Những người đã tốt nghiệp phổ thông trung học, bổ túc trung học hoặc trung cấp chuyên nghiệp, xuất thân từ các tầng lớp xã hội khác nhau đang trong quá trình học tập, chuẩn bị nghề nghiệ
Trang 1SINH VIÊN CÓ NÊN ĐI LÀM THÊM HAY KHÔNG?
Trang 2SINH VIÊN CÓ NÊN ĐI LÀM THÊM HAY KHÔNG?
-Trong xã hội hiện nay, vấn đề việc làm thêm luôn được các bạn sinh viên quan tâm đến -Vậy sinh viên là gì?
Những người đã tốt nghiệp phổ thông trung học, bổ túc trung học hoặc trung cấp chuyên nghiệp, xuất thân từ các tầng lớp xã hội khác nhau đang trong quá trình học tập, chuẩn bị nghề nghiệp chuyên môn tạicác trường đại học, cao đẳng và có độ tuổi từ 18-25 tuổi
Là lớp người năng động, nhạy cảm và sẵn sàng tiếp thu cái mới;
Là bộ phận trí tuệ và ưu tú trong các thế hệ thanh niên, là nơi kết tinh nhiều tài năng sángtạo, là nguồn lao động có học vấn cao, có chuyên sâu và đại bộ phận sinh viên sẽ trở thành người trí thức của đất nước
Do đặc điểm lứa tuổi, SV là lớp người đang hình thành và khẳng định nhân cách, còn thiếukinh nghiệm sống, có xu hướng chung là tính tích cực chính trị - xã hội, tính tự lập, độc lập và nhu cầu tự khẳng định phát triển khá cao;
Đối với xã hội, SV là một nhóm xã hội được quan tâm So với thanh niên đang đi làm (có thunhập) thì SV là một nhóm xã hội trong phạm vi nhất định được xã hội hoặc gia đình bảo trợ trong quá trình học tập
-Chắc hẳn ai cũng từng suy nghĩ đến việc có nên đi làm thêm hay không? Khi làm thêm chúng ta sẽ có được những gì và có ảnh hưởng gì đến việc học cũng như là cuộc sống hay không?
Trang 31 NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN:
1.1 Khái niệm:
Mối liên hệ là “khái niệm dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hoá lẫn
nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện
tượng trong thế giới.”
Nếu sự thay đổi nhất định của một trong số chúng làm thay đổi đối tượng kia thì mối quan hệ giữa các đối tượng đó gọi là liên hệ Trong khi cùng tồn tại luôn xuất hiện các tương tác qua lại với nhau giữa các đối tượng Qua đó chúng thể hiện được các thuộc tính cũng như bộc lộ bản chất bên trong, nhằm khẳng định mình là ”đối tượng thực tồn” Khi các tương tác có sự thay đổi sẽ đồng thời mang đến sự thay đổi các thuộc tính hay chính đối tượng tham gia (trong một vài điều kiện thậm chí có thể khiến chúng biến mất, hay chuyển hóa thành một đối tượng khác) Chính điều này đã chứng tỏ giữa cácđối tượng có tồn tại mối liên hệ với nhau
Tuy nhiên, sau này, trong quá trình phát triển, phép biện chứng duy vật đã đi từ chỗ chorằng “mọi tồn tại trong thế giới đều là những mắt khâu của một thực thể vật chất duynhất, là những trại thái và hình thức tồn tại khác nhau của nó”; đến thừa nhận rằng cómối liên hệ phổ biến giữa các đối tượng
Mối liên hệ phổ biến “chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện
tượng của thế giới, trong đó phổ biến nhất là các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật,
hiện tượng của thế giới, trong đó những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới Chúng thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng duy vật”
Vấn đề đặt ra là, khi nhắc đến mối liên hệ, sự ràng buộc, tác động lẫn nhau giữa các đối tượng vật chất, hữu hình được chủ yếu chủ ý đến Trong khi đó không thể phủ nhận sự tồn tại của thế giới tinh thần cùng các sự vật vô hình như các phạm trù của khoa học hay các hình thức của tư duy Vì vậy, nhằm đưa ra một quan niệm đầy đủ, bao quát hơn, quan niệm về sự liên hệ đã được mở rộng bao gồm cả các đối tượng tinh thần và đối tượng khách quan cũng như các mối liên hệ giữa chúng vốn thuộc chủ thể với các đối tượng khách quan Từ đó xuất hiện quan niệm về mối liên hệ phổ biến Mỗi liên hệ này trở thành đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng
Có thể nói, qua sự phát triển của quan niệm về mối liên hệ phổ biến, thế giới không phải thể hỗn loạn các đối tượng mà tồn tại một hệ thống các liên hệ đối tượng chặt chẽ Tính thống nhất vật chất này đã làm nên cơ sở cho mọi liên hệ khác Các đối tượng cũng nhờ
đó mà luôn tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau, không cô lập
1.2 Tính chất:
Mối liên hệ phổ biến có 3 tính chất cần được chú ý:
Phép biện chứng duy vật khẳng định tính khách quan của các mối liên hệ và tác
động trên thế giới Tức là, các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều tồn tại khách
quan, độc lập, không phụ thuộc và ý thức của con người Các mối liên hệ, tác động
Trang 4giữa chúng suy cho cùng đều là sự quy định, tác động qua lại, chuyển hóa và phụ
thuộc lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, không chịu tác động của ý thức con
người
Tính phổ biến của mối liên hệ phổ biến khẳng định rằng không có bất cứ sự vật,
hiện tượng nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với những sự vật, hiện tượng khác Bất kì
sự vật, hiện tượng nào trong tự nhiên, xã hội, tư duy hay ý thức của con người,
cũng như các mặt trong các sự vật, hiện tượng đó đều có liên hệ với nhau
Mối liên hệ phổ biến có tính đa dạng, phong phú Bất kì ở đâu, trong tư duy, trong
xã hội, trong ý thức hay trong tự nhiên đều tồn tại những mối liên hệ đa dạng,
trong mỗi lĩnh vực khác nhau lại nắm giữ vai trò, vị trí, đặc điểm khác nhau Có nhiều mối liên hệ khác nhau, và để phân loại chúng phải tùy thuộc vào tính chấtmcũng như vai trò của từng mối liên hệ Tuy nhiên sự phân loại này cũng chỉ mang tính tương đối, bởi mối liên hệ giữa các đối tượng rất phức tạp, mỗi đối tượng như
một hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, không thể tách rời
1.3 Ý nghĩa của phương pháp luận:
Các tính chất trên của mối liên hệ phổ biến có liên hệ với nhau, trong đó tính khách
quan và tính đa dạng được bao hàm trong tính phổ biến Vì vậy, ta gọi nguyên lý này
là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến Từ nội dung của nguyên lý này, phép biện
chứng khái quát thành nguyên tắc toàn diện Vì mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại tong
nhiều mối liên hệ khác nhau, tác động qua lại lẫn nhau, cho nên khi nghiên cứu đối
tượng cụ thể cần tuân thủ các nguyên tắc toàn diện được chia thành 2 quan niệm như sau:
a Quan niệm toàn diện:
Thứ nhất, khi nhận thức sự vật, cần phải đặt nó vào chỉnh thể thống nhất tất cả
các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính cũng như các mối liên hệ của
chỉnh thể đó Tức là, sự vật phải được xem xét trong mối liên hệ biện chứng qua
lại giữa các bộ phận, các yếu tố, các mặt chính của sự vật và trong sự tác động
qua lại giữa sự vật đó với sự vật khác
Thứ hai, từng mối liên hệ đối với sự vận động, phát triển của sự vật phải được
phân loại, đánh giá vị trí, vai trò; trong đó, đặc biệt chú trọng đến những mối liên
hệ phổ biến, tất yếu của sự vật, hiện tượng
b Quan niệm lịch sử - cụ thể:
Quan niệm này đòi hỏi chúng ta khi xem xét sự vật, hiện tượng phải xác định
được vai trò, vị trí của từng mối liên hệ trong không gian và thời gian nhất định
Nói cách khác, cần nghiên cứu chúng trong mối liên hệ với các đối tượng khác và
với môi trường xung quanh trong quá khứ, hiện tại và phán đoán cả tương lai
2 NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN:
2.1 Khái niệm:
Phát triển là “quá trình vận động có quy luật của sự vật từ thấp đến cao, từ kém
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ đơn giản đến phức tạp, từ chất cũ đến chất mới ở
trình độ cao hơn.”
Trang 5Có thể thấy, phát triển là vận động, nhưng không phải mọi vận động đều là phát triển Nếu vận động chỉ mọi sự biến đổi nói chung, thì phát triển gồm những vận động có
khuynh hướng đi lên diễn ra trong không gian và thời gian
Có 2 khái niệm gắn với khái niệm phát triển là tiến bộ và tiến hóa:
Tiến hóa là một dạng của phát triển, diễn ra theo cách từ từ Tiến hóa thường là sự
biến đổi về hình thức của tồn tại xã hội từ đơn giản đến phức tạp
Tiến bộ là một quá trình biến đổi hướng tới cải thiện thực trạng xã hội: từ chỗ chưa
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn so với thời điểm ban đầu
Quan điểm biện chứng và quan điểm siêu hình đều thừa nhận sự phát triển, tuy
nhiên:
Quan điểm siêu hình cho rằng sự phát triển chỉ là sự tăng lên hoặc giảm đi về
mặt lượng của sự vật hiện tượng; chỉ là sự tuần hoàn lặp lại mà không có sự thay
đổi về chất, không có sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới
Quan điểm biện chứng coi sự phát triển là sự vận động đi lên về mặt chất của
sự vật, hiện tượng; sự vật, hiện tượng cũ mất đi, sự vật, hiện tượng mới ra đời
thay thế
2.2 Tính chất:
Phát triển có tính khách quan Nó chỉ ra rằng nguồn gốc sự phát triển của sự vât,
hiện tượng nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng, không chịu sự tác động từ
yếu tố bên ngoài, và đặc biệt không phụ thuộc vào ý thức con người
Phát triển có tính phổ biến Sự phát triển tồn tại trong cả thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy
Sự phát triển cũng có tính kế thừa Sự vật, hiện tượng mới ra đời không thể là phủ
định tuyệt đối, phủ định sạch trơn của sự vật, hiện tượng cũ; mà chúng còn giữ lại,
chọn lọc và cải tạo các yếu tố còn có tác dụng, còn thích hợp để phát huy, loại bỏ
những mặt tiêu cực
Phát triển có tính đa dạng, phong phú Tuy sự phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực,
nhưng mỗi sự vật, hiện tượng lại có quá trình phát triển khác nhau Chúng có tốc độ và đặc điểm phát triển phụ thuộc vào yếu tố và điều kiện tác động cụ thể, vì vậy
không giống nhau Đồng thời, phát triển không đơn giản là một đường đi lên thẳng
tắp mà có sự quanh co, phức tạp, có những bước thụt lùi tạm thời
I Lợi ích khi làm thêm?
1 Có thu nhập:
- Khi bạn bắt đầu công việc làm thêm cũng đồng nghĩa với bạn có thêm thu nhập
Trang 6- Ngoài khoản tiền ba mẹ chu cấp hàng tháng bạn có thêm một khoản kha khá từ việc đi làm thêm Hoặc có nhiều bạn sẽ không cần đến tiền chu cấp của ba mẹ, tự lập hoàn toàn về tài chính
- Khi làm thêm bạn sẽ có một nguồn thu nhập khác, ngoài số tiền cho hàng tháng Nguồn thu nhập này giúp các bạn chi tiêu sinh hoạt, mua sắm những thứ mình thích và có thể giúp đỡ cho ba mẹ một phần gánh nặng Có rất nhiều bạn gia đình khó khăn phải đi làm tự lo cho bản thân về tiền sinh hoạt, học phí
2 Học được cách tiết kiệm và tiêu tiền:
- Người ta vẫn có câu “Người biết tiêu tiền thì mới biết kiếm ra tiền”, thế nếu không có tiền thì lấy cái gì mà tiêu? Bởi vậy trước khi tiêu tiền thì bạn hãy học cách kiếm ra đồng tiền Đồng tiền mình bỏ ra mồ hôi công sức ra để kiếm về thì bản thân sẽ trân trọng và chi tiêu hợp lí
- Việc chi tiêu hợp lí rất quan trọng bởi người biết tiết kiệm sẽ giàu nhanh hơn rất nhiều so với người kiếm ra nhiều tiền Vậy tại sao chúng ta không chi tiêu thật hợp lí để trở thành người giàu có?
- Giúp bạn hiểu được giá trị của đồng tiền Bước vào cuộc sống mưu sinh đầy khắc nghiệt sẽ giúp bạn hiểu được giá trị của đồng tiền, biết được ba
mẹ đã vất vã như thế nào để lo lắng cho bạn Từ đó bạn biết cách chi tiêu hợp lí hơn, biết trân trọng đồng tiền mình bỏ mồ hôi ra làm
- Và đặt biệt Ts Lê Thẩm Dương có nhấn mạnh :”Đi làm thêm sẽ giúp bạn nhận thức được giá trị của đồng tiền do chính công sức mình làm ra”
3 Sắp xếp thời gian khoa học và hợp lí:
- Theo một nghiên cứu thì lúc bạn có nhiều việc phải làm thì bạn sẽ làm cùng một việc nhanh hơn lúc bạn rỗi (khi ở trong bận rộn sẽ học được sự nhanh nhẹn)
Trang 7- Tức là cùng một việc chẳng hạn như gấp quần áo nhưng tối thứ 2 bạn sẽ gấp nhanh hơn là tối thứ 7 Khi bạn vừa học vừa làm thì bắt buộc bạn phải sắp xếp thời gian biểu của mình khoa học để đảm bảo hoàn thành được cả hai Việc sắp xếp thời gian khoa học lúc này sẽ rèn tư duy của bạn, khiến nó khoa học hơn trong tất cả mọi việc sau này
- Việc sắp xếp thời gian hợp lý còn giúp đảm bảo sức khỏe – thứ quan trọng nhất của chúng ta
- Lấy ví dụ một trường hợp đặc biệt về khả năng này của bạn như cách bạn sắp xếp thời gian ôn bài trước kỳ thi khi còn đi làm thêm Nhờ có quá trình
đi làm thêm mà kỹ năng quản lý thời gian của bạn được cải thiện đáng kể
4 Rèn luyện tổng thể các kỹ năng:
- Kỹ năng giao tiếp: là kỹ năng bạn không thể thiếu bất kể bạn đang theo đuổi nghề nghiệp nào
- Kỹ năng ứng xử
- Kỹ năng mềm: công nghệ, Photoshop,…
- Kỹ năng quản lý thời gian
5 Mở rộng các mối quan hệ:
- Nếu như vào đại học các mối quan hệ của các bạn được mở rộng là thêm nhiều bạn bè mới, nhiều thầy cô mới thì lúc đi làm thêm các mối quan hệ
mở rộng của bạn là những đồng nghiệp với mọi lứa tuổi có thể bằng tuổi, nhiều hơn thậm chí là ít hơn tuổi của mình _ những người cho bạn thêm kỹ năng cũng như kinh nghiệm
- Những đối tác, những doanh nghiệp chính là những nhà tuyển dụng sáng giá sau này bạn muốn tìm
- Những mối quan hệ đó sẽ giúp đỡ bạn trong công việc, trong đời sống và thậm chí sau này ra trường nhờ họ mà bạn có được một công việc tốt trong tương lai
Trang 86 Ít suy nghĩ lung tung:
- Người ta có câu “rảnh rỗi sinh nông nổi” Đúng thế khi rảnh rỗi quá con người ta hay suy nghĩ lung tung rồi tự tưởng tượng ra nhiều thứ và đa số là tiêu cực Hoặc đơn giản như sinh viên chúng ta, một ngày chỉ học vài tiếng trên lớp khoảng thời gian còn lại thường thì để ngủ, xem phim, chơi game, hoặc tụ tập bạn bè, mua sắm… những điều này đang làm cho bản thân chúng ta chây lười, nhu nhược
- Nhưng khi đi làm thêm, thời gian rảnh rỗi của các bạn ít đi, khoảng thời gian này chỉ đủ cho các bạn nghỉ ngơi để chuẩn bị cho những bài học trên lớp hay công việc Vậy sẽ hạn chế những suy nghĩ lung tung, hay tưởng tượng tiêu cực của các bạn sinh viên
7 Sống thực tế, có nề nếp và trách nhiệm:
- Đi làm thêm giúp bạn có cái nhìn đúng đắn hơn về cuộc sống Bạn sẽ rời bỏ cuộc sống màu hồng vẫn tưởng để chấp nhận những điều không mong muốn trong cuộc sống Bạn sẽ nhận ra khối lượng kiến thức khổng lồ được học ở trường chỉ là một hạt cát bé nhỏ giữa dòng đời ngoài kia
- Đi làm thêm giúp chúng ta nhận ra rằng để nhận được tiền lương cần phải trải qua các quá trình dài, từ đi tìm việc, nộp hồ sơ, rồi thử việc cho đến khi được nhận làm việc chính thức Tất cả đều trở nên rất rõ ràng, muốn nhận
đủ số lương thì phải đi làm đầy đủ như vắt chanh, dù là mưa hay bão
- Bản thân sẽ có trách nhiệm hơn khi bạn đi làm Bởi nếu bạn bỏ học thì cả lớp vẫn học bình thường, nhưng nếu bạn nghỉ làm thì ai làm thay bạn?
8 Phát hiện ra nhiều điều tiềm ẩn của bản thân:
- Trong quá trình làm việc bạn sẽ phải làm những thứ bản thân chưa từng biết, chưa từng làm
- Đây là cơ hội để chúng ta phát huy những tố chất, những khả năng chưa được”khai quật” của chính mình
Trang 9- Chính các công việc bán thời gian ấy đã giúp tôi tìm ra điểm yếu để sửa chữa, điểm mạnh để phát huy hết mình
(18 năm ăn bám bố mẹ, đến việc nấu cơm không được, lau nhà cũng chả xong chỉ biết nằm dài đếm thời gian trôi Lên đại học, tôi bắt đầu tự lập cuộc sống tôi mới phát hiện ra chả có gì mình không làm được, chỉ là mình không làm thôi Có những lúc tôi bị sếp chửi sấp mặt vì làm vỡ cái này, mất cái kia Sau một ngàn lần thử việc tôi đã tìm được việc mà tôi cảm thấy mình phù hợp.)
9 Ngày càng tiến bộ:
- Khoa học đã chứng minh khi người ta được mọi người xung quanh ngưỡng
mộ thì bản thân sẽ cố gắng phấn đấu hơn để trở thành hình mẫu lý tưởng Bản thân là một sinh viên như bạn ngoài hoàn thành tốt việc học còn có một công việc làm thêm với thu nhập ổn định thì bạn bè và những người xung quanh sẽ ngưỡng mộ, yếu quý bạn
- Đấy chính là lý do bạn sẽ cố gắng hơn nữa để hoàn thiện bản thân và sống tích cực hơn
10 Makeup cho CV của bạn khi bạn (đang thực tập công việc mà bản thân đã hướng):
- Sẽ chẳng có nhà tuyển dụng nào chọn một ứng viên có CV trắng trơn về kinh nghiệm
- Kinh nghiệm là thứ quan trọng, thứ quyết định để bạn có được một công việc tốt Bạn đã từng thử sức trong nhiều lĩnh vực khác nhau , tức là bạn có trải nghiệm và kinh nghiệm làm việc vậy chẳng có lý do gì để bạn bị từ chối khi đi tuyển dụng
11 Có cách ứng phó tốt hơn cho công việc tương lai, đỡ bỡ ngỡ:
- Trải qua quá trình làm việc dưới áp lực Khối lượng công việc có lúc nhẹ nhàng thì cũng không tránh khỏi những lúc ngạt thở, chẳng hạn như thu ngân siêu thị vào những ngày cuối tuần, lễ tân khách sạn vào mùa du lịch,
Trang 10hoàn thành Hãy chuẩn bị sẵn một vài biện pháp về cách bạn ứng phó trong những lúc bận rộn để thuyết phục người khác hay cấp trên
- Sẽ giúp bạn dễ dàng thích ứng với môi trường và công việc mà có thể bạn
sẽ làm sau này Thậm chí bạn còn được công ty giữ lại làm việc sau khi bạn
ra trường
12 Biết cách làm việc theo nhóm sao cho phù hợp và hiệu quả:
- Đội ngũ nhân viên đoàn kết và có tinh thần hợp tác tốt luôn là điều nhà tuyển dụng tìm kiếm Sức mạnh tập thể luôn lớn hơn sức mạnh của từng cá nhân Công việc kinh doanh có thành công hay không phụ thuộc vào nhân viên có phối hợp làm việc hiệu quả hay không Do đó, hãy nghĩ đến vai trò của bạn trong nhóm khi làm thêm trước đây Bạn đã từng tham gia họp nhóm chưa, nếu có thì bạn đã đóng góp những gì?
13 Cái quan điểm mà cuối cùng mình muốn chia sẻ với các bạn thì nó sẽ mang tính chủ quan hơn vì sau khi đi làm thêm thì mình biết thương bố mẹ nhiều hơn, biết nghĩ cho tương lai của mình hơn:
- Đương nhiên không phải đi làm thêm là nó sẽ không có cái mặt hạn chế của
nó đa số các bạn sẽ sợ là đi làm thêm sẽ ảnh hưởng đến việc học , chiếm thời gian biểu của mình nhiều Đó là những điều đúng và hợp lí, những cái
lí do khá là chính đáng để các bạn nói là không nên đi làm thêm Nhưng nếu các bạn biết tự sắp xếp cho mình một cái thời gian biểu hợp lí , đầy đủ, thông minh thì mọi chuyện sẽ khác Thay vì bình thương các bạn dành nhiều thời gian rảnh để giải trí , thư giãn hơn thì mình có thể giảm bớt cái thời gian thư giãn đó để nhường thời gian đó qua cho việc đi làm thêm trau dồi thêm nhiều điều thú vị hơn Đương nhiên học tập sẽ đặt lên hàng đầu đối với sinh viên nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng không thể phủ nhận khá nhiều lợi ích từ việc đi làm thêm đem lại cho sinh viên chúng ta Tùy vào suy nghĩ của mỗi bạn sẽ có những có những góc nhìn khác nhau về việc đi