- Hệ thống ao sinh học: được bố trí với diện tích 3.005 m2 gồm 4 ao sinh học với độ sâu trung bình từ 1,5m – 3 m, với các ao sinh học 1 và ao sinh học 2 được lót bạt đáy ao để đảm bảo n
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ v
Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 1
1 Tên chủ trang trại: Hộ chăn nuôi heo Nguyễn Thanh Chiến (gọi tắt là chủ cơ sở) 1
2 Tên trang trại: Trại chăn nuôi heo Nguyễn Thanh Chiến (gọi tắt là cơ sở) 1
3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở: 3
3.1 Công suất hoạt động của cơ sở: 3
3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở: 3
3.3 Sản phẩm của cơ sở: 4
4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở: 4
5 Các thông tin khác liên quan đến cơ sở 6
Chương II SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 12
1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường: 12
2 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường: 12
2.1 Trình tự đánh giá 12
2.2 Kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước 14
Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 16
1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải: 16
1.1 Thu gom, thoát nước mưa: 16
1.2 Thu gom, thoát nước thải: 16
1.3 Xử lý nước thải: 17
2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải: 22
3 Công trình, biện pháp lưu giữ chất thải rắn thông thường: 23
4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại: 25
5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung: 26
6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường: 26
7 Công trình biện pháp bảo vệ môi trường khác: 27
Trang 4Chương IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI
TRƯỜNg 31
1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải: 31
2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 32
3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung: 33
4 Nội dung đề nghị cấp phép đối với rác thải nguy hại: 33
5 Nội dung đề nghị cấp phép đối với rác thải: 35
Chương V KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 37
1 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải 37
2 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải 37
3 Kết quả quan trắc môi trường trong quá trình lập báo cáo 37
Chương VI CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ: 39
1 Chương trình quan trắc môi trường: 39
1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm: 39
1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải: 39
2 Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật 42
3 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm 43
Chương VII KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ 44
Chương VIII CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ 45
PHỤ LỤC BÁO CÁO 46
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: lượng nước sử dụng cho cơ sở 6
Bảng 2: Các hạng mục công trình của cơ sở 7
Bảng 3: Danh mục máy móc, thiết bị của cơ sở 10
Bảng 4: Tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt 14
Bảng 5: Tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước 14
Bảng 6: Tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải 15
Bảng 7: Khả năng tiếp nhận của nguồn nước 15
Bảng 8: Danh sách các hạng mục của hệ thống xử lý nước thải 21
Bảng 9: Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải 31
Bảng 10: Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải 32
Bảng 11: Giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của chất lượng nước tại nguồn tiếp nhận trong thời gian từ ngày 10/5/2022 – 6/6/2022 37
Bảng 12: Kế hoạch vận hành thử nghiệm 39
Bảng 13: Dự kiến thời gian lấy mẫu 39
Bảng 14: Kế hoạch lấy và phân tích mẫu nước thải 40
Bảng 15: Tổng kinh phí giám sát môi trường 43
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1: Vị trí tọa độ các điểm khống chế và tứ cận của cơ sở 2
Hình 2: Quy trình chăn nuôi heo công nghiệp 3
Hình 3: Hố ga thoát nước thải (bên trái) và hố chứa tập kết (bên phải) 17
Hình 4: Mô hình xây dựng bể tự hoại 18
Hình 5: Ao sinh học 4 19
Hình 6: Quy trình xử lý nước thải của cơ sở 19
Hình 7: Hệ thống các ao sinh học 21
Hình 8: Quạt hút và ống thông hơi của nhà mùi 23
Hình 9: Quy trình quy trình xử lý phân heo 24
Hình 10: Các sự cố và biện pháp xử lý đối với hầm Biogas 26
Hình 11: Giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung 33
Hình 12: Lượng chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở 33
Hình 13: khu vực chôn xác heo chết không do dịch bệnh 36
Trang 8Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1 Tên chủ trang trại: Hộ chăn nuôi heo Nguyễn Thanh Chiến (gọi tắt là chủ cơ sở)
- Địa chỉ văn phòng: Ấp Phước Bình, xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
- Người đại diện theo pháp luật của trang trại: Nguyễn Thanh Chiến
- Điện thoại: 0916 321 900
2 Tên trang trại: Trại chăn nuôi heo Nguyễn Thanh Chiến (gọi tắt là cơ sở)
- Địa điểm cơ sở: cơ sở được triển khai xây dựng và hoạt động vào tháng 7/2021 tại Ấp Phước Bình, xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, diện tích đất thực hiện cơ sở là 12.500 m2
- Vị trí tiếp giáp của cơ sở:
+ Phía Đông : Giáp kênh thủy lợi
+ Phía Tây : Giáp đất ruộng
+ Phía Nam : Giáp đất ruộng
+ Phía Bắc : Giáp kênh đê Nhu Gia - Mỹ Phước
- Vị trí tọa độ của khu đất:
Trang 9Hình 1: Vị trí tọa độ các điểm khống chế và tứ cận của cơ sở
Ghi chú: Vị trí tọa độ khống chế của cơ sở
- Các đối tượng tự nhiên: Cơ sở tiếp giáp kênh đê Nhu Gia - Mỹ Phước, cách đường giao thông khoảng 30m; cách cống thủy lợi khoảng 1,1 km, cách đường Quốc lộ 1A khoảng 7 km theo hướng Đông Nam
- Các đối tượng kinh tế - xã hội: Cơ sở cách Đại lý xăng dầu – Doanh nghiệp
tư nhân Thanh Vy, Miếu Bà Chúa xứ khoảng 1 km theo hướng Đông Nam; cách UBND xã Mỹ Thuận khoảng 1,2 km theo hướng Bắc
- Các đối tượng xung quanh có khả năng bị tác động bởi cơ sở: Khu vực cơ
sở dân cư thưa thớt, có 01 hộ dân cách khu vực triển khai cơ sở khoảng 30m
- Hiện trạng quản lý và sử dụng đất: Phần đất thực hiện cơ sở thuộc quyền
sở hữu của chủ cơ sở (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được đính kèm theo phụ lục.)
Trang 10- Nguồn tiếp nhận nước thải là kênh đê Nhu Gia - Mỹ Phước phía trước cơ
- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu
tư công: Cơ sở không nằm trong quy định của pháp luật về đầu tư công
3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:
3.1 Công suất hoạt động của cơ sở:
Cơ sở được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích 12.500 m2 Quy mô nuôi heo thịt là 3.400 con/đợt với 02 dãy chuồng nuôi (1.700 con/chuồng) Mỗi năm nuôi 2 đợt, mỗi đợt nuôi kéo dài khoảng 5 tháng
3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở:
Cơ sở chăn nuôi heo theo Quy mô công nghiệp, quy trình chăn nuôi heo cụ thể như sau:
-
Hình 2: Quy trình chăn nuôi heo công nghiệp
Thuyết minh quy trình:
- Heo con giống nhập từ Công ty TNHH CP Việt Nam:
Heo con được Công ty TNHH CP Việt Nam (gọi tắt là công ty) cung cấp cho chủ cơ sở với số lượng 3.400 con/đợt với 02 dãy chuồng nuôi (1.700
EC, Bendona 10
EC, EM Pro-1,
- Nước: nước uống, nước tắm heo, nước rửa chuồng,
Heo con giống nhập từ Công ty TNHH CP Việt Nam
Chăm sóc heo giai đoạn đầu
Chăm sóc heo thịt
Xuất bán
Trang 11con/chuồng) có trọng lượng khoảng 5 kg/con Trại sau khi được phun thuốc khử trùng, tiêu độc tuyệt đối an toàn mới đưa heo con vào trại
- Chăm sóc heo giai đoạn đầu:
Trong giai đoạn đầu từ cai sữa đến 70 ngày, heo được chăm sóc theo quy trình nghiêm ngặt và đặc biệt của bác sĩ thú y, theo chế độ theo dõi 02 lần/ngày, mỗi lần 1,5 giờ, xử lý bệnh tại chỗ và trong 02 giờ sau khi phát hiện
- Chăm sóc heo thịt:
Sau khi được nuôi tại trại khoảng 71 ngày, heo đã ở độ tuổi thành thục, ít bệnh và đã có sức đề kháng tốt nên được chăm sóc theo quy trình cơ bản của bác
sĩ thú y theo chế độ theo dõi 01 ngày 01 lần và mỗi lần 2 giờ, xử lý bệnh tại chỗ
và trong 02 giờ sau khi phát hiện
Heo từ sau 113 đến 154 ngày tuổi được nuôi thúc để tăng trọng và tạo nạc theo chế độ nuôi của Công ty
- Xuất bán:
Khi trọng lượng heo đạt từ 90 – 100 kg sẽ được chủ cơ sở xuất bán lại cho Công ty Đồng thời sẽ tổng vệ sinh chuồng trại và bỏ trống thời gian khoảng 3 - 4 tuần, Công ty sẽ cung cấp heo mới
- Thời gian nuôi 5 tháng/đợt (mỗi năm nuôi 2 đợt)
3.3 Sản phẩm của cơ sở:
Với quy mô 3.400 con heo thịt/đợt nuôi (tương đương 6.800 con heo thịt/năm), tỷ lệ hao hụt là 3% (tương đương 204 đầu heo/năm), số lượng heo khi xuất chuồng còn lại khoảng là 6.596 con/năm, trung bình mỗi con 90 kg Khối lượng heo thịt xuất bán mỗi năm là 593,64 tấn/năm (6.596 con/năm x 90 kg/con
=593,64 tấn/năm)
Như vậy năng suất heo thịt xuất bán mỗi năm là 593,64 tấn/năm
4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở:
Chủ cơ sở sử dụng các nguyên – nhiên liệu như sau:
* Nhu cầu về con giống:
Con giống được Công ty TNHH CP Việt Nam cung cấp, số lượng 3.400 con/đợt, mỗi năm nuôi 02 đợt, mỗi đợt nuôi là 5 tháng (tương đương 6.800 con/năm)
* Nhu cầu về thức ăn
Thức ăn cho heo được Công ty TNHH CP Việt Nam cung cấp:
- Giai đoạn 10 – 30 kg (từ ngày thả nuôi đến ngày thứ 70): sử dụng loại thức ăn 551 Hỗn hợp cho lợn tập ăn, trung bình khoảng 1,62kg thức
Trang 12ăn/con/ngày Tổng lượng thức ăn cung cấp cho giai đoạn này khoảng 113,4 kg/con
- Giai đoạn 31 – 60kg (từ ngày 71 – ngày thứ 112): sử dụng loại thức ăn 552M Hỗn hợp cho lợn thịt, trung bình khoảng 2,52 kg thức ăn/con/ngày Tổng lượng thức ăn cung cấp cho giai đoạn này khoảng 105,84 kg/con
- Giai đoạn 61 kg trở lên (từ ngày 113 – ngày thứ 154): sử dụng loại thức
ăn 552M Hỗn hợp cho lợn thịt, trung bình khoảng 2,97 kg thức ăn/con/ngày Tổng lượng thức ăn cung cấp cho giai đoạn này khoảng 124,74 kg/con
Thời gian nuôi mỗi đợt là 5 tháng, tối đa khoảng 154 ngày/đợt nuôi Tổng lượng thức ăn được tính cho mỗi con heo trong 1 đợt nuôi khoảng 343,98 kg thức ăn/con
Số lượng heo thịt tại cơ sở mỗi năm là 3.400 con/đợt, tương đương 6.800 con/năm, tương đương lượng thức ăn mà Công ty TNHH CP Việt Nam cung cấp
là 2.339 tấn thức ăn/năm (6.800 con/năm x 343,98 kg thức ăn/con = 2.339 tấn thức ăn/năm)
* Nhu cầu về thuốc:
- Các loại thuốc thú y phục vụ chăn nuôi như cúm, tả, heo tai xanh,… khoảng 60 lọ/đợt
- Các loại chế phẩm sinh học khác dùng để xử lý nước, diệt côn trùng và khử mùi như: Permethrin 50 EC, Bendona 10 EC, E.M Nitrogen, EM Pro-1, khoảng 6.000 lít/đợt
* Nhu cầu cấp nước:
Chủ cơ sở sử dụng nguồn nước từ 02 giếng khoan của chủ cũ để lại, trong quá trình hoạt động chủ cơ sở sẽ lập thủ tục xin cấp phép sử dụng nước dưới đất cho cơ sở Lượng nước cấp cho cơ sở được trình bày cụ thể như sau:
- Nước cấp cho sinh hoạt: Theo QCVN 01:2021/BXD thì lượng nước cấp
cho sinh hoạt của cư dân vùng nông thôn khoảng 80 lít/người/ngày Số lượng công nhân làm việc tại cơ sở là 10 người Nên lượng nước sử dụng cho sinh hoạt tại cơ
sở 10 x 80 lít/người/ngày.đêm = 800 lít/ngày đêm ≈ 0,8 m3/ngày.đêm
Trang 13+ Nước tắm heo, vệ sinh chuồng trại, máng ăn: 6 m3/ngày (03 m3/dãy chuồng.ngày x 02 dãy chuồng = 6 m3/ngày)
+ Nước vệ sinh chuồng trại cuối đợt nuôi: 10 m3 (05 m3/dãy chuồng x 02 dãy chuồng = 10 m3)
Bảng 1: lượng nước sử dụng cho cơ sở
4 Nước tắm heo, vệ sinh chuồng trại, máng ăn m3/ngày.đêm 6
(nguồn: Trại chăn nuôi heo Nguyễn Thanh Chiến, 2022)
* Cung cấp điện:
Nguồn điện lấy từ điện lưới quốc gia tại khu vực, lượng điện năng tiêu thụ khoảng 7.000 KWh/tháng Ngoài ra còn sử dụng máy phát điện dự phòng 125 KVA
* Nhu cầu về hóa chất
- Chlorine dùng khử trùng nước khoảng 6 kg/đợt
- Formol dùng sát khuẩn, khử trùng chuồng trại khoảng 70 lít/đợt
- Vôi bột dùng khử trùng chuồng trại và nước thải: khoảng 3 tấn/đợt
* Nhu cầu về dầu, nhớt
- Cơ sở chỉ sử dụng dầu cho hoạt động của máy phát điện dự phòng trong trường hợp xảy ra sự cố về điện Số lượng sử dụng trung bình khoảng 40 lít dầu DO/giờ Trong trường hợp xảy ra sự cố mất điện máy phát điện phải hoạt động trong 24 giờ thì lượng nhiên tiêu hao sẽ là 960 lít dầu DO/ngày
- Nhớt thay định kỳ cho máy phát điện khoảng 10 lít/năm
5 Các thông tin khác liên quan đến cơ sở
Quá trình xây dựng trang trại:
Ông Nguyễn Thanh Chiến (gọi tắt là chủ cơ sở) được cấp giấy phép xây dựng trang trại theo Công văn số 613/UBND-NN ngày 25/6/2021 do UBND huyện Mỹ Tú cấp Đến tháng 7/2021 hoàn thành xây dựng và thưc hiện thả nuôi với số lượng 3.000 con Tháng 12/2021 chủ cơ sở lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường cho Trại chăn nuôi heo Nguyễn Thanh Chiến và gửi UBND tỉnh Sóc Trăng xin thẩm định Sau khi khảo sát thực tế Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Trang 14Sóc Trăng ghi nhận cơ sở đã hoạt động nhưng không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định và đã chuyển thanh tra để xử lý hành vi
vi phạm Ngày 21/4/2022 Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra cơ sở và lập Biên bản vi phạm hành chính số 03/BB-VPHC ngày 21/4/2022 với hành vi vi phạm hành chính được quy định tại điểm d khoản 4 Điều 11 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ, được sửa đổi tại điểm
đ khoản 10 Điều 1 của Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24/5/2021 của Chính phủ và hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 36/2020/NĐ-
CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ Sau khi xem xét UBND tỉnh ban hành quyết định xử phạt chủ cơ sở theo Quyết định số 18/QĐ-XPHC ngày 26/4/2022 về việc
xử phạt hành chính đối với ông Nguyễn Thanh Chiến với số tiền phạt là 155.000.000 đồng (một trăm năm mươi lăm triệu đồng) Chủ cơ sở đã thực hiện nộp phạt và tiến hành lập thủ tục xin cấp phép môi trường theo đúng quy định hiện hành
Căn cứ điểm d, khoản 14, điều 168 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 1 năm 2022 Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường chủ
cơ sở lập thủ tục và xin phép UBND tỉnh Sóc Trăng xem xét đề nghị cấp Giấy phép môi trường cho cơ sở để có thể tiếp tục hoạt động chăn nuôi với Quy mô nuôi heo thịt là 3.400 con/đợt với 02 dãy chuồng nuôi (1.700 con/chuồng)
Các hạng mục công trình của cơ sở:
Tổng diện tích của cơ sở là 12.500 m2, gồm các hạng mục như sau:
Bảng 2: Các hạng mục công trình của cơ sở
Trang 15TT Tên hạng mục
Đơn
vị tính
Quy mô Ghi chú
9 Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt hệ
thống 1
Đã hoàn thành
(Nguồn: Hộ chăn nuôi heo Nguyễn Thanh Chiến, 2022)
Mô tả chi tiết hạng mục công trình của cơ sở:
I Hạng mục công trình chính
- Dãy chuồng nuôi: gồm 2 dãy chuồng nuôi với diện tích 3.020,8 m2, được xây dựng nằm song song với nhau, chuồng trại xây theo thiết kế chuồng lạnh khép kín, kết cấu mái tole che bạt, vách tường, gắn liền với đầu trại là kho thức ăn Mặt sau của mỗi chuồng lắp bằng tole và gắn 10 quạt hút để hút hơi mát từ mặt trước
của trại đến toàn bộ vị trí trong trại; 02 dãy chuồng tương đương 20 quạt hút
II Hạng mục công trình phụ trợ
- Nhà nghỉ công nhân: Gồm 01 khu vực có tổng diện tích 48 m2 Nhà trệt cấp IV bằng khung thép tiền chế, nền láng xi măng, mái lợp tole
Trang 16- Nhà sát trùng: có diện tích 6 m2 Nhà trệt cấp IV bằng khung thép tiền chế, nền láng xi măng, mái lợp tole
- Khu vực đặt máy phát điện: Khu vực đặt máy phát điện có diện tích 4 m2 khung kèo thép, đòn tay thép, mái lợp tole sóng vuông
- Kho thuốc, thức ăn: có tổng diện tích 249,6 m2 Đây là hạng mục dùng chứa cám, thuốc thú y sau khi nhập định kỳ từ công ty giao phục vụ chăn nuôi Được xây dựng mới Nền được tráng xi măng, vách bằng tường, mái tole, có hệ thống thông hơi
III Hạng mục công trình bảo vệ môi trường
- Hầm biogas phủ bạt HDPE: Xây dựng hệ thống hầm biogas để xử lý nước
thải thể tích chứa 6.000 m3 (30m x 50mx 4m), đáy lót bạt HDPE 0,3 mm, lớp bạt phủ 1,2mm
- Hệ thống ao sinh học: được bố trí với diện tích 3.005 m2 (gồm 4 ao sinh học) với độ sâu trung bình từ 1,5m – 3 m, với các ao sinh học 1 và ao sinh học 2 được lót bạt đáy ao để đảm bảo nước thải không thấm vào đất, ao sinh học 1 tiếp nhận nước thải từ hầm ủ biogas và các sinh học còn lại được thả lục bình, cá rô phi để thấp thụ các chất thải, tại ao sinh học 4 sẽ được xử lý khử trùng bằng vôi trước khi thải vào nguồn tiếp nhận Cụ thể như sau:
+ Ao sinh học 1: có thể tích 2.625 m3 (35m x 25m x 3m) được lót bạt, có chức năng lắng các chất rắn lơ lửng có trong nước thải xử lý một phần BOD5, COD và nitrogen nhờ sử dụng chế phẩm sinh học E.M Nitrogen trong hồ sẽ được
xử lý bằng quá trình nitrat hóa Nước thải sau thời gian lưu 105 ngày trong ao sinh học 1 sẽ tự chảy tràn về ao xử lý thứ 2
+ Ao sinh học 2: có thể tích 200 m3 (10m x 10m x 2m) được lót bạt Nước thải sau 8 ngày lưu tồn tại ao sinh học 2 sẽ được các loài động thực vật nổi hấp thụ các chất ô nhiễm Nước thải từ ao sinh học 2 sẽ tự chảy qua ao sinh học 3
+ Ao sinh học 3 và Ao sinh học 4: có thể tích lần lượt là 400 m3 và 660 m3, trong ao trồng các loại thực vật thủy sinh Nước thải sau 16 ngày lưu tồn tại ao sinh học 3 và 26 ngày tại ao sinh học 4 các chất ô nhiễm hữu cơ và các thành phầm lơ lửng có trong nước thải sẽ được các loài thủy sinh vật trong nước hấp thụ Nước thải từ ao sinh học 4 trước khi thải ra bên ngoài môi trường sẽ được khử trùng bằng vôi để để tiêu diệt hoàn toàn các vi sinh vật có hại
- Nhà vệ sinh: Xây dựng nhà vệ sinh với diện tích khoảng 12 m2, nền tráng
xi măng, tường xây gạch, mái lợp tole, dùng làm nơi vệ sinh cho các công nhân tại cơ sở
- Kho chứa CTNH: Cơ sở được bố trí kho chứa có diện tích 4 m2 Nền tráng
xi măng, tường xây gạch, mái lợp tole và có dán nhãn cảnh báo
- Nhà mùi: 02 nhà mùi có tổng diện tích 249,6, nhà mùi được bố trí ở cuối mỗi dãy chuồng nuôi, trong đó sẽ được bố trí 10 quạt hút và 1 ống thông hơi có
Trang 17chiều cao 5m để mùi hôi thoát lên cao và khuếch tán vào không khí
- Hệ thống thoát nước mưa: Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế theo giải pháp thoát nước bề mặt, tạo các rãnh trên các tuyến đường và chảy vào nguồn tiếp nhận Trên các máy nhà sẽ được bố trí các máng xối đề thu gom toàn bộ lượng nước mưa và cho thoát vào rãnh nước mưa ở dưới mặt đất
- Hố ga thoát nước thải: Tổng cộng có 32 hố ga, mỗi dãy chuồng được bố trí 16 hố ga xung quanh để thu gom và thoát chất thải từ quá trình nuôi, mỗi hố
có thể tích chứa 0,48 m3, tổng thể tích của 32 hố ga là 15,36 m3
- Hố chứa tập kết phân, nước thải: chủ cơ sở bố trí 01 hố chứa tập kết để tập kết toàn bộ lượng chất thải phát sinh từ quá trình nuôi heo, toàn bộ lượng chất thải này sẽ được dẫn vào hầm biogas để xử lý Hố chứa tập kết có thể tích chứa 1 m3
- Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt của công nhân
được thu gom từ nhà vệ sinh cặp kho thức ăn đưa và xử lý bằng hầm tự hoại, sau
đó sẽ dẫn về ao sinh học 4 và sau đó thoát ra kênh đê Nhu Gia - Mỹ Phước phía trước cơ sở
- Hệ thống thoát nước thải chăn nuôi: Nước thải phát sinh từ 02 dãy chuồng
sẽ được thu gom bằng các rãnh bê tông có thể tích 37,76 m3 (rộng 1m x dài 94,4m
x sâu 0,2m) được bố trí bên trong mỗi dãy chuồng, các rãnh này được thiết kế có
độ dốc khoảng 5% để đảm bảo có thể thoát hoàn toàn phân và nước thải từ dãy chuồng nuôi vào các nút hố ga cặp bên ngoài chuồng Chất thải sẽ theo đường ống PVC kích thước 140 mm dẫn về hệ thống biogas
Danh mục máy móc, thiết bị
Các máy móc thiết bị của cơ sở, được nêu trong bảng sau:
Bảng 3: Danh mục máy móc, thiết bị của cơ sở
TT Tên thiết bị
Đơn
vị tính
Số lượng Hãng sản xuất
Năm đưa vào sử dụng
điện quạt, tủ điện
máy bơm, bộ điều
khiển nhiệt độ tự
động, hệ thống dây
điện, tủ báo động
Trang 18TT Tên thiết bị
Đơn
vị tính
Số lượng Hãng sản xuất
Năm đưa vào sử dụng
Trang 19Chương II
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG
CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường:
Cơ sở phù hợp với Kế hoạch số 88/KH-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045
2 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường:
Theo khoản 1 điều 82 của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022
và khoản 1 điều 15 của Thông tư 76/2107/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ thì khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của mỗi đoạn sông, hồ phải được đánh giá đối với từng thông số sau: COD, BOD5, Amoni, tổng Ni-tơ, tổng Phốt-pho Đối với các thông số khác thì dựa vào quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải, mục đích sử dụng nước, quy mô, tính chất nước thải, yêu cầu bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường đối với từng đoạn sông, hồ có cơ quan thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định
Hiện tại, đối với kênh đê Nhu Gia - Mỹ Phước tiếp nhận nước thải của cơ
sở chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải theo quy định Vì vậy, căn cứ vào Thông tư 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thông số quy định trong QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt và QCVN 62-MT:2016/BTNMT, giá trị Cmax, cột A với hệ số Kq = 0,9 và Kf
= 1,2 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi, không có thông số
Amoni, Tổng photpho, tổng Nitơ các thông số thực hiện đánh giá chất lượng
nguồn nước tiếp nhận là COD, BOD 5
Đoạn kênh tiếp nhận nước thải có chiều rộng khoảng 10 m, độ sâu trung bình 2 m và tốc độ dòng nước nhanh nhất trong ngày tại thời điểm khảo sát đo được là 0,1 m/s Lưu lượng dòng chảy tại kênh đê Nhu Gia - Mỹ Phước tiếp nhận nước thải là 1 m3/s
2.1 Trình tự đánh giá
Bước 1: Xác định tải lượng tối đa của các thông số chất lượng nước mặt
Ltđ = Cqc x QS x 86,4 Trong đó:
Trang 20- Ltđ (kg/ngày) tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt đối với đoạn kênh, đơn vị tính là kg/ngày;
- Cqc: giá trị giới hạn của thông số chất lượng nước mặt theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt ứng với mục đích sử dụng nước của đoạn kênh, đơn
vị tính là mg/l;
- QS: lưu lượng dòng chảy của đoạn kênh đánh giá, đơn vị tính là m3/s;
- Giá trị 86,4 là hệ số chuyển đổi thứ nguyên (được chuyển đổi từ đơn vị tính là mg/l, m3/s thành đơn vị tính là kg/ngày)
Bước 2: Xác định tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước
Lnn = Cnn x QS x 86,4 Trong đó:
Lnn: tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước của đoạn kênh, đơn vị tính là kg/ngày;
Cnn: kết quả phân tích thông số chất lượng nước mặt, đơn vị tính là mg/l;
QS: lưu lượng dòng chảy của đoạn kênh đánh giá, đơn vị tính là m3/s; Giá trị 86,4 là hệ số chuyển đổi thứ nguyên
Bước 3: Xác định tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải
Lt = Ct x Qt x 86,4 Trong đó:
Lt: tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải, đơn vị tính là kg/ngày
Ct: kết quả phân tích thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải xả vào đoạn kênh, đơn vị tính là mg/l;
Qt: lưu lượng lớn nhất của nguồn nước thải xả vào đoạn kênh, đơn vị tính là
m3/s;
Giá trị 86,4 là hệ số chuyển đổi thứ nguyên
Bước 4: Tính toán khả năng tiếp nhận nước thải
Khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm của nguồn nước đối với một chất ô nhiễm cụ thể từ một điểm xả thải đơn lẻ được tính theo công thức:
Ltn = (Ltđ - Lnn - Lt) x FS
Nếu giá trị Ltn lớn hơn (>) 0 thì nguồn nước vẫn còn khả năng tiếp nhận đối với chất ô nhiễm Ngược lại, nếu giá trị Ltn nhỏ hơn hoặc bằng (≤) 0 có nghĩa là nguồn nước không còn khả năng tiếp nhận đối với chất ô nhiễm
Tuy nhiên hiện tại cơ sở không hoạt động nên không có kết quả chất lượng
Trang 21nước thải để đánh giá Tuy nhiên, dựa trên chất lượng nước mặt tại kênh đê Nhu Gia - Mỹ Phước ta có thể tính được tải lượng ô nhiễm có sẵn trong kênh, việc tính toán này có thể làm cơ sở dữ liệu tham khảo để đánh khả năng nguồn tiếp nhận cho hoạt động sau này của cơ sở
2.2 Kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước
Do nguồn nước đang đánh giá được sử dụng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi nên giá trị giới hạn các chất ô nhiễm trong nguồn nước được xác định theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột B1)
Áp dụng các công thức tính toán tải lượng ô nhiễm tối đa: Ltđ = Cqc x QS x 86,4 ta có: tải lượng ô nhiễm tối đa nguồn nước có thể tiếp nhận đối với các chất
ô nhiễm trên lần lượt như sau:
Bảng 4: Tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt
nhiễm trên lần lượt như sau:
Bảng 5: Tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước
Trang 22Bảng 6: Tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải
Bảng 7: Khả năng tiếp nhận của nguồn nước
Cơ sở sẽ luôn quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường để giảm thiểu thấp nhất các tác động tiêu cực đến chất lượng nguồn nước tiếp nhận Chủ cơ sở cam kết xử lý nước thải đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT (giá trị Cmax, Cột A) trước khi thải vào nguồn nước tiếp nhận
Trang 23Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải:
1.1 Thu gom, thoát nước mưa:
- Nước mưa phát sinh được thu gom vào hệ thống thoát nước mưa của cơ
sở Sân bãi, đường nội bộ của cơ sở được thiết kế xây dựng có độ dốc 5% và thoát rãnh nhỏ thu gom nước mưa, các rãnh được bố trí dọc theo các khối nhà chính, hai dãy chuồng nuôi, lề đường,… cuối cùng thoát vào nguồn tiếp nhận là kênh đê Nhu Gia - Mỹ Phước
- Đối với nước mưa trên mái nhà: mái nhà sẽ được lắp đặt các máng xối thu gom nước mưa thoát vào đường ống có đường kính 114 mm chảy xuống các rãnh thoát nước mưa của cơ sở, cuối cùng, nước mưa sẽ theo các rãnh thoát nước mưa thoát vào nguồn tiếp nhận là kênh đê Nhu Gia - Mỹ Phước
- Vị trí, phương thức thoát nước mưa và vị trí nguồn tiếp nhận nước mưa: + Phương thức thoát nước mưa: Tự chảy
+ Vị trí thoát nước mưa: Kênh đê Nhu Gia – Mỹ Phước thuộc ấp Phước Bình, xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
1.2 Thu gom, thoát nước thải:
- Đối với nước thải sinh hoạt: Nước thải từ nhà vệ sinh được dẫn vào hầm
tự hoại có thể tích thiết kế là 3 m3, sau đó sẽ được dẫn vào ao sinh học 4 bằng đường ống PVC có đường kính 114 mm, kích thước khoảng 5m Ống thoát nước
từ bể tự hoại đến ao sinh học 4 là ống thoát nước 1 chiều, chỉ thoát từ bể tự hoại vào ao sinh học và không chảy ngược lại
- Đối với nước thải từ hoạt động chăn nuôi: Nền chuồng có độ dốc từ 5%
để đảm bảo việc thoát nước vào rãnh bê tông có kích thước rộng 1m x dài 94,4m
x sâu 0,2m được bố trí hai phía bên trong mỗi dãy chuồng, đảm bảo có thể thoát hoàn toàn các chất thải từ dãy chuồng nuôi vào các nút hố ga cặp bên ngoài chuồng
có kích thước 0,48 m3/hố ga (dài 0,8 m x rộng 0,6 m x sâu 1 m) (có tổng cộng 32
hố ga) các hố ga được nối bằng ống PVC có đường kích 140 mm dẫn nước thải tập kết về hố chứa có kích thước 1,5 m3 (dày 1m x rộng 1m x cao 1,5m) và được đưa vào hệ thống xử lý nước thải của cơ sở (sơ đồ minh họa được kèm theo trong phụ lục)
Trang 24Hình 3: Hố ga thoát nước thải (bên trái) và hố chứa tập kết (bên phải)
- Điểm xả thải nước thải sau xử lý: Nước thải sau xử lý được thải vào kênh
đê Nhu Gia - Mỹ Phước Nguồn nước tiếp nhận nước thải của cơ sở là kênh đê Nhu Gia - Mỹ Phước giáp với cơ sở ở hướng Bắc (phía trước cơ sở), chiều rộng kênh khoảng 10m và có độ sâu trung bình khoảng 2m Kênh này được sử dụng cấp nước cho sản xuất nông nghiệp trong khu vực Đoạn kênh đi qua cơ sở có tốc
độ dòng chảy tương đối thấp nên nhiều loại thực vật thủy sinh phát triển rất tốt Qua khảo sát thực tế tại thời điểm lập báo cáo lục bình là loài thực vật chiếm ưu thế tại khu vực Theo nghiên cứu của Châu Minh Khôi (2012), lục bình là loại thực vật có khả năng giúp làm giảm ô nhiễm đạm và lân hữu cơ hòa tan trong nước Do đó chủ cơ sở sử dụng lục bình làm vật liệu xử lý nước thải tại các ao sinh học 3 và ao sinh học 4 Đối với nước thải sau xử lý của cơ sở, chủ cơ sở cam kết xử lý nước đạt Quy chuẩn QCVN 62-MT:2016/BTNMT, giá trị Cmax, cột A, với hệ số Kq = 0,9 và Kf = 1,2 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi, cụ thể giá trị cho từng thông số được thể hiện cụ thể tại (Sơ đồ thoát nước thải được đính kèm trong phụ lục).
1.3 Xử lý nước thải:
- Đối với nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt: Chủ cơ sở xây dựng bể tự hoại để xử lý nước thải
sinh hoạt phát sinh Bể tự hoại được tính toán như sau:
Thể tích bể tự hoại : VBể = VNước + VBùn
Trong đó: VNước = k x Q
k : hệ số lưu lượng, chọn k = 3
Trang 25 Q : lưu lượng nước thải ước tính (0,8 m3 /ngày)
+ N: số người = 8 người (công nhân làm việc tại cơ sở)
+ t: thời gian tích lũy cặn lắng trong bể tự hoại (180 – 365 ngày.đêm) chọn
t = 180;
+ 0,7: Hệ số tính đến 30 % cặn để phân giải;
+ 1,2: Hệ số tính đến 20 % cặn giữ lại;
+ P1: độ ẩm trung bình của cặn tươi = 95% ;
+ P2: độ ẩm trung bình của cặn trong bể tự hoại = 90%
Vbùn = = 0,3 m3
Vậy tổng thể tích bể tự hoại là: VBể = 2,4 m3 + 0,3 m3 =2,7 m3
Bể tự hoại được xây dựng với tổng thể tích 3 m3
Hình 4: Mô hình xây dựng bể tự hoại
100.000 0,45x 8 x180 x (100 - 95) x 0,7x1,2 x (100 - 90)
100.000
m x N x t x (100 – P1) x 0,7 x 1,2 x (100-P2)
Trang 26Bể tự hoại 03 ngăn bao gồm:
- Ngăn chứa phân: có kích thước lớn nhất, đây là nơi tích trữ phân Phần bùn và các váng nổi bọt bị giữ lại bên ngăn chứa phân
- Ngăn lọc: nước thải sau khi qua ngăn chứa được dẫn vào ngăn lọc bằng các lỗ thông trên vách
- Ngăn khử mùi: chứa than, nước từ ngăn lọc đi ngược lên trên qua than sẽ
bị hấp thu mùi hôi trước khi xả ra bên ngoài
Nước thải sinh hoạt sau khi được xử lý bằng bể tự hoại sẽ được thải vào ao sinh học 4 bằng đường ống có đường kính 114 mm Đường ống thiết kế chỉ thoát nước 1 chiều từ bể tự hoại vào ao sinh học 4 Nước thải từ ao sinh học 4 sẽ thoát
ra kênh đê Nhu Gia - Mỹ Phước phía trước cơ sở
Hình 5: Ao sinh học 4
- Đối với nước thải từ hoạt động chăn nuôi:
Nước thải từ trại heo được thu gom, xử lý bằng hầm biogas, kết hợp với ao
hệ thống ao sinh học Quy trình xử lý cụ thể sau:
Hình 6: Quy trình xử lý nước thải của cơ sở
- Phân và nước thải vệ sinh hàng ngày từ các dãy chuồng nuôi heo được thu gom về hệ thống thoát nước thải và được dẫn vào hầm biogas có thể tích 6.000
m3
- Phân và nước thải từ các dãy chuồng nuôi sẽ chảy về hố ga Nước thải từ
Nước thải
Phân + nước
Phân + nước
Hầm biogas
Hệ thống Các ao sinh học
Phước Bình (cặp đường tỉnh 940)
Trang 27các hố ga (32 hố ga) sẽ tự chảy vào hố chứa tập kết phân và nước thải
- Hố chứa tập kết phân và nước thải được xây dựng tường gạch, đáy đổ bê tông
- Hầm ủ biogas được xây dựng loại hầm ủ phủ bạt HDPE, đây là bể xử lý yếm khí để xử lý nước thải, chất thải nhờ các vi sinh vật yếm khí Tại hầm ủ các
vi sinh vật ở dạng kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất dạng đơn giản và khí biogas (CO2, CH4, H2S, NH3,…) theo phản ứng sau:
Chất hữu cơ + VSV kỵ khí CO2 + CH4 + H2S + NH3 + các chất khác + năng lượng
Chất hữu cơ + vi sinh vật kỵ khí + năng lượng C5H7O2N (tế bào vi khuẩn mới)
(Nguồn: Ths Lê Hoàng Việt, Quản lý và xử lý chất thải hữu cơ, Khoa Công Nghệ, Đại học Cần Thơ,
2001)
Căn cứ thiết kế hầm: Quá trình xử lý tại hầm biogas đạt hiệu quả khi thời gian lưu chất thải tối thiểu là 30 ngày
Thời gian lưu chất thải trong bể xử lý (HTR):
- HTR = Thể tích hầm ủ (phần chứa chất thải)/Lượng nhiên liệu nạp = 30 ngày
- Phần chứa phân và nước thải tối thiểu là: 4.500 m3, công suất xử lý tối đa của hầm biogas là 150 m3/ngày (công xuất xử lý = 4.500 m3/30 ngày = 150
m3/ngày)
Thể tích hầm biogas hiện hữu 6.000 m3:
- Dung tích hữu ích chứa phân: 4.500 m3
- Thể tích chứa khí sinh học: 1.500 m3
- Áp lực biogas chịu được của nắp hầm: 30cm cột nước; Hệ thống có gắn
01 van an toàn, áp suất 20cm cột nước;
- Bạt HDPE lót chống thấm hầm chứa độ dầy 0,5mm, khối lượng riêng 0,47
kg/m2;
- Bạt HDPE phủ bề mặt (nắp) hầm độ dầy 1mm, khối lượng riêng 0,94
kg/m2;
- Bộ phận thu khí sinh học: 02 mặt bít nhựa Ø 60 (trên nắp hầm ủ);
- Hệ thống đường ống nhựa dẫn khí sinh học Ø 90;
- Nước thải sau thời gian lưu tồn tại hầm ủ khoảng 25 – 30 ngày sẽ sản sinh
khí sinh học gồm: thành phần khí sinh học CH4 chiếm khoảng 60-70%, CO2 chiếm khoảng 30% - 40%, H2S chiếm 0 - 1%, hơi nước 0 – 5% Khí thải từ hầm biogas được đem sử dụng cho mục đích sinh hoạt, phần còn lại đốt bỏ
- Chủ cơ sở sẽ thuê đơn vị có chức năng hút ra định kỳ sau thời gian lưu tồn
Trang 28trong hầm ủ biogas khoảng 2 năm Phương pháp lấy bùn thải, sử dụng máy hút thông qua ống nạp để hút khoảng 80 - 85% lượng bùn ra khỏi hầm ủ biogas, để lại khoảng 15 -20% lượng bùn trong bể để làm chất mồi giúp cho quá trình sinh khí được diễn ra nhanh hơn Toàn bộ lượng bùn sẽ được đơn vị thu gom vận chuyển đi xử lý theo đúng quy định
- Nước thải sau thời gian lưu tồn tại hầm ủ biogas sẽ tự chảy tràn qua hệ thống các ao sinh học ao sinh học 3 và ao sinh học 4 sẽ trồng các loại thực vật thủy sinh như lục bình, rau trai,…và nuôi cá kết hợp với việc sử dụng chế phẩm
vi sinh vật để xử lý các chất hữu cơ còn lại trong nước thải để làm giảm nồng độ chất ô nhiễm trước khi ra bên ngoài môi trường
Hình 7: Hệ thống các ao sinh học
+ Ao sinh học 1: có thể tích 2.625 m3 (35m x 25m x 3m) được lót bạt, có chức năng lắng các chất rắn lơ lửng có trong nước thải xử lý một phần BOD5, COD và nitrogen nhờ sử dụng chế phẩm sinh học E.M Nitrogen trong ao sẽ được
xử lý bằng quá trình nitrat hóa Nước thải sau thời gian lưu 105 ngày trong ao sinh học 1 sẽ tự chảy tràn về ao xử lý thứ 2
+ Ao sinh học 2: có thể tích 200 m3 (10m x 10m x 2m) được lót bạt Nước thải sau 8 ngày lưu tồn tại ao sinh học 2 sẽ được các loài động thực vật nổi hấp thụ các chất ô nhiễm Nước thải từ ao sinh học 2 sẽ tự chảy qua ao sinh học 3
+ Ao sinh học 3 và Ao sinh học 4: có thể tích lần lượt là 400 m3 và 660 m3, trong ao trồng các loại thực vật thủy sinh Nước thải sau 16 ngày lưu tồn tại ao sinh học 3 và 26 ngày tại ao sinh học 4 các chất ô nhiễm hữu cơ và các thành phầm lơ lửng có trong nước thải sẽ được các loài thủy sinh vật trong nước hấp thụ Nước thải từ ao sinh học 4 trước khi thải ra bên ngoài môi trường sẽ được khử trùng bằng vôi để để tiêu diệt hoàn toàn các vi sinh vật có hại
Nguồn tiếp nhận nước thải là kênh đê Nhu Gia - Mỹ Phước Nước thải sau
xử lý sẽ đạt Quy chuẩn QCVN 62-MT:2016/BTNMT, giá trị Cmax, cột A với hệ
số Kq = 0,9 và Kf = 1,2 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi
Bảng 8: Danh sách các hạng mục của hệ thống xử lý nước thải
1 Hố ga (32 hố ga) Dài 0,8m x rộng 0,6m x sâu 1m Nền trán xi măng, bê
tông vách
2 Hố tập kết phân
và nước thải Dài 1m x rộng 1m x sâu 1,5m Nền trán xi măng, bê tông vách và có nấp đậy
3 Hầm biogas Thể tích hầm biogas hiện hữu
6.000 m3:
- Áp lực biogas chịu
được của nắp hầm:
Ao sinh học 2 (200 m 3 )
Ao sinh học 3 (400 m 3 )
Ao sinh học 4 (660 m 3 )
Ao sinh
học 1
(2.625 m 3 )
Trang 29nước;
- Bạt HDPE lót chống
thấm hầm chứa độ dầy 0,5mm, khối lượng riêng 0,47 kg/m 2 ;
- Bạt HDPE phủ bề mặt
(nắp) hầm độ dầy 1mm, khối lượng riêng 0,94 kg/m 2 ;
4 Ao sinh học 1 Dài 35m x rộng 25m x sâu 3m Ao đất, được lót bạt chống thấm toàn bộ
7 Ao sinh học 4 Dài 110m x rộng 3m x sâu 2m Ao đất, không được lót bạt, thả cá và trồng cây
thủy sinh
2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:
Thành phần của khí thải gây mùi hôi trong quá trình chăn nuôi chủ yếu là mùi của các hợp chất hữu cơ, bao gồm: H2S, NH3, CO2 ; Bụi và khí thải từ phương tiện vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm; Bụi và khí thải từ máy phát điện dự phòng Để giảm thiểu chất thải khí chủ cơ sở thực hiện các biện pháp sau:
- Thiết kế xây dựng các trại nuôi đảm bảo kín và bố trí 10 quạt hút ở mỗi dãy chuồng để đảm bảo không gian trong chuồng luôn phải đảm bảo được thông thoáng
- Thực hiện tốt việc vệ sinh chuồng trại, thu gom phân định kỳ không để phát tán ra môi trường bên ngoài
- Trồng cây xanh quanh khu vực cơ sở
- Thường xuyên xịt chế phẩm sinh học EM Pro-1 khử mùi bên trong và bên
Trang 30ngoài các dãy chuồng nuôi, định kỳ 2 ngày/lần
- Giải pháp xử lý mùi hôi từ các hố ga và hố tập kết: Công nhân định kỳ 2 lần/ngày sẽ kiểm tra hệ thống thoát nước thải của cơ sở để kịp thời xử lý sự cố nghẹt đường thoát phân và nước thải
- Giải pháp xử lý mùi hôi khu vực xử lý nước thải: chủ cơ sở sử dụng chế phẩm vi sinh học EM Pro-1 để xử lý mùi hôi ở khu vực này nếu khu vực phát sinh mùi hôi, công nhân định kỳ 2 lần/ngày kiểm tra hầm biogas để đảm bảo kịp thời
- Đối với khí từ hầm ủ biogas: Lượng khí phát sinh được chủ cơ sở dùng làm nhiên liệu đốt để nấu ăn, trong trường hợp khí phát sinh nhiều chủ cơ sở sẽ đốt bỏ để tránh tình trạng khí thải từ hầm ủ biogas thoát ra ngoài
- Xây dựng nhà khử mùi có diện tích 124,8 m2 (7,8m x 16m) tại cuối mỗi dãy chuồng nuôi, trong mỗi nhà khử mùi sẽ được bố trí 10 quạt hút và 1 ống thông hơi cao 5 mét, mùi hôi từ các dãy chuồng nuôi sẽ được thoát ra ngoài thông qua ống thông hơi nhờ tác động của quạt hút đẩy mùi hôi thoát ra ngoài mồi trường
Hình 8: Quạt hút và ống thông hơi của nhà mùi
3 Công trình, biện pháp lưu giữ chất thải rắn thông thường:
- Đối với chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải rắn sinh hoạt thu gom chứa
trong 05 thùng nhựa 240 lít có nắp đậy Các thùng được bố trí ở mỗi dãy chuồng
1 thùng và 4 thùng rãi rác các khu vực sinh hoạt của công nhân làm việc tại cơ sở
Trang 31Lượng rác thải này được hợp đồng với đơn vị thu gom rác sinh hoạt tại địa phương thu gom về bãi rác tập trung để xử lý theo quy định với tần suất 01 lần/ngày
- Đối với chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi:
+ Các loại bao bì đựng thức ăn: thu gom lưu chứa tạm trong các kho chứa thức ăn Công ty TNHH CP Việt Nam sẽ định kỳ mỗi đợt nuôi tự thu gom và xử
lý
+ Xác heo chết không do dịch bệnh: Chủ cơ sở tận dụng quỹ đất còn dư để thực hiện tạo hố chôn để xử lý đảm bảo theo các yêu cầu kỹ thuật được quy định, theo kinh nghiệm thực tế của chủ cơ sở thì lượng này phát sinh khoảng 3% trên tổng số heo thả nuôi tương đương 204 đầu heo/năm, trọng lượng heo chết không
do dịch bệnh tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của heo
+ Bùn thải từ hầm biogas: Chủ cơ sở sẽ thuê đơn vị có chức năng hút ra định kỳ sau thời gian lưu tồn trong hầm ủ biogas khoảng 2 năm Phương pháp lấy bùn thải, sử dụng máy hút thông qua ống nạp để hút khoảng 80 - 85% lượng bùn
ra khỏi hầm ủ biogas, để lại khoảng 15 -20% lượng bùn trong bể để làm chất mồi giúp cho quá trình sinh khí được diễn ra nhanh hơn Toàn bộ lượng bùn sẽ được
đơn vị thu gom vận chuyển đi xử lý theo đúng quy định
+ Phân heo: Phân heo cùng với nước thải trong quá trình nuôi được thu gom
về hệ thống thoát nước, được đưa vào hầm biogas để xử lý Quy trình cụ thể như sau:
Hình 9: Quy trình quy trình xử lý phân heo Thuyết minh quy trình:
Nền chuồng có độ dốc từ 5% để đảm bảo việc thoát nước của chuồng thoát vào rãnh bê tông có kích thước rộng 1m x dài 94,4m x sâu 0,2m được bố trí 2 bên bên trong mỗi dãy chuồng để đảm bảo có thể thoát hoàn toàn các chất thải từ dãy chuồng nuôi vào các nút hố ga cặp bên ngoài chuồng có kích thước 0,48 m3/hố ga (dài 0,8 m x rộng 0,6 m x sâu 1 m) (có tổng cộng 32 hố ga) các hố ga được nối bằng ống PVC có đường kích 140 mm dẫn nước thải tập kết về hố chứa có kích thước 1,5 m3 (dày 1m x rộng 1m x cao 1,5m) và được đưa vào hệ thống xử lý nước thải của cơ sở
Hỗn hợp nước thải
và phân heo
Hố chứa tập kết
Hệ thống thoát nước
Hầm biogas
Nguồn tiếp nhận Hệ thống các ao
sinh học
32 hố ga
Trang 324 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:
Các CTNH của cơ sở được thu gom và phân loại riêng theo thành phần CTNH phát sinh Thực hiện dán nhãn cảnh báo CTNH tại khu vực kho chứa, các dụng cụ lưu chứa CTNH được dán nhãn theo tính chất nguy hại: Có độc tính, độc sinh thái, dễ cháy,… CTNH phát sinh tại cơ sở được thu gom và lưu chứa riêng biệt với chất thải thông thường và quản lý CTNH theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Chủ cơ sở bố trí khu vực chứa chất thải nguy hại với diện tích khoảng 8 m2
trong nhà kho để chứa các loại CTNH
Đối với heo chết do dịch bệnh: Khi thấy heo bị chết hoặc có dấu hiệu mắc bệnh chủ cơ sở có thông báo cho cán bộ thú y xã hoặc thành viên trong Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp xã để cán bộ thú y tới lấy mẫu xét nghiệm xem có dương tính với các loại dịch bệnh hay không Trường hợp xác định dương tính với bệnh dịch chủ cơ sở sẽ phối hợp với địa phương chọn địa điểm tiêu hủy Theo khuyến cáo của OIE và FAO nên ưu tiên chọn địa điểm tiêu hủy ngay tại khu vực chăn nuôi có động vật mắc bệnh hoặc địa điểm thích hợp khác gần khu vực có ổ dịch để hạn chế việc vận chuyển xác heo đi xa khiến virus phát tán ra ngoài môi trường ảnh hưởng tới các khu chăn nuôi an toàn khác Quá trình tiêu hủy toàn bộ heo chết do dịch bệnh được thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật tiêu hủy bắt buộc động vật mắc bệnh quy định tại Phụ lục 06 – Thông tư số
07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016, cụ thể như sau:
+ Biện pháp tiêu hủy: Cơ sở lựa chọn biện pháp tiêu hủy công bằng cách đào hố chôn lấp, cho bao chứa xác động vật, sản phẩm động vật vào hố và đốt
bằng củi và dầu, sau đó lấp đất và nện chặt
+ Vị trí đốt chôn lấp: Tại Ao sinh học 1 của cơ sở (vị trí này phù hợp với các yêu cầu là: phải cách nhà dân, giếng nước, khu chuồng nuôi động vật tối thiểu 30m và có đủ diện tích; nên chọn nơi chôn trong vườn tốt nhất là vườn cây ăn quả
hoặc lấy gỗ)
+ Kích cỡ: Tại Ao sinh học 1 của cơ sở (theo yêu cầu thì 01 tấn động vật thì
hố chôn cần có kích thước là sâu 1,5 - 2m x rộng 1,5 - 2m x dài 1,5 - 2m)
+ Các bước chôn lấp: Sau khi đào hố, rải một lớp vôi bột xuống đáy hố theo
tỷ lệ khoảng 01 kg vôi /m2, cho bao chứa xuống hố, phun thuốc sát trùng hoặc rắc vôi bột lên trên bề mặt, lấp đất và nện chặt; yêu cầu khoảng cách từ bề mặt bao chứa đến mặt đất tối thiểu là 0,5m, lớp đất phủ bên trên bao chứa phải dày ít nhất
là 1m và phải cao hơn mặt đất để tránh nước chảy vào bên trong gây sụt, lún hố
chôn Phun sát trùng khu vực chôn lấp để hoàn tất quá trình tiêu hủy
+ Ngoài ra cần phải rửa sạch chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi, để khô, sau đó phun sát trùng 2 lần, cách nhau 10-15 ngày bằng một trong các dung dịch: nước vôi tôi 10%, xút 2-3%, formol 2-3%, crezin 5% Nước rửa chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi phải được thu gom vào hố và trước khi xả ra nguồn tiếp nhận
Trang 33phải được xử lý đạt quy chuẩn cho phép
5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung:
Để giảm thiểu các tác động này chủ cơ sở thực hiện một số biện pháp giảm thiểu sau:
- Nhắc nhở công nhân giữ gìn trật tự để hạn chế tiếng ồn phát sinh
- Máy phát điện được đặt trong khu vực riêng, cách xa nơi làm việc của công nhân Lắp đặt bộ phận giảm thanh để giảm thiểu tiếng ồn phát sinh Nền móng nơi đặt máy phát điện được gia cố chắc chắn
- Máy phát điện, máy móc được đặt trên các bệ đúc có móng chắc chắn đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, lắp đặt đệm cao su hoặc lò xo chống rung
6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:
Quá trình hoạt động của hệ thống xử lý chất thải vẫn có khả năng bị hư hỏng hay không đạt yêu cầu Vì vậy Chủ cơ sở sẽ bố trí nhân viên thường xuyên theo dõi, vận hành hệ thống chất thải Về việc tập huấn các kiến thức về xử lý chất thải
sẽ do đơn vị thi công công trình hầm Biogas hướng dẫn
Một số sự cố và biện pháp xử lý đối với hầm Biogas phủ bạt như sau:
Hình 10: Các sự cố và biện pháp xử lý đối với hầm Biogas
Khí không có hoặc ít hơn
Trám lấp các chổ bị rò rỉ ngay lập tức
Cơ chất quá ít axit (pH <7) Dùng vôi hoặc tro để điều
chỉnh
Cơ chất quá kiềm (pH>7) Đợi thời gian
Nước bị rò rỉ quanh chỗ nối
Hút cạn bể, đục xung quanh ống, nơi bị rò rỉ Dùng vữa xi măng cát đen (1/2) trát xung quanh, đợi 3- 4 ngày khô
Có chỗ xì khí ở khối xây
+ Đặt vào đó một miếng lưới sắt rồi trát lại
+ Sử dụng bitum + Quét nhiều lớp sơn liên tiếp
+ Phủ đất sét dẻo