1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của cơ sở “Nhà máy thực phẩm Mekong Delta Food”

76 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của cơ sở “Nhà máy thực phẩm Mekong Delta Food”
Trường học Nhà máy thực phẩm Mekong Delta Food
Thể loại báo cáo
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 3,9 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ (9)
    • 1. Tên chủ cơ sở (9)
    • 2. Tên cơ sở (9)
    • 3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở (10)
      • 3.1. Công suất hoạt động của cơ sở (10)
      • 3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở (10)
      • 3.3. Sản phẩm của cơ sở (17)
    • 4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở (18)
    • 5. Đối với cơ sở có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (22)
    • 6. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở (nếu có) (22)
  • CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG (23)
    • 1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (23)
    • 2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (23)
  • CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (27)
    • 1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (27)
      • 1.1. Thu gom, thoát nước mưa (27)
      • 1.2. Thu gom, thoát nước thải (28)
      • 1.3. Xử lý nước thải (33)
        • 1.3.1. Công trình xử lý sơ bộ các loại nước thải trước khi vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung (33)
        • 1.3.2. Hệ thống xử lý nước thải tập trung (33)
        • 1.3.3. Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (42)
    • 2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (42)
      • 2.1. Mùi hôi từ hệ thống thu gom nước thải (42)
      • 2.2. Khí thải, mùi hôi từ khu chứa phụ phẩm thủy sản và hệ thống nước thải tập trung của Cơ sở (0)
      • 2.3. Bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông (43)
      • 2.4. Bụi, khí thải từ máy phát điện dự phòng (44)
    • 3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường (44)
      • 3.1. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thông thường (44)
      • 3.2. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải công nghiệp thông thường (45)
    • 4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (48)
    • 5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (49)
    • 6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường (50)
      • 6.1. Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố đối với nước thải (50)
      • 6.2. Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố đối với khí thải (52)
      • 6.3. Công trình phòng ngừa, ứng phó đối với sự cố rò rỉ, tràn đổ hóa chất NH 3 từ hệ thống lạnh (52)
      • 6.4. Phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ (53)
      • 6.5. Phòng ngừa sự cố tai nạn giao thông (55)
      • 6.6. Biện pháp phòng ngừa sự cố tai nạn lao động (55)
      • 6.7. Biện pháp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp cho CNV làm việc tại Cơ sở (56)
      • 6.8. Biện pháp phòng ngừa sự cố liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm (56)
      • 6.9. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố ngập do triều cường (57)
    • 7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có) (57)
    • 8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (57)
    • 9. Các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp (60)
    • 10. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có) (60)
  • CHƯƠNG IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG (61)
    • 1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (61)
      • 1.1. Nguồn phát sinh nước thải (61)
      • 1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa (61)
      • 1.3. Dòng nước thải (61)
      • 1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải (62)
      • 1.5. Vị trí xả nước thải (62)
      • 1.6. Phương thức xả nước thải (62)
      • 1.7. Nguồn tiếp nhận nước thải (62)
      • 1.8. Chế độ xả nước thải (63)
    • 2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (63)
    • 3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (63)
      • 3.1. Nguồn phát sinh (63)
      • 3.2. Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung (63)
      • 3.3. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung (63)
    • 4. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại (nếu có) (63)
  • CHƯƠNG V KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (64)
    • 1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải (64)
    • 2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với môi trường không khí xung quanh (0)
    • 3. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với môi trường nước mặt (67)
    • 4. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với môi trường nước dưới đất (68)
  • CHƯƠNG VI CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ . 63 1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải (71)
    • 2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật (71)
      • 2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ (71)
      • 2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải (71)
      • 2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở (72)
    • 3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm (72)
  • CHƯƠNG VII KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ (73)
  • CHƯƠNG VIII CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ (76)

Nội dung

Nhu cầu sử dụng nước Nguồn nước sử dụng cho hoạt động sản xuất của Cơ sở và hoạt động sinh hoạt của CNV làm việc tại Cơ sở là nguồn nước máy được Công ty Cổ phần Cấp nước Trà Nóc – Ơ Mơn

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

Tên chủ cơ sở

- Địa chỉ văn phòng: Lô 2.12, Khu công nghiệp Trà Nóc 2, phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ

- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: Ông Võ Đông Đức Chức vụ: Tổng Giám đốc

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 1800632306, đăng ký lần đầu ngày

23 tháng 06 năm 2006, đăng ký thay đổi lần thứ: 10, ngày 22 tháng 10 năm 2020 do Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ cấp.

Tên cơ sở

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX) có địa chỉ tại Lô 2.12, Khu công nghiệp Trà Nóc 2, phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ Công ty đã thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan để đi vào hoạt động chính thức như sau:

- Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:

+ Giấy chứng nhận đầu tư số 57221000003 ngày 05 tháng 12 năm 2006 do Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ cấp;

+ Giấy chứng nhận đầu tư số 57221000093 chứng nhận lần đầu ngày 07 tháng

05 năm 2009 do Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ cấp

- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần:

+ Quyết định số 608/QĐ-UBND ngày 04 tháng 03 năm 2009 của UBND thành phố Cần Thơ về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Nhà máy thực phẩm Mekong Delta Food” tại Lô 2.12, Khu công nghiệp Trà Nóc 2, phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ;

+ Quyết định số 56/QĐ-BQL ngày 28 tháng 10 năm 2009 của Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung của Dự án “Mở rộng Nhà máy thực phẩm Mekong Delta Food” tại

Lô 2.12, Khu công nghiệp Trà Nóc 2, phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ;

+ Công văn số 267/BQL-MT ngày 14 tháng 9 năm 2011 của Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ về việc điều chỉnh, thay đổi nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung của dự án “Nhà máy thực phẩm Mekong Delta Food” của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ;

+ Giấy xác nhận số 14/XN-BQL ngày 07 tháng 11 năm 2011 của Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ về việc thực hiện các nội dung của Báo cáo và yêu cầu của Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án

“Mở rộng Nhà máy thực phẩm Mekong Delta Food” trước khi vận hành chính thức

+ Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất (Gia hạn lần 7) ngày 14 tháng 6 năm 2023 của UBND thành phố Cần Thơ cấp

+ Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt số 43/GP-UBND ngày 29 tháng 09 năm 2009 của UBND thành phố Cần Thơ cấp

- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Loại hình hoạt động của Cơ sở là công trình công nghiệp, với tổng vốn đầu tư của cơ sở: 309.379.768.000 đồng (Bằng chữ: Ba trăm lẻ chín tỷ ba trăm bảy mươi chín triệu bảy trăm sáu mươi tám nghìn đồng) Cơ sở thuộc dự án nhóm B theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 của Quốc hội nước

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Từ thời điểm thành lập, Công ty đã và đang hoạt động ổn định cho đến thời điểm hiện tại; tuy nhiên, quá trình sản xuất của Công ty phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và tình hình tiêu thụ của thị trường nên lượng sản phẩm tạo thành không cố định nhưng luôn thấp hơn hoặc bằng công suất sản xuất đã được UBND thành phố Cần Thơ và Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ phê duyệt tại các Quyết định số số 608/QĐ-UBND ngày 04 tháng 03 năm 2009 và Quyết định số 56/QĐ-BQL ngày 28 tháng 10 năm 2009.

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

3.1 Công suất hoạt động của cơ sở

Cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu với quy mô tối đa 21.000 tấn thành phẩm/năm gồm fillet đông lạnh (19.000 tấn sản phẩm/năm) và fillet tẩm bột chiên

3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở

Cơ sở “Nhà máy chế biến xuất nhập khẩu thủy sản” được xây dựng trên phần đất có tổng diện tích 25.197 m 2 với các hạng mục công trình đã được xây dựng xong hoàn thiện 100% và được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.1 Các hạng mục công trình xây dựng của Cơ sở

STT Tên phòng Số lượng Diện tích

A HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH CHÍNH 14.127 56,06

5 Văn phòng làm việc 01 1.458 Hiện hữu

6 Kho 1: Kho vật tư, bao bì, hóa chất 01 175 Hiện hữu

7 Kho 2: Kho vật tư, bao bì, hóa chất 01 1.071 Hiện hữu

8 Kho lạnh 1: 3.300 tấn 01 2.904 Hiện hữu

STT Tên phòng Số lượng Diện tích

9 Kho lạnh 2: 1.300 tấn 01 641,6 Xây mới

10 Hội trường, nhà ăn 01 504 Hiện hữu

B HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ 10.556,4 41,9

1 Nhà xe máy 01 1.086,4 Hiện hữu

2 Nhà xe ô tô 01 498 Hiện hữu

3 Trạm điện, nhà chứa máy phát điện 01 67 Hiện hữu

4 Kho hóa chất, kho PE, kho bao bì 01 185 Hiện hữu

5 Nhà bảo vệ 01 6,0 Hiện hữu

6 Hệ thống cấp điện 01 - Hiện hữu

7 Hệ thống cấp nước 01 - Hiện hữu

8 Hệ thống PCCC 01 - Hiện hữu

Cây xanh và đường nội bộ - 8.714 Hiện hữu

C HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 514 2,04

1 Khu xử lý nước thải 01 465 Hiện hữu

2 Khu xử lý nước cấp 01 40 Hiện hữu

3 Kho chứa chất thải nguy hại 01 9,0 Hiện hữu

4 Hệ thống thoát nước mưa - - Hiện hữu

5 Hệ thống thoát nước thải - - Hiện hữu

(Nguồn: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ, 2023)

- Tổng số CNV làm việc khi Cơ sở hoạt động với công suất tối đa: 980 người Trong đó:

+ Nhân viên Văn phòng (chỉ làm việc giờ hành chính); gồm Quản lý, Nhân viên phòng kỹ thuật, kinh doanh, hành chánh: Nhân viên KSC, kỹ thuật; Quản đốc, phó chế biến, phó vật tư kỹ thuật: 30 người;

+ Công nhân sản xuất: 950 người (làm việc theo ca, 01 ca/người/ngày và số lượng công nhân thay đổi tùy vào mùa vụ sản xuất)

Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động thực tế, lượng CNV làm việc tại Cơ sở khoảng 730 người Trong đó:

+ Nhân viên Văn phòng: 30 người;

+ Công nhân sản xuất: 700 người (làm việc theo ca, 01 ca/người/ngày)

Sơ đồ công nghệ quy trình sản xuất tại Cơ sở được thể hiện như sau: a Quy trình chế biến cá fillet đông lạnh tại Cơ sở

Hình 1.1 Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến cá Fillet của Cơ sở (Nguồn: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ, 2023)

Phân cỡ, loại Đóng thùng tạm

Nước thải Nước sạch Đóng thùng hoàn chỉnh Bảo quản (dưới -18 0 C)

Bao bì hỏng, thùng carton hỏng,…

Nội tạng, xương, da, vảy

Mạ băng/Tái đông/Cân Vào PE/PA Hút chân không

Xử lý phụ gia (nếu có)

Kiểm ký sinh trùng Phụ phẩm thủy sản

Bao bì hỏng, thùng carton hỏng,…

Nguyên liệu cung cấp cho Cơ sở là cá tra tươi sống được thu mua trực tiếp từ các hộ nuôi cá trên địa bàn thành phố Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng và các vùng lân cận, vận chuyển bằng xe, tàu chuyên dùng Tại khâu tiếp nhận nguyên liệu, nhân viên vận chuyển kiểm tra chất lượng nguồn nguyên liệu cung cấp cho Cơ sở đạt tiêu chuẩn dùng trong chế biến thực phẩm như: không dịch bệnh, độ tươi sống,… Tại đây, nguyên liệu được cắt tiết và giết chết nhanh; sau đó, rửa lần 01 qua nước sạch tạo thuận lợi cho công đoạn fillet

Sau đó, nguyên liệu được chuyển qua khâu fillet Tại đây dùng dao inox chuyên dùng tách lấy triệt để 02 miếng fillet ra, bỏ đầu, nội tạng, xương, đuôi Miếng fillet phải phẳng nhẵn, không xót xương, phạm thịt Tất cả công đoạn này được thực hiện dưới vòi nước luân lưu Cá sau fillet phải được rửa lần 02 qua hệ thống tự động ở nhiệt độ bình thường Tiếp theo dùng máy lạng da chuyên dụng để lạng bỏ phần da Miếng cá sau lạng da, không phạm thịt, không rách

Kế tiếp nguyên liệu được chuyển qua khâu sửa như loại bỏ phần mỡ, xương còn xót lại sau quá trình fillet và lạng da

Tiếp theo, từng miếng cá được đưa đến bàn soi kiểm ký sinh trùng Những miếng cá có ký sinh trùng sẽ được loại bỏ

Các miếng cá fillet được đưa đến phân cỡ theo gram/miếng Quá trình phân mẫu, phân size bằng máy hoặc bằng tay

Sau khi phân cỡ loại, nguyên liệu được rửa lần 03 Tùy theo nhu cầu thị trường và đơn đặt hàng, nguyên liệu sau khi rửa sẽ được xử lý như sau:

- Đối với sản phẩm đông Block: Nguyên liệu được xử lý phụ gia (nếu có) và được chuyển đến công đoạn cắt hoặc nguyên liệu không được xử lý phụ gia thì được chuyển được trực tiếp đến công đoạn cắt và được cân/cuộn/xếp khuôn theo từng cỡ, loại riêng biệt Từng miếng cá được xếp vào khuôn sau cho thể hiện tính thẩm mỹ Sau khi xếp khuôn nguyên liệu sẽ được đưa đến cấp đông, nhiệt độ cấp đông từ -40 0 C đến -45 0 C, thời gian cấp đông từ 2-3,5 giờ Sau khi cấp đông xong thực hiện công đoạn tách khuôn bằng cách dùng nước mạ phía dưới đáy khuôn để thuận tiện tách lấy sản phẩm ra được dễ dàng Sau đó, được tiến hành đóng thùng tạm vận chuyển vào kho bảo quản hoặc sau khi tách khuôn chuyển qua công đoạn dò kim loại và được đóng thùng hoàn chỉnh; vận chuyển đến kho bảo quản và chờ xuất hàng Bên cạnh đó, sản phẩm được đóng thùng tạm đưa vào kho bảo quản khi đến thời gian xuất hàng sẽ được thay bao bì, bao gói theo kích cỡ loại riêng biệt, đúng theo quy cách của khách hàng nhưng phải phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành Tiếp theo, sản phẩm được chuyển qua công đoạn dò kim loại và đóng thùng hoàn chỉnh đưa vào kho bảo quản và xuất hàng

- Đối với sản phẩm đông IQF: Sau quá trình rửa lần 3, nguyên liệu được đưa vào kho chờ đông (nếu có); sau đó là công đoạn cấp đông với nhiệt độ cấp đông từ -

40 0 C đến -45 0 C, thời gian cấp đông từ 20-40 phút Tiếp theo, sản phẩm lần lượt qua các công đoạn như mạ băng, tái đông và cân với trọng lượng theo yêu cầu của khách hàng Công đoạn kế tiếp là công đoạn bao gói theo kích cỡ loại riêng biệt, đúng theo quy cách của khách hàng nhưng phải phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành và được hút chân không (nếu có); sau đó, chuyển qua công đoạn dò kim loại và được đóng thùng hoàn chỉnh, vận chuyển vào kho ở nhiệt độ thích hợp chờ xuất hàng b Quy trình sản xuất cá tra fillet tẩm bột chiên

*Quy trình sản xuất cá tra fillet tẩm bột chiên

Hình 1.2 Sơ đồ quy trình sản xuất fillet tẩm bột của Cơ sở (Nguồn: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ, 2023)

Nguồn nguyên liệu cung cấp cho dây chuyền fillet tẩm bột là fillet đã xử lý hoàn chỉnh như tạo hình, phân loại màu, cỡ, cân nặng Tiếp theo, nguyên liệu được tẩm bột sau đó đưa sang trộn bột ướt theo tỷ lệ nước bột là 4:1, cuối cùng đưa đến lăn bột xù

Sau khi lăn bột xù, đem chiên Miếng fillet tẩm bột phải ngập sâu trong dầu, sau khi chiên xong sản phẩm sẽ được xếp lên khai chờ đông Tiếp theo sản phẩm được đưa

Tiếp nhận bán thành phẩm

Fillet hoàn chỉnh (Sau khi tạo hình, phân loại màu, cỡ, cân nặng, xử lý phụ gia)

Cấp đông Đóng thùng tạm Đóng thùng hoàn chỉnh

Bao bì hỏng, thùng carton hỏng,…

Bao bì hỏng, thùng carton hỏng,…

Cân/Vô túi PE sang cấp đông trên băng chuyền IQF ở nhiệt độ từ -40 0 C đến -45 0 C Thời gian cấp đông từ 30-40 phút, đủ để nhiệt độ trung tâm sản phẩm đạt ≤-18 0 C

Tiếp theo, sản phẩm được bao gói trong túi PE hàn miệng, hoặc túi PA hút chân không Xếp túi sản phẩm vào thùng carton theo quy định

Trên thùng ghi đầy đủ thông tin như tên sản phẩm, chủng loại, kích cỡ, trọng lượng tịnh, ngày sản xuất, ngày hết hạn, tên và địa chỉ nhà sản xuất, “Sản phẩm của Việt Nam”, mã số lô hàng

Bảo quản sản phẩm trong kho lạnh có nhiệt độ ≤-18 0 C

Các thùng carton được sắp xếp theo thứ tự hàng vào trước xuất trước, vào sau xuất sau

*Máy móc, thiết bị Chủ cơ sở cam kết tất cả các loại máy móc, thiết bị nêu dưới đây đều có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng theo quy định hiện hành

Bảng 1.2 Máy móc, thiết bị sử dụng tại Cơ sở

STT Tên máy móc, thiết bị Đơn vị tính

Tình trạng khi đưa vào sử dụng

I Dây chuyền sản xuất Fillet đông lạnh

1 Cụm máy nén trục vít tầm thấp – hệ -45 0 C Cụm 2 Nhật Bản 2006 Mới 100%

2 Cụm máy nén trục vít tầm thấp – hệ -40 0 C Cụm 1 Nhật Bản 2006 Mới 100%

3 Cụm máy nén trục vít tầm thấp – hệ -29 0 C Cụm 1 Nhật Bản 2006 Mới 100%

4 Cụm máy nén trục vít tầm cao Cụm 2 Nhật Bản 2006 Mới 100%

5 Cụm máy nén piston 1 cấp – hệ điều hòa +2 0 C Cụm 2 Nhật Bản 2006 Mới 100%

6 Bơm cấp dịch hiệu TEIKOKU Cái 5 Nhật Bản 2006 Mới 100%

7 Thiết bị làm lạnh nước điều hòa hiệu GEA Ecoflex Bộ 1 EU-

Dàn lạnh điều hòa – hiệu

9 Dàn ngưng tụ kiểu bay hơi Bộ 2 USA-

10 Băng chuyền IQF phẳng 750 kg/h Bộ 4 Việt Nam 2020 Mới 100%

11 Băng chuyền tái đông 500 kg/h Bộ 4 Việt Nam 2006 Mới 100%

12 Cối đá vảy 20 tấn/24h Bộ 3 Việt Nam 2006 Mới 100%

STT Tên máy móc, thiết bị Đơn vị tính

Tình trạng khi đưa vào sử dụng

13 Tủ đông tiếp xúc 1.000 kg/mẻ 2,5h Bộ 5 Việt Nam 2006 Mới 100%

14 Kho chờ đông số 1 (0-4 0 ) Kho 1 Việt Nam 2006 Mới 100%

15 Kho chứa đá vảy Kho 3 Việt Nam 2006 Mới 100%

16 Hệ thống nước giải nhiệt máy nén Cái 1 Việt Nam 2006 Mới 100%

17 Hệ thống nước xả băng Cái 1 Việt Nam 2006 Mới 100%

18 Hệ thống điện trung tâm Cái 1 Nhật Bản 2006 Mới 100%

19 Hoạt động chế biến cá

- Họng vào liệu, máng chuyển Bộ 2 Việt Nam 2006 Mới 100%

- Bàn cắt tiết cá, máng chuyển 3500 Bộ 2 Việt Nam 2006 Mới 100%

- Thùng ngâm cắt tiết 7000 Cái 2 Việt Nam 2006 Mới 100%

- Băng tải phân phối 10780 Bộ 2 Việt Nam 2006 Mới 100%

- Băng tải gom đầu cá 21720 Bộ 1 Việt Nam 2006 Mới 100%

- Dây chuyền fillet cá 8770 Bộ 8 Việt Nam 2006 Mới 100%

- Băng tải chuyển cá sau fillet 12070 Bộ 2 Việt Nam 2006 Mới 100%

- Máy nhồi máu Cái 2 Việt Nam 2006 Mới 100%

- Bàn cân cá sau lạng da Cái 8 Việt Nam 2006 Mới 100%

- Bàn ghi năng suất Cái 2 Việt Nam 2006 Mới 100%

- Thang lăn Cái 2 Việt Nam 2006 Mới 100%

- Máng gom da cá 33480 (có nắp đậy) Cái 1 Việt Nam 2006 Mới 100%

- Máng gom da cá 35780 (có nắp đậy) Cái 1 Việt Nam 2006 Mới 100%

- Trục vít kéo cá vụn Bộ 1 Việt Nam 2006 Mới 100%

- Băng tải sửa cá Bộ 9 Việt Nam 2006 Mới 100%

- Bàn chế biến Cái 25 Việt Nam 2006 Mới 100%

- Bàn kiểm soi màu Cái 8 Việt Nam 2006 Mới 100%

- Băng tải chuyển cá đến máy rửa Bộ 2 Việt Nam 2006 Mới 100%

- Máy rửa cá sau khi sửa Cái 2 Việt Nam 2006 Mới 100%

- Máy trộn tăng trọng cá Cái 22 Việt Nam 2006 Mới 100%

- Xe thùng Cái 6 Việt Nam 2006 Mới 100%

II Dây chuyền sản xuất fillet tẩm bột chiên

Loại cấp đông belt phẳng

Công suất: 600 kg/h Cái 5 Việt Nam 2008 Mới 100%

3 Băng tải hóa cứng Cái 5 Việt Nam 2008 Mới 100%

STT Tên máy móc, thiết bị Đơn vị tính

Tình trạng khi đưa vào sử dụng Model: HD-1200Đ-HC

4 Băng chuyền tái đông RF 600 kg/h

Loại cấp đông belt lưới Cái 5 Việt Nam 2008 Mới 100%

Máy đá vảy 20 tấn/ngày

6 Cụm máy nén trục vít 2 cấp

Công suất lạnh: 350KW Cái 3 Nhật Bản 2008 Mới 100%

7 Cụm máy nén pision 2 cấp

Công suất lạnh: 123KW Cái 1 Nhật Bản 2008 Mới 100%

8 Cụm máy nén pision 1 cấp

Công suất lạnh: 780KW Cái 1 Nhật Bản 2008 Mới 100%

9 Thiết bị làm lạnh nước điều hòa –

Công suất: 780KW Cái 1 Nhật Bản 2008 Mới 100%

10 Dàn lạnh điều hòa – Cánh phủ epoxy Cái 21 Nhật Bản 2008 Mới 100%

11 Hệ thống điều hòa không khí Cái 1 Italy 2008 Mới 100%

12 Hệ thống nước giải nhiệt máy nén Cái 1 Italy 2008 Mới 100%

13 Hệ thống nước xả băng Cái 1 Nhật Bản 2008 Mới 100%

14 Hệ thống tẩm predust Heat and Control Cái 1 Nhật Bản 2008 Mới 100%

15 Hệ thống tẩm bột nước Heat and Control Cái 1 Nhật Bản 2008 Mới 100%

16 Hệ thống tẩm bột xù Heat and Control Cái 1 Nhật Bản 2008 Mới 100%

17 Hệ thống chiên liên tục Heat and Control Cái 1 Nhật Bản 2008 Mới 100%

(Nguồn: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ, 2023) 3.3 Sản phẩm của cơ sở

Sản phẩm của quá trình hoạt động tại Cơ sở là fillet đông lạnh, fillet tẩm bột với khối lượng như sau:

- Fillet đông lạnh: 19.000 tấn sản phẩm/năm;

- Fillet tẩm bột chiên: 2.000 tấn sản phẩm/năm.

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

Chủ cơ sở cam kết tất cả các loại nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng trong quá trình hoạt động của Cơ sở đều không thuộc danh mục cấm sử dụng ở Việt Nam theo quy định hiện hành a Nhu cầu nguyên liệu

Nguyên liệu sử dụng cho quá trình hoạt động của Cơ sở là cá tra được thu mua chủ yếu từ các hộ nuôi trồng trên địa bàn thành phố Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long, Sóc

Trăng và các tỉnh lân cận trong khu vực Sau đó, nguồn nguyên liệu được vận chuyển bằng xe, tàu chuyên dụng về Cơ sở b Nhu cầu nhiên liệu

Nhằm đảm bảo Cơ sở hoạt động liên tục trong trường hợp mạng lưới điện quốc gia gặp sự cố, Cơ sở đã trang bị 02 máy phát điện dự phòng 1.250 KVA với nhu cầu sử dụng dầu DO chạy máy phát điện khoảng 200 lít/giờ Bên cạnh đó, Cơ sở sử dụng gas khoảng 600 kg/tháng phục vụ cho nhà ăn tập thể c Nhu cầu sử dụng hóa chất

Hóa chất, phụ gia sử dụng trong quá trình hoạt động của Cơ sở được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.3 Danh sách hóa chất sử dụng cho quá trình hoạt động của Cơ sở

STT Hóa chất Đơn vị Định mức

2 Men vi sinh Jumbo – A, Jumbo – G kg/năm 1.200

8 Sunred AS – Chất diệt khuẩn kg/năm 27.000

10 Môi chất lạnh NH3 (Việt Nam) kg/năm 2.400

(Nguồn: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ, 2023) d Nhu cầu sử dụng bao bì đóng gói

Loại hình hoạt động của Cơ sở chủ yếu sử dụng các loại bao bì đóng gói gồm bọc PE và thùng carton với số lượng như sau:

- Bọc PE khoảng 500 kg/ngày;

- Thùng carton: 1.200 kg/ngày e Nhu cầu sử dụng điện

Nguồn điện cung cấp cho Cơ sở là mạng lưới điện quốc gia do điện lực quận Ô Môn cung cấp; ngoài ra, Công ty có hợp đồng với đơn vị cung cấp năng lượng mặt trời là Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Trần Việt để cung cấp điện năng cho quá trình hoạt động của Cơ sở Căn cứ vào hóa đơn giá trị gia tăng về lượng điện tiêu thụ của Cơ sở trong 03 tháng gần nhất cho thấy công suất tiêu thụ điện theo nhu cầu hiện tại khoảng 764.267 KWh/tháng và số lượng điện từ năng lượng mặt trời tiêu thụ khoảng 61.911 KWh/tháng chủ yếu dùng cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt, chiếu sáng trong Cơ sở (Các hóa đơn giá trị gia tăng về lượng điện tiêu thụ của Cơ sở được đính kèm tại phần Phụ lục) f Nhu cầu sử dụng nước

Nguồn nước sử dụng cho hoạt động sản xuất của Cơ sở và hoạt động sinh hoạt của CNV làm việc tại Cơ sở là nguồn nước máy được Công ty Cổ phần Cấp nước Trà

Nóc – Ô Môn cung cấp và nguồn nước dưới đất (theo Giấy phép số 48/GP-UBND ngày

14 tháng 6 năm 2023 của UBND thành phố Cần Thơ cấp phép khai thác, sử dụng nước dưới đất (gia hạn lần 7) với lưu lượng nước khai thác, sử dụng là 700 m 3 /ngày.đêm)

Bên cạnh đó, Cơ sở đã được UBND thành phố Cần Thơ cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt số 43/GP-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2009 với lưu lượng khai thác, sử dụng lớn nhất theo ngày là 300 m 3 /ngày.đêm, chế độ khai thác, sử dụng nước là 8 giờ đến 16 giờ/ngày và thời gian khai thác, sử dụng nước là 20 năm kể từ ngày 29 tháng 9 năm 2009 với mục đích tưới cây xanh xung quanh nhà máy và vệ sinh nhà xưởng (Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất được đính kèm vào phần Phụ lục).

*Theo công suất tối đa

Lượng nước cấp cho quá trình hoạt động tại Cơ sở như sau:

- Theo dữ liệu thu thập từ quá trình sản xuất thực tế của Cơ sở, lượng nước cấp cho quá trình chế biến fillet là 9,0 m 3 /tấn thành phẩm Mỗi năm Cơ sở làm việc 300 ngày; tuy nhiên, công suất sản xuất của Cơ sở không ổn định và lượng sản phẩm khi

Cơ sở hoạt động tối đa mỗi ngày là khoảng 70 tấn cá thành phẩm (trong đó: Dây chuyền sản xuất fillet đông lạnh là 63,33 tấn cá thành phẩm và dây chuyền sản xuất fillet tẩm bột chiên là 6,67 tấn cá thành phẩm) Do đó, lượng nước cấp cho quá trình sản xuất của Cơ sở khi hoạt động với công suất tối đa như sau:

- Lượng nước cấp cho công đoạn sản xuất fillet cá đông lạnh:

63,33 tấn thành phẩm/ngày.đêm x 9,0 m 3 /tấn sản phẩm ≈ 570 m 3 /ngày.đêm

- Lượng nước cấp cho công đoạn sản xuất fillet tẩm bột chiên:

6,67 tấn thành phẩm/ngày.đêm x 9,0 m 3 /tấn sản phẩm ≈ 60 m 3 /ngày.đêm

- Lượng nước cấp cho quá trình tăng trọng sản phẩm được ước tính bằng 30% khối lượng sản phẩm khoảng:

70 tấn cá thành phẩm/ngày.đêm x 30% x 1,0 m 3 /tấn cá thành phẩm 21 m 3 /ngày.đêm

- Theo quá trình hoạt động thực tế, lượng nước rửa dụng cụ lao động khoảng

2,0 lít/bộ dụng cụ lao động nên lượng nước cấp khoảng:

2,0 lít/bộ x 750 bộ/ngày.đêm = 1.500 lít/ngày.đêm = 1,5 m 3 /ngày.đêm

- Lượng nước giặt dụng cụ bảo hộ lao động khoảng 25 lít/bộ dụng cụ bảo hộ lao động nên lượng nước cấp khoảng:

25 lít/bộ dụng cụ bảo hộ lao động x 950 bộ/ngày.đêm ≈ 24.000 lít/ngày.đêm 24 m 3 /ngày.đêm

- Lượng nước cấp đông được ước tính theo quá trình sản xuất thực tế là 1,0 m 3 /tấn sản phẩm nên lượng nước cấp cần thiết cho quá trình cấp đông:

+ Lượng nước cấp đông cho sản phẩm fillet đông lạnh:

63,33 tấn sản phẩm/ngày.đêm x 1,0 m 3 /tấn sản phẩm = 63,33 m 3 /ngày.đêm

+ Lượng nước cấp đông cho sản phẩm fillet tẩm bột chiên:

6,67 tấn sản phẩm/ngày.đêm x 1,0 m 3 /tấn sản phẩm = 6,67 m 3 /ngày.đêm

Vậy tổng lượng nước cấp cho quá trình cấp đông của Cơ sở:

63,33 m 3 /ngày.đêm + 6,67 m 3 /ngày.đêm = 70 m 3 /ngày.đêm

- Lượng nước cấp cho quá trình mạ băng được ước tính theo quá trình sản xuất thực tế, lượng nước cần thiết để mạ băng 1,0 tấn sản phẩm là 0,2 m 3 nên lượng nước cấp cho quá trình mạ băng sản phẩm của Cơ sở được ước tính như sau:

+ Lượng nước cấp cho quá trình mạ băng sản phẩm fillet đông lạnh:

63,33 tấn sản phẩm/ngày.đêm x 0,2 m 3 /tấn sản phẩm = 12,7 m 3 /ngày.đêm

- Lượng nước cấp cho quá trình giải nhiệt ước tính theo quá trình hoạt động thực tế tại Cơ sở: 56 m 3 /ngày.đêm

- Theo TCVN 33:2006/BXD, tiêu chuẩn nước cấp cho quá trình rửa nhà xưởng

0,5 lít/m 2 nên lượng nước cấp rửa nhà xưởng khoảng:

0,5 lít/m 2 x 6.537 m 2 ≈ 3.300 lít/ngày.đêm = 3,3 m 3 /ngày.đêm

Do đó, tổng lượng nước cấp cho quá trình sản xuất của Cơ sở:

570 m 3 /ngày.đêm + 60 m 3 /ngày.đêm + 21 m 3 /ngày.đêm + 1,5 m 3 /ngày.đêm + 24 m 3 /ngày.đêm + 70 m 3 /ngày.đêm + 12,7 m 3 /ngày.đêm + 56 m 3 /ngày.đêm + 3,3 m 3 /ngày.đêm = 818,5 m 3 /ngày.đêm

- Theo Quyết định số 2140/QĐ-TTg ngày 08 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, tiêu chuẩn cấp nước giai đoạn đến năm 2025 đối với đô thị loại

I là 180 lít/người/ngày nên lượng nước phục vụ sinh hoạt của nhân viên làm việc văn phòng tại Cơ sở như sau:

30 người x (180 lít/người/ngày.đêm/3) = 1.800 lít/ngày.đêm = 1,8 m 3 /ngày.đêm

- Theo TCVN 33:2006/BXD, tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt trong cơ sở sản xuất công nghiệp tính cho 01 người trong 01 ca là 25 lít/người Do đó, lượng nước cấp cho quá trình sinh hoạt của công nhân được ước tính như sau:

950 người x 25 lít/người x 01 ca/người/ngày ≈ 24.000 lít/ngày.đêm = 24 m 3 /ngày.đêm

Vậy tổng nước cấp cho hoạt động sinh hoạt của CNV tại Cơ sở:

1,8 m 3 /ngày.đêm + 24 m 3 /ngày.đêm = 25,8 m 3 /ngày.đêm

- Theo Trịnh Xuân Lai, lượng nước cần thiết để tạo ra 01 suất ăn khoảng 18 lít/suất/người Do đó, lượng nước cần thiết cung cấp cho nhà ăn tại Cơ sở:

980 suất/người x 18 lít/người/ngày ≈ 17.700 lít/ngày = 17,7 m 3 /ngày.đêm

- Theo TCVN 33:2006/BXD, tiêu chuẩn tưới nước tùy theo từng loại cây và cách tưới, tất cả cây xanh bên trong khuôn viên Cơ sở là các chậu cây cảnh và thảm thực vật nên lượng nước tưới cây khoảng 10 m 3 /ngày.đêm

Do đó, tổng lượng nước cần thiết cho Cơ sở hoạt động trong một ngày đêm:

818,5 m 3 /ngày.đêm + 25,8 m 3 /ngày.đêm + 17,7 m 3 /ngày.đêm + 10 m 3 /ngày.đêm

= 872 m 3 /ngày.đêm Đối với PCCC, Cơ sở sử dụng nước cấp tại các bồn chứa nước của Cơ sở và nước mặt sông Hậu để phục vụ cho hoạt động PCCC Theo TCXDVN 33:2006/BXD về cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế thì tiêu chuẩn cấp nước cho hoạt động PCCC tối thiểu là 20 lít/s/đám cháy Trong 1,0 giờ nhu cầu sử dụng nước phục vụ cho hoạt động PCCC tại Cơ sở (QPCCC) là 72 m 3

*Theo công suất thực tế

Do sản phẩm của Cơ sở phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ nên hiện tại công suất sản xuất của Cơ sở là 45 tấn thành phẩm/ngày, hoạt động chủ yếu trong dây chuyền sản xuất fillet đông lạnh với công suất khoảng 40 tấn thành phẩm/ngày và dây chuyền sản xuất fillet tẩm bột chiên với công suất khoảng 5,0 tấn thành phẩm/ngày Theo hóa đơn thanh toán tiền nước cấp của Cơ sở trong 03 tháng gần nhất, lượng nước cấp trung bình là 522 m 3 /tháng tương đương khoảng 17,4 m 3 /ngày.đêm và Cơ sở sử dụng nước máy kết hợp với nước dưới đất, khai thác với quy mô tối đa 700 m 3 /ngày.đêm và nước mặt với quy mô khai thác là 300 m 3 /ngày.đêm Tổng lượng nước cấp thực tế tại Cơ sở được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.4 Nhu cầu sử dụng nước với công suất sản xuất thực tế

STT Hạng mục Lượng nước sử dụng

1 Sản xuất fillet đông lạnh (40 tấn thành phẩm/ngày x 9,0 m 3 /tấn thành phẩm) 360

2 Sản xuất fillet tẩm bột chiên (5,0 tấn thành phẩm/ngày x 9,0 m 3 /tấn thành phẩm) 45

3 Lượng nước cấp cho quá trình tăng trọng sản phẩm 13,5

4 Vệ sinh dụng cụ lao động (2,0 lít/bộ x 520 bộ/ngày.đêm) 1,1

5 Vệ sinh dụng cụ bảo hộ lao động (25 lít/bộ dụng cụ bảo hộ lao động x 700 bộ/ngày.đêm) 17,5

6 Nước cấp đông (45 tấn thành phẩm/ngày x 1,0 m 3 /tấn sản phẩm) 45

7 Nước cấp mạ băng (40 tấn thành phẩm/ngày x

9 Vệ sinh nhà xưởng (0,5 lít/m 2 x 6.537 m 2 ) 3,3

STT Hạng mục Lượng nước sử dụng

II Hoạt động sinh hoạt của CNV 19,3

1 Hoạt động sinh hoạt của nhân viên văn phòng

(30 người x (180 lít/người/ngày.đêm/3)) 1,8

2 Hoạt động sinh hoạt của công nhân làm việc trực tiếp tại Cơ sở (700 người x 25 lít/người/ca x 01 ca/người/ngày) 17,5

III Hoạt động tại nhà ăn 13,2

1 Hoạt động nấu ăn cho CNV (730 suất/ngày x 18 lít/suất/ngày) 13,2

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Khu công nghiệp Trà Nóc 2 được thành lập theo Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ có diện tích 1.577.560 m 2 tại phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ, thu hút đầu tư đa dạng ngành nghề như chế biến thủy hải sản, chế biến thực phẩm, sản xuất phân bón, hóa chất,… ngoài ra, nước thải phát sinh từ các Nhà máy tại Khu công nghiệp Trà Nóc 2 sẽ được dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung, công suất 6.000 m 3 /ngày.đêm

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ được Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với mã số dự án:

57221000093, chứng nhận lần đầu ngày 07 tháng 05 năm 2009 và xây dựng Nhà máy thực phẩm Mekong Detal Food tại Lô 2.12, Khu công nghiệp Trà Nóc 2, phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ Do đó, Công ty được thành lập và việc xây dựng, hoạt động “Nhà máy thực phẩm Mekong Detal Food” hoàn toàn phù hợp với Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường thời kỳ 2021 - 2023, tầm nhìn đến năm 2050; Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 4382/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2022 của UBND thành phố Cần Thơ về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2023 quận Ô Môn.

Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường

Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Khu công nghiệp Cần Thơ – Chủ đầu tư Khu công nghiệp Trà Nóc đã đầu tư xây dựng và đang vận hành Hệ thống xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Trà Nóc giai đoạn 1 với công suất 6.000 m 3 /ngày.đêm nên Chủ cơ sở đã ký hợp đồng xử lý nước thải số 07/HĐ/XLNT.KCN ngày 12 tháng 08 năm

2015 giữa Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Khu công nghiệp Cần Thơ và Công ty

Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ, địa điểm thực hiện đấu nối tại Lô 2.12, Khu công nghiệp Trà Nóc 2, phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ để thu gom, xử lý nước thải của Cơ sở Do đó, tất cả lượng nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động của Cơ sở sau khi được xử lý bằng hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất 1.000 m 3 /ngày.đêm, đạt Cột B – QCVN 40:2011/BTNMT sẽ được dẫn vào hệ thống thu gom nước thải của Khu công nghiệp Trà Nóc 2 và được xử lý tại Hệ thống xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Trà Nóc giai đoạn 1 với công suất 6.000 m 3 /ngày.đêm, nước thải của Khu công nghiệp sau khi xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT – Cột A, sẽ được thải vào rạch Sang Trắng và chảy vào sông Hậu

Bên cạnh đó, quá trình hoạt động của Cơ sở không phát sinh khí thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nên Báo cáo không đánh giá sự phù hợp của Cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường nước và không khí xung quanh

Do Cơ sở tọa lạc tại Khu công nghiệp Trà Nóc 2 nên Báo cáo sử dụng kết quả quan trắc môi trường năm 2022 của Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Khu công nghiệp Cần Thơ để đánh giá hiện trạng môi trường nền khu vực Cơ sở gồm: Môi trường nước mặt, không khí xung quanh

Môi trường nước mặt trong Khu công nghiệp được quan trắc tại các vị trí như sau:

- Nước mặt sông Hậu, sau Khu công nghiệp Trà Nóc 2 50 m Tọa độ:

1119208/576072 Thu ngày 08/12/2022 Ký hiệu: NM1;

- Nước mặt rạch Sang Trắng Tọa độ: 1117352/576896 Thu ngày 08/12/2022

- Nước mặt rạch Sang Trắng, cách vị trí điểm xả từ Nhà máy xử lý nước thải tập trung 200 m về cầu Sang Trắng 2 Tọa độ: 1117707/576327 Thu ngày 08/12/2022

- Nước mặt rạch Sang Trắng, cách vị trí điểm xả từ Nhà máy xử lý nước thải tập trung 20 m về cầu Sang Trắng Tọa độ: 1117845/576558 Thu ngày 08/12/2022

- Nước mặt sông Hậu, vị trí giao nhau giữa rạch Sang Trắng và sông Hậu Tọa độ: 1118324/577328 Thu ngày 08/12/2022 Ký hiệu: NM5

Kết quả quan trắc môi trường nước mặt được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.1 Kết quả phân tích mẫu nước mặt Khu công nghiệp Trà Nóc 2

STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 08-

NM1 NM2 NM3 NM4 NM5

3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/L 31 32 29 36 20 30

5 Tổng Photpho (tính theo P) mg/L 0,18 1,3 - - - -

6 Tổng dầu, mỡ động thực vật mg/L KPH KPH KPH KPH KPH 0,5

STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 08-

NM1 NM2 NM3 NM4 NM5

(Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Khu công nghiệp Cần Thơ, 2023) Nhận xét kết quả: Theo kết quả phân tích mẫu nước mặt sông Hậu và rạch Sang Trắng cho thấy, phần lớn các chỉ tiêu quan trắc đều nằm trong khoảng cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Cột A2

*Môi trường không khí xung quanh

Môi trường không khí xung quanh trong Khu công nghiệp được quan trắc tại các vị trí như sau:

- Không khí xung quanh tại vị trí đường trục chính thuộc Khu công nghiệp Trà Nóc 2 (trước cửa Công ty Thủy sản Bình An) Tọa độ: 1119075/575775 Thu ngày 08/12/2022 Ký hiệu: KK1;

- Không khí xung quanh tại Khu vực dân cư đối diện Khu công nghiệp Trà Nóc

2 Tọa độ: 1118190/575924 Thu ngày 08/12/2022 Ký hiệu: KK2;

Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.2 Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh Khu công nghiệp

STT Chỉ tiêu Đơn vị

Kết quả QCVN 05:2013/BTNMT – Giá trị trung bình 1 giờ QCVN 19:2009/BTNMT – Cột B* QCVN 26:2010/BTNMT**

4 Tổng bụi lơ lửng àg/m 3 155 80 300

(Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Khu công nghiệp Cần Thơ, 2023)

Nhận xét kết quả: Kết quả quan trắc môi trường không khí trên cho thấy hầu hết các chỉ tiêu quan trắc đều nằm trong khoảng cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT – Giá trị trung bình 1 giờ, QCVN 19:2009/BTNMT – Cột B, QCVN 26:2010/BTNMT và QCVN 27:2010/BTNMT Điều này cho thấy, chất lượng không khí xung quanh của Khu công nghiệp Trà Nóc 2 còn khá tốt

Môi trường đất trong Khu công nghiệp được quan trắc tại các vị trí như sau:

- Mẫu đất tại Khu công nghiệp Trà Nóc 2 Tọa độ: 1119132/575590 Thu ngày 09/12/2022

Kết quả quan trắc môi trường đất được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.3 Kết quả phân tích môi trường đất Khu công nghiệp Trà Nóc 2

STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 03-MT:2015/BTNMT – Đất công nghiệp

(Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Khu công nghiệp Cần Thơ, 2023) Nhận xét kết quả: Kết quả quan trắc trên cho thấy, mẫu đất tại Khu công nghiệp Trà Nóc 2 nằm trong khoảng cho phép của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất, đối với đất công nghiệp.

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

1.1 Thu gom, thoát nước mưa

Lượng nước mưa tại Cơ sở chủ yếu là chảy tràn trên mái nhà được thu gom bằng hệ thống đường ống thu nước mưa và do khuôn viên Cơ sở đã được bê tông hóa nên nước mưa chảy tràn tương đối sạch và đi vào hệ thống thoát nước tại Cơ sở với các đường cống dẫn kín và hố gas lắng cặn trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước mưa của Khu công nghiệp Trà Nóc 2 Do đó, nước mưa chảy tràn trong khu vực Cơ sở có thể xả trực tiếp vào nguồn tiếp nhận mà không cần áp dụng biện pháp xử lý thích hợp; vì vậy, tác động ảnh hưởng đến môi trường của nước mưa chảy tràn trong khu vực Cơ sở được xem là không đáng kể

Chủ cơ sở đã xây dựng hệ thống thoát nước mưa tách riêng hoàn toàn với hệ thống thoát nước thải Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế theo nguyên tắc tự chảy với độ dốc i = 0,5% Hệ thống thu gom, thoát nước mưa bao quanh khu vực Cơ sở, chạy dọc theo chiều dài của nhà xưởng với hệ thống hố ga lắng cặn và hệ thống cống thoát nước xây dựng xung quanh Cơ sở

Nước mưa chảy tràn trên mái được thu gom bằng các đường ống thoát nước mưa D90 đối với khu văn phòng, còn nước mưa chảy tràn trên mái nhà được thu gom bằng đường ống thoát nước mưa D114 dẫn xuống rãnh thoát nước mưa trong khuôn viên Cơ sở

Bên cạnh đó, xung quanh khuôn viên Cơ sở được bố trí hệ thống đường cống thu gom, thoát nước mưa có kích thước D300, D500 và D600; hệ thống rãnh thoát nước mưa chạy dọc theo chiều dài của Cơ sở, đảm bảo thu gom, thoát hoàn toàn nước mưa chảy tràn trong khuôn viên Cơ sở Tất cả lượng nước mưa được thu gom và đấu nối vào hệ thống thoát nước mưa của Khu công nghiệp Trà Nóc 2 Sơ đồ thu gom và tiêu thoát nước mưa được thể hiện trong hình sau:

Hình 3.1 Sơ đồ hệ thống thu gom nước mưa tại Cơ sở (Nguồn: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ, 2023) Bảng 3.1 Hệ thống đường ống thu gom, thoát nước mưa

STT HẠNG MỤC QUY CÁCH SỐ LƯỢNG VẬT LIỆU

1 Đường ống thu gom, dẫn nước mưa khu văn phòng D90 01 hệ thống uPVC

2 Đường ống thu gom, dẫn nước mưa khu vực nhà xưởng D114 01 hệ thống BTCT

Nước mưa từ mái nhà

Hệ thống thoát nước mưa của

Hệ thống thoát nước mưa của Khu công nghiệp Trà Nóc 2

Nước mưa chảy tràn trên sân đường nội bộ Đường ống D90 Đường ống D114

STT HẠNG MỤC QUY CÁCH SỐ LƯỢNG VẬT LIỆU

3 Cống thu gom, thoát nước mưa D300 146 BTCT

4 Cống thu gom, thoát nước mưa D500 552 BTCT

5 Cống thu gom, thoát nước mưa D600 295 BTCT

6 Hố ga lắng cặn DxRxH: 0,4x0,4x1,0 02 Xây gạch

7 Hố ga lắng cặn DxRxH: 0,6x0,6x1,0 10 Xây gạch

8 Hố ga lắng cặn DxRxH: 1,0x1,0x1,2 04 Xây gạch

9 Hố ga lắng cặn DxRxH: 1,2x1,2x1,2 01 Xây gạch

(Nguồn: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ, 2023)

*Biện pháp kiểm soát ô nhiễm nước mưa

Chủ cơ sở đã áp dụng các biện pháp sau nhằm kiểm soát nước mưa bị ô nhiễm:

- Thường xuyên nạo vét, vệ sinh hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn trong khu vực Cơ sở;

- Yêu cầu CNV giữ gìn vệ sinh chung;

- Bố trí các thùng chứa rác có nắp đậy kín, không để rơi vãi, phát tán rác thải ra khu vực xung quanh;

- Đảm bảo duy trì các tuyến hành lang an toàn cho toàn hệ thống thoát nước mưa, không để các loại rác thải thâm nhập vào đường thoát nước

Trên mái nhà xưởng đã được Chủ cơ sở lắp đặt các hệ thống máng thu gom nước mưa, nước mưa từ các máng thu gom được chảy vào đường ống D90 và D114 và chảy vào cống thu gom, thoát nước mưa của Cơ sở Bên cạnh đó, đối với sân đường không được che chắn trong Cơ sở, nước mưa chảy tràn sẽ chảy theo độ dốc của sân đường vào cống thu gom, thoát nước mưa

1.2 Thu gom, thoát nước thải

Các nguồn phát sinh nước thải tại Cơ sở như sau:

- Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt của CNV làm việc tại Cơ sở;

- Nước thải từ nhà ăn;

- Nước thải từ quá trình sản xuất

Lượng nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động của Cơ sở theo từng dây chuyền sản xuất tương ứng với từng thời điểm khi Cơ sở hoạt động với công suất tối đa và khi Cơ sở hoạt động với công suất thực tế được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.2 Nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động của Cơ sở

Lượng nước thải (m 3 /ngày.đêm) Công suất tối đa Công suất thực tế

1 Sản xuất fillet đông lạnh 570 360

2 Sản xuất fillet tẩm bột chiên 60 45

3 Vệ sinh dụng cụ lao động 1,5 1,1

STT Hạng mục Lượng nước thải

4 Vệ sinh dụng cụ bảo hộ lao động 24 17,5

5 Nước thải từ hệ thống cấp đông 70 45

II Hoạt động sinh hoạt của CNV 25,8 19,3

1 Hoạt động sinh hoạt của nhân viên văn phòng 1,8 1,8

2 Hoạt động sinh hoạt của công nhân làm việc trực tiếp tại Cơ sở 24 17,5

III Nước thải từ nhà ăn 17,7 13,2

1 Hoạt động nấu ăn cho CNV 17,7 13,2

(Nguồn: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ, 2023) Tất cả lượng nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động của Cơ sở đều được thu gom và áp dụng biện pháp xử lý thích hợp

Tổng quan sơ đồ thu gom, thoát nước thải được mô tả tóm tắt như sau:

Hình 3.2 Quy trình hệ thống thu gom, xử lý nước thải của Cơ sở

(Nguồn: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ, 2023)

*Thuyết minh quy trình hệ thống thu gom, xử lý nước thải

Chủ cơ sở đã xây dựng hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt riêng biệt về bể tự hoại 03 ngăn để được xử lý sơ bộ trước khi dẫn vào hố thu gom nước thải và đi vào hệ thống xử lý nước thải tập trung Ngoài ra, lượng nước thải từ nhà ăn và hoạt động chế biến thủy sản cũng được Chủ cơ sở xây dựng hệ thống thu gom về hố gom nước thải tập trung Tại hố thu gom nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung, nước thải

Hệ thống xử lý nước thải của Khu công nghiệp Trà Nóc

Nước thải từ quá trình chế biến thủy sản Nước thải sinh hoạt

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG

Bể tự hoại 3 ngăn Nước thải nhà ăn sẽ được xử lý kết hợp lý-hóa-sinh, đảm bảo nước thải đầu ra đạt QCVN 40:2011/BTNMT – Cột B (Cmax = C) trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của Khu công nghiệp Trà Nóc 2 để được tiếp tục xử lý thích hợp

Sơ đồ thu gom nước thải được trình bày như sau:

Hình 3.3 Sơ đồ thu gom nước thải của Cơ sở (Nguồn: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ, 2023)

Công trình thu gom nước thải: Nước thải phát sinh từ quá trình hoạt động của

Cơ sở được thu gom vào hệ thống xử lý nước thải tập trung thông qua các hệ thống đường ống như sau:

Bảng 3.3 Hệ thống thu gom các loại nước thải từ hoạt động của Cơ sở về hệ thống xử lý nước thải tập trung STT Nước thải từ hoạt động Cơ sở Quy cách Chiều dài đường ống thoát nước (m) Vật liệu

1 Nước thải sinh hoạt của CNV D90 66 uPVC

2 Nước thải nhà ăn D90 79 uPVC

3 Nước thải chế biến thủy sản

(Nguồn: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ, 2023) Công trình thoát nước thải: Nước thải sau khi xử lý bằng hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất 1.000 m 3 /ngày.đêm đạt QCVN 40:2011/BTNMT – Cột B và chảy vào đường ống uPVC D168, dài 410 m đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của Khu công nghiệp Trà Nóc 2 Sơ đồ thoát nước thải sau xử lý được trình bày như sau:

Hình 3.4 Sơ đồ dẫn, xả nước thải của Cơ sở (Nguồn: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ, 2023)

Nước thải đầu ra hệ thống xử lý

Hệ thống thu gom nước thải Khu công nghiệp Trà Nóc 2 Đường ống uPVC D168

Hệ thống xử lý nước thải của Khu công nghiệp

Hệ thống xử lý nước thải tập trung

Nước thải chế biến thủy sản Đường ống uPVC D90 Đường ống uPVC D90 Đường cống BTCT kín

Nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại

- Chế độ xả nước thải: Xả liên tục (24 giờ/ngày.đêm)

- Phương thức xả nước thải: Nước thải đầu ra sau khi được xử lý bởi hệ thống xử lý nước thải tập trung đảm bảo đạt QCVN 40:2011/BTNMT – Cột B sẽ chảy vào hệ thống thu gom nước thải của Khu công nghiệp Trà Nóc 2 và được tiếp tục xử lý bởi

Hệ thống xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp

- Điểm xả nước thải sau xử lý: Nước thải sau khi xử lý được đấu nối tại vị trí có tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 105 0 , múi chiếu 3 0 : X: 1118730; Y: 0576314 thuộc Khu công nghiệp Trà Nóc 2, phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ

- Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải:

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ & CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG TÂN TIẾN 24 Hình 3.5 Sơ đồ hệ thống thu gom, thoát nước thải tại Cơ sở

(Nguồn: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ, 2023)

1.3.1 Công trình xử lý sơ bộ các loại nước thải trước khi vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung

Nước thải sinh hoạt, vệ sinh cá nhân từ các nhà vệ sinh được thu gom và xử lý sơ bộ bằng 03 bể tự hoại 03 ngăn không thấm và không phát sinh mùi Dung tích bể tự hoại được thiết kế phù hợp với lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại Cơ sở với kích thước của mỗi bể tự hoại DxRxC: 4,8x4,8x3,2 m; đường ống dẫn nước đầu vào uPVC D90; đường ống dẫn khí uPVC D60

Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

2.1 Mùi hôi từ hệ thống thu gom nước thải

Nhằm giảm thiểu mùi hôi phát sinh trên hệ thống thu gom nước thải, Chủ cơ sở thực hiện các biện pháp sau:

- Bố trí các song chắn tại cống dẫn nước thải nhằm thu gom phụ phẩm thủy sản;

- Không làm rơi vãi phụ phẩm thủy sản vào hệ thống cống dẫn nước thải;

- Vệ sinh, khai thông hệ thống cống dẫn nước thải sản xuất với tần suất 3-4 ngày/lần để tránh tình trạng rác thải gây ứng đọng, tắc nghẽn đường cống dẫn nước thải về hệ thống xử lý nước thải tập trung

2.2 Khí thải, mùi hôi từ phụ phẩm thủy sản và hệ thống nước thải tập trung của

Khu vực vận chuyển phụ phẩm thủy sản và hệ thống xử lý nước thải tập trung của Cơ sở phát sinh khí thải và mùi hôi Do đó, Chủ cơ sở áp dụng các biện pháp sau để hạn chế ô nhiễm không khí trong khu vực:

- Trồng thêm cây xanh, thảm cỏ xung quanh khuôn viên Cơ sở để hạn chế mùi hôi, khí thải;

- Phụ phẩm thủy sản phát sinh được thu gom và vận chuyển trực tiếp lên xe tải ngay khi được thải ra từ các công đoạn sản xuất;

Vì vậy, mùi hôi phát sinh trong quá trình vận chuyển phụ phẩm thủy sản của Cơ sở được hạn chế do lượng phụ phẩm phát sinh sẽ được thu gom lên xe tải của đơn vị thu mua là Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Xuất nhập khẩu Trí Hưng, đảm bảo vận chuyển hoàn toàn phụ phẩm phát sinh mỗi ngày rời khỏi Cơ sở Cơ sở không bố trí kho lưu trữ phụ phẩm thủy sản

Ngoài ra, nhằm hạn chế khí thải, mùi hôi phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải tập trung, Chủ cơ sở áp dụng các biện pháp sau:

- Yêu cầu công nhân vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung chú ý đến từng công đoạn xử lý, đặc biệt là công đoạn xử lý kỵ khí, hiếu khí;

- Thường xuyên kiểm tra hệ vi sinh vật trong các bể xử lý sinh học;

- Kiểm tra lượng oxy hòa tan trong nước thải;

- Kiểm tra nguồn nước thải đầu vào tránh hiện tượng sốc tải;

- Kiểm tra hệ thống máy thổi khí để duy trì cung cấp khí vào bể và giảm thiểu mùi hôi phát sinh

Ngoài ra, lượng nước thải phát sinh không liên tục, phụ thuộc vào từng thời điểm sản xuất và được thu gom, xử lý bằng hệ thống xử lý nước thải tập trung của

Cơ sở; nước thải sau xử lý được đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của Khu công nghiệp Trà Nóc 2 và được tiếp tục xử lý bằng hệ thống xử lý nước thải tập trung của

Khu công nghiệp Trà Nóc (Hợp đồng xử lý nước thải được đính kèm trong phần Phụ lục 2) Bên cạnh đó, Cơ sở có khuôn viên rộng lớn, hệ thống xử lý nước thải tập trung được xây dựng tách biệt với khu vực nhà xưởng

Do đó, mùi hôi phát sinh tại hệ thống xử lý nước thải tập trung không đáng kể, không gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực Cơ sở

2.3 Bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông

Bụi và khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển của CNV, khách hàng và phương tiện vận chuyển nguyên, vật liệu, sản phẩm của Cơ sở Nồng độ các chất ô nhiễm từ các phương tiện vận chuyển khá thấp do các phương tiện vận chuyển không lưu thông liên tục, không thường xuyên và xung quanh Cơ sở có mật độ cây xanh, thảm cỏ dày đặc nên tác động đến môi trường không khí trong khu vực là không đáng kể Tuy nhiên, Chủ cơ sở cũng áp dụng các biện pháp sau để hạn chế ô nhiễm không

- Yêu cầu Chủ phương tiện định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng các phương tiện vận chuyển để đảm bảo hoạt động trong tình trạng tốt hạn chế phát sinh bụi và khí thải;

- Tắt các phương tiện vận chuyển khi vào khuôn viên Cơ sở, không để động cơ chạy không tải trong khu vực Cơ sở;

- Xe chở nguyên liệu phải vận chuyển đúng tải trọng, đúng tốc độ và được vệ sinh sạch sẽ tránh gây tác động đến môi trường xung quanh và con người trên đường vận chuyển;

- Thiết kế dụng cụ thu nước dưới sàn xe để đảm bảo tuyệt đối nước thải không rơi vãi trên đường vận chuyển

2.4 Bụi, khí thải từ máy phát điện dự phòng

Khí thải từ máy phát điện chứa các thành phần gây ô nhiễm không khí Tuy nhiên, máy phát điện tại Cơ sở chỉ được vận hành khi mạng lưới điện trong khu vực gặp sự cố Do đó, đây là nguồn ô nhiễm phân tán, không liên tục Mặc khác, máy phát điện được đặt ở nơi thông thoáng và xung quanh khu vực Cơ sở trồng nhiều cây xanh nên tác động đến môi trường không khí của khí thải từ máy phát điện hầu như không đáng kể Bên cạnh đó, Chủ cơ sở áp dụng các biện pháp sau để hạn chế bụi và khí thải phát sinh từ máy phát điện dự phòng:

- Sử dụng dầu DO có hàm lượng lưu huỳnh nằm trong quy chuẩn cho phép (S

Ngày đăng: 05/03/2024, 10:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN