1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐÔNG Á VÀ THÁI BÌNH DƯƠNG THÁNG 102021

40 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Kinh Doanh - Tiếp Thị - Kinh tế - Thương mại - Kinh tế BÁO CÁO CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐÔNG Á VÀ THÁI BÌNH DƯƠNG THÁNG 102021 COVID KÉO DÀI: TỔNG QUAN BÁO CÁO CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐÔNG Á VÀ THÁI BÌNH DƯƠNG, THÁNG 102021 2 TỔNG QUAN COVID kéo dài: Tổng quan Tiêu đề của báo cáo mang hai ý nghĩa. Một là COVID-19 sẽ gây tổn hại lâu dài đến nền kinh tế, làm giảm đầu tư công và đầu tư tư nhân, cũng như gây tổn thất về vốn con người và tài sản vô hình. Hai là dịch bệnh sẽ không sớm kết thúc và có thể ở lại với chúng ta. Hai ý này cũng phản ánh hai chủ đề của báo cáo Cập nhật kỳ này. Trước mắt, đại dịch dai dẳng sẽ khiến căng thẳng về con người và kinh tế kéo dài, trừ khi các cá nhân và doanh nghiệp có thể thích ứng. Trong dài hạn hơn, COVID-19 sẽ làm giảm tăng trưởng và gia tăng bất bình đẳng, trừ khi các vết sẹo được chữa lành và cơ hội được nắm bắt. Vì vậy, hành động chính sách cần phải giúp các tác nhân kinh tế điều chỉnh trong thời gian trước mắt, và đưa ra những lựa chọn có thể giúp ngăn ngừa đà giảm tốc và sự chênh lệch giàu nghèo trong tương lai. Chúng tôi bắt đầu bằng việc giải đáp bốn câu hỏi liên quan đến nhau: Điều gì đang xảy ra với các nền kinh tế tại Đông Á và Thái Bình Dương? Tại sao? Chúng ta có thể kỳ vọng gì? Và có thể làm gì? Sau đó, chúng tôi sẽ bàn về tác động lâu dài của COVID-19 đến tăng trưởng thông qua tác động đối với doanh nghiệp, và đến tình trạng bất bình đẳng thông qua tác động đối với hộ gia đình. Chúng tôi kết luận bằng nội dung tóm lược bàn về chính sách tăng trưởng công bằng. Phần I. Những diễn biến gần đây Điều gì đang xảy ra với nền kinh tế? Quá trình phục hồi vốn chưa đồng đều của khu vực ĐÁ-TBD nay lại đang gặp phải một trở ngại lớn. Kết quả kinh tế gần đây của các quốc gia khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (ĐÁ-TBD) một lần nữa cho thấy xu hướng phục hồi không đồng đều như đã chỉ ra trong báo cáo cập nhật kỳ trước, nhưng với nhịp độ chậm hơn (Hình O.1). Trung Quốc được dự báo tăng trưởng 8,5 năm 2021, trong khi tăng trưởng của các quốc gia còn lại trong khu vực được dự báo ở mức 2,5 (thấp hơn khoảng 2 điểm phần trăm so với báo cáo Cập nhật trước đó). Sản lượng tại Trung Quốc và Việt Nam đã vượt mức trước đại dịch trong năm 2020, nhưng hoạt động kinh tế đã và đang bị gián đoạn ở Việt Nam, và bị đe dọa Trung Quốc, như có thể thấy qua các chỉ số về hoạt động và Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) (Hình O.2). Sản lượng của In-đô-nê-xia và Ma-lay-xia đã tiến đến sát mức trước đại dịch, trong khi của Thái Lan và Phi-líp-pin vẫn còn cách xa. Tuy nhiên, sản lượng ở tất cả các quốc gia hiện đều đang có dấu hiệu suy giảm. Các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất và phục hồi chậm nhất là Miến Điện và một số quốc đảo Thái Bình Dương. Hình O.1. Hầu hết các nền kinh tế ĐÁ-TBD được dự báo tăng trưởng thấp hơn dự kiến Nguồn: Ước tính của cán bộ Ngân hàng Thế giới.Ghi chú: Tham khảo chi tiết thêm tại Phụ bảng O.1. -20 -15 -10 -5 0 5 10 Trung Quốc Việt Nam Mông Cổ Ma-lay-xia Phi-lip-pin In-đô-nê-xia CHDCNH Lào Cam-pu-chia PNG THái Lan Miến Điện Va-nu-a-tu Ki-ri-ba-ti Tu-va-lu TLS Fi-ji Sô-lô-mông Pa-lau Đông Á Nền kinh tế quốc đảo Tỷ lệ Dự báo tháng 04 cho năm 2021 Dự báo tháng 10 cho năm 2021 COVID KÉO DÀI 3TỔNG QUAN Hình O.2. Hoạt động kinh tế suy giảm cản trở quá trình phục hồi vốn đã không đồng đều ở khu vực ĐÁ-TBD A. GDP so với mức trước đại dịch B. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) 80 85 90 95 100 105 110 115 2019-Q4 2020-Q1 2020-Q2 2020-Q3 2020-Q4 2021-Q1 2021-Q2 Trung Quốc In-đô-nê-xia Ma-lay-xia Phi-líp-pin Thái Lan Việt Nam 25 30 35 40 45 50 55 60 012020 032020 052020 062020 092020 112020 012021 032021 062021 082021 Trung Quốc In-đô-nê-xia Ma-lay-xia Phi-líp-pin Thái Lan Việt Nam Nguồn: Haver Analytics.Ghi chú: Hình A biểu thị GDP theo giá so sánh đã điều chỉnh mùa vụ so với quý IV2019 (100). Hình B biểu thị Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI; 50+ = tăng). Cú sốc COVID-19 gây giảm việc làm và làm gia tăng tình trạng nghèo. Tỷ lệ có việc làm trong khu vực giảm bình quân khoảng 2 điểm phần trăm trong năm 2020 so với 2019, trong đó mức giảm mạnh nhất được ghi nhận ở Cam-pu-chia, Miến Điện và Phi-líp-pin (Hình O.3). Tỷ lệ việc làm giảm xuất phát từ tỷ lệ tham gia của lực lượng lao động giảm 1,5 và tỷ lệ thất nghiệp tăng 0,5 điểm phần trăm. Người lao động phải dịch chuyển từ khu vực chính thức ở đô thị sang khu vực phi chính thức ở nông thôn. Chính vì vậy, số người thoát nghèo sẽ ít đi. Mặc dù, số người nghèo ở Trung Quốc ước tính sẽ giảm xuống mức dự báo cho năm 2021, nhưng số người nghèo ở các quốc gia đang phát triển còn lại trong khu vực ĐÁ-TBD lại tăng thêm 24 triệu người trong năm 2021 so với dự kiến trước COVID-19, tính theo chuẩn nghèo 5,50 USDngày. Ước tính trên 90 số người chưa thể thoát nghèo tập trung ở các quốc gia In-đô-nê-xia, Phi-líp-pin, và Miến Điện – quốc gia duy nhất có số lượng người nghèo tăng tuyệt đối trong năm 2021. Hình O.3. Tỷ lệ lao động có việc làm đã giảm và ít người sẽ thoát nghèo hơn A. Tỷ lệ có việc làm và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động B. Số người nghèo ĐÁ-TBD (có việc làm) ĐÁ-TBD (tham gia của tỷ lệ lao động) -5 -4 -3 -2 -1 0 1 Điểm phần trăm thay đổi Có việc làm Tham gia của lực lượng lao động Mông Cổ Quốc đảo Sô-lô-mô ng Đông Ti-mo Pa-pua Niu Ghi-nê Thái Lan Sa-moa CHDCNH Lào Ma-lay-xia Va-nu-a-tu Trung Quốc Fi-ji In-đô-nê-xia Việt Nam Tông-ga Cam-pu-chia Phi-líp-pin Miến Điện 267 259 251 241 264 208 183 264 266 234 223 186 150 200 250 300 2018 2019 2020 2021 Triệu người ĐÁ-TBD trừ Trung Quốc trước COVID Trung Quốc tr ước COVID ĐÁ-TBD trừ Trung Quốc theo số liệu cơ sở Trung Quốc theo số liệu cơ sở Nguồn: Chỉ số Phát triển Thế giới. Ước tính của cán bộ Ngân hàng Thế giới. Ghi chú: B. Dự báo cơ sở tính đến 15092021. Ước lượng sử dụng chuẩn nghèo 5,50USD một người một ngày (ngang giá sức mua năm 2011). BÁO CÁO CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐÔNG Á VÀ THÁI BÌNH DƯƠNG, THÁNG 102021 4 TỔNG QUAN Bất bình đẳng đang gia tăng ở một số góc độ. Mặc dù tất cả các hộ gia đình đều chịu ảnh hưởng, nhưng những hộ nghèo hơn dễ bị giảm thu nhập hơn nhiều so với hộ giàu hơn (Hình O.4). Với tiết kiệm ít ỏi hoặc không có tiết kiệm, hộ nghèo thường phải dùng đến những cơ chế ứng phó, như bán tài sản phục vụ sản xuất và tăng vay nợ. Hộ nghèo cũng dễ bị mất an ninh lương thực hơn, làm tăng rủi ro suy dinh dưỡng và thấp còi cho con em của họ. Trẻ em nghèo thường ít có khả năng tham gia học trực tuyến hoặc các hình thức học tập tương tác khác, làm tăng rủi ro tổn thất về vốn con người. Như chúng tôi sẽ bàn sau ở Phần II.C, mỗi tác động bất lợi về bất bình đẳng hiện nay đều có thể để lại những hậu quả lâu dài. Hình O.4. Bất bình đẳng đang gia tăng ở nhiều khía cạnh A. Giảm thu nhập từ lao động B. Tăng nợ hoặc phải bán tài sản 30 35 40 45 50 55 60 Q1 Q2 Q3 Q4 Q5 hộ gia đình Nhóm ngũ vị phân theo của cải hộ gia đình Nhóm ngũ vị phân theo của cải 50 55 60 65 70 75 Q1 Q2 Q3 Q4 Q5 C. Mất an ninh lương thực D. Cơ hội học tập tương tác 0 10 20 30 40 50 Q1 Q2 Q3 Q4 Q5 hộ gia đình Nhóm ngũ vị phân theo của cải 20 30 40 50 60 70 8 0 Q1 Q2 Q3 Q4 Q5 hộ gia đình Nhóm ngũ vị phân theo của cải Nguồn: Kim và đồng sự 2021, sử dụng dữ liệu khảo sát bằng điện thoại tần suất cao (HFPS). Tham khảo các chỉ số tại https:www.worldbank.orgendata interactive20201111covid-19-high-frequency-monitoring-dashboard Ghi chú: Khoảng tin cậy để so sánh với Q1. A. Tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập từ lươngkinh doanh bị rơi vào cảnh giảm thu nhập kể từ đợt trước. B. Tỷ lệ hộ gia đình phải tìm đến các cơ chế ứng phó bằng cách tăng nợ hoặc phải bán tài sản kể từ đợt trước. C. Tỷ lệ hộ gia đình bị mất an ninh lương thực và bị giảm thu nhập từ lao động. Mất an ninh lương thực được định nghĩa là hết lương thực thực phẩm, bị đói, hoặc bị đói nhưng không thể ăn do thiếu tiền hoặc nguồn lực. COVID KÉO DÀI 5 TỔNG QUAN Điều gì lý giải cho kết quả kinh tế đó? Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (ĐÁ-TBD) đang phải gánh chịu tác động nặng nề của đại dịch, trái ngược với một năm trước. Trong năm 2020, nhiều quốc gia khu vực ĐÁ-TBD đã kiểm soát thành công dịch bệnh và khôi phục được hoạt động kinh tế, trong khi các khu vực khác phải vật lộn với dịch bệnh và suy thoái kinh tế (Hình O.5). Nhưng đến năm 2021, chính khu vực này lại bị dịch bệnh tấn công nặng nề hơn trong khi các quốc gia công nghiệp đã bước vào lộ trình phục hồi nhờ thành công hơn trong việc hạn chế hệ quả nghiêm trọng của đại dịch và chính phủ các quốc gia lớn triển khai gói kích cầu lớn hơn. Sự đa dạng về kết quả kinh tế trong số các quốc gia ĐÁ-TBC được lý giải chủ yếu qua bốn yếu tố. Đó là quy mô cú sốc COVID-19, các biện pháp kiềm chế bệnh dịch, khả năng tận dụng điều kiện phát triển bên ngoài, năng lực hỗ trợ của Chính phủ. Bảng O.2 trong phụ lục trình bày thông tin về bốn khía cạnh trên cho từng quốc gia. Do nỗ lực kiềm chế dịch bệnh ở một số quốc gia khu vực ĐÁ-TBD bằng các biện pháp ít làm gián đoạn hoạt động kinh tế như xét nghiệm - truy vết - cách ly không còn hiệu quả như trước đối với biến chủng Delta và do triển khai vắc-xin chậm, nên chính phủ một số quốc gia buộc phải áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh tế trong nước. Môi trường phát triển bên ngoài giúp duy trì xuất khẩu cho một số quốc gia đang xuát khẩu các mặt hàng thương phẩm thô và hàng chế tạo chế biến. Khả năng tiếp tục duy trì hỗ trợ chính sách của chính phủ các quốc gia khu vực ĐÁ-TBD có sự khác biệt và một số quốc gia đang ngày càng gặp hạn chế do nợ tăng cao. Hình O.5. COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến các quốc gia Năng lực triển khai chiến lược kiềm chế khôn khéo của Chính phủ Đại dịch COVID-19 Sức phục hồi tại các quốc gia khác trên thế giới Năng lực hỗ trợ kinh tế của Chính phủ Điều kiện kinh tế của quốc gia Phục hồi về thương mại, FDI, điều kiện huy động tài chính toàn cầu Chính sách tài khoá và tiền tệ mở rộng, điều kiện tiếp cận tín dụng Giảm chi phí cho y tế, tổn thất thu nhập do ốm đau Cách ly, đóng cửa biên giới so với kiểm soát vi-rút qua xét nghiệm và tiêm vắc-xin Nguồn: Do cán bộ Ngân hàng Thế giới phác họa. Ghi chú: FDI = đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kết quả của một số quốc gia cũng phụ thuộc vào những yếu tố đặc thù. Miến Điện bị quân đội nắm quyền kiểm soát vào tháng 022021, và số ca nhiễm COVID-19 tăng mạnh sau đó gây tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế. Các hoạt động kinh tế bị ảnh hưởng do giảm đi lại, việc làm và thu nhập, cũng như gián đoạn trong các dịch vụ ngân hàng, vận tải và viễn thông. Phi-líp-pin và các quốc đảo Nam Thái Bình Dương bị ảnh hưởng bởi nhiều thiên tai liên tiếp xảy ra. BÁO CÁO CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐÔNG Á VÀ THÁI BÌNH DƯƠNG, THÁNG 102021 6 TỔNG QUAN Cú sốc COVID-19 và các chiến lược kiềm chế Biến chủng Delta đang gây ra những đợt bùng phát mới và nghiêm trọng trong khu vực. Tất cả các nền kinh tế lớn trong khu vực ĐÁ-TBD, trừ Trung Quốc, đều đang chịu thiệt hại nặng nề do các đợt bùng phát dịch COVID-19 với số ca nhiễm và tử vong lớn nhất kể từ đầu đại dịch. Biến chủng Delta chiếm đến 97 tổng số ca nhiễm COVID-19 mới ở In-đô-nê-xia và Ma-lay-xia, và trên 80 ở Thái Lan – là ba quốc gia thường xuyên báo cáo kết quả giải mã gen (Hình O.6). Hình O.6. COVID-19 bùng phát lại do biến chủng Delta A. In-đô-nê-xia B. Ma-lay-xia C. Thái Lan 0,0 0,1 0,2 Các biến chủng khác (bình quân 7 ngày) Chủng Delta (bình quân 7 ngày) Số ca mắc mới trên 1.000 người 0103 1203 2303 0304 1404 2504 0605 1705 2805 0806 1906 3006 1107 2207 0208 1308 2408 0103 1203 2303 0304 1404 2504 0605 1705 2805 0806 1906 3006 1107 2207 0208 1308 2408 0,0 0,2 0,4 0,6 Số ca mắc mới trên 1.000 người Các biến chủng khá c (bình quân 7 ngày) Chủng Delta (bình quân 7 ngày) 0103 1203 2303 0304 1404 2504 0605 1705 2805 0806 1906 3006 1107 2207 0208 1308 2408 0,0 0,1 0,2 0,3 Số ca mắc mới trên 1.000 người Các biến chủng khá c (bình quân 7 ngày) Chủng Delta (bình quân 7 ngày) Nguồn: Our World in Data. Cán bộ NHTG ngoại suy tuyến tính trên các điểm dữ liệu không liên tục của các quốc gia ĐÁ-TBD có đủ dữ liệu. Điểm dữ liệu mới nhất là 20092021. Ghi chú: Phi-líp-pin có hạn chế về năng lực phân tích trình tự gien, vì vậy số liệu so sánh cho biến chủng Delta không có. Biến chủng Delta đang lan rộng vì các chiến lược kiềm chế trước khi có vắc-xin đang tỏ ra không đủ, trong khi người dân miễn dịch còn thấp và tốc độ tiêm vắc-xin còn chậm. Trong giai đoạn trước khi có vắc-xin COVID-19, nhiều quốc gia trong khu vực đã có khả năng kiềm chế các đợt bùng phát dịch bằng cách nhanh chóng áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại trong nước và quốc tế nghiêm ngặt, và sau đó chuyển sang tích cực thực hiện xét nghiệm - truy vết - cách ly. Cách tiếp cận này đã tỏ ra rất hiệu quả và được triển khai tại Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam với mức độ thành công khác nhau, và tại In-đô-nê-sia và Phi-líp-pin với mức độ ít hơn. Tuy nhiên, các chiến lược này chưa được chuẩn bị sẵng sàng hoặc chưa đủ mạnh tay để đối phó với biến chủng Delta có khả năng lây nhiễm cao, và vì vậy, các quốc gia buôc phải áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại tốn kém. Phân tích kinh tế lượng giữa các quốc gia cho thấy mức độ khẩn cấp cần phải thực hiện tiêm vắc-xin có lẽ đã thấp hơn ở các quốc gia đã phải gánh chịu thiệt hại ít hơn về số ca nhiễm và tử vong, và cũng có khả năng kiềm chế dịch thông qua các biện pháp gây ít gánh nặng kinh tế hơn. Các hoạt động kinh tế hiện ít nhảy cảm hơn với lây nhiễm, qua đó giúp chống đỡ được tác động tiêu cực của các đợt bùng phát COVID-19 đến sản lượng. Các chỉ số khảo sát tần suất cao về hoạt động kinh tế nêu trên (Hình O.2B) và phân tích kinh tế lượng cho thấy hoạt động kinh tế chống chịu tương đối tốt với tình trạng lây nhiễm, kể cả ở các quốc gia có tỷ lệ tiêm vắc-xin còn thấp. Tại hầu hết các quốc gia, các biện pháp y tế công cộng cần thực hiện khi dịch bùng phát đã giảm mức độ hạn chế đi lại, và các tác nhân kinh tế đã biết tìm cách vận hành khi phải đối mặt với lây nhiễm và đi lại giảm xuống. Nhìn chung, cứ mười ca nhiễm tăng thêm trên một triệu người ước tính sẽ làm giảm mức độ đi lại chưa đến nửa phần trăm, so với mức giảm trên 2 phần trăm vào nửa đầu năm 2020 (Hình O.7. Tương tự, các quốc gia phải áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trong nước nghiêm ngặt hơn đã phải chứng kiến mức độ đi lại giảm đến trên 10 trong tất cả các tháng trước tháng 122020, nhưng tác động chỉ còn bằng một nửa mức giảm này trong nửa đầu năm 2021. Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính giảm bình quân 3 điểm (trên thang điểm 100) trong tháng 52020 khi số ca nhiễm tăng thêm khoảng 20 ca trên một triệu (Hình 2A) hay khi mức độ đi lại giảm 10; tuy nhiên, các tác động này trở nên không đáng kể trong năm 2021. COVID KÉO DÀI 7TỔNG QUAN Hình O.7. Đi lại trở nên ít nhạy cảm hơn với mức độ nghiêm trọng của bệnh dịch và các hoạt động kinh tế trở nên ít nhạy cảm hơn với hạn chế đi lại A. Mức độ nhạy cảm của đi lại với lây nhiễm B. Mức độ nhạy cảm của sản xuất công nghiệp với đi lại -0,4 -0,3 -0,2 -0,1 0,0 Tác động biên của lây nhiễm đến đi lại 052020 062020 072020 082020 092020 102020 112020 122020 012021 022021 032021 042021 052021 062021 072021 -0,6 -0,4 -0,2 0,0 0,2 0,4 Tác động biên của giảm đi lại đến sản xuất công nghiệp 052020 062020 072020 082020 092020 102020 112020 122020 012021 022021 032021 042021 052021 062021 072021 Nguồn: Minh họa của cán bộ khu vực ĐÁ-TBD, dựa trên dữ liệu lấy từ Công cụ theo dõi ứng phó của chính phủ với COVID-19 của Oxford (OxCGRT) và Báo cáo đi lại trong cộng đồng của Google. Ghi chú: Các cột biểu thị ước tính qua hồi quy cuốn chiếu ba tháng cho tất cả các quốc gia có dữ liệu. Tiến triển tương tự về tác động quan sát được ở cả các quốc gia có tỷ lệ tiêm vắc-xin cao và thấp. Tiêm chủng diện rộng bằng vắc-xin an toàn và hiệu quả là cần thiết để phục hồi tăng trưởng và giảm nghèo. Do người dân ở các quốc gia ĐÁ-TBD có nguy cơ cao, chỉ có cách tiêm chủng diện rộng mới có thể loại bỏ nhu cầu hạn chế đi lại gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế. GDP theo quý của các quốc gia có ít nhất một nửa dân số đã được tiêm ít nhất một liều vắc-xin tăng bình quân 1,6 trong quý II2021; trong khi đó, những quốc gia có tỷ lệ bao phủ vắc-xin dưới 20 bị rơi vào tình trạng suy giảm sản lượng ở mức bình quân 0,8 trong cùng kỳ. Phân tích kinh tế lượng giữa các quốc gia cho thấy chậm trễ triển khai tiêm vắc-xin đang ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế. Tỷ lệ bao phủ vắc-xin tăng 10 tại một quốc ước tính có thể giúp tốc độ tăng trưởng GDP theo quý trung bình tăng thêm khoảng một nửa điểm phần trăm (Hộp I.2). BÁO CÁO CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐÔNG Á VÀ THÁI BÌNH DƯƠNG, THÁNG 102021 8 TỔNG QUAN Hình O.8. Tỷ lệ tiêm vắc-xin tương đối thấp và nguy cơ cao là lý do khiến phải cách ly chặt chẽ, ảnh hưởng đến tăng trưởng ở nhiều quốc gia ĐÁ-TBD A. Tỷ lệ bao phủ vắc-xin theo khu vực B. Tỷ lệ đã tiêm và có nguy cơ 0 20 40 60 80 Khu vực Bắc Mỹ Châu Âu và Trung Á Tiểu vùng Sa-ha-ra châu Phi Trung Đông và Bắc Phi Nam Á Mỹ La-tinh và vùng Ca-ri-bê ĐÁ-TBD Phần trăm Đã tiêm vắc-xin đủ Đã tiêm chưa đủ Bình quân thế giới (ít nhất một mũi) 0 20 40 60 80 100 Đã tiêm vắc-xin đủ Đã phục hồi, lây nhiễm, và tử vong Có nguy cơ Mông Cổ Trung Quốc Ma-lay-xia Cam-pu-chia Fi-ji CHDCND Lào Sa-moa Đông Ti-mo In-đô-nê-xia Phi-líp-pin Thái Lan Miến Điện Việt Nam QĐ Sô-lô-mông Va-nu-a-tu PNG C. Mức độ cách ly chặt chẽ D. Tiêm vắc-xin COVID-19 và tăng trưởng GDP 0 20 40 60 80 100 012020 032020 052020 072020 092020 112020 012021 032021 052021 072021 092021 Chỉ số Bình quân thế giới Bình quân ĐÁ-TBD Trung Quốc In-đô-nê-xia Ma-lay-xia Phi-líp-pin Thái Lan y = 0.0429x - 0.7935 R² = 0.0692 -6 -4 - 2 0 2 4 6 0 20 40 60 8 0 Tăng trưởng GDP, Q2, 2021 ( thay đổi so quý trước) Tiêm vắc-xin COVID-19 ( người tiêm ít nhất một mũi) Nguồn: Công cụ theo dõi ứng phó của chính phủ với COVID-19 của Oxford (OxCGRT), Viễn cảnh Kinh tế Toàn cầu, 062021. Ghi chú: Dựa trên quan sát mới nhất về tiêm vắc-xin ngày 31082021. Số đã tiêm vắc-xin đầy đủ, Đã phục hồi, nhiễm và tử vong (Hình C) được giả định là không bị trùng lặp. Nút thắt trong đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc-xin có sự khác biệt giữa các quốc gia trong khu vực. Kết quả một khảo sát cho thấy nguồn cung vắc-xin hiện đang là ràng buộc quan trọng nhất đối với chiến dịch tiêm vắc- xin ở những quốc gia lớn trong khu vực ĐÁ-TBD như In-đô-nê-xia, Phi-líp-pin và Việt Nam (Hình O.9). Các quốc gia nghèo và nhỏ hơn như Pa-pua Niu Ghi-nê và Fi-ji được hưởng lợi từ nguồn tài trợ vắc-xin, nhưng một số quốc gia như Pa-pua Niu Ghi-nê lại bị bó buộc bởi thiếu hụt cơ sở hạ tầng cần thiết để phân phối và thực hiện tiêm chủng. Một số quốc gia, trong đó có Trung Quốc, vẫn phải thuyết phục một phận đáng kể người dân đồng ý tiêm vắc-xin. COVID KÉO DÀI 9TỔNG QUAN Hình O.9. Cung ứng là yếu tố quyết định tốc độ tiêm vắc-xin, và chậm trễ cung ứng vắc-xin được cho là vấn đề lớn đối với các quốc gia lớn trong khu vực ĐÁ-TBD; năng lực phân phối trong nước được cho là hạn chế lớn ở các quốc gia nghèo hơn và nhỏ hơn A. Cung ứng vắc-xin so với đã tiêm B. Chậm trễ trong cung ứng so với phân phối trong nước (nhận định) Cam-pu-chia Fi-ji In-đô-nê-xia Ki-ri-ba-ti Lào Miến Điện Phi-líp-pin PNG Sa-moa QĐ Sô-lô-mông Thái Lan Đông Ti-mo Va-nu-a-tu Việt Nam 0 20 40 60 80 100 0 20 40 60 80 100 Tỷ lệ đã tiêm vắc-xin đầy đủ, dân số đủ điều kiện Vắc-xin cung cấp cho quốc gia, dân số đủ điều kiện

Ngày đăng: 05/03/2024, 01:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w