1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

So sánh hai quan điểm tư tưởng giữa trường phái kinh tế học cổ điển và trường phái kinh tế học keynes

29 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề So Sánh Hai Quan Điểm Tư Tưởng Giữa Trường Phái Kinh Tế Học Cổ Điển Và Trường Phái Kinh Tế Học Keynes
Tác giả Phan Nguyễn Trâm Anh, Trương Lê Hoàng, Đinh Nguyễn Minh Thư, Hoàng Khánh Trang, Hồ Triệu Vỹ
Người hướng dẫn Th.S Trương Quang Hùng
Trường học Đại Học UEH
Chuyên ngành Lịch Sử Tư Tưởng Kinh Tế
Thể loại Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 454,11 KB

Nội dung

Tuy nhiên, những giả thuyết này đã chịu nhiều sự phảnđối từ các nhà kinh tế học hiện đại do tính không phù hợp với nền kinh tế hiện nay.Ngược lại, Keynes lại nhận xét con người đóng vai

Trang 1

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG KINH TẾ

SO SÁNH HAI QUAN ĐIỂM TƯ TƯỞNG GIỮA TRƯỜNG PHÁI KINH TẾ HỌC CỔ ĐIỂN VÀ TRƯỜNG PHÁI KINH TẾ

HỌC KEYNES

Giảng viên: Th.S Trương Quang Hùng

Bộ môn: Lịch sử tư tưởng Kinh tế

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

Phần 1: Tổng quan về hai lối tư tưởng kinh tế 2

1.1 Kinh tế học cổ điển 2

1.2 Kinh tế học Keynes 2

Phần 2: Sự khác biệt trong quan điểm của hai trường phái tư tưởng kinh tế 3

2.1 Con người kinh tế: 3

2.2 Thị trường và sự phân bổ nguồn lực hiệu quả 4

2.3 Cơ chế vận hành của thị trường: cung, cầu và giá cả 5

2.4 Giá cả và giá trị 8

2.5 Tiền và lạm phát 10

2.6 Thị trường tín dụng và lãi suất 13

2.7 Thị trường lao động và vấn đề thất nghiệp 14

2.8 Hoạt động sản xuất và tăng trưởng kinh tế 16

2.9 Hoạt động phân phối và chi tiêu 20

2.10 Hiện tượng chu kỳ kinh tế 23

KẾT LUẬN 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 3

ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN THAM GIA

Phan Nguyễn Trâm Anh 31221023085

Đinh Nguyễn Minh Thư 31221021950

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Lược khảo tư tưởng cổ điển và tư tưởng của Keynes là một cơ hội để khám phánhững trường phái kinh tế quan trọng, đã đặt nền móng cho nhiều hệ thống kinh tếhiện đại Tư tưởng cổ điển, đại diện bởi những tên tuổi như Adam Smith, DavidRicardo, và tư tưởng của Keynes, tiêu biểu bởi John Maynard Keynes, đều ảnhhưởng sâu sắc đến cách chúng ta hiểu và quản lý kinh tế Tư tưởng cổ điển tập trungvào ý tưởng của thị trường tự do và khả năng tự điều chỉnh của nó Adam Smith, trong

"Wealth of Nations" ví von về sức mạnh tự nhiên của thị trường và hiệu ứng lợi nhuậnnhư động cơ chính đằng sau sự phát triển kinh tế Các nhà kinh tế cổ điển ủng hộchính sách tài khóa thụ động và thiết lập mô hình kinh tế tự nhiên thông qua thịtrường Ngược lại, tư tưởng của Keynes xuất hiện như một phản đối đối với khủnghoảng kinh tế và suy thoái Keynes chứng minh trong "The General Theory ofEmployment, Interest, and Money" rằng thị trường không phải lúc nào cũng tự điềuchỉnh một cách linh hoạt, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng Ông ủng hộ quản lý tàikhóa và chính sách tiền tệ để kích thích chi tiêu và duy trì sự ổn định kinh tế

Trang 5

NỘI DUNG Phần 1: Tổng quan về hai lối tư tưởng kinh tế

1.1 Kinh tế học cổ điển

Kinh tế học cổ điển, xuất phát từ thế kỷ 18 và 19, là trường phái quan trọng giảithích hoạt động kinh tế của con người dựa trên nguyên tắc nền kinh tế tự điều chỉnhtheo quy luật tự nhiên của sản xuất và trao đổi hàng hóa Các nền dân chủ, với khảnăng tự điều chỉnh và phát triển thị trường tư bản, được coi là cơ sở của Kinh tế học

cổ điển Trước khi Kinh tế học cổ điển phát triển, đa số các nền kinh tế quốc dânthường áp dụng hệ thống chính sách quân chủ từ trên xuống dưới, thực hiện chỉ huy

và kiểm soát Các nhà kinh tế cổ điển ngay sau đó đã phát triển các lý thuyết về giá trị,giá cả, cung, cầu và phân phối, các nhà kinh tế học như như Adam Smith, DavidRicardo, Thomas Malthus và John Stuart Mill đã có những đóng góp quan trọng vào

sự hình thành và phát triển của nền Kinh tế học cổ điển Những nỗ lực ban đầu này đãđặt nền móng cho lý thuyết kinh tế cổ điển, đưa ra những hiểu biết sâu sắc về cáchthức thị trường và hệ thống kinh tế hoạt động trong bối cảnh của thời đại mới, đồngthời ảnh hưởng mạnh mẽ đến phát triển của kinh tế học trong thế kỷ 19 và sau này

Keynes đặt tên chung cho trường phái này là "những nhà kinh tế cổ điển," bao

gồm phái cổ điển, phái biên tế và phái tân cổ điển Trong thế kỷ XVIII, trường phái cổ

điển ra đời với tác động lớn từ Adam Smith và tác phẩm "Của cải của các dân tộc."Trường phái này hướng tới tự do cạnh tranh, sở hữu tư bản, tính tiết kiệm và chi tiêucông cộng thấp Cách mạng biên tế của thế kỷ 19 đưa ra sự chuyển đổi từ lý thuyết cổđiển sang triết lý mới, tập trung vào cầu và hữu dụng biên tế thay vì cung chi phí.Trong khi đó, trường phái tân cổ điển nghiên cứu cơ chế quyết định giá, sản lượng vàphân phối thu nhập dựa trên nguyên lý cung - cầu và giả định về tối đa hóa lợi íchhoặc lợi nhuận Mặc dù nhận được sự phê phán về việc tập trung vào lý thuyết và ítchú ý đến thực tế, trường phái này vẫn tiếp tục là một phần quan trọng trong lịch sửkinh tế học

→ Từ đó, Kinh tế học cổ điển ra đời với lý thuyết thị trường hiệu quả

1.2 Kinh tế học Keynes

Kinh tế học Keynes, do John Maynard Keynes phát triển trong những năm

1930 để giải quyết Đại khủng hoảng, nhấn mạnh việc tăng chi tiêu Chính phủ và giảm

Trang 6

thuế để kích thích nhu cầu và ngăn chặn suy thoái Được biết đến với lý thuyết "phíacầu," Keynes đặt ưu tiên vào ổn định hoạt động và can thiệp Chính phủ Ba nguyên lýchính của học thuyết này tập trung vào ảnh hưởng của quyết định kinh tế, độ chậmcủa giá cả (đặc biệt là tiền lương), và biến động của tổng cầu Nó cũng định hìnhchính sách tài khóa và tiền tệ, với chi tiêu và thuế để kiểm soát tổng cầu và quản lýnguồn cung tiền tệ để duy trì sự ổn định kinh tế.

Keynes đã thành công ít nhất ở hai phương diện quan trọng Đầu tiên, tronglĩnh vực chính sách kinh tế, ông đã thành công trong việc thuyết phục và thay đổiquan điểm về sự can thiệp của Chính phủ trong nền kinh tế Thứ hai, ông đã đưa ramột chương trình nghiên cứu ẩn sau Lý thuyết tổng quát, giúp hình thành trường lýthuyết mới là kinh tế học vĩ mô chỉ trong thời gian ngắn Dự phóng thành công cũngcho thấy sự tiến bộ ngay của chính lý thuyết tân cổ điển mà lúc bấy giờ chưa đượcthực hiện Trước đó, các nhà kinh tế học thường tỏ ra bi quan và thiếu hy vọng, nhưngKeynes đã mang lại sự lạc quan và niềm tin vào khả năng can thiệp để giải quyết cácvấn đề trong bối cảnh đại suy thoái xảy ra Cách tiếp cận vĩ mô của Keynes là mộtbước quan trọng hơn so với phân tích cân bằng cục bộ trong kinh tế vi mô Điều nàygiúp ông giải quyết các vấn đề quan trọng như thất nghiệp thông qua phân tích sảnlượng, chi tiêu, việc làm, lãi suất và giá cả

Phần 2: Sự khác biệt trong quan điểm của hai trường phái tư tưởng kinh tế

2.1 Con người kinh tế:

Trong Kinh tế học cổ điển, con người như là những cá nhân hành động dựa trênlợi ích cá nhân, và họ đặt mô hình hoạt động kinh tế dưới góc độ tự do cá nhân và thịtrường tự do, người ta tin rằng nếu mỗi người tập trung vào việc tối đa hóa lợi ích cánhân, thị trường sẽ tự động điều chỉnh và tạo ra sự cân bằng tự nhiên Niềm tin nàydựa trên những nguyên tắc như vai trò tối thiểu của Chính phủ, tự do cá nhân vàquyền tư hữu, cũng như sự linh hoạt của giá cả và hiệu quả trong huy động nguồn lực.Người theo trường phái cổ điển tin rằng thị trường tự do và tự do kinh doanh là chìakhóa để tạo ra phúc lợi xã hội cao nhất Họ nhấn mạnh vào cơ sở lý thuyết của sự cânbằng toàn dụng, trong đó giá cả có thể điều chỉnh linh hoạt và nguồn lực được sử dụngmột cách đầy đủ và hiệu quả Điều quan trọng nhất là sự hài hòa giữa lợi ích cá nhân

và lợi ích xã hội, mà họ cho rằng có thể đạt được thông qua việc mọi cá nhân theo

Trang 7

đuổi lợi ích cá nhân của mình Tuy nhiên, những giả thuyết này đã chịu nhiều sự phảnđối từ các nhà kinh tế học hiện đại do tính không phù hợp với nền kinh tế hiện nay.

Ngược lại, Keynes lại nhận xét con người đóng vai trò quan trọng trong quátrình phát triển của nền kinh tế nhưng có thể không luôn hành động lý tưởng theo cách

mà các nhà Kinh tế cổ điển tin tưởng Ông đặt nặng vào tác động của yếu tố tâm lý vàkhông chắc chắn trong quyết định kinh tế của con người Ví dụ, khi có một cuộckhủng hoảng tài chính, kỳ vọng của con người kinh tế có thể xấu đi, dẫn đến giảm chitiêu và đầu tư, tổng cầu giảm xuống và nền kinh tế rơi vào suy thoái Ông nhấn mạnh

ý tưởng về vai trò của Chính phủ và chính sách tài khóa để kiểm soát và điều chỉnhnền kinh tế thông qua các chính sách tài chính (sử dụng ngân sách để chi tiêu cho các

dự án công cộng hoặc giảm thuế) và chính sách về tiền tệ (chính sách được Ngân hàngTrung Ương sử dụng để điều chỉnh lãi suất hoặc cung tiền) , đặc biệt là trong thời kỳsuy thoái kinh tế Những đặc điểm này của con người kinh tế có ý nghĩa quan trọngtrong kinh tế học Keynes, giải thích tại sao nền kinh tế có thể rơi vào suy thoái cung

và cầu là cân bằng, tất cả là do tác động của yếu tố tâm lý

Nhìn chung, cả hai trường phái đều công nhận vai trò của con người trong nềnkinh tế, nhưng cách hiểu và tiếp cận vấn đề có sự khác biệt đáng kể Nếu trong Kinh tếhọc cổ điển, con người chủ động quyết định nền kinh tế thì theo Keynes, chính sáchcông có thể sẽ ảnh hưởng đến hành vi kinh tế của con người

2.2 Thị trường và sự phân bổ nguồn lực hiệu quả

Thị trường, đơn giản là nơi mà người mua và người bán tương tác với nhau đểtrao đổi hàng hóa và dịch vụ Tuy nhiên, hai trường phái chính trong kinh tế lại đưa ranhững quan điểm khác nhau về cách thức thị trường hoạt động và về mức độ can thiệpcủa Chính phủ trong quá trình này

Theo quan điểm của các nhà Kinh tế học cổ điển thì thị trường luôn duy trì sựcân bằng và các nguồn lực đều được sử dụng một cách hiệu quả Vấn đề chủ yếu làphân bổ nguồn lực thế nào để mang lại lợi ích tốt nhất cho cả hiện tại và tương lai.Các nhà Kinh tế học cổ điển cho rằng thị trường tự do có thể tự giải quyết mọi vấn đềkinh tế phát sinh, còn sự can thiệp của Chính phủ vào thị trường tự do luôn gây ra cácvấn đề kinh tế Nói cách khác, chính sách can thiệp vào nền kinh tế của Chính phủ làvấn đề, còn thị trường tự do mới là giải pháp Kinh tế học cổ điển tin rằng không có

Trang 8

hiện tượng chu kỳ về sản lượng và thất nghiệp, chỉ có chu kỳ về giá cả bởi lẽ họ tinrằng giá cả của tất cả thị trường sẽ linh hoạt để điều chỉnh về vị trí cân bằng Và nhưvậy nguồn lực trong nền kinh tế luôn được sử dụng đầy đủ, mức sản lượng nền kinh tếđạt được luôn là mức sản lượng tiềm năng và thất nghiệp tồn tại là thất nghiệp tựnguyện, là dạng thất nghiệp khi thị trường lao động cân bằng

Tuy nhiên, quan điểm của Keynes lại đặt ra nghi ngờ về sự hoàn toàn cân bằng

và hiệu quả của thị trường Theo Keynes, thị trường không luôn đảm bảo sử dụng hiệuquả và đầy đủ nguồn lực Đôi khi, can thiệp của Chính phủ là cần thiết để duy trì vàthúc đẩy sự phát triển kinh tế Lý thuyết thanh khoản của Keynes cho rằng Chính phủ

có thể giải quyết nhược điểm của thị trường theo định hướng sử dụng tiền và hợp tácvới khu vực tư nhân và gia đình

Về bản chất, lý thuyết cổ điển giả định rằng bằng một phương pháp nào đó,người ra quyết định ngày hôm nay có thể và thực sự biết được những gì sẽ xảy ratrong tương lai Do đó, vấn đề kinh tế duy nhất mà phải giải quyết chỉ là cách phânphối nguồn lực sao cho mang lại lợi ích tối đa cho cả hiện tại và tương lai

Mặt khác, lý thuyết thanh khoản của Keynes lại giả định rằng người ra quyếtđịnh “biết” rằng họ không biết, và cũng không thể biết được kết quả trong tương laicủa một quyết định nào đó ở thời hiện tại Do đó, lý thuyết của Keynes cho biết hệthống kinh tế tư bản chủ nghĩa cần thiết lập ra các thể chế như thế nào để cho phépngười ra quyết định giải quyết được các vấn đề không chắc chắn trong tương lai, đểkhi ra quyết định phân bổ nguồn lực, họ vẫn cảm thấy yên tâm

2.3 Cơ chế vận hành của thị trường: cung, cầu và giá cả

Thị trường vận hành bởi tổng cung - tổng cầu Khi so sánh hai quan điểm củahai trường phái Kinh tế học cổ điển và Keynes, có thể thấy được sự khác biệt ở cáchnhìn nhận các yếu tố vận hành thị trường này, tác động với yếu tố giá cả

Tổng cầu (AD) là khái niệm chỉ tổng số nhu cầu trong nền kinh tế về hàng hóa

và dịch vụ cuối cùng sản xuất trong nước trong một khoảng thời gian nhất định Điềuquan trọng là cả hai cách tiếp cận cho thấy AD là một đường cong dốc xuống vànguyên nhân nằm ở Lý thuyết Số lượng, trong đó nêu rõ như sau:

MV = PY

Trang 9

M là viết tắt của cung tiền, V là vòng quay hay tốc độ của tiền (và không đổi),

P là mức giá và Y là GDP thực tế Hiệu ứng của việc giảm cung tiền làm giảm độ dốcđường cong AD Nói cách khác, giá (P) tăng, cung tiền giảm để giữ cho cả hai bênbằng nhau vì V là hằng số Khi cung tiền giảm, như trường hợp của bất kỳ hàng hóanào có nguồn cung giảm, giá của nó sẽ tăng lên Bên cạnh đó, AD có bốn thành phần:Tiêu thụ cá nhân (C), chi tiêu Chính phủ (G), đầu tư (I) và xuất nhập khẩu ròng (X-M), do đó, việc tăng lãi suất ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư và giảm tiêu thụ cá nhân,làm giảm tổng AD và tạo ra đường cong giảm dần Các nhà Kinh tế học cổ điển vàKeynes không có sự bất đồng quan điểm nào về cách trình bày bằng đồ thị AD

Hình 1 Đường cong AD

Mặt khác, theo Kinh tế học cổ điển, sản xuất trong nền kinh tế phụ thuộc vàochất lượng công nghệ, vốn và lao động Giả sử giá linh hoạt, lượng cầu sẽ bằng lượngcung Nhà kinh tế cổ điển nhấn mạnh Định luật Say, cho rằng cung tự tạo nhu cầu.Việc sản xuất ra một mức sản lượng quốc dân nhất định đồng nghĩa với việc tạo ramức thu nhập (tiền lương, lợi nhuận ) đúng bằng chi phí để sản xuất ra sản lượng đó.Nếu thu nhập được đem ra chi tiêu, thì nó chỉ vừa đủ để mua sắm sản lượng đã sảnxuất ra Ngược lại, Keynes cho rằng cầu tạo ra cung, giả định tính ổn định của giá cả

mà trong chuỗi sự kiện sẽ dẫn đến một mối quan hệ kinh tế sẽ làm cho sản lượng phụthuộc vào nhu cầu, được xác định bởi niềm tin của người tiêu dùng, doanh nghiệp về

Trang 10

lợi nhuận và chính sách tài chính Đường cong Tổng cung dài hạn (LRAS), biểu thịlượng hàng hóa và dịch vụ nền kinh tế sản xuất, gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế,trong đó những người ủng hộ cổ điển kinh tế học thì cho rằng đường cong LRAS sẽtheo chiều dọc trong về lâu dài như Hình 2.

Hình 2 Đường cong LRAS

Lý luận này cho rằng trong dài hạn, nền kinh tế sẽ đạt GDP tiềm năng và hoạtđộng ở công suất đầy đủ Dù giá có biến động, sản lượng không đổi vì vốn và laođộng ảnh hưởng chủ yếu Do đó, hình 3 ngụ ý về lâu dài, những thay đổi của AD sẽquyết định giá (P1) trong nền kinh tế, nhưng sẽ không ảnh hưởng đến sản lượng (Y1),tức là GDP thực tế

Hình 3 Mô hình AD/AS.

Trang 11

Do đó, mô hình thể hiện rằng nếu Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mởrộng chính sách hoặc bơm thêm tiền vào nền kinh tế, điều này sẽ chỉ dẫn đến đến lạmphát cao hơn mà không có tác động ròng lên sản lượng thực tế Để thúc đẩy tăngtrưởng GDP, Chính phủ cần đầu tư vào công nghệ, thu hút doanh nghiệp, và nâng caochất lượng lao động thông qua giáo dục Điều này giúp dịch chuyển đường sản lượngthực sự (LRAS) sang phải, tăng GDP thực tế Hình 4 trong mô hình kinh tế cổ điểncho thấy nếu nhu cầu tổng không tăng, có thể xuất hiện vấn đề giảm lạm phát.

Hình 4 LRAS dịch chuyển sang phải gây tăng trưởng kinh tế, theo sau là giảm phát.

Như đã đề cập ở trên, Keynes nhận thấy rằng trong hoàn cảnh của cuộc Đạichiến Suy thoái, mô hình cổ điển không hoàn toàn có thể áp dụng được Keynes tinrằng các nhà kinh tế cổ điển đã đúng nhưng chỉ trong một số trường hợp, trong khi ởnhững trường hợp khác tiền lương khá cứng nhắc ít linh hoạt hơn, đó là một giả địnhdẫn đến việc xác định lại toàn bộ tổng thể đường cong cung

2.4 Giá cả và giá trị

Khái niệm về giá cả biểu thị cho giá trị của một hàng hóa hoặc dịch vụ thôngqua một đơn vị tiền tệ Ngược lại, giá trị liên quan đến khả năng của sản phẩm đó đápứng nhu cầu và mong muốn của con người Dù giá cả và giá trị được coi là hai kháiniệm riêng biệt, nhưng chúng lại gắn liền với nhau Trong cả Kinh tế học cổ điển vàquan điểm của Keynes, sự tương tác giữa giá cả và giá trị đóng vai trò quan trọngtrong quá trình xác định giá của một sản phẩm hoặc dịch vụ trên thị trường

Trang 12

Lý thuyết kinh tế cổ điển khẳng định rằng giá sản phẩm phụ thuộc vào sựtương tác giữa cung và cầu, giảm khi cung lớn hơn cầu và tăng khi cầu lớn hơn cung,

và giá cả được coi là phản ánh đúng giá trị thực tế của nó Tuy nhiên, trong lĩnh vựctài chính, giá trị tài sản được xác định bởi "nguyên tắc cơ bản" trong dài hạn, và để thịtrường hiệu quả, con người cần biết trước xác suất rủi ro, đặc biệt là "biết trước tươnglai" Nếu giá trị thị trường lệch khỏi giá trị thống kê giả định, đó được coi là "nhiễutrắng" Sự tăng cường phân phối rủi ro được xem là cách tối ưu hóa hiệu suất và giảmchi phí giao dịch theo lý thuyết cổ điển Bên cạnh đó, họ cho rằng việc huy động nhiềungười mua và người bán sẽ đảm bảo tính thanh khoản cao cho mọi tài sản đang đượcgiao dịch Như vậy, khi những người sở hữu tài sản muốn giảm số lượng tài sản, họ cóthể chuyển đổi chúng thành tiền mặt ở mức giá gần với giá trước đó trên thị trường.Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy nhiều thị trường tài chính trên đang phải đối mặt vớitình trạng "nhà đầu tư mắc kẹt" trong những đầu tư không thể chuyển đổi thành tiềnmặt

Vấn đề nảy sinh khi thị trường quên lý thuyết ưa thích thanh khoản của Keynes

và tập trung tuyệt đối vào lý thuyết thị trường hiệu quả cổ điển Theo Keynes, tiềnkhông chỉ là phương tiện trao đổi mà còn là nơi tích trữ giá trị Trong thế giới khôngchắc chắn này, vai trò cơ bản của thị trường tài chính là cung cấp khả năng thanhkhoản Trong "Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ," Keynes giải thích

cơ sở của thuyết cân bằng cung-cầu thông qua việc điều chỉnh giá cả Khi giá của mộtsản phẩm đạt đến điểm mà cung và cầu gặp nhau, thị trường trở nên ổn định, không có

áp lực để thay đổi giá Tuy nhiên, Keynes nhấn mạnh rằng điều chỉnh giá không phảilúc nào cũng diễn ra nhanh chóng và linh hoạt Sự chậm trễ trong phản ứng của ngườimua và người bán có thể tạo ra sự chênh lệch giữa giá thực tế và giá cân bằng Đồngthời, giá cả không chỉ phụ thuộc vào cung và cầu, mà còn bị ảnh hưởng bởi những yếu

tố như kỳ vọng, tâm lý thị trường và chính sách kinh tế Đặc biệt, ông nhấn mạnh vaitrò của thanh khoản trong xác định giá trị, cho rằng khả năng chuyển đổi nhanh chóngthành tiền mặt là quan trọng để giữ cho giá cả ổn định Lập luận của Keynes cho rằngtương lai là bất định, không thể áp dụng tiên đề biết trước tương lai - cơ sở của lýthuyết thị trường hiệu quả - vào thị trường tài chính thực tế Theo Keynes, để tồn tạitrong thế giới không chắc chắn, thị trường cần "người tạo lập thị trường" để đảm bảo

Trang 13

tính thanh khoản Tuy nhiên, việc này chỉ khả thi khi có đặc quyền tiếp cận với Ngânhàng Trung Ương (NHTW) Trong hoàn cảnh khó khăn mà không có sự hỗ trợ từNHTW, người tạo lập thị trường không thể tăng tính thanh khoản của tài sản và có thểtạm thời giảm đi Những người nắm giữ tài sản có thể tin tưởng vào nỗ lực của ngườitạo lập thị trường để khôi phục tính thanh khoản Tuy nhiên, với sự thiếu vắng củangười tạo lập thị trường đáng tin cậy, có thể xuất hiện tình trạng thiếu thanh khoản,khiến những tài sản có vẻ thanh khoản cao thực tế có thể mất tính thanh khoản Điềunày nhấn mạnh rằng những người tham gia thị trường chứng khoán có thể tin rằng họđang giữ những loại tài sản có tính thanh khoản cao, nhưng sự thiếu vắng người tạolập thị trường đáng tin cậy chỉ ra rằng tính thanh khoản của những tài sản này có thể

dễ mất đi Nếu nhà đầu tư học từ phân tích tính thanh khoản của Keynes thay vì mêmải theo lý thuyết thị trường cổ điển, họ có thể tránh xa những thị trường mà tínhthanh khoản chỉ là một ảo tưởng phù du

2.5 Tiền và lạm phát

Lạm phát, một hiện tượng kinh tế xảy ra khi giá của hầu hết hàng hóa và dịch

vụ mà người dân mua sắm trong nước tăng mạnh Khi so sánh cách nhìn nhận về lạmphát giữa Kinh tế học cổ điển, đặc biệt là quan điểm dựa vào tiền, và quan điểm củaKeynes, ta có thể thấy những sự chênh lệch trong cách giải thích hiện tượng này

Trong Kinh tế học cổ điển, nhận định chức năng của tiền như một phương tiệntrao đổi, cho rằng sự gia tăng lượng tiền, hay "in tiền," trong nền kinh tế có thể dẫnđến lạm phát, xem đó là một hiện tượng tiền tệ không phụ thuộc vào điều kiện kinh tế

cụ thể Ban đầu, việc in tiền được xem như một cách để Chính phủ tăng chi tiêu, kíchthích kích cầu và tăng sản xuất trong khu vực tư nhân Tuy nhiên, nhà Kinh tế học cổđiển Milton Friedman mạnh mẽ khẳng định rằng tăng cung tiền thông qua "in tiền" để

chi tiêu Chính phủ sẽ tạo ra lạm phát, lý thuyết này xuất phát từ tiên đề tiền tệ trung tính Các nhà kinh tế học này đơn giản giải thích rằng chi tiêu thâm hụt ngân sách

bằng cách in tiền sẽ dẫn đến "quá nhiều tiền đuổi theo quá ít hàng hóa," gây ra lạmphát Mặc dù chưa chứng minh được điều này, nhưng họ nhất quán khẳng định rằnglạm phát xảy ra khi cung tiền tăng nhanh hơn sản lượng Điều này cũng đã được giáo

sư Oliver Blanchard - trưởng kinh tế gia của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế nhận xét: “Đây chủ

yếu là vấn đề niềm tin dựa trên lý thuyết hơn là bằng chứng dựa trên thực tế” Do đó,

Trang 14

theo quan điểm của Kinh tế học cổ điển, kiểm soát lạm phát đòi hỏi việc quản lý mứccung tiền; nếu giảm cung tiền, tỷ lệ lạm phát sẽ giảm theo

Còn đối với Keynes, lạm phát không chỉ xuất phát từ việc tăng cung tiền màcòn phụ thuộc vào tình trạng cung và cầu trong nền kinh tế Ông nhấn mạnh rằng lý

thuyết cổ điển chỉ áp dụng khi nền kinh tế toàn dụng Thay vì tập trung vào tiền,

Keynes chú trọng vào mối quan hệ giữa cung và cầu Ông giải thích rằng khi cầu tăng,làm tăng chi tiêu và giá cả, góp phần vào lạm phát Ngược lại, khi cầu giảm, khiếnmọi người giữ lại tiền mà không chi tiêu, lạm phát có thể được kiểm soát Keynes chorằng nếu tiền tăng mà không có sự đáp ứng tăng về cầu, lạm phát có thể không xảy ra,bác bỏ quan điểm cổ điển Theo ông, tác động của tiền tệ đến hành vi và quyết định

của người dân là không thể dự đoán được, cả ngắn hạn và dài hạn, và cho rằng “tiền tệ

không hề trung tính” Quan điểm của này cũng được chú trọng và ứng dụng phổ biến

trong việc giải thích lạm phát hiện đại Trong cuốn sách "Luận thuyết về tiền tệ" (A

Treatise on Money) xuất bản năm 1930, Keynes đã chỉ ra hai loại lạm phát: lạm phát

hàng hóa và lạm phát thu nhập, có nguyên nhân khác nhau.

Lạm phát hàng hóa xảy ra khi giá thị trường của các hàng hóa hàng loạt lâu dài

như nông sản, dầu thô, khoáng sản tăng lên Điều này có thể xảy ra khi cung hàng hóatrong tương lai gần được giả định là cố định, và nếu cầu tăng đột biến, sẽ không có đủhàng để đáp ứng, từ đó dẫn đến việc kéo giá thị trường lên Hiện tượng đầu cơ hànghóa, hoặc "vét thị trường" khiến nguồn cung giảm, dẫn đến việc bán lại kiếm lợi vàgây ra lạm phát hàng hóa Để tránh được tình trạng này, Chính phủ cần phải duy trìmột lượng hàng dự trữ để làm “đệm giá” Dự trữ hàng đệm giá là số hàng hóa đượclưu trữ trong kho, có thể được thêm vào hoặc loại bỏ khỏi thị trường, nhờ đó giákhông bị thay đổi mạnh trước mọi biến động cung và/hoặc cầu hàng hóa

Lạm phát thu nhập liên quan đến mối quan hệ giữa lạm phát và việc tăng thu

nhập của những người cung cấp lao động Khi chi phí lao động tăng, doanh nghiệpphải tăng giá để duy trì kinh doanh và lợi nhuận Khi giá bán hàng tăng đồng đềutrong nền kinh tế, chúng ta đối mặt với lạm phát thu nhập Để kiểm soát lạm phát này,Chính phủ cần giảm tốc độ tăng thu nhập bằng tiền cho những người sở hữu yếu tốsản xuất Nguyên nhân của lạm phát thu nhập là do việc Chính phủ theo đuổi lý thuyếtthị trường hiệu quả của trường phái Kinh tế học cổ điển, hứa hẹn về một nền kinh tế

Ngày đăng: 05/03/2024, 22:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w