1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Của Dự án ĐƯỜNG TỪ TRẠM KSBP LŨNG PÔĐỒN BIÊN PHÒNG A MÚ SUNG (267) ĐẾN TRẠM KSBP Y TÝĐỒN BIÊN PHÒNG Y TÝ (273), HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI

174 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Của Dự án ĐƯỜNG TỪ TRẠM KSBP LŨNG PÔ/ĐỒN BIÊN PHÒNG A MÚ SUNG (267) ĐẾN TRẠM KSBP Y TÝ/ĐỒN BIÊN PHÒNG Y TÝ (273), HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI
Trường học Bộ Tư Lệnh Bộ Đội Biên Phòng
Chuyên ngành Môi trường
Thể loại Báo cáo
Năm xuất bản 2022
Thành phố Lào Cai
Định dạng
Số trang 174
Dung lượng 13,66 MB

Nội dung

Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án .... Các tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình lập báo cáo ĐTM ❖ Các

Trang 1

BỘ TƯ LỆNH BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG

BỘ CHỈ HUY BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG TỈNH LÀO CAI

-o0o -

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Của Dự án ĐƯỜNG TỪ TRẠM KSBP LŨNG PÔ/ĐỒN BIÊN PHÒNG

A MÚ SUNG (267) ĐẾN TRẠM KSBP Y TÝ/ĐỒN BIÊN PHÒNG

Y TÝ (273), HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI

LÀO CAI, THÁNG 3 NĂM 2022

Trang 2

BỘ TƯ LỆNH BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG

BỘ CHỈ HUY BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG TỈNH LÀO CAI

-o0o -

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Của Dự án ĐƯỜNG TỪ TRẠM KSBP LŨNG PÔ/ĐỒN BIÊN PHÒNG

A MÚ SUNG (267) ĐẾN TRẠM KSBP Y TÝ/ĐỒN BIÊN PHÒNG

Y TÝ (273), HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI

LÀO CAI, THÁNG 3 NĂM 2022

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC HÌNH vii

MỞ ĐẦU 1

1.1 Xuất xứ của dự án 1

1.2 Cơ quan tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư 2

1.3 Mối quan hệ của dự án, quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt 2

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường 2

2.1 Các văn bản pháp luật, quy chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 2

2.1.1 Các văn bản môi trường 2

2.1.2 Các văn bản pháp luật có liên quan 3

2.1.3 Căn cứ kỹ thuật áp dụng cho dự án 4

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định của cấp có thẩm quyền về dự án 5

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình lập báo cáo ĐTM 5

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 6

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường 7

5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM 9

5.1 Thông tin về dự án 9

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường 10

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án 10

5.3.1 Các tác động môi trường chính của dự án 10

5.3.2 Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh từ dự án 10

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 11

5.4.1 Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường 11

5.4.2 Công trình bảo vệ môi trường chính của dự án 12

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án 12

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 14

1.1 Thông tin về Dự án 14

1.1.1 Tên Dự án 14

1.1.2 Chủ dự án, tiến độ thực hiện Dự án 14

1.1.3 Vị trí địa lý của Dự án 14

Trang 4

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của Dự án 15

1.1.5 Khoảng cách từ Dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 16

1.1.6 Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất 17

1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của Dự án 20

1.2.1 Các hạng mục công trình chính 20

Thiết kế theo tiêu chuẩn kỹ thuật đường tuần tra biên giới TCVN/QS 1472:2009, Quy mô thiết kế các đoạn tuyến như sau: 21

1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của Dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 30

1.3.1 Nguồn cung cấp nguyên, nhiên vật liệu 30

1.3.2 Khối lượng nguyên, nhiên vật liệu 33

1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành 33

1.5 Biện pháp tổ chức thi công 34

1.5.1 Biện pháp thi công chung 34

1.5.2 Biện pháp thi công xây dựng 35

1.5.3 Lán trại thi công 39

1.5.4 Đường công vụ 40

1.5.5 Danh mục thiết bị, máy móc thi công 40

1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện Dự án 41

1.6.1 Tiến độ thực hiện dự án 41

1.6.2 Vốn đầu tư 41

1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện 41

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 43

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội 43

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 43

2.1.2 Điều kiện Kinh tế- Xã hội 48

2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án 50

2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 50

2.2.2 Hiện trạng đa dạng sinh học 55

2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 56

2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 56

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 57

3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng 57

Trang 5

3.1.1 Đánh giá, dự báo tác động 57

3.1.2 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện trong giai đoạn triển khai xây dựng 90

3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành 112

3.2.1 Đánh giá, dự báo tác động 112

3.2.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu khác 120

3.3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 123

3.3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 123

3.3.2 Kinh phí các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 124

3.3.3 Tổ chức thực hiện 125

3.4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo

127

3.4.1 3.4.1 Về mức độ chi tiết của các đánh giá, dự báo 127

3.4.2 Về độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 129

CHƯƠNG 4 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 132

4.1 Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án 132

4.1.1 Tổ chức quản lý môi trường 132

4.1.2 Nâng cao năng lực quản lý môi trường 132

4.1.3 Tổ chức và nhân sự quản lý môi trường 132

4.1.4 Chương trình quản lý môi trường 133

4.2 Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án 158

4.2.1 Mục tiêu của chương trình giám sát môi trường 158

4.2.1 Nội dung chương trình giám sát môi trường 158

4.2.3 Tổ chức thực hiện hoạt động giám sát 160

CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ THAM VẤN 162

5.1 Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng 162

5.1.1 Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử 162

5.1.2 Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến 162

5.1.3 Tham vấn bằng văn bản 162

5.2 Kết quả tham vấn cộng đồng 162

TÀI LIỆU THAM KHẢO 168

PHỤ LỤC 169

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt

ĐTM : Đánh giá tác động môi trường

Sở TNMT : Sở Tài nguyên và Môi trường

UBMTTQ : Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

USEPA : Cục bảo vệ môi trường Mỹ

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1-1: Tọa độ vị trí thực hiện Dự án 14

Bảng 1-2: Danh sách các đối tượng kinh tế- xã hội lân cận 16

Bảng 1-3: Bảng thống kê đoạn tuyến bê tông tận dụng lại- cạp mở rộng 20

Bảng 1-4: Nguồn nguyên vật liệu phục vụ Dự án 31

Bảng 1-5: Bảng tổng hợp khối lượng nguyên vật liệu thi công xây dựng Dự án 33

Bảng 1-6: Danh mục máy móc, thiết bị 40

Bảng 2-1: Vị trí khu vực thực hiện Dự án 43

Bảng 2-2: Nhiệt độ không khí trung bình trên địa bàn tỉnh Lào Cai 45

Bảng 2-3: Lượng mưa tại các trạm quan trắc giai đoạn 2016 – 2020 46

Bảng 2-4: Thống kê số giờ nắng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 47

Bảng 2-5: Tốc độ gió trung bình tháng và năm 48

Bảng 2-6: Vị trí quan trắc môi trường không khí tại khu vực Dự án 51

Bảng 2-7: Kết quả phân tích chất lượng MT không khí 52

Bảng 2-8: Vị trí lất mẫu nước mặt phân tích 52

Bảng 2-9: Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt tại khu vực dự án 53

Bảng 2-10: Vị trí quan trắc môi trường nước dưới đất tại khu vực dự án 53

Bảng 2-11: Kết quả phân tích môi trường nước ngầm tại khu vực dự án 54

Bảng 2-12: Vị trí quan trắc môi trường đất tại khu vực dự án 54

Bảng 2-13: Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất khu vực dự án 55

Bảng 3-1 Tóm tắt các nguồn tác động đến môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng của Dự án 57

Bảng 3-2 Nhận dạng đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án 59

Bảng 3-3 Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng 60

Bảng 3-4 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (chưa xử lý) 61

Bảng 3-5 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý) 61

Bảng 3-6 Định mức cấp phối vật liệu cho 1m3 bê tông 62

Bảng 3-7 Khối lượng nước cần sử dụng cho hoạt động trộn bê tông 62

Bảng 3-8 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công 64

Bảng 3-9 Cường độ mưa tính toán tại khu vực thực hiện Dự án 65

Bảng 3-10 Lưu lượng nước mưa chảy tràn tính toán qua khu vực công trường và khu vực thi công các hạng mục công trình (Đơn vị: m3/s) 65

Bảng 3-11: Khối lượng đào đắp của các hạng mục công trình 67

Bảng 3-12: Nồng độ bụi phát sinh từ hoạt động đào đắp của dự án 68

Bảng 3-13: Hệ số phát thải các khí thải 69

Bảng 3-14: Ước tính lượng khí thải phát sinh từ các thiết bị thi công 69

Trang 8

Bảng 3-15: Hệ số ô nhiễm đối với xe tải chạy trên đường 70

Bảng 3-16: Nguyên vật liệu cần sử dụng cho Dự án 72

Bảng 3-17: Nồng độ các chất ô nhiễm trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu 72

Bảng 3-18: Nồng độ các chất ô nhiễm trong quá trình vận chuyển chất thải rắn tới bãi thải 73

Bảng 3-19: Mức ồn theo khoảng cách tính từ lề đường 74

Bảng 3-20: Lượng rác thải hàng ngày tại các công trình 75

Bảng 3-21 Sinh khối của 1ha loại thảm thực vật 76

Bảng 3-22: Ước tính khối lượng CTNH phát sinh trong giai đoạn thi công 78

Bảng 3-23 Nguồn tác động trong giai đoạn vận hành 112

Bảng 3-24 Nhận dạng đối tượng và quy mô bị tác động từ các hoạt động của dự án 113

Bảng 3-25: Hệ số ô nhiễm môi trường không khí do giao thông của WHO 115

Bảng 3-26 Dự báo phát tán chất ô nhiễm từ hoạt động của các phương tiện tham gia giao thông trên đoạn tuyến vào năm 2026 117

Bảng 3-27: Mức ồn tương đương trung bình ở với điều kiện chuẩn (LA7 TC) 118

Bảng 3-28 Dự báo mức ồn nguồn từ dòng xe 118

Bảng 3-29 Kết quả dự báo mức suy giảm ồn theo khoảng cách (dBA) 118

Bảng 3-30: Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 123

Bảng 3-31: Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan trong công tác quản lý môi trường 126

Bảng 3-32 Đánh giá độ tin cậy của phương pháp sử dụng 129

Bảng 4-1: Chương trình quản lý môi trường của Dự án 148

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 1-1: Sơ đồ tổng thể mặt bằng toàn tuyến 15

Hình 1-2: Hiện trạng đầu tuyến 18

Hình 1-3: Những vị trí mặt bê tông cũ còn tốt, tận dụng lại, vị trí nào không đủ bề rộng mặt đường tiến hành cạp mở rộng để đủ quy mô theo tiêu chuẩn 19

Hình 1-4: Mặt đường hiện trạng từ Km0+00 đến Km20+363.14 19

Hình 1-5: Vị trí tuyến cắt qua đồi, ruộng mở mới 20

Hình 1-6: Mặt cắt ngang điển hình của tuyến đường 22

Hình 1-7: Hiện trạng vị trí bãi đổ thải 32

Hình 1-8 Sơ đồ tổ chức, quản lý Dự án 41

Hình 2-1: Vị trí thực hiện Dự án 43

Hình 2-2: Vị trí thực hiện quan trắc môi trường của Dự án 51

Hình 2-3: Một số hình ảnh về tài nguyên sinh học của Dự án 56

Hình 3-1: Hình ảnh minh hoạ công tác rà phá bom mìn, vật liệu nổ 66

Hình 3-2: Hình ảnh minh họa nhà vệ sinh di động 90

Hình 3-3 Hạng mục bể lắng xử lý nước thải xây dựng 91

Hình 3-4 Sơ đồ xử lý nước thải từ trạm trộn bê tông 92

Hình 3-5 Sơ đồ quản lý chất thải rắn trong giai đoạn xây dựng 93

Hình 3-6: Hệ thống tổ chức, quản lý môi trường trong giai đoạn thi công 126

Trang 10

MỞ ĐẦU 1.1 Xuất xứ của dự án

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam Tỉnh Lào Cai được tái lập tháng vào tháng 10 năm 1991; là một trong những đầu mối giao thương kinh tế của Việt Nam với Trung Quốc nhờ cửa khẩu Quốc tế Hà Khẩu và cửa khẩu Quốc gia Mường Khương cùng với tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh đã kết nối các thị trường trong nước với thị trường Trung Quốc cùng các tuyến giao thông đường bộ, đường thủy vận hành thông suốt trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu xuất nhập khẩu khối lượng nông sản hàng hóa lớn qua biên giới

Đồn biên phòng Y Tý và đồn biên phòng A Mú Sung là 2 đồn biên phòng trên địa bàn tỉnh có vai trò quan trọng trong việc phòng, chống tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới Việc kết nối 2 đồn biên phòng này hiện nay thông qua tuyến đường tỉnh lộ là ĐT158, ĐT156 và tuyến đường tuần tra biên giới Tuyến đường tuần tra biên giới là đường bê tông xi măng, đường cấp phối, đường đất có bề rộng nhỏ hẹp và mặt đường đã xuống cấp Do đó việc đầu tư xây dựng tuyến đường đi lại giữa 2 đồn biên phòng này phục vụ công tác tuần tra, xử lý các công việc yêu cầu cấp bách gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong thời điểm mùa mưa Ngoài ra, việc đầu tư xây dựng tuyến đường sẽ tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, ổn định dân cư khu vực biên giới

Trên cơ sở đó, của Bộ Quốc phòng đã ban hành Văn bản số 3558/QĐ-BQP ngày 10/10/2021 về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án: Đường từ trạm KSBP Lũng Pô/ Đồn Biên phòng A Mú Sung (267) đến trạm KSBP Y Tý/ Đồn Biên phòng Y

Tý (273), huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Dự án “Đường từ trạm KSBP Lũng Pô/ Đồn Biên phòng A Mú Sung (267) đến trạm KSBP Y Tý/ Đồn Biên phòng Y Tý (273), huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai” có tổng chiều dài 25,92km xây dựng là trên địa bàn xã A Mú Sung và xã A Lù, huyện Bát Xát, với quy mô thiết kế tiêu chuẩn kỹ thuật đường tuần tra biên giới TCVN/QS 1472:2009

Thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020; Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường thì Dự án “Đường từ trạm KSBP Lũng Pô/ Đồn Biên phòng A Mú Sung (267) đến trạm KSBP Y Tý/ Đồn Biên phòng Y Tý (273), huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai” thuộc Mục 6, Phụ lục IV của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP là đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) Dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM là Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lào Cai

Tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai phối hợp với Đơn vị tư vấn tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho

Dự án “Đường từ trạm KSBP Lũng Pô/ Đồn Biên phòng A Mú Sung (267) đến trạm KSBP Y Tý/ Đồn Biên phòng Y Tý (273), huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai” Báo cáo ĐTM của Dự án sẽ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai phê duyệt làm cơ sở để Chủ dự

án thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng và vận hành của Dự án, đồng thời là cơ sở để các cơ quan quản lý môi trường quản lý và giám sát môi trường

Trang 11

1.2 Cơ quan tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư

- Cơ quan phê duyệt chủ trương đầu tư: Bộ Quốc phòng

- Cơ quan phê duyệt báo cáo Dự án đầu tư: Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lào Cai

- Địa chỉ: Trần Hưng Đạo, Nam Cường, TX Lào Cai, Lào Cai

- Điện thoại: 0214 3840 424 Fax: 002143.840.006

- Website: https://laocai.gov.vn

1.3 Mối quan hệ của dự án, quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước

có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt

Dự án “Đường từ trạm KSBP Lũng Pô/ Đồn Biên phòng A Mú Sung (267) đến trạm KSBP Y Tý/ Đồn Biên phòng Y Tý (273), huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai” là phù hợp với các quy hoạch phát triển giao thông khu vực biên giới, phù hợp với các mục tiêu chiến lược bảo vệ biên giới Quốc gia

- Nghị quyết số 33/2018/NQ-CP ngày 28/9/2018 của Bộ chính trị về việc

“Chiến lược bảo vệ biên giới Quốc gia”

- Nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2014 về Quy định chi tiết một số Điều của Luật Biên giới Quốc gia;

- Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Quyết định số 1627-QĐ-TTg ngày 23/11/2018 về việc phê duyệt quyết quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai- tỉnh Lào Cai đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 8/3/2017 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành qui định một số nội dung về quản lí dự án đầu tư XDCT và chất lượng CTXD trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Dự án được triển khai sẽ tạo động lực cho công tác quốc phòng an ninh, kiểm soát bảo vệ đường biên mốc giới, kiểm tra xuất nhập cảnh trái phép đồng thời phát huy tiềm năng kinh tế - xã hội của người dân trong khu vực huyện Bát Xát

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường 2.1 Các văn bản pháp luật, quy chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

2.1.1 Các văn bản môi trường

- Luật BVMT số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2022;

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi

Trang 12

trường về việc Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường

2.1.2 Các văn bản pháp luật có liên quan

- Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 được Quốc hội Nước Cộng hòa XHCNVN khóa XIV thông qua ngày 13/06/2019, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020;

- Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 được Quốc hội Nước Cộng hòa XHCNVN khóa XIII thông qua ngày 25/6/2015, có hiệu lực ngày 01/01/2017;

- Luật Xây dựng số 50/2013/QH13 được Quốc hội NướcCộng hòa XHCNVN khóa XIII thông qua ngày 18/06/2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015;

- Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/6/2020 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013;

- Luật Lâm nghiệp 16/2017/QH14 được Quốc hội Nước Cộng hòa XHCNVN khóa XIV thông qua ngày 15/11/2017, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019;

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012;

- Luật Đa dạng sinh học số 32/VBHN-VPQH được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 10/12/2018;

- Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XII thông qua ngày 13/11/2008;

- Luật Khí tượng thủy văn số 90/2015/QH13 được Quốc hội Nước Cộng hòa XHCNVN khóa XIII thông qua ngày 23/11/2015, có hiệu lực ngày 01/07/2016;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 được Quốc hội NướcCộng hòa XHCNVN khóa XIII thông qua ngày 22/11/2013, có hiệu lực từ ngày 01/07/2014;

- Luật Phòng chống thiên tai số 33/2013/QH13 được Quốc hội Nước Cộng hòa XHCNVN khóa XIII thông qua ngày 19/06/2013, có hiệu lực từ ngày 01/05/2014;

- Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 về Quy chế khu vực biên giới đất liền Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2014 về Quy định chi tiết một số Điều của Luật Biên giới Quốc gia;

- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ Quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng Thủy văn

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;

Trang 13

- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chỉnh phủ về Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

- Thông tư số 10/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ xây dựng Ban hành định mức xây dựng;

- Thông tư 02/2017/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường;

- Thông tư số 02/2018/TT-BXD quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành xây dựng;

- Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của BTNMT Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

- Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/05/2017 của Bộ xây dựng quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng;

- Quyết định số 47/2019/QĐ-UBND ngày 09/10/2019 của UBND tỉnh Lào Cai

về việc ban hành Bộ đơn giá hoạt động quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai;

- Quyết định số 1134/QĐ-BXD ngày 8/10/2015 của Bộ Xây dựng Quy định về việc công bố định mức các hao phí xác định giá cả máy và các thiết bị thi công xây dựng

- Và các văn bản hiện hành có liên quan

2.1.3 Căn cứ kỹ thuật áp dụng cho dự án

❖ Chất lượng môi trường không khí

- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

- QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ

❖ Tiếng ồn và độ rung

- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn;

- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về độ rung;

Trang 14

❖ Chất lượng môi trường nước

- QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt;

- QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng

nước dưới đất;

- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt

- QCVN 38:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thuỷ sinh

❖ Chất lượng môi trường đất

- QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất;

- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại

- QCVN 15:2008/BTNMT - Chất lượng đất - Quy chuẩn quốc gia về thuốc bảo

vệ thực vật tồn dư trong đất

❖ An toàn và sức khoẻ lao động

- QCVN 22:2016/BYT về Chiếu sáng - Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc;

- QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;

- QCVN 26:2016/BYT về Vi khí hậu - Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc;

- QCVN 27:2016/BYT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về rung - Giá trị cho phép tại nơi làm việc;

❖ Các Quy chuẩn xây dựng

- QCVN 01:2021/BXD của Bộ Xây dựng về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng

- QCVN 07:2016/BXD của Bộ Xây dựng về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật

- QCVN 41:2019/BGTVT Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ

- TCVN/QS 1472:2009 - Tiêu chuẩn kỹ thuật đường tuần tra biên giới

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định của cấp có thẩm quyền về dự án

Quyết định 3558/QĐ-BQP ngày 10/10/2021 về việc phê duyệt chủ trương đầu

tư Dự án: Đường từ trạm KSBP Lũng Pô/ Đồn Biên phòng A Mú Sung (267) đến trạm KSBP Y Tý/ Đồn Biên phòng Y Tý (273), huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình lập báo cáo ĐTM

❖ Các tài liệu do chủ dự án tự tạo lập

- Báo cáo Thiết kế cơ sở và bản vẽ thiết kế cơ sở của Dự án;

- Báo cáo chính Dự án đầu tư;

Trang 15

- Bản vẽ mặt bằng tổng thể bố trí các hạng mục công trình và bản vẽ chi tiết các hạng mục công trình của Dự án;

❖ Các tài liệu tham khảo trong quá trình thực hiện ĐTM

- Báo cáo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, kế hoạch phát tiển kinh tế - xã hội năm 2022 của xã A Mú Sung và xã A Lù, huyện Bát Xát;

- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (1993), Hướng dẫn phương pháp đánh giá nhanh về ô nhiễm môi trường;

- Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

Báo cáo ĐTM của Dự án do Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai làm Chủ dự án Chủ dự án thuê đơn vị thực hiện lập báo cáo ĐTM là Công ty Cổ phần NBS Việt Nam Nội dung và trình tự các bước thực hiện Báo cáo ĐTM dựa trên các hướng dẫn của Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường

Thông tin Công ty:

- Tên đơn vị Tư vấn: Công ty Cổ phần NBS Việt Nam

- Người đại điện: Ông Trần Tuấn Quỳnh

- Địa chỉ trụ sở: số 105, ngõ 76, phố Kim Mã Thượng, phường Cống Vị, quận

I Chủ dự án: Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai

1 Nguyễn Phi Khanh Chỉ huy trưởng Quản lý chung về quá trình

II Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần NBS Việt Nam

1 Nguyễn Thị Hằng Nga ThS.Môi trường

Tổ chức khảo sát, thu thập các thông tin về môi trường

tự nhiên, địa hình, địa chất

2 Đoàn Mạnh Hùng ThS.Môi trường

Chịu trách nhiệm chung, tổng hợp Báo cáo ĐTM của

Dự án

Trang 16

TT Họ và tên Chuyên ngành

3 Vũ Xuân Hùng Ks.Thuỷ lợi Đánh giá tác động của dự án

tới chế độ thủy văn, thuỷ lực

4 Nguyễn Thị Hồng Chiên ThS.Môi trường

Đánh giá tác động của Dự án tới môi trường, an toàn và sức khỏe của công nhân, người dân

5 Nguyễn Thị Thanh Hoài ThS.Môi trường

Thực địa, tổng hợp các tác động đến môi trường và xã hội của dự án và biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn thi công và vận hành

6 Ngô Thị Vân Anh ThS.Môi trường

Xây dựng chương trình quản

lý và giám sát môi trường, tính toán chi phí thực hiện BVMT

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường

Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát và lập báo cáo ĐTM, Báo cáo đã sử dụng

tổ hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:

4.1 Các phương pháp ĐTM

Phương pháp liệt kê

Được sử dụng khá phổ biến (từ khi có Cơ quan bảo vệ môi trường quốc gia ra đời ở một số nước - NEPA) và mang lại nhiều kết quả khả quan do có nhiều ưu điểm như trình bày cách tiếp cận rõ ràng, cung cấp tính hệ thống trong suốt quá trình phân tích và đánh giá hệ thống Bao gồm 2 loại chính:

- Bảng liệt kê mô tả: Phương pháp này liệt kê các thành phần môi trường nghiên cứu cùng với các thông tin về đo đạc, dự đoán, đánh giá

- Bảng liệt kê đơn giản: Phương pháp này liệt kê các thành phần môi trường nghiên cứu có khả năng bị tác động

Phương pháp được sử dụng trong quá trình khảo sát hiện trạng môi trường, đa dạng sinh học tại Chương 2 Ngoài ra, phương pháp này được sử dụng trong quá trình xác định các nguồn tác động và đối tượng chịu tác động trong Chương 3 của báo cáo

Phương pháp đánh giá nhanh

Phương pháp đánh giá nhanh (Rapid Assessment Method) do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban hành năm 1993 Cơ sở của phương pháp đánh giá nhanh, dựa vào bản chất nguyên liệu, công nghệ, qui luật của các quá trình trong tự nhiên và kinh nghiệm

để định mức tải lượng ô nhiễm

Ở Việt Nam, phương pháp này được giới thiệu và ứng dụng trong nhiều nghiên cứu Đánh giá tác động môi trường xã hội, thực hiện tương đối chính xác việc tính thải lượng ô nhiễm trong điều kiện hạn chế về thiết bị đo đạc, phân tích Trong báo cáo này, các hệ số tải lượng ô nhiễm lấy theo tài liệu hướng dẫn ĐTM của WB (Environmental Assessment Sourcebook, Volume II, Sectoral Guidelines,

Trang 17

Environment, World Bank, Washington D.C 8/1991) và Handbook of Emision, Non Industrial and Industrial source, Netherlands

Phương pháp này được sử dụng trong quá trình lấy mẫu hiện trạng môi trường (một số chỉ tiêu đo trực tiếp tại hiện trường) tại chương 2 của báo cáo Đồng thời, phương pháp này còn được sử dụng tại Chương 3 của báo cáo

Phương pháp mô hình toán

Phương pháp này được áp dụng để tính toán và mô phỏng bằng phương trình toán học quá trình lan truyền khí thải, nước thải… phát sinh từ dự án tới môi trường xunh quanh… Phương pháp này được sử dụng để tính toán tại mục 3.1.2 trong chương

3 của báo cáo

Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là đánh giá chất lượng môi trường, chất lượng dòng thải, tải lượng ô nhiễm… trên cơ sở so sánh với các Quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường liên quan, các quy chuẩn của Bộ TNMT, Bộ Y tế về chất lượng không khí, nước mặt, đất, trầm tích Phương pháp này được sử dụng trong chương 2 và xuyên suốt trong Chương

3 của báo cáo

4.2 Các phương pháp khác

Phương pháp tham vấn cộng đồng

Phương pháp này sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại Uỷ ban nhân dân các xã để thu thập các thông tin cần thiết cho công tác ĐTM của dự án Cụ thể, giới thiệu cho họ những lợi ích và những ảnh hưởng tiêu cực

có thể xảy ra của dự án đối với môi trường và đời sống của họ Trên cơ sở đó, tổng hợp những ý kiến phản hồi về dự án và nguyện vọng của người dân địa phương tại các

xã vùng dự án Mặt khác, trao đổi, phỏng vấn trực tiếp cán bộ địa phương và người dân về tình hình phát triển KT - XH của địa phương

Phương pháp này được sử dụng tại chương 5 của báo cáo

Phương pháp này được sử dụng tại chương 1, 2 và 3 của báo cáo

Phương pháp khảo sát thực địa

Khảo sát hiện trường là điều bắt buộc khi thực hiện công tác ĐTM để xác định hiện trạng khu vực Dự án, các đối tượng lân cận có liên quan, chọn lựa vị trí lấy mẫu, khảo sát hiện trạng cấp nước, thoát nước, cấp điện…

Cơ quan tư vấn đã tiến hành khảo sát địa hình, địa chất, thu thập tài liệu khí tượng thủy văn theo đúng các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam Các kết quả khảo sát được sử dụng để đánh giá điều kiện tự nhiên của khu vực dự án

Phương pháp này được sử dụng tại chương 1 và 5 của báo cáo

Trang 18

Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm

Việc lấy mẫu và phân tích các mẫu của các thành phần môi trường (đất, nước, không khí) để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực triển khai Dự

án Sau khi khảo sát hiện trường, chương trình lấy mẫu và phân tích mẫu sẽ được lập

ra với các nội dung chính như: vị trí lấy mẫu, thông số đo đạc và phân tích, nhân lực, thiết bị và dụng cụ cần thiết, thời gian thực hiện, kế hoạch bảo quản mẫu, kế hoạch phân tích…

Chủ đầu tư, đơn vị tư vấn tổ chức quan trắc, lấy mẫu và phân tích các mẫu không khí, nước mặt, nước ngầm, đất, trầm tích tại khu vực Dự án để đánh giá hiện trạng chất lượng các thành phần của môi trường Việc lấy mẫu, phân tích và bảo quản mẫu đều tuân thủ theo các TCVN hiện hành

Phương pháp này được sử dụng tại chương 2 của báo cáo

Phương pháp kế thừa và tổng hợp, phân tích thông tin, dữ liệu

Phương pháp này nhằm xác định, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở khu vực thực hiện Dự án thông qua các số liệu, thông tin thu thập được từ các nguồn khác nhau như: Niên giám thống kê, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội khu vực, hiện trạng môi trường khu vực và các công trình nghiên cứu có liên quan

Đồng thời, kế thừa các nghiên cứu và báo cáo đã có, kế thừa các kết quả đã đạt được, khắc phục những mặt hạn chế trong việc xử lý dữ liệu, phân tích và đánh giá các tác động có liên quan

Phương pháp này được sử dụng tại chương 1, 2 và 3 của báo cáo

Phương pháp phân tích hệ thống

Đây là phương pháp được áp dụng khá phổ biến trong môi trường Ưu điểm của phương pháp này là đánh giá toàn diện các tác động, rất hữu ích trong việc nhận dạng các tác động và nguồn thải

Phương pháp này được ứng dụng dựa trên cơ sở xem xét các nguồn thải, nguồn gây tác động, đối tượng bị tác động, các thành phần môi trường… như các phần tử trong một hệ thống có mỗi quan hệ mật thiết với nhau, từ đó, xác định, phân tích và đánh giá các tác động

Phương pháp này được sử dụng trong nội dung xác định nguồn gây tác động, đối tượng chịu tác động trong tất cả các giai đoạn của dự án tại chương 3 của báo cáo

5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM

- Tên chủ dự án: Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai

- Địa chỉ trụ sở: đường Trần Hưng Đạo, phường Nam Cường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

- Điện thoại: (0214) 384 0071

Trang 19

- Người đại diện: Ông Nguyễn Phi Khanh Chức vụ: Chỉ huy trưởng

- Nguồn vốn đầu tư: Dự phòng ngân sách Trung ương

- Thời gian dự kiến thực hiện Dự án: 2 năm

- Tiến độ thi công của các năm là như nhau, trình tự thi công các hạng mục công trình như sau:

+ Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Năm 2021

+ Giai đoạn thực hiện đầu tư: từ năm 2022 - 2025

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

Tổng chiều dài toàn tuyến là 25.923,51m

+ Bề rộng nền đường: Bn = 5,50 m;

+ Bề rộng mặt đường: Bm = 3,50 m (mở rộng theo bảng 4 điều 5.1.8 Tiêu chuẩn

kỹ thuật đường tuần tra biên giới TCVN/QS 1472:2009);

+ Bề rộng lề gia cố: Blgc=2x0,5m;

+ Bề rộng lề đất: Ble =2x0,5m

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án

5.3.1 Các tác động môi trường chính của dự án

Trong giai đoạn thi công: Sinh khối phát quang; nước thải; chất thải rắn sinh hoạt; chất thải rắn xây dựng; chất thải nguy hại; bụi, khí thải; sạt lở; tác động đến đa dạng sinh học; an toàn giao thông; tác động do giải phóng mặt bằng

Trong giai đoạn vận hành: Bụi, khí thải; tiếng ồn; rủi ro an toàn giao thông đường bộ; sự cố sạt lở, sụt lún

5.3.2 Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh từ dự án

❖ Quy mô tính chất của bụi, khí thải

- Trong giai đoạn thi công: khí thải phát sinh từ phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, thi công các hạng mục công trình, từ hoạt động nổ mìn, hoạt động của trạm trộn bê tông

- Trong giai đoạn vận hành: khí thải phát sinh từ phương tiện tham gia giao thông tại khu vực Dự án

❖ Quy mô, tính chất của nước thải

- Trong giai đoạn thi công:

+ Nước thải sinh hoạt phát sinh tối đa 5,4 m3/ngày.đêm

+ Nước thải xây dựng từ quá trình rửa xe vận chuyển nguyên vật liệu, nước rửa máy móc thiết bị thi công, nước bơm từ hố móng với tổng lưu lượng khoảng 4,583

m3/ngày.đêm

+ Nước mưa chảy tràn

- Trong giai đoạn vận hành: Nước mưa chảy tràn

Trang 20

❖ Quy mô, tính chất của chất thải rắn

- Trong giai đoạn thi công:

+ Khoảng 329.203 m3 đất đá dư thừa và khoảng 125 tấn chất thải khác

+ Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tối đa 60 kg/ngày.đêm, tại mỗi công trường thi công, lượng chất thải tối đa khoảng 25 kg/ngày đêm

- Trong giai đoạn vận hành: không phát sinh chất thải

❖ Quy mô, tính chất của chất thải nguy hại:

- Trong giai đoạn thi công: tổng khối lượng khoảng 25,25 kg/tháng

- Trong giai đoạn vận hành khoảng không phát sinh chất thải

❖ Quy mô, tính chất của chất thải khác

- Trong giai đoạn thi công:

+ Tiếng ồn từ phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị thi công, hoạt động nổ mìn

+ Tác động đến hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật

+ Xói mòn, sạt lở

+ An toàn sức khoẻ của công nhân và người dân trong khu vực

- Trong giai đoạn vận hành:

+ Tiếng ồn của các phương tiện tham gia giao thông

+ Rủi ro an toàn giao thông; sạt lở, sụt lún

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

5.4.1 Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường

- Sự cố tai nạn giao thông, tai nạn lao động: Tuân thủ đúng quy trình thi công các hạng mục công trình; hợp đồng với các đơn vị chuyên ngành tiến hành dò tìm, xử lý bom mìn, vật liệu nổ trên toàn bộ khu vực dự án nhằm phòng tránh tai nạn lao động; lắp đặt các biển hiệu cảnh báo nguy hiểm, quy định tốc độ để hạn chế tai nạn giao thông

- An toàn bãi thải: Tuân thủ việc đổ thải tại các bãi thải đã quy hoạch và được đồng ý về vị trí đổ thải của chính quyền hoặc đơn vị quản lý bãi thải Chấp hành tuyệt đối quy trình đổ thải (chất thải đổ theo lớp, các lớp được lu nén; gia cố nền và vách bãi thải bằng vật liệu có độ thẩm thấu thấp rồi lu lèn; san gạt tạo mặt bằng sau khi kết thúc khai thác); cắm biển báo, rào chắn tại cổng ra vào; quản lý xe ra vào Thực hiện giám sát

an toàn bãi thải trong suốt quá trình thi công

- Sạt lở đất đá trong giai đoạn thi công: Thường xuyên theo dõi cảnh báo khí tượng thủy văn; không thi công trong thời gian có mưa lũ; cắm biển báo tại nơi dễ xảy

ra sạt lở Giám sát các hiện tượng biến dạng bề mặt, dịch chuyển sạt lở đất đá; khi phát hiện dấu hiệu mất an toàn phải dừng ngay các hoạt động thi công khẩn trương đưa người và thiết bị ra khỏi khu vực nguy hiểm; báo cáo cơ quan chức năng để cùng phối hợp ứng phó sự cố

- Sạt lở đất đá trong giai đoạn vận hành: Thường xuyên theo dõi, giám sát sạt

lở, sụt lún tại các mái taluy dương, taluy âm dọc theo các tuyến đường và các vị trí

Trang 21

hầm, cầu, cống; đảm bảo khơi thông dòng chảy tại các khu vực cầu, cống thoát nước ngang và dọc theo tuyến đường; lập kế hoạch duy tu và vận hành cũng như bố trí nguồn ngân sách để thực hiện Kiểm tra công trình trước, trong và sau mùa mưa bão

để có biện pháp khắc phục phù hợp

- Sự cố thiên tai: Xây dựng và thực hiện phương án phòng chống thiên tai trước mùa mưa bão; thường xuyên liên lạc với Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tại địa phương để cập nhật thông tin, phối hợp triển khai các phương án phòng chống

- Tuân thủ đúng quy định về sử dụng, vận hành các trang thiết bị, máy móc thi công; tuyên truyền các thông tin về vệ sinh, an toàn lao động cho cán bộ, công nhân viên; lắp hàng rào, biển báo tại các khu vực nguy hiểm

- Tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn thiết kế khi thi công đường, cầu, cống

- Bố trí rãnh cách ly khu vực bãi thải với khu vực xung quanh để tránh nước mưa chảy tràn cuốn theo đất, đá gây bồi lấp, sạt lở các khu vực xung quanh

- Ban hành nội quy bảo vệ hệ sinh thái và đa dạng sinh học, nghiêm cấm các hành vi săn bắt động vật, chặt phá thực vật; nghiêm cấm xả rác thải, nước thải bẩn xuống sông, suối

- Nghiêm cấm cán bộ, công nhân làm việc cho Dự án xâm hại những diện tích rừng xung quanh

- Thực hiện đúng các quy định của nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai về quản lý, bảo vệ rừng; phối hợp với các cơ quan chức năng bảo tồn các hệ sinh thái và xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng cứu sự cố môi trường do các hoạt động của Dự án gây ra

5.4.2 Công trình bảo vệ môi trường chính của dự án

- 06 Bãi thải

- 06 Nhà vệ sinh di động

- 03 Công trình xử lý nước thải xây dựng, rửa xe

- 15 thùng chứa chất thải sinh hoạt, 03 kho tạm chứa có diện tích mỗi kho 12 m2

- 15 thùng chứa chất thải nguy hại, 03 kho tạm chứa có diện tích mỗi kho 12 m2

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án

5.5.1 Giám sát môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng

❖ Giám sát môi trường không khí

+ Thông số: Tổng bụi lơ lửng (TSP), CO, NO2, SO2, tiếng ồn

+ Vị trí giám sát: 04 vị trí (tại đầu, cuối tuyến và 2 vị trí của gói thầu)

+ Tần suất giám sát: 03 tháng/lần

+ Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia

về chất lượng không khí xung quanh, QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn

❖ Giám sát môi trường nước mặt

+ Thông số: pH, BOD5, COD, DO, TSS, Amoni, Nitrat, Clorua, Phosphat, tổng dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt, Coliform

Trang 22

+ Vị trí giám sát: 04 vị trí (tại 04 vị trí khu vực suối Lũng Pô, Pạc Chi, Suối Câu, Suối Khoa San Chải)

+ Tần suất giám sát: hàng ngày trong suốt thời gian thi công xây dựng

+ Thực hiện phân định, phân loại các loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại theo quy định của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo

+ Thông số giám sát: sạt lở, sụt lún, thoát nước dọc tuyến

+ Vị trí giám sát: Toàn bộ khu vực dự án

+ Tần suất giám sát: hàng ngày

5.5.2 Giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành

Giai đoạn vận hành chủ yếu là các hoạt động tuần tra biên giới, không phát sinh chất thải Ngoài ra, tuyến đường sẽ do chủ dự án tự chịu trách nhiệm thực hiện Chủ

dự án sẽ quản lý vận hành, bảo trì và khắc phục sự cố trên tuyến theo các quy định hiện hành của pháp luật Các vấn đề cần giám sát trong giai đoạn vận hành bao gồm:

- Thông số giám sát: sạt lở, sụt lún, thoát nước dọc tuyến

- Vị trí giám sát: toàn bộ khu vực dự án

- Tần suất giám sát: hàng tuần

Trang 23

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 1.1 Thông tin về Dự án

1.1.1 Tên Dự án

Đường từ trạm KSBP Lũng Pô/ Đồn Biên phòng A Mú Sung (267) đến trạm KSBP Y Tý/ Đồn Biên phòng Y Tý (273), huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

1.1.2 Chủ dự án, tiến độ thực hiện Dự án

- Chủ đầu tư: Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai

- Đại diện: Ông Nguyễn Phi Khanh Chức vụ: Chỉ huy trưởng

- Địa chỉ: Đường Trần Hưng Đạo, phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

- Điện thoại: 020.840.071

- Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2022- 2025

- Tiến độ thực hiện: từ năm 2022 đến năm 2025

1.1.3 Vị trí địa lý của Dự án

Tuyến đường từ trạm KSBP Lũng Pô/ Đồn Biên phòng A Mú Sung (267) đến trạm KSBP Y Tý/ Đồn Biên phòng Y Tý (273), huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai có tổng chiều dài 25.923,51 m (khoảng 25,9 km), đi qua 02 xã A Mú Sung và xã A Lù của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai Điểm đầu tuyến bắt đầu từ Trạm Kiểm soát Biên phòng Lũng Pô, Đồn Biên phòng A Mú Sung; điểm cuối tuyến kết thúc tại khu vực mốc 87(2) cửa khẩu phụ Thiên Sinh, Đồn Biên phòng Y Tý

Bảng 1-1: Tọa độ vị trí thực hiện Dự án

Mô tả vị trí

Tọa độ theo VN2000 (múi chiếu 3 o , kinh tuyến trục 106 o )

Điểm đầu tuyến: Km0+00 2.521.627,07 386.407,97

Điểm cuối tuyến: Km25+923 2.509.410,61 378.477,99

Trang 24

Hình 1-1: Sơ đồ tổng thể mặt bằng toàn tuyến 1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của Dự án

Ngoài diện tích lòng đường hiện trạng của Dự án, tổng diện tích đất sẽ thu hồi

bổ sung phục vụ xây dựng tuyến đường của Dự án khoảng 11 ha bao gồm:

Trang 25

STT Hiện trạng đất thu hồi Đơn vị Số lượng

Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án

1.1.5 Khoảng cách từ Dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

Dự án Đường từ trạm KSBP Lũng Pô/ Đồn Biên phòng A Mú Sung (267) đến trạm KSBP Y Tý/ Đồn Biên phòng Y Tý (273), huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ được thực hiện trên địa bàn 02 xã: xã A Mú Sung và xã A Lù của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai Dân cư khu vực Dự án đi qua khá thưa thớt, chủ yếu đi qua đất đồi và đất sản xuất nông nghiệp của người dân

Dự án xây dựng, mở rộng tuyến đường tuần biên hiện có và mở mới khoảng 4km đường, do đó, sẽ tiến hành phá dỡ một số các công trình kiến trúc của nhân dân

có tác động tới kiến trúc cảnh quan khu vực Tuy nhiên qua khảo sát cho thấy chỉ có

04 vị trí nhà- nhà tạm để phục vụ sản suất nông nghiệp, kiến trúc bị ảnh hường do phần lớn tuyến đi qua khu vực ruộng và ao do đó Dự án không phá vỡ các kiến trúc mang tính đặc trưng vùng miền

Bảng 1-2: Danh sách các đối tượng kinh tế- xã hội lân cận

1 Trạm Kiểm soát biên phòng Lũng Pô - Vị trí cách Km0+00 về phía Đông Bắc

100m

- Đây là khu quản lý, bảo vệ đường biên giới, cột mốc giới, cột cờ tại xã Lũng Pô, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

- Việc thực hiện Dự án sẽ không ảnh hưởng đến đất của công trình này

về phía Đông

- Có khoảng 1-2 hộ dân, nhà tạm để phục

vụ sản xuất nông nghiệp

- Việc thực hiện Dự án sẽ không ảnh hưởng

về đất tới công trình này

Trang 26

TT Đối tượng ảnh hưởng Đặc điểm công trình

công trình 50m về phía Nam

- Có khoảng 5-6 họ dân, nhà tạm để phục

vụ sản xuất

- Việc thực hiện Dự án sẽ không ảnh hưởng

về đất tới công trình này

4 Cột cờ tại cột mốc biên giới M90(2) - Vị trí cách Km11 về phía Bắc khoảng

- Việc thực hiện Dự án sẽ không ảnh hưởng

về đất tới công trình này

5 Trường TH&THCS A Lù - Vị trí cách Km19 về phía Đông 200m

- Việc thực hiện Dự án sẽ không ảnh hưởng

về đất tới công trình này

- Có khoảng hơn 500 giáo viên, học sinh

- Thời gian học tập của học sinh diễn ra từ thứ 2- thứ 6, thời gian đến và về trong khoảng 6h30- 07h30, 16h30- 17h30

1.1.6 Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất

Quy mô của Dự án

Dự án Đường từ trạm KSBP Lũng Pô/ Đồn Biên phòng A Mú Sung (267) đến trạm KSBP Y Tý/ Đồn Biên phòng Y Tý (273), huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai có tổng chiều dài 25.923,51 m, được thực hiện trên địa bàn 02 xã: xã A Mú Sung và xã A Lù của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Dự án thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trên cơ sở văn bản số 3558/QĐ-BQP ngày 10/10/2021 của Bộ Quốc phòng về việc phê duyệt chủ trương đầu

Trang 27

tư Dự án Đường từ trạm KSBP Lũng Pô/ Đồn Biên phòng A Mú Sung (267) đến trạm KSBP Y Tý/ Đồn Biên phòng Y Tý (273), huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai vốn ngân sách Nhà nước

Tuyến đường kết nối với đường tuần biên tại ngã ba hiện trạng sau đó đi theo đường bê tông hiện trạng, từ đầu tuyến đến Km20+363,14 tuyến cơ bản bám theo đường hiện trạng (dài khoảng 20,3 km), từ Km20+363,14 đến Km25+134,8 là đoạn tuyến mở mới cơ bản bám theo sườn đồi (dài khoảng 4,7 km), từ Km25+134.8 đến cuối tuyến tuyến đi theo đường đất hiện trạng (dài khoảng 0,8 km)

Loại hình Dự án

- Dự án nhóm: nhóm B

- Cấp công trình: công trình giao thông cấp IV

- Cấp kỹ thuật: đường tuần tra biên giới (TCVN/QS 1472:2009)

Phạm vi nghiên cứu của Dự án

Dự án Đường từ trạm KSBP Lũng Pô/ Đồn Biên phòng A Mú Sung (267) đến trạm KSBP Y Tý/ Đồn Biên phòng Y Tý (273), huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai có điểm đầu tại Trạm Kiểm soát Biên phòng Lũng Pô, Đồn Biên phòng A Mú Sung điểm cuối tuyến tại khu vực mốc 87(2) cửa khẩu phụ Thiên Sinh, Đồn Biên phòng Y Tý Tổng chiều dài tuyến L=25.923,51m

Từ đầu tuyến (ngã Ba Lũng Pô- Km0+ 36,73) đến khoảng Km20+363,14 đường hiện trạng là đường bê tông; đường đất và đường cấp phối có bề rộng nhỏ hẹp từ 3m đến khoảng 5m, mặt đường đã bong tróc hết lớp đá cấp phối mặt đường, nhiều vị trí không có cống thoát nước do đó nước chảy tràn trên mặt đường Cục bộ nhiều vị trí mặt đường bê tông còn tốt, có thể tận dụng lại

Hình 1-2: Hiện trạng đầu tuyến

Một số vị trí tuyến đường là đường bê tông xen kẹp ở giữa là đường cấp phối, tuyến đường này đã được xây dựng từ lâu và đã xuống cấp, phạm vi này mới chỉ đầu

Trang 28

tư mặt đường chưa đầu tư đồng bộ hệ thống thoát nước, các công trình phòng hộ

Hình 1-3: Những vị trí mặt bê tông cũ còn tốt, tận dụng lại, vị trí nào không đủ bề rộng mặt đường tiến hành cạp mở rộng để đủ quy mô theo tiêu chuẩn

Trang 29

Hình 1-5: Vị trí tuyến cắt qua đồi, ruộng mở mới

Đoạn tuyến từ Km25+134,8 đến cuối tuyến là đoạn tuyến đã có nền đường hiện trạng; chiều dài đoạn này là 824,42m

1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của Dự án

1.2.1 Các hạng mục công trình chính

Tổng chiều dài toàn tuyến là 25.923,51m

+ Bề rộng nền đường: Bn = 5,50 m;

+ Bề rộng mặt đường: Bm = 3,50 m (mở rộng theo bảng 4 điều 5.1.8 Tiêu chuẩn

kỹ thuật đường tuần tra biên giới TCVN/QS 1472:2009);

+ Bề rộng lề gia cố: Blgc=2x0,5m;

+ Bề rộng lề đất: Ble =2x0,5m

Quy mô chung:

+ Rãnh dọc (rãnh hình thang hoặc rãnh tam giác) rộng Br = 1m;

+ Số làn xe chạy: 01 làn;

+ Dốc ngang mặt đường: Im= 0,5 %;

+ Dốc ngang lề đường: Il= 4 %;

+ Độ dốc dọc lớn nhất: Imax = 12% Địa hình khó khăn châm trước 15%;

+ Bán kính tối thiểu Rmin = 15m; vị trí châm trước bán kính=12m

Một số đoạn tuyến đường bê tông hiện trạng còn tốt, tận dụng lại mặt đường cũ, cạp mở rộng với những vị trí không đủ quy mô thiết kế, các đoạn tuyến tận dụng lại đường cũ như sau:

Bảng 1-3: Bảng thống kê đoạn tuyến bê tông tận dụng lại- cạp mở rộng

STT Lý trình Chiều dài (m) Độ dốc dọc (%)

Trang 31

dọc hình tam giác rộng 1m với địa chất nền đào là đá C3;

+ Số làn xe chạy: 1làn;

+ Dốc ngang mặt đường: Im= 0.5 %;

+ Dốc ngang lề đường: Il= 4 %;

+ Độ dốc dọc lớn nhất: Imax = 12% Địa hình khó khăn châm trước 15%;

+ Bán kính tối thiểu Rmin = 15m châm trước 1 số cong nằm bán kính R=12m

Hình 1-6: Mặt cắt ngang điển hình của tuyến đường

1 Thiết kế nền đường

Nền đường phải đảm bảo luôn luôn ổn định toàn khối

Đảm bảo đủ cường độ, cùng với kết cấu áo đường tạo thành một kết cấu nền mặt đường tổng thể chịu tác động của tải trọng các phương tiện qua lại

Ổn định về mặt cường độ: đủ sức chống lại các tác nhân gây phá huỷ nền đường, làm giảm cường độ, giúp cho nền đường được bền vững lâu dài

Cao độ vai đường theo tần suất tính toán cầu cống cụ thể:

Hvđ ≥ P4% + 0.5m (nền đường, cầu nhỏ, cống)

Đối với nền đường đắp

Nền đắp thông thường sử dụng mái ta luy 1/1,5

Nền đường được lu lèn đảm bảo độ chặt K0,95

Khi đắp trên đường tự nhiên, mái dốc nền đường cũ có độ dốc lớn hơn 20% cần tiến hành đào cấp, chiều rộng cấp tối thiểu 1,0m Khi nền đắp gặp phải lớp đất không thích hợp cần phải đào bỏ lớp đất không thích hợp này chiều dày 0,2m và thay thế bằng đất có chỉ tiêu cơ lý tốt theo chỉ dẫn của kỹ sư tư vấn, sau đó đầm chặt theo yêu cầu về độ chặt của đất nền đường Nền đắp dùng cơ giới là chính Tại các vị trí không đầm được bằng máy phải sử dụng đầm thủ công theo chỉ dẫn của kỹ sư tư vấn

Đối với nền đường đào

Mái taluy đào với đất C3, C4: 1:0,75 chiều cao cơ 8m, chiều rộng rãnh cơ 1m dốc 15% vào phía trong

Mái taluy đào với đá C4: 1:0,75 chiều cao cơ 10m, chiều rộng rãnh cơ 1m dốc

Trang 32

15% vào phía trong

Mái taluy đào đá C3: Mái taluy 1:0,3, chiều cao cơ 12m, chiều rộng rãnh cơ 1m dốc 4% ra phía ngoài

Đối với nền đào từ 2 cơ trở lên phía trên bố trí rãnh đỉnh đào trần để thu nước sườn dốc chảy vào rãnh dọc

2 Thiết kế mặt đường

Việc lựa chọn và tính toán kết cấu mặt đường thực hiện theo quy trình thiết kế

áo đường cứng 22 TCN -223-1995, Quyết định 3230/QĐ-BGTVT năm 2012 Quy định tạm thời thiết kế mặt đường bê tông xi măng thông thường có khe nối trong xây dựng công trình giao thông do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành; Quyết định 1951/QĐ-BGTVT năm 2012 ban hành quy định tạm thời về kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông xi măng trong xây dựng công trình giao thông, cụ thể theo đúng các nguyên tắc sau:

- Tuân theo nguyên tắc thiết kế tổng thể áo đường

- Chọn, bố trí đúng các tầng, lớp vật liệu, ưu tiên sử dụng vật liệu tại chỗ

Lý do lựa chọn mặt đường BTXM:

- Tuyến đường nằm trên địa bàn xã Y Tý, cao độ tuyến nằm hầu hết đều nằm trên cos 1000m Địa hình tuyến đi qua là địa hình núi cao, dốc ngang, dốc dọc lớn, đặc thù điều kiện thời tiết là hầu như quanh năm ẩm thấp, lượng mưa ngày khu vực lớn và thường xuyên có mưa, khi có mưa rào, lượng nước mặt tập trung rất nhanh do địa hình núi dốc, lượng nước sườn dốc khi mưa lớn có thể bắn lên mặt đường và chảy thành dòng

- Tuyến đường hiện tại nằm rất xa các nguồn cung vật liệu, việc vận chuyển và thi công mặt đường láng nhựa rất khó khăn do độ dốc lớn và phải thi công tập trung, không thể chia nhỏ mũi thi công để đẩy nhanh tiến độ Việc lựa chọn mặt đường BTXM phù hợp với các tuyến đường nông thôn hiện nay Khi mà tuyến đường nằm trên các địa hình ẩm thấp, mưa nhiều, độ dốc lớn và có thể thi công các phân đoạn nhỏ Vận chuyển vật liệu và tập trung vật liệu rải rác, tránh sử dụng các phương tiện vận tải lớn làm phá hỏng các tuyến đường hiện có

Do đó để mặt đường làm việc ổn định lâu dài sử dụng mặt đường BTXM trên toàn tuyến

Kết cấu mặt đường (tính với tải trọng trục 6,9T) – áp dụng cho trên nền đất, đá C4:

- Mặt đường BTXM M300 đá 2x4 dày 18cm

- Lót nilon chống thấm

- Móng cấp phối đá dăm loại 2 dày 16cm

- Lớp đất K98 dày 30cm (xáo xới K98 với nền đào, đắp đất K98 dày 30cm với nền đắp)

Kết cấu mặt đường (tính với tải trọng trục 6,9T)- áp dụng cho trên nền đá C3:

- Mặt đường BTXM M300 đá 2x4 dày 18cm

- Lót nilon chống thấm

Trang 33

- Móng cấp phối đá dăm loại 2 dày 10cm (bề rộng lớp móng trên rộng hơn lớp mặt mỗi bên là 30cm)

Kết cấu lề gia cố:

- Cấp phối đá dăm loại 2 dày 18cm

Thiết kế khe co, khe dãn, khe dọc:

- Mặt đường bê tông M300 được chia thành các tấm với kích thước như sau:

- Khe co cứ 4,5m bố trí 1 khe, có bố trí các thanh thép truyền lực bằng thép tròn trơn D20 dài 50cm; bước bố trí 65cm 1 vị trí thanh thép

- Khe dãn cứ 36m bố trí 1 khe, có bố trí các thanh thép truyền lực bằng thép tròn trơn D20 dài 50cm; bước bố trí 30cm 1 vị trí thanh thép

- Với các đoạn thiết kế mới không bố trí khe dọc

- Với các đoạn đường bê tông tận dụng lại thì thiết kế khe dọc giữa tấm bê tông

cũ và tấm bê tông mới, khe dọc bố trí các thanh thép truyền lực D12 có chiều dài 75cm, bước bố trí 100cm 1 vị trí thanh thép

3 Nút giao, đường giao

Các vị trí nút giao, đường giao cắt với tuyến được vuốt nối êm thuận với tuyến chính để đảm bảo các phương tiện lưu thông an toàn

4 Hệ thống thoát nước

Thoát nước ngang

Tải trọng thiết kế H13-X60 hoặc tương đương

Các cống thiết kế mới có khẩu độ tối thiểu 1m, với các cống hiện trạng còn sử dụng tốt thì tận dụng và nối dài

Thống kê số lượng cống thoát nước ngang: 44 cống bản B1000; 07 cống tròn D750 được nối dài tận dụng cống cũ còn tốt; 32 cống tròn D1000; 03 cống tròn D1500; 02 cống hộp 3x3m; 01 cống hộp 2,5x2,5m; 01 cống hộp 2x2m

Kết cấu cống bản: Sử dụng các tấm bản đổ tại chỗ bằng BTCT M250, phía dưới

là xà mũ BTCT M250; thân cống bằng đá hộc xây vữa M100; tường đầu, tường cánh bằng đá hộc xây vữa M100

Kết cấu cống tròn: Sử dụng các đốt cống dài 1m đúc sẵn bằng BTCT M250; trên lớp móng bằng đá hộc xây vữa M100; tường đầu, tường cánh bằng đá hộc xây vữa M100

Các kết cấu cống hộp đổ tại chỗ: Sử dụng bê tông ống cống M300 trên lớp đá dăm đệm dày 10cm và lớp bê tông lót; tường cánh, sân gia cố bằng BTCT M300 trên lớp bê tông lót và đá dăm đệm dày 10cm

Trang 34

- Nền đường đào đá thiết kế rãnh hình tam giác đào trần với kích thước 0.7x0.3m, chiều cao 0,3m

Sơ đồ nhịp: 1x12m, chiều dài toàn cầu L cầu=22.1m tính đến đuôi mố

Mặt cắt ngang cầu: B=0.5+5.5+0.5=6.5m

Đường đầu cầu theo tiêu chuẩn của tuyến

❖ Tiêu chuẩn thiết kế

Theo khung tiêu chuẩn đã được phê duyệt của Dự án

Thông số kỹ thuật chủ yếu

- Hoạt tải xe ô tô thiết kế cầu : H13-X60

Trang 35

Cầu sử dụng khe co giãn thép trên mố M1 và mố M2

Mặt cắt ngang cầu:

- Mặt cắt ngang cầu gồm 4 phiến dầm T làm bằng BTCT thường;

- Các phiến dầm I DƯL khoảng cách dầm 1.75m;

- Dầm T12m có chiều dài toàn dầm L=12.0m, chiều cao H=0.9m;

- Bản mặt cầu: Sử dụng bản cánh dầm kết hợp mối nối dọc đổ tải chỗ làm bản mặt cầu

- Lớp phủ mặt cầu bằng lớp bê tông lưới thép, chiều dày 8~13.5cm, trên lớp phòng nước dạng dung dịch phun

Dốc ngang cầu: Được tạo dốc ngang bằng xà mũ trụ và xà mũ mố

❖ Kết cấu phần dưới

Mố M1 và M2 dạng mố chữ U bằng BTCT f’c=30Mpa, dự kiến trên hệ móng cọc bê tông tông cốt thép kích thước 35x35cm, chiều dài dự kiến 30m Đối với vị trí cầu số 1 Km16+390.33 dự kiến đặt móng nông trên nền đá gốc

❖ Đường đầu cầu

Được vuốt nối êm thuận về tuyến đường

❖ Phụ kiện khác

Lớp phủ mặt cầu bằng bê tông lưới thép chiều dày tối thiểu 8cm, trên lớp phòng nước dạng phun

Gối cầu: Sử dụng gối cao su bản thép

Khe co giãn: Dùng khe co giãn thép

Ống thoát nước: Thoát nước mặt cầu bằng ống thép D150mm

Lan can: Gờ lan can bằng BTCT f’c=25 MPa đổ tại chỗ, tay vịn bằng ống thép

Hệ thống an toàn giao thông

Các công trình an toàn giao thông đều được thiết kế theo đúng điều lệ báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT Biển báo dùng loại tôn mạ kẽm

Trang 36

Kích thước gờ như sau:

- Chiều rộng: 20cm

- Chiều dài: Rải hết chiều rộng mặt đường

- Chiều dày: 6mm

- Gờ giảm tốc được bố trí kết hợp với hệ thống biển báo hiệu, sơn kẻ đường

❖ Biển báo hiệu

Quy cách, nội dung hình vẽ biển báo hiệu, các bảng chỉ dẫn tuân thủ theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT

❖ Cọc H

Mục tiêu: Bố trí cọc H để phục vụ trong công tác quản lý, bảo trì, cung cấp thông tin cho người tham gia giao thông xác định vị trí khi xảy ra sự cố cần báo cho đơn vị quản lý khai thác

Phạm vi áp dụng: Cọc H được bố trí trên toàn tuyến, được cắm 01 bên tuyến,

về bên phải Là các cọc lý trình chẵn 100m được trồng trong phạm vi giữa hai cột Km liền kề Cứ cách 100m từ cột Km trước đến cột Km sau trồng một cọc H Trên chiều dài 1Km có 9 cọc H lần lượt là H1, H2 đến H9

Kết cấu cọc H như sau:

Cọc H bằng BTCT C20 đúc sẵn, kích thước vuông 20x20x100(cm), phía trên đầu vát nhọn độ vát cân đối, thân cọc được chôn sâu xuống đất 40cm

Kết cấu cọc Km như sau:

Thân cọc Km bằng BTCT C20 đúc sẵn, (chi tiết xem BVĐH)

Bệ móng đổ tại chỗ BT C16

Phần cọc trên mặt đất được sơn trắng, đoạn 20cm trên cùng sơn màu đỏ bằng chất

Trang 37

liệu phản quang

❖ Cọc tiêu

Là dải dẫn hướng cho xe chạy

Phạm vi cắm cọc tiêu đối với các tuyến thông thường:

- Phía lưng các đường cong nằm từ tiếp đầu đến tiếp cuối Trong trường hợp có đường cong chuyển tiếp thì phải bố trí cọc tiêu từ điểm nối đầu (NĐ) đến điểm nối cuối (NC);

- Các đoạn nền đường bị thắt hẹp;

- Các đoạn đường có taluy âm cao từ 2m đến 4m;

- Các đoạn đường men theo sông, suối, đầm, hồ, ao;

- Dọc hai bên những đoạn đường bị ngập nước thường xuyên hoặc chỉ ngập theo mùa và hai bên thân đường ngầm, đường tràn;

- Các đoạn đường qua bãi cát, đồng lầy, đồi cỏ mà khó phân biệt mặt đường phần xe chạy với dải đất hai bên đường

- Không cần bố trí cọc tiêu trong trường hợp phần đường xe chạy đã được phân biệt rõ bởi bó vỉa, vỉa hè hoặc các kết cấu liền kề hoặc khi đã sử dụng tiêu phản quang dạng mũi tên tại các đường cong

Khoảng cách cọc tiêu:

+ Khoảng cách giữa 02 cọc tiêu trên đường cong nằm:

+ Nếu đường cong có bán kính R=10 - 30m thì khoảng cách giữa 02 cọc tiêu @

+ Khoảng cách giữa 02 cọc tiêu ở nối đầu đến tiếp đầu có thể bố trí xa hơn 3m

so với khoảng cách của 02 cọc tiêu trong phạm vi đường cong

+ Khoảng cách giữa 02 cọc tiêu trên đường thẳng: Khoảng cách (S) giữa hai cọc tiêu trên đường thẳng là S=10m

Khoảng cách giữa 02 cọc tiêu trên đường dốc:

+ Nếu đường có độ dốc >= 3% thì khoảng cách giữa 02 cọc tiêu là 5m;

Nếu đường có độ dốc < 3% thì khoảng cách giữa 02 cọc tiêu là 10m (không áp dụng + đến đường đầu cầu và đầu cống)

+ Mỗi hàng cọc tiêu ít nhất là 06 cọc

Kích thước cọc tiêu: Cọc tiêu áp dụng cho tuyến thông thường có tiết diện là hình vuông, kích thước cạnh 15x15x110cm, đầu vát nhọn; chiều cao cọc tiêu tính từ vai đường đến đỉnh cọc là 70 cm; ở những đoạn đường cong, có thể trồng cọc tiêu thay đổi chiều cao cọc, cao dần từ 40 cm tại tiếp đầu, tiếp cuối đến 70 cm tại phân giác Cọc tiêu được chôn sâu đưới đất 40cm, phần cọc trên mặt đất được sơn trắng, đoạn 10 cm ở đầu trên cùng được sơn màu đỏ và dán bằng màng phản quang

Trang 38

Kết cấu bằng BTCT đúc sẵn C20, móng bằng bê tông C16 đổ tại chỗ

Gia cố bảo vệ màng phản quang:

+ Để bảo vệ màng phản quang trên cọc tiêu được lâu dài và tránh thất thoát trong quá trình sử dụng, màng phản quang được gia cố bằng tấm inox bảo vệ vặn vít bảo vệ 2 đầu

+ Trên cọc tiêu hai mặt theo hướng xe chạy được gắn 2 miếng phản quang Phía thành bên theo hướng xe chạy được gắn màng phản quang (3M DG 3900 loại IV) màu vàng B=10cm; cao H=5cm Chiều ngược lại gắn màng phản quang mầu đỏ

❖ Tôn lượn sóng

Mục đích: Giúp người sử dụng nâng cao cảnh giác vào những đoạn đường nguy hiểm, thực hiện chức năng dẫn hướng, tăng độ an toàn và thuận tiện khi chạy xe trên đường Phạm vi áp dụng tôn lượn sóng:

- Khi nền đắp cao trên 4m;

- Khi nền đắp cao trên 1m nhưng không có mái dốc mà thay thế bằng tường chắn;

- Khi cách chân taluy trong phạm vi 1m có sông, suối ao hồ;

- Khi qua cầu, cầu vượt, vị trí của các trụ và các mố cầu vượt đường, phần bộ hành ở trong hầm,

Kết cấu tôn lượn sóng:

- Phần tôn sóng: Tôn đập 02 sóng (310mm x 85mm x 4mm) tấm tôn được mạ kẽm nhúng nóng toàn bộ và liên kết tấm tôn với cột bằng liên kết bu lông thông qua bản đệm

- Phần cột: Trụ treo tôn bằng thép ống hình trụ tròn, kích thước (D114,10mm, dày 4,5mm) và giá treo tấm tôn (300mm x 70mm x 4,5mm), chiều cao cột 2150mm chia làm 2 phần, trên mặt đất cao 750mm, chôn dưới đất sâu 1400mm Cột thép được

mạ kẽm nhúng nóng

- Khoảng cách cột cho 01 đơn nguyên dài 6m là 3m (khối lượng cho 01 đơn nguyên dài 6m là 01 cột), chiều dài tấm tôn lượn sóng là 6,320m

Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

Giai đoạn thi công xây dựng

❖ Nhà vệ sinh di động

Dự án sẽ được phân chia thành 03 gói thầu để thi công đồng thời (Km0 - Km8 (G1), Km8 - Km20 (G2), Km20 - Km25+923,51(G3)), tại mỗi khu vực lán trại công nhân sẽ bố trí các nhà vệ sinh di động Tổng cộng sẽ có 06 nhà vệ sinh di động được

bố trí tại khu vực Dự án để thu gom toàn bộ lượng nước thải phát sinh trong suốt quá trình thi công Nước thải sẽ được thu gom chứ không được thải trực tiếp vào bất cứ thuỷ vực lân cận nào

❖ Xử lý nước thải xây dựng

Nước thải xây dựng chủ yếu là nước rửa xe và nguyên vật liệu Bố trí 03 công trình xử lý nước thải xây dựng tại 03 gói thầu của Dự án với kích thước 4.725 x 3.300

x 1.000 mm, gồm 1 ngăn chứa và 2 ngăn lọc Nước sau xử lý được tái sử dụng rửa xe hoặc làm ẩm các khu vực thi công

Trang 39

❖ Khu chứa chất thải sinh hoạt và chất thải nguy hại

Tại mỗi khu vực công trường sẽ bố trí 05 thùng rác loại 150 lít, có nắp đậy để chứa chất thải sinh hoạt, 05 thùng chuyên dụng loại 100 lít để chứa chất thải nguy hại Toàn bộ khu vực chứa chất thải nguy hại và chất thải sinh hoạt của từng hạng mục trong giai đoạn xây dựng được bố trí gần khu vực lán trại thi công Diện tích khu chứa

có diện tích khoảng 24m2, bao gồm:

- Kho lưu chứa chất thải nguy hại của dự án có kích thước 3,0m x 4,0m= 12 m2

- Kho tập kết chất thải rắn sinh hoạt được bố trí cạnh kho chứa chất thải nguy hại, kích thước kho là 3,0m x 4,0m = 12 m2

Khu vực chứa chất thải có cao độ nền đảm bảo không bị ngập lụt; mặt sàn trong khu vực lưu giữ CTNH được thiết kế để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào,

có mái che kín nắng mưa Tường bao khu vực chứa chất thải dày 200mm

Toàn bộ lượng chất thải được chuyển giao theo Hợp đồng cho đơn vị thu gom tại địa phương có đầy đủ chức năng theo quy định

Như vậy, toàn Dự án sẽ có 15 thùng rác loại 150 lít chứa chất thải rắn sinh hoạt

và 15 thùng chuyên dụng loại 100 lít để chứa chất thải nguy hại và 03 khu vực chứa chất thải với mỗi khu vực có diện tích khoảng 24 m2

❖ Bãi chứa chất thải của dự án

Sáu (06) bãi thải đảm bảo chứa được 329.203 m3 đất đá dư thừa của Dự án, được

bố trí như sau:

Bãi số 1: Bên phải tuyến tại khoảng Km2+414,13;

Bãi số 2: Bên phải tuyến tại khoảng Km7+206,29;

Bãi số 3: Bên phải tuyến tại khoảng Km8+609,04;

Bãi số 4: Bên phải tuyến tại khoảng Km13+436,57;

Bãi số 5: Bên phải tuyến tại khoảng Km21+035,45;

Bãi số 6: Bên phải tuyến tại khoảng Km23+259,73

Chiều cao trung bình của các bãi thải khoảng 1 m; gia cố xung quanh bãi thải để ngăn sạt lở và đất đá bị nước mưa cuốn trôi Kết thúc đổ thải sẽ thực hiện trồng cây với mật độ 2.500 cây/ha để phục hồi môi trường và chống xói lở

Giai đoạn vận hành

Giai đoạn vận hành sẽ do Chủ đầu tư tự quản lý và vận hành Đồng thời, giai đoạn vận hành không phát sinh các loại chất thải nên không đầu tư công trình bảo vệ môi trường

1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của Dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án

1.3.1 Nguồn cung cấp nguyên, nhiên vật liệu

Nguồn cung cấp điện, nước

a Điện thi công và sinh hoạt

Nguồn điện sẽ được cung cấp qua lưới điện quốc gia, đây là nơi dễ dàng tiếp cận khu vực dự án Máy phát điện dự phòng cũng sẽ được đặt ra để đảm bảo công việc xây dựng sẽ không bị gián đoạn trong trường hợp mất điện Nhiên liệu, dầu và khí đốt

Trang 40

được cung cấp từ công ty dầu khí địa phương có mạng lưới trạm nhiên liệu có thể truy cập được cho tất cả mọi người

b Nước thi công và sinh hoạt

Sử dụng nguồn nước sẵn có tại khu vực công trình, các thuỷ vực lân cận như suối Khoa San, sông Pạc Chi, sông Tả Suối Câu, phụ lưu sông Lũng Pô xung quanh khu vực Dự án

Đối với nước sinh hoạt, tùy thuộc vào điều kiện của các vị trí nhất định, nước có thể được cung cấp từ các chương trình cấp nước tập trung có sẵn tại gần khu vực Dự án Theo kết quả khảo sát kinh tế xã hội, nguồn nước sinh hoạt của các hộ thuộc 02 xã thuộc Dự án được khảo sát sử dụng nguồn nước tắm giặt, sinh hoạt hàng ngày chủ yếu là từ nước mó với tỷ lệ 86,0% Ngoài ra, sử dụng nguồn nước mưa Điều này rất thuận lợi cho việc công nhân thi công tại công trường có thể được sử dụng nước sạch cho các hoạt động sinh hoạt

Nguồn cung cấp vật liệu đất đắp

Dự kiến khối lượng đất đào khoảng 379.651m3 (trong đó dự án cần đắp khoảng 50.448 m3 đất) Trong trường hợp đất đào đủ tiêu chuẩn đắp K95 nền đường sẽ điều phối để đắp vào phần đất đắp

Đất đắp nền đường được tận dụng từ khối lượng đào chuyển sang Ngoài ra có thể khai thác tại các mỏ trên dọc tuyến

Ngoài ra, dự án có thể sử dụng nguyên vật liệu từ các mỏ đất, đá, cát từ các đơn

Cát đen (cát san lấp), cát

bê tông

Vị trí: huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai Đơn vị quản lý:

UBND huyện Bảo Thắng;

Trữ lượng mỏ:

Khoảng 30.000

m3/ngày đêm;

Điều kiện và cự ly vận chuyển: vận chuyển bằng đường bộ, từ mỏ đến điểm cuối Dự án khoảng 85 km

Mỏ cát → đường nhựa → QL4E → ĐT158 → khu vực

Dư án

2 Mỏ cát

02

Cát thô màu vàng

Vị trí: tại Km34+100 TL156 (xã Y Tý, huyện Bát Xát) Đơn vị quản lý:

Điều kiện và cự ly vận chuyển: vận chuyển bằng đường

bộ, từ mỏ đến điểm cuối Dự án khoảng

10 km

Mỏ cát → TL156 → khu vực Dự án

Mỏ đá → QL4D → đường Thanh Niên →

Ngày đăng: 05/03/2024, 11:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w