1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

HDC ĐỀ HSG TỈNH HÀ TĨNH NĂM 2023 MÔN SINH HỌC

5 97 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề HƯỚNG DẪN CHẤM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2022 – 2023
Trường học Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Hà Tĩnh
Chuyên ngành Sinh Học
Thể loại Hướng dẫn chấm thi
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Tĩnh
Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 643,35 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH HƯỚNG DẪN CHẤM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn thi: SINH HỌC Câu 1. (4,0 điểm) a) Thực hiện thí nghiệm trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng. Sau 2 tuần, tiến hành đo nồng độ các chất khoáng trong dung dịch và trong tế bào rễ cây, kết quả được thể hiện trong đồ thị hình 1. Biết rằng tại thời điểm nghiên cứu, cây vẫn hấp thu các ion khoáng. Hãy cho biết: Tế bào rễ cây hấp thu ion K+ theo cơ chế thụ động hay chủ động? Giải thích. Khi lượng ATP trong tế bào lông hút giảm, sự hấp thu loại ion nào của tế bào sẽ bị ảnh hưởng mạnh? Giải thích. b) Ở Nhật Bản, nông dân trồng táo thường rạch vỏ thành một đường xoắn ốc quanh thân cây để làm cho quả táo ngọt hơn. Tuy nhiên, họ chỉ thực hiện đối với những cây sẽ được loại bỏ vào mùa sau. Giải thích vì sao việc rạch vỏ cây như trên lại làm cho quả táo ngọt hơn? Vì sao chỉ nên thực hiện cách này đối với những cây được chỉ định sẽ loại bỏ vào mùa sau? Câu 1 Nội dung Điểm 1. a Tế bào rễ cây hấp thu ion K+ theo cơ chế thụ động. Vì: Nồng độ K + bên trong tế bào rễ thấp hơn so với dung dịch dinh dưỡng. Khi lượng ATP trong tế bào lông hút giảm thì sự hấp thụ các ion NO3 và Mg2+ bị ảnh hưởng mạnh. Vì: các ion NO3 và Mg2+ được tế bào hấp thụ theo cơ chế chủ động, cần sử dụng năng lượng ATP. 0.50 0.50 0.50 0.50 1. b Cắt vỏ theo vòng xoắn trên thân cây táo có tác dụng ngăn cản dòng vận chuyển đường (dịch mạch rây) từ lá đến nơi dự trữ là rễ. Khi dòng vận chuyển xuống rễ bị ngăn cản, đường bị ứ đọng nhiều ở lá sẽ được vận chuyển đến quả nhiều hơn => quả to, ngọt hơn. Chỉ nên thực hiện cách này đối với những cây được chỉ định sẽ loại bỏ vào mùa sau, vì: Sau mỗi vụ táo, người nông dân sẽ cắt hết cành, chỉ để lại gốc. Việc ngăn cản dòng đường đi xuống rễ làm cho lượng chất dự trữ trong rễ giảm đi, không đủ cung cấp cho rễ mới và chồi mới phát triển vào mùa sau nên chồi mới mọc lên sẽ yếu, làm giảm năng suất. Thí sinh giải thích cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa. 1.00 1.00 Câu 2. (3,5 điểm) Tiến hành thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 đến cường độ quang hợp của thực vật trong điều kiện nhiệt độ tối ưu (1) và nhiệt độ thấp bằng 13 giá trị nhiệt độ tối ưu (2). Kết quả được mô tả trong đồ thị hình 2. a) Nhận xét về ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 đến cường độ quang hợp của cây trong điều kiện nhiệt độ tối ưu. Trang 2 b) Phân tích kết quả thí nghiệm và cho biết: Trong hai pha của quang hợp, pha nào chịu ảnh hưởng của nhiệt độ mạnh hơn? Giải thích. Câu 2 Nội dung Điểm 2. a Nhận xét: Khi tăng cường độ ánh sáng thì cường độ quang hợp tăng, tuy nhiên, khi cường độ ánh sáng đạt một giá trị nhất định thì cường độ quang hợp tăng chậm và tiến tới bão hòa. Khi tăng nồng độ CO2 thì cường độ quang hợp tăng, nhưng khi nồng độ CO2 đạt một giá trị nhất định thì cường độ quang hợp tăng chậm. 0.50 0.50 2. b Phân tích kết quả thí nghiệm: + Ở thí nghiệm ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp, nồng độ CO2 là tối ưu, do vậy, quang hợp chủ yếu phụ thuộc vào pha sáng. Ở điều kiện nhiệt độ thấp, cường độ quang hợp giảm ít chứng tỏ nhiệt độ tác động đến pha sáng không nhiều. + Ở thí nghiệm ảnh hưởng của CO2 đến quang hợp, ánh sáng là tối ưu, do đó quang hợp chủ yếu phụ thuộc vào pha tối. Ở điều kiện nhiệt độ thấp, cường độ quang hợp giảm nhiều hơn, chứng tỏ nhiệt độ tác động đến pha tối nhiều hơn. Kết luận: Nhiệt độ ảnh hưởng mạnh đến pha tối mạnh hơn pha sáng. Giải thích: + Pha sáng gồm các phản ứng quang hóa, ít có sự tham gia của các enzyme. + Pha tối gồm các phản ứng của chu trình Canvin cần rất nhiều enzyme tham gia mà hoạt tính các enzyme lại chịu ảnh hưởng mạnh của nhiệt độ. 0.50 0.50 0.50 0.50 0.50 Câu 3. (3,5 điểm) Cây gọng vó (Drosera capensis) là thực vật bắt mồi có các lông với dịch tiết ở bề mặt lá. Thành phần dịch tiết ở bề mặt lá bao gồm chất nhầy dính và enzyme tiêu hóa. Các nhà khoa học tiến hành đo nồng độ enzyme, hoạt tính enzyme trong dịch tiết và tỉ số nguyên tố khoáng (nitơphôtpho: NP, nitơkali: NK và kaliphôtpho: KP) ở mô lá của các cây trong điều kiện cây không bắt được ruồi quả (ĐK1) và cây bắt được ruồi quả (ĐK2). Các số liệu được biểu thị ở bảng dưới đây. Cho biết hoạt tính enzyme trong dịch tiết được đo sau khi tiêu hóa ruồi quả 24 giờ. a) Vận động bắt mồi của cây gọng vó là vận động ứng động hay hướng động? b) Nhận xét và giải thích sự khác biệt về nồng độ và hoạt tính enzyme trong dịch tiết của các cây gọng vó giữa ĐK2 so với ĐK1. c) Phân tích kết quả thí nghiệm và cho biết: Trong ba loại nguyên tố khoáng (N, P và K), nguyên tố nào được lá cây hấp thu nhiều nhất, nguyên tố nào được lá cây hấp thu ít nhất? Câu 3 Nội dung Điểm 3. a Vận động bắt mồi của cây gọng vó là vận động ứng động. 1.00 3. b + Nồng độ enzyme, hoạt tính enzyme ở ĐK2 cao hơn so với ĐK1 + ĐK2 có mặt ruồi quả cây đáp ứng bằng cách tiết enzyme để tiêu hóa ruồi quả thành sản phẩm nồng độ enzyme và hoạt tính enzyme trong dịch 0.50 1.00 Trang 3 tiết ở ĐK2 cao hơn ĐK1. 3. c Nguyên tố P được hấp thu nhiều nhất, nguyên tố K được hấp thu ít nhất. Vì: Giữa ĐK2 so với ĐK1: Tỉ lệ NP ở ĐK2 nhỏ hơn ĐK1 P được hấp thu nhiều hơn so với N. Tỉ lệ NK ở ĐK2 lớn hơn ĐK1 N được hấp thu nhiều hơn so với K. 0.50 0.25 0.25 Câu 4. (3,0 điểm) a) Hình 3 là sơ đồ ống tiêu hóa của chim. Hãy gọi tên các bộ phận từ 1 đến 7 và nêu vai trò của bộ phận 5 đối với hoạt động tiêu hóa của chim. b) Một người bị tai nạn mất 15% lượng máu của cơ thể. Hãy cho biết huyết áp của người này thay đổi như thế nào so với bình thường. Giải thích. c) Ở người bình thường, vì sao hàm lượng đường glucôzơ trong máu luôn được giữ ổn định? Câu 4 Nội dung Điểm 4. a 1: Miệng (mỏ); 2: Thực quản; 3: Diều; 4: Dạ dày tuyến; 5: Dạ dày cơ; 6: Ruột; 7: Hậu môn. 5 (Dạ dày cơ): Nghiền nát thức ăn, trộn đều thức ăn với dịch tiêu hóa (tiêu hóa cơ học). 0.50 0.50 4. b Mất máu sẽ làm giảm huyết áp. Vì: Mất máu làm giảm thể tích máu trong hệ tuần hoàn → giảm áp lực tác động lên thành mạch → giảm huyết áp. 0.50 0.50 4. c Khi lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, tụy tăng tiết hoocmon insulin. Insulin kích thích gan tăng hấp thu glucozơ và biến đổi thành glycogen, insulin cũng kích thích các tế bào khác tăng cường hấp thu glucôzơ, làm giảm lượng đường trong máu. Khi lượng đường trong máu thấp hơn mức bình thường, tụy tăng tiết hoocmon glucagon. Glucagon kích thích gan biến đổi glycogen thành glucôzơ, giải phóng vào máu làm tăng lượng đường trong máu. => Lượng glucôzơ trong máu luôn được giữ ổn định. 0.50 0.50 Câu 5. (3,0 điểm) Hình 4.1 mô tả các giai đoạn trong chu kì tim ở người bình thường, hình 4.2 mô tả biến động thể tích máu trong tâm thất trái qua các giai đoạn của chu kì. a) Sắp xếp thứ tự các giai đoạn ở hình 4.1 theo đúng diễn biến của chu kì tim. b) Mỗi pha A, B, C, D, E trong hình 4.2 tương ứng với giai đoạn nào trong hình 4.1? c) Biết rằng nhịp tim của người bình thường là 75 lầnphút. Hãy tính lượng máu (ml) tâm thất trái bơm vào động mạch trong 1 phút. Trang 4 Câu 5 Nội dung Điểm 5. a Thứ tự: 6 → 2 → 4 → 5 → 3 → 1. 1.00 5. b Pha A: 3, 1 Dãn thu hồi máu Pha B: 6 – Co tâm nhĩ Pha C: 2 – Co đẳng tích Pha D: 4 – Co tống máu Pha E: 5 – Dãn đẳng tích Thí sinh trả lời đúng 2 pha:0.25 điểm; 3 pha: 0.5 điểm; 4 pha: 0.75 điểm. Thí sinh trả lời đúng nhưng không nêu tên từng pha vẫn cho điểm tối đa. 1.00 5. c Lượng máu tâm thất đẩy vào động mạch ở mỗi lần co là: 130 – 60 = 70 ml Lượng máu tâm thất trái bơm vào động mạch trong 1 phút: 70 x 75 = 5250 ml 0.50 0.50 Câu 6. (3,0 điểm) Hình 5 mô tả quá trình truyền tin qua xináp hóa học. a) Chú thích các bước (1), (2), (3) trong hình. b) Theo em, cường độ xung thần kinh ở màng trước và màng sau xináp có bằng nhau không? Vì sao? c) Nếu nồng độ Ca2+ trong huyết tương thấp hơn trong chùy xináp thì xung thần kinh có thể lan truyền qua xináp được không? Giải thích. Câu 6 Nội dung Điểm 6. a Bước (1): Xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào trong chùy xináp Bước (2): Ca2+ vào làm bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng chất trung gian hóa học vào khe xináp. Bước (3): Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp. Thí sinh sử dụng thuật ngữ “axetincolin” thay cho thuật ngữ “chất trung gian hóa học” cũng được chấp nhận. Thí sinh trả lời đúng 1 bước cho 0.25 điểm, trả lời đúng 2 bước cho 0.50 điểm, trả lời đúng 3 bước cho 1.00 điểm. Thí sinh diễn đạt cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa. 1.00 6. b Cường độ xung thần kinh ở màng trước và màng sau xináp có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau. Giải thích: Cường độ xung thần kinh ở màng sau xináp phụ thuộc vào loại và lượng chất trung gian hóa học được giải phóng vào khe xináp, số lượng thụ thể màng sau được hoạt hóa cũng như loại kênh ion được mở ở màng sau. Những yếu tố đó không liên quan đến cường độ xung ở màng trước xináp. Do vậy, cường độ xung ở màng sau có thể bằng hoặc không bằng cường độ xung ở màng trước. Thí sinh trả lời “không bằng nhau” và giải thích đúng thì cho 0.50 điểm. Thí sinh trả lời đúng và giải thích cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa. 0.50 0.50 6. c Xung không thể lan sang màng sau xináp. Giải thích: Khi nồng độ Ca2+ trong huyết tương thấp hơn trong chùy xináp, Ca2+ không thể đi vào chùy, bóng xináp không bị vỡ, chất trung gian hóa học không được giải phóng vào khe xináp, màng sau không thể xuất hiện điện thế hoạt động.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 11 THPT HÀ TĨNH NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn thi: SINH HỌC HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 (4,0 điểm) a) Thực hiện thí nghiệm trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng Sau 2 tuần, tiến hành đo nồng độ các chất khoáng trong dung dịch và trong tế bào rễ cây, kết quả được thể hiện trong đồ thị hình 1 Biết rằng tại thời điểm nghiên cứu, cây vẫn hấp thu các ion khoáng Hãy cho biết: - Tế bào rễ cây hấp thu ion K+ theo cơ chế thụ động hay chủ động? Giải thích - Khi lượng ATP trong tế bào lông hút giảm, sự hấp thu loại ion nào của tế bào sẽ bị ảnh hưởng mạnh? Giải thích b) Ở Nhật Bản, nông dân trồng táo thường rạch vỏ thành một đường xoắn ốc quanh thân cây để làm cho quả táo ngọt hơn Tuy nhiên, họ chỉ thực hiện đối với những cây sẽ được loại bỏ vào mùa sau - Giải thích vì sao việc rạch vỏ cây như trên lại làm cho quả táo ngọt hơn? - Vì sao chỉ nên thực hiện cách này đối với những cây được chỉ định sẽ loại bỏ vào mùa sau? Câu 1 Nội dung Điểm 1 a - Tế bào rễ cây hấp thu ion K+ theo cơ chế thụ động 0.50 Vì: Nồng độ K+ bên trong tế bào rễ thấp hơn so với dung dịch dinh dưỡng 0.50 - Khi lượng ATP trong tế bào lông hút giảm thì sự hấp thụ các ion NO3- và 0.50 Mg2+ bị ảnh hưởng mạnh Vì: các ion NO3- và Mg2+ được tế bào hấp thụ theo cơ chế chủ động, cần sử 0.50 dụng năng lượng ATP - Cắt vỏ theo vòng xoắn trên thân cây táo có tác dụng ngăn cản dòng vận 1.00 chuyển đường (dịch mạch rây) từ lá đến nơi dự trữ là rễ Khi dòng vận chuyển xuống rễ bị ngăn cản, đường bị ứ đọng nhiều ở lá sẽ được vận chuyển đến quả nhiều hơn => quả to, ngọt hơn 1 b - Chỉ nên thực hiện cách này đối với những cây được chỉ định sẽ loại bỏ vào 1.00 mùa sau, vì: Sau mỗi vụ táo, người nông dân sẽ cắt hết cành, chỉ để lại gốc Việc ngăn cản dòng đường đi xuống rễ làm cho lượng chất dự trữ trong rễ giảm đi, không đủ cung cấp cho rễ mới và chồi mới phát triển vào mùa sau nên chồi mới mọc lên sẽ yếu, làm giảm năng suất Thí sinh giải thích cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa Câu 2 (3,5 điểm) Tiến hành thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 đến cường độ quang hợp của thực vật trong điều kiện nhiệt độ tối ưu (1) và nhiệt độ thấp bằng 1/3 giá trị nhiệt độ tối ưu (2) Kết quả được mô tả trong đồ thị hình 2 a) Nhận xét về ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 đến cường độ quang hợp của cây trong điều kiện nhiệt độ tối ưu Trang 1 b) Phân tích kết quả thí nghiệm và cho biết: Trong hai pha của quang hợp, pha nào chịu ảnh hưởng của nhiệt độ mạnh hơn? Giải thích Câu 2 Nội dung Điểm Nhận xét: - Khi tăng cường độ ánh sáng thì cường độ quang hợp tăng, tuy nhiên, khi 0.50 2 a cường độ ánh sáng đạt một giá trị nhất định thì cường độ quang hợp tăng chậm và tiến tới bão hòa - Khi tăng nồng độ CO2 thì cường độ quang hợp tăng, nhưng khi nồng độ 0.50 CO2 đạt một giá trị nhất định thì cường độ quang hợp tăng chậm - Phân tích kết quả thí nghiệm: + Ở thí nghiệm ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp, nồng độ CO2 là tối 0.50 ưu, do vậy, quang hợp chủ yếu phụ thuộc vào pha sáng Ở điều kiện nhiệt độ thấp, cường độ quang hợp giảm ít chứng tỏ nhiệt độ tác động đến pha sáng không nhiều + Ở thí nghiệm ảnh hưởng của CO2 đến quang hợp, ánh sáng là tối ưu, do đó 0.50 2 b quang hợp chủ yếu phụ thuộc vào pha tối Ở điều kiện nhiệt độ thấp, cường độ quang hợp giảm nhiều hơn, chứng tỏ nhiệt độ tác động đến pha tối nhiều hơn - Kết luận: Nhiệt độ ảnh hưởng mạnh đến pha tối mạnh hơn pha sáng 0.50 - Giải thích: + Pha sáng gồm các phản ứng quang hóa, ít có sự tham gia của các enzyme 0.50 + Pha tối gồm các phản ứng của chu trình Canvin cần rất nhiều enzyme 0.50 tham gia mà hoạt tính các enzyme lại chịu ảnh hưởng mạnh của nhiệt độ Câu 3 (3,5 điểm) Cây gọng vó (Drosera capensis) là thực vật bắt mồi có các lông với dịch tiết ở bề mặt lá Thành phần dịch tiết ở bề mặt lá bao gồm chất nhầy dính và enzyme tiêu hóa Các nhà khoa học tiến hành đo nồng độ enzyme, hoạt tính enzyme trong dịch tiết và tỉ số nguyên tố khoáng (nitơ/phôtpho: N/P, nitơ/kali: N/K và kali/phôtpho: K/P) ở mô lá của các cây trong điều kiện cây không bắt được ruồi quả (ĐK1) và cây bắt được ruồi quả (ĐK2) Các số liệu được biểu thị ở bảng dưới đây Cho biết hoạt tính enzyme trong dịch tiết được đo sau khi tiêu hóa ruồi quả 24 giờ a) Vận động bắt mồi của cây gọng vó là vận động ứng động hay hướng động? b) Nhận xét và giải thích sự khác biệt về nồng độ và hoạt tính enzyme trong dịch tiết của các cây gọng vó giữa ĐK2 so với ĐK1 c) Phân tích kết quả thí nghiệm và cho biết: Trong ba loại nguyên tố khoáng (N, P và K), nguyên tố nào được lá cây hấp thu nhiều nhất, nguyên tố nào được lá cây hấp thu ít nhất? Câu 3 Nội dung Điểm 3 a - Vận động bắt mồi của cây gọng vó là vận động ứng động 1.00 + Nồng độ enzyme, hoạt tính enzyme ở ĐK2 cao hơn so với ĐK1 0.50 3 b + ĐK2 có mặt ruồi quả cây đáp ứng bằng cách tiết enzyme để tiêu hóa 1.00 ruồi quả thành sản phẩm nồng độ enzyme và hoạt tính enzyme trong dịch Trang 2 tiết ở ĐK2 cao hơn ĐK1 Nguyên tố P được hấp thu nhiều nhất, nguyên tố K được hấp thu ít nhất 0.50 3 c Vì: Giữa ĐK2 so với ĐK1: - Tỉ lệ N/P ở ĐK2 nhỏ hơn ĐK1 P được hấp thu nhiều hơn so với N 0.25 - Tỉ lệ N/K ở ĐK2 lớn hơn ĐK1 N được hấp thu nhiều hơn so với K 0.25 Câu 4 (3,0 điểm) a) Hình 3 là sơ đồ ống tiêu hóa của chim Hãy gọi tên các bộ phận từ 1 đến 7 và nêu vai trò của bộ phận 5 đối với hoạt động tiêu hóa của chim b) Một người bị tai nạn mất 15% lượng máu của cơ thể Hãy cho biết huyết áp của người này thay đổi như thế nào so với bình thường Giải thích c) Ở người bình thường, vì sao hàm lượng đường glucôzơ trong máu luôn được giữ ổn định? Câu 4 Nội dung Điểm 0.50 - 1: Miệng (mỏ); 2: Thực quản; 3: Diều; 4: Dạ dày tuyến; 5: Dạ dày cơ; 6: 0.50 0.50 4 a Ruột; 7: Hậu môn 0.50 - 5 (Dạ dày cơ): Nghiền nát thức ăn, trộn đều thức ăn với dịch tiêu hóa (tiêu 0.50 hóa cơ học) 0.50 - Mất máu sẽ làm giảm huyết áp Vì: 4 b - Mất máu làm giảm thể tích máu trong hệ tuần hoàn → giảm áp lực tác động lên thành mạch → giảm huyết áp - Khi lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, tụy tăng tiết hoocmon insulin Insulin kích thích gan tăng hấp thu glucozơ và biến đổi thành glycogen, insulin cũng kích thích các tế bào khác tăng cường hấp thu 4 c glucôzơ, làm giảm lượng đường trong máu - Khi lượng đường trong máu thấp hơn mức bình thường, tụy tăng tiết hoocmon glucagon Glucagon kích thích gan biến đổi glycogen thành glucôzơ, giải phóng vào máu làm tăng lượng đường trong máu => Lượng glucôzơ trong máu luôn được giữ ổn định Câu 5 (3,0 điểm) Hình 4.1 mô tả các giai đoạn trong chu kì tim ở người bình thường, hình 4.2 mô tả biến động thể tích máu trong tâm thất trái qua các giai đoạn của chu kì a) Sắp xếp thứ tự các giai đoạn ở hình 4.1 theo đúng diễn biến của chu kì tim b) Mỗi pha A, B, C, D, E trong hình 4.2 tương ứng với giai đoạn nào trong hình 4.1? c) Biết rằng nhịp tim của người bình thường là 75 lần/phút Hãy tính lượng máu (ml) tâm thất trái bơm vào động mạch trong 1 phút Trang 3 Câu 5 Nội dung Điểm 5 a 1.00 5 b Thứ tự: 6 → 2 → 4 → 5 → 3 → 1 1.00 Pha A: 3, 1 - Dãn thu hồi máu 5 c Pha B: 6 – Co tâm nhĩ 0.50 Pha C: 2 – Co đẳng tích 0.50 Pha D: 4 – Co tống máu Pha E: 5 – Dãn đẳng tích - Thí sinh trả lời đúng 2 pha:0.25 điểm; 3 pha: 0.5 điểm; 4 pha: 0.75 điểm - Thí sinh trả lời đúng nhưng không nêu tên từng pha vẫn cho điểm tối đa - Lượng máu tâm thất đẩy vào động mạch ở mỗi lần co là: 130 – 60 = 70 ml - Lượng máu tâm thất trái bơm vào động mạch trong 1 phút: 70 x 75 = 5250 ml Câu 6 (3,0 điểm) Hình 5 mô tả quá trình truyền tin qua xináp hóa học a) Chú thích các bước (1), (2), (3) trong hình b) Theo em, cường độ xung thần kinh ở màng trước và màng sau xináp có bằng nhau không? Vì sao? c) Nếu nồng độ Ca2+ trong huyết tương thấp hơn trong chùy xináp thì xung thần kinh có thể lan truyền qua xináp được không? Giải thích Câu 6 Nội dung Điểm Bước (1): Xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào trong chùy xináp 1.00 Bước (2): Ca2+ vào làm bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng 0.50 trước và vỡ ra, giải phóng chất trung gian hóa học vào khe xináp 0.50 Bước (3): Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể trên màng sau và 0.50 0.50 6 a làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp - Thí sinh sử dụng thuật ngữ “axetincolin” thay cho thuật ngữ “chất trung gian hóa học” cũng được chấp nhận - Thí sinh trả lời đúng 1 bước cho 0.25 điểm, trả lời đúng 2 bước cho 0.50 điểm, trả lời đúng 3 bước cho 1.00 điểm - Thí sinh diễn đạt cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa - Cường độ xung thần kinh ở màng trước và màng sau xináp có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau - Giải thích: Cường độ xung thần kinh ở màng sau xináp phụ thuộc vào loại và lượng chất trung gian hóa học được giải phóng vào khe xináp, số 6 b lượng thụ thể màng sau được hoạt hóa cũng như loại kênh ion được mở ở màng sau Những yếu tố đó không liên quan đến cường độ xung ở màng trước xináp Do vậy, cường độ xung ở màng sau có thể bằng hoặc không bằng cường độ xung ở màng trước - Thí sinh trả lời “không bằng nhau” và giải thích đúng thì cho 0.50 điểm - Thí sinh trả lời đúng và giải thích cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa - Xung không thể lan sang màng sau xináp - Giải thích: Khi nồng độ Ca2+ trong huyết tương thấp hơn trong chùy 6 c xináp, Ca2+ không thể đi vào chùy, bóng xináp không bị vỡ, chất trung gian hóa học không được giải phóng vào khe xináp, màng sau không thể xuất hiện điện thế hoạt động Trang 4 Trang 5

Ngày đăng: 08/03/2024, 11:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w