1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các Trường Hợp Cấm Kết Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Năm 2014.Pdf

24 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 345,36 KB

Nội dung

lOMoARcPSD|38555717 BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP NHÓM MÔN: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ĐỀ BÀI SỐ: 01 CÁC TRƯỜNG HỢP CẤM KẾT HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 LỚP: 4737B NHÓM: 03 Đắk Lắk – 2023 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Ngày: 25 / 11 / 2023 Địa điểm: Trường đại học Luật Hà Nội phân hiệu Đắk Lắk Nhóm: 01 Lớp: 4737B Khóa: 47 BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM Tổng số sinh viên của nhóm: 08 + Có mặt: 08 + Vắng mặt: 0 Nội dung: Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia làm bài tập nhóm Môn học: Luật Hôn Nhân và Gia Đình Tên bài tập: Các trường hợp cấm kết hôn theo luật HN & GĐ năm 2014 Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm Kết quả như sau: Đánh giá Đánh giá của GV của SV SV ký Điểm Điểm GV STT Mã SV Họ và tên A B C tên (số) (chữ) ký tên 1 473733 Nguyễn Diệu Linh X 2 473732 Đồng Phương Linh X 3 473730 Nguyễn Đình Hưng X 4 473731 Đỗ Kiến Hào X 5 473722 Tăng Tiến Đạt X 6 473737 Nguyễn Hoàng Mai X 7 4435031 Vũ Thị Kim Loan X 8 473735 Phạm Thành Long (NT) X Kết quả điểm bài viết: Đắk Lắk, ngày 25 Tháng 11 năm 2023 - Giáo viên chấm thứ nhất: NHÓM TRƯỞNG - Giáo viên chấm thứ hai: Kết quả điểm thuyết trình: - Giáo viên đánh giá thuyết trình: Điểm kết luận cuối cùng: - Giáo viên đánh giá cuối cùng: Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Mục lục A LỜI MỞ ĐẦU 1 B NỘI DUNG 1 1 Khái quát chung về kết hôn 1 1.1 Khái niệm 1 1.2 Điều kiện kết hôn .1 2 Các trường hợp cấm kết hôn theo luật hôn nhân và gia đình 2014 .2 2.1 Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo 2 2.2 Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn 5 2.3 Người đang có vợ có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng có vợ .7 2.4 Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa cha chồng với con dâu; giữa mẹ vợ với con rể; giữa cha dượng với con riêng của vợ; giữa mẹ kế với con riêng của chồng 9 2.5 Yêu sách của cải trong kết hôn 10 2.6 Cưỡng ép kết hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn .11 2.7 Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính 12 2.8 Bạo lực gia đình .15 2.9 Lợi dụng việc thực hiện quyền hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi 17 C KẾT LUẬN 19 D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 A LỜI MỞ ĐẦU Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng trong việc hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Gia đình tốt thì xã hội phát triển, xã hội phát triển thì gia đình hạnh phúc Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội, giữ gìn phát huy truyền thống và những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, xóa bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân gia đình Bên cạnh đó việc ban hành các quy định cấm kết hôn cũng góp phần bảo đảm sự công bằng, an toàn và đảm bảo quyền lợi của các bên chủ thể khi tham gia vào hôn nhân Đồng thời thể hiện sự an toàn của pháp luật Việt Nam về vấn đề hôn nhân và gia đình thông qua luật hôn nhân và gia đình năm 2014 Các quy định này hướng tới việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong hôn nhân, đảm bảo tính chất bền vững và an toàn, giữ gìn vẻ đẹp bản sắc dân tộc B NỘI DUNG 1 Khái quát chung về kết hôn 1.1 Khái niệm Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng lí kết hôn Dưới góc độ pháp lý, kết hôn được hiểu là việc nam nữ lấy nhau thành vợ chồng được nhà nước thừa nhận 1.2 Điều kiện kết hôn Nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên Việc quy định độ tuổi kết hôn nhằm đảm bảo sự phát triển hoàn thiện về tâm sinh lý, sức khỏe, khả năng lao động của con người, có đủ điều kiện để thực hiện tốt trách nhiệm vợ chồng, cha mẹ, thực hiện các nghĩa vụ và quyền theo quy định của pháp luật Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định Việc quy định ý chí tự nguyện kết hôn có ý 1 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 nghĩa vô cùng quan trọng đối với hôn nhân và gia đình, bởi vì hôn nhân chỉ có thể đạt được mục đích khi việc kết hôn là tự nguyện, loại trừ những việc kết hôn không đảm bảo sự tự nguyện và xóa bỏ tàn tích của hôn nhân phong kiến lạc hậu Cả nam và nữ đều không bị mất năng lực hành vi dân sự Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i thuộc Khoản 2, Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình 2 Các trường hợp cấm kết hôn theo luật hôn nhân và gia đình 2014 Theo khoản 2 điều 5 luật hôn nhân gia và đình 2014 có quy định: 2 Cấm các hành vi sau đây: a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; đ) Yêu sách của cải trong kết hôn; e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn; g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính; h) Bạo lực gia đình; i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi 2 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 2.1 Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo Luật Hôn nhân và gia đình là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam có nhiệm vụ góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc bền vững Ngoài việc quy định và bảo vệ chế độ hôn nhân giữa vợ và chồng thì còn cấm những hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, cấm những hành vi ấy một cách hoàn toàn và triệt để để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của từng cá nhân trong hôn nhân một cách tốt nhất Trong những hành vi bị pháp luật hôn nhân và gia đình cấm, “thì kết hôn giả tạo và ly hôn giả tạo” được quy định tại điểm a khoản 2 điều 5 luật hôn nhân và gia đình 2014, là một trong những hành vi cấm nhưng vẫn đang xảy ra rất phổ biến Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhận cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình (Khoản 11 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014) Việc kết hôn ở đây không xuất phát từ việc muốn xây dựng một gia đình trên cơ sở tình yêu nam nữ và sống chung lâu dài mà họ không hề sống chung với nhau hoặc chung sống nhưng lại nhanh chóng ly hôn sau khi một trong hai người hoặc cả hai đã đạt được mục đích và thoả thuận riêng của mình Nhưng trên thực tế việc kết hôn giả tạo vẫn được đảm bảo về thủ tục pháp lý, những cặp vợ chồng dù là chỉ kết hôn giả tạo nhưng vẫn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, vì họ đã có sự chuẩn bị, dàn dựng để có thể hợp pháp hoá việc kêt hôn Những cuộc hôn nhân giả tạo thường ký một hợp đồng hoặc một thoả thuận ngầm nào đó để lợi dụng lỗ hổng pháp lý hay kẽ hở của pháp luật với nhiều hình thức mưu mô tinh vi khác nhau Một cặp vợ chồng có thể kết hôn vì những lý do của công dân theo mục đích có nơi ở, ví dụ như ; nhiều nước trên thế giới sẽ cấp 3 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 quyền cho mọi công dân này cưới một công dân sở tại, và trên cơ sở hôn nhân, công dân có nhập khẩu hay hộ khẩu sở tại có thể bảo lãnh cho người thân trên cở sở kết hôn có thể nhận cảnh, nhập hộ khẩu,… vì thế nhiều người để có thể nhập cư vào Mỹ và được cấp thẻ xanh, các cuộc hôn nhân giả tìm đường sang Mỹ đều do bạn bè, bà con quen biết mai mối, giá cả trả theo từng giai đoạn tuỳ thuộc vào thoả thuận giữa hai bên gây ra tình trạng kết hôn giả tạo Tuy nhiên rằng trên thực tế rất khó phát hiện và nhận biết được kết hôn giả, vì việc kết hôn này thường được sắp xếp, sắp đặt, dàn dựng và toàn bộ hồ sơ thủ tục pháp lý là đầy đủ hợp pháp Quy định xử lý chỉ có thể là giải quyết ly hôn theo thủ tục chung, giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật, trong một số trường hợp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 100.000 đồng đến 10.000.000 đồng kèm theo thu hồi và hủy bỏ Giấy chứng nhận kết hôn Ly hôn là việc không còn xa lạ trong xã hội hiện nay, hiện tại việc ly hôn xảy ra trong các gia đình trẻ ngày càng nhiều Tuy nhiên, ly hôn giả lại là một vấn đề đáng lên án, lợi dụng việc ly hôn để đạt các mục đích khác chứ không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân Ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân (Khoản 15 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014) Ly hôn là quyền của vợ chồng và được pháp luật ghi nhận khi mục đích hôn nhân của vợ chồng không đạt được Tuy nhiên, hiện nay có không ít cặp vợ chồng lợi dụng quyền này để thực hiện hành vi ly hôn giả nhằm: lẩn tránh trách nhiệm về tài sản, chẳng hạn như: chồng biết mình sắp phá sản nên đã tiến hành ly hôn giả tạo và cho vợ hết tài sản Như vậy, người chồng đã tiến hành tẩu tán tài sản của mình và trốn tránh các nghĩa vụ trả nợ Vi phạm chính sách, pháp luật về dân số, chẳng hạn như: vợ chồng ly hôn giả tạo để sinh thêm con thứ ba …Ly hôn giả tạo để đạt mục tiêu khác mà không nhằm kết thúc hôn nhân: chính là trường hợp vợ, chồng lợi dụng việc ly hôn nhằm mục đích xuất, nhập cảnh, xuất khẩu lao động, chẳng hạn như: ly hôn giả tạo để lấy chồng nước ngoài sau đó bảo lãnh người nhà sang Như vậy ly hôn giả tạo là một trong những hành vi bị nghiêm cấm cho nên ly hôn giả là hành vi 4 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 vi phạm pháp luật Hành vi ly hôn giả được xem là lừa dối ly hôn hoặc lợi dụng ly hôn nhằm đạt mục đích khác chứ không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng Ngoài ra, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm Tuy nhiên trên thực tế, tòa rất khó xác định và chứng minh việc vợ chồng đồng thuận ly hôn là ly hôn giả tạo, một khi cả hai đã bàn bạc, thống nhất nhau sẽ tạo ra những chứng cứ rất thuyết phục và hợp lý Việc xử phạt các trường hợp ly hôn giả tạo cũng không dễ vì khó tìm căn cứ chứng minh đó là ly hôn giả 2.2 Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn Việc tảo hôn, cưỡng ép kết hôn và lừa dối kết hôn đều là hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình tại Việt Nam Điều đó được thể hiện cụ thể tại điểm b khoản 2 điều 5 luật hôn nhân và gia đình 2014 Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này ( Khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ) Việc tảo hôn và tổ chức tảo hôn bị xử phạt bằng hình thức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo quy định Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP Bản thân người tảo hôn sinh con sớm khi cơ thể chưa phát triển đầy đủ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người mẹ và con; đặc biệt là đối với những trường hợp sinh con dưới 15 tuổi nguy cơ tử vong cao hơn phụ nữ sinh con sau 20 tuổi Những đứa trẻ có mẹ dưới 18 tuổi thường còi, thấp, nhẹ cân, thiểu năng trí tuệ, dễ bị chết non, khuyết tật tạo ra gánh nặng cho xã hội Phần lớn các cặp vợ chồng tảo hôn phải nghỉ học dẫn đến tình trạng thiếu kiến thức xã hội, ảnh hưởng đến trí tuệ và thể chất Đồng thời tảo hôn làm mất cơ hội tìm việc làm, năng suất lao động, sản xuất thấp, kinh tế gặp khó khăn dẫn đến đói nghèo, nảy sinh mâu thuẫn trong gia đình; nhiều cặp vợ chồng phải chia tay sớm nên ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của trẻ em Tảo hôn gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dân số, tạo sức ép cho giáo dục và y tế Đối với hành vi tảo hôn mức 5 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 độ vi phạm nghiêm trọng có thể bị xử phạt hình sự về tội tổ chức tảo hôn hoặc tội giao cấu với trẻ em theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, cụ thể theo Điều 183 quy định Cưỡng ép kết hôn là hành vi khi một trong hai bên bị buộc phải kết hôn mà không đồng ý hoặc chấp nhận ( Khoản 9 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình ) Uy hiếp về tinh thần: Người thực hiện hành vi đe dọa sẽ gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự của người kết hôn làm cho người này rơi vào trạng thái hoảng loạn, lo sợ nên buộc phải kết hôn trái với ý muốn của họ Ví dụ, một trong hai bên người kết hôn đe dọa sẽ tiết lộ những thông tin bí mật của người kết hôn nhằm hạ nhục, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người kết hôn làm họ lâm vào trạng thái lo sợ nên phải kết hôn trái với ý muốn của họ Hành hạ, ngược đãi: Thực hiện các hành vi đối xử một cách tồi tệ đối với người kết hôn, làm cho người kết hôn đau đớn về thể chất lẫn tinh thần đến mức không thể chịu đựng nên quyết định phải kết hôn trái với ý muốn của họ Ví dụ, cha mẹ thực hiện hành vi đánh đập, nhiếc móc con khiến con không thể chịu đựng nên phải kết hôn trái với ý muốn Yêu sách của cải: Yêu sách của cải là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn (Khoản 12 Điểu 3 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014) Ví dụ, cha mẹ của người con trai vì tham lợi nên buộc người con trai phải cưới một cô gái có nhiều của hồi môn mặc dù người con trai không mong muốn kết hôn với cô gái đó Cưỡng ép kết hôn có thể là hành vi của một trong hai bên kết hôn hoặc hành vi của người thứ ba buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ Thông thường, người thứ ba thực hiện hành vi cưỡng ép người khác kết hôn trái với ý muốn của họ là những người có mối liên hệ nhất định với người kết hôn Ví dụ, giữa người kết hôn với người thực hiện hành vi cưỡng ép kết hôn có mối liên hệ huyết thống (cha, mẹ, ông, bà, anh, chị, em hay con của người kết hôn ) Người thứ ba cũng có thể là người mà người kết hôn có sự lệ thuộc trong công tác, ví dụ như giám đốc, thủ trưởng đơn vị của người kết hôn Cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thân, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều 6 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 kiện kết hôn ( Khoản 10 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ) Ngược lại với cưỡng ép kết hôn, cản trở kết hôn chi có thể là hành vi của người thứ ba mà không phải là hành vi của chủ thể kết hôn bởi vì bản chất của việc cản trỡ kết hôn là không cho phép người kết hôn được xác lập quan hệ hôn nhân mặc dủ họ có đủ điều kiện kết hôn Ví dụ, mặc đù hai người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật nhưng bố mẹ của một trong hai bên đe đọa sẽ từ con nếu như hai người kết hôn với nhau hoặc cố tinh thách cưới thật cao khi biết người kia không thể đáp ứng được yêu cầu về lễ vật mà buộc phải từ bò việc kết hôn Theo quy định tại Điều 181 Bộ luật hình sự 2015 thì: “Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.” Lừa dối kết hôn là việc một trong hai người kết hôn đã nói sai sự thật về người đó làm cho người kia lầm tưởng mà kết hôn Có thể kể đến một số ví dụ về sự lừa đối kết hôn như: một người bị nhiễm HIV hoặc không có khả năng sinh con nhưng lại cố tình che dấu sự thật với bên kia hoặc một người đang có vợ, có chồng nhưng lại nói với bên kia mình là người chưa có vợ hoặc có chồng Các hành vi này đều vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 tại Việt Nam Theo quy định của pháp luật, việc kết hôn trái pháp luật sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và không được nhà nước bảo hộ như việc kết hôn hợp pháp Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi và trật tự xã hội 2.3 Người đang có vợ có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng có vợ Trong xã hội hiện nay, có không ít các trường hợp người đang có vợ, có chồng mà lại chung sống như vợ chồng với người khác, tồn tại không ít các mối 7 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 quan hệ bừa bãi Chúng ta có thể bắt gặp nhiều trường hợp các đại gia có vợ con đề huề rồi mà vẫn cặp bồ với cô chân dài nào đó, thậm chí chung sống như vợ chồng với cô ta Có thể thấy, những trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng với nhau chấp nhận chung sống không có đăng ký kết hôn một phần vì họ không thể đăng ký kết hôn do rơi vào trường hợp mà pháp luật đã cấm kết hôn (Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014), phần khác là họ không quan tâm đến những quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình mà vô tình hoặc cố tình vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng Hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác khi bạn đã có vợ, chồng hoặc khi người kia đã có vợ, chồng là hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình tại Việt Nam Điều đó được thể hiện cụ thể tại điểm c khoản 2 điều 5 luật hôn nhân và gia đình 2014 Căn theo Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng Và căn cứ theo bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm Theo Điều 60 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác, hoặc ngược lại, đều bị xem là vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình Hành vi này có thể đối diện với những hậu quả pháp lý nghiêm trọng như ly hôn, cấm hôn và các hậu quả pháp lý khác theo quy định của pháp luật Hành vi chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn với người khác trong khi đã kết hôn trước đó là vi phạm pháp luật và không được cho phép theo Luật Hôn nhân và Gia 8 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 đình tại Việt Nam Pháp luật Việt Nam coi trọng việc bảo vệ sự chân thành và đạo đức hôn nhân và gia đình Việc hành vi này có thể gây ra những tranh chấp pháp lý nghiêm trọng, bao gồm cả hậu quả liên quan đến quyền lợi của các bên liên quan 2.4 Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa cha chồng với con dâu; giữa mẹ vợ với con rể; giữa cha dượng với con riêng của vợ; giữa mẹ kế với con riêng của chồng Về nguyên tắc, hôn nhân là sự liên kết giữa hai cá nhân, tự nguyện kết hôn với nhau và được pháp luật công nhận Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hôn nhân có thể bị cấm để bảo vệ các giá trị đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cũng như để bảo vệ quyền và lợi ích của những người liên quan Điều đó được thể hiện thông qua điểm d khoản 2 điều 5 luật hôn nhân và gia đình 2014 Việc cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời là nhằm bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của con cái sinh ra từ mối quan hệ này Những người cùng dòng máu về trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời có chung gen, do đó, khả năng con cái sinh ra từ mối quan hệ này mắc các bệnh di truyền là rất cao Các bệnh di truyền này có thể gây ra những dị tật, suy giảm sức khỏe, thậm chí tử vong cho con cái Căn cứ vào khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã Theo quy định nêu trên thì trường hợp kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời thì có thể bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng Mối quan hệ vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ là mối quan hệ không bình thường, đi ngược lại với quy luật tự nhiên Cụ thể, những 9 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 hậu quả của việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời bao gồm: Tăng nguy cơ con cái sinh ra bị mắc các bệnh di truyền, dị tật bẩm sinh, suy giảm sức khỏe, thậm chí tử vong, Gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý, sự phát triển của trẻ em, làm tăng nguy cơ trẻ em bị bạo lực, xâm hại Bên cạnh đó nó còn gây hệ lụy và ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội Do đó, việc cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời là một quy định cần thiết và hợp lý Việc cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, giữa người từng làm cha mẹ nuôi với con nuôi là nhằm bảo vệ quyền lợi của con nuôi, đặc biệt là quyền được sống, được nuôi dưỡng, được giáo dục trong môi trường gia đình lành mạnh, hạnh phúc Mối quan hệ giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi là mối quan hệ cha, mẹ và con cái sau khi đã được Tòa án nhân dân ra quyết định công nhận việc nhận con nuôi Mối quan hệ này được pháp luật thừa nhận và bảo vệ như mối quan hệ giữa cha, mẹ đẻ và con đẻ Nếu cha, mẹ nuôi kết hôn với con nuôi thì sẽ làm phá vỡ mối quan hệ cha, mẹ và con cái, gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý, sự phát triển của con nuôi Con nuôi sẽ cảm thấy bị tổn thương, hoang mang, mất phương hướng, thậm chí có thể dẫn đến các hành vi tiêu cực như bỏ học, bỏ nhà đi bụi, nghiện ngập, phạm tội, 2.5 Yêu sách của cải trong kết hôn Yêu sách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ, (điểm đ khoản 2 điều 5 luật hôn nhân và gia đình 2014), (Khoản 12 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014) Trong những năm gần đây, thực trạng yêu sách của cải trong hôn nhân ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng Theo một khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển (CRGS), có tới 70% các cặp vợ chồng trẻ ở Việt Nam có thỏa thuận về tài sản trước khi kết hôn Trong đó, có tới 40% các cặp vợ chồng thỏa thuận về chế độ tài sản theo thỏa thuận, tức là vợ chồng có thể thỏa thuận về tài sản chung và tài sản riêng của 10 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 mình Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc áp đặt yêu sách của cải trong hôn nhân là hành vi vi phạm pháp luật Bất kỳ hành vi nào có thể coi là cản trở quyền tự do cá nhân và quyền lợi hợp pháp của người khác đều là không chấp nhận được Ngoài ra, việc đòi hỏi vật chất một cách quá đáng trong việc kết hôn cũng có thể vi phạm tại điểm đ khoản 1 điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong lĩnh vực hôn nhân gia đình Các hậu quả pháp lý và xã hội của hành vi này có thể là nỗi đau và tổn thương tinh thần sâu sắc cho những người bị áp đặt yêu sách, và có thể dẫn đến hậu quả pháp lý nghiêm trọng đối với người đòi hỏi Trong một xã hội dân chủ và văn minh, việc kết hôn cần phải dựa trên sự đồng ý tự nguyện và tôn trọng lẫn nhau, không phụ thuộc vào yêu sách về vật chất Hãy nâng cao nhận thức và tôn trọng quyền của mỗi người, và nếu gặp phải tình huống này, người bị áp đặt yêu sách cần tìm sự hỗ trợ pháp lý và tư vấn để bảo vệ quyền lợi của mình 2.6 Cưỡng ép kết hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn Trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, việc chấm dứt quan hệ vợ chồng được xác định rõ ràng, chỉ Tòa án mới có thẩm quyền để đưa ra phán quyết Điều này thể hiện sự quan trọng và trách nhiệm của Tòa án trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến quan hệ hôn nhân Để đưa ra quyết định chấm dứt quan hệ vợ chồng, Tòa án sẽ phải dựa vào các căn cứ được chi tiết quy định tại khoản 1, điều 56 của Luật Hôn nhân và gia đình Một trong những hành vi mà Luật đặc biệt lưu ý là cưỡng ép ly hôn Đây là hành vi tái pháp luật được quy định cấm tại tại điểm e khoản 2 điều 5 luật hôn nhân và gia đình 2014 Hành vi đó mô tả sự đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc các hành vi khác nhằm buộc người khác phải ly hôn trái với ý muốn của họ (Khoản 9 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014) Hành vi này gây ảnh hưởng lớn đến quyền tự do và quyền lựa chọn của cá nhân Chẳng hạn, khi một phụ nữ bị đe dọa sẽ bị đánh đập nếu không đồng ý ly hôn, đây là một ví dụ cụ thể về sự lạm dụng quyền lực và những hậu quả nặng nề mà nạn nhân phải chịu đựng 11 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Lừa dối ly hôn là một hành vi khác, thường là sự cố ý để làm cho bên kia hiểu sai lệch và đồng ý ly hôn Điều này thể hiện sự không chân thành và lòng đồng tình không đúng đắn, đặt ra nhiều thách thức đạo đức trong mối quan hệ hôn nhân Một ví dụ thực tế là khi một người đàn ông lừa dối người phụ nữ để làm cho vợ hiểu lầm và đồng ý ly hôn, trong khi thực tế anh ta vẫn duy trì mối quan hệ với người khác Cản trở ly hôn, là hành vi đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc các hành vi khác nhằm buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ (Khoản 10 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014) Hành vi này không chỉ là vi phạm cá nhân mà còn là sự đe dọa đến tính mạng hôn nhân và sự tự do cá nhân Chẳng hạn, khi một người chồng đe dọa vợ rằng nếu vợ ly hôn, anh ta sẽ đòi lại số nợ trước khi kết hôn Nếu những hành vi trên đã trở nên quá mức và vi phạm pháp luật, Nghị định 82/2020/ND-CP đã quy định rõ ràng về hình phạt hành chính Cụ thể, hành vi cưỡng ép ly hôn có thể bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, trong khi cản trở ly hôn có thể bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng Điều này làm nổi bật tầm quan trọng của việc giữ gìn và bảo vệ quyền tự do, quyền lựa chọn trong hôn nhân và gia đình Hành vi cưỡng ép ly hôn còn có thể bị xử lý hình sự theo Điều 181 của Bộ luật Hình sự 2015 Người thực hiện hành vi cưỡng ép ly hôn, nếu đã bị xử phạt vi phạm hành chính trước đó mà vẫn tiếp tục tái phạm, có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm Điều này là một biện pháp cảnh báo và trừng phạt mạnh mẽ để ngăn chặn hành vi lạm dụng quyền lực và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của cá nhân trong mối quan hệ hôn nhân 2.7 Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là chế định đầy tính nhân văn được pháp luật Việt Nam lần đầu tiên ghi nhận và bảo vệ tại các văn bản quy phạm pháp 12 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 luật như Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, được quy định cụ thể tại điểm g khoản 2 điều 5 luật hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) Theo đó mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được hiểu là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con (Khoản 22 Điều 3 Luật Hôn nhan và gia đình 2014) Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác ( Khoản 23 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ).Việc sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại là một vấn đề rất phức tạp và đặc biệt Để đảm bảo việc thực hiện mang thai hộ trên thực tế đúng bản chất nhân văn vốn có của nó, pháp luật Việt Nam hiện hành nghiêm cấm hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại Trên cơ sở đó, hệ thống pháp luật cũng xây dựng các quy phạm pháp luật và thiết lập cơ chế pháp lý để xử lý đối với các hành vi tổ chức thực hiện mang thai hộ vì mục đích thương mại xảy ra trên thực tế Như vậy, mang thai hộ vì mục đích thương mại là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định Cụ thể tại Điều 60 Nghị định 82/2020/NĐ- CP quy định Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy, bên cạnh những hiệu quả đạt được, các quy định liên quan đến mang thai hộ vì mục đích thương mại vẫn bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập Có rất nhiều nguyên nhân xảy ra việc lựa chọn giới tính thai nhi, tuy nhiên có thể xem xét một số nguyên nhân sau: văn hoá trọng nam khinh nữ; hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển; sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ Việc lựa chọn giới tính thai nhi gây ra nhiều hậu quả không những cho gia đình mà còn xã hội như: phá thai để lựa chọn giới tính mong muốn, bạo lực gia 13 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 đình, mất cân bằng giới tính, gây ra nhiều tệ nạn xã hội, hay xa hơn nữa là thiếu hụt nguồn lao động đối với những ngành nghề lao động cần nữ giới Chính vì điều đó nhà nước cần đưa ra những chế tài đủ mạnh để xử lý hành vi lựa chọn giới tính thai nhi Nghị quyết số 21 của Ban chấp hành Trung ương Đảng chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về dân số gắn với xây dựng gia đình hạnh phúc Rà soát, bổ sung các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi, ngăn ngừa có hiệu quả việc lạm dụng khoa học - công nghệ để lựa chọn giới tính thai nhi Đẩy mạnh công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ Pháp lệnh Dân số năm 2003 đã nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức; nghiêm cấm các hành vi tuyên truyền, phổ biến hoặc đưa ra những nội dung thông tin trái với chính sách dân số Theo Khoản 2, Điều 7, Pháp lệnh Dân số năm 2003 đã quy định "Nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức" Cùng đó, Điều 10, Nghị định số 104/2003/NĐ-CP quy định nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi bao gồm: Tuyên truyền, phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi dưới các hình thức như tổ chức nói chuyện, viết, dịch, nhân bản các loại sách báo, tài liệu, tranh ảnh, ghi hình, ghi âm, tàng trữ, lưu truyền tài liệu, phương tiện và các hình thức tuyên truyền, phổ biến khác về phương pháp tạo giới tính thai nhi; chẩn đoán để lựa chọn giới tính thai nhi bằng các biện pháp xác định qua triệu chứng, bắt mạch, xét nghiệm máu, gene, nước ối, tế bào, siêu âm; loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng các biện pháp phá thai, cung cấp, sử dụng các loại hóa chất, thuốc và các biện pháp khác Như vậy, rõ ràng là hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, trong đó có tiết lộ giới tính thai nhi là vi phạm pháp luật, cơ quan chức năng khi phát hiện và xác minh đầy đủ, rõ ràng hành vi vi phạm có thể xem xét xử phạt về “Vi phạm các quy định về chẩn đoán, xác định giới tính thai nhi” và “Vi phạm quy định về lựa chọn giới tính thai nhi” dựa trên các điều: Điều 98, Điều 99, Mục 6, Chương II, Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế Theo đó, mức xử lý thấp nhất là xử phạt 03 triệu đồng, cao nhất là 20 triệu đồng; tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động hoặc buộc tiêu 14 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 hủy dụng cụ, thuốc, vật tư đã được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm với đối tượng vi phạm Sinh sản vô tính là một quá trình sinh sản trong đó không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái Điều này khác với sinh sản hữu tính, trong đó có sự giao phối giữa hai cá thể để tạo ra hợp tử mới Trong sinh sản vô tính, cá thể cha mẹ sinh ra cá thể con mà không cần sự tham gia của bất kỳ cá thể khác Quá trình này có thể xảy ra thông qua nhiều cơ chế khác nhau, bao gồm phân đôi, chồi, tự thụ tinh và phân tầng Căn cứ Điều 60 Nghị định 82/2020/NĐ-CP có quy định như sau: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, sinh sản vô tính, mang thai hộ vì mục đích thương mại 2.8 Bạo lực gia đình Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình, được quy định tại điểm h khoản 2 điều 5 luật hôn nhân và gia đình 2014 (Khoản 1 Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022) và một loạt hành vi được quy định ở Khoản 1 Điều 3 Luật phòng, cống bạo lực gia đình 2023 Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại… với các thành viên khác trong gia đình” Nói một cách dễ hiểu hơn, đó là việc “các thành viên gia đình vận dụng sức mạnh để giải quyết các vấn đề gia đình” Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi như là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với rất nhiều dạng thức khác nhau Trong đó gồm bốn kiểu bạo lực gia đình gồm Bạo hành thể xác, bạo hành tình dục, bạo hành tinh thần, bạo hành xã hội, Bạo hành gia đình về mặt thể xác là hành động bạo hành sử dụng vũ lực, bao gồm đánh đập, gây thương tích, thiêu sống gây ra thương tích cho đối tượng 15 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 và có thể dẫn đến tử vong Một dạng phổ biến của bạo hành thể xác đó là tạt a- xít, gây ra những vết bỏng trên cơ thể nạn nhân, thậm chí có thể dẫn tới mù nếu nạn nhân bị tạt vào mắt Ngoài ra, bạo hành thể xác ở dạng nhẹ hơn có thể là làm cho nạn nhân thiếu ngủ hoặc thiếu các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu khác Bạo lực tình dục được phân chia thành nhiều nhóm nhỏ Nếu người chồng chỉ đơn thuần cưỡng ép, đòi người vợ quan hệ tình dục thì được xếp tạm vô nhóm “người bình thường”, chủ yếu do nhu cầu sinh lý Tuy vậy, cũng có những người bạo hành tình dục do mắc một số bệnh như: rối loạn nhân cách, lo âu, trầm cảm, hoang tưởng, rối loạn khí sắc, tâm thần phân liệt… Trong trường hợp này, người chồng thường hoang tưởng, ghen tuông, nghi ngờ lòng chung thủy của người vợ nên bắt vợ phải quan hệ thường xuyên để thể hiện bản lĩnh Nhóm cuối cùng là những người thật sự mắc bệnh bạo dâm Để cảm thấy thỏa mãn, trong lúc quan hệ họ thường đánh đập, làm tổn thương, chửi mắng, la bới, nhục mạ vợ mới…cảm thấy vui Tại Việt Nam, nhiều người vẫn không phân biệt được các hành vi bạo lực tình dục; thậm chí nhiều người vợ vẫn coi đó là chuyện bình thường, chịu đựng để chồng “hạnh phúc”, điều này vô tình khiến chứng bệnh của chồng ngày càng nặng Bạo lực tinh thần còn được gọi là bạo lực tình cảm, tâm lý Đây là loại bạo lực khá phổ biến nhưng nó khó nhận dạng được so với bạo lực thể chất Nạn nhân phải chịu các kiểu hành hạ như chửi mắng, hạ nhục với những lời lẽ thô thiển, nặng nề xâm phạm đến nhân phẩm và danh dự Không những thế, bạo lực tinh thần nhiều khi còn tồn tại dưới nhiều dạng như đe dọa tinh thần, khủng bố tâm lý , gây nên sự phẫn uất, khủng hoảng ý thức và tâm sinh lý phụ nữ Điều lưu ý là các hình thức bạo lực tinh thần dưới dạng “chiến tranh lạnh”, một kiểu hành hạ bằng tình cảm, nghĩa là người chồng tỏ ra thờ ơ, lạnh nhạt, vô trách nhiệm đối với người vợ, thậm chí đem so sánh với người phụ nữ khác, Nó khó phát hiện và diễn ra lặng lẽ, không có đánh đập, xô xát hay chửi bới sỉ nhục ầm ĩ nên không gây được sự chú ý của nhiều người 16 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Ảnh hưởng của bạo hành gia đình trải rộng từ tâm lý cho đến thể chất của nạn nhân Nhiều trường hợp hành vi bạo lực dẫn đến thương tật suốt đời thậm chí tử vong Bạo lực gia đình thường là nguyên nhân khởi phát trầm cảm và rối loạn stress sau sang chấn sau này, đặc biệt là ở trẻ em, đối tượng nhạy cảm hơn có thể bị mắc các hội chứng về tâm lý như trầm cảm, rối loạn nhân cách, tâm thần Những bé gái sống trong môi trường bạo lực, khi trưởng thành khó đặt niềm tin vào những người đàn ông khác và thường gặp trắc trở trong tình yêu Họ có niềm hoài nghi quá mức với đối tượng khác giới, lý do bắt nguồn tự việc chứng kiến hành vi bạo lực của cha đối với mẹ hoặc với bản thân mình Các trai trẻ về sau này có thể bắt chước các hành vi bạo lực với người vợ trong tương lai Bạo hành giữa cha mẹ và con cái cũng không hiếm và thường được biện hộ với mục đích giáo dục theo kiểu "thương cho roi cho vọt" Đó có thể là hành vi đánh thậm tệ, bỏ mặc không cho ăn uống hoặc không thèm quan tâm đến con dưới mọi hình thức Hậu quả thường là rất nghiêm trọng, một bộ phận trẻ có thể bỏ nhà, bỏ học hay nghiện ma túy… Các hành vi bạo lực gia đình được xử lý theo điều 41 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 và theo Điều 49, Điều 50, Điều 51 Nghị định 167/2013/NĐ- CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình sẽ xử lí vi phạm bằng hình thức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng tùy vào hành vi bạo lực Và nếu đủ điều kiện và dấu hiệu sẽ Căn cứ theo Điều 185 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình 2.9 Lợi dụng việc thực hiện quyền hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi Việc bảo vệ hôn nhân là vô cùng quan trọng để bảo đảm sự ổn định và hạnh phúc cho các gia đình Trong luật hôn nhân và gia đình 2014 đã đưa ra các quy định cấm kết hôn, nhằm bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của vợ chồng, tạo điều kiện 17 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com)

Ngày đăng: 08/03/2024, 16:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w