-Theo quan điểm biện chứng Coi sự phát triển là sự vận động đi lên , là quá trình tiến lên thông qua bước nhảy; sự vật, hiện tượng cũ đã mất đi, sự vật, hiện tượng mới ra đời thay thế; c
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BỘ MÔN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI
Phân tích cơ sở lý luận của quan điểm phát triển Vận dụng quan điểm này trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.
NHÓM: 7LỚP HP: 231_MLNP0221_27CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
HÀ NỘI, 2023
Trang 2xếp loại giảng viên
1 Trần Thị Nhật Trang Nhóm trưởng,
thuyết trình, phần 2.3.2
2 Triệu Bích Thủy Word,
5 Nguyễn Minh Trang Mở đầu, kết luận
6 Vũ Ngọc Thùy Trang Word,
10 Nguyễn Sĩ Đàm Việt Powerpoint
11 Nguyễn Nguyên Vũ Powerpoint
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
MỤC LỤC
Trang 3MỞ ĐẦU 4
NỘI DUNG 5
1 Cơ sở lý luận của quan điểm phát triển 5
1.1.Khái niệm phát triển 5
1.2.Nguyên nhân phát triển 5
1.3.Tính chất phát triển 6
1.4.Ý nghĩa phát triển 8
2 Vận dụng quan điểm phát triển lên thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay 9
2.1.Khái niệm và đặc điểm của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 10
2.2.Tính tất yếu khách quan của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 15
2.3 Thực trạng của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay 17 2.3.1 Thành tựu đã đạt được 17
2.3.2 Hạn chế và những vấn đề được đặt ra 22
2.4 Phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay 23 2.4.1 Phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 23
2.4.2 Giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay 26
KẾT LUẬN 29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
LỜI CẢM ƠN 31
MỞ ĐẦU
Từ cổ chí kim, triết học là hình thái đặc biệt của ý thức xã hội, được thể hiện thành hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới, về con người và về tư
Trang 4duy của con người Triết học không chỉ đặt câu hỏi về thế giới xung quanh ta, mà còn giúp con người hiểu biết sâu sắc về bản chất của sự tồn tại và ý nghĩa cuộc sống Nắm bắt được quan điểm của triết học, ta có thể phát triển tư duy phân tích, đánh giá, là cơ sở dẫn đến những quyết định đúng đắn trong đời sống thực tiễn và công cuộc phát triển đất nước.
Theo đó, quan điểm triết học Mác- Lê nin về sự vật hiện tượng là tiền đề cho
cơ sở lý luận của quan điểm phát triển Mỗi sự vật, hiện tượng đều có quá trình ra đời, biến đổi, phát triển và mất đi Sự phát triển là xu thế tất yếu trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, được diễn ra dưới ba hình thức: từ thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp và từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện
Theo quan niệm biện chứng sự thì phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao Quá trình đó diễn ra dần dần, nhảy vọt đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ, không phải lúc nào sự phát triển cũng diễn ra theo đường thẳng, mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí có những bước lùi tạm thời Ngược lại, theo quan điểm siêu hình, phát triển chỉ là sự tăng lên, giảm thuần túy về lượng, không có sự thay đổi gì về mặt chất của sự vật; hoặc nếu có sự thay đổi nhất định về chất thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra theo một vòng khép kín, chứ không có sự sinh thành racái mới với những chất mới Sự phát triển ấy mang tính khách quan, phổ biến, đa dạng và tính kế thừa
Việc nghiên cứu, phân tích cơ sơ lý luận của quan điểm phát triển sẽ cho ta thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của nó Từ đó vận dụng quan điểm này vào thời kì quá độ của chủ nghĩa xã hội của Việt Nam hiện nay
Trang 5NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận của quan điểm phát triển
1.1.Khái niệm phát triển
- Theo quan điểm siêu hình
Phủ nhận sự phát triển, tuyệt đối hóa mặt ổn định của sự vật, hiện tượng Phát triển
là sự tăng lên hoặc giảm đi về mặt lượng, chỉ là sự tuần hoàn, lặp đi lặp lại mà không có sự thay đổi về chất, không có sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới và nguồn gốc của “sự phát triển” đó nằm ngoài chúng Theo V.I Lênin, quan điểm này là “chết cứng, nghèo nàn, khô khan” vì sự phát triển này chỉ diễn ra theo một vòng tròn khép kín hoặc là một quá trình tiến lên liên tục
-Theo quan điểm biện chứng
Coi sự phát triển là sự vận động đi lên , là quá trình tiến lên thông qua bước nhảy;
sự vật, hiện tượng cũ đã mất đi, sự vật, hiện tượng mới ra đời thay thế; chỉ ra nguồngốc bên trong của sự vận động, phát triển là đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong sự vật, hiện tượng Đặc điểm chung của sự phát triển là tính tiến lên theo đường xoáy trôn ốc, có kế thừa, dường như lặp lại sự vật, hiện tượng cũ nhưng trên
cơ sở cao hơn Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa có những bước nhảy vọt làm cho sự phát triển mang tính quanh co, phức tạp, có thể có những bước thụt lùi tương đối trong sự tiến lên
1.2.Nguyên nhân phát triển
Nguyên nhân của sự phát triển là quá trình giải quyết mâu thuẫn trong bản thân sựvật Theo đó, nguồn gốc của sự phát triển xuất phát từ "mâu thuẫn" theo quan điểmcủa chủ nghĩa Mác - Lê nin
Quy trình để dẫn đến phát triển là sự vận động của các sự vật, hiện tượng mà trong
đó mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động rồi từ đó dẫn đến sự phát triển
Từ mâu thuẫn dẫn đến đấu tranh, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập chính là nguồngốc vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng trong xã hội
Trang 6Đối tượng cũ đã lỗi thời, không còn phù hợp với hoàn cảnh đã biến đổi nên cầnphải có sự phát triển để hình thành đối tượng mới có kết cấu, chức năng phù hợpvới điều kiện mới đã biến đổi.
Từ xưa đến nay, mỗi mâu thuẫn sẽ bao hàm sự thống nhất và đấu tranh giữa cácmặt đối lập, làm cho sự vật, hiện tượng không thể giữ nguyên trạng thái cũ trước đóĐến một thời điểm nhất định, những mâu thuẫn cũ mất đi thì những mâu thuẫn mới
sẽ được hình thành, những sự vật và hiện tượng cũ cũng từ đó mà được thay thếbằng những sự vật, hiện tượng mới Tuy nhiên những cái mới là cái phủ định củanhững tiêu cực của cái cũ, đồng thời bảo lưu được những cái hợp lí, thích hợp vớiđiều kiện mới và bổ sung nội dung mới mà ở đối tượng cũ chưa có
1.3.Tính chất phát triển
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển có 4 tính chất cơ bàn:
- Sự phát triển mang tính khách quan
Tất cả các sự vật , hiện tượng trong cuộc sống luôn vận động , phát triển một cách khách quan , độc lập với ý thức của con người Đây là sự thật hiển nhiên, dù ý thức của con người có nhận thức được hay không và có mong muốn hay không.Tính khách quan của sự phát triển còn được biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và phát triển Đó chính là quá trình bắt nguồn từ bản thân sự vật, hiện tượng
và được xem là quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật hay hiện tượng đó Vì vậy, phát triển là thuộc tính tất yếu và khách quan, hoàn toàn không phụ thuộc vào
ý thức của con người
Ví dụ: Bạn học sinh đã nhận thức được việc mình học kém và mong muốn học giỏi hơn thì bản thân bạn học sinh ấy cần ý thức được bản thân đang thiếu những điều
gì, gặp những mâu thuẫn ra sao để tự nhận thức để học hỏi và tiến bộ chứ không thể ngồi yên mà trông chờ vào một thế lực nào đó
- Sự phát triển mang tính phổ biến
Trang 7Sự phát triển diễn ra ở tất cả mọi sự vật, hiện tượng, mọi lĩnh vực và giai đoạntrong cuộc sống Trong mỗi quá trình biến đổi của sự phát triển đã có thể bao hàmkhả năng dẫn đến sự ra đời của cái mới và phù hợp với quy luật khách quan.
Ví dụ: Trong tự nhiên, sự phát triển thực vật, động vật, con người ; sự phát triểncủa các hình thái kinh tế xã hội từ cộng sản nguyên thủy → Cộng sản chủ nghĩa
- Sự phát triển có tính đa dạng, phong phú
Quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng không hoàn toàn giống nhau, ở nhữngkhông gian và thời gian khác nhau, chịu sự tác động của nhiều yếu tố và điều kiệnlịch sử cụ thể Trong quá trình phát triển của mình, sự vật còn chịu sự tác động củacác sự vật, hiện tượng khác Sự phát triển có muôn hình muôn vẻ, biểu hiện ra bênngoài theo nhiều loại hình khác nhau
Trong hữu cơ: Khi bạn chuyển địa điểm sống từ nơi có không khí lạnh sangmột nơi có không khí oi bức trong một khoảng thời gian dài thì làn da củabạn ban đầu sẽ có thể gặp vấn đề rồi sau đó nó có cơ chế tự điều hòa và thíchnghi với một môi trường mới
Trong xã hội: Chất lượng cuộc sống của con người có xu hướng cao hơn sovới quá khứ
Trong tư duy: Khả năng nhận thức đúng đắn, đầy đủ với cuộc sống
- Sự phát triển có tính kế thừa
Sự phát triển tạo ra cái mới phải dựa trên cơ sở chọn lọc, kế thừa, giữ lại, đồng thờicải tạo ít nhiều những bộ phận, đặc điểm, thuộc tính đặc trưng… còn hợp lý của cáicũ; đồng thời cũng đào thải, loại bỏ những tất cả những gì còn bị coi là tiêu cực, lạchậu và không tích hợp của cái cũ Như vậy thì cái mới này mới có thể phát triểnthành cái mới khác dựa trên cơ sở kế thừa
Trang 8Ví dụ: Khi một người nhân viên được thăng chức lên làm giám đốc thì họ sẽ phảichọn lọc giữ những ưu điểm và loại bỏ đi những thứ tư duy không còn phù hợp, lạchậu.
1.4.Ý nghĩa phát triển
- Khi nghiên cứu, cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát hiện xu hướng biến đổicủa nó để không chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại, mà còn dự báo đượckhuynh hướng phát triển của nó trong tương lai
Khi đánh giá một sự vật hiện tượng nào đó phải khách quan Nếu chỉ nhìn nó ởhiện tại là chưa đủ mà cần hơn nữa là quay về quá khứ xem xét xem sự hình thànhcủa nó và hiện tại nó đang như thế nào và cuối cùng điều quan trọng nhất là dựđoán được xu hướng vận động, biến đổi nó trong tương lai Quan điểm phát triểnhoàn toàn đối lập với quan điểm bảo thủ, trì trệ bởi lẽ mọi sự vật, hiện tượng đều có
sự vận động Ví dụ: Một bạn học sinh có học lực yếu ở hiện tại nhưng nếu sự họccủa bạn học sinh đó luôn vận động và phát triển thì bạn ấy có thể tiến bộ trở thànhmột bạn học sinh có học lực khá thậm chí là giỏi
- Sự phát triển của sự vật không diễn ra theo đường thẳng mà quanh co, phức tạp.Các sự vật hiện tượng cũng khá phức tạp và cần thời gian vì vậy ta cần phải côngnhận tính quanh co, phức tạp của quá trình phát triển như một lẽ đương nhiên,không dao động trước những quanh co, phức tạp của sự phát triển và chủ động thúcđẩy sự phát triển Tránh bi quan về sự thụt lùi tương đối của sự vật, hiện tượng màcần phải tìm ra những phương pháp thúc đẩy sự phát triển của sự vật, hiện tượng
đó
Ví dụ: Một đứa trẻ mắc sai lầm thì chúng ta nên nhẹ nhàng dạy dỗ đứa trẻ để chúng
có thể có được những nhận thức và phát triển theo hướng đúng đắn, chứ không nhấtthiết phải sử dụng bạo lực gây cho chúng suy nghĩ tiêu cực
Trang 9- Cần phải căn cứ vào từng giai đoạn và hoàn cảnh cụ thể của sự vật, hiện tượng vì
sự phát triển diễn ra theo nhiều giai đoạn, từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện chođến hoàn thiện hơn
Biết phát hiện và ủng hộ cái mới Chúng ta cần phải tích cực, chủ động nghiên cứu
để tìm ra những mâu thuẫn trong mỗi sự vật, hiện tượng Từ đó, xác định biện phápphù hợp nhất để giải quyết mâu thuẫn để thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển.Việc xác định những biện pháp cũng cần phải căn cứ vào từng giai đoạn và hoàncảnh cụ thể của sự vật, hiện tượng Vì sự phát triển diễn ra theo nhiều giai đoạn, từthấp đến cao, từ kém hoàn thiện cho đến hoàn thiện hơn
Ví dụ: Sự phát triển về trình độ, bằng cấp của học sinh tiểu học → THCS →THPT → Đại học ứng nó là sự phát triển của học sinh → sinh viên, mỗi giai đoạn
Ví dụ: Sự ra đời chủ nghĩa xã hội phải kế thừa từ chủ nghĩa tư bản
2 Vận dụng quan điểm phát triển lên thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam hiện nay
Trang 102.1 Khái niệm và đặc điểm của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Nhiệm vụ cơ bản của nhà nước trong thời kỳ quá độ
Một mặt là phát huy đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân lao động, đảm bảo đúngtính chất và ý nghĩa đối với chủ nghĩa xã hội Khi đó giai cấp lãnh đạo thể hiện chotính đại diện quyền lực nhà nước, trong khi đó các quyền lớn nhất thuộc về nhândân và các tầng lớp khác nhau trong xã hội Chuyên chính với mọi hoạt động chốngchủ nghĩa xã hội Bảo đảm cho những tính chất thể hiện của chủ nghĩa xã hội đượcthực hiện Thay đổi bộ mặt của Tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là trong tính chất quản
lý, lãnh đạo, tập trung quyền lực
Mặt khác, nhà nước phải từng bước chuyển hóa xã hội cũ và xây dựng xã hội mới.Đây cũng là tính giao thoa trong các nhiệm vụ được xác định Có những vấn đềđang tồn tại cần được loại bỏ Từ đó tạo thuận lợi cần thiết cho việc phục hồi kinh
tế - xã hội Khi nền kinh tế phát triển, ngoài việc đóng góp giá trị cho nền kinh tếcòn phát huy những lợi ích mới Chủ nghĩa xã hội đặt ra tính đảm bảo cho côngbằng, bình đẳng và dân chủ
Trang 11- Tính tất yếu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Lịch sử vận động và phát triển của cách mạng Việt Nam, thực tiễn phát triển củathế giới suốt thế kỷ XX, cũng như thập niên đầu thế kỷ XXI đã bác bỏ hoàn toànnhững luận điệu xuyên tạc, đồng thời chứng minh rằng, nước ta quá độ lên chủnghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là một tất yếu khách quan, phù hợpvới xu thế vận động tiến bộ của thời đại và điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam.Đây là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ vàcái mới, làm thay đổi về chất trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội với nhiều bướcphát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen Điều đó được lý giải bởinhững lý lẽ sau:
Thứ nhất, bất kỳ quá trình chuyển biến từ một xã hội này lên một xã hội khácđều phải trải qua một hời kỳ gọi là thời kỳ quá độ Khi đó, các yếu tố cũ vàmới vẫn đan xen và đấu tranh với nhau Có thể nói đây là thời kỳ của cuộcđấu tranh “ai thắng ai” giữa cái cũ và cái mới mà nói chung theo tính tất yếuphát triển lịch sử thì cái mới thường chiến thắng cái cũ, cái lạc hậu Từ chủnghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội không là ngoại lệ lịch sử Hơn nữa, từ chủnghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là một bước nhảy lớn và căn bản về chất sovới các quá trình thay thế từ xã hội cũ lên xã hội mới đã từng diễn ra tronglịch sử thì thời kỳ quá độ lại càng là một tất yếu, thậm chí có thể kéo dài.Nhất là đối với những nước còn ở trình độ tiền tư bản thực hiện thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội thì “những cơn đau đẻ” này còn có thể rất dài vớinhiều bước quanh co
Thứ hai, sự ra đời của xã hội mới luôn chứa đựng những yếu tố nhất địnhđược kế thừa từ sự hình thành của xã hội cũ Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội
là sự kế thừa của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là kế thừa cơ sở vật chất - kỹthuật do sự phát triển của nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa quy mô lớn tạo
ra Tuy nhiên, cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội mặc dù cũng là nền sản
Trang 12xuất đại công nghiệp nhưng đó là nền sản xuất đại công nghiệp xã hội chủnghĩa chứ không phải là nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa Vì vậy, cũngcần có một thời kỳ chuyển tiếp đổi mới, kế thừa và tổ chức lại nền côngnghiệp tư bản chủ nghĩa Đối với những nước chưa trải qua quá trình côngnghiệp hóa lên chủ nghĩa xã hội, thời kỳ quá độ cho việc xây dựng cơ sở vậtchất, công nghệ cho chủ nghĩa xã hội có thể được kéo dài, nhiệm vụ trọngtâm là thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa Đây là một nhiệm vụ vôcùng lớn lao và gian khổ, không thể “đốt cháy giai đoạn”.
Thứ ba, các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự phát nảy sinhtrong lòng chủ nghĩa tư bản, chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cảitạo xã hội chủ nghĩa Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, dù đã ở trình độ caocũng chỉ có thể tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành các quan hệ
xã hội mới của xã hội chủ nghĩa Do vậy cũng cần phải có thời gian nhấtđịnh để xây dựng và phát triển những quan hệ đó
Thứ tư, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công việc mới mẻ, khókhăn và phức tạp Với tư cách là người chủ của xã hội mới, giai cấp côngnhân và nhân dân lao động không thể ngay lập tức có thể đảm đương đượccông việc ấy, nó cần phải có thời gian nhất dịnh Thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội ở các nước có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau cóthể diễn ra khoảng thời gian dài, ngắn khác nhau Đối với những nước đã trảiqua chủ nghĩa tư bản phát triển ở trình độ cao khi tiến lên chủ nghĩa xã hộithì thời kỳ quá độ có thể tương đối ngắn Những nước đã trải qua giai đoạnphát triển chĩ nghĩa tư bản ở trình độ trung bình, đặc biệt là những nước còn
ở trình độ phát triển tiền tư bản, có nền kinh tế lạc hậu thì thời kỳ quá độthường kéo dài với rất nhiều khó khăn, phức tạp
Như vậy, cả từ phương diện lý luận, cả từ phương diện thực tiễn vận động của lịch
sử nhân loại suốt thế kỷ XX, thập niên đầu thế kỷ XXI và đặc biệt từ thực tiễn lịch
Trang 13sử đấu tranh giải phóng, xây dựng đất nước ở Việt Nam, việc nước ta quá độ lênCNXH bỏ qua chế độ TBCN là một tất yếu khách quan, là hoàn toàn phù hợp với
xu thế của thời đại, với đặc điểm lịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam, đáp ứngđúng khát vọng của nhân dân ta
- Những đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xãhội
Thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng từ
xã hội tiền tư bản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa sang xã hội chủ nghĩa
Đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là sựtồn tại đan xen và đấu tranh giữa những nhân tố của xã hội mới và những tàn dưcủa xã hội cũ diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội:
Trên lĩnh vực kinh tế
Thời kỳ quá độ là thời kỳ tất yếu còn tồn tại một nền kinh tế nhiều thành phần trongmột hệ thống kinh tế quốc dân thông nhất Đây là bước quá độ trung gian tất yếutrong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, không thể dùng ý chí để xóa bỏ ngay kếtcấu nhiều thành phần của nền kinh tế, nhất là đối với những nước còn ở trình độchưa trải qua sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế Trong đókinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể ngàycàng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân; kinh tế tư nhân trởthành một trong những động lực quan trọng của sự phát triển
Dẫn chứng: Các thành phần kinh tế đều có vị trí, vai trò quan trọng khác nhau vàgần tương đương nhau Trong đó, Tập đoàn dầu khí Việt Nam (thuộc thành phầnkinh tế Nhà nước) đã hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, luôn ở trong top đầunhững doanh nghiệp đóng góp lớn nhất vào ngân sách Nhà nước, phát triển kinh tế
Trang 14- xã hội, tổng doanh thu đạt trên 374 tỉ USD, nộp ngân sách Nhà nước trên 105 tỉUSD; hình thức hợp tác xã được coi là hình thức phổ biến, cốt lõi của kinh tế tậpthể, Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện cho phát triển kinh tế tập thể thông qua cácchính sách, cơ chế, hỗ trợ các hợp tác xã, hợp tác xã về nhân lực, nguồn lực tàichính, hoặc điều kiện công nghệ tiên tiến, giúp thúc đẩy sự phát triển của kinh tếtập thể, từ đó người dân tìm được nhiều cơ hội việc làm hơn và góp phần giảm tỷ lệ
hộ nghèo trên toàn quốc; Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh Vinfast (thuộcthành phần kinh tế tư nhân) với những thành tựu đáng kể như đạt giải thưởngASEAN NCAP, ra mắt xe ô tô điện đầu tiên tại Việt Nam,… đã góp phần cho sựphát triển về mặt kinh tế - xã hội cho nước ta; Công ty TNHH Samsung ElectronicsViệt Nam (thuộc thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) đã xuất khẩu sảnphẩm tới hơn 128 quốc gia và vùng lãnh thổ với sản lượng hàng năm đạt 160 triệuthiết bị, chiếm 50% tổng sản lượng sản xuất trên toàn cầu; kim ngạch xuất khẩunăm 2022 đạt 65 tỷ USD, chiếm 17,4% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam; tạoviệc làm cho hơn 96.000 lao động; đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng nămhơn 10.000 tỷ đồng
sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị Các giai cấp, tầng lớp này vừa hợp tác,vừa đấu tranh với nhau Đấu tranh chống bất công, xóa bỏ tan dư cũ, thiết lập côngbằng xã hội, nguyên tắc phân phối theo lao động là chủ đạo
Trang 15Dẫn chứng: Ở nước ta, giai cấp tư sản không có công cụ để thực hiện quyền thốngtrị về chính trị và kinh tế Ngay cả khi những người thuộc tầng lớp lao động làmviệc trong khu vực tư nhân, quyền lợi của họ vẫn được Nhà nước bảo vệ Mặt khác,nền kinh tế tư bản tư nhân là một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế nhiềuthành phần Giai cấp tư sản có vai trò nhất định trong phát triển kinh tế và có khảnăng tham gia tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Lợiích chính đáng của giai cấp tư sản phù hợp với lợi ích chung của toàn dân tộc Đây
là mặt thống nhất giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản Vì vậy, mối quan hệgiữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động và giai cấp tư sản là một mối quan hệvừa hợp tác, vừa đấu tranh Cùng nhau xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh; phản đối khuynh hướng bảo thủ, tiêu cực của giai cấp tưsản
Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều yếu tố tư tưởng và văn hoá khác nhau Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa còn tồn tại tư tưởng tư sản, tiểu
tư sản, tâm lý tiểu nông Theo V.I Lênin, tính tự phát tiểu tư sản là “kẻ thù giấu mặt hết sức nguy hiểm, nguy hiểm hơn so với nhiều bọn phản cách mạng công khai” Yếu tố tư tưởng, văn hóa cũ và mới thường xuyên đấu tranh với nhau Cụ thể là Đảng cộng sản từng bước xác lập và xây dựng hệ tư tưởng và nền văn hóa xãhội chủ nghĩa
Thực chất của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản đã bị đánh bại không còn là giaicấp thống trị và những thế lực chống phá chủ nghĩa xã hội với giai cấp công nhân
và quần chúng nhân dân lao động Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra trong điều kiện mới là giai cấp công nhân đã nắm được chính quyền nhà nước, quản lý tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội Cuộc đấu tranh giai cấp với những nội dung, hình thức
Trang 16mới, diễn ra trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, tư tưởng - văn hóa, bằng tuyên truyền vận động là chủ yếu, bằng hành chính và luật pháp.
Dẫn chứng: Nước ta đang từng bước khắc phục ảnh hưởng của những tư tưởng, hủ tục lạc hậu như trọng nam khinh nữ, sính ngoại, bàng quan chính trị, phủ nhận giá trị tiến bộ của chế độ xã hội chủ nghĩa,… bằng các chính sách như khuyến khích đẻcon gái, cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, đưa nhiều bài báo, video liên quan đến chính trị lên các trang mạng xã hội, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái,thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng về chủ nghĩa xã hội và vàcon đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,… Tư tưởng lạc hậu được sản sinh
ra trong xã hội cũ còn tồn tại trong xã hội mới, đồng thời là những tư tưởng phản tiến bộ nảy sinh trong quá trình xây dựng xã hội mới
- Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Đặc điểm quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tiến lên chủ nghĩa xã hội
Những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội và phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam hiện nay:
Theo “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) và bổ sung tại Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) nêu ra có 8 đặc trưng cơ bản:
1 Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
2 Do dân làm chủ
3 Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan
hệ sản xuất tiến bộ phù hợp
4 Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
5 Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợptác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế
Trang 176 Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dântộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.
7 Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhândân và vì nhân dân
8 Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
2.2.Tính tất yếu khách quan của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội lên chủnghĩa xã hội ở Việt Nam
Thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa đã sớm xuất hiện ở miền Bắc nước ta từ năm
1954 và tiếp tục đến năm 1975, sau khi Việt Nam giành được hoàn toàn độc lập vàthống nhất đất nước Lúc này, cả nước cùng tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa,cùng quá độ lên chủ nghĩa xã hội “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội” của Đảng ta đã xác định: “Nước ta quá độ lên chủngĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản” Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đảngtiếp tục khẳng định: “Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủnghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản”
Thời kỳ quá độ là thời kỳ quan trọng mà bất kỳ một quốc gia nào muốn tiến lên chủnghĩa xã hội cũng phải trải qua, kể cả những quốc gia giàu có và phát triển Cácnước này tuy đã có nền kinh tế và nguồn lực sản xuất phát triển mạnh mẽ, nhưngvẫn cần cải tạo và xây dựng mối quan hệ sản xuất mới, nền văn hoá mới Đối vớinhững nước đã phát triển như trên, về khách quan có nhiều thuận lợi hơn, chủnghĩa quá độ cũng sẽ diễn ra ngắn hơn Còn đối với nước ta, một quốc gia lạc hậu
đi lên chủ nghĩa xã hội thì càng cần phải trải qua thời kỳ quá độ lâu dài Nhưng chủtịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã chọn con đường phát triển rút ngắn theo phươngthức quá độ gián tiếp, tức là quá độ lên chủ nghĩa xã hội và bỏ qua chế độ tư bảnchủ nghĩa Đây là điều tất yếu khách quan đối với nước ta là vì:
Thứ nhất, phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội phù hợp với quy luậtkhách quan của lịch sử Theo học thuyết hình thái kinh tế- xã hội của chủ