Luật Môi Trường Đề Bài Số 2 Hãy Tự Xây Dựng Một Tình Huống Giả Định Về Dự Án Đầu Tư Cụ Thể.pdf

22 0 0
Luật Môi Trường Đề Bài Số 2 Hãy Tự Xây Dựng Một Tình Huống Giả Định Về Dự Án Đầu Tư Cụ Thể.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

lOMoARcPSD|38555717 BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP NHÓM MÔN: LUẬT MÔI TRƯỜNG ĐỀ BÀI SỐ 2 NHÓM THẢO LUẬN 1 LỚP: N07.TL3 1 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 HÀ NỘI, 2021 ĐỀ BÀI Đề bài số 2: Hãy tự xây dựng một tình huống giả định về dự án đầu tư cụ thể Yêu cầu đối với tình huống: 1 Thực hiện một dự án đầu tư cụ thể phải đánh giá tác động môi trường; 2 Có khai thác ít nhất một loại tài nguyên thiên nhiên; 3 Có sản sinh chất thải nguy hại; 4 Có xả khí thải vào môi trường Trên cơ sở tình huống giả định đã xây dựng, hãy làm rõ những câu hỏi sau đây: Câu 1 Khi tiến hành ĐTM, chủ dự án cần xem xét, giải quyết những vấn đề gì? Câu 2 Hãy phân tích, bình luận các nghĩa vụ mà chủ dự án phải thực hiện khi dự án đi vào hoạt động theo quy định của pháp luật môi trường Việt Nam 2 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 MỤC LỤC Phần I: Xây dựng tình huống .6 PHẦN II: Giải quyết vấn đề 7 Câu 1: Khi tiến hành ĐTM, chủ dự án cần xem xét, giải quyết những vấn đề gì? 7 1 Xác định đối tượng đánh giá môi trường của dự án 7 2 Xác định phạm vi các vấn đề chính trước khi lập báo cáo ĐTM 7 3 Lập báo cáo ĐTM và tham vấn 9 4 Lập hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM 12 5 Thực hiện các nghĩa vụ sau thẩm định báo cáo ĐTM .13 Câu 2: Các nghĩa vụ mà chủ dự án phải thực hiện khi dự án đi vào hoạt động theo quy định của pháp luật môi trường Việt Nam 14 1 Nghĩa vụ đối với việc khai thác cát, sỏi 14 2 Nghĩa vụ đối với việc xử lý các CTNH .17 3 Nghĩa vụ xử lý bụi, khí thải và chất thải rắn, nước thải 20 4 Một số nghĩa vụ khác 21 3 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Phần I: Xây dựng tình huống Công ty TNHH dịch vụ và thương mại Thành Phát dự định xây dựng dự án đầu tư khai thác cát, sỏi tại lòng sông Lô thuộc địa bàn xã Đại Nghĩa, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ Dự án có diện tích khai thác là 20 hecta, công suất khai thác 32000m³/năm Trong quá trình khai thác có sản sinh chất thải nguy hại là dầu mỡ thải khoảng 250kg/năm, bao bì cứng thải bằng kim loại có dính mỡ thải khoảng 50kg/năm, bao bì cứng thải bằng nhựa có dính mỡ thải khoảng 30kg/năm, ắc quy chì thải khoảng 50kg/năm Đồng thời có phát sinh bụi, khí thải (CO, SO2, NOx, VOC) trong quá trình xúc bốc tại bãi chứa, sàng phân loại sản phẩm, vận chuyển cát sỏi trên các tuyến đường vận chuyển Như vậy tình huống này được xây dựng đã đáp ứng những yêu cầu của đề bài: 1 Thực hiện một dự án đầu tư cụ thể phải đánh giá tác động môi trường: Dự án khai thác cát sỏi phải thực hiện ĐTM theo quy định tại mục 33 Phụ lục II Nghị định 40/2019/NĐ-CP 2 Có khai thác ít nhất một loại tài nguyên thiên nhiên: Cụ thể là khai thác tài nguyên cát, sỏi thuộc tài tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thông thường theo quy định tại khoản 1 điều 64 Luật khoáng sản 2010 3 Có sản sinh chất thải nguy hại: Chất thải nguy hại gồm dầu mỡ thải, bao bì cứng thải bằng kim loại có dính mỡ thải, bao bì cứng thải bằng nhựa có dính mỡ, ắc quy chì thải theo quy định tại mã chất thải nguy hại số 16 01 08, 18 01 02, 18 01 03, 16 01 01 của mục c Phụ lục 1 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại 4 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 4 Có xả khí thải vào môi trường: Hoạt động có phát sinh bụi, khí thải (CO, SO2, NOx, VOC) trong quá trình xúc bốc tại bãi chứa, sàng phân loại sản phẩm, vận chuyển cát sỏi trên các tuyến đường vận chuyển PHẦN II: Giải quyết vấn đề Câu 1: Khi tiến hành ĐTM, chủ dự án cần xem xét, giải quyết những vấn đề gì? 1 Xác định đối tượng đánh giá môi trường của dự án - Đây là dự án đầu tư khai thác cát, sỏi nên thuộc dự án đầu tư cụ thể Do vậy nó không thuộc đối tượng ĐMC mà chỉ có thể là đối tượng của ĐTM hoặc KBM - Đối chiếu với quy định tại điểm c khoản 1 Điều 18 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thì một trong đối tượng phải thực hiện ĐTM là "Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường" Đồng thời căn cứ theo mục 33 Phụ lục 2 Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì "Dự án khai thác khoáng sản (bao gồm cả dự án khai thác có công đoạn làm giàu khoáng sản); Dự án khai thác cát, sỏi và khoáng sản khác trên sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa và vùng cửa sông, ven biển và các dự án khác thuộc đối tượng phải đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước" Như vậy, dự án khai thác cát sỏi của công ty TNHH DV & TM Thành Phát thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM - Vì thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM nên dự án không phải lập Kế hoạch bảo vệ môi trường (KBM) 2 Xác định phạm vi các vấn đề chính trước khi lập báo cáo ĐTM Đây chính là quá trình xác định các vấn đề chính mà chủ dự án đầu tư cần xem xét ở giai đoạn sớm để đảm bảo cho ĐTM có được mức chi tiết cần thiết, xác định được những vấn đề trọng tâm của các vấn đề và các thông tin liên quan đồng thời không bỏ sót các vấn đề cốt yếu Phạm vi chủ yếu các vấn đề gồm: 5 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 2.1 Điều tra, khảo sát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội - Vị trí thực hiện dự án là khu vực lòng sông Lô, thuộc địa bàn xã Đại Nghĩa Vì vậy, cần tổng hợp các dữ liệu thực tế về điều kiện tự nhiên khu vực gồm các dữ liệu về địa lý, địa chất, khí hậu, khí tượng, số liệu thủy văn… trong thời gian 03 năm gần nhất - Tiến hành thăm dò, điều tra các nguồn tài nguyên cát, sỏi tại khu vực lòng sông Lô khu vực khai thác theo quy định của pháp luật để nắm được trữ lượng, mật độ cũng như mức độ phân bố cát, sỏi - Tóm tắt các điều kiện về kinh tế - xã hội khu vực dự án, gồm: Các hoạt động kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, khai thác, thương mại, dịch vụ, du lịch và các ngành khác), đặc điểm dân số, điều kiện kinh tế, văn hóa, giáo dục, mức sống và công trình liên quan gần khu vực dự án 2.2 Khảo sát hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật Chủ dự án cần tiến hành tổng hợp dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật khu triển khai dự án: Chất lượng các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án như môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước… - Môi trường nước: lấy mẫu nước bao gồm ở lòng sông Lô, ao, hồ xung quanh khu vực thực hiện dự án và nguồn nước của khu vực dân cư lân cận để phân tích các thông số nước mặt như: Độ pH, nhiệt độ, màu sắc, độ đục, độ cứng của nước (CaCO3, MgSO4, ), Pb, dầu mỡ… - Môi trường không khí: Lấy các mẫu không khí tại khu vực dự án và khu vực xung quanh để phân tích các thông số về: bụi, khí thải CO, SO2, NOx, VOC Đồng thời kết luận về chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án và phân tích nguyên nhân 6 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 - Hiện trạng tiếng ồn: Ứng với điều kiện khí hậu tại thời điểm đo, tọa độ điểm đo tiếng ồn để phân tích tiếng ồn tích tại khu vực dự án có ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh : LAeq, LAmax (dBA) - Môi trường đất: Đánh giá hiện trạng sạt lở bờ sông, đáy sông, các vùng đất ven sông Lô và lấy mẫu đất ngẫu nhiên để đánh giá chất lượng đất cho ra thông số môi trường đất: pHKCL, Tổng N, P, Dầu, Zn, Pb, As, Cd Từ đó, chủ dự án cần tổng hợp kết quả đánh giá sự phù hợp của địa điểm lựa chọn với đặc điểm môi trường tự nhiên khu vực dự án, đánh giá được hiện trạng các thành phần môi trường khu vực dự án trước khi tiến hành xây dựng Qua đó, đánh giá khả năng chịu tải của khu vực dự án và khả năng bị ô nhiễm do hoạt động của dự án gây ra 3 Lập báo cáo ĐTM và tham vấn Giai đoạn lập bản báo cáo là giai đoạn quan trọng và cơ bản trong quá trình ĐTM Cho nên trong giai đoạn này, chủ dự án cần phải xem xét một số nội dung phù hợp với quy định pháp luật: chủ thể lập bản báo cáo, các vấn đề liên quan đến tham vấn, nội dung của bản báo cáo 3.1 Xác định chủ thể lập bản báo cáo: Theo quy định tại khoản 1 điều 19 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 và khoản 2 điều 12 Nghị định 18/2015 (sửa đổi, bổ sung Nghị định 40/2019) thì chủ dự án đầu tư hoặc các tổ chức tư vấn có thể là chủ thể lập bản báo cáo ĐTM Như vậy, công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Thành Phát có trách nhiệm tự mình lập bản báo cáo ĐTM nếu thỏa mãn các điều kiện luật định hoặc có thể thuê tổ chức tư vấn dịch vụ lập báo cáo ĐTM Mặc dù vậy tất cả chi phí trong quá trình lập báo cáo ĐTM vẫn do công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Thành Phát chịu trách nhiệm chi trả theo khoản 4 điều 19 luật BVMT 2014 Ngoài ra, chủ dự án cần phải lưu ý thêm đó 7 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 là bản báo cáo phải được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án (khoản 2 điều 19 Luật bảo vệ môi trường năm 2014) 3.2 Các vấn đề liên quan đến tham vấn: Trong quá trình thực hiện ĐTM, theo quy định tại khoản 1 điều 21 Luật bảo vệ môi trường 2014 thì chủ dự án phải tổ chức tham vấn cơ quan, tổ chức, cộng đồng chịu tác động trực tiếp bởi dự án, trừ các dự án thuộc khoản 3 của điều luật này Như vây, công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Thành Phát phải gửi văn bản đến UBND xã Đại Nghĩa, đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức mà chịu trách nhiệm của dự án kèm theo tài liệu tóm tắt các hạng mục đầu tư chính, các vấn đề môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường để xin ý kiến tham vấn Điều này giúp hoàn thiện báo cáo ĐTM, hạn chế đến mức thấp nhất tác động xấu đến môi trường xung quanh và bảo đảm sự phát triển bền vững của dự án Kết quả của quá trình tham vấn được thể hiện trong bản báo cáo ĐTM và chủ dự án cần lưu ý một số vấn đề sau: - Tóm tắt về quá trình tổ chức tham vấn Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án: Mô tả rõ quá trình tổ chức tham vấn cộng đồng đã được thực hiện và nêu rõ số, ký hiệu, thời gian ban hành của văn bản do chủ dự án gửi đến UBND xã Đại Nghĩa nơi thực hiện dự án và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án; số, ký hiệu, thời gian ban hành của văn bản trả lời của UBND xã, các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án Trường hợp không nhận được ý kiến trả lời bằng văn bản của một số UBND xã, tổ chức chịu tác động, phải chứng minh việc đã gửi văn bản đến các cơ quan này nhưng không nhận được ý kiến phản hồi - Tóm tắt về quá trình tổ chức họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án: Chủ dự án cần nêu rõ việc phối hợp của chủ dự án với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án trong việc đồng chủ trì họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án, trong đó làm rõ thông tin về các thành phần tham gia cuộc họp 8 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 3.3 Lưu ý về nội dung của bản báo cáo: Báo cáo ĐTM ngoài việc phản ánh kết quả tham vấn phải còn đảm bảo các nội dung của bản báo cáo theo quy định tại điều 22 Luật bảo vệ môi trường 2014 và khoản 2a điều 12 NĐ 18/2015 (sửa đổi bổ sung NĐ 40/2019) Trong các nội dung đó, chủ dự án cần phải chú ý xem xét một số vấn đề cơ bản như sau: Đánh giá chung về hiện trạng môi trường tại nơi thực hiện dự án và vùng kế cận cũng như mức độ nhạy cảm của môi trường Căn cứ vào quá trình điều tra, khảo sát thực tế môi trường trước khi lập báo cáo ĐTM, chủ dự án là công ty TNHH dịch vụ và thương mại Thành Phát cần đưa ra những đánh giá về hiện trạng môi trường trong nội dung bản báo cáo: Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và các hoạt động của dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường Khi tiến hành lựa chọn công nghệ được sử dụng trong việc xây dựng cũng như vận hành dự án cần đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật, tức là không tạo ra những chất gây ô nhiễm môi trường vượt quá quy định tại địa điểm thực hiện dự án và vùng xung quanh Đồng thời cũng cần đánh giá, lựa chọn các hạng mục công trình như kho chứa vật tư, bãi chứa cát sỏi, trạm cấp dầu diezel, bể chứa nguyên liệu… Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội nơi thực hiện dự án, vùng lân cận và thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án Dựa trên những khảo sát thực tế về môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn … cũng như đặc điểm dân cư, vị trí dự án để đưa ra những đánh giá về thực trạng khu vực triển khai dự án Đánh giá, dự báo những tác động của dự án đến điều kiện tự nhiên, thành phần môi trường tự nhiên, cộng đồng và các yếu tố kinh tế - xã hội có liên quan: Nội dung này được triển khai trên cơ sở các dự kiến về hoạt động 9 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 khai thác cát sỏi của dự án để dự báo những tác động có thể gây ra đối với môi trường, ví dụ như: - Tác động do khai thác cát, sỏi đến lòng, bờ, bãi sông - Tác động do phát sinh chất thải nguy hại (dầu mỡ, bao bì cứng thải, ắc quy chì thải…) - Tác động của việc phát sinh khí thải, bụi, tiếng ồn, độ rung từ hoạt động bốc xúc, vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm - Tác động do chất thải sinh hoạt của công nhân, đất đá thải từ quá trình khai thác Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động xấu đến các điều kiện tự nhiên, thành phần môi trường tự nhiên, sức khỏe cộng đồng và các yếu tố kinh tế xã hội có liên quan Nội dung này được thực hiện trên cơ sở những dự báo tác động đã được thực hiện ở nội dung thứ hai Cụ thể đó là những giải pháp: - Giải pháp thu gom, lưu giữ, quản lý chất thải nguy hại: - Giải pháp về xử lý bụi, khí thải; - Giải pháp về giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung; - Giải pháp về thu gom, xử lý nước thải; thu gom, lưu giữ quản lý, xử lý chất thải rắn công nghiệp; 4 Lập hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM Trong giai đoạn này, chủ dự án cần phải lưu ý đến nơi có thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM, thời điểm nộp hồ sơ thẩm định và các giấy tờ cần có trong bộ hồ sơ Thứ nhất, chủ dự án phải xác định chủ thể có thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM Đây là dự án đầu tư nằm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nên theo quy định tại khoản 4 điều 23 Luật bảo vệ môi trường 2014 thì công ty TNHH dịch vụ và thương mại Thành Phát có trách nhiệm gửi hồ sơ thẩm định đến UBND tỉnh Phú Thọ 10 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Thứ hai, cần xác định thời điểm chủ dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM: Đối với dự án khai thác cát, sỏi thuộc dự án khai thác khoáng sản nên theo điểm a khoản 2 điều 14 Nghị định 18/2015/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung NĐ 40/2019/NĐ-CP) thì chủ dự án đầu tư là công ty TNHH dịch vụ và thương mại Thành Phát cần phải trình trước khi UBND tỉnh Phú Thọ có thẩm quyền thẩm định để cấp, điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản Thứ ba, lưu ý về hồ sơ đề nghị thẩm định ĐTM Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 27/2015/TT-BTNMT, chủ dự án cần phải gửi hồ sơ thẩm định đến UBND tỉnh Phú Thọ, bao gồm: - Một văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.1 Thông tư này - Bảy bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án - Một bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương khác 5 Thực hiện các nghĩa vụ sau thẩm định báo cáo ĐTM Căn cứ theo điều 26 Luật bảo vệ môi trường 2014 và điều 16 Nghị định 18/2015/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung NĐ 40/2019/NĐ-CP) thì sau khi báo cáo ĐTM được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt, chủ dự án cần: - Tiếp thu và thực hiện đầy đủ các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM - Phối hợp với UBND xã Đại Nghĩa tổ chức niêm yết công khai quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã - Trường hợp chủ dự án thay đổi quy mô, công suất, công nghệ làm tác động xấu đến môi trường so với phương án báo cáo ĐTM đã được phê duyệt tại phụ lục IIa mục 1 Nghị định 40/2019 nhưng chưa đến mức 11 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 phải lập lại báo cáo ĐTM thì chủ dự án phải giải trình với UBND tỉnh Phú Thọ và chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của UBND tỉnh Phú Thọ Câu 2: Các nghĩa vụ mà chủ dự án phải thực hiện khi dự án đi vào hoạt động theo quy định của pháp luật môi trường Việt Nam Khi dự án đi vào hoạt động, công ty TNHH dịch vụ và thương mại Thành Phát phải thực hiện các nghĩa vụ đối với dự án theo quy định của pháp luật môi trường như nghĩa vụ đối với khai thác cát, sỏi; nghĩa vụ đối với CTNH; nghĩa vụ đối với bụi, khí thải và một số nghĩa vụ khác 1 Nghĩa vụ đối với việc khai thác cát, sỏi 1.1 Làm thủ tục xin giấy phép khai thác cát, sỏi Cát, sỏi là một loại khoáng sản cần được cấp giấy phép trước khi khai thác Để được cấp phép khai thác khoáng sản cát sỏi, công ty Thành Phát cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại điều 53 Luật khoáng sản 2010 Theo quy định tại điều 59 Luật khoáng sản 2010 và khoản 1 điều 51 của Nghị định 158/2016/NĐ-CP, chủ dự án cần phải nộp hồ sơ xin giấy phép khai thác cát, sỏi bao gồm các giấy tờ: đơn đề nghị cấp phép khai thác khoáng sản theo mẫu số 07 Phụ lục thông tư 45/2016/TT-BTNMT, bản đồ khu vực khai thác khoáng sản theo mẫu số 24 phụ lục 2 thông tư 45/2016/TT-BTNMT, dự án đầu tư khai thác cát sỏi kèm theo quyết định phê duyệt, bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính các giấy tờ như giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp hay giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, quyết định phê duyệt trữ lượng khai thác cát sỏi, báo cáo ĐTM, các văn bản chứng minh vốn chủ sở hữu Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, chủ dự án cần phải nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ theo quy định tại điều 82 Luật khoáng sản 2010 Đồng thời theo điều 67 Luật khoáng sản 2010, chủ dự án còn phải nộp tiền cấp phép khai thác cát sỏi Trong dự án này của 12 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 công ty Thành Phát, việc khai thác cát sỏi với công suất 32000m3/ năm nên theo quy định tại phụ lục 2 Thông tư 191/2016/TT-BTC chủ dự án phải nộp phí là 15 triệu đồng (công suất khai thác trên 10.000 m3) 1.2 Lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường và kí quỹ cải tạo, phục hồi môi trường Phương án cải tạo, phục hồi môi trường là các giải pháp nhằm cải tạo, phục hồi môi trường trong quá trình khai thác khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt Theo quy định tại điều 5 Nghị định 19/2015/NĐ-CP, công ty Thành Phát phải lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường (gọi tắt là phương án) Việc lập phương án phải trước khi xin cấp phép khai thác cát sỏi Chủ dự án cần xem xét các nội dung các phương án theo quy định tại khoản 2 điều 6 Nghị định này Phương án này được chủ dự án gửi đến UBND tỉnh Phú Thọ để tổ chức thẩm định, phê duyệt Trường hợp chủ dự án đã có giấy phép khai thác cát sỏi và phương án được phê duyệt nhưng thay đổi diện tích, độ sâu, công suất khai thác cần lập phương án bổ sung Cùng với việc lập phương án, chủ dự án cần phải thực hiện nghĩa vụ kí quỹ cải tạo, phục hồi môi trường Kí quỹ cải tạo, phục hồi môi trường được hiểu là việc cá nhân tổ chức gửi một khoản tiền vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo tồn môi trường địa phương để đảm bảo trách nhiệm cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản Như vậy, dự án khai thác cát, sỏi của Công ty TNHH dịch vụ và thương mại Thành Phát thuộc đối tượng phải kí quỹ cải tạo, phục hồi môi trường Theo điều 12 thông tư 38/2015/TT-BTNMT, tổng số tiền kí quỹ chủ dự án phải nộp bằng tổng kinh phí của các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường và số tiền kí quỹ hàng năm được tính bằng số tiền phải kí quỹ trừ đi số tiền kí quỹ lần đầu sau đó chia đều cho các năm còn lại theo thời gian dự án hoặc giấy phép khai thác Nếu dự án khai thác cát sỏi này có thời hạn giấy khai thác khoáng sản dưới 3 năm thì thực hiện kí quỹ một lần, từ 3 năm trở 13 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 lên thì được phép kí quỹ nhiều lần Thời điểm thực hiện kí quỹ là khi chủ dự án đang khai thác cát sỏi trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày được phê duyệt phương án Trường hợp kí quỹ nhiều lần thì việc kí quỹ từ lần thứ 2 trở đi phải thực hiện trước ngày 31 tháng 01 của năm ký quỹ Ngoài ra, chủ dự án cần phải tuân theo những nghĩa vụ khác về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định tại thông tư 38/2015/TT-BTNMT, đặc biệt số tiền kí quỹ cần phải tính đến yếu tố trượt giá tại thời điểm kí quỹ Số tiền kí quỹ phải được chủ dự án nộp cho Quỹ bảo tồn môi trường tỉnh Phú Thọ 1.3 Nghĩa vụ nộp thuế tài nguyên Ngoài việc nộp phí cấp quyền khai thác, kí quỹ cải tạo, phục hồi dự án, Công ty TNHH Thành Phát còn cần phải nộp thuế tài nguyên đối với việc khai thác cát, sỏi (quy định tại điều 2 Luật thuế tài nguyên) Cụ thể theo thông tư số 105/2010/TT-BTC thì căn cứ tính thuế tài nguyên đối với tài nguyên cát sỏi là sản lượng tài nguyên, giá tính thuế và thuế xuất Khung giá tính thuế tài nguyên cát sỏi được quy định ở phụ lục I Thông tư số 05/2020/TT-BTC, theo đó, tùy từng loại cát, sỏi mà chủ dự án sẽ phải nộp thuế với những mức giá tính thuế khác nhau Chẳng hạn như đối với sỏi thì sạn trắng có giá tính thuế là 400.000đ/m3 đến 480.000đ/m3; các loại cuội, sỏi, sạn khác có giá tính thuế là 100.000đ/m3 đến 240.000đ/m3; cát đen có giá tính thuế là 56.000đ/m3 đến 200.000đ/m3; cát vàng có giá tính thuế là 105.000đ/m3 đến 350.000/m3… Đồng thời, chủ dự án phải thực hiện kê khai nộp thuế tài nguyên theo quy định tại điều 9 Thông tư số 152/2015/TT-BTC (sửa đổi bổ sung thông tư 174/2016) 1.4 Nộp phí bảo vệ môi trường Theo quy định tại điều 12 Nghị định 164/2016/NĐ-CP thì phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản nhằm phòng ngừa và hạn chế 14 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 các tác động xấu đến môi trường địa phương; khắc phục suy thoái và ô nhiễm môi trường; giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tái tạo cảnh quan… Trong quá trình khai thác cát sỏi, chủ dự án cần phải nộp phí bảo vệ môi trường theo kì nộp phí và tiến hành khai phí theo tháng và quyết toán theo năm Mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác sỏi là từ 4000đ/m3 đến 6.000đ/m3, đối với khai thác cát vàng là từ 3.000đ/m3 đến 5.000đ/m3, đối với khai thác cát trắng là 5.000đ/m3 đến 7.000đ/m3 (căn cứ biểu khung mức phí kèm theo Nghị định 164/2016/NĐ-CP) Căn cứ mức phí trên, Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ quyết định cụ thể mức phí và công ty Thành Phát phải có trách nhiệm nộp phí như theo quyết định đó 1.5 Các nghĩa vụ khác về khai thác cát sỏi theo quy định điều 55 Luật khoáng sản 2010 Ngoài các nghĩa vụ trên, chủ dự án còn phải thực hiện một số nghĩa vụ khác như: - Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ cát, sỏi và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác cát, sỏi - Đăng kí ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác cát sỏi với Sở TNMT tỉnh Phú Thọ và thông báo cho UBND các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện - Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò trữ lượng cát sỏi và khai thác cát sỏi - Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác cát sỏi gây ra - Đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường và đất đai khi giấy phép khai thác hết hiệu lực 15 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 2 Nghĩa vụ đối với việc xử lý các CTNH Trong quá trình khai thác của dự án có phát sinh CTNH gồm dầu mỡ thải, bao bì cứng thải bằng kim loại có dính mỡ thải, bao bì cứng thải bằng nhựa có dính mỡ, ắc quy chì thải theo quy định tại mã CTNH số 16008, 180102, 18003, 160101 của mục C Phụ lục 1 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý CTNH Các nghĩa vụ đối với việc xử lý các CTNH mà Công ty Thành Phát phải thực hiện khi dự án đi vào hoạt động bao gồm: 2.1 Đăng ký chủ nguồn thải CTNH Việc đăng ký chủ nguồn thải CTNH được quy định tại điều 6 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại NĐ 40/2019/NĐ-CP) và hướng dẫn cụ thể tại mục I Chương III thông tư 36/2015/TT-BTNMT Theo đó, Công ty TNHH Thành Phát có nghĩa vụ đăng ký chủ nguồn thải CTNH với Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ theo một trong các hình thức: lập hồ sơ đăng ký, tích hợp trong báo cáo quản lý CTNH, đăng ký trực tuyến thông qua hệ thống thông tin Chủ dự án cần phải lưu ý về hồ sơ đăng ký, trình tự và thủ tục đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo quy định tại điều 13, điều 14 thông tư 36/2015/TT-BTNMT Chủ dự án chỉ thực hiện thủ tục đăng kí nguồn thải CTNH một lần khi bắt đầu phát sinh CTNH 2.2 Phân định, áp mã, lưu giữ và xử lý CTNH Căn cứ theo điều 91 Luật bảo vệ môi trường 2014, điều 5 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung NĐ 40/2019/NĐ-CP); điều 6 thông tư 36/2015/TT-BTNMT thì CTNH phải được Công ty Thành Phát phân định, áp mã, phân loại, lưu giữ và xử lý đạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường Việc phân loại phải bắt đầu được thực hiện trước khi đưa vào khu vực lưu giữ CTNH tại cơ sở phát sinh CTNH Việc phân định CTNH cần thực hiện theo mã, danh mục như dầu mỡ thải mã 160108, bao bì cứng thải bằng kim loại có dính mỡ thải mã 180102, bao bì cứng thải bằng nhựa có dính mỡ mã 180103, ắc quy chì thải theo quy định tại mã CTNH mã 160101 (Phụ lục 1 Thông tư 16 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 36/2015/TT-BTNMT về quản lý CTNH) Chất thải nguy hại cần được lưu giữ trong các phương tiện, thiết bị chuyên dụng bảo đảm không tác động xấu đến con người và môi trường xung quanh Trường hợp mà chủ dự án không có khả năng xử lý CTNH phải chuyển gia cho cơ sở xử lý CTNH 2.3 Chủ nguồn thải CTNH phải tuân thủ các yêu cầu về kỹ thuật, quy trình quản lý Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung NĐ 40/2019/NĐ-CP); Điều 7 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT, trong quá trình thực hiện dự án khai thác cát, sỏi, Công ty Thành Phát cần phải lưu ý một số yêu cầu về kỹ thuật và quy trình quản lý đối với các CTNH: Bố trí khu vực lưu giữ CTNH; lưu giữ CTNH trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý Việc vận chuyển CTNH phải bằng các phương tiên, thiết bị chuyên dụng phù hợp; theo lộ trình tối ưu về quãng đường, thời gian, bảo đảm an toàn giao thông; chịu trách nhiệm về tình trạng để rò rỉ, rơi vãi, xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển Khi chuyển giao CTNH, chỉ ký hợp đồng chuyển giao CTNH với các tổ chức, cá nhân có giấy phép xử lý CTNH hoặc giấy phép quản lý CTNH phù hợp Lập và nộp các báo cáo: Báo cáo quản lý CTNH định kỳ hàng năm Trường hợp phát sinh CTNH có thời gian hoạt động không quá 1 năm thì chỉ báo cáo một lần trong thời hạn một tháng kể từ ngày chấm dứt hoạt động Trường hợp tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH thì phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định Nhìn chung, việc đặt ra những quy định về các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý đối với chủ nguồn thải CTNH nhằm kiểm soát được chất lượng 17 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 của chất thải thải ra môi trường, hạn chế đến mức thấp nhất tác hại của CTNH khi thải ra môi trường đối với con người và môi trường xung quanh 3 Nghĩa vụ xử lý bụi, khí thải và chất thải rắn, nước thải 3.1 Nghĩa vụ xử lý bụi, khí thải Bụi, khí thải có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môi trường xung quanh và sức khoẻ của con người Đối với việc khai thác cát sỏi, trong quá trình xúc bốc tại bãi chứa, sàng phân loại sản phẩm, vận chuyển cát sỏi trên các tuyến đường vận chuyển có phát sinh một số bụi, khí thải như CO, SO2, NOx, VOC Đây là tác nhân ảnh hưởng đến chất lượng không khí môi trường xung quanh Vì vậy, chủ dự dự án cần phải tiến hành một số biện pháp để giảm thiểu những tác động đó như: Thường xuyên theo dõi tình hình, khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm do phát tán bụi, khí thải trong quá trình xúc bốc tại bãi chứa, sàng phân loại sản phẩm, vận chuyển cát sỏi trên các tuyến đường vận chuyển - Có biện pháp sử dụng xe phun nước giảm bụi, khí thải với tần suất theo ngày như tưới nước trung bình 2 lần/ngày, những ngày nắng nóng, khô hanh thực hiện tưới nước với tần suất 4 lần/ngày - Thường xuyên phủ bạt kín thùng xe vận chuyển cát, sỏi và đảm bảo tải trọng theo quy định - Các phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị được sử dụng sẽ phải được kiểm tra thường xuyên về phát thải khí và phải có giấy chứng nhận về phát thải khí theo quy định - Thường xuyên bảo trì, máy móc, thiết bị của dự án; sử dụng nhiệt liệu phù hợp với động cơ thiết kế nhằm giảm thiểu khí thải của máy móc, thiết bị trên sông 18 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 3.2 Nghĩa vụ xử lý chất thải rắn, nước thải: Công ty Thành Phát là chủ thể của dự án khai thác phải có các nghĩa vụ xử lý chất thải rắn, nước thải như sau: - Biện pháp thu gom, xử lý chất thải chất thải rắn: Đối với chất thải sinh hoạt: Trên các tàu hút, cần bố trí thùng chứa định kỳ vận chuyển về lưu chứa tại khu vực phụ trợ rồi định kì thuê đơn vị có chức năng đến vận chuyển đi xử lý theo quy định Đối với đất đá thải: Thực hiện rải đều các loại sỏi cuội xuống lòng sông ngay trong quá trình khai thác, không để tạo thành ụ, đống gây cản trở, biến đổi dòng chảy - Biện pháp thu gom, xử lý nước thải: Hệ thống thu gom, thoát nước mưa khu vực phụ trợ : Được thu gom, thoát nước bằng hệ thống rãnh thoát nước Có định kỳ nạo vét, khơi thông cống rãnh đảm bảo tiêu thoát nước Công trình xử lý nước thải sinh hoạt: Cần có công trình xử lý nước thải sinh hoạt hiện hữu 4 Một số nghĩa vụ khác 4.1 Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung Khai thác theo đúng thời gian quy định, không vận chuyển vào buổi trưa và buổi tối Bố trí máy móc vận hành luân phiên một cách hợp lý để hạn chế sự cộng hưởng tiếng ồn Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị khai thác, sử dụng nhiên liệu phù hợp với động cơ thiết kế 19 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 4.2 Biện pháp giảm thiểu tác động tới lòng, bờ bãi sông Căn cứ theo những quy định trong Điều 10 Nghị định 23/2020-NĐ/CP, dự án của công ty Thành Phát có sử dụng bến, bãi để tập kết cát, sỏi sau khai thác, chủ dự án phải đáp ứng một số yêu cầu như sau: Tiến hành xây dựng bến, bãi nằm trong phạm vi cảng đường thủy nội địa; khai thác đúng ranh giới cấp phép khai thác và đảm bảo sự ổn định của bờ sông, các vùng đất ven sông, đảm bảo sự lưu thông của dòng chảy, khả năng tiêu thoát lũ, không làm sói lở bờ bãi sông, suy giảm mực nước sông trong mùa cạn Cần phải lắp đặt bảng thông báo để công khai thông tin của bến bãi tập kết cát, sỏi Nếu chủ dự án không sử dụng bến, bãi thì phải sử dụng phương tiện vận chuyển của những tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ yêu cầu về điều kiện hoạt động của phương tiện theo quy định Quá trình thực hiện dự án phải tuân thủ đúng thời gian cho phép hoạt động khai thác trong ngày (từ 7h đến 17h) và thời gian khai thác trong năm (không khai thác vào thời điểm mùa lũ tháng 7, 8) Tuân thủ đúng quy định về số lượng tàu khai thác 4.3 Ngoài ra cần thực hiện một số nghĩa vụ về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường như đảm bảo an toàn lao động, bảo đảm an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu 20 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com)

Ngày đăng: 08/03/2024, 16:25

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan