1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHƯƠNG TRÌNH CẢI THIỆN SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN SỐNG TẠI KHU VỰC NHIỄM DIOXIN THÔNG QUA CÁC GIẢI PHÁP Y TẾ CÔNG CỘNG - ĐIỂM CAO

86 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chương Trình Cải Thiện Sức Khỏe Người Dân Sống Tại Khu Vực Nhiễm Dioxin Thông Qua Các Giải Pháp Y Tế Công Cộng
Tác giả Ths. Trần Thị Tuyết Hạnh, Ths. Nguyễn Ngọc Bích, Ths. Nguyễn Đức Minh, Ths. Nguyễn Thanh Hà, CN. Nguyễn Kim Ngân
Người hướng dẫn GS. TS. Lê Vũ Anh
Trường học Trường Đại Học Y Tế Công Cộng
Thể loại Sổ Tay Tuyên Truyền Viên
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,77 MB

Cấu trúc

  • PHẦN II: 61 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP (10)
    • A. CÁC THÔNG TIN CHUNG VỀ DIOXIN (18)
    • B. PHƠI NHIỄM DIOXIN TRONG THỰC PHẨM (38)
    • C. DỰ PHÒNG PHƠI NHIỄM DIOXIN (48)
  • PHẦN III: HƯỚNG DẪN TUYÊN TRUYỀN VIÊN TRUYỀN THÔNG VỀ DỰ PHÒNG PHƠI NHIỄM DIOXIN TRONG THỰC PHẨM (16)
    • A. THÔNG TIN CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP GIẢM THIỂU NGUY CƠ PHƠI NHIỄM DIOXIN TRONG THỰC PHẨM TẠI 4 PHƯỜNG GẦN SÂN (54)
    • B. CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THÔNG TẠI CỘNG ĐỒNG ÁP DỤNG (59)
  • Tài liệu tham khảo (83)

Nội dung

Y Tế - Sức Khỏe - Y khoa - Dược - Y dược - Sinh học HỘI Y TẾ CÔNG CỘNG VIỆT NAM HỘI Y TẾ CÔNG CỘNG ĐÀ NẴNG HÀ NỘI 2010 CHƯƠNG TRÌNH CẢI THIỆN SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN SỐNG TẠI KHU VỰC NHIỄM DIOXIN THÔNG QUA CÁC GIẢI PHÁP Y TẾ CÔNG CỘNG FORD FOUNDATION DỰ PHÒNG PHƠI NHIỄM DIOXIN QUA THỰC PHẨM NHÓM BIÊN SOẠN Ths. Trần Thị Tuyết Hạnh TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG Ths. Nguyễn Ngọc Bích TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG Ths. Nguyễn Đức Minh VIỆN Y XÃ HỘI HỌC Ths. Nguyễn Thanh Hà TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG CN. Nguyễn Kim Ngân HỘI Y TẾ CÔNG CỘNG VIỆT NAM CỐ VẤN KỸ THUẬT GS. TS. Lê Vũ Anh – Trường Đại học Y tế Công cộng 3Chương trình cải thiện sức khỏe người dân sống tại khu vực nhiễm Dioxin thông qua các giải pháp Y tế công cộng Sổ tay Tuyên truyền viên | 2010 THÔNG TIN CÁ NHÂN Họ và tên: ........................................................................................................ Tuyên truyền viên khối phố:............................................................................. Phường: ................................................. Quận: .............................................. Thành phố: ....................................................................................................... Địa chỉ nhà riêng: ............................................................................................. ......................................................................................................................... Địa chỉ cơ quan: .............................................................................................. .......................................................................................................................... Điện thoại: NR……….................CQ...............................DĐ.......................... Email:...........................................................Fax :……………….................... THÔNG TIN THÊM …....................................................................................................................... …....................................................................................................................... …....................................................................................................................... …....................................................................................................................... …....................................................................................................................... …....................................................................................................................... …....................................................................................................................... 4 HỘI Y TẾ CÔNG CỘNG VIỆT NAM ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC CẦN NHỚ HỌ VÀ TÊN ĐIỆN THOẠI/EMAIL ĐỊA CHỈ …...................................................................................................................... …...................................................................................................................... …....................................................................................................................... …....................................................................................................................... …....................................................................................................................... …...................................................................................................................... …....................................................................................................................... …...................................................................................................................... …...................................................................................................................... …....................................................................................................................... …....................................................................................................................... …....................................................................................................................... …...................................................................................................................... …....................................................................................................................... …...................................................................................................................... …...................................................................................................................... …....................................................................................................................... …....................................................................................................................... …....................................................................................................................... …...................................................................................................................... …....................................................................................................................... …...................................................................................................................... …...................................................................................................................... …....................................................................................................................... …....................................................................................................................... …....................................................................................................................... 5Chương trình cải thiện sức khỏe người dân sống tại khu vực nhiễm Dioxin thông qua các giải pháp Y tế công cộng Sổ tay Tuyên truyền viên | 2010 MỤC LỤC PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DIOXIN VÀ CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP............................................................................................................10 PHẦN II: 61 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP.....................................................16 A. CÁC THÔNG TIN CHUNG VỀ DIOXIN...........................................17 Câu 1. Dioxin là gì?...................................................................................................17 Câu 2. Tại sao cũng là dioxin nhưng có chất được xếp vào loại cực độc như TCDD còn phần lớn các chất khác lại ít độc hơn?................................................................17 Câu 3. Tôi nghe trên các phương tiện truyền thông đại chúng thời gian gần đây thường thấy nói về chất da cam. Vậy dioxin và chất da cam có phải là một?.......................18 Câu 4. Tôi sống ở gần Sân bay Đà Nẵng, vậy anh/chị cho tôi hỏi dioxin có ở đâu trong môi trường nơi tôi đang sống?...................................................................................18 Câu 5. Trong môi trường (đất, bùn, nước, thực phẩm …) dioxin có dễ bay hơi không? ....................................................................................................................................18 Câu 6. Dioxin bị phân hủy ở nhiệt độ nào?...............................................................18 Câu 7. Dioxin có tan trong nước không?...................................................................19 Câu 8. Dioxin tồn tại trong không khí có lâu không?...............................................19 Câu 9. Dioxin tồn tại bao lâu trong đất?....................................................................20 Câu 10. Tại sao tôi thấy chiến tranh đã kết thúc được 35 năm rồi mà bây giờ anh/chị nói tôi vẫn có thể bị nhiễm dioxin?............................................................................21 Câu 11. Dioxin có trong thực phẩm không?..............................................................21 Câu 12. Dioxin có sinh ra trong tự nhiên không hay chỉ do con người tạo ra?.........22 Câu 13. Dioxin chủ yếu được thải ra từ đâu?............................................................23 Câu 14. Trong chiến tranh, quân đội Mỹ đã rải xuống môi trường Việt Nam một lượng dioxin lớn như thế nào?.............................................................................................23 Câu 15. Thỉnh thoảng xem ti vi, tôi thấy người ta nói Sân bay Đà Nẵng và một số căn cứ quân sự cũ của Mỹ là điểm nóng dioxin, tôi không rõ điểm nóng nhiễm dioxin có nghĩa là gì? ................................................................................................................24 6 HỘI Y TẾ CÔNG CỘNG VIỆT NAM Câu 17. Thỉnh thoảng tôi thấy trên chương trình thời sự có các tin như phomat của Ý nhiễm dioxin, hay một số thực phẩm ở Mỹ nhiễm dioxin … Từ lâu nay tôi vẫn tưởng vấn đề dioxin chỉ xảy ra ở Việt Nam. Vậy, dioxin trong môi trường Việt Nam có khác dioxin những nước phát triển không?........................................................................25 Câu 18. Tôi hiện đang sống rất gần Sân bay Đà Nẵng, vậy anh/chị cho tôi hỏi là tôi có thể bị nhiễm dioxin qua những đường nào?..............................................................25 Câu 19. Như anh/chị nói thì dioxin có thể vào cơ thể chúng ta qua ăn uống, hít thở và qua da. Hiện nay tôi đang sống ở gần Sân bay Đà Nẵng, vậy tôi có thể bị nhiễm dioxin bằng con đường nào là chủ yếu?...............................................................................26 Câu 20. Trong chiến tranh, những ai dễ bị nhiễm dioxin?........................................27 Câu 21. Hiện nay những ai ở Đà Nẵng và các điểm nóng dioxin khác của Việt Nam dễ bị nhiễm dioxin?........................................................................................................27 Câu 22. Hiện tôi đang sống ở rất gần Sân bay Đà Nẵng, tôi cũng đã từng ăn cá và ngó sen ở Hồ Sen và các hồ gần sân bay, làm thế nào để biết tôi có bị nhiễm dioxin hay không?.......................................................................................................................28 Câu 23. Có phải tất cả lượng dioxin do tôi ăn vào, uống vào, hít thở vào hay ngấm qua da đều được hấp thụ vào máu?..................................................................................29 Câu 24. Thỉnh thoảng tôi có tiếp xúc với bùn đất ở khu vực trong và gần Sân bay Đà Nẵng. Vậy tôi có nên đi xét nghiệm hay uống thuốc gì không?...............................29 Câu 25. Dioxin thường tích tụ ở đâu trong cơ thể?..................................................29 Câu 26. Khi tôi ăn thực phẩm bị nhiễm dioxin thì sau bao lâu dioxin sẽ bị đào thải ra khỏi cơ thể?...............................................................................................................30 Câu 27. Nếu tôi bị nhiễm dioxin thì có cách gì giúp tôi tăng cường đào thải dioxin ra khỏi cơ thể không?....................................................................................................26 Câu 28. Người bị nhiễm dioxin khi chết thì dioxin trong cơ thể có thể gây nguy hại cho môi trường không?..............................................................................................31 Câu 29. Mỗi ngày cơ thể tôi chịu đựng được một lượng dioxin như thế nào?.........31 Câu 30. Dioxin có thể gây ung thư ở người không?.................................................32 Câu 31. Tôi thấy xem trên ti vi có các chương trình về nạn nhân da cam, thấy nhiều cháu tàn tật được gọi là nạn nhân da cam. Có đúng dioxin có thể gây dị dạng thai không?.......................................................................................................................33 7Chương trình cải thiện sức khỏe người dân sống tại khu vực nhiễm Dioxin thông qua các giải pháp Y tế công cộng Sổ tay Tuyên truyền viên | 2010 Câu 32. Dioxin còn có những tác hại gì đối với sức khỏe con người?......................34 Câu 33. Tôi đang sống ngay sát Sân bay Đà Nẵng, vậy tôi có nguy cơ mắc những bệnh này không? .......................................................................................................35 Câu 34. Tại sao nói dioxin có nguy cơ gây ung thư, dị tật bẩm sinh v.v... nhưng gia đình tôi gồm 8 người, sống ở khu vực gần Sân bay Đà Nẵng từ trước chiến tranh đến nay mà có ai bị ung thư hay dị tật gì đâu?.................................................................35 Câu 35. Nếu tôi là bộ đội và bị một hoặc một vài bệnh nằm trong Danh mục 17 bệnh, tật, dị dạng, dị tật kể ở Bảng 1 thì tôi có được coi là nạn nhân da cam/dioxin không?.......................................................................................................................36 Câu 36. Nếu tôi là nạn nhân da cam/dioxin thì tôi được hỗ trợ những gì?...............37 B. PHƠI NHIỄM DIOXIN TRONG THỰC PHẨM............................................38 Câu 37. Những loại thực phẩm nào có nguy cơ nhiễm dioxin?................................38 Câu 38. Cũng có một số lần tôi câu được cá ở Hồ Sen như cá quả, cá rô, cá chép, cá diếc v.v... Lúc thì tôi để cho gia đình ăn, lúc thì tôi đem ra chợ bán. Có phải tất cả các loài cá này đều bị nhiễm dioxin?...............................................................................39 Câu 39. Tại thành phố Đà Nẵng, cá nuôi ở hồ nào được coi là an toàn?..................39 Câu 40 . Tôi ở phường An Khê và hàng ngày đi chợ mua cá bán ở đây. Tôi hỏi thì biết cá ở đây là từ quận khác mang về thì có nguy cơ bị nhiễm dioxin không?...............39 Câu 41. Khi sử dụng thịt gia súc chăn thả tại khu vực bị nhiễm dioxin thì có cách nào chọn lọc được những phần thịt an toàn không?.........................................................40 Câu 42. Thịt gia súc được chăn thả ở các xã, huyện, hay tỉnh khác, cách xa khu vực ô nhiễm dioxin, nhưng được mua về giết mổ và bán tại các khu vực điểm nóng dioxin thì có an toàn không?.................................................................................................40 Câu 43. Thịt gà, thịt lợn được nuôi công nghiệp tại khu vực bị ô nhiễm dioxin có an toàn không?................................................................................................................40 Câu 44. Các loại thịt, cá hộp hay cá đông lạnh mua tại địa phương có bị nhiễm dioxin không?......................................................................................................................41 Câu 45. Thịt gia súc có “dấu đỏ” của thú y có đảm bảo không có chất dioxin không?.......................................................................................................................41 Câu 46. Ăn rau, củ quả có khả năng nhiễm dioxin hay không?................................42 8 HỘI Y TẾ CÔNG CỘNG VIỆT NAM Câu 47. Gia đình tôi sống ở phường Thanh Khê, tôi cũng có người thân sống ở phường Hòa Khê, An Khê, Chính Gián – thành phố Đà Nẵng, chúng tôi dùng nước máy cho ăn uống và nước giếng khoan cho sinh hoạt thì có khả năng bị nhiễm dioxin không?.......................................................................................................................43 Câu 48. Tôi thường ăn tiết canh, lòng lợn, lòng gà, vậy tôi có nguy cơ nhiễm dioxin từ thực phẩm này không?...............................................................................................43 Câu 49. Ăn thức ăn tại hàng quán ở địa phương có nguy cơ bị nhiễm dioxin không? ... ...................................................................................................................................44 Câu 50. Tại sao nhiều người ăn thực phẩm địa phương đã lâu mà tôi có thấy họ có biểu hiện bệnh tật gì đâu?..........................................................................................44 C. DỰ PHÒNG PHƠI NHIỄM DIOXIN...............................................................45 Câu 51. Các vùng đất bị phun rải chất da cam và các chất diệt cỏ khác trong chiến tranh có an toàn để sử dụng làm đất sản xuất nông nghiệp không? .........................45 Câu 52. Có nên canh tác trên đất tại các khu vực sân bay và các khu căn cứ quân sự cũ của Mỹ như Sân bay Đà Nẵng, Sân bay Biên Hòa, Sân bay Phù Cát không?.......... 45 Câu 53. Tại sao các cơ quan có thẩm quyền không yêu cầu các cơ sở kinh doanh phải kiểm nghiệm dioxin trước khi bán thực phẩm cho người dân? ................................45 Câu 54. Nếu tôi mua thịt, cá được nuôi tại địa phương (ví dụ tại khu Sân bay Đà Nẵng, phường An Khê, Chính Gián, Hòa Khê và Thanh Khê Tây) nhưng tôi rửa sạch trước khi nấu thì có giảm nguy cơ nhiễm dioxin không?..........................................46 Câu 55. Nấu chín thức ăn có giảm nồng độ dioxin không?......................................46 Câu 56. Tôi đang sống ở ngay cạnh Sân bay Đà Nẵng, gia đình tôi kinh tế cũng tương đối đầy đủ, vậy tôi có nên chuyển sang sử dụng hoàn toàn đồ đóng hộp để đảm bảo an toàn, không bị nhiễm dioxin không?.........................................................................48 Câu 57. Tại sao các thông tin tuyên truyền về nguy cơ phơi nhiễm dioxin ở địa phương không thấy quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài, tivi? .. ...................................................................................................................................48 Câu 58. Tôi nên làm thế nào nếu người bán thịt gia súc, gia cầm không biết về nguồn gốc thực phẩm họ đang kinh doanh? ........................................................................48 9Chương trình cải thiện sức khỏe người dân sống tại khu vực nhiễm Dioxin thông qua các giải pháp Y tế công cộng Sổ tay Tuyên truyền viên | 2010 Câu 59. Tôi đang sống ở gần Sân bay Đà Nẵng. Tôi nghe nói bùn đất ở khu vực này bị nhiễm dioxin. Vào những ngày gió to tôi thấy bụi đất bay lên, tôi nên dự phòng thế nào để giảm nguy cơ nhiễm dioxin thông qua không khí? .......................................48 Câu 60. Gia đình tôi đang sống ở gần Sân bay Đà Nẵng và hiện tôi có 2 con nhỏ. Chúng thường chơi trong vườn và hay nghịch đất, vậy con tôi có nguy cơ bị nhiễm dioxin không? ...........................................................................................................49 Câu 61. Hiện tại các cơ quan có thẩm quyền có làm gì để kiểm soát nguy cơ phơi nhiễm dioxin tại các điểm nóng dioxin như Sân bay Đà Nẵng không?....................49 PHẦN III: HƯỚNG DẪN TUYÊN TRUYỀN VIÊN TRUYỀN THÔNG VỀ DỰ PHÒNG PHƠI NHIỄM DIOXIN TRONG THỰC PHẨM ....................50 A. THÔNG TIN CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP GIẢM THIỂU NGUY CƠ PHƠI NHIỄM DIOXIN TRONG THỰC PHẨM TẠI 4 PHƯỜNG GẦN SÂN BAY ĐÀ NẴNG 2010...............................................................................................51 Bối cảnh triển khai chương trình...............................................................................51 Mục tiêu của chương trình ........................................................................................52 Các hoạt động của chương trình ...............................................................................52 Các thông điệp chính của chương trình.....................................................................53 Nhiệm vụ của tuyên truyền viên trong kế hoạch truyền thông dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm ...............................................................................................54 B. CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THÔNG TẠI CỘNG ĐỒNG ÁP DỤNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH DỰ PHÒNG PHƠI NHIỄM DIOXIN TRONG THỰC PHẨM ......................................................................................................................56 Truyền thông trực tiếp ..............................................................................................56 Truyền thông gián tiếp ..............................................................................................60 Truyền thông có thời điểm.........................................................................................62 Các kỹ năng truyền thông trực tiếp của tuyên truyền viên .......................................63 Nhật ký tuyên truyền viên.........................................................................................68 Ghi chú......................................................................................................................79 Tài liệu tham khảo.....................................................................................................80 10 HỘI Y TẾ CÔNG CỘNG VIỆT NAM PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG 11Chương trình cải thiện sức khỏe người dân sống tại khu vực nhiễm Dioxin thông qua các giải pháp Y tế công cộng Sổ tay Tuyên truyền viên | 2010 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DIOXIN VÀ CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DIOXIN Dioxin là một từ chung đại diện cho một nhóm gồm 75 hóa chất khác nhau, chủ yếu do con người tạo ra, rất khó phân hủy và do đó chúng tồn tại trong môi trường trong một thời gian dài. Tuy nhiên, trong nhóm này chỉ có 7 chất là có độc tính của dioxin với mức độ độc khác nhau và chất 2,3,7,8- tetrachlorodibenzo-p-dioxin (viết tắt là TCDD) được coi là độc nhất trong họ dioxin. Chất này được xếp vào chất ung thư Nhóm 1 – nghĩa là “chất gây ung thư ở người”. Ước tính 2,1 đến 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm với dioxin trong hóa chất diệt cỏ do quân đội Mỹ rải xuống trong chiến tranh, chưa kể con cháu của các nạn nhân và một lượng lớn người dân bị phơi nhiễm với dioxin từ thực phẩm trong và sau chiến tranh. Các bằng chứng khoa học đã được công bố trên thế giới và tại Việt Nam cho thấy rằng phơi nhiễm với dioxin gây ra nhiều tác động sức khỏe nghiêm trọng trong đó có bệnh ung thư. Các khu căn cứ quân sự cũ của Mỹ tại Việt Nam, đặc biệt là các sân bay Đà Nẵng, Biên Hòa và Phù Cát có vai trò là các kho chứa chất Da Cam và các chất diệt cỏ khác (chứa tạp chất dioxin) trong chiến dịch Bàn Tay Nông Dân (Operation Ranch Hand 1961-1971). Tại các sân bay Đà Nẵng, Biên Hòa và Phù Cát, hoạt động chứa, pha chế đã diễn ra trong thời gian dài và các vụ rò rỉ chất Da cam đã xẩy ra. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy các mẫu đất, bùn, một số loại thực phẩm địa phương, các mẫu máu và sữa mẹ của người dân sống gần sân bay Đà Nẵng và Biên Hòa có hàm lượng dioxin cao hơn tất cả các tiêu chuẩn hay hướng dẫn hiện hành về dioxin trên thế giới (Hatfield Consultants 2006, 2009). Ngoài ra, điều tra về kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm và tần suất tiêu thụ thực phẩm của người dân tại 4 phường gần sân bay Đà Nẵng (2009) và 2 phường gần sân bay Biên Hòa (2007) cho thấy kiến 12 HỘI Y TẾ CÔNG CỘNG VIỆT NAM thức và thực hành dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm của người dân địa phương sống ở gần hai sân bay này còn rất hạn chế. Một bộ phận người dân vẫn nuôi trồng và tiêu thụ thực phẩm nguy cơ cao nhiễm dioxin. Do đó, cộng đồng sống gần sân bay Đà Nẵng và Biên Hoà được cho là đã và đang phải đối mặt với nguy cơ sức khỏe cao do bị phơi nhiễm với dioxin có trong môi trường, đặc biệt nếu họ tiêu thụ các thực phẩm được nuôi trồng tại địa phương. Các biện pháp can thiệp giảm thiểu những ảnh hưởng sức khỏe cho cộng đồng do phơi nhiễm với dioxin là vô cùng cần thiết. Giới thiệu chung về chương trình can thiệp YTCC Năm 2008, Hội Y tế Công cộng (YTCC) Việt Nam cùng với Hội YTCC Đồng Nai đã tiến hành một can thiệp với cách tiếp cận YTCC nhằm nâng cao nhận thức của người dân về nguy cơ nhiễm độc dioxin qua thực phẩm, các loại thực phẩm có nguy cơ cao, xuất xứ thực phẩm tiêu thụ, cũng như các giải pháp thực hành dự phòng nhiễm độc dioxin. Một hội thảo tham vấn các ban ngành liên quan tại Biên Hòa, Đồng Nai đã được tổ chức để nhóm nghiên cứu báo cáo kết quả khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành của người dân trước can thiệp và xây dựng kế hoạch can thiệp chi tiết. Sáu lớp tập huấn đã được tổ chức cho các nhà quản lý, đại diện các ban ngành liên quan và các cộng tác viên là Hội viên Hội YTCC Đồng Nai (Hình ảnh 1). Hình ảnh 1. Đại diện các ban ngành liên quan tham gia lớp tập huấn về dioxin và dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm, Biên Hòa - 2008 13Chương trình cải thiện sức khỏe người dân sống tại khu vực nhiễm Dioxin thông qua các giải pháp Y tế công cộng Sổ tay Tuyên truyền viên | 2010 Nội dung tập huấn về tác hại của dioxin, nguy cơ lây nhiễm, phương pháp dự phòng, phương pháp tư vấn cộng đồng sử dụng tờ rơi, tranh ảnh, tư vấn trực tiếp. Các thành viên tham gia lớp tập huấn là những tuyên truyền viên triển khai công tác truyền thông tại cộng đồng. Cán bộ Hội YTCC Việt Nam đã xây dựng, thử nghiệm tại cộng đồng và in các sản phẩm truyền thông về dioxin và dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm như: tờ rơi, poster để dán tại hộ gia đình, các bài phát thanh trên loa truyền thanh phường v.v… (Hình ảnh 2). Hình ảnh 2. Cộng tác viên truyền thông trực tiếp tại hộ gia đình về dioxin và dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm, Biên Hòa - 2008 Các cộng tác viên sau khi được tập huấn đã tiến hành các hoạt động truyền thông tại cộng đồng như tư vấn, phát tờ rơi, dán poster tại hộ gia đình; tuyên truyền trong các buổi họp cộng đồng: họp tổ dân phố, sinh hoạt hội Phụ nữ, các đoàn thể khác của địa phương; phát thanh trên loa truyền thanh phường của 2 phường Trung Dũng và Tân Phong. Trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 12/2008 đã có 36 buổi truyền thông tại cộng đồng được tổ chức ở 2 phường Trung Dũng và Tân Phong để truyền thông cho người dân về dioxin và các 14 HỘI Y TẾ CÔNG CỘNG VIỆT NAM giải pháp dự phòng giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm cho bản thân và gia đình (Hình ảnh 3). Hình ảnh 3. Cộng tác viên thực hiện truyền thông tại cộng đồng về dioxin và dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm, Biên Hòa - 2008 Sau khi mô hình can thiệp YTCC ở điểm nóng sân bay Biên Hòa được Hội YTCC Việt Nam và Hội YTCC Đồng Nai thực hiện trong giai đoạn 2007- 2009 đạt được những thành công bước đầu trong việc giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm với dioxin trong thực phẩm cho người dân tại 2 phường Trung Dũng và Tân Phong, Hội YTCC Việt Nam đã nhận được hỗ trợ tài chính từ Quỹ Ford tại Việt Nam để mở rộng mô hình can thiệp này ra điểm nóng nhiễm dioxin ở sân bay Đà Nẵng. Tháng 5 năm 2010, Hội YTCC Việt Nam phối hợp với Hội YTCC Đà Nẵng tổ chức Hội thảo xây dựng kế hoạch can thiệp với sự tham gia của các ban ngành liên quan ở địa phương và cộng đồng nhằm xây dựng một kế hoạch can thiệp cụ thể gồm các hoạt động đào tạo, truyền thông nguy cơ và vận động thay đổi chính sách để giảm thiểu nguy cơ cho cộng đồng. Để giúp cho các tuyên truyền viên thực hiện tốt hoạt động truyền thông tại cộng đồng, một trong những hoạt động chính của chương trình can thiệp 15Chương trình cải thiện sức khỏe người dân sống tại khu vực nhiễm Dioxin thông qua các giải pháp Y tế công cộng Sổ tay Tuyên truyền viên | 2010 nhằm giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm dioxin cho người dân địa phương, nhóm tác giả đã xây dựng cuốn “Sổ tay tuyên truyền viên - Dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm” . Cuốn sổ tay này sẽ cung cấp các thông tin cần thiết để các tuyên truyền viên tại 4 phường An Khê, Hòa Khê, Thanh Khê Tây và Chính Gián có thể tự tin thực hiện các hoạt động truyền thông tại cộng đồng nhằm nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành của người dân về dự phòng phơi nhiễm với dioxin qua thực phẩm. Ngoài các thông tin về dioxin và dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm được trình bày dưới dạng các câu hỏi thường gặp (PHẦN II), cuốn sổ tay này cũng hướng dẫn tuyên truyền viên một số phương pháp truyền thông tại cộng đồng được áp dụng trong chương trình này (PHẦN III). Phần cuối của cuốn sổ tay được thiết kế giúp tuyên truyền viên có thể ghi kế hoạch công tác cũng như kết quả thực hiện các buổi truyền thông tại cộng đồng. Hãy là tuyên truyền viên tự tin, năng động vì sức khỏe người dân triển khai thành công hoạt động truyền thông tại cộng đồng! 16 HỘI Y TẾ CÔNG CỘNG VIỆT NAM PHẦN II. 61 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP 17Chương trình cải thiện sức khỏe người dân sống tại khu vực nhiễm Dioxin thông qua các giải pháp Y tế công cộng Sổ tay Tuyên truyền viên | 2010 A. CÁC THÔNG TIN CHUNG VỀ DIOXIN 18 HỘI Y TẾ CÔNG CỘNG VIỆT NAM A. CÁC THÔNG TIN CHUNG VỀ DIOXIN Câu 1. Dioxin là gì? Dioxin là một từ chung để gọi một nhóm gồm 75 hóa chất khác nhau, chủ yếu do con người tạo ra, rất khó phân hủy và do đó chúng tồn tại trong môi trường trong một thời gian dài. Trong số 75 chất dioxin thì chỉ có 7 chất là độc, trong đó chất 2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin (gọi tắt là TCDD – Hình ảnh 4) được coi là chất độc nhất mà con người từng tạo ra được và chất này chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng lượng dioxin trong môi trường tại các điểm nóng ô nhiễm dioxin của Việt Nam. a. b. Hình ảnh 4. Cấu tạo hóa học của dioxin (a) và dioxin trong các thùng chất độc da cam (b) Câu 2. Tại sao cũng là dioxin nhưng có chất được xếp vào loại cực độc như TCDD còn phần lớn các chất khác lại ít độc hơn? Sở dĩ cùng thuộc họ dioxin nhưng do cấu tạo hóa học của các chất khác nhau nên độc tính của chúng cũng khác nhau. Một yếu tố chính quyết định độc tính của dioxin đó là số nguyên tử clo trong phân tử. Những chất có số nguyên tử clo trong mỗi phân tử ít hơn hoặc bằng 3 thì ít độc hơn. Ngoài ra, vị trí của các nguyên tử clo trong phân tử cũng quyết định độc tính của các hóa chất này. 19Chương trình cải thiện sức khỏe người dân sống tại khu vực nhiễm Dioxin thông qua các giải pháp Y tế công cộng Sổ tay Tuyên truyền viên | 2010 Câu 3. Tôi nghe trên các phương tiện truyền thông đại chúng thời gian gần đây thường thấy nói về chất da cam. Vậy dioxin và chất da cam có phải là một? Chất da cam là tác nhân chiến tranh hóa học được quân đội Mỹ sử dụng làm chất diệt cỏ và rụng lá. Chất da cam chứa tạp chất rất độc là 2,3,7,8 TCDD hay thường được gọi là dioxin. Con người không chủ đích sản xuất ra dioxin mà trong quá trình sản xuất chất da cam đã tạo ra tạp chất dioxin. Như vậy, dioxin và chất da cam không hoàn toàn là một mà dioxin chỉ là một lượng nhỏ tạp chất có trong chất da cam. Ví dụ trong tổng số khoảng 80 triệu lít hóa chất diệt cỏ được quân đội Mỹ rải xuống môi trường Việt Nam thì có khoảng 366 kg dioxin. Câu 4. Tôi sống ở gần sân bay Đà Nẵng, vậy anh/chị cho tôi hỏi dioxin có ở đâu trong môi trường nơi tôi đang sống? Các nghiên cứu khoa học cho thấy khi được thải vào môi trường, dioxin có thể tồn tại trong đất, nước, không khí và thực phẩm. Tại sân bay Đà Nẵng và các vùng lân cận, dioxin đã được tìm thấy ở trong đất, bùn, nước và thực phẩm. Trong không khí nếu vào những ngày có gió to, cuốn bụi đất bay lên thì bạn cũng có thể hít phải các hạt bụi đất nhiễm dioxin. Câu 5. Trong môi trường (đất, bùn, nước, thực phẩm …) dioxin có dễ bay hơi không? Không. Dioxin bám rất chắc vào các chất hữu cơ có trong đất, bùn, nước v.v... và không dễ bay hơi. Chính vì vậy, nồng độ dioxin trong các mẫu đất, bùn lấy ở các khu sân bay Đà Nẵng, Biên Hòa, Phù Cát và các vùng lân cận hiện vẫn còn rất cao. Câu 6. Dioxin bị phân hủy ở nhiệt độ nào? Ở nhiệt độ rất cao, từ 800o C dioxin tinh khiết sẽ bị phân hủy gần như hoàn toàn. Đối với dioxin tồn tại trong các hạt bụi thì có thể tồn tại ở nhiệt độ cao 20 HỘI Y TẾ CÔNG CỘNG VIỆT NAM tới 1.150o C. Như vậy, để xử lý được dioxin trong đất thì cần phải xử lý bằng các lò đốt ở nhiệt độ cao và thường là rất tốn kém. Ví dụ, ước tính chi phí để xử lý bằng nhiệt cho khoảng 70.000 tấn đất nhiễm dioxin ở sân bay Biên Hòa vào khoảng 21 triệu đô la Mỹ, tương đương khoảng 400 tỉ đồng. Câu 7. Dioxin có tan trong nước không? Các chất thuộc nhóm dioxin hầu như không tan trong nước nhưng hòa tan rất tốt trong dầu, mỡ (ví dụ mỡ lợn, mỡ gà, mỡ cá, trứng, sữa v.v...) và các dung môi hữu cơ. Do đó, một khi được thải vào môi trường nước, dioxin thường tồn tại trong các chất cặn lơ lửng, hoặc tích tụ lại trong cơ thể sinh vật thủy sinh và với nồng độ ngày càng tăng lên trong chuỗi thức ăn từ sinh vật phù du, tới cá tôm, ngao, sò, ốc v.v... và tới con người (Hình ảnh 5). Hình ảnh 5. Hồ Biên Hùng bị nhiễm dioxin nên mọi hoạt động đánh bắt cá đều đã bị cấm Câu 8. Dioxin tồn tại trong không khí có lâu không? Dioxin có thể tồn tại lơ lửng trong không khí trong một thời gian dài và phát tán rộng rãi (Hình ảnh 6). Dioxin thường bám vào các hạt lơ lửng, ví dụ tro 21Chương trình cải thiện sức khỏe người dân sống tại khu vực nhiễm Dioxin thông qua các giải pháp Y tế công cộng Sổ tay Tuyên truyền viên | 2010 bụi từ các lò đốt rác thải và do đó được bảo vệ khỏi quá trình phân hủy do tia nắng mặt trời. Cuối cùng, dioxin cùng các hạt bụi lắng xuống mặt đất. Hình ảnh 6. Các hoạt động thải dioxin vào không khí Câu 9. Dioxin tồn tại bao lâu trong đất? Rất lâu. Do dioxin không phản ứng với ôxy, nước và không bị phân hủy bởi vi khuẩn nên chúng tồn tại trong đất trong một thời gian rất dài. Dưới một số điều kiện, dioxin có thể bị phân hủy bởi ánh nắng mặt trời; tuy nhiên, quy trình này diễn ra với tốc độ rất chậm. Ở bề mặt đất với độ sâu 0,1cm thì cũng phải mất khoảng 9 đến 15 năm mới phân hủy được một nửa lượng dioxin có trong đất. Ở độ sâu trên 0,1cm kể từ bề mặt, thời gian cần thiết để phân hủy một nửa lượng dioxin có trong đất thường lâu hơn nhiều, có thể kéo dài từ 25 tới 100 năm (Hình ảnh 7). Hình ảnh 7. Dioxin ở lớp đất càng sâu thì càng khó bị phân hủy (ảnh minh họa). 22 HỘI Y TẾ CÔNG CỘNG VIỆT NAM Câu 10. Tại sao tôi thấy chiến tranh đã kết thúc được 35 năm rồi mà bây giờ anh/chị nói tôi vẫn có thể bị nhiễm dioxin? Như bạn biết, dioxin tồn tại trong môi trường trong một thời gian rất dài, hàng chục thậm chí hàng trăm năm mới giảm được một nửa nồng độ dioxin trong môi trường. Do đó, mặc dù chiến tranh đã kết thúc cách đây 35 năm nhưng nồng độ dioxin tại một số vùng ở Việt Nam, đặc biệt là tại các sân bay và các khu căn cứ quân sự cũ của Mỹ hiện vẫn còn cao. Ví dụ, tại sân bay Đà Nẵng, sân bay Biên Hòa, sân bay Phù Cát v.v... các mẫu đất, bùn, thực phẩm có nồng độ dioxin vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần. Nếu bạn ăn thực phẩm nuôi trồng ở trong sân bay hoặc khu vực lân cận sân bay hay công việc của bạn có tiếp xúc với bùn đất ô nhiễm dioxin thì bạn vẫn có nguy cơ cao bị nhiễm dioxin. Câu 11. Dioxin có trong thực phẩm không? Có. Dioxin trong các hạt bụi bám vào cây cối hoa màu và tại các vùng ô nhiễm dioxin thì các động vật ăn cỏ như trâu bò tích tụ dioxin với nồng độ cao do tiêu thụ rau cỏ bị nhiễm dioxin ở trong các hạt bụi đất bám vào rau cỏ. Trong cơ thể động vật, dioxin không được chuyển hóa vì vậy không được thải ra ngoài trong phân hay nước tiểu mà tích tụ lại trong các mô mỡ. Khi con người tiêu thụ thịt, mỡ, sữa và các sản phẩm từ thịt, sữa động vật thì sẽ bị nhiễm dioxin (Hình ảnh 8). Hình ảnh 8. Con người rất có khả năng bị nhiễm độc dioxin do ăn thịt, sữa động vật chăn thả tại khu vực ô nhiễm dioxin 23Chương trình cải thiện sức khỏe người dân sống tại khu vực nhiễm Dioxin thông qua các giải pháp Y tế công cộng Sổ tay Tuyên truyền viên | 2010 Câu 12. Dioxin có sinh ra trong tự nhiên không hay chỉ do con người tạo ra? Dioxin là do con người tạo ra. Con người không chủ ý sản xuất ra dioxin mà chúng là những sản phẩm phụ của các hoạt động sản xuất có sử dụng Clo (ví dụ công nghiệp sản xuất giấy, sản xuất nhựa PVC và các loại thuốc trừ sâu chứa clo) cũng như từ các lò đốt rác ở nhiệt độ thấp (xem Hình ảnh 9). Rác chứa vỏ nhựa, túi ni lông v.v… nếu được đốt ở nhiệt độ dưới 800-1000o C thì sẽ tạo ra dioxin. a. Hoạt động đốt rác ở nhiệt độ thấp b. Sản xuất, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ c. Cháy nhà xưởng (cơ sở sản xuất nhựa) d. Hoạt động sản xuất giấy Hình ảnh 9. Các nguồn phát sinh và thải dioxin ra môi trường 24 HỘI Y TẾ CÔNG CỘNG VIỆT NAM Câu 13. Dioxin chủ yếu được thải ra từ đâu? Ở các nước phát triển, nguồn phát sinh dioxin chủ yếu là từ các hoạt động đốt cháy. Ví dụ ở Mỹ, việc đốt cháy chất thải bệnh viện, chất thải sinh hoạt, chất thải độc hại; đốt than, củi và các sản phẩm dầu mỏ làm nhiên liệu hoặc để sản xuất điện; các vụ cháy nhà xưởng, cháy rừng v.v... sản sinh ra 80% lượng dioxin thải ra hàng năm ở nước này. Ở Việt Nam ngoài việc dioxin được thải ra môi trường từ các hoạt động của con người như đốt rác trong lò đốt thủ công ở nhiệt độ thấp, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, một lượng lớn dioxin tồn lưu hiện nay là do hậu quả chiến tranh (Hình ảnh 10). Hình ảnh 10. Hoạt động pha chế, phun rải chất Da cam chứa dioxin trong chiến tranh Câu 14. Trong chiến tranh, quân đội Mỹ đã rải xuống môi trường Việt Nam một lượng dioxin lớn như thế nào? Theo một công trình nghiên cứu quy mô lớn được công bố trên tạp chí khoa học uy tín thế giới (Nature) năm 2003, tổng số hóa chất mà quân đội Mỹ đã phun rải xuống Việt Nam trong thời gian 1962 - 1971 là 76,9 triệu lít, trong đó chất da cam chiếm 64% (hay 49,3 triệu lít), phần còn lại là các hóa chất khác như: 20,6 triệu lít (27%) chất màu trắng, 4,7 triệu lít (6,2%) chất màu xanh, 1,9 triệu lít (2,5%) chất màu xanh lá cây và 0,5 triệu lít (0,6%) chất màu tím. Vì dioxin là chất kịch độc, tính trung bình mỗi năm, 86 triệu người dân Việt Nam chỉ chịu đựng được tối đa một lượng khoảng 3,5g dioxin do ăn, uống hay hít thở vào. Trong khi đó, ước tính tổng lượng dioxin đã được rải xuống môi 25Chương trình cải thiện sức khỏe người dân sống tại khu vực nhiễm Dioxin thông qua các giải pháp Y tế công cộng Sổ tay Tuyên truyền viên | 2010 trường Việt Nam ít nhất là 366 kg, là một lượng dioxin rất lớn gây tác động trầm trọng tới môi trường và sức khỏe con người trong một thời gian rất dài. Câu 15. Thỉnh thoảng xem ti vi, tôi thấy người ta nói sân bay Đà Nẵng và một số căn cứ quân sự cũ của Mỹ là điểm nóng dioxin, tôi không rõ điểm nóng nhiễm dioxin có nghĩa là gì? Điểm nóng nhiễm dioxin là những vùng hiện có mức độ ô nhiễm dioxin vẫn còn rất cao và nguy cơ hủy hoại môi trường hoặc sinh vật trong một thời gian ngắn. Ở Việt Nam, những điểm nóng nhiễm dioxin được xác định qua lý thuyết của một công ty cố vấn về môi trường ở Canada (Hatfield Consultants) và qua kết luận của các công trình nghiên cứu khoa học của Giáo sư Arnold Schecter (Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Texas-Houston ở Dallas, Texas) và cộng sự. Theo lý thuyết của Hatfield, những điểm nóng nhiễm dioxin là những căn cứ quân sự cũ của quân đội Hoa Kỳ đã từng tàng trữ, phân phối, bị phun xịt và rò rỉ chất da cam. Theo GS. Schecter, những điểm nóng nhiễm dioxin là những nơi mà dioxin trong thực phẩm hoặc trong máu của người dân có nồng độ cao hơn nhiều lần so với trong thực phẩm và cư dân ở những nơi khác. Câu 16. Vậy ngoài sân bay Đà Nẵng thì ở Việt Nam có bao nhiêu điểm nóng dioxin đã được xác định? Không có con số thống nhất về số điểm nóng ô nhiễm dioxin ở Việt Nam vì phần lớn các điểm nóng này được xác định theo lý thuyết. Công ty tư vấn Hatfield của Canada cho rằng có hơn 50 điểm nóng dioxin còn theo GS. Schecter thì cho rằng có khoảng 10 điểm nóng dioxin ở Việt Nam. Theo Ủy ban Quốc gia Điều tra Hậu quả Hóa chất sử dụng trong Cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam (Ban 10-80) thì hiện nay có 7 điểm nóng dioxin được ưu tiên tại Việt Nam, đó là các sân bay Đà Nẵng, Biên Hòa, Pleiku, Phú Cát, Nha Trang, Cần Thơ và Tân Sơn Nhất. 26 HỘI Y TẾ CÔNG CỘNG VIỆT NAM Câu 17. Thỉnh thoảng tôi thấy trên chương trình thời sự có các tin như phomat của Ý nhiễm dioxin, hay một số thực phẩm ở Mỹ nhiễm dioxin … Từ lâu nay tôi vẫn tưởng vấn đề dioxin chỉ xảy ra ở Việt Nam. Vậy, dioxin trong môi trường Việt Nam có khác dioxin những nước phát triển không? Môi trường ở các nước phát triển như Mỹ, Úc, Anh v.v… cũng có dioxin do các hoạt động sản xuất công nghiệp, đốt rác v.v… Tuy nhiên, chỉ khoảng 10% dioxin ở những nước này là chất TCDD (là chất độc nhất của nhóm dioxin – gây ung thư ở người), còn khoảng 90% là những chất cũng thuộc họ dioxin nhưng ít độc hại hơn rất nhiều. Trong khi đó, ở các điểm nóng dioxin ở Việt Nam thì chất độc TCDD trong các mẫu đất và trầm tích chiếm khoảng 20% tới gần 100% tổng lượng dioxin, còn những chất dioxin ít độc hại thì chỉ chiếm một lượng nhỏ. Đây có thể được coi là một chỉ số để phân biệt những vùng bị phun rải dioxin ở Việt Nam với những vùng bị nhiễm các nguồn dioxin khác trên thế giới như đốt rác, công nghiệp sản xuất có sử dụng Clo v.v… Câu 18. Tôi hiện đang sống rất gần sân bay Đà Nẵng, vậy anh/chị cho tôi hỏi là tôi có thể bị nhiễm dioxin qua những đường nào? Bạn có thể bị nhiễm dioxin qua ăn uống, hít thở và qua da. Do dioxin tồn tại trong không khí (thường bám vào các hạt bụi), trong bùn đất và trong thực phẩm nên nếu bạn sống gần sân bay Đà Nẵng hay các điểm nóng nhiễm dioxin khác thì bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm dioxin do hít thở không khí bị ô nhiễm, ăn thức ăn bị ô nhiễm hoặc do tiếp xúc với bùn đất hay nước bị ô nhiễm và dioxin thấm qua da (xem Hình ảnh 11). Như trên đã đề cập, mặc dù dioxin không tan trong nước tinh khiết, nhưng thông thường nước chứa các tạp chất, các chất cặn lơ lửng và dioxin có thể bám vào các thành phần này làm nước bị ô nhiễm. Nếu gia đình bạn chưa có nước máy mà vẫn sử dụng nước giếng khoan, giếng đào thì cần lọc sạch nước trước khi sử dụng. 27Chương trình cải thiện sức khỏe người dân sống tại khu vực nhiễm Dioxin thông qua các giải pháp Y tế công cộng Sổ tay Tuyên truyền viên | 2010 Hình ảnh 11. Dioxin từ trong không khí, đất, nước, thực phẩm vào cơ thể qua đường thở, ăn uống và ngấm qua da Câu 19. Như anh/chị nói thì dioxin có thể vào cơ thể chúng ta qua ăn uống, hít thở và qua da. Hiện nay tôi đang sống ở gần sân bay Đà Nẵng, vậy tôi có thể bị nhiễm dioxin bằng con đường nào là chủ yếu? Bạn có nguy cơ nhiễm dioxin chủ yếu qua đường ăn uống. Các nhà khoa học ước tính rằng đối với người dân thì khoảng 90-95% dioxin từ môi trường vào trong cơ thể con người là qua đường ăn uống. Như vậy, nếu bạn vẫn ăn các thực phẩm nuôi trồng trong hoặc gần sân bay Đà Nẵng hay các điểm nóng nhiễm dioxin khác thì bạn có nguy cơ bị nhiễm dioxin. Dioxin từ môi trường vào cơ thể qua các đường khác như hít thở và ngấm qua da thường chiếm một tỉ lệ nhỏ, từ 5 đến 10%. Tuy nhiên, nếu bạn có công việc hàng ngày tiếp xúc với không khí và bùn đất bị ô nhiễm dioxin thì nguy cơ nhiễm dioxin qua đường hít thở và qua da cũng đóng vai trò quan trọng. 28 HỘI Y TẾ CÔNG CỘNG VIỆT NAM Câu 20. Trong chiến tranh, những ai dễ bị nhiễm dioxin? Những người dân Việt Nam sống tại các vùng bị rải chất da cam, các cựu quân nhân Mỹ - những người trực tiếp rải hóa chất này, các cựu chiến binh tham gia chiến đấu tại miền Nam Việt Nam là những người có nguy cơ cao do phơi nhiễm với một lượng lớn chất độc da cam. Ước tính trong giai đoạn từ 1962 đến 1971, cả nước có từ 2,1 đến 4,8 triệu người bị phơi nhiễm trực tiếp với dioxin trong hóa chất diệt cỏ do quân đội Mỹ rải xuống miền Nam Việt Nam. Câu 21. Hiện nay những ai ở Đà Nẵng và các điểm nóng dioxin khác của Việt Nam dễ bị nhiễm dioxin? Trong thời kỳ hòa bình, công nhân trong các nhà máy hóa chất có sử dụng Clo, dân cư sống gần các lò đốt rác, nhà máy hóa chất, những người có công việc thường xuyên phải tiếp xúc với bùn đất ô nhiễm dioxin hoặc sống ở gần sân bay Đà Nẵng và những điểm nóng dioxin khác ở Việt Nam cũng có nguy cơ nhiễm dioxin trong bùn đất, không khí và đặc biệt là trong thực phẩm (Hình ảnh 12). Hình ảnh 12. Những người có nguy cơ cao bị nhiễm dioxin (Ảnh minh họa) Đối với trẻ nhỏ do có thói quen nghịch đất và cho tay bẩn vào miệng nên nếu sống ở vùng điểm nóng dioxin cũng dễ bị nhiễm dioxin. Do đó, nếu bạn sống ở trong sân bay hoặc các khu vực lân cận, bạn cần cẩn thận không để con bạn nghịch đất và thường xuyên hướng dẫn trẻ rửa sạch tay sau khi chơi xong và trước khi ăn. 29Chương trình cải thiện sức khỏe người dân sống tại khu vực nhiễm Dioxin thông qua các giải pháp Y tế công cộng Sổ tay Tuyên truyền viên | 2010 Câu 22. Hiện tôi đang sống ở rất gần sân bay Đà Nẵng, tôi cũng đã từng ăn cá và ngó sen ở Hồ Sen và các hồ gần sân bay, làm thế nào để biết tôi có bị nhiễm dioxin hay không? Bạn muốn biết mình có bị nhiễm dioxin hay không và nhiễm ở mức nào thì bạn cần phải xét nghiệm đo nồng độ dioxin trong máu hoặc mỡ. Nếu bạn là phụ nữ đang cho con bú thì có thể làm xét nghiệm thêm dioxin trong sữa. Tuy nhiên, việc xét nghiệm nồng độ dioxin đòi hỏi thực hiện ở phòng xét nghiệm với kỹ thuật rất hiện đại và thường rất tốn kém (Hình ảnh 13). Hình ảnh 13. Máy sắc ký khí với độ phân giải cao (High-resolution gas chromatography) dùng để phân tích nồng độ dioxin trong máu Việc xét nghiệm nồng độ dioxin trong máu, mỡ và sữa của người dân Việt Nam trong một số nghiên cứu được công bố trong những năm gần đây thường được thực hiện tại các phòng xét nghiệm hiện đại tại các nước phát triển như Mỹ, Đức, Anh, Canada. Kinh phí cho việc phân tích nồng độ dioxin trong một mẫu máu, mẫu mỡ, hay mẫu sữa ở những nước này khoảng 20 đến 30 triệu đồng. Như vậy, có thể nói rằng cho đến nay việc xét nghiệm nồng độ dioxin là rất đắt và không dễ thực hiện. 30 HỘI Y TẾ CÔNG CỘNG VIỆT NAM Câu 23. Có phải tất cả lượng dioxin do tôi ăn vào, uống vào, hít thở vào hay ngấm qua da đều được hấp thụ vào máu? Không phải, cơ thể bạn chỉ hấp thụ một phần. Khoảng 87% dioxin chúng ta ăn, uống vào được hấp thụ qua đường ruột. Mức hấp thụ dioxin ở phổi cũng tương tự như ở ruột, còn hấp thụ qua da thì hạn chế hơn với chỉ khoảng gần 1% dioxin. Câu 24. Thỉnh thoảng tôi có tiếp xúc với bùn đất ở khu vực trong và gần sân bay Đà Nẵng. Vậy tôi có nên đi xét nghiệm hay uống thuốc gì không? Không cần thiết. Chất dioxin được hấp thụ rất thấp nếu chỉ tiếp xúc ngoài da (chỉ hấp thụ khoảng 1%). Các thử nghiệm khoa học trên lâm sàng cho thấy, nếu tiếp xúc với dioxin ở nồng độ thấp thì phải vài tuần tiếp xúc liên tục đối tượng thử nghiệm mới có những biểu hiện giống như ăn phải thực phẩm bị nhiễm dioxin. Như vậy, nếu bạn chỉ tiếp xúc với bùn đất hoặc nước bị nhiễm chất dioxin tại địa phương trong một thời gian ngắn thì bạn ít có khả năng bị ảnh hưởng. Câu 25. Dioxin thường tích tụ ở đâu trong cơ thể? Khi dioxin được hấp thụ vào trong cơ thể, hệ tuần hoàn làm nhiệm vụ “vận chuyển” dioxin tới các cơ quan trong cơ thể (Hình ảnh 14). Hình ảnh 14. Hệ tuần hoàn giúp phân bố dioxin tới các cơ quan trong cơ thể 31Chương trình cải thiện sức khỏe người dân sống tại khu vực nhiễm Dioxin thông qua các giải pháp Y tế công cộng Sổ tay Tuyên truyền viên | 2010 Vì dioxin không tan trong nước nên một khi được hấp thụ vào máu, dioxin chỉ tồn tại trong máu một thời gian ngắn và sau đó tích tụ lại trong các mô mỡ và gan. Nếu cơ thể bạn bị nhiễm một lượng nhỏ dioxin thì phần lớn dioxin này sẽ tích tụ lại trong các mô mỡ như mỡ ở phần mông, bụng, vú, bắp đùi..., còn nếu bạn bị nhiễm một lượng lớn dioxin thì phần lớn dioxin lại tích tụ ở trong gan (Hình ảnh 15). Hình ảnh 15. Dioxin tan trong chất béo nên thường tích tụ lại trong mô mỡ và gan Câu 26. Khi tôi ăn thực phẩm bị nhiễm dioxin thì sau bao lâu dioxin sẽ bị đào thải ra khỏi cơ thể? Một thời gian rất lâu. Cơ thể chúng ta đào thải dioxin nhờ quá trình chuyển hóa dioxin ở trong gan thành các chất dễ tan trong nước và ít độc hại hơn. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra rất chậm và do đó dioxin thường tích tụ lại trong cơ thể một thời gian dài. Thời gian để phân hủy một nửa lượng dioxin (thời gian bán hủy) trong cơ thể người thường dài hơn trong cơ thể động vật và vào khoảng từ 5,8 đến 14,1 năm, trong khi trong cơ thể khỉ chỉ là 391 ngày. Cùng một liều phơi nhiễm thì những người béo thường tích tụ nhiều dioxin trong cơ thể và đào thải chậm hơn những người gầy. Đàn ông không có cách gì để đào thải dioxin ra khỏi cơ thể ngoài quá trình tự đào thải diễn ra rất chậm trong nhiều năm. Phụ nữ có thể đào thải dioxin ra khỏi cơ thể bằng cách chuyển một lượng dioxin cho con khi mang thai hoặc cho con bú. Tuy nhiên, như vậy sẽ tăng nguy cơ sức khoẻ cho người con. 32 HỘI Y TẾ CÔNG CỘNG VIỆT NAM Câu 27. Nếu tôi bị nhiễm dioxin thì có cách gì giúp tôi tăng cường đào thải dioxin ra khỏi cơ thể không? Có nhưng chưa phổ biến. Những người nhiễm dioxin ở mức nặng có thể dùng olestra, một loại chất béo bổ sung, khi ăn vào không bị hấp thụ qua đường ruột vì vậy giúp cho việc đào thải dioxin qua phân được diễn ra nhanh hơn (Hình ảnh 16) . Ở các nước phát triển, olestra được sử dụng làm chất phụ gia thực phẩm trong công nghiệp sản xuất bim bim, khoai tây chiên v.v… Một loại thuốc có tên colestimide, là thuốc làm giảm lượng cholesterol, cũng có tác dụng giảm lượng dioxin trong máu. Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam chưa thấy đề cập nhiều đến ứng dụng này. Nếu bạn quan tâm đến vấn đề này có thể xin thêm lời khuyên của bác sỹ. Hình ảnh 16. Chất béo bổ sung olestra không bị thủy phân bởi men tiêu hóa, tăng đào thải dioxin qua phân. Câu 28. Người bị nhiễm dioxin khi chết thì dioxin trong cơ thể có thể gây nguy hại cho môi trường không? Nhìn chung là không. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Tuy nhiên, nếu cơ thể bị nhiễm dioxin (thông thường với một lượng rất nhỏ, tính bằng đơn vị là phần nghìn tỉ gram), sau khi chết cũng chôn ở tầng đất sâu nên lượng dioxin thải ra được cho là không ảnh hưởng nhiều đến môi trường. Câu 29. Mỗi ngày cơ thể tôi chịu đựng được một lượng dioxin như thế nào ? Một lượng cực nhỏ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới thì mức tiêu thụ dioxin hàng 33Chương trình cải thiện sức khỏe người dân sống tại khu vực nhiễm Dioxin thông qua các giải pháp Y tế công cộng Sổ tay Tuyên truyền viên | 2010 ngày cơ thể chịu đựng được cho một người nặng 70kg là từ 1 cho tới 4pg/ kg trọng lượng cơ thể/ngày (1 pg = 1 phần nghìn tỉ g). Như vậy, mức nhiễm dioxin hàng ngày mà cơ thể bạn chịu đựng được là rất nhỏ. Nếu theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, giả sử bạn nặng 50kg thì cơ thể bạn chỉ chịu đựng được một lượng dioxin tối đa là 50pg đến 200pg/ngày từ tất cả các đường phơi nhiễm (qua ăn uống, hít thở và qua da) và nguy cơ ung thư của bạn sẽ là 1 phần triệu (mức nguy cơ chấp nhận được). Để dễ hình dung, bạn hãy lấy lượng dioxin này nhân với 1 triệu thì bạn sẽ có một khối lượng tương đương với 1 hạt bụi mà mắt bạn có thể nhìn thấy. Hay nói cách khác lượng dioxin tiêu thụ hàng ngày mà 1 triệu người lớn có khả năng chịu đựng được có trọng lượng tương đương khoảng 1 hạt bụi. Nếu tính trung bình cả người lớn và trẻ em, cân nặng mỗi người là 30kg thì lượng dioxin mà 86 triệu người dân Việt Nam chịu đựng được hàng ngày có trọng lượng bằng khoảng 40 hạt bụi và trong vòng một năm vào khoảng 3,5g. Câu 30. Dioxin có thể gây ung thư ở người không? Có. Dioxin có thể gây ung thư ở người. Tổ chức Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (IARC), thuộc Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố TCDD (chất độc nhất trong nhóm dioxin) được xếp vào chất ung thư Nhóm 1 – nghĩa là “chất gây ung thư ở người”. Với mức nhiễm độc rất nhỏ, chỉ khoảng 1 đến 4 pg/kg/ngày, bạn sẽ có nguy cơ bị ung thư do dioxin là 1 phần triệu. Trong Danh mục 17 bệnh, tật, dị dạng, dị t

61 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

CÁC THÔNG TIN CHUNG VỀ DIOXIN

Dioxin là một từ chung để gọi một nhóm gồm 75 hóa chất khác nhau, chủ yếu do con người tạo ra, rất khó phân hủy và do đó chúng tồn tại trong môi trường trong một thời gian dài Trong số 75 chất dioxin thì chỉ có 7 chất là độc, trong đó chất 2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin (gọi tắt là TCDD – Hình ảnh 4) được coi là chất độc nhất mà con người từng tạo ra được và chất này chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng lượng dioxin trong môi trường tại các điểm nóng ô nhiễm dioxin của Việt Nam a b.

Hình ảnh 4 Cấu tạo hóa học của dioxin (a) và dioxin trong các thùng chất độc da cam (b)

Câu 2 Tại sao cũng là dioxin nhưng có chất được xếp vào loại cực độc như TCDD còn phần lớn các chất khác lại ít độc hơn?

Sở dĩ cùng thuộc họ dioxin nhưng do cấu tạo hóa học của các chất khác nhau nên độc tính của chúng cũng khác nhau Một yếu tố chính quyết định độc tính của dioxin đó là số nguyên tử clo trong phân tử Những chất có số nguyên tử clo trong mỗi phân tử ít hơn hoặc bằng 3 thì ít độc hơn Ngoài ra, vị trí của các nguyên tử clo trong phân tử cũng quyết định độc tính của các hóa chất này

Câu 3 Tôi nghe trên các phương tiện truyền thông đại chúng thời gian gần đây thường thấy nói về chất da cam Vậy dioxin và chất da cam có phải là một?

Chất da cam là tác nhân chiến tranh hóa học được quân đội Mỹ sử dụng làm chất diệt cỏ và rụng lá Chất da cam chứa tạp chất rất độc là 2,3,7,8 TCDD hay thường được gọi là dioxin Con người không chủ đích sản xuất ra dioxin mà trong quá trình sản xuất chất da cam đã tạo ra tạp chất dioxin Như vậy, dioxin và chất da cam không hoàn toàn là một mà dioxin chỉ là một lượng nhỏ tạp chất có trong chất da cam Ví dụ trong tổng số khoảng 80 triệu lít hóa chất diệt cỏ được quân đội Mỹ rải xuống môi trường Việt Nam thì có khoảng

Câu 4 Tôi sống ở gần sân bay Đà Nẵng, vậy anh/chị cho tôi hỏi dioxin có ở đâu trong môi trường nơi tôi đang sống?

Các nghiên cứu khoa học cho thấy khi được thải vào môi trường, dioxin có thể tồn tại trong đất, nước, không khí và thực phẩm Tại sân bay Đà Nẵng và các vùng lân cận, dioxin đã được tìm thấy ở trong đất, bùn, nước và thực phẩm Trong không khí nếu vào những ngày có gió to, cuốn bụi đất bay lên thì bạn cũng có thể hít phải các hạt bụi đất nhiễm dioxin.

Câu 5 Trong môi trường (đất, bùn, nước, thực phẩm …) dioxin có dễ bay hơi không?

Không Dioxin bám rất chắc vào các chất hữu cơ có trong đất, bùn, nước v.v và không dễ bay hơi Chính vì vậy, nồng độ dioxin trong các mẫu đất, bùn lấy ở các khu sân bay Đà Nẵng, Biên Hòa, Phù Cát và các vùng lân cận hiện vẫn còn rất cao.

Câu 6 Dioxin bị phân hủy ở nhiệt độ nào? Ở nhiệt độ rất cao, từ 800oC dioxin tinh khiết sẽ bị phân hủy gần như hoàn toàn Đối với dioxin tồn tại trong các hạt bụi thì có thể tồn tại ở nhiệt độ cao tới 1.150oC Như vậy, để xử lý được dioxin trong đất thì cần phải xử lý bằng các lò đốt ở nhiệt độ cao và thường là rất tốn kém Ví dụ, ước tính chi phí để xử lý bằng nhiệt cho khoảng 70.000 tấn đất nhiễm dioxin ở sân bay Biên Hòa vào khoảng 21 triệu đô la Mỹ, tương đương khoảng 400 tỉ đồng.

Câu 7 Dioxin có tan trong nước không?

Các chất thuộc nhóm dioxin hầu như không tan trong nước nhưng hòa tan rất tốt trong dầu, mỡ (ví dụ mỡ lợn, mỡ gà, mỡ cá, trứng, sữa v.v ) và các dung môi hữu cơ Do đó, một khi được thải vào môi trường nước, dioxin thường tồn tại trong các chất cặn lơ lửng, hoặc tích tụ lại trong cơ thể sinh vật thủy sinh và với nồng độ ngày càng tăng lên trong chuỗi thức ăn từ sinh vật phù du, tới cá tôm, ngao, sò, ốc v.v và tới con người (Hình ảnh 5).

Hình ảnh 5 Hồ Biên Hùng bị nhiễm dioxin nên mọi hoạt động đánh bắt cá đều đã bị cấm

Câu 8 Dioxin tồn tại trong không khí có lâu không?

Dioxin có thể tồn tại lơ lửng trong không khí trong một thời gian dài và phát tán rộng rãi (Hình ảnh 6) Dioxin thường bám vào các hạt lơ lửng, ví dụ tro bụi từ các lò đốt rác thải và do đó được bảo vệ khỏi quá trình phân hủy do tia nắng mặt trời Cuối cùng, dioxin cùng các hạt bụi lắng xuống mặt đất

Hình ảnh 6 Các hoạt động thải dioxin vào không khí

Câu 9 Dioxin tồn tại bao lâu trong đất?

Rất lâu Do dioxin không phản ứng với ôxy, nước và không bị phân hủy bởi vi khuẩn nên chúng tồn tại trong đất trong một thời gian rất dài Dưới một số điều kiện, dioxin có thể bị phân hủy bởi ánh nắng mặt trời; tuy nhiên, quy trình này diễn ra với tốc độ rất chậm Ở bề mặt đất với độ sâu 0,1cm thì cũng phải mất khoảng 9 đến 15 năm mới phân hủy được một nửa lượng dioxin có trong đất Ở độ sâu trên 0,1cm kể từ bề mặt, thời gian cần thiết để phân hủy một nửa lượng dioxin có trong đất thường lâu hơn nhiều, có thể kéo dài từ 25 tới 100 năm (Hình ảnh 7)

Hình ảnh 7 Dioxin ở lớp đất càng sâu thì càng khó bị phân hủy (ảnh minh họa).

Câu 10 Tại sao tôi thấy chiến tranh đã kết thúc được 35 năm rồi mà bây giờ anh/chị nói tôi vẫn có thể bị nhiễm dioxin?

Như bạn biết, dioxin tồn tại trong môi trường trong một thời gian rất dài, hàng chục thậm chí hàng trăm năm mới giảm được một nửa nồng độ dioxin trong môi trường Do đó, mặc dù chiến tranh đã kết thúc cách đây 35 năm nhưng nồng độ dioxin tại một số vùng ở Việt Nam, đặc biệt là tại các sân bay và các khu căn cứ quân sự cũ của Mỹ hiện vẫn còn cao Ví dụ, tại sân bay Đà Nẵng, sân bay Biên Hòa, sân bay Phù Cát v.v các mẫu đất, bùn, thực phẩm có nồng độ dioxin vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần Nếu bạn ăn thực phẩm nuôi trồng ở trong sân bay hoặc khu vực lân cận sân bay hay công việc của bạn có tiếp xúc với bùn đất ô nhiễm dioxin thì bạn vẫn có nguy cơ cao bị nhiễm dioxin.

Câu 11 Dioxin có trong thực phẩm không?

Có Dioxin trong các hạt bụi bám vào cây cối hoa màu và tại các vùng ô nhiễm dioxin thì các động vật ăn cỏ như trâu bò tích tụ dioxin với nồng độ cao do tiêu thụ rau cỏ bị nhiễm dioxin ở trong các hạt bụi đất bám vào rau cỏ Trong cơ thể động vật, dioxin không được chuyển hóa vì vậy không được thải ra ngoài trong phân hay nước tiểu mà tích tụ lại trong các mô mỡ Khi con người tiêu thụ thịt, mỡ, sữa và các sản phẩm từ thịt, sữa động vật thì sẽ bị nhiễm dioxin (Hình ảnh 8)

Hình ảnh 8 Con người rất có khả năng bị nhiễm độc dioxin do ăn thịt, sữa động vật chăn thả tại khu vực ô nhiễm dioxin

Câu 12 Dioxin có sinh ra trong tự nhiên không hay chỉ do con người tạo ra?

Dioxin là do con người tạo ra Con người không chủ ý sản xuất ra dioxin mà chúng là những sản phẩm phụ của các hoạt động sản xuất có sử dụng Clo (ví dụ công nghiệp sản xuất giấy, sản xuất nhựa PVC và các loại thuốc trừ sâu chứa clo) cũng như từ các lò đốt rác ở nhiệt độ thấp (xem Hình ảnh 9) Rác chứa vỏ nhựa, túi ni lông v.v… nếu được đốt ở nhiệt độ dưới 800-1000oC thì sẽ tạo ra dioxin a Hoạt động đốt rác ở nhiệt độ thấp b Sản xuất, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ c Cháy nhà xưởng (cơ sở sản xuất nhựa) d Hoạt động sản xuất giấyHình ảnh 9 Các nguồn phát sinh và thải dioxin ra môi trường

Câu 13 Dioxin chủ yếu được thải ra từ đâu? Ở các nước phát triển, nguồn phát sinh dioxin chủ yếu là từ các hoạt động đốt cháy Ví dụ ở Mỹ, việc đốt cháy chất thải bệnh viện, chất thải sinh hoạt, chất thải độc hại; đốt than, củi và các sản phẩm dầu mỏ làm nhiên liệu hoặc để sản xuất điện; các vụ cháy nhà xưởng, cháy rừng v.v sản sinh ra 80% lượng dioxin thải ra hàng năm ở nước này. Ở Việt Nam ngoài việc dioxin được thải ra môi trường từ các hoạt động của con người như đốt rác trong lò đốt thủ công ở nhiệt độ thấp, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, một lượng lớn dioxin tồn lưu hiện nay là do hậu quả chiến tranh (Hình ảnh 10).

Hình ảnh 10 Hoạt động pha chế, phun rải chất Da cam chứa dioxin trong chiến tranh

Câu 14 Trong chiến tranh, quân đội Mỹ đã rải xuống môi trường Việt Nam một lượng dioxin lớn như thế nào?

Theo một công trình nghiên cứu quy mô lớn được công bố trên tạp chí khoa học uy tín thế giới (Nature) năm 2003, tổng số hóa chất mà quân đội Mỹ đã phun rải xuống Việt Nam trong thời gian 1962 - 1971 là 76,9 triệu lít, trong đó chất da cam chiếm 64% (hay 49,3 triệu lít), phần còn lại là các hóa chất khác như: 20,6 triệu lít (27%) chất màu trắng, 4,7 triệu lít (6,2%) chất màu xanh, 1,9 triệu lít (2,5%) chất màu xanh lá cây và 0,5 triệu lít (0,6%) chất màu tím

PHƠI NHIỄM DIOXIN TRONG THỰC PHẨM

PHƠI NHIỄM DIOXIN TRONG THỰC PHẨM

B PHƠI NHIỄM DIOXIN TRONG THỰC PHẨM

Câu 37 Những loại thực phẩm nào có nguy cơ nhiễm dioxin?

Do dioxin tan rất tốt trong mỡ, chất béo nên nếu được chăn nuôi tại các khu vực nhiễm dioxin, ví dụ tại các điểm nóng dioxin ở Việt Nam như Sân bay Đà Nẵng, Sân bay Biên Hòa v.v… thì thịt trâu bò, thịt lợn, thịt gia cầm, các loài cá, ốc, cua ăn ở lớp bùn và mỡ động vật là những thực phẩm nguy cơ cao Ngoài thịt và mỡ động vật thì trứng, sữa và các sản phẩm từ trứng, sữa cũng chứa lượng dioxin cao (Hình ảnh 17) Thực tế trong thời gian gần đây, các nhà khoa học đã tiến hành các nghiên cứu về nồng độ dioxin trong một số thực phẩm ở Sân bay Biên Hòa, Sân bay Đà Nẵng và một số khu vực lân cận cho thấy nồng độ dioxin trong cá quả, cá chép, thịt ngan/vịt, thịt gà nuôi theo phương thức truyền thống, thịt cóc, thịt bò v.v… có nồng độ dioxin rất cao, vượt hàng chục, thậm chí hàng nghìn lần tiêu chuẩn quốc tế về nồng độ dioxin trong thực phẩm.

Hình ảnh 17 Thịt và mỡ bò, gà, vịt, lợn, cá, ốc, cua (động vật ăn ở tầng đáy), trứng… là những thực phẩm có nguy cơ nhiễm dioxin cao nếu được nuôi trồng tại vùng ô nhiễm dioxin

Câu 38 Cũng có một số lần tôi câu được cá ở Hồ Sen như cá quả, cá rô, cá chép, cá diếc v.v Lúc thì tôi để cho gia đình ăn, lúc thì tôi đem ra chợ bán Có phải tất cả các loài cá này đều bị nhiễm dioxin?

Mọi loại cá trong các hồ ô nhiễm dioxin đều có nguy cơ bị nhiễm dioxin Tuy nhiên, mức độ nhiễm phụ thuộc vào kích thước và thói quen ăn mồi của cá Ở trong cùng 1 hồ nhiễm dioxin thì các loại cá ăn ở tầng nước sâu, hoặc lớp bùn, cá ăn thịt và cá càng béo càng có nguy cơ nhiễm nhiều chất dioxin Ví dụ cá quả, cá trê, cá chạch là những cá có nguy cơ nhiễm dioxin cao Cũng ở trong hồ đó nhưng các loài cá ăn ở tầng nước mặt và ăn cỏ thì mức nhiễm dioxin thường thấp hơn Ngoài cá thì các động vật ăn ở tầng đáy khác như cua, ốc cũng có nguy cơ cao bị nhiễm dioxin

Câu 39 Tại thành phố Đà Nẵng, cá nuôi ở hồ nào được coi là an toàn?

Hiện nay, chưa có danh sách về các hồ nước an toàn tại thành phố Đà Nẵng Tuy nhiên, đã có các nghiên cứu khoa học cho thấy nồng độ dioxin ở Hồ Sen và các hồ ở trong hoặc gần sân bay Đà Nẵng là có nồng độ dioxin còn cao nên người dân không nên tiêu thụ (ăn, bán, biếu…) cá, tôm, cua, ốc… đánh bắt ở các hồ này.

Câu 40 Tôi ở phường An Khê và hàng ngày đi chợ mua cá bán ở đây Tôi hỏi thì biết cá ở đây là từ quận khác mang về thì có nguy cơ bị nhiễm dioxin không?

Nếu cá từ các quận khác/tỉnh khác (nơi không bị ô nhiễm dioxin) mang về, được nuôi tạm ở những bể chứa nhân tạo sử dụng nước sạch và trong thời gian ngắn trước khi đem bán thì được xem như an toàn Trong trường hợp cá được thả tạm xuống các ao, hồ ở địa phương, nơi có nhiễm dioxin thì chúng hoàn toàn có thể bị nhiễm dioxin trong một thời gian ngắn Tuy nhiên, tại Đà Nẵng, người kinh doanh thường chỉ chứa cá trong vựa biệt lập, sử dụng nước sạch nên có thể yên tâm sử dụng.

Câu 41 Khi sử dụng thịt gia súc chăn thả tại khu vực bị nhiễm dioxin thì có cách nào chọn lọc được những phần thịt an toàn không?

Không có cách nào để chọn những phần thịt an toàn Mặc dù dioxin trong thịt động vật phân bổ khác nhau (nồng độ dioxin thường cao nhất trong mô mỡ, mô gan) nhưng nhìn chung nếu được chăn thả ở khu sân bay hoặc khu vực nhiễm dioxin thì thịt gia súc sẽ bị nhiễm dioxin ở nồng độ cao.

Câu 42 Thịt gia súc được chăn thả ở các xã, huyện, hay tỉnh khác, cách xa khu vực ô nhiễm dioxin, nhưng được mua về giết mổ và bán tại các khu vực điểm nóng dioxin thì có an toàn không?

Về cơ bản là an toàn Mặc dù các loại thịt gia súc trên có thể nhiễm dioxin từ nước sử dụng để rửa trong quá trình giết mổ nhưng khả năng này rất thấp do dioxin không tan trong nước và đa số nước sử dụng tại Đà Nẵng là nước máy an toàn Ngoài ra, tại Đà Nẵng, đa số các chủ kinh doanh chỉ giữ gia súc vài hôm, nuôi công nghiệp trong khi đợi giết thịt Như vậy, thịt gia súc nói trên được xem như an toàn.

Câu 43 Thịt gà, thịt lợn được nuôi công nghiệp tại khu vực bị ô nhiễm dioxin có an toàn không?

Về cơ bản là an toàn Gia cầm và lợn nuôi công nghiệp thường không có cơ hội tiếp xúc với bùn đất có nhiễm dioxin tại địa phương Ngoài ra, gia cầm và lợn nuôi công nghiệp thường ăn cám tổng hợp từ địa phương khác chuyển đến (nơi không phải là các điểm nóng dioxin) Do đó, nếu gia cầm, lợn chăn nuôi tại các điểm nóng dioxin nhưng ăn cám tổng hợp, uống nước sạch và ăn rau được rửa sạch đất thì cũng ít bị nhiễm dioxin (Hình ảnh 18).

Hình ảnh 18 Gà, lợn nuôi công nghiệp thường ít bị nhiễm dioxin

Câu 44 Các loại thịt, cá hộp hay cá đông lạnh mua tại địa phương có bị nhiễm dioxin không?

Về cơ bản là an toàn Thịt, cá hộp nếu được sản xuất từ những tỉnh không phải là điểm nóng dioxin và được bảo quản kín thì rất ít nguy cơ bị nhiễm dioxin Cá đông lạnh từ nơi khác chuyển đến cũng ít khi bị nhiễm dioxin Thông thường đá lạnh sử dụng cho bảo quản thực phẩm được làm từ nước sạch, có nguy cơ nhiễm dioxin rất thấp Bản thân các cơ sở chế biến đá cũng được kiểm tra, cấp phép nên hầu như không có nguy cơ nhiễm dioxin từ đá bảo quản được.

Câu 45 Thịt gia súc có “dấu đỏ” của thú y có đảm bảo không có chất dioxin không?

Không đảm bảo Xác nhận bằng “dấu đỏ” của thú y hoặc y tế chỉ để khẳng định thịt gia súc, gia cầm đó không bị mắc các bệnh dịch thông thường, hoặc các bệnh đang phải kiểm soát Sản phẩm này hoàn toàn có thể bị nhiễm chất dioxin nếu được chăn thả tự do tại các khu vực nhiễm dioxin Hiện nay, chưa có khả năng và kinh phí để xét nghiệm nồng độ dioxin trong thực phẩm vì các xét nghiệm này thường rất tốn kém và phải gửi mẫu ra nước ngoài Nếu nhìn bằng mắt thường thì không thể biết thực phẩm có bị nhiễm dioxin hay không.

Câu 46 Ăn rau, củ quả có khả năng nhiễm dioxin hay không?

Có, nhưng ít, tùy loại và nếu rửa sạch đất thì có khả năng giảm nguy cơ Thông thường, rễ cây không hấp thụ dioxin do dioxin không tan trong nước nên rau, củ, quả, các loại ngũ cốc được xem là thực phẩm nguy cơ thấp, trừ một số loài cây như bí ngô, cà rốt và ngó sen (Hình ảnh 19) Một số xét nghiệm nồng độ dioxin trong gạo và cà phê xuất khẩu sang các nước khác cho thấy các sản phẩm gạo và cà phê của Việt Nam có nồng độ dioxin đạt tiêu chuẩn cho phép Ở một số phường gần Sân bay Đà Nẵng, người dân vẫn ăn bí ngô và ngó sen trồng tại địa phương Đây là thực phẩm nguy cơ cao, người dân cần từ bỏ thói quen này

Hình ảnh 19 Rau, củ , quả, ngũ cốc thường ít nhiễm dioxin, trừ ngó sen, bí ngô và cà rốt

Mặc dù rễ các loại rau như rau cải, rau xà lách, rau muống v.v được cho là không có khả năng hấp thụ dioxin Tuy nhiên, nếu được trồng ở khu vực đất bị ô nhiễm ví dụ tại các sân bay ô nhiễm dioxin thì dioxin trong các hạt bụi đất sẽ bám vào bề mặt của rau Nếu không được rửa sạch bụi đất thì những loại rau này vẫn bị nhiễm dioxin

Câu 47 Gia đình tôi sống ở phường Thanh Khê, tôi cũng có người thân sống ở phường Hòa Khê, An Khê, Chính Gián – thành phố Đà

Nẵng, chúng tôi dùng nước máy cho ăn uống và nước giếng khoan cho sinh hoạt thì có khả năng bị nhiễm dioxin không?

HƯỚNG DẪN TUYÊN TRUYỀN VIÊN TRUYỀN THÔNG VỀ DỰ PHÒNG PHƠI NHIỄM DIOXIN TRONG THỰC PHẨM

THÔNG TIN CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP GIẢM THIỂU NGUY CƠ PHƠI NHIỄM DIOXIN TRONG THỰC PHẨM TẠI 4 PHƯỜNG GẦN SÂN

4 PHƯỜNG GẦN SÂN BAY ĐÀ NẴNG 2010

BỐI CẢNH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH

Sân bay Đà Nẵng là một trong những khu vực điểm nóng về ô nhiễm dioxin tại Việt Nam Theo các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam, những thực phẩm được nuôi, trồng tại khu vực bị ô nhiễm hoặc xung quanh khu vực bị ô nhiễm có nguy cơ cao bị nhiễm dioxin Vì vậy, người dân địa phương sử dụng và tiêu thụ những thực phẩm này cũng có nguy cơ bị nhiễm dioxin Hơn nữa, nếu các thực phẩm này được tiêu thụ tràn lan có thể dẫn tới nguy cơ phơi nhiễm với dioxin cao trong cộng đồng Được sự cho phép của UBND Thành phố Đà Nẵng trong việc phối hợp triển khai chương trình can thiệp dự phòng phơi nhiễm dioxin, Hội YTCC Việt Nam phối hợp với Hội YTCC Đà Nẵng triển khai chương trình can thiệp “Áp dụng phương pháp tiếp cận Y tế công cộng trong việc giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm dioxin cho người dân tại điểm nóng dioxin ở Đà Nẵng”.

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Nhằm giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm với dioxin cho người dân sống tại khu vực điểm nóng gần Sân bay Đà Nẵng, cụ thể là tại các phường An Khê, Hòa Khê, Thanh Khê Tây và Chính Gián.

CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH a Tổ chức các hội thảo tập huấn dành cho cán bộ tuyến tỉnh, huyện xã và các tuyên truyền viên để giúp các cán bộ quản lý, các hội viên của Hội YTCC Đà Nẵng và các tuyên truyền viên tại Đà Nẵng hiểu rõ hơn về dioxin và cách phòng nhiễm độc dioxin, các phương pháp tư vấn tại cộng đồng. b Phát hành các sản phẩm truyền thông về dioxin như: tài liệu tập huấn dành cho cán bộ tuyến tỉnh, huyện, xã; sổ tay tuyên truyền viên dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm; tờ rơi, tranh, ảnh về các thực phẩm nguy cơ, các biện pháp phòng tránh phơi nhiễm với dioxin.v.v…để tuyên truyền viên sử dụng khi đi tuyên truyền tại các hộ gia đình c Triển khai các hoạt động tuyên truyền dựa trên kế hoạch truyền thông cụ thể tại từng phường d Thử nghiệm và áp dụng các bài phát thanh trên loa truyền thanh phường về dioxin và các biện pháp phòng tránh phơi nhiễm với dioxin qua thực phẩm.

TTV cần nắm vững các thông điệp chính của Chương trình và truyền thông tới đúng đối tượng!

CÁC THÔNG ĐIỆP CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH

• Những thực phẩm được nuôi, trồng ở khu vực bị nhiễm dioxin có nguy cơ bị nhiễm dioxin ở mức cao.

• Đun nấu kỹ không phải là phương pháp hiệu quả để loại bỏ dioxin bị nhiễm trong thực phẩm.

• Dùng nước sạch rửa trôi hết đất bám phía ngoài các loại rau, củ, quả trước khi ăn.

• Không nên tiêu thụ thực phẩm thịt, mỡ, trứng, cá, cua, ốc, bí ngô, ngó sen được nuôi trồng tại các vùng nhiễm dioxin.

• Không nên tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc không rõ ràng.

• Loại bỏ mỡ của động vật, không ăn gan động vật nếu nguồn gốc của thực phẩm không rõ ràng.

• Sử dụng nước máy hoặc nước giếng đã được lọc sạch cho ăn uống và sinh hoạt

Nhóm đối tượng truyền thông của Chương trình là những người mua và chế biến thức ăn hàng ngày tại hộ gia đình, trong độ tuổi từ 16 –

60 tuổi Thông thường, phụ nữ là đối tượng truyền thông chính trong hộ gia đình.

NHIỆM VỤ CỦA TUYÊN TRUYỀN VIÊN TRONG KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG DỰ PHÒNG PHƠI NHIỄM DIOXIN QUA

Tham gia lớp tập huấn tuyên truyền viên

Họp các ban, ngành, hội, chi hội dự kiến tham gia triển khai hoạt động can thiệp tại tuyến xã, phường

Lên kế hoạch truyền thông tại tuyến xã, phường

Xây dựng lộ trình thực hiện cho từng hoạt động Đưa vào kế hoạch tổng thể của các ban, ngành, hội, chi hội

Thực hiện các hoạt động truyền thông, tư vấn tại cộng đồng Đội tuyên truyền viên sau khi tham dự lớp tập huấn dành cho tuyên truyền viên sẽ về phường mình triển khai hoạt động truyền thông Trước khi tiến hành tuyên truyền tại cộng đồng, đội tuyên truyền viên cần dựa trên cơ sở kế hoạch truyền thông chung đã được xây dựng như ở bước trên, để góp ý, bổ sung sao cho phù hợp với điều kiện thực tế riêng của phường mình Khi đã có bản kế hoạch cụ thể và chi tiết riêng cho từng phường, đội tuyên truyền viên tiến hành thực hiện từng hoạt động.

CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THÔNG TẠI CỘNG ĐỒNG ÁP DỤNG

TẠI CỘNG ĐỒNG ÁP DỤNG TRONG

CHƯƠNG TRÌNH DỰ PHÒNG PHƠI

NHIỄM DIOXIN TRONG THỰC PHẨM

• Là truyền thông hai chiều bao gồm tất cả các dạng truyền thông có mối liên hệ, trao đổi trực tiếp giữa cá nhân với cá nhân, giữa tuyên truyền viên với các nhóm đối tượng được truyền thông

• Thông tin không chỉ được đưa trực tiếp tới người dân mà người dân còn có thể thảo luận về chủ đề cụ thể thông qua các câu hỏi do tuyên truyền viên đưa ra

Tổ chức các buổi họp cộng đồng

Thảo luận về các phương pháp phòng tránh phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm.

Họp Hội phụ nữ, Hội Nông dân, họp phụ huynh học sinh các trường tại nơi mình phụ trách…

Lồng ghép vào các buổi họp ban, ngành, đoàn thể của phường

Chuẩn bị kỹ trước buổi họp Xác định rõ các chủ đề, mỗi cuộc họp chỉ nên thảo luận từ 1 – 2 chủ đề

Mọi người tham gia đều có cơ hội chia sẻ và nắm bắt thông tin như nhau

Có thể tổ chức họp nhóm lớn , khuyến khích đặt câu hỏi, góp ý kiến của tất cả mọi người.

Người tham gia rụt rè hoặc quá đông thì cần chia thành các nhóm nhỏ thảo luận, một người đại diện nhóm sẽ trình bày kết quả thảo luận Tài liệu sử dụng tuyên truyền phải phù hợp (tranh, ảnh, tranh lật, tờ rơi, poster v.v…)

Kết luận cuộc họp và thống nhất hoạt động tiếp theo

Hoạt động thảo luận nhóm cộng đồng sử dụng bộ tranh về các thực phẩm nguy cơ cao nhiễm dioxin

Tìm hiểu rõ hơn hoàn cảnh từng gia đình và các thành viên sống trong gia đình, thói quen ăn uống, đi chợ hằng ngày v.v…

Trực tiếp trao đổi, bàn bạc hướng dẫn các phương pháp dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm.

Các lãnh đạo … những người có uy tín trong cộng đồng cần là người làm gương cho mọi người cùng noi theo.

Cần khuyến khích người dân , hàng xóm xung quanh khu vực mình sinh sống thực hiện các biện pháp phòng tránh phơi nhiễm dioxin, đặc biệt là không nuôi trồng, không ăn, bán, biếu các thực phẩm nguy cơ tại địa phương

Người dân thường nhận được phần lớn các thông tin về các chủ đề khác nhau từ hàng xóm, bạn bè, hoặc anh em Do đó, trong các cuộc họp cộng đồng hay thăm hộ gia đình, tuyên truyền viên cần khuyến khích mọi người thảo luận về vấn đề ô nhiễm dioxin tại địa phương và các phương pháp phòng tránh phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm.

CHÚ Ý Không nên chỉ thảo luận với một mình chủ hộ, hoặc chỉ riêng đối tượng đích của dự án, nếu có thể, nên thảo luận với tất cả các thành viên từ 16 tuổi trở lên có mặt trong gia đình, cả nam và nữ.

Cuối cùng, để gia đình tự lựa chọn giải pháp phù hợp nhất để phòng tránh phơi nhiễm với dioxin

THẢO LUẬN giữa hàng xóm, bạn bè và anh em

Các ấn phẩm như áp phích, tờ tranh, bản tin, báo … là các ấn phẩm để phân phát cho người dân hoặc để tham khảo, minh họa cho các hoạt động truyền thông hai chiều.

Tờ rơi, tài liệu bỏ túi…cần có nhiều tranh ảnh hoặc hình minh họa các thực phẩm nguy cơ nhiễm dioxin để hấp dẫn người xem, giúp tài liệu dễ hiểu hơn Các sản phẩm khác như tập hỏi đáp dioxin, tài liệu tập huấn… chủ yếu dùng cho thảo luận chứ không phát cho những người tham gia.

Riêng sản phẩm tờ tranh dán tại hộ gia đình được phát cho những người tham gia đem về dán tại khu vực chế biến thức ăn của gia đình

Giúp mọi người dễ nhớ thông tin hơn; ấn phẩm được lưu lại, người dân đọc nhiều lần và chuyền tay qua nhiều người giúp thông tin tồn tại lâu hơn và lan rộng hơn.

Dán tờ tranh tại hộ gia đình về dự phòng nhiễm độc dioxin qua thực phẩm sử dụng tại Biên Hòa - 2008

Loa truyền thanh của xã, phường

Thời lượng phát không nên quá dài, chỉ nên từ 10 -15 phút và lặp lại nhiều lần, vì người nghe sẽ không thể nhớ hết được thông tin

Thông tin truyền tải ngắn gọn, đơn giản, từ ngữ phù hợp với trình độ dân trí.

Cần lựa chọn người có uy tín hoặc giọng đọc truyền cảm để người dân cảm thấy tin cậy, gần gũi khi nghe.

Lồng ghép tiết mục âm nhạc để giảm căng thẳng.

Hầu hết nội dung phòng tránh phơi nhiễm với dioxin qua thực phẩm có thể được truyền thông qua phương tiện này

Sử dụng để kêu gọi người dân tham gia vào các buổi họp để được nghe về dioxin và cách phòng tránh phơi nhiễm

3 TRUYỀN THÔNG CÓ THỜI ĐIỂM

Là hình thức truyền thông được tổ chức vào một thời điểm nhất định và thường không kéo dài, có thể lặp lại giữa các năm, thậm chí giữa các tháng

Các hoạt động truyền thông có thời điểm có thể tổ chức vào: Ngày Da cam 10/8 hàng năm

Là hình thức tốt để thu hút sự chú ý của người dân về các vấn đề có liên quan đến dự phòng phơi nhiễm với dioxin qua thực phẩm

Khuyến khích người dân tìm hiểu thêm các thông tin có liên quan đến

Trong Chương trình can thiệp này, việc kết hợp truyền thông trực tiếp và gián tiếp được xem là có hiệu quả cao, như việc đến hộ gia đình tư vấn, sử dụng các sản phẩm của truyền thông gián tiếp là tờ rơi, tranh, ảnh v.v… sẽ giúp tăng hiệu quả truyền thông về phòng tránh phơi nhiễm với dioxin qua thực phẩm Người dân vừa có thể thảo luận, đặt câu hỏi, lắng nghe các thông tin tư vấn, vừa được phát các tờ rơi, tranh, ảnh để làm cẩm nang bảo vệ sức khỏe gia đình

CÁC KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG TRỰC TIẾP

KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI

CÂU HỎI MỞ Được sử dụng nhiều nhất trong các loại câu hỏi khi tổ chức những cuộc họp cộng đồng.

Là câu hỏi không hướng tới đáp án mà chỉ khơi gợi để người trả lời tự phát triển ý kiến của mình

Thường sử dụng các cụm từ chung chung như: Khi nào? Hãy liệt kê?; Như thế nào?; Tại sao?; Ở đâu? …

Ví dụ: Anh chị hãy cho biết những loại thực phẩm nào dễ bị nhiễm dioxin?

CÂU HỎI ĐÓNG Được sử dụng để người trả lời đưa ra ý kiến đồng ý hay không đồng ý hoặc lựa chọn phương án trả lời có sẵn.

Sử dụng cho các bảng phỏng vấn song cũng có thể sử dụng đối với các cuộc thảo luận nhóm, đặt biệt là khi hỏi để khẳng định lại kết luận cuộc họp Không nên dùng câu hỏi dẫn dắt

Nên: “Theo anh/chị dioxin tồn tại ở môi trường nào: Đất, nước, không khí, thực phẩm?”

Không nên: “Theo anh/chị dioxin có tồn tại ở trong thực phẩm không?” (Câu hỏi dẫn dắt ý dioxin có tồn tại trong thực phẩm).

• Để nắm rõ những điều người khác nói, thái độ và giọng điệu của họ.

• Tuyên truyền viên không nên:

Ngắt lời người nói khi không thực sự cần thiết.

Chê bai hay đưa ra các nhận xét, bình luận mang tính chủ quan cá nhân, áp đặt ý kiến cá nhân.

Tỏ thái độ hờ hững, cười cợt, khi người dân đưa ra ý kiến sai.

Mất bình tĩnh khi gặp tình huống khó xử.

Có thái độ phân biệt giữa những người tham dự.

Nếu không nắm rõ ý người nói nên đề nghị họ giải thích thêm hoặc đưa ra ví dụ.

Phản hồi tốt là một phần quan trọng của truyền thông hai chiều.

Là những câu hỏi, câu trả lời hay thái độ và các cử chỉ của cơ thể trước một vấn đề, hành động… giữa các đối tượng giao tiếp.

Thân thiện, mang tính xây dựng, không được phê bình, chỉ trích hoặc đổ lỗi.

Bắt đầu phản hồi bằng những gì mình đồng ý với người nói trước, sau đó bổ sung hoặc điều chỉnh các thông tin còn thiếu hoặc sai.

Ví dụ: Đồng ý về tầm quan trọng của việc đun nấu kỹ thức ăn khi chế biến thức ăn, nhưng bổ sung là thực tế dioxin vẫn tồn tại được ở nhiệt độ cao, nên đun nấu kỹ thức ăn không giúp loại bỏ được dioxin trong thực phẩm

Là hoạt động rất quan trọng với người làm truyền thông.

Khi thăm hộ gia đình, trường học, trạm y tế, hoăc khi dạo quanh khu vực các phường gần sân bay Đà Nẵng (An Khê,

Hòa Khê, Thanh Khê Tây,

Chính Gián) tuyên truyền viên cần quan sát tình trạng sử dụng nước, nuôi, trồng của người dân, điều kiện sống của người dân…

Khi tổ chức họp, người điều hành cuộc họp cần quan sát xem các thành viên có tích cực thảo luận không, họ phản ứng như thế nào trước ý kiến của người khác, ai tích cực, ai nhút nhát… để có những điều chỉnh kịp thời đảm bảo phần lớn người tham gia có cơ hội thảo luận.

Ngày đăng: 03/03/2024, 14:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
21. Stellman JM et al. 2003, “The extent and patterns of usage of Agent Orange and other herbicides in Vietnam”, Nature, vol. 422, pp. 681-687 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The extent and patterns of usage of Agent Orange and other herbicides in Vietnam
9. Hội Nạn nhân chất độc Da cam/Dioxin Việt Nam, Các chế độ chính sách, http://www.vava.org.vn/vi-VN/chedochinhsach (Truy cập 2/4/2008) Link
11. Institute of Medicine, Committee to Review the Health Effects in Vietnam Veterans of Exposure to Herbicides. Veterans and Agent Orange: Update 2002. Washington: National Academy Press, 2003. Available at: http://www.nap.edu/books/0309086167/html Link
1. Abraham K, Krowke R, & Neubert D 1988, ‘Pharmocokinetics and biological activity of 2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin. I. Dose-dependent tissue distribution and induction of hepatic ethoxyresorufin O-deethylase in rats following a single injection’, Archives of Toxicology, vol. 62, pp. 4359- 4368 Khác
2. Agency for Toxic Substances and Disease Registry (ATSDR) 1998, Toxicity Profile for Chlorinated Dibenzo-p-Dioxins (update), U.S. Department of Health and Humans Services, Public Health Service Khác
3. Center for Health, Environment and Justice 1999, The American People’s Dioxin Report – Technical Support Document, Environment and Justice, Falls Church, VA Khác
4. Diliberto JJ, Jackson JA & Birnbaum LS 1996 ‘Comparison of 2,3,7,8- tetrachloro-dibenzo-p-dioxin (TCDD) disposition following pulmonary, oral, dermal, and parenteral exposures to rats’, Toxicology and Applied Pharmacology, vol. 138, pp. 158-168 Khác
5. Geusau A, Tschachler E, Meixner M, Sandermann S, Papke O, Wolf C, et al. 1999, ‘Olestra increases faecal excretion of 2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p- dioxin’, Lancet, vol. 354, pp.1266-1267 Khác
6. Geusau A, Abraham K, Geissler K, Sator M, Stingl G, and Tschachler E 2001, ‘Severe 2,3,7,8-Tetrachlorodibenzo-p-dioxin (TCDD) Intoxication:Clinical and Laboratory Effects’, Environmental Health Perspectives, Vol.109, no. 8, p. 865 Khác
7. Grassman JA, Masten SA,Walker NJ & Lucier GW 1998, ‘Animal models of human response to dioxins’, Environmental Health Perspectives, vol 106, Supp. 2, vol 761-775 Khác
8. Furst P, Kruger C, Meemken HA & Groebel W 1989, ‘PCDD and PCDF levels in human milk dependence on the period of lactation’, Chemosphere, vol. 18, pp Khác
10. Hulster A, Muller JF, & Marschner H 1994, ‘Soil plant transfer of polychlorinated dibenzo-p-dioxins and dibenzofurans to vegetables of the cucumber family (Cucurbitaceae)’, Environmental Science and Technology, vol. 28, pp. 1110-1115 Khác
12. International Agency for Research on Cancer (IARC) 1997, IARC Monographs on the Evaluation of Carcinogenic Risks to Humans. Volume 69:Polychlorinated Dibenzo-para-Dioxins and Polychlorinated Dibenzofurans, International Agency for Research on Cancer, Lyon, France, February Khác
13. Muller JF, Hulster AA, Papke OC, Ball MC & Marschner H 1994, ‘Transfer of PCDD/PCDF from contaminated soils into carrots, lettuce and peas’, Chemosphere, vol. 29, pp. 2175-2181 Khác
14. Olson JR 1994, Pharmacokinetics of Dioxins and Related Compounds, In: Dioxins and Health, Schecter A (ed.) New York: Plenum Press, pp. 163-197 Khác
15. Paustenbach DL, Wenning RJ, Lau V, Harrington NW, Rennix DK, and Parsons AH 1992, ‘Recent developments on the hazards posed by 2,3,7,8- tetrachlorodibenzo-p-dioxin in soil: implications for setting risk-based cleanup levels at residential and industrial sites’, Journal of Toxicology and Environmental Health, vol. 36, pp. 103-149 Khác
16. Sakurai K, Todaka E, Saito Y, Mori C 2004, ‘Pilot study to reduce dioxins in the human body’, International Medicine, vol. 43, pp.792-795 Khác
17. Schecter A, Papke O, Lis A, Ball M, Ryan JJ, Olson JR, Li L, & Kessler H 1996, ‘Decrease in milk and blood dioxin levels over two years in a mother nursing twins: Estimates of decreased maternal and increased infant dioxin body burden from nursing’, Chemosphere, vol. 32, no. 3, pp. 543-549 Khác
18. Schecter A, Dai LC, Pọpke O, et al. 2001, ‘Recent dioxin contamination from Agent Orange in residents of a southern Vietnam city’, Journal of of Occupational and Environmental Medicine, vol. 43, pp. 435– 443 Khác
19. Schecter A, Pavuk M, Constable JD, et al. 2002, ‘A follow-up: high level of dioxin contamination in Vietnamese from Agent Orange, three decades after the end of spraying [Letter]’, Journal of of Occupational and Environmental Medicine, vol. 44, pp.218 –220 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w