1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luật tố tụng hình sự việt namđề bài 11“nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” và điều kiện bảo đảm thực hiện

17 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên Tắc “Tranh Tụng Trong Xét Xử Được Bảo Đảm” Và Điều Kiện Bảo Đảm Thực Hiện
Tác giả Dương Bảo Ngọc
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
Thể loại bài tập
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 516,61 KB

Nội dung

Tòa án với vaitrò trọng tài sẽ căn cứ vào kết quả tranh tụng giữa các bên để đưa ra phánquyết một cách khách quan, chính xác.”51.2 Đặc điểm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đả

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ

MÔN:

LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

ĐỀ BÀI:11

“Nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” và điều kiện

bảo đảm thực hiện”

Hà Nội, tháng 04 năm 2020

MỤC LỤC

0

Trang 2

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 2

I Khát quát chung về bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử 2

1.1 Khái niệm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm 3

1.2 Đặc điểm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm 5

1.3 Nội dung nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm 6

1.4 Ý nghĩa của nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm 8

II Điều kiện đảm bảo thực hiện nguyên tắc tranh tụng tranh xét xử 9

III Thực tiễn thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự 11

3.1 Những kết quả đạt được 11

3.2 Những hạn chế còn tồn tại 13

IV Các giải pháp nhằm bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử các vụ án hình sự 13

KẾT LUẬN 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

1

Trang 3

MỞ ĐẦU

Sự ra đời của Hiến pháp năm 2013 đã mở ra bước ngoặt trong công cuộc cải cách tư pháp nước ta trên tầm sâu rộng Với tinh thần ấy, nhằm nâng cao chất lượng của quá trình tố tụng, đảm bảo tốt nhất yếu tố công bằng, khách quan trong xét xử và bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân, Hiến pháp năm 2013 đã quy định nguyên tắc tranh tụng tạo tiền đề để xây dựng và hoàn thiện các quy định về bảo đảm tính tranh tụng trong các văn bản pháp luật tố tụng nói chung và trong Bộ luật tố tụng hình sự nói riêng Nguyên tắc của tố tụng hình sự là tư tưởng chỉ đạo, sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong xây dựng toàn bộ các chế định, quy phạm pháp luật tố tụng hình sự Vì vậy, sự quy định các nguyên tắc cơ bản trong pháp luật mà cụ thể ở đây là nguyên tắc tranh tụng đóng vai trò kim chỉ nam trong xây dựng Nhà nước pháp quyền đúng nghĩa Nhằm

mục đích tìm hiểu sâu hơn, em đã lựa chọn Đề 11:“Nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” và điều kiện bảo đảm thực hiện.” làm đề tài cho bài

tập học kỳ của mình Trong quá trình làm bài, chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những lời góp ý từ thầy (cô) để bài làm của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn các thầy (cô) giáo trong tổ bộ môn!

NỘI DUNG

I Khát quát chung về bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử

Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự (TTHS) là những định hướng chi phối tất cả hoặc một số hoạt động TTHS, được các văn bản pháp luật ghi nhận Những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự là kim chỉ nam cho mọi hoạt động trong tố tụng hình sự Các nguyên tắc này không chỉ định hướng cho hoạt động tố tụng hình sự mà còn định hướng cho việc xây dựng pháp luật trong thực tiễn Đây là những nguyên tắc pháp lý mà tranh tụng trong xét xử được bảo đảm

là một trong những nguyên tắc như vậy

1.1 Khái niệm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm

a) Khái niệm nguyên tắc tranh tụng

2

Trang 4

Về mặt thuật ngữ thì “tranh tụng” hiểu theo nghĩa cơ bản nhất của Từ điển Tiếng Việt chính là “sự kiện cáo nhau” Đó là sự tranh luận giữa hai bên có lập trường tương phản nhau, yêu cầu Tòa án làm trọng tài phân xử Theo nghĩa Hán Việt thì thuật ngữ tranh tụng được ghép từ hai từ “tranh luận” và “tố tụng”, có nghĩa là tranh luận trong tố tụng Trong tiếng Anh, thuật ngữ tranh tụng thường gắn liền với khái niệm “hệ tố tụng tranh tụng” (Adversarial System) với hàm ý đối lập với hệ tố tụng thẩm vấn (Inquisitorial System) Xét về bản chất, tranh tụng là “cuộc đấu” giữa hai bên trong tố tụng hình sự (bên buộc tội và bên bị buộc tội) mà người đứng ra phân xử trong cuộc đấu này chính là Tòa án

Xét về mặt lịch sử, tranh tụng hình sự là một nội dụng cụ thể của nền tư pháp tranh tụng hình thành từ thời cổ đại mà tư tưởng của nó bắt nguồn từ nhà

triết học cổ đại nổi tiếng người Hy Lạp là Plato Ông cho rằng: “Bằng cách nói chuyện (đối thoại) về một điều gì đó trong một thời gian dài, một vài dấu hiệu hoặc hiểu biết sẽ xuất hiện và cả hai bên sẽ cùng nhìn ra sự thật.” Ý tưởng này

của Plato được các Luật gia Hy Lạp cổ đại phát triển và xây dựng thành một trong những nguyên tắc cơ bản của TTHS ở Nhà nước Hy Lạp cổ đại Sau đó, nguyên tắc này được đưa vào áp dụng ở La Mã và các quốc gia khác ở châu Âu, với tên gọi là “thủ tục hỏi đáp liên tục” Như vậy, vấn đề tranh tụng đã được đề cập từ rất lâu trong lịch sử tư pháp, bản chất của nó là hoạt động đối đáp liên tục giữa các bên có lợi ích đối kháng nhau trước người trọng tài đóng vai trò phán

xử để đi tìm chân lý

Bên cạnh đó, xét về khía cạnh thuật ngữ pháp lý, tranh tụng được hiểu theo ba nội dung khác nhau: thứ nhất được hiểu là một mô hình (kiểu, hệ) tố tụng của các nước theo hệ thống luật án lệ (Anh - Mỹ)1; thứ hai được hiểu là một nguyên tắc thuộc tố tụng hình sự; thứ ba tranh tụng cũng được nhìn nhận như một hoạt động của TTHS2

Dù hiểu theo nghĩa nào thì tranh tụng luôn có bản chất là phương thức đi tìm sự thật khách quan của vụ án mà hoạt động tố tụng hình sự muốn hướng tới Theo nhiều luật gia, phương thức tranh tụng là phương thức có ưu điểm nhất

1 Vi n nghiên c u khoa h c pháp lý (1992), ệ ứ ọ T p Sắắc l nh do ch t ch Hồồ Chí Minh ký vềồ Nhà n ậ ệ ủ ị ướ c và Pháp

lu t, ậ Thông tin khoa h c pháp lý, B T pháp, Hà N iọ ộ ư ộ

2 Vi n nghiên c u khoa h c pháp lý, B T pháp (2006), ệ ứ ọ ộ ư T đi n Lu t h c, ừ ể ậ ọ Nxb T pháp và Nxb T đi n Báchư ừ ể Khoa, Hà N i ộ

3

Trang 5

trong việc vừa có thể tìm ra sự thật khách quan của vụ án vừa có thể bảo vệ hữu hiệu quyền con người của người buộc tội và chống oan sai Từ những phân tích

ở trên, có thể hiểu: “Tranh tụng là việc hai bên đưa ra các quan điểm, lập

luận riêng của mình và tranh luận, bác bỏ một phần hoặc toàn bộ quan điểm của bên kia nhằm bảo vệ quan điểm của mình dưới sự giám sát của Tòa án

và Tòa án đưa ra phán quyết dựa trên kết quả của quá trình tranh tụng Tranh

tụng chính là cơ sở để Tòa án đánh giá toàn bộ nội dung vụ án và đưa ra phán quyết cuối cùng bảo đảm tính khách quan, chính xác của vụ án

b) Khái niệm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm

Mặc dù đã được xuất hiện và thừa nhận từ rất lâu trong lịch sử tư pháp các nước phát triển khác, nhưng vấn đề tranh tụng cũng như nguyên tắc tranh tụng ở Việt Nam vẫn được coi là vấn đề mới Sự thừa nhận mang tính sơ khai đầu tiên

về tranh tụng ở Việt Nam được thể hiện trong Nghị quyết 09/2002/NQ-TW của

Bộ Chính trị ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư

pháp trong thời gian tới, xác định: “[…] việc phán quyết của tòa án nhân dân phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy

đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, người bào chữa, bị cáo,…

để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định” Tuy nhiên, ở những giai đoạn đầu, “tranh tụng” là một

nguyên tắc hay một thủ tục tố tụng cũng chưa được xác định rõ ràng, vẫn chưa

có một văn bản pháp lý nào chính thức ghi nhận nguyên tắc bảo đảm và cơ chế bảo đảm tranh tụng nên thực tiễn hoạt động tranh tụng trong xét xử chưa được phát huy một cách có hiệu quả

Khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp “tranh tụng” được thừa nhận chính thức là một văn bản pháp lý tối cao của Nhà nước dưới góc độ là một nguyên tắc, cụ thể “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”3 Việc quy định tranh tụng là một nguyên tắc Hiến định

đã thể hiện bước tiến lớn trong hoạt động xây dựng pháp luật của nước ta, là định hướng chỉ đạo cho việc tiếp tục quy định nguyên tắc tranh tụng trong Bộ luật TTHS “Bảo đảm” được hiểu là “tạo điều kiện để chắc chắn giữ gìn được,

3 Xem: Kho n 5 Điêều 103 Hiêến pháp n ả ướ c C ng hòa xã h i ch nghĩa Vi t Nam năm 2013 ộ ộ ủ ệ

4

Trang 6

hoặc thực hiện được, hoặc có những gì cần thiết”4 Như vậy, có thể hiểu nguyên

tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm là “những quan điểm tư tưởng chỉ

đạo để các tổ chức, cá nhân tạo các điều kiện cần và đủ để các chủ thể tham gia tranh tụng tại Tòa án có thể thực hiện được một cách triệt để các quyền

và nghĩa vụ của mình trong quá trình tranh tụng, được bình đẳng trong việc đưa ra các quan điểm của mình, các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho quan điểm của mình Đồng thời tranh luận lại để bác bỏ một phần hoặc toàn

bộ quan điểm của phía bên kia dưới sự giám sát của Tòa án Tòa án với vai trò trọng tài sẽ căn cứ vào kết quả tranh tụng giữa các bên để đưa ra phán quyết một cách khách quan, chính xác.” 5

1.2 Đặc điểm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm

Việc bảo đảm tranh tụng trong xét xử mà cụ thể là trong xét xử các vụ án hình sự có những đặc điểm như sau:

Thứ nhất, Các chủ thể tham gia tranh tụng đều có quyền xác định sự thật

vụ án theo quy định của pháp luật Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong các phiên tòa sơ thẩm các vụ án hình sự không chỉ đòi hỏi bên buộc tội là Viện kiểm sát, bị hại mà còn đòi hỏi bên gỡ tội là người bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác cũng phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án

Thứ hai, các chủ thể trong tranh tụng bình đẳng với nhau Nguyên tắc này

quy định các chủ thể tham gia tranh tụng được quyền bình đẳng với nhau trong việc thu thập, cung cấp tài liệu, chứng cứ, trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận, đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ yêu cầu, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác

Thứ ba, Tòa án chỉ đóng vai trò trọng tài, độc lập và khách quan, là trung

gian giám sát việc tranh tụng giữa các bên chứ không tham gia trực tiếp vào quá trình tranh tụng Tòa án tạo điều kiện cho các bên được giao nộp, cung cấp các tài liệu chứng cứ và được tiếp cận với các chứng cứ của phía bên kia, ghi nhận ý

4Xem: https://vi.wiktionary.org/wiki/b%E1%BA%A3o_%C4%91%E1%BA%A3m#Ti%E1%BA%BFng_Vi%E1%BB

%87t

5 Xem: Lu n văn th c sĩ Lu t h c/Lê Th H ậ ạ ậ ọ ị ươ ng Giang; PGS TS Tô Văn Hòa h ướ ng dẫẫn, Nguyền tắắc b o đ m ả ả tranh t ng trong xét x t i các Tòa án nhân dân trền đ a bàn t nh Đắắk Lắắk - Th c tr ng và gi i pháp, ụ ử ạ ị ỉ ự ạ ả Hà N i, ộ 2019.

5

Trang 7

kiến của các bên (trong một số trường hợp, Tòa án có thể đưa ra định hướng để các bên có thể thỏa thuận với nhau) Trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp, kết quả tranh luận giữa các bên, Tòa án đưa ra phán quyết cuối cùng bảo đảm khách quan, đúng quy định của pháp luật

1.3 Nội dung nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm

Ngày 27/12/2015, Bộ luật TTHS đã được Quốc hội thông qua, nguyên tắc

tranh tụng được thể hiện tại Điều 26 như sau: “Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bị buộc tội, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của

vụ án.” Nguyên tắc này thay thế cho nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước

Tòa án được quy định tại Điều 19 BLTTHS năm 2003 với những nội dung mới bảo đảm tranh tụng trong xét xử, thực hiện yêu cầu của cải cách tư pháp, cụ thể như sau:

Thứ nhất, trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, điều tra viên,

kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án

Muốn cho vụ án được giải quyết một cách khách quan, toàn diện và đầy

đủ thì bên buộc tội, bên gỡ tội và những người khác có quyền và lợi ích hợp pháp cần được giải quyết trong vụ án đều phải được bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ và đưa ra những yêu cầu Trước đây, quyền bình đẳng trong việc đưa

ra chứng cứ, đưa yêu cầu của các bên liên quan trong vụ án chỉ được thực hiện vào thời điểm tại phiên tòa Theo quy định hiện nay, quyền này được mở rộng cả

về phạm vi quyền, thời gian cũng như về chủ thể được hưởng quyền Không chỉ

là quyền đưa ra chứng cứ, yêu cầu mà pháp luật còn quy định các chủ thể được bình đẳng trong việc đánh giá chứng cứ; không chỉ giới hạn thời điểm thực hiện quyền chỉ tại phiên tòa mà quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, yêu cầu, đánh giá chứng cứ được thực hiện trong suốt quá trình giải quyết vụ án; các chủ thể tranh tụng bao gồm Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền

6

Trang 8

tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác

Nguyên tắc này là cụ thể hóa nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật trong TTHS Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội Họ phải được bình đẳng với nhau trong việc đưa ra chứng cứ và đánh giá chứng cứ để chứng minh sự thật khách quan của vụ án Dựa vào chứng cứ của các bên đưa ra, tòa án mới có thể giải quyết vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt kẻ phạm tội, không làm oan người vô tội

Ngoài việc bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ và đánh giá chứng cứ, các bên buộc tội và gỡ tội…còn bình đẳng trong việc đưa ra yêu cầu (như yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch), bình đẳng trong việc tranh luận trước Tòa án

Nguyên tắc này đã xác định vị trí của Tòa án là trọng tài công minh cho các bên buộc tội và gỡ tội, tạo điều kiện cho Tòa án xử lí vụ án đúng pháp luật

Thứ hai, tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát chuyển đến

Tòa án để xét xử phải đầy đủ và hợp pháp Phiên tòa xét xử vụ án hình sự phải

có mặt đầy đủ những người theo quy định của Bộ luật này, trường hợp vắng mặt phải có lý do vì bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc trường hợp khác do Bộ luật này quy định Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác thực hiện đầy

đủ quyền, nghĩa vụ của mình và tranh tụng dân chủ, bình đẳng trước tòa án

Nguyên tắc này xác định rõ trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm tranh tụng trong xét xử Các chủ thể có quyền tranh tụng phải được Tòa án triệu tập đầy đủ để tham gia phiên tòa xét xử; Tòa án chỉ xét xử vắng mặt họ trong trường hợp vắng mặt phải vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc trường hợp khác do Bộ luật này quy định; Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình và tranh tụng dân chủ, bình đẳng trước tòa án; Tòa án phải nghiên cứu hồ sơ vụ án bảo đảm những tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát chuyển đến Tòa án để xét xử phải đầy đủ và hợp pháp, làm phương tiện để chứng minh và tranh tụng tại phiên tòa Những hoạt động đó của Tòa án là những đòi hỏi cần thiết để có thể bảo đảm tranh tụng trong xét xử

7

Trang 9

Thứ ba, mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, tình tiết

tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm, khoản, điều của BLHS để xác định tội danh, quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lý vật chứng và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ

án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa Bản án, quyết định của tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa

Tòa án phải xét xử trực tiếp, không phải “án tại hồ sơ”, vì vậy tất cả các chứng cứ của vụ án phải được xem xét, đánh giá và làm rõ tại phiên tòa Việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ của tòa án phải bảo đảm khách quan, toàn diện và đầy đủ Mọi chứng cứ xác định có tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm khoản, điều của BLHS để xác định tội danh, quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lí vật chứng và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa

Bản án và quyết định của Tòa án là kết quả của hoạt động xét xử của Tòa

án và phản ánh thực tế tranh tụng tại phiên tòa Vì vậy bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa.6

1.4 Ý nghĩa của nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm

Nguyên tắc tranh tụng giúp bảo đảm sự thật vụ án thông qua tranh tụng tại các giai đoạn trước xét xử cũng như giai đoạn xét xử Bởi vì tranh tụng làm cho các yếu tố của vụ án như chứng cứ, lời khai, của các bên được rõ ràng, đồng thời cũng tìm ra điểm mâu thuẫn của chứng cứ Điều này là căn cứ để tìm ra sự thật dưới những cách nhìn khác nhau đem lại cái nhìn toàn diện về vụ án

Việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự nhằm đảm bảo quyền con người và quyền công dân Khi chức năng gỡ tội được nâng cao sẽ bình đẳng hơn với chức năng buộc tội của cơ quan buộc tội Từ đó, làm giảm các vụ án oan sai, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người và quyền công dân Bởi lẽ tác động to lớn của hoạt động xét xử đem đến cho xã

6 Xem: Tr ườ ng Đ i h c Lu t Hà N i, ạ ọ ậ ộ Giáo trình Lu t Tồắ t ng hình s Vi t Nam, ậ ụ ự ệ Nxb Công an nhẫn dẫn, Hà

N i, 2018, tr.80-83 ộ

8

Trang 10

hội, bản thân người bị buộc tội là rất lớn, quyền tự do về thân thể, tính mạng, tài sản,…và có những quyền khi mất đi sẽ không thể phục hồi được nên chúng ta cần thật sự cẩn trọng khi đưa ra một phán quyết sao cho đúng người đúng tội

Hơn nữa, trong một Nhà nước pháp quyền thì tính dân chủ và nhân đạo trong các chủ trương, chính sách của Nhà nước phải được cụ thể hóa vào pháp luật Chính vì thế, bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, luôn suy đoán theo hướng có lợi cho người bị buộc tội phản ánh tính nhân văn sâu sắc trong hệ thống pháp luật Điều này phù hợp với tinh thần nhân quyền ngày càng được đề cao cũng như phản ánh xu hướng phát triển chung về mặt pháp luật trên thế giới

II Điều kiện đảm bảo thực hiện nguyên tắc tranh tụng tranh xét xử

Tranh tụng là một nguyên tắc quan trọng trong tố tụng nói chung và trong xét xử nói riêng, để việc tranh tụng được thực hiện và thực hiện một cách có hiệu quả nhất thì cần phải có các điều kiện bảo đảm sau đây:

Thứ nhất, điều kiện về mặt pháp lý

Việc ghi nhận rõ nội dung và các cơ chế pháp lý bảo đảm nguyên tắc tranh tụng nhằm đảm bảo việc xét xử dân chủ, công khai; xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của HDXX và quy định thủ tục tố tụng bình đẳng, bảo đảm các bên tham gia tố tụng được xét hỏi, tranh luận một cách khách quan, công bằng và bình đẳng Những bảo đảm về mặt pháp lý được thể hiện trên các phương diện như: các quy định đầy đủ, hợp lý, khả thi về địa vị tố tụng của các bên tham gia

tố tụng tại phiên tòa để họ có đầy đủ điều kiện, khả năng thực hiện các nội dung tranh tụng theo chức năng, nhiệm vụ hoặc lợi ích của mình; được chủ động thu thập chứng cứ, được xét hỏi những người tham gia tố tụng, đặc biệt là người làm chứng trong giai đoạn điều tra, được yêu cầu cung cấp tài liệu Bên cạnh đó, quy định thủ tục tố tụng bình đẳng, nhất là tại phiên tòa; đảm bảo để các bên tham gia tố tụng được xét hỏi, tranh luận một cách khách quan, công bằng và bình đẳng; mở rộng phạm vi các vụ án có sự tham gia bắt buộc của các luật sư Tư tưởng bình đẳng này không chỉ thể hiện tại phiên tòa mà còn phải được bảo đảm

ở mọi giai đoạn tố tụng Bởi lẽ, nếu bên buộc tội và bên gỡ tội không thực sự bình đẳng và Tòa án không độc lập trong quá trình xét xử thì sẽ không có tranh tụng hoặc tranh tụng chỉ là hình thức, nửa vời

9

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w