TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘIKHOA DU LỊCH ---CƠ SỞ VĂN HÓA TIỂU LUẬN: CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC TẠI VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM Giáo viên hướng dẫn: Phạm Cao Quý Nhóm học sinh tham gia: Trần Thị X
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH
-CƠ SỞ VĂN HÓA TIỂU LUẬN: CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC TẠI VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM
Giáo viên hướng dẫn: Phạm Cao Quý
Nhóm học sinh tham gia:
Trần Thị Xuân Mai ( Nhóm trưởng)
Trịnh Lê Phương Dung
Nguyễn Thành Đạt
Nguyễn Quỳnh Mai
Sa Đức Minh
Hoàng Khánh Linh (01/04)Dương Thị Hồng Nhung
Vũ Thị PhươngPhùng Huy Quang
Trang 2Hà Nội, ngày 28 tháng 2 năm 2023
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
Chương I: 4
SƠ LƯỢC VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM 4
Chương II: 6
KHU NGOẠI TỰ CỦA VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM 6
1 Hồ Văn 6
2 Vườn Giám 7
Chương III: 10
KHU NỘI TỰ CỦA VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM 10
1 Khu nhập đạo 10
2 Khu Thành Đạt 17
3 Khu vườn bia tiến sĩ 24
4 Khu Đại Thành 32
5 Khu Thái học 39
KẾT LUẬN 47
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC 49
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Văn miếu và Quốc Tử Giám là hai công trình được xây dựng để dạy học và thờkính Khổng Tử cùng những bậc hiền tài Nho học xưa Văn miếu được xây dựng vàonăm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, còn Quốc Tử Giám được xây dựng năm
1076, dưới thời vua Lý Nhân Tông, là công trình được xây nên nhằm cổ vũ tinh thầnhiếu học của nhân dân cũng như tìm kiếm nhân tài phục vụ đất nước
Văn Miếu Quốc Tử Giám là một khối kiến trúc cổ và độc đáo Lối kiến trúcphương Đông với sự ảnh hưởng đậm đặc của Nho – Phật giáo thể hiện rõ nét trongtừng chi tiết của không gian Từ chất liệu (chủ yếu là gỗ lim, gạch nung và ngói mũihài…) cho đến những lớp ngói, hoa văn đều được trang trí một cách tỉ mỉ và sangtrọng
Kiến trúc đặc biệt của Văn Miếu Quốc Tử Giám cũng được rất nhiều nhà kiếntrúc sư quan tâm và nghiên cứu Vậy, nơi đây rốt cuộc có gì đặc biệt mà lại khiến chonhiều du khách cả trong và ngoài nước cùng các nhà kĩ sư, kiến trúc sư tò mò đếnvậy?
Mong rằng bản báo cáo này sẽ giúp bạn đọc lý giải được phần nào nguyên do.Song, cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về kiến trúc độc đáo và cổ kính của Văn Miếu Quốc
Tử Giám – một trong những nơi nổi tiếng nhất và được coi như là biểu tượng của thủ
đô Hà Nội Cuối cùng, chúng tôi mong sẽ nhận được thêm nhiều ý kiến đóng góp từcác bạn độc giả để tài liệu này được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn
Trang 5Chương I:
SƠ LƯỢC VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM
Văn Miếu Quốc Tử Giám là một quần thể kiến trúc ấn tượng được xây dựng từ
thời nhà Lý Với bề dày lịch sử cùng với nét kiến trúc cổ độc đáo, Văn Miếu Quốc TửGiám được xem là một trong những di sản đặc biệt của quốc gia Khu di tích này cũng
là một trong những điểm du lịch Hà Nội nổi tiếng được du khách gần xa mến mộ.Tháng 8 năm 1070 đời vua Lý Thánh Tông, Văn Miếu được xây dựng để thờKhổng Tử - Chu Công là những bậc thần học Nho giáo Bên cạnh đó, Văn Miếu cũng
là nơi dạy các hoàng tử học Mà người học trò đầu tiên ở đây chính là Thái tử Lý CànĐức, con trai của vua Lý Thánh Tông, lúc đó mới lên 5 tuổi Năm 1072 thì lên ngôilấy niên hiệu là Lý Nhân Tông
Hình 1.1: Văn Miếu thờ Khổng Tử - Một trong những bậc thần học Nho Giáo
nổi tiếng nhất trong lịch sử (nguồn: Internet)
Năm 1076, vua Lý Nhân Tông lập trường Quốc Tử Giám ngay cạnh Văn Miếu.Đây được xem là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam Quốc Tử Giám ban đầu là
Trang 6trường học dành riêng cho các hoàng tử và con cái của bậc triều thần quyền quý Tuynhiên, vào năm 1253 thời Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám thu nhận thêm những bậchiền tài thường dân.
Đến gần cuối thế kỉ 15, vua Lê Thánh Tông mới bắt đầu cho dựng bia tiến sĩ ghidanh những người đỗ Tiến sĩ trong các kì thi của triều đình Bia Tiến Sĩ hiện vẫn còn
di tích tại Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Đến thời nhà Nguyễn Quốc Tử Giám được lập ở Huế, Văn Miếu Thăng Longđược sửa sang lại chỉ còn Văn Miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu của
Trang 7Hình 1.1: Hồ Văn nhín từ trên cao (nguồn: Internet)
Năm 1863, trong dịp sửa nhà bia Văn Miếu, Văn Hồ đã được một lần tu sửa Sựviệc này còn ghi lại rõ ràng trên tấm bia đá dựng ở gò giữa hồ: Trước miếu có hồ lớn,trong hồ có gò Kim Châu, vào khoảng niên hiệu Cảnh Trị (1668-1671), Tham tụng họPhạm(Phạm Công Trứ) làm 10 bài thơ vịnh Phán thủy để ghi lại cảnh đẹp Mùa thunăm Quý Hợi niên hiệuTự Đức (1863) tôi cùng Cao đài Đặng Lương Phủ (Đặng Tá)
Trang 8dựng đình bia Tiến sĩ và sửa sang khu hồ Mùa thu năm Ất Sửu(1865), Đặng sứ quânlại xuất tiền nhà xây một đình trên gò Kim Châu Đình làm xong gọi là Văn hồ đình
Chính giữa hồ Văn là gò kim châu được xây phán thuỷ đường lên cho các quanlại uống rượu làm thơ vào thời Lê Tới thời Nguyễn thì có xây Văn Hồ Đình nhưng dothời gian và không được bảo quản giữ gìn, thiên tai nên không còn được như trước.Nhưng những năm gần đây, khu di tích bắt tay vào tiếp quản khu Hồ Văn và bắt đầucải tạo tu sửa xây dựng lên cầu đá để mọi người có thể ngắm cảnh chụp ảnh và trongtương lai có thể gắn khu Hồ Văn với khu nội tự phía trong để cho khách tham quan cónhững trải nghiệm dừng chân tuyệt vời nhất Hồ Văn rất đặc biệt vì nó nằm cạnh cáclàng văn chương với những truyền thống lịch sử
Ngày 12 tháng 2 năm 1998, trong khi nạo vét cải tạo hồ Văn đã tìm thấy tấm biaHoàn Văn hồ bi, soạn năm Bảo Đại thứ 17 (1942), do cử nhân khoa Quý Mão HoàngHuân Trung soạn Điều đặc biệt là mặt sau của bia khắc bản dịch chữ Hán ra chữQuốc ngữ do đốc học Trần Trọng Kim và Nguyễn Quang Oánh dịch Cho biết hồ này
và cả giải đất chạy suốt chiều dài mé tây của Văn Miếu đều thuộc quần thể khu vựcVăn Miếu - Quốc Tử Giám Đến cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 20 do phân cách địa giớihành chính, khu vực Văn Miếu thuộc đất tỉnh Hà Đông Khi đất Văn Miếu - Quốc TửGiám trao lại cho tỉnh Hà Nội thì bỏ sót lại khu hồ Văn, vì thế năm 1939 các văn thânnho sĩ tỉnh Hà Nội đệ đơn trình Thị trưởng Hà Nội xin Công sứ toàn quyền Bắc Kỳ trảlại hồ Văn vào địa phận Văn Miếu Một hồ nước trong, quanh bờ cây cối râm mát,một gò đất nổi giữa hồ trên có một kiến trúc nhỏ đẹp lẩn dưới cành lá sum suê, cảnhnày mở đầu cho một khu kiến trúc sẽ trở thành một tấm gương soi, nhân đôi cảnh trí,
có tác dụng gây cho khách tham quan cảm giác mát mẻ dịu dàng ngay từ khi mới đặtchân vào khu kiến trúc
2 Vườn Giám
Không gian xanh hình tứ giác nằm ở phía Tây của khu di tích Văn Miếu –Quốc Tử Giám dọc theo phố Tôn Đức Thắng là Vườn Giám Xưa khu vườn có diệntích rộng 7.937 m2
Trang 9Dưới thời Pháp thuộc, ngay từ năm 1888, do sự phân chia địa giới hànhchính, Văn Miếu – Quốc Tử Giám thuộc địa phận Hà Nội Đến năm 1893, người Phápcho mở rộng và quy hoạch lại các khu phố phía Tây, xung quanh Văn Miếu có nhiềucon đường mới được mở rộng ra, diện mạo và cảnh quan của khu di tích bị thay đổi.Trong quá trình người Pháp cho quy hoạch và xây dựng lại Hà Nội (1888 – 1940),Vườn Giám đã bị chia cắt khỏi Văn Miếu.
Ngày 26/1/1899, ông Nguyễn Trọng Hợp – người đứng đầu Hội đồng quản lýVăn Miếu đã viết thư gửi Thị trưởng Hà Nội xin nhập các lô đất xung quanh VănMiếu theo quy định đường mới vào di tích Đề nghị đó được Công sứ Toàn quyềnchấp thuận Ngày 7/4/1899 Công sứ toàn quyền Pháp tại Bắc Kỳ ra quyết định nhập lôđất thuộc bản đồ DCME (tức Vườn Giám hiện nay) vào địa phận Văn Miếu Với quyếtđịnh tiếp theo ngày 29/4/1889 của Đốc lý thành phố Hà Nội, Văn Miếu được phép chothuê phần đất đó để lấy tiền phục vụ cho việc thờ cúng
Hình 2.1:Lầu Bát Giác (nguồn: Internet)
Trang 10Trên thực tế từ năm 1899 đến 1941, vườn Giám do Thành phố Hà Nội quản lý,cho thuê và sử dụng Mãi đến đầu năm 1941, vườn Giám mới chính thức được trả lạicho Hội đồng Văn Miếu.
Trước đây do bị chiếm đóng nên vườn Giám có rất nhiều đường hào, hố sâu,xung quanh nhiều nhà tranh lụp xụp mọc lên, cảnh quan rất lộn xộn Để bảo vệ vườnGiám, tháng 12/1940, Tổng đốc Hà Đông Vi Văn Định đã thay mặt các Nhà Nho HàĐông gửi công văn đề nghị Thành phố Hà Nội cho cấp kinh phí cải tạo vườn Giámthành một công viên nhỏ không có tường bao quanh, trong trồng các hàng nhãn cáchnhau 12m, giữa trồng thảm cỏ Tuy nhiên, đề nghị trên đã không được chấp thuận.Văn Miếu được phép quản lý và cải tạo khu vườn Giám nhưng Hội đồng quản lý VănMiếu phải trích quỹ ra để chi trả mọi kinh phí tu bổ Có một khoảng thời gian dài, mộtphần Vườn Giám bị sử dụng làm chợ Cổng chợ đề chữ : Chợ Giám Trong chợ lànhững lều quán dựng bằng cột gỗ, trên lợp mái tôn và không xây tường chung quanh
Vườn Giám đã chính thức được bàn giao lại cho Văn Miếu – Quốc Tử Giám vàotháng 8/2002
Ngày nay, Vườn Giám đã trở thành một phần không thể thiếu của khu di tíchlịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám Vườn Giám với nhiều cây xanh, thảm cỏ, nhà Bát
Hình 2.2: Vườn giám đầu thế kỉ XX (nguồn: Interet)
Trang 11giác, không gian trong lành, thoáng đãng góp phần vào việc bảo tồn, gìn giữ cảnhquan, làm đẹp thêm cho khu di tích lịch sử gần nghìn năm tuổi
Văn Miếu Môn: là cổng tam quan bên ngoài di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Tổng thể cổng có ba cửa, cửa giữa cao to và xây 2 tầng Tầng trên có ba chữ 文廟門(Văn miếu môn) Di tích còn lại ngày nay là sản phẩm của thời Nguyễn, có chăng chỉnhững viên gạch vồ sử dụng để xây nên cổng này là di tích cổ nhất thuộc thời Lê(khoảng thế kỷ 16 trở lại)
Trang 12Hình 1.1: Cổng tam quan Văn Miếu toát lên vẻ tôn nghiêm, trang trọng (nguồn:
Internet)
Kiểu dáng kiến trúc Văn Miếu môn nhiều nét độc đáo rất đáng lưu ý trong khinghiên cứu kiến trúc cổ Việt Nam Nhìn bên ngoài tam quan là 3 kiến trúc riêng biệt.Cửa chính giữa thực chất xây 2 tầng Mặt bằng hình vuông Tầng dưới to, tầng trênnhỏ chồng lên giữa tầng dưới, do đó xung quanh thừa ra một hàng hiên rộng, 4 mặt cólan can Phía bên ngoài tầng dưới chỉ mở có một cửa cuốn, 2 cánh bằng gỗ và mi cửahình bán nguyệt cũng bằng gỗ chạm nỏi hình đôi rồng chầu mặt nguyệt Phía bêntrong lại mở 3 cửa cuốn không có cánh Tầng trên làm 8 mái, 4 mái hiên và 4 mái nóc,
kiến trúc 3 tầng Mái tầng trên làm cong lên ở 4 góc Bờ nóc cũng có đắp đôi rồngchầu mặt nguyệt Tầng trên không có treo chuông khánh
Phía trước cổng tam quan là đôi rồng đá cách điệu thời Lê, bên trong là đôi rồng
đá thời Nguyễn Phía trước và phía sau của Văn Miếu môn có hai đôi rồng đá Cả haiđôi rồng này có lẽ đều đã được tạo dựng vào nửa đầu thế kỷ XIX cùng với thời gianxây dựng Văn Miếu môn – cổng Văn Miếu Điều đáng nói là hai đôi rồng trước và saucổng Văn Miếu đã được cha ông ta tạo tác khác nhau Đôi rồng đá hướng ra phíatrước, gọi là “hướng long”: rồng hướng ra phía trước là đôi rồng chưa thành hình rõrệt, vẫn là những đám vân xoắn hội tụ lại thành hình rồng, cho nên đây còn gọi là
“long vân: rồng mây” Nó biểu tượng cho người Nho sinh, nho sĩ mới bắt đầu rời ghếnhà trường đi vào cuộc sống, hướng về phía trước như những con rồng đang thànhhình, đang vươn mình phát triển Đôi rồng phía sau cổng là đôi “long thú: rồng dạngthú”, rồng đã thành hình, đã trưởng thành Vì là con vật không có thật, là con vật biểutượng nên hình tượng Rồng là hội tụ của rất nhiều con vật Điều đó có thể thấy rõ quacon rồng này: “sừng nai, tai thú, trán lạc đà, mũi sư tử, râu dê, mình rắn, vẩy cá chép,móng vuốt chim ưng.v.v…” Đôi rồng này quay đầu vào bên trong VM-QTG nênchúng tôi gọi là “hồi long”: rồng quay trở về Đôi rồng thú này biểu trưng cho ngườinho sĩ sau khi ra trường đã thành đạt, đã “hóa rồng” trở thành những mệnh quan củatriều đình phong kiến, giữ những vị trí khác nhau trong thể chế chính trị xã hội nhưngvẫn quay trở về bái yết Thầy của mình là Khổng Tử cùng các Tiến sĩ Nho học đang
Trang 13hiện diện bên trong Văn miếu Chỉ bằng đôi rồng đá kể trên, “Hướng long” và “Hồilong”, cha ông ta đã nhắn gửi tới các thế hệ con cháu sau này thế ứng xử của ngườixưa về “Đạo học” của người quân tử!
Hình1.2 :Tứ trụ (Nghi Môn) (nguồn:Internet) Phía trước Văn Miếu môn là tứ trụ (nghi môn) và hai tấm bia Hạ mã (下馬)hai
bên đó là mốc ranh giới chiều ngang phía trước mặt cổng
Tứ trụ: được xây bằng gạch, hai trụ giữa xây cao hơn trên có hình hai con nghê
chầu vào Quan niệm tâm linh cho rằng đây là vật linh thiêng có khả năng nhận ra kẻ
ác hay người thiện Hai trụ ngoài đắp nổi bốn con chim phượng xoè cánh chắp đuôivào nhau Phượng là linh vật biểu hiện cho tầng trên với ý nghĩa đầu đội chân lí, mắt
là mặt trời, lưng cõng bầu trời,long là cây cỏ, cánh là gió, đuôi là tinh tú, chân là đất
Vì thế nó tượng trưng cho cả vũ trụ mang tư cách vận chuyển bầu trời
Tứ trụ có đôi câu đối chữ Hán:
Tạm dịch là:
Đông, tây, nam, bắc cùng đạo này (đạo Nho)
Trang 14Công, khanh, phu sĩ xuất thân từ đường này
Ngoài ra, trên hai cột của Tứ trụ cả bốn mặt đều có trang trí các bức phù điêulinh vật như Long, Li, Quy, Phượng Đặc biệt, mỗi linh vật đều được chạm khắc theo
một cặp, một cặp con to và một con nhỏ Dạng đồ án này được gọi là đồ án Huấn tử
Các bức phù điêu trên Tứ trụ gồm: “ Lão long huấn tử” – rồng già dạy con; “Kỳlân huấn tử” – Kỳ lân cha dạy con; “Lão quy huấn tử” – cụ rùa dạy con; “ Phượnghoàng huấn tử” – phượng hoàng cha dạy con Đồ án thể hiện hình ảnh một lớn hơnđược chạm khắc công phu, rõ từng chi tiết ở trên cao quay đầu như đang nói chuyệnvới con nhỏ ở phía dưới non nớt, chưa trưởng thành Người nghệ nhân đã tạo rõ néttừng đặc điểm trên cơ thể của mỗi linh vật, thể hiện sự truyền dạy nghiêm khắc màtràn đầy yêu thương của cha đối với con qua những động tác vờn múa hay bay lượnuyển chuyển, tinh tế
Đồ án Huấn tử nhắc nhở mọi người luôn chăm lo đến sự học hành của con cháu
đã cho thấy quan điểm của người xưa rất coi trọng vai trò giáo dục trong gia đình.Giáo dục trong gia đình là gốc rễ của sự hưng thịnh quốc gia
Phù điêu “Lão long huấn tử” – Rồng già
dạy con Trang trí trên trụ giữa của Tứ trụ, Văn
Miếu – Quốc Tử Giám
Phù điêu “Kì lân huấn tử” – Kì lân cha dạy
con Trang trí trên hai trụ giữa của Tú Trụ, Băn
Miếu - Quốc Tử Giám
Trang 15
Trên một đoạn đường ngắn từ hệ thống Tứ trụ đến Văn Miếu môn, cha ông ta
hình như muốn nhắn gửi “bức thông điệp văn chương” đến những Nho sinh – sĩ tử
theo một nguyên lý liên hoàn: “Tứ trụ tạo tam môn - Tam môn qui nhất lộ - Nhất lộ
khai vạn phúc - Vạn phúc hội Văn môn…” Nguyên lý này là nguyên lý của sự phát
triển thông qua con đường học vấn: bốn cột trụ tạo ra 3 cửa (tam môn đồng hành); ba
cửa qui về 1 con đường, con đường học tập (tam tài đồ hội); con đường đó mở ra vạn
điều Phúc, sự học hành đem lại phúc ấm cho con người; Vạn phúc ấy sẽ hội tụ tại
cổng Văn này! Chỉ với những hình tượng như vậy đã cho thấy: đây là chốn hội tụ và
lan toả của tri thức và học vấn
Bia “ Hạ Mã” : Hai bên khu Tiền án của khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám
có hai tấm bia đề chữ “Hạ mã”, có nghĩa là xuống ngựa Bia do Thượng thư Bô ̣ công,
Tư nghiê ̣p Quốc Tử Giám Nguyễn Hoản cho dựng năm 1771 Bia được đă ̣t trong nhà
che bia, bên dưới là bê ̣, kiến trúc nhỏ nhắn và vuông vắn rất hài hòa với toàn bô ̣ không
gian xung quanh Xưa kia, bia “ Hạ mã” cùng với tứ trụ (4 cô ̣t trụ) trước cổng Văn
Miếu, được xem là mốc giới hạn xác định ranh giới chiều ngang của Văn Miếu Bia
“Hạ mã” được dựng lên để nhắc nhở những người đi qua đây, dù là bâ ̣c công hầu hay
Phù điêu “Phượng hoàng huấn tử” – Phượng hoàng cha dạy con Trang trí trên hai trụ giữa của Tứ trụ, Văn
Miếu - Quốc Tử Giám
Phù điêu "Lão quy huấn tử" - Rùa già
dạy con Trang trí trên hai trụ giữa của Tứ Trụ,
văn Miếu – Quốc Tử Giám
Trang 16khanh tướng, dù võng lọng hay ngựa xe, đều phải xuống ngựa đi bộ ngang qua để biểuthị lòng tôn kính với các bâ ̣c Tiên thánh, Tiên hiền.
Bia Hạ mã hai bên khu Ti Bia Hạ mã không phải là không gian thờ tự, thờ cúng, thắp hương Các tấm bia này là một trong những hạng mục của Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám cần được
gìn giữ, bảo vệ.
Đi qua Văn Miếu Môn chúng ta sẽ đi qua hạng mục kiến trúc mới được bổ sungvào thế kỷ XIX dưới triều Nguyễn (1802-1945) Khu vườn được thiết kế đối xứngtheo một trục dọc trung tâm tương tự như bốn khu vực khác của Nội tự Chính giữakhu Nhập Đạo là đường Hoàng đạo (đường xưa chỉ dành cho vua, quan), hai bên làhai đường Linh đạo (đường dành cho dân thường và học trò) cùng hai hồ nước vànhiều cây xanh tạo cho khu vườn một diện mạo khang trang, tươi mát
Trang 17Cuối khu Nhập Đạo có ba cổng dẫn vào khu thứ hai của di tích Tên của mỗicổng đều mang ý nghĩa biểu trưng cho trí tuệ Cổng lớn chính giữa là Đại Trung, bêntrái là cổng Thành Đức (Đạo đức tốt) và bên phải là cổng Đạt Tài (Tài năng giỏi).
Trang 182 Khu Thành Đạt.
Đi qua cổng Đại Trung thì chúng đến với khu vực hai của VM – QTG là KhuThành Đạt Khu Thành Đạt là khu vực từ Đại Trung Môn đến Khuê Văn Các – Côngtrình kiến trúc độc đáo biểu tượng của văn hóa và văn học Việt Nam
Cửa Đại Trung (Đại Trung môn): Là cổng dẫn vào khu thứ hai của Văn Miếu,
với ý nghĩa là chiếc cổng lớn ở chính giữa Cổng này có kiến trúc đơn giản, gồm 3gian xây trên nền gạch cao, mái lợp ngói mũi hài, phía trên nóc đắp nổi chiếc bìnhhình quả bầu gọi là bình móc và hai con cá chép chầu Móc là một loại sương rất tinhkhiết, theo quan niệm dân gian năm nào có móc năm đó hứa hẹn nhiều điều tốt lành.Bởi vậy, chiếc bình móc đắp nổi trên nóc cổng Đại trung thể hiện tâm nguyện củangười xưa hứng những tinh túy nhất của trời đất hay những tinh hoa của đạo học hội
tụ về trên mảnh đất này, cá chép chầu gợi cho ta nhớ đến tích truyện “cá chép vượt vũmôn” Con cá chép nỗ lực hết mình vượt qua thác nước chín tầng đầy cam go, nguyhiểm, nhưng khi vượt qua được thì cá chép sẽ hóa Rồng Rồng là con vật linh thiêng,cao quý, biểu tượng của quyền uy sức mạnh nên con Rồng rất được trọng vọng
Hình 2.1: Cổng Đại Trung Môn (nguồn: Internet)
Và hình ảnh cá chép vượt vũ môn hóa Rồng chính là hình ảnh ẩn dụ về ngườihọc trò ngày xưa, các nho sinh dùi mài kinh sử miệt mài vất vả ngày đêm chờ đợingày triều đình mở khoa thi, khi thi đỗ người nho sinh giống như con cá chép vượt vũ
Trang 19môn thành công, thay đổi hoàn toàn thân phận của mình, được vinh dự nhận ân điểncủa triều đình, được vinh quy bái tổ, làng nước đón mừng Quan trọng hơn, họ cũngnhư con cá chép khi hóa rồng sẽ đem hết tài năng, tâm sức của mình để giúp dân, giúpnước.
Hai bên cổng Đại trung còn có hai chiếc cổng nhỏ, bên tay phải là cổng ThànhĐức, bên tay trái là cổng Đạt Tài Tên của hai cổng này thể hiện quan điểm giáo dụcđào tạo con người vừa có đức vừa có tài
Hình 2.2 Cổng Đại Trung mang phong cách kiến trúc thời Hậu Lê Công trình được
thiết kế ba gian không có cửa.
Khuê Văn Các: được xây dựng năm 1805, là một trong 5 cổng chia khu vực nội
tự của Văn Miếu - Quốc Tử Giám thành 5 lớp không gian khác nhau Cổng Khuê VănCác thuộc lớp không gian thứ hai - khu Thành Đạt, nằm giữa cổng Đại Trung và ĐạiThành Nằm trong quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám mang ý nghĩa biểutrưng cho tiến trình phát triển văn hóa của Việt Nam, xưa Gác Khuê Văn vốn là nơidùng để họp bình những bài văn hay của các sĩ tử đã thi trúng khoa thi hội
Trang 20Khuê Văn các là một lầu vuông 8 mái, gồm 4 mái thượng và 4 mái hạ, cao gần
9 thước Gác dựng trên một nền vuông cao cân xứng có lát gạch Bát Tràng, mỗi bề cóchiều dài là 6,8 mét Để bước lên được nền vuông này phài đi qua 3 bậc thang đá
Hình 2.3 Khuê Văn Các – Nguồn: Hữu Nghị/Báo Dân Trí.
Điểm nhấn của người xưa cũng chính là nằm ở phần gác trung tâm với kiếntrúc gỗ sơn son thếp vàng trừ mái lợp và những phần trang trí góc mái hoặc trên bờnóc là bằng chất liệu đất nung hoặc vôi cát có độ bền cao Sàn gỗ tầng trên các cóchừa 2 khoảng trống để bắc thang lên gác Bốn cạnh sàn có lan can bằng gỗ, bốn mặttường bịt ván gỗ Mé trên sát mái phía cửa ngoài vào, có treo một tấm biển sơn sonthiếp vàng viết 3 chữ đại tự 奎 文 閣 - Khuê Văn Các (Gác Khuê văn)
Trang 21Hình 2.4 Biển sơn son thiếp vàng đ
Hình 2.5 + 2.6 Kiến trúc của lầu trên – Nguồn: Hữu Nghị/Báo Dân trí.
Mỗi mặt tượng gỗ đều chạn một đôi câu đối chữ Hán Cả bốn đôi câu đối nàyđều rất có ý nghĩa:
trường
Trang 222 Hy triều phấn sức long văn trị - Kiệt các trân tàng tập đại quan
Tạm dịch nghĩa như sau:
1 Sao Khuê trời sáng, văn minh rộng – Sông Bích xuân sâu, mạch đạodài
2 Triều ta tô điểm nhiều văn trị – Gác đẹp văn hay đón khách xem
3 Bắc Đẩu soi thành nhiều khí tốt – Đầm thu bóng nguyệt sáng lòng xưa
4 Phủ đồ thư một mối thánh hiền – Nước lễ nghìn năm văn hiến
Đặc biệt, ở kiến trúc gác này còn có một nét đặc trưng của kiến trúc thờiNguyễn đó là Ngói âm dương hay còn gọi là ngói ống – ngói chỉ xuất hiện ở riêng thờiNguyễn Phía trước mặt ngói là chữ “Thọ” được cách điệu bằng chữ Hán và phía trên
là các viên ngói được xếp theo hàng lối đầy tinh tế
Tầng dưới là 4 trụ gạch vuông, mỗi cạnh của trụ có chiều dài một mét, trên cácmặt trụ đều có chạm trổ các hoa văn rất tinh tế, bốn bề để trống
Hình 2.7 Bốn cột trụ với họa tiết cầu kỳ – Nguồn: Hữu Nghị/Báo Dân trí.
Trang 23Theo quan niệm, trời tròn đất vuông, tròn tượng trưng cho yếu tố dương, vuôngtượng trưng cho yếu tố âm Ngay trong từng thiết kế cột trụ vuông và bốn mặt cửa sổhình tròn mang tới sự cân đối hài hòa Điểm đặc biệt, bên cạnh Khuê Văn Các là giếngThiên Quang hình vuông, thể hiện trọn vẹn triết lý âm dương trong thiết kế TheoKinh Dịch, những con số lẻ tượng trưng cho yếu tố dương, số chẵn tượng trưng choyếu tố âm, Khuê Văn Các đã vận dụng linh hoạt các yếu tố này trong thiết kế cột, bệ
và các tầng, gác mái Tám mái là bát quái, thêm một nóc ở trên là chín, là số cửu trù,cực Dương, mang tới sự thịnh vượng cho cả công trình
Đi qua Khuê Văn Các sẽ đến giếng Thiên Quang, rồi đến cổng Đại Thành Gácnhỏ, kiến trúc giản dị nhưng tao nhã, đặc biệt lại được chọn dựng giữa những cây cổthụ xanh tốt, cạnh giếng Thiên Quang đầy nước trong in bóng gác Được thiết kế theolối kiến trúc tam quan truyền thống của người Việt, Khuê Văn Các là cổng chính, haibên là hai cổng Bí Văn và Súc Văn Cửa Bí văn kết thúc con đường lát gạch nhỏ chạy
từ của Thánh Dực bên trái Bí văn 賁 文, có nghĩa trang sức nên vẻ đẹp rực rỡ Ý nói
văn chương trau chuốt sáng sủa, có sức truyền cảm, thuyết phục con người Cửa Súc
văn kết thúc con đường lát gạch nhỏ chạy từ cửa Đạt Tài bên phải Súc văn 畜 文 có
nghĩa là văn chương hàm súc, phong phú, có khả năng nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn
Trang 24Hình 2.6 Giếng Thiên Quan cùng Thiết kế tam quan truy
Nguồn: Hữu Nghị/Báo Dân trí.
Khuê Văn Các là nơi giao hoà của Đất, Trời, Người Chữ “các” trong “KhuêVăn Các” có nghĩa là lầu, gác Do đó, Khuê Văn các còn được gọi là Gác Khuê Văn.Khuê Văn các trước nay được diễn giải theo nhiều cách khác nhau Theo cách lý giảicủa người xưa, Khuê Văn được lấy từ chòm sao Khuê, là một chòm sao rất sáng trêndải ngân hà Chòm sao Khuê có 16 ngôi, sắp xếp khúc khủyu giống như hình chữVăn Trong sách Hiếu kinh có ghi: "Khuê chủ văn chương", tức sao Khuê là sao chủcủa văn chương Song, việc đặt tên Khuê Văn các dựa trên chòm sao Khuê mangmong muốn nền văn học, vẻ đẹp văn chương của văn học Việt Nam chúng ta sẽ mãisáng như sao Khuê trên bầu trời
Khảo trong các văn bia đề danh tiến sĩ tại Văn Miếu, có đến cả chục lần hìnhảnh sao Khuê xuất hiện Vị trí trang trọng nhất thường là đứng mở đầu cho bài văn bia
đó Ví dụ một số đoạn như sau, văn bia khắc năm 1653 do Trịnh Cao Đệ soạn bắt đầubằng hình ảnh: “Trời mở thái bình, sao Khuê rạng soi văn trị, ý là có bậc vua sáng mởmang giáo hóa cho đời chăng?”; văn bia khắc năm 1717 do Bùi Sĩ Tiêm soạn: “Bấygiờ, sao Khuê, sao Bích sáng hừng, nhân tài đều xuất hiện”; văn bia khắc năm 1721
Trang 25do Nguyễn Kiều soạn: “Kính nghĩ: quốc triều khai mở vận hội, thánh đế thánh vươngnối truyền, sắp đặt quy củ, sùng chuộng Nho học, chấn hưng nhân văn Phàm nhữngngười đăng khoa đều cho dựng bia lớn để truyền bá vẻ sáng sao Khuê, sao Tảo, nêu rõ
họ tên để rạng rỡ đến đời sau” Có thể nói, trong quan niệm của các nhà Nho đời xưa
ở nước ta, có một số sao chủ về văn học, trong đó sao Khuê là ngôi sao quan trọngnhất Sao Khuê là biểu tượng của khoa bảng, của thái bình, của văn trị, của vănchương, của giáo hóa
Về phong thủy thì ứng với Khuê văn các là Thiên Quang tỉnh “天光井” (Giếng Thiên Quang) Thiên Quang là Ánh sáng của bầu trời Đặt tên này cho giếng, người
xưa có ý muốn nói con người sẽ thu nhận được tất cả những gì gọi là tinh túy của vũtrụ, để soi sáng tri thức, nâng cao phẩm giá, tô điểm nền nhân văn Giếng ThiênQuang quanh năm đầy nước Mặt nước bằng phẳng trở thành một tấm gương soi bónggác Khuê văn và những cây cổ thụ, do đó cảnh trí như được nhân đôi vẻ mỹ quan,ngoạn mục Đôi khi, gió thổi nhẹ khiến cho mặt nước hơi gợn sóng lăn tăn, lúc ấybóng gác Khuê văn cũng lung linh, lay động nhẹ nhàng, cảnh sắc càng trở nên vô cùngđẹp mắt
Với những tư tưởng, triết lý sâu xa, tôn vinh truyền thống hiếu học của ngườiViệt, Khuê Văn Các được coi là biểu trưng cho nền văn hiến Việt Nam Năm 1999,Khuê Văn Các chính thức được chọn là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội
3 Khu vườn bia tiến sĩ.
Khu vườn bia tiến sĩ bao gồm giếng nước hình vuông Thiên Quang và 2 hàng biaTiến sĩ ghi danh trạng nguyên đỗ đạt, đặt mỗi bia trên 1 lưng con rùa
cho giếng, người xây dựng có ý muốn nói con người thu nhận được tinh túy của vũtrụ, soi sáng tri thức, nâng cao phẩm chất, tô đẹp nền nhân văn Giếng hình vuông,quanh bờ đều xây hàng lan can tới độ ngang lưng Người xưa còn có quan niệm giếnghình vuông tượng trưng cho đất, cửa tròn gác Khuê Văn tượng trưng cho trời Tinhhoa của cả trời cả đất đều được tập trung ở trung tâm văn hóa giáo dục uy nghiêmgiữa chốn đế đô này Một con đường nhỏ lát gạch bao quanh giếng cho phép người ta
Trang 26có thể dạo quanh giếng, lên gác Khuê Văn, vào cửa Đại Thành hoặc rẽ sang 2 vườnbia đá ở 2 bên.
Hình 3.1.Giếng Thiên Quang và cổng Đại Thành (nguồn: Internet)
Cùng với Khuê Văn Các, giếng Thiên Quang (Văn Miếu - Quốc Tử Giám) làmột hạng mục quan trọng trong khu Nội tự Đây là một hạng mục quan trọng phảnánh giá trị về mặt kiến trúc, có ý nghĩa to lớn về mặt tâm linh trong khu di tích Khônggian giếng được bao quanh bởi những hàng rào để bảo vệ Theo lí giải, việc này nhằm
đảm bảo an toàn cho du khách trong lúc hạng mục này bị xuống cấp Giếng đang có
dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng Nền đất bị sụt lún, một số đoạn móng kè không cònbảo đảm tính bền vững nên phải dùng hàng rào bảo vệ xung quanh Phía ngoài lớp tônbảo vệ giếng được bao bọc bởi các lớp hình ảnh, các tư liệu về khu di tích Văn Miếu -Quốc Tử Giám
Hai dãy nhà bia tiến sĩ : Đối diện hai bên của Thiên Quang tỉnh là 82 bia Tiến
Sỹ Đây là bia lưu danh họ tên quê quán của hơn 1.300 vị Tiến Sỹ của 82 khoa thi ( 81khoa triều Lê, 1 khoa triều Mạc) từ năm 1442 đến năm 1779 (bia được dựng từ năm
1484 đến năm 1780) Hệ thống bia Tiến sĩ này là những pho sử liệu bằng đá vôcùng độc đáo và quý hiếm, cung cấp những tư liệu quý giá về lịch sử khoa cử ViệtNam và chứa đựng nhiều giá trị văn hóa khác Hai dãy nhà bia mới được dựng lại năm