TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BIỆN MINH THÀNH HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐẮK L
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
BIỆN MINH THÀNH
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01
Đà Nẵng - 2017
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Người hướng dẫn KH: PGS.TS NGUYỄN HÕA NHÂN
Phản biện 1: TS Đặng Tùng Lâm
Phản biện 2: PGS TS Lê Huy Trọng
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Tây Nguyên vào ngày 13 tháng 8 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Rủi ro tín dụng RRTD xảy ra sẽ tác động trực tiếp đến sự tồn tại, năng lực hoạt động của mỗi ngân hàng và sẽ ảnh hưởng đến toàn
hệ thống ngân hàng Do vậy, chúng ta cần kiểm soát RRTD trong hoạt động của ngân hàng, đó là vấn đề bức thiết trong thời điểm hiện nay Tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk đã triển khai kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh nhưng kết quả không như mong đợi, hoạt động cho vay này ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của chi nhánh Xuất phát từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh và tìm ra các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh là hết
sức cần thiết Do vậy đề tài “Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro
tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk” được lựa chọn nghiên cứu
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của Ngân hàng thương mại
- Phân tích, đánh giá công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk nhằm tìm ra những kết quả, những hạn chế trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh
- Đề xuất các khuyến nghị khắc phục, hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro trong cho vay hộ kinh doanh của chi nhánh
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu:
Trang 4+ Toàn bộ những vấn đề lý luận liên quan đến việc kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của NHTM;
+ Thực tiễn kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của Vietinbank Đắk Lắk
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Tập trung vào kiểm soát rủi ro tín dụng là một
bộ phận quan trọng của công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh;
+ Về không gian: Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk
+ Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng công tác kiểm soát rủi
ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh giai đoạn từ năm 2014 đến
năm 2016 và đề xuất giải pháp trong những năm tiếp theo
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện thông qua việc tiếp cận với các cơ sở
lý luận về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại hiện đại nói chung và cho vay hộ kinh doanh và hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng cho vạy hộ kinh doanh nói riêng, trên cơ sở tiếp cận tình hình thực tế để từ đó nắm bắt tình hình, phương hướng hoạt động và đưa
ra kết luận và đề xuất các giải pháp
Để thực hiện, Luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể:
(1) Phương pháp điều tra, thu thập dữ liệu: Dữ liệu thứ cấp
được thu thập từ các báo cáo, kết quả liên quan đến hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk Ngoài ra luận văn còn sử dụng, bổ sung dữ liệu
từ các công trình các công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh qua các phương tiện như: báo chí, internet…, các báo cáo tổng kết, báo cáo kết quả
Trang 5hoạt động ngân hàng Vietinbank Đắk Lắk, báo và tạp chí chuyên ngành
(2) Phương pháp xử lý, tổng hợp dữ liệu: Đối với tài liệu thứ
cấp sau khi thu thập được, được xử lý để loại bỏ những tài liệu kém tin cậy, tính toán lại các số liệu cần thiết để phục vụ quá trình nghiên cứu và sử dụng phương pháp thống kê để tổng hợp các số liệu liên quan đến hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay hộ kinh doanh
(3) Phương pháp phân tích: Luận văn sử dụng phân tích thống
kê để so sánh việc thực hiện và kết quả đạt được giữa các nội dung,
các bộ phận, các năm qua, từ đó thấy được thực trạng của kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng các ý kiến đánh giá của các chuyên gia để phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay hộ kinh doanh tại Vietinbank Đắk Lắk
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đề tài góp phần hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận
cơ bản về tín dụng ngân hàng, kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ hinh doanh của Ngân hàng;
- Đề tài phân tích đánh giá, làm rõ tình hình KSRRTD trong cho vay hộ kinh doanh của Vietinbank Đắk Lắk, từ đó đúc kết những
ưu và nhược điểm của công tác này; đề xuất những biện pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của Vietinbank Đắk Lắk
Trang 6Chương 3: Khuyến nghị hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của Vietinbank Đắk Lắk
7 Tổng quan tình hình nghiên cứu
[1] Bài báo nghiên cứu của tác giả Hoàng Văn Hoa (trường Đại học Kinh tế Quốc dân) và tác giả Tôn Thị Nga (Vietcombank Huế) tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng – Số 4(33).2009 đã nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi
ro trong hoạt động tín dụng tại Vietcombank Huế Luận văn tham khảo các giải pháp quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Vietcombank Huế, áp dụng các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM Công thương Chi nhánh Đắk Lắk trong những năm sắp tới [2] Bài báo của TS Phan Thị Linh (28/08/2016) “Quản trị rủi
ro trên cơ sở ứng dụng BASEL II tại các ngân hàng thương mại nhà nước” Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ II, số tháng 7/2016
Bài báo nêu thực trạng sau khi triển khai và thực hiện ứng dụng Basel II, hoạt động của các NHTM Nhà nước đang gặp những khó khăn nhất định, như: Chi phí thực hiện triển khai và ứng dụng Basel II lớn, nợ xấu của ngân hàng đang có xu hướng tăng cao Tuy nhiên tác giả cũng nhận định việc thực hiện theo Basel II là bước đi cần thiết của các NTTM nhằm bảo đảm sự ổn định cho hệ thống ngân hàng nói riêng và thị trường tài chính nói chung
[3] Bài báo của TS Phạm Văn Hồng (17/05/2016) “Phát triển
hộ kinh doanh cá thể: Phân tích từ quản trị vốn và tài chính” Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ II, số tháng 4/2016
Bài báo chỉ ra những nguyên nhân các Hộ kinh doanh cá thể hiện đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình kinh doanh, trong đó, khó khăn nhất là thiếu vốn và khó tiếp cận các nguồn vốn vay Đề xuất biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng này
Trang 7[4] Bài báo của PGS TS Nguyễn Thị Mùi (30/11/2012)
“Thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam và giải pháp tháo gỡ” Bài đăng trên Tạp chí Tài chính số 11 năm 2012
Bài báo chỉ ra nợ xấu đã và đang tác động tiêu cực đến việc lưu thông dòng vốn vào nền kinh tế và tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của chính các ngân hàng Bài viết điểm qua một số nguyên nhân gây ra tình trạng nợ xấu tại các ngân hàng và đề xuất cơ chế xử
lý
Các luận văn:
[5] Huỳnh Thị Thanh Thủy (2016) “Kiểm soát rủi ro tín dụng
trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Đông Đắk Lắk” Luận văn Thạc sĩ Tài chính-Ngân
hàng Đại học Đà Nẵng
Tác giả hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của Ngân hàng TMCP, phân tích đánh giá thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh
và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát rủi ro tín dụng tại BIDV chi nhánh đông Đắk Lắk Do vậy, luận văn này đã kế thừa được các nghiên cứu các chính sách kiểm soát RRTD tại BIDV đồng thời là cơ sở để luận văn này xem xét nghiên cứu các chính sách đó trong hoạt động cho vay trên địa bàn hoạt động của chi nhánh
[12] Hoàng Anh (2013) “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho
vay hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng TMCP Kiên Long chi nhánh Khánh Hòa” Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh Đại học
Đà Nẵng
Tác giả nêu lên thực trạng nguyên nhân của RRTD tại Chi nhánh trong những năm 2009-2011 và các giải pháp hoàn thiện công
Trang 8tác hạn chế RRTD trong những năm 2009-2011 Luận văn này đã tham khảo được thực trạng RRTD và các biện pháp hạn chế RRTD
đã áp dụng trong các năm 2014-2016 và là cơ sở tốt để tiếp tục kế thừa các biện pháp này cho phù hợp với chính sách của Vietinbank
và chi nhánh nói riêng trong giai đoạn hiện nay
Điểm chung của các luận văn đã nghiên cứu trên là các luận văn trên đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu thống kê, so sánh
để đánh giá thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng tại các NHTM, các địa phương khác nhau và là cơ sở quan trọng cho đề tài này kế thừa
và sử dụng các phương pháp trong đánh giá thực trạng RRTD và các nội dung của kiểm soát RRTD trong cho vay HKD
Trên cơ sở các đề tài kế thừa các nghiên cứu trước đây về kiểm soát RRTD, đề tài này hệ thống hóa các lý luận về rủi ro tín dụng và nội dung kiểm soát RRTD trong cho vay HKD Luận văn này đi theo hướng nghiên cứu làm rõ nội dung kiểm soát RRTD trong cho vay HKD, cũng như biện pháp kiểm soát RRTD trong cho vay thường được các NHTM sử dụng Bên cạnh đó luận văn này đưa
ra các yêu cầu triển khai hiệu quả các biện pháp RRTD tại NHTM, đồng thời đưa ra các tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát RRTD trong cho vay HKD Luận văn đi từ việc phân tích chung về thực trạng kiểm soát RRTD trong cho vay HKD của NHTM Công thương Chi nhánh Đắk Lắk Từ việc phân tích đó, luận văn rút ra được những thành công, hạn chế và nguyên nhân hạn chế đối với kiểm soát RRTD trong cho vay HKD tại Chi nhánh Trên cơ sở đó, đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm làm tốt hơn công tác kiểm soát RRTD trong cho vay HKD tại NHTM Công thương Chi nhánh Đắk Lắk
trong thời gian tới
Trang 9CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI 1.1 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH CỦA NHTM
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm hộ kinh doanh
a Khái niệm hộ kinh doanh
b Đặc điểm hộ kinh doanh
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm cho vay hộ kinh doanh
a Khái niệm cho vay hộ kinh doanh
b Đặc điểm cho vay hộ kinh doanh
1.1.3 Rủi ro tín dụng trong cho vay
a Khái niệm rủi ro tín dụng trong cho vay
b Đặc điểm rủi ro tín dụng trong cho vay
c Hậu quả của rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh
1.1.4 Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay của NHTM
a Khái niệm quản trị ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh
b Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay
1.2 KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH CỦA NHTM
1.2.1 Khái niệm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay
Kiểm soát RRTD là quá trình ngân hàng vận dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược và các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, phân tán, giảm thiểu, trung hoà, chuyển giao nhằm giảm tần xuất xảy ra rủi ro và giảm thiểu những tổn thất khi rủi
ro xảy ra
Trang 101.2.2 Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh
Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay HKD bao gồm kiểm soát trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay HKD có thể được thực hiện theo các nội dung sau đây:
- Né tránh rủi ro
- Ngăn ngừa rủi ro
- Giảm thiểu rủi ro
- Chuyển giao rủi ro
1.2.3 Các tiêu chí phản ánh kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của NHTM
Để đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng, ngân hàng thường sử dụng các tiêu chí sau:
a Kiểm soát tỷ lệ nợ xấu
b Biến đổi cơ cấu nhóm nợ theo mức độ rủi tín dụng
nhân tố này thành hai loại nhân tố chính như sau:
a Nhóm nhân tố từ bên ngoài ngân hàng
b Nhóm nhân tố bên trong ngân hàng
KẾT LUẬN CHƯƠNG
Trang 11CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH VIETINBANK
ĐẮK LẮK
2.1 GIỚI THIỆU VỀ VIETINBANK ĐẮK LẮK
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Vietinbank Đắk Lắk
e Cơ cấu tổ chức của Vietinbank Đắk Lắk
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014
-2016
a Hoạt động huy động vốn
b Hoạt động cho vay
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI VIETINBANK ĐẮK LẮK
2.2.1 Đặc điểm khách hàng hộ kinh doanh vay vốn tại chi nhánh
a Số lượng hộ kinh doanh vay vốn tại Vietinbank Đắk Lắk
Kể từ khi thành lập đến nay, bằng tất cả nỗ lực, phấn đấu của tập thể cán bộ nhân viên trong Ngân hàng Vietinbank Đắk Lắk, số lượng khách hàng tăng đều qua các năm, đặc biệt là đối với khách hàng HKD, cụ thể ở bảng 2.3
Trang 12Bảng 2.3 Biến động về khách hàng hộ kinh doanh
Stt Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
SL (hộ)
Tỷ lệ
%
SL (hộ)
Tỷ lệ
%
SL (hộ)
- Xét về cơ cấu cho vay đối với hộ kinh doanh: Mặc dù tỷ
trọng cho hộ kinh doanh sản xuất nông nghiệp giảm qua các năm, tuy vậy cho vay HKD sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong
cơ cấu cho vay HKD của Vietinbank Đắk Lắk, cơ cấu cho vay hộ sản xuất nông nghiệp đạt mức 70,14% trong năm 2014, 65,67% trong
năm 2015 và 62,48% trong năm 2016
b Tình hình cho vay hộ kinh doanh
Dư nợ HKD qua các năm đều tăng trưởng ở mức độ tương đối cao, trong những năm qua, Vietinbank Đắk Lắk đã triển khai mở rộng đến xuống các địa bàn các huyện, nên số lượng khách hàng HKD tăng trong giai đoạn gần đây Ngoài ra, trong giai đoạn này
Trang 13Ngân hàng thực hiện chủ trương tăng trưởng tín dụng thận trọng hơn theo hướng chỉ đạo của Ngân hàng Trung ương cũng như căn cứ tình hình kinh tế của địa phương, chi nhánh Vietinbank Đắk Lắk đã áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế sự tăng trưởng nóng trong hoạt động tín dụng nói chung cũng như cho vay HKD nói riêng
Bảng 2.4 Phân loại dư nợ hộ kinh doanh theo ngành nghề
Dư nợ cho vay hộ
kinh doanh theo
ngành nghề
238 100 309 100 416 100
1 Nông lâm ngư nghiệp 182,14 76,53 229,25 74,19 295,57 71,05
Nông nghiệp 158,75 87,16 193,30 84,32 242,87 82,17 Lâm nghiệp 12,43 6,82 22,10 9,64 31,09 10,52 Nuôi trồng thủy sản 0,62 0,34 13,85 6,04 21,61 7,31
- Cơ cấu cho vay HKD theo TSBĐ: Cho vay dựa trên TSBĐ
Trang 14của người vay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cho vay HKD Tỷ lệ này
dao động ở mức 88% – 90% trong các năm từ 2014 - 2020
Cho vay HKD theo TSBĐ của bên thứ 3 chiếm tỷ trọng rất
thấp, dao động ở mức từ 9% - 12%
Như vậy, cơ cấu về cho vay HKD theo TSBĐ qua các năm khá ổn định, không có sự biến động lớn Bên cạnh đó, chính sách không cho vay đối với các loại tài sản là động sản cũng được xem như là một biện pháp nhằm ngăn ngừa RRTD trong cho vay HKD
2.2.2 Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay
hộ kinh doanh tại Vietinbank Đắk Lắk
a Mục tiêu kiểm soát RRTD trong cho vay HKD của chi nhánh Vietinbank Đắk Lắk
Với những kết quả đạt được trong những năm qua, đồng thời xem xét dựa trên tình hình thực tế về nền kinh tế, xã hội tại địa phương, định hướng chung của Vietinbank Chi nhánh Vietinbank