1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân Tích Tài Chính Công Ty Cổ Phần Thép Nam Kim.pdf

50 11 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 0,91 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: GIỚI THIỆU (5)
    • 1.1 Lý do chọn đề tài (5)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (5)
    • 1.3 Phương pháp nghiên cứu (5)
  • PHẦN 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM KIM (7)
    • 2.1 Tổng quan về công ty (7)
      • 2.1.1 Thông tin tổng quan (7)
      • 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần thép Nam Kim (9)
      • 2.1.3 Các dòng sản phẩm nổi tiếng của công ty Nam Kim (11)
      • 2.1.4 Hệ thống phân phối của công ty (12)
      • 2.1.5 Năng lực quản trị của công ty (12)
      • 2.1.6 Các thành tựu đạt được của công ty (13)
    • 2.2 Môi trường ngành và các chiến lược của công ty (15)
      • 2.2.1 Năng lực sản xuất của công ty Nam Kim và sự cạnh tranh trong lĩnh vực (15)
      • 2.2.2 Đánh giá môi trường ngành và cơ sở thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty (16)
      • 2.2.3 Chiến lược kinh doanh của công ty (19)
      • 2.2.4 Rủi ro kinh doanh chính và quản lý rủi của công ty Nam Kim (21)
  • PHẦN 3: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM KIM GIAI ĐOẠN 2019 ĐẾN 2021 (23)
    • 3.1 Phân tích kế toán công ty cổ phần thép Nam Kim giai đoạn 2019-2021 (23)
      • 3.1.1 Chế độ kế toán công ty Nam Kim áp dụng (23)
      • 3.1.2 Đánh giá sự linh hoạt kế toán (23)
      • 3.1.3 Đánh giá chiến lược kế toán (24)
      • 3.1.4 Đánh giá chất lượng thuyết minh báo cáo tài chính (24)
      • 3.1.5 Phát hiện các dấu hiệu cảnh báo tiềm tàng (25)
        • 3.1.5.1 Dấu hiệu từ chính sách kế toán (25)
        • 3.1.5.2 Dấu hiệu cảnh báo các khoản phải thu (25)
        • 3.1.5.3 Dấu hiệu cảnh báo hàng tồn kho (25)
        • 3.1.5.4 Dấu hiệu từ các chính sách kế toán liên quan đến dòng tiền hoạt động kinh doanh (26)
    • 3.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần thép Nam Kim giai đoạn 2019-2021 (27)
      • 3.2.1 Các chỉ số tài chính của công ty (27)
      • 3.2.2 Đánh giá thành quả quản lý hoạt động kinh doanh (28)
      • 3.2.4 Phân tích khả năng sinh lợi (34)
      • 3.2.5 Đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động đầu tư (36)
      • 3.2.6 Đánh giá hiệu quả sử dụng nợ (37)
      • 3.2.7 Đánh giá khả năng thanh toán (37)
      • 3.2.8 Đánh giá chỉ tiêu tăng trưởng bền vững (38)
      • 3.2.9 Phân tích dòng tiền (39)
      • 3.2.10 Phân tích triển vọng dự phóng (41)
  • PHẦN 4: NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN (45)
    • 4.1 Nhận xét (45)
      • 4.1.1 Những điểm mạnh về tình hình tài chính của NKG (45)
      • 4.1.2 Những điểm yếu về tình hình tài chính của NKG (46)
    • 4.2 Kết luận (46)
  • PHỤ LỤC (0)
    • 1. Tiền 7 (0)
      • 1.1 Tiền mặt 6 (0)
      • 1.2 Các khoản tương đương tiền 1 (0)
      • 2.1. Phải thu ngắn hạn của KH 69 (0)

Nội dung

GIỚI THIỆU

Lý do chọn đề tài

Kinh tế thế giới đã trãi qua hai năm đầy biến động dưới sự ảnh hưởng của covid-

19 khiến nhiều quốc gia phải đóng cửa nền kinh tế, cuối năm 2021 đầu năm 2022 khi thế giới vẫn còn vật lộn với đại dịch, và các nền kinh tế vẫn chưa kịp trở mình thì xung đột giữa Nga và Uckraine diễn ra càng làm kinh tế thế giới trở nên căng thẳng Nền kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài những biến động đó, từ trước đến nay việc phân tích báo cáo tài chính luôn quan trọng, và chìa khóa thành công của các doanh nghiệp cũng như nhà đâu tư, trong bối cảnh kinh tế căng thẳng như vậy phân tích tài chính càng trở nên quan trọng hơn, giúp nhà đầu tư nhìn nhận các thông tin một cách chính xác để đưa ra các quyết định đúng đắn trong các thời điểm khác nhau Đặc biệt trong năm vừa qua ngành thép, tôn mạ là một trong những ngành đứng đầu trong việc nắm bắt cơ hội, đi đầu đột phá tăng trưởng một cách thần kỳ, đó là lý do tác giả lựa chọn Công Ty Cổ Phần ThépNam Kim (NKG) làm nghiên cứu phân tích tài chính nhằm trả lời cho câu hỏi nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng vượt bậc của NKG trong năm vừa qua, và công ty nên quản trị tài chính sắp tới như thế nào để giữ mức tăng trưởng như hiện tại?

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của tiểu luận:

Tiểu luận phân tích tài chính công ty cổ phần Thép Nam Kim nhằm:

Hệ thống kiến thức bằng phương pháp phân tích thực tiễn về tình hình tài chính và định giá doanh nghiệp.

Phân tích tài chính và đánh giá thực tiễn tình hình thực hiện phân tích tài chính của doanh nghiệp.

Phương pháp nghiên cứu

Bài tiểu luận phân tích sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng dựa trên việc thu thập và sử dụng dữ liệu thứ cấp là các báo cáo tài chính năm 2019-2021 đã được kiểm toán, báo cáo thường niên của Công ty cổ phần Thép Nam Kim được công bố trên trang web của tổng công ty.

Tất cả các số liệu thu thập được ghi nhận ra bảng tính, tập hợp và phân tích thành sơ đồ và bảng biểu Bên cạnh đó tác giả thu thập dữ liệu trên trang chứng khoán SSI của các công ty cùng ngành, tập hợp tính toán để làm cơ sở so sánh và đánh giá.

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM KIM

Tổng quan về công ty

Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM KIM

Tên tiếng anh : NAM KIM STEEL JOINT STOCK COMPANY

Giấy ĐKKD : Số 3700477019 (số cũ: 4603000055) do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp lần đầu ngày 23/12/2002, đăng ký thay đổi lần thứ 25 ngày 25/07/2019. Địa chỉ trụ sở chính: Lô A1, Đường Đ2, Khu công nghiệp Đồng An 2, phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Nơi niêm yết: Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)

Ngành nghề kinh doanh chính:

“Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu: Sản xuất các loại tôn thép: tôn mạ kẽm, tôn mạ hợp kim nhôm kẽm (tôn lạnh), tôn mạ hợp kim nhôm kẽm phủ sơn, tôn mạ kẽm phủ sơn.

Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu: Sản xuất các loại tôn thép: tôn mạ kẽm, tôn mạ hợp kim nhôm kẽm (tôn lạnh), tôn mạ hợp kim nhôm kẽm phủ sơn, tôn mạ kẽm phủ sơn.

Sản xuất sắt, thép, gang: Sản xuất thép ống, thép hộp, thép hình và các sản phẩm từ thép cuộn, thép cán nguội, thép mạ kẽm, băng thép đen, băng thép mạ kẽm.

Bán buôn kim loại và quặng kim loại: Bán buôn sắt, thép các loại.

Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại: (trừ xử lý và tráng phủ kim loại và không gia công tại địa điểm trụ sở chính).

Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu: Mua bán phế liệu (không chứa, phân loại, xử lý, tái chế tại trụ sở chính)

Thị trường đầu vào, đầu ra: Hoạt động sản xuất và kinh doanh các loại tôn thép, tôn mạ kẽm, tôn mạ hợp kim nhôm kẽm là hoạt động chủ yếu tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho công ty mẹ ”

Vốn điều lệ : 1.819.998.680.000 đồng (thực góp 1.819.998.680.000 đồng)

Vốn pháp định : 6,0 tỷ đồng.

Cơ cấu cổ đông/thành viên góp vốn:

STT Họ và tên Chức danh

01 Hồ Minh Quang Chủ tịch HĐQT

02 Nguyễn Vinh An Thành viên HĐQT kiêm Phó TGĐ

03 Nguyễn Ngọc Ý Nhi Thành viên HĐQT

04 Võ Hoàng Vũ Thành viên HĐQT

05 Võ Thời Thành viên HĐQT

06 Nguyễn Hữu Kinh Luân Thành viên HĐQT

(Từ 18/06/2020) Một vài cổ đông lớn:

4 Công ty Cổ phần Ðầu tư Thương mại

6 Bà Phạm Thị Thu Yến 5,700,000 3.13%

Số lượng cổ phiếu đã phát hành 181,999,868 100.00

STT Họ và tên Chức danh

01 Ông Võ Hoàng Vũ Tổng Giám đốc

02 Bà Trần Ngọc Diệu Phó Tổng Giám đốc tài chính

03 Ông Nguyễn Vinh An Phó Tổng Giám đốc

04 Ông Quảng Trọng Lăng Phó Tổng Giám đốc

06 Bà Vũ Thị Huyền Kế toán trưởng

STT Họ và tên Chức danh

01 Bà Nguyễn Thị Bích Nhi Trưởng Ban kiểm soát

02 Bà Võ Thị Vui Thành viên BKS

03 Ông Lê Nhật Tân Thành viên BKS

(Từ 18/06/2020) Đại diện theo pháp luật: Ông/Bà VÕ HOÀNG VŨ – Chức vụ: Tổng Giám đốc

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần thép Nam Kim

“Công ty cổ phần thép Nam Kim (Nam Kim) được thành lập vào ngày 23/12/2002,với vốn điều lệ 60 tỷ đồng Trụ sở chính đặt tại lô đất với diện tích hơn 40.000m 2 trên đường N1, cụm sản xuất An Thạnh, thị trấn An Thạnh, huyện Thuận An, tỉnh BìnhDương Thời điểm này, Nam Kim chuyên sản xuất tôn mạ kẽm và tôn mạ màu ứng dụng trong các công trình xây dựng, công nghiệp, dân dụng, các ngành thủ công mỹ nghệ và trang trí nội thất với dây chuyền mạ kim loại công nghệ NOF đầu tiên tại Việt Nam. Nguyên liệu đầu vào là thép cán nguội (CRC).

Năm 2009: Thời gian đầu, Nam Kim được điều hành dưới sự dẫn dắt của ông Trần Xảo Cơ – Doanh nhân gốc Hoa đã có kinh nghiệm nhiều năm trong ngành thép Đến năm

2009, ông Hồ Minh Quang – Con rễ Ông Trần Xảo Cơ (cổ đông sáng lập của Công ty CP Thép Nam Kim) mới chính thức làm Giám đốc điều hành và giúp Nam Kim lần đầu tiên đạt doanh thu trên 1.000 tỷ đồng.

Năm 2010: Nam Kim đầu tư mở rộng năng lực sản xuất, tận dụng cơ hội phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp thép Ngày 11/03/2010, Nam Kim đã khởi công xây dựng nhà máy tôn mạ số 1 tại KCN Đồng An 2, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Năm 2011: Công ty Cổ phần Thép Nam Kim chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán vào ngày 14/01/2011 với mã cổ phiếu NKG

Năm 2012: Nhà máy tôn mạ số 1 đi vào hoạt động nâng tổng công suất Thép Nam Kim lên trên 350.000 tấn/năm, với các sản phẩm thép chủ lực: tôn lạnh (tôn mạ hợp kim nhôm kẽm), tôn lạnh mạ màu, thép dày mạ kẽm, tôn mạ kẽm, tôn kẽm mạ màu, ống thép và xà gồ.

Giai đoạn năm 2010 đến năm 2012 là giai đoạn Nam Kim đầu tư rất lớn nên gây khó khăn Tuy nhiên, với sự điều hành và tâm huyết của ông Hồ Minh Quang, công ty đã vượt qua các khó khăn thời điểm ấy.

Năm 2014: Khởi công Nhà máy tôn mạ số 2 tại Lô A1, Đường Đ2, Phường Hòa Phú, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.

Năm 2015: Khởi công Nhà máy ống Long An tại KCN Vĩnh Lộc, Tỉnh Long An.

Năm 2016: Nhà máy tôn mạ số 2 chính thức đi vào hoạt động, nâng công suất 650.000 tấn/năm.

Năm 2018 đến nay: Công suất mạ đạt 1.000.000 tấn/năm, công suất tẩy cán đạt900.000 tấn/năm, công suất ống kẽm đạt 120.000 tấn/năm.

Năm 2019: Chủ trương xây dựng nhà máy Chu Lai – Quảng Nam, sản xuất ống thép mạ kẽm, vốn đầu tư 150 tỷ đồng, diện tích 30.000 m 2 Tháng 06/2019 công ty đã chuyển nhượng nhà máy Nam Kim 1 tại Đường N1, phường An Thạnh, xã Thuận An, tỉnh Bình Dương cho Công ty TNHH Sứ Kỹ thuật Minh Long 2; Chuyển nhượng toàn bộ vốn góp trong Công ty cổ phần Nam Kim Core tại KCN Visip II – A, Bình Dương cho Chinasia Texxttle (HongKong) Limited; chuyển nhượng giá trị quyền sử dụng đất tại dự án KCN Mỹ Xuân B, Bà Rịa – Vũng Tàu Công ty thu về khoảng 850 tỷ đồng từ các thương vụ chuyển nhượng và sử dụng để giảm dư nợ trung dài hạn.

Năm 2020, Nam Kim tái cấu trúc thành công vượt qua năm 2020 đầy thử thách với kết quả kinh doanh ấn tượng Công ty tiếp tục định hướng chiến lược “Củng cố năng lực nội tại” trong giai đoạn 2020 – 2022, hướng đến phát triển bền vững ”

2.1.3 Các dòng sản phẩm nổi tiếng của công ty Nam Kim

Hình ảnh Thông tin sản phẩm

Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại của tập đoàn SMS Group – CHLB Đức.

Tôn mạ kẽm là thép dạng cuộn được phủ 2 lớp bề mặt bằng kẽm nguyên chất (99%), sử dụng công nghệ nhúng nóng liên tục, thông qua nhiệt độ lò NOF để kiểm soát cơ tính phù hợp với các ứng dụng khác nhau

Tôn mạ hợp kim nhôm kẽm

Tôn mạ hợp kim nhôm kẽm là thép dạng cuộn được phủ 2 lớp bề mặt bằng hợp kim (55% Nhôm 43.5%Kẽm 1.5% Silic), sử dụng công nghệ nhúng nóng liên tục, thông qua nhiệt độ lò NOF để kiểm soát cơ tính phù hợp với các ứng dụng khác nhau.

2.1.4 Hệ thống phân phối của công ty

Môi trường ngành và các chiến lược của công ty

2.2.1 Năng lực sản xuất của công ty Nam Kim và sự cạnh tranh trong lĩnh vực

“Thép nguyên liệu có độ dày 1.5 mm – 5.0 mm, khổ rộng 750 mm – 1.300 mm được tẩy gỉ trên dây chuyền hiện đại của Tập đoàn SMS Group (CHLB Đức) Đây là dây chuyền tiên tiến của Việt Nam hiện nay được trang bị hệ thống tái sinh Axit thu hồi gỉ thép dạng viên thành phẩm, góp phần hiệu quả vào việc bảo vệ môi trường ”

Dây chuyền cán nguội đôi 2 giá cán, 6 trục CVC đầu tiên ở Việt Nam, giúp công suất tăng gấp 2 lần và giảm thiểu nhân lực, chi phí vận hành sản xuất Công nghệ cán nguội với hệ thống AFC tự động tính toán cho ra độ thẳng băng tôn tối ngay nhất ngay ở tốc độ cao.

Dây chuyền mạ lạnh hoặc mạ kẽm

“Nam kim có 05 dây chuyền mạ kim loại công nghệ NOF có thể sản xuất tôn mạ kẽm, mạ lạnh theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau

Chảo mạ sử dụng công nghệ Ceramiac và gia nhiệt cảm ứng bằng Inductor của Alax (Mỹ); Đặc biệt dây chuyền mạ lò chữ

L cho phép đốt nhiệt đều 2 mặt tôn tốt hơn và mang lại sản phẩm chất lượng với độ thẩm mỹ cao

Sau khi mạ hợp kim, tôn được phủ một lớp chống oxy hóa,chống ăn mòn và tăng cường độ bền Nguyên liệu mạ được cung cấp từ Unicoh (Hàn Quốc), công ty hóa chất hàng đầu thế giới trong ngành mạ kim loại ” Dây chuyền mạ màu

02 dây chuyền mạ màu tiên tiến với hệ thống điều khiển thông minh nhằm đảm bảo chất lượng sơn phủ đồng đều và đều màu.

Ngành tôn mạ kẽm của Việt Nam hiện tại có thể xem có mức độ tập trung hóa cao, cạnh tranh tương đối gay gắt giữa các doanh nghiệp đặc biệt các doanh nghiệp nằm trong Top Top 5 công ty đầu ngành có sản lượng chiếm đến 78% tổng sản lượng toàn ngành trong Quý I/2021.

Mỗi công ty đều cố gắng phát huy lợi thế sản phẩm của công ty mình Nếu Hòa Phát lợi thế tại khâu sản xuất ra thép cuộn, là đầu vào cho công nghiệp sản xuất ống thép, tôn… thì Hoa Sen và Nam Kim có lợi thế tại khâu sản xuất ra thành phẩm tôn mạ kẽm, tôn mạ màu…Thị phần tôn mạ của Nam Kim ngày càng tăng chỉ đứng sau tôn Hoa Sen từ năm 2013 cho đến hiện tại.

Thị phần các doanh nghiệp ở mảng tôn mạ: (Nguồn: Hiệp Hội Thép Việt Nam)

Stt Doanh nghiệp Năm 2020 05 tháng năm

4 Công ty CP thép TVP 9.7% 6.0%

Bảng 1 Bảng thị phần các doanh nghiệp ở mãng tôn mạ 2021

2.2.2 Đánh giá môi trường ngành và cơ sở thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty

“Trong nửa đầu năm 2020, ngành thép toàn cầu phải đối mặt với nhiều thách thức do sự sụt giảm nhu cầu, sự gián đoạn của chuỗi cung ứng và biến động giá hàng hóa do sự bùng phát của đại dịch Covid-19, theo World Bank đánh giá Việt Nam là trong một trong số ít những nền kinh tế vẫn tăng trưởng trong đại dịch Ngành thép Việt Nam, sau nửa đầu năm ảm đạm, đã ghi nhận những con số khả quan trong nửa cuối năm 2020, Theo

Hiệp Hội Thép Việt Nam (VSA), sản lượng thép thô nội địa cả năm 2020 đạt 17,2 triệu tấn, tăng 14% so với năm 2019 Tổng sản lượng thép các loại đạt hơn 25,9 triệu tấn, tăng 2.7% so với cùng kỳ năm 2019 Tổng tiêu thụ thép năm 2020 đạt 23,4 triệu tấn, trong đó xuất khẩu đạt 4,6 triệu tấn lần lượt tăng 1.4% và giảm 0.9% so với năm ngoái Giá thép tăng đột biến trong Quý IV/2020 do kỳ vọng nền kinh tế vĩ mô phục hồi sau đại dịch, sự gián đoạn nguồn cung toàn cầu trong khi nhu cầu được cải thiện nhờ vào dòng vốn đầu tư công của Chính Phủ các nước được giải ngân mạnh mẽ nhằm bù đắp cho sự sụt giảm của khối tư nhân ”

“Dịch bệnh đến ngay sau khi Thép Nam Kim trải qua giai đoạn kinh doanh không thuận lợi từ năm 2018 – 2019, nên công ty đã đánh giá năm 2020 tràn ngập những biến động, khó khăn trong sản xuất kinh doanh Trong nguy có cơ, Hội đồng quản trị và Ban điều hành công ty đã nhìn thấy cơ hội từ việc gián đoạn nguồn cung từ các nước trên thế giới, qua đó đã biến năm 2020 trở thành một năm thành công, đặc biệt trong 06 tháng cuối năm Nhờ vào nhu cầu phục hồi nhưng nguồn cung bị gián đoạn, giá HRC đã tăng mạnh lên mức 700 USD/ tấn vào cuối năm 2020, công ty đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, nâng cao năng lực sản xuất nhờ đó ghi nhận KQKD ấn tượng trong năm 2020, cơ sở cho đà tăng trưởng trong năm 2021.

Giá nguyên liệu đầu vào ngành sản xuất tôn mạ chịu ảnh hưởng rất lớn từ thị trường thép cuộn cán nóng thế giới – một mặt hàng chịu sự biến động mạnh của giá thế giới Tuy nhiên công ty đã có nhiều kinh nghiệm, thông tin từ các tập đoàn lớn trong các quyết định mua nguyên liệu, luôn bám sát diễn biến thị trường Ngoài ra, khi biến động giá thị trường, công ty chủ động chốt trước hàng xuất khẩu, tồn kho ở mức hợp lý Do vậy, mức độ ảnh hưởng biến động giá nguyên liệu không nhiều đến kết quả kinh doanh.

Các sản phẩm tôn mạ không có sự khác biệt về sản phẩm nhiều nên các doanh nghiệp chủ yếu cạnh tranh về giá và hệ thống bán hàng Nam Kim chưa mạnh dạn đầu tư lớn vào mạng lưới bán lẻ mà phụ thuộc hoàn toàn vào các đại lý Điều này sẽ khiến biên lợi nhuận gộp không cao tuy nhiên công ty luôn theo dõi sát sao, tối ưu hóa các sản phẩm mang lại biên lợi nhuận cao ”

“Năm 2021 ngành thép nội địa sẽ tiếp tục tăng khi thị trường bất động sản khu công nghiệp lẫn dân dụng lấy lại đà tăng trưởng dưới làn sóng đầu tư đầu tư công FDI mạnh mẽ Với hàng loại dự án hạ tầng của đường cao tốc Bắc Nam và khu vực đồng bằng sông Cửu Long, sân bay quốc tế Long Thành, sân bay Phan Thiết sẽ là đầu tàu thúc đẩy ngành thép trong cho năm 2022 tới ”

“Với dự kiến hoạt động xuất khẩu thuận lợi thúc đẩy tổng sản lượng thép bán ra, trong khi tiêu thụ thép ở thị trường nội địa tăng trưởng chậm sẽ là lợi thế đối với doanh nghiệp có thế mạnh về xuất khẩu như công ty Trong 06 tháng đầu năm 2021, ngành thép (bao gồm thép xây dựng, tôn mạ và ống thép) sản xuất được 9,7 triệu tấn thép, tiêu thụ được 9,1 triệu tấn, trong đó xuất khẩu 2,4 triệu tấn và tăng đến 72.5% Tổng sản lượng tiêu thụ tôn mạ tăng 43.7%, trong đó sản lượng xuất khẩu tăng 133% và chiếm 57.5% tổng lượng tôn bán ra ”

Hình 1.Tỷ trọng doanh thu theo vị trí 2019 - 2021

“Sự thiếu hụt nguồn cung toàn cầu đi cùng chu kỳ giá tăng cao là một trong những tác nhân chính thúc đẩy toàn ngành đi lên từ cuối năm 2020 Dự báo trung dài hạn cho năm 2021 đến năm 2023, nền kinh tế sẽ hồi phục, giá thép sẽ tăng tiếp tục tăng tương ứng

Tôn lạnh là thế mạnh của Nam Kim trên thị trường xuất khẩu bởi các sản phẩm tôn lạnh có chất lượng cao cấp và có thời gian sử dụng dài hơn tôn kẽm (tuổi thọ gấp 4 lần tôn kẽm thông thường trong cùng điều kiện) nên được ưa chuộng tại thị trường xuất khẩu.

EU tiếp tục duy trì các biện pháp tự vệ đối với thép nhậu khẩu nhắm vào Thổ Nhĩ

Kỳ, Hàn Quốc, Trung Quốc là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôn mạ Việt Nam Nam Kim đang nắm bắt tốt cơ hội xuất khẩu do các nhà máy còn dư địa tăng trưởng lớn.

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM KIM GIAI ĐOẠN 2019 ĐẾN 2021

Phân tích kế toán công ty cổ phần thép Nam Kim giai đoạn 2019-2021

Phân tích kế toán nhằm đánh giá việc thực hiện kế toán của doanh nghiệp, và xác định liệu rằng các chính sách kế toán áp dụng đúng chuẩn mực, và có phù hợp với mô hình cấu trúc kinh doanh của công ty hay không, các số liệu công bố có đáng tin cậy hay không, từ đó làm cơ sở điều chỉnh để phân tích tài chính cũng như định giá giá trị của doanh nghiệp.

3.1.1 Chế độ kế toán công ty Nam Kim áp dụng

Công ty Nam Kim áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) do Bộ Tài chính ban hành Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12.

Theo đó, cơ sở để hợp nhất báo cáo tài chính của tập đoàn là các chính sách kế toán của các công ty con của Nam Kim cũng được thay đổi để nhất quán với với chính sách kế toán mà tập đoàn áp dụng Các giao dịch chưa thực hiện phát sinh giữa các công ty sẽ được loại trừ Các chính sách kế toán khác được nêu trong báo cáo tài chính hợp nhất là nhất quán và hợp lý, đã được công ty kiểm toán ghi nhận với ý kiến chấp nhận toàn phần.

Công ty cổ phần thép Nam Kinh hoạt động kinh doanh trong ngành nghề tôn thép, thuộc nhóm ngành công nghiệp nặng, đòi hỏi chi phí nguyên vật liệu đầu vào cao, bên cạnh đó yếu tố sản xuất thân thiện với môi trường yêu cầu cao về cải tiến máy móc cũng như chi phí xử lý chất thải, do đó yếu tố cốt lõi trong hoạt động kinh doanh của tập đoàn là giá trị hàng tồn kho, tài sản, các khoản phải thu, phải trả.

3.1.2 Đánh giá sự linh hoạt kế toán

Trong khuôn khổ tiểu luận phân tích tài chính của công ty cổ phần thép Nam Kinh trong 3 năm từ 2019 đến năm 2021, sinh viên nhận thấy tập đoàn nhất quán các chính sách kế toán trong giai đoạn này cho báo cáo tài chính hợp nhất cũng như báo cáo tài chính riêng lẻ của công ty mẹ, chưa nhận thấy có sự linh hoạt trong chế độ và ước tính kế toán, các chính sách đang áp dụng là phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt nam.

3.1.3 Đánh giá chiến lược kế toán

Khi so sánh các chính sách kế toán của các công ty cùng ngành tôn thép như Công

Ty Cổ Phần Tập Đoàn Hoa Sen (HSG), Công Ty Cổ Phần Tôn Đông Á (chuẩn bị IPO niêm yết trên sàn chứng khoán Hose) có thể thấy sự tương đồng trong cơ sở đo lường của các báo cáo tài chính hợp nhất ngoại trừ báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập trên cơ sở dồn tích theo nguyên tắc giá gốc, báo cáo lưu chuyển tiền được lập theo phương pháp gián tiếp Các chính sách kế toán cốt lõi như sử dụng phương pháp đường thẳng để khấu hao tài sản cố định để giảm dần nguyên giá tài sản trong suốt thời gian hữu dụng ước tính, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và xác định giá trị hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền thời điểm cuối kỳ, các khoản dự phòng được ước tính và ghi nhận theo giá trị hợp lý.

Trong khuôn khổ tiểu luận đánh giá chiến lược kế trong giai đoạn 3 năm gần nhất từ 2019-2021, các thông tin công bố trong báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn Nam Kim cho thấy công ty sử dụng nhất quán chính sách kế toán, chưa nhận thấy bất thường trong việc sử dụng chiến lược kế toán để khuếch đại thành quả hay che đậy các khoản mục bất thường Báo cáo tài chính của công ty có thể dễ dàng so sánh được với các doanh nghiệp cùng ngành hay so sánh với kết quả trong quá khứ để phân tích và ước tính các kết quả trong tương lai khi công ty sử dụng chính sách kế toán này.

3.1.4 Đánh giá chất lượng thuyết minh báo cáo tài chính

Tác giả nhận thấy các khoản mục trong báo cáo tài chính của NKG được thuyết minh là hợp lý và tương đối đầy đủ cho người sử dụng Các khoản mục bất thường được thuyết minh rõ ràng Tuy nhiên vẫn còn một số mục cần thuyết minh làm rõ hơn như khoản mục giao dịch trọng yếu của các bên liên quan là thu tiền ông Hồ Quang Minh trong hoạt động khác, nhưng không thấy thuyết minh lý do thực hiện giao dịch này, và khoản phải chi phí khác bị ghi nhận giá trị âm tương đương với việc ghi nhận tăng thu nhập khác, tuy nhiên khoản giá trị này không được thuyết minh nên không có cơ sở để đánh giá khoản mục này, gây bối rối thông tin cho người sử dụng báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

3.1.5 Phát hiện các dấu hiệu cảnh báo tiềm tàng

3.1.5.1 Dấu hiệu từ chính sách kế toán

Như đã phân tích đánh giá chiến lược kế toán, công ty nhất quán các chính sách kế toán Vì vậy, chưa phát hiện dấu hiệu cảnh báo tiềm tàng từ chính sách kế toán

3.1.5.2 Dấu hiệu cảnh báo các khoản phải thu

Hình 3 Tăng trưởng doanh số và khoản phải thu của NKG giai đoạn 2019-2021

Nhận xét: Qua biều đồ có thể thấy rằng giai đoạn năm 2019 đến 2020 doanh thu và khoản phải thu dịch chuyển cùng chiều, tuy nhiên khoản phải thu có xu hướng tăng nhanh hơn doanh thu ở nửa năm cuối 2020, cho thấy giai đoạn này chính sách tín dụng của công ty có phần nới lỏng hơn, nhưng xét đến tình hình thực tế thì giai đoạn này là giai đoạn khó khăn chung của toàn cảnh kinh tế, cho nên có sự nới lỏng này là hoàn toàn phù hợp, bằng chứng là bước sang năm 2021 công ty có bước bứt phá ngoạn mục trong doanh thu thì khoảng cách này được thu hẹp và thậm chí là khoản phải thu có xu hướng ngược chiều tăng trưởng của doanh thu Do đó, dữ liệu kế toán cho thấy công ty đang quản lý tín dụng của mình ở trạng thái tốt, chưa nhận thấy dấu hiệu cảnh báo tiềm tàng ở khoản mục này.

3.1.5.3 Dấu hiệu cảnh báo hàng tồn kho

Hình 4: Tăng trưởng doanh thu và hàng tồn kho của NKG giai đoạn 2019-2021

Nhận xét: Có sự dịch chuyển ngược chiều của hàng tồn kho ròng và doanh thu giai đoạn 2019-2020, nhưng bước sang năm 2021, hàng tồn kho tăng cùng xu hướng với doanh thu, và tốc độ gia tăng nhanh hơn nhiều so với sự tăng trưởng của doanh thu, điều này cho thấy có sự gia tăng bất thường trong giá trị hàng tồn kho, tuy nhiên khoản gia tăng này đã được xem xét và giải thích trong báo cáo nội bộ do công ty tăng cường nguyên vật liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất cho các đơn hàng đặt trước trong kỳ tới và một phần do giá cả nguyên vật liệu cũng tăng cao trong năm vừa qua do đó công ty cũng trích lập dự phòng giảm giá cho nguyên vật liệu, việc trích lập là hợp lý và cần thiết Do đó chưa nhận thấy dấu hiệu cảnh báo tiềm tàng ở khoản mục này.

3.1.5.4 Dấu hiệu từ các chính sách kế toán liên quan đến dòng tiền hoạt động kinh doanh

Hình 5: Dòng tiền thuần từ HĐKD và lãi ròng sau thuế của NKG giai đoạn 2019-2021

Nhận xét: Xét trong mối quan hệ giữa lãi ròng sau thuế và dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh có thể thấy sự bất thường trong năm 2021 khi dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh bị âm trong bối cảnh lãi ròng cũng như doanh thu tăng vượt trội so với năm 2020 Đây là một dấu hiệu cảnh báo liệu rằng doanh nghiệp có sự điều chỉnh trong chính sách kế toán Tuy nhiên, theo các thông tin doanh nghiệp công bố thì không ghi nhận sự thay đổi trong chính sách kế toán, và cũng không nhận thấy khoản doanh thu được ghi nhận khi có yếu tố không chắc chắn mang tính trọng yếu Chu kỳ SXKD năm

2021 kết thúc, doanh nghiệp đã có công văn giải trình về việc kết quả kinh doanh tăng vượt trội, đồng thời trong thuyết minh báo cáo tài chính cũng nêu rõ việc doanh nghiệp gia tăng mua nguyên vật liệu để phục vụ cho các đơn hàng kỳ tới cũng như tăng các khoản phải thu, điều này làm cho dòng tiền từ hoạt động kinh doanh bị âm là phù hợp.

1.1 Khôi phục những bóp méo kế toán

Có nhận thấy sự bất thường trong dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, tuy nhiên điều này là phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đã được thuyết minh trong báo cáo tài chính cũng như công văn giải trình sự chênh lệch doanh thu năm 2021 so với năm 2020, và không có cơ sở cũng như các dữ liệu nội bộ chi tiết, do đó dựa trên các thông tin tài chính tiếp cận được tác giả nhận định báo cáo tài chính là đáng tin cậy để tiến hành phân tích tài chính, đồng nghĩa với việc không thực hiện khôi phục các bóp méo kế toán trong bài phân tích này.

Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần thép Nam Kim giai đoạn 2019-2021

Phân tích các chỉ số tài chính nhằm có cái nhìn tổng quan cho các kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được trong một giai đoạn đã qua, từ đó phân tích sâu hơn các thông tin lịch sử, làm cơ sở cho các dự phóng về triển vọng trong chu kỳ tiếp theo và trong dài hạn của doanh nghiệp.

3.2.1 Các chỉ số tài chính của công ty

Dữ liệu phân tích lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất của Nam Kim đã được kiểm toán các năm 2019-2021, đơn vị kiểm toán Công ty TNHH PwC (Việt Nam)

Các chỉ số tài chính 31/12/19 31/12/20 31/12/2021

1 Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 1.67 1.44 1.69

2 Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 0.63 0.59 0.63

3 Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 0.37 0.41 0.37

III Khả năng thanh toán

1 Hệ số thanh toán chung 1.02 1.10 1.27

2 Hệ số thanh toán nhanh 0.43 0.52 0.41

3 Hệ số thanh toán tiền mặt 0.02 0.05 0.08

II Nhóm chỉ số tỷ suất sinh lợi

1 Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 1.6% 9.3% 38.9%

2 Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 0.6% 3.8% 14.5%

1 Hàng tồn kho/Tổng tài sản 0.32 0.31 0.54

2 Phải thu KH / Tổng tài sản 0.09 0.16 0.10

3 Vòng quay hàng tồn kho 4.72 4.31 4.49

4 Vòng quay khoản phải thu khách hàng 15.08 10.04 16.89

5 Vòng quay vốn lưu động 7.18 4.99 5.43

Bảng 2: Bảng các chỉ số tài chính của NKG giai đoạn 2019-2021

3.2.2 Đánh giá thành quả quản lý hoạt động kinh doanh

Dữ liệu phân tích lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất của Nam Kim đã được kiểm toán các năm 2019-2021, đơn vị kiểm toán Công ty TNHH PwC (Việt Nam)

Hình 6: Doanh thu, lợi nhuận sau thuế và biên lợi nhuận ròng của NKG giai đoạn 2019-2021

Qua biểu đồ có thể thấy giai đoạn 2019 - 2021, doanh thu, lợi nhuận ròng của NKG tăng trưởng qua các năm, đặc biệt có thể nhận thấy sự gia tăng đột biến của doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn trong năm 2021, đây cũng chính là sự tăng trưởng chung của ngành tôn thép trong giai đoạn này do nhu cầu nguyên vật liệu xây dựng tăng mạnh sau thời gian đóng cửa nền kinh tế trong nước cũng như thị trường quốc tế do đại dịch covid, cộng với tận dụng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành tôn thép Việt Nam Cùng với xu thế chung của ngành thép, Nam Kim đã có một năm tăng trưởng vượt trội và dự kiến sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong năm 2022

Khi so sánh sự tương quan giữa giá vốn và doanh thu giai đoạn 2019-2021 nhận thấy rằng có sự tương quan tương đối, trong đó tốc độ gia tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ gia tăng của giá vốn, và tỷ lệ giá vốn/ doanh thu giảm qua các năm, cụ thể năm 2019 giá vốn chiếm 97% doanh thu, năm 2020 chiếm 92% doanh thu, và 85% trong năm 2021,đặc biệt trong năm 2021 khoảng cách giữa giá vốn và doanh thu là 15%, điều này được giải thích là trong năm 2021 mức giá bán ra tăng nhanh hơn so với mức tăng của chi phí đầu vào, hơn nữa sản lượng sản xuất cũng tăng làm cho chi phí sản xuất trên sản phẩm giảm kéo theo biên lợi nhuận gộp tăng.

Trong đó lợi nhuận năm 2021 tăng vượt trội so với năm 2020 cũng được giải thích là do doanh thu tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước và do sự tiết giảm trong chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp Trong đó đóng góp phần lớn trong doanh thu là tỷ trọng doanh thu xuất khẩu:

Hình 7: Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu và nội địa giai đoạn 2019-2021 của NKG

Việc chú trọng phân tích thuận lợi, khó khăn, biết tận dụng lợi thế trên thị trường xuất khẩu góp phần lớn thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

Tỷ trọng các khoản mục theo doanh thu và tỷ số khả năng sinh lợi của NKG giai đoạn 2019-2021

Khoản mục 2019 Tỷ trọng 2020 Tỷ trọng 2021 Tỷ trọng

Chi phí quản lý doanh nghiệp 68.68 0.56% 91.91 0.79% 122.72 0.44%

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 42.78 0.35% 25.54 0.22% 336.77 1.19%

Lãi ròng sau thuế - EAT 47.33 0.39% 295.27 2.54% 2,225.26 7.89%

Tỷ số khả năng sinh lợi

Biên lợi nhuận ròng - ROS 0.4% 2.5% 7.9%

Bảng 3 Bảng các chỉ số tài chính của NKG giai đoạn 2019-2021

Hình 8: Chỉ số lợi nhuận giai đoạn 2019-2021

Tất cả các chỉ số lợi nhuận gồm biên lợi nhuận gộp, EBITDA cận biên, NOPAT cận biên và ROS của tập đoàn đều tăng trưởng qua các năm, đặc biệt tăng tỷ số biên lợi nhuận gộp, như đã phân tích ở trên, chỉ số này thể hiện khoảng cách giữa giá vốn và doanh thu của doanh nghiệp, trong giai đoạn này công ty đã quản lý tốt quy trình sản xuất gia tăng sản lượng, chiến lược mua trước nguyên vật liệu ở nửa đầu năm cho các đơn hàng cuối năm, cộng với việc phần bù giá trong đợt tăng giá sản phẩm đầu ra là các nguyên nhân trực tiếp góp phần cho sự chênh lệch này của doanh thu và giá vốn hàng bán Biên lợi nhuận ròng ROS cũng tăng cho thấy được hiệu quả trong quản lý các chi phí của doanh nghiệp.

3.2.3 So sánh các tỷ số tài chính của NKG với một số công ty cùng ngành

Hình 9 Biên EBIT các công ty tiêu biểu trong ngành tôn mạ giai đoạn 2019-2021

Hình 10 Biên lợi nhuận ròng các công ty tiêu biểu trong ngành tôn mạ giai đoạn 2019-2021

Hình 11 Biên lợi nhuận gộp các công ty tiêu biểu trong ngành tôn mạ giai đoạn 2019-2021

So sánh các chỉ số biên EBIT, biên lãi ròng và biên lãi gộp của NKG với các công ty cùng ngành như HSG, HMC, POM và VNSTEEL ta thấy có sự tương đồng trong xu hướng giai đoạn 2019-202, tỷ lệ dịch chuyển giai đoạn này tương đương nhau, nhưng xét riêng về biên độ thì NKG vẫn cao hơn so với các đối thủ, tỷ số chỉ đứng sau doanh nghiệp đầu ngành là HSG Đặc biệt giai đoạn năm 2020 – 2021 biên lợi nhuận gộp của NKG tăng cao vượt trội từ 7.5% trong năm 2020 lên hơn 15% trong năm 2021, trong khi HSG lại có biên lợi nhuận gộp thu hẹp nhẹ, điều này cho thấy hiệu quả của các công tác quản lý hoạt động kinh doanh của NKG và tác động của giá bán thành phẩm tăng trong năm 2021 Biên lợi nhuận gộp kéo theo biên lãi ròng cũng gia tăng Tuy các tỷ số này dễ tính toán và cho ra kết quả nhanh chóng và có cái nhìn trực quan hơn khi đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên để đánh giá xem doanh nghiệp nào hoạt động hiệu quả hơn thì cần một xét đến chỉ số đo lường toàn diện về thành quả hoạt động của doanh nghiệp và loại bỏ các ảnh hưởng của chính sách nợ đó là khoản mục NOPAT cận biên Bên cạnh đó cũng có thể dùng chỉ số EBITDA cận biên khi loại bỏ sự ảnh hưởng của các khoản mục phi tiền mặt (sử dụng khoản mục này đồng thời cũng loại bỏ sự ảnh hưởng của việc doanh nghiệp có thuê tài sản tài chính, và sự khác nhau nếu giữa các doanh nghiệp dùng phương pháp khấu hao khác nhau hay kỳ khấu hao không tương đồng nhau).

Hình 12 NOPAT cận biên các công ty tiêu biểu trong ngành tôn mạ giai đoạn 2019-2021

Hình 13 EBITDA cận biên các công ty tiêu biểu trong ngành tôn mạ giai đoạn 2019-2021

Sau khi loại bỏ ảnh hưởng của chính sách nợ thì xu hướng của NKG vẫn không bị ảnh hưởng, thậm chí biểu đồ cho thấy xu hướng của NKG còn tốt hơn doanh nghiệp đầu ngành HSG, khi NOPAT cận biên của NKG bứt phá biên độ hơn 4% từ 3.89% năm 2020 lên 8.54% năm 2021, trong khi biên độ tăng của HSG chỉ chưa đầy 2% từ 6.37% năm

2020 lên 8.18% năm 2021, và bỏ xa doanh nghiệp còn lại cho dù đầu giai đoạn năm 2019 NOPAT cận biên của NKG là hơn 3% xấp xỉ tỷ số của VNSTEEL, điều này khẳng định được NKG có chiến lược quản lý chi phí tốt hơn các doanh nghiệp được so sánh ở trên

Bên cạnh đó kể cả khi loại bỏ ảnh hưởng của chi phí phi tiền mặt thì xu hướng lợi nhuận của NKG vẫn không bị ảnh hưởng, điều này cho thấy năng lực quản trị chi phí của tập đoàn rất tốt Trong khi đối thủ lớn nhất đầu ngành lại không giữ được xu hướng lợi nhuận của mình khi loại bỏ ảnh hưởng của chi phí không bằng tiền (ở đây là chi phí khấu hao).

3.2.4 Phân tích khả năng sinh lợi

Sử dụng mô hình phân tách Dupont để phân tách tỷ suất sinh lợi:

ROE = ROS x Vòng quay tổng tài sản x Đòn bẩy tài chính

Hình 14 ROE Dupont của NKG giai đoạn 2019-2021

Hình 15: ROE, ROS, vòng quay tổng tài sản và đòn bẩy tài chính so sánh các công ty giai đoạn 2019-2021

Phân tách tỷ suất sinh lợi ROE cho thấy xu hướng hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của các công ty giai đoạn 2019 – 2020 tương đối đồng đều, do ảnh hưởng của đại dịch covid-19 nên giai đoạn này các doanh nghiệp đều có tỷ suất sinh lơi không cao, thậm chí POM còn có tỷ suất sinh lợi âm, nguyên nhân do năm đó doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề từ các đợt đóng cửa nên kinh tế khiến cho doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, bên cạnh đó POM cũng sử dụng đòn bẩy tài chính cao hơn các doanh nghiệp còn lại, nhưng chưa phát huy hết hiệu suất của công cụ này, ROE thấp hơn lãi suất chi trả lãi vay, doanh nghiệp phải dành một khoản cao để chi trả lãi vay là nguyên nhân góp phần tạo nên lợi nhuận âm Nhưng sang năm 2021 tất cả doanh nghiệp ngành thép đều hưởng lợi từ nhu cầu thị trường quốc tế cũng như nội địa và giá thành phẩm bán ra tăng, nên ROE của các doanh nghiệp cùng có mức tăng vượt trội trong đó phải kể đến NGK, có mức tăng trưởng ROE vượt bực từ 9.53% trong năm 2020 lên 49.98% năm 2021, thu hẹp khoảng cách với doanh nghiệp đầu ngành tôn Hoa Sen

3.2.5 Đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động đầu tư

Hình 16: Hiệu quả quản lý vốn luân chuyển giai đoạn 2019-2021

Vòng quay vốn luân chuyển, khoản phải thu, phải trả và vòng quay hàng tồn kho đều giảm trong năm 2020, điều này tất yếu như giải thích ở phần trước của bài, chịu ảnh hưởng chung của ngành trong giai đoạn nhiều nền kinh tế đóng cửa, đứt gãy chuỗi cung ứng, hàng đã bán chưa chậm thu hồi tiền, hàng tồn kho cao kéo dài chu trình kinh doanh Nhưng sang năm 2021 vòng quay vốn luân chuyển của tập đoàn đã được cải thiện nhờ giải quyết tốt nợ tồn động thể hiện ở vòng quay khoản phải thu tăng cao vượt bậc từ số ngày thu hồi công nợ là 36 ngày năm 2020 xuống còn 21 ngày năm

2021, thể hiện công ty quản lý hiệu quả dòng tính dụng của mình, vòng quay hàng tồn kho cũng được cải thiện hơn trong năm 2021 mặc dù doanh nghiệp phải tăng cường nguyên vật liệu cho các đơn hàng kỳ tới nhưng cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp Đó là các nhân tố góp phần làm chủ vốn luân chuyển của doanh nghiệp.

3.2.6 Đánh giá hiệu quả sử dụng nợ

Hình 17: Cơ cấu vốn của NKG 2019-2021

NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN

Nhận xét

4.1.1 Những điểm mạnh về tình hình tài chính của NKG

Cấu trúc tài chính của NKG trong giai đoạn 2019-2021 là hợp lý: Dựa trên nền tảng tái cấu trúc doanh nghiệp thành công những năm trước đó, doanh nghiệp tiếp tục thế mạnh trong năm 2019-2020 Nâng cao hiệu suất của tài sản cố định, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Về mặt tài chính, trãi qua 2 năm biến động do covid19, tình hình tài chính của công ty đi xuống nên năm 2021 công ty có tỷ suất sinh lợi vượt trội, do đó công ty quyết định tăng vốn chủ sở hữu để nâng cao khả năng tự chủ tài chính, vì vậy sức khỏe tài chính của công ty được cải thiện.

Năng lực quản lý hàng tồn kho của NKG tốt: Vòng quay hàng tồn kho của NKG luôn là chỉ số tốt nhất trong số các chỉ tiêu về khả năng hoạt động của công ty Chỉ số này luôn ổn định, và luôn cao hơn chỉ tiêu trung bình ngành, đặc biệt trong năm 2021 công ty tăng cường hàng tồn kho để phục vụ cho đơn đặt hàng trước tăng vượt trội, tuy nhiên vẫn không làm giảm nhiều chỉ số này của doanh nghiệp

Tốc tăng trưởng trong giai đoạn phân tích tốt: Trãi qua giai đoạn đầy biến động doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng trưởng không đồng đều, nên không thể khẳng định là ổn định và bền vững, tuy nhiên giữ vững doanh nghiệp đi qua đại dịch lãi ròng của doanh nghiệp vẫn ở mức dương, luôn cao hơn ngưỡng trung bình ngành, và doanh thu cao vượt trội trong năm

2021, việc này khẳng định được vị thế của NKG trong ngành và các chính sách cũng như chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là đúng đắn khể cả khi bị ảnh hưởng bởi các rủi ro hệ thống

Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu cao: Giai đoạn 2019-2021, chỉ số

ROE của NKG luôn đạt mức cao hơn các doanh nghiệp cùng ngành Điều này cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng hiệu quả từng đồng vốn nhà đầu tư bỏ ra.

4.1.2 Những điểm yếu về tình hình tài chính của NKG

Chưa độc lập trong tài chính: Mặc dù cấu trúc vốn của doanh nghiệp tương đối ổn định qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ nợ của doanh nghiệp vẫn ở mức cao, công ty còn phụ thuộc vào nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng, chi phí lãi vay cao sẽ làm giảm tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp.

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chưa tốt: Mặc dù kinh doanh có lợi nhuận cao nhưng dòng tiền từ hoạt động KD của doanh nghiệp chưa đủ để trang trải các chi phí trong kỳ, khi xét từng thời điểm thì khả năng thanh toán của công ty vẫn tốt, nhưng xét cả chu trình kinh doanh thì không tốt doanh nghiệp phải sử dụng các dòng tiền ngoài HĐKD để trang trãi, về lâu dài doanh nghiệp cần xem xét kỹ các khâu quản lý, để nâng cao năng lực thực của doanh nghiệp.

Kết luận

Trên cơ sở phân tích báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty cổ phần Thép Nam Kim, tác giả đã tiến hành phân tích và trình bày tình hình tài chính của công ty cũng như đưa ra các so sánh với các công ty trong ngành, từ đó làm cơ sở cho dự phóng dòng tiền trong tương lai của công ty Tuy nhiên do còn hạn chế về mặt thời gian và kiến thức nên tiểu luận chưa hệ thống lại các cơ sở lý luận, cũng như chưa đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của công ty trong tương lai.

BÁO CÁO KQKD HỢP NHẤT CÔNG TY CP THÉP NAM KIM ĐVT: Tỷ VND

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 12,224.06 11,613.99

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 47.26 54.32 32.75

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 12,176.80 11,559.67 28,173.40

4 Giá vốn hàng bán dịch vụ 11,835.05 10,690.46 23,903.55

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 341.75 869.21 4,269.86

6 Doanh thu hoạt động tài chính 106.99 89.09 199.22

Trong đó: Chi phí lãi vay 237.06 222.15 243.69

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 68.68 91.91 122.72

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh -105.23 317.18 2,550.94

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 90.11 320.81 2,562.03

15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 42.39 25.56 356.68

16 (Chi phí) thu nhập thuế TNDN hoãn lại -0.38 0.01

17 Lợi nhuận sau thuế TNDN 47.33 295.27 2,225.26

18 Lợi nhuận sau thuế của công ty 47.33 295.27 2,225.26

BCĐKT HỢP NHẤT CÔNG TY CP THÉP NAM KIM ĐVT: Tỷ VND

1.2 Các khoản tương đương tiền 1

2.1 Phải thu ngắn hạn của KH 69

2.88 1,218.09 1,493. 18 2.2 Trả trước người bán ngắn hạn 17

71 2.3 Phải thu ngắn hạn khác 1

07 2.4 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi ( 2.36) -2.76 (6.

9.37 2,371.08 8,281 32 3.1 Hàng tồn kho 8,701 66 3.2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (420

41 II Tài sản dài hạn 3,62

8.89 3,270.83 3,182 32 1 Các khoản phải thu dài hạn

2.09 4,637.59 4,830 03 Khấu hao lũy kế TSCĐ hữu hình (1,55 3.15) (1,910.68) (2,300 21) TSCĐ thuê tài chính 16

9.43 169.43 - Khấu hao lũy kế TSCĐ thuê TC ( 7.50) (18.80) - TSCĐ vô hình 24

43 Khấu hao lũy kế TSCĐ vô hình (2

55) 3 Bất động sản đầu tư - 0.00 - 4 Tài sản dở dang dài hạn 4

01 5 Đầu tư tài chính dài hạn 4

18 6 Tài sản dài hạn khác 7

BCĐKT HỢP NHẤT CÔNG TY CP THÉP NAM KIM ĐVT: Tỷ VND

1.2 Người mua trả tiền trước 47.64 346.22 582.66

1.3 Thuế và phải trả NN 0.76 51.06 189.81

1.5.CP phải trả ngắn hạn 10.52 27.81 67.79

1.6 Phải trả ngắn hạn khác 9.70 1.02 12.64

1.7 Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 2,388.86 2,520.05 3,773.15

1.8 Qũy khen thưởng, phúc lợi 49.48 40.99 48.74

2.1 Phải trả dài hạn khác 0.90 0.90 0.90

2.2 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 0.81 0.79 29.12

2.3 Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 703.34 482.41 46.50

2.4 Dự phòng phải trả dài hạn -

II Vốn chủ sở hữu 3,016.81 3,181.02 5,723.20

1 Vốn đầu tư của CSH 1,820.00 1,820.00 2,183.99

2 Thặng dư vốn cổ phần 766.26 766.26 785.91

4 Quỹ đầu tư phát triển 38.50 59.80 74.57

6 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 356.32 576.32 2,636.16

BẢNG LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ HỢP NHẤT NKG ĐVT: Tỷ VND

Lưu chuyển tiền thuần từ các hoạt động sản xuất kinh doanh 1,180.98 15.58 -308.27

Lãi/lỗ trước những thay đổi vốn lưu động 516.65 906.26 3,613.59

Lãi/(lỗ) chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện 6.26 1.37 20.36

Lãi/(lỗ) từ hoạt động đầu tư -258.59 -27.09 -15.15

Các khoản điều chỉnh khác 0.00 12.36 0.00

(Tăng)/giảm các khoản phải thu -63.34 -497.99 -1,224.71

(Tăng)/giảm hàng tồn kho -168.86 218.29 -6,330.58

Tăng/(giảm) các khoản phải trả 1,221.05 -394.73 4,111.56

Chi phí lãi vay đã trả -242.76 -228.10 -230.89

Thuế thu nhập doanh nghiệp đã trả -42.39 -6.76 -255.63

Tiền chi khác từ các hoạt động kinh doanh -0.66 -9.91 -9.62

Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động đầu tư -229.71 345.74 -308.74

Tiền mua tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác -95.92 -54.27 -145.07

Tiền thu được từ thanh lý tài sản cố định 252.40 0.00 0.00

Ngày đăng: 03/03/2024, 21:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w