BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP NHÓM MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Nhóm thảo luận : Nhóm 1 Đề bài số 11: Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về các nguyên tắc tổ chức, hoạt động c
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Nhóm thảo luận : Nhóm 1
Đề bài số 11: Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về các nguyên tắc tổ
chức, hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam Liên hệ thực tiễn.
Hà Nội, 2023
Trang 2BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhóm: 1
Tổng số sinh viên của nhóm: 10
+ Có mặt:
+ Vắng mặt:
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng thành viên trong việc thực hiện bài tập nhóm
Kết quả như sau:
sinh viên Ký tên
Đánh giá của giáo viên
- Kết quả điểm bài viết:
+ Giáo viên chấm thứ nhất
+ Giáo viên chấm thứ hai
- Kết quả điểm thuyết trình
- Giáo viên cho điểm thuyết trình
- Điểm kết luận cuối cùng Giáo viên đánh giá cuối cùng
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Trưởng nhóm
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam 1
1.1 Tập trung dân chủ 1
1.2 Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách 2
1.3 Tự phê bình và phê bình 4
1.4 Kỷ luật nghiêm minh, tự giác 5
1.5 Đoàn kết thống nhất trong Đảng 6
2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác tổ chức, hoạt động của Đảng ta hiện nay 6
2.1 Thực tiễn Việt Nam trong công tác tổ chức, hoạt động của Đảng hiện nay 6
2.2 Đánh giá những nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng hiện nay 9
2.3 Định hướng một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác tổ chức, hoạt động của Đảng hiện nay 10
KẾT LUẬN 12
Trang 4MỞ ĐẦU
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng trên mọi phương diện Bắt nguồn từ học thuyết của Mác về Đảng Cộng sản và từ học thuyết về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân được Lênin đưa ra những năm đầu thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu có chọn lọc và phát triển lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin về Đảng Cộng sản, đồng thời chuẩn bị đầy đủ về mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam Trong những
di sản tư tưởng mà Người để lại, những luận điểm của Người về Đảng Cộng sản, nhất là những nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng đã trở thành một phần vô cùng quan trọng cho đến tận ngày nay Chính nhờ những luận điểm rõ ràng của Hồ Chí Minh về vấn đề này đã góp phần xây dựng và củng cố Đảng, làm cho Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là lực lượng chính trị lãnh đạo toàn xã
hội Thấy được vai trò lớn lao đó, nhóm chúng em xin được lựa chọn đề tài: “Trình
bày tư tưởng Hồ Chí Minh về các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng Cộng Sản Việt Nam Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác tổ chức, hoạt động của Đảng ta hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của nhóm.
NỘI DUNG
1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam
1.1 Tập trung dân chủ
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ rằng: “Xây dựng Đảng, có ba mặt: tư
tưởng, chính trị và tổ chức” - “đó là đường lối xây dựng Đảng”1 Trong hệ quan điểm về xây dựng Đảng, Người nhấn mạnh việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức
và hoạt động của Đảng, trong đó có nguyên tắc tập trung dân chủ Đây là nguyên
tắc cơ bản nhất để xây dựng Đảng Cộng sản trở thành một tổ chức chiến đấu chặt chẽ, vừa phát huy sức mạnh của mỗi người, vừa phát huy sức mạnh của cả tổ chức Đảng
Về tập trung, Người nhấn mạnh phải thống nhất về tư tưởng, tổ chức, hành
động; có nghĩa là thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phải phục tùng cấp trên,
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011
1
Trang 5tất cả các Đảng viên phải chấp hành vô điều kiện nghị quyết của Đảng Nhờ đó mà
“Đảng ta tuy đông người nhưng tiến hành chỉ như một người”.
Về dân chủ, Hồ Chí Minh phân tích: “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, là thành quả của cách mạng” Đồng thời, Người khẳng định: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý Đó là một quyền lợi cũng là một nghĩa vụ của mọi người Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý”.
Dân chủ là yếu tố cần thiết phải thực hiện và phát huy hết mức trong nội bộ Đảng cũng như trong nội bộ các tổ chức chính trị - xã hội
Trong nguyên tắc này, dân chủ và tập trung có mối quan hệ gắn bó mật thiết, giữa chúng có sự thống nhất biện chứng với nhau Dân chủ để đi đến tập trung, là
cơ sở của tập trung chứ không phải là dân chủ tùy tiện, phân tán, vô tổ chức Tập trung là tập trung trên cơ sở dân chủ chứ không phải tập trung quan liêu theo kiểu độc đoán, chuyên quyền Trong công tác tổ chức và hoạt động của Đảng, khi thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, Người lưu ý, mọi đảng viên phải tuân theo kỷ luật của Đảng, cá nhân phải phục tùng tổ chức, bộ phận phải phục tùng toàn thể, số
ít phục tùng số nhiều, cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng Trung ương, tất cả đảng viên phải phục tùng vô điều kiện nghị quyết của Đảng
1.2 Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
Theo Hồ Chí Minh : “Lãnh đạo không tập thể thì sẽ đi đến cái tệ bao biện,
độc đoán, chủ quan Kết quả là hỏng việc Phụ trách không do cá nhân thì sẽ đi đến cái tệ bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ Kết quả cũng là hỏng việc Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách phải luôn đi đôi với nhau” 2 Tập thể lãnh đạo là dân chủ
Cá nhân phụ trách là tập trung
Vì sao cần phải có tập thể lãnh đạo? Người giải thích: Vì một người dù khôn ngoan tài giỏi mấy, dù nhiều kinh nghiệm đến đâu, cũng chỉ trông thấy, chỉ xem xét được một hoặc một số mặt của một vấn đề, không thể trông thấy và xem xét tất cả
2Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011
2
Trang 6mọi mặt của một vấn đề “Vì vậy, cần phải có nhiều người Nhiều người thì nhiều
kinh nghiệm Người thì thấy rõ mặt này, người thì trông thấy rõ mặt khác của vấn
đề đó Góp kinh nghiệm và sự xem xét của nhiều người, thì vấn đề đó được thấy rõ khắp mọi mặt Mà có thấy rõ khắp mọi mặt, thì vấn đề ấy mới được giải quyết chu đáo, khỏi sai lầm”3 Từ đó có thể thấy rõ vai trò của tập thể lãnh đạo là rất lớn Chỉ
có lãnh đạo tập thể mới huy động được toàn bộ trí tuệ của đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tục ngữ có câu: “Khôn bầy hơn khôn độc” là nghĩa đó
Vì sao cần phải cá nhân phụ trách? Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ rằng: Cá nhân phụ trách là trên cơ sở bàn bạc kỹ lưỡng và phát huy trí tuệ của tập thể, xây dựng kế hoạch rõ ràng rồi thì giao cho một người hoặc một nhóm người phụ trách thi hành, từ đó gắn trách nhiệm và phát huy vai trò của mỗi cá nhân, bảo đảm cho công việc được triển khai kịp thời và có hiệu quả Nếu không có cá nhân phụ trách, thì sẽ sinh ra cái tệ dựa dẫm, ỷ lại, “cha chung không ai khóc”, “nhiều sãi không ai đóng cửa chùa”, kết quả là không ai thi hành, dẫn tới tình trạng thiếu vắng trách nhiệm, làm cho nghị quyết của tập thể thực hiện không đến nơi đến chốn, như thế thì việc gì cũng không xong, thậm chí có khi “hỏng việc” Vì lẽ đó, cho nên lãnh đạo cần phải có tập thể, nhưng phụ trách lại cần phải giao cho cá nhân Những quan điểm trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là sự vận dụng, bổ sung và phát triển quan điểm của V.I Lê-nin về nội dung tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách: “Nếu trong chế độ tập thể lãnh đạo là cần thiết trong thảo luận những vấn đề cơ bản thì cũng cần có chế độ trách nhiệm cá nhân và cá nhân điều khiển để tránh hiện tượng
lề mề và hiện tượng trốn trách nhiệm”4
Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách phải luôn đi đôi với nhau, có mối quan
hệ mật thiết với nhau, không được máy móc Người còn chỉ rõ: “Nhưng không phải vấn đề gì nhỏ nhặt, vụn vặt, một người vẫn có thể giải quyết được, cũng đưa ra bàn
3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t 5, tr 619
4V.I Lê-nin: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t 39, tr 486
3
Trang 7- mới là tập thể lãnh đạo Nếu làm như vậy là hiểu tập thể lãnh đạo một cách quá máy móc Kết quả là cứ khai hội mà hết ngày giờ Những việc bình thường, một người có thể giải quyết đúng, thì người phụ trách cứ cẩn thận giải quyết theo đúng hướng tập thể và phải chịu trách nhiệm Những việc quan trọng mới cần tập thể quyết định”5
Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách có ý nghĩa to lớn Thứ nhất là phát huy được sức mạnh tập thể đồng thời khẳng định năng lực cá nhân Thứ hai là tránh được tình trạng quan liêu, chống lại bệnh độc đoán, chuyên quyền, vi phạm dân chủ trong Đảng; đồng thời chống lại tệ dựa dẫm tập thể, không dám chịu trách nhiệm Trong giai đoạn đất nước mở cửa hội nhập với thế giới hiện nay, trách nhiệm của tập thể, của cá nhân càng phải được phát huy để tổ chức Đảng không ngừng lớn mạnh, đủ sức dẫn dắt toàn dân tộc đi đến thắng lợi cuối cùng - thực hiện thành công mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
1.3 Tự phê bình và phê bình
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt coi trọng việc xây dựng đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, thường xuyên yêu cầu Đảng phải tự xây dựng, chỉnh đốn nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của cách mạng: “Các cơ quan, các cán bộ, các đảng viên, mỗi người mỗi ngày phải thiết thực tự kiểm điểm
và kiểm điểm đồng chí mình Hễ thấy khuyết điểm phải kiên quyết tự sửa chữa, và giúp đồng chí mình sửa chữa” Vì chỉ khi làm được như vậy mới xây dựng được một đội ngũ cán bộ, Đảng viên tốt nhất, hoàn thiện nhất cho một mục đích chung cao cả là giải phóng dân tộc
Trong quá trình tự phê bình và phê bình phải đi liền với sửa chữa, biểu dương khen thưởng, phải nêu được những ưu khuyết điểm để từ đó đưa ra những hướng phát huy và khắc phục Ai làm tốt phải được động viên khen thưởng, ai làm sai phải bị xử phạt rõ ràng Quá trình phê bình và tự phê bình cũng phải bảo đảm tính khách quan, trung thực, thẳng thắn, phải bảo đảm tính dân chủ và công khai Khi phê bình và tự phê bình thì không được nể nang, thêm bớt, không được hời
5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.620
4
Trang 8hợt, nói gàn, nói vòng quanh Người và tổ chức bị phê bình không được vì thế mà oán trách, nản chí, không chịu tiếp thu, sửa đổi, lâu dài đó sẽ trở thành bệnh nặng không thể chữa Cuối cùng, Người yêu cầu mỗi cán bộ, Đảng viên phải coi việc phê bình và tự phê bình là thói quen hàng ngày như cơm ăn ba bữa, phải tiến hành thường xuyên, phê bình cả từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên như vậy mới đạt được hiệu quả
1.4 Kỷ luật nghiêm minh, tự giác
Kỷ luật nghiêm minh: Hồ Chí Minh coi kỷ luật nghiêm minh là một yếu tố quan trọng để duy trì tính đoàn kết và hiệu quả của Đảng Người tin rằng chỉ khi mọi thành viên trong Đảng tuân thủ các nguyên tắc, quy định và chỉ thị của Đảng mới có thể đạt được sự đồng lòng và sự phối hợp cần thiết để đối phó với những thách thức và khó khăn
Tự giác: Hồ Chí Minh cũng quan trọng việc thúc đẩy tinh thần tự giác trong Đảng và trong xã hội Mọi thành viên trong Đảng cần phải có tinh thần tự chủ, sáng tạo và đặt lợi ích của cộng đồng lên hàng đầu Tự giác không chỉ đề cập đến việc tự quản lý, tự trách nhiệm trong công việc, mà còn bao gồm việc đặt lợi ích của Đảng
và dân tộc lên trên lợi ích cá nhân
1.5 Đoàn kết thống nhất trong Đảng
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc hơn ai hết vai trò quan
trọng của sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng, Người khẳng định: “Đoàn kết là một
truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của nhân dân ta”,6 chính nhờ “đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập tới nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này tới thắng lợi khác”.7
Đoàn kết trong Đảng là điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc; đoàn kết, thống nhất trong Đảng trước hết là trong cấp ủy, trong những cán bộ lãnh đạo chủ chốt; đoàn kết trên cơ sở chủ nghĩa Mác- Lênin, trên cơ sở cương lĩnh ,
6 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.120.
7Hồ Chí Minh (2011), Sđd, T15, tr 622
5
Trang 9đường lối, quan điểm, nghị quyết của Đảng Đảng có thực sự đoàn kết thì mới thống nhất được ý chí và hành động Đây cũng chính là nòng cốt để giành lấy những thắng lợi to lớn trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước Hồ Chí Minh coi việc giữ gìn đoàn kết và thống nhất trong Đảng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của toàn dân, toàn Đảng
2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác tổ chức, hoạt động của Đảng ta hiện nay
2.1 Thực tiễn vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh thực hiện các nguyên tắc trong công tác tổ chức, hoạt động của Đảng hiện nay
2.1.1 Thành tựu
Về nguyên tắc tập trung dân chủ: Cấp ủy, cán bộ, đảng viên có nhận thức
đúng về nguyên tắc tập trung dân chủ và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ Cấp ủy các chi bộ luôn coi trọng việc quán triệt chủ trương, đường lối, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các yêu cầu của cấp trên, vận dụng giải quyết đúng đắn sáng tạo vào tình hình, nhiệm vụ cụ thể của Đảng bộ, chi bộ; thường xuyên coi trọng việc giáo dục, quán triệt và nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc, quy định, kỷ luật của Đảng, của ngành, đơn vị Đội ngũ đảng viên, công chức thường xuyên được quan tâm củng cố, kiện toàn đủ số lượng, đảm bảo đủ phẩm chất năng lực, được bồi dưỡng, tập huấn, tích cực rèn luyện phương pháp tác phong công tác, thực hiện đúng nhiệm vụ, chức trách được giao, phục tùng sự lãnh đạo của tổ chức đảng Đảng bộ, các chi bộ trực thuộc đã phát huy tốt trí tuệ tập thể và
đề cao trách nhiệm cá nhân trong hoạt động lãnh đạo Cấp ủy các chi bộ đã tích cực nắm chắc tình hình, xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, giải pháp, tăng cường kiểm tra, chỉ đạo thực hiện nghị quyết Ban chấp hành Đảng bộ và các chi bộ đã xây dựng và hoạt động theo quy chế làm việc trong sinh hoạt và hoạt động
Về nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách: Các cơ quan đã thể chế
hóa, cụ thể hóa nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; xác định chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và của mỗi cá nhân, nhất là đối với người đứng đầu chính quyền Đã
6
Trang 10biết phát huy trí tuệ tập thể, ngăn ngừa chủ nghĩa cá nhân; tôn trọng và bảo vệ mỗi
ý kiến cá nhân, coi trọng thảo luận đa chiều; bảo đảm sự quyết đoán của ban lãnh đạo khi ra quyết định và nhất quán trong thực thi quyết định lãnh đạo
Về nguyên tắc tự phê bình và phê bình: Thời gian qua, cán bộ, đảng viên và
nhân dân ta đã chứng kiến quyết tâm mạnh mẽ của Đảng mà trước hết là ở cấp Trung ương trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm trong sạch đội ngũ, cụ thể: Sau khi ban hành Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), Bộ Chính trị đã chỉ đạo về việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình trên cơ sở đối chiếu với 27 biểu hiện suy thoái,
tự diễn biến, tự chuyển hóa Qua kiểm điểm, nhiều tổ chức đảng, đảng viên, cả nghỉ hưu và đương chức, có một số cán bộ cấp cao bị xử lý kỷ luật nghiêm khắc Những kết quả bước đầu đó đã tạo không khí tích cực, tin tưởng trong toàn Đảng, toàn dân
về cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng lần này
Về nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh và tự giác: Trong những năm vừa qua,
Đảng ta đã luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của từng thời kỳ Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng lần đầu tiên khẳng định “xây dựng, chỉnh đốn Đảng về cán bộ” với tư cách là một trong năm nội dung của công tác xây dựng Đảng, bên cạnh các mặt: chính trị,
tư tưởng, đạo đức, tổ chức Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên đã có những chuyển biến tích cực Đó là kết quả của nhiều yếu tố trong
đó có việc thực hiện nghiêm khắc với chính mình, nêu cao ý thức tu dưỡng, rèn luyện của cá nhân
Về nguyên tắc đoàn kết, thống nhất trong Đảng: Kinh nghiệm thực tiễn xây
dựng Đảng cho thấy, lúc nào, nơi nào, tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc và sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng được quán triệt và thực hiện nghiêm túc thì khi đó, nơi đó, cách mạng đạt được nhiều thành tựu và phát triển Hơn 90 năm qua, ĐCSVN với đường lối cách mạng đúng đắn, khoa học và sáng tạo, với đội ngũ đảng viên kiên trung đã lãnh đạo nhân dân ta tạo nên những kỳ tích vẻ vang làm rạng danh non sông, đất nước Đặc biệt, thời gian qua, Nghị quyết Trung ương 4
7