1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận luật tố tụng hình sự: BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

19 53 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 214,46 KB

Nội dung

Các biện pháp ngăn chặn là một chế định quan trọng của pháp luật tố tụng hình sự, là phương tiện cưỡng chế nhà nước có hiệu quả nhất để phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Mặt khác, nó còn là phương tiện pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Việc áp dụng các BPNC đối với người có hành vi phạm tội được xem là một yếu tố quan trọng, thiết yếu của quá trình điều tra, bởi lẽ nó ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mệnh chính trị và các quyền cơ bản của công dân, liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, việc áp dụng các BPNC không chỉ là áp dụng pháp luật đơn thuần mà còn phải cân nhắc tới nhiều yếu tố như pháp luật, chính trị, nghiệp vụ, vấn đề quyền con người để cân nhắc tính toán, hạn chế đến mức thấp nhất những sơ hở, thiếu sót. Tuy nhiên, trong khoa học luật TTHS, chế định các BPNC vẫn chưa được quan tâm, nghiên cứu một cách thỏa đáng đối với tầm quan trọng của nó theo định hướng của Đảng về việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật phòng ngừa tội phạm. Việc áp dụng các BPNC còn tồn tại những hạn chế, vướng mắc về mặt nhận thức, tổ chức thực hiện ... cần phải được nghiên cứu giải quyết. Dựa trên những trình bày trên, tôi chọn đề tài: “Biện pháp ngăn chặn trọng luật tố tụng hình sự” làm đề tài cho tiểu luận kết thúc học phần Luật tố tụng hình sự. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: làm rõ những vấn đề lý luận về các BPNC và thực tiễn áp dụng các BPNC trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp có tính khả thi, góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng các BPNC trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Nhiệm vụ nghiên cứu: Trình bày những vấn đề cơ bản về các BPNC trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (khái niệm, đặc điểm liên quan, cơ sở áp dụng...), đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các BPNC trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý luận và thực tiễn về các BPNC trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự ở Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: trên phạm vi toàn quốc Phạm vi thời gian: từ năm 2015 (thời điểm ban hành BLTTHS năm 2015) đến nay 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng một số phương pháp như: phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp … 5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài Cùng với những trình bày về mặt lý luận và thực tiễn của các BPNC trong pháp luật TTHS, tiểu luận góp phần nâng cao nhận thức, đồng thời đưa ra những hạn chế, tồn tại của các BPNC trong TTHS Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của các BPNC trong quá trình điều tra các vụ án hình sự.

Trang 1

BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

TƯ TƯỞNG CỦA HÀN PHI TỬ VÀ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI

XÃ HỘI PHONG KIẾN VIỆT NAM

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Lịch sử học thuyết chính trị pháp lý

Mã phách:………(Để trống)

Hà Nội – 2021

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài

NỘI DUNG

Chương 1: TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ

I CƠ SỞ HÌNH THÀNH HỌC THUYẾT PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ

1 Bối cảnh lịch sử - xã hội thời Hàn Phi Tử - thời đại Xuân Thu – Chiến

quốc

2 Cuộc đời Hàn Phi Tử

3 Nguyên nhân hình thành nên tư tưởng Pháp trị

3.1 Thực tiễn xã hội khủng hoảng đòi hỏi phải được giải quyết

3.2 Sự bất lực của các học thuyết chính trị đương thời

3.3 Sự ra đời của học thuyết Pháp trị đáp ứng những yêu cầu khách quan

của lịch sử

4 Các cuộc biến pháp làm tiền đề cho sự hoàn thiện tư tưởng của Hàn Phi

Tử

II NỘI DUNG TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ

1 Quan niệm về “Pháp”

1.1 Khái niệm “Pháp”

1.2 Nội dung, nguyên tắc của “Pháp”

1.2.1 Nội dung

1.2.2 Nguyên tắc

2 Quan niệm về “Thế”

2.1 Khái niệm “Thế”

2.2 Nội dung của “Thế”

3 Quan niệm về “Thuật”

3.1 Khái niệm “Thuật”

3.2 Nội dung, nguyên tắc dụng “Thuật”

4 Mối quan hệ giữa Pháp – Thế - Thuật

Trang 3

4.1 Pháp – Thế

4.2 Pháp - Thuật

4.3 Thế - Thuật

Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ ĐẾN XÃ HỘI PHONG KIẾN VIỆT NAM

I ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ ĐẾN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TRUNG ƯƠNG TẬP QUYỀN VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX

1 Ảnh hưởng của tư tưởng pháp trị trong việc tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến

2 Những biện pháp cơ bản nhằm củng cố và phát triển bộ máy nhà nước phong kiến trung ương tập quyền

II ẢNH HƯỞNG TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ ĐẾN XÂY DỰNG LUẬT PHÁP DƯỚI CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX

1 Sự ra đời của "Hình thư" và "Hình luật" của chế độ phong kiến Việt Nam thời kỳ đầu độc lập (từ thế kỷ X- cuối thế kỷ XIV)

2 Ảnh hưởng của tư tưởng pháp trị đến sự ra đời và nội dung của “Quốc triều hình luật” thời Hậu Lê và “Hoàng triều luật lệ” thời Nguyễn

III NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ

TRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI PHONG KIẾN VIỆT NAM

1 Giá trị

2 Hạn chế

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Vào thời kỳ Trung Quốc cổ, các nhà triết học xuất sắc đã đưa ra những giải pháp khác nhau trong vấn đề quản lý nhà nước Trong bối cảnh đó, học thuyết Pháp trị của trường phái Pháp gia, đặc biệt là tư tưởng của Hàn Phi Tử đã được Tần Thủy Hoàng sử dụng có hiệu quả trong việc thống nhất Trung Quốc và có vai trò rất to lớn trong việc trị nước trong những năm sau đó của nhà Tần Những giá trị của tư tưởng pháp trị có tác dụng thiết lập pháp luật nhằm ổn định chính trị và xã hội Vai trò của học thuyết Pháp gia không chỉ ở việc Tần Thủy Hoàng đã áp dụng thành công học thuyết này trên đất Tần để thắng trận Xuân Thu - Chiến Quốc, mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội phong kiến Trung Hoa và cả Việt Nam Bởi lẽ, những nội dung của tư tưởng về thuật dùng người, cải tạo xã hội, cải tạo bọ máy nhà nước, trong đường lối trị nước là điều kiện cần thiết cho sự trường tồn của bất kỳ triều đại phong kiến nào Với những ý nghĩa mang lại, Pháp gia có vai trò làm cơ sở cho sự nghiệp dựng nước, giữ nước cuat nhiều quốc gia và triều đại, là một phần của lịch sử tư tưởng chính trị pháp lý

Với những ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài: “Tư tưởng của Hàn Phi Tử và ảnh hưởng đối với xã hội phong kiến Việt Nam” làm đề tài cho tiểu luận kết thúc học phần Lịch sử học thuyết chính trị - pháp lý

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu: Trình bày các vấn đề về cơ sở hình thành, nội dung,

ý nghĩa tư tưởng của Hàn Phi tử, từ đó đưa ra ảnh hưởng của tư tưởng đến

xã hội phong kiến Việt Nam

- Nhiệm vụ nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích hoàn cảnh lịch sử, tiểu luận làm

rõ nguồn gốc hình thành, những nội dung cơ bản và vai trò của tư tưởng Pháp gia đối với xã hội phong kiến Việt Nam, từ đó làm nâng cao nhận thức về vị thế của tư tưởng này trong lịch sử tư tưởng chính trị thời bấy giờ

Trang 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng của Hàn Phi Tử và ảnh hưởng đối với

xã hội phong kiến Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu những nội dung căn bản của pháp gia trong tư tưởng, đời sống chính trị, văn hóa xã hội Trung Hoa cổ đại và tầm ảnh hưởng của pháp gia đến chế độ phong kiến Việt Nam khoảng từ đầu thế kỳ X đến nửa đầu thế kỷ XIX

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng một số phương pháp như phương pháp lịch sử, phương pháp tổng hợp, khái quát, phương pháp khảo cứu tài liệu, …

5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài

Tiểu luận thông qua những trình bày về tư tưởng Pháp gia của Hàn Phi

Tử đã làm sang tỏ những cơ sở hình thành tư tưởng, nội dung, vai trò của

tư tưởng thời đại bấy giờ cũng như tác động của nó đến xã hội phong kiến Việt Nam, nâng cao tầm quan trọng của học thuyết đối với vấn đề xây dựng đất nước thời kỳ đó, bổ sung kiến thức về nghiên cứu những tư tưởng chính trị - pháp lý nói chung và tư tưởng Pháp gia nói riêng

Trang 6

NỘI DUNG

Chương 1

TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ

I CƠ SỞ HÌNH THÀNH HỌC THUYẾT PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI

TỬ

1 Bối cảnh lịch sử - xã hội thời Hàn Phi Tử - thời đại Xuân Thu – Chiến quốc

- Trong lịch sử Trung Hoa, nhà Chu tồn tại lâu hơn bất kỳ một triều đại nào Nhà Chu coi tất cả đất đai thuộc về thần thánh, và họ là những đứa con của thần thánh, vì vậy tất cả đất đai và dân cư đều thuộc về họ Thấy rằng đất đai mình chinh phục được quá rộng lớn để một người có thể cai trị, các vua nhà Chu đã chia đất đai thành những vùng và chỉ định một người nào đó để cai trị vùng đó dưới danh nghĩa của mình (chư hầu), lựa chọn một người thân trong họ, một người có thể tin tưởng trong bè cánh, hay vị thủ lĩnh một

bộ lạc đã cùng họ chống lại nhà Thương Giai đoạn này có thể chia thành hai thời kỳ:

 Thời Xuân Thu (- 700 - 403) từ đời Chu Bình Vương tới gần cuối đời Chu Uy Liệt Vương

 Thời Chiến Quốc (- 403 - 221) từ gần cuối đời Uy Liệt Vương tới khi Tần diệt Tề và thống nhất Trung Quốc

- Cuối thời kỳ Chiến Quốc, nhà Chu suy yếu, các nước chư hầu thành lập những quốc gia độc lập, không phục tùng nhà Chu nữa, không chịu xếp mình vào bậc công hay hầu, chư hầu phục tùng nhà Chu, mà tự xưng vương

Trang 7

(tức tự coi mình ngang với nhà Chu) Chiến tranh càng tàn khốc, tình hình dân chúng điêu đứng Kết thúc giai đoạn Chiến Quốc, Trung Hoa cổ đại được quy về một mối, Tần Thủy Hoàng thống nhất đất nước và lập ra nhà Tần Ông đã lập nên đế chế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, đánh dấu một cột mốc quan trọng Và chiến thắng của Tần Thủy Hoàng không thể không nói đến học thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử, chính học thuyết này đã góp phần to lớn trong việc giúp Tần Thủy Hoàng tạo ra một đế chế hùng mạnh

2 Cuộc đời Hàn Phi Tử

- Hàn Phi Tử sống cuối thời Chiến Quốc, giai đoạn Tần Thủy Hoàng đang thống nhất Trung Hoa Ông thuộc dòng dõi quý tộc nước Hàn Trong bảy nước thời Chiến Quốc, tổ quốc của Hàn Phi “vốn là nước nhỏ, phải chống

sự công kích ở bốn phía, chúa nhục, tôi khổ” (Tồn Hàn, Hàn Phi Tử) Ông muốn phò tá vua Hàn nhưng không được trọng dụng, nhiều lần dâng kế sách nhưng không được sử dụng Ông nhận thấy vua Hàn “không sửa đổi làm rõ pháp chế” sẽ tạo nên tình trạng các nhà nho dùng văn làm rối loạn pháp luật, còn hiệp sĩ dùng võ phạm vào điều cấm Sau này Vua Tần thấy nhìn thấy sự tài hoa của Hàn Phi nên nhân lúc Vua Hàn sai Hàn Phi đi sứ qua Tần đã mời Hàn phi ở lại Tần để giúp Thủy Hoàng thực hiện việc thống nhất thiên ha Nhưng Hàn Phi chỉ giúp vua Tần được ít lâu Lợi dụng việc Hàn Phi là công tử nước Hàn, Lý Tư đã lập âm mưu hãm hại và cuối cùng vua Tần đã ban Hàn Phi thuốc độc để tử tự

- Những tác phẩm của Hàn Phi: Cô Phẫn (sự phẫn nộ của con người cô độc), Ngũ Đố (năm thứ sâu mọt), Nội Ngoại Trữ Thuyết (sưu tập những lời bàn

về việc trong và việc ngoài), Thuyết Làm, Thuyết Nan (cái khó trong việc

du thuyết), tất cả hơn mười vạn chữ Ông cũng tổng hợp tư tưởng của các pháp gia trước ông, các nhà nghị luận thời Chiến Quốc, viết bộ sách Hàn Phi Tứ

Trang 8

3 Nguyên nhân hình thành nên tư tưởng Pháp trị

3.1 Thực tiễn xã hội khủng hoảng đòi hỏi phải được giải quyết

3.1.1 Tình hình kinh tế

- Xuân Thu - Chiến Quốc là thời kỳ có sự thay đổi mau lẹ về công cụ sản xuất với cuộc cách mạng chuyển từ đồ đồng sang đồ sắt gắn liền với sức kéo bằng trâu, bò thay thế sức người Từ sự thay đổi căn bản về lực lượng sản xuất dẫn đến yêu cầu cần có một quan hệ sản xuất phù hợp Trước những biến động sâu sắc của kinh tế các học thuyết chính trị đương thời, như: Nho gia, Mặc gia tỏ ra lúng túng, đòi hỏi phải có một hệ tư tưởng

và thiết chế mới đủ sức quản lý, điều hành xã hội Trước yêu cầu đó Pháp gia xuất hiện để đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử này

3.1.2 Tình hình chính trị xã hội

- Đây là thời kỳ mà trong xã hội thường xuyên xảy ra chiến tranh, loạn lạc Xuân Thu cũng là thời kỷ mà người dân phải gánh nhiều nghĩa vụ, sưu thuế, phu phen, lao dịch nặng nề Thực trạng này chứng tỏ, hệ tư tưởng Nho giáo – học thuyết “Ngố tòng Chu” đã không còn đủ sức lãnh đạo xã hội, đòi hỏi phải có một hệ tư tưởng mới có đủ lý luận và sức thuyết phục

để ổn định xã hội hơn Tư tưởng của Hàn Phi Tử đã giải quyết vấn đề này

3.2 Sự bất lực của các học thuyết chính trị đương thời

- Lão Tử cho rằng xã hội loạn lạc là do con người vi phạm quy luật tự nhiên, nên ông chủ trương khuyên mọi người từ bỏ mọi thành quả văn minh và chạy trống vào tự nhiên, thoát li thực tế Trang Tử, học trò của ông, lại muốn đi về một nẻo xa hơn, bi quan yếm thế gần như thoát tục, chỉ còn mong “được làm con rùa để lết cái đuôi trong bùn” Khổng Tử cho rằng xã hội loạn là do nhà Chu buông lỏng nên chủ trương khôi phục lễ Gần 200 năm sau, trong khi chiến tranh loạn lạc bên ngoài xã hội vẫn diễn ra gay

Trang 9

gắt, Mạnh Tử say mê với lí tưởng, không tiếc sức khuyên răn các bậc cầm quyền đi theo con đường vương đạo, lấy đức trị dân

- Là người đề xuất chủ trương Kiêm ái, kêu gọi xây dựng xã hội trên cơ sở tình thương không phân biệt giai cấp, Mạc Tử cùng hàng ngàn đệ tử bôn ba truyền đạo khắp nơi, song cuối cùng cũng chẳng được ai trọng dụng Khổng Tử, Mạnh Tử, Mạc Tử đều là những nhà tư tưởng lớn, nhiệt tình lo toan cứu đời, không quản thời gian và nhiệt huyết để truyền bá chủ trương nhưng không một nhà cầm quyền nào nghe theo; học thuyết tư tưởng của

họ đều được ra đời tương đối sớm nhưng không có một học thuyết nào trở thành hệ tư tưởng thống trị Khổng Tử đứng trên lập trường của giai cấp quí tộc cấp tiến; lập trường của Lão Tử là của giai cấp quí tộc cũ đã suy tàn, Mạc Tử đại diện cho tầng lớp lao động bình dân … đều là những giai cấp

đã lỗi thời hoặc không giữ vai trò lịch sử tiên phong Lịch sử đã tiến về phía trước nhưng các ông lại muốn quay về quá khứ; trong khi mọi người cho rằng sức mạnh là chân lí thì các vị lại kêu gọi đạo đức và tình thương (là những điều mà ở thời điểm đó người ta đang muốn phế bỏ), cho nên học thuyết của các ông đều mang tính không tưởng và không đáp ứng được yêu cầu của thời đại Sự bế tắc của lí luận là một nguyên nhân kéo dài khủng hoảng xã hội của thời kì Xuân Thu – Chiến Quốc

3.3 Sự ra đời của học thuyết Pháp trị đáp ứng những yêu cầu khách quan của lịch sử

- Trong bối cảnh lịch sử thời kỳ đó, những giá trị đạo đức cũ bị băng hoại, những chuẩn mực mới chưa hình thành, xã hội ngày một rối ren Thống nhất Trung Quốc, chấm dứt chiến tranh trở thành yêu cầu bức thiết của xã hội Học thuyết Pháp trị đã đề xuất chủ trương chính trị lấy pháp luật làm công cụ chủ yếu Các nhà Pháp trị cho rằng, đặc điểm của thời đại lúc đó là tranh đua sức mạch, do đó không thể trông chờ vào đạo đức và tình thương

để tái lập trận tự xã hội mà phải dùng công cụ bạo lực để chấm dứt sự

Trang 10

hoành hành của bạo lực Chủ trương của Pháp gia đã dựa vào cái nhìn thực

tế để giải quyết hiện thực

- Pháp trị là đại diện cho tiếng nói của tầng lớp địa chủ mới sinh ra trong quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội, đem lại sự phát triển mạnh mẽ cho kinh

tế Tầng lớp quý tộc mới mang một phong cách tư duy mới: thực tế, thực tiễn, có sức mạnh cả về kinh tế lẫn tri thức Là tiếng nói của giai cấp đại diện cho xu thế đi lên của lịch sử, nên Pháp trị đã nhanh chóng trở thành tư tưởng để nhà Tần thực hiện thành công sự nghiệp thống nhất Trung Quốc

4 Các cuộc biến pháp làm tiền đề cho sự hoàn thiện tư tưởng của Hàn Phi Tử

- Mặc dù Pháp gia không có một người khởi tạo như Nho, Đạo hay Mặc gia, nhưng khi nhắc đến học phái này, người ta không thể không đề cập đến các Pháp gia tiền bối Họ là những đại biểu của Pháp gia cổ đại mà ở đây chúng

ta có thể chia thành bốn phái: Thời Xuân Thu có phái trọng thực gồm: Quản Trọng, Tử Sản, Lý Khôi, Ngô Khởi Sang thời Chiến Quốc, Pháp gia

đã hình thành 3 hệ phái rõ rệt là: “trọng pháp” tiêu biểu có Thương Ưởng;

“trọng thuật” rõ nhất là Thân Bất Hại, “trọng thế” được biết đến là Thận Đáo Còn người có công lao đào tạo nên những học trò xuất sắc Hàn Phi,

Lý Tư để hoàn thiện học thuyết pháp trị và vận hành trên đất Tần là Tuân Tử

II NỘI DUNG TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ

Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử là sự tổng hợp của Pháp - Thế - Thuật, trong đó: Pháp là nội dung của chính sách cai trị, Thế và Thuật là phương tiện để thực hiện chính sách đó Cả ba đều quan trọng như nhau, hỗ trợ nhau và trở thành công cụ trị nước của bậc đế vương

1 Quan niệm về “Pháp”

1.1 Khái niệm “Pháp”

Trang 11

- “Pháp” nguyên nghĩa là luật, pháp luật, hình pháp, phương pháp, cách thức, phương thức; tiêu chuẩn mẫu mực; bắt chước, theo; phép, pháp thuật Chữ

“pháp” xuất hiện sớm trong lịch sử, ngay cả Nho gia cũng bàn về pháp theo nghĩa là phép tắc, lễ giáo

- Quan niệm về “pháp” của những người theo Pháp gia có hai mặt Một mặt,

“pháp” là để phòng ngừa, những cái quy định sẵn, nếu phạm vào điều cấm nào thì xử theo hình phạt ấy Với ý nghĩa này, quan niệm “pháp” của Pháp gia là công cụ đắc lực cho kẻ thống trị dùng với nhân dân, cho nên nói

“pháp” của Hàn Phi đi liền với “cấm”; mặt khác, “pháp” để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân, tạo ra một xã hội công bằng dưới ánh sáng của pháp luật

- “Pháp” vừa là khuôn mẫu, mô phạm, vừa là ngay thẳng, trừng phạt và khen thưởng Bên cạnh đó “pháp” còn được hiểu với ý nghĩa rộng hơn, đó là

“biến pháp đổi tục” Hàn Phi coi pháp luật là công cụ cai trị của bậc đế vương Ông quan tâm đến vấn đề định pháp, tức là cấu trúc và hệ thống pháp luật

1.2 Nội dung, nguyên tắc của “Pháp”

1.2.1 Nội dung

- Xét về mặt xã hội, pháp trị là tư tưởng của giai cấp quý tộc địa chủ đang lên

mà Pháp gia là tiếng nói đại diện cho một quan hệ sản xuất mới chống lại giai cấp quý tộc cũ là “thế khanh, thế tộc” của nhà Chu Pháp gia cho rằng, dùng pháp luật để trị dân trước là để ngăn ngừa, đấu tranh nhằm loại trừ những hành vi bất hợp pháp, sau là để trừng trị gian tà Cùng với giáo dục, phòng ngừa thì pháp luật và hình phạt đóng vai trò như bức tường ngăn chặn con người không bước đến điều cấm, theo Hàn Phi, bên cạnh mục đích trị dân, pháp luật còn có ý nghĩa là “thương dân, làm lợi cho dân”

- Cũng chính nhờ tính nghiêm khắc mà pháp luật có sức mạnh hơn tình thương Đây là quan điểm giáo dục trái ngược hẳn với Nho gia, khi Nho gia

Ngày đăng: 12/07/2021, 15:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w