1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trình Bày Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam. Sự Vận Dụng Của Đảng Ta Trong Công Cuộc Đổi Mới Hiện Nay.pdf

17 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình Bày Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam. Sự Vận Dụng Của Đảng Ta Trong Công Cuộc Đổi Mới Hiện Nay
Tác giả Đào Thu Trang, Nguyễn Huyền Trang, Bùi Thị Trinh, Nguyễn Phương Tú, Vũ Cẩm Tú, Toàn Thanh Tùng, Nguyễn Đỗ Tường Vy, Nguyễn Thị Xuân, Ngân Hữu Hiệp, Cẩm Lê Ngọc Huyền, Phạm Trần Diệu Linh
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 419,95 KB

Nội dung

Ở nước ta, thời kỳ quá độ không diễn ra chốc lát mà nó là cả một quá trình lâu dài với tư tưởng Hồ Chí Minh là ánh sáng dẫn lối Đảng Cộng sản Việt Nam và toàn bộ nhân dân Việt Nam trong

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

ĐỀ BÀI: 09:

Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Sự vận dụng của Đảng ta trong công cuộc đổi mới

hiện nay.

Hà Nội, 2022

NHÓM : 06 LỚP : N11.TL1

Trang 2

BÀI TẬP NHÓM

Nhóm 6 - Lớp 4619 – N11.TL1

1 Thành viên nhóm / MSSV - Nhiệm vụ:

Thành viên nhóm MSSVS Nhiệm vụ

Đào Thu Trang 461951: Thành viên Tổng hợp nội dung

Nguyễn Huyền Trang 461952: Thành viên Làm phần III

Bùi Thị Trinh 461953: Thành viên Làm phần I và thuyết trình

Nguyễn Phương Tú 461954: Thành viên Làm phần III

Vũ Cẩm Tú 461955: Thành viên Làm phần II và thuyết trình Toàn Thanh Tùng 461956: Thành viên Làm phần II

Nguyễn Đỗ Tường Vy 461957: Nhóm trưởng Làm phần II

Nguyễn Thị Xuân 461958: Thành viên Làm phần II

Ngân Hữu Hiệp 461959: Thành viên Làm phần II

Cẩm Lê Ngọc Huyền 461960: Thành viên Làm phần I

Phạm Trần Diệu Linh 461961: Thành viên Làm phần II và powerpoint

2 Phân chia công việc và làm việc nhóm

STT Mã SV Họ và tên

Đánh giá của

SV Đánh giá của giáo viên

A B C Điểm

số

Điểm chữ

GV ký tên

1 461951: Thành viên Đào Thu Trang X

2 461952: Thành viên Nguyễn Huyền Trang X

3 461953: Thành viên Bùi Thị Trinh X

4 461954: Thành viên Nguyễn Phương Tú X

5 461955: Thành viên Vũ Cẩm Tú X

6 461956: Thành viên Toàn Thanh Tùng X

7 461957: Nhóm trưởng Nguyễn Đỗ Tường Vy X

8 461958: Thành viên Nguyễn Thị Xuân X

9 461959: Thành viên Ngân Hữu Hiệp X

10 461960: Thành viên Cẩm Lê Ngọc Huyền X

11 461961: Thành viên Phạm Trần Diệu Linh X

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CNXH Chủ nghĩa xã hội XHCN Xã hội chủ nghĩa TKQĐ Thời kỳ quá độ TBCN Tư bản chủ nghĩa UBND Ủy ban nhân dân

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU ……… 4

NỘI DUNG ……… 4

I QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 4

II QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ……… 5

1 Tính chất, đặc điểm, nhiệm vụ và các nhân tố đảm bảo thực hiện thành công Chủ nghĩa xã hội ……… 5

1.1 Tính chất của thời kỳ quá độ ……… 5

1.2 Đặc điểm của thời kỳ quá độ ……… 5

1.3 Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ ……… 6

1.4 Các nhân tố đảm bảo thực hiện thành công Chủ nghĩa xã hội …… 7

2 Một số nguyên tắc xây dựng Chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ … 8

2.1 Quán triệt những Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin về thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ……… 8

2.2 Giữ vững độc lập dân tộc ……… 9

2.3 Học tập kinh nghiệm các nước ……… 10

2.4 Xây đi đôi với chống ……… 10

III SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NAY ……… 11

1 Kiên định mục tiêu và con đường cách mạng mà Hồ Chí Minh đã xác định ……… 11

2 Phát huy sức mạnh dân chủ xã hội chủ nghĩa ……… 11

3 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực trong xã hội 12 3.1 Củng cố, kiện toàn, phát huy sức mạnh và hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị ……… 12

3.2 Đấu tranh chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ……… 13

KẾT LUẬN ……… 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 15

Trang 5

MỞ ĐẦU

Sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử tự nhiên Đó là sự biến đổi và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp Nghiên cứu tiến trình vận động của lịch sử, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác khẳng định, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chắc chắn sẽ bị thay thế bằng phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa Đó là một quy luật khách quan của lịch sự và thời đại ngày này chính là thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản Ở nước ta, thời kỳ quá độ không diễn ra chốc lát mà nó là cả một quá trình lâu dài với tư tưởng Hồ Chí Minh là ánh sáng dẫn lối Đảng Cộng sản Việt Nam và toàn bộ nhân dân Việt Nam trong thời kỳ đặc biệt của đất nước - thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

NỘI DUNG

I QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Các nhà kinh điển mác xít chỉ rõ, sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử tự nhiên Đó là sự biến đổi và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp Khi mà quá trình vận động của TBCN đã xuất hiện những mâu thuẫn trong lòng xã hội, đó là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mang tính xã hội hóa cao và quan hệ sản xuất mang tính tư hữu Thì việc giai cấp công nhân lật đổ chủ nghĩa tư bản để xây dựng nên CNXH

là sứ mệnh được lịch sử gọi tên Tuy nhiên, bất cứ quốc gia nào muốn có CNXH, muốn xây dựng hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa thì đều phải trải qua thời kỳ quá độ Đây là điều tất yếu, bởi vì trong công cuộc chuyển biến từ hình thái kinh tế xã hội TBCN sang Cộng sản chủ nghĩa sẽ không thể nào tránh khỏi việc còn sót lại các tàn dư của chế

độ cũ, TKQĐ là lúc chúng ta xóa bỏ những thứ đã lỗi thời lạc hậu và đồng thời có thời gian

để xây dựng, củng cố những yếu tố tích cực của chế độ xã hội mới Đó là thời kỳ còn có

sự đan xen lẫn nhau giữa các yếu tố mới và cũ trong cuộc đấu tranh với nhau Từ chủ nghĩa

tư bản lên chủ nghĩa xã hội không là ngoại lệ lịch sử So với các hình thái kinh tế xã hội đã xuất hiện trong lịch sử, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa có sự khác biệt về chất, trong đó không có giai cấp đối kháng, con người từng bước trở thành người tự do

Theo quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, có hai con đường quá độ lên CNXH Con đường thứ nhất là quá độ trực tiếp lên CNXH từ những nước TBCN

Trang 6

phát triển ở trình độ cao Con đường thứ hai là quá độ gián tiếp lên CNXH ở những nước chủ nghĩa tư bản phát triển còn thấp, hoặc như V.l.Lênin cho rằng, những nước có nền kinh

tế lạc hậu, chưa trải qua thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản cũng có thể đi lên CNXH được trong điều kiện cụ thể nào đó nhất là trong điều kiện đảng kiểu mới của giai cấp vô sản nắm quyền lãnh đạo (trở thành đảng cầm quyền) và được một hay nhiều nước tiên tiến giúp đỡ

II QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA

XÃ HỘI

1 Tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ của thời kỳ quá độ

1.1 Tính chất của thời kỳ quá độ

“Đây là thời kỳ cải biến sâu sắc nhất nhưng phức tạp, lâu dài, khó khăn, gian khổ”

Theo Hồ Chí Minh, đây là thời kỳ cải biến xã hội cũ thành xã hội mới - một xã hội hoàn toàn chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta Đây là thời kỳ mà dân tộc ta phải thay đổi triệt

để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm; phải xoá bỏ giai cấp bóc lột; phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hoá cao

và đời sống tươi vui, hạnh phúc trong điều kiện nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, mới thoát khỏi ách thực dân, phong kiến nên nó là công cuộc biến đổi sâu sắc nhất, khó khăn nhất, thậm chí còn khó khăn, phức tạp hơn cả việc đánh giặc

1.2 Đặc điểm của thời kỳ quá độ

Khi nói về con đường quá độ lên XHCN ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ:

“Đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến

Đặc điểm này chi phối các đặc điểm khác, thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống

xã hội và làm cơ sở nảy sinh nhiều mâu thuẫn

Mâu thuẫn giữa yêu cầu một chế độ xã hội mới với công nông nghiệp hiện đại,

khoa học kĩ thuật tiên tiến và tình trạng lạc hậu, kém phát triển, đối phó với âm mưu của các thế lực thù địch nhằm phá hoại mục tiêu của chúng ta Hay nói cách khác là phải giải quyết yêu cầu phát triển cao trên mọi mặt với điểm xuất phát của chúng ta Hồ Chí Minh còn đặc biệt lưu ý đến mâu thuẫn cơ bản của TKQĐ, đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển cao của đất nước theo xu hướng tiến bộ và thực trạng kinh tế - xã hội quá thấp kém của nước ta

1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.12, tr.411

Trang 7

Thứ nhất, đó là nền kinh tế thấp kém, lạc hậu Cho nên vẫn còn tồn tại nhiều hình

thức kinh tế, lại bị chiến tranh tàn phá nên hình thức kinh tế nổi bật nhất là kinh tế nông nghiệp sản xuất nhỏ, mang tính lẻ tẻ, rời rạc, khép kín, nặng về tự cung tự cấp, ít có giao lưu với nước ngoài Trong cơ cấu giai cấp bao gồm nhiều hạng người, nhưng nổi lên vẫn

là nông dân Thứ hai, là về văn hóa tinh thần Đó là trình độ lực lượng sản xuất nước ta vẫn

còn thấp, khoa học kỹ thuật chưa phát triển Vẫn còn tàn dư, vết tích của văn hóa thực dân, phong kiến Lối sống con người chưa khoa học

Ngoài ra, việc đất nước chúng ta bỏ qua hình thái kinh tế - xã hội TBCN cũng là một điều tất yếu, trước hết là căn cứ vào sự thành công của cách mạng tháng 10 Nga Và tiếp đó là căn cứ vào thực tiễn lịch sử của Việt Nam, bởi trước năm 1930 ở nước ta là sự khủng hoảng về đường lối cứu nước, với sự thất bại liên tiếp của phong trào Cần Vương, phong trào Đông Du,…đã chứng minh rằng đất nước chúng ta không phù hợp đi theo con đường phong kiến và con đường TBCN, mà thích hợp nhất phải là con đường đi lên CNXH

Ngày nay, trên cơ sở khẳng định một cách thuyết phục về tiềm năng, giới hạn phát triển của chủ nghĩa tư bản, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa;

bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị không phù hợp với chế độ

xã hội chủ nghĩa, chứ không phải bỏ qua tất cả những thành tựu, giá trị văn minh mà nhân loại đã đạt được trong thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản2

1.3 Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ

Từ những mâu thuẫn trong đặc điểm, Hồ Chí Minh đã đề ra nhiệm vụ của TKQĐ

Cụ thể những nội dung của nhiệm vụ trong thời kỳ này được Bác nêu rõ:

Về lĩnh vực kinh tế, bước đầu cần phải phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất

lao động trên cơ sở công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, cùng với thiết lập quan hệ sản xuất,

cơ chế quản lý kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, ngành, vùng, lãnh thổ Bác rất coi trọng quan hệ phân phối và quản lý kinh tế Theo Người, quản lý kinh tế phải dựa trên cơ sở hạch toán, đem lại hiệu quả cao, sử dụng tốt các đòn bẩy để phát triển sản xuất

Về lĩnh vực chính trị, phải xây dựng được chế độ dân chủ Trước hết phải xóa bỏ

chủ nghĩa cá nhân trong Đảng và bộ máy chính quyền, giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng; củng cố khối liên minh công nhân - nông dân - trí thức, không ngừng tăng

2 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (2022), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H, tr.25

Trang 8

cường khối đại đoàn kết dân tộc Đồng thời bồi dưỡng, giáo dục để nhân dân có tri thức,

có năng lực làm chủ chế độ xã hội

Về lĩnh vực văn hóa, nhiệm vụ là phải tẩy trừ triệt để mọi di tích thuộc địa và ảnh

hưởng nô dịch của văn hóa đế quốc đồng thời xây dựng nền văn hóa dân tộc, khoa học, đại chúng Mấu chốt của văn hóa là xây dựng con người có đạo đức cách mạng, có chất xã hội chủ nghĩa với đức - tài gắn bó hữu cơ với nhau, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, trung thành với sự nghiệp cách mạng

Về các quan hệ xã hội, thực hiện sự phân phối theo lao động, thi hành chính sách xã

hội vì toàn dân, bình đẳng Mấu chốt của vấn đề xã hội là phải thay đổi triệt để những quan

hệ trong xã hội cũ, xây dựng một xã hội dân chủ, đảm bảo công bằng, văn minh, tôn trọng con người, đảm bảo lợi ích cá nhân đúng đắn Bên cạnh đó, cần tập trung phát triển con người, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài Bởi điều đó vừa là mục tiêu, vừa là động của sự phát triển xã hội

1.4 Các nhân tố đảm bảo thực hiện thành công Chủ nghĩa xã hội

Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hệ

thống chính trị mà chủ yếu và trực tiếp là Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

là một đòi hỏi khách quan của cách mạng Việt Nam Lịch sử cách mạng Việt Nam đã khẳng định một quy luật khách quan: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH Điều đó có nghĩa là cách mạng Việt Nam trong thời đại ngày nay, nếu không giành và giữ vững được độc lập dân tộc, thì không thể xây dựng thành công CNXH và ngược lại, không xây dựng thành công CNXH thì cũng không thể giữ vững được độc lập dân tộc Hệ thống chính trị mà Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trụ cột, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng (đội tiền phong của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam) là bảo đảm tất yếu phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta hiện

nay

Thứ hai, nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước Quản lý nhà nước về thực hiện

CNXH là sự tác động trực tiếp, liên tục, có tổ chức của nhà nước đối với quá trình xây dựng, tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát và điều chỉnh quá trình đi lên CNXH, nhằm duy trì và phát triển xã hội theo các đặc trưng và mục tiêu mà nhà nước đặt ra, phù hợp với

xu thế phát triển khách quan của lịch sử Ở mỗi chế độ chính trị - xã hội khác nhau thì quản

lý xã hội sẽ có trình độ, phương thức, hình thức, mục đích quản lý khác nhau Sự khác nhau

Trang 9

về phương thức, trình độ quản lý xã hội do trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và

mục đích quản lý do giai cấp cầm quyền xác định

Thứ ba, phát huy tính tích cực, chủ động của các tổ chức chính trị - xã hội Các tổ

chức chính trị - xã hội có nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, động viên và phát huy tính tích cực xã hội của các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị; chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của nhân dân; tham gia vào công việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, giữ vững và tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước

và nhân dân, góp phần thực hiện và thúc đẩy quá trình dân chủ hoá và đổi mới xã hội, thực

hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ

Thứ tư, xây dựng đội ngũ viên chức Nhà nước “đủ đức, đủ tài” Người luôn đánh

giá cao vai trò đội ngũ cán bộ, đảng viên là gốc của mọi công việc: "Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém" Người ví cán bộ như "cái dây chuyền của bộ máy Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng

tê liệt" Theo Người, cán bộ có tài mà không có đức là vô dụng, vì “có tài không có đức, tham ô hủ hoá có hại cho nước”, ngược lại, cán bộ chỉ có đức mà không có tài thì cũng chẳng khác nào “những ông bụt ngồi ở trong chùa, không giúp ích gì được ai” Vì vậy người cán bộ cần phải có đủ đức và tài “Có tài” theo tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm cả năng lực trí tuệ và năng lực tổ chức thực tiễn Muốn có được những năng lực đó, người cán

bộ phải chịu khó học tập, rèn luyện, trước hết là học tập lý luận Mác - Lênin, sau đó phải chịu khó lăn lộn trong thực tiễn Bởi vì theo Người, lý luận luôn được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh động

2 Một số nguyên tắc xây dựng Chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ

2.1 Quán triệt những Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin về thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội

Hồ Chí Minh khẳng định: Chủ nghĩa Mác - Lênin là sự tổng kết kinh nghiệm của phong trào công nhân từ trước đến nay của tất cả các nước, là khoa học về cách mạng của quần chúng bị áp bức, bóc lột; là khoa học về sự thắng lợi của CNXH; là khoa học về xây dựng chủ nghĩa cộng sản Nên theo Người, cuộc cách mạng mà giai cấp công nhân thực hiện chỉ có thể đạt được thành tựu trên cơ sở trung thành sắt đá với những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin Đề cập đến tầm quan trọng của chủ nghĩa Mác-Lênin, Người thường

nhắc: “Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng”, “Chỉ có một

đảng có lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có thể làm tròn được vai trò chiến sĩ tiền

Trang 10

phong”3 Chính vì vậy Người luôn nhắc nhở, khuyến khích, động viên mọi người phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ về chủ nghĩa Mác-Lênin Người còn chỉ rõ: Học chủ nghĩa Mác-Lênin không phải học để thuộc từng câu, từng chữ mà học lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin, phải gắn lý luận Mác-Lênin với thực tiễn nếu không muốn nó trở thành lý luận suông và phải cụ thể hóa nó cho thích hợp với điều kiện

2.2 Giữ vững độc lập dân tộc

Độc lập dân tộc là khát vọng của toàn nhân loại Với dân tộc Việt Nam, đó còn là một giá trị thiêng liêng, được bảo vệ và giữ gìn bởi máu xương, sức lực của biết bao thế hệ người Việt Nam Với Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc bao hàm trong đó cả nội dung dân tộc

và dân chủ Đó là nền độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn, chứ không phải là thứ độc lập giả hiệu, độc lập nửa vời, độc lập hình thức Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, độc lập dân tộc bao giờ cũng gắn với tự do, dân chủ, ấm no hạnh phúc của nhân dân lao động

Cả cuộc đời hoạt động cách mạng, Người chỉ có “một sự ham muốn, ham muốn tột

bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do” Vì

vậy, theo Người, điều mà người dân cần nhất trên đời là “đồng bào được tự do, Tổ quốc được độc lập” Ngay sau khi cách mạng tháng tám thành công đưa dân tộc ta thoát khỏi

xiềng xích nô lệ hơn 80 năm của thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rằng: “Nếu

nước nhà độc lập rồi mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng

nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và điều quan trọng nhất là phải giữ

được độc lập Khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Người đã khẳng định “Toàn

thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ

củng cố vững chắc độc lập dân tộc, giải phóng dân tộc một cách hoàn toàn triệt để Người

khẳng định “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng triệt để các dân

tộc bị áp bức khỏi ách nô lệ; chỉ có cách mạng xã hội chủ nghĩa mới bảo đảm cho một nền độc lập thật sự, chân chính”6

3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.11, tr96

4 Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng”, ký tên Hồ Chí Minh; đăng trên Báo Cứu quốc, số ra ngày 17-10-1945

5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.4, tr3

6 Hồng Hà, Thời thanh niên của Bác Hồ, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1976, trang 98

Ngày đăng: 04/03/2024, 13:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w