VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở NÔNG THÔN HIỆN NAYVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở NÔNG THÔN HIỆN NAYVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở NÔNG THÔN HIỆN NAYVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở NÔNG THÔN HIỆN NAYVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở NÔNG THÔN HIỆN NAYVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở NÔNG THÔN HIỆN NAYVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở NÔNG THÔN HIỆN NAYVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở NÔNG THÔN HIỆN NAYVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở NÔNG THÔN HIỆN NAYVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở NÔNG THÔN HIỆN NAYVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở NÔNG THÔN HIỆN NAYVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở NÔNG THÔN HIỆN NAYVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở NÔNG THÔN HIỆN NAYVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở NÔNG THÔN HIỆN NAYVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở NÔNG THÔN HIỆN NAYVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở NÔNG THÔN HIỆN NAYVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở NÔNG THÔN HIỆN NAYVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở NÔNG THÔN HIỆN NAYVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở NÔNG THÔN HIỆN NAYVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở NÔNG THÔN HIỆN NAYVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở NÔNG THÔN HIỆN NAYVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở NÔNG THÔN HIỆN NAYVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở NÔNG THÔN HIỆN NAYVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở NÔNG THÔN HIỆN NAYVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở NÔNG THÔN HIỆN NAYVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở NÔNG THÔN HIỆN NAYVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở NÔNG THÔN HIỆN NAY
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
==========================
TRẦN THỊ VIỆT HOÀI
VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN
TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
Ở NÔNG THÔN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
HÀ NỘI – 2024
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Đặng Nguyên Anh
Phản biện 1: GS.TS Đặng Cảnh Khanh
Phản biện 2: PGS.TS Hoàng Thị Nga
Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa
Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp
Học viện họp tại Học viện Khoa học xã hội
Vào lúc giờ phút, ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
-Thư viện quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của luận án
Vấn đề phát triển kinh tế, thoát/ giảm nghèo cho người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, các nhóm dân cư sống ở khu vực nông thôn vùng sâu, vùng xa Việt Nam một thập kỷ qua đã đạt những thành tựu kích lệ Để có được những thành tựu đó, bên cạnh nỗ lực từ chính mỗi
hộ gia đình và mỗi người dân phải kể đến vai trò hỗ trợ, giúp đỡ từ các
tổ chức, các nhà hảo tâm, thiện nguyện trong đó tổ chức Phi lợi nhuận
là một chủ thể quan trọng
Hoạt động của các tổ chức Phi lợi nhuận có xu hướng chuyển từ hình thức viện trợ nhân đạo, từ thiện, sang hỗ trợ phát triển theo phương châm “nhà nước và dân cùng làm”, đề cao vai trò chia sẻ trách nhiệm cùng với chính quyền, cung ứng các dịch vụ xã hội, cung cấp việc làm, cải thiện sinh kế, hỗ trợ các nhu cầu cơ bản cho những nhóm dân cư mà nhà nước và thị trường không làm hoặc làm không hiệu quả
Tuy có vai trò tích cực như vậy song hoạt động của các tổ chức Phi lợi nhuận vẫn gặp một số khó khăn do hai nhóm nguyên nhân cơ bản: 1/ nhận thức của các cấp chính quyền và người dân còn hạn chế; 2/ chính sách pháp luật hiện nay về lĩnh vực còn bất cập, thiếu đồng bộ
Nghiên cứu sinh chọn đề tài “Vai trò của tổ chức phi lợi nhuận trong phát triển cộng đồng ở nông thôn hiện nay” bởi một mặt, nhận thức
rõ được tính cấp thiết của việc chỉ rõ vai trò, thực trạng và các yếu tố gây khó khăn cho hoạt động của các tổ chức Phi lợi nhuận; mặt khác, nhận thấy các nghiên cứu ở Việt Nam về chủ đề này hiện nay còn khá hạn chế Hy vọng kết quả và phát hiện của luận án không chỉ làm sáng tỏ thực trạng mà còn góp phần mang lại cơ hội và động lực để các tổ chức Phi lợi nhuận đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển nông thôn, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và hiện thực hóa khát vọng hùng cường của Việt Nam
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu
Nghiên cứu nhằm đề xuất khuyến nghị giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các tổ chức phi lợi nhuận trong phát triển cộng đồng ở nông thôn những năm tới
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để có thể thực hiện được mục tiêu nói trên, luận án xác định một số nhiệm vụ cụ thể sau đây:
Trang 4+ Tổng quan tình hình nghiên cứu về các đặc điểm, vai trò cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của tổ chức phi lợi nhuận để kế thừa các kết quả từ những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước + Hình thành cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu, làm rõ và thao tác hóa các khái niệm, hình thành cơ sở lý thuyết và khung phân tích của luận án
+ Chiết xuất và phân tích số liệu Đề tài khoa học cấp quốc gia
về “Tổ chức phi lợi nhuận trong phát triển xã hội và quản lý xã hội ở
Việt Nam” nhằm nhận diện thực trạng vai trò và các yếu tố ảnh hưởng
đến vai trò của các tổ chức phi lợi nhuận trong phát triển cộng đồng ở nông thôn
+ Để xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các tổ chức phi lợi nhuận trong phát triển cộng đồng ở nông thôn những năm tới
3 Câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu
3.1 Câu hỏi nghiên cứu
Căn cứ và mục tiêu, nhiệm vụ và các vấn đề nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:
Câu hỏi 1: Thực trạng hoạt động của các tổ chức phi lợi nhuận
trong phát triển cộng đồng ở nông thôn như thế nào?
Câu hỏi 2: Tổ chức phi lợi nhuận đang thực hiện những vai trò
gì trong phát triển cộng đồng ở nông thôn hiện nay?
Câu hỏi 3: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc thực hiện vai
trò phát triển cộng đồng ở nông thôn của các tổ chức phi lợi nhuận?
3.2 Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Các tổ chức phi lợi nhuận hoạt động khá phổ biến
ở nông thôn Việt Nam, được người dân biết đến trong việc phát triển cộng đồng và hỗ trợ các nhóm yếu thế
Giả thuyết 2: Các tổ chức phi lợi nhuận có vai trò cầu nối kết nối,
phát triển và huy động nguồn lực, nâng cao năng lực cho các cộng đồng
ở nông thôn
Giả thuyết 3: Vai trò phát triển cộng đồng ở nông thôn của
các tổ chức phi lợi nhuận chịu chi phối bởi nhiều yếu tố: nhận thức, thái độ và nhu cầu của cộng đồng; năng lực, trình độ của các tổ chức phi lợi nhuận; hệ thống chính sách, pháp luật liên quan
4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của luận án 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của tổ chức phi lợi nhuận trong phát triển phát triển cộng
Trang 5đồng ở nông thôn
4.2 Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu được chia thành 2 nhóm:
+ Nhóm 1: Người dân tại cộng đồng nông thôn ở các tỉnh khảo sát + Nhóm 2: Đại diện một số tổ chức phi lợi nhuận có hoạt động tại các địa phương khảo sát
4.3 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án tập trung tìm hiểu vai trò cầu nối, kết nối,
huy động nguồn lực, nâng cao năng lực và hỗ trợ cộng đồng của các
tổ chức phi lợi nhuận, một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các vai trò phát triển cộng đồng này
Về không gian: Khảo sát nghiên cứu tại 12 xã nông thôn thuộc
địa bàn 6 tỉnh/thành: Tuyên Quang, Nam Định, Thanh Hóa, Lâm Đồng, Bình Phước và Cần Thơ
Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu vai trò của các tổ
chức phi lợi nhuận trong giai đoạn 2017-2022
5 Đóng góp mới của luận án
Về khoa học, đóng góp của luận án được thể hiện qua các kết quả thực nghiệm và vận dụng cơ sở lý thuyết của nghiên cứu Thông qua phân tích dữ liệu định lượng và định tính, kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ vai trò của tổ chức phi lợi nhuận trong phát triển cộng đồng ở nông thôn, đồng thời nhận diện được các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các vai trò này ở cộng đồng nông thôn hiện nay Các yếu tố liên quan đến nhận thức, thái độ, nhu cầu của cộng đồng, nguồn lực và vị trí pháp lý của
tổ chức phi lợi nhuận, trình độ năng lực của nhân viên của tổ chức phi lợi nhuận, các yếu tố về hoạt động truyền thông giáo dục và thể chế chính sách của nhà nước được luận án tìm hiểu khi xem xét vai trò của các tổ chức phi lợi nhuận Nội dung này chưa được làm rõ trong các công trình nghiên cứu trước đây ở Việt Nam
Địa bàn khảo sát bao gồm 12 xã thuộc 6 tỉnh là một mẫu khảo sát tương đối lớn được trải rộng tại nhiều vùng miền khác nhau Theo
đó, các kết quả nghiên cứu có tính khái quát và độ tin cậy cao hơn Tùy theo đặc điểm và tình hình phát triển kinh tế-xã hội tại mỗi địa phương mà vai trò của tổ chức phi lợi nhuận được thực hiện khác nhau Những phát hiện về mức độ nhận biết và tham gia của người dân trong cộng đồng, vận dụng các kiến thức, kỹ thuật có được qua các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức từ các tổ chức phi lợi nhuận cũng phản ánh những kết quả mới của nghiên cứu Trên cơ sở đó, luận án
Trang 6đề xuất một số kiến nghị, giải pháp từ góc nhìn xã hội học nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các tổ chức phi lợi nhuận trong phát triển cộng đồng ở nông thôn
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận án vận dụng một số luận điểm chính của các lý thuyết nghiên cứu như lý thuyết phát triển cộng đồng, lý thuyết quyền con người để lý giải vai trò của các tổ chức phi lợi nhuận trong phát triển cộng đồng ở nông thôn hiện nay Việc áp dụng phù hợp các luận điểm góp phần đặt ra yêu cầu chia sẻ trách nhiệm giữa các chủ thể nhà nước, thị trường, xã hội, cộng đồng, người dân ở nông thôn trong quá trình phát triển Đề tài luận án làm sáng tỏ việc thực hiện các vai trò hỗ trợ của tổ chức phi lợi nhuận như một xu hướng đúng đắn và cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức này trong phát triển cộng đồng ở nông thôn Từ kết quả nghiên cứu, luận án sẽ góp phần hình thành những tri thức mới về phát triển xã hội và quản lý phát triển
xã hội, đồng thời gợi mở thêm các hướng nghiên cứu xã hội học tiếp theo về tổ chức phi lợi nhuận và những vấn đề mà các tổ chức này có thể cùng chia sẻ, chung tay gánh vác, giải quyết ở cộng đồng
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của luận án được đúc kết từ nghiên cứu xã hội học thực nghiệm, nhằm làm rõ vai trò của các tổ chức phi lợi nhuận trong phát triển cộng đồng ở nông thôn nước ta Cụ thể đó là các vai trò cầu nối, kết nối, hỗ trợ huy động nguồn lực và nâng cao năng lực cộng đồng
và những yếu tố có ảnh hưởng đến việc thực hiện các vai trò này trên thực tế Luận án đã chỉ ra được hiện trạng thực hiện các vai trò của tổ chức phi lợi nhuận trong phát triển cộng đồng ở nông thôn, từ đó đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các
tổ chức này
Luận án còn góp phần cung cấp thông tin và các bằng chứng khoa học cho việc hoạch định chính sách, pháp luật hiện hành Qua
đó, có thể có những điều chỉnh phù hợp với đặc thù hoạt động của các
tổ chức phi lợi nhuận ở nông thôn trong thời gian tới
Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể là tư liệu hữu ích cho công tác đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực xã hội học nông thôn,
xã hội học phát triển, xã hội học tổ chức, xã hội học quản lý,… hiện đang đặt ra rất nhiều vấn đề xã hội học
Trang 77 Hạn chế của luận án
Bên cạnh những ưu điểm, luận án cũng tồn tại một số hạn chế nhất định cần được chỉ ra Do đây là một nghiên cứu xã hội học tại nông thôn nên luận án chủ yếu tập trung tìm hiểu hoạt động hỗ trợ phát triển của các tổ chức phi lợi nhuận tại các cộng đồng khảo sát Luận
án sử dụng, chiết xuất và phân tích bộ số liệu của Đề tài khoa học cấp quốc gia “Tổ chức phi lợi nhuận trong phát triển xã hội và quản lý phát triển
xã hội ở Việt Nam” mã số KX01.23/16-20 (do PGS.TS Nguyễn Đức Chiện làm chủ nhiệm, Viện Xã hội học là cơ quan chủ trì) và đã được cho phép sử dụng bộ số liệu này
Tuy nhiên, khác với các kết quả của đề tài trên, luận án tập trung
đi sâu phân tích vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện vai trò của tổ chức phi lợi nhuận tại cộng đồng nông thôn vốn là địa bàn hoạt động chủ yếu của các tổ chức phi lợi nhuận Do đó, kết quả của luận án chưa thể cho thấy được bức tranh toàn cảnh về các tổ chức phi lợi nhuận cũng như vai trò của các tổ chức này trong phát triển cộng đồng trên phạm
vi cả nước (bao gồm cả khu vực đô thị) Tuy nhiên, với quy mô mẫu tương đối lớn nên kết quả phân tích của luận án cho phép thực hiện các tính toán thống kê (xem đặc điểm mẫu nghiên cứu được trình bày tại chương 2 của luận án) Ngoài ra, dịch bệnh Covid-19 bùng phát và kéo dài trong các năm 2020-2021 đã hạn chế việc di chuyển, đi lại để thực hiện kế hoạch phỏng vấn của nghiên cứu sinh với các tổ chức phi lợi nhuận tại một số địa phương khảo sát Phần lớn các dữ liệu và thông tin về các tổ chức phi lợi nhuận được nghiên cứu sinh thu thập qua trao đổi, phản ánh của người dân địa phương và chưa bao quát được nhiều thông tin sâu về tổ chức phi lợi nhuận tham gia hỗ trợ phát triển cộng đồng Đây cũng là một hạn chế của nghiên cứu cần được khắc phục
tổ chức phi lợi nhuận trong phát triển cộng đồng ở nông thôn
Chương 3: Thực trạng vai trò của tổ chức phi lợi nhuận trong phát triển cộng đồng ở nông thôn
Chương 4: Một số yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của tổ chức phi lợi nhuận trong phát triển cộng đồng ở nông thôn
Trang 8Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Có rất nhiều công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học, bài tạp chí, các văn bản chính sách pháp luật liên quan đến luận án, được chia thành bốn nhóm
1.1 Các nghiên cứu về đặc trưng của các tổ chức phi lợi nhuận 1.2 Các công trình nghiên cứu lý luận về tổ chức phi lợi nhuận
1.3 Các công trình nghiên cứu về vai trò của tổ chức phi lợi
nhuận trong phát triển cộng đồng ở nông thôn
1.4 Các công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của tổ chức phi lợi nhuận
Có thể thấy, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã đưa ra nhiều định nghĩa, phân loại khái niệm tổ chức phi lợi nhuận, đồng thời phân tích quá trình hình thành, phát triển; phân tích các vai trò của tổ chức phi lợi nhuận đối với phát triển xã hội Song các khái niệm chưa thực sự thống nhất do giới hạn và mục đích nghiên cứu của công trình; các phân tích về vai trò của tổ chức phi lợi nhuận chưa cụ thể nhất là ở khu vực nông thôn và chưa có nhiều nghiên cứu xem xét
và phân tích sâu vai trò của tổ chức phi lợi nhuận đặt trong phát triển cộng đồng ở nông thôn Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cho thấy: để hạn chế sự vụ lợi, thiếu minh bạch trong hoạt động, đồng thời phát huy được vai trò và sự tham gia tích cực của các tổ chức phi lợi nhuận, việc xây dựng quy định pháp luật và hành lang pháp lý là rất cần thiết Các công trình nghiên cứu hiện nay chưa bàn luận nhiều đến những khó khăn mà các tổ chức phi lợi nhuận gặp phải trong quá trình hoạt động Các nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng và vai trò không thể thiếu được của các tổ chức phi lợi nhuận trong việc thực hiện mục tiêu phát triển xã hội song chưa gắn với tính đặc thù của từng địa bàn hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận
Tóm lại, nghiên cứu tổng quan tại Chương 1 cho thấy tổ chức phi lợi nhuận là đề tài được quan tâm của các nhà quản lý và nhà khoa học Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, việc đánh giá, tổng kết, phát triển từ các nghiên cứu hiện nay còn hạn chế Kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu về vai trò của các tổ chức phi lợi nhuận cho thấy từ cách tiếp cận và phương pháp xã hội học, luận án có thể đóng góp và
bổ sung kết quả nghiên cứu về chủ đề này Việc thực hiện luận án này
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, góp phần mang lại cơ sở khoa học để
Trang 9các tổ chức phi lợi nhuận có thể đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển cộng đồng ở nông thôn
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN TRONG PHÁT
TRIỂN CỘNG ĐỒNG NÔNG THÔN
2.1 Các khái niệm cơ bản
Khái niệm ‘vai trò’
Trong luận án này, vai trò của tổ chức phi lợi nhuận trong phát triển cộng đồng được hiểu là khả năng hỗ trợ, giúp đỡ các cộng đồng
ở nông thôn của các tổ chức phi lợi nhuận thông qua các hoạt động xóa đói giảm nghèo, cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở cộng đồng nông thôn Bao gồm ba vai trò cơ bản:1/ Vai trò cầu nối, kết nối; 2/ Vai trò phát triển, huy động nguồn lực; 3/ Vai trò tăng cường năng lực
Khái niệm ‘tổ chức phi lợi nhuận’
Dựa trên hai văn bản pháp luật: 1/ Khoản 5 (Điều 3) Luật về hoạt động của hội năm 2016; 2/ Khoản 4 (Điều 3) Nghị định số 30/2012/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, “Phi lợi nhuận” có 5 đặc trưng: 1/ Thành lập và hoạt động không vì lợi nhuận; 2/ Tự nguyện, tự tạo vốn, tự trang trải và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của mình; 3/ Hoạt động theo điều lệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật liên quan; 4/ Công khai, minh bạch về thu, chi, tài chính, tài sản của quỹ; 5/ Không phân chia tài sản của quỹ trong quá trình quỹ đang hoạt động
Khái niệm ‘cộng đồng’
Trong Luận án này, cộng đồng được xác định là tập hợp những cư dân cùng sinh sống trong một không gian hành chính cấp xã, có mối liên kết chặt chẽ với nhau, có sự thống nhất cao trong các luật lệ và chuẩn mực
xã hội, thông qua đó giúp đỡ và cùng nhau chia sẻ ý thức ‘thuộc về cộng đồng’ Cộng đồng cấp xã có các chức năng phát triển kinh tế, kiểm soát xã hội, quản lý hành chính và hỗ trợ lẫn nhau hình thành nên đời sống cộng đồng ở nông thôn
Khái niệm ‘nông thôn’
Khái nhiệm nông thông trong Luận án là “phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành
Trang 10chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã” Đây là khu vực còn hạn chế chưa có điều kiện phát triển như đô thị Người dân tại khu vực này chủ yếu làm nông và sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp
Khái niệm ‘phát triển cộng đồng’
Trong Luận án này, phát triển cộng đồng là một tiến trình kết hợp giữa nỗ lực của tổ chức phi lợi nhuận và nỗ lực của chính quyền và người dân trong cộng đồng nhằm cải thiện các điều kiện kinh tế - xã hội, nâng cao khả năng tự lực và sự tham gia của người dân trong cộng đồng, tích cực góp phần phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế của người dân
Khái niệm ‘phát triển nông thôn’
Vận dụng khái niệm phát triển nông thôn vào Luận án, có thể nhận thấy các tổ chức phi lợi nhuận cùng với chính quyền địa phương
đã tích cực thể hiện vai trò phát triển nông thôn thông qua việc hỗ trợ sản xuất và sinh kế cho người dân khu vực nông thôn bằng các hoạt động hỗ trợ giáo dục, tập huấn đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, chuyển giao khoa học kỹ thuật,…Thông qua vai trò cầu nối, kết nối,
hỗ trợ và huy động nguồn lực, các tổ chức phi chính phủ còn góp phần nâng cao đời sống văn hóa, xã hội nâng cao chất lượng y tế/khám chữa bệnh, hỗ trợ giáo giáo dục, đào tạo nghề tại cộng đồng
2.2 Các lý thuyết vận dụng trong luận án
2.2.1 Lý thuyết phát triển cộng đồng
Nội dung lý thuyết phát triển cộng đồng bao gồm ba lĩnh: 1/ quản lý tài nguyên cộng đồng, 2/ giáo dục cộng đồng và 3/ tổ chức cộng đồng Lý thuyết phát triển xã hội bao gồm các nội dung như: 1/
sự biến đổi về chất trên lĩnh vực kinh tế; 2/ sự biến đổi về chất các thể chế xã hội; 3/ thiết lập sự tiến bộ và công bằng, thực hiện bình đẳng giới; 4/ bảo đảm xã hội, bảo trợ xã hội, thực hiện an sinh xã hội; 5/ ổn định xã hội, giữ vững an toàn, trật tự xã hội, bảo đảm quyền công dân, quyền con người… Nguyên lý của lý thuyết phát triển cộng đồng cho rằng mục tiêu cuối cùng của phát triển cộng đồng là tạo ra sự chuyển biến
xã hội trong đó nâng cao năng lực tổ chức, tăng cường đoàn kết xã hội, hướng tới nâng cao tính cộng đồng với trọng tâm là người dân (các thành viên của cộng đồng) và phát triển con người, vì con người Vận dụng lý thuyết này vào luận án cho thấy, hoạt động của các tổ chức phi lợi nhuận đã đem lại những thành công trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội (xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ giáo dục, nâng cao năng lực cho nhóm yếu thế tại các cộng đồng kém phát triển); không chỉ giúp
Trang 11thực hiện các mục tiêu tăng thu nhập, giảm nghèo, tạo việc làm mà còn góp phần trang bị kiến thức, kỹ năng, sự giao tiếp và kết nối trong cộng đồng; thúc đẩy các cộng đồng nông thôn ngày càng phát triển
2.2.2 Lý thuyết vai trò
Vận dụng lý thuyết vai trò, luận án xem xét vai trò của tổ chức phi lợi nhuận thông qua các quy định pháp luật, điều lệ của tổ chức, kết hợp với các hoạt động đặc thù của tổ chức phi lợi nhuận tại cộng đồng Ở Việt Nam, phần lớn các tổ chức phi lợi nhuận hoạt động ở khu vực nông thôn đều thực hiện vai trò xóa đói giảm nghèo, cải thiện
cơ sở hạ tầng nông thôn, hỗ trợ sinh kế cho các nhóm yếu thế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
2.2.3 Lý thuyết phát triển con người và quyền con người
Vận dụng lý thuyết quyền con người vào luận án giúp lý giải các hoạt động hỗ trợ của tổ chức phi lợi nhuận về một số quyền cơ bản của người dân thuộc ở nông thôn; giúp cộng động, người dân thực hiện
và đảm bảo các quyền cơ bản của con người, từ đó góp phần nâng cao năng lực xã hội, năng lực cộng đồng; thúc đẩy sự phát triển cộng đồng
ở nông thôn trong hiện tại và tương lai
2.3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp luận
Phương pháp luận biện chứng được sử dụng trong luận án cho thấy sự tương tác qua lại giữa các tổ chức phi lợi nhuận và cộng đồng trong việc thực hiện các vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thể hiện tính tich cực của các tổ chức và sự chủ động tham gia của người dân địa phương Bên cạnh đó, luận án lựa chọn cách tiếp cận phát triển cộng đồng và dựa trên quyền con người để định hướng cho nghiên cứu
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp nghiên cứu, luận án kết hợp sử dụng kỹ thuật nghiên cứu định lượng và định tính, trong đó các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng bao gồm: Phương pháp phân tích tài liệu có sẵn, phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp, phương pháp phỏng vấn sâu thông qua điền dã xã hội học
Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở tổng quan các nguồn tài liệu: (i) Các văn bản pháp luật của Nhà nước, của các tổ chức phi chính phủ; (ii) Các đề tài nghiên cứu cấp nhà nước (KX) về vai trò, vị trí của các tổ chức phi chính phủ; (iii) Các xuất bản phẩm/bài tạp chí khoa học/các báo cáo nghiên cứu trong nước và quốc tế liên
Trang 12quan tới chủ đề nghiên cứu của luận án, xác định những hạn chế, bất cập về pháp luật, chính sách liên quan đến tổ chức phi lợi nhuận ở Việt Nam; đánh giá thực trạng tổ chức phi lợi nhuận trong phát triển xã hội
và quản lý phát triển xã hội và đặc thù phát triển ở cộng đồng khảo sát; góp phần hình thành nên các luận cứ khoa học để đánh giá thực trạng và dự báo xu huớng phát triển tổ chức phi lợi nhuận ở Việt Nam
Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu là phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu định tính dùng để giải thích cho các kết quả nghiên cứu định lượng, bổ sung thông tin chưa thể trả lời qua số liệu định lượng được với mục đích thu thập thông tin chung, làm rõ các quan điểm, ý kiến về một vấn đề
từ một cá nhân hay một nhóm nhỏ những người được lựa chọn đại diện cho các quan điểm, nhận định khác nhau
Đầu năm 2021, nghiên cứu sinh đã thực hiện 27 cuộc phỏng vấn sâu tại mỗi tỉnh/thành khảo sát Khách thể tham gia phỏng vấn là người dân, cán bộ đoàn, hội, Cán bộ y tế, lãnh đạo chính quyền địa phương và đại diện các tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trên địa bàn, người dân được hưởng lợi và không được hưởng lợi từ các tổ chức phi lợi nhuận (Phụ lục 1)
Phương pháp phỏng vấn hồi cố
Phỏng vấn hồi cố là phương pháp gợi mở và đặt câu hỏi chính xác, gắn với các sự kiện đã xảy ra giúp người trả lời sắp xếp, khôi phục trí nhớ và nhớ lại những diễn biến liên quan đến các sự kiện Phương pháp này được sử dụng trong luận án với mục đích thu thập và đo lường thông tin về các hoạt động và sự kiện mà các tổ chức phi lợi nhuận đã triển khai tại địa phương cần được thu thập, tìm hiểu
Phương pháp phân tích số liệu thứ cấp
Luận án sử dụng và phân tích bộ số liệu khảo sát của Đề tài khoa học cấp Quốc gia “Tổ chức phi lợi nhuận trong phát triển xã hội và quản lí xã hội ở Việt Nam” mã số KX01.23/16-20, do viện Xã hội học chủ trì thực hiện và nghiên cứu sinh có cơ hội được tiếp cận trong quá trình thu thập và xử lý số liệu Số liệu định lượng ở nhiều phương diện khác nhau, đảm bảo độ tin cậy và cỡ mẫu đủ tính đại diện để có thể sử dụng phân tích trong luận án
Bộ số liệu của Đề tài KX01.23/16-20 nói trên được thu thập qua khảo sát cộng đồng với mẫu khảo sát được thiết kế lựa chọn theo nhiều giai đoạn (multi-stage sampling) Đơn vị chọn mẫu là hộ gia đình, đơn vị thu thập thông tin là cá nhân (chủ hộ; hoặc vợ/chồng chủ
Trang 13hộ; hoặc đại diện hộ) Đơn vị phân tích là hộ gia đình với mục tiêu tìm hiểu mức độ và sự tham gia, thụ hưởng của các hộ gia đình từ các hoạt động hỗ trợ của tổ chức phi lợi nhuận (Bảng 2.2 và bảng 2.3)
đồng địa phương với tổ
chức phi lợi nhuận
- Năng lực bộ máy chính
quyền
Tổ chức phi lợi nhuận
- Quy mô tổ chức phi lợi
nhuận
- Lĩnh vực hoạt động: Bảo vệ
môi trường, cứu trợ thiên tai,
xóa đói giảm nghèo…
đồng ở nông thôn (biến phụ thuộc) -Vai trò cầu nối, kết
nối -Vai trò hỗ trợ, huy động nguồn lực -Vai trò nâng cao năng lực cộng đồng
Thể chế, chính sách, pháp luật