1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Anh (chị) hãy tự xây dựng một tình huống giả định về dự án đầu tư cụthể yêu cầu với tình huống 1 thực hiện một dự án đầu tư cụ thể phải đánhgiá sơ bộ tác động môi trường

38 28 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 673,56 KB

Cấu trúc

  • A. Phân tích các nghĩa vụ theo quy định pháp luật (20)
  • B. Bình luận quy định pháp luật về nghĩa vụ của chủ dự án (28)
  • KẾT LUẬN (30)
  • PHỤ LỤC (33)

Nội dung

Cácnghĩa vụ chính của chủ dự án bao gồm:  Thu gom, xử lý nước thải theo quy định; Thu gom, xử lý chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải rắn; Có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế

Phân tích các nghĩa vụ theo quy định pháp luật

I Nghĩa vụ trong khai thác tài nguyên

Chủ dự án với tư cách là đại diện của tổ chức là người tiến hành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải có biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và thực hiện các yêu cầu về bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường (Căn cứ khoản 1 Điều 67 Luật BVMT 2020: “Tổ chức, cá nhân tiến hành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải có phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và thực hiện các yêu cầu về bảo vệ, cải tạo và phục hồi môi trường” Các nghĩa vụ chính của chủ dự án bao gồm:

 Thu gom, xử lý nước thải theo quy định;

 Thu gom, xử lý chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải rắn;

 Có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế việc phát tán bụi, xả khí thải và tác động xấu khác đến môi trường xung quanh;

 Có phương án cải tạo, phục hồi môi trường và tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật về khoáng sản;

 Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 của Luật này.

Một số nghĩa vụ khác mà chủ dự án phải tuân thủ khi khai thác khoáng sản được quy định tại Khoản 2 Điều 55 Luật khoáng sản 2010 Ngoài ra, việc sử dụng máy móc, thiết bị có tác động xấu đến môi trường, hóa chất độc hại trong thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

II Nghĩa vụ trong quản lý chất thải rắn, nước thải, khí thải, tiếng ồn

Ngoài những nghĩa vụ trong khai thác tài nguyên thiên nhiên, chủ dự án sản xuất xi măng cần phải tuân thủ cả những nghĩa vụ trong quản lý chất thải rắn, nước thải, khí thải, tiếng ồn…

1 Quản lý Chất thải nguy hại

Theo tình huống, chất thải nguy hại sẽ được chuyển sang cho cơ sở xử lý chất thải rắn nguy hại riêng Như vậy, nghĩa vụ chủ dự án phải thực hiện đối với quản lý chất thải nguy hại như sau:

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 83 Luật BVMT 2020 về Khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại:

Thứ nhất, chủ nguồn thải chất thải nguy hại thực hiện khai báo khối lượng, loại chất thải nguy hại phát sinh trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định tại khoản 2 điều 71 và điều 28 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP hoặc khai báo trong nội dung đăng ký môi trường quy định tại Điều 22 Thông tư 02/2022/TT- BTNMT.

Thứ hai, phân loại, thu gom, lưu giữ… trước khi xử lý CTNH theo quy định pháp luật:

Việc phân định và lưu giữ CTNH phải được thực hiện theo quy định tạiKhoản 1 Điều 71 Nghị định 08/2022/NĐ-CP Chủ nguồn thải nguy hại tự chịu trách nhiệm về việc phân định, phân loại, xác định lượng chất thải nguy hại phải khai báo và quản lý Chất thải có Amiăng từ quá trình sản xuất amiăng xi măng có mã chất thải 06 03 01 (theo phụ lục tại Thông tư 02/2022/TT-BTNMT) và sẽ cần được bỏ vào khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại; lưu giữ chất thải nguy hại trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường (chỉ được lưu giữ không quá 1 năm kể từ thời điểm phát sinh).

Khoản 4 Điều 72 Luật Bảo vệ môi trường 2020 cũng quy định chủ nguồn CTNH có trách nhiệm có các biện pháp giảm thiểu phát sinh CTNH Với chất thải có chứa amiăng từ quá trình sản xuất amiăng xi măng, biện pháp cần áp dụng là làm ướt chất thải để giảm phát tán bụi amiăng…

Thứ ba, chủ nguồn CTNH có nghĩa vụ phải ký hợp đồng và chuyển giao việc xử lý cho cơ sở có giấy phép xử lý CTNH để cơ sở này vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh những nghĩa vụ trên, chủ nguồn CTNH còn có các trách nhiệm khác theo Điều 71 Nghị định 08/2022/NĐ-CP như phối hợp với chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại để lập chứng từ chất thải nguy hại…

2 Quản lý Chất thải rắn

2.1 Chất thải rắn sinh hoạt

Quá trình xử lý loại chất thải này sẽ theo quy định tại Mục 2 Luật Bảo vệ môi trường 2020 Chủ dự án có các nghĩa vụ được quy định tại điều 58 Nghị định 08/2022/NĐ-CP như sau:

Nếu dự án có phát sinh chất thải từ hoạt động sinh hoạt, văn phòng với tổng khối lượng dưới 300 kg/ngày được lựa chọn hình thức quản lý chất thải rắn sinh hoạt như hộ gia đình hoặc quản lý theo quy định tại khoản 2 điều 58 Nghị định 08/2022/NĐ-CP Còn trường hợp khác thì phải chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho các đối tượng quy định cụ thể tại khoản 2 điều 58 Nghị định này

Ký hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý; thanh toán chi phí theo hợp đồng dịch vụ, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho các đối tượng quy định.

2.2 Chất thải rắn công nghiệp thông thường Đối với các loại chất thải rắn công nghiệp thông thường, không nguy hại, quá trình xử lý loại chất thải này sẽ theo quy định tại Mục 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 Chủ dự án có các nghĩa vụ được quy định trong điều 66 Nghị định 08/2022/NĐ-CP như sau:

Phân loại chất thải rắn công nghiệp thông thường tại nguồn theo quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật Bảo vệ môi trường; có thiết bị, dụng cụ, khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường Chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được lưu giữ riêng theo loại đã được phân loại; không để lẫn chất thải nguy hại với chất thải rắn công nghiệp thông thường; không làm phát tán bụi, rò rỉ nước thải ra môi trường.

Bình luận quy định pháp luật về nghĩa vụ của chủ dự án

Các nghĩa vụ chủ dự án đối với dự án sản xuất xi măng có một số ưu, nhược điểm Về ưu điểm, các nghĩa vụ của chủ dự án phải chấp hành khi dự án sản xuất xi măng đi vào hoạt động được các văn bản quy định một cách đầy đủ, rõ ràng. Điều này đảm bảo cho việc khai thác tài nguyên một cách hợp lý; xử lý tốt chất thải rắn, nước thải và chất thải; theo dõi, kiểm soát được tình hình môi trường; dự báo các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường để từ đó kịp thời đưa ra các giải pháp cần thiết trong việc ngăn ngừa, bảo vệ môi trường Bên cạnh đó, các loại quy chuẩn kỹ thuật môi trường cũng đã quy định cụ thể về nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm liên quan đến quá trình sản xuất xi măng giúp cho các chủ dự án dễ dàng nắm bắt vấn đề, từ đó chủ động và hạn chế được việc xả thải gây ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh những mặt tích cực mà các quy định pháp luật về nghĩa vụ của chủ dự án, các quy định này vẫn tồn tại một số điểm hạn chế như sau:

Việc ban hành một số văn bản hướng dẫn thi hành còn chậm, chưa kịp thời so với yêu cầu thời gian thực hiện như phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt 1 ; định mức kinh tế kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt Việc phân định đối tượng thực hiện thủ tục hành chính về BVMT như giấy phép môi trường, đánh giá ĐTM căn cứ theo nội dung dự án, quy mô công suất; yếu tố nhạy cảm về môi trường còn gặp khó khăn Điều này sẽ khiến cho chủ dự án có thể không dự liệu và xem xét được hết những vấn đề cần giải quyết khi lập ĐTM Từ đó có thể dẫn đến việc thực hiện nghĩa vụ của dự án sẽ có những sai sót, thiếu linh hoạt

Với nghĩa vụ công khai thông tin: Luật BVMT năm 2020 chưa quy định thời điểm công khai, hình thức công khai, dẫn đến các chủ thể phải công khai thông tin môi trường có thể “tránh, né” công khai Đối với việc cung cấp thông tin môi trường theo yêu cầu, pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể về thẩm quyền, trình tự tiếp cận thông tin; thời hạn phải trả lời; cung cấp thông tin môi trường. Điểm a khoản 3 Điều 114 Luật BVMT năm 2020 chỉ quy định: “Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp thông tin về môi trường” Hơn nữa, cung cấp thông tin về môi trường với việc công khai thông tin về môi trường là hai việc khác nhau Các quy định hiện hành mới chỉ nhắc tới trách nhiệm cung cấp thông tin của chủ dự án về báo cáo ĐTM cho cơ quan nhà nước về BVMT mà không quy định cụ thể bắt buộc về việc công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình các thông tin về báo cáo ĐTM; chưa quy định thời điểm nào chủ dự án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải công khai, công khai sau khi phê duyệt hay lúc nào; công khai trên hệ thống dữ liệu quốc gia hay trên cổng thông tin của cơ quan, tổ chức nào; chưa quy định về thời hạn công khai thông tin; chưa quy định nếu không công khai, chủ dự án, cơ quan nhà nước sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý gì Quy định thiếu cụ thể này sẽ làm giảm hiệu quả chủ trương toàn dân giám sát và bảo vệ môi trường Chuyện "tránh, né" công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường với

1 Truy cập tại https://diendandoanhnghiep.vn/mot-so-vuong-mac-khi-thuc-hien-luat-bao-ve-moi-truong-2020- các dự án, đặc biệt là những dự án có tác động lớn về môi trường, khiến cộng đồng, các chuyên gia và xã hội thiếu thông tin để giám sát.

Ngày đăng: 05/03/2024, 15:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w