1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trách Nhiệm Của Nhà Cung Cấp Dịch Vụ internet Đối Với Hành Vi Xâm Phạm Quyềntác Giả - Kinh Nghiệm Các Nước Trên Thếgiới Và Một Số Khuyến Nghị Đối Với Việtnam.pdf

67 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trách Nhiệm Của Nhà Cung Cấp Dịch Vụ Internet Đối Với Hành Vi Xâm Phạm Quyền Tác Giả - Kinh Nghiệm Các Nước Trên Thế Giới Và Một Số Khuyến Nghị Đối Với Việt Nam
Tác giả Nguyễn Lê Xuân Quỳnh
Người hướng dẫn PGS.TS Vũ Thị Hải Yến
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Sở Hữu Trí Tuệ
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 859,33 KB

Nội dung

Pháp luật áp dụng trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả ở một số quốc gia và khu vực trên thế giới...39 2.2.1.. Nam gặp nhiều khó k

Trang 1

NGUYỄN LÊ XUÂN QUỲNH

433511

TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ - KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Hà Nội - 2022

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Chuyên ngành: Luật sở hữu trí tuệ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS VŨ THỊ HẢI YẾN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết luận, số liệu trong khóa luận là trung thực, đảm bảo độ tin cậy./.

Xác nhận của giảng viên hướng

dẫn

Tác giả khóa luận tốt nghiệp

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 4

DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

BLDS Bộ luật dân sự

BTTH Bồi thường thiệt hại

BTTHNHĐ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

CPTPP Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

(Comprehensive and Progressive Agreement for Trans – PacificPartnership)

CNTT Công nghệ thông tin

DMCA Đạo luật bản quyền thiên niên kỉ kĩ thuật số (Digital Millennium

Copyright Act)ECD Chỉ thị Châu Âu về Thương mại điện tử 2000/31/EC

ISP Nhà cung cấp dịch vụ Internet (Internet Service Provider)

Trang 5

MỞ ĐẦU 7

1 Tính cấp thiết của đề tài 7

2.Tình hình nghiên cứu quốc tế 8

3 Tình hình nghiên cứu trong nước 9

4 Mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 10

5 Phương pháp nghiên cứu 12

6 Ý nghĩa của khóa luận 12

NỘI DUNG 13

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ 13

1.1 Khái quát về quyền tác giả trên Internet 13

1.1.1 Khái quát về quyền tác giả 13

1.1.1.1 Khái niệm quyền tác giả 13

1.1.1.2 Đặc điểm quyền tác giả 14

1.1.2 Khái quát về Internet và mối quan hệ giữa quyền tác giả và Internet 15

1.1.2.1 Khái quát về Internet 15

1.1.2.2 Mối quan hệ quyền tác giả, quyền liên quan và môi trường Internet 15

1.2 Lý luận về trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả 19

1.2.1 Khái quát về nhà cung cấp dịch vụ Internet 19

1.2.1.1 Khái niệm nhà cung cấp dịch vụ Internet 19

1.2.1.2 Phân loại nhà cung cấp dịch vụ Internet 21

1.2.2 Khái quát về trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả 24

1.2.2.1 Khái quát về hành vi xâm phạm quyền tác giả trên Internet 24

1.2.2.2 Khái niệm trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả 26

Trang 6

1.2.2.3 Đặc điểm trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả 27 Các đặc điểm chung về trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả 27 1.2.2.3 Cơ sở quy định trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả 31 Kết luận chương 1 34 CHƯƠNG 2 TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM 35 2.1 Quy định về trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả trong các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên 35 2.1.1 Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) 35 2.1.2 Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) .38 2.1.3 Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ n愃؀m 1994 (TRIPs) 38 2.2 Pháp luật áp dụng trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả ở một số quốc gia và khu vực trên thế giới 39 2.2.1 Các mô hình trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả trên thế giới 39 2.2.2 Pháp luật và thực tiễn áp dụng trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả tại Hoa Kỳ 42 2.2.3 Pháp luật và thực tiễn áp dụng trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả tại Liên minh châu Âu 44 2.3 Thực trạng pháp luật về trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả 46 2.3.1 Quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet 46

a Quyền của nhà cung cấp dịch vụ Internet 47

Trang 7

b Nghĩa vụ của nhà cung cấp dịch vụ Internet 47

2.3.2 Quy định về c愃؀n cứ xác định trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet 48

2.3.3 Quy định về các biện pháp chế tài 49

2.3.4 Quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả 51

2.4 Đánh giá về quy định pháp luật Việt Nam về trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả 54

Kết luận Chương 2 57

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ 59

3.1 Về khái niệm “nhà cung cấp dịch vụ Internet” 59

3.2 Về quyền và nghĩa vụ của nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả 60

4.2.3 Bổ sung các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại và qui định về các trường hợp miễn trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với hành vi vi phạm quyền tác giả 61

4.2.3.1 Mô hình hóa cơ chế miễn trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet 61

4.2.3.2 Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà cung cấp dịch vụ Internet 63

Kết luận Chương 3 65

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sự ra đời và phát triển của Internet kết nối toàn cầu và mở ra kỉ nguyên mới cho truyền thông và sự phát triển của loài người Việt Nam đang có 68,17 triệu người đang sử dụng dịch vụ Internet đạt mức 70% trên tổng dân số 96,90 triệu người1 Có thể thấy

1 Thống kê tại Báo cáo Digital Việt Nam 2020

Trang 8

Internet đóng vai trò rất quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống con người Internetphát triển mạnh mẽ đến mức, nhu cầu được sử dụng Internet đã trở thành một nhu cầukhông thể thiếu đối với nhiều người, việc không có Internet hoặc đường truyền Internet bịảnh hưởng có thể để lại các thiệt hại về kinh tế nặng nề2, đồng thời Internet trở thành mộtcông cụ cung cấp không gian trao đổi trực tuyến nhằm tiết kiệm chi phí, công sức nhưngvẫn đảm bảo hiệu quả công việc

Dịch vụ Internet là một loại hình dịch vụ viễn thông, gồm có dịch vụ truy nhập

Internet cùng dịch vụ kết nối Internet Nhà cung cấp dịch vụ Internet (Internet Service

Provider – ISP) là đơn vị cung cấp dịch vụ truy nhập Internet, cung cấp đường truy nhậpInternet trực tiếp và gián tiếp, là những người trung gian giữa người sử dụng và Internet.ISP cung cấp cho người dùng các dịch vụ như thư điện tử (Email), truyền tập tin (FTP),truy cập các Website trên Internet3

Khi xảy ra các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên Internet, với tư cách làchủ thể cung cấp cơ sở hạ tầng cho việc truyền phát, phân phối tác phऀm, tức là tạo điềukiện cho hành vi xâm phạm quyền diễn ra, ISP có thể bị liên đới trách nhiệm trong cáchành vi vi phạm quyền tác giả do người sử dụng dịch vụ gây ra Trong nhiều trường hợp,chính sách kinh doanh và hệ thống thiết bị của họ đã “ảnh hưởng trực tiếp” tới hành vixâm phạm, vô tình khuyến khích chúng diễn ra ngày càng nhiều Điều đó cộng với việccác chủ thể này có thể thu lợi nhuận trên hành vi xâm phạm nên việc cần áp trách nhiệmlên các nhà cung cấp dịch vụ Internet là điều cần thiết nhằm xây dựng cơ sở pháp lý đểgiải quyết mối quan hệ giữa ISP và chủ thể quyền khi có hành vi xâm phạm hay xảy ratranh chấp, bảo đảm cân bằng quyền và lợi ích của các bên Tại Việt Nam, số doanhnghiệp đang cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định là 58 đơn vị4 Điềunày cho thấy ISP có tốc độ phát triển rất nhanh chóng, nhưng khi đề cập đến trách nhiệmcủa ISP thì đây đang là một khoảng trống trong hệ thống pháp luật nước ta

Điều này thể hiện ngay từ khái niệm về ISP trong hệ thống pháp luật Việt Nam ghinhận ISP làm nhiệm vụ trung gian truyền tải thông tin theo yêu cầu của người gửi đếnngười nhận, và thường không bị áp trách nhiệm phải thực thi việc bảo hộ quyền sở hữu trítuệ của người dùng trên môi trường mạng Quy định pháp luật ở Việt Nam hiện naykhông có quy định cụ thể về ràng buộc trách nhiệm của ISP đối với các hành vi xâm phạmquyền sở hữu trí tuệ trên Internet Đây là điểm hạn chế, chưa bắt kịp với pháp luật của cácnước phát triển Những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật có thể khiến Việt

2 Ths Phạm Duy Khương, (2016), Vai trò của nhà cung cấp dịch vụ Internet trong việc bảo vệ quyền tác giả trên môi

trường mạng tại Việt Nam trong TPP, Kỷ yếu hội thảo Hội nghị Quốc tế UEL

3< https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/isp>

4 Báo cáo tại “Sách trắng” năm 2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông đã thống kê đến 31 tháng 12 năm 2018

Trang 9

Nam gặp nhiều khó khăn, thách thức khi gia nhập các hiệp định thương mại tự do thế hệmới khi mà cơ chế luật áp nhiều trách nhiệm lên ISP.

Vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Trách nhiệm của nhà cung cấp dịch

vụ Internet đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả - Kinh nghiệm các nước trên thế giới

và một số khuyến nghị đối với Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học với mong muốngóp phần phát hiện những hạn chế của quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về tráchnhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet, cũng như những khó khăn, vướng mắc trongquá trình thực thi ở Việt Nam Từ đó, đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiệncác quy định pháp luật Việt Nam về trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụInternet, từ đó bảo vệ tốt hơn các quyền tác giả của cá nhân, tổ chức trong kỷ nguyên số

2.Tình hình nghiên cứu quốc tế

Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài đã và đang quan tâm nhiều hơn đến tráchnhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet trên Internet nói chung và đối với vấn đề xâmphạm quyền tác gỉa trên Internet nói riêng Một số các nghiên cứu tập trung đề cập đếnnhững vấn đề pháp lý chung, từ đó đi sâu vào hành vi xâm phạm một hoặc một vài đốitượng quyền tác giả cụ thể trong môi trường Internet Những nghiên cứu này đều là nguồntài liệu học thuật cập nhật cung cấp cả cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế cho Việt Namhướng đến hoàn thiện khung pháp lý trong việc xác định rõ trách nhiệm của nhà cung cấpdịch vụ Internet đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả của người sử dụng

Nổi bật có thể kể tới nhiều công trình như “Buffering and the Reproduction Right:

When is a Copy a Copy?” của tác giả Steven Foley, công bố năm 2010 trên Tạp chí

Cybaris-Intellectual Property Law đề cập đến quyền tác giả trong môi trường Internet,đánh giá các tác động của việc thừa nhận một yêu cầu nhất định về phương tiện kỹ thuật

số để các quy định của luật bản quyền chặt chẽ và hài hòa với yêu cầu trong việc tạo ra

tính sẵn có của các tác phऀm sáng tạo cho công chúng; công trình “A review of

responsibilities of ISP toward their customers’ network security” của tác giả Shuaibu

Hassan Usman đăng trên tạp chí Journal of Theoretical and Applied InformationTechnology số 49/2013 trong đó phân tích sâu trách nhiệm của các ISP trong việc bảo mật

an ninh mạng của khách hàng, các quy định của pháp luật cũng như ưu thế và hạn chế củanhững quy định đó về vấn đề này và đê xuất một số giải pháp, Các công trình nghiêncứu tản mạn có đề cập trên một số tạp chí khoa học quốc tế, một số giáo trình của cáctrường đại học nước ngoài, đều là những nguồn tham khảo giá trị

Trang 10

3 Tình hình nghiên cứu trong nước

Liên quan đến nội dung trách nhiệm của ISP đã có một số chuyên đề khoa học, bàiviết trên tạp chí khoa học pháp lý, các bài viết chuyên khảo hoặc đề tài của một số cuộchội thảo đã đề cập một cách trực tiếp hoặc lồng ghép vào những nội dung liên quan đếntrách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ

Về các đề tài khoa học, nổi bật có đề tài nghiên cứu cấp quốc tế thuộc Hội thảoInternational Property and Trade do Trường Đại học Kinh tế - Luật phối hợp với Trường

Đại học Indiana (Hoa Kỳ) tổ chức, “Cơ chế trách nhiệm đối với xâm phạm quyền tác giả

của các nhà cung cấp dịch vụ (ISP) - Yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam” (2016) của tác giả

Phạm Thị Mai Khanh đã phân tích cơ sở pháp lý, kinh tế và công nghệ để xây dựng cơchế trách nhiệm của các ISP; đánh giá kinh nghiệm thực tiễn xây dựng và áp dụng cácquy định về trách nhiệm của ISP trên thế giới và tại Việt Nam; phân tích các yêu cầu đặt

ra với các ISP và đưa ra một số kiến nghị Bên cạnh đó, có thể kể đến đề tài nghiên cứu

khoa học cấp trường của Trường Đại học Luật Hà Nội “Bảo hộ quyền tác giả trong môi

trường kỹ thuật số” do TS Vũ Thị Phương Lan làm chủ nhiệm, và một số đề tài khác có

liên quan

Về sách tham khảo, có cuốn “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - Những vấn

đề lí luận và thực tiễn” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005) của tác giả GS.TS Lê

Hồng Hạnh, cuốn “Phạm vi và giới hạn của tự do Internet” (Nxb Chính trị Quốc gia, HàNội, 2018) của tác giả Vũ Công Giao đã bắt đầu tiếp cận và chú ý đến những vấn đề liênquan đến nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệtrong đó có quyền tác gỉa

Về các công trình luận văn, luận án, có thể kể tới luận văn thạc sĩ “Trách nhiệm

pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với hành vi xâm phạm quyền dân sự của người sử dụng” của tác giả Mai Thanh Long (Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội,

2020) đề cập đến trách nhiệm của ISP đối với hành vi xâm phạm quyền dân sự của người

sử dụng với phạm vi rộng, chỉ ra một số quy định về trách nhiệm của ISP tại Việt Nam vàtrên thế giới, phân tích ưu điểm nhược điểm và đưa ra những giải pháp có ý nghĩa để hoàn

thiện quy định pháp luật, luận văn thạc sĩ “Các quy định của pháp luật Việt Nam về dịch

vụ Internet trong thời kỳ hội nhập quốc tế” của tác giả Đỗ Thị Thúy Nga (Khoa Luật - Đại

học Quốc gia Hà Nội, 2012),

Về các bài đăng tạp chí, có khá nhiều bài viết nghiên cứu về đề tài trách nhiệm củanhà cung cấp dịch vụ Internet trên các tạp chí khoa học chuyên ngành như Tạp chí Luậthọc của Trường Đại học Luật Hà Nội, tạp chí Nhà nước và Pháp luật của Viện Nhà nước

và pháp luật, Điển hinh có thể kể đến bài viết “Trách nhiệm pháp lí của nhà cung cấp

Trang 11

dịch vụ trung gian với vi phạm quyền tác giả trên Internet” của nhóm tác giả Ngô Trọng

Quân và Trần Phương Anh được đăng trên Tạp chí Luật học, số 01/2019, trang 29 - 43,trong đó phân tích pháp luật thực định và án lệ về trách nhiệm pháp lí của nhà cung cấpdịch vụ trung gian ở Mỹ và Liên minh châu Âu, qua đó đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam

Mỗi công trình, mỗi bài viết nêu trên đều nghiên cứu về trách nhiệm của nhà cungcấp dịch vụ Internet ở những khía cạnh khác nhau Đề tài của nhóm ra đời với mục đíchnghiên cứu sâu vào các vấn đề lý luận liên quan đến trách nhiệm của nhà cung cấp dịchvới đối với hành vi xâm phạm quyền tác của người sử dụng, phân tích pháp luật về cơchế xử lý vi phạm trên thế giới, qua đó chỉ ra những kinh nghiệm cần thiết cho Việt Nam

và đưa ra những giải pháp có ý nghĩa để hoàn thiện công tác xây dựng - hoàn thiện - thựchiện pháp luật tại nước nhà

4 Mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về trách nhiệm pháp lý của nhà cung

cấp dịch vụ Internet đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả của người sử dụng

Thứ hai, qua việc phân tích, so sánh với quy định về trách nhiệm của nhà cung cấp

Internet với một số khu vực trên thế giới như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU) và quyđịnh trong một số Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia gần đâynhư Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp địnhThương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), nhóm nghiên cứu rút

ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Thứ ba, qua việc phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và thực

tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm của nhà cung cấp Internet đối với hành vi xâmphạm quyền tác giả của người sử dụng, nhóm tác giả đã chỉ ra những vướng mắc, bất cậptrong quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng

Thứ tư, đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật và phương hướng nâng

cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật trong thực tiễn; xây dựng mô hình xácđịnh trách nhiệm của ISP hợp lý, đảm bảo cân bằng lợi ích giữa một bên là nhà cung cấpdịch vụ và một bên là chủ thể quyền

Về phạm vi nội dung, tác giả tập trung nghiên cứu về trách nhiệm của nhà cung cấp

dịch vụ Internet đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả của người sử dụng Trong thờiđại bùng nổ về công nghệ như ngày này thì hành vi xâm phạm quyền SHTT trên Internetngày càng nhiều và trở nên tinh vi hơn, đề tài giới hạn nghiên cứu các quy định về tráchnhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với các hành vi xâm phạm quyền tác giả tạiViệt Nam và các nước trên thế giới

Trang 12

Về mặt không gian, đề tài thực hiện việc nghiên cứu quy định pháp lý về trách

nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam và một số quốc gia, tổ chức quốc tếphát triển trên thế giới để học tập và rút ra mô hình pháp luật phù hợp với điều kiện pháttriển của Việt Nam

Về mặt thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật từ năm 1976

trở lại đây, đặc biệt là khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2020 Đây là giai đoạn ViệtNam bắt đầu tiếp cận, tìm hiểu và xây dựng những quy định liên quan đến nhà cung cấpdịch vụ Internet Đây cũng là khoảng thời gian Việt Nam bắt đầu tham gia vào các Hiệpđịnh Thương mại tự do mang lại nhiều cơ hội và thách thức lớn, đòi hỏi cần thay đổi nhất

là về hàng rào pháp lý để bắt kịp các nước phát triển

Trên cơ sở tham khảo, nghiên cứu pháp luật quốc tế về trách nhiệm của nhà cungcấp dịch vụ Internet, đề tài đưa ra các kiến nghị để xây dựng, hoàn thiện pháp luật, tạohành lang pháp lý rõ ràng cho các nhà cung cấp dịch vụ trung gian tại Việt Nam thực hiệntốt vai trò của mình trong việc ngăn chặn và chống lại hành vi xâm phạm quyền tác gỉatrong môi trường mạng Internet, tạo thành một giải pháp đồng bộ và thống nhất giữa cácquốc gia, thiết lập nên một hệ thống thực thi quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả, tiết kiệm cả vềchi phí và thời gian cho các chủ thể quyền và qua đó, góp phần thúc đऀy sự phát triển củanền kinh tế của nước ta, tạo ra bước đột phá mới đem lại tính hiệu quả, khả thi cao trongviệc thực thi bảo vệ đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả trên mạng Internet

5 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứunhóm tác giả đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử củachủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan Đảng cộng sản ViệtNam

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Những phương pháp này được sử dụng phổ biếntrong việc làm rõ các quy định của pháp luật về trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụInternet đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng

Phương pháp luật học so sánh: Những phương pháp này được người viết vận dụng

để đưa ra ý kiến nhận xét quy định của pháp luật hiện hành có hợp lý hay không trongmối tương quan so với quy định của điều ước quốc tế có liên quan hoặc pháp luật của cácnước khác

Phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch: Được vận dụng để triển khai cóhiệu quả các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với

Trang 13

hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng, đặc biệt là các kiến nghị hoànthiện Cụ thể như trên cơ sở đưa ra những kiến nghị mang tính khái quát, súc tích ngườiviết dùng phương pháp diễn dịch để làm rõ nội dung của kiến nghị.

6 Ý nghĩa của khóa luận

Kết quả đạt được của nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ lý luận về trách nhiệm củanhà cung cấp dịch vụ Internet đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người

sử dụng Cụ thể: củng cố, bổ sung lý luận về khái niệm và đưa ra những tiêu chí cơ bảnnhất để xác định trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với hành vi xâm phạmquyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng, phân tích thực trạng điều chỉnh pháp luật đối vớivấn đề này, chỉ ra những bất cập của pháp luật và đưa ra phương hướng hoàn thiện phápluật tại Việt Nam

Ngoài ra, những giải pháp hoàn thiện pháp luật là cơ sở quan trọng để các cơ quanchức năng trong phạm vi, thऀm quyền của mình sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luậttrong lĩnh vực tương ứng Bên cạnh đó, nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích khôngchỉ với đội ngũ giảng viên , sinh viên mà còn có giá trị đối với các cán bộ đang làm côngtác hoạch định chính sách và xây dựng pháp luật ở Việt Nam

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ 1.1 Khái quát về quyền tác giả trên Internet

1.1.1 Khái quát về quyền tác giả

1.1.1.1 Khái niệm quyền tác giả

Quyền tác giả cho phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền khai thác, sửdụng tác phऀm văn học, nghệ thuật, khoa học do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu Về bảnchất, quyền tác giả là quyền độc quyền dành người sáng tạo ra tác phऀm Nghĩa là quyểntác giả được xác định trong một phạm vi và thời hạn nhất định Đó là quyền ngăn cấmngười thứ ba khai thác, sử dụng tác phऀm được bảo hộ Tác phऀm được bảo hộ là sảnphऀm được sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ

Trang 14

phương tiện hay hình thức nào Pháp luật Việt Nam công nhận cho người sáng tạo hainhóm quyền cơ bản: quyền nhân thân và quyền tài sản Người sáng tạo tác phऀm khôngcần đăng ký để được thụ hưởng quyền tác giả mà chỉ cần thỏa mãn ba điều kiện: (i) tácgiả là người sáng tạo ra tác phऀm, (ii) tác phऀm được thể hiện dưới một hình thức vật chấtnhất định, (iii) tác phऀm phải được thể hiện trên một lãnh thổ mà ở đó bảo hộ quyền tácgiả.

Quyền tác giả được tiếp cận theo nghĩa hẹp trong Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam,

theo đó “quyền tác giả là quyền của các cá nhân, tổ chức đối với các tác phऀm văn học,nghệ thuật, khoa học do họ sáng tạo ra hoặc là chủ sở hữu”5 Quyền tác giả được pháp luậtghi nhận và bảo hộ Quyền tác giả là một loại “Quyền tuyên nhận”, phát sinh tự động kể

từ khi tác phऀm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức nhất định mà không cần bất

cứ thủ tục đăng ký hay công bố nào

Quyền liên quan là sự quy định của pháp luật nhằm ghi nhận và bảo vệ quyền cho

người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát thanh, truyền hình đốivới kết quả sáng tạo, đầu tư của họ trong việc truyền tải, phổ biến tác phऀm nhằm khuyến

khích các hoạt động sáng tạo Quyền liên quan được bảo hộ độc lập bên cạnh quyền tác

giả do nó có những đặc trưng riêng biệt: Quyền liên quan có mối liên hệ mật thiết vớiquyền tác giả, tác giả là người tạo ra tác phऀm nhưng chủ thể của quyền liên quan làngười đưa tác phऀm đến với công chúng Sử dụng tác phऀm là hoạt động chủ yếu của chủthể quyền liên quan để chuyển tải tác phऀm với chất lượng tốt nhất để phục vụ côngchúng Hoạt động của chủ thể quyền liên quan tạo ra sản phऀm mới có tính sáng tạo Đốitượng của quyền liên quan chỉ được bảo hộ khi có tính nguyên gốc Quyền liên quan chỉđược bảo hộ nếu không gây phương hại tới quyền tác giả

1.1.1.2 Đặc điểm quyền tác giả

Thứ nhất, quyền tác giả bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm và không phụ thuộc vào nội dung và giá trị nghệ thuật Đối tượng bảo hộ quyền tác giả là các tác phऀm –

những ý tưởng sáng tạo được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định Pháp luật vềquyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức thể hiện của các ý tưởng sáng tạo mà không quy địnhđiều kiện nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phऀm được bảo hộ Ý tưởng của các tácgiả là trùng hoặc tương tự với nhau nhưng được thể hiện dưới hình thức khác thì các tácgiả đó đều được pháp luật bảo hộ quyền tác giả với tác phऀm do mình sáng tạo ra Các tácphऀm muốn được bảo hộ cần phải được định hình dưới một hình thức nhất định (từ ngữ,hình ảnh, âm thanh, màu sắc…)

5 Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ

Trang 15

Thứ hai, quyền tác giả được bảo hộ tự động Điều này có nghĩa là khi ý tưởng sáng

tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học được thể hiện dưới hình thức nhấtđịnh và mang tính nguyên gốc thì sẽ được công nhận là tác phऀm và được bảo hộ quyềntác giả mà không cần thông qua thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước Tuy nhiên việcthực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả giúp giảm nhẹ nghĩa vụ chứng minh cho tác giả,chủ sở hữu quyền tác giả khi có tranh chấp hay xâm phạm quyền tác giả xảy ra

Thứ ba, quyền tác giả không được bảo hộ một cách tuyệt đối Đối với các tác phऀm

đã được công bố, phổ biến và tác phऀm không bị cấm sao chụp thì cá nhân, tổ chức đượcphép sử dụng tác phऀm của người khác nêu việc sử dụng đó không nhằm mục đích kinhdoanh, không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng, khai thác bình thường của tác phऀm,không xâm hại đến các quyền, lợi ích hợp pháp khác của tác giả và chủ sở hữu quyền tácgiả

1.1.2 Khái quát về Internet và mối quan hệ giữa quyền tác giả và Internet

1.1.2.1 Khái quát về Internet

Thuật ngữ "Internet" xuất hiện lần đầu vào khoảng năm 19746 Với khả năng kếtnối mở như vậy, Internet đã trở thành một mạng lớn nhất trên thế giới, mạng của cácmạng, xuất hiện trong mọi lĩnh vực thương mại, chính trị, quân sự, nghiên cứu, giáo dục,văn hóa, xã hội Nhờ có Internet mà con người bước sang một kỷ nguyên mới - kỷ

nguyên công nghệ thông tin Có thể hiểu Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có

thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau Hệ thốngnày truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên mộtgiao thức liên mạng đã được chuऀn hóa (giao thức IP) Hệ thống này bao gồm hàng ngànmạng máy tính nhỏ hơn, kết nối mạng máy tính của các doanh nghiệp, các viện nghiêncứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu7

Internet mang một số đặc điểm nổi bật Thứ nhất, Internet là mạng toàn cầu kết nối hàng triệu máy tính, mọi người có thể truy cập Internet ở khắp mọi nơi trên thế giới Thứ

hai, mọi máy tính sử dụng Internet đều độc lập Thứ ba, người dùng có thể truy cập

Internet bằng nhiều phương thức khác nhau để sử dụng bất kì khi nào cần Intermet làmạng thông tin điện tử, là kênh trao đổi, lưu trữ thông tin mới của nhân loại

Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một trongcác tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực tuyến(chat), máy truy tìm dữ liệu (search engine), các dịch vụ thương mãi và chuyển ngân, và

6 Lịch sử của Internet, < https://www.dntech.vn/lich-su-cua-internet-110-26.html>

7 Internet là gì? Lợi ích của Internet?, xem 2.3.2021,

<https://vicogroup.vn/internet-marketing/internet-la-gi-loi-ich-cua-internet-16560.html>

Trang 16

các dịch vụ về y tế giáo dục như là chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các lớp học trực tuyến.Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên Internet Internet tạo

ra một thế giới phẳng kết nối mọi người trên thế giới, giúp con người có thể tương tác vớinhau mà không bị ngăn cách bởi không gian địa lí

1.1.2.2 Mối quan hệ quyền tác giả, quyền liên quan và môi trường Internet

Trong môi trường Internet, đối tượng của quyền tác giả, có thể kể đến Phần mềm

(Software) – Chương trình máy tính (Computer Programe) Khái niệm “Phần mềm máy

tính” và khái niệm “Chương trình máy tính” có những phần giao thoa và có nhiều quanđiểm khác nhau về sự đồng nhất hai khái niệm này Luật 10.5.1994 của Pháp định nghĩa:

"Phần mềm máy tính là toàn bộ các chương trình được tiến hành và các quy tắc, có thể cả

tư liệu liên quan đến việc vận hành của một tổng thể dữ liệu”8 Theo pháp luật Việt Nam:

“Phần mềm được hiểu là chương trình, tài liệu mô tả chương trình, tài liệu hỗ trợ, nộidung thông tin số hóa.”9 Theo pháp luật Việt Nam, “Chương trình máy tính là tập hợp cácchỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khigắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiệnđược một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể” (Điều 22 – Luật SHTT 2005, sửađổi, bổ sung 2009) Như vậy, phần mềm máy tính ngoài Chương trình máy tính còn baogồm tài liệu mô tả chương trình, tài liệu hỗ trợ, nội dung thông tin số hoá

Giao diện của website (web interface) cũng là một đối tượng của quyền tác giả trên

môi trường Internet Giao diện được hiểu là phần ghép nối giữa hai linh kiện thuộc phầncứng máy tính, giúp cho việc trao đổi dữ liệu được thực hiện Giao diện lập trình ứngdụng là hình thức thể hiện của chương trình máy tính, theo đó người sử dụng có thể tácđộng đến chương trình, giúp cho việc trao đổi thông tin được thực hiện10 Dưới góc độpháp luật SHTT , giao diện của website, chính là tác phऀm mỹ thuật ứng dụng

Các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường Internet đều

có thể xảy ra, song một số hành vi xâm phạm quyền thường xảy ra hơn do đặc thù củamôi trường Internet, cụ thể: (i) Hành vi mạo danh tác giả ; (ii) Hành vi sao chép mà khôngđược phép của tác giả, chủ sở hữu QTG; (iii) Hành vi làm tác phऀm phái sinh mà khôngđược phép của tác giả, chủ sở hữu QTG đối với tác phऀm được dùng để làm tác phऀmphái sinh; (iv) Hành vi sử dụng tác phऀm mà không được phép của chủ sở hữu QTG,không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác; (v) Hành vi nhân bản, sản xuấtbản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phऀm đến công chúng qua mạng truyền

8 Trần Văn Hải (2013), Bảo hộ Chương trình máy tính như đối tượng độc lập, của Quyền SHTT , Tạp chí Nhà nước

và Pháp luật, số 11 (295)/2012, tr 33-42,

9 Khoản 1, Điều 2 Quyết định 128/2000/QĐ- TTG của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 20/11/2000

10 http://tratu.coviet.vn/hoc-tieng-han/tu-dien/lac-viet/V-V/giao+diện.html

Trang 17

thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu QTG Quathống kê và nghiên cứu của các chuyên gia, hiện nay, trên thế giới, các hành vi xâm phạmQTG trên môi trường mạng được thể hiện dưới một số dạng như sau:

Thứ nhất, trong hoạt động tạo lập website Các chương trình máy tính được sử

dụng dưới dạng mã nguồn hay mã máy để tạo lập website của doanh nghiệp kinh doanh(source code hay web code) thường được xây dựng và phát triển bởi một bên cung cấpdịch vụ độc lập Tuỳ thuộc vào thoả thuận giữa các bên, các mã nguồn này có thể là mãnguồn đóng thuộc quyền SHTT của doanh nghiệp hay bên cung cấp dịch vụ, hoặc là mãnguồn mở cho phép các doanh nghiệp khác sao chép và phát triển theo các điều kiện nhấtđịnh Trên thực tiễn, hành vi xâm phạm thường xảy với mã nguồn mở trong quá trình sửdụng mã nguồn để xây dựng những website mới mà không tuân thủ những điều kiện nhấtđịnh mà chủ sở hữu quyền đã đặt ra

Thứ hai, trong hoạt động xây dựng nội dung cho website Thông tin xây dựng nội

dung wesbtie bán hàng bao gồm các file văn bản, hình ảnh, âm nhạc dưới dạng kỹ thuật

số duy nhất (trong đó có các tác phऀm được bảo hộ QTG) Trong quá trình mã hoá vàchuyển tải thành thông tin mà người sử dụng có thể nhìn được, bên lập trình sử dụng côngnghệ “chuyển gói” (packet switching), trong đó dữ liệu được chia thành những phần nhỏhơn và các gói này được chuyển đi như những phần riêng biệt Khi các gói này đi quaRAM của mỗi giao điểm máy tính trung gian của mạng lưới, các bản sao tác phऀm sẽđược tạo ra Để tiếp cận các đối tượng của QTG trên mạng, khi trình duyệt (browsing)hay xem trực tuyến (streaming) một trang web, người sử dụng lại tiếp tục kích hoạt quátrình truyền đưa, đồng thời không thể tránh khỏi việc tạo ra một bản sao văn bản và hìnhảnh cấu thành trang web này trên màn hình và trong bộ nhớ đệm Internet tại máy tính củamình Hành vi trình duyệt hoặc xem trực tuyến vì thế luôn gắn với khả năng tạo ra bảnsao tạm thời hoặc cố định của tác phऀm được bảo hộ QTG mà chủ sở hữu website đưa tớicông chúng So với thương mại truyền thống, các hành vi này gắn với nhiều phương thứcmới để khai thác tác phऀm và đặt ra những vấn đề lớn đối với việc xác định phạm vi củacác quyền tài sản trong QTG

Thứ ba, trong hoạt động tạo liên kết website Về mặt kỹ thuật, công cụ để tạo lập

sự kết nối trên mạng chính là các siêu liên hết (hyperlinks) Một siêu liên kết là một địachỉ điện tử sẵn có dẫn tới một địa điểm web Hành vi xâm phạm QTG có thể nảy sinh khicác liên kết này dẫn tới những địa điểm có các nội dung xâm phạm QTG Khi tạo liên kếttới một địa điểm trực tuyến có nội dung xâm phạm QTG, ISP đã góp phần vào việc tạođiều kiện cho công chúng tiếp cận các tài liệu xâm phạm Các liên kết có hai dạng cơ bản.Liên kết ngoài (outlink) chỉ cung cấp công cụ cho phép người trình duyệt một trang web

Trang 18

có thể tới một trang khác bằng việc nhấp chuột vào đường liên kết Loại liên kết thứ hai làliên kết trực tiếp/liên kết sâu (inline link) dẫn tới một hình ảnh, đoạn văn hay clip ở trênmột trang web khác và trên thực tế kéo hình ảnh hoặc nội dung đó từ trang web khác vàonội dung được hiển thị.

Thứ tư, trong hoạt động quảng bá website Ngoài các phương thức quảng cáo

thương mại truyền thống, tận dụng ưu điểm của Internet, một trong những hình thứcquảng bá website phổ biến là quảng cáo banner trên các website khác Đây là công cụ đầutiên của marketing kỹ thuật số Banner chính là những ô quảng cáo được đặt trên cáctrang web, có dạng tĩnh và động, liên kết đến một trang web khác chứa các nội dungthông tin của quảng cáo Vấn đề liên quan đến QTG là khả năng sử dụng các nội dungxâm phạm QTG trong quảng cáo hay việc tạo điều kiện cho người sử dụng truy cập vàocác website cung cấp các nội dung xâm phạm QTG

Thứ n愃؀m, trong hoạt động cung cấp và phân phối hàng hóa, dịch vụ qua website.

Với sự hỗ trợ của công nghệ, tác phऀm là đối tượng của QTG được cung cấp, phân phốiqua internet có thể dễ dàng được sao chép đúng nguyên bản với số lượng không giới hạn

mà chất lượng không bị giảm sút Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới các quyền tàisản của chủ sở hữu QTG do họ không kiểm soát được việc phổ biến tác phऀm của mình,những người sử dụng sẽ không có động cơ để trả tiền cho bản sao hợp pháp trong khi bảnsao bất hợp pháp có chất lượng giống hệt và được luân chuyển một cách tự do trên mạng

Vô hiệu hóa các biện pháp kiểm soát truy cập trên Internet là một trong các hành vi dẫntới xâm phạm quyền QTG Đối với sản phऀm hữu hình, để tự bảo vệ QTG, chủ thể quyềnthường áp dụng các biện pháp in tem chống hàng giả Tuy nhiên qua Internet có rất nhiềusản phऀm không hữu hình được cung cấp như bài hát, bài giảng, tác phऀm điện ảnh, tácphऀm văn học Chủ thể quyền thường áp dụng các biện pháp kiểm soát truy cập để bảo

vệ quyền SHTT Việc vô hiệu hoá các biện pháp công nghệ này, hoặc gián tiếp cung cấpcác công nghệ, sản phऀm, dịch vụ để vô hiệu hoá các biện pháp nghệ này để tiếp cận cáctác phऀm được bảo hộ QTG trong khi người tiếp cận không có quyền tiếp cận sản phऀm

Thứ sáu, trong việc cung cấp môi trường cho hoạt động trên Internet Trong môi

trường Internet, các sản phऀm, dịch vụ trực tuyến rất hiếm khi được truyền trực tiếp từngười tạo ra chúng tới người sử dụng cuối cùng ISP với các chức năng khác nhau, đóngvai trò khác nhau trong quá trình này ISP là các doanh nghiệp hoặc nền tảng Internet tạođiều kiện cho việc tiêu dùng, sử dụng hoặc phổ biến các nội dung và các tương tác giữangười sử dụng Internet.11

11 Phạm Thị Mai Khanh, “Quyền SHTT trong TMĐT”, Luận án tiến sĩ, Hà Nội, 2016

Trang 19

1.2 Lý luận về trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả

1.2.1 Khái quát về nhà cung cấp dịch vụ Internet

1.2.1.1 Khái niệm nhà cung cấp dịch vụ Internet

Để đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng trên môi trường Internet, dịch vụ kếtnối Internet (Internet Service Provider viết tắt là ISP) ra đời với những chức năng cơ bảnnhư điều hành, điểm trung chuyển, lưu trữ thông tin dữ liệu Có thể hiểu ISP là nơi cungcấp đến người sử dụng khả năng truy cập Internet và nếu một cá nhân hay tổ chức khôngđăng ký dịch vụ thì không thể kết nối được mạng Internet Thông qua các nền tảng dịch

vụ khai thác trên môi trường Internet của ISP mà người sử dụng đã được cung cấp các nềntảng ứng dụng dịch vụ khai thác Internet rộng mở hơn, không bó hẹp chỉ trong một sốtrang web đặc định mà thay vào đó là người sử dụng được cung cấp các nền tảng dịch vụ

đa dạng, phong phú hơn trên môi trường Internet, có thể kể đến là các trang web (website)như: Blog, Youtube, các trang mạng xã hội như Facebook, Instargram, Twitter, Cáchnhận diện chung nhất hiện nay khi đề cập đến một ISP được hiểu là một công ty cung cấpmột cổng vào Internet có thể bao gồm mọi thứ từ việc cho phép người sử dụng thiết lậpliên lạc với mạng đến các dịch vụ cụ thể hơn như email, lưu trữ dữ liệu, công cụ tìm kiếmhoặc các trang web sử dụng cho từng mục đích khác nhau (đấu giá, mua bán, trao đổi, ).Một cách hiểu khác thường thấy, ISP được định nghĩa là khái niệm chỉ những nhà cungcấp dịch vụ Internet nói chung12, bao gồm các mạng xã hội và ngang hàng (P2P) của nềntảng chia sẻ Khi có nhu cầu sử dụng Internet thì tổ chức, cá nhân phải đăng ký với nhữngnhà cung cấp dịch vụ Internet để được cung cấp đường dẫn kết nối, hiện nay những công

ty viễn thông, công ty kinh doanh dịch vụ truyền hình cáp thường thực hiện chức năngnày

ISP là thuật ngữ dùng cho các công ty có thể cung cấp quyền truy cập sử dụngInternet thông qua các thiết bị điện tử viễn thông ISP có thể là một công ty, một tổ chứccung cấp cho những cá nhân hoặc những công ty khác quyền truy cập Internet cũng nhưcác dịch vụ liên quan như Web, lưu trữ ảo, hệ thống quản trị (Server) Một số ISP phổbiến trên thế giới thường được nhắc đến như AT & T WorldNet, IBM Global Network,MCI, Netcom, UUNet và PSINet, còn tại Việt Nam hiện nay có thể kể đến một số ISPthông dụng như Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty cổ phầntruyền thông (FPT), Tổng công ty viễn thông Quân đội (Viettel),

12 VCCorp, Tìm hiểu thuật ngữ ISP là gì và những vấn đề hữu ích cần lưu ý,

<https://bizflycloud.vn/tin-tuc/tim-hieu-thuat-ngu-isp-la-gi-va-nhung-van-de-huu-ich-can-luu-y-20200730180611484.htm>

Trang 20

Quy định về ISP ở một số khu vực, quốc gia đều có những khái niệm riêng về lĩnhvực cung cấp dịch vụ Internet của mình.

Tại Tây Ban Nha, Hiệp hội quản lý người biểu diễn (AISGE) đưa ra cách nhận

diện chung đối với những nhà cung cấp dịch vụ khi đề cập đến bất kỳ cá nhân hoặc phápnhân nào cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành công nghiệp thông tin13, trong cáchnhận diện này nhà cung cấp nội dung là những người cung cấp thông tin cho người dùngInternet

Tại Liên bang Nga, ISP được hiểu là các nhà cung cấp viễn thông cung cấp cho

khách hàng của họ quyền truy cập Internet và các dịch vụ liên quan đến Internet, đối vớihầu hết các dịch vụ thì về bản chất của ISP được coi là chỉ là trung gian truyền dữ liệu từngười dùng Internet này sang người dùng khác hoặc tạo cơ hội cho người dùng tìm kiếm

và trao đổi dữ liệu, như việc điều hành bảng tin và diễn đàn14

Đối với Việt Nam, theo quy định của pháp luật hiện nay định nghĩa hay một khái

niệm rõ ràng về ISP vẫn chưa được thống nhất trong cách nhận diện, cũng như chưa thểhiện hết các chức năng của một ISP Khái niệm về ISP mà pháp luật Việt Nam hiện cóđược thể hiện tại Khoản 2 Điều 3 của Thông tư liên tịch số 07/2012/TTLT - BTTTT -

BVHTTDL ngày 19/6/2012: “Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian gồm doanh

nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch

vụ cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số bao gồm cả dịch vụ cho thuê chỗ lưu trữ trang thông tin điện tử, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tìm kiếm thông tin số”

Trong khi đó, tại Khoản 4 Điều 3 của Nghị định số 72/2013/NĐ - CP ngày15/7/2013 Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên

mạng: “Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet là doanh nghiệp viễn thông cung cấp

dịch vụ Internet”, kèm theo đó với quy định tại Khoản 2 Điều 3: “Dịch vụ Internet là một loại hình dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ truy nhập Internet và dịch vụ kết nối Internet”

Có thể thấy, cách đưa ra định nghĩa đối với ISP trong pháp luật nước ta chưa có sựthống nhất, đồng thời các định nghĩa này hoàn toàn khác biệt so với khái niệm về ISP theoCPTPP, cũng như chưa thể hiện hết bản chất của ISP trong điều kiện phát triển kinh tế, xãhội hiện nay Theo các quy định của pháp luật Việt Nam các ISP chỉ đơn thuần cung cấpcách thức để người dùng truy cập và sử dụng mạng Internet, còn CPTPP quy định cụ thể

13 AISGE (Artistas Intérpretes, Sociedad de Gestión) <https://www.aisge.es>

14 Internet service provider (ISP), at <https://www.law.cornell.edu/wex/internet_service_provider_(isp)>

Trang 21

và rõ ràng cách thức cung cấp dịch vụ cũng như đối tượng được cung cấp dịch vụ của cácISP.

1.2.1.2 Phân loại nhà cung cấp dịch vụ Internet

Việc phân loại ISP có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định trách nhiệm củaISP Trong đó, việc xem xét ISP sử dụng các phương tiện kỹ thuật, nền tảng công nghệthông tin nào để cung cấp dịch vụ là cơ sở xác định ISP đủ điều kiện hoạt động theo cácquy định của pháp luật hiện hành Định nghĩa ISP hưởng đến các cá nhân và tổ chức cungcấp các dịch vụ trên nền tảng Internet như: thiết kế web, lưu trữ web, đăng ký tên miền,dịch vụ truy cập Internet và quá cảnh Internet Khi cung cấp các dịch vụ này, ISP có thểphải chịu trách nhiệm pháp lý phát sinh từ việc người dùng sử dụng dịch vụ một cáchkhông đúng đắn Trách nhiệm có thể phát sinh do kết quả của nội dung được cung cấp,thông qua nền tảng hoặc lưu trữ tài liệu trên nền tảng bởi các bên thứ ba và được người sửdụng dịch vụ Internet truy cập Việc phân loại nhà cung cấp nhằm xác định mức độ liênquan của ISP đối với hành vi vi phạm do người sử dụng thực hiện, từ đó làm cơ sở quytrách nhiệm cho ISP Trong một nghiên cứu chỉ ra rằng khi xem xét các nhà cung cấp dịch

vụ thường xuất hiện các trường hợp sau: Một là, nhà cung cấp truy cập là những người chỉ cung cấp truy cập Internet; Hai là, nhà cung cấp nội dung là những người chỉ cung cấp nội dung trực tuyến; Ba là, nhà cung cấp không gian web là những nhà cung cấp cho

thuê không gian để người sử dụng dịch vụ tạo lập trang Web cá nhân và đăng tải thông tin, dữ liệu lên các trang Web của riêng họ và cũng có những nhà cung cấp đồng thời cả badịch vụ15

Thông thường, ISP được chia thành bốn nhóm cơ bản, bao gồm: nhà cung cấpđường truyền (access provider), cổng thông tin và công cụ tìm kiếm (portals and searchengines), mạng xã hội (social media) và cơ sở lưu trữ máy chủ (hosting facility)

Nhà cung cấp đường dẫn là người kết nối cá nhân đến với Internet thông qua hệ

thống đường truyền như vệ tinh, tháp phát sóng, đường dây viễn thông,…(ví dụ: Viettel,VNPT, FPT Telecom) Đây là dạng ISP cơ bản nhất, được ví như “một bưu điện ảo” tiếpnhận và truyền phát thông tin điện tử giữa các cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ[5] Nhưvậy, nhóm dịch vụ này chỉ hỗ trợ truyền tải thông tin mà không lưu trữ trên hệ thống(hoặc chỉ lưu trữ tạm thời phục vụ việc truyền tải), không tiếp cận và đánh giá thông tin

Cổng thông tin và công cụ tìm kiếm là nơi trực tiếp đăng tải và cung cấp thông tin

của một bên thứ ba đến với người dùng, thường biết đến là các trang thông tin điện tửtổng hợp (ví dụ: Yahoo News, Baomoi.com) Ngoài ra, dịch vụ thư điện tử (ví dụ: Gmail,

15 Ignacio Garrote The non contractual Online Service’ Providers’ Civil Responsibility related to infraction of the Copyright and connected Rights.

Trang 22

Outlook) cũng được xem là một loại cổng thông tin Trong khi đó, công cụ tìm kiếm giúp

người dùng truy xuất các thông tin ở các nguồn khác nhau dựa trên từ khóa (ví dụ:Google, Bing, Baidu)

Mạng xã hội là một trang web hoặc ứng dụng cho phép người dùng tạo và chia sẻ

nội dung khi tham gia vào một mạng lưới chung trên Internet (ví dụ: Facebook,,Instagram, Youtube, TikTok) Điểm chung giữa mạng xã hội và cổng thông tin, công cụtìm kiếm đó là doanh thu của các dịch vụ này phần lớn đến từ quảng cáo chứ không thutrực tiếp từ người dùng

Cơ sở lưu trữ là nơi cung cấp dịch vụ máy chủ để tạo ra các phần mềm trên

Internet phục vụ người dùng cuối Đây có thể được coi là dịch vụ “mẹ”, ví dụ như OracleCloud, Amazon Web Services, giúp đăng ký tên miền, sử dụng lưu trữ đám mây, thiết lậpwebsite hay cổng thanh toán trực tuyến

Tuy nhiên, việc quy định, định hình, phân loại ISP cụ thể và rõ ràng nhất hiện nayđược đề cập tại Chỉ thị thương mại điện tử 2000/31/EC của Châu Âu (Chỉ thị ECD) vàđưa vào luật của Séc bởi Đạo luật số 2004/480 Coll.,16 đã phân loại ISP thành ba loại hìnhnhư sau:

Thứ nhất, ISP là “mere conduit” – đây là loại hình mà ISP được xem như là một

nhà cung cấp đường truyền hay một điểm trung chuyển nhằm thực hiện việc truyền tảithông tin, dữ liệu, cấp quyền truy cập vào mạng truyền thông (Internet) Với hình thứccung cấp dịch vụ này, ISP sẽ không chịu trách nhiệm về thông tin được truyền tải trênInternet khi đủ các điều kiện như: không bắt đầu việc truyền tải dữ liệu; không thực hiệnviệc chọn thiết bị truyền phát dữ liệu; và không chọn nội dung hoặc sửa đổi nội dung,thông tin của dữ liệu được truyền tải

Thứ hai, ISP cung cấp dịch vụ “caching” - đây là loại hình ISP tạo ra bộ nhớ đệm

từ đó truyền tải thông tin, dữ liệu của người sử dụng Bộ nhớ đệm liên quan đến việc tạomột bản sao nội dung của bên thứ ba để giảm sử dụng băng thông rộng giúp việc truy cậpcác trang Web nhanh hơn và ISP không chịu trách nhiệm về việc lưu trữ tự động, trunggian và tạm thời của quá trình hoạt động, bởi mục đích duy nhất của hoạt động này là làmcho hiệu quả hơn việc truyền thông tin từ người khác đến người nhận dịch vụ theo yêucầu của họ, với điều kiện: không sửa đổi thông tin; tuân thủ các điều kiện về quyền truycập vào thông tin; tuân thủ các quy tắc liên quan đên việc cập nhật thông tin, được chỉđịnh theo cách được công nhận rộng rãi và được sử dụng bởi ngành công nghiệp côngnghệ thông tin17

16 Czech Defamation Law, ISP liability for third party provided content in the Czech case law

17 Radim Pol挃ఀák, Ph.D, Prof Head of the Institute of Law and Technology, The Legal Classification of ISPs,

Masaryk University, 2010, tr.172-177

Trang 23

Thứ ba, ISP cung cấp dịch vụ “hosting” - đây là loại hình ISP cung cấp dịch vụ

lưu trữ thông tin, ISP không chịu trách nhiệm về thông tin được lưu trữ theo yêu cầu củangười nhận dịch vụ (người sử dụng), với điều kiện: ISP thực tế đến quan không biết vềthông tin, hoặc hoạt động bất hợp pháp nào đó có liên việc yêu cầu bồi thường thiệt hại;ISP không nhận thức được sự kiện hoặc hoàn cảnh thực tế xảy ra hoạt động trái pháp luật;hoặc khi có thông tin rõ ràng và có biết về lĩnh vực liên quan, ISP cho thấy mình đã cóhành động khऀn trương để loại bỏ hoặc vô hiệu hóa quyền truy cập vào dữ liệu, thông tin

vi phạm

Từ cơ chế hoạt động của từng loại hình trên theo phân loại của Chỉ thị ECD, chúng

ta có thể thấy mức độ kiểm soát của ISP đối với hành vi của người dùng là không giốngnhau Việt Nam đã ký kết và phê chuऀn Hiệp định CPTPP, trong đó có sự phân loại ISPthành 03 loại hình: (1) truyền tải; (2) định tuyến hoặc cung cấp lưu trữ; (3) dẫn chiếu hoặckết nối người dùng đến một vị trí trực tuyến Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện nay mớichỉ định nghĩa “dịch vụ Internet" là một loại hình dịch vụ viễn thông bao gồm 02 dạngdịch vụ chính gồm: (1) Dịch vụ kết nối Internet và (2) Dịch vụ truy nhập Internet18 Mặc

dù Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển nhanh với số lượng người

sử dụng năm 2019 đạt 64 triệu người sử dụng Internet trên tổng dân số gần 97 triệu dân vàvới tỷ lệ người dùng Internet ở Việt Nam sử dụng Internet hàng ngày là 94 %19, kèm theo

đó là nhiều hoạt động kinh tế, xã hội diễn ra phức tạp trên Internet nhưng hệ thống phápluật chưa kịp thời hoàn thiện, bổ sung các trực quy định về trách nhiệm pháp lý của cácISP, đây là khoảng trống trong pháp luật Việt Nam, trong khi nguy cơ xâm phạm quyền sởhữu trí tuệ trên Internet là rất cao

1.2.2 Khái quát về trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả

1.2.2.1 Khái quát về hành vi xâm phạm quyền tác giả trên Internet

Sự phát triển của công nghệ mở ra nhiều cơ hội mới trong cách thức thể hiện,truyền đạt, phân phối, hưởng thụ tác phऀm, cuộc biểu diễn, bản ghi, chương trình phátsóng…đồng thời, chủ thể QTG, quyền liên quan cũng có thêm nhiều biện pháp công nghệ

để ngăn chặn việc tiếp cận, sử dụng, khai thác bất hợp pháp quyền của mình Các hành vixâm phạm QTG, quyền liên quan cũng vì vậy mà ngày càng tinh vi và đa dạng hơn,không chỉ các hành vi trực tiếp xâm phạm mà cả các hành vi gián tiếp tạo tiền đề cho việcxâm phạm quyền Các hành vi này nhắm đến những biện pháp công nghệ mà tác giả,

18 Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

19 Thống kê từ WeareSocial và Hootsuite; (2019); Sự kiện Internet Day 2019 – Hiệp hội Internet Việt Nam.

Trang 24

người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi, chương trình phát sóng sử dụng để bảo vệ củamình.

Điều 28 Luật SHTT quy định về hành vi xâm phạm quyền tác giả và Điều 35 quy định về các hành vi xâm phạm quyền liên quan, trong đó có thể chia thành ba nhóm hành

vi xâm phạm chính20:

* Các hành vi xâm phạm quyền nhân thân bao gồm: 1) mạo danh người biểu diễn,

nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng; 2) sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dướibất cứ hình thức nào cuộc biểu diễn gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn…

* Các hành vi xâm phạm quyền tài sản:

Các hành vi xâm phạm trực tiếp quyền tài sản của chủ sở hữu QTG bao gồm: 1)

Chiếm đoạt QTG đối với tác phऀm văn học, nghệ thuật, khoa học; 2) Sao chép tác phऀm

mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu QTG; 3) Làm tác phऀm phái sinh mà khôngđược phép của tác giả, chủ sở hữu QTG đối với tác phऀm được dùng để làm tác phऀmphái sinh, trừ trường hợp ngoại lệ là chuyển tác phऀm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ kháccho người khiếm thị; 4) Sử dụng tác phऀm mà không được phép của chủ sở hữu QTG,không trả nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu QTG, trừ các trườnghợp được quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật SHTT; 5) Cho thuê tác phऀm mà không trảtiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu QTG; 6)Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phऀm đến côngchúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kĩ thuật số mà không được phép củachủ sở hữu QTG; 7) Xuất bản tác phऀm mà không được phép của chủ sở hữu QTG; 8)Làm và bán tác phऀm mà chữ kí của tác giả bị giả mạo; 9) Xuất khऀu, nhập khऀu, phânphối bản sao tác phऀm mà không được phép của chủ sở hữu QTG

Các hành vi xâm phạm trực tiếp quyền tài sản của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng bao gồm: 1) Chiếm đoạt quyền của người biểu

diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình tổ chức phát sóng; 2) Sao chép, trích ghép đối vớicuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép củangười biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng; 3) Công bố, sảnxuất và phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trìnhphát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổchức phát sóng; 4) Phát sóng, phân phối, nhập khऀu để phân phối đến công chúng cuộcbiểu diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình khi biết

20 PGS.TS Vũ Thị Hải Yến, (2021), Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, Nxb Công an

nhân dân, tr.105-108.

Trang 25

hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử đã bị dỡ bỏ hoặc đã

bị thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu QLQ; 5) Cố ý thu hoặc tiếp tục phânphối một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa khi tín hiệu đã được giải mã màkhông được phép của người phân phối hợp pháp )

* Các hành vi xâm phạm đến các biện pháp bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan

1) Hành vi sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khऀu, xuất khऀu, bán hoặccho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó: (i) làm vô hiệu các biện pháp kĩthuật do chủ sở hữu QTG thu hiện để bảo vệ QTG đối với tác phऀm của mình; hoặc (i)giải mã cho phép một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá;

2) Hành vi cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kĩ thuật do chủ sở hữuQTG, quyền liên quan thực hiện để bảo vệ QTG, quyền liên quan của mình Đây là nhữngbiện pháp công nghệ mà chủ thể quyền sử dụng để kiểm soát việc truy cập, sao chép, khaithác tác phऀm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, chương trình phát sóng của họ;

3) Hành vi cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện có trongtác phऀm, đối tượng Các thông tin quản lý quyền thường gắn với bản gốc , bản sao tácphऀm , bản ghi âm ghi hình cuộc biểu diễn, chương trình phát sóng, thường xuất hiệncùng với việc truyền đạt tác phऀm, cuộc biểu diễn, bản ghi, chương trình phát sóng tớicông chúng như: thông tin về chủ thể của QTG, quyền liên quan; thông tin về thời hạn,điều kiện sử dụng tác phऀm, đối tượng; các mã cho phép số lần sử dụng hay thời hạn sửdụng đĩa CD VCD chứa tác phऀm

1.2.2.2 Khái niệm trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả

“Trách nhiệm pháp lý” là một vấn đề quan trọng trong khoa học pháp lý Trongtiếng Anh, có hai thuật ngữ cùng được hiểu là “trách nhiệm”: “responsibility” và

“accountability” Trách nhiệm với nghĩa là “responsibility” thường được hiểu là việc phảilàm, như là bổn phận, nghĩa vụ Còn “accountability” có nghĩa rộng hơn bao gồm việcđứng ra nhận và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện những việc đó

Ở nước ta hiện nay cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ “trách nhiệm”.Theo tác giả Đỗ Minh Hợp “trách nhiệm” mang nghĩa là nghĩa vụ, là “bổn phận phải thựchiện, là những gì mà họ buộc phải làm và phải chịu sự giám sát của người khác”21 Tácgiả Nguyễn Văn Phúc cho rằng, trách nhiệm “là khả năng của con người ý thức đượcnhững kết quả hoạt động của mình, đồng thời là khả năng thực hiện một cách tự giác

21 Đỗ Minh Hợp, Tự do và trách nhiệm trong đạo đức học hiện sinh, Tạp chí Triết học, số 12/2007, tr 27-33.

Trang 26

những nghĩa vụ được đặt ra cho mình”22 Tác giả Cao Minh Công: “Trách nhiệm là sựthực hiện bổn phận, nghĩa vụ của chủ thể đối với người khác, với xã hội một cách tự giác.Trách nhiệm đối lập với vô trách nhiệm, gắn liền với chịu trách nhiệm”23 Nhìn chung,

thuật ngữ “trách nhiệm” được hiểu theo hai nghĩa: Một là nghĩa vụ, bổn phận phải làm,

nên làm, được làm hoặc không được làm, có thể từ sự tự nguyện, tự giác hay buộc phải

thực hiện do yêu cầu, đòi hỏi của các quy phạm xã hội; Hai là chịu trách nhiệm, là hậu

quả bất lợi phải gánh chịu, là chịu trách nhiệm khi thực hiện không đúng trách nhiệm theonghĩa là nghĩa vụ, nhiệm vụ, bổn phận, quyền hạn

Theo từ điển luật học: “Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệtgiữa nhà nước (thông qua các cơ quan chuyên môn) và chủ thể vi phạm pháp luật (có thể

là cá nhân hoặc pháp nhân), trong đó bên vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậuquả bất lợi và những biện pháp cưỡng chế của nhà nước được quy định ở chế tài phápluật”24 Một nghiên cứu khác gần đây đã đưa ra đề xuất tiếp cận mới về trách nhiệm pháp

lý phù hợp với thực tiễn Việt Nam: “Trách nhiệm pháp lý là một liên hệ, ràng buộc pháp

lý (vinculum juris) giữa các chủ thể pháp luật Theo đó, một bên có nghĩa vụ thực hiệnmột hành vi nào đó, bảo đảm cho một việc gì đó, thực hiện cam kết của mình, nhằm đảobảo quyền và lợi ích của bên liên quan.”25

Từ đây, tác giả đưa ra khái niệm: “Trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ

Internet là mối quan hệ giữa nhà cung cấp dịch vụ Internet với chủ thể quyền tác giả, trong đó bên vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi và những biện pháp cưỡng chế của nhà nước được quy định ở chế tài pháp luật khi xảy ra những hành

vi xâm phạm quyền tác giả trên môi trường Internet”

1.2.2.3 Đặc điểm trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả

Các đặc điểm chung về trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả

Khi mà ISP chiếm vị trí không thể thiếu trong việc thiết lập cầu nối cho người sửdụng tiếp cận với kho tàng thông tin, dữ liệu trên Internet, với cách tiếp cận về ISP hiệnnay có thể thấy sự phổ biến của việc ISP hoạt động trong việc cung cấp các dịch vụ nền

22 Nguyễn Văn Phúc (2008), Tự do và trách nhiệm trong hoạt động của con người, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội,

tr 330-331.

23 Cao Minh Công (2012), Trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức ở nước ta hiện nay, Luận án TS, Viện Khoa

học xã hội Việt Nam, Hà Nội, tr 43.

24 Bộ Tư pháp (2010), Từ điển Luật học, Nxb tư pháp, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội

25 Nguyễn Văn Quân, (2018), Góp phần nhận thức lại về trách nhiệm pháp lý dưới góc độ lý luận, Tạp chí Khoa

học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, Tập 34, Số 1

Trang 27

tảng tuy nhiên kèm theo đó ISP còn trở thành trung gian, gián tiếp tạo điều kiện thuận lợicho các hành vi xâm phạm quyền trên mạng, đặc biệt các hành vi này thường do người sửdụng dịch vụ của ISP gây ra Trong quá trình thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụInternet mà ISP gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì giữa ISP và bên bị thiệt hại phátsinh một quan hệ pháp luật, theo đó ISP có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã gây ra Xét

về bản chất, đây là mối quan hệ dân sự, vì vậy, trách nhiệm của ISP đối với hành vi xâmphạm quyền tác giả là một loại trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm của ISP đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả của người sử dụngmang những đặc điểm chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong dân sự chỉ đượcđặt ra khi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân,pháp nhân và các chủ thể khác với mục đích nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp củangười bị thiệt hại; Trách nhiệm bồi thường của ISP là loại trách nhiệm mang tính chất tàisản, theo đó bên gây thiệt hại phải bù đắp những lợi ích vật chất cho bên bị thiệt hại về vậtchất hoặc tinh thần do hành vi trái pháp luật gây ra

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường của ISP cũng giống như trách nhiệmbồi thường thiệt hại nói chung dựa trên bốn yếu tố: có hành vi trái pháp luật; có thiệt hạixảy ra trên thực tế; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hạixảy ra

Hành vi trái pháp luật: Những hành vi trái pháp luật thường không do ISP trực tiếp

thực hiện hành vi mà là do người sử dụng dịch vụ Internet thực hiện, tuy nhiên xét trênmột góc độ trách nhiệm liên quan thì ISP khi cung cấp dịch vụ của mình nhưng khôngđưa ra những quy định cụ thể hoặc không có những biện pháp ngăn chặn đã góp phần tạođiều kiện thuận lợi cho người sử dụng thực hiện hành vi vi phạm dễ dàng, hiệu quả hơn

Thiệt hại là điều kiện đầu tiên làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường Tiếp cận dưới

góc độ khoa học pháp lý, khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hạicho người khác thì chính người đó phải chịu bất lợi do hành vi của mình gây ra26 Thiệthại về tài sản và thiệt hại do danh dự, uy tín bị xâm hại là nội dung chính thường phát sinhtrong mối quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức khi tham gia khai thác, sử dụng Internet vớicác hành vi thể hiện bằng nội dung, sự việc cụ thể Chủ thể quyền bị xâm phạm quyền từhành vi trái pháp luật, từ đó phát sinh hàng loạt các thiệt hại khác như chi phí hợp lý đểngăn chặn, giải quyết tranh chấp, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sútdanh dự, uy tín và những tác động tiêu cực đến các mối quan hệ xã hội Đối với người sửdụng Internet có hành vi xâm phạm các quyền tác giả của cá nhân trái pháp luật phải chịu

26 Ths.Nguyễn Minh Oanh, (2010), Khái niệm chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phân loại trách nhiệm

bồi thường thiệt hại, Trang Thông tin Pháp luật dân sự

Trang 28

trách nhiệm dân sự như xin lỗi, cải chính, và thực hiện việc bồi thường thiệt hại do hành

vi của mình gây ra Còn đối với ISP khi biết được hoặc không biết đến hành vi vi phạmpháp luật của người sử dụng nhưng khi có yêu cầu được bảo vệ quyền của chủ thể cóquyền buộc phải thực hiện một số hành động để kịp thời ngăn chặn xâm phạm, hạn chếmức thiệt hại xảy ra Cần phải coi các ISP là những đơn vị kiểm soát, ngăn chặn và xử lýcác vi phạm về quyền tác giả trên internet bằng các biện pháp kỹ thuật Đồng thời, phải cóbiện pháp kết hợp kỹ thuật-pháp lý để gỡ bỏ nhanh chóng các thông tin vi phạm bảnquyền, đóng các website vi phạm, xác định kịp thời chủ thể vi phạm, xử lý nghiêm vềhành chính và hình sự27

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại Trong mối liên hệ

này hành vi trái pháp luật đóng vai trò là nguyên nhân trực tiếp, còn sự thiệt hại đóng vaitrò là kết quả tất yếu Trong giới hạn vấn đề liên quan đến trách nhiệm pháp lý của ISP đốivới hành vi xâm phạm quyền tác giả của người sử dụng thì sự kiện gây thiệt hại thường làcăn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại (BTTH) của ISP đối với các chủ thể

bị xâm phạm quyền tác giả trên Internet Với các quy định pháp luật ở nước ta hiện naythì khi xét trách nhiệm BTTH của ISP cần xét trách nhiệm bồi thường của ISP là tráchnhiệm bồi thường của người thứ ba Khi các vấn đề này phát sinh trách nhiệm pháp lý sẽcần phải đặt ra và không chỉ đối với người trực tiếp thực hiện hành vi xâm phạm mà cònliên quan đến các ISP cung cấp dịch vụ cho người sử dụng, tuy nhiên đây lại là khoảngtrống của pháp luật khi xét trách nhiệm BTTH của ISP

Đặc điểm riêng trách nhiệm gián tiếp của nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Trách nhiệm của ISP thường là trách nhiệm gián tiếp Đối với những hành vi xâm

phạm phổ biến trên Internet hiện nay, chủ thể của hành vi xâm phạm thường được thựchiện bởi người sử dụng dịch vụ của ISP Có thể thấy các trung gian Internet là các doanhnghiệp hoặc nền tảng Internet tạo điều kiện cho việc tiêu dùng, sử dụng hoặc phổ biến cácnội dung và các tương tác giữa người sử dụng Internet

Trên thực tế, trong quá trình truyền đưa trên mạng, việc sao chép có thể xảy ranhiều lần Đầu tiên, một tác phऀm có thể được sao chép vào máy chủ của một nhà cungcấp dịch vụ lưu trữ Sau đó, tác phऀm tiếp tục được sao chép trong quá trình truyền đưa -khi được chuyển qua mạng Internet, một tác phऀm được "lưu trữ và chuyển đi" nhiều lầntrên cái được gọi là "router" (bộ định tuyến) Thường các phương tiện của nhà cung cấpkết nối có vai trò nhất định trong quá trình này Thêm vào đó, một nhà cung cấp kết nối có

27 LS Vũ Tuấn Minh, (2019), Siết chặt trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian, Báo Quân đội

nhân dân, < gian-580784>

Trang 29

https://www.qdnd.vn/van-hoa/doi-song/siet-chat-trach-nhiem-phap-ly-cua-nha-cung-cap-dich-vu-trung-thể lựa chọn "cache" (cất trữ - tạo ra bộ đệm) nội dung lấy lại từ mạng toàn cầu trong hệthống của mình nhằm giúp chủ thuê bao không cần lấy thông tin từ các trang tại địa điểmban đầu, mà có thể truy cập trực tiếp Khi thực hiện chức năng cất trữ hay cung cấp chứcnăng định vị thông tin, các bản sao của tác phऀm cũng sẽ được lưu trữ (sao chép) trong bộđệm máy chủ của trung gian trực tuyến

Mọi hoạt động của ISP đều có khả năng xâm phạm quyền tác giả kết hợp với khảnăng kiểm soát về mặt kỹ thuật của ISP đối với các hành vi xâm phạm của người sử dụng,nói cách khác, khả năng ngăn chặn việc xâm phạm của người sử dụng là cơ sở cho việcđặt trách nhiệm đối với xâm phạm quyền tác giả lên các ISP Tuy nhiên, vai trò thụ độngcủa các ISP với tư cách các trung gian trực tuyến cũng như việc thiếu khả năng phân biệtgiữa các hoạt động hợp pháp và bất hợp pháp của người sử dụng khiến cho cơ chế tráchnhiệm toàn phần trở nên không phù hợp28 và vì thế đặt ra yêu cầu về các giới hạn tráchnhiệm đối với ISP Tuy ISP không trực tiếp có hành vi xâm phạm nhưng ISP cung cấpdịch vụ của mình và điều này góp phần tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho hành vixâm phạm diễn ra và có thể được lợi từ hành vi xâm phạm Từ trách nhiệm phân phốithông tin, dữ liệu, ISP có thể bị coi đồng phạm bởi vì những vi phạm mà khách hàng vàngười dùng của họ đã cam kết trong thỏa thuận sử dụng dịch vụ mà mình đưa ra Cũngnhư trong pháp luật hình sự, khi một người cung cấp phương tiện công cụ cho một ngườikhác phạm tội, hành vi này góp phần vào trách nhiệm pháp lý và phải chịu phần tráchnhiệm do hành vi hỗ trợ tội phạm này

Mặc dù đã có nhiều tranh luận trên Internet về trách nhiệm pháp lý gián tiếp củaISP với những giả định khác nhau, như giả định rằng các ISP có khả năng kiểm soát hành

vi của người dùng của họ, nhưng với quá trình phát triển cùng khối lượng thông tin, dữliệu lớn thì câu hỏi khó khăn được đặt ra là đến mức độ nào một ISP và những người kháctham gia vào phân phối thông tin trên Internet phải chịu trách nhiệm Thực tế cho thấygần như vô hạn các bản sao nguồn thông tin, dữ liệu được lan truyền trên Internet, đồngthời chủ thể của hành vi vi phạm được kích hoạt cấp số nhân đối với các thông xâm phạmquyền được phân phối trên Internet, sự kiểm soát nguồn thông tin dường như là bất khảthi trên môi trường Internet hiện nay, điều này ngày càng minh chứng rằng sự phát triểncủa công nghệ thông tin ngày càng phá vỡ những giả định, học thuyết pháp lý cũ

Nhìn chung để giải quyết vấn đề này cần chỉ rõ trách nhiệm pháp lý trực tiếp làtrách nhiệm của chủ thể có hành vi xâm phạm chính, tuy nhiên chủ thể vi phạm chính(người sử dụng dịch vụ của ISP) không phải là mục tiêu duy nhất đề xem xét trách nhiệm

28 Hamdani A., Who’s Liable for Cyberwrongs, 87 Cornell L Rev 901 (2002), xem ngày 11.3.2021

<http://scholarship.law.cornell.edu/clr/vol87/iss4/1>

Trang 30

pháp lý với một số lý do như: Thứ nhất, người sử dụng có thể không có khả năng để thực hiện việc bồi thường; Thứ hai, người bị xâm phạm quyền sẽ mong muốn một ISP hoặc những người khác ngăn chặn sự vi phạm; Thứ ba, hàng triệu người dùng Internet có thể

gửi hàng tỷ vi phạm và liên kết chúng với nhau thông qua các nền tảng dịch vụ của ISP,lúc ngày người bị thiệt hại có quyền yêu cầu, khởi kiện đối với ISP hoặc các cá nhân khácliên quan được xem là giải pháp hiệu quả

1.2.2.3 Cơ sở quy định trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với hành

vi xâm phạm quyền tác giả

Ngày nay các ISP đóng một vai trò quan trọng trong việc khai thác, truyền tải cũngnhư lưu trữ tài nguyên trên môi trường mạng Internet Bằng cách cung cấp các dịch vụkhác nhau ISP thường hướng tới mục đích là thương mại, kiếm lợi nhuận từ việc cung cấpcác dịch vụ ứng dụng giúp người sử dụng tiếp cận, khai thác tài nguyên, dữ liệu trênInternet Với chức năng cung cấp dịch vụ trực tuyến hoặc truy cập mạng hoặc nhà điềuhành thì việc xác định trách nhiệm của ISP là điều cần thiết, trên những cơ sở như sau:

Thứ nhất, do đặc thù về chủ thể: việc xác định được người sử dụng Internet là

người trực tiếp có hành vi xâm phạm hay không là vấn đề khó khăn, trong khi dễ xác địnhđược ISP cung cấp nền tảng dịch vụ Thực tế cho thấy rất khó để tìm ra chủ thể của hành

vi xâm phạm khi người sử dụng có thể sử dụng cơ chế “ऀn danh” trên môi trưởng Internet,điều này trở nên sự khó khăn trong việc theo dõi thực tế hành vi xâm phạm Trong khi đóISP có thể nhận dạng và định vị thường xuyên nhất nằm trong quyền kiểm soát của mình,

có thể là từ sự thỏa thuận với người dùng hoặc từ những hoạt động điều hành, quản trị hệthống dịch vụ của mình và do đó ISP dễ nắm giữ thông tin người sử dụng có hành vi xâmphạm, ISP cũng chịu trách nhiệm về việc xác định vị trí, địa chỉ, định danh của người sửdụng vi phạm

Thứ hai, về tiềm lực tài chính: ISP có năng lực tài chính lớn hơn để chịu trách

nhiệm so với người dùng là người trực tiếp có hành vi xâm phạm Như đã đề cập, ISPcung cấp dịch vụ để người dùng với mục đích thương mại và thu lại phần lợi nhuận, do đókhi phát sinh vấn đề pháp lý dẫn đến việc khởi kiện thì ISP là chủ thể có khả năng đápứng về mặt kinh tế Trong khi đó, người sử dụng có hành vi xâm phạm thường sử dụngInternet với mục đích cá nhân và không có đủ nguồn lực để chi trả cho những thiệt hạiphát sinh buộc phải bồi thường thiệt hại cho chủ thể bị xâm phạm quyền

Thứ ba, về tiềm lực kỹ thuật: ISP có năng lực về công nghệ để giám sát hành vi

người dùng trên Internet Có thể thấy rằng việc một ISP cung cấp nền tảng để cung cấpdịch vụ chỉ khi có đủ điều kiện về nhiều mặt, từ con người đến kỹ thuật công nghệ với

Trang 31

mục đích chính là đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng Ví dụ như Facebook khicung cấp nền tảng mạng thông tin xã hội cho người sử dụng, họ luôn có những biện pháp

về kỹ thuật để theo dõi số lượng người sử dụng đang dùng dịch vụ của mình, họ cho phépđăng tải những thông tin quảng cáo đồng thời cũng có những biện pháp để quản lý Hayđổi với Youtube - trang web lưu trữ video rất phổ biến hiện nay, chủ sở hữu bản quyềnthực sự không những không bỏ qua Youtube mà còn khuyến khích việc chia sẻ video củamình lên trang này, và điều này đem tới cho chủ sở hữu bản quyền đạt mục đích đem lạinguồn kinh tế cho chính bản thân họ, một số bản án ở Châu Âu29 đã đưa ra câu hỏi vềtrách nhiệm pháp lý của Youtube đối với vi phạm bản quyền thông qua các dịch vụ củamình

Thứ tư, về khả n愃؀ng quản lý: các ISP rất dễ định vị và chúng thường có hiệu quả

cao hơn nhiều để khắc phục thiệt hại do người có hành vi xâm phạm trực tiếp gây ra CácISP với vai trò quản trị cho phép thông tin, tài liệu được truyền tải lên hệ thống dịch vụ domình cung cấp từ người sử dụng, hoặc cung cấp nền tảng cho nội dung của bên thứ ba,hay các công ty truyền thông có thể lưu trữ các phần bình luận, làm cho nội dung của bênthứ ba có sẵn thông qua trang web của họ Đồng thời, ISP cung cấp các công cụ tìm kiếmcung cấp thông tin cho người sử dụng và tạo các đoạn thông tin gợi ý hoặc tự động điềnthông tin gợi ý cho người sử dụng, dựa trên các tìm kiếm và nội dung do người khác tạo

ra Điều này dù vô tình hay cố ý thì cũng đã tạo nên một trách nhiệm pháp lý buộc ISPphải thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền tác giả của chủ thể quyền

Thứ năm, về trách nhiệm pháp lý gián tiếp được đặt ra đối với ISP khi đặt trong

trường hợp ISP cố ý hỗ trợ cho các hành vi vi phạm trực tiếp của người sử dụng hoặc củabên thứ ba Vấn đề về trách nhiệm pháp lý được đặt ra khi các quy định pháp luật hiệnhành chủ yếu tập trung vào chủ thể xâm phạm quyền và áp đặt các quyết định hành chính

để giải quyết các vụ việc phát sinh Để có thể phân tích trách nhiệm toàn diện của các chủthể có liên quan cần phải được xem xét trên khía cạnh trách nhiệm pháp lý gián tiếp, từ đó

có hướng giải quyết thuyết phục bảo đảm sự công bằng của pháp luật Mặt khác, đưa phápluật điều chỉnh trách nhiệm pháp lý đối với ISP phát triển phù hợp với trật tự chung, cũngnhư dự liệu trước những vấn đề phát sinh không lường trước được của thời đại Internet,đồng thời tạo ra sự cân bằng giữa trách nhiệm pháp lý và lợi ích của chủ thể có quyền Đã

có nhiều tranh luận về phạm vi trách nhiệm của các ISP và các chủ sở hữu các trang Webkhác đối với các hành vi xâm phạm quyền của người dùng của họ, trong đó có việc chủthể có quyền có thể khả năng khởi kiện hành vi xâm phạm và yêu cầu bồi thường thiệt hạicho mình

29 Toà án thương mại Madrid, Youtube v.Telencio, 289/2010, ngày 23 tháng 9 năm 2010

Trang 32

Thứ sáu, về trách nhiệm liên đới được đặt ra đối với ISP Dù là chủ thể cần chịu

trách nhiệm pháp lý đối với hành vi xâm phạm quyền hay là chủ thể bị xâm phạm quyềnthì cũng đều là người sử dụng Internet Thực tế, dù không trực tiếp thực hiện những hành

vi cung cấp, phát tán những nội dung liên quan đến QTG trên môi trường mạng nhưngcác ISP được hưởng lợi khi các hành vi vi phạm sinh lời thương mại Khi ISP tạo điềukiện cho những hành vi vi phạm này xảy ra thì phải chịu trách nhiệm đối với xâm phạmquyền tác giả trên Internet

Kết luận chương 1

Chương 1 của nghiên cứu đã làm rõ những vấn đề lý luận chung bao gồm kháiniệm, đặc điểm về quyền tác giả, môi trường Internet cũng như trách nhiệm pháp lý củacác ISP đối với các hành vi xâm phạm quyền tác giả của người sử dụng, trong đó tậptrung vào các nội dung xâm phạm đang diễn ra trên môi trường Internet hiện nay là hành

vi xâm phạm quyền tác giả của người sử dụng Những nội dung này cần được xác định rõràng và nguyên tắc hóa để trở thành cơ sở cho những nghiên cứu ở chương II về vấn đề ápdụng trách nhiệm đối với các ISP khi hành vi xâm phạm quyền quyền tác giả diễn ra.Trong chương I này, nhóm tác giả cũng trình bày một số khía cạnh còn thiếu sót của hệthống lý luận về vi phạm pháp luật và trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet tạiViệt Nam, qua đó đặt ra yêu cầu học tập và sửa đổi, bổ sung một cách linh hoạt kinhnghiệm của pháp luật nước ngoài vào thực tiễn pháp lý tại Việt Nam

Trên phương diện kỹ thuật các ISP đóng vai trò hỗ trợ cho quá trình truyền tải, phổbiến nội dung, về bản chất ISP không phải là người xâm phạm quyền của một cá nhân, tổ

Trang 33

chức khác trên mạng hoặc máy chủ của mình Vì thế để xác định ISP có phải chịu tráchnhiệm trực tiếp đối với việc xâm phạm nền tảng dịch vụ của mình vẫn là vấn đề khó khăn.Việc xác định trách nhiệm pháp lý của các ISP đối với hành vi xâm phạm quyền tác giảtrên Internet của người sử dụng là điều cần thiết và phù hợp với những biến đổi trong quátrình phát triển của các ứng dụng dịch vụ trên Internet hiện nay trên tất cả các mặt xã hội,kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng Từ những vấn phát sinh ngày càng phổ biến, đadạng, phức tạp cũng như khi xem xét trách nhiệm của ISP trong môi trường pháp lý, chothấy trong mối quan hệ giữa ISP và người sử dụng dịch vụ, người sử dụng dịch vụ là bênchịu trách nhiệm đầu tiên khi có phát sinh tranh chấp liên quan đến nội dung mà người sửdụng là chủ thể chính, ISP không chịu bất kỳ trách nhiệm liên đới nào Việc này sẽ tạonên một sự thiếu sót, thiếu công bằng giữa người sử dụng và ISP, bởi trong thực tế, nhữnghành vi xâm phạm này được thực hiện thông qua các dịch vụ như: truy cập, lưu trữ, công

cụ tìm kiếm và bộ định tuyến nội dung ISP đã tạo môi trường, điều kiện tích cực giúp chongười sử dụng khai thác thông tin, dữ liệu trên Internet thông qua những dịch vụ mà mìnhcung cấp và không thể tránh được phần trách nhiệm khi phát sinh vấn đề liên quan đếnxâm phạm quyền tác giả của người khác

-CHƯƠNG 2 TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

2.1 Quy định về trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả trong các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên

2.1.1 Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

Các quy định của CPTPP đang là tiền đề để các nhà làm luật tại Việt Nam xem xét

và sửa đổi các quy định của Luật SHTT hiện hành, bằng cách bổ sung thêm các cụ thể vềISP và các quy định khác phù hợp với quy định của Chương 18 về Sở hữu trí tuệ củaCPTPP và các quy định mới này được kỳ vọng sẽ tạo ra bước đột phá mới đem lại tínhhiệu quả, khả thi cao trong việc thực thi bảo vệ quyền tác giả trên mạng Internet nói riêngcũng như các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Ngày đăng: 04/03/2024, 13:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w