Giảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam cho giọng nữ cao tại khoa Âm nhạc trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí MinhGiảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam cho giọng nữ cao tại khoa Âm nhạc trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí MinhGiảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam cho giọng nữ cao tại khoa Âm nhạc trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí MinhGiảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam cho giọng nữ cao tại khoa Âm nhạc trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí MinhGiảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam cho giọng nữ cao tại khoa Âm nhạc trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí MinhGiảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam cho giọng nữ cao tại khoa Âm nhạc trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí MinhGiảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam cho giọng nữ cao tại khoa Âm nhạc trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí MinhGiảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam cho giọng nữ cao tại khoa Âm nhạc trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí MinhGiảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam cho giọng nữ cao tại khoa Âm nhạc trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí MinhGiảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam cho giọng nữ cao tại khoa Âm nhạc trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí MinhGiảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam cho giọng nữ cao tại khoa Âm nhạc trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí MinhGiảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam cho giọng nữ cao tại khoa Âm nhạc trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí MinhGiảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam cho giọng nữ cao tại khoa Âm nhạc trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí MinhGiảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam cho giọng nữ cao tại khoa Âm nhạc trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí MinhGiảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam cho giọng nữ cao tại khoa Âm nhạc trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí MinhGiảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam cho giọng nữ cao tại khoa Âm nhạc trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí MinhGiảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam cho giọng nữ cao tại khoa Âm nhạc trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí MinhGiảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam cho giọng nữ cao tại khoa Âm nhạc trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí MinhGiảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam cho giọng nữ cao tại khoa Âm nhạc trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí MinhGiảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam cho giọng nữ cao tại khoa Âm nhạc trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí MinhGiảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam cho giọng nữ cao tại khoa Âm nhạc trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí MinhGiảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam cho giọng nữ cao tại khoa Âm nhạc trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí MinhGiảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam cho giọng nữ cao tại khoa Âm nhạc trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí MinhGiảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam cho giọng nữ cao tại khoa Âm nhạc trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí MinhGiảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam cho giọng nữ cao tại khoa Âm nhạc trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí MinhGiảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam cho giọng nữ cao tại khoa Âm nhạc trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí MinhGiảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam cho giọng nữ cao tại khoa Âm nhạc trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí MinhGiảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam cho giọng nữ cao tại khoa Âm nhạc trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí MinhGiảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam cho giọng nữ cao tại khoa Âm nhạc trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí MinhGiảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam cho giọng nữ cao tại khoa Âm nhạc trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí MinhGiảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam cho giọng nữ cao tại khoa Âm nhạc trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 1TRẦN NGỌC THANH TRÚC
GIẢNG DẠY CA KHÚC CÁCH MẠNG VIỆT NAM
CHO GIỌNG NỮ CAO TẠI KHOA ÂM NHẠC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH NGHỆ THUẬT ÂM NHẠC
TP HỒ CHÍ MINH – Năm 2023
Khóa: 29 (2021 -2023) TẠI KHOA ÂM NHẠC TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
GIẢNG DẠY CA KHÚC CÁCH MẠNG VIỆT NAM CHO GIỌNG NỮ CAO TRẦN NGỌC THANH TRÚC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trang 2TRẦN NGỌC THANH TRÚC
GIẢNG DẠY CA KHÚC CÁCH MẠNG VIỆT NAM CHO GIỌNG NỮ CAO TẠI KHOA ÂM NHẠC TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Phương pháp giảng dạy chuyên ngành Thanh nhạc
Mã số: 8210202
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH NGHỆ THUẬT ÂM NHẠC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 TS.TRẦN THANH HÀ
2 ThS BÙI HỮU QUỐC HÙNG
TP HỒ CHÍ MINH – Năm 2023
Trang 3THANH HÀ, người đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt giúp đỡ em với những chỉ dẫn
khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tàinày
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, phòng Sau đại học, các Thầy Cô,giảng viên trường Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh đã đem lại cho em nhiềukiến thức bổ ích trong những năm học vừa qua, đồng thời quan tâm, tạo điều kiệnthuận lợi cho em hoàn thành khóa học
Xin trân trọng cảm ơn quý Ban Giám hiệu, Ban Lãnh đạo khoa Âm nhạctrường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ, tạo điềukiện giúp tôi thực hiện các khảo sát, thực nghiệm thu thập tài liệu để hoàn thànhtốt luận văn này
Cuối cùng, xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý Thầy, Cô và tất cả các emsinh viên đã luôn động viên và đồng hành giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ của mình Trân trọng!
Trang 4giọng nữ cao tại khoa Âm nhạc trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Nội dung tôi trình bày
là trung thực, không trùng lặp với các nghiên cứu khác
TP.HCM, ngày tháng năm 2023
Học viên
TRẦN NGỌC THANH TRÚC
Trang 6Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn 11
1.1 Các khái niệm 11
1.1.1.Thanh nhạc, phương pháp dạy học thanh nhạc 11
1.1.2.Ca khúc 11
1.1.3.Ca khúc cách mạng Việt Nam 14
1.1.4.Vai trò của ca khúc cách mạng trong đời sống âm nhạc Việt Nam ……….15
1.1.5.Giọng, Giọng nữ cao và các loại giọng nữ cao (soprano) 20
1.1.6.Âm khu và đặc điểm của giọng nữ cao 22
1.2 Khái quát quá trình hình thành và phát triển nghệ thuật thanh nhạc tại Việt Nam 23
1.2.1.Giai đoạn hình thành nghệ thuật thanh nhạc ở Việt Nam 24
1.2.2.Giai đoạn phát triển đội ngũ nghệ sĩ thanh nhạc ở Việt Nam 26
1.3 Đào tạo thanh nhạc ở trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Tp Hồ Chí Minh……… 27
1.3.1.Khoa Âm nhạc 28
1.3.2.Chương trình đào tạo thanh nhạc 30
1.3.3.Sự khác nhau giữa giảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam với các thể loại ca khúc khác (ca khúc cổ điển, dân ca, nhạc nhẹ…) 31
Tiểu kết chương 1 36
Chương 2: Giảng dạy một số ca khúc cách mạng việt nam tại trường cao đẳng văn hoá nghệ thuật thành phố hồ chí minh 38
2.1 Giọng điệu và âm vực của các ca khúc cách mạng Việt Nam đang giảng dạy tại khoa Âm nhạc trường Cao Đẳng Văn Hoá Nghệ Thuật Tp HCM 38
2.2 Kỹ thuật hát một số ca khúc tiêu biểu 41
2.2.1.Tác phẩm tiêu biểu cho giọng nữ cao màu sắc 44
2.2.2.Tác phẩm tiêu biểu cho giọng nữ cao trữ tình 53
2.2.3.Rèn luyện các kĩ thuật thanh nhạc cho giọng nữ cao 65
2.3 Thực nghiệm sư phạm 76
2.3.1.Mục đích thực nghiệm 76
2.3.2.Tiến hành thực nghiệm 77
2.3.3.Đánh giá 87
Tiểu kết chương 2 88
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC 98
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ca khúc cách mạng Việt Nam từ khi ra đời đến nay đã đóng góp rất lớncho sự phát triển nền âm nhạc Việt Nam Nhìn nhận một cách khái quát, cakhúc Việt Nam chịu ảnh hưởng từ những bối cảnh xã hội đặc biệt của lịch sửđất nước trong từng giai đoạn, được biểu hiện qua lời ca và tính chất âm nhạc.Nổi bật lên trong quá trình phát triển âm nhạc nói chung, dòng ca khúc cáchmạng như một mảng màu sáng, thể hiện rõ nét đặc trưng của nền ca khúc ViệtNam, đồng thời cho thấy tính cách anh hùng nhưng không kém phần lãngmạn, chân thật nhưng vẫn ẩn chứa nét tinh tế của con người đất Việt
Ngoài các yếu tố ngôn ngữ âm nhạc được các nhạc sĩ sử dụng một cáchđiêu luyện, sáng tạo, chứa đựng những cung bậc cảm xúc đa dạng, phong phú,dòng ca khúc cách mạng còn có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc tạo nên sứcmạnh tinh thần, thúc đẩy rèn luyện ý chí vượt khó khăn hiểm nguy và sẵnsàng hi sinh vì độc lập tự do và thống nhất đất nước Những phẩm chất tốt đẹpnhất của con người Việt Nam hầu như đã được bộc lộ một cách khéo léo, sinhđộng và giàu hình ảnh trong các ca khúc cách mạng Chính vì vậy, dạy học cakhúc cách mạng Việt Nam trong môn Thanh nhạc không chỉ dừng lại ở việctruyền thụ những tri thức về lý thuyết, rèn luyện kỹ năng, kỹ thuật mà còn cóvai trò giáo dục văn hóa, đạo đức, lịch sử và thẩm mỹ
Năm 1956, Trường Âm nhạc Việt Nam được thành lập Từ đó, bộ mônThanh nhạc đã được định hình, trở thành một trong những lĩnh vực đào tạotrọng tâm của Trường Âm nhạc Việt Nam Kể từ đó cho đến sau này, nhữnggiáo trình đào tạo thanh nhạc dành cho các hệ đào tạo từ trung học đến đại học
đã được các nhà sư phạm thanh nhạc hàng đầu như Mai Khanh, Hồ Mộ La,Trung Kiên… biên soạn và áp dụng vào trong công tác giảng dạy ở nhà trường
Ca khúc cách mạng được coi
Trang 8là những bài hát chủ yếu trong chương trình giảng dạy cũng như tuyển chọn đầuvào tại các trường đào tạo nghệ thuật chuyên nghiệp, đặc biệt là bậc cao đẳng.Hiểu được tầm quan trọng của dòng ca khúc cách mạng Việt Nam.Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh (CĐVHNT –
TP HCM) đã đưa vào giảng dạy các ca khúc cách mạng Việt Nam trongchương trình đào tạo bậc cao đẳng thanh nhạc Các ca khúc này được kết hợpgiữa kỹ thuật thanh nhạc Bel canto trong âm nhạc thính phòng phương Tâyvới các đặc điểm về tính chất, ngôn ngữ âm nhạc và xử lý ca từ trong âm nhạcViệt Nam Rất nhiều ca khúc trong chương trình giảng dạy cao đẳng thanhnhạc là những tác phẩm gắn liền với công cuộc bảo vệ, xây dựng đất nước từnhững năm đầu thành lập nước đến nay Trong quá trình phát triển và hộinhập của đất nước, ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều ca khúc phản ánh cuộcsống muôn màu của xã hội Trong các ca khúc này có những tác phẩm phùhợp với giọng nữ cao với đầy đủ các yếu tố về nội dung, nghệ thuật, có thểvận dụng các kỹ thuật thanh nhạc Bel canto do đó ca khúc cách mạng đã đượcđưa vào chương trình giảng dạy tại Khoa Âm nhạc trường CĐVHNT – TP.HCM
Với chức năng đặc thù của nhà trường là đào tạo người nghệ sĩ, ca khúccách mạng là một mảng được chú trọng trong chương trình đào tạo thanh nhạc
hệ cao đẳng Bản thân người viết hiện nay đang trực tiếp tham gia vào côngtác giảng dạy thanh nhạc tại trường CĐVHNT – TP HCM, chúng tôi nhậnthấy việc dạy học các ca khúc cách mạng cho sinh viên cao đẳng thanh nhạcvẫn còn nhiều hạn chế cần được khắc phục Trải qua thời gian học tập ba nămtại trường, nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp vẫn còn lúng lúng khi biểu diễn
và điều dễ nhận thấy nhất ở các em là khả năng làm chủ hơi thở trong khi hát,cũng như vận dụng kết hợp các kỹ thuật Bel canto theo phong cách cổ điểnphương Tây vào các ca khúc cách mạng mang âm hưởng của âm nhạc ViệtNam vẫn còn có thể khắc phục để đạt được những hiệu quả tốt hơn
Trang 9Với mong muốn tìm hiểu việc dạy học hát ca khúc cách mạng để nângcao nghề nghiệp của bản thân, đồng thời góp phần vào việc nâng cao chấtlượng giảng dạy ca khúc cách mạng cho sinh viên Trường CĐVHNT – TP.HCM, tôi chọn đề tài: “Giảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam cho giọng nữcao tại khoa Âm nhạc Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thành Phố HồChí Minh” cho luận văn cao học của mình.
2 Mục đích nghiên cứu vấn đề
Mục đích nghiên cứu của luận văn là: (1) Các ca khúc cách mạng Việt
Nam trong chương trình giảng dạy cho giọng nữ cao tại khoa Âm nhạcTrường CĐVHNT – TP HCM (2) Xác định những đặc điểm về mặt kỹ thuậtcác ca khúc cách mạng Việt Nam, đề xuất hướng dẫn giảng dạy, các cách xử
lý kết hợp các kỹ thuật Bel canto với một số ca khúc cách mạng Việt Namtiêu biểu trong giảng dạy giọng nữ cao tại khoa Âm nhạc Trường CĐVHNT –
TP HCM
Để thực hiện được các mục đích trên đề tài sẽ hướng đến nghiên cứu cácbiện pháp, phương pháp giảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam để áp dụngvào cho giọng nữ cao hệ cao đẳng thanh nhạc, góp phần nâng cao chất lượngdạy và học của nhà trường Làm rõ các khái niệm liên quan, một số vấn đề vềgiọng nữ cao, vai trò của ca khúc cách mạng Việt Nam
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có tìm hiểu một số công trình củacác nhà sư phạm thanh nhạc, một số giáo trình thanh nhạc, luận văn thạc sĩliên quan đến đề tài ở từng mức độ khác nhau như:
Sách và giáo trình về thanh nhạc
Lê Thiên Minh Khoa (2019), Chín thập kỷ ca khúc tân nhạc Việt Nam,
Nxb Hội nhà văn Đây là một công trình nghiên cứu phân loại và trình bày
Trang 10các dòng nhạc, phong trào ca nhạc và giai đoạn phát triển của ca khúc tânnhạc Việt Nam từ những năm 1930 đến nay.
Mai Khanh (1982), Sách học thanh nhạc, Nxb Vụ đào tạo Bộ văn hoá
thông tin Đây là cuốn sách đầu tiên viết về phương pháp học thanh nhạc tạiViệt Nam, tác giả đã đưa ra những phương pháp học hiệu quả nhất đối vớisinh viên dựa trên quá trình quy nạp kiến thức cũng những kinh nghiệm củabản thân
Tú Ngọc (2000), Sách “Âm nhạc Việt Nam tiến trình và thành tựu”,
Nxb Viện Âm nhạc Nội dung đề tài nói về sự hình thành âm nhạc mới trêncác phương diện như đời sống âm nhạc, dòng ca khúc lãng mạn, dòng ca khúcyêu nước – tiến bộ, dòng ca khúc cách mạng Đồng thời nêu lên những bướctrưởng thành của âm nhạc mới sau cách mạng tháng Tám và trong cuộc khángchiến chống Pháp (1945 – 1954) với sự hình thành của ca khúc quần chúng,
ca khúc trữ tình, ca khúc hợp xướng và trường ca, ca cảnh và ca kịch, ca khúcthiếu nhi Trình bày về âm nhạc mới trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xãhội trên miền Bắc, đấu tranh thống nhất đất nước và trong kháng chiến chống
Mỹ cứu nước; sự hình thành của dòng ca khúc quần chúng, ca khúc trữ tình,hợp xướng, trường ca, thanh xướng kịch, ca khúc thiếu nhi, ca kịch, nhạc kịch
và vũ kịch, âm nhạc thính phòng và giao hưởng
Nguyễn Trung Kiên (2001), Phương pháp Sư phạm Thanh nhạc, Nxb.
Viện Âm nhạc, Hà Nội Đây là một trong những cuốn sách rất có giá trị đốivới lĩnh vực sư phạm thanh nhạc phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam Tuynhiên, cuốn sách tập trung vào các phương pháp dạy học thanh nhạc chungtheo phong cách belcanto của lối hát phương Tây chứ không đi sâu vào khíacạnh khai thác các tác phẩm Việt Nam, nhất là ca khúc cách mạng Việt Nam
Mai Thị Xuân Hương (2002), Vấn đề giảng dạy ca khúc Việt Nam trong
chuyên ngành thanh nhạc, luận văn thạc sĩ tại Học viện Âm nhạc Quốc gia
Việt Nam, là một trong số ít công trình có liên quan trực tiếp đến đề tài Tácgiả chỉ
Trang 11nghiên cứu chung cho toàn bộ các ca khúc VN chứ không chỉ tập trung vào cakhúc cách mạng với giọng nam cao.
Hồ Mộ La (2005), Lịch sử Nghệ thuật thanh nhạc phương Tây, Nxb từ
điển Bách khoa Tác giả nghiên cứu nghệ thuật thanh nhạc từ thời Trung cổcho đến thế kỷ XIX Trong từng giai đoạn, tác giả đều giới thiệu đặc điểm âmnhạc của từng thời kỳ, quá trình phát triển kỹ thuật sáng tác và những nghệ sĩnổi tiếng của nền âm nhạc phương Tây
Dương Viết Á (2006), Sách “Âm nhạc Việt Nam từ góc nhìn văn hóa”,
NXB Hà Nội Có 2 tập Tập 1 gồm hai phần, phần I nói về âm nhạc ViệtNam của thế kỷ XX với những điểm sáng và mốc son, phần II trình bày cácvấn đề về ca từ trong âm nhạc Việt Nam Tập 2 của sách trình bày một số nétvăn hóa âm nhạc Việt Nam với các nội dung nói về ý nghĩa sự ra đời của cakhúc Cùng nhau đi hồng binh, các nội dung về ca khúc cách mạng – cáchmạng ca khúc
Hồ Mộ La (2008), Phương pháp giảng dạy Thanh nhạc, do Nxb Từ điển
Bách khoa Cũng giống như cuốn sách của tác giả Nguyễn Trung Kiên, cuốnsách này tập trung vào các phương pháp dạy học thanh nhạc cổ điển phươngTây một cách tỉ mỉ, là tài liệu quý cho người nghiên cứu kỹ thuật thanh nhạc
Trương Ngọc Thắng (2010), Quá trình hình thành và phát triển ca hát
chuyên nghiệp ở Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế, đề cập tới việc khai thác tác
phẩm âm nhạc Việt Nam, trong đó có những tác phẩm mang chất liệu dângian vào trong ca hát chuyên nghiệp Tuy nhiên, công trình này không đề cậpriêng về ca khúc cách mạng Việt Nam
Trần Ngọc Lan (2011), Phương pháp hát tiếng Việt trong nghệ thuật ca
hát, Nxb Giáo dục, Hà Nội, đề cập tới các kỹ thuật trong nghệ thuật ca hát
bằng tiếng Việt Trong công trình này, một số ca khúc cách mạng được tríchđoạn để sử dụng là ví dụ minh họa cho kỹ thuật hát tiếng Việt
Trang 12Các sách và giáo trình nêu trên là những tư liệu quý, rất hữu ích cho luậnvăn của chúng tôi tham khảo Tuy nhiên trong đó không đề cập đến dạy học
ca khúc cách mạng hay với giọng nữ cao Bên cạnh đó có một số luận văn đềcập đến các ca khúc nằm trong dòng ca khúc cách mạng hoặc giọng nữ caonhư:
Trịnh Thị Oanh (2012), Giảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam giai
đoạn 1945 - 1975 cho sinh viên Âm nhạc trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật
TW, luận văn thạc sĩ Nghệ thuật Âm nhạc bảo vệ tại Học viện Âm nhạc Quốc
gia Việt Nam Luận văn đi vào nghiên cứu sự hình thành, vai trò của ca khúccách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, xây dựng giáo trình theo từngchủ đề như: Chủ đề về Bác, hành khúc cách mạng, ca ngợi tổ quốc, nhân dân,đồng thời đi vào giảng dạy từng bài cụ thể, không đề cập đến vấn đề giảngdạy thanh nhạc cho giọng nam cao
Trịnh Thị Thuý Khuyên (2013), Nâng cao chất lượng giảng dạy môn
thanh nhạc bậc đại học tại trường Đại học văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, luận văn thạc sĩ Nghệ thuật Âm nhạc bảo vệ tại Học viện Âm
nhạc Quốc gia Việt Nam Luận văn tập trung vào nghiên cứu kỹ thuật thanhnhạc khác nhau và vận dụng vào những tác phẩm của từng vùng miền khácnhau
Hoàng Quốc Tuấn (2014), Một số giải pháp xử lý ngữ âm tiếng Việt
trong ca khúc Việt Nam tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW, luận
văn thạc sĩ Lý luận và PPDH Âm nhạc, Trường ĐHSP Nghệ thuật TW Đề tài
đã nêu lên những quan điểm để giải pháp xử lý ngữ âm tiếng Việt khi hát cakhúc Việt Nam, trong dạy học Thanh nhạc cho sinh viên Trường ĐHSP Nghệthuật TW
Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2017), Dạy học kỹ thuật legato cho giọng
soprano, hệ trung cấp Thanh nhạc, Trường Đại học VHNT Quân Đội, luận văn
thạc sĩ tại Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương Trong đề tài này, tác giả đisâu vào kỹ
Trang 13thuật legato của giọng nữ cao, là một trong những kỹ thuật hát cần thiết vàthường gặp khi hát ca khúc cách mạng.
Đỗ My Lam (2018), Dạy học ca khúc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận cho học
sinh trung cấp Thanh nhạc, Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học
Âm nhạc, Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương
Lê Mai Ly (2018), Dạy học thanh nhạc ca khúc của nhạc sĩ Trần Hoàn
tại trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, cho luận văn
thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Âm nhạc, TrườngĐHSP Nghệ thuật Trung ương
Đây là 2 luận văn có liên quan trực tiếp đến ca khúc cách mạng nhưngchỉ tập trung vào khai thác cách hát tiếng Việt, kỹ thuật hát ca khúc mang âmhưởng dân ca Việt Nam trong các sáng tác của nhạc sĩ Đỗ Nhuận và nhạc sĩTrần Hoàn, không đề cập đến loại giọng của sinh viên/học viên
Như vậy, có rất nhiều các công trình nghiên cứu liên quan đến thanhnhạc và giảng dạy thanh nhạc mà đề tài của tôi có thể tham khảo để áp dụngvào luận văn của mình Tuy nhiên, đề tài “Giảng dạy ca khúc cách mạng ViệtNam cho giọng nữ cao tại khoa Âm nhạc Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệthuật Thành Phố Hồ Chí Minh” chưa có công trình nào nghiên cứu và luậnvăn của chúng tôi không trùng lặp với các công trình đã công bố
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là giảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam cho sinh viên năm 3 giọng nữ cao, cụ thể là các vấn đề về kỹ thuật thanh nhạc
trong giảng dạy; sự kết hợp các kỹ thuật thanh nhạc Bel canto trong âm nhạcphương Tây vào các ca khúc cách mạng Việt Nam; cách thức xử lý, thể hiệnnội dung và nghệ thuật ca khúc cách mạng Việt Nam cho sinh viên năm 3giọng nữ cao
Trang 14Phạm vi nghiên cứu là các ca khúc cách mạng Việt Nam tiêu biểu bao
gồm: “Cánh chim báo tin vui” (Đàm Thanh), “Bài ca hy vọng” (Văn Ký),
“Miền xa thẳm” (Đức Trịnh), “Nổi lửa lên em” (Huy Du), “Tiếng hát giữa rừng Pắc Bó” (Nguyễn Tài Tuệ), “Nhớ về Hà Nội” (Hoàng Hiệp) Đây là các
ca khúc trong chương trình giảng dạy của Trường CĐVHNT – TP HCM
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về phương diện khoa học
Luận văn phân tích một cách hệ thống việc giảng dạy ca khúc cách mạngViệt Nam tại khoa Âm nhạc Trường CĐVHNT – TP HCM, từ đó rút ra đượcnhững bài học kinh nghiệm trong dạy học Đồng thời tổng hợp các yếu tố kỹthuật trong ca khúc cách mạng Việt Nam cho giọng nữ cao và phác họa quátrình tiếp cận, vận dụng các kỹ thuật thanh nhạc Bel canto trong ca khúc cáchmạng Việt Nam vào việc dạy học cho giọng nữ cao tại khoa Âm nhạc TrườngCĐVHNT – TP HCM
Về thực tiễn
Luận văn đưa ra các biện pháp rèn luyện kỹ thuật Bel canto tập trung cho
SV năm 3 giọng nữ cao và phương pháp kỹ thuật hàn lâm được chắc lọc ởmức cơ bản áp dụng cho SV Đây cũng là công trình đầu tiên giọng hát đượcphân loại đào tạo một cách rõ ràng mà từ trước đến nay chưa được đưa vàogiảng dạy tại trường Từ đó, thúc đẩy tính mới trong PPGD Giảng viên sẽ vậndụng trong thực tiễn để nâng cao chất lượng dạy học ca khúc nhạc CMVNkhông chỉ cho sinh viên giọng nữ cao mà còn nghiên cứu và phát triển thêm
để áp dụng cho các loại giọng khác tại Trường CĐVHNT – TP HCM
Luận văn có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo trong giảng dạythanh nhạc tại khoa Âm nhạc Trường CĐVHNT – TP HCM
Trang 156 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chúng tôi vận dụng trong luận văn baogồm: Phương pháp lịch sử, phân tích, so sánh, khái quát các tài liệu, các vănbản
Phương pháp lịch sử, chúng tôi vận dụng phương pháp này để tìm hiểu
quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật thanh nhạc, của giọng nữ caovới các kỹ thuật Bel canto, quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuậtthanh nhạc trong âm nhạc Việt Nam hiện đại; công tác đào tạo thanh nhạc ởViệt Nam nói chung, đào tạo, giảng dạy cho giọng nữ cao tại TrườngCĐVHNT
– TP HCM nói riêng
Phương pháp phân tích, so sánh chúng tôi vận dụng để nghiên cứu các đặc
điểm kỹ thuật Bel canto trong giảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam chogiọng nữ cao màu sắc và giọng nữ cao trữ tình tại Trường CĐVHNT – TP.HCM
Luận văn xác định đặc điểm của giọng, đặc điểm của các ca khúc về âmvực, tính chất của ca khúc, sự vận dụng của các kỹ thuật để có thể thể hiệnđược nội dung của các tác phẩm, từ đó tiến hành phân loại các giọng và các cakhúc phù hợp với từng loại giọng
Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng kiến thức của chuyên ngành âm nhạchọc như lịch sử âm nhạc, hòa âm, phân tích tác phẩm để làm rõ hơn các vấn
đề trong giảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam tại Trường CĐVHNT – TP.HCM
7 Kết cấu và quy cách trình bày luận văn
Phần chính văn, ngoài mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm hai chương:
Chương 1 Cơ sở lý thuyết và thực tiễn Trong chương này, chúng tôi
vận dụng kết quả nghiên cứu từ những công trình của các nhà nghiên cứu âmnhạc trong nước, tìm hiểu các khái niệm về ca khúc cách mạng Việt Nam,giọng nữ cao và các loại giọng nữ cao (soprano) Nghiên cứu sự du nhập và
Trang 16điển phương
Trang 17Tây vào nghệ thuật biểu diễn, đào tạo thanh nhạc và sáng tác cho thanh nhạc
ở Việt Nam Hệ thống các ca khúc cách mạng Việt Nam được sử dụng trongchương trình giảng dạy cho giọng nữ cao tại CĐVHNT – TP HCM
Chương 2 Giảng dạy một số ca khúc cách mạng Việt Nam tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tp HCM.
8 Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu chúng tôi sử dụng khi nghiên cứu là các ca khúc cáchmạng của các tác giả Việt Nam Được cập nhật, bổ sung, đề xuất đưa vàogiảng dạy là các tác phẩm đã được biểu diễn, công bố
Nguồn tư liệu về lịch sử âm nhạc Việt Nam, lịch sử âm nhạc thế giới liênquan đến giảng dạy các kỹ thuật thanh nhạc, các sách chuyên khảo, các côngtrình nghiên cứu, các bài viết của các tác giả trong và ngoài nước thuộc cáclĩnh vực liên quan đến thanh nhạc và giảng dạy thanh nhạc
Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo các phương pháp giảng dạy của cácgiảng viên giảng dạy thanh nhạc, nghệ sỹ biểu diễn hiện đang giảng dạy tạiNhạc viện Tp HCM Bên cạnh đó chúng tôi thực hiện sưu tầm trên internetgồm các bài viết, các băng, đĩa, các bản nhạc, âm thanh ca khúc cách mạngđược biểu diễn bởi các ca sỹ giọng nữ cao Việt Nam Vậy chúng tôi có đủ tàiliệu tham khảo cũng như nguồn tư liệu để thực hiện luận văn
Trang 18Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Thanh nhạc, phương pháp dạy học thanh nhạc
Thanh nhạc: là một lĩnh vực của nghệ thuật âm nhạc mà ngôn ngữ biểu
đạt gồm hai yếu tố là âm nhạc và giọng hát của con người
Dạy học: là quá trình tương tác đồng bộ giữa người dạy và người học.
Trong đó, người dạy là người hướng dẫn, tổ chức, điều khiển quá trình học;người học chủ động nhận thức, chiếm lĩnh tri thức dưới sự tổ chức, điều khiểncủa người dạy
Phương pháp dạy học: là cách thức để phát triển năng lực chiếm lĩnh tri
thức cho người học trên cơ sở tương tác bình đẳng với người dạy
Phương pháp dạy học thanh nhạc: có thể được hiểu là cách thức, con
đường để phát triển, rèn luyện kỹ năng, kỹ thuật thanh nhạc cho người học.Thanh nhạc là môn học thuộc nghệ thuật âm nhạc nên các PPDH cũng nằmtrong nhóm các PPDH âm nhạc, bao gồm: Phương pháp trình bày tác phẩm;phương pháp thực hành luyện tập; phương pháp dùng lời; Phương pháp trựcquan; phương pháp kiểm tra đánh giá Đây là năm PPDH mà người GV dạythanh nhạc thường xuyên vận dụng trong mỗi tiết học
1.1.2 Ca khúc
Trong quá trình tìm hiểu về ca khúc, chúng tôi nhận thấy có nhiều kháiniệm khác nhau nên:
Theo từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên): ‘‘Thanh nhạc là âm nhạc
biểu hiện bằng giọng hát, phân biệt với khí nhạc do nhạc khí phát ra’’ [24,
tr.95]
Trang 19Theo Trần Hoàng Tiến: ‘‘Ca khúc là một tác phẩm âm nhạc, gồm hai
thành tố chủ đạo: tổ chức kết cấu giai điệu và lời ca, biểu hiện tư tưởng, tâm hồn, tình cảm của con người’’ [31; tr.96].
Trong cuốn Các thể loại âm nhạc của nhiều tác giả người Nga do Lan
Hương dịch (1981), NXB Văn Hóa, Hà Nội, các tác giả V Va-xi-na và
Grô-xman khái niệm: “Ca khúc là loại giai điệu du dương, hoàn chỉnh và độc lập.
Khi biểu diễn không có lời ca và nhạc đệm, giai điệu ca khúc cũng vẫn diễn cảm và đặc sắc” [9; tr.94] Với cách hiểu này, giai điệu là thành tố chính làm
nên ca khúc, lời ca có thể có hoặc không
Theo tác giả Dương Anh: ‘‘Ca khúc là danh từ dùng để gọi những tác
phẩm âm nhạc được thể hiện bằng giọng người (thanh nhạc) Nó là sản phẩm của một tập thể (ca khúc dân ca), hay do nhạc sĩ chuyên nghiệp sáng tác Ca khúc do hai bộ phận hợp thành đó là âm nhạc và lời ca’’ [2; tr.94].
Trong quyển Thuật ngữ và ký hiệu âm nhạc thường dùng do Đào Trọng
Từ chủ biên viết: “ca khúc là bài hát ngắn có bố cục mạch lạc” [27; tr.96].
Chúng tôi cho rằng, lấy hai tiêu chí ngắn và mạch lạc để xác định thể loại cakhúc là chưa thuyết phục, chưa nêu rõ được các thành tố của ca khúc Bởi lẽ,các đoạn nhạc trong một tác phẩm lớn như giao hưởng, sonata vẫn có cấutrúc mạch lạc nhưng không thể gọi là ca khúc
Tương tự như quyển Thuật ngữ và kí hiệu âm nhạc thường dùng, trong
Đại từ điển tiếng Việt do tác giả Nguyễn Như Ý chủ biên cũng định nghĩa ca
khúc là: “Bài hát ngắn gọn, mạch lạc” [41; tr.97] Định nghĩa này nêu được
một đặc điểm cơ bản của ca khúc là cấu trúc ngắn gọn Tuy nhiên, chúng tôi
nhận thấy việc sử dụng danh từ “bài hát” - là một từ có cách hiểu tương đồng với từ “ca khúc” - để định nghĩa về ca khúc là hoàn toàn mơ hồ, không rõ
nghĩa
Trang 20Giáo trình Hình thức và thể loại âm nhạc I của tác giả Nguyễn Thị Nhung viết: “Ca khúc là danh từ dùng để gọi những tác phẩm thanh nhạc
khác nhau: Ca khúc dân ca và ca khúc của các nhạc sĩ chuyên nghiệp với vai trò thể hiện chủ yếu là giai điệu” [23; tr.95].
Các khái niệm trên mặc dù chưa đồng nhất nhưng đã nêu được nhữngđặc điểm cơ bản, dấu hiệu đặc trưng để nhận biết một tác phẩm âm nhạcthuộc thể loại ca khúc Đó là: tính độc lập, hoàn chỉnh của giai điệu, có lời ca
và thường có cấu trúc nhỏ
Từ những khái niệm, định nghĩa và cách phân tích trên, chúng tôi cho
rằng ca khúc (hoặc bài hát) là một trong những thể loại thanh nhạc, chứa
đựng hai thành tố cơ bản là giai điệu và lời ca, được thể hiện bởi giọng hát con người Ca khúc được sáng tác bởi các nhạc sĩ cho cả phần nhạc và lời ca,
cũng có thể được các nhạc sĩ phổ thơ hay sản phẩm của tập thể nhân dân nhưcác bài dân ca Tùy thuộc vào việc sử dụng tiêu chí là tính chất âm nhạc haynội dung lời ca ca khúc được chia thành nhiều thể loại nhỏ như: hành khúc,chính ca, trữ tình, hát ru
Âm vực và tính chất âm nhạc của ca khúc là yếu tố quan trọng cần lưu ýđối với người thể hiện/ca sĩ, đặc biệt đối với GV giảng dạy thanh nhạc Người
GV thanh nhạc cần nắm vững âm vực từng loại giọng hát, đặc điểm âm sắc
giọng hát của từng SV để lựa chọn bài hát phù hợp khi giao bài “Giọng hát
của con người được coi như một “nhạc khí sống” quý báu, không nhạc khí nào sánh bằng bởi vì ngoài khả năng phát ra những âm thanh cao - thấp, dài
- ngắn, mạnh
- nhẹ… giống như một nhạc cụ thì giọng người còn có khả năng phát ra lời
ca, ra ý nghĩa của ngôn từ mà nhạc cụ không thể làm được” Ca khúc luôn
gắn bó với đời sống tinh thần của con người bởi tính thông tin trực tiếp củangôn ngữ lời ca và cấu trúc ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc của thể loại này
Trang 211.1.3 Ca khúc cách mạng Việt Nam
Cho đến nay, khái niệm về ca khúc cách mạng chỉ mang tính tươngđối, chưa được xác định một cách cụ thể Trong giáo trình Âm nhạc vàphương pháp giáo dục âm nhạc, tập 1, sách dùng cho giáo sinh các hệ sư
phạm mầm non) của tác giả Ngô Thị Nam (1995) viết: “Khuynh hướng âm
nhạc cách mạng nước ta ra đời cùng với cuộc vận động cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương” [20; tr.95] Những thông tin
trên cho thấy, nền âm nhạc cách mạng chính thức được ra đời từ khi cóđảng cộng sản Đông Dương, năm 1930
Trong cuốn Bay lên từ truyền thống, tác giả Nguyễn Đăng Nghị có nêu
về ca khúc cách mạng là thuật ngữ “để phân biệt (có tính tương đối) giữa nóvới ca khúc trữ tình lãng mạn và ca khúc ngưỡng vọng lịch sử (giai đoạn1930- 1945) cũng như ca khúc của chế độ Sài gòn (1954-1975)” [22; tr.95].Một cách cụ thể hơn, tác giả cho rằng:
Ca khúc cách mạng Việt Nam được hiểu: về nội dung là sự phản ánhhiện thực xã hội trong hai cuộc kháng chiến theo hướng tích cực, về phươngdiện chủ thể sáng tạo thì, tác giả của những ca khúc cách mạng là người đitheo cách mạng Bởi thế, ca khúc cách mạng sẽ là mảng chủ đạo mang tínhchính thống đại diện cho nền âm nhạc Việt Nam trong hai cuộc kháng chiếncủa dân tộc ta ở thế kỷ XX
Chúng tôi đồng quan điểm với tác giả của cuốn Bay lên từ truyền thống
và thấy rằng, âm nhạc cách mạng là sự chuyển hóa từ dòng âm nhạc yêu nước
- tiến bộ trong giai đoạn từ năm 1930 - 1945, 1945 - 1954, 1954 - 1975, 1975đến nay và mang bản chất cuộc cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Từ những ý kiến trên, có thể hiểu: Ca khúc cách mạng là
những ca khúc được sáng tác nhằm phản ánh một cách tích cực, cổ vũ cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do và xây dựng chủ nghĩa xã
Trang 22hội của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản từ năm 1930 cho đến nay; là một bộ phận của nền âm nhạc cách mạng dựa trên quan điểm thẩm mỹ Mác - Lê nin.
1.1.4 Vai trò của ca khúc cách mạng trong đời sống âm nhạc Việt Nam
Ca khúc cách mạng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống âm nhạc nước
ta Từ trong suốt ba mươi năm kháng chiến chống ngoại xâm cho đến ngàynay, các ca khúc cách mạng vẫn là lựa chọn của nhiều ca sĩ, nhiều chươngtrình ca nhạc và của hàng triệu người yêu âm nhạc trên cả nước
Trong đời sống xã hội
Cách mạng tháng Tám thành công, sự ra đời của nước Việt Nam dân chủcộng hòa mở ra một khung trời mới cho nền ca khúc cách mạng Âm nhạcViệt Nam giai đoạn 1945 đến 1954 thể hiện sự đổi mới toàn diện trong tư duysáng tác của các nhạc sĩ, khởi đầu cho nền âm nhạc xã hội chủ nghĩa ở nước
ta Dưới ánh sáng của Đề cương văn hóa năm 1943 với quan điểm “dân tộc khoa học
đại chúng”, nền âm nhạc cách mạng nói chung, dòng ca khúc cách mạng nóiriêng đã có những phát triển vượt bậc về số lượng tác phẩm, chất lượng nghệthuật và nội dung đề tài Tiếng hát và những ca khúc cách mạng đi vào đếntừng ngõ xóm hậu phương, tận chiến hào nơi tiền tuyến
Các đoàn văn công Trung ương khu, miền được thành lập, đài phát thanh
ở chiến khu Việt Bắc thường xuyên phát những ca khúc cách mạng, đẩy mạnhcông tác tuyên truyền, cổ vũ quân và dân ta bằng âm nhạc Phong trào ca háttrở nên sôi nổi, rộng khắp, các buổi biểu diễn ca nhạc mà ca khúc cách mạngluôn là nội dung âm nhạc chính của các đoàn thể quần chúng, các đoàn văncông, đội tuyên truyền với hàng trăm người tham gia trình diễn trong côngviên, trên đường phố, trong hội họp Có thể nói, ca khúc cách mạng giaiđoạn này mang ý nghĩa thực tiễn và đóng vai trò quan trọng trên mặt trận văn
hóa văn nghệ Hội
Trang 23văn nghệ Việt Nam được chính thức thành lập sau hội nghị văn nghệ toàn
quốc vào tháng 7 năm 1948, trong đó có thành viên đặc biệt là Đoàn Nhạc sĩ
Việt Nam Đây là nền tảng thúc đẩy chuyên nghiệp hóa trong hoạt động sáng
tác, lý luận và biểu diễn
Những ca khúc cách mạng giai đoạn này theo các đoàn văn công đếntừng chiến hào hay vang trên đài phát thanh ở hậu phương đã trở thành nguồnđộng viên, thôi thúc mạnh mẽ đối với người chiến sĩ trên tuyến đầu đánh giặc,
cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta, thể hiện sự lạc quan, niềm tinchiến thắng thực dân Pháp Năm 1954 với mốc son lịch sử là chiến thắngĐiên Biên Phủ, kết thúc chín năm kháng chiến trường kì của quân dân cảnước
Mặc dù vậy, đất nước lại rơi vào cảnh chia cắt theo Hiệp định Genève
Vĩ tuyến 17, dòng sông Bến Hải trở thành giới tuyến của hai miền Nam - Bắc.Miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội nhưng cũng bước vào cuộc chiến chốngchiến tranh phá hoại của Mỹ, đồng thời trở thành hậu phương lớn cho miềnNam, cùng đồng bào miền Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ - ngụy
vì mục tiêu cao cả là thống nhất đất nước
Trong bối cảnh đó, đời sống âm nhạc trong giai đoạn này rất phong phú
và đa dạng bởi điều kiện đất nước vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh, có sựphát triển mạnh trên nhiều lĩnh vực: Nghiên cứu - lý luận, sáng tác, đào tạo,biểu diễn Các đoàn văn công được thành lập trong thời kì chống Pháp tiếptục phát triển, nhân rộng thành nhiều đơn vị như: Đoàn văn công (ĐVC) Tổngcục chính trị, ĐVC Biên giới, ĐVC Trung Lào, Bình Trị Thiên, Liên khu V,
Tả ngạn, Việt Bắc Đại hội liên hoan văn công toàn quân lần đầu tiên đượckhai mạc vào sáng ngày 20 tháng 6 năm 1954 tại Thái Nguyên với tổng số 22đoàn tham dự Điều đó thể hiện sự quan tâm và tầm nhìn chiến lược của đảng
về vai trò xung kích của âm nhạc cách mạng trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước
Trang 24So với thời kì chống Pháp, ca khúc cách mạng trong thời kì 1954 - 1975này có sự đa dạng và phong phú hơn về chủ đề, đề tài cũng như đổi mới vềxây dựng hình tượng Nhiều ca khúc được sáng tác trong thời kì này cho đếnhôm nay vẫn còn nguyên giá trị về tính nhân văn, tính chiến đấu cũng như giá
trị nghệ thuật, được hầu hết nhân dân cả nước yêu thích như: “Bài ca Trường
Sơn” (1966) và “Đường tôi đi dài theo đất nước” (1966) của Vũ Trọng Hối,
“Ngọn đèn đứng gác” (nhạc: Hoàng Hiệp, thơ: Chính Hữu - 1966), “Xe ta đi
trong đêm Trường Sơn” (Tân Huyền - 1972), “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” (Trần Kiết Tường
- 1962), “Đêm Trường Sơn nhớ Bác” (nhạc: Trần Chung, thơ: Nguyễn Trung Thu), “Bác đang cùng chúng cháu hành quân” (Huy Thục - 1970), “Người là
niềm tin tất thắng” (Chu Minh - 1969), “Những ánh sao đêm” (Phan Huỳnh
Điểu - 1962), “Bài ca người thợ rừng” (Phạm Tuyên - 1963), “Tôi là người
thợ lò” (1964) và “Bài ca xây dựng” (1973) của Hoàng Vân
Có thể thấy, bất cứ đề tài hay chủ đề nào, dù hình tượng nghệ thuật củamỗi ca khúc có khác nhau thì cảm hứng chủ đạo trong các ca khúc cách mạngvẫn là chủ nghĩa yêu nước gắn liền với chủ nghĩa anh hùng cách mạng Cùngvới các đoàn văn công, Đài tiếng nói Việt Nam là một trong những phươngtiện quan trọng để chuyển tải các ca khúc cách mạng đến với hàng triệu ngườitrên cả nước, cổ vũ tinh thần hăng say lao động sản xuất và chiến đấu củaquân dân miền Bắc và phong trào đấu tranh giải phóng miền Nam Ca khúccách mạng trong thời kì từ năm 1945 đến năm 1975 thực sự là một đòn bẩytinh thần vô giá đối với cuộc kháng chiến giành độc lập tự do vĩ đại của dântộc Việt Nam
Ngày nay, trước sự xâm nhập mạnh mẽ của âm nhạc nước ngoài và sựphát triển của dòng nhạc nhẹ trong nước, những ca khúc cách mạng đượcsáng tác trong giai đoạn 1945 -1975 vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong đờisống âm nhạc của xã hội nói chung, đối với người yêu âm nhạc nói riêng.Dòng nhạc cách mạng không hề bị khuất lấp giữa bộn bề của cuộc sốngđương thời, mà
Trang 25trái lại, luôn rạo rực, luôn được công chúng trẻ đón nhận Các bài hát một thờiđạn bom rực lửa vẫn mang vẹn nguyên sức hấp dẫn, lôi cuốn lòng người.Những chương trình âm nhạc trong các buổi lễ hội lớn, hội thi, hội diễn vănnghệ quần chúng hay chuyên nghiệp, ở thành phố lớn hay vùng nông thôn đều vang lên những ca khúc cách mạng của một thời máu và hoa - giai đoạn
1945 -1975
Trong thanh nhạc
Sự phong phú về nội dung, chủ đề gắn liền với sự mở rộng về thể loại,
đa dạng về chất liệu và thủ pháp sáng tác trong mảng ca khúc cách mạng.Ngoài các sáng tác theo phong cách âm nhạc phương Tây, các nhạc sĩ đã khaithác chất liệu âm nhạc dân gian một cách tinh tế, sáng tạo Chính vì vậy, cakhúc cách mạng Việt Nam mang lại nhiều ứng dụng trong thanh nhạc bởi cácyếu tố: đáp ứng được cho các loại giọng hát, đáp ứng các hình thức trình diễn,phong phú về chất liệu và kỹ thuật để đưa vào giảng dạy trong các cơ sở đàotạo thanh nhạc, cho ca sĩ thể hiện và SV học tập
Về yếu tố đáp ứng cho các loại giọng hát, chúng tôi nhận thấy các cakhúc cách mạng thời kì này là kho nguyên liệu ca khúc lớn cho ca sĩ lựa chọntác phẩm để thể hiện phù hợp phẩm chất giọng và khả năng kỹ thuật củamình Những ca khúc phù hợp với các loại giọng cơ bản Với giọng nữ, những
ca khúc như “Cánh chim báo tin vui” (Đàm Thanh - 1969), “Tiếng đàn ta –
lư” (1967) và “Người con gái Pa – cô” (1968) của Huy Thục, “Người lái đò trên sông Pô cô” (nhạc: Cẩm Phong, lời thơ: Mai Trang - 1967) đã được thể
hiện thành công và gắn liền với tên tuổi các ca sĩ như: Tường Vy, Thúy Hà(Nguyễn Thúy Hà), Lê Dung, Bích Việt, Rơ Chăm Phiang hay các ca sĩ thế
hệ sau này như: Anh Thơ, Lan Anh, Phương Nga, Tường Vi…
Ca khúc dành cho giọng nam cũng có số lượng rất phong phú, đặc biệt
với loại giọng nam cao Những ca khúc có tính chính ca như: “Đường chúng
ta đi”
Trang 26(nhạc: Huy Du, lời thơ: Xuân Sách - 1968), “Ta tự hào đi lên, ôi Việt Nam”
(nhạc: Chu Minh, thơ: Hoàng Trung Thông - 1972) phù hợp với chất giọngnam kịch tính, vang khỏe, nhiều chất “thép” như NSND Quang Thọ, NSNDTrung Kiên, NSND Trần Khánh hay những ca khúc mang tính trữ tình như
“Tình ca” (Hoàng Việt - 1957), “Cùng anh tiến quân trên đường dài” (nhạc: Huy Du, thơ: Xuân Sách - 1967), “Bài ca bên cánh võng” (Nguyên Nhung - 1969), “Ngọn đèn đứng gác” (nhạc: Hoàng Hiệp, thơ: Chính Hữu - 1966),
“Chào em cô gái Lam Hồng” (Ánh Dương - 1967) gắn liền với tiếng hát
của các ca sĩ: NSND Quý Dương, NSND Trung Đức, NSND Quốc Hương,
NSƯT Trần Chất Những ca khúc có tính chất vui hoạt như “Tôi là Lê anh
nuôi” (1967), “Anh quân bưu vui tính” (1966) của Đàm Thanh cũng chứa
đựng yếu tố riêng biệt đòi hỏi người hát có sự luyện tập kỹ thuật thanh nhạctốt mới có thể trình diễn thành công
Ca khúc cách mạng Việt Nam còn là nguồn tư liệu để giảng dạy và họctập thanh nhạc rất quý giá về kỹ thuật hát nói chung, kỹ thuật xử lý chất liệu
âm nhạc nói riêng dành cho cả giọng nam và giọng nữ Bên cạnh những cakhúc được sáng tác theo phong cách âm nhạc phương tây, rất nhiều ca khúcđược các nhạc sĩ vận dụng sáng tạo, linh hoạt chất liệu âm nhạc dân tộc Mỗichất liệu đều cần một cách thể hiện kỹ thuật hát khác nhau bởi những yếu tố
về ngữ điệu, phát âm vùng miền, địa phương hay tính đặc thù nghệ thuậttrong diễn xướng của nghệ thuật âm nhạc cổ truyền
Có thể nói, ca khúc cách mạng đã thể hiện sức sáng tạo không giới hạncủa các nhạc sĩ Cho đến ngày nay, rất nhiều trong số các tác phẩm ấy đã trởthành những bài học thanh nhạc dùng trong những cơ sở đào tạo thanh nhạcchính quy, là những lựa chọn để các ca sĩ phô diễn khả năng giọng hát củamình trong hoạt động biểu diễn
Trang 271.1.5 Giọng, Giọng nữ cao và các loại giọng nữ cao (soprano)
Giọng, theo từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) [25, tr.96] là: ‘‘(1)
Độ cao thấp, mạnh yếu của lời nói, tiếng hát Giọng ồm ồm Hạ thấp giọng
Có giọng nói dễ nghe Luyện giọng (2) Cách phát âm riêng của một địaphương Bắt chước giọng miền Trung Nói giọng Huế (3) Cách diễn đạtbằng ngôn ngữ, biểu thị tình cảm, thái độ nhất định Nói bằng giọng dịu dàng,
âu yếm Lên giọng kẻ cả Giọng văn đanh thép Ăn nói lắm giọng (cứ thay đổi
ý kiến luôn)
Nhà nghiên cứu Anthony Frisell viết trong sách “The Baritone voice” đã
khẳng định rằng: “Để nắm vững nghệ thuật ca hát tinh tế, người hát phải biết
chức năng của hai âm khu giọng và phát triển chúng đến mức tối đa để chúng hoạt động cùng nhau như một, cả về chất lượng lẫn sức mạnh cơ bắp trong toàn bộ quãng giọng” [45, tr.97].
Phân loại giọng hát
Trong âm nhạc, có nhiều cách để phân loại giọng hát khác nhau nhưthông qua âm vực của giọng, thông qua đặc tính về âm sắc của giọng, thôngqua vị trí các nốt chuyển giọng, thông qua tầm cữ cao nhất của tác phẩm phùhợp với từng loại giọng bằng cách đo thanh đới… Nhưng thông thường người
ta vẫn xác định loại giọng thông qua âm vực
Dựa vào âm khu, các loại giọng gồm:
Giọng nữ cao (Soprano), giọng nữ trung (Mezzo soprano), giọng nữ trầm(Contralto hoặc alto), giọng nam cao (Tenor), giọng nam trung (Bariton),giọng nam trầm (Base)
Trên âm khu của giọng hát, người ta tiếp tục phân chia thành nhiều âmkhu khác nhau Theo phương pháp sư phạm Thanh nhạc của Nguyễn Trung
Kiên [13, tr.95]: “Âm khu của giọng hát là một chuỗi âm thanh có âm sắc
đồng nhất nằm trong âm vực của giọng hát, được tạo nên bởi những hoạt động thống
Trang 28nhất của cơ quan phát âm” Mỗi giọng hát đều có một âm khu thuận lợi, hay
còn gọi là âm khu “thế mạnh” của riêng nó Nếu là giọng nam cao, nữ cao thì
âm khu thuận lợi là âm khu cao, trong khi giọng nam trung và nữ trung có âmkhu thuận lợi là âm khu trung Khoảng chuyển tiếp giữa các âm khu của giọnghát gọi là các nốt chuyển giọng
vở opera cùng tên của Verdi, vai Brunnhilde trong vở nhạc kịch Nữ võ thần(Die Walkure) của Wagner
Nữ cao trữ tình (soprano – lyrico): Giọng hát khoẻ, nhưng êm dịu hơn,thể hiện tốt những nhân vật mang hình tượng dịu dàng, trữ tình Cũng có loạigiọng pha giữa hai loại, gọi là nữ cao trữ tình – kịch tính, nghĩa là loại giọng
đó có thể thể hiện những nhân vật vừa bi vừa trữ tình
Nữ cao trữ tình màu sắc (soprano – lyricoloratura): Giọng hát khoẻ vừa,nhưng có tính linh hoạt cao, âm vực rộng từ C1 đến F3 Loại giọng này thểhiện loại hình tượng nhân vật hoàn toàn dịu dàng, tính cách hoặc tình huốngvui buồn thất thường, có nhân vật vì những cú sốc bị điên như Lucia trong vởLucia ở Lammermoor của Donizetti…
Trang 29Còn loại giọng thuần tuý nữ cao màu sắc, âm vực cao thậm chí đến G3
với tính linh hoạt rất cao, song âm lượng bé, màu sắc, tính chất giọng hát
mang tính khí nhạc, người nghe có thể thán phục về kỹ xảo, nhưng ít xúc
động về tình cảm, loại giọng này rất hiếm Trong các vở opera, các nhà soạn
nhạc không viết cho loại giọng này Những ca khúc như: Hoạ mi và hoa hồng
của Saint – Saens, loại giọng này hát sẽ rất có hiệu quả
1.1.6 Âm khu và đặc điểm của giọng nữ
cao Âm khu của giọng nữ cao
Giọng nữ cao chia ra làm ba loại: nữ cao kịch tính, nữ cao trữ tình, nữ cao màu sắc.Giọng nữ cao kịch tính vang khoẻ trên toàn bộ âm vực, ở phần thấp, âm
sắc hơi giống nữ trung Giọng nữ cao trữ tình có âm sắc mềm mại, uyển
chuyển
Trong các vở nhạc kịch người ta thường viết cho loại giọng này ở các vai
nữ hát giọng cao Giọng nữ cao màu sắc (coloratuta) rất nhẹ nhàng, linh hoạt,
âm sắc trong sáng, có khả năng hát tốt những âm nảy (staccato) ở âm khu cao
để thể hiện niềm vui sướng hoặc tiếng chim hót…
Đặc điểm của giọng nữ cao
Các giọng nữ chia ra làm ba âm vực: âm vực thấp nhất là âm vực ngực,
âm vực ở giữa, gồm những nốt ở khoảng trung của giọng là âm vực hỗn hợp,
âm vực cao là âm vực giọng óc Nếu như ở các giọng nam, âm vực của giọng
ngực chiếm khoảng một bát độ rưỡi, thì ở các giọng nữ, âm vực ngực chỉ giới
Trang 30hạn ở vài nốt thấp nhất của giọng Giọng nữ trầm là giọng có âm vực ngựcrộng nhất trong số các giọng nữ, nhưng cũng chỉ chiếm khoảng gần mộtquãng 5 Còn ở giọng nữ cao, âm vực ngực chỉ chiếm khoảng một quãng 3.Phần trên của âm vực giọng ngực là âm vực giọng hỗn hợp Nhữngngười chưa nắm được kỹ thuật thanh nhạc thường cảm thấy khó hát ở âm vựcnày Âm vực giọng hỗn hợp chiếm khoảng một bát độ Cuối cùng là âm vựcgiọng óc Như vậy phần cơ bản của âm vực các giọng nữ là âm khu hỗn hợp.
Âm vực của các giọng nữ, cũng như của các giọng nam, được tạo nên donhững hoạt động ở những mức độ khác nhau của cơ quan phát âm, chủ yếu làthanh đới Ở âm vực ngực của các giọng nữ, thanh đới hoạt động giống như ở
âm khu ngực của các giọng nam, nghĩa là thanh đới khép kín và rung lên toànphần Ở âm vực giữa, tức phần chủ yếu các âm vực của giọng nữ, thanh đớihoạt động theo kiểu giọng hỗn hợp của các giọng nam Còn hoạt động của cơquan phát âm ở âm vực giọng óc thì giống như ở âm vực giọng giả của cácgiọng nam
Sự khác nhau giữa các âm vực giọng nữ và nam là ở chỗ: âm vực giọnghỗn hợp của các giọng nữ mang tính chất tự nhiên, sẵn có, còn giọng hỗn hợpcủa giọng nam chỉ có được bằng cách tập âm thanh “đóng” mà thôi
Giọng óc của các giọng nữ cao có thể coi như sự phát triển cao của giọnghỗn hợp, khó phân biệt ở chỗ chuyển giọng, và chỉ thay đổi chủ yếu về âmlượng
Giọng óc của giọng nữ cao chỉ biểu lộ sự khác nhau một cách rõ rệt sovới giọng hỗn hợp ở những nốt cao nhất của giọng hát
1.2 Khái quát quá trình hình thành và phát triển nghệ thuật thanh nhạc tại Việt Nam
Âm nhạc Việt Nam đã trải qua quá trình giao lưu tiếp biến với các nền
âm nhạc của các dân tộc, các nền văn hoá khác Theo các nhà nghiên cứu, vănhoá Việt Nam nói chung, âm nhạc Việt Nam nói riêng đã trải qua hai lần tiếpxúc
Trang 31với văn hóa của các dân tộc khác Ở lần tiếp xúc thứ nhất, âm nhạc Việt Namgiao lưu, tiếp xúc với văn hóa, âm nhạc Trung Hoa, Ấn Độ… Lần giao lưu,tiếp xúc này dù sao cũng đã diễn ra trong cùng một nền chung của văn hóaphương Đông Lần tiếp xúc thứ hai với văn hoá, âm nhạc phương Tây thôngqua văn hóa, âm nhạc Pháp mang tính chất “bước ngoặt”, làm biến đổi cácphương thức biểu đạt thanh nhạc và khí nhạc Việt Nam.
1.2.1 Giai đoạn hình thành nghệ thuật thanh nhạc ở Việt Nam
Giai đoạn hình thành và phát triển của nghệ thuật thanh nhạc ở Việt Namgắn liền với quá trình giao lưu, tiếp xúc với văn hóa, âm nhạc phương Tâythông qua văn hóa, âm nhạc Pháp, khi xã hội Việt Nam đã chuyển từ chế độphong kiến sang chế độ thuộc địa với sự phát triển của công nghiệp, thươngnghiệp, đô thị Những thay đổi về đời sống xã hội cùng những đòi hỏi về việcthưởng thức âm nhạc của những thành phần, giai cấp trong xã hội là một trongnhững tiền đề để nghệ thuật thanh nhạc Việt Nam xuất hiện
Sự xuất hiện của nghệ thuật thanh nhạc Việt Nam không tách rời khỏinghệ thuật sáng tác các tác phẩm thanh nhạc Năm 1937 một số nhạc sĩ mớitập hợp nhau lại để trao đổi những sáng tác ca khúc của mình và đến năm
1938, những ca khúc Việt Nam đầu tiên mới được trình diễn trước côngchúng Sở dĩ ca khúc Việt Nam xuất hiện vào thời điểm trên bởi vì trong xãhội xuất hiện những thành phần, giai cấp mới, đó là giai cấp công nhân, giaicấp tư sản, tầng lớp tiểu tư sản, học sinh sinh viên, công chức, trí thức, nhữngthành phần, tầng lớp mới ngày càng phát triển đông đảo về số lượng Từnhững năm 1937, ở Việt Nam xuất hiện một phong trào sáng tác mới, gọi là
“Âm nhạc cải cách” với các tác phẩm Bình minh của Nguyễn Xuân Khoát,
Một kiếp hoa của Nguyễn Văn Tuyên (nhạc) và Nguyễn Văn Cồn (lời), Tiếng đàn khuya của Lê Thương cùng các tác giả khác như Phạm Đăng Hinh, Thẩm
Oánh…
Trang 32Cùng với những sáng tác mới, các ban nhạc, nhóm nhạc cũng được thànhlập, âm nhạc “mới” đã trở thành một phần không thể thiếu trong các cuộc vui,trong các buổi dạ hội thường được tổ chức để quyên góp tiền làm từ thiện.
Âm nhạc mới ngày càng phát triển, nhận được sự ủng hộ từ nhiều trường lớptrong xã hội Sự thể hiện những sáng tác mới đã đòi hỏi thành phần diễnxướng mới, là những người có chất giọng, yêu thích âm nhạc “mới” và có khảnăng ca hát… đây chính là cơ sở hình thành đội ngũ ca sỹ chuyên nghiệp ởViệt Nam, khác với những nghệ nhân hát các bài dân ca hoặc các thể loại âmnhạc truyền thống khác như tuồng, chèo…
Sở dĩ ca khúc Việt Nam xuất hiện vào thời điểm trên bởi vì khi đó, xãhội Việt Nam đã chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ thuộc địa với sựphát triển của công nghiệp, thương nghiệp, đô thị Trong xã hội xuất hiệnnhững thành phần, giai cấp mới, đó là giai cấp công nhân, giai cấp tư sản,tầng lớp tiểu tư sản học sinh sinh viên, công chức, trí thức, những thành phần,tầng lớp mới này ngày càng phát triển đông đảo về số lượng Chính nhữngthay đổi về đời sống xã hội cùng những đòi hỏi về việc thưởng thức âm nhạccủa những thành phần, giai cấp mới này cũng là một trong những tiền đề để cakhúc Việt Nam xuất hiện
Ngoài ra, ca khúc Việt Nam xuất hiện còn chịu sự tác động mạnh mẽ từviệc phát triển của các loại hình nghệ thuật khác như sân khấu, điện ảnh, đặcbiệt là trào lưu văn xuôi lãng mạn trong văn học và phong trào thơ mới Nghệthuật âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam nói chung, thanh nhạc nói riêng đượcphát triển một cách bài bản phải đợi đến thời điểm năm 1956, sau khi hoàbình lập lại ở miền Bắc, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà còn non trẻ đãthành lập Trường Âm nhạc Việt Nam tại Hà Nội Trong số các khoa chuyênmôn của nhà trường có khoa thanh nhạc Ngay từ những khoá đầu tiên, khoathanh nhạc của nhà trường đã đào tạo những nghệ sỹ biểu diễn tên tuổi củanghệ thuật âm
Trang 33nhạc chuyên nghiệp Việt Nam như Quý Dương, Trần Hiếu, Thuý Hiền,Thương Huyền, Thanh Đính…
Cùng với việc thành lập trường âm nhạc, hàng loạt các đoàn nghệ thuậtchuyên nghiệp cũng được thành lập trong khoảng thời gian này: Đoàn ca nhạcĐài tiếng nói Việt Nam (1949); Đoàn Ca múa Quân đội nhân dân Việt Nam(1951); Nhà hát Ca-Múa-Nhạc Việt Nam (1951); Nhà hát Giao hưởng-Nhạc-
Vũ kịch Việt Nam (1959); Trường Nghệ thuật quân đội (1955)
Từ sau năm 1975, việc đào tạo âm nhạc nói chung, thanh nhạc nói riêng
đã được phát triển rộng rãi trên toàn quốc Ngoài các cơ sở đào tạo là cáctrường Trung cấp Văn hoá nghệ thuật của hầu hết các tỉnh thành trong toànquốc, đào tạo âm nhạc, thanh nhạc đỉnh cao là Học viện âm nhạc quốc giaViệt Nam tại Hà Nội; Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh và Học viện âmnhạc Huế Ngoài ra, còn các cơ sở đào tạo của quân đội và các trường Đại họckhác được phép đào tạo ngành thanh nhạc (Đại học Sài Gòn, Đại học VănHiến, Đại học Thăng Long, Đại học Văn Lang, Đại học Hutech Thành phố HồChí Minh…)
1.2.2 Giai đoạn phát triển đội ngũ nghệ sĩ thanh nhạc ở Việt Nam
Trải qua hơn nữa thế kỷ hình thành và phát triển, cho đến nay ở ViệtNam đã có được một đội ngũ đông đảo các thế hệ nghệ sĩ là giảng viên thanhnhạc, tham gia đào tạo thanh nhạc tại các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp trên cảnước Một trong những cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, chính quy có tầm ảnhhưởng sâu rộng đến nghệ thuật thanh nhạc của nước ta đó chính là Trường
Âm nhạc Việt Nam, nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Những năm đầu hình thành, trường Âm nhạc Việt Nam đã có sự thamgia giảng dạy của chuyên gia từ các nước như Liên Xô, Trung Quốc, TriềuTiên Từ khoá đầu tiên, nhà trường đã đào tạo được một đội ngũ những ca sĩchuyên nghiệp và những người nghệ sĩ ấy đã góp phần to lớn trong suốtnhững năm
Trang 34chiến tranh dành độc lập cho dân tộc Họ đã trở thành những nghệ sĩ thanhnhạc chuyên nghiệp đầu tiên của âm nhạc Việt Nam hiện đại.
Các nghệ sĩ thanh nhạc những khoá đầu của nhà trường có thể kể đến:Quý Dương, Trần Hiếu, Thuý Huyền, Thanh Đính, Văn Cẩn, Quỳnh Giao,Cao Từ Hậu (Khoá I); Thanh Loan, Nguyệt Anh (Khoá II); Nguyễn TrungKiên (Khoá II)…
Ngoài ra, các sinh viên, nghệ sĩ, giảng viên thanh nhạc của nhà trườngcòn được nhà nước cử đi học ở nước ngoài như: Hồ Mộ La, Quang Hưng,Thanh Trì, Trung Kiên, Dương Phú, Trọng Khanh, Kiều Hưng, Trọng Khang,Thư Hương (Liên Xô); Mai Khanh, Lô Thanh (Trung Quốc); Quốc Trụ, GiaKhánh (Bulgari),v.v Những nghệ sĩ này đã không chỉ biểu diễn, mà còn thamgia vào việc đào tạo những lớp nghệ sĩ kế cận, góp phần quan trọng trong sựphát triển nghệ thuật thanh nhạc của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại
Để việc đào tạo thanh nhạc có thể phát triển một cách bài bản, các cơ sởđào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp trong cả nước đã có chương trình đào tạo
và giáo trình thanh nhạc Chương trình đào tạo này đã được Bộ Văn hoá –Thông tin và Bộ Giáo dục & đào tạo chỉ đạo trong việc biên soạn giáo trìnhkhung bậc trung học và bậc đại học với những quy định cụ thể về học tập, thi
cử cho từng năm học, cho từng loại giọng và được tổ chức đánh giá, nghiệmthu
1.3 Đào tạo thanh nhạc ở trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Tp.
Hồ Chí Minh
Trường CĐVHNT – TP HCM có tiền thân từ Trường Nghiệp vụ Vănhoá Thông tin được thành lập năm 1975 Sau đó đến năm 1986 Trường đượcdời về địa chỉ số 5 Nam Quốc Cang, Quận 1 và được lấy tên là trườngCĐVHNT – TP HCM Với tiêu chí khai thác mọi tiềm năng để từng bướctiến lên xây dựng
Trang 35một môi trường đào tạo Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch vững mạnh của khuvực phía Nam.
Suốt 46 năm (1975 – 2023), trường CĐVHNT – TP HCM đã và đangbước đi theo tầm nhìn của mình, để trở thành một trường đạt chuẩn cấp quốcgia và quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài các lĩnh vực vănhoá, nghệ thuật, du lịch Đồng thời thực hiện nghiên cứu, sáng tạo nghệ thuậtgắn liền đào tạo với phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế dựa trên 4giá trị cốt lõi: Nhân văn (Humanity), Năng động (Competency), Sáng tạo(Creativity) và Toả sáng (Alight)
Trường CĐVHNT – TP HCM hiện nay bao gồm 5 khoa: Khoa Văn hoá,Khoa Âm nhạc, Khoa Du lịch, Khoa Sân khấu, Khoa Mỹ thuật; 1 Bộ môn:Kiến thức cơ sở căn bản cùng các Phòng, Ban ngành
1.3.1 Khoa Âm nhạc
Khoa Âm nhạc (trường CĐVHNT – TP HCM) được thành lập vào năm
1985 với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cơ quan văn hoá quận,huyện, xí nghiệp, trường học Đến năm 1990, cùng với sự phát triển chungcủa thành phố và sự thay đổi của nhà trường trong thời kỳ đổi mới, Khoa Âmnhạc được xem là một trong những khoa mũi nhọn của nhà trường và trongnhiều năm qua đã trở thành một “thương hiệu” đào tạo có uy tín, chuyên đàotạo ngành Thanh nhạc Khoa Âm nhạc với chức năng chính là tham mưu, tổchức thực hiện giảng dạy, quản lý đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa họcngành Thanh nhạc và Sư phạm Âm nhạc
Ở nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng: Khoa Âm nhạc tổ chức thực hiện cáchoạt động đào tạo ngành Thanh nhạc, Sư phạm Âm nhạc và các chương trình,
đề án liên quan đến lĩnh vực âm nhạc Đồng thời, kết hợp tổ chức đào tạo, bồidưỡng
Trang 36năng khiếu âm nhạc cho các cá nhân, tổ chức, đơn vị theo yêu cầu của Nhàtrường, của Ngành và xã hội.
Ở nhiệm vụ nghiên cứu khoa học: Khoa Âm nhạc nghiên cứu, cải tiếnphương pháp giảng dạy, học tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Đồng thờibiên soạn giáo trình, đề cương môn học, mô đun, tài liệu tham khảo chuyênngành Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và sáng tạonghệ thuật phục vụ công tác giảng dạy Hướng dẫn hoạt động nghiên cứukhoa học thuộc lĩnh vực biểu diễn và giảng dạy sinh viên Phối hợp với cácđơn vị liên quan thực hiện các dự án, chương trình hợp tác trong và ngoàinước về đào tạo, nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực liên quan đến Âm nhạc.Trong đó ngành Thanh nhạc, có nhiệm vụ cung cấp những kiến thức, kĩnăng không chỉ ở chuyên ngành Thanh nhạc mà còn giảng dạy những kiến thức,
kỹ năng giúp sinh viên xác định được vai trò, vị trí khi tham gia biểu diễn cácchương trình nghệ thuật, kiến thức cơ bản về chính trị, văn hoá, xã hội, phápluật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất Kèm theo đó là kiến thức, kỹ năng
về các ngành nghề nghệ thuật trình diễn sân khấu, nghệ thuật múa, trang điểm,trang phục
Cơ cấu khoa Âm nhạc hiện nay có 50 giảng viên gồm: 12 giảng viênbiên chế và 38 giảng viên thỉnh giảng Trong đó, có các giảng viên về Thanhnhạc, Lý thuyết Âm nhạc và giảng viên đệm đàn piano Có 45 giảng viênThanh nhạc với các trình độ Thạc sĩ, Cử nhân âm nhạc tốt nghiệp từ cáctrường âm nhạc có uy tín như Nhạc viện Tp Hồ Chí Minh, Đại học Quân Đội,Đại học Sài Gòn,…Trong đó, có 5 giảng viên đang theo học chương trình Caohọc tại Nhạc viện Tp Hồ Chí Minh Đây chính là một phần điều kiện thuậnlợi cho ngành thanh nhạc của nhà trường ngày một tốt hơn khi các giảng viênluôn không ngừng trau dồi kinh nghiệm, tri thức, trình độ của chính bản thânmình
Cơ sở vật chất tại trường: có thể sử dụng tối đa 16 phòng học dành chosinh viên khoa Âm nhạc cùng một lúc để học Thanh nhạc, Lý thuyết âm nhạc
Trang 37cũng như thực hành tại phòng đa năng, phòng thu âm Ở mỗi phòng họcThanh nhạc đều được trang bị gương lớn và hệ thống phòng được cách âm.Mỗi phòng học sẽ có 1 piano cơ hoặc 1 piano điện.
Nếu ngày trước ước mơ được hát chỉ có trong suy nghĩ thì ngày nay chìakhóa để mở cánh cổng mơ ước đã rất gần và nằm trong tầm tay các bạn sinhviên khi đến với ngành Thanh nhạc Với sự kết hợp đào tạo theo xu thế đổimới phù hợp với thực tiễn, khoa Âm nhạc đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ ca
sĩ đoạt giải thưởng cao trong các cuộc thi như: Sao Mai, Tiếng hát truyền hình
Tp HCM, Giọng hát hay của đài phát thanh Tp HCM như: Đông Đào (giảinhất tiếng hát truyền hình Tp HCM năm 1991) Hoàng Thơ (giải nhì tiếng háttruyền hình Tp HCM năm 1992), Đông Quân (giải ba tiếng hát truyền hình
Tp HCM năm 2003), Khánh Ngọc (giải nhất tiếng hát truyền hình Tp HCMnăm 2004), Hải Yến (giải nhất tiếng hát truyền hình Tp HCM năm 2005), HàThế Dũng (giải nhất cuộc thi Giọng hát hay của đài phát thanh năm 2012, đạidiện khu vực miền Nam thi chung kết Sao Mai toàn quốc năm 2015), NguyễnThị Kiều Oanh (giải nhì cuộc thi Ngôi sao phương Nam năm 2015)
Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã nhanh chóng khẳng định được khảnăng trên thị trường âm nhạc chuyên nghiệp như: Kỳ Phương (nhóm Techno),Thu Thuỷ, Ngô Kiến Huy, Hạnh Nguyễn, Dương Ngọc Thái, ca sĩ Phù VạnNam Hương, ca sĩ Lê Xuân Nghi…
1.3.2 Chương trình đào tạo thanh nhạc
Mục tiêu của khoa Âm nhạc trường CĐVHNT – TP HCM đề ra:
Thứ 1, sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng hát được một số thể loại
âm nhạc theo các phong cách: âm hưởng dân gian, ca khúc cách mạng ViệtNam, trữ tình, Pop, Rock, Jazz, R&B, Dance, Soul… với phong cách biểudiễn phù hợp với sân khấu nhạc nhẹ ở các hình thức đơn ca, hát nhóm kết hợp
vũ đạo
Trang 38Thứ 2, có đủ kiến thức âm nhạc và khả năng về chuyên môn để làm việctại các đoàn nghệ thuật, các trung tâm Văn hoá các cấp.
Chương trình đào tạo thanh nhạc của khoa Âm nhạc sẽ diễn ra trong 3năm, 6 học kì và mỗi học kì gồm 24 buổi Sinh viên sẽ được thực hành vớigiáo viên đệm đàn piano: 6 buổi Bên cạnh đó, sinh viên được sử dụng nhạcnền (playback) để thực hành trên lớp cũng như tại nhà Ngoài ra, sinh viênđược đăng ký với khoa Âm nhạc để hát với band nhạc hoặc các nhạc cụacoustic, làm playback với bản phối của riêng mình để có thể đạt được chấtlượng tốt nhất trong quá trình học và thực hành biểu diễn trên sân khấu củacác học kỳ thanh nhạc với sự sáng tạo và chủ động Những tiêu chí, nhữngquy định sinh viên phải hát với nhạc cụ gì, nơi thực hành, số lượng bài cụ thể
để đánh giá năng lực của sinh viên qua các học kì thông qua bảng tổng hợpnội dung thi thực hành chuyên môn qua các học kì và thi tốt nghiệp (phụ lục
1.3.3 Sự khác nhau giữa giảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam với các
thể loại ca khúc khác (ca khúc cổ điển, dân ca, nhạc nhẹ…)
Sự khác nhau giữa giảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam và thể loại
ca khúc cổ điển là rất rõ ràng.
Đầu tiên, ca khúc cách mạng Việt Nam thường mang thông điệp chínhtrị, tuyên truyền ý nghĩa của cuộc cách mạng và sự đoàn kết của nhân dân.Trong khi đó, ca khúc cổ điển thường tập trung vào tình yêu, tình cảm và cácchủ đề phi chính trị
Trang 39Thứ hai, trong giảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam, GV cần giảithích ý nghĩa của từng từ, câu trong ca khúc để SV hiểu rõ thông điệp của bàihát Trong khi đó, giảng dạy ca khúc cổ điển thường tập trung vào kỹ thuật
âm nhạc, như cách phát âm, đọc tiết tấu và cảm xúc trong việc truyền đạt bàihát
Cuối cùng, ca khúc cách mạng Việt Nam thường có giai điệu đơn giản,
dễ hát và dễ nhớ, nhằm tạo điều kiện cho mọi người tham gia hát cùng nhau.Trong khi đó, ca khúc cổ điển thường có cấu trúc phức tạp hơn, yêu cầu kỹthuật cao và thường được biểu diễn bởi các ca sĩ chuyên nghiệp
Tóm lại, sự khác nhau giữa giảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam vàthể loại ca khúc cổ điển nằm ở nội dung, ý nghĩa, kỹ thuật âm nhạc và mụctiêu của giảng dạy
Sự khác nhau giữa giảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam và ca khúc dân ca nằm ở nội dung và mục đích của hai thể loại này.
Ca khúc cách mạng Việt Nam thường được sáng tác và truyền bá nhằmmục đích tuyên truyền, kêu gọi và động viên người dân tham gia vào cuộccách mạng, đấu tranh cho độc lập, tự do và chủ quyền của đất nước Các cakhúc cách mạng thường có nội dung chính là những câu chuyện về chiếncông, tình yêu quê hương, lòng yêu nước và tình đoàn kết của nhân dân.Trong khi đó, ca khúc dân ca thể hiện những giá trị văn hóa, truyềnthống và tâm hồn của người dân trong từng vùng miền Ca khúc dân cathường được truyền miệng qua nhiều thế hệ và thể hiện những câu chuyện vềcuộc sống, tình yêu, công việc và những truyền thống văn hóa đặc trưng củatừng dân tộc
Về phương pháp giảng dạy, giảng viên có thể sử dụng các phương pháptương tự nhau như phân tích tổng hợp, so sánh, phỏng vấn, quan sát sư phạm,chuyên gia để nắm bắt yếu tố đặc trưng của từng thể loại ca khúc và áp dụng
kỹ thuật thanh nhạc để xử lý tác phẩm sao cho hiệu quả nhất Tuy nhiên, trong
Trang 40quá trình giảng dạy ca khúc cách mạng, giảng viên cần chú trọng đến việctruyền đạt thông điệp cách mạng và tinh thần đấu tranh cho độc lập, tự do vàchủ quyền của đất nước Trong khi đó, giảng dạy ca khúc dân ca cần tôn trọng
và bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống của từng dân tộc và vùng miền
Sự khác nhau giữa giảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam và ca khúc nhạc nhẹ nằm ở nội dung, phong cách và mục đích của hai thể loại này.
Giảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam thường tập trung vào việctruyền đạt thông điệp cách mạng, tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc Cakhúc cách mạng thường có nội dung chính trị sâu sắc, thể hiện tình yêu vàlòng trung thành với Đảng và nhà nước Phong cách biểu diễn của ca khúccách mạng thường trang trọng, truyền cảm và mang tính chất tập thể
Trong khi đó, ca khúc nhạc nhẹ thường tập trung vào việc thể hiện tìnhyêu, tình cảm cá nhân và cuộc sống hàng ngày Ca khúc nhạc nhẹ có nội dung
đa dạng, từ tình yêu, hạnh phúc đến những trải nghiệm cá nhân Phong cáchbiểu diễn của ca khúc nhạc nhẹ thường nhẹ nhàng, sôi động và mang tính chất
cá nhân Dù có sự khác nhau về nội dung, phong cách và mục đích, cả hai thểloại ca khúc đều có giá trị và đóng góp quan trọng trong văn hóa âm nhạc củaViệt Nam
Thực trạng sinh viên
Tính từ thời điểm bắt đầu nghiên cứu luận văn tại trường CĐVHNT –
TP HCM có 140 sinh viên năm 3 bao gồm 65 sinh viên Nam (chiếm 46%) và
75 sinh viên Nữ (chiếm 54%) trong tổng số các sinh viên năm 3 đang học tạikhoa Âm nhạc Trong 75 sinh viên Nữ có 45 giọng Nữ cao (chiếm 32%) vàđược chia theo hai loại giọng: Nữ cao trữ tình (chiếm 30%) và Nữ cao màusắc (chiếm 2%) theo bảng khảo sát