người đọc một sự hưởng thụ mĩ cảm dồi dào qua những tác phẩm giàu tính nghệ thuật. Chỉ khi đó vẻ đẹp của phong cách từng tác giả mới được lưu giữ bền vững trong lòng người đọc từ thế hệ này sang thế hệ khác và trường tồn cùng với thời gian và lịch sử. Các biểu hiện nói trên của phong cách văn học vốn không tồn tại trong thế cô lập, tách rời. Chúng thuộc nhiều cấp độ, bao hàm lẫn nhau hay tồn tại thông qua nhau. Tất cả tạo thành một nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho hiện tượng văn học một tính chỉnh thể toàn vẹn. Tìm hiểu chung về phong cách nghệ thuật của nhà văn Ma Văn Kháng là cơ sở tiền đề về những vấn đề lý thuyết cơ bản để đi sâu vào nghiên cứu phong cách nghệ thuật của nhà văn Ma Văn Kháng ở phương diện nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm của nhà văn. 1.2. Ma Văn Kháng – một trong những người đi tiên phong trong phong trào đổi mới văn học Văn học nói riêng, nghệ thuật nói chung là một hình thái ý thức xã hội, cũng như các hình thái ý thức xã hội khác – nó phản ánh các tồn tại xã hội, bày tỏ thái độ của con người trước đời sống hiện thực. Nếu như văn học trước năm 1975 phản ánh được hiện thực đất nước trong thời kì lịch sử gian khổ, hi sinh và vẻ vang của dân tộc thì văn học sau năm 1975 phản ánh các mặt trái, mặt khuất tối của sự thật mà vì hoàn cảnh lịch sử văn học trước đó chưa có điều kiện đề cập, phản ánh. Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn có công đầu tiên mở đường cho sự nghiệp đổi mới văn học. Nhà văn Ma Văn Kháng tên khai sinh là Đinh Trọng Đoàn, sinh năm 1936, quê gốc ở phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Chỉ với mười bốn tuổi ông đã tham gia tổ chức thiếu sinh quân, rồi được cử đi học ở Khu học xá Việt Nam tại 12 Trung Quốc. Năm 1964, sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm, ông lên dạy học ở tỉnh Lào Cai và bắt đầu viết văn.Ở vùng đất này Ma Văn Kháng đã trải qua các cương vị trong ngành Giáo dục như là làm giáo viên dạy các môn khoa học xã hội ở cấp hai, Hiệu trưởng trường cấp hai và cấp ba thị xã Lào Cai, rồi Trưởng phòng chuyên môn Giáo dục Lào Cai. Nói đến đây không thể không nhắc đến tác phẩm truyện ngắn đầu tay “Phố cụt’’ được Ma Văn Kháng viết trong căn nhà trọ của giáo viên ở một khu phố trung tâm thị xã Lào Cai. Điều này báo hiệu sự xuất hiện của một nhà giáo – nhà văn mới. Có thể nói, chính mảnh đất Lào Cai đã giúp Ma Văn Kháng thành công trong sự nghiệp tiếp theo của mình.Ngoài ra ông còn thuộc thế hệ những người cầm bút giàu nhiệt huyết với lý tưởng hào hùng của thời đại. Vì vậy Ma Văn Kháng được xem là một trong những nhà văn đi tiên phong, đóng vai trò quan trọng vào quá trình vận động và đổi mới của văn xuôi Việt Nam sau năm 1975. Sở dĩ ông lấy bút danh Ma Văn Kháng bởi vì đây chính là cách để ông ghi nhớ những kỉ niệm không thể nào quên về một thời tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, không ngại gian khó, lăn lội với công việc dạy học nơi bản làng, và bày tỏ niềm tri ân sâu nặng của mình đối với đồng bào các dân tộc vùng cao, nơi ông đã gắn bó hơn mười năm trời. Năm 1976 ông chuyển về công tác tại Hà Nội, làm Phó Giám đốc – Tổng biên tập Nhà xuất bản Lao động, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập tạp chí Văn học nước ngoài…. Ma Văn Kháng đã thực sự khẳng định được tên tuổi và tài năng văn chương của mình khi nhà văn có một sự nghiệp văn chương đồ sộ cả về số lượng tác phẩm, với hàng chục tiểu thuyết, truyện dài, hàng trăm truyện ngắn nổi bật. Đặc biệt, Ma Văn Kháng còn là một trong những nhà văn có công đầu tiên mở đường cho sự nghiệp đổi mới văn học. Hơn thế nữa, Ma Văn Kháng từng được mệnh danh là người khuấy động văn đàn hiện đại Việt Nam, đại diện tinh anh của văn học Việt. Các tác phẩm tiêu biểu như: “Đồng bạc trắng hoa xoè” (tiểu thuyết, 1979), “ Vùng biên ải” (tiểu thuyết, 1983), “Mùa lá rụng trong vườn” (tiểu thuyết, 1985), “Ngày đẹp trời” (tập truyện ngắn, 1986), “Đám cưới không có giấy giá thú” (tiểu thuyết, 13 1989), “Trăng soi sân nhỏ” (tập truyện ngắn, 1994), “Một chiều dông gió” (tập truyện ngắn, 1998) và gần đây nhất Ma Văn Kháng cho ra đời tập truyện ngắn Mèo con nghịch ngợm ….. Các tác phẩm đã bộc lộ một sự nhạy cảm của nhà văn trước bao vấn đề mới mẻ, gợi nhiều suy ngẫm về xã hội và con người trên đất nước ta sau chiến tranh. Đặc biệt tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời đánh dấu một nét son trong sự nghiệp Ma Văn Kháng. Tiểu thuyết được viết năm 1989, dày hai trăm bảy mươi lăm trang và đã thu hút người đọc ngay lần đọc đầu tiên. Cùng với các nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, Tô Hoài, Võ Quảng, Nguyễn Đình Tú….nhà văn Ma Văn Kháng cũng là một nhà văn vốn quen thuộc viết về thiếu nhi. Nhưng mỗi nhà văn có một phong cách riêng, không ai giống ai. Với các tác phẩm viết về thiếu nhi được đông đảo bạn đọc biết đến như: “Chim én’’, “Chim hoạ mi’’, “Chim bay trên núi’’…. và ấn tượng nhất là tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời nó hấp dẫn người đọc ngay từ cái nhan đề của tác phẩm. Tiếp đến là hấp dẫn do tính cách và số phận của con người ở trong ấy. Trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời nhân vật người bà được nhà văn dồn tất cả bút lực để miêu tả, tạo nên một vẻ đẹp sắc sảo, nhuần nhị hiếm có trong văn học thiếu nhi. Thông qua đó tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc một thông điệp đó là cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người có tình thương, giàu có về vật chất lẫn tinh thần. Sức mạnh của đồng tiền và quyền lực rất ghê gớm, nó có thể giẫm đạp lên người khác và tự phá hoại cuộc sống của chính mình. Có thể nói, tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời đánh dấu mốc son trong sự nghiệp Ma Văn Kháng. Ma Văn Kháng quả là nhà văn mang phong cách độc đáo, rất riêng biệt. Phong cách của ông là sự thể hiện tài nghệ của người nghệ sĩ trong việc đưa đến cho độc giả một cái nhìn mới mẻ về cuộc đời thông qua những phương thức, phương tiện nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của người sáng tạo. Vì vậy mà ông xứng đáng được tặng nhiều giải thưởng như: Giải B của Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1986 cho cuốn tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn ; Giải thưởng của Hội đồng văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam 1995 cho tập truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ ; Giải thưởng Văn học ASEAN năm 1998 và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ 14 thuật năm 2001; Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – nghệ thuật năm 2012 với các tác phẩm Truyện ngắn chọn lọc, Mưa mùa hạ, Côi cút giữa cảnh đời, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn . Hơn thế nữa, người đọc còn biết tới ông qua các tác phẩm nổi tiếng cảnh báo về sự xoá mòn nhân tính ẩn trong những vỏ bọc đẹp đẽ của đạo đức và phẩm giá qua các tác phẩm như: Mùa lá rụng trong vườn, Mưa mùa hạ, Đám cướ i không có giấy giá thú, Côi cút giữa cảnh đời …. Ma Văn Kháng là một nhà văn tiêu biểu cho nền văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới với nhiều thành tựu nổi bật. Đây chính là dấu ấn của ông trong nền văn học Việt Nam đương đại. 1.3. Phong cách nghệ thuật của nhà văn Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời nhìn từ phương diện nội dung “Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập” (Mác – xen Prút). Nói đến phong cách là nói đến dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ được in đậm lên tác phẩm. Đó chính là những nét riêng biệt độc đáo, mới lạ được nhà văn thể hiện một cách thống nhất, ổn định, lặp đi lặp lại. Phong cách là dấu ấn độc đáo của cá nhân nhà văn trong sáng tác văn học. Đến với phong cách nghệ thuật của Ma Văn Kháng chính là sự khẳng định vị trí của nhà văn trong một trào lưu văn học, trong một nền văn học. Nhà văn Ma Văn Kháng đã thể hiện phong cách qua nội dung tác phẩm ở các phương diện: đề tài, chủ đề, tư tưởng, nhân vật, cái nhìn của nhà văn. Đây là những nét riêng biệt của nhà văn Ma Văn Kháng mà không phải nhà văn nào cũng có được. 1.3.1. Nét độc đáo trong đề tài, chủ đề, tư tưởng Phong cách nghệ thuật là nét riêng của nhà văn trong sự lựa chọn, xử lí đề tài; xác định chủ đề; xác định đối tượng miêu tả,….Nếu như văn học trước Cách mạng, các nhà văn như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan,….viết về những con người thấp bé trong xã hội, họ là nạn nhân của chế độ nửa phong kiến thì đến văn học đổi mới, nhà văn Ma Văn Kháng đã có nét riêng trong việc lựa chọn đề tài, chủ đề và tư tưởng trong tác phẩm của mình. 15 “Đề tài là một phương diện của nội dung tác phẩm, nó chỉ phạm vi hiện thự c cụ thể đã được nhà văn nhận thức, lựa chọn và phản ánh trong tác phẩm. Nếu như tác phẩm văn học là chỉnh thể thẩm mĩ thì đề tài là phạm vi thẩm mĩ, là khu vự c tích tụ những năng lực thẩm mĩ, bước đầu tạo ra sự hấp dẫn của tác phẩm ” 4; 147. Chúng ta thường thấy bất kì tác phẩm văn học nào cũng cần có một đề tài nhất định, nó được xem là nhân tố tương ứng với đối tượng phản ánh riêng của tác phẩm. Cũng vì thế mà xác định đề tài của tác phẩm chính là trả lời câu hỏi: “tác phẩm viế t về cái gì, về phạm vi hiện thực nào trong cuộc sống?’’ . Nếu như Thạch Lam hướng ngòi bút tới cuộc sống và tâm hồn của những con người “nhỏ bé’’ , Vũ Trọng Phụng chú ý tới những góc khuất, những nơi tăm tối của xã hội trước Cách mạng. Ở sự vận động của tứ thơ về tình yêu “Sóng’ ’ của Xuân Quỳnh thật cồn cào, da diết, còn “Hương thầm’’ của Phan Thị Thanh Nhàn lại dịu dàng, nhẹ thoảng mà đằm sâu, lan toả mênh mang. Thì sau năm 1975 tiểu thuyết và truyện ngắn của Ma Văn Kháng tập trung chủ yếu vào các đề tài chính đó là: cuộc sống của đồng bào vùng núi cao phía Bắc Tổ Quốc, đề tài đời sống thành thị và đề tài viết về thiếu nhi. Đề tài cuộc sống của đồng bào vùng núi cao phía Bắc là đề tài không phải mới mẻ bởi lẽ trước đó từ những năm năm mươi Tô Hoài đã viết khá hay về đề tài miền núi Tây Bắc với tập Truyện Tây Bắc gồm ba truyện đó là: Cứu Đất cứ u Mường, Mường Giơn và Vợ chồng A Phủ. Ông đã khai thác khá thành công về bức tranh đời sống xã hội của dân tộc miền núi Tây Bắc với những nét riêng biệt về phong tục, tập quán, tính cách và tâm hồn của họ. Phong cách là nét riêng biệt của nhà văn, vì vậy Ma Văn Kháng không có ý định cho rằng đây là đề tài lần đầu tiên mình viết ra mà chưa có ai chạm tới nhưng nhà văn cũng không lặp lại lời nói của người đi trước. Ma Văn Kháng đã có tiếng nói riêng của mình đó chính là phong cách nghệ thuật của nhà văn. Điều đó được thể hiện qua tác phẩm Tră ng soi sân nhỏ: “Trong khi làm ăn, kiếm được đồng bạc đâu có dễ Lúc này, thật giả lại đ ang khó phân ngôi. Về, viết cái gì, chẳng may sai sót, tình ngay lý gian, há miệng mắ c quai, tiếng để đời Vả lại, văn chương lại chuyện đời thông qua việc đào bới bả n thể mình ở chiều sâu tâm hồn, chứ đâu phải là đi hớt lấy cái váng bọt nổi trên mặt 16 của ngoại vật. Đâu có phải cứ lăn lộn xuống cơ sở, gần gụi cái búa, cái bay, số ng giữa tiếng nhà máy, mùi than thì mới viết được văn hay’’ 3; 198. Như vậy, Ma Văn Kháng đã có tiếng nói riêng đó là văn chương phải cảm nhận từ chiều sâu tâm hồn. Phong cách nghệ thuật của nhà văn Ma Văn Kháng không chỉ dừng lại ở đề tài viết về miền núi phía Bắc mà còn đặc sắc hơn ở việc tập trung khắc hoạ đời sống thành thị. Đây là mảng đề tài đã góp phần giúp nhà văn có những đóng góp to lớn vào việc đổi mới văn xuôi nghệ thuật của dân tộc. Nét riêng trong đề tài đời sống thành thị mà chúng ta thấy ở Ma Văn Kháng đó là nhà văn đã đưa truyện ngắn xích lại gần tiểu thuyết. Đến với nhà văn Ma Văn Kháng, chúng ta bắt gặp các truyện ngắn viết về đề tài đời sống thành thị như: Chọn chồng, Trung du – chiều mư a buồn, Mất điện, Mẹ và con, Người đánh trống trường …. Các tác phẩm là một tiếng nói riêng, một cảm thức thẩm mĩ riêng của nhà văn mà không thể trộn lẫn với bất cứ ai. Có thể nói, đề tài gần gũi, quen thuộc với người đọc nhất là đề tài viết về thiếu nhi. Chúng ta đã từng biết đến tác phẩm Cho tôi xin một vé tuổi thơ, Thằ ng quỷ nhỏ, Nữ sinh, Út Quyên và tôi, Bàn có năm chỗ ngồi của Nguyễn Nhật Ánh với sự hồn nhiên, vô tư của tuổi mới lớn và Dế mèn phiêu lưu kí, Võ Sĩ bọ ngựa, Đ ám cưới chuột của Tô Hoài….nhưng có lẽ người đọc thật sự ấn tượng với nhan đề tác phẩm Côi cút giữa cảnh đời của nhà văn Ma Văn Kháng. Phong cách nghệ thuật của nhà văn Ma Văn Kháng ở phương diện đề tài đó chính là thông qua tác phẩm tác giả đã nói về điều gì mà đã lay động người đọc. Trong mỗi chúng ta ai mà chẳng có tuổi thơ để đáng nhớ và thật may mắn biết bao khi có được cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc bên mẹ cha.Thế nhưng cuộc sống không phải luôn toàn màu hồng với tất cả mọi người. Không cha không mẹ đã đành còn có mẹ có cha mà hoá ra côi cút thì thật đáng thương. Tuổi ấu thơ của một đứa trẻ phải chịu nhiều bất hạnh, đau khổ và càng tội nghiệp hơn khi em bị những kẻ ác hành hạ, đối xử bất công trong xã hội. Qua việc lựa chọn đề tài tuổi thơ bất hạnh, nhà văn Ma Văn Kháng đã thể hiện rõ tính khuynh hướng trong lập trường tư tưởng của mình. Vai trò của đề tài trong tác 17 phẩm không chỉ là định hướng phạm vi xã hội – lịch sử của đời sống được phản ánh mà còn là yếu tố đầu tiên giúp người đọc thấy rõ tính khuynh hướng trong lập trường tư tưởng của nhà văn. Gorki đã viết: “Chủ đề là cái tư tưởng nảy sinh trong kinh nghiệm củ a nhà văn, do cuộc sống gợi ra, nhưng còn ẩn náu trong kho tàng ấn tượng của nhà vă n dưới dạng thức chưa thành hình; nó đòi hỏi được thể hiện thành hình tượ ng, nó thức tỉnh nhà văn, kêu gọi anh ta lao động để tạo dựng hình thức cho nó’’ 4; 150-151. Chủ đề là vấn đề chủ yếu, vấn đề trung tâm được đặt ra từ toàn bộ hiện thực mà tác phẩm thể hiện. Sự hình thành chủ đề của tác phẩm có mối liên hệ mật thiết với hiện thực đời sống và với ý đồ sáng tác của nhà văn. Những tác phẩm có giá trị bao giờ cũng lấy thực tế khách quan làm cơ sở, từ đó phát hiện một cách kịp thời và chính xác những vấn đề quan trọng nhất, cấp thiết nhất của đời sống và lý giải những vấn đề đó một cách đúng đắn. Nói cách khác, chủ đề của tác phẩm được hình thành từ những vấn đề đặt ra trong đời sống thông qua sự khái quát hoá của chủ quan nhà văn. Chẳng hạn trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao thì chủ đề của tác phẩm đó là thông qua việc miêu tả những kiếp người nghèo khổ ở làng Vũ Đại, tác giả nói lên sự tha hoá, biến chất của một bộ phận nông dân dưới ách bóc lột của thực dân phong kiến hay chủ đề trong Truyện Kiều đó là thông qua nhân vật Thuý Kiều, Nguyễn Du muốn nêu bật vấn đề số phận bi thảm của con người trong xã hội phong kiến.Và trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời chủ đề của tác phẩm đó là tuổi thơ bị vùi dập nhưng vẫn đi lên chiến thắng số phận. Thông qua cuộc sống cơ cực, côi cút của bà cháu Duy, Ma Văn Kháng muốn phản ánh sự thật về con người. Con người xem trọng sức mạnh của đồng tiền, sẵn sàng đạp lên nhau mà sống. Đau đớn nhất là những bi kịch đó lại dội vào tâm hồn của những đứa trẻ ngây thơ, tội nghiệp để lại những vết thương khó lành và ám ảnh mãi như Duy và Thảm. Đây là bức tranh thu nhỏ về số phận con người bị mảng tối trong xã hội chèn ép, chà đạp, bất công. Nhưng những con người bé nhỏ, tội nghiệp ấy vẫn vươn lên và chiến thắng số phận của mình. Có thể nói, chủ đề có vai trò rất quan trọng, nó đã thể hiện được bản sắc tư duy, chiều sâu tư tưởng và khả năng thâm nhập vào bản 18 chất đời sống của nhà văn Ma Văn Kháng. Hơn thế nữa, chúng ta có thể thấy nhan đề của tác phẩm cũng đã bộc lộ được chủ đề của tác phẩm. Chỉ mấy từ Côi cút giữ a cảnh đời cũng đã bao quát một cách cô đọng nhất toàn bộ hiện thực được thể hiện trong tác phẩm. Ở đây chúng ta thấy, nếu như trước cách mạng Nam Cao với tác phẩm Chí Phèo đã để cho nhân vật mình không vượt qua số phận của mình mà tự kết liễu đời mình để giải thoát thì Ma Văn Kháng lại để cho nhân vật của mình vượt lên trên tất cả, chiến thắng số phận của mình. Đó là nét riêng của nhà văn so với nhà văn lớn như Nam Cao. Thông thường trong văn học chủ đề thường không thể tách rời tư tưởng của tác phẩm. Tư tưởng tác phẩm chính là sự đánh giá và bộc lộ ý nghĩa của những gì đã được thể hiện, là cách giải quyết vấn đề đã đặt ra trong tác phẩm theo một khuynh hướng nhất định vốn có ở lập trường, quan điểm của tác giả. Chẳng hạn tư tưởng của truyện ngắn Đôi mắt của nhà văn Nam Cao là phê phán cái nhìn không đúng đắn của một số văn nghệ sĩ xa rời cuộc kháng chiến của dân tộc. Đồng thời nhà văn còn khẳng định cách nhìn đúng đắn, tiến bộ của những văn nghệ sĩ yêu nước quyết tâm đi theo cách mạng, phục vụ kháng chiến. Có thể nói, tư tưởng đóng vai trò quan trọng nhất trong tác phẩm. Vì vậy để đem đến sự thành công trong tiểu thuyết của mình nhà văn Ma Văn Kháng đã thể hiện được tư tưởng riêng của mình. Tư tưởng chính là sự bộc lộ tư tưởng tác giả bằng tác phẩm văn học. Nếu như văn học sau đổi mới, chúng ta biết đến tác phẩm Không có Vua của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, với việc khắc họa cuộc sống của gia đình ông Kiền với năm người con trai là Cấn, Đoài, Khiêm, Khảm, Tốn và một cô con dâu là Sinh ( vợ của Tốn). Một gia đình không có tôn ti trật tự, coi tiền quan trọng hơn cả tình yêu thương và sự sống của người thân, coi tiền là Vua. Con cái xây xát nhau, lão Kiền nhận hậu quả là con cái biểu quyết cho bố chết. Ẩn đằng sau đó, là tư tưởng của Nguyễn Huy Thiệp trong tác phẩm con người sống tồn tại cần có chữ “tâm ’’ để làm cho mối quan hệ giữa người với người tốt đẹp hơn. Trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời nhà văn Ma Văn Kháng đã có nét riêng trong tư tưởng của mình. Nhà văn ca ngợi những con người có lối sống đẹp, biết vươn lên trong cuộc đời đầy rẫy những bất 19 công, oan trái như nhân vật người bà, nhân vật Duy, Thảm, cô Quyên, ông Vinh, ông Hồn Nhiên, cô Đại Bàng. Đồng thời cũng phê phán những người có lối sống hách dịch, tàn ác như Lão Luông, Hứng, cô giáo Thìn, gã y sĩ, chị em Vàng Anh Vành Khuyên, mụ đàn bà mặt cú. Để hiểu được tư tưởng của nhà văn Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời chúng ta cần trả lời được câu hỏi tác phẩm muốn nhắn gửi đến người đọc thông điệp gì? Điều đó có tác động như thế nào đối với đời sống của toàn xã hội và cuộc sống của từng con người. Nét độc đáo trong tư tưởng của nhà văn đó là hướng con người đến cái thiện. Trong cuộc sống này tiền bạc rất cần thiết nhưng có thứ còn quan trọng hơn cả, đó là nhân phẩm của chính bản thân mình. Bán rẻ nó con người sẽ không còn gì cả. Có thể nói, tư tưởng nhà văn ở chỗ khái quát chung nhất, cô đọng nhất có thể là: Con người quan trọng nhất là ở phẩm giá chứ không phải là cái gì khác. Vấn đề tồn tại là tình cảm chứ không phải là vật chất, sự sống chẳng bao giờ chán nản. Rồi con người sẽ được đoàn tụ và được hưởng hạnh phúc vì xung quanh còn có những người giúp đỡ những người nghèo khổ để vượt qua mọi khó khăn. Điều này cũng được tác giả Văn Hồng nói lên lời nhắn gửi của Ma Văn Kháng ở trang đầu tác phẩm: “Đồng tiề n, quyền lực cũng như tất cả tài sản vật chất khác chung quy chỉ là phương tiệ n. Người nào coi đồng tiền, quyền lực là mục đích, người đó trở thành kẻ ác, giẫm đạ p lên người khác và tư phá hoại cuộc sống của chính mình Mục đích củ a chúng ta cao đẹp biết bao nhiêu: một cuộc sống có nghĩa, có tình, giàu có về vật chất lẫ n tinh thần, giàu có cho tất cả mọi người, hòa bình và hữu nghị cho tất cả các dân tộc’’ 7; 7. Như vậy, nét độc đáo trong đề tài, chủ đề, tư tưởng góp phần làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn Ma Văn Kháng trong tác phẩm. 1.3.2. Nét độc đáo trong việc khắc hoạ nhân vật “Nghệ thuật không là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dố i Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp người lầm than” (Trăng sáng – Nam Cao). Nghệ thuật chân chính phải xuất phát từ đời sống hiện thực, không được thoát ly hiện thực. Thật vậy, văn học là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, sáng tác văn chương luôn là một con đường nhận thức của người nghệ 20 sĩ. Mỗi nhà văn đều tìm cho mình một phong cách nghệ thuật riêng. “Văn họ c không thể thiếu nhân vật, vì đó chính là phương tiện cơ bản để nhà vă n khái quát hiện thực một cách hình tượng’’ 4; 160. Nhà văn Ma Văn Kháng sáng tạo thế giới nhân vật và chỉ ra được nguyên tắc khắc hoạ con người bi kịch chính là để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực. Có thể nói, nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định. Trong tác phẩm văn học, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết, xây dựng nhân vật là vấn đề quan trọng mà các nhà văn quan tâm. Thế giới nhân vật trong tác phẩm của Ma Văn Kháng rất đa dạng, phong phú. Có lẽ trong tác phẩm của mình, Ma Văn Kháng không xây dựng hệ thống nhân vật đồ sộ mà có sự tiết chế trong số lượng nhân vật. Mỗi một hệ thống nhân vật tác giả xây dựng đều mang tính chất điển hình và thể hiện những sứ mệnh khác nhau. Khi miêu tả nhân vật nhà văn thường miêu tả ở những khía cạnh khác nhau như: dáng vẻ, ánh mắt, khuôn mặt, tóc, môi, nụ cười….qua đó thể hiện những giá trị bên trong của từng nhân vật. Trong tác phẩm Côi cút giữa cảnh đời có tất cả mười tám nhân vật trong đó: có sáu nhân vật được miêu tả ánh mắt; bảy nhân vật được miêu tả khuôn mặt và có mười nhân vật được miêu tả dáng vẻ. Chúng ta phải công nhận nhà văn Ma Văn Kháng đã rất kỳ công trong việc xây dựng nhân vật của mình. Thế giới nhân vật trong tác phẩm của ông rất độc đáo, rất riêng biệt. Mỗi con người là một khuôn mặt, một dáng vẻ, một ánh mắt riêng không lẫn vào ai được. Đây chính là nét riêng của nhà văn Ma Văn Kháng. Chúng ta có thể dẫn chứng tiêu biểu để thấy rõ điều này. Người bà được tác giả miêu tả với khuôn mặt: “mặt bà tròn trịa, mảnh dẻ như phiến lá sen’’ 7; 9. Người bà hiện lên thật phúc hậu, vị tha, giàu tình người. Đối lập với người bà là nhân vật ông Chủ tịch Luông được Ma Văn Kháng miêu tả với “khuôn mặt choă n choắt ” 7; 48. Đây là nhân vật xấu, dựa quyền mà ăn hiếp, cướp đoạt của những người lương thiện. Nét riêng của nhà văn ở đây là ở cái nhìn về nhân vật đối với cuộc đời. Đối với những con người hiền lành như người bà, nhà văn có cái nhìn ưu ái khi miêu tả người bà với khuôn mặt tròn trịa, phúc hậu và những người xấu xa 21 như ông chủ tịch Luông thì Ma Văn Kháng miêu tả với khuôn mặt choăn choắt. Ở đây, nhà văn Ma Văn Kháng đã khắc họa được những điển hình bất hủ cả về mặt sáng lẫn mặt tối của xã hội. Phong cách là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống. Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn có công đầu tiên mở đường cho sự nghiệp đổi mới văn học. Trong tác phẩm của mình, ông dám nhìn thẳng vào sự thật, vạch ra cái xấu và dám nói lên cái xấu, những vấn đề mà văn học trước năm một nghìn chín trăm bốn lăm chưa có điều kiện đề cập đến. Với tác phẩm Côi cút giữa cảnh đời , thông qua nhân vật cô giáo Thìn, nhà văn đã xới lên những vấn đề nóng bỏng của ngành giáo dục và dạy học đó là cách ứng xử của một người giáo. Những vấn đề này, cho đến nay vẫn còn có giá trị, bởi lẽ những câu chuyện giáo viên hành hạ, đánh đập học sinh thậm chí nhét cả vải vào miệng học sinh lại rồi gây ra án mạng vừa qua vẫn còn tình trạng đó. Trong mỗi người chúng ta ngày đầu tiên được bước chân đến trường là một niềm ước ao, là niềm khao khát cháy bỏng. Duy cũng là một người như vậy em phấn khởi, hào hứng mong được bước chân đến trường, được gặp thầy, gặp cô, được gặp bạn bè: “Dẫ u có là đứa trẻ sớm rơi vào cảnh không may, hay đa cảm đa sầu, ngày đi học đối vớ i tôi vẫn là một ngày hội’’ và “Nghe thấy tiếng các bạn lao xao trong că n nhà mái ngói cổ, tôi chỉ muốn nhảy ngay vào’’ 7; 52. Cứ ngỡ niềm vui sẽ đến với em, thầy cô và bạn bè đều yêu thương em. Nhưng mọi chuyện lại không như em mong đợi. Đến trường đối với em cũng là một cực hình, bị đày đoạ, bị coi rẻ, bị đối xử bất công. Trong tác

UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA NGỮ VĂN & CTXH - - NGUYỄN THỊ NGUYÊN PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN MA VĂN KHÁNG TRONG TIỂU THUYẾT CÔI CÚT GIỮA CẢNH ĐỜI KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 05 năm 2017 UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA NGỮ VĂN & CTXH - - KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN MA VĂN KHÁNG TRONG TIỂU THUYẾT CÔI CÚT GIỮA CẢNH ĐỜI Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ NGUYÊN MSSV: 2113010330 CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM NGỮ VĂN KHOÁ: 2013 – 2017 Cán bộ hướng dẫn Th.S: NGUYỄN VĂN HÀO Quảng Nam, tháng 05 năm 2017 LỜI CẢM ƠN Trước hết em xin trân trọng gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy giáo – Th.S Nguyễn Văn Hào, người đã gắn bó, dìu dắt em trong suốt bốn năm học qua Đặc biệt, Thầy đã nhiệt tình trực tiếp hướng dẫn, tạo điều kiện cho em mượn sách và giúp đỡ em về kiến thức và phương pháp để em có thể hoàn thành khóa luận của mình Đồng thời em cũng xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Khoa Ngữ văn và Công tác xã hội đã hướng dẫn, giảng dạy và cung cấp kiến thức và phương pháp học tập trong những năm học qua Em cũng xin gởi lời cảm ơn đến Thư viện trường Đại học Quảng Nam đã tạo điều kiện, hỗ trợ cho em trong việc tìm kiếm tài liệu để phục vụ cho việc bổ sung kiến thức để em hoàn thành khóa luận của mình Vì năng lực còn hạn chế và thời gian có hạn nên khóa luận của em chắc chắn không tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn của quý Thầy, Cô giáo để khóa luận em hoàn chỉnh hơn Em xin trân trọng cảm ơn! Quảng Nam, tháng 05 năm 2017 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Nguyên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của thầy giáo – Th.S Nguyễn Văn Hào và sự góp ý của thầy cô trong khoa Ngữ văn và CTXH MỤC LỤC A MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 3 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 3.1 Đối tượng nghiên cứu 3 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3 4 Phương pháp nghiên cứu 3 5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4 5.1 Một số công trình nghiên cứu chung về phong cách nghệ thuật 4 5.2 Một số công trình nghiên cứu về nhà văn Ma Văn Kháng và phong cách nghệ thuật của nhà văn Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời 5 6 Đóng góp của đề tài 7 7 Kết cấu của khóa luận 7 8 Ghi chú 7 B NỘI DUNG 8 CHƯƠNG 1 PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN MA VĂN KHÁNG TRONG TIỂU THUYẾT CÔI CÚT GIỮA CẢNH ĐỜI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 8 1.1 Một số lý thuyết về phong cách nghệ thuật trong văn học 8 1.1.1 Khái niệm về phong cách văn học 8 1.1.2 Khái niệm về phong cách nghệ thuật của nhà văn 9 1.1.3 Những biểu hiện của phong cách văn học 10 1.2 Ma Văn Kháng – một trong những người đi tiên phong trong phong trào đổi mới văn học 11 1.3 Phong cách nghệ thuật của nhà văn Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời nhìn từ phương diện nội dung 14 1.3.1 Nét độc đáo trong đề tài, chủ đề, tư tưởng 14 1.3.2 Nét độc đáo trong việc khắc hoạ nhân vật 19 1.3.3 Nét độc đáo trong cái nhìn của nhà văn 27 CHƯƠNG 2 PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN MA VĂN KHÁNG TRONG TÁC PHẨM CÔI CÚT GIỮA CẢNH ĐỜI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 34 2.1 Cốt truyện 34 2.2 Giọng điệu 42 2.2.1 Giọng điệu cảm thương 42 2.2.2 Giọng điệu xót xa 43 2.2.3 Giọng điệu lạc quan 44 2.3 Ngôn ngữ nghệ thuật 45 2.3.1 Ngôn ngữ người kể chuyện 46 2.3.2 Ngôn ngữ nhân vật 48 2.3.2.1 Ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật 49 2.3.2.2 Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật 60 2.3.3 Ngôn ngữ miêu tả 66 C KẾT LUẬN 71 D TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 A MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Văn học là một loại hình nghệ thuật, một hình thái ý thức xã hội đặc thù luôn vận động, biến chuyển Diễn biến của văn học như một hệ thống chỉnh thể với sự hình thành, tồn tại, thay đổi, phát triển qua các thời kỳ lịch sử gọi là quá trình văn học Những phong cách văn học độc đáo là những đỉnh cao của quá trình văn học Nói “đỉnh cao’’ bởi vì xét cho cùng, bất cứ nghệ sĩ sáng tạo văn chương nào cũng có đặc điểm riêng của mình, nhưng phong cách thì không phải ai cũng có Phong cách là chỗ độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật có phẩm chất thẩm mĩ thể hiện trong sáng tác của các nhà văn ưu tú Giống như nhà văn M.Goócki đã từng viết: “Bạn hãy giữ lấy cái gì là riêng của mình, làm sao cho nó phát triển tự do Lúc một người không có cái gì là riêng của mình thì phải thấy ở người đó chẳng có gì hết” [11; 89] hay Phạm Văn Đồng cũng nói: “Phải lắng nghe cái gì sâu xa nhất trong con người mình, bồi dưỡng cho mình một bản lĩnh vững vàng, một phong cách độc đáo, vì nghệ thuật không phải là sản xuất hàng loạt như sản xuất công nghiệp’’ [11; 89] Nghiên cứu phong cách nói chung và phong cách nhà văn nói riêng là một trong những vấn đề lý luận quan trọng, đồng thời cũng hết sức phức tạp của nghiên cứu văn học Và nghiên cứu phong cách cá nhân của nhà văn không phải là vấn đề thời sự của lý luận văn học Nhưng không bao giờ trở thành xưa cũ, bởi lý luận nào lại không bắt đầu từ tác phẩm văn học và gắn liền với nó là chủ thể sáng tạo Phong cách văn học (hay phong cách nghệ thuật) nảy sinh do chính những nhu cầu của cuộc sống, bởi vì cuộc sống luôn đòi hỏi sự xuất hiện những nhân tố mới mẻ, độc đáo; và nó cũng nảy sinh từ nhu cầu của quá trình sáng tạo văn học, vì đó là một yếu tố quan trọng tạo nên tính hấp dẫn, sức sống của tác phẩm Phong cách là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, những nét độc đáo ấy thể hiện trong tất cả các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm cụ thể Nói cách khác, phong cách là sự thể hiện tài nghệ của người nghệ sĩ trong việc đưa đến cho độc giả một cái nhìn mới mẻ về cuộc đời 1 thông qua những phương thức, phương tiện nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của người sáng tạo Có thể khẳng định, nghiên cứu phong cách vẫn luôn luôn là vấn đề có sức hút đối với những ai muốn đi sâu tìm hiểu về tác giả và tác phẩm văn học Mỗi nhà văn kiệt xuất có một “gương mặt’’ riêng, một phong cách độc đáo riêng của họ, không ai giống ai Trong đời sống văn học hiện nay, Ma Văn Kháng được xem là cây bút có sức sáng tạo dồi dào Nét đặc sắc trong sáng tác của Ma Văn Kháng trước hết là ở một vốn sống phong phú, đa dạng và luôn luôn được thể hiện sống động trên các trang viết Ông là nhà văn tạo được nhiều hình tượng độc đáo, giàu cá tính Ma Văn Kháng thuộc thế hệ những người cầm bút giàu nhiệt huyết gắn với lý tưởng hào hùng của thời đại Ông là một trong những nhà văn đi tiên phong, đóng vai trò quan trọng vào quá trình vận động và đổi mới của văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 Truyện ngắn của Ma Văn Kháng có diện mạo, hình hài riêng, vì ngay từ những sáng tác đầu tay, ông đã đến với người đọc trong tư cách một nhà văn có ý thức về chỗ đứng trong “vương quốc’’ văn chương, nghệ thuật Là một sinh viên chuyên ngành Ngữ văn tôi mong muốn tìm hiểu về phong cách, những nét riêng biệt của nhà văn nói chung và phong cách nghệ thuật của nhà văn Ma Văn Kháng nói riêng để từ đó giúp ngườc đọc hiểu hơn về phong cách của nhà văn mang dấu ấn riêng này Đặc biệt đến với nhà văn Ma Văn Kháng, tôi thật sự ấn tượng với phong cách nghệ thuật của tác giả trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời Bản thân tôi thật sự xúc động, xót xa trước những cảnh đời trớ trêu ập xuống những con người bé nhỏ, đáng thương bị đối xử bất công trong cuộc đời Nét độc đáo, nét riêng của nhà văn Ma Văn Kháng là dùng ngòi bút trầm tĩnh có nghĩa là tác giả không dùng những lời lẽ nguyền rủa mà tự những hành động, lời nói của những kẻ xấu tự phanh phui lẫn nhau Hơn thế nữa, bằng sự nhân ái, dám nhìn thẳng vào sự thật của cuộc đời mà nhà văn Ma Văn Kháng đã viết nên những trang viết xúc động người đọc trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời Có thể nói, chính những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời là hai yếu tố vững bền góp phần làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn Ma Văn Kháng 2 Để thấy được nét độc đáo, nét riêng của nhà văn trong tác phẩm, chúng tôi tiến hành đi tìm hiểu đề tài: “Phong cách nghệ thuật của nhà văn Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời’’ 2 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về phong cách nghệ thuật của nhà văn Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời nhằm mục đích giúp cho người đọc nhận ra được những nét riêng biệt về phương diện nội dung và những nét độc đáo về phương diện nghệ thuật trong sáng tác của ông.Thông qua đó sẽ cảm nhận được những đóng góp của nhà văn Ma Văn Kháng trong sự nghiệp đổi mới văn học 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là phong cách nghệ thuật của nhà văn Ma Văn Kháng mà cụ thể đó là những yếu tố thuộc về phương diện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm 3.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu giới hạn trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời (NXB Văn học Hà Nội 2010) 4 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện bài khoá luận người viết vận dụng tổng hợp một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp đọc và tổng hợp tài liệu: Việc đọc tác phẩm và tổng hợp các tài liệu để viết bài là một thao tác tất yếu mà người viết cần vận dụng trong quá trình làm bài - Phương pháp phân tích – tổng hợp: trên cơ sở phân tích các biểu hiện riêng lẻ trong từng tác phẩm để tập hợp khái quát thành những đặc điểm chung - Phương pháp so sánh – đối chiếu: + So sánh trong các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng: để thấy được sự thống nhất trong quan niệm của nhà văn 3 + So sánh với các tiểu thuyết, truyện ngắn khác: để thấy được cái riêng, các độc đáo của tác giả + So sánh phong cách tiêu biểu của các nhà văn lớn với Ma Văn Kháng, xem xét các yếu tố được lặp lại nhiều lần để nhận ra phong cách của nhà văn - Phương pháp liệt kê, tổng kết 5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5.1 Một số công trình nghiên cứu chung về phong cách nghệ thuật Nghiên cứu phong cách cá nhân của nhà văn không phải là vấn đề thời sự của lý luận văn học Nhưng không bao giờ trở thành xưa cũ, bởi lý luận nào lại không bắt đầu từ tác phẩm văn học và gắn liền với nó là chủ thể sáng tạo Ở đây có các công trình như: Phương pháp nghiên cứu tác giả mang tính lý luận đã được các giáo sư Phan Ngọc, Phương Lựu, Nguyễn Đăng Mạnh trình bày trong các chuyên luận, giáo trình của mình Và các công trình nghiên cứu về phong cách như: Phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng, Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, Phong cách Nguyễn Thi, Phong cách thơ Nguyễn Duy, Phong cách văn xuôi Nguyễn Khải… Trên www.http://Vnq.edu.vn.com, bài viết của tác giả Ngọc Huy nghiên cứu về: “Chiếc thuyền ngoài xa – Nét độc đáo của phong cách Nguyễn Minh Châu’’ Bài viết đã làm rõ phong cách kết hợp hài hòa chất triết lí cuộc đời và chất trữ tình lãng mạn, hình tượng nhân vật được soi chiếu trong mối quan hệ đa chiều, phức tạp nhưng hòa hợp Đặc biệt thông qua “Chiếc thuyền ngoài xa’’ phong cách của Nguyễn Minh Châu làm toát lên vẻ đẹp của người phụ nữ: sống vị tha, giản dị và đầy nhẫn nhịn Trên www.http://123.doc.org.com, bài viết của Hoàng Nhân Khôi nghiên cứu về: “Đoàn Giỏi – Những đặc trưng phong cách’’ Bài viết đã nói lên được các phương thức tự sự trong văn xuôi Đoàn Giỏi, những nghiên cứu về đặc trưng phong cách nhìn từ phương diện kết cấu, chất thơ trên trang viết, hệ thống biểu tượng trong các tác phẩm để làm nổi bật phong cách của Đoàn Giỏi 4

Ngày đăng: 09/03/2024, 07:02

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan