1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu, thử nghiệm tần số dao động riêng của kết cấu chân đế lốc lạnh bằng phương pháp kích động cưỡng bức

84 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu, Thử Nghiệm Tần Số Dao Động Riêng Của Kết Cấu Chân Đế Lốc Lạnh Bằng Phương Pháp Kích Động Cưỡng Bức
Tác giả Phạm Đình Thái
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thành Sa
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Tp. Hcm
Chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 4,71 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN THACO (9)
    • 1.1 Thaco Group (10)
    • 1.2. Quá trình hình thành và phát triển (13)
      • 1.2.1 Thaco Auto (Lĩnh vực ô tô) (17)
      • 1.2.2. Thagrico (Lĩnh vực nông nghiệp) (18)
      • 1.2.3 Thadico (Lĩnh vực đầu tư xây dựng) (19)
      • 1.2.4 Thilogi (Lĩnh vực logicstics) (20)
      • 1.2.5 Thiso (Lĩnh vực thương mại dịch vụ) (20)
    • 1.3. Trung tâm nghiên cứu và phát triển (21)
      • 1.3.1 Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận R&D (22)
      • 1.3.2. Phân loại – Công việc của R&D (23)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ DAO ĐỘNG VÀ TẦN SỐ DAO ĐỘNG RIÊNG (9)
    • 2.1. Khái niệm về dao động (27)
    • 2.2. Nguyên nhân gây dao động (27)
      • 2.2.1. Các lực tác động lặp đi lặp lại (27)
      • 2.2.2. Sự lỏng của kết cấu (29)
    • 2.3. Khái niệm về tần số dao động riêng (50)
      • 2.3.1. Tần số dao động riêng (50)
      • 2.3.2. Tần số dao động cưỡng bức (50)
    • 2.4. Tìm hiểu về hiện tượng cộng hưởng (52)
      • 2.4.1 Khái niệm (52)
      • 2.4.2. Phân loại cộng hưởng (52)
      • 2.4.3. Lợi ích, tác hại của cộng hưởng (53)
      • 2.4.4. Ví dụ minh họa (54)
      • 2.4.5. Phương pháp khắc phục hiện tượng cộng hưởng (54)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TẦN SỐ DAO ĐỘNG RIÊNG (9)
    • 3.1. Khái niệm về FRF (55)
    • 3.3. Kết quả thu được từ hàm FRF (57)
      • 3.3.1. Tần số riêng (57)
      • 3.3.2. Khả năng dập tắt dao động (Damping) (59)
      • 3.3.3. Mode shape (63)
  • CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH TẦN SỐ DAO ĐỘNG RIÊNG CỦA KẾT CẤU CHÂN ĐẾ LỐC LẠNH (64)
    • 4.1. Giới thiệu thiết bị và phần mềm thử nghiệm (64)
    • 4.2. Phương pháp thử nghiệm (69)
    • 4.3. Tiến hành thử nghiệm (70)
      • 4.3.1. Trích xuất dữ liệu 3D kết cấu đế máy nén điều hòa từ phần mềm thiết kế (70)
      • 4.3.2. Khởi động modul Impact testing trong phầm mềm Simcenter Test.Lab (71)
      • 4.3.3. Add dữ liệu 3D từ phần mềm thiết kế Catia vào phần mềm thử nghiệm (72)
      • 4.3.5. Thiết lập đo lường tác động (74)
    • 4.4. Phân tích kết quả thử nghiệm (78)
  • KẾT LUẬN (9)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (84)

Nội dung

Sau khi hoàn thành khoảng thời gian học tập tại trường ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giúp chúng em được tiếp thu thêm nhiều kiến thức cũng như nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân. Những bài học của thầy cô hôm nay sẽ là hành trang quý báu cho em sau này khi bước qua ngưỡng cửa đại học. Xin gửi đến quý thầy cô lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của em vì đã tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức cũng như kỹ năng để em thực hiện khoá luận này.

GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN THACO

Thaco Group

- Công ty CP Ôtô Trường Hải (THACO) được thành lập vào ngày 29/04/1997 Người sáng lập là ông Trần Bá Dương, hiện là Chủ tịch Hội đồng Quản trị THACO Văn phòng Tổng quản TP.HCM đặt tại Tòa nhà Sofic, số 10 đường Mai Chí Thọ, phường Thủ Thiêm, Quận 2 Tổng số nhân sự hiện nay khoảng 20.000 người

- Sau 22 năm hình thành và phát triển, THACO đã trở thành Tập đoàn công nghiệp đa ngành, trong đó Cơ khí và Ô tô là chủ lực, đồng thời phát triển các lĩnh vực sản xuất kinh doanh bổ trợ cho nhau, tạo ra giá trị cộng hưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh, bao gồm: Nông nghiệp; Đầu tư xây dựng; Logistics và Thương mại & Dịch vụ

Hình 1.1 Tập đoàn Thaco Auto

- THACO là doanh nghiệp hàng đầu và có quy mô lớn nhất tại Việt Nam về lĩnh vực sản xuất lắp ráp ô tô, với chuỗi giá trị từ nghiên cứu phát triển sản phẩm (R&D), sản xuất linh kiện phụ tùng, lắp ráp ô tô, đến giao nhận vận chuyển và phân phối, bán lẻ Sản phẩm có đầy đủ các chủng loại: xe tải, xe bus, xe du lịch, xe chuyên dụng và đầy đủ phân khúc từ trung cấp đến cao cấp với doanh số và thị phần luôn dẫn đầu thị trường Việt Nam trong nhiều năm qua

- Khu Công nghiệp Cơ khí và Ô tô Thaco Chu Lai được xem là trung tâm sản xuất ô tô và công nghiệp hỗ trợ lớn nhất Việt Nam Tại đây có 32 công ty, đơn vị trực thuộc, bao gồm: các nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô, các nhà máy linh kiện phụ tùng và Tổ hợp

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Đình Thái

Trang 2 cơ khí; cảng Chu Lai và các đơn vị giao nhận - vận chuyển đường bộ, đường biển; các công ty đầu tư - xây dựng, trường Cao đẳng THACO và các đơn vị hỗ trợ khác

- Về lĩnh vực nông nghiệp, THACO đã thành lập công ty THADI hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với 5 khối kinh doanh chính là Cây ăn trái, Ngũ cốc, Lâm nghiệp, Chăn nuôi & Vật tư nông nghiệp Kế hoạch sản xuất kinh doanh của THADI bao gồm đầu tư vào nông trường và liên kết trồng cây ăn trái, cây lâm nghiệp tại Việt Nam, Campuchia; cung cấp vật tư nông nghiệp; thiết bị, nông cụ chuyên dụng theo nhóm sản phẩm; giải pháp cơ giới hóa và năng lượng tái tạo; ứng dụng công nghệ, kỹ thuật phù hợp theo xu hướng số hóa; áp dụng phương pháp quản trị công nghiệp trong nông nghiệp theo chuỗi khép kín

Hình 1.2 Các ngành của tập đoàn Thaco

- Về lĩnh vực Đầu tư xây dựng: THACO đầu tư xây dựng công trình giao thông theo hình thức PPP và xã hội hóa, đầu tư xây dựng KCN, đầu tư phát triển đô thị mới và các dự án phức hợp

- Về lĩnh vực kinh doanh giao nhận vận chuyển - Logistics: hoạt động logistics của THACO gồm: Dịch vụ Cảng; Vận tải biển; Vận tải đường bộ; Kho hàng đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp tại Khu KTM Chu Lai và Khu vực Miền Trung – Tây Nguyên Khai thác các tuyến vận tải quốc tế từ Chu Lai đến các nước trong khu vực Đầu tư xây dựng bến cảng nước sâu, tiếp nhận tàu trọng tải đến 50.000 tấn Logistics nông nghiệp:Vận chuyển trái cây bằng xe lạnh chuyên dụng, vận chuyển vật tư nông nghiệp, dịch vụ kho lạnh, bãi container lạnh…

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Đình Thái

- Về lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ: THACO phát triển các loại hình kinh doanh như trung tâm hội nghị tiệc cưới, siêu thị, kinh doanh ẩm thực, vui chơi giải trí; và cung cấp các dịch vụ cho thuê xe, bảo vệ, vệ sinh, giúp việc, chăm sóc cây xanh…

- THACO thực hiện triết lý kinh doanh là tạo ra giá trị cho khách hàng, xã hội và tạo điều kiện cho nhân sự phát triển phù hợp với chiến lược phát triển không giới hạn của tập đoàn

- Là doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp và phân phối ô tô tại Việt Nam, THACO xác định mục tiêu là giữ vững vị trí này đồng thời mở rộng thị trường trong khu vực ASEAN, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm lựa chọn công nghệ phù hợp, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, tạo nền tảng để phát triển thành tập đoàn công nghiệp đa ngành, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm vươn tới vị trí hàng đầu khu vực

- Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, THACO còn xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, định hình được bản sắc văn hóa riêng của THACO dựa trên triết lý kinh doanh “Mang lại giá trị cho khách hàng, xã hội và có đóng góp thiết thực vào nền kinh tế đất nước” và nguyên tắc “8 chữ T: Tận tâm - Trung Thực - Trí

Tuệ - Tự Tin - Tôn Trọng - Trung Tín - Tận Tình - Thuận Tiện” Đây chính là giá trị cốt lõi của văn hóa THACO, là tài sản vô hình để tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển

- Với quan điểm “THACO thể hiện trách nhiệm xã hội”, mỗi năm, THACO đều hỗ trợ nhiều hoạt động cộng đồng xã hội, để chia sẻ trách nhiệm trong nhiều lĩnh vực như: An ninh Tổ quốc, An sinh xã hội, An toàn giao thông, Giáo dục, Văn hóa - Văn

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Đình Thái

Trang 4 nghệ, Y tế, Thể thao, Vì người nghèo, trao học bổng… Từ những thành quả đạt được trong kinh doanh và những đóng góp cho cộng đồng xã hội, liên tục nhiều năm qua Thaco đã được ghi nhận và vinh danh qua các giải thưởng: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Cờ Thi đua xuất sắc của Chính phủ; Bằng khen của các Bộ, ngành; Bằng khen của UBND tỉnh Quảng Nam; Bằng khen của UBND tỉnh Đồng Nai; Top 10 Sao vàng đất Việt; Top 10 giải thưởng thương hiệu Việt; Thương Hiệu Mạnh Việt Nam;

Hình 1.4 Các ngành của tập đoàn THACO

Quá trình hình thành và phát triển

- Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải tiền thân là Công Ty TNHH Ô tô Trường Hải (THACO) được thành lập vào ngày 29/04/1997 tại Đồng Nai, với số vốn đầu tư ban đầu 800 triệu đồng và có 120 cán bộ, công nhân viên

- Công ty kinh doanh chủ yếu nhập khẩu xe đã qua sử dụng về tân trạng lại để cung cấp ra thị trường, đồng thời cung cấp các vật tư, phụ tùng cho việc sửa chữa ô tô

- Do sự cạnh tranh ngày càng nhiều với các công ty kinh doanh ô tô khác, năm

1999, THACO tiến hành mở rộng thị trường ra phía Bắc với chi nhánh đầu tiên mở tại

- Năm 2001: Thực hiện chính sách khuyến khích lắp ráp xe ô tô trong nước do Chính Phủ ban hành, công ty đã đầu tư một nhà máy lắp ráp ô tô theo hình thức dạng CKD1 (CKD1: Completely Knocked Down, các chi tiết được cung cấp ở dạng tháo rời nhưng ở điều kiện không cần phải lắp ráp thêm trước khi lắp ráp hoàn chỉnh) trên diện

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Đình Thái

Trang 5 tích 4 hecta tại Khu Công Nghiệp Biên Hòa 2, tỉnh Đồng Nai với công suất 5.000 xe/năm

Hình 1.5 Trụ sở công ty tại Đồng Nai

- Dây chuyền sản xuất và công nghệ do tập đoàn Kia Motors chuyển giao, tổng vốn đầu tư 70 tỷ đồng, các sản phẩm được sản xuất và lắp ráp là xe tải nhẹ và xe Bus mang thương hiệu KIA – Hàn Quốc

- Năm 2003, Chính phủ đã có quyết định ngưng sản xuất lắp ráp xe ô tô theo hình thức CKD1 để tiến đến nội địa hóa Với quyết định này, Nhà máy SX&LR ô tô ở Biên Hòa sẽ phải tạm ngưng để tìm ngành nghề khác phù hợp Qua khảo sát tại các địa phương trên cả nước Công ty đã mạnh dạng đầu tư vào Khu Kinh Tế Mới Chu Lai, Quảng Nam để thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam nói chung và chiến lược Sản xuất – Kinh Doanh ô tô của THACO nói riêng trong bối cảnh hội nhập khu vực ASEAN vào năm 2018 (thuế nhập khẩu ô tô về mức 0%)

- Năm 2003, Thành lập Công ty TNHH Sản xuất và Lắp ráp Ô tô Chu Lai – Trường Hải tại Khu Kinh tế mở Chu Lai, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam Đầu tư 600 tỷ đồng xây dựng Nhà máy Sản xuất – Lắp ráp Ô tô rộng 36,8 ha với công suất 25.000 xe/năm

- Năm 2004, Khánh thành nhà máy Sản xuất & Lắp ráp Ô tô Chu Lai – Trường Hải, đưa vào hoạt động Nhà máy Sản xuất và Lắp ráp Ô tô Chu Lai – Trường Hải với các dòng xe tải, xe bus

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Đình Thái

Hình 1.6 Toàn cảnh Thaco Chu Lai - Trường Hải

- Năm 2007: Công ty TNHH Ô tô Trường Hải chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải, vốn điều lệ 680 tỷ đồng

- Cũng trong năm 2007, Trường Hải chính thức hợp tác với KIA Motors, xây dựng Nhà máy lắp ráp xe du lịch Trường Hải – Kia tại Khu Kinh tế mở Chu Lai trên diện tích

32 hecta, với mức vốn đầu tư ban đầu là 1.100 tỷ đồng (bao gồm các dây chuyền hàn bấm body, dây chuyền sơn ED và sơn hoàn thiện, dây chuyền lắp ráp và hệ thống kiểm định bán tự động) Với sự ra đời của Nhà máy này, Thaco trở thành đơn vị đầu tiên sản xuất và lắp ráp đầy đủ các dòng xe: tải, bus, du lịch với sản lượng sản xuất năm 2008 là 1.324 xe, năm 2009 là 8.219 xe và dự kiến năm 2010 là 18.560 xe

- Trong thời gian này, để phát triển việc phân phối xe nhanh chóng đến với khách hàng, Công ty đã đầu tư nâng cấp các đại lý xe và mở thêm nhiều Showroom trên cả nước, nâng lên hơn 50 đại lý, Showroom gồm phòng trưng bày xe, cửa hàng phụ tùng, xưởng sửa chữa xe với quy mô lớn, đáp ứng dịch vụ sửa chữa, bảo trì, bảo hành và cung ứng phụ tùng cho khách hàng

Hình 1.7 Nhà máy Thaco - Kia

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Đình Thái

- Năm 2008: Thành lập Công ty TNHH Sản xuất Phụ tùng Ô tô (AUTOCOM)

- Nhà máy AUTOCOM được thành lập vào năm 2008 với chức năng sản xuất và cung ứng các sản phẩm linh kiện phụ tùng ô tô (gồm ghế xe tải, xe du lịch, xe du lịch chuyên dụng cao cấp, xe bus; phụ kiện ô tô và linh kiện ghế ô tô; áo ghế xe du lịch, xe tải và bọc cần số xuất khẩu) và sản phẩm ngoài ngành ô tô (ghế tàu thủy, yên xe mô tô, ghế máy kéo nông nghiệp) Nhà máy có diện tích 12.000 m 2 , tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng, công suất 110,000 bộ ghế & giường/năm, 250.000 bộ áo ghế xuất khẩu/năm, 1.5 triệu bộ bọc cần số xuất khẩu/năm và hơn 300.000 sản phẩm phụ kiện/năm

- Năm 2009: Thành lập một loạt các Công ty, Nhà máy tại Khu Công nghiệp Cơ khí Ô tô Chu Lai – Trường Hải: Công ty đầu tư xây dựng Nhà máy Gia công Thép, Công ty TNHH MTV Cơ khí Chu Lai – Trường Hải

Hình 1.9 Nhà máy Gia công Thép

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Đình Thái

- Nhà máy Gia công Thép được thành lập vào năm 2009 với các chức năng sản xuất các sản phẩm vật tư thép, kim loại màu nhằm cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu Nhà máy có diện tích 5 hecta, tổng vốn đầu tư 201 tỷ đồng, công suất 255.000 tấn thép/năm Nhà máy được đầu tư hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, kỹ thuật tiên tiến được chuyển giao từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Thụy Sĩ…

- Để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, nhà máy đã nghiên cứu cải tiến quy trình, nghiên cứu sản phẩm và công nghệ mới, từng bước chuẩn hóa quy trình công nghệ nhằm tối ưu hóa dây chuyền sản xuất, giúp giảm chi phí và nâng cao năng suất Các công cụ quản lý tiên tiến như Kaizen, 5S, … được nhà máy áp dụng trong suốt quá trình sản xuất

Hình 1.10 Trường cao đẳng Thaco

- Nhằm giải quyết bài toán nguồn nhân lực cho THACO và các doanh nghiệp tại khu vực miền Trung Năm 2010, THACO quyết định thành lập Trường Cao đẳng Chu Lai – Trường Hải, nay là Trường Cao đẳng THACO Ngày 12/5/2010, Trường Cao đẳng THACO chính thức đi vào hoạt động và khai giảng khóa học đầu tiên năm 2010 – 2011 với 408 học viên Đến ngày 15/01/2018, Trường được đổi tên thành Trường Cao đẳng THACO

1.2.1 Thaco Auto (Lĩnh vực ô tô)

TỔNG QUAN VỀ DAO ĐỘNG VÀ TẦN SỐ DAO ĐỘNG RIÊNG

Khái niệm về dao động

- Dao động hay rung động là trạng thái dịch chuyển cơ học có giới hạn trong không gian của 1 vật hay kết cấu quay quanh vị trí cân bằng của nó Tùy theo nguyên nhân gây ra mà kết cấu dao động nhanh hay chậm trên quãng đường dài hay ngắn và có thể cảm nhận bằng mắt thường, âm thanh, nhiệt Các dao động có thể tạo ra rung động như sàn rung, máy dầm đất…Bên cạnh đó còn có những dao động không mong muốn như sạt lở đất, phá hủy kết cấu xây dựng… ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất và đời sống con người.

Nguyên nhân gây dao động

2.2.1 Các lực tác động lặp đi lặp lại

- Khi một kết cấu hoặc một phần của kết cấu chịu tác dụng của các lực lặp đi lặp lại, nó trở nên mất cân bằng và dao động với biên độ không đổi xung quanh vị trí cân bằng Trong cơ học, đó là sự biến thiên không đổi giữa thế năng và động năng Sự mất cân bằng này thường là do mật độ vật liệu không đồng đều, thay đổi kích thước bu lông, xâm lấn bên trong, mất cân bằng trọng lượng, v.v a) Mất đồng tâm trục

Hình 2.1 Sự mất đồng tâm trục

- Các thành phần kết cấu không đồng tâm, tạo nên các lực tác dụng lên kết cấu trong quá trình hoạt động Tính không đồng trục có thể do sai lệch vị trí ban đầu (do thiết kế, lắp đặt), các chân đế không bằng phẳng, hoặc thay đổi vị trí kết cấu do giãn nở

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Đình Thái

Trang 19 nhiệt Điều này tạo ra dao động và ứng suất có xu hướng làm hỏng khớp nối trục và ổ trục b) Sự mất cân bằng động

- Các bộ phận kết cấu quay bị mất cân bằng động gây ra dao động và cản trở hoạt động Sự mất cân bằng này thường là do sự phân bố không đồng đều của mật độ vật liệu, mất cân bằng về trọng lượng, biến dạng, v.v Điều này làm kết cấu xuất hiện một điểm nặng có khối lượng m dẫn đến khi quay tạo một lực F tác động lặp lại trên kết cấu

Hình 2.1 Mất cân bằng động

- Kết cấu quay luôn tạo ra một lực có xu hướng đẩy nó ra xa khỏi trục theo bán kính được gọi là lực ly tâm Khi đó lực ly tâm F tạo ra bởi điểm nặng không được cân bằng bởi một lực tương đương theo hướng ngược lại F* Lực ly tâm F này sẽ quay với khối lượng m và kéo văng kết cấu quay theo hướng ly tâm của nó dẫn đến mất cân bằng chuyển động c) Sự mài mòn

- Là sự xâm lấn dần dần bề mặt ma sát và sự thay đổi kích thước dần dần theo thời gian Chỉ có lớp bề ngoài của kết cấu (được gọi là lớp kết cấu thứ cấp) bị ma sát làm hỏng trong quá trình mài mòn

- Sự mài mòn gây ra các lực lặp lại trên máy móc do tiếp xúc và ma sát trên các bề mặt kết cấu Mòn trên ổ trục, bánh răng và dây đai thường do lắp ráp không đúng cách, bôi trơn kém, lỗi sản xuất hoặc quá tải

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Đình Thái

Hình 2.2 Sự mài mòn của các bộ phận máy

2.2.2 Sự lỏng của kết cấu

- Bu lông không chặt, khe hở chịu lực quá mức, mối nối bu lông tiếp xúc với tải trọng rung và va đập, tách rời các thành phần kết cấu lắp ráp, ăn mòn và nứt kết cấu kim loại… Đây là những nguyên nhân gây ra sự không chặt chẻ khi các thành phần kết cấu không được lắp ráp chính xác, gây ra dao động cơ học

Hình 2.3 Sự lỏng của máy

+ Lực khí động và áp lực thủy lực Đây là vấn đề liên quan đến chân vịt, bộ phận đẩy của máy bơm, máy nén ly tâm Rung động có tần số tương ứng với tốc độ quay của bộ phận máy, từ đó gây ra hư hỏng máy

Trong lắp ráp thiết bị, thông thường người ta không kiểm tra tình trạng bị uốn hay biến dạng gây ra bở những sai sót do thiết kế hoặc chế tạo chi tiết, phụ tùng Đôi khi khuyết tật rất khó phát hiện được

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Đình Thái

Do đó trong giai đoạn thiết kế cần quan tâm đến cả lực tĩnh và lực động Ví dụ, một giá đỡ máy có đủ độ cứng vững sẽ hạn chế rung động do momen xoắn của động cơ sinh ra

+ Lựa chọn thiết bị không phù hợp

Thiết bị quá cỡ so với yêu cầu không cần thiết, có thể gây ra rung động do các lực quán tính và do hệ thống giảm chấn hoạt động không hiệu quả

Thiết bị có kích thước nhỏ hơn yêu cầu cũng gây ra rung động do quá tải và do đó chọn thiết bị phải xem xét kỹ, đặc biệt là công suất cần thiết

- Các nguồn gây ra rung động trên xe

Rung động thông thường do một bộ phận hoặc thành phần quay, hoặc đôi khi do sự đốt cháy không khí, nhiên liệu hỗn hợp trong các xi lanh động cơ riêng lẻ

Có rất nhiều loại rung động trên một chiếc xe, nhìn chung ta có các nguồn chính sau: Động cơ: rung động từ động cơ chủ yếu xảy ra ở kỳ sinh công Sự nổ không đều giữa các máy gây ra rung động, nguyên nhân có thể do lượng hỗn hợp nhiên liệu phun vào các máy không đều, bugi đánh lửa không đúng thời điểm vv Động cơ rung động còn do sự mất cân bằng của trục khuỷu, trục cam, hay khối lượng giữa các piston khác nhau Đôi khi sự mất đồng tâm, trục, lực căng của dây đai kéo máy nén, quạt ,cũng là nguyên nhân góp phần gây ra rung động

- Một số giải pháp để giảm thiểu rung động từ động cơ:

+ Lựa chọn cao su chân máy phù hợp

+ Tăng độ cứng vững cho pát chân máy và vị trí pát chân máy

+ Thay đổi chương trình động cơ

+ Tách các nguồn rung động từ động cơ ra chassis – body

+ Điều chỉnh đồng tâm, trục, lực căng dây đai

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Đình Thái

Hình 2.5 Giải pháp giảm thiểu rung động từ động cơ

1 Các đường ống; 2 Cao su chân máy; 3 Pát chân máy

- Quạt gió két nước: Cùng với động cơ, rung động của quạt gió két nước ảnh hưởng không nhỏ đến hành khách ngồi trên xe, có thể gây hư hỏng vật liệu, kết cấu két nước

Khái niệm về tần số dao động riêng

2.3.1 Tần số dao động riêng

- Tần số dao động riêng của kết cấu là một trong những thông số đặc trưng cho đặc tính dao động của bản thân kết cấu đó Các tần số này phụ thuộc vào cách phân bố khối lượng và độ cứng trong kết cấu

- Tần số dao động riêng được xác định qua công thức: f = 1

𝑚 Trong đó: k: Độ cứng m: Khối lượng của kết cấu

2.3.2 Tần số dao động cưỡng bức

- Tần số dao động cưỡng bức là tần số dao động của ngoại lực biến thiên tuần hoàn theo thời gian tác dụng lên vật hoặc kết cấu

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Đình Thái

- Lực này phân phối nguồn năng lượng cho hệ để bù lại phần năng lượng mất mát do ma sát

Hình 2.26 Biểu đồ lực dao động

Trong đó: Fo là biên độ dao động cưỡng bức ω là tần số góc f0 là tần số dao động riêng, fcb là tần số dao động cưỡng bức

Khi fcb => f0 thì F càng lớn ; f0 = fcb xảy ra cộng hưởng F lớn nhất

2.3.3 Đặc điểm của dao động cưỡng bức

- Dao động cưỡng bức có 2 đặc điểm như sau :

+ Về tần số: Trong khoảng thời gian nhỏ ban đầu, dao động của vật sẽ là một dao động phức tạp vì đó là sự tổng hợp của dao động riêng và dao động ngoại lực gây ra

=> Sau giai đoạn nhỏ này, dao động riêng bị tắt dần hẳn, chỉ còn lại dao động do tác dụng của ngoại lực gây ra, lúc này tần số dao động gọi là tần số dao động cưỡng bức.

+ Về biên độ: Độ lớn của dao động phụ thuộc vào F0, lực ma sát và đặc biệt là hiệu số giữa hệ thống tần số f và tần số riêng f0

=> Nếu tần số f càng gần riêng tần số f0 thì biên độ của dao động càng tăng, còn nếu f ≈ f0 thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Đình Thái

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TẦN SỐ DAO ĐỘNG RIÊNG

Khái niệm về FRF

- FRF (Frequency Response Function) là một hàm thể hiện mối quan hệ theo miền tần số giữa lực kích thích (đầu vào) và phản ứng (đầu ra) của kết cấu tuyến tính, bất biến theo thời gian

- Tần số dao động riêng, khả năng dập tắt dao động (Damping) và Mode Shape là các thông số đặc trưng cho động học của một kết cấu khi chịu kích thích bởi ngoại lực

- Dựa vào FRF ta có thể xác định được tần số dao động riêng và động học của kết cấu

Hình 3.1 Lực tác dụng vào mặt phẳng của cấu trúc để xác định các tần số phản ứng

3.2 Phương pháp xác định FRF

- Hai phương pháp sử dụng phổ biến hiện nay trong thực nghiệm xác định FRF đó chính là phương pháp kích động cưỡng bức bằng búa hammer và Shaker

- Mỗi phương pháp điều có ưu và nhược điểm riêng, tuy nhiên đều dựa trên cùng một nguyên lý chung đó là xác định phản ứng đầu ra của kết cấu đối với lực kích thích đầu vào trên miền tần số Trong đó:

+ Lực đầu vào được thể hiện bằng đơn vị Newton (N)

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Đình Thái

+ Phản ứng đầu ra cú thể là gia tốc a (m/s 2 ) hoặc chuyển vị x (àm)

Phương pháp kích động cưỡng bức bằng búa hammer

Hình 3.2 Phương pháp dùng búa Hammer

- Mô tả: Sử dụng búa hammer làm nguồn kích thích, tạo một lực đầu vào vào kết cấu

- Ưu điểm: Phương pháp tác dụng lực đơn giản, dễ thực hiện

- Nhược điểm: Khó kiểm soát chính xác lực tác dụng và chỉ có thể dùng cho những kết cấu vừa và nhỏ

Phương pháp kích động cưỡng bức bằng Shaker

Hình 3.3 Phương pháp dùng Shaker

- Mô tả: Sử dụng các Shaker làm nguồn kích thích, tạo một lực đầu vào vào kết cấu Lực sẽ được kiểm soát thông qua bộ điều khiển trung tâm

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Đình Thái

- Ưu điểm: Đảm bảo lực tác dụng đồng đều, độ chính xác cao, tác dụng đồng thời nhiều vị trí cùng 1 lúc và có thể dùng để thử nghiệm với các kết cấu lớn, phức tạp

- Nhược điểm: Quá trình đặt thiết bị phức tạp tốn nhiêu thời gian Với kết cấu chân đế lốc lạnh tương đối nhỏ, chọn phương pháp kích động cưỡng bức bằng búa hammer để thực nghiệm xác định tần số dao động riêng.

Kết quả thu được từ hàm FRF

- Tần số dao động riêng của kết cấu là những tần số có biên độ FRF lớn

- Các đỉnh trong biểu đồ Bode là những tần số riêng của kết cấu, thông qua chúng ta có thể tính được tỷ lệ giảm chấn, hệ số tổn thất và xem được hình dạng dao động của kết cấu

Hình 3.4 Đồ thị Bode của Biên độ và Pha của một hàm FRF

- Hệ thống giảm chấn lò xo của vật chịu tác dụng bởi lực f có độ dịch chuyển là x, có tần số riêng được tính bằng công thức:

Hình 3.5 Hệ thống giảm chấn lò xo

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Đình Thái

- Hệ thống giảm chấn có: m: Khối lượng của vật k: Độ cứng c: Giảm chấn

- Tần số riêng của hệ là:

- Quan sát 2 đồ thị có chuyển vị (x) hoặc gia tốc (a) của kết cấu khi bị tác dụng bởi một lực (f) giống nhau

Hình 3.6 Đồ thị phản ứng của hệ thống giảm chấn lò xo

- Biểu đồ 1: Vùng dưới đỉnh cộng hưởng biên độ gần như bằng hằng số (~ 1

+ Vùng dưới tần số cộng hưởng thì biên độ chịu ảnh hưởng bởi độ cứng

- Biểu đồ 2: Vùng trên đỉnh cộng hưởng biên độ gần như bằng hằng số (~1/m)

𝑚 nếu tính đến pha) (định luật II Newtown f=ma)

+ Vùng trên tần số cộng hưởng thì biên độ chịu ảnh hưởng bởi khối lượng

- Quan hệ pha của kết cấu và phần đế của kết cấu

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Đình Thái

Hình 3.7 Hệ thống phản hồi tần số riêng của kết cấu

- Dưới tần số dao động riêng: phần đế và kết cấu dịch chuyển là cùng pha với nhau

- Tại tần số dao động riêng: phần đế và kết cấu dịch chuyển lệch nhau 90⁰→ gây ra chuyển động cực đoan, biên độ lớn→ cộng hưởng

- Trên tần số dao động riêng: phần đế và kết cấu dịch chuyển khác pha với nhau 3.3.2 Khả năng dập tắt dao động (Damping)

- Khả năng dập tắt dao động hay còn gọi là giảm chấn là đại lượng đặc trưng cho khả năng trở về trạng thái cân bằng của kết cấu.Lượng giảm chấn càng lớn, thời gian để kết cấu cân bằng càng nhanh và ngược lại

- Nguyên lý dập tắt dao động dựa trên khả năng tiêu tán năng lượng của kết cấu hoặc hệ thống dưới dạng nhiệt do ma sát và làm cho kết cấu trở lại trạng thái cân bằng

- Giảm chấn là một bộ phận được sử dụng trong các loại máy móc cơ khí có nhiệm vụ chính là hấp thu, giảm hoặc dập tắt các dao động trong các loại máy móc, thiết bị trong quá trình hoạt động

+ Đường chuyển động màu đen là của mô hình không có giảm chấn có tần số dao động không đổi theo thời gian

+ Đường chuyển động màu đỏ là của mô hình có giảm chấn có tần số dao động giảm dần theo thời gian

+ Hệ thống cơ khí càng có nhiều giảm chấn thì thời gian dừng chuyển động càng

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Đình Thái

Hình 3.8 Hệ thống có giảm chấn so với hệ thống không có giảm chấn

- Phản ứng của hai hệ thống động lực khác nhau được thiết lập trong chuyển động được thể hiện:

- Phản ứng màu xanh lam có giảm chấn

- Phản ứng hệ thống màu xanh lá cây thì không

Ta thấy hệ thống động lực có giảm chấn thì sẽ chuyển động tắt dần còn hệ thống động lực không có giảm chấn sẽ chuyển động mãi mãi (trong môi trường lý tưởng)

Hình 3.9 Gia tốc của phản hồi hệ thống có giảm chấn so với gia tốc của hệ thống không có giảm chấn

3.3.2.2 Công thức tính lượng giảm chấn

- Giảm chấn được biểu thị theo một số quy ước, bao gồm "hệ số tổn thất", "tỷ lệ giảm chấn", "phần trăm giảm chấn", "hệ số tắt dần", v.v…

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Đình Thái

Q = Tỷ lệ giảm chấn hoặc hệ số chất lượng ζ = Hệ số tắt dần

%Cr = Phần trăm giảm chấn (%Cr = 100%xζ ) Φ= Góc pha giữa chu kì ứng suất và biến dạng Δω = Tần số góc

𝑇 ω là tần số góc hay tốc độ góc (đơn vị tính là radian trên giây)

T là khoảng thời gian để đi hết 1 vòng ( đơn vị tính bằng giây) f là tần số (được đo bằng hertz)

3.3.2.3 Công dụng của giảm chấn

- Các công dụng của giảm chấn bao gồm:

+ Giảm chấn: Bộ giảm chấn được làm bằng vật liệu chắc chắn Vì vậy, khi động cơ chạy và nhận các tác động làm cho động cơ đàn hồi, giảm chấn có thể hạn chế được các tác động đó nhờ tính đàn hồi

+ Giảm Rung: Rung động là không thể tránh khỏi khi động cơ hay kết cấu đang hoạt động Bộ giảm chấn thường được sử dụng để hạn chế những rung động này Bộ giảm chấn được thiết kế đặc biệt để giảm và hấp thụ rung động để đảm bảo máy móc hay kết cấu hoạt động bình thường

+ Cố định trọng tâm của máy, kết cấu: Khi ô tô và xe máy chuyển động, van điều tiết hỗ trợ trọng tâm và giảm thiểu va đập, đồng thời có vai trò tránh lật các đoạn đường khi di chuyển và vào cua Đảm bảo xe có thể đứng và di chuyển bình thường

+ Bảo vệ máy: Nếu máy bị rung lắc quá nhiều sẽ khiến máy khó hoạt động bình thường, tuổi thọ của máy bị rút ngắn đi rất nhiều Do đó, bộ giảm chấn có thể được sử dụng để giảm rung và chấn động của máy, đảm bảo tuổi thọ lâu dài của kết cấu

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Đình Thái

- Giảm chấn trong FRF, bề rộng của đỉnh cộng hưởng cho ta biết được lượng giảm chấn của kết cấu thông qua các thông số hệ số giảm chấm (Q: tỷ lệ giảm chấn, η: hệ số tổn thất, ζ: Hệ số tắt dần)

Hình 3.10 So sánh giảm chấn của 2 kết cấu a) Khi bề rộng của tần số dao động riêng theo hàm FRF lớn các tần số khác, điều đó có nghĩa là mức độ giảm chấn, khả năng dập tắt dao động của kết cấu tại tần số đó tốt hơn các tần số có bề rộng nhỏ hơn

3.3.2.4 Cách tính damping trong FRF bằng phương pháp 3dB

- Phương pháp dùng để xác định độ tắt dần khi cộng hưởng trong FRF là sử dụng

- Trong FRF, sự tắt dần tỷ lệ với độ rộng của đỉnh cộng hưởng về tần số trung tâm của đỉnh Bằng cách xem xét giảm 3dB so với mức đỉnh, ta có thể xác định độ tắt dần liên quan

Hình 3.11 Biểu đồ phương pháp 3dB

“Tỷ lệ giảm chấn” hoặc “Q” được tìm thấy bằng phương trình Q = f0 / (f2-f1), trong đó:

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Đình Thái

- f0 = tần số của đỉnh cộng hưởng tính bằng Hertz

- f2 = giá trị tần số, tính bằng Hertz, giảm 3dB so với giá trị đỉnh, cao hơn f0.

- f1 = giá trị tần số, tính bằng Hertz, giảm 3dB so với giá trị đỉnh, thấp hơn f0

- Cho biết được hình dạng hình học của kết cấu khi chịu tác dụng của ngoại lực

- Mode shape được sử dụng trong cơ học kết cấu Mode shape cho kết cấu sẽ có xu hướng dao động như thế nào ở tần số dao động riêng của nó khi chịu kích thích bởi ngoại lực

Hình 3.12 Mode Shape của kết cấu

- Hình dạng của mode shape cung cấp những thông tin cần thiết giúp cho kỹ sư xác định được vấn đề của kết cấu, qua đó có biện pháp thay đổi thiết kế, cấu trúc để tránh xảy ra hiện tượng cộng hưởng

Hình 3.13 Hình ảnh của Mode Shape

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Đình Thái

THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH TẦN SỐ DAO ĐỘNG RIÊNG CỦA KẾT CẤU CHÂN ĐẾ LỐC LẠNH

Giới thiệu thiết bị và phần mềm thử nghiệm

- Scadas là từ viết tắt của Signal Conditioning and Data Acquisition System

- Simcenter SCADAS là một nền tảng phần cứng thu thập dữ liệu được sử dụng rộng rãi cho các phép đo tiếng ồn, độ rung và độ bền vật liệu

- Hệ thống có thể thích ứng với nhiều loại đầu dò như máy đo biến dạng, cảm biến rung gia tốc, cảm biến âm microphone, cặp nhiệt điện, cảm biến vận tốc, GPS và hệ thống CAN Về tổng thể, Simcenter SCADAS là thiết bị thu thập dữ liệu điện áp ICP Các tùy chọn USB và Micro SD cho phép SCADAS được sử dụng kết nối với máy tính

PC, Laptop hoặc máy tính bảng

Phần cứng Simcenter SCADAS thu thập dữ liệu từ các đầu dò tương tự với tốc độ lấy mẫu lên đến 204,8 kHz trên mỗi kênh Phần cứng có thể cung cấp điều hòa tín hiệu cho đầu dò ICP (gia tốc kế và micrô), đồng hồ đo độ căng, micrô phân cực, bầu dây, v.v

Dữ liệu được chuyển đổi từ tương tự sang kỹ thuật số trên phần cứng SCADAS Nó có thể được hiển thị trong thời gian thực trên PC được kết nối hoặc được ghi vào bộ nhớ SCADAS nội bộ để truy xuất sau này

Hình 4.1 Thu thập dữ liệu Simcenter SCADAS

Nó thường được sử dụng để đo hiệu suất tiếng ồn, độ rung hoặc độ bền của một sản phẩm đang được phát triển

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Đình Thái

Máy đo gia tốc, micrô và máy đo sức căng thường được sử dụng với phần cứng SCADAS để thu thập dữ liệu hiệu suất trong các thử nghiệm phát triển quan trọng Phần cứng SCADAS có tính năng điều hòa tín hiệu tích hợp đến các bộ chuyển đổi nguồn Các tín hiệu tương tự của đầu dò được thu ở tốc độ lên đến 200 kHz trên mỗi kênh

- Điều khiển từ xa ứng dụng phạm vi qua máy tính bảng: Thiết lập, ghi và phân tích thông qua máy tính bảng không dây

- Độc lập: Nhấn nút ghi và / hoặc phát lại trên SCADAS

4.1.2 Giới thiệu về phần mềm

Nếu bạn đã sử dụng Simcenter Testlab (trước đây được gọi là LMS Test.Lab) để thu thập hoặc xử lý dữ liệu hậu kỳ, bạn đã sử dụng quy trình làm việc dọc theo cuối màn hình Quy trình làm việc cho phép người dùng di chuyển giữa các bước khác nhau của việc đo lường hoặc thực hiện phân tích

Hình 4.2 Quy trình làm việc dẫn người dùng từ trái sang phải, qua các bước khác nhau

- Lưu ý rằng các bước khác nhau của quy trình làm việc có hình dạng giống như mũi tên Điều này được sử dụng để chỉ ra "luồng" của quá trình bạn đang thực hiện trong Testlab, từ trái sang phải Quy trình làm việc này phát triển mỗi khi một phần bổ trợ Testlab mới được tải qua menu có trong công cụ đến phần bổ trợ cho thấy một quy trình làm việc mở rộng sau khi thêm vào một số tùy chọn xử lý

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Đình Thái

Hình 4.3 Quy trình làm việc LMS test.Lab

Nhấp vào ở hai đầu sẽ cuộn quy trình làm việc theo hướng đó một bước, hiển thị phần tiếp theo trong quy trình làm việc Bạn cũng có thể sử dụng các nút điều khiển ở ngoài cùng bên trái của màn hình (vòng tròn màu xanh lá cây) để di chuyển theo một trong hai hướng, từng bước một (sử dụng các mũi tên bên trong) hoặc nhảy đến đầu hoặc cuối (sử dụng các biểu tượng bên ngoài) Khi bạn đã đạt đến bước đầu tiên hoặc bước cuối cùng của quy trình làm việc, bước này sẽ có nắp vuông như thể hiện trong Hình 4

Hình 4.4 Mở thêm thanh công cụ trong LMS test.Lab

Quy trình làm việc Simcenter Testlab hoàn toàn có thể tùy chỉnh bởi người dùng, không chỉ về các bước của quy trình được hiển thị mà còn về thứ tự xuất hiện của các bước

- Phần cứng Scadas: Thu thập và khuếch đại tín hiệu

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Đình Thái

- Là một phần của dòng thiết bị thu thập dữ liệu mô-đun được sử dụng để thu tín hiệu động với tốc độ lấy mẫu lên đến 204,8 kHz trên mỗi kênh dữ liệu

Hệ thống có thể đọc nhiều loại đầu dò, bao gồm đồng hồ đo biến dạng, gia tốc kế, micrô, cặp nhiệt điện, bộ mã hóa tốc độ, GPS, CAN-bus kỹ thuật số, v.v

- Búa Hamer: Dùng để tác động lực vào kết cấu

Sử dụng phương pháp búa lưu động cho phép lượng thiết bị và kênh dữ liệu nhỏ hơn từ hệ thống thu nhận, do đó tiết kiệm chi phí và thời gian Tuy nhiên, các mức lực rất khó kiểm soát và các phép đo kết quả phải được sàng lọc cẩn thận đối với các lần đánh đôi, lực bỏ, sự thay đổi giữa các lần đánh, v.v

- Cảm biến gia tốc 3 phương: Dùng để đo gia tốc kết cấu khi chịu tác dụng bởi ngoại lực, búa Hammer

Hình 4.7 Cảm biến gia tốc 3 phương

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Đình Thái

- Cảm biến gia tốc 3 phương được sử dụng để đo gia tốc hướng (Accelerometer) hoặc độ rung động theo 3 trục x, y, z

- Máy tính kiểm tra tác động Simcenter Testlab: Hiển thị kết quả thử nghiệm, phương thức đánh giá, phân tích dữ liệu thu được

Hình 4.8 Máy kiểm tra simcenter testlab

Simcenter Testlab (trước đây gọi là LMS Test.Lab) là một phần mềm thu thập và phân tích dữ liệu để kiểm tra độ ồn, độ rung và độ bền

Simcenter Testlab có thể được sử dụng để xác định hành vi động của cấu trúc

Chứa các mô-đun cho âm học, máy móc quay, động lực học kết cấu, kiểm soát độ rung, độ bền và dữ liệu thông lượng tốc độ cao

Cho phép thiết lập kênh thử nghiệm được tối ưu hóa , tài liệu , xác thực phép đo, báo cáo và chia sẻ kết quả

Hoạt động với phần cứng Simcenter SCADAS để thu thập dữ liệu

Có sẵn trên hệ điều hành Windows PC

Phần giới thiệu về Simcenter Testlab này bao gồm các phần sau:

- Các loại kiểm tra có thể được thực hiện với Simcenter Testlab

1 Động lực học cấu trúc, kiểm tra âm thanh

2 Phân tích đường truyền, Máy móc quay

5 Kiểm tra tốc độ cao

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Đình Thái

- Dây cáp tín hiệu: Truyền tín hiệu từ cảm biến, búa hammer đến bộ thu thập Scadas hiển thị trên máy tính thử nghiệm

Hình 4.9 Dây cáp tín hiệu

- Cáp tín hiệu hay còn được gọi là cáp điều khiển tín hiệu, được hiểu chung là loại cáp có cấu tạo đặc biệt để dùng cho các công việc truyền tải tín hiệu, âm thanh và hình ảnh Được ứng dụng trong rất nhiều các công việc, ngành nghề khác nhau như truyền tín hiệu Camera, truyền tín hiệu âm thanh…

- Đối tượng thử nghiệm: Kết cấu chân đế lốc lạnh

Hình 4.10 Kết cấu chân đế lốc lạnh

- Sử dụng chân đế lốc lạnh để làm thử nghiệm về dao động riêng của kết cấu, xem các phản ứng dao động từ đó ta có các số liệu để tính toán.

Phương pháp thử nghiệm

- Chuẩn bị mẫu thử (treo vật tự do trên giá đỡ)

Hình 4.11 Vật mẫu thực tế

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Đình Thái

Sử dụng thước kẹp xác định vị trí, tọa độ đặt cảm biến và vị trí sẽ tác dụng lực trên mẫu thử

Dùng búa Hammer làm nguồn kích thích, tác dụng 1 lực phù hợp tại các điểm trên mẫu thử

Xuất dữ liệu FRF từ phần mềm Simcenter test lab, đưa ra kết quả tần số dao động riêng của kết cấu đế lốc lạnh.

Tiến hành thử nghiệm

4.3.1 Trích xuất dữ liệu 3D kết cấu đế máy nén điều hòa từ phần mềm thiết kế Catia V5

Vào phần mềm CatiaV5 mở file vật mẫu chọn: Start → Machining → STL Rapid Prototyping

Sau khi khởi động Catia v5, hãy kích hoạt phần bổ trợ cho phần mềm phân tích mong muốn

Tìm biểu tượng Start → Machining → STL Rapid Prototyping phần mềm phân tích mong muốn trong các thư mục và nhấp đúp vào biểu tượng đó để khởi động

- Bước 2: Lưu file Catia dưới dạng file.stl

Vào Export → Chọn vị trí cần lưu → OK

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Đình Thái

Hình 4.13 Lưu file Catia dưới dạng file.stl

4.3.2 Khởi động modul Impact testing trong phầm mềm Simcenter Test.Lab

- Vào ổ C mở file Test.Lab Structures Acquisition tiếp tục mở file Impact Testing để khởi động phần mềm Simcenter

Hình 4.14 Khởi động phần mềm

Nhấp đúp vào biểu tượng bắt đầu Testlab sẽ mở ra một thư mục, với nhiều thư mục khác

Việc chọn tiếp theo tùy thuộc vào nhiệm vụ cần thực hiện: thu thập dữ liệu mới hay phân tích dữ liệu đã thu được trước đó

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Đình Thái

Ta tiến hành thực hiện bước mở phần mềm kích đúp vào giao diện Test.lab structures acquisiton đảm bảo rằng phần mềm được kết nối với máy tính

4.3.3 Add dữ liệu 3D từ phần mềm thiết kế Catia vào phần mềm thử nghiệm Simcenter Testlab

- Vào mục Geometry chọn “file STL” để lấy đối tượng thí nghiệm chân đế lốc lạnh nhấn vào Impact Geometry để tiến hành làm thí nghiệm

Hình 4.15 Đưa dữ liệu 3D vào Simcenter

Trong Simcenter Testlab Geometry (trước đây là LMS Test.Lab Geometry), có thể nhập tệp Catia vào hình học thay vì tạo hình từ đầu Hầu hết các gói Catia đều có thể xuất hình học Catia mà người dùng có thể lưu cục bộ Để nhập hình học Caitia vào Simcenter Testlab, hãy mở sổ làm việc hình học Đi tới Công cụ -> Phần bổ trợ và bật “Hình học”

Duyệt đến tệp hình học trong cây tệp ở bên trái màn hình

Nhấp vào (các) thành phần để nhập Sau đó chọn “Nhập hình học” Điều này sẽ ghi đè lên bất kỳ hình học hiện có nào trong dự án

Tệp hình học Caitia sẽ được nhập Hình dạng được nhập có thể được sử dụng giống như bất kỳ hình dạng nào khác, từ thiết lập kênh đến hình dạng chế độ hoạt ảnh, v.v

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Đình Thái

Một tệp dự án có thể chứa nhiều loại mục khác nhau, bao gồm các phần con, nhiều bộ dữ liệu thử nghiệm, cài đặt thu thập và dữ liệu phân tích Dự án là mức cao nhất của tệp dữ liệu trong Simcenter Testlab

Phần mềm sẽ mở hoàn toàn Nếu sử dụng Simcenter SCADAS có kết nối ethernet, các đầu nối mạng sẽ nhấp nháy nhanh, cho biết phần mềm và phần cứng đang giao tiếp

Nếu giao tiếp không thành công, một thông báo “Testlab không thể tạo kết nối với giao diện phần cứng” sẽ được đưa ra

4.3.4 Thiết lập các thông số kỹ thuật

- Vào mục Chanel setup để cài đặt các thông số của búa Hammer dùng làm nguồn kích thích và cảm biến gia tốc để theo dõi sự phản ứng của kết cấu:

- Cài đặt thông số của búa Hammer:

+ Chọn trường tham chiếu cho kênh búa để theo dõi sự phản hồi: Reference

+ Chọn nội dung cho kênh búa để đo rung động phản hồi: Vibration

+ Cài đặt tín hiệu đầu vào (Input):ICP

+ Cài đặt đo lường (Measured quanbily) theo lực kích thích: Force

+ Cài đặt độ nhạy thực tế: 1.268 mV/N

Hình 4.16 Thiết lập thông tin búa và gia tốc kế như hình minh họa

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Đình Thái

- Cài đặt cảm biến gia tốc

+ Chọn nội dung cho kênh gia tốc để đo rung động phản hồi: Vibration

+ Cài đặt tín hiệu đầu vào (Input):ICP

+ Cài đặt đo lường (Measured quanbily) cho cảm biến: Acceleration

+ Cài đặt độ nhạy thực tế: 102.5 mV/g

4.3.5 Thiết lập đo lường tác động

- Vào mục Impact Scope cài đặt các thông số kỹ thuật để bắt đầu làm thí nghiệm trên kết cấu chân đế lốc lạnh và đo mức đề xuất lực của búa tác động vào kết cấu

Hình 4.17 Điều chỉnh Bandwidth và Spectral lines

Phần mềm sẽ mở hoàn toàn Nếu sử dụng Simcenter SCADAS có kết nối ethernet, các đầu nối mạng sẽ nhấp nháy nhanh, cho biết phần mềm và phần cứng đang giao tiếp

Nếu giao tiếp không thành công, một thông báo “Testlab không thể tạo kết nối với giao diện phần cứng” sẽ được đưa ra

- Bước 2: Vào Impact Setup chọn Trigger

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Đình Thái

+ Xác định lực đo của búa tác động vào vật thể

Hình 4.18 Xác định mức kích hoạt

Mỗi khi nhấn nút START trong phần mềm thu nhận của Simcenter Testlab, một

“lần chạy” mới được tạo ra Các lần chạy được lưu trữ trong phần đang hoạt động của dự án hiện tại

Các lần chạy được tạo để thực hiện các phép đo trong một mô-đun phần mềm thu thập dữ liệu

2 Thực hành đánh vào kết cấu nhiều lần bằng búa Hamer

3 Các tác động sẽ hiển thị trên màn hình được thể hiện dưới dạng dao động

4 Nhấn các nút Stop Scope và Apply Suggested

5 Một đường ngang màu đen xuất hiện trên màn hình là mức đề xuất lực tác động lên kết cấu

+ Bước tiếp theo, vào Bandwidth đánh giá lực đầu vào của búa Để được ghi nhận những lần đo thì lực tác động của búa vào kết cấu phải không đổi hoặc bằng nhau

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Đình Thái

Hình 4.19 Đánh giá lực búa tác động

Mỗi khi nhấn nút START trong phần mềm thu nhận của Simcenter Testlab, một

“lần chạy” mới được tạo ra Các lần chạy được lưu trữ trong phần đang hoạt động của dự án hiện tại

2 Gõ vào kết cấu Trên màn hình phía trên bên trái, phổ lực đầu vào được hiển thị

- Sau đó vào mục Windowing để đo gia tốc dao động của kết cấu.

Hình 4.20 Đo gia tốc dao động của kết cấu

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Đình Thái

Mỗi khi nhấn nút START trong phần mềm thu nhận của Simcenter Testlab, một

“lần chạy” mới được tạo ra Các lần chạy được lưu trữ trong phần đang hoạt động của dự án hiện tại

2 Tác động đến kết cấu 1 lần

Sau khi thiết lập xong, ta vào mục Meassure để tiến hành đo

Hình 4.21 Tiến hành đo đạc

Mỗi khi nhấn nút START trong phần mềm thu nhận của Simcenter Testlab, một

“lần chạy” mới được tạo ra Các lần chạy được lưu trữ trong phần đang hoạt động của dự án hiện tại

1 Cài đặt số lượng lần gõ

2 Nhấn nút Start, gõ vào kết cấu

3 Theo dõi màn hình ta thấy dao động sau mỗi lần đánh Các lần gõ được tự động chấp nhận Nếu một lần đo nào đó không mong muốn xảy ra, ta nhấn nút Reject

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Đình Thái

- Gõ lần lượt 5 lần tại 1 điểm theo tiếng chuông báo của phần mềm

- Gõ lực đều và vừa Nếu quá lực thì phần mềm sẽ báo đỏ và nghe tiếng chuông như tiếng vỡ thủy tinh.

Ngày đăng: 02/03/2024, 20:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN