1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHÍNH SÁCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA VIỆT NAM – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC GIỮA KHU VỰC NHÀ NƯỚC VÀ KHU VỰC TƯ NHÂN

4 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề CHÍNH SÁCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA VIỆT NAM – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC GIỮA KHU VỰC NHÀ NƯỚC VÀ KHU VỰC TƯ NHÂN
Tác giả TS. Lý Ngọc Kính
Người hướng dẫn Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế
Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 224,06 KB
File đính kèm CHINH SACH CSSK TAI VIET NAM-ROI.zip (206 KB)

Nội dung

Giống như mô hình bệnh tật của các nước trên thế giới, mô hình bệnh tật của Việt Nam trong những năm gần đây đã có sự thay đổi. Nếu như năm 1970, tỷ lệ mắc bệnh lây của Việt Nam là 56%, thì tỷ lệ này còn 27% năm 1997. Ngược lại, tỷ lệ mắc bệnh không lây lại có xu hướng gia tăng từ 43% năm 1970 lên 65% năm 1997. Tỷ lệ bị tai nạn chấn thương cũng tăng từ 1% lên 8% sau 27 năm. Đặc biệt, tỷ lệ chết do tai nạn chấn thương đã tăng khoảng 20% sau 20 năm ( từ 2,23% năm 1976 lên 23,2% năm 1996)

Trang 1

CHÍNH SÁCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA VIỆT NAM – CƠ HỘI VÀ THÁCH

THỨC GIỮA KHU VỰC NHÀ NƯỚC VÀ KHU VỰC TƯ NHÂN

TS Lý Ngọc Kính 1

Giống như mô hình bệnh tật của các nước trên thế giới, mô hình bệnh tật của Việt Nam trong những năm gần đây đã có sự thay đổi Nếu như năm 1970, tỷ lệ mắc bệnh lây của Việt Nam là 56%, thì tỷ lệ này còn 27% năm 1997 Ngược lại, tỷ lệ mắc bệnh không lây lại có xu hướng gia tăng từ 43% năm 1970 lên 65% năm 1997 Tỷ lệ bị tai nạn chấn thương cũng tăng từ 1% lên 8% sau 27 năm Đặc biệt, tỷ lệ chết do tai nạn chấn thương

đã tăng khoảng 20% sau 20 năm ( từ 2,23% năm 1976 lên 23,2% năm 1996)

Để bảo vệ và nâng cao sức khỏe của người dân Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã ban hành các chính sách quan trọng làm hành lang pháp lý cho việc chăm sóc sức khỏe của Chính phủ Việt Nam được thể hiện trong các chính sách tài chính y tế liên quan tới

ba nguồn tài chính chủ yếu cho các hoạt động y tế đó là Ngân sách nhà nước, viện phí và bảo hiểm y tế; các chính sách về đầu tư trang thiết bị và nâng cấp các cơ sở y tế; đào tạo nguồn nhân lực y tế…Các chính sách đều nhằm mục tiêu chung trong chăm sóc sức khỏe

là công bằng, hiệu quả và phát triển Ngày 19/3/2001, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã

ký quyết định số 35/2001/QĐ- TTg phê duyệt “ Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001- 2010” trong đó xác định rõ nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư cho y tế Từng bước phấn đấu tăng mức chi thường xuyên cho y tế trong tổng chi ngân sách Nhà nước Ưu tiên đầu tư cho vùng nghèo, vùng núi, vùng sâu, vùng

xa về các hoạt động y tế dự phòng, y học cổ truyền, các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế cơ sở, khám chữa bệnh cho người nghèo và các đối tượng chính sách bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em”

Ngành y tế đã mạnh dạn cải cách tài chính y tế theo hướng huy động sự đóng góp của nhân dân để tăng thêm nguồn tài chính cho y tế Chính sách thu một phần viện phí chính thức được thực hiện trên phạm vi cả nước từ năm 1989, sau khi có Quyết định số 45- HĐBT ngày 25/4/1989 của Hội đồng Bộ trưởng( nay là Chính phủ) Chính sách thu một phần viện phí được thực hiện ở tất cả các bệnh viện Nhà nước đã đánh dấu một bước thay đổi quan trọng Từ việc người dân sử dụng hoàn toàn miễn phí các dịch vụ y tế chuyển sang phải trả phí khi sử dụng dịch vụ ( trừ một số đối tượng như trẻ em, người tàn tật, người có công với cách mạng…) Sau gần 5 năm thực hiện, quyết định này đã dược thay thế bằng Nghị định 95/CP ngày 27/8/1994 nhằm phát huy những mặt tích cực và khắc phục những điểm hạn chế của chính sách thu một phần viện phí, phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng về kinh tế xã hội Chính sách thu viện phí ra đời đã góp phần tạo nguồn thu cho ngành y tế, đỡ gánh nặng cho ngân sách nhà nước, đảm bảo kinh phí phục

1 Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế

Trang 2

vụ người bệnh Tuy nhiên, việc thu phí lại tạo ra gánh nặng về chi phí y tế cho người dân, đặc biệt là người nghèo Do đó, đồng thời với việc thu phí dịch vụ y tế, Nhà nước đã xây dựng và ban hành các chính sách nhằm đảm bảo người dân có nguồn chi trả phí khám chữa bệnh, trong đó chính sách về Bảo hiểm y tế và các chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người nghèo

Công tác quản lý bệnh viện đang được đổi mới, các bệnh viện bước đầu triển khai thực hiện nghị định 43/2006/NĐ-CP về tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đã tăng them được nguồn thu để đầu tư cho công tác khám chữa bệnh Việc triển khai thực hiện Nghị định

43 bước đầu đã có hiệu quả Các bệnh viện đều tăng thêm được nguồn thu để tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng khám chữa bệnh Tổng các nguồn thu của các bệnh viện năm

2007 đều tăng so với năm 2006 từ 112-222%

Để xây dựng một hành lang pháp lý toàn diện và đáp ứng kịp thời với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế xã hội, hiện nay Bộ Y tế đang phối hợp với các Bộ, ngành và các tổ chức liên quan xây dựng Luật Khám chữa bệnh với một mục tiêu mang lại những điều kiện chăm sóc sức khỏe ngày một tốt hơn cho người dân Việt Nam

Chính phủ cũng đã tăng cường kinh phí để đầu tư cơ sở hạ tầng trang thiết bị bằng nguồn kinh phí nhà nước và các dự án vay vốn của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á… Những dự án này đã góp phần quan trọng trong việc nâng cấp bệnh viện tuyến huyện tại Việt Nam, tăng cường them nguồn lực để mua sắm trang thiết bị và nâng cao năng lực cho cán bộ y tế

Chính phủ đã rất quan tâm đến việc tăng cường phát triển nguồn nhân lực y tế, điều này được thể hiện bằng việc cho phép thành lập các trường đại học, cao đẳng y tế, y học

cổ truyền, để tạo thêm nguồn nhân lực vốn chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân Việt Nam

Các trung tâm y tế chuyên sâu, các bệnh viện Trung ương và một số bệnh viện tỉnh, thành phố đã triển khai nhiều kỹ thuật hiện đại ngang tầm với trình độ y học các nước khu vực như ghép gan, ghép thận, ghép tế bào gốc, phẫu thuật tim hở, phẫu thuật tim bẩm sinh, nối mạch máu, phẫu thuật Phaco, thụ tinh trong ống nghiệm, tán sỏi ngoài cơ thể, nội soi can thiệp Trong năm 2007 đã có thêm các bệnh viện triển khai ghép gan như Bệnh viện Việt Đức, thêm bệnh viện tỉnh triển khai ghép thận như Bệnh viện đa khoa Kiên Giang Hiện tại cả nước đã có 12 cơ sở ghép thận, đã có trên 200 bệnh nhân được ghép thận, 10 bệnh nhân được ghép gan, 50 bệnh nhân được ghép tế bào gốc Những tiến

bộ trong việc áp dụng kỹ thuật cao phản ánh trình độ và khả năng ứng dụng các công nghệ mới tiên tiến của đội ngũ chuyên gia kỹ thuật y tế Việt Nam và là bước chuyển biến quan trọng trong việc phát triển các kỹ thuật y học chuyên sâu ở Việt Nam

Để hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, Bộ Y tế cũng đã tham gia các vòng đàm phán và xây dựng các kế hoạch để hội nhập với các nước, đặc biệt là các nước ASEAN Bộ Y tế đang gấp rút xây dựng và hoàn thiện các quy định và tổ chức cấp phép hành nghề cho tất cả các đối tượng hành nghề y tại Việt Nam Hoạt động này sẽ tạo

Trang 3

điều kiện cho Việt Nam nâng cao chất lượng khám chữa bệnh,chất lượng đào tạo và hội nhập hơn nữa trong lĩnh vực khám chữa bệnh với các nước trong khu vực và trên thế giới Bộ Y tế đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ và tăng cường sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cho hoạt động chăm sóc sức khỏe

Chính phủ Việt Nam đã ban hành các chính sách nhằm xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe Công tác xã hội hóa y tế đã góp phần huy động thêm được nguồn tài chính

để đầu tư trang thiết bị chẩn đoán, điều trị Trong thời gian qua hệ thống y tế tư nhân tiếp tục phát triển và mở rộng về số lượng, quy mô và chất lượng dịch vụ Đến năm 2008 cả nước có 77 bệnh viện tư nhân với tổng số 5.000 giường bệnh, chiếm 3% so với tổng số giường bệnh công lập Các bệnh viện tư nhân tiếp tục được đầu tư về trang thiết bị hiện đại và đã triển khai nhiều kỹ thuật cao như nội soi, tán sỏi ngoài cơ thể, thụ tinh trong ống nghiệm, mổ Phaco, Lasix…Các bệnh viện tư nhân đã thu hút được người bệnh ngày càng nhiều, một số có khả năng cạnh tranh về chất lượng dịch vụ cũng như cơ sở hạ tầng

và thái độ phục vụ với bệnh viện công

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác chăm sóc sức khỏe của Việt Nam hiện còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức:

Y tế công:

Các chính sách về viện phí, bảo hiểm y tế chậm đổi mới Kinh phí chi cho hoạt động khám chữa bệnh tuy đã tăng nhưng còn thấp so với nhu cầu hoạt động của các bệnh viện

Tỷ lệ giường bệnh chưa đáp ứng được nhu cầu về khám chữa bệnh: hiện nay cả nước

có 1.063 bệnh viện với tổng số 144.129 giường bệnh; tỷ lệ giường bệnh/10.000 dân là 17,3 Qua báo cáo của 731 bệnh viện năm 2007 cho thấy tình hình quá tải trong khu vực nội trú của các tuyến bệnh viện so sánh với năm 2006 như sau: Công suất sử dụng giường bệnh chung các tuyến năm 2007 là 122,4% Cao nhất ở các bệnh viện Trung ương( 139,2%), bệnh viện tỉnh ( 125,1%), công suất của các bệnh viện huyện cũng rất cao ( 118,8%)

Cơ sở hạ tầng của nhiều bệnh viện chưa được nâng cấp, đầu tư chưa đồng bộ, chưa hoàn chỉnh, thiếu cơ sở hạ tầng cho việc xử lý chất thải y tế và chống nhiễm khuẩn Chất lượng dịch vụ kỹ thuật và chất lượng phục vụ tuy đã được cải tiến nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân Có xu hướng lạm dụng kỹ thuật cao, lạm dụng xét nghiệm, lạm dụng thuốc và tăng điều trị nội trú một số trường hợp không cần thiết Thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh còn nhiều phiền hà; thời gian người bệnh chờ khám, làm xét nghiệm và phẫu thuật còn dài

Nhân lực bệnh viện còn thiếu cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu chưa hợp lý; số lượng điều dưỡng viên mới đạt 60-70% so chỉ tiêu đề ra nên chưa bố trí làm ca ở các khoa trọng điểm, thiếu dược sỹ đại học Các bệnh viện công chưa có chính sách thu hút các cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi Tỷ lệ chung 1 bác sỹ/3,6 giường bệnh; tỷ lệ chung điều dưỡng viên/giường bệnh là 1điều dưỡng viên/2,5 giường bệnh; tỷ lệ bác sỹ/

Trang 4

điều dưỡng viên là 1 bác sỹ/ 1,42 điều dưỡng viên; tỷ lệ bác sỹ/dược sỹ trung học và đại học là 4,4:1 Thực hiện Nghị định 43 dẫn đến chênh lệch thu nhập và điều kiện làm việc giữa các khoa trong bệnh viện, và giữa các bệnh viện với nhau Xu hướng chuyển dịch cán bộ y tế từ các bệnh viện công sang bệnh viện tư, từ các bệnh viện tuyến cơ sở lên tuyến trung ương; sự phối hợp và hỗ trợ về chuyên môn giữa các bệnh viện công cho các bệnh viện tư nhân chưa tốt

Đội ngũ cán bộ quản lý các bệnh viện có nhiều kinh nghiệm chuyên môn nhưng thiếu kiến thức và kinh nghiệm về quản lý bệnh viện và nhất là quản lý tài chính bệnh viện Chưa có chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu, có tay nghề cao, nhiều nơi xảy ra thiếu hụt cán bộ

Y tế tư nhân:

Chính sách về quản lý hành nghề tư nhân chưa đầy đủ Công tác xã hội hóa của hệ thống khám chữa bệnh đã đạt được một số kết quả nhưng còn chậm đặc biệt còn thiếu các văn bản hướng dẫn liên doanh lien kết Thủ tục cấp phép còn khó khăn phiền hà

Sự phân bố người hành nghề y tư nhân không đồng đều Theo điều tra y tế quốc gia

2002 cho thấy: sự phân bố người hành nghề y tư nhân có sự mất cân đối rõ rệt giữa thành thị, nông thôn cũng như giữa các vùng địa lý Tính trên 100.000 dân thì số cán bộ y tế tư nhân ở nông thôn chỉ bằng khoảng 1/3 so với thành thị (21,8/100.000 so với 64,4/100.000) Y tế tư nhân cũng chủ yếu tập trung ở những vùng có mức sống cao hơn

là những vùng xa, vùng sâu và miền núi Trung bình một xã ở vùng nghèo nhất của đất nước là Tây Bắc chỉ có một thầy thuốc hành nghề y tư nhân, trong khi một xã ở vùng giàu nhất như Đông Nam Bộ có hơn 7 người hành nghề y tư nhân

Số cán bộ y tế tư nhân hành nghề không có giấy phép còn cao, đặc biệt với các đối tượng như điều dưỡng, y tá, y sỹ Số cán bộ Nhà nước hành nghề y tư nhân khá phổ biến, nhất là bác sỹ, chiếm tới 70% tổng số bác sỹ có hành nghề tư nhân Người hành nghề y tư nhân không được thường xuyên đào tạo và cập nhật kiến thức, điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe Mối quan hệ giữa y tế Nhà nước và y tế tư nhân chưa được chặt chẽ và chỉ dược thực hiện với khoảng 30% số cơ sở Chỉ có 26% cơ

sở y tế tư nhân tham gia vào các hoạt động CSSKBD khi được huy động, do vậy, nguồn lực để chăm sóc sức khỏe nhân dân còn chưa được huy động triệt để

Ngày đăng: 07/03/2024, 08:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w