Phong cách chính là người, có bao nhiêu nhà văn sẽ có bấy nhiêu phong cách nghệ thuật. Nghệ thuật nói chung và văn chương nói riêng luôn đề cao sự sáng tạo và cá tính nổi bật, có giá trị. Do đó, phong cách nghệ thuật cũng chính là một trong những tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá một nhà văn và những đóng góp của anh ta tới nền văn học của nhân loại. Vậy phong cách văn học là gì, bắt nguồn từ đâu, biểu hiện như thế nào và ý nghĩa của nó là gì?
Phong cách văn học Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, sáng tạo. Nó đòi hỏi người nghệ sĩ phải có cho riêng mình một phong cách nghệ thuật nổi bật, khiến người thưởng thức cảm nhận được những nét riêng biệ, rất mới lạ, đầy bất ngờ,...khơi gợi sự thú vị, lòng hăng say...trong những món ăn tinh thần được sáng tạo dưới bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ đó. Không nằm ngoài lĩnh vực nghệ thuật nên văn học luôn đòi hỏi người sáng tác phải có một phong cách riêng độc đáo. Nói như Nam Cao, thì “ văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có (Đời thừa)”. Lao động của nhà văn là lao động sáng tạo, nên dù muốn hay không, mỗi nhà văn phải tạo cho mình một nét riêng, một phong cách nghệ thuật không trộn lẫn. Do đó, có thể coi phong cách là dấu ấn riêng của người nghệ sĩ in đậm trong các sáng tác nghệ thuật của họ. Phong cách văn học là một phạm trù thẩm mĩ thể hiện sự tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo, sáng tạo trong quá trình sáng tác của nhà văn giữa trào lưu văn học - văn hóa dân tộc hayxuyeen suốt dòng chảy thơ văn của cả một thời đại. Phong cách văn học đem đến cái nhìn mới mẻ, khác lạ của nhà văn trong việc cảm nhận và phản ánh cuộc sống. Buy-phông đã từng nói: “phong cách chính là người”. Nó là điều còn lại, là hạt nhân cốt lõi sau khi từ nhà văn, chúng ta bóc đi những cái không phải là của bản thân anh ta với tất cả những thứ anh ta giống với người khác. Phong cách nghệ thuật dánh dấu sự trưởng thành và bản lĩnh cá nhân của nhà văn trong sáng tác. Song không phải nhà văn nào cũng có thể tạo cho mình một dấu ấn cá nhân; không phải phong cách nào cũng độc đáo và có giá trị. Bởi mỗi tác giả có một cách nhận thức và phản ánh nhận thức của mình, tuy nhiên chỉ riêng sự khác biệt chưa thể làm nên phong cách. Chỉ những nhà văn có bản lĩnh và tài năng mới đủ sức tạo ra những nét riêng độc đáo, lặp đi lặp lawij mang tính thống nhất trong cả nội dung hoặc hình thức tác phẩm, như một loài hoa mang màu sắc và hương thơm riêng. Hay nói cách khác, nhà văn phải có gia tài văn học vừa đa dạng, phong phú từ thể loại đến số lượng..., vừa có giá trị mà các tác phẩm của họ hợp thành một thể thống nhất, độc đáo. Đó là những dấu ấn quen thuộc giúp độc giả nhận ra gương mặt của nhà văn, là cái đích mà mỗi nhà văn chân chính đặt ra trong quá trình sáng tạo. Phong cách văn học có những biểu hiện đa dạng, phong phú: 1. Thứ nhất là qua cách nhìn, cách cảm mang tính khám phá. Mỗi nhà văn luôn muốn tạo cho mình một hướng quan sát và khám phá riêng về hiện thực cuộc sống. Hay nói như Macxen Pruxt: “Đối với nhà văn cũng như người (nghệ sĩ) họa sĩ, phong cách không phải là vấn đề kĩ thuật mà là vấn đề cái nhìn.” Trong những tác phẩm văn xuôi thời kì 1930 – 1945, Ngô Tất Tố quan tâm tới số phận cơ cực của những người người nông dân trong cảnh bần cùng hóa (Tắt đèn); Nam Cao Đặc biệt quan tâm tới sự tha hóa của con người trước những tác động nghiệt ngã của hoàn cảnh sống (Đời thừa, Chí Phèo); Thạch Lam lại lo âu trước tình trạng sống nhàm chán, vô nghĩa, buồn tẻ của những số phận trong xã hội (Hai đứa trẻ)... Cách nhìn con người cũng làm nên phong cách riêng của mỗi nhà văn. Nhân vật của Nguyễn Tuân luôn là những biểu tượng của cái Đẹp toàn thiện toàn mĩ. Nhân vật của Nam Cao trong những sáng tác trước 1945 như những mảnh vỡ của bi kịch khi mọi ước mơ, khát vọng cao đẹp lần lượt bị hủy hoại trước thực tế. Với Nguyễn Công Hoan, những con người xuất hiện trong sáng tác của ông thường ngô nghê, khờ khạo trước những cạm bẫy cuộc đời. Rất nhiều đứa con tinh thần của Vũ Trọng Phụng xuất hiện như những nhân cách méo mó trong một thế giới “vô nghĩa lí”. 2. Phong cách còn là giọng điệu riêng của mỗi tác giả. Trong “Một thời đại trong thi ca”. Hoài Thanh và Hoài Chân đã giúp ta nhận mặt thi nhân Việt: “một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên... và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu”. Đó chính là những nét khắc họa tinh tế của Hoài Thanh và Hoài Chân về phong cách của mỗi nhà thơ trong phong trào thơ mới 1932 – 1945 3. Phong cách còn thể hiện qua quan niệm của nhà văn về cuộc sống con người thông qua việc lựa chọn đề tài, xây dựng chủ đề, cách lí giải vấn đề về cuộc sống con người, cách chọn nhân vật. (ví dụ: giống mục 1). 4. Phong cách cũng được tạo bởi những yếu tố hình thức như tư duy nghệ thuật, ngôn ngữ, kết cấu tác phẩm, thể loại,... M.Gorki đã từng nhận xét: “Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy những ấn tượng có giá trị khái quát và làm cho những ấn tượng ấy có được hình thức riêng”. Thơ Nguyễn Đình Thi đậm chất tạo hình: Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều Thơ Tố Hữu lại nghiêng về biểu cảm, thơ Chế Lan Viên giàu chất suy tưởng, triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ sâu sắc,... Ngôn ngữ văn Kim Lân dung dị đời thường,... Truyện không có cốt truyện, mỗi truyện ngắn tựa như một bài thơ trữ tình đượm buồn, đó là phong cách độc đáo của văn Thạch Lam. Những thiên tùy bút tài hoa phóng túng mang đậm dấu ấn của cái “tôi” cá nhân được coi là thể loại đắc địa cho nhà văn Nguyễn Tuân. Thể thơ lục bát quê kiểng, ngọt ngào như dành riêng để Nguyễn Bính gửi gắm những tâm tình mộc mạc chân quê trong tác phẩm của mình. Tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá một nghệ sĩ là ở chỗ anh ta có đem lại một cái gì mới mẻ riêng biệt hay nói chính xác là một phong cách độc đáo cho nền văn học dân tộc hay không. Không phải ngẫu nhiên, Tagore lại nói: “Có thể vượt qua thế giới lớn lao của loài người không phải bằng cách tự xóa mình đi mà bằng cách mở rộng bản sắc của chính mình”. Hiểu nôm na ra, nghệ thuật phải thống nhất trong bản chất cốt lõi nhưng cách triển khai lại đa dạng, đổi mới. Phong cách nghệ thuật không phải là sự bất biến cố định, mà khi triển khai phải phong phú, đa dạng và đổi mới. Phong cách là thước đo của nghệ thuật. Phong cách độc đáo được biểu hiện ở tính thẩm mĩ cao, đem đến cho người đọc sự hưởng thụ dồi dào qua những tác phẩm giàu tính nghệ thuật sinh động và hấp dẫn. Mỗi công dân có một dạng vân tay Mỗi nhà thơ thứ thiệt có một dạng vân chữ không trộn lẫn. Vậy phong cách bắt nguồn từ đâu? 1. Phong cách văn học nảy sinh do chính nhu cầu của cuộc sống, xã hội: luôn đòi hỏi sự xuất hiện của nhân tố mới chưa lặp lại bao giờ. Ở mỗi thời đại nhất định, do sự chi phối của những điều kiện văn hóa lịch sử, xã hội cụ thể, các sáng tác văn học có thể có những nét chung về tư duy nghệ thuật và kĩ thuật biểu hiện. Thời cổ đại, con người bị chi phối nghiệt ngã bởi điều kiện khách quan của hoạt động sinh tồn, hoàn toàn phụ thuộc vào cộng đồng, trở thành một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng, các nhân vật văn học không được khắc họa cá tính riêng m,à được xây dựng như những đại diện ưu tú cho sức mạnh, vẻ đẹp và phẩm chất của cộng đồng – đó là trường hợp của Đăm Săn trong trường ca Đăm Săn. Chế độ phong kiến với những ràng buộc nghiêm ngặt của tam cương, ngũ thường cũng là nguyên nhân tạo nên tính quy phạm của văn học Trung đại. Cụ thể, đó là quan điểm “văn dĩ tải đạo”, “thi dĩ ngôn chí”, là sự tư duy nghệ thuật theo những khôn mẫu ở một số thể loại văn học với những quy định chặt chẽ về kết cấu, niêm luật, hệ thống điển tích, điển cố và những thi liệu văn học quen thuộc... Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt kéo dài suốt 30 Năm đòi hỏi sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân xung quanh Đảng, Bác Hồ... đó là hoàn cảnh đặc biệt của xã hội Việt Nam từ thời kì 1945 – 1975 chi phối tính chất chung của một nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Công cuộc đổi mới đất nước từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã đem đến cho đời sống văn học một luồng gió mới, văn học dần vận động theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc. Đề tài được mở rộng từ hiện thực đời sống chính trị - xã hội đén những mảng hiện thực bề bộn, phức tạp của cuộc sống. Sự vận đọng xuôi chiều lạc quan, tươi sáng trong những mô típ chủ đề hữu hạn và đơn nhất trước 1975 đã được bổ sung và đi sâu vào diễn biến đầy bất ngờ, bí ẩn trong tính đa nghĩa của các tầng bậc chủ đề. Từ thuần túy là những nhân vật loại hình với chức năng cơ bản của cộng đồng, biểu dương chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng Cách mạng Việt Nam, nhân vật văn học sau năm 1975 luôn được khám phá và thể hiện ở chiều sâu cảm thức, giúp nhà văn phản ánh những hiện thực phong phú, phức tạp của cuộc sống đời thường... Mỗi đất nước, mỗi dân tộc với đặc điểm riêng về văn hóa, lịch sử, phong tục, tập quán,... sáng tác văn học cũng sẽ mang những đặc điểm phong cách đặc thù. Tinh thần thiền tông và đặc điểm văn hóa phương Đông là nét riêng độc đáo trong những bài thơ Hai-cư tinh tế, hàm súc của các nhà thơ Nhật Bản. Quan niệm “quý hồ tinh bất quý hồ đa” cũng là một trong những nhân tố tạo nên nét đặc sắc của những bài thơ tứ tuyệt Việt Nam thời Trung đại. 2. Phong cách văn học còn bắt nguồn do nhu cầu sáng tạo nghệ thuật, nhu cầu khẳng định bản lĩnh, tìm tòi cái mới của nhà văn để tạo nên tính hấp dẫn, sức sống cho tác phẩm của mình. M.Gorki nhận xét: “Cái bình thường là cái chết của nghệ thuật” cũng là vì lẽ đó. Ý nghĩa của phong cách văn học Phong cách văn học chính là dấu ấn thẩm mĩ, là gương mặt riêng độc đáo trong thế giới nghệ thuật của mỗi nhà văn, mỗi thời đại văn học, giai đoạn văn học hoặc một nền văn học. Qua đó, nó giúp nghệ sĩ khẳng định cái tôi cá nhân tài hoa độc đáo, vừa tài năng, bản lĩnh khác ngườ, thậm chí là hơn ngườ của nhà văn; giúp tác phẩm hấp dẫn người đọc, tạo nên sức mạnh của trường phái hoặc trào lưu văn học; đánh dấu bước phát triển của quá trình văn học và lịch sử. Tiếp nhận văn học từ góc độ phong cách văn học không chỉ đem đến cho người đọc những cảm xúc thẩm mĩ dồi dào, mà còn giúp nhận thức sâu sắc hơn những yếu tố quan trọng trong quá trình văn học như: quan niệm nghệ thuật về con người, giá trị văn học, quy luật phát triển của văn học... Hoa Huyền Hương – Sưu tầm và chỉnh sửa ... chết nghệ thuật” lẽ Ý nghĩa phong cách văn học Phong cách văn học dấu ấn thẩm mĩ, gương mặt riêng độc đáo giới nghệ thuật nhà văn, thời đại văn học, giai đoạn văn học văn học Qua đó, giúp nghệ sĩ... ngườ nhà văn; giúp tác phẩm hấp dẫn người đọc, tạo nên sức mạnh trường phái trào lưu văn học; đánh dấu bước phát triển trình văn học lịch sử Tiếp nhận văn học từ góc độ phong cách văn học không... phong cách bắt nguồn từ đâu? Phong cách văn học nảy sinh nhu cầu sống, xã hội: đòi hỏi xuất nhân tố chưa lặp lại Ở thời đại định, chi phối điều kiện văn hóa lịch sử, xã hội cụ thể, sáng tác văn