HDC ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TỈNH HÀ TĨNH MÔN SINH HỌC LỚP 11 NĂM 2022 (ĐẦY ĐỦ)

4 54 0
HDC ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TỈNH HÀ TĨNH MÔN SINH HỌC LỚP 11 NĂM 2022 (ĐẦY ĐỦ)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH HƯỚNG DẪN CHẤM (Đề thi có 02 trang, gồm 07 câu) KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 10, 11 THPT NĂM HỌC 20212022 MÔN THI: SINH HỌC 11 Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1. (3,0 điểm) Trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau: a) Cây xanh trong tự nhiên có thể sử dụng những nguồn nitơ nào? b) Tác động sinh lí của hoormone Auxin đối với thực vật? c) Ở người, những yếu tố nào tham gia hỗ trợ máu về tim? Hướng dẫn chấm. a) Cây xanh trong tự nhiên có thể sử dụng các nguồn nitơ: Nitơ Trong không khí (nhờ cộng sinh với vi sinh vật) Nitơ trong đất (vô cơ, hữu cơ…) (0,5đ) (0,5đ) b) Tác động sinh lí của Auxin: Ở mức tế bào: kích thích phân bào và sinh trưởng dãn dài tế bào . Ở mức cơ thể: tham gia nhiều hoạt động như: kích thích ra rễ, ưu thế đỉnh, ức chế chồi bên, cảm ứng, nảy mầm,... (0,5đ) (0,5đ) c) Các yếu tố hỗ trợ máu về tim: Lực hút của tim Lực hút của lồng ngực Trọng lực Lực ép của các cơ quanh mạch và hệ thống van một chiều trong tĩnh mạch (0,25đ) (0,25đ) (0,25đ) (0,25đ) Câu 2. (3,0 điểm) Tiến hành đo thế năng nước trong các bộ phận của một cây đang sinh trưởng bình thường (đánh dấu vị trí 1 đến 6) và không khí xung quanh, được kết quả như Bảng 2. Biết rằng Thế năng nước = Thế năng áp suất + Thế năng thẩm thấu. a) Chiều hướng dòng vận chuyển của nước giữa các vị trí này như thế nào? Giải thích. b) Dựa vào chiều hướng dòng vận chuyển của nước giữa các vị trí trên, hãy nêu những yêu cầu về kỹ thuật bón phân vô cơ qua rễ cho cây. c) Tại sao thế áp suất của không bào lại thường mang giá trị dương trong khi các vị trí khác thường mang giá trị âm? Hướng dẫn chấm. a) Thế nước = thế áp suất + thế thẩm thấu, nên thế nước ở các vị trí: 1 là 0,5; 2 là 0,6; 3 là 0,9; 4 là 0,9; 5 là 0,9. Nước đi từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp → đi từ 1 → 2 → (3456) → 7. (7 có thế nước thấp nhất ở pha khí). (0,5đ) (0,5đ) b) Bón phân hóa học sao cho thế nước trong đất lớn hơn thế nước trong cây → bón xa gốc, bón lượng ít, bón nhiều lần… (0,5đ) (0,5đ) c) Do không bào tích lũy các ion, chất tan → hút nước → tạo áp lực lên thành tế bào → tạo áp suất dương. Do thế nước trong không khí âm (0,95) hơn các vị trí khác trong cây → nước có xu hướng bi “kéo” ra ngoài (thoát hơi nước) → các vị trí đo được trong cây có giá trị âm. (0,5 đ) (0,5 đ) Câu 3. (3,0 điểm) Một thí nghiệm nghiên cứu phản ứng với nhiệt độ thấp của cây Lúa miến (Sorghum) và Đậu tương (Soybean). Cây được trồng ở 25oC trong vài tuần, sau đó tiếp tục trồng ở 10oC trong 3 ngày, trong điều kiện độ dài ngày, cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 không khí là không đổi suốt quá trình thí nghiệm. Hiệu suất quang hợp thực của cả 2 loài thực vật ở 25oC thể hiện ở Hình 3. Lượng CO2 hấp thụ trên khối lượng lá khô (mg CO2 g) thể hiện ở Bảng 3. a. Hãy cho biết Lúa miến và Đậu tương thuộc nhóm thực vật C3 hay C4? Giải thích. Trang 24 b. Hiệu quả sử dụng nước của cây đậu tương so với lúa miến cây nào cao hơn? Giải thích. c. Sau khi phân tích thông tin, một học sinh đã đưa ra nhận định: “Hấp thụ CO2 giảm ở Lúa miến chủ yếu là do giảm hoạt tính enzyme khi ở nhiệt độ thấp”. Theo em nhận định đó đúng hay sai? Giải thích. Hướng dẫn chấm. a. Lúa miến là thực vật C4, Đậu tương là thực vật C3. Vì Lúa miến có điểm bù CO2 thấp hơn, tốc độ quang hợp ổn định và cao trong điều kiện nồng độ CO2 biến động từ thấp đến cao. Đậu tương có điểm bù CO2 cao hơn và tốc độ quang hợp tăng muộn hơn so với lúa miến. (0,5đ) (0,5đ) b. Cây đậu tương thường có hiệu quả sử dụng nước kém hơn lúa miến. Việc sử dụng nước trong các loài thực vật phụ thuộc vào sự hấp thụ nước qua rễ và sự thoát hơi nước qua khe hở. Nói chung cây lúa miến (cây C4) có hiệu quả sử dụng nước cao hơn so với đậu tương (cây C3). (0,5đ) (0,5đ) c. Nhận định đó sai. Vì khi trở lại nhiệt độ 25oC trong bảy ngày, sự hấp thụ carbon dioxide của cây lúa miến (cây C4) không tăng lên. Vì vậy, nhiệt độ thấp không phải là lý do chính để giảm sự hấp thụ carbon dioxide. (0,5 đ) (0,5 đ) Câu 4. (3,0 điểm) Một trong những triệu chứng trong giai đoạn diễn tiến nặng của nhiều bệnh nhân nhiễm virus SARS CoV2 là hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển ARDS (Acute Respiratory Distress Syndrome). ARDS là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho bệnh nhân. Đặc điểm phế nang bệnh nhân ARDS được biểu thị ở Hình 4. So với người khoẻ mạnh bình thường, bệnh nhân ARDS có những thay đổi về các chỉ số sinh lí dưới đây như thế nào (tăng, giảm, không đổi)? Giải thích. a. pH máu động mạch chủ. b. Áp lực máu ở mao mạch phổi. c. Tỉ lệ giữa thể tích khí lưu thông ở phế nang và lưu lượng máu đến phế nang. Hướng dẫn chấm. a. Giảm: Vì bệnh nhân ARDS có lượng dịch trong phế nang tăng → giảm hiệu quả trao đổi khí ở phế nang → tăng lượng CO2 ở tĩnh mạch phổi → tăng lượng CO2 ở động mạch chủ → tăng phản ứng CO2 + H2O → tăng tạo H2CO3 → tăng phân li thành H+ + HCO3 → tăng H+ → Giảm pH máu. (0,5đ) (0,5đ) b. Tăng: Vì giảm pH máu động mạch chủ → kích thích thụ thể hoá học ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh → làm tăng hoạt động thần kinh giao cảm → tăng nhịp tim, lực co tim → tăng lượng máu lên mao mạch phổi → tăng áp lực máu lên mao mạch phổi. (0,5đ) (0,5đ) c. Giảm. Vì phế nang chứa nước dịch → tăng khoảng chết sinh lý → giảm lượng thông khí ở phế nang (1). Trong khi lượng máu lên phế nang tăng do tăng giao cảm (2). Do đó tỉ lệ (1)(2) giảm. (0,5 đ) (0,5 đ) Câu 5. (3,0 điểm) Một thí nghiệm điện sinh lí được tiến hành trên một dây thần kinh tủy ở người có độ dài 10 cm. Dây thần kinh này có 4 loại sợi trục dẫn truyền thông tin liên quan đến 4 chức năng sinh lý khác nhau: (1) cảm giác nhiệt, (2) cảm giác áp lực, (3) cảm giác đau và (4) gây co cơ (thông tin vận động). Bảng 5 thể hiện đặc điểm cấu tạo của 4 loại sợi trục trên. Thực hiện kích thích điện tại một đầu mút của dây thần kinh và ghi sóng điện ở đầu mút đối diện với 4 cường độ kích thích khác nhau. Kết quả nhận thấy, khi kích thích với cường độ 2,0 mA đã gây hoạt hóa đồng thời cả 4 loại sợi trục của dây thần kinh và quan sát được 4 đỉnh sóng điện (a, b, c, d) trong điện hoạt động hỗn hợp (compound action potential). Hình 5 thể hiện thời gian trễ sau kích thích của điện hoạt động Trang 34 hỗn hợp thu được. a) Xác định tốc độ dẫn truyền (mgiây) của điện hoạt động tại đỉnh c. Nêu cách tính. b) Trong 4 đỉnh sóng điện trên, đỉnh nào thể hiện thông tin của kích thích đau, đỉnh nào thể hiện thông tin của sự co cơ? Giải thích. Hướng dẫn chấm. a) Tốc độ dẫn truyền của điện thế hoạt động tại đỉnh c là 10 ms. Cách tính: + Từ hình cho thấy thời gian trễ sau kích thích của điện thế hoạt động tại đỉnh c là 10 ms (= 0,01 s). + Tốc độ dẫn truyền = quãng đườngthời gian = 100,01 = 1000 cms = 10 ms. (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) b) Đỉnh d thể hiện thông tin của kích thích đau Đỉnh a thể hiện thông tin của sự co cơ. Giải thích: + Tốc độ dẫn truyền của sợi trục thần kinh có bao myelin nhanh hơn nhiều sợi không có bao myelin, sợi có đường kính lớn nhanh hơn sợi có đường kính nhỏ. Trong 2 loại sợi không có bao myelin, sợi dẫn truyền cảm giác đau là sợi có đường kính bé hơn nên tốc độ dẫn truyền ở sợi này là chậm nhất (trong 4 loại sợi trục), tức thời gian sau kích thích là dài nhất tương ứng với đỉnh d. + Trong 2 loại sợi có bao myelin, sợi dẫn truyền thông tin vận động (gây co cơ) là sợi có đường kính lớn hơn nên tốc độ dẫn truyền là nhanh nhất (trong 4 loại sợi trục), tức thời gian sau kích thích là ngắn nhất – tương ứng với đỉnh a. (0,25đ) (0,25đ) (0,5đ) (0,5đ) Câu 6. (2,0 điểm) Hình 6.1 thể hiện sự thay đổi áp lực và thể tích máu trong tâm thất của một chu kì tim. Dấu “●” tại các điểm A, B, C, D phân chia các pha. Hình 6.2 thể hiện tần số phát nhịp của tế bào nút xoang nhĩ. Các số liệu là của một người bình thường (khỏe mạnh). Hãy trả lời các câu hỏi sau: a) Cả van nhĩ thất và van bán nguyệt cùng ở trạng thái đóng tại các điểm A, B, C, D nào ở Hình 6.1. Giải thích. b) Ở người bị bệnh hẹp van bán nguyệt bên trái thì khoảng cách ngắn nhất từ B đến C (hình 6.1) thay đổi như thế nào (dài hơn, ngắn hơn, không đổi) so với người bình thường? Giải thích. c) Ở người bị hở van nhĩ thất bên trái thì độ cao từ C đến D (Hình 6.1) thay đổi như thế nào (cao hơn, thấp hơn, không đổi) so với người bình thường? Giải thích. d) Hãy tính lượng O2 trong 1ml máu tĩnh mạch rời mô (ml O2 ml máu) của người này (làm tròn đến 2 chữ số thập phân). Biết rằng lượng O2 cơ thể tiêu thụ trong một phút là 448ml và lượng O2 trong máu động mạch đến mô là 0,22 ml O2 ml máu. Hướng dẫn chấm. a) Ở điểm A và điểm C. Vì ở điểm A tâm thất bắt đầu dãn làm đóng van bán nguyệt, van nhĩ thất chưa mở. Ở điểm C tâm thất bắt đầu co làm đóng van nhĩ thất, van bán nguyệt chưa mở. (0,25đ) (0,25đ) b) Khoảng cách ngắn nhất của BC ngắn hơn (giảm). Vì làm giảm lượng máu đẩy từ tâm thất vào động mạch → lượng máu còn lại trong tâm thất sau khi tống máu tăng → B lệch phải. (0,25đ) (0,25đ) c) Độ cao của CD thấp hơn (giảm). Vì một lượng máu (áp lực) bị đẩy ngược lên tâm nhĩ → Giảm áp lực trong tâm thất. (0,25đ) (0,25đ) d) Lượng O2 trong 1 ml máu cung cấp cho cơ thể = 448(60(4,56) x (110 – 40) = 0,08 mlml máu. Lượng O2 trong tĩnh mạch rời mô = 0,22 – 0,08 = 0,14 (mlml máu) (0,25đ) (0,25đ) (Thí sinh có thể tính kết quả gần đúng theo số liệu V tâm thu tính được. Thí sinh tính cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa). Trang 44 Câu 7. (3,0 điểm) a) Các biểu đồ ở Hình 7 biểu diễn tỉ lệ % sản phẩm dạng lỏng và dạng rắn thu hồi được từ ống tiêu hóa của hai động vật P và Q sau 2 giờ và sau 12 giờ kể từ khi động vật được cho ăn. Dựa vào biểu đồ, hãy cho biết các loài P và Q là động vật ăn thịt hay động vật ăn cỏ? Giải thích. b) Người ta tiến hành nghiên cứu tác dụng của ba loại thuốc A, B và C đến quá trình truyền tin qua synap thần kinh cơ xương ở chuột. Kết quả thí nghiệm cho thấy: sử dụng thuốc A thì gây tăng giải phóng chất trung gian hóa học, sử dụng thuốc B thì gây ức chế hoạt động của enzim axetincolinesteraza (enzim có tác dụng phân giải acetylcholin, chất trung gian hóa học của synap thần kinh – cơ xương) và sử dụng thuốc C thì gây đóng kênh canxi ở synap. Hãy cho biết các thuốc này ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của cơ xương? Giải thích. Hướng dẫn chấm. a) Loài P là động vật ăn cỏ, loài Q là động vật ăn thịt. Vì: + Loài Q tiêu hóa thức ăn nhanh hơn loài P: sau 12 giờ, thức ăn trong dạ dày và ruột non của loài Q không còn, chỉ còn lại các sản phẩm thải trong ruột kết (trực tràng)còn ở loài P, sau 12 giờ thức ăn vẫn còn nhiều trong dạ dày và manh tràng, lượng chất thải trong ruột kết rất ít. + Hàm lượng thực phẩm dạng rắn chứa trong manh tràng của loài P cao hơn loài Q rất nhiều. Điều này chứng tỏ kích thước manh tràng của loài P lớn, và manh tràng có vai trò quan trọng trong tiêu hóa thức ăn. (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) b) Thuốc A: Tăng giải phóng chất trung gian hóa học → tăng co cơ → có thể cơ có liên tục hoặc co cứng. Thuốc B: Ức chế enzim phân giải acetincholin → acetincholin bám liên tục vào thụ thể màng sau syap → cơ co liên tục. Thuốc C: Đóng kênh Ca2+ → Ca2+ không vào nơ ron → không giải phóng acetincholin → cơ không co. (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) …………………………. Hết ………………………..

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 10, 11 THPT NĂM HỌC 2021-2022 HƯỚNG DẪN CHẤM (Đề thi có 02 trang, gồm 07 câu) MÔN THI: SINH HỌC 11 Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1 (3,0 điểm) (0,5đ) (0,5đ) Trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau: (0,5đ) a) Cây xanh trong tự nhiên có thể sử dụng những nguồn nitơ nào? (0,5đ) b) Tác động sinh lí của hoormone Auxin đối với thực vật? (0,25đ) c) Ở người, những yếu tố nào tham gia hỗ trợ máu về tim? (0,25đ) (0,25đ) Hướng dẫn chấm (0,25đ) a) Cây xanh trong tự nhiên có thể sử dụng các nguồn nitơ: - Nitơ Trong không khí (nhờ cộng sinh với vi sinh vật) (0,5đ) - Nitơ trong đất (vô cơ, hữu cơ…) (0,5đ) (0,5đ) b) Tác động sinh lí của Auxin: (0,5đ) - Ở mức tế bào: kích thích phân bào và sinh trưởng dãn dài tế bào (0,5 đ) - Ở mức cơ thể: tham gia nhiều hoạt động như: kích thích ra rễ, ưu thế đỉnh, ức chế (0,5 đ) chồi bên, cảm ứng, nảy mầm, c) Các yếu tố hỗ trợ máu về tim: - Lực hút của tim - Lực hút của lồng ngực - Trọng lực - Lực ép của các cơ quanh mạch và hệ thống van một chiều trong tĩnh mạch Câu 2 (3,0 điểm) Tiến hành đo thế năng nước trong các bộ phận của một cây đang sinh trưởng bình thường (đánh dấu vị trí 1 đến 6) và không khí xung quanh, được kết quả như Bảng 2 Biết rằng Thế năng nước = Thế năng áp suất + Thế năng thẩm thấu a) Chiều hướng dòng vận chuyển của nước giữa các vị trí này như thế nào? Giải thích b) Dựa vào chiều hướng dòng vận chuyển của nước giữa các vị trí trên, hãy nêu những yêu cầu về kỹ thuật bón phân vô cơ qua rễ cho cây c) Tại sao thế áp suất của không bào lại thường mang giá trị dương trong khi các vị trí khác thường mang giá trị âm? Hướng dẫn chấm a) - Thế nước = thế áp suất + thế thẩm thấu, nên thế nước ở các vị trí: 1 là -0,5; 2 là -0,6; 3 là -0,9; 4 là -0,9; 5 là -0,9 - Nước đi từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp → đi từ 1 → 2 → (3/4/5/6) → 7 (7 có thế nước thấp nhất ở pha khí) b) - Bón phân hóa học sao cho thế nước trong đất lớn hơn thế nước trong cây - → bón xa gốc, bón lượng ít, bón nhiều lần… c) - Do không bào tích lũy các ion, chất tan → hút nước → tạo áp lực lên thành tế bào → tạo áp suất dương - Do thế nước trong không khí âm (-0,95) hơn các vị trí khác trong cây → nước có xu hướng bi “kéo” ra ngoài (thoát hơi nước) → các vị trí đo được trong cây có giá trị âm Câu 3 (3,0 điểm) Một thí nghiệm nghiên cứu phản ứng với nhiệt độ thấp của cây Lúa miến (Sorghum) và Đậu tương (Soybean) Cây được trồng ở 25oC trong vài tuần, sau đó tiếp tục trồng ở 10oC trong 3 ngày, trong điều kiện độ dài ngày, cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 không khí là không đổi suốt quá trình thí nghiệm Hiệu suất quang hợp thực của cả 2 loài thực vật ở 25oC thể hiện ở Hình 3 Lượng CO2 hấp thụ trên khối lượng lá khô (mg CO2/g) thể hiện ở Bảng 3 a Hãy cho biết Lúa miến và Đậu tương thuộc nhóm thực vật C3 hay C4? Giải thích Trang 1/4 b Hiệu quả sử dụng nước của cây đậu tương so với lúa miến cây nào cao hơn? Giải thích c Sau khi phân tích thông tin, một học sinh đã đưa ra nhận định: “Hấp thụ CO2 giảm ở Lúa miến chủ yếu là do giảm hoạt tính enzyme khi ở nhiệt độ thấp” Theo em nhận định đó đúng hay sai? Giải thích Hướng dẫn chấm a - Lúa miến là thực vật C4, Đậu tương là thực vật C3 (0,5đ) - Vì Lúa miến có điểm bù CO2 thấp hơn, tốc độ quang hợp ổn định và cao trong điều kiện nồng độ CO2 biến động từ thấp đến cao Đậu tương có điểm bù CO2 cao hơn và tốc độ quang hợp tăng muộn hơn so với lúa miến (0,5đ) b - Cây đậu tương thường có hiệu quả sử dụng nước kém hơn lúa miến (0,5đ) - Việc sử dụng nước trong các loài thực vật phụ thuộc vào sự hấp thụ nước qua rễ và sự thoát hơi nước qua khe hở Nói chung cây lúa miến (cây C4) có hiệu quả sử dụng nước cao hơn so với đậu tương (cây C3) (0,5đ) c - Nhận định đó sai (0,5 đ) - Vì khi trở lại nhiệt độ 25oC trong bảy ngày, sự hấp thụ carbon dioxide của cây lúa miến (cây C4) không tăng lên Vì vậy, nhiệt độ thấp không phải là lý do chính để (0,5 đ) giảm sự hấp thụ carbon dioxide Câu 4 (3,0 điểm) Một trong những triệu chứng trong giai đoạn diễn tiến nặng của nhiều bệnh nhân nhiễm virus SARS CoV-2 là hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển ARDS (Acute Respiratory Distress Syndrome) ARDS là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho bệnh nhân Đặc điểm phế nang bệnh nhân ARDS được biểu thị ở Hình 4 So với người khoẻ mạnh bình thường, bệnh nhân ARDS có những thay đổi về các chỉ số sinh lí dưới đây như thế nào (tăng, giảm, không đổi)? Giải thích a pH máu động mạch chủ b Áp lực máu ở mao mạch phổi c Tỉ lệ giữa thể tích khí lưu thông ở phế nang và lưu lượng máu đến phế nang Hướng dẫn chấm a - Giảm: (0,5đ) - Vì bệnh nhân ARDS có lượng dịch trong phế nang tăng → giảm hiệu quả trao đổi khí ở phế nang → tăng lượng CO2 ở tĩnh mạch phổi → tăng lượng CO2 ở động mạch chủ → tăng phản ứng CO2 + H2O → tăng tạo H2CO3 → tăng phân li thành H+ + (0,5đ) HCO3- → tăng H+ → Giảm pH máu b - Tăng: (0,5đ) - Vì giảm pH máu động mạch chủ → kích thích thụ thể hoá học ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh → làm tăng hoạt động thần kinh giao cảm → tăng nhịp tim, lực co tim → tăng lượng máu lên mao mạch phổi → tăng áp lực máu lên mao (0,5đ) mạch phổi c - Giảm (0,5 đ) - Vì phế nang chứa nước - dịch → tăng khoảng chết sinh lý → giảm lượng thông khí ở phế nang (1) Trong khi lượng máu lên phế nang tăng do tăng giao cảm (2) Do đó tỉ (0,5 đ) lệ (1)/(2) giảm Câu 5 (3,0 điểm) Một thí nghiệm điện sinh lí được tiến hành trên một dây thần kinh tủy ở người có độ dài 10 cm Dây thần kinh này có 4 loại sợi trục dẫn truyền thông tin liên quan đến 4 chức năng sinh lý khác nhau: (1) cảm giác nhiệt, (2) cảm giác áp lực, (3) cảm giác đau và (4) gây co cơ (thông tin vận động) Bảng 5 thể hiện đặc điểm cấu tạo của 4 loại sợi trục trên Thực hiện kích thích điện tại một đầu mút của dây thần kinh và ghi sóng điện ở đầu mút đối diện với 4 cường độ kích thích khác nhau Kết quả nhận thấy, khi kích thích với cường độ 2,0 mA đã gây hoạt hóa đồng thời cả 4 loại sợi trục của dây thần kinh và quan sát được 4 đỉnh sóng điện (a, b, c, d) trong điện hoạt động hỗn hợp (compound action potential) Hình 5 thể hiện thời gian trễ sau kích thích của điện hoạt động Trang 2/4 hỗn hợp thu được a) Xác định tốc độ dẫn truyền (m/giây) của điện hoạt động tại đỉnh c Nêu cách tính b) Trong 4 đỉnh sóng điện trên, đỉnh nào thể hiện thông tin của kích thích đau, đỉnh nào thể hiện thông tin của sự co cơ? Giải thích Hướng dẫn chấm a) - Tốc độ dẫn truyền của điện thế hoạt động tại đỉnh c là 10 m/s (0,5đ) - Cách tính: + Từ hình cho thấy thời gian trễ sau kích thích của điện thế hoạt động tại đỉnh c là (0,5đ) 10 ms (= 0,01 s) + Tốc độ dẫn truyền = quãng đường/thời gian = 10/0,01 = 1000 cm/s = 10 m/s (0,5đ) b) - Đỉnh d thể hiện thông tin của kích thích đau (0,25đ) Đỉnh a thể hiện thông tin của sự co cơ (0,25đ) - Giải thích: + Tốc độ dẫn truyền của sợi trục thần kinh có bao myelin nhanh hơn nhiều sợi không có bao myelin, sợi có đường kính lớn nhanh hơn sợi có đường kính nhỏ Trong 2 loại sợi không có bao myelin, sợi dẫn truyền cảm giác đau là sợi có đường kính bé hơn nên tốc độ dẫn truyền ở sợi này là chậm nhất (trong 4 loại sợi trục), tức thời gian sau (0,5đ) kích thích là dài nhất - tương ứng với đỉnh d + Trong 2 loại sợi có bao myelin, sợi dẫn truyền thông tin vận động (gây co cơ) là sợi có đường kính lớn hơn nên tốc độ dẫn truyền là nhanh nhất (trong 4 loại sợi trục), tức (0,5đ) thời gian sau kích thích là ngắn nhất – tương ứng với đỉnh a Câu 6 (2,0 điểm) Hình 6.1 thể hiện sự thay đổi áp lực và thể tích máu trong tâm thất của một chu kì tim Dấu “●” tại các điểm A, B, C, D phân chia các pha Hình 6.2 thể hiện tần số phát nhịp của tế bào nút xoang nhĩ Các số liệu là của một người bình thường (khỏe mạnh) Hãy trả lời các câu hỏi sau: a) Cả van nhĩ thất và van bán nguyệt cùng ở trạng thái đóng tại các điểm A, B, C, D nào ở Hình 6.1 Giải thích b) Ở người bị bệnh hẹp van bán nguyệt bên trái thì khoảng cách ngắn nhất từ B đến C (hình 6.1) thay đổi như thế nào (dài hơn, ngắn hơn, không đổi) so với người bình thường? Giải thích c) Ở người bị hở van nhĩ thất bên trái thì độ cao từ C đến D (Hình 6.1) thay đổi như thế nào (cao hơn, thấp hơn, không đổi) so với người bình thường? Giải thích d) Hãy tính lượng O2 trong 1ml máu tĩnh mạch rời mô (ml O2/ml máu) của người này (làm tròn đến 2 chữ số thập phân) Biết rằng lượng O2 cơ thể tiêu thụ trong một phút là 448ml và lượng O2 trong máu động mạch đến mô là 0,22 ml O2/ml máu Hướng dẫn chấm a) - Ở điểm A và điểm C (0,25đ) - Vì ở điểm A tâm thất bắt đầu dãn làm đóng van bán nguyệt, van nhĩ thất chưa mở Ở điểm C tâm thất bắt đầu co làm đóng van nhĩ thất, van bán nguyệt chưa mở (0,25đ) b) - Khoảng cách ngắn nhất của BC ngắn hơn (giảm) (0,25đ) - Vì làm giảm lượng máu đẩy từ tâm thất vào động mạch → lượng máu còn lại trong tâm thất sau khi tống máu tăng → B lệch phải (0,25đ) c) - Độ cao của CD thấp hơn (giảm) (0,25đ) - Vì một lượng máu (áp lực) bị đẩy ngược lên tâm nhĩ → Giảm áp lực trong tâm thất (0,25đ) d) - Lượng O2 trong 1 ml máu cung cấp cho cơ thể = 448/[(60/(4,5/6)] x (110 – 40) = 0,08 ml/ml máu (0,25đ) - Lượng O2 trong tĩnh mạch rời mô = 0,22 – 0,08 = 0,14 (ml/ml máu) (0,25đ) (Thí sinh có thể tính kết quả gần đúng theo số liệu V tâm thu tính được Thí sinh tính cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa) Trang 3/4 Câu 7 (3,0 điểm) (0,5đ) (0,5đ) a) Các biểu đồ ở Hình 7 biểu diễn tỉ lệ % sản phẩm dạng lỏng và dạng rắn thu hồi được từ ống tiêu hóa của hai động vật P và Q sau 2 giờ và sau 12 giờ kể từ khi (0,5đ) động vật được cho ăn Dựa vào biểu đồ, hãy cho biết các loài P và Q là động vật ăn (0,5đ) thịt hay động vật ăn cỏ? Giải thích (0,5đ) (0,5đ) b) Người ta tiến hành nghiên cứu tác dụng của ba loại thuốc A, B và C đến quá trình truyền tin qua synap thần kinh - cơ xương ở chuột Kết quả thí nghiệm cho thấy: sử dụng thuốc A thì gây tăng giải phóng chất trung gian hóa học, sử dụng thuốc B thì gây ức chế hoạt động của enzim axetincolinesteraza (enzim có tác dụng phân giải acetylcholin, chất trung gian hóa học của synap thần kinh – cơ xương) và sử dụng thuốc C thì gây đóng kênh canxi ở synap Hãy cho biết các thuốc này ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của cơ xương? Giải thích Hướng dẫn chấm a) - Loài P là động vật ăn cỏ, loài Q là động vật ăn thịt - Vì: + Loài Q tiêu hóa thức ăn nhanh hơn loài P: sau 12 giờ, thức ăn trong dạ dày và ruột non của loài Q không còn, chỉ còn lại các sản phẩm thải trong ruột kết (trực tràng)còn ở loài P, sau 12 giờ thức ăn vẫn còn nhiều trong dạ dày và manh tràng, lượng chất thải trong ruột kết rất ít + Hàm lượng thực phẩm dạng rắn chứa trong manh tràng của loài P cao hơn loài Q rất nhiều Điều này chứng tỏ kích thước manh tràng của loài P lớn, và manh tràng có vai trò quan trọng trong tiêu hóa thức ăn b) - Thuốc A: Tăng giải phóng chất trung gian hóa học → tăng co cơ → có thể cơ có liên tục hoặc co cứng - Thuốc B: Ức chế enzim phân giải acetincholin → acetincholin bám liên tục vào thụ thể màng sau syap → cơ co liên tục - Thuốc C: Đóng kênh Ca2+ → Ca2+ không vào nơ ron → không giải phóng acetincholin → cơ không co ………………………… Hết ……………………… Trang 4/4

Ngày đăng: 14/03/2024, 20:51

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan