Bài Tiểu Luận Lạm Phát Kinh Tế Việt Nam.pdf

12 0 0
Bài Tiểu Luận Lạm Phát Kinh Tế Việt Nam.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

lOMoARcPSD|38592384 UNIVERSITY OF ECONOMICS & BUSINESS KHOA: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG BÀI TIỂU LUẬN LỚP: TCNH - 2 Nhóm 5 1 Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 A THÀNH VIÊN: 1 Hồ Thị Thanh Trà 2 Bùi Khánh Ly 3 Phan Thanh Huyền 4 Nguyễn Ngọc Diệp B MỤC LỤC: I KHÁI NIỆM: 3 II THỰC TRẠNG LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM: 3 III.NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM: 4 1 Lạm phát do chi phí đẩy ( Cost – Push Inflation ) 5 3 Cán cân thương mại: 6 IV.ẢNH HƯỞNG, TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT TỚI VIỆT NAM: 7 1 Ảnh hưởng tích cực: 7 2 Ảnh hưởng tiêu cực: 8 V GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN: 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 12 2 Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 I KHÁI NIỆM: Lạm phát là một trong những chỉ tiêu quan trọng của nền kinh tế quốc dân Ngoài việc phản ánh sức khỏe của nền kinh tế, lạm phát còn thể hiện những khó khăn và sức mạnh của các chủ thể tham gia vào nền kinh tế đó như ngân hàng, doanh nghiệp, nhà đầu tư Vậy lạm phát là gì? Nguyên nhân gây ra lạm phát? Lạm phát ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế ? https://www.thestreet.com/.image/c_limit%2Ccs_srgb%2Cq_auto:good%2Cw_1400/MTg4Mj UzOTA4NTA0NjgzOTcy/new-inflation.webp Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ (Lạm Phát Là Gì? Ảnh Hưởng Của Lạm Phát Đến Nền Kinh Tế Năm 2022, 2022) II THỰC TRẠNG LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM: Trên thực tế ở Việt Nam, 9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức 2,73%, được coi là một thành công trong việc kiểm soát lạm phát , góp phần ổn định kinh tế vĩ mô Với mức lạm phát này, Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm các nước có tỷ lệ lạm phát thấp trong khi nhiều nước tại khu vực châu Âu, châu Mỹ và một số nước ở châu Á như Thái Lan, Indonesia… đang tăng cao Cụ 3 Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 thể, tại Mỹ, lạm phát 9 tháng đầu năm 2022 đạt 8,3%, điều này khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục tăng lãi suất lần thứ 5 trong năm 2022 với mức tăng thêm 0,75 điểm phần trăm Tại khu vực châu Âu, ghi nhận con số lạm phát kỷ lục vào tháng 8 là 9,1% Ở khu vực châu Á, lạm phát hiện cũng đang tăng rất cao, có thể kể đến như Thái Lan đạt mức lạm phát 7,9% trong tháng 8, so với cùng kỳ năm trước tăng 5,1%, Indonesia tăng 4,7% Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia kinh tế, áp lực lạm phát đối với kinh tế Việt Nam trong những tháng cuối năm sẽ là rất lớn Mức lạm phát thấp trong đầu năm 2022, một phần là do những biến động về kinh tế, chính trị thế giới có độ trễ nhất định khi tác động đến tình hình trong nước.(An Chi, 2022) Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 9 tháng tăng 2,73% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản được kiểm soát tốt với mức tăng 1,88% (Quỳnh Trang, 2022) III NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM: Ở Việt Nam, theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, câu chuyện lạm phát chủ yếu do chi phí đẩy (Nguyễn Hoà, 2022) Lạm phát thế giới đi vào Việt Nam theo con đường nhập khẩu, và đi dần vào giá tiêu dùng Tức chỉ có lạm phát chi phí đẩy chứ không bao gồm cả lạm phát cầu kéo như ở Mỹ và các nước châu Âu 4 Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 1 Lạm phát do chi phí đẩy ( Cost – Push Inflation ) https://i0.wp.com/penpoin.com/wp-content/uploads/2019/10/Demand-pull-inflation- chart.png?w=1920&ssl=1 Lạm phát do chi phí đẩy (cost-push inflation) là sự gia tăng liên tục của mức giá chung do có sự gia tăng tự sinh trong các loại chi phí sản xuất và cung ứng hàng hoá (Lê Minh Trường, 2022) Trong chi phí đẩy thì chủ yếu là 3 nhóm chính, bao gồm: Giá xăng dầu tác động đến giao thông vận tải khiến giá nhóm này tăng lên, chiếm đến 55% giá tăng của CPI Nhóm thứ 2 là lương thực, thực phẩm, ăn uống chiếm 13% và nhóm thứ 3 là nhà ở, vật liệu xây dựng chiếm 12% Trong khi đó, có 2 nhóm giảm là giáo dục, nguyên nhân do chúng ta đã giảm học phí, hoặc chưa tăng học phí cho một số khu vực và nhóm thứ 2 là bưu chính viễn thông, nên đã giảm đi 9% tăng CPI.(Nguyễn Hoà, 2022) ▪ Ví dụ về lạm phát do chi phí đẩy: Cuộc xung đột Nga-Ukraine khiến áp lực lạm phát tăng thêm Theo Tổng Cục Thống Kê, chi phí xăng dầu chiếm khoảng 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của toàn nền kinh tế Giá dầu tăng, sẽ kéo theo chi phí vận chuyển tăng, khiến giá thành sản phẩm cũng tăng theo Điều này khiến lạm phát trầm trọng hơn Nó khiến cho giá các loại nông sản như: lương thực, bông; thức ăn chăn nuôi; phân bón; kim loại công nghiệp; sắt thép xây dựng tăng cao, gây ra khủng hoảng lương thực, khủng hoảng năng lượng toàn cầu 2 Chi tiêu Chính phủ: 5 Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 Bên cạnh nhu cầu của người tiêu dùng và nhà đầu tư, việc chính phủ thực hiện chi tiêu quá mức cũng là nguy cơ khiến lạm phát xảy ra Một quốc gia muốn tồn tại và phát triển vững mạnh cần phải có nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) lớn kết hợp với những kế hoạch chi tiêu cụ thế và khoa học Chi tiêu chính phủ được sử dụng nhằm duy trì bộ máy nhà nước, thực hiện các phúc lợi cho người dân và bảo vệ trật tự an ninh quốc phòng Chi tiêu công hàng năm tại hầu hết các quốc gia được Quốc hội thông qua bao gồm các khoản chi như: Chi cho văn hóa, giáo dục, thông tin, quân sự, quốc phòng, chi đầu tư xây dựng cơ bản… với tỷ trọng khác nhau tùy thuộc vào sự ưu tiên phát triển các lĩnh vực trong chính sách phát triển quốc gia Tuy nhiên, các khoản chi tiêu công tại các quốc gia Đông Nam Á luôn trong tình trạng thâm hụt ở mức cao Và thực tế cho thấy, tình trạng bội chi NSNN cũng ở mức cao Khi đó, để bù đắp cho nguồn ngân sách, chính phủ sẽ phải thực hiện các biện pháp như phát hành tiền, bán ngoại tệ, vay nợ,… Các biện pháp này là nguyên nhân dẫn tới nguy cơ lạm phát xảy ra (TS Nguyễn Ngọc Hùng, 2019) 3 Cán cân thương mại: Tính đến 03/03/2022: Giá nhập khẩu tăng trong 2 tháng đầu năm làm cho kim ngạch nhập khẩu tăng cao hơn xuất khẩu (115,9% so với 13,2%), tác động tiêu cực đến cán cân thương mại (chuyển sang nhập siêu 936 triệu USD, ngược chiều với xuất siêu 299 triệu USD của cùng kỳ) Cán cân thương mại thâm hụt thì Ngân hàng Nhà nước sẽ không thể mạnh tay mua ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối (sẽ làm tăng tỷ giá), trong khi tổng dự trữ ngoại hối mới vượt qua 3 tháng nhập khẩu là ranh giới an toàn tài chính theo thông lệ quốc tế Kim ngạch nhập khẩu tăng có một phần quan trọng do giá nhập khẩu tăng, còn lượng nhập khẩu không tăng, thậm chí có loại còn bị giảm (như phế liệu sắt thép, hạt điều, than, khí đốt hóa lỏng, chất dẻo nguyên liệu, sắt thép, kim loại thường khác…) Việc “đứt gãy” nguồn cung trong 2 năm trước có một phần do đại dịch, một phần do giá nhập khẩu tính bằng USD tăng cao… Nếu đại dịch chưa được kiểm soát và giá nhập khẩu tiếp tục tăng cao, thì “nhập khẩu lạm phát” sẽ lại tiếp tục (Minh Nhung, 2022) Nhập khẩu lạm phát xảy ra khi giá nhập khẩu (giá mua hàng từ nước ngoài) và tỉ giá đồng thời tăng hoặc chỉ một yếu tố tăng mạnh Dấu hiệu nhập khẩu lạm phát đã xuất hiện khá rõ nét khi kim ngạch nhập khẩu 2 tháng đầu năm tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước trong khi số lượng nhập một số mặt hàng có dấu hiệu giảm, như: sắt thép, phế liệu sắt thép, than, khí đốt hóa lỏng, chất dẻo nguyên liệu, hạt điều, than…(Phương Nhung, 2022) 6 Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 Biểu đồ : Mức tăng nhập khẩu một số nhóm hàng 3 quý/2022 so với 3 quý/2021 Nguồn: Tổng cục Hải quan Phân tích cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu trong các năm gần đây cho thấy, nếu loại trừ nhập khẩu công nghệ liên quan tới máy móc thiết bị thì phần lớn các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam là các nguyên liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất trong nước, xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng trong nước như: sắt thép, vải, máy, phân bón, hoá chất, chất dẻo, linh kiện điện tử, ôtô nguyên chiếc… Với sự lệ thuộc rất lớn vào nhập khẩu các yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất trong nước thì sự biến động giá cả hàng hóa thế giới sẽ tác động xấu tới thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam cũng như khiến giá cả trong nước chịu áp lực rất lớn khi giá cả hàng hóa thế giới biến động Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng) thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát Giá than thế giới đã tăng gấp 2 lần vào đầu năm 2022 từ đó khiến cho giá sản phẩm từ than nhập khẩu đã tăng rất mạnh Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam có độ mở lên đến 200% GDP, tình trạng nhập khẩu lạm phát vào Việt Nam khó tránh khỏi, chưa kể giá nhiều mặt hàng hoá thời gian qua tăng chóng mặt theo giá xăng dầu, nhưng lại chưa giảm theo giá xăng dầu cũng tác động đến mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% trong năm 2022 IV ẢNH HƯỞNG, TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT TỚI VIỆT NAM: 1 Ảnh hưởng tích cực: Khi tốc độ lạm phát còn trong mức độ lạm phát tự nhiên, tức là từ dưới 10% sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế, chẳng hạn như: 7 Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 • Kích thích tiêu dùng, hiện tượng cho vay, đầu tư vốn và giảm tình trạng thất nghiệp trong xã hội • Chính phủ có thêm khả năng lựa chọn công cụ kích thích đầu tư ở những lĩnh vực chưa phổ biến thông qua việc mở rộng tín dụng, phân phối lại nguồn thu nhập và đầu tư có chọn lọc về nguồn nhân lực theo định hướng mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra https://trantuansang.com/wp-content/uploads/2019/04/lam-phat-va-that-nghiep-su- sup-do-cua-duong-cong-phillips-e1557282226595.jpg Đường cong Phillips biểu thị mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp Tuy nhiên, đây là công việc không dễ thực hiện và đòi hỏi tính chủ động, nếu không thì hậu quả khá nghiêm trọng (Team Anfin, 2022) 2 Ảnh hưởng tiêu cực: • Tác động tiêu cực của lạm phát với thu nhập thực tế: Thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với lạm phát Đó là khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa không thay đổi thì thu nhập thực tế sẽ giảm dần theo tỷ lệ nghịch với lạm phát > Dẫn đến suy thoái kinh tế , thất nghiệp tăng cao, đời sống người lao động gặp khó khăn , lòng tin của người dân với chính phủ sẽ suy giảm • Lạm phát dẫn đến phân phối thu nhập không bình đẳng: 8 Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 Khi lạm phát càng tăng, thì giá trị tiền tệ sẽ giảm xuống , thì những người đi vay sẽ sử dụng cơ hội này để kiếm lợi , từ đó đẩy nhu cầu vay tiền lên cao, cũng như lãi suất vay lên cao Ngoài ra,lạm phát tăng cao càng khiến những người giàu có sẽ sử dụng tiền để vơ vét hàng hóa tài sản, nạn đầu cơ xuất hiện, tình trạng này càng làm mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung - cầu hàng hoá trên thị trường, giá cả hàng hoá cũng lên cơn sốt cao hơn > Những người dân nghèo sẽ ngày càng nghèo đi, khiến cho họ không thể mua nổi những đồ dùng thiết yếu, những kẻ giàu thì lại ngày càng vơ vét để đầu cơ kiếm lời Tình trạng này sẽ ngày càng khiến cho khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa hơn, và làm mất cân bằng kinh tế • Lạm phát khiến cho nợ quốc gia càng tăng cao: Lạm phát tăng cao khiến giúp cho chính phủ được lợi khi đánh thuế vào người dân, nhưng những khoản nợ nước ngoài sẽ trở nên trầm trọng hơn Mặc dù có lợi trong nước nhưng sẽ bị thiệt hại đối với nước ngoài Bởi lạm phát tăng cao , khiến cho đồng tiền trở nên mất giá so với các nước khác khiến cho các khoản nợ sẽ được độn lên rất nhiều lần (HIỂU ĐÚNG VỀ LẠM PHÁT?, 2022) https://thepropertycurator.com.au/wp-content/uploads/2022/05/Sydney-Property-Insights- April-2022-1.jpg 9 Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 V GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN: https://www.biagiodelprete.it/wp-content/uploads/2022/10/is-inflation-bad-for-stocks.jpg Do lạm phát tăng cao và kéo dài đã gây ra những hậu quả lớn trong đời sống của nhân dân lao động và cả nền kinh tế nước nhà Vì thế chính phủ cần đưa ra những biện pháp để phòng chống và khắc phục lạm phát cụ thể như sau: - Đông kết giá cả : Đây là biện pháp mà nhà nước ký hợp đồng với các doanh nghiệp, ngân hàng, các tổ chức kinh tế để tổ chức đó không tăng giá cả không lãi suất, không tăng lương mà nhằm kiềm chế lạm phát Đương nhiên, nhà nước phải tạo ra các ưu đãi cho các doanh nghiệp ngân hàng tổ chức kinh tế đó vì vậy chỉ ra biện pháp mang tính chất tạm thời chứ không phải là biện pháp lâu dài - Thắt chặt tiền tệ: Đây là biện pháp có hiệu quả bởi nó tác động mạnh mẽ tới tình hình lạm phát qua việc điều tiết giá cả của nền kinh tế Chẳng hạn, việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc làm giảm khả năng cho vay của các ngân hàng thương mại, từ đó đầu tư giảm dẫn đến tổng cầu giảm, vì thế làm cho mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống Việc tăng lãi suất chiết khấu làm cho lãi suất ngân hàng tăng lên, điều đó cũng làm đầu tư giảm và đẩy mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống Hoặc Ngân hàng Trung ương có thể bán trái phiếu chính phủ cho các ngân hàng thương mại, điều đó làm giảm lượng tiền lưu thông, góp phần khắc phục được lạm phát - Thắt chặt ngân sách Nhà nước: + Tăng thuế, tăng lãi suất: điều này sẽ làm hạn chế tiêu dùng, kích thích tiết kiệm, làm giá cả hàng hóa giảm 10 Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 + Giảm chi tiêu ngân sách Nhà nước - Ba biện pháp trên chỉ mang tính chất tức thời còn muốn phòng chống lạm phát lâu dài thì ta phải cải cách nền kinh tế bởi lẽ bản chất của lạm phát là sự mất cân bằng của nền kinh tế Đây là biện pháp có tác động lâu dài đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân Việc cải cách nền kinh tế đó bao gồm đồng bộ các biện pháp điển hình như: + Thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa và mở rộng lưu thông hàng hóa Đây là giải pháp chiến lược hàng đầu để hạn chế lạm phát duy trì sự ổn định tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân Sản xuất trong nhà nước ngày càng phát triển, quỹ hàng hóa được tạo ra ngày càng tăng về số lượng và đa dạng về chủng loại, tạo tiền đề vững chắc nhất cho sự ổn định về tiền tệ Bên cạnh đó, Chính Phủ cần phải chú trọng phát triển các ngành, các hoạt động làm tăng thu ngoại tệ như xuất khẩu hàng hóa, du lịch, dịch vụ… + Kiện toàn bộ máy hành chính, cắt giảm biên chế quản lý hành chính, Trên cơ sở đó để góp phần giảm bội chi ngân sách nhà Nước + Tăng cường công tác quản lý điều hành ngân sách Nhà nước trên cơ sở tăng các khoản thu cho ngân sách một cách hợp lý, chống thất thu, lãng phí Phải thừa nhận rằng lạm phát và các giải pháp phòng chống lạm phát luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong nền kinh tế thị trường với những tác động của nó gây ra đối với mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội cũng như chính trị của một quốc gia Lạm phát cao không những làm cho thu nhập thực tế của lao động giảm xuống, mà còn làm cho cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn Bên cạnh đó, việc chúng ta cần làm không chỉ là chống lạm phát mà còn có nhiệm vụ đẩy nhanh phát triển của nền kinh tế, bảo đảm nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao Chống lạm phát đến một mức nào đó có thể làm cho tăng trưởng kinh tế chậm lại, nhưng để nền kinh tế không tụt hậu so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi phải đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao là nguyên tắc bất di bất dịch 11 Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 TÀI LIỆU THAM KHẢO: An Chi (2022) Áp lực lạm phát đè nặng nền kinh tế TheLEADER https://theleader.vn/ap-luc-lam-phat-de-nang-nen-kinh-te- 1665848358045.htm HIỂU ĐÚNG VỀ LẠM PHÁT? (2022) TAKE PROFIT https://takeprofit.vn/tin- nhanh-chung-khoan/hieu-dung-ve-lam- phat/1648112539304?fbclid=IwAR1474m-7- tAlojJkxMg7FJ716RTdFVvbFHGYG340GHaE2Rp_ZTgcFQC95M Lạm phát là gì? Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế năm 2022 (2022) Top Đánh Giá Sàn https://topdanhgiasan.com/lam-phat-la-gi-anh-huong-lam- phat-nen-kinh-te/ Lê Minh Trường (2022) Lạm phát do chi phí đẩy (cost-push inflation) là gì Công Ty Luật TNHH Minh Khuê https://luatminhkhue.vn/lam-phat-do-chi- phi-day-cost-push-inflation-la-gi.aspx? Minh Nhung (2022) “Nhập khẩu lạm phát” tiếp tục cần được cảnh báo Báo Đầu Tư https://baodautu.vn/nhap-khau-lam-phat-tiep-tuc-can-duoc-canh- bao-d161436.html Nguyễn Hoà (2022) Kiểm soát lạm phát: Xác định rõ nguyên nhân để “chữa bệnh” hiệu quả Công Thương https://congthuong.vn/kiem-soat-lam-phat- xac-dinh-ro-nguyen-nhan-de-chua-benh-hieu-qua-216333.html Phương Nhung (2022) Nguy cơ nhập khẩu lạm phát Báo Người Lao Động https://nld.com.vn/kinh-te/nguy-co-nhap-khau-lam-phat- 20220306212714414.htm Quỳnh Trang (2022) Bình quân CPI 9 tháng tăng 2,37%, lạm phát được kiểm soát VnExpress https://vnexpress.net/lam-phat-viet-nam-truoc-cang-thang- nga-ukraine-4433326.html Team Anfin (2022) Tác động của lạm phát đến nền kinh tế như thế nào? Anfin https://www.anfin.vn/blog/tac-dong-cua-lam- phat?fbclid=IwAR3RAAyqoTP9kTF56KQJi2u8RIWFZ_lP2EyAbV3pc94c tOXWLbqFQ84SPM8 TS Nguyễn Ngọc Hùng (2019) Đánh giá tác động của chi tiêu công đến lạm phát ở các quốc gia Đông Nam Á Tạp Chí Tài Chính https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/danh-gia-tac-dong-cua-chi-tieu- cong-den-lam-phat-o-cac-quoc-gia-dong-nam-a-314729.html 12 Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com)

Ngày đăng: 08/03/2024, 16:35

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan